CÓ MỘT LÀNG QUÊ NHƯ THẾ.
DẪN CHUYỆN : Trong thời gia vừa qua, dienbatn và một số thành viên của Đạo tràng Liên Hoa Vô Vi có đi khảo sát Địa mạch một vùng quê tại Huyện Lý Nhân - Nam Hà vì có thông tin có nhiều chuyện lạ và nhiều vụ chết người bí ẩn trong các dòng họ ở khu vực này. Xin kể lại cùng các bạn tham khảo.
Nơi khảo sát thuộc Thôn Phúc Thủy thuộc xã Hợp Lý huyện Lý Nhân Hà Nam.
Giếng đình chính là mắt phải bên Bạch Hổ của Long mạch Phúc Thủy.
Hình thể địa lý : Đầu thôn là sông Châu Giang. Sông được tách ra từ sông Đáy, một con sông từ hướng Tây Bắc chảy tới thành phố Phủ Lý. Bắt đầu tại địa phận thành phố Phủ Lý, sông chảy theo hướng Đông đến địa phận xã Tiên Phong huyện Duy Tiên, Hà Nam. Tại đây nó chia thành hai dòng . Dòng thứ nhất chảy theo hướng Bắc, đến địa phận xã Hợp Lý (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) thì sông tiếp tục đổi hướng chảy theo hướng Đông đổ ra và hợp lưu với sông Hồng tại vị trí cách cầu Yên Lệnh khoảng 4 km về hướng Nam. Dòng thứ hai cơ bản chảy theo hướng Tây- Đông, đổ vào sông Hồng tại điểm thuộc xã Hòa Hậu (Lý Nhân, Hà Nam).
Làng Phúc Thủy ngày trước chỉ có một ngôi đình và do làng chưa có chùa nên đình làng được một vị sư tăng sử dụng làm chùa . Vị trí đình được đặt tại giữa làng , bên cạnh là một cây đa cổ thụ không biết có từ bao giờ và ngay cạnh cây đa là một giếng nước rất đẹp. Phía trước đình là một hồ nước rộng lớn và đã được dân làng kè bờ xung quanh.
Chữ ghi trên hoành phi : LỊCH TRIỀU PHONG TẶNG.
Dòng chữ trên đòn thượng lương : Hoàng triều Thành Thái thập ngũ niên, tuế thứ Quý Mão đông, thập nhất nguyệt, thập nhị nhật, lương thời, kiên trụ thượng lương đại cốc ( Tức năm 1903) . Bản dịch của Chu Xuân Giao.
Một số kết cấu trong đình.
Sân đình.
Giếng bên Bạch Hổ.
Hồ tại Minh đường của đình.
Thời phong kiến các cụ bô lão trong làng khi xây đình đã nhờ một thầy địa lý đặt hướng đình . Nghe các cụ kể rằng việc đặt hướng đình rất kỳ bí, lúc đó phải lấy 6 thanh niên khiêng án đi vòng tròn, thầy địa lý ngồi trong Đàn pháp bắt quyết còn một ông địa chủ của làng mặc áo tế, cầm hai đồng xu chạy theo vòng tròn để gieo quẻ xin âm dương . Trong khi đó khu Đàn pháp nằm trên ruộng rau lang được người trồng rắc toàn gai mây và bồ kết , nhưng khi lấy được hướng đình hiện tại như bây giờ xong thì không một ai trong pháp đàn bị gai đâm (mọi người đều đi chân đất). Vị trí đất làm đình được các cụ kể lại rằng : hồi đó dân cư còn ít nên đất của làng có rất nhiều , nhưng chọn vị trí để xây đình với lý do là cây đa cổ thụ thường xuyên có đàn chim nhạn bay về đậu nên các cụ đã chọn khu đất này.
Khu vườn bên Thanh Long đình.
Khảo sát địa mạch bằng phương tiện xe đạp ...ơi.
Gần đây , khi xây được chùa trên đầu làng, dân làng đã chuyển toàn bộ tượng cũng như đồ thờ cúng lên chùa, đình chỉ còn thờ 03 ngai của Thành Hoàng làng và 02 giải yếm của bà Thánh Liễu Hạnh.
Ngày trước, người thủ đình làng này là một vị Pháp sư theo môn phái Phù thủy, nhưng dân làng vẫn cứ gọi là Sư Hợp.Người này theo dân làng nói, có nhiều phép thuật rất tàn ác. Theo các cụ bô lão trong làng, Sư Hợp là một người khiến cho cả làng phải nể sợ, thuần phục bằng các phép thuật của mình. Đã có không ít người ngang bướng, không được lòng Sư Hợp, ông này tuyên bố sẽ giết chết những người đó, và chẳng biết là có sự trùng hợp hay do phép thuật của phù thủy mà những người đó lăn ra chết tốt. Có nhiều giai thoại mà các cụ già còn nhớ được về sự tàn ác của vị Phù thủy này và hậu quả không mấy tốt đẹp của gia đình ông ta .
Thẳng với hướng đình xuống khoảng 1 km ,ở giữa cánh đồng có một giếng nước và một cây đa . Giếng nước này cũng rất thiêng, trẻ chăn trâu chỉ cần lấy que củi khuấy vào giếng là cả làng bên tay phải giếng bị ốm liểng xiểng. Do vậy, dân làng đã tổ chức nhờ thầy địa lý xem và được phán rằng : đấy là rốn con rồng, đầu rồng nằm tại đình thôn Phúc Thủy, khi động vào rốn rồng thì rồng vẫy đuôi nên cả làng mới bị ốm . Ông thầy địa lý này đã chỉ cách trấn yểm là dùng cứt gà sáp đổ xuống giếng, và vì thế nên giếng hiện tại không còn thiêng như trước nữa .
Xét về tình hình dân cư khu vực quanh đình có rất nhiều chuyện lạ.
Các hộ dân sinh sống quanh đình ,từ phía đầu làng xuống thì phía bên tay trái đình thì mọi người làm ăn bình thường nhưng cuộc sống không được khá giả . Những người phát theo con đường quan trường rất hiếm, chỉ được 2 đến 3 gia đình, còn chủ yếu là đi làm thuê để kiếm sống . Con cháu học hành rất khó đỗ đạt, chỉ học đến cấp 3 đã là giỏi rồi . Còn ở gần đình những hộ dân nằm bên tay phải thì rất bất ổn, khu vực đó có khoảng 15 hộ nhưng chiếm đến 12 hộ có người chết trẻ . Có gia đình chết đến 3, 4 người, có gia đình vừa có người chết trẻ ,vừa hai người con gái bị câm, và một người con trai bị còng (tật).
Từ đình chếch về hướng Đông Nam khoảng 500m cũng có một giếng nước không biết xuất hiện từ bao giờ, bên cạnh giếng trước đây là một miếu thờ nhưng bây giờ chỉ còn lại móng gạch
Tại giếng nước này ngày trước có một miếu thờ nay đã bị phá bỏ.
Vấn đề được đặt ra là phải trả lời các câu hỏi sau :
1/Nguyên nhân dẫn đến những cái chết liên tiếp của những người rất trẻ trong 15 hộ gia đình bên phía Bạch Hổ của đình ?
2/ Sự tích như thế nào mà trong đình còn thờ 02 dải yếm của Thánh mẫu Liễu Hạnh ?
3/Biện pháp hóa giải như thế nào đối với vùng đất này ?
dienbatn sẽ viết tiếp về vấn đề này ở phần nghiên cứu tiếp theo.
Thân ái. dienbatn.
ở quê cháu cũng có một ngõ toàn bộ đàn ông trong ngõ ấy chết sạch cháu cũng biết là tại phong thủy nhưng cũng ko biết làm thế nào
Trả lờiXóa