Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

CHUYỆN HUYỀN BÍ KIM CỔ SƯU TẦM . BÀI 10.

CHUYỆN HUYỀN BÍ KIM CỔ SƯU TẦM . BÀI 10.

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ HOÀNG CAO KHẢI.


Hoàng Cao Khải (chữ Hán: 黃高啟; 1850–1933), là nhà văn, nhà sử học và là đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái trong lịch sử Việt Nam.
Nguyên danh của ông là Hoàng Văn Khải, tự Đông Minh, hiệu Thái Xuyên, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Đỗ cử nhân ân khoa 1868 (cùng khóa thi với anh ông Phan Đình Phùng tên là Phan Đình Thuật, Phan Đình Phùng năm 1876 mới đậu ở Trường Thi, Nghệ An) năm Tự Đức thứ 21 (1868), cùng được bổ làm huấn đạo huyện Thọ Xương, sau làm giáo thụ ở phủ Hoài Đức (Hà Tây). Trước khi Pháp chiếm Bắc Kỳ, ông lần lượt giữ các chức vụ Tri huyện Thọ Xương rồi thăng quyền Án sát Lạng Sơn, quyền Tuần phủ Hưng Yên.
Năm 1884, Pháp chiếm Bắc Kỳ, trong khi các phòng trào chống Pháp nổi dậy thì ông lại hợp tác với Pháp để đàn áp các phong trào nghĩa quân chống Pháp. Tháng 1 năm 1887, quyền Tuần phủ Hưng Yên, Hoàng Cao Khải được vua Đồng Khánh cho thực thụ Tuần phủ, gia hàm Thự lý Tổng đốc, nhưng vẫn lãnh Tuần phủ kiêm Tiễu phủ sứ ba tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, đặc biệt tham gia đàn áp khốc liệt cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Năm 1888, ông được thăng làm Tổng đốc Hải Dương, rồi làm Khâm sai Kinh lược Bắc Kỳ, tước Duyên Mậu quận công (1890), đây là biệt lệ vì quan lại triều Nguyễn chỉ được phong quận công khi đã mất, ban cho thực ấp Thái Hà. Năm 1894, theo lệnh của toàn quyền De Lanessan, ông viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng, nhưng bị cự tuyệt.
Năm 1897, Nha Kinh lược Bắc Kỳ bị bãi bỏ, Hoàng Cao Khải được điều về Huế lãnh chức Thượng thư Bộ Binh và làm phụ chính đại thần cho vua Thành Thái, hàm Thái tử Thái phó, Văn minh điện Đại học sĩ. Như vậy, Hoàng Cao Khải là viên Kinh lược sứ Bắc Kỳ cuối cùng của triều Nguyễn.
Năm 1904 khi tỉnh Cầu Đơ được đổi tên là Hà đông, ông làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông, giúp Thống sứ Bắc Kỳ soạn Nghị định về tổ chức bộ máy quản lý cấp xã ở Bắc Kỳ. Về sau con trai ông là Hoàng Trọng Phu kế nhiệm ông làm Tổng đốc Hà đông đến năm 1937.
Ông về hưu tại Ấp Thái Hà, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà đông nay thuộc phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội và mất tại đây.
Ngày 6 tháng 5 năm 1922, Hội Thanh niên Việt Nam (Foyers de la Jeunesse Annamite) được thành lập, Hoàng Cao Khải cùng Thống sứ Bắc Kỳ Monguillot làm đồng Chủ tịch Hội, Chánh mật thám Pháp Marty làm Chủ tịch danh dự.
Hoàng Cao Khải sáng tác cả bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm trên nhiều lĩnh vực. Về lịch sử nổi bật có Việt sử yếu, Việt Nam nhân thần giám, Việt sử kinh bằng chữ Hán, sau được chính ông diễn nôm; Nam sử diễn âm bằng chữ Nôm. Các sáng tác của Hoàng Cao Khải thường lấy đề tài lịch sử như: Tây nam đắc bằng (Đi về hướng tây nam gặp được bạn) kể việc Gia Long gặp Bá Đa Lộc nhờ cầu viện nước Pháp, Trung hiếu thần tiên nói về Hưng Đạo Vương và thời Trần, các truyện lịch sử mang tính giáo dục luân lý phong kiến như Gương sử Nam, Làm con phải hiếu, Đàn bà Việt Nam...

Đánh giá của người đương thời .
Hầu hết các sĩ phu đương thời đều coi khinh Hoàng Cao Khải dù Hoàng có tài văn học. Thái độ đó bắt nguồn từ tác phong kẻ sĩ Nho học, vốn bất hợp tác với người Pháp. Hoàng thì ngược lại, cộng tác rất đắc lực với người Pháp. Các con là Hoàng Mạnh Trí, Hoàng Trọng Phu đều làm tổng đốc, Hoàng Gia Mô làm Tri huyện, phục vụ cho người Pháp.
Sĩ phu Hưng Yên có đôi câu đối, chửi khéo Hoàng Cao Khải:
"Ông ra Bắc là may, chức Kinh lược, tước Quận Công, bốn bể không nhà mà nhất nhỉ".
"Ông về Tây cũng tiếc, trong triều đình, ngoài chính phủ một lòng với nước có hai đâu?"
"Bốn bể không nhà" là ý nói mất gốc; "ông về Tây cũng tiếc": chính nghĩa nói là đi về cõi Tây Trúc, Tây Thiên, âu cũng thiệt thòi nhưng thực ra là nói người Tây tiếc vì mất đi tay sai đắc lực. Còn như "một lòng với nước có hai đâu" chính là một mình ông trung với nước, không có người thứ hai nhưng thực là mỉa có hai nước (nước Nam, nước Tây), ông trung với nước nào ? (Dẫn theo Vũ Ngọc Khánh, "Người có vấn đề trong sử nước ta", NXB Văn hóa - Thông tin, 2008)

Đánh giá lại Hoàng Cao Khải.
Giáo sư sử học Chương Thâu (trích bài giới thiệu in kèm Việt sử yếu):

"Thực tế thì ta thấy, so với nhiều quan lại khác đương thời, Hoàng Cao Khải dù bị quy là tay sai đắc lực cỡ chóp bu của thực dân, nhưng người ta chỉ nghi ngờ ông, chứ ông không bị bất bình, không bị vạch tội ác... Còn như nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh khi sống ở Pháp (1920) được tin cựu Toàn quyền A.Sarraut qua thăm Đông Dương, cụ Phan đã viết thư riêng báo cho "Tân ấp tướng công Hoàng Đại nhân" (lúc này đã về hưu sống ở ấp Thái Hà), trong thư có những đoạn biểu thị tình cảm đối với Hoàng Cao Khải như sau: "Năm 1910, khi Trinh ở Nam Kỳ từng được ngài Tham biện tỉnh Mỹ Tho đem cho xem cuốn Việt sử kính (tức cuốn Gương sử Nam) của ngài soạn. Đọc xong dấy lên nhiều điều cảm xúc. Tuy việc lập ý dùng từ gãy gọn nhẹ nhàng, không thể khiến cho người tuổi trẻ tân tiến hoan nghênh hết được, nhưng trong đó với sự nhìn nay nhớ xưa, xét việc đã qua biết điều sắp tới về tiền đồ thành bại mất còn của Tổ quốc của chúng ta, một lời ca thán ba lần thở dài, trước sự chỉ dẫn ra con đường mê lộ của người nước ta, chưa từng không lưu ý đến nhiều lần vậy. Qua đó, Trinh biết là Tướng công tuy cấp lưu dũng thoái (chảy gấp lui mau), vui thú điền viên, mắt thờ ơ nhưng lòng nóng hổi chưa từng có một ngày quên Tổ quốc."

Ấp Hoàng Cao Khải
Ấp Hoàng Cao Khải (còn gọi Ấp Thái Hà hay Lăng Hoàng Cao Khải) là một quần thể các công trình kiến trúc lăng tẩm, dinh thự, được xây dựng bởi Tổng đốc Hoàng Cao Khải dưới triều vua Thành Thái, để an dưỡng lúc về hưu cũng như làm lăng mộ cho gia đình ông.
Lăng Hoàng Cao Khải là công trình kiến trúc bằng đá lớn thứ hai ở Việt Nam (sau thành nhà Hồ), lớn thứ nhất ở Hà Nội và đã được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1962.
Ấp Thái Hà gắn với tên tuổi của chủ nhân là Hoàng Cao Khải, một đại thần dưới triều vua Thành Thái.
Hoàng Cao Khải là người có nhiều ý tưởng canh tân đời sống thôn quê. Tháng 11/1893, những ý tưởng ấy được thể hiện trong việc biến một vùng đất trũng ở phía Tây Nam Hà Nội thành một ấp mang tên Thái Hà (là sự kết hợp địa danh quê hương Đông Thái, Hà Tĩnh, và Hà Nội) tạo ra một mô hình quy hoạch khá mới mẻ tại vùng giáp ranh đô thị.
Chính tại đây, ông đã xây một sinh từ với một quần thể kiến trúc khá độc đáo gồm lăng tẩm và dinh thự.
Khu ấp Hoàng Cao Khải được xây dựng vào năm 1893, gồm 14 công trình kiến trúc lăng mộ, đình chùa... Ở quần thể kiến trúc lăng Hoàng Cao Khải, có thể dễ dàng nhận ra bản sắc kiến trúc triều Nguyễn cuối thế kỷ XIX, thể hiện qua các họa tiết trang trí (lá thông, lá sen), hai hàng lính chầu, đôi rồng đá trên bậc tam cấp với dáng vẻ dữ tợn. Công trình kiến trúc này được đánh giá đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt.
Quần thể ấp bao gồm

Lăng Hoàng Cao Khải
Công trình quan trọng nhất của quần thể là lăng Hoàng Cao Khải, nằm đối diện với lối lên xuống hồ Tẩm Nguyệt, vốn là lăng chính của vợ chồng Hoàng Cao Khải. Toàn bộ lăng được xây theo kiểu chữ Đinh, làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng, rất lớn và hoành tráng. Lăng dài 8m, cao 6m, ở giữa có một cái bàn đá màu trắng rộng .
Đá xây dựng được chở về từ phủ Quốc Oai (Hà Tây). Chế tác đá là các hiệp thợ nổi tiếng quanh vùng núi An Hoạch (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Các cột, trụ, xà, bảy, cửa võng, diềm, tường, nền đều bằng đá và được chạm trổ trau chuốt.
Mộ của Hoàng Cao Khải ở bên trái, của vợ ông ở bên phải, đều bằng đá cẩm thạch trắng cực đẹp, chạm trổ tinh vi, có khắc những dòng chữ Hán sắc xảo. Phía trước mộ là hai hàng lính chầu bằng đá mỗi bên 4 người bồng gươm, cao gần bằng người thật, tầm 1,3m, đầu đội mũ nhỏ có tua đứng gác.
Khu lăng mộ này bây giờ đã bị biến thành trụ sở tuần tra cụm dân cư số 9 của công an phường Trung Liệt. Phía trước lăng, hai hàng lính chầu hiện chỉ còn lại 3 bức tượng và cả 3 đều mất phần chân do bị tôn nền xi măng trùm lên.

Lăng Hoàng Trọng Phu
Phía bên phải, cách lăng mộ Hoàng Cao Khải mấy chục mét là khu lăng mộ Hoàng Trọng Phu, con trai trưởng của Hoàng Cao Khải, từng giữ chức Tổng đốc tỉnh Hà đông, Võ hiển điện Đại học sĩ, hàm Thái tử Thiếu bảo. Đây cũng là một công trình kiến trúc bằng đá lớn, được xây bằng đá xanh, đẹp và uy nghi không kém.
Lăng Hoàng Trọng Phu cùng với lăng Hoàng Cao Khải đều được xây theo một phong cách nghệ thuật thống nhất, với các cột, trụ, xà, bảy, tường, nền đều bằng đá và được chạm trổ các họa tiết tinh xảo.
Từ năm 1972 đến nay, công trình này đã bị ba hộ dân chiếm dụng. Khu lăng còn một đôi rồng đá khá nguyên vẹn ở nơi trước kia vốn là cửa lăng. Ngày nay cửa đã bị bít lại và khu vực này biến thành nơi để xe và chậu cảnh.

Đồi Nghinh Phong
Phía sau lăng Hoàng Cao Khải có đồi Nghinh Phong (Đón Gió) cao 10m. Trên đỉnh đồi trước kia có Nghinh Phong Quán, một nơi để nghỉ ngơi và ngoạn cảnh. Từ chân đồi lên Nghinh Phong Quán có một lối đi gồm 133 bậc thang .
Ngày nay trên đồi có dăm bảy nhà dân ở, được cơi nới xây dựng rất lộn xộn. Người dân xung quanh thường gọi là nhà trên đồi hay nhà trên gò.
Hồ Tẩm Nguyệt
Đối diện với lăng Hoàng Cao Khải là hồ Tẩm Nguyệt(Dầm Trăng) và những dòng mương uốn lượn. Hồ có hình bán nguyệt rộng vài trăm m2 nên người dân cũng quen gọi là hồ Bán Nguyệt.
Hiện nay, nước hồ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và khu vực xung quanh hồ đã trở thành nơi họp chợ của người dân.
Quyết định xếp hạng di tích ngày 28/4/1962 của Bộ VH-TT đã đánh giá:
"Đây là chứng tích duy nhất của nước ta về một quần thể các công trình lăng tẩm, dinh thự của một phó vương"
Tuy là một di tích có tính đặc thù cao về kiến trúc và được xếp hạng quốc gia từ rất sớm, nhưng hiện nay quần thể di tích này nhận được rất ít sự quan tâm của các cơ quan văn hóa và người dân khu lăng nên đã gần như trở thành một phế tích.

PHẢI CHĂNG CAO BÁ QUÁT LÀ CHA ĐẺ CỦA PHÓ VƯƠNG BẮC KỲ HOÀNG CAO KHẢI?
  THÁI DOÃN HIỂU

Thân sinh của Cao Bá Quát là ông đồ Cao Hữu Chiếu - một danh nho tuy không đỗ đạt gì. Ông hướng con cái vào đường khoa cử với rất nhiều kỳ vọng. Đời Chu có 8 kẻ sĩ : Bá Đạt - Bá Quát, Trọng Đột - Trọng Hốt; Thúc Dạ  - Thúc Hạ, Quý Tuỳ - Quý Đa. Tám  hiền sĩ đời Chu này đều là bốn cặp sinh đôi. Ông chọn hai tên trong tám kẻ sĩ đời Chu đặt tên cho hai đứa con sinh đôi của mình: Cao Bá Đạt, Cao Bá Quát là muốn cho hai con sẽ trở thành những bậc hiền tài giúp nước. Cao Bá Quát đặt tên tự cho mình là Chu thần (quan nhà Chu) cũng ngụ ý đó.
Về nhân vật kiệt xuất này trong bộ Giai thoại Kẻ sĩ việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội 1997, tôi (TDH) đã viết “Cao Bá Quát (1808-1855) là nhà thơ lớn của dân tộc. Anh hùng thời nhà Nguyễn. Tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường và Mẫn Hiên. Quê làng Phú Thị, Gia Lâm, xứ Kinh Bắc (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, thanh liêm. Họ Cao là một  cự tộc ở làng Phú Thị, nhiều đời khoa bảng.  Anh ruột là Cao Bá Đạt đỗ cử nhân, làm tri huyện Nông Cống, một huyện giàu nhất tỉnh Thanh Hóa. Cao Bá Quát là chú ruột Cao Bá Nhạ, tác giả Trần tình khúc.
Thuở nhỏ, Cao Bá Quát nổi tiêng thần đồng. Năm 1831 (Minh Mệnh thứ 12), ông đỗ á nguyên kỳ thi hương ở Thăng Long, nhưng về sau bộ duyệt lại đánh xuống cuối bảng. Những năm về sau (1832-1835) hai phen ông vào Huế thi hội đều bị đánh hỏng vì lời văn phóng đạt, “ngông” không chịu khuôn phép song tiếng tăm đã lẫy lừng. Từ đó, Cao thường ngao du đó đây, lấy văn chương phúng thích chính trị làm lẽ sống ở đời. Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), theo lời đề cử của quan đầu tỉnh Bắc Ninh, ông được cử vào kinh sung chức hành tẩu bộ lễ. Cao có chân trong Mặc vân Thi xã nổi tiếng của Tùng Thiên công Miên Thẩm và Tuy Lý công Miên Trinh. Đây là thời kỳ Cao Bá Quát và Phương Đình Nguyễn Văn Siêu được nổi danh “Thần Siêu, Thánh Quát”.
Năm 1841, nhân một khoa thi hương – ân khoa của Thiệu Trị, Cao được cử làm sơ khảo kỳ thi Thừa Thiên. Vì mến tài một số sĩ tử, ông lấy muội đèn chữa quyển của thí sinh phạm húy. Việc bại lộ, Cao bị tra tấn, suýt bị tội chết, sau phải đi làm lao dịch theo một đoàn thuyền của hoàng gia đi mua hàng xa xỉ ở Indônêxia. Từ nước ngoài trở về, Cao bị thải về Hà Nội, sống nhờ vợ bên hồ Trúc Bạch. Năm 1847, ông được triệu vào kinh, đến năm Tự Đức thứ ba 1850, ông ra làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây), gần như bị đuổi khéo về Bắc.
Năm 1853, Cao Bá Quát lấy cớ mẹ già, thôi chức giáo thụ và năm sau 1854 làm quân sư cho Lê Duy Cự dấy nghĩa ở Mỹ Lương (Mỹ Đức, Hoà Bình) chống lại triều đình nhà Nguyễn. Bọn phong kiến gọi là giặc Châu Chấu. Khởi nghĩa thất bại, Cao hy sinh ngay trong trong trận đánh cuối cùng ở huyện Yên Sơn. Tự Đức đã tru di ba họ nhà ông 1855 (1).
Cao Bá Quát sáng tác nhiều, cả Hán lẫn Nôm : Tài tử đa cùng phú, Cao Bá Quát thi tập, Cúc Đường thi thảo, Cao Chu Thần di cảo, Mẫn Hiên thi tập (4 tập). Tất cả có trên 1.000 bài.
Thơ Cao Bá Quát nổi tiếng hay, tài năng thi hào được người đương thời và  đời sau xem như thần thánh che mờ cả thời Tiền Hán và Thịnh Đường. Đức độ của người được muôn đời kính trọng, xót thương.
Thương ai bảy nổi ba chìm
tấm lòng phản kháng vẫn còn sáng soi.
                                                 (Sóng Hồng)”
*
Trên con đường viễn du Phú Thị - kinh đô Huế, Cao Bá Quát thường ghé thăm anh trai Cao Bá Đạt làm tri huyện Nông Cống. Tại huyện đường của ông anh có một viên thư lại là Hoàng Văn Đồng. Ông này có một người vợ tuyệt thế giai nhân, giỏi thi phú. Người đẹp Mỹ Lệ thường xướng họa rất tâm đắc với Bá Quát. Một số bài thơ viết về phong cảnh Thanh Hóa như Vịnh Thanh Hoá Miêu Tử sơn (Vinh núi Con Mèo ở Thanh Hoá), Vọng phu thạch (Hòn Vọng Phu Thanh Hóa)…còn lại trong di cảo của Cao là ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt này. Ở đây, đã nẩy nở một thiên tình sử giữa danh sĩ với giai nhân. Mối tình của họ kéo dài 5 năm từ 1848-1853, để lại biết bao huyền thoại. Áng thơ tình diễm tuyệt dưới đây là của nàng Mỹ Lệ gửi người tình Chu Thần Cao Báo Quát:

THẤT THẬP DẠ THỪA NGUYỆT,TẨU BÚT KÝ HỮU NHÂN          
Thiên cao chúng tinh hy
Minh nguyêt tĩnh như thủy
Tứ tức hậu trùng minh
Sắt sắt kim phong khỉ (khởi)
Đường thượng hữu giai nhân
Ỷ lan sầu bất ngữ
Khởi thị dạ hà kỳ
Bộ bộ hành phục chỉ
Bất ưu trường dạ hàn
Đãn tích nguyệt tương mỹ
Thiếp niên thị bát thời
Doanh doanh chính tương tị (tự)
Trưởng đại ái dư nghiên
Thượng tưởng dung nhan mỹ
Noa y hiệt kỳ quang
Bất nhẫn nhàn phao trí
Tài tác hợp hoan thư
Ký tử tâm trung sị (sự)
Dịch nghĩa: 

ĐÊM MƯỜI BẢY DƯỚI ÁNH TRĂNG VIẾT CHẠY BÚT GỬI BẠN
Trời cao, sao lác đác
Trăng sáng trong như nước
Lạnh lùng tiếng sâu mùa kêu
Sàn sạt gió vàng nổi dậy.
Trên nhà có một người đẹp
Ngồi tựa lan can buồn không nói
Bỗng đứng dậy xem đêm đã khuya chưa
Bước một bước lại dừng một bước
Không lo đêm dài lạnh
Chỉ sợ đêm sắp tàn
[Nghĩ lại} khi thiếp tuổi đôi tám
Cũng đầy đặn như trăng
Lớn lên vẫn yêu cái đẹp xưa
Những tưởng giữ mãi được như thế
Kéo áo bọc lấy ánh trăng
Không nỡ dễ dàng bỏ phí
Xén ra thành bức thư hợp hoan
Gửi cho chàng những điều tâm sự.
Dịch thơ:
Trời cao sao lác đác,
Trăng sáng trong như nước,
Sâu mùa kêu tỉ tê,
Gió thu thổi hiu hắt.
Có người đẹp trên lầu,
Tựa lưng buồn nín bặt.
Dậy xem canh mấy rồi,
Dạo quanh lại dừng bước.
Chẳng lo đêm dài lạnh,
Chỉ tiếc trăng hầu khuất.
Thiếp thuở đôi tám xưa,
Vẻ so trăng chẳng khác,
Lớn lên tưởng vẫn còn,
Sắc đắm người như trước.
Túm áo bọc ánh trăng,
Chẳng nỡ hoài bỏ dứt
Xén làm bức thư tình,
Gửi bạn lời tâm phúc!
                 KHƯƠNG HỮU DỤNG
Tình cảm quá đẹp giữa hai người qua bài thơ  đã thật nặng gánh trần duyên. Năm 1850, điều mà Cao Bá Quát mãi mãi không thể ngờ tới là đôi tài tử  có với nhau cậu con trai Hoàng Văn Khải – theo khai sinh họ bố chính thống hiện thời. Sau này, khi cả hai ông bố đẻ và bố nuôi không còn trên thế gian nữa, bà mẹ mới gọi  con trai 18 tuổi lại, tiết lộ bí mật này trước khi cậu đậu cử nhân ân khoa 1868 dưới triều Tự Đức - cùng khoa với Phan Đình Phùng. Cậu Khải rất đỗi kinh ngạc, đành chấp nhận sự thật kinh hoàng, không ngờ mình là một giọt máu của bậc kỳ tài nổi loạn, xin đổi khai sinh lấy chữ Cao ghép vào giữa thành HOÀNG CAO KHẢI !
Hoàng Cao Khải  mới đỗ cử nhân, bổ làm huấn đạo, rồi tri huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa). Tuy quan tước ở hàng tam phẩm nhưng theo năng lực vẫn được Nguyễn Hữu Độ dẫn dắt, tiến cử phong lên làm Tổng đốc Lạng Sơn, tổng đốc Hải Dương, tổng đốc Bắc Ninh...  Với thành tích đánh dẹp phong trào Cần vương ở Bắc bộ, và giải giáp cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Hoàng Cao Khải  đã được Triều đình nhà Nguyễn tấn phong đến chức Khâm sai Kinh lược sứ Bắc Kỳ (người Pháp gọi là Phó vương - vice), quyền uy nghiêng ngửa thiên hạ. Cuối đời, ông được triệu về Kinh giữ chức Thượng thư bộ Binh. Nhìn chung, Hoàng Cao Khải là nhân vật lịch sử công ít tội nhiều.

(1) Nhưng theo dã sử thì lại khác. Cao không chết mà sống ẩn vào dân gian một thời gian dài. Nhà văn Xuân Cang bảo tôi: “Cao Bá Quát tuổi con rồng, mà lại là rồng đất trốn trong hang thì có trời bắt được”. Điều Xuân Cang nói ứng với lệnh truy nã Cao Bá Quát của triều đình nhà Nguyễn vẫn có hiệu lực vào năm 1858 và mãi về sau.

Có thật Hoàng Cao Khải là con rơi của Cao Bá Quát?
Đọc bài viết của nhà nghiên cứu văn học Thái Doãn Hiểu với nhan đề "Phải chăng Chu Thần Cao Bá Quát là cha đẻ phó vương Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải?" được đăng trên trang mạng trannhuong.com, tôi thật sự ngỡ ngàng...
Ngỡ ngàng và cả có thêm phần… vui sướng nữa. Là bởi vì một lẽ đơn giản, rằng một thiên tài trác việt như Chu Thần họ Cao, bị nhà Nguyễn tru di tam tộc, vẫn may mắn còn sót lại giọt máu trên đời là ông Hoàng Cao Khải, Phó vương Bắc Kỳ triều Nguyễn, rất có tài, mà tội ác với dân cũng không phải là ít, nhất là với nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy! Tuy nhiên, những kiến giải của nhà nghiên cứu Thái Doãn Hiểu vẫn còn làm tôi chưa tin. Chưa tin, bởi lý do chủ yếu sau đây:
1. Khi làm cuốn "Thi hào Cao Bá Quát, tinh tuyển và bình giải" (Giai phẩm với lời bình tập 4), tôi có dịp tìm hiểu kỹ hơn về thơ Cao Chu Thần, từ đó, lần tìm theo dấu chân Cao mà suy đoán ra một số địa chỉ trong thơ Cao, hiểu thêm về cuộc đời chìm nổi của Cao, dẫu chưa phải là tất cả. Nhà nghiên cứu Thái Doãn Hiểu bảo rằng từ năm 1848 đến năm 1853, Cao qua lại chỗ ông anh là Cao Bá Nhạ làm tri huyện Nông Cống Thanh Hóa, rồi có mối tình trên kia với vợ ông Hoàng Văn Đồng, sinh ra Hoàng Cao Khải. Tôi ngờ rằng không có căn cứ xác thực. Tôi biết các quan nhà Nguyễn, khi đã nhận lệnh vua đi làm việc gì đó, ngay cả khi đi nhậm chức mới, đều phải tức tốc lên đường, đến nơi phải đúng ngày giờ quy định, ai liều lĩnh du di là mất mạng như chơi, tâm trạng đâu mà "sướng" với chả "họa"? Quan dù to đến chức thượng thư, nhưng hễ có tội là cách luôn, hoặc bị giết. Làm đến thượng thư, đại tướng quân, như các ông Nguyễn Công Trứ, Lê Đại Cang…cũng bị cách xuống làm lính khiêng võng, thậm chí tù mọt gông, ai dám liều? Thế nên câu chuyện ông Thái Doãn Hiểu kể trên, với Cao Bá Quát, rất khó có thể xảy ra. Nguyễn Công Trứ khi làm quan Dinh điền sứ ở Thái Bình, Ninh Bình, có điều kiện vật chất đầy đủ, sức khỏe sung mãn, lại có quyền lực, ăn chơi là chuyện dễ hiểu. Nhưng với Cao Bá Quát, hãy đọc thơ của Cao, thấy ông chỉ ốm yếu quanh năm, lao tâm khổ tứ về chuyện tù đày, mất tự do, rồi chuyện gia đình, con chết, đói khát khổ cực vô cùng, làm gì có thì giờ để yêu đương lăng nhăng đâu? Ngay cả khi làm quan ở Huế, lương không đủ uống rượu, ông cũng phải mang chiếc áo đi cầm cố mới có tiền mua rượu, sung sướng cái nỗi gì? Đọc thơ Cao, chỉ thấy ông sướng họa với ông trưởng phái đoàn đi Hạ Châu, khi lênh đênh trên biển, với ông Đông tác tuần phủ và một số bạn bè ở Huế, ở Hà Nội (khi bị đuổi về quê)…chứ chả thấy ông có bài nào sướng họa với bà vợ ông Hoàng Văn Đồng ở Thanh Hóa cả!
2. Trong tình cảm riêng tư, đọc thơ Cao, chỉ thấy ông thương nhớ quê hương và đặc biệt là người vợ tần tảo suốt đời hy sinh vì chồng con, khi ở trong tù, cũng như khi phải đi đày, cả khi đi "lập công chuộc tội" ở nước ngoài…chứ không hề thấy trong thơ ông một mối tình nào khác. Bài thơ "Thập nhất dạ thừa nguyệt, tẩu bút ký hữu nhân" (Đêm mười bảy dưới ánh trăng, phóng bút gửi bạn) là di cảo của Cao Bá Quát, là thơ Cao Bá Quát, khi ông viết ở Huế. Nó nằm trong hệ thống một số bài thơ Cao gửi bạn bè, trong đó có cả ông Tùng Thiện Vương khi ông ấy tặng quà cho Cao lúc Cao ốm nặng. Rất nhiều bài thơ Cao đều "phóng bút" như thế, chứ không chỉ một bài. Sao lại có thể là thơ của vợ ông Hoàng Văn Đồng nào đó, tình nhân của Cao? Chúng tôi đã phân tích kỹ bài này trong cuốn sách viết về Cao nói trên. Vì hoàn cảnh khó ngặt lúc bấy giờ, nên trong thơ Cao thấy ông dùng rất nhiều hình tượng ẩn dụ. Người đẹp trong thơ ở đây, chính là Cao đấy! Khuất Nguyên bên Tàu xưa cũng thế. Với Cao là cả một hệ ý thức thẩm mĩ trong thơ, chứ không phải là ai khác, không phải là cái gì khác. Nhà nghiên cứu Thái Doãn Hiểu liệu có nhầm chăng?
Hà Nội, 13/4/2013
  Vũ Bình Lục

Thư trả lời của Cụ Đốc Tít đối với Tổng đốc Hải an - Hoàng Cao Khải
NGUYỄN QUANG TUYẾN (ST giới  thiệu))
Bức thư 1 ( trích bài dịch từ chữ hán nôm dịch ra chữ quốc ngữ )
Hải- An Tổng đốc Hoàng Cao Khải
Kính gửi: Quan đề đốc Hải Dương – Quảng Yên Mạc Tướng quân soi xét.
Tôi thiết nghĩ việc của Ngài làm tuy là rất chính nghĩa, nhưng chưa đúng với thời cơ. Ngày xưa ông Mạnh Tử nói dẫu có trí tuệ, nhưng kém thế thời thì không thành, dẫu có tư chất thông minh nhưng lỗi thời thì cũng hỏng, vả chăng kẻ tuấn kiệt phải theo thời, người thông đạt phải biết mệnh.
Nay Tiên đế đã ký hòa ước với chính phủ Pháp bảo hộ rồi, triều đình cũng đã lập nên Vua mới, trong nam, ngoài bắc, trên trời dưới biển đều là vương thổ, vương thần cả.
Ngài phụng mạng Vua Hàm Nghi để cứu vãn thời thế, đó là một việc làm lấp biển, vá trời, chí khí thì to, nhưng thành công được cũng là hiếm có. Vả chăng Vua Hàm Nghi cũng đã bị triều đình bãi bỏ, coi như là phế đế. Nhân dân chỉ biết theo mệnh của triều đình, yên ổn làm ăn, không muốn gây việc binh đao nữa. Vậy thì Ngài tuy hết lòng kêu gọi cũng như vịt nghe sấm, nước đổ lá khoai thôi, ai là người hưởng ứng chứ. Chi bằng Ngài lựa theo thời thế, cùng chúng tôi hợp tác, để trị quốc, an dân, đã không trái với lệnh triều đình, mà lại biết lựa theo thời thế, việc làm chỉ bằng một nửa, mà công lại gấp đôi. Vả chăng người Pháp vốn trọng người có tài năng, có nghĩa khí, lại được chúng tôi tiến cử lên, tất nhiên ngài sẽ được trọng dụng lắm, ý Ngài thế nào ? xin cho tôi được biết.
          Kính chúc Ngài mạnh khỏe và rất mong Ngài là bạn đồng liêu với chúng tôi.
Kính thư :
Hoàng Cao Khải

Thư  2: Thư trả lời của Cụ Đốc Tít
  Khởi nghĩa cần vương lĩnh Hải – An Đề đốc Mạc Đăng Tiết ( tên tự của cụ Đốc tít ) 
Kính trả lời quan Tổng đốc họ Hoàng tỉnh Hải Dương – Quảng An các hạ.
Tiết tôi được thư của Ngài cho biết: Phàm là làm việc gì cũng phải dựa theo thời thế và vận mệnh. Đó là ý nghĩ của Ngài, ý nghĩ đó giống như 2 câu thơ của ông Đặng Tất
“Đồ Điếu gặp thời nên nhẹ bước.
          Anh hùng lỡ vận cũng khoanh tay”
Tuy ông Đặng Tất không thành công, nhưng ông cũng dám chống quân Minh đến kỳ cùng, được lưu danh sử sách. Còn ông thì sao? so với ông Đặng Tất thì thế nào? sẽ chờ dư luận và thời gian trả lời. Tôi không cần phải tranh luận nữa. Duy có một điều là ý nghĩ của tôi khác với ý nghĩ của Ngài. Tôi cho rằng đã là anh hùng thì thời thế nào cũng tạo được, đã là tuấn kiệt thì vận mệnh nào cũng làm nên. Ngài bảo công việc của tôi là công việc lấp biển, vá trời thì thành công là hiếm có. Vâng chim sẻ con chuyền từ cành này sang cành nọ, lại dám cười con chim đại bàng hễ cất cánh bay là bay từ trời bắc xuống biển nam, hai tư tưởng đó có khác xa nhau thực. Vả chăng Ngài cũng theo học chữ thánh hiền, theo con đường khoa cử, như Khổng Tử nói: “ Sát thanh thành nhân ”. Mạnh Tử nói: “ Xả sinh thủ nghĩa “ chắc ngài cũng chưa quên, hay Ngài cũng cho những câu nói ấy là hoang đường. Còn tôi thì cho dù phải hy sinh đến tính mệnh, nhưng làm thế nào mà xây nên nhân, nên nghĩa thì tôi cũng làm. Trong lịch sử Đại việt đã 3 lần chiến thắng quân Nguyên, mười năm bình định quân Minh, hay đánh Tống, đuổi Thanh, tôi chỉ biết một lòng phò Vua giúp nước, nguyện hy sinh vì quê hương đất nước, nguyện noi gương các vị tiên liệt, tiền bối đó.
Vả chăng Vua Hàm Nghi tuy đã xuất bôn, đó là một việc xử biến, phải tòng quyền, ra đi để lại về, lui để mà tiến, tôi rất khâm phục lắm thay. Vì tôi cũng không phải là phường giá để treo áo, túi để đựng cơm, mà phải khom lưng qùy gối, để cầu lấy ấm no. Muốn có ấm no thì phải tự mình làm lấy mà ăn.  Tôi tặng Ngài vần thơ:
Nên tôi tay kiếm tay cờ
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu trượng phu
Còn non, còn nước, còn dài
Còn người chí khí, còn người đồng tâm ”.
Nếu ngài cho ý nghĩ của tôi là phải lẽ, thì ngài sẽ là người đồng tâm, đồng chí với tôi và chúng ta sẽ cùng nhau gặp gỡ chung một tuyến đường.
Kính chúc Ngài khang cường, cũng mong ngài cho biết ý kiến.
Kính thư:
Mạc Đăng Tiết

 Với chí khí khảng khái, phẩm chất anh hùng bất khuất, thà hy sinh của cụ Đốc Tít để chiến đấu vì nước, vì dân. Vì vậy mà Hoàng Cao Khải không thể dụ dỗ được, nên đã nghĩ ra nhiều mưu gian quỷ kế để phá hủy đốt cháy làng xóm, nhà thờ, đình chùa, lăng mộ, tàn sát hàng nghìn bà con, dòng họ Nguyễn gốc Mạc quê tôi và những vùng phụ cận, cùng những người đi theo nghĩa quân, hoặc giúp đỡ cho nghĩa quân chống Pháp.
Sau đây là bức thư thứ 3: 

Tối hậu thư của Hoàng Cao Khải
Kính trả lời dưới ngọn cờ quan Đề đốc họ Mạc.
Nhận được thư ông trả lời, biết ông là người anh hùng, khảng khái, có chí khí, trước sau như một. Nhưng tôi thiết nghĩ ông có thể bảo vệ được toàn quân, nhưng ông không thể bảo vệ được toàn dân? Người trượng phu đã làm việc gì cần cân nhắc về mọi mặt. Về phần tôi chưa thắng được lúc này. Nhưng tôi sẽ dùng cường quyền, bạo lực, trước mắt có thể thi hành một cách mà ông không thể chống đối lại được. Đó là tôi lấy danh nghĩa quan Tổng đốc của địa phương này, sức cho 72 xã, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn, mỗi xã chọn 30 thanh  niên cường tráng đem đủ mai, cuốc, thuổng, dao, gươm đao, giáo mác tới làng Lưu Thượng của ông, cùng với quân đội trang bị khí giới vây chặt, phát quang cả làng, bắt hết họ hàng và những người thân thích nhà ông, nếu ai chống đối thì bắn chết tại chỗ. Còn cửa nhà dân cư thì đốt hết, phá hết cây cối tre, cau thì đào tận gốc, trốc tận rễ, san phẳng thổ cư thành bình điền. Kế hoạch này tuy là tàn bạo, nhưng tôi thì làm bất cứ việc gì để thắng được đối phương thì tôi phải làm, không thể nào khác được. Nếu ông cho lời nói của tôi là phải thì ông mau suy nghĩ hồi tỉnh, ý ông thế nào cho tôi được biết ngay. Tôi sẽ đón tiếp ông ở địa điểm rất long trọng.
Kính thư:
           Hoàng Cao Khải       

 Do cuộc chiến đấu không cân sức, địch cắt đường tiếp tế lương thực và vũ khí đạn, thuốc cứu chữa thương bệnh binh, và đầu độc nguồn nước. Đồng thời địch còn dùng thủ đoạn vô cùng thâm độc hèn hạ đốt phá san phẳng làng mạc, tàn sát con cháu dòng tộc họ Nguyễn gốc Mạc và bà con quanh vùng. Vì vậy cùng với bối cảnh chung của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy đã thất bại. ( Nhưng đây là một thành tích của tay sai Tổng đốc Hoàng Cao Khải để dâng lên quan thầy Pháp ).

THAM KHẢO THÊM:Đốc Tít
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đốc Tít, tức Nguyễn Xuân Tiết (1853 - 1916) là một chỉ huy của khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, nguyên gốc họ Mạc, sinh trưởng tại làng yên Lưu Thượng, phủ Kinh Môn, Hải Dương. Tên Tít là do người Pháp phát âm sai từ chữ Tiết mà ra.
Trong phong trào chống Pháp ở Bắc Kỳ, ông được phong Đề đốc Hải Dương dưới sự chỉ huy của Tán Thuật, lập căn cứ kháng Pháp ở vùng đất giữa sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc trên đất của 4 huyện Kinh Môn, Đông Triều, Yên Hưng và Thuỷ Nguyên của 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng.
Cuối năm 1885, quân Pháp do 2 sĩ quan Falcon và Faure chỉ huy đã giao chiến với quân của Đốc Tít, sau đó lại tiếp tục đánh nhau với ông ở Trại Sơn. Năm 1888, quân Pháp tiếp tục tấn công Trại Sơn, 600 quân của Đốc Tít phải rút lui sau 12 ngày cầm cự.
Tháng 7 năm 1889, Khâm sai Hoàng Cao Khải, Tổng đốc Hải Dương phối hợp cùng quân Pháp bao vây Đốc Tít ở căn cứ Trại Sơn, thế cùng lực kiệt, ngày 12 tháng 8 năm 1889. Đốc Tít cùng với toàn quân ra hàng quân Pháp. Rút kinh nghiệm Đội Văn trá hàng lúc trước nên người Pháp cho đày ông đi Algeri và ông qua đời tại đây ngày 21 tháng 12 năm 1916 thọ 63 tuổi.
Hoàng Cao Khải
Kinh lược sứ Bắc Kỳ, Hoàng Cao Khải.
Hoàng Cao Khải (chữ Hán: 黃高啟; 1850–1933), là nhà văn, nhà sử học và là đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái trong lịch sử Việt Nam
Nguyên danh của ông là Hoàng Văn Khải, tự Đông Minh, hiệu Thái Xuyên, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Đỗ cử nhân ân khoa 1968 (cùng khóa thi với anh ông Phan Đình Phùng tên là Phan Đình Thuật, Phan Đình Phùng năm 1876 mới đậu ở Trường Thi, Nghệ An) năm Tự Đức thứ 21 (1868), cùng được bổ làm huấn đạo huyện Thọ Xương, sau làm giáo thụ ở phủ Hoài Đức (Hà Tây). Trước khi Pháp chiếm Bắc Kỳ, ông lần lượt giữ các chức vụ Tri huyện Thọ Xương rồi thăng quyền Án sát Lạng Sơn, quyền Tuần phủ Hưng Yên.
Năm 1884, Pháp chiếm Bắc Kỳ, trong khi các phòng trào chống Pháp nổi dậy thì ông lại hợp tác với Pháp để đàn áp các phong trào nghĩa quân chống Pháp. Tháng 1 năm 1887, quyền Tuần phủ Hưng Yên, Hoàng Cao Khải được vua Đồng Khánh cho thực thụ Tuần phủ, gia hàm Thự lý Tổng đốc, nhưng vẫn lãnh Tuần phủ kiêm Tiễu phủ sứ ba tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, đặc biệt tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Năm 1888, ông được thăng làm Tổng đốc Hải Dương, rồi làm Khâm sai Kinh lược Bắc Kỳ, tước Duyên Mậu quận công (1890), đây là biệt lệ vì quan lại triều Nguyễn chỉ được phong quận công khi đã mất. Năm 1894, theo lệnh của toàn quyền De Lanessan, ông viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng, nhưng bị cự tuyệt.
Năm 1897, Nha Kinh lược Bắc Kỳ bị bãi bỏ, Hoàng Cao Khải được điều về Huế lãnh chức thượng thư Bộ Binh và làm phụ chính đại thần cho vua Thành Thái, Thái tử Thái phó, Văn minh điện Đại học sĩ. Như vậy, Hoàng Cao Khải là viên Kinh lược sứ Bắc Kỳ cuối cùng của triều Nguyễn.
Sau đó, ông làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông, giúp Thống sứ Bắc Kỳ soạn Nghị định về tổ chức bộ máy quản lý cấp xã ở Bắc Kỳ.
Ngày 6 tháng 5 năm 1922, Hội Thanh niên Việt Nam (Foyers de la Jeunesse Annamite) được thành lập, Hoàng Cao Khải cùng Thống sứ Bắc Kỳ Monguillot làm đồng Chủ tịch Hội, chánh mật thám Pháp Marty làm Chủ tịch danh dự.
Ông về hưu tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Mộ của Hoàng Cao Khải nằm ở khu vực ấp Thái Hà cũ, nay thuộc phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội. Di tích này ít được chăm sóc, đến nay khá là hoang phế. Khu ấp có tính đặc thù cao về kiến trúc, được xây dựng năm 1893.
Lăng Hoàng Cao Khải (giờ là trụ sở tổ tuần tra phường!)

Nằm rải rác ở khu vực phía Tây gò Đống Đa, gồm nhiều công trình kiến trúc tinh xảo được đánh giá là đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt.
( Còn phần tiếp theo - dienbatn )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét