Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO. BÀI 2.

CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO.


Lời tựa : Lẽ ra các bài tiếp theo trong mục : MẬT TÔNG - ĐẠO PHÁP - HUYỀN MÔN là những bài trong tập 2 cuốn THẦN THÁNH TRUNG HOA do bác Nhược Thủy dịch. Tuy nhiên  dienbatn đăng tiếp loạt bài  CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO để thay đổi không khí . Loạt bài viết này , dienbatn biên soạn lại theo những tư liệu sưu tầm được, những tư liệu đã đăng trên internet . Do vậy có thể có nhiều đoạn không ghi nguồn xuất xứ . Mong các tác giả lượng thứ khi dienbatn trích dẫn mà không ghi nguồn. dienbatn chỉ biên tập lại thành hệ thống làm tư liệu của mình và giúp các bạn tư liệu khi cần khảo cứu. Xin chân thành cảm ơn các tác giả đi trước. Thân ái . dienbatn.
2. Bộ tam thần Trimurti.
2/ Thần Bảo Tồn - Vishnu .

Ngôi thứ hai của Chúa Ba Ngôi trong huyền thoại Ấn Độ là Vishnu. Có thuyết cho rằng tất  cả các vũ trụ khi chưa thị hiện ra đều được chứa trong bụng của Vishnu, trong lúc Ngài nằm ngủ trên mình con  rắn ngàn đầu Ananta (chữ có nghĩa là vô tận), bập bềnh trên Biển Sữa nguyên thủy. Chính năng lượng nảy sinh từ rốn của Vishnu làm nở đóa sen trên đó Brahma hiện ra và tác thành vạn vật. Nếu Brahma là ý chí sáng tạo, thì Vishnu là năng lực bảo hộ, duy trì, dưỡng nuôi. Trong khi Brahma làm công việc sáng tạo xong bèn lè phè, đứng ngoài thế sự, thì Vishnu không ngần ngại nhảy vào cuộc sống nhân sinh mỗi khi cần thiết. Ngài là Đấng Nhập Thế, với rất nhiều hóa thân, được tôn thờ rộng rãi trong dân gian.
 Là vị thần cao nhất, là thần sáng tạo, còn được gọi là thần tay phải (tay phải đưa lên,khuỷu tay gấp lại cong lên , lòng bàn tay phải đua ra trước (động tác abhayamudra: không kinh sợ). Những vật thường có ở nơi Vishnu là một ốc tù và, một tràng hạt cầu kinh, một hoa sen. Vishnu là hiện thân của sự ổn định nữ tính và khả năng sinh thành. Vishnu được mô tả với bốn cánh tay, nhiều đầu, có nhiều hóa thân khác nhau (avataras) nhằm gìn giữ đạo đức và văn minh của nhân loại. Narayanna (con cua Nara: người đầu tiên, bằng hữu) được hiểu là “nơi cư ngụ chung của con người”. Trong thiên anh hùng ca Ramayanna, Vishnu xuất hiện là con cua Nara. Trong thiên anh hùng ca Mahabharata Vishnu xuất hiện với danh xưng Krishna để giảng thuyết nền đức lý vĩ đại của người anh hùng Arjuna trong Chí tôn ca (Bhagavad Gita). Vishnu ngủ bốn tháng trong năm, nghỉ ngơi trong vòng cuộn của rắn Ananta hay rắn Sesanaga. Shiva được đánh thức bởi một nghi lễ đặc biệt. Người phối ngẫu thường xuyên với Vishnu là nữ thần may mắn Lakshmi. Đối thủ chính của Vishnu là Yama (thần chết). Vishnu ngồi trên lưng con vật thiêng đầu người mình chim Garuda để di chuyển. Garuda chuyên ăn tươi nuốt sống nuốt sống lũ ác quỷ.
Thần Vishnu là một trong các vị thần quan trọng nhất của đạo Hindu và là vị thần được thờ cúng rộng rãi nhất. Vishnu cùng với Shiva và Brahma tạo nên bộ ba các vị thần lớn, gọi là Tam vị. Là thần bảo vệ vũ trụ, Vishnu là vị thần uy phong đôi khi dữ tợn. Nhưng nói chung ông là vị thần tử tế và ít gây khiếp sợ hơn thần Shiva nhiều. Những người thờ thần Vishnu, gọi là những "Vaishnava", xem ông là vị thần tối cao. Một trong vô số những tính ngữ của ông là "Thần tối cao". Brahma khái niệm về sự "Tuyệt đối" hay "Thực thể tối cao" của người Hindu, đôi khi được mô tả là Vishnu. Theo một truyền thuyết, một hoa sen từ lỗ rốn thần Vishnu mọc ra trên một cuống dài do Vayu, vị thần gió đầy sức mạnh nắm giữ. Ngồi giữa hoa sen ấy là Brahman, vị thần bắt đầu công việc sáng tạo liền sau đó.
Chức năng chính của Vishnu là đảm bảo sự chiến thắng của điều thiện đối với cái ác. Trong thánh ca cổ Rig-Veda của người Hindu, Vishnu chỉ là một vị thần nhỏ. Có vẻ như ông xuất thân là một vị thần mặt trời và trong hiện thân mặt trời, ông có thể bước ngang qua vũ trụ chỉ trong ba bước, một cử chỉ có lẽ để biểu trưng cho việc đo đạc vũ trụ của thần, để biến nơi này thành chỗ ở cho các vị thần và cho con người. Về sau Vishnu dần dần được gắn với các nhân vật khác, gồm một concá, rồi một chú lùn, sự liên kết này làm nảy sinh khái niệm về các hóa thân hay Avatar của thần Vishnu. Vishnu hiện ra dưới các lốt khác nhau để đánh dẹp loài quỷvà phục hồi trật tự thiêng liêng mỗi khi các vị thần bị đe dọa. Hai hóa thân quan trọng nhất của Vishnu là người anh hùng Râm và vị thần Krishna. Trong đạo Hindu, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni cũng được xem là một hóa thân của vị thần vĩ đại này.
Trong hóa thân làm con cá Matsya, Vishnu đã cứu Manu, con người đầu tiên, thoát khỏi một trận lụt lớn. Truyện kể rằng Manu tìm thấy một con cá nhỏ, con cá năn nỉ anh ta cứu nó khỏi bị một con cá lớn ăn thịt. Manu đem con cá về nhà nuôi trong vại nước. Chẳng bao lâu, con cá trở nên quá lớn đối với cái vại, chàng đem bỏ nó xuống ao. Nhưng Matsya rồi cũng trở nên quá lớn với cái ao nên Manu phải trả nó về biển. Khi Manu thả con cá xuống nước, Matsya quay lại báo cho chàng biết là sắp có một trận lụt lớn, nhấn chìm cả thế giới. Nó khuyên chàng đóng một chiếc thuyền. Khi trận lụt xảy ra, Manu đã tá túc trên chiếc thuyền của mình. Chiếc thuyền bị sóng to gió lớn vùi dập, Matsya lại hiện lên, lần này là con cá khổng lồ. Matsya dắt chiếc thuyền đi trong suốt nhiều năm cho đến khi tới núi Hemavat, đỉnh ngọn núi này chưa bị nước ngập. Manu buộc thuyền vào núi để còn cho hết lụt. Matsya khi ấy nói rõ rằng mình thực ra là thần Vishnu và ông đã cứu Manu để cho thế giới này lại có người ở.
Trong hóa thân làm chú lùn Vamana, Vishnu đã cứu cả thế giới khỏi tay quỷ Bali. Chú lùn xin quỷ Bali cho chú một miếng đất chỉ vừa ba bước của chú thôi. Ngay khi quỷ Bali vừa đồng ý thỉnh cầu của mình, chú lùn Vamana liền biến thành một gã khổng lồ. Chỉ với hai bước, gã đã bước qua toàn thế giới, rồi giao lại cho các vị thần. Sau đó, gã lại gặp con quỷ đòi bước tiếp bước thứ ba như đã hứa. Không còn gì để giao nữa, quỷ Bali bèn lấy cái đầu của nó để thay thế. Thấy quỷ có hành động trung thực, thần Vishnu bèn ban cho nó quyền cai trị âm cung.
Trong khoảng thời gian giữa các đợt sáng tạo của thần Brahma, người ta nói rằng thần Vishnu nằm ngủ trong biển vũ trụ, trên mình con rắn nhiều đầu Ananta haySesha. Trong lúc ngủ, Vishnu từ từ biến thành một hóa thân khác sẽ xuất hiện trong chu kỳ sáng tạo sau đó.
Vishnu thường được mô tả như một chàng trai tuấn tú, màu xanh cam và có bốn tay. Các vật biểu trưng của thần gồm một cây thùy liên quan với sức mạnh kiến thức, một vỏ ốc tù liên quan với nguồn gốc sự sống, một bánh xe liên quan với các quyền năng sáng tạo và hủy diệt, hoa sen liên quan với mặt trời, với cây đời sống từ lỗ rốn thần Vishnu mọc ra - vật cưỡi của thần là con chim huyền thoại Garuda.
Thần Vishnu cũng được xem như cây cột vũ trụ chống đỡ bầu trời. Vợ ông là Lakshmi, nữ thần của sự giàu có và may mắn.

Theo truyền thuyết, Vishnu nằm trên biển sữa trên mình con rắn vũ trụ nhiều đầu Ananta hay Sesha. Trong lúc ngủ, một hoa sen từ lỗ rốn thần mọc ra trên một cuống dài do thần gió VAYU nắm giữ. Trên hoa sen là BRAHMA bắt đầu công việc sáng tạo. Thần Vishnu ngủ trong các khoảng thời gian giữa những đợt sáng tạo nối tiếp này. Trong lúc ngủ, thần sẽ biến thành một hoá thân khác xuất hiện trong các chu kỳ sáng tạo sau đó. Theo thần thoại Ấn giáo, thần Vishnu có tất cả 10 hoá thân (avatar), hoá thân thứ 10 chưa xuất hiện trong cõi này.
Vishnu được mô tả với hình dáng chàng trai tuấn tú, màu xanh cam, có 4 tay, mỗi tay cầm các vật biểu trưng: cây chuỳ - biểu tượng cho sức mạnh của kiến thức, vỏ ốc tù và – nguồn gốc sự sống, bánh xe - quyền năng sáng tạo và huỷ diệt, hoa sen - biểu tượng của mặt trời và liên quan đến cây đời sống mọc ra từ lỗ rốn của thần.
Vợ của Vishnu là nữ thần Laksmi - nữ thần của sự giàu có và may mắn.
Vật cưỡi của thần là Garuda (đại bàng kim sí điểu) – con chim thần huyền thoại.

CÁC HOÁ THÂN CỦA THẦN VISHNU:
Các hoá thân của thần Vishnu là những hiện thân của thần ở thế gian này để cứu loài người trong những lúc gay go nhất. 

Người ta thường cho rằng thần Vishnu có 10 hoá thân. Đó là :
1-Mastya: Con cá từng bảo vệ cho Manu, thuỷ tổ loài người trong cơn đại hồng thuỷ.
2-Con rùa Kurina (kurma): chở hòn núi Mandara trên lưng trong khi khuấy đảo biển sữa.
3-Varaha: Con heo rừng đã cứu cả trái đất.
4-Narasimha: hoá thân sư tử vương giết chết con quỷ Hiranyakashipu - hiện thân của Ravana.
5-Chàng lùn Vamana: cứu thế giới khỏi tay con quỉ Bali
6-Parasurama: người tạo ra tầng lớp Satđếlỵ mới.
7-Hoàng tử Rama: nhân vật chính trong sử thi Ramayana của Ấn Độ.
8-Thần Krisna: vị thần tài năng với cây sáo mê hồn.
9-Sakya Muni (Đức Phật): cứu giúp những kẻ xấu lầm đường lạc lối trở về đường chính.
10-Kalkin (Kali Yuga) : Hoá thân thứ 10 này sẽ hiện ra cuối kỷ nguyên hiện tại để lập ra kỉ nguyên mới.
Mỗi hoá thân và sự tích về các hoá thân ấy của thần Vishnu sẽ lần lượt trình bày ở phần tiếp sau.
Các hoá thân của Vishnu tuân theo một qui luật tiến hoá từ cá, bò sát, thú, rồi đến chú lùn, đến con người. Cuối cùng là thần nhân và đấng sáng tạo tương lai. 
1/ Hoá thân đầu tiên là con cá Mastya.
Hóa thân đầu tiên của Vishnu là con cá có sừng Matsya.
Một ngày nọ, Manu, con người đầu tiên, cứu một con cá bị mắc cạn (chữ « man », trong các tiếng Anh, Đức, có thể đến từ tên ông Manu này, và có lẽ cả các chữ « mán », « mường » – trại chữ « hmong » gần với « human » – trong tiếng Việt mình) . Cá cho Manu biết Đại Hồng Thủy sắp xảy ra, và khuyên Manu đóng một chiếc tàu lớn, đem vào trong đó súc vật, cây cỏ, để tránh lụt. Con cá ấy là Matsya, cứu tinh của nhân loại, và Manu chính là « tiền thân » của Noah (Noë) trong Thánh Kinh Do Thái. Có chuyện kể rằng Matsya hóa thành một con cá vĩ đại đưa tàu của Manu đến một vùng đất cao trên Hy Mã Lạp Sơn, nơi gọi là Manali, để thoát nạn Đại Hồng Thủy. Con người đầu tiên Manu sau này để lại một bộ luật, được coi như bộ luật đầu tiên của Ấn Độ, gồm 5370 câu, hiện vẫn còn được lưu giữ.

            Trong trận Đại Hồng Thủy, Matsya cũng có công lặn xuống lòng đại dương nhặt lên được bốn quyển Kinh Vệ Đà bị mất, và giao chúng cho Brahma. Kinh Vệ Đà mang những nguyên lý sáng tạo, nên Matsya cũng được coi như đã cứu sự Sáng Tạo.
Thần thoại Hindu kể rằng, một ngày kia, trong khi Manuđang tắm đưới sông thì thấy một con cá nhỏ van xin ông cứu nạn.
Manu đem nó về nuôi. Con cá lớn dần lên cho đến một ngày nó xin thả trở về biển.Trước khi bơi đi, con cá bảo Manu biết sắp có một trận lụt lớn nhận chìm cả thế gian và nó khuyên ông ta nên đóng một chiếc thuyền lớn, trong đó có chứa các loại sinh vật và hạt giống cây cối.
Manu vừa chuẩn bị xong thì mưa tuôn xối xả ngập lụt cả thế gian. Nước cuồn cuộn sắp lật đổ chiếc thuyền thì cá Mastya hiện ra dẫn dắt thuyển khỏi cơn nguy hiểm. Sau đó, nó bảo Manu buộc thuyền vào một đỉnh núi cao không bị ngập, chờ khi nước rút. Lúc đó, con cá mới cho Manu biết rằng chính mình là hoá thân của Vishnu.
Để tạ ơn thần, Manu hiến tế bằng sữa và bơ lỏng. Một năm sau lễ vật cúng dường này biến thành một người đàn bà xinh đẹp. Họ sống với nhau và sinh ra loài người.

2/ Hóa thân thứ hai của Vishnu là con rùa Kurma (Kurina): 
 Hóa thân thứ hai của Vishnu là con rùa Kurma.
Số là sau trận Đại Hồng Thủy, một số bảo vật bị chìm trong lòng Biển Sữa. Brahma khuyên các vị Thần nên liên kết với đám Quỷ Ma để thu hồi các bảo vật ấy, đặc biệt là thuốc trường sinh Amrita. Thần và Quỷ mới dựng một ngọn núi (tên là Mandara) giữa Biển Sữa. Kế đó thâu dụng một con rắn vĩ đại (Vasuki) quấn quanh ngọn núi ấy, rồi hè nhau nắm đầu nắm đuôi rắn mà làm quay quả núi để quậy Biển Sữa ! Tuy nhiên, không thể thiếu một điểm tựa để núi Mandara khỏi chìm xuống biển sâu. Thế là Vishnu hóa thành rùa Kurma, lặn xuống nước sâu, chịu núi Mandara trên lưng mình, cho các anh Thần chị Quỷ … quậy ! Quậy mãi không được gì, Thần cũng như Quỷ đều mệt mỏi chán nản, thì thình lình nổi lên một mảng độc chất vô cùng mãnh liệt, có khả năng hủy diệt mọi sự vật mà nó đụng vào, khiến cả vũ trụ lâm vào nguy khốn. Thần và Quỷ hướng về Shiva xin giúp đỡ. Shiva liền vận dụng thần thông nuốt trọn độc chất nọ, nhưng giữ không cho nó xuống bụng. Từ đó cổ họng Shiva mang màu xanh.
Màn quậy biển sữa tiếp diễn và đem đến những kết quả khả quan hơn : một con bò, nguồn sữa vô tận ( ?), Cây Như Ý (muốn gì được nấy), mặt trăng, mặt trời, Nữ Thần Lakshmi, đẹp tuyệt vời, được Vishnu lấy ngay làm vợ, một con voi, một ngựa trắng v.v… Sau cùng, Dhanvantri, một đồng nghiệp Y Sĩ, hiện lên với chén thuốc trường sinh. Sự hợp tác giữa Thần và Quỷ lúc đó chấm dứt, và một màn tranh dành thuốc trường sinh diễn ra …
Có thuyết cho rằng màn « quậy Biển Sữa » xảy ra ở lúc Tạo Thiên Lập Địa, với Mandara là cột trụ của thế giới, Brahma làm vị chủ trì, Vishnu là điểm tựa và Shiva, năng lực khai thông bế tắc. Từ đó nổi lên những biểu tượng như sự sống (thuốc trường sinh cho chư Thần, bò sữa cho con người), thời gian (mặt trăng), ánh sáng (mặt trời), sự chết (độc chất), cái đẹp (Lakshmi), ước vọng (cây như ý),  sức mạnh (ngựa), sự thông thái (voi) v.v…
Chở cả hòn núi Mandara trên lưng trong cuộc khuấy đảo biển vũ trụ.
Sau trận Đại Hồng Thủy (xem hoá thân Mastya), một số bảo vật bị chìm trong lòng Biển Sữa. Brahma khuyên các vị Thần nên liên kết với đám Quỷ để thu hồi các bảo vật ấy, đặc biệt là thuốc trường sinh Amrita. Thần và Quỷ liền bứng ngọn núi Mandara đặt ngược đầu xuống để giữa Biển Sữa. Đỉnh núi cắm sâu vào trong đất trong khi việc khuấy đảo biển sữa bắt đầu. Để khuấy được biển, hai bên dùng con rắn Vasuki quấn quanh ngọn núi ấy, mỗi bên nắm đầu và đuôi rắn mà quay quả núi để quậy Biển Sữa ! Tuy nhiên, không thể thiếu một điểm tựa để núi Mandara khỏi chìm xuống biển sâu. Thế là Vishnu hóa thành rùa Kurma, lặn xuống nước sâu, chịu núi Mandara trên lưng mình, và xoay tròn theo hòn núi mỗi lần khuấy như một cái guồng để công việc được nhanh chóng hơn.
Khuấy đảo mãi là con rắn nổi giận, nó liền phun ra nọc độc nhằm hủy diệt. Thần Brahma nhờ thần Shiva nuốt những nọc nầy. Shiva liền vận dụng thần thông nuốt trọn độc chất nọ, nhưng giữ không cho nó xuống bụng. Nọc độc con rắn làm cho cổ họng Shiva mang màu xanh. 
Việc khuấy biển sữa kéo dài trên 1000 năm. Nước biển màu sữa biến thành chất bơ. Rồi từ trong biển sữa lần lượt xuất hiện bò thần Nandin, voi thần 3 đầu Airavata, ngựa trắng, cây như ý, mặt trăng, mặt trời, nữ thần Lakshmi, các bọt biển hoá thành những tiên nữ Apsara. Sau cùng là Dhanvantri, một đồng nghiệp Y Sĩ, hiện lên với chén thuốc trường sinh nhưng bọn quỷ chụp lấy. Thần Vishnu một lần nữa đánh thắng bọn ác quỉ và đoạt lại ly thuốc trường sinh
Có thuyết cho rằng màn « quậy Biển Sữa » xảy ra ở lúc Tạo Thiên Lập Địa, với Mandara là cột trụ của thế giới, Brahma làm vị chủ trì, Vishnu là điểm tựa. Và Shiva, năng lực khai thông bế tắc. Từ đó nổi lên những biểu tượng như sự sống (thuốc trường sinh cho chư Thần, bò sữa cho con người), thời gian (mặt trăng), ánh sáng (mặt trời), sự chết (độc chất), cái đẹp (Lakshmi), ước vọng (cây như ý), sức mạnh (ngựa), sự thông thái (voi) v.v
3- Hoá thân thứ ba của Vishnu là con lợn rừng Varaha:
Con lợn này đã cứu quả đất ra khỏi lòng đại dương sau khi bị con quỷ Hiranyaksa (Mắt Vàng) dìm vào đấy. Con quỷ này đã tu khổ hạnh, nhờ đó được thần Brahma ban cho quyền năng không thể bị người, vật hay thần giết chết.
Có được quyền năng này, Hiranyaksa lộng hành tất công loài người, khiêu khích các vị thần, lấy trộm bộ kinh sách thiêng của Brahma, sau đó lôi quả đất vào trong đáy biển vũ trụ. Nhưng con quỷ có một nhược điểm, vào lúc thương lượng với Brahma, Hyranyaksa phải kể tên các con vật không thể làm hại nó được, và nó đã bỏ sót tên con lợn rừng.
Vishnu liền hoá thành con lợn rừng khổng lồ với tiếng kêu ớn hơn cả tiếng sấm của Indra, hai mắt đỏ hơn hai luồng sét…
Varaha lặn xuống đáy đại dương, giết chết Hyranyaksa và giải cứu cho trái đất, đưa nó trở về mặt nước. 

Một số sách vở còn ghi lại hình ảnh trái đất như là một người thiếu nữ được Vahara nâng lên trên cánh tay lực lưỡng của mình.

Trong Mật giáo, có ý kiến cho rằng Ma lị chi Thiên là một dạng chuyển đổi của Varaha từ Hindu sang Phật Pháp. Dưới đây là hình Ma Lị Chi Thiên:

4/ Hoá thân thứ tư của Vishnu là người Sư tử Narasimha.
Thần tích của Hindu giáo kể rằng, Hiranyakashipu là anh của quỷ Hiranyaksha được sự ban phúc của thần Brahma nên trở thành bất tử. Không có thần, người hay vật nào có thể giết được nó, dù là ban đêm, ban ngày, trong nhà hay ngoài trời cũng vậy.
Hiranyakashipu cũng giống em trai của mình, cao ngạo và tàn phá mặt đất. Hắn tự cho mình là vị thần bất tử tối cao, nên cấm việc thờ cúng các vị thần khác. Con trai hắn là Pralada lại rất tín ngưỡng ở Vishnu nên không nghe lời hắn. Con quỷ giận dữ toan giết con mình nhưng kì lạ thay, con hắn vẫn cứ bình an dù hắn đã giết bằng mọi cách.
Một ngày kia, quỷ Hirayakashipu hỏi giận dữ hỏi Pralada rằng Vishnu có trong cây trụ khung của ngôi đền hắn ta không, Pralada trả lời một cách chắn chắn rằng có.
Hiranyakashipu gầm lên và lấy chân đạp ngã cây trụ để tìm giết Vishnu. Lập tức, Vishnu với hình dáng mình thần đầu sư tử hiện ra và xé xác con quỷ.
Hành động như thế, thần đã không vi phạm lời hứa của Brahma. Vì lúc ấy không phải ban ngày hay ban đêm, thần đang đứng trên đà của ngôi đền nên không phải ở bên trong hay bên ngoài, thần đã đội lốt Narasimha nên không phải là thần, không phải là người, cũng không phải thú vật.
Trong 10 hoá thân thì có lẽ đây là hoá thân dữ dằn nhất của Vishnu.
Trong các hoá thân tiếp theo thì Vishnu có dạng hình con người.
5/ Hoá thân thừ năm là chàng lùn Vamana.
Khi vương quốc nhà trời rơi vào tay vua phàm trần ngạo nghễ Bali thì Vishnu hoá thân thành chàng lùn Vamana con trai của Aditi và Thánh nhân Kashyapa để chiếm trở lại vương quốc.


 Người lùn Vamana, một cứu tinh khác của thế giới. Vào lúc ấy, một Ma Vương tên là Bali chinh phục được cả mặt đất, thiên đàng và địa ngục . Biết rằng Bali nổi tiếng rộng rãi, Vamana chỉ xin ông một mảnh đất nhỏ trong giới hạn 3 bước chân của mình.  Bali buồn cười anh lùn Vamana nên ưng thuận. Vamana vận dụng thần thông bước một bước trải hết mặt đất, bước thứ hai hết thiên đường, nhưng ngừng lại nhường cho Quỷ Vương Bali … địa ngục.   Và ông ta đã kinh hãi khi nhìn thấy Vamana biến thành một người khổng lồ. Chàng chỉ bước có 2 bước đã đi qua hết toàn bộ vương quốc của mình. Bali đành chấp nhận trao hết vương quốc cho Vamana.
Thấy sự thành thật của nhà vua, Vamana đã dành lại thế giới âm cung cho Bali trị vì.

Vợ của Shiva là Parvati còn con của Shiva là Ganesa, hình tượng con voi có cái vòi bị gãy 1 bên . 
Dưới đây là hình của Ganesa và Parvati:



Hình Parvati:



( Theo Minh Thông và Lương Văn Hồng ).
Phần sau đây dienbatn thêm vào từ các bản dịch.
6/ Hóa thân thứ 6 Parasurama: người tạo ra tầng lớp Satđếlỵ mới.




Parasurama là con trai út của Jamadagni , một người gốc Bregu . Đó là lý do tại sao ông đã được biết đến với biệt danh Bhargawa. Khi sinh ra Jamadagni đã cho con trai của mình tên của Rama. Khi trưởng thành, cũng được biết đến với biệt danh Rama Parasurama như luôn luôn mang theo một chiếc rìu làm vũ khí. Ngoài ra, Parasurama cũng có một vũ khí khác là một cánh cung lớn lạ thường.
Là một thanh niên Parasurama đã giết mẹ của mình, người đã đặt tên Renuka. Việc tạo nên lỗi tày trời đó là do Jamadagni Renuka  mẹ của ngài làm cho cha ngài tức giận. Jamadagni sau đó ra lệnh cho con trai của mình rằng giết mẹ . Ông hứa sẽ cho bất cứ điều gì mà ngài yêu cầu. Tuy nhiên, như một đứa trẻ, con trai Jamadagni, trừ Parasurama, không có ai sẵn sàng làm như vậy. Jamadagni ngày càng tức giận và nguyền rủa họ thành đá.
Parasurama là con trai út và thông minh nhất là sẵn sàng giết chính mẹ của mình. Sau cái chết của Renuka, ông cũng có một yêu cầu theo lời hứa của Jamadagni . Yêu cầu đó là làm cho mẹ chàng sống trở lại .Jamadagni cũng cảm thấy tự hào và thỏa mãn tất cả các yêu cầu của Parasurama.




Ông sinh ra trong một gia đình Bà la môn , có quyền lực và thể chất mạnh mẽ của một chiến binh. Thân Shiva , hài lòng bởi sự tận tâm và sám hối của ông trao cho ông một cái rìu, siêu vũ khí của mình để làm cho thế giới khỏi sự áp bức của những kẻ cai trị Kshatriya, người đi lạc khỏi con đường của Phật pháp. Bị xúc phạm bởi vua Arjuna và con trai của ông, người đã giết cha thánh thiện của mình, Parasurama thề tiêu diệt toàn bộ Kshatriya. Parasurama tiến hành chiến tranh sau chiến tranh 21 năm, và tiêu diệt Kshatriya , như vậy là hoàn thành nhiệm vụ của người đại diện của Vishnu .
Truyền thuyết kể rằng Parasurama, theo lệnh của cha mình, cắt nhỏ  đầu của mẹ mình, một nhiệm vụ cực kỳ tàn ác mà anh em đã từ chối. Hài lòng với sự tuân phục của mình, khi cha của ông yêu cầu ông chọn một ước vọng, ông đã chọn mong muốn mẹ cô trở lại cuộc sống!
Khi có một vị vua không công bình , lấy trộm bò của cha mình ,một biểu tượng của sự giầu có, một con vật mà có thể đáp ứng tất cả các mong muốn. Để trả thù cho hành vi trộm cắp, Parasurama giết vua. Khi ông trở về nhà, cha của ông không hài lòng với hành vi đó. Ông khiển trách nặng nề Parasurama cho làm cho mất hết pháp thuật của Parasurama, bắt Parasurama thực hiện một cuộc hành hương toàn quốc để chuộc tội tội.
Không giống như Rama , Krishna hay Đức Phật , Parasurama không phải là một trong những đại diện nổi tiếng của Vishnu. Tuy nhiên, có rất nhiều đền đài dành cho ngài. Các đền thờ Parasurama tại Akkalkot, Khapoli, và Ratnagiri ở Maharashtra, Bharuch và Songadh ở Gujarat, và Akhnoor ở Jammu và Kashmir đều nổi tiếng. Các khu vực Konkan trên bờ biển phía tây của Ấn Độ là đôi khi được gọi là "Parashurama Bhoomi" hoặc đất Parshurama. Các Parashuram Kund ở Bắc Ấn Độ Arunachal Pradesh là một hồ nước thánh được vây quanh bởi hàng trăm tín đồ, những người đến để ngâm mình trong nước thánh của nó trong Makarsankranti vào tháng Giêng hàng năm .
Ngày sinh nhật của Parasurama hoặc "Parasurama Jayanti" là một lễ hội quan trọng cho các tín đồ Bà la môn hay giai cấp tư tế của người Hindu . Vào ngày này, mọi người thờ phượng Parasurama và tiến hành một nhanh nghi lễ để vinh danh ngài . Parasurama Jayanti thường rơi vào cùng một ngày như Akshaya Tritiya , được coi là một trong những ngày tốt đẹp nhất của lịch Hindu .
Tranh Parasurama người đã cắt một ngàn cánh tay của vua Arjuna Kartawirya (Arjuna Sahasrabahu).
Sau khi kết hôn với Sita, Rama trở về Ayodhya. Đây là cuộc hành trình đến Mithila và với Ahalya nhận được sự giải thoát của mình, Rama đã gặp Parasurama.
Sage Jamadagni, cha của Parasurama, đã sở hữu bò Divine Kamadhenu, và khi vua Kartaviryarjuna trộm nó, Parasurama giết ông ta. Con trai của Kartaviryarjuna sau đó giết Jamadagni. Giận dữ, Parasurama thề sẽ tiêu diệt tất cả các vị vua . Tên Parasurama được gọi là Bhargava Rama, về sau đã được biết đến như Parasurama, vì Siva cho ông một cái rìu (parasu) như là một phần thưởng cho sự sám hối của mình.
Câu chuyện nổi tiếng nhất liên quan đến Parasurama mô tả hành động của mình để khôi phục lại pháp luật . Trong Krita Yuga, các Kshatrya (chiến binh) đẳng cấp đã trở nên quá tự tin vào sức mạnh quân sự và chính trị của họ, và bắt đầu đàn áp các Bà La Môn-giai cấp tư tế đã được tổ chức theo truyền thống là cao nhất về trật tự xã hội Hindu. Parasurama đã được sinh ra trong tầng lớp của Bhrigu, được coi là một đẳng cấp có giá trị thấp. Cha ông Jamadagni, mặc dù sinh ra một người Bà La Môn, đã trở thành một Kshatrya vì mẹ anh đã sai lầm tiêu thụ thực phẩm mang đậm tính chất của giai cấp thứ hai. Jamadagni SIRED Parasurama bởi Renuka, người sinh cho ông một đứa con trai và đã nhanh chóng được đặt tên Parasurama vì ông mang một cái rìu gọi Parashu-đó đã được trao cho ông lúc sinh bởi Shiva , vị thần hủy diệt của Hindu Trinity .
Trong suốt cuộc đời Parasurama trật tự xã hội đã xấu đi do Kartavirya-một vị vua hùng mạnh có một trăm cánh tay. Một ví dụ, các Kartavirya độc ác và tay sai của ông đã đi đến nơi ẩn cư Jamadagni khi Renuka ở đó một mình. Theo phong tục, cô đã chăm sóc của các vị vua và những người theo ông. Kartavirya thấy Kamadhenu, con bò mang lại rất nhiều của cải , mà thuộc về Jamadagni. Mong muốn có con bò, Kartavirya cướp Renuka đi và mất bò thiêng liêng. Không lâu sau đó, Jamadangi và những người khác đã trở lại để ẩn tu và nhìn thấy những gì đã xảy ra. Họ theo đuổi vua, sau đó áp đảo và giết chết ông ta , giành lại con bò, đó là lợi ích chính đáng của họ. Khi con trai của nhà vua nghe nói về cái chết của cha mình, ông trở về nơi ẩn cư cùng quân đội kéo và giết Jamadangi. Tìm cách trả thù, Parasurama thề rằng ông sẽ phá hủy tất cả Kshatryas ở trái đất. Trong hai mươi mốt trận, sau đó ông hoàn thành lời thề của mình và phá hủy tất cả các Kshatryas trên trái đất. Sau đó, tất cả Kshatryas là hậu duệ từ Bà La Môn, làm cho các giai cấp tư tế được ưu thế của hơn của các chiến binh. Bởi chiến thắng của mình và sức mạnh đó , Parasurama bảo đảm cho cha mình một vị trí cao trong Hindu như chòm sao của Saptarishis, trong đó ông là Gấu Lớn.
Một câu chuyện hoàn toàn khác nhau chi tiết về nguồn gốc tên của Parasurama. Ban đầu, ông được đặt tên là Rama. Rama là một cung thủ xuất sắc, ông đã đi đến dãy Himalaya, nơi ông đã tu luyện nhiều năm. Shiva đã rất hài lòng với sự tận tâm của Rama, và như vậy khi đấu tranh nổ ra giữa các vị thần và ma quỷ, Shiva ra lệnh Rama  chiến đấu cho các vị thần. Rama đã không có cây cung của mình, và vì vậy ông hỏi Shiva làm như thế nào ông có thể chiến đấu mà không vũ khí của mình. Shiva khuyến khích ông chiến đấu bất kể không có cây cung , mà Rama đã chiến thắng. Shiva thưởng Rama với nhiều quà tặng và các loại vũ khí, bao gồm cả chiếc rìu Parasu, mà đã trở thành vũ khí Rama của sự lựa chọn. Từ thời điểm này, Rama đã được biết đến như Parasurama, "Rama bằng rìu."
Một huyền thoại phổ biến liên quan đến Parasurama kể về một ví dụ khi mẹ của Parasurama ra bờ sông để tắm. Ở đây cô thấy Chitraratha, Vũ nữ âm nhạc gọi là Apsaras. Khi nhìn thấy các đấng thiêng liêng, Renuka bị thu hút bởi sự trụy lạc. Khi cô trở về nơi ẩn cư của chồng bà, ông đã nhanh chóng xác định được mức độ phạm tội của cô . Giận dữ, ông ra lệnh cho con trai của mình để giết mẹ của họ. Bốn người con trai cả đã từ chối, và bị nguyền rủa bởi cha của mình để trở thành kẻ ngu. Parasurama tuân thủ, và sử dụng rìu chặt đầu mẹ mình. Đó là một  đánh giá cao cho sự vâng phục của con trai mình, Jamadagni tặng con trai của ông là một ân huệ. Parasurama yêu cầu rằng mẹ của ông được phục hồi cuộc sống và không có hồi ức nào về những gì đã được thực hiện, và anh em của mình và được giao lại trí thông minh bình thường của họ. Ngoài ra, ông yêu cầu cha mình để đảm bảo rằng không ai có thể đánh bại anh ta trong chiến đấu từ thời điểm đó.

Tranh Parasurama gặp Rama.

7-Hóa thân thứ 7 - Hoàng tử Rama: nhân vật chính trong sử thi Ramayana của Ấn Độ.


dienbatn giới thiệu.
Xin theo dõi tiếp bài 3.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét