Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

THẦN THÁNH TRUNG HOA .NHƯỢC THỦY DỊCH . BÀI 13.

THẦN THÁNH TRUNG HOA
Bản dịch của Nhược Thủy - dienbatn giới thiệu.

LỜI NÓI ĐẦU : Đây là bản dịch rất công phu của Nhược Thủy trong trang Hoangthantai . Nay không còn thấy trang này hoạt động nữa. dienbatn chép lại vào đây để làm tư liệu . Mong bác Nhược Thủy cảm thông.
 THẦN THÁNH TRUNG HOA TẬP  I
Lời giới thiệu:- Nhận thấy từ trước đến nay, người Việt Nam chúng ta theo phong tục tập quán của người Trung Hoa, nên đã tin tưởng và thờ phụng rất nhiều vị Thánh, Thần giống như người Trung Hoa. Tài liệu giải thích về các Ngài thì quá ít và không có cơ sở khảo cứu , chỉ theo truyền khẩu nhiều hơn. Nay tôi xin cố gắng dịch những tài liệu nầy từ một Website có uy  tín và khảo cứu cẩn thận, xin kính tặng tất cả huynh đệ trong 4R-HTT. Nếu có chỗ nào sai sót, xin quí cao nhân hoan hỉ chỉ bảo cho (kèm theo nguyên tác  để quí vị dễ đối chiếu).
Xin thành thật cảm ơn quí huynh đệ.
Nhược Thủy
( Mùa Hạ năm Mậu Tí-2008).
Phần bổ sung cho bài “Huyền Thiên Thượng Đế”.
61.THẦN SÔNG BIỂN NÚI NON VÀ LÔI BỘ
BÍCH  HÀ  NGUYÊN  QUÂN.
山川河海及雷部諸神 
碧霞元君
碧 霞 元 君 的 由 來 : 碧 霞 元 君 , 即 東 嶽 泰 山 天 仙 玉 女 碧 霞 元 君 , 俗 稱 「 泰 山 奶 奶 」 。 碧 霞 元 君 之 由 來 , 眾 說 不 一 。 一 說 是 泰 山 神 之 女 。 一 說 原 是 天 仙 神 女 。 據 明 王 之 綱 《 玉 女 傳 》 引 《 玉 女 考 》 , 黃 帝 遣 玉 女 七 人 在 泰 山 建 岱 嶽 觀 。 七 名 仙 女 雲 冠 羽 衣 , 焚 修 以 迎 西 昆 真 人 。 七 女 之 中 , 只 有 一 女 修 而 得 道 , 即 碧 霞 元 君 。 另 一 說 則 稱 碧 霞 元 君 原 是 凡 人 之 女 , 稱 : 漢 明 帝 時 , 西 牛 國 孫 寧 府 奉 符 縣 善 士 石 守 道 與 妻 金 氏 所 生 之 女 , 名 玉 葉 。 其 女 相 貌 端 莊 , 為 人 聰 穎 。 三 歲 懂 得 人 倫 , 七 歲 即 學 道 法 , 曾 參 拜 西 王 母 。 十 四 歲 時 入 天 空 山 黃 花 洞 修 煉 。 天 空 山 , 即 泰 山 。 黃 花 洞 , 即 山 頂 石 室 。 三 年 修 煉 丹 成 , 元 精 發 而 光 顯 。 于 是 , 憑 靈 泰 山 , 成 為 泰 山 女 神 碧 霞 元 君 。 泰 山 之 有 女 神 , 晉 代 的 《 博 物 志 》 、 《 搜 神 記 》 都 有 記 載 。 但 泰 山 女 神 之 受 封 是 北 宋 真 宗 時 的 事 。 據 《 蒿 庵 閑 話 》 稱 , 漢 代 仁 聖 帝 以 前 , 山 上 有 琢 金 童 玉 女 , 至 五 代 時 , 殿 圮 象 仆 , 童 象 泐 盡 , 女 淪 於 池 。 宋 真 宗 東 封 還 次 御 帳 , 滌 手 池 內 , 一 石 人 浮 出 水 面 , 出 而 滌 之 , 玉 女 也 。 真 宗 命 有 司 建 祠 奉 之 , 號 為 聖 帝 之 女 , 封 天 仙 玉 女 碧 霞 元 君 , 祠 名 昭 真 祠 , 當 是 今 泰 山 山 頂 碧 霞 祠 的 發 端 。 明 成 化 年 間 , 拓 建 為 宮 。 弘 治 年 間 更 名 為 靈 應 宮 , 嘉 靖 年 間 再 更 名 為 碧 霞 。 
護 佑 眾 生 : 碧 霞 元 君 受 玉 帝 之 命 , 證 位 仙 真 , 統 率 泰 山 嶽 府 之 天 將 神 兵 , 照 察 人 間 一 切 善 惡 生 死 之 事 。 神 通 廣 大 , 治 病 救 人 , 護 佑 一 切 農 耕 、 商 賈 、 旅 行 和 婚 姻 等 事 。 民 間 傳 說 , 碧 霞 元 君 之 女 侍 塑 像 中 有 一 女 抱 有 嬰 兒 者 , 此 乃 碧 霞 元 君 陰 佑 婦 女 兒 童 健 康 平 安 , 能 讓 無 孕 得 孕 , 有 孕 順 產 。 
奉 祀 : 明 清 以 來 , 直 至 今 日 , 民 間 崇 拜 泰 山 奶 奶 的 , 一 直 十 分 興 盛 。 碧 霞 元 君 神 誕 之 日 是 四 月 十 八 日 。 神 誕 日 前 後 , 正 是 泰 山 地 區 春 暖 花 開 的 時 候 , 登 頂 上 山 為 碧 霞 元 君 燒 香 奉 祀 、 許 願 還 願 者 , 常 常 是 山 上 山 下 , 連 成 一 片 。 北 方 地 區 多 有 供 奉 碧 霞 元 君 之 廟 觀 。 據 《 宛 平 縣 志 》 等 稱 , 舊 時 , 北 京 宛 平 高 橋 和 妙 峰 山 一 帶 , 自 四 月 初 十 至 十 八 日 都 有 碧 霞 元 君 神 誕 廟 會 , 遊 人 相 接 , 「 傾 城 婦 女 往 乞 靈 , 祈 生 子 」 。 
BÍCH  HÀ  NGUYÊN  QUÂN
I.- XUẤT  XỨ:- 
Bích Hà Nguyên Quân  gọi đầy đủ  là “Đông Nhạc Thái Sơn Thiên Tiên Ngọc Nữ Bích Hà Nguyên Quân”. Dân gian thường xưng thân thiết “Thái Sơn Nãi Nãi” (Mẹ Thái Sơn).
Truyền thuyết về Ngài có nhiều và khác nhau, như :-
1.-Thuyết nầy cho rằng Ngài là con gái của Thần Thái Sơn Đông Nhạc.
2.- Ngài nguyên là Thiên Tiên Thần Nữ. Theo sách “Ngọc Nữ Truyện” của Vương Chi Cương đời Minh, phần khảo cứu về Ngọc Nữ nói :- “Vua Hiên Viên Huỳnh Đế sai bảy người Ngọc Nữ đến núi Thái Sơn để xây cất “Đại Nhạc Quán” (miếu Đại Nhạc). Bảy vị ngọc nữ “đội nón mây trời mặc  áo lông chim” ra công xây dựng xong, mời Tây Côn Chân Nhân về trụ. Trong số bảy người chỉ có một người theo tu đắc đạo, tức là Bích Hà Nguyên Quân.
3.-Một thuyết nói rằng, Ngài vốn là người phàm tu thành. Thời Hán Minh Đế, ở huyện Phụng Phù phủ Tôn Ninh nước Tây Ngưu, có ông Thiện Sĩ là Thạch Thủ Đạo và vợ là Kim Thị hạ sanh một người con gái, đặt tên là Ngọc Điệp. Cô gái nầy tướng mạo đoan trang, thông minh hơn người. Ba tuổi đã biết đạo lý nhân luân, bảy tuổi đã học Đạo Pháp, từng được tham bái Tây Vương Mẫu. Năm mười bốn tuổi vào Động Huỳnh Hoa núi Thiên Không tu luyện. Núi Thiên Không tức sau nầy gọi là Thái Sơn, còn động Huỳnh Hoa là thạch thất ở trên đỉnh núi. Sau ba năm tu luyện, nguyên tinh phát sáng, kết hợp với linh khí của Thái Sơn, thành ra Thái Sơn Thần Nữ Bích Hà Nguyên Quân.
4.- Thái Sơn vốn có thần nữ. Sách “Bác vật chí” và “Sưu Thần Ký” đời Tấn  đều có nói đến. Nhưng đến đời Bắc Tống vua Chân Tông mới có sắc phong chính thức. Trong “Cao Am Nhàn Thoại” nói :- “Trước vua Nhân Thánh đời Hán, trên núi Thái Sơn đã có điện thờ hai tượng Kim Đồng Ngọc Nữ. Nhưng đến đời Ngũ Đại thì điện thờ bị phá hủy, tượng nữ bị rớt xuống ao . Đời Tống Chân Tông, có người đến rửa tay ở ao, thấy có tượng đá nổi lên. Vớt lên bờ chùi  rửa sạch, đúng là tượng Ngọc Nữ. Vua cho xây điện thờ, ban hiệu là “Thánh Đế chi nữ”, phong làm “Thiên Tiên Ngọc Nữ Bích Hà Nguyên Quân”, từ danh là “Thiệu Chân Từ”. Miếu thờ gọi là “Bích Hà Từ”, đến năm Thành Hóa nhà Minh nâng cấp thành cung. Năm Hoằng Trị phong làm Linh Ứng Cung, đến năm Gia Tĩnh đổi tên là Bích Hà Cung.
II.- PHÙ HỘ  CHÚNG SANH :- 
Bích Hà Nguyên Quân vâng mệnh Ngọc Đế, ở ngôi vị Chân Nhân, thống suất thiên tướng thần binh ở núi Thái Sơn, quán sát việc thiện ác trong dân gian. Ngài có phép thần thông quảng đại, trị bệnh cứu người, phù hộ cho tất cả nông dân, giới mua bán, khách du lịch và hôn nhân hòa thuận.
Truyền thuyết dân gian nói Ngài còn có chức năng độ trì cho phụ nữ và trẻ em, nên tạo tượng là người nữ bồng đứa trẻ. Ngoài việc bảo hộ bình an cho người, Ngài còn có thể ban ơn giúp đỡ người cầu con sẽ có thai, người có thai sẽ được sanh nở an toàn.
III.- VIỆC  THỜ PHỤNG :-
Từ thời Minh, Thanh đến nay, dân gian rất sùng bái Thái Sơn Nãi Nãi (mẹ) , nên Miếu Thờ Ngài  thật hưng thịnh.
-Ngày đản sanh của Bích Hà Nguyên Quân là ngày mười tám tháng tư âm lịch.
-Thời điểm tổ chức cúng tế mừng ngày đản sanh nầy, cả vùng xung quanh núi Thái Sơn có hoa nở rộ, thời tiết ấm áp, nên có rất nhiều người hành hương leo lên tận đỉnh núi , vào Bích Hà Cung để dâng hương, hoặc cúng trả lễ. Người đến đông nghịt đến nổi trên núi dưới núi như một tấm thảm người.
-Dân chúng khu vực phía Bắc thờ phụng Bích Hà Nguyên Quân rất nhiều. Theo sách “Uyển Bình huyện chí” có nói, hồi xưa từ Bắc Kinh đến Uyển Bình, Cao Kiều… đã tổ chức lễ cúng đản sanh Ngài Bích Hà Nguyên Quân từ ngày mùng mười đến ngày mười tám tháng tư, gọi là “Hội Nguyên Quân Thần Đản”. Nhiều nhất là giới nữ đến cúng bái cầu xin sanh được con trai thông minh hiếu thảo.

*Nhược  Thủy  dịch 
(từ http://www.taoism.org.hk)
62.TAM  TINH
PHƯỚC  LỘC  THỌ  
福祿壽星
福 祿 壽 星 的 由 來 : 道 教 的 福 祿 壽 三 星 之 說 , 約 起 於 明 代 。 成 儀 於 明 代 的 《 金 籙 齋 玄 靈 轉 經 早 朝 行 道 儀 》 , 其 中 在 為 皇 家 轉 誦 《 太 上 玄 靈 北 斗 本 命 延 生 真 經 》 時 , 祈 請 神 靈 中 , 除 有 三 清 、 玉 帝 、 北 斗 九 星 君 以 外 , 還 要 祈 請 「 南 極 老 人 壽 德 星 君 」 、 「 上 清 福 德 星 君 」 、 「 上 清 祿 德 星 君 」 。 同 是 明 代 成 儀 的 《 金 籙 齋 延 壽 設 醮 儀 》 中 , 也 有 祈 請 「 上 清 福 祿 壽 三 星 真 君 」 。 《 中 天 紫 微 星 真 寶 懺 》 朝 禮 各 星 君 時 , 也 有 禮 拜 「 福 星 天 德 星 君 、 祿 星 天 祐 星 君 、 壽 星 老 人 星 君 」 的 內 容 。 但 是 , 福 祿 壽 三 星 之 所 指 , 道 書 和 民 間 歷 來 眾 說 紛 紜 。 大 約 成 書 於 明 代 初 年 的 《 金 籙 祈 壽 早 朝 儀 》 稱 「 南 極 老 人 福 祿 壽 三 星 真 君 」 , 據 文 意 , 似 乎 將 福 祿 壽 三 星 統 歸 於 「 南 極 老 人 」 名 下 。 現 在 , 道 教 和 一 般 民 眾 大 致 認 為 , 福 星 指 的 是 天 官 ; 祿 星 指 的 是 文 昌 ; 壽 星 指 的 是 南 極 老 人 。 奉 祀 壽 星 , 起 於 先 秦 。 《 史 記 》 的 《 封 禪 書 》 稱 , 秦 時 「 於 杜 、 亳 有 三 社 主 之 祠 、 壽 星 祠 」 。 《 史 記 索 隱 》 注 稱 , 「 壽 星 , 蓋 南 極 老 人 星 也 , 見 則 天 下 理 安 , 故 祠 之 以 祈 福 壽 」 。 可 見 , 秦 漢 之 時 , 奉 祀 壽 星 可 以 祈 福 祈 壽 。 齊 梁 高 道 陶 弘 景 《 真 靈 位 業 圖 》 列 南 極 老 人 丹 陵 上 真 為 「 太 極 左 位 」 。 漢 代 以 降 , 一 直 列 為 國 家 祀 典 。 但 是 , 明 代 洪 武 三 年 起 , 以 其 為 妄 而 罷 祀 。 然 而 , 道 教 中 的 奉 祀 依 舊 , 並 且 , 將 其 與 天 官 、 文 昌 同 列 為 福 祿 壽 三 星 。

 三 星 職 司 : 福 星 天 官 , 當 以 賜 福 為 職 。 《 三 官 燈 儀 》 稱 , 「 真 都 元 陽 , 紫 微 宮 主 , 自 然 大 聖 , 賜 福 天 官 , 統 攝 天 界 , 役 使 鬼 神 , 保 天 長 存 」 。 祿 星 文 昌 , 文 昌 有 六 星 , 其 中 司 祿 星 , 緯 書 《 春 秋 元 命 苞 》 稱 「 司 祿 賞 功 進 士 」 , 主 文 人 之 功 名 利 祿 。 壽 星 南 極 老 人 星 , 《 史 記 正 義 》 稱 「 為 人 主 占 壽 命 延 長 之 應 」 。 
奉 祀 :有 福 、 得 祿 和 長 壽 等 三 個 目 標 , 一 直 是 中 國 道 教 信 徒 和 普 通 民 眾 追 求 的 共 同 理 想 。 因 此 , 明 代 以 降 , 民 間 對 福 祿 壽 三 星 的 奉 祀 經 久 不 衰 。 道 教 宮 觀 , 盡 管 少 有 專 門 設 立 的 福 祿 壽 三 星 君 殿 , 但 是 單 獨 供 奉 壽 星 的 仍 較 普 遍 。 中 國 福 祿 壽 三 星 瓷 雕 至 今 仍 然 有 人 請 回 家 供 奉 , 並 預 先 在 道 觀 中 開 光 分 靈 , 以 求 靈 驗 , 護 佑 合 家 有 福 、 得 祿 和 長 壽 。

BA VỊ TINH QUÂN
PHƯỚC  LỘC  THỌ  
I.- XUẤT   XỨ:-
Truyền thuyết về  ba vị Tinh Quân Phước-Lộc-Thọ đã có từ thời Minh. 
*Trong sách “ Kim  Lục  Trai  Huyền  Linh  Chuyển   Kinh  Tảo  Triều  Hành  Đạo  Nghi” của Thành Nghi đời Minh có đề cập đến việc hoàng gia lúc tụng kinh “Thái  Thượng   Huyền  Linh  Bắc  Đẩu  Bổn  Mệnh  Diên   Sinh  Chân  Kinh” ,trong  nghi thức thỉnh thần, ngoài việc thỉnh Tam Thanh, Ngọc Đế, Bắc Đẩu Cửu Tinh Quân, còn phải thỉnh “Nam  Cực  Lão  Nhân  Thọ  Đức  Tinh  Quân  ”, “Thượng   Thanh  Phước  Đức  Tinh  Quân  ”  và “Thượng  Thanh  Lộc  Đức  Tinh  Quân  ”.
Đồng thời, trong sách “Kim  Lục  Trai  Diên   Thọ  Thiết  Tiêu   Nghi  ” cũng của Thành Nghi có nói đến nghi thức thỉnh “Thượng   Thanh  Phước  Lộc  Thọ  Tam  Tinh  Chân  Quân  ”.
*Trong sách “Trung   Thiên  Tử  Vi  Tinh  Chân  Bảo  Sám” lúc triều lễ các vị Tinh Quân, đã có phần lễ bái ba vị “Phước  Tinh  Thiên  Đức  Tinh  Quân  、 Lộc  Tinh  Thiên  Hựu  Tinh  Quân  、 Thọ  Tinh  Lão  Nhân  Tinh  Quân  ”.
*Nhưng tín ngưỡng về Tam Tinh Phước Lộc Thọ trong Đạo Giáo và dân gian có nhiều truyền thuyết khác nhau. Trong Đạo Giáo, có sách “Kim  Lục  Kỳ  Thọ  Tảo  Triều  Nghi  ” ở đầu thời Minh nói đến “Nam  Cực  Lão  Nhân  Phước  Lộc  Thọ  Tam  Tinh  Chân  Quân”. Theo văn  ý trong sách nầy, đem ba vị Phước-Lộc-Thọ gom hết vào một vị là “Nam Cực Lão Nhân”, trong khi dân gian thì cho rằng có ba vị khác nhau.
*Để dung hòa sự khác biệt ấy, sau nầy người ta đã nhất trí theo quan điểm sau :-
Phước Tinh là để chỉ Thiên Quan, Lộc Tinh là để chỉ Văn Xương, Thọ Tinh là để chỉ cho Nam Cực Lão Nhân. 
*Trong số ba vị, việc thờ phụng Thọ Tinh có thời điểm xuất hiện sớm nhất vào đầu đời nhà Tần. Sách “Phong Thiện Thư” chương Sử Ký có nói :- “Hai xứ Đỗ và Hào có ba điện thờ gọi là  Miếu Thờ Thọ Tinh”. Lại trong sách “Sử Ký Sách Ẩn” chú giải “Thọ Tinh tức là Nam Cực Lão Nhân, xây dựng Miếu Thờ để cầu cho được bình an, hưởng phước và sống lâu”. Như vậy, về mặt lịch sử, việc thờ phụng Thọ Tinh để cầu phước cầu thọ đã xuất hiện từ thời Tần , Hán (trước và đầu Công Nguyên).
*Bậc cao đạo Đào Hoằng Cảnh thời Tề Lương , trong sách “Chân Linh Vị Nghiệp Đồ” đã xếp Nam Cực Lão Nhân vào “Thái Cực Tả Vị” (bên trái của Thái Cực).
*Thời Hán, đưa việc thờ cúng Thọ Tinh vào  “ Sách Thờ Phụng” của triều đình.
*Đời Minh, năm Hồng Vũ thứ ba, vua xuống lệnh là chỉ vọng bái Thọ Tinh chứ không cần lập Miếu Thờ. Tuy nhiên, các nơi vẫn thờ Thọ Tinh như cũ, lại còn đưa thêm Thiên Quan và Văn Xương vào thờ cho đủ Phước-Lộc-Thọ Tam Tinh.
II.- CHỨC NĂNG CỦA TAM TINH :-
*Phước Tinh là Thiên Quan có chức trách là ban bố phước đức cho dân gian. Trong sách “Tam Quan Đăng Nghi” nói :- “Thiên Quan là chân linh của khí dương, là bậc Thánh của Tự Nhiên, làm chủ cung Tử Vi,  ban bố phước cho con người, cai quản thiên giới, sai khiến quỉ thần, gìn giữ sự trường tồn của cõi trời”.
*Lộc Tinh là Văn Xương có sáu sao, trong đó có sao Tư Lộc. Sách “Xuân Thu Nguyên Mệnh Bào” nói rằng Tư Lộc thưởng công Tiến Sĩ, chủ về công danh lợi lộc của giới văn nhân và người đi học. (Xem bài Văn Xương Đế Quân)
*Thọ Tinh là Nam Cực Lão Nhân. Theo sách “Sử Ký Chính Nghĩa” nói rằng , Ngài chủ về tuổi thọ của con người, có chức năng trợ giúp kéo dài tuổi thọ.
III.- VIỆC  THỜ  PHỤNG:-
Ba nhu cầu lớn lao của con người là :- “có phước, được lộc, hưởng thọ lâu dài”, bất cứ ai ai trong Đạo Giáo và thế gian đều mong ước đạt được càng nhiều càng tốt, xem đó là mục tiêu lý tưởng của nhân loại.
*Nhất là từ thời Minh, việc thờ phụng Tam Tinh Phước-Lộc-Thọ đi vào nề nếp, qui củ hẵn hoi. Trong các Cung Quán của Đạo Giáo, chẳng những có Điện Thờ Tam Tinh mà đôi khi, lại xây dựng hẵn một Miếu Thờ Tam Tinh riêng biệt.
*Trong dân gian thì người ta hay thỉnh ba tượng Phước-Lộc-Thọ được tạo bằng nhiều chất liệu, kích cở … khác nhau , mang đến các Đạo Quán nhờ giúp cho việc “Khai Quang” rồi đem về  thờ tại nhà, cầu xin ba Ngài ban bố cho cả gia đình  đều “có phước, được lộc và trường thọ”.
*Nhược   Thủy  dịch
(từ http://www.taoism.org.hk) 
PHỤ  LỤC :-
TRUYỀN THUYẾT  DÂN GIAN VỀ 
 TAM  TINH  Phước - Lộc - Thọ
(福 - 祿 - 壽)
***
Phước - Lộc - Thọ là ba vị Tinh  Quân tượng trưng:
•   Phước tượng trưng sự hạnh phúc, con cháu đông đảo. 
•   Lộc tượng trưng sự giàu có và có quan tước. 
•   Thọ tượng trưng sự sống lâu và an nhàn. 
Dân gian quan niệm rằng, thờ Phước Lộc Thọ là thờ Cửu Huyền Thất Tổ chung của mọi người, tức là thờ Ông Bà chung.
Sự tích của Tam vị Tinh Quân Phước Lộc Thọ như sau:
*Theo truyền thuyết, Phước Lộc Thọ là tên của ba ông: ông Phước, ông Lộc, ông Thọ, vào đời nhà Đường bên Trung Quốc.
- Ông PHƯỚC có đức Trời ban, có con đông, nhưng nhà nghèo, lòng dạ chơn thật, tự lực cánh sinh, không chịu nhờ vả ai, tin tưởng vận mạng của mỗi người do Trời định, nên giữ lòng thanh bạch, không tham vọng.
- Ông LỘC có đức Đất cho, làm quan lớn tại triều đình, nhà giàu có lớn, tiền của dẫy đầy, có kẻ hầu người hạ, tánh tình hòa nhã, thanh liêm, một lòng vì nước vì dân, giàu lòng nghĩa hiệp, hay trợ khó giúp nghèo, mến hiền trọng đạo.
- Ông THỌ có đức do Người tạo, độc thân, sống lâu hơn mọi người, có lòng nghĩa hiệp, hay giúp đỡ người nghèo khổ, chỉ sống bằng nghề ăn trộm, một năm chỉ ăn trộm một lần để nuôi thân suốt năm, không ham lấy thêm, gặp người quá nghèo khổ thì đi ăn trộm của nhà giàu, đem tiền đến cứu giúp.
"Ba ông Phước, Lộc, Thọ cùng ở một thôn.
Hoàn cảnh của ba ông khá đặc biệt:
- Ông Phước thì nghèo khổ mà đông con.
- Ông Lộc thì làm quan, giàu có mà không con.
- Ông Thọ thì có nghề sở trường là ăn trộm, đi làm việc một đêm đủ tiền chi dụng một năm, ngoài ra chẳng làm gì khác. (Ca dao :- Con ơi, học lấy nghề cha –Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm-NT)
Một hôm, ông Thọ khởi sự hành nghề ăn trộm, đang đêm đi ngang qua nhà ông Phước, thấy đèn còn thắp leo lét, ghé vào đứng bên ngoài xem, nghe vợ của Phước than thở nghèo khổ, con cái quần áo tả tơi. Ông Thọ thấy vậy cảm động đem lòng thương xót thầm, nghĩ rằng: đêm nay, mình đi ăn trộm chuyến nầy để giúp Anh Phước đỡ nghèo, có tiền mua gạo ăn và sắm quần áo cho đàn con đông đảo.
Nghĩ vậy rồi liền thực hành, đi đến nhà ông Lộc, rình cho đến khuya, đợi tôi tớ trong nhà ngủ say, mới đánh ngạch vào nhà, mở tủ lấy trộm được một số vàng bạc khá nhiều, bọc vào một cái khăn, rút lui êm tịnh, không ai trong nhà hay biết.
Ông Thọ liền đi ngay đến nhà Anh Phước, trời vẫn còn khuya, kêu Anh Phước dậy mở cửa, đốt đèn lên. Phước hỏi ông Thọ, nửa đêm kêu cửa có việc chi cần gấp?
Ông Thọ nói:
- Tôi đem giúp Anh một gói vàng bạc đây để Anh chi dụng trong nhà, mua gạo và sắm quần áo cho sắp nhỏ.
Ông Phước hỏi:
- Vàng bạc ở đâu mà Anh có nhiều như vậy?
Ông Thọ đáp:
- Của tôi đem đến giúp Anh thì Anh cứ nhận mà dùng, hơi nào hỏi lòng vòng lôi thôi.
Ông Phước nói:
- Xin Anh cho biết rõ của nầy do đâu mà có thì tôi mới dám nhận sự giúp đỡ của Anh, chớ tôi thấy Anh đâu có giàu gì!
Ông Thọ túng thế phải nói thiệt:
- Số vàng bạc nầy do tôi lấy trộm của nhà giàu để đem lại giúp Anh cho đỡ nghèo.
Ông Phước nói:
- Tưởng đâu Anh làm ăn khá giả, dư tiền dư bạc mà giúp tôi, nào dè Anh đi ăn trộm, thì vàng bạc nầy là của phi nghĩa, là của gian, tôi không dám nhận đâu, Anh hãy đem về đi.
Hai đàng nói qua nói lại một hồi, ông Phước nhứt định không nhận và có vẻ giận, rồi mời Anh Thọ ra khỏi nhà, đóng cửa đi ngủ trở lại.
Ông Thọ lấy làm lạ cho Anh Phước nầy, nhà nghèo rớt mồng tơi, đói nheo nhóc mà lại không chịu nhận vàng bạc bất nghĩa. Mình chẳng lẽ lấy số vàng bạc nầy về xài thì tỏ ra kém hơn Anh ta nhiều quá, nên quyết liều đem lại trả cho ông Lộc.
Ông Thọ suy nghĩ như thế, liền trở lại nhà ông Lộc, kêu mở cửa, rồi vào nhà nói rõ cho ông Lộc biết:
- Hồi đêm hôm, tôi có lén đào ngạch vào nhà ông ăn trộm một số vàng bạc để đem lại giúp cho Anh Phước, vì thấy Anh Phước nhà quá nghèo mà lại đông con, nhưng Anh Phước nhứt định không chịu nhận vì cho rằng của nầy là của ăn trộm, của phi nghĩa, nên tôi chẳng biết làm sao, đành liều đem lại trả cho ông, xin ông đừng bắt tội.
Ông Lộc nói:
- Tiền bạc ở trong tủ nhà của tôi thì nó mới là của tôi, nay nó đã ở trong tay ông thì nó là của ông, không phải của tôi nữa. Ông hãy mang về đi, tôi không biết tới nó nữa. Ông Thọ nài nỉ: - Tôi nói thiệt với ông là số vàng bạc nầy là của ông, ông không tin thì vào mở tủ ra xem lại đi, tôi mới lấy trộm ra đó. Xin ông tha tội cho tôi và cất nó trở lại vào tủ.
Ông Lộc nhứt định không chịu nhận và mời ông Thọ ra khỏi nhà. Ông Thọ đành phải ôm gói vàng bạc đi ra, trở về nhà, lòng nặng trĩu ưu tư, thầm nghĩ hai thằng cha Phước và Lộc là hai tay thật kỳ cục, phi thường khác tục. Ông suy nghĩ mãi và cảm thấy lương tâm ray rứt, kế trời hừng sáng. Ông quyết định là mình cũng không xài số vàng bạc nầy làm gì, mất giá trị lắm, chẳng lẽ mình thua Anh Phước sao, thôi mình nên đem đổ xuống sông cho rảnh.
Ông Thọ liền đem tất cả số vàng bạc ấy đến đứng giữa cầu, đổ trút xuống dòng sông nước đang chảy mạnh. Đúng lúc đó, có một đám người cờ bạc vừa tan sòng đi ra đến đầu cầu nhìn thấy, họ la hoãng lên vì động lòng tham, liền nhảy xuống sông để lặn mò lấy vàng bạc. Chẳng may nước chảy xiết quá, có một người ham lặn, hụt hơi chết đuối.
Linh hồn chàng cờ bạc bị Quỉ sứ dẫn xuống Địa ngục phạt tội, liền tố cáo với Diêm Vương là tại ông Thọ nên anh ta mới bị chết chìm một cách oan uổng và đòi Diêm Vương bắt ông Thọ đền mạng.
Diêm Vương liền kêu Quỉ sứ lên bắt hồn của ông Thọ dẫn xuống. Diêm Vương hỏi ông Thọ:
- Tại sao nhà ngươi làm cho tên nầy chết đuối oan mạng như thế?
Hồn ông Thọ đáp:
- Tâu Diêm Vương, tại tên nầy quá tham lam thấy tôi đổ vàng bạc xuống sông nên lặn mò quyết lấy, chẳng may bị hụt hơi chết đuối thì đáng kiếp lắm, chớ tôi đâu có xô nó xuống sông mà bắt tội tôi.
- Vàng bạc ở đâu? Mà tại sao ngươi đổ xuống sông?
- Vàng bạc nầy là của tôi, tôi không dùng thì tôi đổ xuống sông, ấy là quyền của tôi, tên nầy quá tham lam nên chết ráng chịu.
Diêm Vương lại phán:
- Mặc dầu là tiền bạc của ngươi, nhưng lúc sắp đổ xuống sông, ngươi phải lựa lúc vắng người, không ai nhìn thấy mà khêu gợi lòng tham của kẻ xấu. Vậy ngươi chẳng chối tội đặng.
- Nếu Diêm Vương xét như vậy thì tội nầy là của Anh Phước mới đáng, chớ không phải tội của tôi, bởi vì số vàng bạc nầy, tôi đem cho Anh Phước giúp ảnh đỡ nghèo, mà Anh Phước không chịu lấy, nên tôi tức mình đem đổ xuống sông như thế.
Diêm Vương lại sai Quỉ sứ lên bắt hồn của ông Phước xuống đây đối chất. Diêm Vương hỏi ông Phước:
- Số vàng bạc của Thọ đem đến giúp cho nghà ngươi, sao nhà ngươi không chịu lấy, để nó tức giận đem đổ xuống sông, làm cho tên cờ bạc nầy nổi lòng tham, lặn mò đến chết đuối? Vậy nhà ngươi phải đền mạng cho tên cờ bạc nầy.
Ông Phước biện bạch thưa rằng:
- Bẩm Diêm Vương, nhà tôi nghèo thật, nhưng vàng bạc của Anh Thọ giúp tôi là của gian, của ăn trộm, nên tôi nhứt định không nhận. Vậy tôi có tội gì?
Diêm Vương quay qua quở ông Thọ, Thọ liền thưa:
- Nếu như Anh Phước vô tội thì tội nầy phải là của ông Lộc, bởi vì số vàng bạc nầy là của ông Lộc do tôi lén lấy trộm đem về giúp Anh Phước, nhưng Anh Phước cho là của gian nên không nhận, tôi đành đem trả lại ông Lộc và xin tha tội ăn trộm của tôi. Ông Lộc rất kỳ cục, không chịu chấp thủ, đuổi tôi ra khỏi nhà, nên tôi tức giận đem đổ xuống sông. Vậy tội nầy là của ông Lộc.
Diêm Vương lại cho Quỉ sứ đi bắt hồn của ông Lộc xuống tra hỏi.
Ông Lộc biện bạch rằng:
- Số vàng bạc nầy của tôi bị mất đã đành, nhưng ông Thọ đã lấy đem ra khỏi nhà tôi mà tôi không hay biết, thế là của đó không còn là của tôi nữa, nên dầu cho ông Thọ có năn nỉ trả lại, tôi nhứt định không chịu nhận. Kể ra của đó cũng bất nghĩa, tôi đành chịu ngu dại chớ không nhận lại của đó. Nhận lại hay không là quyền chọn lựa của tôi, tôi đâu có phạm tội gì.
Diêm Vương thẩm án, xét thấy ba ông Phước, Lộc. Thọ ,đều là người có nghĩa khí. Phước và Lộc đều trong sạch. Thọ có tội ăn trộm nhưng biết giác ngộ và làm việc phải, giúp người nghèo khó. Vậy cả ba người nầy đều vô tội, chỉ có tên cờ bạc gian tham lặn mò cho đến đổi chết đuối là đáng kiếp, không thể khiếu nại gì được nữa.
Diêm Vương phán rồi, liền sai Quỉ sứ dẫn hồn tên cờ bạc chết oan đem giam vào Địa ngục hành hình và truyền đưa ba hồn Phước, Lộc, Thọ trở về dương gian nhập xác.
Khi ba hồn về tới dương gian thì ba xác của ba ông đã được thân nhân mai táng, sình thúi hư hỏng hết rồi, vì vụ thưa kiện nầy lòng vòng mất nhiều ngày giờ. Do đó, ba chơn hồn được đưa trở lại Địa phủ.
Diêm Vương làm tờ sớ trình bày tỉ mỉ sự việc, dâng lên Thiên Tào phán định. Thượng Đế xem xong, phán rằng:
- Phước nghèo, đông con, giữ được lòng thanh bạch. Thọ thì độc thân, không tham, có nghĩa, nhân từ.
Lộc thì có lòng độ lượng.
Cho nên, Phước Lộc Thọ là ba tánh đức của Trời, Đất, Người. Người mà có được ba đức ấy để hưởng là một phúc hạnh lớn. Nay phong cho ba vị làm Tam Thiên Quân, và truyền cho thế gian tôn thờ ba Đấng Thiên Quân nầy để làm gương.
Đạo Nho lấy sự tích Phước Lộc Thọ nầy làm biểu tượng thờ Cửu Huyền Thất Tổ, để nêu  ý  Tổ Phụ Ông Bà thuở xưa cũng đã từng hưởng được ba đức ấy."
*Trong truyện Tây Du Ký có chép chuyện Tôn Hành Giả đi ra đảo Bồng Lai gặp ba ông Phước, Lộc, Thọ, gọi là Thọ Tinh, Phước Tinh, Lộc Tinh. Chuyện ấy tóm tắt như sau:
"Sau khi Tôn Hành Giả nổi giận quật ngã cây Nhơn Sâm của Trấn Nguyên Đại Tiên ở Ngũ Trang Quán núi Vạn Thọ, bị Trấn Nguyên dùng phép bắt hết bốn thầy trò Tam Tạng để bắt đền cây Nhơn Sâm. Tôn Hành Giả hứa đi tìm thuốc cứu cây Nhơn Sâm ấy cho sống lại, hẹn trong ba ngày trở lại, để Tam Tạng, Trư Bát Giới cùng với Sa Tăng ở lại làm tin.
Tôn Hành Giả thót lên mây, cân đẩu vân thẳng đến Đông Dương Đại Hải, tới nơi, Hành Giả đi thẳng đến đảo Bồng Lai, thấy ngoài cửa động Bạch Vân, dưới bóng tùng, có ba ông già đang ngồi đánh cờ. Người ngồi xem là Thọ Tinh, còn hai người đang đánh cờ là Lộc Tinh và Phước Tinh. Hành Giả bước tới chào hỏi:
- Kính chào ba “Ông Em”.
Ba người bỏ ván cờ, đồng hỏi:
- Đại Thánh có việc chi tới đây?
- Chẳng giấu gì các Ngài, Lão Tôn nhận bảo hộ Đường tăng đi Tây phương thỉnh kinh, giữa đường gặp một chút trở ngại, có tí việc muốn nhờ đến các Ngài giúp đây.
Phước Tinh hỏi:
- Trở ngại gì, Đại Thánh nói ra để chúng tôi còn liệu.
- Trở ngại ở Ngũ Trang Quán, núi Vạn Thọ.
Ba vị Phước, Lộc, Thọ kinh ngạc hỏi:
- Quán Ngũ Trang là Cung Tiên của Trấn Nguyên Đại Tiên. Đại Thánh vào đấy ăn trộm nhơn sâm của ông ấy chớ gì?
- Ăn trộm thì đáng là bao, Lão Tôn đã quật nó ngã chổng gọng chết rồi. Lão ấy bắt đền. Ta hứa đi tìm thuốc chữa cho cây Nhơn sâm ấy sống lại. Nó bắt thầy ta ở lại làm tin, hẹn trong ba ngày phải có thuốc. Ba Ngài có phương thuốc nào chữa cho cây Nhơn sâm ấy sống lại không?
Ba ông Phước, Lộc, Thọ buồn rầu đáp:
- Con khỉ nầy chẳng biết gì hết. Trấn Nguyên Đại Tiên là Ông Tổ của dòng Địa Tiên. Chúng tôi đây thuộc dòng Thần Tiên, nhưng vẫn thuộc Thái Ất tán số, chưa phải là dòng chân truyền, nên thoát khỏi tay người ta làm sao được. Tưởng như Đại Thánh giết chết loài thú chạy chim bay thì dùng viên linh đơn lúa mạch của chúng tôi đây là có thể cứu sống được. Đằng nầy cây Nhơn sâm là giống cây Tiên, thì cứu làm sao được. Không có thuốc đâu!
Tôn Hành Giả nghe nói không có thuốc thì châu mày trợn mắt. Phước Tinh nói:
- Đại Thánh ạ! Ở đây chúng tôi không có thuốc thật mà. Biết đâu nơi khác có thì sao, hơi đâu mà buồn phiền.
- Dù đi khắp chơn trời góc biển, việc đó có khó gì đối với Lão Tôn, ngặt sư phụ của Lão Tôn phép nghiêm lượng hẹp, hạn cho có ba ngày. Quá hạn ba ngày không về thì ổng niệm chú Cẩn Cô khổ lắm.
- Đúng! Đúng! Không có phép ấy để trói buộc Đại Thánh thì Đại Thánh lại chọc trời mất!
Thọ Tinh nói:
- Đại Thánh yên tâm, chớ phiền não. Vị Đại Tiên ấy, tuy là bậc trên của chúng tôi, nhưng cũng là chỗ quen biết. Để ba chúng tôi đến đó thăm Ngài và nói giùm cho Đại Thánh, bảo Đường Tăng đừng đọc chú Cẩn Cô, đợi khi nào Đại Thánh mang thuốc về, chúng tôi mới từ biệt. Đại Thánh an lòng lo đi tìm thuốc.
- Cám ơn ba Ngài. Lão Tôn xin ba Ngài đi ngay cho."
(Sau đó Hành Giả đến cầu được Đức Quan Âm Bồ Tát, Bồ Tát đến dùng nước Cam lồ trong Tịnh bình, cứu sống được cây Nhơn sâm. Trấn Nguyên Đại Tiên mới vui lòng để cho bốn thầy trò Đường Tăng lên đường thỉnh kinh). 
(tổng hợp theo truyền thuyết và Tây Du Ký)
*Nhược  Thủy (st)
63. THẦN SÔNG BIỂN NÚI NON VÀ LÔI BỘ
VŨ    SƯ
(Thần  Mưa)
山川河海及雷部諸神 
 雨師

雨 師 的 由 來 : 雨 師 就 是 雨 神 , 亦 稱 萍 翳 、 玄 冥 等 。 中 國 古 代 的 雨 神 起 源 甚 早 。 《 周 禮 》 的 《 大 宗 伯 》 篇 稱 , 「 以 燎 祀 司 中 、 司 命 、 風 師 、 雨 師 」 。 鄭 玄 注 : 「 雨 師 , 畢 也 」 , 意 思 是 「 月 離 於 畢 , 俾 滂 沱 矣 。 是 雨 師 畢 也 」 。 東 漢 蔡 邕 《 獨 斷 》 則 稱 , 「 雨 師 神 , 畢 星 也 。 其 象 在 天 , 能 興 雨 」 。 畢 星 是 二 十 八 宿 中 西 方 七 宿 之 一 。 此 當 是 以 星 宿 為 雨 神 也 。 另 外 , 亦 有 以 人 物 為 雨 神 者 。 屈 原 《 天 問 》 云 「 蓱 號 起 雨 」 。 漢 代 王 逸 注 稱 : 「 蓱 , 萍 翳 , 雨 師 名 也 」 。 《 風 俗 通 義 》 稱 「 春 秋 左 氏 傳 說 , 共 工 之 子 , 為 玄 冥 師 」 , 「 鄭 大 夫 子 產 禳 於 玄 冥 」 。 玄 冥 , 雨 師 也 。 晉 《 搜 神 記 》 稱 , 「 赤 松 子 者 , 神 農 時 雨 師 也 」 。 《 三 教 源 流 搜 神 大 全 》 更 以 神 鳥 為 雨 師 , 稱 「 雨 師 者 , 商 羊 是 也 。 商 羊 , 神 鳥 , 一 足 , 能 大 能 小 , 吸 則 溟 渤 可 枯 , 雨 師 之 神 也 」 。 唐 宋 以 後 , 從 佛 教 中 脫 胎 出 來 的 龍 王 崇 拜 逐 漸 取 代 了 雨 師 的 位 置 。 
職 能 : 雨 師 之 名 , 以 「 師 」 名 神 。 據 《 風 俗 通 義 》 的 《 祀 典 》 稱 , 「 師 者 , 眾 也 。 土 中 之 眾 者 莫 若 水 。 雷 震 萬 里 , 風 亦 如 之 。 至 於 太 山 , 不 崇 朝 而 遍 雨 天 下 , 異 於 雷 風 , 其 德 散 大 , 故 雨 獨 稱 師 也 」 。 正 是 由 於 風 雨 滋 潤 , 「 養 成 萬 物 , 有 功 於 人 , 王 者 祀 以 報 功 也 」 。 
奉 祀 : 雨 師 的 奉 祀 , 秦 漢 時 已 列 入 國 家 的 祀 典 。 《 唐 會 要 》 稱 , 奉 祀 雨 師 , 升 入 中 祀 , 並 且 要 「 諸 郡 各 置 一 壇 」 , 與 王 同 祀 。 道 教 宮 觀 也 有 設 殿 供 奉 風 伯 雨 師 、 雷 公 電 母 者 。 其 雨 師 之 塑 像 常 作 一 烏 髯 壯 漢 , 左 手 執 盂 , 內 盛 一 龍 , 右 手 若 灑 水 狀 , 稱 雨 師 陳 天 君 。 雨 師 之 神 誕 日 為 十 一 月 二 十 日 。 由 于 近 代 雨 師 的 崇 拜 逐 漸 為 龍 王 崇 拜 所 取 代 , 因 此 現 在 專 門 奉 祀 雨 師 的 祭 典 已 不 多 見 。 只 是 在 道 教 大 型 齋 醮 儀 禮 上 , 設 置 雨 師 的 神 位 , 隨 眾 神 受 拜 。


VŨ    SƯ
(Thần  Mưa)
I.-  XUẤT   XỨ :-
Vũ Sư tức là Thần Mưa, còn xưng là Thần Bình Ế, Thần Huyền Minh.
*Khởi nguyên của Thần Mưa có từ rất sớm ở xã hội Trung Quốc cổ đại.
*Sách “Chu Lễ” thiên “Đại Tông Bá” có nói :- “Dân gian  đốt lửa để cúng tế các Thần chủ quản, như là Thần Tư Mệnh (hộ trì bổn mạng), Thần Gió, Thần Mưa”.
Trịnh Huyền chú giải là “Vũ Sư ý nói đến sao Tất, vì khi mặt trăng rời xa sao Tất thì có mưa tràn ngập đất. Vũ Sư là sao Tất vậy”. 
-Thời Đông Hán, Sái Ung trong sách “Độc Đoán” nói rằng :- “Thần Vũ Sư chính là sao Tất, hình tượng ở trên trời, có thể làm mưa”. Sao Tất là một trong bảy sao ở phương Tây của Nhị Thập Bát Tú. Ý nói là vị tinh tú nầy có chức năng làm mưa.
*Ngoài ra, cũng có những nhân vật được xem là Thần Mưa. Như Khuất Nguyên trong “Thiên Vấn” nói là “Người họ Bình  tạo ra mưa”. Vương Dật đời Hán chú thích “Họ Bình tức Bình Ế, tên của vị Thần Mưa”
-Trong “Phong Tục Thông Nghĩa” viết :- “Sách Tả Truyện Xuân Thu nói , con trai của Thần Cộng Công, là Huyền Minh Sư”. Lại nói “ Đại Phu họ Trịnh cúng tế cầu cho vợ sanh đẻ bình an nơi Ngài Huyền Minh. Ngài Huyền Minh là Vũ Sư (thần mưa)”.
-Sách “Sưu Thần Ký” đời Tấn nói :-“Xích Tùng Tử chính là Vũ Sư ở đời Thần Nông vậy”.
-Trong sách  “Tam  Giáo  Nguyên  Lưu  Sưu  Thần  Đại  Toàn  ” thì cho rằng Thần Điểu là Vũ Sư, “Vũ Sư là họ Thương Dương. Mà Thương Dương lại là Thần Điểu (chim thần) chỉ có một chân, có thể biến lớn hay hóa nhỏ lại. Nó hút một hơi là cạn cả biển Minh Bột (Bột Hải), là thần làm mưa xuống nhân gian vậy”.
-Chỉ đến đời Đường, Tống chịu ảnh hưởng của Phật Giáo, mới bắt đầu có quan điểm cho  Long Vương  là Thần Mưa. Nhận thức nầy, có giá trị cho đến tận ngày nay.
II.- CHỨC  NĂNG :-
Tên gọi Vũ Sư, có chữ “Sư” nêu lên tính chất của Thần. Theo từ điển “Phong tục thông nghĩa” thì “Sư nghĩa là chúng (rộng khắp). Tính rộng của thổ thì không bằng  của  thủy. Tuy sấm động đến muôn dặm, gió thổi khắp nơi cũng không thể bì với nước mưa được.. Chẳng cần to lớn như  núi Thái Sơn, nhưng chẳng đầy một buổi sáng mà mưa xuống khắp thiên hạ. Khác với sấm và gió, đức ban rãi của nó phát ra rất lớn, nên chỉ có mưa mới  độc xưng là “Sư” được”. Đức ấy chính là chỗ mưa gió đem lại sự tươi nhuận “nuôi lớn muôn vật, ban ơn cho người, vua chúa thờ Vũ Sư để đền ơn đó vậy”.
III.- THỜ PHỤNG :-
Việc thờ phụng Vũ Sư từ thời Tần Hán đã được đưa vào “Từ điển thờ cúng”.
Trong sách “Đường Hội Yếu” nói, thờ cúng Vũ Sư là đi vào trọng tâm của việc thờ cúng, nên khắp nơi đều có Miếu Thờ,  cũng như  thờ cúng vua chúa vậy.
*Cung Quán của Đạo Giáo đều có Điện thờ Phong Bá, Vũ Sư, Lôi Công, Điện Mẫu. Tượng thờ của Vũ Sư thường tạo hình là một thanh niên hùng mạnh, tay trái bưng một cái bồn, trong có đựng một con rồng. Tay phải đang làm động tác “rãi nước”. Tượng được tôn xưng là “ Vũ Sư Trần Thiên Quân”.
*Ngày đản sanh của Vũ Sư là ngày hai mươi tháng mười một.
*Do vì gần đây dân gian sùng bái Long Vương nhiều hơn Vũ Sư , nên việc cúng tế Vũ Sư ít thấy xuất hiện trong Từ điển thờ cúng. Chỉ còn trong các nghi thức cúng tế của Đạo Giáo ở các Đại Đàn, mới có thiết lập thần vị của Vũ Sư, lễ bái chung với các Thần khác.
*Nhược   Thủy  dịch
(từ http://www.taoism.org.hk) 
*PHỤ  LỤC :-
Lễ hội cầu mưa của người Chăm và người Thái
1.- Độc đáo lễ hội Cầu mưa  của người Chăm – Bình Thuận
Ở xã Phan Hòa huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, chỉ cần nói đến Lăng Pô là đồng bào Chăm hiểu ngay đó là ngôi đền thờ vị Thần PôklongK’Sách. Tương truyền rằng, đây là vị quan Thượng thư được Vua Chăm giao trông coi việc “Quốc nông”. Ngài còn được đồng bào Chăm tôn sùng và ngưỡng mộ bởi có công khai phá đất đai, dẫn thủy nhập điền, canh nông lúa nước. 
Vì vậy, lễ hội cầu mưa hay còn gọi là lễ cầu an nhà nông được tổ chức vào đầu tháng Giêng theo lịch của người Chăm (tức tháng 5 âm lịch), cứ 5 năm mới được tổ chức một lần, là để tôn kính vị Thần này. 
Vì cứ 5 năm mới được tổ chức một lần, nên cả làng Bình Minh ở xã Phan Hòa có sự chuẩn bị rất chu đáo. Việc đầu tiên là phải đi đến các vị thầy Cả, thầy Xế và thầy Cò Ke ở làng Chăm theo đạo Bàlamôn (thuộc xã Phan Hiệp ) để… xin ngày. Khi có ngày làm lễ rồi thì mới xúc tiến vệc chuẩn bị ở làng. Cả quy trình của lễ hội được tổ chức trong hai ngày và lại phải đích thân là các thầy Xế, thầy Cả và thầy Cò Ke hành lễ. Chiều hôm truớc, sân lễ của làng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, sạch sẽ với cờ phướn nghiêm trang để rước Ngài từ trong Đền về. Theo chân các vị Thầy Xế rước sắc phong từ trong đền Ngài ra là đội múa quạt duyên dáng nhất của làng đi hộ tống. Đúng 4 giờ chiều, sân lễ đông đủ từ các vị chức sắc tôn giáo đến trai thanh gái tú trong làng đều có mặt. Trước kiệu Ngài là những tinh tuý nhất từ các món ẩm thực nổi tiếng của người Chăm như bánh gừng, bánh tét, canh cà… Ông thầy cúng bày biện thành một mâm lễ dưới chân kiệu của Ngài. Phía sau các Thầy là hàng chục phụ nữ Chăm, với trang phục hành lễ truyền thống luôn chắp tay trên đầu cúi lạy khi thầy Xế đọc những câu thần chú. Một bài cúng có khi diễn ra đến hàng giờ đồng hồ mới chấm dứt. Đêm hôm ấy cả hai ông thầy Cả (tiếng Chăm gọi là Păk), ba ông thầy Cò Ke và hai ông thầy Xế hoạt động không biết mệt mỏi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là thầy Cò Ke (phụ trách trống, kèn) vì hai ông này lo suốt đêm cho lễ dâng huơng theo phong tục. Đêm hôm đó, cả làng Bình Minh của xã Phan Hòa hầu như đều đến với Ngài bằng tấm lòng tôn kính linh thiêng nhất. 
Sáng hôm sau, cả làng lại thức dậy sớm hơn mọi ngày. Nhưng sớm hơn cả vẫn là đội múa quạt với những cô gái xinh xắn nhất đứng xếp hàng đôi, chờ xuất phát đưa Ngài trở về Đền thiêng cách xa làng Bình Minh chừng 4 cây số về hướng mặt trời lặn. Tiếng trống Paranưng, tiếng kèn Sranai dặt dìu theo đoàn người đưa Ngài trở về lại ngôi đền. Đi trước là mười hai thanh niên trai tráng cầm cờ phướn xếp thành hai hàng. Theo sau là bốn người cầm ô đi bốn góc, che cho bốn thanh niên khiêng kiệu Ngài. Phía sau nữa là hai ông thầy Cò Ke dẫn theo cả một đội múa quạt bồng bềnh cùng đoàn người tiến về ngôi đền thiêng trong rừng. Cũng ngay tại thời điểm ấy đã có hàng trăm người trong làng tụ tập về ngôi đền từ trước để dựng lều trại che nắng cho suốt cả ngày lễ hội. Phía sau Đền có sẵn ba bốn con dê, hàng chục con gà được buộc sẵn sàng cho việc cúng tế. Các bà các chị múc nước lặt rau, xắt cây chuối chát và chụm lửa. Chỉ có các chức sắc mới được chuẩn bị các nghi lễ trong đền. Tất cả các hoạt động ấy đều do Sư cả Thánh đường Bình Minh Lâm Nam chỉ huy. Khi Ngài được đoàn người đưa đến gần trước đền, tất cả mọi người đứng xếp thành hai hàng dọc để đón. Đội múa quạt lại xếp thành hàng hai múa những điệu múa truyền thống của người Chăm theo nhịp điệu vang dồn của trống Paranưng và kèn Saranai. Mọi người chăm chú nhìn về đoàn người đang rước kiệu. Kiệu Ngài được dựng trước đền để cho một ông thầy Xế kiểm tra lại những vật cúng tế bên trong. Trong kiệu Ngài có một tô trứng lớn đựng 12 quả và 6 tô nhỏ, mỗi tô đựng từ 4 đến 5 quả và một bát nhang trầm khói nghi ngút. Phía trong cùng là một hộp vuông hình chữ nhật có bao giấy màu đỏ chứa đựng những lá sắc phong do Triều đình nhà Nguyễn ban cho là để ghi nhận công trạng to lớn của Ngài. Trước khi đưa Ngài vào Đền, tất cả các bà các chị phụ nữ đều quỳ lạy dưới chân Ngài như một lời cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đồng ruộng xanh tốt. Tôi quay sang hỏi Sư cả Lâm Nam là tại sao chỉ có phụ nữ quỳ lạy? Sư Cả Lâm Nam nói rằng : nam nữ gì đều lạy cả, nhưng các chị các bà được ưu tiên làm lễ trước! Đền thờ Ngài PôklongK’Sách được xây tại làng Binh Mỵ cũ từ năm 1971 theo tín ngưỡng chung của người Chăm chứ không riêng gì người Chăm Hồi giáo ở Phan Hòa. Phía trong Đền có một đôi Linga, linh vật linh thiêng nhất theo tục lệ của người Chăm. Ông Nguyễn Hữu Châu, một trí thức người Chăm ở Phan Hòa còn cho biết : Đền thờ Ngài PôklongK’Sách chỉ có ở ba nơi : Phan Rang (Ninh Thuận ), Phan Hoà (huyện Bắc Bình ,Bình Thuận) và thị trấn Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận). Tên đầy đủ của lễ hội này theo tiếng Chăm là “Păk Poh PôklongK’Sách”. 
Sau buổi lễ, mọi người quây quần cùng khách bên chén rượu Ngài ban. Tất cả đều cầu chúc cho đầu năm mới an khang thịnh vượng, mưa thuận gió hoà, đồng ruộng tốt tươi. Có thể nói, lễ hội cầu mưa là một trong những lễ hội có giá trị lớn về mặt tinh thần trong tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Chăm cần được bảo tồn và phát huy. 
(Theo Vietnamtourism/ Bình Thuận)
  2.- Lễ cầu mưa của người Thái 
(Lễ hội "Xến Xó Phốn" của người Thái vùng Tây Bắc Việt Nam)
Lễ hội cầu mưa (hay còn gọi là lễ hội Xến Xó Phốn) vùng Tây Bắc Việt Nam được ra đời và hình thành cùng kho tàng văn hóa phi vật thể của người Thái. Qua bao đời chắt lọc, gạn đục khơi trong để có được tinh hoa, những giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng. Lễ hội cầu mưa ngày nay mang đủ bản sắc văn hóa của người Thái Tây Bắc. 
Lễ hội gồm 2 phần lễ và hội, phần lễ để cúng thần linh cai quản mưa nắng không mang yếu tố dị đoan mà chỉ mượn yếu tố tâm linh để dạy bảo con người, phần hội tạo nên những tiếng cười thoải mái nhằm giáo dục nhân cách, phẩm hạnh để con người vươn tới cái đẹp, của đạo đức truyền thống mà người Thái đã có. 
Người Thái ở vùng Tây Bắc quan niệm rằng thần linh cai quản mưa gió thương những đứa trẻ sinh ra không có cha để làm nhà cho nên đã không làm mưa khiến cho trời hạn hán, vì vậy trời không mưa là lỗi của những người phụ nữ chửa hoang. Vì vậy dân bản phải làm lễ cầu mưa, cúng lễ các vị chủ nước, chủ sông suối (thuồng luồng, tiếng Thái gọi là Tô Ngược) để mời các thần linh về nghe nguyện vọng của con người đồng thời trách phạt những người phụ nữ đó đã không biết giữ mình. Những lời cầu xin, trách móc được truyền tụng và đúc kết thành các bài cúng và các trò chơi trong lễ hội cầu mưa. 
Người đóng vai trò chính trong lễ hội là “bà Mè mải”. Mở đầu lễ cầu mưa, đoàn người đi đến các nhà xin lễ vật. 
-Đến nhà thứ nhất, mè mải nói :- 
Ở nhà đấy bà thím ơi 
Chúng tôi đến xin cơm đấy nhé 
Rau chua xiểm cũng xin 
Canh khoai nhạt cũng xin 
- Chủ nhà thứ nhất trả lời :-
Ngày cúng chủ nước sông tôi có chút lễ bằng rau, bằng cỏ để cùng xin cầu mưa 
Mè mải đáp lời :-
Cảm ơn chủ nhà nhé 
Lời cảm ơn vừa dứt chủ nhà té nước gạo lên người hoặc dùng hạt bông tung vào đoàn người giả làm mưa. 
Đoàn người luôn miệng hô to :-
Có mưa rào, mưa ra gạo ra lúa 
Sau đó đoàn người tiếp tục đến nhà thứ 2, thứ 3… và lặp lại bài cúng trên. Đến khi đã có đủ lễ vật, đoàn người rước Tô Ngược đến địa điểm cúng lễ và bà mè mải bắt đầu cúng bài cúng cầu mưa với nội dung mời chủ nước chủ sông về ăn lễ vật và lắng nghe nguyện vọng của dân bản cầu xin trời làm mưa cho đến khi sấm sét nổi lên và trời mưa xuống thì chuyển sang phần hội. 
Ở phần hội, cả bản làng cùng chơi ném còn, uống rượu cần và hát các bài hát về tình yêu đôi lứa… 
Cùng với Lễ hội cầu an bản Mường, Lễ hội cầu mưa của người dân tộc Thái miền Tây Bắc là một sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng người dân tộc ở nơi đây. Lễ hội thường được tổ chức vào đầu mùa mưa (khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch hàng năm (gần tết Nguyên Đán) được biểu hiện qua tiếng sấm, tức là lời phán quyết của vua trời, qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng...Lễ hội có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh của cả bản mường, đến mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cộng đồng năm ấy, nên được tổ chức rất trọng thể, vui vẻ, thu hút sự tham gia của đông đảo bà con dân tộc ở bản, Mường./.
  *Theo :- Diễn đàn Sài Gòn > ĐẤT NƯỚC- VIỆT NAM - CON NGƯỜI > Văn hóa - Phong tục  
*Nhược  Thủy  (st)
64.THẦN SÔNG BIỂN NÚI NON VÀ LÔI BỘ
PHONG   BÁ
(Thần   Gió).


山川河海及雷部諸神 
風伯
風 伯 的 由 來 : 風 伯 , 就 是 風 神 , 亦 稱 風 師 、 飛 廉 、 箕 伯 等 等 。 中 國 古 代 的 風 神 崇 拜 起 源 較 早 。 《 周 禮 》 的 《 大 宗 伯 》 篇 稱 , 「 以 燎 祀 司 中 、 司 命 、 風 師 、 雨 師 」 。 鄭 玄 注 : 「 風 師 , 箕 也 」 , 意 思 是 「 月 離 於 箕 , 風 揚 沙 , 故 知 風 師 其 也 」 。 東 漢 蔡 邕 《 獨 斷 》 則 稱 , 「 風 伯 神 , 箕 星 也 。 其 象 在 天 , 能 興 風 」 。 箕 星 是 二 十 八 宿 中 東 方 七 宿 之 一 , 此 當 以 星 宿 為 風 神 。 另 外 , 楚 地 亦 有 稱 風 伯 為 飛 廉 的 。 屈 原 《 離 騷 》 有 句 稱 「 前 望 舒 使 先 驅 兮 , 後 飛 廉 使 奔 屬,吾令鳳凰飛騰兮 又夜,
飄風屯其相離兮 帥雲霓而來御」 。 晉 灼 注 飛 廉 曰 「 鹿 身 , 頭 如 雀 , 有 角 而 蛇 尾 豹 文 」 。 高 誘 注 蜚 廉 曰 「 獸 名 , 長 毛 有 翼 」 。 此 當 以 動 物 為 風 神 。 唐 宋 以 後 , 風 伯 曾 作 「 風 姨 」 、 「 封 姨 」 和 「 風 后 」 , 即 曾 作 女 神 。 但 以 箕 星 作 風 伯 之 說 , 一 直 佔 據 主 導 地 位 。
職 能 : 風 伯 之 職 , 就 是 「 掌 八 風 消 息 , 通 五 運 之 氣 候 」 。 風 是 氣 候 的 主 要 因 素 , 事 關 濟 時 育 物 。 《 風 俗 通 義 》 的 《 祀 典 》 稱 , 風 伯 「 鼓 之 以 雷 霆 , 潤 之 以 風 雨 , 養 成 萬 物 , 有 功 於 人 。 王 者 祀 以 報 功 也 」 。


奉 祀 : 對 風 伯 的 奉 祀 , 秦 漢 時 就 已 經 列 入 國 家 祀 典 。 《 唐 會 要 》 稱 , 奉 祀 風 伯 , 升 入 中 祀 , 並 且 要 「 諸 郡 各 置 一 壇 」 , 與 王 同 祀 。 道 教 宮 觀 中 也 有 設 殿 供 奉 風 伯 雨 師 、 雷 公 電 母 的 , 其 風 伯 塑 像 常 作 一 白 髮 老 人 , 左 手 持 輪 , 右 手 執 扇 , 作 扇 輪 子 狀 , 稱 風 伯 方 天 君 。 風 伯 神 誕 之 日 為 十 月 初 五 日 。 普 通 道 教 徒 在 其 生 存 和 職 業 同 「 風 」 有 密 切 關 係 者 才 單 獨 奉 祀 風 伯 , 一 般 道 教 徒 只 是 在 大 型 齋 醮 法 會 時 才 供 奉 風 伯 。

PHONG   BÁ
(Thần   Gió)
I.- XUẤT  XỨ:-
Phong Bá là tên của Thần Gió, còn gọi là Phong Sư, Phi Liêm hay Cơ Bá .
*Việc sùng bái Thần Gió đã có từ rất sớm ở Trung Quốc cổ đại. Trong sách “Chu Lễ” thiên “Đại Tông Bá” có nói :- “Đốt lửa để cúng tế các Thần Tư Mệnh, Phong Sư, Vũ Sư”. Trịnh Huyền chú giải :-“ Phong Sư tức là sao Cơ” ý muốn nói “ khi mặt trăng lìa khỏi sao Cơ, thì gió thổi cát bay, đó là do Phong Sư làm vậy”.
*Thời Đông Hán, ông Sái Ung trong quyển “Độc Đoán” nói :- “Thần Phong Bá là sao Cơ. Hình tượng ở trên trời, có thể tạo ra gió”. Sao Cơ chính là chòm bảy sao ở phương Đông của Nhị Thập Bát Tú, người xưa đã dùng sao để tôn làm Thần. Ngoài ra, có nơi còn gọi  Thần Gió  là “Phi Liêm”. Như Khuất Nguyên trong tập thơ “Ly Tao” đã viết :-
“ Tiền Vọng Thư sử tiên khu hề, hậu Phi Liêm sử bôn chúc
Loan Hoàng vi dư tiên giới hề, Lôi Sư cáo dư dĩ vị cụ
Ngô linh Phượng Hoàng phi đằng hề, hựu kế chi dĩ nhật dạ
Phiêu Phong đồn kì tương li hề, suất vân nghê nhi lai ngự”
-Dịch nghĩa :-
“Phía trước thần Vọng Thư phải tiến trước hề, phía sau thần Phi Liêm phải chạy theo 
Loan Hoàng mở lối đi đầu, thần sấm sét bảo ta thu xếp chưa xong
Ta khiến Chim Phượng bay lượn hề, bay ngoài suốt ngày đêm
Thần Phiêu Phong tụ họp những đám chia lìa, đốc suất mây và ráng lại đón”
-Dịch thơ :-
 Chị Trăng phải nhanh chân tiến trước,
Dì Gió cho lần bước theo sau,
Chim loan mở lối đi đầu,
Nhưng thần sấm sét đốc hầu chưa xong!
Ta giục phượng ra công bay mãi,
Suốt ngày đêm dong ruổi cho mau!
Cơn dông bão táp theo hầu!
Cầu vồng mống cụt đem nhau đón chào!
*Đời Tấn chú giải Phi Liêm là “thân nai, đầu như chim sẻ, có sừng, đuôi rắn vằn beo”. Còn Cao Dụ thì chú Phi Liêm là  “tên thú, lông dài có cánh”. Như vậy là họ lấy động vật để tôn làm thần.
*Đời Đường , Tống về sau, người ta thay thế Phong Bá bằng “Phong Di” (Dì Gió) hay “Phong Hậu” (Hoàng Hậu Gió). Như vậy Thần Gió  trở  thành Nữ Thần.
*Thế nhưng, cho đến nay, mọi người vẫn chọn thuyết nói Phong Bá là sao Cơ, đây là quan điểm chủ đạo nhất được chấp nhận.
II.-  CHỨC  NĂNG :-
Chức năng của Phong Bá là “cai quản tám gió, khai thông ngũ vận của khí hậu” . Gió là nhân tố quan trọng của khí hậu, giúp cho việc phát triển của muôn vật.
-Trong  Từ  Điển  “Phong Tục Thông Nghĩa” nói :- “sấm sét thì thúc giục, gió mưa thì làm tươi mát, nuôi lớn vạn vật, có công lớn với người. Vua thờ cúng để đền công ơn vậy”
III.- VIỆC  THỜ  CÚNG :-
*Đối với việc thờ cúng Phong Bá, từ thời Tần Hán đã có ghi vào “Sách thờ cúng trong nước”.
-Sách “Đường Hội Yếu” nói , thờ phụng Phong Bá là đi vào trọng tâm của việc cúng tế, cho nên các nới phải lập Miếu Thờ , giống như thờ vua vậy.
*Trong các Cung Quán của Đạo Giáo, đều có xây Điện riêng để thờ Phong Bá và Vũ Sư. Tương thờ Phong Bá thường là tạo hình tượng một ông lão đầu tóc bạc phơ, tay trái cầm “bánh xe gió”, tay phải cầm “quạt gió”, hình dáng như đang quạt vậy, tôn xưng là “Phương Thiên Quân”.
-Ngày  vía của  Thần Phong Bá là ngày mùng năm tháng mười âm lịch.
*Những tín đồ phổ thông của Đạo Giáo mưu sinh bằng  những nghề có liên quan đến “gió”, hợp nhau lại xây Miếu Thờ riêng Phong Bá”.
-Trong Đạo Giáo , thì chỉ những dịp đại lễ mới có nghi thức cúng tế Phong Bá.
*Nhược  Thủy dịch
(từ http://www.taoism.org.hk)
65. THẦN SÔNG BIỂN NÚI NON VÀ LÔI BỘ
LONG   VƯƠNG
(Rồng  Làm  Mưa)
山川河海及雷部諸神
龍王
龍 王 的 由 來 : 龍 是 中 國 古 代 神 話 的 四 靈 之 一 。 《 太 上 洞 淵 神 咒 經 》 中 有 「 龍 王 品 」 , 列 有 以 方 位 為 區 分 的 「 五 帝 龍 王 」 , 以 海 洋 為 區 分 的 「 四 海 龍 王 」 , 以 天 地 萬 物 為 區 分 的 5 4 名 龍 王 名 字 和 6 2 名 神 龍 王 名 字 。 唐 玄 宗 時 , 詔 祠 龍 池 , 設 壇 官 致 祭 , 以 祭 雨 師 之 儀 祭 龍 王 。 宋 太 祖 沿 用 唐 代 祭 五 龍 之 制 。 宋 徽 宗 大 觀 二 年 ( 1 1 0 8 年 ) 詔 天 下 五 龍 皆 封 王 爵 。 封 青 龍 神 為 廣 仁 王 , 赤 龍 神 為 嘉 澤 王 , 黃 龍 神 為 孚 應 王 , 白 龍 神 為 義 濟 王 , 黑 龍 神 為 靈 澤 王 。 清 同 治 二 年 ( 1 8 6 3 年 ) 又 封 運 河 龍 神 為 「 延 庥 顯 應 分 水 龍 王 之 神 」 , 令 河 道 總 督 以 時 致 祭 。 
職 能 : 由 此 , 龍 王 之 職 就 是 興 雲 布 雨 , 為 人 消 滅 炎 熱 和 煩 惱 , 龍 王 治 水 成 了 民 間 普 遍 的 信 仰 。 道 教 《 太 上 洞 淵 神 咒 經 》 中 的 「 龍 王 品 」 就 稱 , 「 國 土 炎 旱 , 五 榖 不 收 , 三 三 兩 兩 莫 知 何 計 時 」 , 元 始 天 尊 乘 五 色 雲 來 臨 國 土 , 與 諸 天 龍 王 等 宣 揚 正 法 , 普 救 眾 生 , 大 雨 洪 流 , 應 時 甘 潤 。
奉 祀 : 龍 王 神 誕 之 日 , 各 種 文 獻 記 載 和 各 地 民 間 傳 說 均 有 差 異 。 舊 時 專 門 供 奉 龍 王 之 廟 宇 幾 乎 與 城 隍 、 土 地 之 廟 宇 同 樣 普 遍 。 每 逢 風 雨 失 調 , 久 旱 不 雨 , 或 久 雨 不 止 時 , 民 眾 都 要 到 龍 王 廟 燒 香 祈 願 , 以 求 龍 王 治 水 , 風 調 雨 順 。

LONG   VƯƠNG
(Rồng  Làm  Mưa)
I.- XUẤT  XỨ :-
*Trong truyện thần thoại cổ đại Trung Quốc, Rồng là một trong “Tứ Linh”.
Sách 《 Thái  Thượng  Động  Uyên  Thần  Chú  Kinh  》phẩm Long Vương có phân chia khu vực trách nhiệm của “Ngũ Đế Long Vương”, chia đại dương  thành bốn biển, dưới quyền cai quản của “Tứ Hải Long Vương” (Đông, Tây, Nam, Bắc Hải). Sách nầy nói trong  cõi trời đất và vạn vật có  54  “Cõi Rồng”  và nêu tên của 62 Thần Long Vương.
*Đời Đường Huyền Tông, ban chiếu xây dựng  Miếu Thờ Long Trì, lập đàn cho các quan đến cúng tế, trong nghi thức tế lễ Vũ Sư có nghi cúng Long Vương.
*Năm Đại Quán thứ hai đời Tống Huy Tông (năm 1108) ban chiếu phong tước “Vương” cho năm rồng trong thiên hạ. Sắc phong Thần Thanh Long làm  Quảng Nhân Vương, Thần Xích Long làm Gia Trạch Vương, Thần Huỳnh Long làm Phù Ứng Vương, Thần Bạch Long làm Nghĩa Tế Vương, Thần Hắc Long làm Linh Trạch Vương.
*Năm Đồng Trị thứ hai đời Thanh (năm 1863) lại phong Vận Hà Long Thần (Long Thần của các con sông hay kênh đào) làm “Diên   Hưu  Hiển  ứng  Phân   Thuỷ  Long  Vương  Chi  Thần”, lệnh cho Tổng Đốc Đường Sông hàng năm cúng tế.
II.- CHỨC  NĂNG :-
 Long Vương có chức năng gom mây làm mưa, làm mất đi sự nóng bức và khó chịu của con người. Tín ngưỡng phổ biến của dân gian là “Long Vương trị thủy” ( vua rồng cai quản về nước).
* Trong Đạo Giáo, theo sách 《 Thái  Thượng  Động  Uyên  Thần  Chú  Kinh  》phẩm Long Vương thì nói là “Trong nước bị khô hạn, ngũ cốc thất thu, vua quan dân chúng chưa biết tính kế nào, Nguyên Thủy Thiên Tôn cỡi mây năm sắc giáng lâm phàm trần, cùng với chư Thiên và Long Vương rộng nói chính pháp, phổ cứu chúng sanh, mưa lớn chan hòa, nơi nơi tươi mát”.
III.- VIỆC  THỜ  PHỤNG :-
-Ngày đản sanh của Long Vương thì theo các sách và truyền thuyết dân gian nêu lên quá nhiều , không quyết định được ngày nào chính xác và chưa có ngày thống nhất. Việc cúng tế thì theo tập quán từng nơi từng lúc mà tổ chức khác nhau.
-Ngày xưa, Miếu Thờ Long Vương cũng có nhiều như Miếu Thờ của Thành Hoàng, Thổ Địa vậy. Khi bị hạn hán lâu ngày, hoặc mưa dầm liên miên, dân chúng đều đến Miếu Thờ cúng tế cầu nguyện Long Vương phù hộ điều hòa lượng nước trở lại vừa phải, đúng theo thời tiết để dân chúng cày cấy thuận mùa .

*Nhược  Thủy  dịch
(từ http://www.taoism.org.hk) 
*PHỤ LỤC 1 :-
Tứ hải Long vương
Tứ hải Long vương là các vị thần có dạng rồng cai quản bốn đại dương theo thần thoại Trung Quốc.
Hình tượng các long vương vốn có xuất xứ từ Phật giáo, là hiện thân của rắn thần naga được Trung Quốc du nhập và Hán hóa
 Rồng
Rồng, chữ hán là Long, chữ Phạn là Nâga, là một loài sinh vật thuộc thế giới vô hình, và cũng là một loài trong Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phụng (Rồng, Lân, Rùa, Phượng)
Theo thần thoại, rồng có hình dạng rất lạ kỳ: đầu rồng giống như đầu đà, sừng giống như sừng nai, cổ giống như cổ rắn, bụng giống như bụng con giao, mắt giống mắt thỏ, tai giống tai bò, chân giống chân cọp, móng giống móng chim ưng, vảy rồng giống như vảy cá ly.
Rồng là vua của loài có vảy, có tài biến hóa, làm tối được, làm sáng được, làm lớn được, làm nhỏ được, nhằm tiết xuân phân thì lên trời, nhằm tiết thu phân thì xuống biển hay xuống đất. Kinh Phật nói: "Long thường tại định, vô hữu bất định thì." Nghĩa là: Rồng thường ở vào thiền định, không có lúc nào chẳng thiền định.
Có rất nhiều loại rồng, được phân ra tùy theo màu sắc, tùy theo hình dáng đầu rồng hoặc tùy theo phận sự của nó:
I. Phân loại theo màu sắc: Có 5 loại:
•   Rồng trắng: Bạch long, toàn thân màu trắng
•   Rồng vàng: Huỳnh long, toàn thân màu vàng, 
•   Rồng xanh: Thanh long, toàn thân màu xanh sậm, 
•   Rồng đỏ: Xích long, toàn thân màu đỏ, 
•   Rồng đen: Hắc long, toàn thân màu đen. 
II. Phân chia theo hình dáng: 3 loại:
•   Rồng trẻ, đầu không có sừng, gọi là Ly long. 
•   Rồng sống được 500 năm thì mọc sừng, gọi là Cù Long. 
•   Rồng sống được 1000 năm trở lên thì có sừng dài và mọc thêm cánh, gọi là Ứng long. 
III. Phân chia theo nhiệm vụ: có 4 loại:
•   Thủ Thiên cung long: Rồng ở cõi Trời, gìn giữ Thiên cung. 
•   Hành võ long: Rồng làm mưa (Hành là làm, võ hay vũ là mưa). Rồng nầy có hai hạng: 
o   Thiện long thì làm cho mưa thuận gió hòa. 
o   Ác long thì làm cho mưa to, gây lũ lụt, 
•   Địa long: Rồng ở dưới đất sâu, làm hầm khoét hang, làm thành sông, hồ, biển. 
•   Phục tạng long: Rồng giữ gìn kho tàng của vua Chuyển Luân Thánh vương và các nhà phước đức lớn. 
■ Tương truyền, rồng ở đáy biển, có lầu đài cung điện, có tổ chức vua, quan, quân lính. Rồng làm vua gọi là Long vương, cung điện của Long vương là Long cung, các quan của vua rồng là loài cá lớn, quân lính là các loài cá nhỏ.
(Tam Thái Tử Ngao Bính)
Theo Truyện Phong Thần và Tây Du Ký, có Tứ Hải Long vương là 4 vị Long vương ở bốn biển:
•   Đông Hải Long vương: ở biển Đông tên Ngao Quảng. 
•   Nam Hải Long vương: ở biển Nam tên Ngao Thuận. 
•   Tây Hải Long vương: ở biển Tây tên Ngao Khâm. 
•   Bắc Hải Long vương: ở biển Bắc tên Ngao Nhuận. 
■ Cũng trong truyện Tây Du, con Bạch mã (ngựa trắng) mà Tam Tạng cỡi đi Tây phương thỉnh kinh là do một con tiểu long (rồng nhỏ) biến thành. Con tiểu long nầy vốn là Thái tử con của Bắc Hải Long vương Ngao Nhuận, phạm tội nặng, bị bắt treo lên chờ xử trảm. May nhờ Đức Quan Âm Bồ Tát đi ngang, tiểu long van xin cứu mạng. Đức Quan Âm Bồ Tát thương tình, tâu xin Thượng Đế tha chết cho tiểu long để sau nầy bắt tiểu long biến thành bạch mã, đỡ gót cho Tam Tạng thỉnh kinh. Nhờ công lao chuộc tội nầy, sau khi thỉnh kinh xong, bạch mã được biến trở lại thành rồng, trở về Long cung.
■ Long Nữ là con gái của Đệ tam Thái Tử của Nam Hải Long vương Ngao Thuận, ngày kia hóa thành con cá dạo chơi nơi mé biển, bị một ông chài bắt được, đem ra chợ bán. Đức Quan Âm Bồ Tát biết được, sai Thiện Tài đồng tử hóa ra một người thường, đi đến chợ mua con cá ấy, rồi đem xuống biển Nam thả xuống.
Nam Hải Long vương nhớ ơn Bồ Tát cứu tử cháu nội gái của mình, nên dạy Long Nữ đem cục ngọc Dạ Minh Châu đến dâng tặng Bồ Tát để Bồ Tát đọc sách ban đêm không cần đèn.
Long Nữ đến dâng ngọc xong, lòng hết sức cảm phục Bồ Tát nên xin qui y và được Bồ Tát thâu làm đệ tử .
Từ ấy, Thiện Tài đồng tử và Long Nữ luôn luôn theo bên cạnh để phụng sự Bồ Tát.
■ Trong lịch sử Việt Nam, lúc Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Lý Thái Tổ, thấy đất Hoa Lư chật hẹp không phải là nơi đóng đô, muốn dời đến La Thành. Khi nhà vua đến La Thành xem xét, vua thấy một con rồng vàng xuất hiện, từ La Thành bay thẳng lên Trời. Lý Thái Tổ cho đó là điềm lành, nên chọn La Thành làm nơi đóng đô, đổi tên lại là Thăng Long (Rồng bay lên) để kỷ niệm ngày thấy rồng vàng bay lên trời. Nhà Lý đóng đô tại Thăng Long, truyền ngôi được 9 đời, kéo dài 215 năm.
*Nhược  Thủy  (st)
*PHỤ  LỤC  2  :- 
LONG VƯƠNG LÀM MƯA SAI GIỜ KHẮC BỊ CHÉM
(Trích truyện Tây Du Ký)
“………..Thiệt lời xưa nói không sai: Trên đường nói chuyện trong bụi có người. Nguyên có qủy Dạ Xoa ở tại Sông Kinh đi tuần dưới nước. Nghe ông chài nói rằng: Vãi trăm chài không sai một, thì lật đật về cung Thủy Tinh mà báo rằng: "Bệ Hạ ôi! Có họa, có họa!" Long vương sông Kinh liền hỏi: "Có họa gì?" Dạ Xoa nói: "Ngoài chợ Trường An có ông thầy bói hay lắm! Mỗi bữa ông chài đem cho thầy bói kia một con cá chài lớn, thì coi quẻ chỉ chỗ cho, vãi trăm chài không sai một. Nếu thường thường như vầy, thì hết binh tướng lấy ai mà giúp được vua?" Long Vương nghe nói giận lắm, rúy gươm vía ra đi, quyết đến Trường An đặng giết thầy bói giỏi. Có Rồng con, Rồng cháu, tướng Trạnh, quan Cua, quân Sư Cháy, thừa tướng Chài đồng hè ra tấu: "Xin chúa công bớt giận, lời huyển bỏ qua chớ khá nghe. Nếu chúa công đi xuống chợ, thì nổi giông tố mây mưa. Sợ dân ở Trường An khốn hại, có khi trời bắt tội chẳng không? Thà biến ra Tú Tài đến chợ Trường An coi thử. Quả như lời  thời giết, bằng không thiệt thì thôi". Long Vương nhận lời bỏ gươm và chẳng làm mưa gió, lên bờ giả Tú Tài áo trắng đi xuống chợ Trường An, thấy thiên hạ đứng vậy mà coi quẻ. Tú Tài hỏi thăm rõ, thầy bói ấy là Viên Thủ Thành, chú ông là quan thiên văn Viên Thiên Cang, hình dung xinh tốt, thể thống oai nghi, Tú Tài quyết vào Viên Thủ Thành chào hỏi. Ðãi trà xong xả, mới hỏi thăm ông bói chuyện chi? Tú Tài nói: "Tôi bói bữa nào mưa?" Viên Thủ Thành gieo quẻ đoán rằng :-
"Mây che đỉnh núi, mù tỏa non Ðoài,
Hỏi thăm mưa rưới, chắc tại ngày mai."
Tú Tài hỏi: "Mai giờ nào, nước dâng lên mấy thước mấy tấc?" Viên Thủ Thành nói:" Giờ Thìn thì kéo mây, giờ Tỵ nổi sấm, giờ Ngọ mưa, cuối giờ Mùi tạnh. Nước dâng ba thước ba tấc, có lẽ ra bốn mươi tám giọt bốn phân bốn ly". Tú Tài cười rằng: "Lời này không phải nói chơi, ngày mai quả có mưa, giờ khắc và nước dâng y như lời đoán, thì ta thưởng bạc năm chục lượng chẳng sai. Nếu không mưa, hay là mưa mà không y lời đoán, ta nói thiệt cho thầy hay, phá nát cửa thầy, và xé tấm vải treo tức thì đuổi khỏi chợ Trường An, không cho ở đây gạt chúng nữa". Viên Thủ Thành mừng mà đáp rằng: "Tôi dám cuộc, tôi dám cuộc". Tú Tài liền kiếu ra về.
Các Thủy thần thấy Long Vương về đồng ra nghinh tiếp mà hỏi thăm rằng: "Chú công đi kiếm thầy bói đặng không?" Long Vương nói: "Có, có, thầy bói ấy khua mỏ kiếm tiền, ta hỏi thử chừng nào trời mưa và nước dâng lên mấy thước, nó nói giờ Thìn kéo mây, giờ Mùi tạnh, nước lên cao ba thước ba tấc có lẽ bốn phân tám ly, ta cuộc với nó rằng: "Hễ quả như lời, ta thưởng năm mươi lượng bạc, nếu sai một chút thì ta phá nhà, xé bảng đuổi ra khỏi chợ Trường An" Các tướng cười mà rằng: "Chúa công là vị thần coi tá cái sông mà hay việc mưa gió, nếu có mưa không mưa thì Chúa công biết trước, thầy bói biết sao mà đặng mà nói bướng kìa, mười phần nó phải thua hết cả mười". Nói cười chưa dứt tiếng thì nghe tiếng kêu: "Long Vương mau ra tiếp chiếu trời". Long Vương thất kinh lật đật ra tiếp chiếu, ngó lên mây thấy thần Lực Sĩ mặc áo vàng, tay cầm phong chiếu chỉ bay xuống cung Thủy tinh. Long Vương đặt bàn mà lạy mà lãnh chiếu. Lực Sĩ đi về lập tức, Long Vương mở chiếu chỉ ra xem, thấy trong chiếu chỉ dạy như vầy:
Rồng tám sông vâng lệnh, y theo giờ khắc ban,
Ngày mai không đặng trễ, mưa tại xứ Trường An
"Hẹn giờ Thìn kéo mây, giờ Tỵ nổi sấm, giờ Ngọ mưa,
cuối giờ Mùi tạnh, nước dâng ba thước, ba tấc, bốn phân, tám ly".
Long Vương thất kinh hồn vía, nói với các tướng rằng: "Trên đời có người linh quá, thông trời thấu đất, chắc mình phải chịu thua". Quân sư Cháy tâu rằng: "Xin chúa công đừng lo, muốn ăn nó cũng không khó, tôi dùng một kế thì nó cứng họng đi". Long Vương hỏi: "Quân sư có kế chi?" Quân sư Cháy tâu rằng: "Mưa sái giờ và bớt nước, thầy không y lời đoán, sao nó cũng phải thua". Long vương y kế.
Bữa sau kêu Thiên lôi, Thần gió,Bà chớp, Anh mây, đồng kéo tới Trường An. Truyền giờ Tỵ mới kéo mây, giờ Ngọ mới nổi sấm, giờ Mùi mưa, giờ Thân tạnh, nước có ba thước lẻ bốn phân, rồi truyền các thần về hết.
Long Vương hóa Tú Tài như trước, tới chỗ Viên Thủ Thành. Tú tài không hỏi gì hết, đập nghiêng quăng viết, xé tấm vải treo. Viên Thủ Thành ngồi trên ghế làm thinh, như không hay không biết. Tú Tài giận phá cửa lấy ván xốc lại giá mà mắng rằng: "Mày là đồ mị, nói gạt chúng mà ăn tiền, coi quẻ không linh, đặt điều nói bậy. đoán sái giờ, dư nước, còn ngồi làm tỉnh kìa. Ði mau mau kẻo ta đập chết". Viên Thủ Thành cười hả hả rằng: "Không sợ, không sợ, tôi không phạm tội chết, e cho ai chết kìa, ông gạt ai chớ ông gạt tôi sao được, ông không phải Tú Tài áo trắng, ông là Rồng Bạch sông Kinh, ông dám cải lệnh trời, tráo giờ bớt nước, phạm tội gần chết chém, lại còn mắng tôi sao?". Tú Tài nghe nói rởn tóc gáy, vỡ mật hết hồn, buông tấm ván cửa, xốc áo quỳ lạy mà nói rằng: "Xin thầy chớ trách, hồi nãy tôi giả ngộ nói chơi, tôi tưởng làm chơi, chẳng ngờ sanh thiệt. Tôi đã phạm luật, lạy thầy xin cứu mạng tôi. Viên Thủ Thành nói: "Tôi cứu ông sao đặng, nhưng chỉ chỗ cho ông cầu khẩn họa may". Tú Tài nói: "Xin thầy chỉ chỗ làm ơn". Viên Thủ Thành nói: "Giờ Ngọ mai ông sẽ bị Ngụy Trưng xử trảm, mà Ngụy Trưng làm Thừa tướng phò Hoàng Ðế bây giờ, ông cầu Hoàng Ðế nói giùm, có khi cũng được". Tú Tài lau nước mắt từ tạ ra đây, mặt nhựt đã chen, vầng trăng lố mọc, Long Vương không về phủ, ở lững đửng nửa lừng, đợi tới canh ba hiện vào cung cấm thấy vía vua Thái Tôn đi dạo, Long Vương hiện hình người ra trước mặt mà nói rằng: "Xin Bệ Hạ cứu tôi làm phước". Hồn Thái Tôn hỏi: "Ngươi là ai đó? Nói cho ta rõ đặng ta cứu cho". Long vương nói: "Bệ Hạ thiệt Rồng, còn tôi là rồng có tội. Trời sai Ngụy Trưng là tôi hiền của Bệ hạ, giờ Ngọ mai chém tôi. Hồn Thái Tôn nói: "Như về phần Ngụy Trưng chém ngươi, thời trẫm cứu được. Thôi ngươi yên dạ mà về" Long vương mừng rỡ quá chừng, lạy tạ mà đi về thẳng.
Vua Thái Tôn thức dậy, nhớ điềm chiêm bao ấy rõ ràng, đến sáng lâm triều, các quan chầu chực. Vua Thái Tôn xem rõ từ người, bên văn thì: Phòng Huyền Linh, Ðỗ Như Hối, Từ Mậu Công, Hứa Kỉnh Tông và Vương Khuê, còn bên võ thì: Mã Tam Bửu, Ðoàn Chí Hiền, Ân Khai Sơn, Trình Giảo Kim, Lưu Hồng Cơ, Uất Trì Cung, Tần Thúc Bảo. Ai nấy đủ mặt, mà thiếu Thừa tướng Ngụy Trưng! Vua Thái Tôn vời Từ Mậu Công lên điện mà phán rằng: "Trẫm nằm chiêm bao lạ lắm! Thấy một người đón trẫm mà lạy xưng rằng Long vương phạm tội thiên tào, trời sai Ngụy Trưng xử trảm, lạy xin trẫm cứu, trẫm hứa lở lời, bữa nay vì cớ nào Ngụy Trưng không đi chầu vậy?" Từ Mậu Công tâu rằng: "Bậ hạ đã hứa lỡ, thì phải đòi Ngụy Trưng vào chầu, đừng cho Ngụy Trưng đi đâu, mãn ngày nay thì cứu Long vương ắt được". Vua Thái Tôn mừng lắm, mới sai hoạn quan đi mời Ngụy Trưng.
Còn Ngụy Trưng đi coi thiên văn (coi sao) hồi hôm, xảy nghe tiếng hạc kêu, ngó thấy Sứ trời hiện xuống, truyền chiếu chỉ rằng: "Giờ Ngọ mai Ngụy thừa tướng phải thiếp mà chém Rồng Bạch tại sông Kinh". Ngụy Trưng lạy tạ ơn về dinh tắm gội. Lo mài gươm phép nên chẳng đi chầu, xảy thấy sứ vào mời, trong lòng lo sợ, không dám cãi lệnh phải sửa sang mão áo vào chầu, bước tới sân son, lạy vua mà chịu tội. Thái Tôn phán rằng: "Trẫm tha khanh khỏi tội". Một lát bãi chầu rồi, bá quan đều về hết, vua Thái Tôn cầm một mình Ngụy Trưng ở lại mà thôi, mời vào đền trong luận bàn việc nước, qua đầu giờ Ngọ, vua truyền mỹ nữ lấy cờ sắp trên bàn xong xã, Ngụy Trưng lạy tạ, rồi ngồi lại đánh cờ, dục dặc gần nửa giờ mà chưa thắng bại. Ngụy Trưng gục đầu trên bàn mà ngáy pho pho. Vua Thái Tôn không kêu, để cho Ngụy Trưng ngủ, chừng một lát Ngụy Trưng thức dậy, quì dưới đất lạy vua mà tâu rằng: "Tôi đáng tội thác, khi bần thần ngủ quên không biết có điều chi thất lễ. Xin Bệ Hạ tha tội cho tôi". Vua Thái Tôn cười rằng: "Khanh có tội chi mà ngại, thôi, dậy mà đánh cờ". Ngụy Trưng lạy tạ ơn rồi sắp cờ đánh nữa. Xảy nghe tiếng la lớn ngoài cửa đền, thấy Tần Thúc Bảo xách đầu rồng Bạch chảy máu ròng ròng, quì tại sân mà tâu rằng: "Muôn tâu Bệ hạ! Có thấy sông khô cùng biển cạn, việc nầy lạ lắm thiệt chưa từng. Vua Thái Tôn hỏi: "Vật đó ở đâu?" Tần Thúc Bảo tâu rằng: "Ðầu rồng trên trời rớt xuống tại ngã tư, nên tôi phải đem dâng cho Bệ hạ". Vua Thái Tôn thất sắc, phán hỏi Ngụy Trưng rằng: "Thừa tướng bàn chuyện ấy đặng không?" Ngụy Trưng quỳ lạy tâu rằng: "Tôi mới thiếp đi chém đó". Vua Thái Tôn thất kinh mới hỏi: "Khi khanh ngủ, tay không chuyển động, cũng không có gươm đao, vậy làm sao mà chém đặng rồng ấy?" Ngụy Trưng tâu rằng: "Tôi vâng chiếu Thượng Đế hồi hôm truyền giờ Ngọ này thiếp xuống chém rồng có tội. Bệ Hạ đòi tôi hầu cờ nên đi không đặng, túng phải thiếp xuống lấy gươm phép chém kịp giờ". Vua Thái Tôn nghe nói: "Nửa mừng nửa buồn, mừng là đặng tôi hiền có phép, buồn là vì lời hứa không xong, phải gượng gạo mà truyền cho Tần Thúc Bảo rằng: "Ðem đầu rồng treo tại chợ Trường An mà răn lê thứ". Lại ban thưởng Ngụy Trưng. Hai tướng tạ từ về hết.”
*Source:- Xem đầy đủ ở :-  http://vietnameseface.com/novel/T/Tay-Du-Dien-Nghia
*Nhược  Thủy  (st).
Xin theo dõi tiếp BÀI 14. dienbatn giới thiệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét