Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

PHONG THỦY LUẬN. BÀI 6.

PHONG THỦY LUẬN. BÀI 6.


PHẦN II : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.

( Tất cả các tài liệu dẫn trong bài này đều là tài liệu sưu tầm, dienbatn chỉ xin tóm lược lại ).



Cổ dịch Huyền không học là môn Địa lý bí truyền có từ rất lâu đời , nhưng cũng vì bí truyền nên những người được truyền thụ chân truyền rất ít, do vậy mà các kiến thức lọt ra bên ngoài khá muộn. Theo truyền lại bắt đầu do Quách Phác đời nhà Tấn , sau đó nối tiếp là Dương Quân Tùng đời Đường, Tưởng Đại Hồng cuối đời Minh , Ngô Cảnh Loan đời Tống và mãi đến đời Thẩm Trúc Nhưng cuối đời Thanh tác phẩm này mới lọt ra bên ngoài. Cổ dịch Huyền không học có 3 đặc điểm quan trọng : 
1/ Dùng lý luận Dịch học hậu thiên làm cơ sở.
2/Lấy phương pháp sắp xếp sao theo Lường Thiên xích làm công cụ.
3/ Lấy phân bố trường khí và môi trường tự nhiên làm căn cứ. 
Môn học này có tính lý luận cao, rất linh hoạt nên còn được gọi là " Hoạt dịch học " . Về mặt lý luận , nó lấy Khí và trường khí làm căn bản. Cái mà người đời gọi là cát hay hung đều do sự biến đổi âm dương và quan hệ sinh khắc của ngũ hành mà tạo nên. Cổ dịch Huyền không chính là nghiên cứu quy luật biến đổi của hai khí Âm - Dương cùng tính chất sinh khắc của ngũ hành trong môi trường tự nhiên , ngõ hầu tìm ra những quy luật vận động và hiểu rõ chúng để phục vụ co con người mưu cầu xu cát tỵ hung. Trong môn học này, người ta dùng La kinh làm công cụ , lấy sự sắp xếp cửu tinh , Lạc thư để xác định lý khí , lấy bố cục sông núi địa hình làm căn cứ , kết hợp cả hai mặt đó lại để xác định sự vượng suy.




A/ CĂN CỨ DỊCH LÝ CỦA HUYỀN KHÔNG HỌC.

Trong cổ dịch Huyền không, công cụ cơ bản để nghiên cứu là Dịch học. Dùng Dịch học nghiên cứu các phương vị khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong một môi trường nhất định - Đó chính là bản chất của cổ dịch Huyền không học. Nội dung chính của nó là Khí và sự vận hành của Khí . Hình thức biểu diễn của nó là sự thống nhất của phương vị không gian với sự dịch chuyển của thời gian -Đây cũng là tiền đề của lý thuyết tương đối của Anhxtanh trong môi trường 4 chiều Không - Thời gian. 

1/ Vạn vật trong vũ trụ đều hình thành từ Khí .

Kinh dịch viết " Tinh Khí là vật " , " Thiên địa yên ấm, vạn vật nảy sinh " . Hai câu đó nói rằng nguyên tố cơ bản của vũ trụ là Khí. Khí ở trạng thái hỗ độn thì trời đất chưa sinh. Khí trong, nhẹ nổi lên thành trời, khí nặng, đục chìm xuống thành đất. Trời bắt đầu phân thành dương trên , âm dưới . Khi dương Khí ở trên giao hòa với Khí Âm ở dưới thì sinh thành vạn vật. Linh Khí giao nhau sinh ra con người và vạn vật. Cho nên Khí ở khắp nơi , tồn tại mọi lúc, tạo thành vạn vật. Chúng ta cũng cần phải hiểu rằng : Khí này có bản chất bao quát hơn khí mà chúng ta thở hàng ngày. Khí mà chúng ta thở hàng ngày chỉ là một dạng thù hình của Khí mà chúng ta đang xét. Các cụ xưa có câu : " Nhất bản tán vạn thù - Vạn thù quy ư nhất bổn " - Đó chính là tính chất đặc trưng của KHÍ mà chúng ta đang xem xét.
Như vậy đến đây bắt buộc chúng ta cần phải có một định nghĩa cụ thể về KHÍ. Trong tất cả các sách từ trước đến nay, Khí không được định nghĩa cụ thể mà chỉ nêu ra những tính chất cụ thể của khí như : 
" Theo sách cổ để lại “Khí” gặp gió thì tán, nghĩa là “Khí” nhẹ, lẫn vào không khí nên bị gió cuốn đi. Nếu gió nhẹ vừa phải sẽ có tác dụng dẫn khí lưu thông, được coi là tốt. Còn gió mạnh làm tán khí, mất khí lại là không tốt.
Sách cũng ghi “Khí” gặp nước thì dừng. Thường thì khí trong tự nhiên vận động dựa theo sức mang của không khí, khi gặp vật cản sẽ đổi hướng theo dòng khí. Khí gặp nước thì dừng nghĩa là nước có khả năng giữ khí lại , khái niệm chuyên môn của phong thuỷ là “Tụ khí”. Hay nói một cách mang tính hình tượng hơn là nước có khả năng hút khí, hòa tan khí. Nước chảy chậm rãi, có chỗ dừng là rất tốt vì mang được khí tươi mới đến và lưu lại ở đó. Đó là nguyên nhân để các chuyên gia phong thuỷ nhìn dòng nước chảy để dự đoán khí vận trong lòng đất mà từ chuyên môn gọi là “Long mạch”. Tính chất của khí sẽ khác nhau tuỳ theo sự tụ thuỷ, sức chảy mạnh yếu trong lưu thông của dòng nước…..
Như vậy trong mô hình cơ học chất lưu đề nghị để nghiên cứu sự vận động, “Khí” được mô phỏng như là một chất lưu có các đặc tính sau:
* Có tính tụ hoặc tán.
* Có khối lượng quán tính nhỏ, dễ bị gió cuốn đi
* Có thể coi như độ nhớt động học thấp
* Có thể coi như có tính dính ướt mạnh với các vật thể có độ ẩm và nhiệt độ phù hợp, đặc biệt là vật thể sống, sinh vật.
“Khí” cần lưu động nhẹ nhàng, bình ổn mới có tác dụng tương tác tốt. Cũng giống như với các chất lưu khác, dòng chảy tầng bình ổn là dòng chảy lý tưởng. được coi là mang sinh khí đến. 
Dòng chảy hỗn tạp, chảy rối, dòng xoáy hay các dạng dòng chảy hẹp, vòi phun, dòng xung kích đều không tốt, gây nguy hiểm.
Chúng ta có thể hình dung tính chất thủy khí động học của “Khí phong thủy” gần giống của nước, trừ tác dụng của trọng lực, để dễ dàng cho việc khảo sát. Dòng nước chảy siết, nước xoáy mạnh cũng tạo ra xung khí, tạp khí. Nếu dòng nước bẩn thỉu, hôi hám thì khí cũng sẽ bị uế tạp, không còn mang được năng lượng sống cho con người nữa." ( Thạc sỹ Hà Mạnh Hùng ).
 Theo thiển ý của dienbatn tất cả những tính chất đã nêu ở trên chỉ là những dạng thù hình cụ thể của Khí mà chưa đi vào đúng bản chất của Khí. Với câu : " Nhất bản tán vạn thù - Vạn thù quy ư nhất bổn " - Đó chính là tính chất đặc trưng của KHÍ mà chúng ta đang xem xét , dienbatn cố gắng gượng gạo thử định nghĩa về Khí trong Phong thủy như sau, mong rằng các cao nhân bổ xung cho hoàn chỉnh.

ĐỊNH NGHĨA KHÍ VÀ TRƯỜNG KHÍ CỦA DIENBATN :

 Khí trong Phong thủy là một dạng năng lượng cơ bản để sinh ra mọi hình thức thù hình của vũ trụ và có quy luật vận động tuân theo quy luật vận động của Vũ trụ. Một tập hợp các dòng năng lượng sẽ tạo nên một Trường năng lượng có mật độ năng lượng thay đổi cả về độ lớn và chiều chuyển động. Trường năng lượng là dạng tồn tại của vật chất mà các tương tác cơ bản được thực hiện thông qua nó. Năng lượng tạo ra trường năng lượng này không phải do các hạt cơ bản như điện tử, proton... mà là những hạt có cấu trúc từ các quark với điện tích phân số. Chúng vẫn chưa được tìm ra. Tuy chưa tìm ra bản chất của chúng nhưng bằng nhiều cách, chúng ta vẫn có thể đo được chúng . Trong một không gian vật lý, có thể tồn tại nhiều trường năng lượng và các trường năng lượng này đều tuân theo Định luật bảo toàn năng lượng. Đối với thuyết Tương đối Einstein, chúng ta có thể vắn tắt như sau: Mỗi hệ quy chiếu quán tính đều tương đương nhau và vận tốc ánh sáng là tối đa. Trong khuôn khổ lý thuyết Einstein, đó là tiền đề. Nên trong một hệ tiền đề khác, thế giới khác rất có thể tồn tại vật chất nào đó có vận tốc nhanh hơn ánh sáng. Ví dụ: Chúng ta có một Hạt có khối lượng ảo thì tự nhiên nó chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Trường năng lượng của chúng ta đang xem xét có chiều không gian >= 3. Tùy theo số chiều không gian càng lớn thì tính chất của trường năng lượng này càng tinh khiết ( nhẹ, trong ). Quy luật vận động của chiều không gian lớn bao gồm toàn bộ quy luật của chiều không gian nhỏ và quy luật vận động của chiều không gian nhỏ không bao gồm toàn bộ quy luật vận động của chiều không gian lớn hơn. Trong các chiều không gian > 3 thì không còn tồn tại khái niêm không gian, thời gian và vận tốc ánh sáng không phải là lớn nhất. Thời gian trong các chiều không gian lớn hơn 3 có thể co lại hay kéo dài, có thể chồng quá khứ và tương lai lên với nhau và có thể thắng được lực hấp dẫn bằng ý chí của mình. Như vậy tại đó không có khái niệm về Thời gian.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, tất cả mọi dạng vật chất mà chúng ta có thể nhận biết đều là những dạng thù hình của KHÍ - Trường năng lượng đặc biệt tuân theo quy luật Âm - Dương , Ngũ hành.


Octonion và lý thuyết hạt cơ bản của GS.TSNguyễn Hoàng Phương.

" Vũ trụ là một hệ thống sinh học cần phải có 2 phần không thể thiếu được : 1/ Phần cứng : Vật lý học với tính chất duy lý của nó . 2/ Phần mềm : Kinh dịch với tính Minh triết của nó . Ý đồ thống nhất Đông - Tây của nhà Phật là không phải loại trừ một trong hai phía khoa học trên mà là tìm cách gộp cả hai phía trong một sơ đồ chung " 

2/ Âm - Dương đối lập và thống nhất là trạng thái cơ bản của Khí :
Một vật là một Thái cực nên thái cực chia thành âm dương. Do vậy mọi vật đều do hai khí âm - dương cấu thành. Sự đối lập và thống nhất của Khí biểu hiện thành trạng thái vật chất . Âm - dương đối lập và thống nhất là quy luật vận động của vũ trụ , nhưng giữa âm khí và dương khí không phải lúc nào cũng cân bằng nhau. Chúng có thể biểu hiện nhiều hơn hoặc ít hơn, hoặc biểu hiện thành bao dung nhau.  


Âm - dương chuyển hóa gọi là biến. Cực dương sinh âm , cực âm sinh dương. Âm dương vận hành gọi là thông - Cùng tắc biến - Biến tắc thông. Âm - dương không biến , không thông thì trời đất không tồn tại .  Sự biến hóa của âm - dương trên gọi là Đạo, dưới gọi là Khí . Nói về vạn vật là nói về Đạo, nói về hình của vạn vật là nói về Khí. " Nhất âm - Nhất dương chi vi Đạo " là cái lý này. Trong Phong thủy, phần mộ gọi là âm trạch, nhà cửa gọi là dương trạch. Địa lý Phong thủy lấy âm - dương trạch làm đối tượng nghiên cứu. Tất nhiên là chúng ta thực hiện trong hệ tọa độ Đề các - Tức là trong không gian 3 chiều. Tuy nhiên nhiều trường hợp , chúng ta vẫn cần phải có kiến thức về những chiều không gian >3 mới giải quyết chính xác công việc nghiên cứu. Các phương vị trong không gian đều là âm - dương đối lập - thống nhất. Hậu thiên Bát quái chia thành 24 sơn và hướng . Sơn và hướng lại được chia thành âm và dương, giới hạn của chúng rất rõ không thể lẫn lộn . Sự vận hành của Khí cũng chia ra âm - Dương , âm vận hành nghịch, dương vận hành thuận.  Tọa Sơn và lập hướng đều phải căn cứ theo sự vượng, suy của hai khí âm - dương.

3/ Biến đổi là sự tồn tại của sinh mệnh vạn vật. 
Trong vũ trụ này, cái duy nhất không biến đổi - Chính là sự biến đổi. Sự biến đổi của Khí là vĩnh hằng, không ngừng nghỉ. Vòng chu kỳ : Trường sinh - Mộc dục - Quan đới - Lâm quan - Đế vượng - Suy - Bệnh - Tử - Mộ - Tuyệt - Thai - Dưỡng cứ luân chuyển không ngừng không nghỉ. Trong Địa lý thì thất sắc ( 7 màu ), cửu Khí ( 9 khí ) biến đổi tuần hoàn trong sự dịch chuyển của thời gian , biến đổi tuần hoàn theo mùa, biến đổi tuần hoàn trong sự thuận nghịch của Âm - Dương. làm Phong thủy chính là phương pháp tìm cách xu cát - Tỵ hung. Chúng ta nghiên cứu Phong thủy và áp dụng vào cuộc sống không phải là tìm vũ khí chống lại Trời, chống lại quy luật vận động của vũ trụ mà chính là dựa trên sự hiểu biết của mình để hòa đồng cùng quy luật vận động của vũ trụ, thuận theo quy luật vận động của vũ trụ ngõ hầu tìm cho mình một cuộc sống an vui , hài hòa.

4/ Hệ thống lý luận của Cổ dịch Huyền không bắt nguồn từ " Thuyết quái " của Kinh dịch.
Dịch biến theo một phương vị nhất định và có tượng vật tương ứng. Các phương vị do câu : " Đế xuất hồ Chấn - tề hồ Tốn - tương kiến hồ Ly- chí dịch hồ Khôn - thành ngôn hồ Cấn " . Đây cũng chính là căn bản của Hậu thiên Bát quái Văn vương.



Mối quan hệ giữa 8 phương vị là mối quan hệ của 8 loại yếu tố của môi trường sơn - thủy. Huyền không lấy bát quai của Văn vương làm cơ sở , lấy mối quan hệ phương vị bát quai Văn vương  và thuyết Ngũ hành để xây dựng nên toàn bộ hệ thống ly luận mà chúng ta sẽ nghiên cứu. Sự phát minh ra La kinh chính là biểu hiện tập trung của hệ thống lý luận này. Hình thức nguyên thủy của La kinh là hậu thiên bát quái của Văn vương và đây cũng là loại La kinh thông dụng nhất.
Trong Địa lý, người ta dùng tượng ( hình tượng - Ý nghĩa ) của quẻ để phán đoán cát hung cho âm - dương trạch. Cho dù dùng tượng quẻ hay ngũ hành để chọn ra các tượng vật dùng để phán đoán đều phải gắn chặt với nội dung mà " Thuyết quái " bao hàm , lấy nội dung đó làm căn bản để mở rộng suy luận.

Lưu ý của dienbatn : Qua các phần trên chúng ta phải hiểu rõ định nghĩa của Khí trong phong thủy với những tính chất tổng quát. Chúng ta không thể nhầm lẫn giữa Khí và gió mặc dù gió cũng là Khí ...nhưng lại không hoàn toàn là Khí !!!! Có như vậy chúng ta mới không dẫn đến những kết luận sai lầm đến tức cười ví như cầu thang không có lan can sẽ rơi mất Khí...hoặc như sau khi dẫn khí vào nhà mà có một con mẹ mập nào đó cỡ ...dienbatn ngồi chắn trước cửa sẽ che mất đường khí lưu thông. Khí vận hành không thô thiển như vậy đâu các bạn ạ - Xin lưu ý điều này.
Xin xem tiếp bài 7 - dienbatn.

11 nhận xét:

  1. Em rất ngưỡng mộ và ngợp kho tri thức của Anh. Xin Anh chỉ giáo cho những khúc mắc của em khi tìm hiểu về KHÍ trong PT như sau:
    1. Một ngôi nhà không có người ở thì có khí hay không? nếu có thì đó là khí gì( hoặc dạng nào của khí )?
    2. Có phải khí chỉ đi theo người không? có phải vì thế mà chỉ có cửa ĐI mới có vai trò dẫn khí, còn cửa SÔ thì không do không có người đi qua đó?
    Việc xông nhà, có người mang khí tốt, khí xấu vào nhà- khì này về bản chất có phải là khí đang bàn ở trên hay không.
    3. Khí trong Phong thủy và khí trong quan niệm của Đông Y có cùng bản chất không? Khi quan niệm Con người cũng là 1 tiểu vũ trụ

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Câu hỏi rất hay. dienbatn xin mạo muội trả lời như sau :
    1. Một ngôi nhà không có người ở thì có khí hay không? nếu có thì đó là khí gì( hoặc dạng nào của khí )?
    Trong Phong thủy địa trạch có 3 thứ Khí tồn tại : Thiên Khí - Địa Khí - Nhân Khí. Thiên khí là Khí từ trên không trung giáng xuống. Địa Khí là Khí do Long mạch vận chuyển đến. Nhân Khí là do con người tạo ra bằng trường năng lượng của mình. Nhà không có người ở thì thiếu đi (hoặc rất ít ) Nhân khí. Do vậy thường cảm thấy lạnh lẽo , hoang tàn.
    2. Có phải khí chỉ đi theo người không? có phải vì thế mà chỉ có cửa ĐI mới có vai trò dẫn khí, còn cửa SÔ thì không do không có người đi qua đó?
    Việc xông nhà, có người mang khí tốt, khí xấu vào nhà- khì này về bản chất có phải là khí đang bàn ở trên hay không.
    Sai. Khí vận hành theo quy luật riêng của nó. Con người có thể tác động để thay đổi đường vận chuyển của khí chứ không phải khí đi theo người giống như con milou. Cửa nào cũng là đường chuyển vận của Khí cả, có điều tùy theo Thiên môn - Địa hộ của cuộc đất mà cửa nào là cửa nạp, cửa nào là cửa xả mà thôi.
    Việc xông nhà là do nhân Khí của người xông, tác động tốt hay xấu đến trường khí trong nhà. Bản chất vẫn là Khí nhưng là Nhân Khí.
    3. Khí trong Phong thủy và khí trong quan niệm của Đông Y có cùng bản chất không? Khi quan niệm Con người cũng là 1 tiểu vũ trụ
    Con người là tiểu vũ trụ hòa đồng và thống nhất cùng Đại vũ trụ. Tuy nhiên như ở trên đã viết :Khí trong Phong thủy địa trạch có 3 thứ Khí tồn tại : Thiên Khí - Địa Khí - Nhân Khí.Khí trong Đông y nghiên cứu trên cơ thể con người là Nhân Khí. Các khí này đề tuân theo quy luật vận động chung nhưng có những tính chất riêng của mình.
    Chúc bạn an lạc. Thân ái. dienbatn.

    Trả lờiXóa
  3. Em cảm ơn Anh!Xin anh bớt chút thời gian chỉ giáo tiếp cho em anh nhé:
    A/Trong các bài giảng về phong thủy hay thấy dùng từ: Vượng (hoặc suy) KHÍ. Ở đây em không có ý định tìm hiểu về khái niệm, nội dung SUY hay VƯỢNG... mà chỉ muốn anh chỉ dẫn cho về KHÍ ở đây là gồm những khí gì ( Là Thiên khí, địa khí hay nhân khí? ..hay tổ hợp 2 trong 3 khí đó; hay cả 3 khí đó ? trong các trường hợp ví dụ sau:
    1. Khi nói rằng: Mộ này vượng khí là gồm các khí nào?
    2. Khi nói rằng: Nhà này vượng khí hoặc mở cửa này thì thu được vượng khí... là ý nói tới khí nào?
    3. Khi nói rằng: Vùng dân cư này vượng khí là chỉ khí nào?
    B/ Trong Huyền không phi tinh, khi trục nhà có phương rơi trùng với đường phân giới giữa 2 quái ( Đại KV)- lý thuyết cho rằng khi đó, âm dương hỗn tạp, loạn quái, vô khí... em xin hỏi Anh trong trường hợp này nên hiểu thế nào theo các quan điểm sau:
    1. Vì Am dương triệt tiêu nhau(làm giá trị tuyệt đối giảm đi) nên không có tương tác mà dẫn tới vô khí, đem điều xấu cho căn nhà đó? KHÍ này là khí nào trong 3 loại nêu trên?
    2. Âm và dương không triệt tiêu nhau nhưng ở vị trí đó không thực hiện tương tác được do nằm giữa 2 quái có tính chất khác nhau...vv.., gây mất cân bằng và tạo ra khí xấu cho căn nhà đó. khí xấu này là khí nào trong 3 loại đã nêu?
    3. Xin Anh chỉ giáo cho Tiểu sinh ạ!
    Kính chúc Anh sức khỏe và tinh tấn.

    Trả lờiXóa
  4. Khiếp hồi này bạn đọc đăng nhập vào bloger của anh dienba nhieeud thật ấy ,nhìn số lần cứ tăng vùn vụt lên . Nhất là từ con chimcong nào đó đưa bloger của anh giới thiệu bên trang huyền không lý số của anh vanhoai . Anh nên thưởng cho hắn mấy cái kẹo vừng đi anh ạ !

    Trả lờiXóa
  5. "A/Trong các bài giảng về phong thủy hay thấy dùng từ: Vượng (hoặc suy) KHÍ. Ở đây em không có ý định tìm hiểu về khái niệm, nội dung SUY hay VƯỢNG... mà chỉ muốn anh chỉ dẫn cho về KHÍ ở đây là gồm những khí gì ( Là Thiên khí, địa khí hay nhân khí? ..hay tổ hợp 2 trong 3 khí đó; hay cả 3 khí đó ? trong các trường hợp ví dụ sau:
    1. Khi nói rằng: Mộ này vượng khí là gồm các khí nào?
    2. Khi nói rằng: Nhà này vượng khí hoặc mở cửa này thì thu được vượng khí... là ý nói tới khí nào?
    3. Khi nói rằng: Vùng dân cư này vượng khí là chỉ khí nào?"

    TL :Vũ trụ vận động và biến đổi không ngừng nghỉ. Đối với trường Khí trên mặt đất, tùy theo thời gian khác nhau mà chúng gây nên sự biến đổi khác nhau. Nói cụ thể là có sự biến đổi theo từng nguyên vận, đại vận, đại vận, tiểu vận , năm tháng ngày giờ.Hai khái niệm suy và vượng Khí người ta thường dùng trong cổ dịch Huyền không chỉ thời vận của cửu tinh căn cứ theo trạng thái trường năng lượng ( Trường Khí ), phân bố trên mặt đất. Khí ở những phương vị khác nhau được dùng những sao khác nhau để biểu thị. Sự phân bố của 9 sao chính là sự biểu hiện thống nhất trường khí trên các phương vị khác nhau. Trong những thời điểm và phương vị khác nhau, khí của cửu tinh sẽ ở trẹng thái suy hay vượng.
    Khi nói mộ vượng khí tức là đã bao gồm : Thiên khí, địa khí và nhân khí vượng.
    Với dương trạch - Từ thu được vượng Khí bao gồm Thiên khí và Địa Khí.
    Riêng đối với vùng dân cư và thành phố thì bao gồm cả 3 loại Khí.

    "B/ Trong Huyền không phi tinh, khi trục nhà có phương rơi trùng với đường phân giới giữa 2 quái ( Đại KV)- lý thuyết cho rằng khi đó, âm dương hỗn tạp, loạn quái, vô khí... em xin hỏi Anh trong trường hợp này nên hiểu thế nào theo các quan điểm sau:
    1. Vì Am dương triệt tiêu nhau(làm giá trị tuyệt đối giảm đi) nên không có tương tác mà dẫn tới vô khí, đem điều xấu cho căn nhà đó? KHÍ này là khí nào trong 3 loại nêu trên?
    2. Âm và dương không triệt tiêu nhau nhưng ở vị trí đó không thực hiện tương tác được do nằm giữa 2 quái có tính chất khác nhau...vv.., gây mất cân bằng và tạo ra khí xấu cho căn nhà đó. khí xấu này là khí nào trong 3 loại đã nêu?"
    TL : Đại không vong và tiểu không vong là trường hợp nhà rơi vào vạch phân cung 45 độ của 8 phương hay vạch 15 độ của 24 sơn. Các cung bát quái và 24 sơn chia ra thành cung, sơn âm dương rất rõ rệt.Khi trục nhà rơi vào đường đại, tiểu không vong, căn nhà sẽ trở thành vô khí.Khi âm vận hành nghịch và dương vận hành thuận, giữa hai chiều thuận nghịch này sinh ra tạp khí hỗ loạn. Bản chất sự vô khí là đo địa khí âm dương hỗn tạp, không sinh không chuyển.
    Thân ái. dienbatn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cảm tạ sự chỉ dẫn tận tam của Anh Hùng. mong tiếp tục nhận được sự quan tâm hướng dẫn của Anh!

      Xóa
  6. Lão thiên sứ là đọc được những dong này của anh hùng chắc sẽ sửa lại cách định nghĩa về khí của lão . Hồi trước em nghe lão giảng về khí em cứ thắc mắc mãi rằng chẳng lẽ khí như vậy thật sao . Nếu khí mà như vậy thì trong nhà về mùa hè bọn con nít nó bật quạt trần vù vù đến kiến còn chạy dạt đi thì khí bị đẩy ra ngoài hết à .
    Công nhận anh viết hay thật ấy . Lúc anh chưa viết bọn hậu học như chúng em chẳng biết gì ,nhưng khi đọc giảng giải của anh bọn em thấy rất có lý và rất đúng cứ như là bọn em đã biết từ trước rồi và đang chấm bài của anh vậy .
    Thế mới lạ chứ nị .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn đừng nói vậy mà Thiên sứ giận lão. Trước sau dienbatn với Thiên sứ vẫn là anh em. Anh em có sai thì phải giúp họ hiểu ra điều đó, phá vỡ các vô minh mà thôi. dienbatn cũng chỉ là học mót ở các vị tiền bối mà thôi, chả có gì gọi là hay cả, thân ái. dienbatn.

      Xóa
  7. Kính gửi Anh Hùng,
    Qua những bài của anh cũng như những gì anh đã giải thích thì em cũng ngộ được đôi chút. Nhưng thêm vài thắc mắc sau nhờ anh giảng giúp:
    - Như anh nói " Trong Phong thủy địa trạch có 3 thứ Khí tồn tại : Thiên Khí - Địa Khí - Nhân Khí". Vậy thì trong nhà không có người ở mà có động vật ở thì sẽ có khí gì? Về nguyên tắc con người sinh ra Nhân khí thì động vật cũng là sinh thể cũng có thể sinh ra loại khí gì đó khi nó hoạt động.
    - Như anh nói "Việc xông nhà là do nhân Khí của người xông, tác động tốt hay xấu đến trường khí trong nhà..." Vậy thì nếu người đó không phải xông nhà mà vào ở luôn trong nhà đó hay tới lui nhiều thì sẽ tạo nhân khí tốt chứ đâu cần chỉ phải là ngày đầu xuân. Và nếu theo lý luận này thì đầu xuân đến rồi về không đến nữa vậy Nhân khí của người đó đâu còn nữa?
    - Như anh nói tại các tuyến không vong "căn nhà sẽ trở thành vô khí.Khi âm vận hành nghịch và dương vận hành thuận, giữa hai chiều thuận nghịch này sinh ra tạp khí hỗ loạn. Bản chất sự vô khí là đo địa khí âm dương hỗn tạp, không sinh không chuyển" . Vậy cái chúng ta cần là hoặc chỉ có dương khí(khí dương mạnh hơn hẳn ở những sơn dương +) hoặc chỉ có âm khí ( khí âm mạnh hơn hẳn ở sơn âm -)được nạp vào nhà thì mới tốt phải không? Vì theo một số tài liệu thì tại những tuyến này khí tạp loạn sẽ làm cho con người hay bị rối loạn về tinh thần (gia đình không hòa thuận , hôn nhân lục đục, hay bị cô quả ... văn nhân hay mắc phải bệnh tâm thần... Theo bài 6 Phong thủy luận ).
    Rất mong được anh chỉ giáo. Xin chân thành cảm ơn Anh. Chúc anh có nhiều cống hiến hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  8. "- Như anh nói " Trong Phong thủy địa trạch có 3 thứ Khí tồn tại : Thiên Khí - Địa Khí - Nhân Khí". Vậy thì trong nhà không có người ở mà có động vật ở thì sẽ có khí gì? Về nguyên tắc con người sinh ra Nhân khí thì động vật cũng là sinh thể cũng có thể sinh ra loại khí gì đó khi nó hoạt động."

    TL : Người, động vật và vô số các đấng các cõi khác đều có trường năng lượng riêng cùng phước báu riêng. Do vậy mà cường độ của chúng khác nhau, tác động đến cuộc đất khác nhau, nhưng đều là tác động về sự trao đổi năng lượng.Còn tên của loại nào thì gọi khí của loại đó. Của thú có lẽ gọi là...thú khí, của ma gọi là ...ma khí chăng ?????

    " - Như anh nói "Việc xông nhà là do nhân Khí của người xông, tác động tốt hay xấu đến trường khí trong nhà..." Vậy thì nếu người đó không phải xông nhà mà vào ở luôn trong nhà đó hay tới lui nhiều thì sẽ tạo nhân khí tốt chứ đâu cần chỉ phải là ngày đầu xuân. Và nếu theo lý luận này thì đầu xuân đến rồi về không đến nữa vậy Nhân khí của người đó đâu còn nữa?"

    TL : Xông nhà tức là người đầu tiên vào nhà trong năm mới, mang theo vận mới hanh thông của năm mới vào nhà. Người ta nói : Cha mẹ không giống mà giống người mở hàng là vậy.Tuy nhiên khi xông nhà thì lúc đó trong nhà đã có người ở rồi, khác với nhập trạch. Người xông nhà là mang vận may của năm mới đến cho gia chủ chứ không phải chỉ mang trường năng lượng của riêng người đó góp thêm cho nhà đó.Nếu người đó ở luôn thì chính trường năng lượng của người đó chỉ góp thêm vào cho nhà - Mà chưa biết người đó hên hay xui nữa he he.

    " - Như anh nói tại các tuyến không vong "căn nhà sẽ trở thành vô khí.Khi âm vận hành nghịch và dương vận hành thuận, giữa hai chiều thuận nghịch này sinh ra tạp khí hỗ loạn. Bản chất sự vô khí là đo địa khí âm dương hỗn tạp, không sinh không chuyển" . Vậy cái chúng ta cần là hoặc chỉ có dương khí(khí dương mạnh hơn hẳn ở những sơn dương +) hoặc chỉ có âm khí ( khí âm mạnh hơn hẳn ở sơn âm -)được nạp vào nhà thì mới tốt phải không? Vì theo một số tài liệu thì tại những tuyến này khí tạp loạn sẽ làm cho con người hay bị rối loạn về tinh thần (gia đình không hòa thuận , hôn nhân lục đục, hay bị cô quả ... văn nhân hay mắc phải bệnh tâm thần... Theo bài 6 Phong thủy luận )."

    TL : Các cụ bảo : " Nhất âm - Nhất dương chi vi Đạo ". Nghĩa là một âm , một dương mới là Đạo.Chỗ nào cần âm phải có âm , chỗ nào cần dương phải có dương, như vậy mới hợp lý bạn ạ.
    Thân ái. dienbatn.

    Trả lờiXóa
  9. Bạn daoth2001 à !
    Theo tôi về việc xông nhà bạn nên hiểu như thế này :
    Đầu năm hành khí của năm cũ đã suy yếu ,khi đó hành khí của năm mới bắt đầu lan tỏa và thẩm thấu vào muôn loài .
    Người xông nhà nếu có những hành khí tương sinh hay tương hỗ với hành khí của năm mới ( nói theo cách nói ngày nay của chúng ta là tương thích ) thì khi vào nhà sẽ kích hoạt được những trường khí tốt của ngôi nhà đó từ đó những trường khí này sẽ tác động vào hệ thần kinh của con người . Khi tiếp nhận được những trường khí này con người sẽ có những nhân tố tích cực trong suy nghĩ và hành động và vì vậy mà có nhiều quyết định đúng đắn trong công việc nên mang lại hiệu quả cao .
    Nó cung như khi ta gặp khó khăn mà lại gặp được người tốt động viên an ủi thì tự nhiên ta thấy vui và có nỗ lực trong công việc nhiều hơn . Còn khi đó ta lại gặp người xấu chê bai khích bác thì sẽ làm ta bực tức chán nản mà rễ nhụt chí .
    Đó chỉ là giả thiết của tôi mong bạn suy xét !

    NH Công

    Trả lờiXóa