ĐẠO CAO ĐÀI - LICH SỬ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO.
2/HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC.
Tượng Phạm Công Tác ở Hộ Pháp Đường Tòa Thánh Tây Ninh.
Phạm Công Tắc
Hộ pháp Phạm Công Tắc (1890-1959) là một trong những lãnh đạo quan trọng nhất trong việc hình thành, xây dựng, phát triển và kiện toàn tôn giáo của đạo Cao Đài.
Cuộc đời - Thân thế
Hộ pháp Phạm Công Tắc (1890-1959) là một trong những lãnh đạo quan trọng nhất trong việc hình thành, xây dựng, phát triển và kiện toàn tôn giáo của đạo Cao Đài.
Cuộc đời - Thân thế
Ông sinh ngày 21 tháng 6 năm 1890 (tức mùng 5 tháng 5 năm Canh Dần) tại làng Bình Lập, quận Châu Thành, tỉnh Tân An (nay thuộc thành phố Tân An, tỉnh Long An). Ông là người con thứ 7 trong gia đình 8 người con.
Thân phụ của ông là ông Phạm Công Thiện, là một công chức chính quyền thuộc địa, quê quán ở làng An Hòa, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Thân mẫu ông là bà La Thị Đường, cũng là người làng An Hòa.
Năm 1896, ông bắt đầu đi học tiểu học tại Tân An, nơi thân phụ ông công tác, nhưng sau đó thân phụ ông nghỉ việc, đưa cả gia đình về nguyên quán. Ông được rửa tội tại nhà thờ Tây Ninh vào năm 1900. Hai năm sau, thân phụ ông qua đời. Dù gia cảnh rất khó khăn, năm 1906, ông vẫn tiếp tục theo học ở trường Chasseloup-Laubat tại Sài Gòn. Năm 1907, ông đậu bằng Thành chung.
Hoạt động xã hội
Thân phụ của ông là ông Phạm Công Thiện, là một công chức chính quyền thuộc địa, quê quán ở làng An Hòa, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Thân mẫu ông là bà La Thị Đường, cũng là người làng An Hòa.
Năm 1896, ông bắt đầu đi học tiểu học tại Tân An, nơi thân phụ ông công tác, nhưng sau đó thân phụ ông nghỉ việc, đưa cả gia đình về nguyên quán. Ông được rửa tội tại nhà thờ Tây Ninh vào năm 1900. Hai năm sau, thân phụ ông qua đời. Dù gia cảnh rất khó khăn, năm 1906, ông vẫn tiếp tục theo học ở trường Chasseloup-Laubat tại Sài Gòn. Năm 1907, ông đậu bằng Thành chung.
Hoạt động xã hội
Thời gian học trung học, ông có tham gia tích cực trong phong trào Đông Du tại Sài Gòn do hai ông Gilbert Trần Chánh Chiếu và Dương Khắc Ninh lãnh đạo. Năm 1908, ông được Hội Minh Tân, một tổ chức con của phong trào Đông Du, chuẩn bị đưa đi nước ngoài; nhưng sau đó, bị bại lộ không đi được. Do bị chính quyền chú ý theo dõi, ông phải bỏ học.
Do có trình độ Thành chung, ông được nhận vào một hãng buôn làm công. Thời gian này, ông tham gia cộng tác với các báo như Công luận, La Cloche Fêlée (Chuông rè) của Nguyễn An Ninh, La Voix Libre (Tiếng nói tự do), Lục Tỉnh Tân Văn của ông Pierre Jeantet, ông Gilbert Chiếu làm chủ bút... với bút danh Ái Dân. Đây là những tờ báo ít nhiều cổ vũ tinh thần dân tộc nên trở thành những cái gai trong mắt chính quyền thực dân. Sau khi ông Gilbert Chiếu bị bắt, tờ báo đình bản, ông lại về quê.
Đến năm 1910, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, nên ông phải xin vào làm tại Sở Thương Chánh Sài Gòn. Sau khi có việc làm, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nhiều. Ông bà có với nhau 3 người con (1 trai, 2 gái) nhưng người con trai mất sớm khi mới 4 tuổi. Tuy là công chức, nhưng gia cảnh của ông vẫn rất chật vật.
Vì là công chức, ông được chuyển công tác đi nhiều nơi, đầu tiên là Cái Nhum (Hậu Giang), Qui Nhơn rồi lại chuyển về Sài Gòn, cuối cùng là chuyển sang Nam Vang (Phnom Penh). Suốt thời gian làm công chức cho chính quyền thuộc địa Pháp, ông chỉ giữ một chức vụ cấp thấp là thư ký sở Thương Chánh.
Đạo nghiệp sơ khai
Sau khi thân mẫu qua đời, ông bắt đầu quan tâm đến cuộc sống tâm linh nhiều hơn. Đầu thập niên 1920, phong trào Thông linh học (Spiritisme) bắt đầu phổ biến tại Nam Kỳ. Vào khoảng tháng 7 năm 1925, ông cùng với các bạn hữu công chức gốc Tây Ninh là Cao Quỳnh Cư và Cao Hoài Sang cùng thử nghiệm lập bàn tại nhà ông Cao Hoài Sang ở đường Arras. Do các thành viên ban đầu mang họ Cao và họ Phạm, nên còn được gọi là nhóm Cao - Phạm. Nhóm còn có một thành viên nữ là bà Nguyễn Thị Hiếu, vợ ông Cao Quỳnh Cư.
Nhóm được cho là tiếp xúc với Thượng đế qua danh hiệu AĂÂ vào khoảng tháng 7 năm 1925[6]. Đến khoảng trung tuần tháng 9 năm 1925, nhóm chuyển sang dùng đại ngọc cơ để cầu cơ. Theo các tài liệu đạo Cao Đài, thì giữa tháng 12 năm đó, nhóm được Thượng đế xưng danh Cao Đài lần đầu tiên.
Nhóm về sau phát triển thêm nhiều người, quan trọng nhất là việc thu nhận thêm Lê Văn Trung, cựu Nghị viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, người về sau giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển đạo Cao Đài.
Xây dựng Hội Thánh
Với sự liên hệ của ông Vương Quang Kỳ, giữa các nhóm hầu cơ bắt đầu có sự liên hệ qua lại. Ngày 21 tháng 2 năm 1926 (tức ngày 9 tháng Giêng năm Bính Dần, trong một buổi cầu cơ tại nhà ông Kỳ, có mời các nhân vật có danh tiếng của các nhóm cầu cơ cùng đến dự, một bài thơ được lưu truyền là cơ giáng của Thượng đế, trong đó có tên của 13 người, về sau được tín đồ Cao Đài xưng tụng là những tín đồ đầu tiên của đạo, với ông Ngô Văn Chiêu được tôn xưng Anh Cả. Tên ông được xướng ở vị trí thứ 11.
Trong một buổi hầu cơ ngày 17 tháng 4 năm 1926 (tức 6 tháng 3 năm Bính Dần, ông cùng với các ông Lê Văn Trung, Cao Quỳnh Cư và bà Nguyễn Thị Hiếu, đã nhận cơ giáng chuẩn bị đạo phục Giáo tông để phong cho ông Ngô Văn Chiêu. Tuy nhiên, ông Chiêu đã từ chối và trả lại tiền may bộ đạo phục này, từ đó không tham gia vào hoạt động phổ độ nào nữa, mà chỉ tuyển chọn một số ít tín đồ riêng để tu tập theo lối Nội giáo tâm truyền, tách ra thành một hệ phái tu riêng, hình thành hệ phái Cao Đài Chiếu Minh.
Việc hình thành Hội Thánh không vì thế mà dừng lại. Từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 4 năm 1926, trong các buổi cầu cơ, các tín đồ chủ chốt đã được cơ giáng phong chức phẩm cao cấp để hình thành Hội Thánh, gồm:
Ông Lê Văn Trung phong Đầu sư Thượng Trung Nhựt.
Ông Lê Văn Lịch phong Đầu sư Ngọc Lịch Nguyệt.
Ông Phạm Công Tắc phong Hộ giá Tiên đồng Tá cơ Đạo sĩ
Ông Cao Quỳnh Cư phong Tiên Hạc Tá cơ Đạo sị
Các ông Trương Hữu Đức và Nguyễn Trung Hậu phong Tiên Hạc Phò cơ Đạo sĩ
Ông Vương Quang Kỳ phong Tiên Sắc Lang Quân nhậm Thuyết Đạo Giáo sư
Ông Đoàn Văn Bản phong Tiên Đạo Công Thần nhậm Thuyết Đạo Giáo sư.
Như vậy, trong tổ chức Hội Thánh nguyên thủy đã hình thành ngôi vị Giáo tông, Đầu sư, Đạo sĩ Tá cơ, Phò cơ và Giáo sư. Do ông Chiêu từ chối ngôi Giáo tông, vai trò lãnh đạo do 2 vị Đầu sư Lê Văn Trung và Lê Văn Lịch đảm trách.
Bấy giờ, các chức phẩm Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh bấy giờ chưa được phong chính thức, mà chỉ thông qua các vị trí đứng hành lễ, về sau mới hình thành các chức phẩm cao cấp trong Hiệp Thiên Đài.
“ "Mấy đứa con là: Nghĩa, Hậu, Đức, Tràng, Cư, Tắc, Sang, đều mặc đồ trắng, hầu theo thứ lớp như vầy: Nghĩa, Đức đứng ngoài, là tại Bàn Thờ Hộ Pháp, rồi Hậu, Tràng đứng cặp kế đó, kế ba con sau rốt hết: Tắc giữa, Cư mặt, Sang trái."
”
—Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. I. 25
Từ những chức sắc đầu tiên này, Hội Thánh dần phát triển thành 6 đàn cầu cơ ở Nam Kỳ, thu nạp thêm tín đồ. Ngày 29 tháng 9 năm 1926 (tức 23 tháng 8 năm Bính Dần), ông cùng 246 tín đồ lập tờ tịch đạo (tức danh sách tín đồ). Trong tờ Khai đạo gửi Thống đốc Nam Kỳ ngày 7 tháng 10 năm 1926 (tức 1 tháng 9), tên ông đứng thứ 18 trong số 28 đạo hữu cùng ký tên trong tờ khai.
Sau đó các vị chia làm 3 nhóm đi phổ độ ở Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Chưởng quản Hữu hình đàiNăm 1927, người Pháp chuyển công tác ông lên Nam Vang (Phnom Penh), tại đây, theo lệnh cơ bút, ông đã lập Hội Thánh Ngoại Giáo (để truyền đạo ra nước ngoài) .
Sau khi Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt mất năm 1934, ông được công cử kiêm nhiệm luôn quyền Giáo Tông của Cửu Trùng Đài. Chưởng quản Nhị Hữu hình đài.
Nỗi lòng tha hương
Năm 1941, phong trào chống thực dân Pháp trong nước Việt Nam nổi lên khắp nơi. Người Pháp đàn áp thẳng tay bằng cách giam giữ tất cả những ai bị tình nghi là chống lại họ. Lúc bấy giờ Cao Đài là một tôn giáo có tổ chức chặt chẽ và phát triển rất nhanh, nên người Pháp rất lấy làm nghi ngại. Sau nhiều lần đe dọa, Pháp vào tận Nội Ô Toà Thánh Tây Ninh bắt Hộ pháp Phạm Công Tắc và 5 chức sắc khác đày sang đảo Madagascar.
Trong thời gian này người Pháp chiếm đóng hầu như tất cả các cơ sở của đạo Cao Đài ở Đông Dương.
Đến năm 1946, tình hình chính trị thay đổi, người Pháp trả tự do cho Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Kể từ đó, ông trở lại cầm quyền tôn giáo Cao Đài và kiện toàn tất cả các cơ sở tôn giáo này.Đến năm 1955, tướng Nguyễn Thành Phương theo lệnh của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm đem quân về bao vây Hộ Pháp Đường tại Tòa Thánh Tây Ninh. Chiến dịch thanh trừng này có mục đích là loại bỏ những ai không đồng tình với chế độ lúc bấy giờ.
Ngày 16 tháng 2 năm 1956, lúc 03 giờ sáng, ông rời Tòa Thánh theo quốc lộ 22 sang Nam Vang (Campuchia) qua ngã Gò Dầu.
Ông tiếp tục hành Đạo và phát triển Đạo ở ngoại quốc. Tại Nam Vang, ngày 26 tháng 3, ông công bố "Cương lĩnh Hòa Bình Chung Sống", với tiêu chí là: Do Dân; Phục Vụ Dân; Lập Quyền Dân. Ông kêu gọi hai miền Nam và Bắc thi đua nhân nghĩa không để cảnh nồi da xáo thịt diễn tiến...
Vì tuổi già sức yếu, ông làm một văn thư gởi Hoàng Thân Sihanouk, thỉnh cầu cho ông tạm gởi thi hài nơi đất Campuchia dưới sự bảo vệ của Hoàng gia Campuchia, đồng thời, ông gọi các Chức sắc và bổn đạo tới bên giường bịnh để di chúc:
"Bần đạo qui Thiên, tạm gởi thể xác nơi đất Cao Miên một thời gian. Ngày nào nước nhà độc lập thống nhất hoặc thực hiện đúng theo đường lối Hòa bình Trung lập, sẽ di liên đài về Tòa Thánh Tây Ninh."
Ông quy Thiên vào ngày mùng 10 tháng 4 năm kỷ hợi (dl 17/05/1959) hưởng thọ 70 tuổi tại Nam Vang.
Năm 2006, Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh đã di Liên Đài của ông về Tổ đình Tòa Thánh theo ý nguyện của toàn Đạo và Thánh ý trước khi mất của ông.
Hằng năm ngày quy Thiên của ông (10-4- âm lịch) được cử hành long trọng và thành kính... nhiều người Việt ở nước ngoài cũng cử hành lễ nầy nơi họ sinh sống và coi đây như là một trong những cột mốc kết hợp để bay về Việt Nam ...
Đạo nghiệp
Trong số mười hai tín đồ đầu tiên của Cao Đài, ông là người có sự nghiệp ngoài đời khiêm tốn hơn, nhưng trong Tôn Giáo Cao Đài, ông là một trong những người quan trọng nhất trong việc xây dựng và kiện toàn tổ chức của tôn giáo này.
Một chức sắc quan trọngTrong số này, cặp đôi Đồng tử Phạm Công Tắc và Cao Quỳnh Cư là quan trọng nhất. Tất cả những văn kiện chính yếu làm nền tảng cho đạo Cao Đài như Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Kinh Thiên Đạo, Thế Đạo đều xuất phát hoặc từ đôi đồng tử này, hoặc từ chính tay ông và một trong số các vị đồng tử còn lại. Cũng vào ngày này, Thượng Đế giáng cơ phong cho ông chức Hộ Pháp chưởng quản Hiệp Thiên Đài.
Theo Pháp Chánh Truyền của đạo Cao Đài, Hộ Pháp là chức vụ cao nhất Chưởng quản Hiệp Thiên Đài. Đây cũng là cơ quan duy nhất được quyền thông công với các đấng thiêng liêng mà ông lại là đồng tử quan trọng. Do đó những văn kiện lập ra các cơ quan khác, hoặc phong chức vụ cho các chức sắc cao cấp của Đạo đều do ông cầu cơ mà có.
Từ đó ông đã lập ra và kiện toàn nhiều cơ quan khác của đạo Cao Đài. Có thể nói hầu hết các cơ quan của tôn giáo này đều phát xuất từ những bài cơ bút mà ông là đồng tử, hoặc những Huấn lệnh do chính ông lập ra.Có thể kể ra công nghiệp to lớn của ông trong việc kiện toàn tôn giáo Cao Đài như :
Lập các phẩm Chức sắc HTĐ dưới Thập nhị Thời Quân.
Lập Phạm Môn và Cơ quan Phước thiện.
Xây dựng 3 Cung 3 Động là Trí Huệ Cung Thiên Hỷ Động, Trí Giác Cung Địa Linh Động, Vạn Pháp Cung Nhơn Hòa Động đây là 3 Tịnh Thất tiếp nhận các bực tu Thượng thừa đã có đủ Tam lập, vào đây thọ Tâm pháp bí truyền để luyện đạo thành Tiên Phật tại thế theo Bí Pháp của đạo Cao Đài.
Cầm Quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng cho đến ngày lưu vong sang Campuchia.
Kể từ năm 1947 trở về sau, chiến tranh giành độc lập giữa quân đội Việt Minh và quân đội Pháp lan rộng khắp nơi, khiến cho các tín đồ Cao Đài từ khắp các nơi đổ dồn về vùng Thánh địa lập nghiệp càng lúc càng đông. Do đó, ông cho xây dựng Chợ Long Hoa, có nhà lồng chợ 4 cánh hình chữ Thập, chung quanh Chợ có 8 cửa, hướng ra 8 con đường, với ý nghĩa là : Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, theo Vũ Trụ quan của đạo Cao Đài.Để mở mang vùng Thánh địa cho có qui củ, ông thiết lập Phòng Kinh Lý Họa Đồ, phóng các con đường thẳng tắp thẳng góc nhau như trong bàn cờ, phân đất ra thành từng lô để cấp phát cho bổn đạo từ các nơi về đây lập nghiệp, định nơi cất Trường học, Nhà Thương (Bệnh viện), Chợ búa, Sân máy bay, Nghĩa địa, vv. . .
Ông khuyến khích bổn đạo khai phá đất rừng thành ruộng rẫy, tạo lương thực cho vùng Thánh địa được sung túc. Ông còn buộc các con em nhà đạo phải đến trường do Đạo mở ra để học chữ nghĩa.
Dần dần vùng Thánh địa Tây Ninh mở mang rộng đến hơn 200 cây số vuông, bao bọc luôn cả Núi Điện Bà.
Ông còn lập ra Ban Thế Đạo trực thuộc Hiệp Thiên Đài để độ dẫn các bậc nhân sĩ trí thức vào cửa Đạo.
Ông còn là Giáo Chủ Hữu Hình của Đạo Cao Đài tại Toà Thánh Tây Ninh để giao thiệp với chính phủ và các tôn giáo khác, và "hoằng dương chánh pháp".
Một giáo sĩ nhiệt thành
Ngoài nhiệm vụ lãnh đạo Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, ông còn là một nhà tu hành. Đối với các tín đồ Cao Đài, ông nhân danh Thượng Đế rao giảng chân lý trong nhân gian. Chưa kể đến những bài diễn văn trong các buổi lễ tôn giáo, những bài giảng đạo của ông về Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống và Bí Pháp đã được Ban Tốc Ký Tòa Thánh Tây Ninh ghi lại và phát hành. Tín đồ Cao Đài xem tài liệu này là rất quan trọng bởi vì nội dung của những bài thuyết giảng này chứa đựng triết lý và các phương cách tu tập chính thức rất đặc trưng của Đạo Cao Đài.
Một nhà quy hoạch xây dựng
Chính ông là người khởi công xây dựng Tổ đình Tòa thánh vào năm 1936 và tổ chức lễ khánh thành Tòa Thánh Tây Ninh vào năm 1955. Toà Thánh là cơ ngơi quan trọng nhất của tôn giáo Cao Đài (Thể pháp quan trọng nhất).
Thiếu thể pháp này, đạo Cao Đài không thể nào phát triển thành một tôn giáo có qui củ được.
Điều quan trọng là toàn bộ công thức và phương án xây dựng một thế giới mới "trong Bác ái và Công Bằng" đã được ông ký gởi vào các công trình kiến trúc để làm mô hình cho phần văn bút của ông...
Triết lý của Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn Thượng Đế mà có.
Triết học của Đạo Cao Đài do Hộ Pháp Phạm Công Tắc mà nên hình.
Ngoài ra, nhiều cơ sở vật chất khác cũng được xây dựng trong thời gian ông cầm quyền Giáo chủ Cao Đài, như : Trí Huệ Cung, Trí Giác Cung, chợ Long Hoa, Báo Ân Từ ( Điện Thờ Phật Mẫu tạm ), v.v...
Cũng còn một số cơ sở khác đã được qui hoạch sẵn cho hậu tấn thực thi.
Đến nay những cơ sở này vẫn chưa được khởi công xây dựng. Trong số này có thể kể ra Vạn Pháp Cung, Điện Thờ Phật Mẫu chính thức; sân bay Trí Huệ Cung.
Và chính ông đã lập ra Tịnh Thất đầu tiên của tôn giáo Cao Đài là Trí Huệ Cung.
Ông nắm quyền Chí Tôn tại thế để ban hành: Luât Lệ chung các Hội; Nội Luật Hội Nhơn Sanh; Nội Luật Hội Thánh; trong 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh. (Không có ba luật nầy thì không có quyền nhân sinh trong Đạo cao đài).
Đặc biệt là Đạo Luật Mậu Dần "1938" đề lập ra tứ trụ của hành chính Tôn giáo Cao Đài là : Hành Chánh, Phước Thiện; Phổ Tế và Toà Đạo.
Thể pháp Tôn giáo " như ăn chay- thực hành nhân nghĩa" đã được ông đưa vào xã hội và hoà tan vào lòng cư dân Thánh địa Cao Đài tạo nên nết sống văn hóa trong xã hội và con người Tây Ninh nói riêng và toàn thể tín đồ Cao Đài nói chung cho đến ngày hôm nay.
Dấu ấn rõ nhất là:
- Bố trí hạ tầng ở Thánh Địa Tây Ninh. ( Tỷ lệ đường giao thông cao nhất Việt Nam hiện nay )
- Hai thực tế được kiểm chứng chính xác là:
a- Hiện nay Thánh Địa là nơi có nhiều người làm việc nghĩa " Tự nguyện giúp đỡ người khác mà không nhận tiền" không nơi nào có được " Tang lễ được cử hành long trọng và hoàn toàn miễn phí....."
b- Hiện nay là nơi có tỉ lệ người ăn chay cao nhất Việt Nam và cả thế giới...
Một lãnh tụ tôn giáo đương thời
Với công nghiệp vĩ đại đối với nền đạo Cao Đài, Hiền Tài Trần Văn Rạng giáo sư Sử học đã kết luận tóm lược cuộc đời ông trong quyển Chân dung Hộ Pháp Phạm Công Tắc bằng câu: "Tâm vô quái ngại, đại hùng, đại lực, đại từ-bi".
Tác phẩmÔng là tác giả của nhiều tác phẩm, trong đó hầu hết về tôn giáo Cao Đài gồm:
Phương Tu Đại Đạo – với bút danh Ái Dân – 1928.
Thiên Thai Kiến Diện – 1927 .
Phương Luyện Kỷ để vào con đường thứ ba Đại Đạo – 1947 .
Mười bài kinh Thế Đạo.
Tác phẩmÔng là tác giả của nhiều tác phẩm, trong đó hầu hết về tôn giáo Cao Đài gồm:
Phương Tu Đại Đạo – với bút danh Ái Dân – 1928.
Thiên Thai Kiến Diện – 1927 .
Phương Luyện Kỷ để vào con đường thứ ba Đại Đạo – 1947 .
Mười bài kinh Thế Đạo.
Ảnh : http://www.caodai.vn/album - phucquyenhoithanh.net
Hộ Pháp Phạm công Tắc (1890-1959):
Tiểu sử:Ngài Phạm Công Tắc sanh ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch năm Canh Dần (dl 21-6-1890) tại làng Bình Lập, bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An), nhưng song thân của Ngài quê quán tại làng An Hòa, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Thân phụ của Ngài là Ông Phạm Công Thiện và Thân mẫu là Bà La Thị Đường.
Đức Chí Tôn tiết lộ cho biết, Ông Phạm Công Thiện là Chơn linh của Ngân Hà Công Bộ nơi Thiên đình giáng trần.
Ông Phạm Công Thiện làm công chức dưới thời Pháp thuộc, khi đổi đến Tân An làm việc thì đem gia đình theo, và ở đó sanh ra Ngài Phạm Công Tắc.
Ngài Phạm Công Tắc có tất cả tám anh chị em ruột, mà Ngài là thứ tám, còn một người em gái út thứ chín, như vậy Ngài là Áp Út trong gia đình.
Gia đình Ngài đều theo Đạo Công giáo.
Ông Phạm Công Thiện, tuy là một công chức nhưng Ông rất thanh liêm, lòng hâm mộ đạo đức, luôn luôn chủ trương "Dĩ đức vi trọng", nên thường tham gia chống áp bức và bất công một cách tích cực. Do đó, giới đồng liêu không ưa ông, tìm cách đẩy ông đi xa, và cuối cùng ông phải nghỉ việc, đưa gia đình trở về quê quán là làng An Hòa, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, để làm ăn sinh sống.
Năm 1902, Ông Phạm Công Thiện mất, lúc đó Ngài Phạm Công Tắc mới được 13 tuổi.
Thuở nhỏ, Ngài Phạm Công Tắc được cha mẹ cho theo học chữ Nho tại trường làng, sau đó mới đổi qua Tây học, và học bậc Trung học tại trường Chasseloup Laubat Sài Gòn.
Gia đình lúc đó gặp cảnh khó khăn sa sút, nên Ngài rấp tâm học tập để thi đậu ra làm việc, có tiền phụ giúp gia đình.
Năm 1907, Ngài thi đậu bằng Thành Chung.
Trong thời gian đi học, Ngài có tham gia phong trào Đông Du (1904-1907) do Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ở Nhựt Bổn lãnh đạo, có hai nhà cách mạng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh giúp sức. Ngài Phạm Công Tắc có tên trong danh sách các thanh niên đi du học ở Nhựt, chỉ chờ ngày đưa đi. Nhưng mật thám Pháp khám phá được phong trào nầy, chúng đến xét nhà Ông Trần Chánh Chiếu (Gilbert Chiếu) là người đại diện phong trào Đông Du ở Sài Gòn, và xét cơ sở Minh Tân Công Nghệ của Ông Lương Khắc Ninh, để tìm danh sách và tổ chức phong trào Đông Du, nhưng Ông Ninh lanh tay thiêu hủy tất cả hồ sơ để phi tang, nên bọn mật thám Pháp không có bằng cớ để bắt bớ. Tuy nhiên chúng vẫn theo dõi rất gắt gao, nên phong trào Đông Du không thể hoạt động được.
Ngài Phạm Công Tắc tạm gác lại mộng Đông Du, quyết định xin đi làm việc để có tiền nuôi mẹ và phụ giúp gia đình. Ngài có thuật lại quãng đời nầy trong một bài thuyết đạo:
"Bần đạo hiện ở tại Tây Ninh, thiên hạ còn nhớ, buổi ấy không biết gì hết, duy có biết thương mẹ mà thôi, thêm đứa em gái tới lúc định gả chồng, không còn ở chung nữa.
Lúc ấy Bần đạo đã thi đậu, nên ra làm việc với hãng buôn, ăn lương lớn lắm, mà sợ không biết nuôi mẹ được không, lại bị người anh rể nói: Em làm việc ở hãng buôn không có danh dự gì hết. Nghe lời nên xin vô sở nhà nước, làm việc mỗi tháng lương bảy tám chục đồng, là nhiều lắm, ăn xài không hết, còn dư đôi ba chục bạc để nuôi mẹ."
Do đó, Ngài xin làm việc ở Sở Thương chánh SaiGòn.
Năm 21 tuổi, Ngài vâng lịnh mẫu thân lập gia đình với Bà Nguyễn Thị Nhiều, sanh đặng ba người con, nuôi được hai người con gái là: Cô ba Phạm Hồ Cầm và Cô tư Phạm Tần Tranh. (Bà Nguyễn Thị Nhiều, thường gọi là Bà Tám, vì Đức Phạm Hộ Pháp thứ tám, sau đắc phong Nữ Chánh Phối Sư, Thánh danh Hương Nhiều, làm Chưởng quản Phước Thiện Nữ phái; Cô tư Phạm Tần Tranh, sau cũng được thăng lên Nữ Phối Sư, Thánh danh Hương Tranh; còn Cô ba Phạm Hồ Cầm không có cầu phong hành đạo).
Năm 1912, thân mẫu của Ngài Phạm Công Tắc qui liễu, lúc đó Ngài được 22 tuổi. Một nỗi đau đớn vô cùng tận đối với Ngài. Sau nầy, Ngài có thuật lại như sau:
"Năm Bần đạo 22 tuổi, đau đớn biết bao nhiêu, chỉ biết có một điều là lo lập thân danh đặng nuôi mẹ, lập thân danh để bảo trọng anh em, đến chừng thành danh rồi khổ đáo để, cha mẹ đã khuất hết, dầu thương bao nhiêu cũng không còn, lại bị ác nữa là vợ con gia đình sanh đẻ mãi, đâu có lo ngoài được nữa, khởi thống khổ tâm hồn, tới chừng cao sang sung suớng, ngó lụng lại không thấy cha mẹ, vì cha mẹ đã chết hết, thôi mình đeo theo anh em, em chết nữa, lần lượt bao nhiêu người thân ái đều chết hết, bao nhiêu cái thương nồng nàn chỉ để nơi một người anh rể, thương hơn anh ruột nữa; có một người em gái thứ chín, đó là người bạn thân mến trong kiếp sanh của Bần đạo, mà đã qui liễu rồi, tới chừng ấy, tâm hồn ngơ ngẩn, xác thịt bơ thờ, đi ra ngoài đồng ngó ngọn cỏ, con chim, nó cũng nhắc, nghe tiếng hát của mấy em cấy lúa, nghe tiếng hò của người chèo ghe, cũng nhắc tới nỗi đau thương. Từ ngày ấy, không biết buổi nào được vui, chỉ muốn đi tu, muốn tìm cảnh tu, cho đến từng tuổi nầy, đáo để tâm hồn quá lẽ."
Buồn phiền về việc tử biệt sanh ly, Ngài chán nãn sự đời, nên để tâm nghiên cứu Thần Linh Học và tìm cách liên lạc với các vong linh của thế giới vô hình.
Vào lối tháng 6 năm 1925, sau khi luận đàm với các bạn trí thức đương thời, cũng là bạn đờn ca tài tử, có một ông cho biết hiện giờ ở Nam Vang, có nhiều trí thức chơi xây bàn để mời các vong linh người quá vãng về nói chuyện, ông cũng nói rõ là dùng cái bàn ba chân và cách giao tiếp với vong linh.
Thế là đúng với ý hướng của Ngài, nên Ngài bàn với quí ông: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, hiệp nhau thử thực hành việc xây bàn coi kết quả thế nào.
Vào hạ tuần tháng 7 năm 1925, quí ông: Cao Quỳnh Diêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, và vài người trong gia đình, tụ lại nhà ông Cao Hoài Sang, thử nghiệm việc xây bàn. Đêm đầu tiên, xây bàn không kết quả. Đêm thứ nhì tiếp tục xây bàn thử nghiệm nữa, thì được kết quả hoàn toàn.
(Trong công cuộc xây bàn nầy ông Cao Quỳnh Cư đóng vai chủ động. Tiếp theo là thời kỳ phò Ngọc cơ tại nhà ông Cư với Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung cũng tại nhà ông Cư, rồi Vọng Thiên Cầu Đạo, cũng tại nhà ông Cư ở 134 đường Bourdais Sài Gòn, ông Cư chủ động và tổ chức tại nhà ông Cư, cho nên các việc xảy ra trong giai đoạn nầy, xin độc giả xem chi tiết trong Tiểu Sử của Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, nơi chữ: Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, vần Th).
1. Đức Chí Tôn dạy đi độ Ngài Lê Văn Trung.
Đầu năm dương lịch, ngày mùng 5-12-Ất Sửu (dl 18-1-1926), Đức Chí Tôn giáng cơ dạy hai ông Cư và Tắc đi vô nhà ông Lê Văn Trung, Cựu Nghị viên Hội Đồng Thượng Nghị Viện Đông Dương để Đức Chí Tôn dạy việc.
Hai ông Cư và Tắc rất lấy làm bỡ ngỡ, vì từ trước đến giờ không quen biết ông Trung, nhưng Đức Chí Tôn dạy thì phải vâng lời. Hai ông ôm Ngọc cơ đem theo, rồi đi vào Chợ Lớn, tìm nhà và vào gặp ông Trung, trình bày đầu đuôi sự việc, ông Trung rất vui vẻ và hoan nghinh, lật đật sắm sửa thiết đàn cầu Đức Chí Tôn.
Hai ông Cư và Tắc phò Ngọc cơ, Đức Chí Tôn liền giáng, dạy ông Trung lo tu hành.
Đức Chí Tôn lại phân rằng: Ngài đã sai Lý Thái Bạch dìu dắt ông Trung nơi đàn Chợ Gạo lâu rồi.
Ngài dạy tiếp:
"Trung, nhứt tâm nghe con! Sống cũng nơi Thầy, thành cũng nơi Thầy, mà đọa cũng nơi Thầy. Con lấy sự sáng của con mà suy lấy. (ông Trung bị lòa hai mắt, Đức Chí Tôn dùng huyền diệu làm cho hai mắt của ông sáng trở lại).Một Trời một Đất một nhà riêng,
Dạy dỗ nhơn sanh đặng dạ hiền.
Cầm mối Thiên thơ lo cứu chúng,
Đạo người vẹn vẻ mới thành Tiên.Từ đây, ông Trung vâng theo Thánh ý, thu xếp việc nhà, một dạ xả thân hành Đạo." (Theo Đại Đạo Căn Nguyên của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu).
2. Đức Chí Tôn dạy liên hiệp với Ông Chiêu:
Cách ít ngày sau, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy quí ông: Lê Văn Trung, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, Nguyễn Trung Hậu, Trương Hữu Đức, phải hiệp với ông Đốc Phủ Ngô Văn Chiêu mà lo mở Đạo. Đức Chí Tôn còn dặn rằng: Mỗi việc chi đều phải do nơi ông Chiêu là Anh Cả.
Đêm 30 tháng chạp năm Ất Sửu (dl 12-2-1926), tức là đêm giao thừa bước qua mùng 1 Tết Bính Dần, Đức Chí Tôn dạy quí ông đến thăm từng nhà, thăm mỗi môn đệ (lúc đó có được 13 môn đệ có tên trong bài thi tứ tuyệt của Đức Chí Tôn: Chiêu Kỳ Trung...), đem Ngọc cơ theo để cầu Thầy. Khi phái đoàn đến nhà ông Tắc, Đức Chí Tôn giáng cho bốn câu thi, mà sau nầy Đức Phạm Hộ Pháp thuật lại như sau:
"Bần đạo nhớ lại hồi ban sơ mới Khai Đạo, thật ra Bần đạo không có đức tin gì hết, không có đức tin đến nước Đại Từ Phụ tức cười. Ngài đến nhà Bần đạo cuối năm Ất Sửu, dạy cả mấy anh lớn ngày nay là Chức sắc của Đạo, đi đến mọi nhà, thật ra Đức Chí Tôn đến thăm viếng mọi con cái của Ngài. Bần đạo không có đức tin gì hết, nghe nói Tiên giáng thi, theo nghe thi chơi, làm cho Đại Từ Phụ phải tức cười. Ngài cho bài thi ai nấy cũng tốt, duy có bài thi cho Bần đạo thì rất dị hợm, như vầy:Ngao ngáo không phân lẽ thiệt không,
Thấy thằng áp út quá buồn lòng.
Muốn giàu Thầy hứa đem cho của,
Cái của cái công phải trả đồng.Đại Từ Phụ còn thêm hai chữ: Nghe con!"
(Thằng Áp út là Đức Chí Tôn gọi ông Phạm Công Tắc, vì ông là con trai Áp út trong gia đình).
3. Hộ Pháp giáng linh .
Đêm 11 rạng 12 tháng 3 năm Bính Dần (dl 22/23-4-1926), tại chùa Vĩnh Nguyên Tự ở Cần Giuộc, Đức Chí Tôn sắp đặt cuộc Thiên phong quí Ngài:
Lê Văn Trung, Thiên phong Đầu Sư Thượng Trung Nhựt.
Lê Văn Lịch, Thiên phong Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt.
Trục Chơn thần của Ngài Phạm Công Tắc.
TNHT. I. 16: "Cư, nghe dặn: Con biểu Tắc tắm rửa sạch sẽ (xông hương cho nó), biểu nó lựa một bộ quần áo tây cho sạch sẽ, ăn mặc như thường, đội nón...
Cười . . . Đáng lẽ nó phải sắm khôi giáp như hát bội, mà mắc nó nghèo, Thầy không biểu.
Bắt nó lên đứng trên, ngó mặt vô ngay ngôi Giáo Tông, lấy 9 tấc vải điều đắp mặt nó lại.
Lịch viết một lá phù (Giáng Ma Xử ) đưa cho nó cầm."
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
"Biểu Tắc leo lên bàn, con chấp bút bằng nhang, đến bàn Ngũ Lôi đặng Thầy triệu nó đến, rồi mới tới trước mặt Tắc, đặng Thầy trục xuất chơn thần nó ra, nhớ biểu Hậu, Đức, xông hương tay của chúng nó, như em có giựt mình té thì đỡ."
■ Đêm 14 rạng 15 tháng 3 năm Bính Dần (dl 25/26-4-1926), Đức Chí Tôn phong: (TNHT. I. 19)
Cư, phong vi Tá Cơ Tiên Hạc Đạo Sĩ.
Tắc, phong vi Hộ Giá Tiên Đồng Tá Cơ Đạo Sĩ.
■ Ngày 18-5-Bính Dần (dl 27-6-1926), Đức Chí Tôn dạy về Nhạc và Lễ nơi Thánh Thất, có đoạn như sau:
TNHT. I. 25: "Mấy đứa con là: Nghĩa, Hậu, Đức, Tràng, Cư, Tắc, Sang, đều mặc đồ trắng, hầu theo thứ lớp như vầy: Nghĩa, Đức đứng ngoài, là tại Bàn Thờ Hộ Pháp, rồi Hậu, Tràng đứng cặp kế đó, kế ba con sau rốt hết: Tắc giữa, Cư mặt, Sang trái."
■ Ngày 16-6-Bính Dần (dl 25-7-1926), Đức Chí Tôn giáng khen Thiên phục của Ngài Phạm Công Tắc:
TNHT. I. 32: Cười! Tắc, con coi mặc Thiên phục có xấu gì đâu con? Một ngày kia, sắc phục ấy đời sẽ coi quí trọng lắm! Con ôi! Con có biết những điều ấy bao giờ!
Qua các phần Thánh giáo của Đức Chí Tôn mà chúng tôi vừa trình bày trên, trích trong TNHT, chúng ta thấy không có ngày Thiên phong chánh thức cho ba vị: Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang vào ba chức vụ quan trọng nhất của HTĐ là: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, mà chỉ thấy kết quả của việc Thiên phong ấy, như về vị trí đứng hành lễ chầu Đức Chí Tôn, Thiên phục.
Đặc biệt chỉ có Ngài Phạm Công Tắc là được Đức Chí Tôn trục chơn thần. Việc trục chơn thần nầy là Đức Chí Tôn làm chơn thần Ngài Phạm Công Tắc được thanh khiết để chơn linh của Ngự Mã Thiên Quân giáng vào xác thân của Phạm Công Tắc và Đức Chí Tôn đặt Ngài vào phẩm vị Hộ Pháp của ĐĐTKPĐ. Chỉ có Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc mới được giáng linh trọn vẹn, còn quí vị khác chỉ là chiết chơn linh giáng trần. (Xem thêm mục 20: Nguyên căn của Đức Phạm Hộ Pháp).
4. Phò loan Phong Thánh:
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư được Đức Chí Tôn chỉ định làm cặp Phò loan Phong Thánh, để Đức Chí Tôn và Đức Đại Tiên Lý Thái Bạch phong thưởng các phẩm Chức sắc lập thành Hội Thánh.
Nhờ cặp Phò loan Phong Thánh nầy, Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền cho CTĐ Nam phái, rồi giao cho Đức Lý lập Pháp Chánh Truyền cho CTĐ Nữ phái. Kế đó, Đức Chí Tôn lập Tịch Đạo cho Nam phái và cho Nữ phái.
Đức Chí Tôn phong các phẩm Chức sắc CTĐ: Chưởng Pháp 3 vị, Đầu Sư 3 vị, Chánh Phối Sư 3 vị, nhiều vị Phối Sư, Giáo Sư, Giáo Hữu và Lễ Sanh, cả Nam phái và Nữ phái.
Cũng do cặp Phò loan Phong Thánh nầy, Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài, phong Thập nhị Thời Quân, và một vài vị Bảo Quân trong Thập nhị Bảo Quân, cơ quan Hàn Lâm Viện của Đạo Cao Đài.
Như vậy, Đức Chí Tôn lập PCT là tạo thành Hiến pháp của Đạo, làm căn bản tổ chức Giáo Hội của Đạo Cao Đài.
Nhờ cặp Phò loan Phong Thánh nầy, Đức Chí Tôn giáng dạy Đạo lý, lập thành một hệ thống Giáo lý và Triết lý mới mẻ và đầy đủ, phô diễn được Chơn lý hằng hữu bất biến của Càn Khôn, dung hợp và bao quát được các giáo lý và triết lý của các nền tôn giáo đã có từ trước đến nay.
Khi Đức Cao Thượng Phẩm đăng Tiên ngày 1-3-Kỷ Tỵ (1929), cặp Phò loan Phong Thánh không toàn vẹn nữa. Lúc đó, khi có Phong Thánh hay lập Đạo Nghị Định thì Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng thay thế Đức Cao Thượng Phẩm, ngồi phò loan với Đức Phạm Hộ Pháp, nhưng luôn luôn có Đức Cao Thượng Phẩm đến trợ điển cho Cao Tiếp Đạo nâng loan.
5. Lập Hội Thánh Ngoại Giáo (1927):
Khi Đức Chí Tôn ra lịnh tổ chức Lễ Khai Đạo ngày 15-10-Bính Dần (1926) tại Thánh Thất tạm là Chùa Từ Lâm Tự, Gò Kén Tây Ninh, Đức Phạm Hộ Pháp xin tạm nghỉ làm việc 6 tháng ở Sở Thương Chánh Sài Gòn, để hợp lực với Hội Thánh lo việc Khai Đạo.
Sau khi mãn phép, Đức Phạm Hộ Pháp bạch hỏi ý kiến của Đức Chí Tôn, có nên xin nghỉ việc luôn để hành đạo hay không, thì Đức Chí Tôn giáng trả lời là chưa phải lúc cần thiết, cứ đi làm việc trở lại, rồi sẽ có chuyện hay.
Thế là Đức Phạm Hộ Pháp trở lại làm việc ở Sở Thương Chánh Sài Gòn. Chánh quyền Pháp không muốn để Đức Phạm Hộ Pháp làm việc ở Sài Gòn, sợ Ngài hoạt động mạnh mẽ cho Đạo Cao Đài, nên họ đổi Ngài lên làm việc ở Nam Vang, thủ đô nước Cao Miên.
Đức Hộ Pháp lợi dụng hoàn cảnh mới nầy để mở Đạo tại Kim Biên Nam Vang, xây dựng cơ sở Đạo đầu tiên, để dần dần thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo tại Nam Vang.
Đức Phạm Hộ Pháp có thuật lại trong bài thuyết đạo:
"Riêng Bần đạo là công chức, khi vâng lịnh Đức Chí Tôn đến Chùa Gò Kén mở Đạo, Bần đạo có xin phép nghỉ 6 tháng, đến chừng trở lại làm việc, người ta đổi Bần đạo lên Kim Biên. Nơi đó, Bần đạo vừa làm việc vừa lo mở Đạo..."
Đàn cơ ngày 27-7-1927 (âl 29-6-Đinh Mão) tại Kim Biên, Đ. Chí Tôn ân phong các vị sau đây vào hàng Chức sắc:
Giáo Hữu: Thượng Bảy Thanh (Lê Văn Bảy).
Giáo Hữu: Thượng Lắm Thanh (Nguyễn Văn Lắm).
Giáo Hữu: Ngọc Sự Thanh (Võ Văn Sự).
Lễ Sanh: Thượng Chữ Thanh (Đặng Trung Chữ).
Lễ Sanh: Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh).
Lễ Sanh: Thái Của Thanh (Phạm Kim Của).
Nữ Giáo Hữu: Hương Phụng (Bà Batrya Trần Kim Phụng).
Nữ Giáo Hữu: Hương Huê (vợ của Ông Lê Văn Bảy).
Tiếp Đạo HTĐ: Cao Đức Trọng.
Nhờ số Chức sắc đầu tiên nầy, Đức Phạm Hộ Pháp thành lập CƠ QUAN TRUYỀN GIÁO HẢI NGOẠI, thường gọi là HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO tại Kim Biên Nam Vang, có nhiệm vụ phổ độ nhơn sanh ngoại quốc tại đây gồm: Việt kiều, Hoa kiều, người Pháp và người Cao Miên.
Giáo Hữu Thượng Bảy Thanh được cử làm Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo.
Hội Thánh Ngoại Giáo được đặt dưới quyền điều khiển thiêng liêng của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo) với Chức vụ: Chưởng Đạo, do Đức Chí Tôn phong, và dưới sự bảo trợ hữu hình của Đức Phạm Hộ Pháp.
6. Lấy Long Tuyền Kiếm (1930):
Nước Tàu có số dân vĩ đại, nhưng lúc nào cũng lo sợ nước VN hùng mạnh. Cho nên các thầy địa lý của Tàu luôn luôn tìm cách ếm vào các cuộc đất tốt có linh khí kết phát nhân tài của VN để VN không sản xuất được người tài giỏi tranh đua với họ. Cũng như khi xưa, sau khi Mã Viện đánh thắng Hai Bà Trưng, ông ta dựng cây cột đồng có ghi hàng chữ: "Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt" là để ếm vào long mạch kết phát nhân tài của nước ta.
Khoảng năm 1914, bắt đầu cuộc thế giới đại chiến lần thứ I, một người Tàu Triều Châu độ 65 tuổi len lỏi qua VN, đến làng Phú Mỹ quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, dùng cây kiếm báu Long Tuyền, ếm vào đỉnh của hòn núi đất vàng sắp nổi lên, mà sau nầy người Tàu biết là nơi đây, linh khí núi sông sẽ sản xuất nhân tài VN; khi có nhân tài xuất hiện thì cây kiếm báu nầy sẽ giết chết lúc còn trẻ. Đó là lời thuật lại của các bô lão hiểu biết ở vùng nầy.
Khi Đức Chí Tôn chọn Miền Nam VN làm nơi khai sáng mối Đạo của Đức Chí Tôn, thì Đức Chí Tôn ân xá cho dân tộc VN khỏi các tai ách lớn. Do đó, Bát Nương DTC mách cho Đức Phạm Hộ Pháp biết để đi xuống làng Phú Mỹ lấy Long Tuyền Kiếm, phá phép ếm của người Tàu.
Ngày 28-3-Canh Ngọ (dl 26-4-1930), Đức Phạm Hộ Pháp dẫn một phái đoàn gồm có Ông Lê Văn Trung (CQPT) và Ông Đinh Công Trứ, cùng với một số ít tín đồ vùng đó, từ Thánh Thất Khổ Hiền Trang, đi xuồng vào chỗ ếm, có Lỗ Ban Sư chỉ dẫn, đào lấy được Long Tuyền Kiếm, khi lấy kiếm lên, nước trong long mạch phun ra, Đức Phạm Hộ Pháp liền cho đào một con kinh đi qua chỗ ếm để nước trong long mạch chảy ra hòa vào các con sông, phá hẳn phép ếm độc hại của thầy địa lý người Tàu, mà còn làm cho dân tộc VN hưởng được nhiều điều tốt đẹp do khí thiêng sông núi đem lại.
Đức Phạm Hộ Pháp nói: "Ngày nay là ngày kỷ niệm giống dân Lạc Hồng được hưởng Đạo Trời khai, sẽ gỡ ách cho dân tộc và sẽ cổi ách nô lệ, dòng dõi tổ phụ sẽ phục nghiệp, dân tộc sẽ xuất hiện nhiều nhân tài, phá tan xiềng xích, chẳng còn lệ thuộc một sắc dân nào."
7. Đức Phạm Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông lập Bát Đạo Nghị Định:
Ngày mùng 3-10-Canh Ngọ (dl 22-11-1930), Đức Lý Giáo Tông giáng cơ yêu cầu Đức Phạm Hộ Pháp hiệp với Ngài lập thành 6 Đạo Nghị Định để chỉnh đốn nền Đạo, phân định quyền hành giữa các chức vụ cao cấp của CTĐ và HTĐ.
Trong Đạo Nghị Định thứ nhì, Đức Lý Giáo Tông giao cho Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt quyền Giáo Tông Hữu hình tại thế để điều hành nền Đạo cho được mau lẹ dễ dàng.
Ngày 16-7-Giáp Tuất (dl 25-8-1934), tức là gần 4 năm sau ngày ban hành 6 Đạo Nghị Định trước, Đức Lý Giáo Tông lại hiệp cùng Đức Phạm Hộ Pháp, lập Đạo Nghị Định thứ 7 và thứ 8, để trị loạn trong nền Đạo, ngăn cấm việc lập chi phái và không cho các chi phái về Tòa Thánh phá Đạo.
Nhờ Bát Đạo Nghị Định nầy mà nền Đạo Cao Đài tại TTTN dần dần đi vào trật tự, ổn định và phát triển.
8. Chưởng quản Nhị Hữu hình Đài.
Sau khi Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung qui Thiên ngày 13-10-Giáp Tuất (dl 19-11-1934), Đức Lý Giáo Tông giáng cơ giao quyền Giáo Tông hữu hình tại thế cho Đức Phạm Hộ Pháp, theo đúng lời của Bát Nương và Lục Nương giáng cơ cho biết trước đó khoảng 9 tháng: Ngọc Hư Cung đã chuyển pháp, giao quyền cho HTĐ cầm số mạng của nhơn sanh.
Bài Thánh Ngôn nầy ngày 12-2-1934 (âl 29-12-Quí Dậu), có in trong TNHT, xin trích ra sau đây:
"BÁT NƯƠNG,
Em nhớ lại, khi Ngọc Hư Cung cho HTĐ cầm số mạng nhơn sanh, lập thành Chánh giáo thì Đại Từ Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho CTĐ.
Cả Ngọc Hư, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều ngạc nhiên sự lạ. Đại Từ Phụ phổ giáo rằng: Hay! Hay! Không lẽ để phận hèn, ngày sau sẽ rõ Thánh ý Người quyết liệu."
"LỤC NƯƠNG,
Khi mơi nầy Em đặng tin lành: Ngọc Hư lo chuyển pháp. Cả Thiên thơ hủy phá, sửa cải pháp chơn truyền.
Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật vui mừng chẳng xiết, Diêu Trì Từ Mẫu đẹp dạ không cùng, nhưng vì cái mừng ấy mà làm cho Người đổ lụy... ... ..."
Trong TNHT, phần Thi Văn Dạy Đạo, cũng có một bài thi cho biết việc nầy:Bắt ấn trừ yêu đã tới kỳ,
Ngọc Hư định sửa mối Thiên thi.
Cửu Trùng không kế an thiên hạ,
Phải để Hiệp Thiên đứng trị vì.
Thành pháp dìu đời qua nẻo khổ,
Nên công giúp thế lánh cơn nguy.
Quyền hành từ đấy về tay nắm,
Phải sửa cho nên đáng thế thì.Như vậy, chúng ta thấy, Ngọc Hư Cung đã chuyển pháp, truất quyền lãnh đạo nhơn sanh của CTĐ để chuyển qua giao quyền nầy cho HTĐ nắm giữ. Cho nên, sau khi Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung qui Thiên Đức Lý Giáo Tông giao quyền Giáo Tông hữu hình tại thế cho Đức Phạm Hộ Pháp nắm giữ, thành ra Đức Phạm Hộ Pháp chưởng quản Nhị Hữu Hình Đài: Hiệp Thiên và Cửu Trùng. Điều đó là đúng theo sự chuyển pháp của Ngọc Hư Cung.
Lúc đó có rất nhiều sự kiện rối ren xảy ra trong nền Đạo, bên trong nội bộ của Đạo thì chia rẽ trầm trọng, bên ngoài thì nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách áp đảo.
Hội Thánh gấp rút triệu tập Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh để tìm phương củng cố nền Đạo.
Ngày 6-11-Giáp Tuất (dl 12-12-1934), Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh đồng yêu cầu Đức Phạm Hộ Pháp nắm quyền Chưởng quản CTĐ cho đến ngày có đủ ba vị Đầu Sư, để sớm chỉnh đốn nền Đạo.
Như vậy, chúng ta nhận thấy, Ngọc Hư Cung nơi cõi thiêng liêng và Hội Thánh, Hội Nhơn Sanh nơi cõi phàm trần, đều đồng nhứt ý kiến, giao cho Đức Phạm Hộ Pháp cầm quyền thống nhứt nền Đạo.
Kể từ ngày ấy, Đức Phạm Hộ Pháp nắm quyền thống nhứt, Chưởng quản Nhị Hữu Hình Đài: HTĐ và CTĐ. Nhờ quyền thống nhứt rộng rãi nầy, Đức Phạm Hộ Pháp lèo lái con thuyền Đạo từ từ qua khỏi cơn sóng gió và phát triển thêm lên vượt bực.
Ngày 18-10-Ất Hợi (dl 13-11-1935), Đức Lý Giáo Tông có giáng cơ tại Hộ Pháp Đường nói chuyện với Đức Phạm Hộ Pháp, xin trích ra một đoạn:
TNHT: "- Cười! Lão chẳng nói rõ, Hiền Hữu cũng thấy hiển nhiên rằng từ thử, thảng Lão có muốn nên cho Đạo đi nữa thì cũng không thi thố chi đặng với một Hội Thánh hữu danh vô thực như vậy có phải? May thay! Thiên thơ do một mặt chẳng chi dời đổi trở ngăn, nên may ra nữa, từ đây Lão có phương cầm quyền trị thế.
Hộ Pháp bạch: - Thiên thơ đã đổi, đệ tử xin giao quyền hành của Quyền Giáo Tông lại cho Ngài đặng Ngài đủ oai cầm Thiên thơ vững chặt.
- Cười! Lão e cho, một là Lão đã cho, không lẽ lấy lại; hai là hành pháp thì dễ, hành hình thì khó, không có nửa quyền trị thế của Lão nơi tay thì Hộ Pháp có thế nào điều hành Hội Thánh cho đặng. Ấy vậy, cứ để y"....
Một bài Thánh giáo khác của Đức Lý Giáo Tông nói thêm về việc: Tại sao Đức Lý Giáo Tông giao quyền Giáo Tông Hữu hình cho Đức Phạm Hộ Pháp nắm giữ:
Phò loan: Hộ Pháp Tòa Thánh, 1-12-Quí Tỵ (dl 5-1-1954).
Tiếp Đạo.
LÝ GIÁO TÔNG
- Hiền Hữu có nghĩ tại sao Lão phải dâng quyền Giáo Tông cho Hiền Hữu đặng trọn quyền Chí Tôn Hữu Hình tại thế chăng?
Hộ Pháp bạch: - Xin Ngài dạy rõ.
- Thì cũng do lòng từ bi vô tận của Đại Từ Phụ. Người sợ oai của Lão khi cầm quyền thiêng liêng mối Đạo quá chấp nê phàm tánh, không dung thứ tội tình cho con cái của Người, nên giao cho Hiền Hữu là bạn đồng sanh, biết đau đớn, biết khổ cực với mảnh thi phàm, mà rộng dung cho họ. Cười...
Quyền Chí Tôn trong tay Hiền Hữu thì cứ tự dụng đặng định vị cho Thánh Thể của Người. Lão chẳng nên can thiệp vào đó. Nầy Hiền Hữu, Lão nói thử, Hiền Hữu nghĩ coi có lẽ nào Lão cầm cơ thăng vị cho những người như: Kiên, Chấn, Thạch, Dược.
Cười . . . Hiền Hữu tự mình định liệu lấy, nếu cần, phò loan nơi Giáo Tông Đường, Lão sẽ đến bàn luận. Lão xin kiếu. THĂNG.
9. Cất Tòa Thánh và Báo Ân Từ:
Thánh ý của Đức Chí Tôn muốn xây dựng tại Tây Ninh một ngôi Tòa Thánh khang trang để tạo thành khối đức tin cho toàn tín đồ Đạo Cao Đài. (Thánh ngôn của Đức Chí Tôn: Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng tại Tây Ninh đây mà thôi).
Đức Lý Giáo Tông muốn xây dựng Tòa Thánh lớn lao nguy nga tráng lệ theo kiểu vở của Thiên đình, xứng đáng là Bạch Ngọc Kinh tại thế. Do đó, Đức Lý dạy đi mua đất, định hướng, vẽ kiểu và ra kích thước Tòa Thánh cho Hội Thánh theo đó mà xây dựng.
■ Khởi đầu, vào tháng 10 năm Tân Mùi (1931), Ngài Thái Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh lãnh trách nhiệm khởi công cất Tòa Thánh, đào móng, làm Hầm Bát Quái. Sau đó, vì gặp nhiều khó khăn trở ngại nên công việc phải ngưng lại.
■ Kế tiếp Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, hiệp cùng Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh tiếp tục công trình xây dựng, nhưng không tiến triển được bao nhiêu.
■ Tiếp theo nữa, Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh đứng ra vận động tiền bạc mua vật liệu để xây cất, có mướn Bác vật Phan Hiếu Kinh làm Cố Vấn, khởi làm lầu HTĐ, đổ được plafond chút ít rồi cũng dừng lại, do nền Đạo lúc bấy giờ chinh nghiêng, nội bộ chia rẽ vì chánh quyền Pháp xúi giục.
■ Khi Đức Phạm Hộ Pháp nắm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài, Đức Ngài mới trù tính kế hoạch xây cất Tòa Thánh cho đạt kết quả thành công.
Đức Ngài huy động 500 vị công quả hiến thân Phạm Môn làm lực lượng công thợ nồng cốt, và khởi công tiếp tục công trình tạo tác Tòa Thánh, vào ngày 1-11-Bính Tý (dl 14-12-1936).
Đức Ngài lại buộc các công quả công thợ phải lập hồng thệ: Trong suốt thời gian xây cất Tòa Thánh, không được cưới vợ hay lấy chồng, đặng đủ tinh khiết mà tạo tác.
Đức Ngài chỉ thị cho các Châu Đạo và Tộc Đạo bên Hành Chánh và bên Phước Thiên, nổ lực lo quyên góp tiền bạc, vật liệu và lương thực, gởi liên tục về Tòa Thánh để công cuộc xây dựng được liên tục mau chóng.
Đến ngày 4-6-Tân Tỵ (dl 28-6-1941), sau hơn 4 năm nổ lực làm việc, công việc xây dựng cơ bản đã xong, chỉ còn phần đắp vẽ, trang trí và sơn phết, thì một biến cố quan trọng xảy ra, chánh quyền Pháp vào Tòa Thánh bắt Đức Phạm Hộ Pháp và một số Chức sắc cao cấp đày đi hải đảo Madagascar, ở Phi Châu, chúng chiếm đóng Tòa Thánh làm chỗ đậu xe nhà binh, xua đuổi các công thợ và Chức sắc ra khỏi Nội Ô.
Ngày 4-8-Bính Tuất (dl 30-8-1946), tức là hơn 5 năm sau, qua bao nhiêu biến cố chánh trị, chánh quyền Pháp bị bắt buộc phải đưa Đức Phạm Hộ Pháp trở về Tòa Thánh.
Ngay sau đó, Đức Phạm Hộ Pháp kêu gọi số công quả cất Tòa Thánh khi trước, trở lại tiếp tục công việc, gấp rút sửa chữa những chỗ hư hỏng do bọn lính Pháp gây ra, rồi lo đắp, vẽ, trang trí, cho đến cuối năm âm lịch phải hoàn thành.
Ngày 30 tháng chạp năm Bính Tuất (dl 21-1-1947), Tòa Thánh được hoàn thành trong nỗi vui mừng của toàn cả tín đồ Đạo Cao Đài.
Qua ngày mùng 3 Tết, tức là ngày 3-Giêng-Đinh Hợi, (dl 24-1-1947), Tổng Giám Lê Văn Bàng, các Phó Tổng Giám, Tá Lý, đại diện các công thợ nam nữ xây cất Tòa Thánh làm lễ bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh.
Ngày mùng 6-Giêng-Đinh Hợi (dl 27-1-1947), tức là 3 ngày sau khi giao lãnh Tòa Thánh, Đức Phạm Hộ Pháp thiết lễ Trấn Thần Tòa Thánh, và ngày mùng 8-Giêng-Đinh Hợi, làm lễ rước Quả Càn Khôn từ Báo Ân Từ trở về an vị nơi BQĐ Tòa Thánh để khuya hôm đó thiết Đại Lễ cúng Vía Đức Chí Tôn lần đầu tiên tại Tòa Thánh mới vừa xây cất xong.
Lễ Khánh Thành Tòa Thánh, mãi đến năm Ất Mùi, nhân dịp Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn, ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất Mùi (dl 01-02-1955), Đức Phạm Hộ Pháp mới tổ chức Lễ Khánh Thành Tòa Thánh, Báo Ân Từ và các dinh thự trong Nội Ô. Đây là một cuộc lễ lớn lao và long trọng nhứt của Đạo Cao Đài từ trước tới nay tại Nội Ô Tòa Thánh.
Tòa Thánh là một công trình kiến trúc vĩ đại, tượng trưng Đạo Cao Đài và nền Văn minh Cao Đài. Tất cả tín đồ Đạo Cao Đài đều rất hãnh diện, xứng đáng là Bạch Ngọc Kinh tại thế.
Năm 1952, Đức Phạm Hộ Pháp xây dựng Báo Ân Từ để tạm làm nơi thờ phựng Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương.
Điện Thờ Phật Mẫu thiệt thọ sẽ được xây dựng sau nầy. Đức Phạm Hộ Pháp có dành sẵn một khu đất 4 mẫu ở Ngoại Ô Tòa Thánh, trên đường Bình Dương, tại Xóm Tà Mun, cách Tòa Thánh khoảng 1000 thước, để xây dựng Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương. Kiểu vở và kích thước của Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương sẽ được các Đấng giáng cơ vẽ ra cho biết khi khởi đầu thiết kế xây dựng.
Như vậy, Đức Phạm Hộ Pháp đã xây dựng thành công hai Đền Thờ lớn:
- Một là Tòa Thánh để thờ Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức là thờ Ngôi Dương của CKVT.
- Hai là Báo Ân Từ để thờ Đức Phật Mẫu, tức là thờ Ngôi Âm của CKVT.
Đây là điểm đặc biệt và mới mẻ trong giáo lý của Đạo Cao Đài, xứng đáng là một nền Tân Tôn giáo, và Đạo Cao Đài sẽ nương theo hai thế lực mạnh mẽ Dương và Âm ấy của Càn Khôn mà phát triển để cứu độ chúng sanh trong thất ức niên (700.000 năm).
10. Lập các phẩm Chức sắc HTĐ dưới Thập nhị Thời Quân:
Năm 1935, có nhiều vị Đạo hữu dày công cùng Đạo được đem vào Sổ Cầu Phong dâng lên Đức Lý Giáo Tông. Ngài phê: Để Hiệp Thiên Đài định vị.
Do đó, Đức Phạm Hộ Pháp cầu hỏi Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.
Đêm 16-2-Ất Hợi (dl 20-3-1935), Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng cơ góp ý cùng Đức Phạm Hộ Pháp, mở rộng trường công quả bên HTĐ, lập ra 7 phẩm Chức sắc dưới Thập nhị Thời Quân, để làm nhân viên giúp cho chư vị Thời Quân hành quyền Tư Pháp của HTĐ.
Bảy phẩm Chức sắc đó là:
Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.
Chưởng Ấn.
Cải Trạng.
Giám Đạo.
Thừa Sử.
Truyền Trạng.
Sĩ Tải.
Dưới phẩm Sĩ Tải, Đức Phạm Hộ Pháp muốn lập thêm một phẩm thứ 8 nữa là Luật Sự, đối phẩm với Chánh Trị Sự của CTĐ, nên Đức Phạm Hộ Pháp ký Sắc Lệnh số 34/SL ngày 23-5-Bính Tý (dl 11-7-1936) mở khoa thi tuyển chọn những người có khả năng vào phẩm Luật Sự.
11. Lập Phạm Môn và Cơ Quan Phước Thiện:
Khởi đầu, Đức Lý Giáo Tông lập Minh Thiện Đàn tại nhà ông Đinh Công Trứ ở làng Phú Mỹ quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho ngày 15-7-Mậu Thìn (dl 29-8-1928).
Sau đó, ngày 25-2-Kỷ Tỵ (dl 4-4-1929), Đức Lý Giáo Tông giao Minh Thiện Đàn cho Đức Phạm Hộ Pháp để Ngài thành lập Phạm Môn, theo tinh thần của bài thi bốn câu của Đức Chí Tôn ban cho:Tỉnh ngộ xá thân tại Phạm Môn,
Khuyến tu hậu nhựt độ sanh hồn.
Vô lao bất phục hồi chơn mạng,
Tỉnh thế kỳ thân đắc chánh tôn.Các cơ sở Lương điền Công nghệ của Phạm Môn được chánh thức khai mở vào cuối năm Canh Ngọ (1930) tại Tâm Lạch, xã Trường Hòa (Tây Ninh).
Đầu tháng Giêng năm Giáp Tuất (1934), sau khi ăn Tết xong, Đức Phạm Hộ Pháp ra lịnh triệu tập khẩn cấp tất cả các công quả Phạm Môn về Nội Ô để giữ Tòa Thánh, chống lại lực lượng của Chi phái Bến Tre kéo về dùng bạo lực đánh chiếm Tòa Thánh.
Ngày 20-Giêng-Giáp Tuất (dl 5-3-1934), lực lượng của Chi phái Bến Tre từ Sài Gòn, bao xe đò, kéo về Tòa Thánh rất đông, bị các công quả Phạm Môn chận ngay tại các cổng lớn, kiên quyết không cho xâm nhập Nội Ô Tòa Thánh, chỉ yêu cầu vài vị đại diện của Chi phái, vào Tòa Thánh gặp Đức Quyền Giáo Tông để dàn xếp, nhưng các vị ấy không chịu vào, rốt cuộc họ không làm được việc gì, khiến âm mưu chiếm đoạt Tòa Thánh của họ bị thất bại hoàn toàn.
Những người cầm đầu Chi phái nầy vu cáo các công quả Phạm Môn với nhà cầm quyền Pháp nơi tỉnh Tây Ninh, khiến cho nhà cầm quyền Pháp tìm cách bắt bớ các công quả Phạm Môn, và buộc Hội Thánh đóng cửa các cơ sở Phạm Môn.
Năm Mậu Dần (1938), Đức Phạm Hộ Pháp chuyển Phạm Môn thành Cơ Quan Phước Thiện, trực thuộc Chi Đạo HTĐ, dưới quyền đặc biệt của Đức Phạm Hộ Pháp, do Đạo Nghị Định số 48/PT ngày 19-10-Mậu Dần (dl 10-12-1938) của Đức Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp đồng ký tên, qui định 12 phẩm cấp Chức sắc Phước Thiện gọi là Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng, kể ra sau đây:
Phật Tử.
Tiên Tử.
Thánh Nhơn.
Hiền Nhơn.
Chơn Nhơn.
Đạo Nhơn.
Chí Thiện.
Giáo Thiện.
Hành Thiện.
Thính Thiện.
Tân Dân.
Minh Đức.
Phước Thiện là cơ quan bảo tồn sanh chúng trên đường sanh hoạt, nuôi sống thi hài, tức là cơ quan giải khổ cho nhơn sanh, tầm phương bảo bọc kẻ tật nguyền, cô độc, dốt nát, ít oi, và giúp tay cho CTĐ tận độ nhơn sanh cho tròn trách nhiệm.http://www.caodaiebook.info/CaoDaiTuDien/h/h4-112a.htm
Tiểu sử:Ngài Phạm Công Tắc sanh ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch năm Canh Dần (dl 21-6-1890) tại làng Bình Lập, bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An), nhưng song thân của Ngài quê quán tại làng An Hòa, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Thân phụ của Ngài là Ông Phạm Công Thiện và Thân mẫu là Bà La Thị Đường.
Đức Chí Tôn tiết lộ cho biết, Ông Phạm Công Thiện là Chơn linh của Ngân Hà Công Bộ nơi Thiên đình giáng trần.
Ông Phạm Công Thiện làm công chức dưới thời Pháp thuộc, khi đổi đến Tân An làm việc thì đem gia đình theo, và ở đó sanh ra Ngài Phạm Công Tắc.
Ngài Phạm Công Tắc có tất cả tám anh chị em ruột, mà Ngài là thứ tám, còn một người em gái út thứ chín, như vậy Ngài là Áp Út trong gia đình.
Gia đình Ngài đều theo Đạo Công giáo.
Ông Phạm Công Thiện, tuy là một công chức nhưng Ông rất thanh liêm, lòng hâm mộ đạo đức, luôn luôn chủ trương "Dĩ đức vi trọng", nên thường tham gia chống áp bức và bất công một cách tích cực. Do đó, giới đồng liêu không ưa ông, tìm cách đẩy ông đi xa, và cuối cùng ông phải nghỉ việc, đưa gia đình trở về quê quán là làng An Hòa, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, để làm ăn sinh sống.
Năm 1902, Ông Phạm Công Thiện mất, lúc đó Ngài Phạm Công Tắc mới được 13 tuổi.
Thuở nhỏ, Ngài Phạm Công Tắc được cha mẹ cho theo học chữ Nho tại trường làng, sau đó mới đổi qua Tây học, và học bậc Trung học tại trường Chasseloup Laubat Sài Gòn.
Gia đình lúc đó gặp cảnh khó khăn sa sút, nên Ngài rấp tâm học tập để thi đậu ra làm việc, có tiền phụ giúp gia đình.
Năm 1907, Ngài thi đậu bằng Thành Chung.
Trong thời gian đi học, Ngài có tham gia phong trào Đông Du (1904-1907) do Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ở Nhựt Bổn lãnh đạo, có hai nhà cách mạng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh giúp sức. Ngài Phạm Công Tắc có tên trong danh sách các thanh niên đi du học ở Nhựt, chỉ chờ ngày đưa đi. Nhưng mật thám Pháp khám phá được phong trào nầy, chúng đến xét nhà Ông Trần Chánh Chiếu (Gilbert Chiếu) là người đại diện phong trào Đông Du ở Sài Gòn, và xét cơ sở Minh Tân Công Nghệ của Ông Lương Khắc Ninh, để tìm danh sách và tổ chức phong trào Đông Du, nhưng Ông Ninh lanh tay thiêu hủy tất cả hồ sơ để phi tang, nên bọn mật thám Pháp không có bằng cớ để bắt bớ. Tuy nhiên chúng vẫn theo dõi rất gắt gao, nên phong trào Đông Du không thể hoạt động được.
Ngài Phạm Công Tắc tạm gác lại mộng Đông Du, quyết định xin đi làm việc để có tiền nuôi mẹ và phụ giúp gia đình. Ngài có thuật lại quãng đời nầy trong một bài thuyết đạo:
"Bần đạo hiện ở tại Tây Ninh, thiên hạ còn nhớ, buổi ấy không biết gì hết, duy có biết thương mẹ mà thôi, thêm đứa em gái tới lúc định gả chồng, không còn ở chung nữa.
Lúc ấy Bần đạo đã thi đậu, nên ra làm việc với hãng buôn, ăn lương lớn lắm, mà sợ không biết nuôi mẹ được không, lại bị người anh rể nói: Em làm việc ở hãng buôn không có danh dự gì hết. Nghe lời nên xin vô sở nhà nước, làm việc mỗi tháng lương bảy tám chục đồng, là nhiều lắm, ăn xài không hết, còn dư đôi ba chục bạc để nuôi mẹ."
Do đó, Ngài xin làm việc ở Sở Thương chánh SaiGòn.
Năm 21 tuổi, Ngài vâng lịnh mẫu thân lập gia đình với Bà Nguyễn Thị Nhiều, sanh đặng ba người con, nuôi được hai người con gái là: Cô ba Phạm Hồ Cầm và Cô tư Phạm Tần Tranh. (Bà Nguyễn Thị Nhiều, thường gọi là Bà Tám, vì Đức Phạm Hộ Pháp thứ tám, sau đắc phong Nữ Chánh Phối Sư, Thánh danh Hương Nhiều, làm Chưởng quản Phước Thiện Nữ phái; Cô tư Phạm Tần Tranh, sau cũng được thăng lên Nữ Phối Sư, Thánh danh Hương Tranh; còn Cô ba Phạm Hồ Cầm không có cầu phong hành đạo).
Năm 1912, thân mẫu của Ngài Phạm Công Tắc qui liễu, lúc đó Ngài được 22 tuổi. Một nỗi đau đớn vô cùng tận đối với Ngài. Sau nầy, Ngài có thuật lại như sau:
"Năm Bần đạo 22 tuổi, đau đớn biết bao nhiêu, chỉ biết có một điều là lo lập thân danh đặng nuôi mẹ, lập thân danh để bảo trọng anh em, đến chừng thành danh rồi khổ đáo để, cha mẹ đã khuất hết, dầu thương bao nhiêu cũng không còn, lại bị ác nữa là vợ con gia đình sanh đẻ mãi, đâu có lo ngoài được nữa, khởi thống khổ tâm hồn, tới chừng cao sang sung suớng, ngó lụng lại không thấy cha mẹ, vì cha mẹ đã chết hết, thôi mình đeo theo anh em, em chết nữa, lần lượt bao nhiêu người thân ái đều chết hết, bao nhiêu cái thương nồng nàn chỉ để nơi một người anh rể, thương hơn anh ruột nữa; có một người em gái thứ chín, đó là người bạn thân mến trong kiếp sanh của Bần đạo, mà đã qui liễu rồi, tới chừng ấy, tâm hồn ngơ ngẩn, xác thịt bơ thờ, đi ra ngoài đồng ngó ngọn cỏ, con chim, nó cũng nhắc, nghe tiếng hát của mấy em cấy lúa, nghe tiếng hò của người chèo ghe, cũng nhắc tới nỗi đau thương. Từ ngày ấy, không biết buổi nào được vui, chỉ muốn đi tu, muốn tìm cảnh tu, cho đến từng tuổi nầy, đáo để tâm hồn quá lẽ."
Buồn phiền về việc tử biệt sanh ly, Ngài chán nãn sự đời, nên để tâm nghiên cứu Thần Linh Học và tìm cách liên lạc với các vong linh của thế giới vô hình.
Vào lối tháng 6 năm 1925, sau khi luận đàm với các bạn trí thức đương thời, cũng là bạn đờn ca tài tử, có một ông cho biết hiện giờ ở Nam Vang, có nhiều trí thức chơi xây bàn để mời các vong linh người quá vãng về nói chuyện, ông cũng nói rõ là dùng cái bàn ba chân và cách giao tiếp với vong linh.
Thế là đúng với ý hướng của Ngài, nên Ngài bàn với quí ông: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, hiệp nhau thử thực hành việc xây bàn coi kết quả thế nào.
Vào hạ tuần tháng 7 năm 1925, quí ông: Cao Quỳnh Diêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, và vài người trong gia đình, tụ lại nhà ông Cao Hoài Sang, thử nghiệm việc xây bàn. Đêm đầu tiên, xây bàn không kết quả. Đêm thứ nhì tiếp tục xây bàn thử nghiệm nữa, thì được kết quả hoàn toàn.
(Trong công cuộc xây bàn nầy ông Cao Quỳnh Cư đóng vai chủ động. Tiếp theo là thời kỳ phò Ngọc cơ tại nhà ông Cư với Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung cũng tại nhà ông Cư, rồi Vọng Thiên Cầu Đạo, cũng tại nhà ông Cư ở 134 đường Bourdais Sài Gòn, ông Cư chủ động và tổ chức tại nhà ông Cư, cho nên các việc xảy ra trong giai đoạn nầy, xin độc giả xem chi tiết trong Tiểu Sử của Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, nơi chữ: Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, vần Th).
1. Đức Chí Tôn dạy đi độ Ngài Lê Văn Trung.
Đầu năm dương lịch, ngày mùng 5-12-Ất Sửu (dl 18-1-1926), Đức Chí Tôn giáng cơ dạy hai ông Cư và Tắc đi vô nhà ông Lê Văn Trung, Cựu Nghị viên Hội Đồng Thượng Nghị Viện Đông Dương để Đức Chí Tôn dạy việc.
Hai ông Cư và Tắc rất lấy làm bỡ ngỡ, vì từ trước đến giờ không quen biết ông Trung, nhưng Đức Chí Tôn dạy thì phải vâng lời. Hai ông ôm Ngọc cơ đem theo, rồi đi vào Chợ Lớn, tìm nhà và vào gặp ông Trung, trình bày đầu đuôi sự việc, ông Trung rất vui vẻ và hoan nghinh, lật đật sắm sửa thiết đàn cầu Đức Chí Tôn.
Hai ông Cư và Tắc phò Ngọc cơ, Đức Chí Tôn liền giáng, dạy ông Trung lo tu hành.
Đức Chí Tôn lại phân rằng: Ngài đã sai Lý Thái Bạch dìu dắt ông Trung nơi đàn Chợ Gạo lâu rồi.
Ngài dạy tiếp:
"Trung, nhứt tâm nghe con! Sống cũng nơi Thầy, thành cũng nơi Thầy, mà đọa cũng nơi Thầy. Con lấy sự sáng của con mà suy lấy. (ông Trung bị lòa hai mắt, Đức Chí Tôn dùng huyền diệu làm cho hai mắt của ông sáng trở lại).Một Trời một Đất một nhà riêng,
Dạy dỗ nhơn sanh đặng dạ hiền.
Cầm mối Thiên thơ lo cứu chúng,
Đạo người vẹn vẻ mới thành Tiên.Từ đây, ông Trung vâng theo Thánh ý, thu xếp việc nhà, một dạ xả thân hành Đạo." (Theo Đại Đạo Căn Nguyên của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu).
2. Đức Chí Tôn dạy liên hiệp với Ông Chiêu:
Cách ít ngày sau, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy quí ông: Lê Văn Trung, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, Nguyễn Trung Hậu, Trương Hữu Đức, phải hiệp với ông Đốc Phủ Ngô Văn Chiêu mà lo mở Đạo. Đức Chí Tôn còn dặn rằng: Mỗi việc chi đều phải do nơi ông Chiêu là Anh Cả.
Đêm 30 tháng chạp năm Ất Sửu (dl 12-2-1926), tức là đêm giao thừa bước qua mùng 1 Tết Bính Dần, Đức Chí Tôn dạy quí ông đến thăm từng nhà, thăm mỗi môn đệ (lúc đó có được 13 môn đệ có tên trong bài thi tứ tuyệt của Đức Chí Tôn: Chiêu Kỳ Trung...), đem Ngọc cơ theo để cầu Thầy. Khi phái đoàn đến nhà ông Tắc, Đức Chí Tôn giáng cho bốn câu thi, mà sau nầy Đức Phạm Hộ Pháp thuật lại như sau:
"Bần đạo nhớ lại hồi ban sơ mới Khai Đạo, thật ra Bần đạo không có đức tin gì hết, không có đức tin đến nước Đại Từ Phụ tức cười. Ngài đến nhà Bần đạo cuối năm Ất Sửu, dạy cả mấy anh lớn ngày nay là Chức sắc của Đạo, đi đến mọi nhà, thật ra Đức Chí Tôn đến thăm viếng mọi con cái của Ngài. Bần đạo không có đức tin gì hết, nghe nói Tiên giáng thi, theo nghe thi chơi, làm cho Đại Từ Phụ phải tức cười. Ngài cho bài thi ai nấy cũng tốt, duy có bài thi cho Bần đạo thì rất dị hợm, như vầy:Ngao ngáo không phân lẽ thiệt không,
Thấy thằng áp út quá buồn lòng.
Muốn giàu Thầy hứa đem cho của,
Cái của cái công phải trả đồng.Đại Từ Phụ còn thêm hai chữ: Nghe con!"
(Thằng Áp út là Đức Chí Tôn gọi ông Phạm Công Tắc, vì ông là con trai Áp út trong gia đình).
3. Hộ Pháp giáng linh .
Đêm 11 rạng 12 tháng 3 năm Bính Dần (dl 22/23-4-1926), tại chùa Vĩnh Nguyên Tự ở Cần Giuộc, Đức Chí Tôn sắp đặt cuộc Thiên phong quí Ngài:
Lê Văn Trung, Thiên phong Đầu Sư Thượng Trung Nhựt.
Lê Văn Lịch, Thiên phong Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt.
Trục Chơn thần của Ngài Phạm Công Tắc.
TNHT. I. 16: "Cư, nghe dặn: Con biểu Tắc tắm rửa sạch sẽ (xông hương cho nó), biểu nó lựa một bộ quần áo tây cho sạch sẽ, ăn mặc như thường, đội nón...
Cười . . . Đáng lẽ nó phải sắm khôi giáp như hát bội, mà mắc nó nghèo, Thầy không biểu.
Bắt nó lên đứng trên, ngó mặt vô ngay ngôi Giáo Tông, lấy 9 tấc vải điều đắp mặt nó lại.
Lịch viết một lá phù (Giáng Ma Xử ) đưa cho nó cầm."
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
"Biểu Tắc leo lên bàn, con chấp bút bằng nhang, đến bàn Ngũ Lôi đặng Thầy triệu nó đến, rồi mới tới trước mặt Tắc, đặng Thầy trục xuất chơn thần nó ra, nhớ biểu Hậu, Đức, xông hương tay của chúng nó, như em có giựt mình té thì đỡ."
■ Đêm 14 rạng 15 tháng 3 năm Bính Dần (dl 25/26-4-1926), Đức Chí Tôn phong: (TNHT. I. 19)
Cư, phong vi Tá Cơ Tiên Hạc Đạo Sĩ.
Tắc, phong vi Hộ Giá Tiên Đồng Tá Cơ Đạo Sĩ.
■ Ngày 18-5-Bính Dần (dl 27-6-1926), Đức Chí Tôn dạy về Nhạc và Lễ nơi Thánh Thất, có đoạn như sau:
TNHT. I. 25: "Mấy đứa con là: Nghĩa, Hậu, Đức, Tràng, Cư, Tắc, Sang, đều mặc đồ trắng, hầu theo thứ lớp như vầy: Nghĩa, Đức đứng ngoài, là tại Bàn Thờ Hộ Pháp, rồi Hậu, Tràng đứng cặp kế đó, kế ba con sau rốt hết: Tắc giữa, Cư mặt, Sang trái."
■ Ngày 16-6-Bính Dần (dl 25-7-1926), Đức Chí Tôn giáng khen Thiên phục của Ngài Phạm Công Tắc:
TNHT. I. 32: Cười! Tắc, con coi mặc Thiên phục có xấu gì đâu con? Một ngày kia, sắc phục ấy đời sẽ coi quí trọng lắm! Con ôi! Con có biết những điều ấy bao giờ!
Qua các phần Thánh giáo của Đức Chí Tôn mà chúng tôi vừa trình bày trên, trích trong TNHT, chúng ta thấy không có ngày Thiên phong chánh thức cho ba vị: Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang vào ba chức vụ quan trọng nhất của HTĐ là: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, mà chỉ thấy kết quả của việc Thiên phong ấy, như về vị trí đứng hành lễ chầu Đức Chí Tôn, Thiên phục.
Đặc biệt chỉ có Ngài Phạm Công Tắc là được Đức Chí Tôn trục chơn thần. Việc trục chơn thần nầy là Đức Chí Tôn làm chơn thần Ngài Phạm Công Tắc được thanh khiết để chơn linh của Ngự Mã Thiên Quân giáng vào xác thân của Phạm Công Tắc và Đức Chí Tôn đặt Ngài vào phẩm vị Hộ Pháp của ĐĐTKPĐ. Chỉ có Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc mới được giáng linh trọn vẹn, còn quí vị khác chỉ là chiết chơn linh giáng trần. (Xem thêm mục 20: Nguyên căn của Đức Phạm Hộ Pháp).
4. Phò loan Phong Thánh:
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư được Đức Chí Tôn chỉ định làm cặp Phò loan Phong Thánh, để Đức Chí Tôn và Đức Đại Tiên Lý Thái Bạch phong thưởng các phẩm Chức sắc lập thành Hội Thánh.
Nhờ cặp Phò loan Phong Thánh nầy, Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền cho CTĐ Nam phái, rồi giao cho Đức Lý lập Pháp Chánh Truyền cho CTĐ Nữ phái. Kế đó, Đức Chí Tôn lập Tịch Đạo cho Nam phái và cho Nữ phái.
Đức Chí Tôn phong các phẩm Chức sắc CTĐ: Chưởng Pháp 3 vị, Đầu Sư 3 vị, Chánh Phối Sư 3 vị, nhiều vị Phối Sư, Giáo Sư, Giáo Hữu và Lễ Sanh, cả Nam phái và Nữ phái.
Cũng do cặp Phò loan Phong Thánh nầy, Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài, phong Thập nhị Thời Quân, và một vài vị Bảo Quân trong Thập nhị Bảo Quân, cơ quan Hàn Lâm Viện của Đạo Cao Đài.
Như vậy, Đức Chí Tôn lập PCT là tạo thành Hiến pháp của Đạo, làm căn bản tổ chức Giáo Hội của Đạo Cao Đài.
Nhờ cặp Phò loan Phong Thánh nầy, Đức Chí Tôn giáng dạy Đạo lý, lập thành một hệ thống Giáo lý và Triết lý mới mẻ và đầy đủ, phô diễn được Chơn lý hằng hữu bất biến của Càn Khôn, dung hợp và bao quát được các giáo lý và triết lý của các nền tôn giáo đã có từ trước đến nay.
Khi Đức Cao Thượng Phẩm đăng Tiên ngày 1-3-Kỷ Tỵ (1929), cặp Phò loan Phong Thánh không toàn vẹn nữa. Lúc đó, khi có Phong Thánh hay lập Đạo Nghị Định thì Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng thay thế Đức Cao Thượng Phẩm, ngồi phò loan với Đức Phạm Hộ Pháp, nhưng luôn luôn có Đức Cao Thượng Phẩm đến trợ điển cho Cao Tiếp Đạo nâng loan.
5. Lập Hội Thánh Ngoại Giáo (1927):
Khi Đức Chí Tôn ra lịnh tổ chức Lễ Khai Đạo ngày 15-10-Bính Dần (1926) tại Thánh Thất tạm là Chùa Từ Lâm Tự, Gò Kén Tây Ninh, Đức Phạm Hộ Pháp xin tạm nghỉ làm việc 6 tháng ở Sở Thương Chánh Sài Gòn, để hợp lực với Hội Thánh lo việc Khai Đạo.
Sau khi mãn phép, Đức Phạm Hộ Pháp bạch hỏi ý kiến của Đức Chí Tôn, có nên xin nghỉ việc luôn để hành đạo hay không, thì Đức Chí Tôn giáng trả lời là chưa phải lúc cần thiết, cứ đi làm việc trở lại, rồi sẽ có chuyện hay.
Thế là Đức Phạm Hộ Pháp trở lại làm việc ở Sở Thương Chánh Sài Gòn. Chánh quyền Pháp không muốn để Đức Phạm Hộ Pháp làm việc ở Sài Gòn, sợ Ngài hoạt động mạnh mẽ cho Đạo Cao Đài, nên họ đổi Ngài lên làm việc ở Nam Vang, thủ đô nước Cao Miên.
Đức Hộ Pháp lợi dụng hoàn cảnh mới nầy để mở Đạo tại Kim Biên Nam Vang, xây dựng cơ sở Đạo đầu tiên, để dần dần thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo tại Nam Vang.
Đức Phạm Hộ Pháp có thuật lại trong bài thuyết đạo:
"Riêng Bần đạo là công chức, khi vâng lịnh Đức Chí Tôn đến Chùa Gò Kén mở Đạo, Bần đạo có xin phép nghỉ 6 tháng, đến chừng trở lại làm việc, người ta đổi Bần đạo lên Kim Biên. Nơi đó, Bần đạo vừa làm việc vừa lo mở Đạo..."
Đàn cơ ngày 27-7-1927 (âl 29-6-Đinh Mão) tại Kim Biên, Đ. Chí Tôn ân phong các vị sau đây vào hàng Chức sắc:
Giáo Hữu: Thượng Bảy Thanh (Lê Văn Bảy).
Giáo Hữu: Thượng Lắm Thanh (Nguyễn Văn Lắm).
Giáo Hữu: Ngọc Sự Thanh (Võ Văn Sự).
Lễ Sanh: Thượng Chữ Thanh (Đặng Trung Chữ).
Lễ Sanh: Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh).
Lễ Sanh: Thái Của Thanh (Phạm Kim Của).
Nữ Giáo Hữu: Hương Phụng (Bà Batrya Trần Kim Phụng).
Nữ Giáo Hữu: Hương Huê (vợ của Ông Lê Văn Bảy).
Tiếp Đạo HTĐ: Cao Đức Trọng.
Nhờ số Chức sắc đầu tiên nầy, Đức Phạm Hộ Pháp thành lập CƠ QUAN TRUYỀN GIÁO HẢI NGOẠI, thường gọi là HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO tại Kim Biên Nam Vang, có nhiệm vụ phổ độ nhơn sanh ngoại quốc tại đây gồm: Việt kiều, Hoa kiều, người Pháp và người Cao Miên.
Giáo Hữu Thượng Bảy Thanh được cử làm Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo.
Hội Thánh Ngoại Giáo được đặt dưới quyền điều khiển thiêng liêng của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo) với Chức vụ: Chưởng Đạo, do Đức Chí Tôn phong, và dưới sự bảo trợ hữu hình của Đức Phạm Hộ Pháp.
6. Lấy Long Tuyền Kiếm (1930):
Nước Tàu có số dân vĩ đại, nhưng lúc nào cũng lo sợ nước VN hùng mạnh. Cho nên các thầy địa lý của Tàu luôn luôn tìm cách ếm vào các cuộc đất tốt có linh khí kết phát nhân tài của VN để VN không sản xuất được người tài giỏi tranh đua với họ. Cũng như khi xưa, sau khi Mã Viện đánh thắng Hai Bà Trưng, ông ta dựng cây cột đồng có ghi hàng chữ: "Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt" là để ếm vào long mạch kết phát nhân tài của nước ta.
Khoảng năm 1914, bắt đầu cuộc thế giới đại chiến lần thứ I, một người Tàu Triều Châu độ 65 tuổi len lỏi qua VN, đến làng Phú Mỹ quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, dùng cây kiếm báu Long Tuyền, ếm vào đỉnh của hòn núi đất vàng sắp nổi lên, mà sau nầy người Tàu biết là nơi đây, linh khí núi sông sẽ sản xuất nhân tài VN; khi có nhân tài xuất hiện thì cây kiếm báu nầy sẽ giết chết lúc còn trẻ. Đó là lời thuật lại của các bô lão hiểu biết ở vùng nầy.
Khi Đức Chí Tôn chọn Miền Nam VN làm nơi khai sáng mối Đạo của Đức Chí Tôn, thì Đức Chí Tôn ân xá cho dân tộc VN khỏi các tai ách lớn. Do đó, Bát Nương DTC mách cho Đức Phạm Hộ Pháp biết để đi xuống làng Phú Mỹ lấy Long Tuyền Kiếm, phá phép ếm của người Tàu.
Ngày 28-3-Canh Ngọ (dl 26-4-1930), Đức Phạm Hộ Pháp dẫn một phái đoàn gồm có Ông Lê Văn Trung (CQPT) và Ông Đinh Công Trứ, cùng với một số ít tín đồ vùng đó, từ Thánh Thất Khổ Hiền Trang, đi xuồng vào chỗ ếm, có Lỗ Ban Sư chỉ dẫn, đào lấy được Long Tuyền Kiếm, khi lấy kiếm lên, nước trong long mạch phun ra, Đức Phạm Hộ Pháp liền cho đào một con kinh đi qua chỗ ếm để nước trong long mạch chảy ra hòa vào các con sông, phá hẳn phép ếm độc hại của thầy địa lý người Tàu, mà còn làm cho dân tộc VN hưởng được nhiều điều tốt đẹp do khí thiêng sông núi đem lại.
Đức Phạm Hộ Pháp nói: "Ngày nay là ngày kỷ niệm giống dân Lạc Hồng được hưởng Đạo Trời khai, sẽ gỡ ách cho dân tộc và sẽ cổi ách nô lệ, dòng dõi tổ phụ sẽ phục nghiệp, dân tộc sẽ xuất hiện nhiều nhân tài, phá tan xiềng xích, chẳng còn lệ thuộc một sắc dân nào."
7. Đức Phạm Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông lập Bát Đạo Nghị Định:
Ngày mùng 3-10-Canh Ngọ (dl 22-11-1930), Đức Lý Giáo Tông giáng cơ yêu cầu Đức Phạm Hộ Pháp hiệp với Ngài lập thành 6 Đạo Nghị Định để chỉnh đốn nền Đạo, phân định quyền hành giữa các chức vụ cao cấp của CTĐ và HTĐ.
Trong Đạo Nghị Định thứ nhì, Đức Lý Giáo Tông giao cho Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt quyền Giáo Tông Hữu hình tại thế để điều hành nền Đạo cho được mau lẹ dễ dàng.
Ngày 16-7-Giáp Tuất (dl 25-8-1934), tức là gần 4 năm sau ngày ban hành 6 Đạo Nghị Định trước, Đức Lý Giáo Tông lại hiệp cùng Đức Phạm Hộ Pháp, lập Đạo Nghị Định thứ 7 và thứ 8, để trị loạn trong nền Đạo, ngăn cấm việc lập chi phái và không cho các chi phái về Tòa Thánh phá Đạo.
Nhờ Bát Đạo Nghị Định nầy mà nền Đạo Cao Đài tại TTTN dần dần đi vào trật tự, ổn định và phát triển.
8. Chưởng quản Nhị Hữu hình Đài.
Sau khi Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung qui Thiên ngày 13-10-Giáp Tuất (dl 19-11-1934), Đức Lý Giáo Tông giáng cơ giao quyền Giáo Tông hữu hình tại thế cho Đức Phạm Hộ Pháp, theo đúng lời của Bát Nương và Lục Nương giáng cơ cho biết trước đó khoảng 9 tháng: Ngọc Hư Cung đã chuyển pháp, giao quyền cho HTĐ cầm số mạng của nhơn sanh.
Bài Thánh Ngôn nầy ngày 12-2-1934 (âl 29-12-Quí Dậu), có in trong TNHT, xin trích ra sau đây:
"BÁT NƯƠNG,
Em nhớ lại, khi Ngọc Hư Cung cho HTĐ cầm số mạng nhơn sanh, lập thành Chánh giáo thì Đại Từ Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho CTĐ.
Cả Ngọc Hư, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều ngạc nhiên sự lạ. Đại Từ Phụ phổ giáo rằng: Hay! Hay! Không lẽ để phận hèn, ngày sau sẽ rõ Thánh ý Người quyết liệu."
"LỤC NƯƠNG,
Khi mơi nầy Em đặng tin lành: Ngọc Hư lo chuyển pháp. Cả Thiên thơ hủy phá, sửa cải pháp chơn truyền.
Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật vui mừng chẳng xiết, Diêu Trì Từ Mẫu đẹp dạ không cùng, nhưng vì cái mừng ấy mà làm cho Người đổ lụy... ... ..."
Trong TNHT, phần Thi Văn Dạy Đạo, cũng có một bài thi cho biết việc nầy:Bắt ấn trừ yêu đã tới kỳ,
Ngọc Hư định sửa mối Thiên thi.
Cửu Trùng không kế an thiên hạ,
Phải để Hiệp Thiên đứng trị vì.
Thành pháp dìu đời qua nẻo khổ,
Nên công giúp thế lánh cơn nguy.
Quyền hành từ đấy về tay nắm,
Phải sửa cho nên đáng thế thì.Như vậy, chúng ta thấy, Ngọc Hư Cung đã chuyển pháp, truất quyền lãnh đạo nhơn sanh của CTĐ để chuyển qua giao quyền nầy cho HTĐ nắm giữ. Cho nên, sau khi Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung qui Thiên Đức Lý Giáo Tông giao quyền Giáo Tông hữu hình tại thế cho Đức Phạm Hộ Pháp nắm giữ, thành ra Đức Phạm Hộ Pháp chưởng quản Nhị Hữu Hình Đài: Hiệp Thiên và Cửu Trùng. Điều đó là đúng theo sự chuyển pháp của Ngọc Hư Cung.
Lúc đó có rất nhiều sự kiện rối ren xảy ra trong nền Đạo, bên trong nội bộ của Đạo thì chia rẽ trầm trọng, bên ngoài thì nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách áp đảo.
Hội Thánh gấp rút triệu tập Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh để tìm phương củng cố nền Đạo.
Ngày 6-11-Giáp Tuất (dl 12-12-1934), Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh đồng yêu cầu Đức Phạm Hộ Pháp nắm quyền Chưởng quản CTĐ cho đến ngày có đủ ba vị Đầu Sư, để sớm chỉnh đốn nền Đạo.
Như vậy, chúng ta nhận thấy, Ngọc Hư Cung nơi cõi thiêng liêng và Hội Thánh, Hội Nhơn Sanh nơi cõi phàm trần, đều đồng nhứt ý kiến, giao cho Đức Phạm Hộ Pháp cầm quyền thống nhứt nền Đạo.
Kể từ ngày ấy, Đức Phạm Hộ Pháp nắm quyền thống nhứt, Chưởng quản Nhị Hữu Hình Đài: HTĐ và CTĐ. Nhờ quyền thống nhứt rộng rãi nầy, Đức Phạm Hộ Pháp lèo lái con thuyền Đạo từ từ qua khỏi cơn sóng gió và phát triển thêm lên vượt bực.
Ngày 18-10-Ất Hợi (dl 13-11-1935), Đức Lý Giáo Tông có giáng cơ tại Hộ Pháp Đường nói chuyện với Đức Phạm Hộ Pháp, xin trích ra một đoạn:
TNHT: "- Cười! Lão chẳng nói rõ, Hiền Hữu cũng thấy hiển nhiên rằng từ thử, thảng Lão có muốn nên cho Đạo đi nữa thì cũng không thi thố chi đặng với một Hội Thánh hữu danh vô thực như vậy có phải? May thay! Thiên thơ do một mặt chẳng chi dời đổi trở ngăn, nên may ra nữa, từ đây Lão có phương cầm quyền trị thế.
Hộ Pháp bạch: - Thiên thơ đã đổi, đệ tử xin giao quyền hành của Quyền Giáo Tông lại cho Ngài đặng Ngài đủ oai cầm Thiên thơ vững chặt.
- Cười! Lão e cho, một là Lão đã cho, không lẽ lấy lại; hai là hành pháp thì dễ, hành hình thì khó, không có nửa quyền trị thế của Lão nơi tay thì Hộ Pháp có thế nào điều hành Hội Thánh cho đặng. Ấy vậy, cứ để y"....
Một bài Thánh giáo khác của Đức Lý Giáo Tông nói thêm về việc: Tại sao Đức Lý Giáo Tông giao quyền Giáo Tông Hữu hình cho Đức Phạm Hộ Pháp nắm giữ:
Phò loan: Hộ Pháp Tòa Thánh, 1-12-Quí Tỵ (dl 5-1-1954).
Tiếp Đạo.
LÝ GIÁO TÔNG
- Hiền Hữu có nghĩ tại sao Lão phải dâng quyền Giáo Tông cho Hiền Hữu đặng trọn quyền Chí Tôn Hữu Hình tại thế chăng?
Hộ Pháp bạch: - Xin Ngài dạy rõ.
- Thì cũng do lòng từ bi vô tận của Đại Từ Phụ. Người sợ oai của Lão khi cầm quyền thiêng liêng mối Đạo quá chấp nê phàm tánh, không dung thứ tội tình cho con cái của Người, nên giao cho Hiền Hữu là bạn đồng sanh, biết đau đớn, biết khổ cực với mảnh thi phàm, mà rộng dung cho họ. Cười...
Quyền Chí Tôn trong tay Hiền Hữu thì cứ tự dụng đặng định vị cho Thánh Thể của Người. Lão chẳng nên can thiệp vào đó. Nầy Hiền Hữu, Lão nói thử, Hiền Hữu nghĩ coi có lẽ nào Lão cầm cơ thăng vị cho những người như: Kiên, Chấn, Thạch, Dược.
Cười . . . Hiền Hữu tự mình định liệu lấy, nếu cần, phò loan nơi Giáo Tông Đường, Lão sẽ đến bàn luận. Lão xin kiếu. THĂNG.
9. Cất Tòa Thánh và Báo Ân Từ:
Thánh ý của Đức Chí Tôn muốn xây dựng tại Tây Ninh một ngôi Tòa Thánh khang trang để tạo thành khối đức tin cho toàn tín đồ Đạo Cao Đài. (Thánh ngôn của Đức Chí Tôn: Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng tại Tây Ninh đây mà thôi).
Đức Lý Giáo Tông muốn xây dựng Tòa Thánh lớn lao nguy nga tráng lệ theo kiểu vở của Thiên đình, xứng đáng là Bạch Ngọc Kinh tại thế. Do đó, Đức Lý dạy đi mua đất, định hướng, vẽ kiểu và ra kích thước Tòa Thánh cho Hội Thánh theo đó mà xây dựng.
■ Khởi đầu, vào tháng 10 năm Tân Mùi (1931), Ngài Thái Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh lãnh trách nhiệm khởi công cất Tòa Thánh, đào móng, làm Hầm Bát Quái. Sau đó, vì gặp nhiều khó khăn trở ngại nên công việc phải ngưng lại.
■ Kế tiếp Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, hiệp cùng Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh tiếp tục công trình xây dựng, nhưng không tiến triển được bao nhiêu.
■ Tiếp theo nữa, Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh đứng ra vận động tiền bạc mua vật liệu để xây cất, có mướn Bác vật Phan Hiếu Kinh làm Cố Vấn, khởi làm lầu HTĐ, đổ được plafond chút ít rồi cũng dừng lại, do nền Đạo lúc bấy giờ chinh nghiêng, nội bộ chia rẽ vì chánh quyền Pháp xúi giục.
■ Khi Đức Phạm Hộ Pháp nắm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài, Đức Ngài mới trù tính kế hoạch xây cất Tòa Thánh cho đạt kết quả thành công.
Đức Ngài huy động 500 vị công quả hiến thân Phạm Môn làm lực lượng công thợ nồng cốt, và khởi công tiếp tục công trình tạo tác Tòa Thánh, vào ngày 1-11-Bính Tý (dl 14-12-1936).
Đức Ngài lại buộc các công quả công thợ phải lập hồng thệ: Trong suốt thời gian xây cất Tòa Thánh, không được cưới vợ hay lấy chồng, đặng đủ tinh khiết mà tạo tác.
Đức Ngài chỉ thị cho các Châu Đạo và Tộc Đạo bên Hành Chánh và bên Phước Thiên, nổ lực lo quyên góp tiền bạc, vật liệu và lương thực, gởi liên tục về Tòa Thánh để công cuộc xây dựng được liên tục mau chóng.
Đến ngày 4-6-Tân Tỵ (dl 28-6-1941), sau hơn 4 năm nổ lực làm việc, công việc xây dựng cơ bản đã xong, chỉ còn phần đắp vẽ, trang trí và sơn phết, thì một biến cố quan trọng xảy ra, chánh quyền Pháp vào Tòa Thánh bắt Đức Phạm Hộ Pháp và một số Chức sắc cao cấp đày đi hải đảo Madagascar, ở Phi Châu, chúng chiếm đóng Tòa Thánh làm chỗ đậu xe nhà binh, xua đuổi các công thợ và Chức sắc ra khỏi Nội Ô.
Ngày 4-8-Bính Tuất (dl 30-8-1946), tức là hơn 5 năm sau, qua bao nhiêu biến cố chánh trị, chánh quyền Pháp bị bắt buộc phải đưa Đức Phạm Hộ Pháp trở về Tòa Thánh.
Ngay sau đó, Đức Phạm Hộ Pháp kêu gọi số công quả cất Tòa Thánh khi trước, trở lại tiếp tục công việc, gấp rút sửa chữa những chỗ hư hỏng do bọn lính Pháp gây ra, rồi lo đắp, vẽ, trang trí, cho đến cuối năm âm lịch phải hoàn thành.
Ngày 30 tháng chạp năm Bính Tuất (dl 21-1-1947), Tòa Thánh được hoàn thành trong nỗi vui mừng của toàn cả tín đồ Đạo Cao Đài.
Qua ngày mùng 3 Tết, tức là ngày 3-Giêng-Đinh Hợi, (dl 24-1-1947), Tổng Giám Lê Văn Bàng, các Phó Tổng Giám, Tá Lý, đại diện các công thợ nam nữ xây cất Tòa Thánh làm lễ bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh.
Ngày mùng 6-Giêng-Đinh Hợi (dl 27-1-1947), tức là 3 ngày sau khi giao lãnh Tòa Thánh, Đức Phạm Hộ Pháp thiết lễ Trấn Thần Tòa Thánh, và ngày mùng 8-Giêng-Đinh Hợi, làm lễ rước Quả Càn Khôn từ Báo Ân Từ trở về an vị nơi BQĐ Tòa Thánh để khuya hôm đó thiết Đại Lễ cúng Vía Đức Chí Tôn lần đầu tiên tại Tòa Thánh mới vừa xây cất xong.
Lễ Khánh Thành Tòa Thánh, mãi đến năm Ất Mùi, nhân dịp Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn, ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất Mùi (dl 01-02-1955), Đức Phạm Hộ Pháp mới tổ chức Lễ Khánh Thành Tòa Thánh, Báo Ân Từ và các dinh thự trong Nội Ô. Đây là một cuộc lễ lớn lao và long trọng nhứt của Đạo Cao Đài từ trước tới nay tại Nội Ô Tòa Thánh.
Tòa Thánh là một công trình kiến trúc vĩ đại, tượng trưng Đạo Cao Đài và nền Văn minh Cao Đài. Tất cả tín đồ Đạo Cao Đài đều rất hãnh diện, xứng đáng là Bạch Ngọc Kinh tại thế.
Năm 1952, Đức Phạm Hộ Pháp xây dựng Báo Ân Từ để tạm làm nơi thờ phựng Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương.
Điện Thờ Phật Mẫu thiệt thọ sẽ được xây dựng sau nầy. Đức Phạm Hộ Pháp có dành sẵn một khu đất 4 mẫu ở Ngoại Ô Tòa Thánh, trên đường Bình Dương, tại Xóm Tà Mun, cách Tòa Thánh khoảng 1000 thước, để xây dựng Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương. Kiểu vở và kích thước của Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương sẽ được các Đấng giáng cơ vẽ ra cho biết khi khởi đầu thiết kế xây dựng.
Như vậy, Đức Phạm Hộ Pháp đã xây dựng thành công hai Đền Thờ lớn:
- Một là Tòa Thánh để thờ Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức là thờ Ngôi Dương của CKVT.
- Hai là Báo Ân Từ để thờ Đức Phật Mẫu, tức là thờ Ngôi Âm của CKVT.
Đây là điểm đặc biệt và mới mẻ trong giáo lý của Đạo Cao Đài, xứng đáng là một nền Tân Tôn giáo, và Đạo Cao Đài sẽ nương theo hai thế lực mạnh mẽ Dương và Âm ấy của Càn Khôn mà phát triển để cứu độ chúng sanh trong thất ức niên (700.000 năm).
10. Lập các phẩm Chức sắc HTĐ dưới Thập nhị Thời Quân:
Năm 1935, có nhiều vị Đạo hữu dày công cùng Đạo được đem vào Sổ Cầu Phong dâng lên Đức Lý Giáo Tông. Ngài phê: Để Hiệp Thiên Đài định vị.
Do đó, Đức Phạm Hộ Pháp cầu hỏi Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.
Đêm 16-2-Ất Hợi (dl 20-3-1935), Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng cơ góp ý cùng Đức Phạm Hộ Pháp, mở rộng trường công quả bên HTĐ, lập ra 7 phẩm Chức sắc dưới Thập nhị Thời Quân, để làm nhân viên giúp cho chư vị Thời Quân hành quyền Tư Pháp của HTĐ.
Bảy phẩm Chức sắc đó là:
Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.
Chưởng Ấn.
Cải Trạng.
Giám Đạo.
Thừa Sử.
Truyền Trạng.
Sĩ Tải.
Dưới phẩm Sĩ Tải, Đức Phạm Hộ Pháp muốn lập thêm một phẩm thứ 8 nữa là Luật Sự, đối phẩm với Chánh Trị Sự của CTĐ, nên Đức Phạm Hộ Pháp ký Sắc Lệnh số 34/SL ngày 23-5-Bính Tý (dl 11-7-1936) mở khoa thi tuyển chọn những người có khả năng vào phẩm Luật Sự.
11. Lập Phạm Môn và Cơ Quan Phước Thiện:
Khởi đầu, Đức Lý Giáo Tông lập Minh Thiện Đàn tại nhà ông Đinh Công Trứ ở làng Phú Mỹ quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho ngày 15-7-Mậu Thìn (dl 29-8-1928).
Sau đó, ngày 25-2-Kỷ Tỵ (dl 4-4-1929), Đức Lý Giáo Tông giao Minh Thiện Đàn cho Đức Phạm Hộ Pháp để Ngài thành lập Phạm Môn, theo tinh thần của bài thi bốn câu của Đức Chí Tôn ban cho:Tỉnh ngộ xá thân tại Phạm Môn,
Khuyến tu hậu nhựt độ sanh hồn.
Vô lao bất phục hồi chơn mạng,
Tỉnh thế kỳ thân đắc chánh tôn.Các cơ sở Lương điền Công nghệ của Phạm Môn được chánh thức khai mở vào cuối năm Canh Ngọ (1930) tại Tâm Lạch, xã Trường Hòa (Tây Ninh).
Đầu tháng Giêng năm Giáp Tuất (1934), sau khi ăn Tết xong, Đức Phạm Hộ Pháp ra lịnh triệu tập khẩn cấp tất cả các công quả Phạm Môn về Nội Ô để giữ Tòa Thánh, chống lại lực lượng của Chi phái Bến Tre kéo về dùng bạo lực đánh chiếm Tòa Thánh.
Ngày 20-Giêng-Giáp Tuất (dl 5-3-1934), lực lượng của Chi phái Bến Tre từ Sài Gòn, bao xe đò, kéo về Tòa Thánh rất đông, bị các công quả Phạm Môn chận ngay tại các cổng lớn, kiên quyết không cho xâm nhập Nội Ô Tòa Thánh, chỉ yêu cầu vài vị đại diện của Chi phái, vào Tòa Thánh gặp Đức Quyền Giáo Tông để dàn xếp, nhưng các vị ấy không chịu vào, rốt cuộc họ không làm được việc gì, khiến âm mưu chiếm đoạt Tòa Thánh của họ bị thất bại hoàn toàn.
Những người cầm đầu Chi phái nầy vu cáo các công quả Phạm Môn với nhà cầm quyền Pháp nơi tỉnh Tây Ninh, khiến cho nhà cầm quyền Pháp tìm cách bắt bớ các công quả Phạm Môn, và buộc Hội Thánh đóng cửa các cơ sở Phạm Môn.
Năm Mậu Dần (1938), Đức Phạm Hộ Pháp chuyển Phạm Môn thành Cơ Quan Phước Thiện, trực thuộc Chi Đạo HTĐ, dưới quyền đặc biệt của Đức Phạm Hộ Pháp, do Đạo Nghị Định số 48/PT ngày 19-10-Mậu Dần (dl 10-12-1938) của Đức Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp đồng ký tên, qui định 12 phẩm cấp Chức sắc Phước Thiện gọi là Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng, kể ra sau đây:
Phật Tử.
Tiên Tử.
Thánh Nhơn.
Hiền Nhơn.
Chơn Nhơn.
Đạo Nhơn.
Chí Thiện.
Giáo Thiện.
Hành Thiện.
Thính Thiện.
Tân Dân.
Minh Đức.
Phước Thiện là cơ quan bảo tồn sanh chúng trên đường sanh hoạt, nuôi sống thi hài, tức là cơ quan giải khổ cho nhơn sanh, tầm phương bảo bọc kẻ tật nguyền, cô độc, dốt nát, ít oi, và giúp tay cho CTĐ tận độ nhơn sanh cho tròn trách nhiệm.http://www.caodaiebook.info/CaoDaiTuDien/h/h4-112a.htm
Di Liên Đài Đức Hộ Pháp.29/29 bởi tayninh
( Xin xem tiếp bài 14- dienbatn).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét