Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ. BÀI 5.

KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ.



Giới thiệu : gần đây trên MXH có loạt bài viết của https://www.facebook.com/kysuphiabenkia/ có khá nhiều điều thú vị và mới mẻ với những suy nghĩ thường nhật của chúng ta. dienbatn không nhận xét đúng sai như thế nào bởi mỗi người chúng ta có những góc nhìn riêng của mình từ đó sẽ có những đánh giá riêng . Về phần dienbatn chỉ xin có mấy câu như sau :
 (“Đời say cả! Sao ngươi không ăn cả bã, uống cả hèm, cho say luôn một thể? Đời đục cả! Sao ngươi không quậy thêm bùn, vỗ thêm sóng, cho đục luôn một thể? Tội chi mà phải bỏ đời mà đi?”. Nói xong, gã lái đò lẳng lặng đứng lên, nhổ sào. Tiếp tục cho con thuyền…) - Tàn cuộc - Hạ ngươn rồi - Có lẽ cần tăng tốc cho cuộc cờ chóng tàn đi chăng ? Cùng tắc biến - Biến tắc thông . Bĩ cực sẽ Thái lai mà.
"Thiếu gì những kẻ muốn xâm lăng,
Vũ khí hung tàn có thể ngăn.
Chỉ sợ Tâm Linh bày cuộc chiến,
Còn hơn là Ðịa chấn- Sơn băng.
Như Hải tinh trong Quốc bảo mình,
Ðời nào cũng có bậc anh minh.
Mỗi khi sông núi vang lời gọi,
Là có Rồng thiêng biến hữu hình ".
Thơ của một ẩn sĩ .
.................................................
Chối từ trung hiếu với Trời xanh.
Còn kiếp nào đâu để tựu thành.
Sự sống thời gian là hiện tượng.
Giác là vô diệt – Ngộ vô sanh.
..................................................
Một dân tộc mất đi nền Văn minh mẹ đẻ thì sớm bị nô lệ, muộn sẽ đồng hóa tiêu vong.
Hãy nhớ tương lai nhiều biến đổi ,
Nhưng không đổi biến được hồn thiêng.
LẠC LONG QUÂN PHỤ -ÂU CƠ MẸ,
Chờ đợi vung tay Quốc lệnh truyền.
....................................................
Có phải Hồn thiêng của núi sông,
Mất đi từ thủa mất cha ông ?
Nay ta dựng dậy Hồn sông núi,
Để trả Hồn thiêng lại núi sông.
THRT.
Xin giới thiệu cùng các bạn.Thân ái. dienbatn.



9 - VĂN VƯƠNG ĐỐI VỚI KINH DỊCH.

Đối với bói Dịch, Tây Bá Hầu Cơ Xương là cái tên đứng đầu danh sách trong trang sử sớm. Thành quả đó đã được Nhà Ân khảo nghiệm tại miếu đường và cho nghỉ dưỡng dài hạn tại Dữu Lý... 7 năm. Nghe đâu..., quẻ bói mà Tây Bá Hầu Cơ Xương sở hữu nơi tiền cảnh quá khứ đó chính là quẻ Tiên Thiên... Quái!
Theo phương pháp này thì..., kịch bản hiện tại không tái diễn nữa rồi. Bởi nó chỉ hữu dụng duy nhất là cỏ Thi! Cỏ Thi vốn là một loại cỏ chỉ mọc được ở xung quanh mộ của Phục Hy mà thôi! Vả lại thủ pháp lấy quẻ rất công phu và tốn rất nhiều hơn thời gian! Yêu cầu cao nhất là đòi hỏi người lập quẻ phải trong trạng thái vô thức hoàn toàn và thao tác tựa như người lên đồng hiện nay vậy. Chính vì thế nên quẻ rất linh nghiệm. Do đã bắt được nhịp giao hòa cộng hưởng cùng vũ trụ. (Điều mô tả này, các độc giả cô đồng sẽ dễ hiểu hơn... những ai không phải là cô đồng).
Thật ra trong giai đoạn này thì Cơ Xương chỉ mới được phong Hầu mà thôi. Điều này được thể hiện ở chỗ: Danh xưng Cơ Xương là "Hầu". Do bị giam cầm ở Dữu Lý nên con cả là Ấp Khảo tạm quyền trong nước, được xưng "Bá". Đến khi con thứ Cơ Phát, diệt Vua Trụ thì mới định là "Vương". Biết vậy, tuy nhiên do thói tục, xưa nay xưng tụng là Văn Vương đã quen. Tôi cũng chiếu theo thường lệ ấy mà viết, để mọi người dễ nhận biết. Chứ kỳ thực, Tây Bá Hầu Cơ Xương không hề là Vương bao giờ cả. Bởi trọn đời, ông chỉ nhận mình là chư hầu của Nhà Ân mà thôi. Chỉ khi mất đi, Cơ Phát mới khởi binh phạt Trụ, liền xưng Vũ Vương. Vấn đề là những thế hệ về sau đó biết suy tôn tổ tiên họ.
Khi Văn Vương xé những tờ lịch cuối cùng trong tổng số du di 2.500 tờ thì: Bá Ấp Khảo vội mang hai vật gia bảo truyền đời đi chuộc cha là; Con Vượn Bạch và cây Đàn Giao Cầm! Hai bảo vật này chính là của Hoàng Đế hơn một ngàn năm trăm năm trước, từng dùng để thôn tính chiến thần Xi Vưu! Di bảo truyền đời này khẳng định Văn Vương chính là hậu duệ thuộc bộ tộc Hoàng Đế, không bàn cãi.
Quả! Oan gia ngỏ hẹp!! Do Bá Ấp Khảo không biết Văn Vương đã thêm dây thứ 6 nên vô tình đụng đến dây Sát. Chính tiếng Đàn Dao Cầm này đã gây cho Đát Kỷ ngất ngây, bơ phờ như có vẻ xiêu hồn. Con Vượn Bạch do sống đã ngàn năm, nên nhìn thấy được tướng tinh của Đát Kỷ, nhảy chồm lên hòng chụp Đát Kỷ, khiến Vua Trụ cho là thích khách. Và trong vòng một nốt nhạc, Bá Ấp Khảo cùng Vượn Bạch biến thành thịt băm viên, gửi cho Văn Vương thưởng thức! Ý của Vua Trụ là xem khẩu thực giữa Thánh, Tục, có gì khác?
Trong suốt thời gian nghiên cứu Lịch ròng rã 7 năm ở ngục Dữu lý. Cùng với hạt giống có sẵn là quẻ Tiên Thiên. Văn Vương đã từng du Thiền và bất ngờ bước qua ngưỡng cửa của không gian chiều thứ tư. Văn Vương sững sờ khi phát hiện được Kinh Dịch đang ở bên nước Văn Lang, chính là của dân tộc Việt! Cho nên ta thấy khi vừa được phóng thích. Không bỏ phí một khoảng thời gian nào cả. Ngay lập tức Văn Vương xin vua Trụ cho cất binh đi đánh 2 nước là Mật Tu và nước Sùng để đoái công chuộc tội!?
Ta phải đủ để thấy và biết rằng nước "Sùng" ở đây chính là Sùng Lãm! Tên khai sinh của Lạc Long Quân. Ta phải nhất thiết hiểu rằng: Tư Mã Thiên là một sử gia. Nếu ông ghi thật vào sử thì mang tội bất trung với nước. Nhưng nếu không ghi thì bất chính với trời khi đứng ra viết sử ký. Vì thế Tư Mã Thiên mới viết tránh đi là nước "Sùng" cho trọn vẹn đôi đường. Tùy ai muốn hiểu sao thì hiểu. Ít ra, ông cũng không phải thẹn với lòng mình. Tư Mã Thiên ngày đó không hề biết được rằng: Dấu chỉ mực đó, sẽ là chứng cứ cáo trạng trong tương lai, cuối trang sử muộn...
Dẫu sao đi chăng nữa. Tư Mã Thiên vẫn không hổ danh là Sử Thánh mà người đời đã ban tặng.
Và rồi ngày đó, Văn Vương đã chạm trán với Thánh Gióng trong đời Hùng Vương Thứ 6! Mục đích chính của Văn Vương ngày đó chính là lấy cho bằng được Kinh Dịch. Phải! Chính Văn Vương là kẻ đã cầm quân xâm lược nước Việt và ăn cắp được Kinh Dịch ngày đó. Một người mà mọi người thường suy tôn lên thành bậc Thánh Hiền!?
Thật kinh hoàng.
Sau cơn "Sốc"... Nếu mọi người chưa đủ tỉnh để chấp nhận sự thật "hai năm rõ mười" đó. Tôi tiếp tục đưa ra những nhân chứng, bằng chứng thuyết phục một cách tuyệt đối cho sự kiện này trong tương lai gần. Tôi chỉ biết được một điều chắc chắn rằng: Bao thế hệ của người Việt muôn đời nay, đều biết: Thánh Gióng đã dẹp Giặc Ân, chứ không hề là bất kỳ giặc nào khác cho được. Thiết nghĩ... Tôi không cần phải đóng ngoặc kép cho câu...; Là người Việt, chúng ta không bao giờ được phép quên điều đó.
Sự cố diễn biến sau đó trong lúc đi "khoe quan" 3 ngày. Dĩ nhiên, do e lậu "thiên cơ", Văn Vương đã bảo toàn phi vụ "Chu Mật" đó bằng kế thứ 36; "Dĩ đào vi thượng sách"! Văn Vương đã ruỗi mã truy phong trước những vó ngựa nan truy của Nhà Ân liền ngay phía sau đấy.
Khi về đến nước, sau khi tiếng Dao Cầm tấu khúc "Văn Vương Khóc Ấp Khảo" lắng dịu đi. Văn Vương đã ngày đêm nghiền ngẫm bảo vật vừa cắp đoạt được, hòng hiểu dụng trong nay mai... Và Văn Vương đã làm một việc che giấu cả mọi người là hợp nhất hai cuốn Liên Sơn và Quy Tàng thành một cuốn với tên Chu Dịch. Ý là Dịch của Nhà Chu. Điều này đã che được mắt của biết bao nhà Dịch Học xưa nay. Bởi các nhà Dịch Học truyền đời về sau cứ nghĩ rằng; Hai cuốn đó, đã bị thất lạc trong giai đoạn Nhà Tần đốt sách mất rồi.
Tôi khẳng định: Hai cuốn Liên Sơn và Quy Tàng không hề mất đi đâu được cả! Mà đã được Văn Vương ngày đó khoác phủ lên chiếc áo là Thượng Kinh và Hạ Kinh đang hiện hữu trong Chu Dịch hiện nay. Ta xét thấy; Với khả năng ngày đó của Văn Vương cũng đáng để được gọi là thượng thừa đối với Kinh Dịch nói chung. Bởi đã ra sức hoàn thành cuốn Chu Dịch với Văn Ngôn.
Thế nhưng trong giai đoạn lịch sử đó. Nhân vật mà ta có thể gọi là mẫu "chân nhân bất lậu tướng" chính là Chu Công Đán. Ông đã không cần ai biết đến những kỳ tích như sau: Lưu ý; Chu Công Đán chính là em ruột của Văn Vương chứ không phải như đa số người lầm tưởng... Cái tên Thúc Đán cũng đã minh chứng điều này, miễn tranh cãi. Khi còn nhỏ, Cơ phát ham chơi. Chu Công Đán đã giao cho một thầy giáo mù... đọc kinh sách cho nghe! Và chính Chu Công Đán đã kế tục Văn Vương mà viết Thoán Từ cho Chu Dịch.
Văn Vương không hề hiểu thấu những giá trị thực tại còn tiềm ẩn trong Kinh Dịch cho được. Điều này đã được chính Văn Vương thể hiện ở câu: "Kỳ duy Thánh Nhân hồ"?. Bởi Văn Vương tự biết những việc của mình đã làm, không đủ để được sánh với bậc Thánh. Do những thế hệ sau đó suy tôn mà thôi. Ta thấy do mọi người nghĩ đây là sách của Văn Vương làm ra nên mới có tên là Chu Dịch. Văn Vương đã được mặc định cùng Kinh Dịch nói chung, kể từ khi Nhà Chu định cơ đồ.
Chúng ta đều biết Nhà Chu có tục chia đất cho con cháu trong dòng tộc. Từ đó các hàng vương tôn về sau dĩ nhiên đều có sở hữu Kinh Dịch làm bảo vật truyền đời. Họ ra sức nghiền ngẫm, tùy theo sự hiểu biết của mỗi người. Và điều tất phải đến là mỗi người một sách lược, không ai chịu nghe ai cả. Cái loạn Đông Chu ắt phải đến. Đó là giai đoạn mà sử sách mô tả là "Trăm nhà đua tiếng"! Điều ít ai nhìn thấy là ở chỗ: Do cội rễ Kinh Dịch từ Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ trước đó, cho nên mô hình của Bách Việt trước đó được tái lập ở giai đoạn... Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh Trăm trứng, nở trăm con về sau này.
Nên lưu ý: Ta không được lầm lẫn giữa Bách Việt trước đó là sự kết tinh từ Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ. Còn Bách Bộc sau này là do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra. Cho nên mọi sử gia lẫn học giả sau này vẫn thường lầm lẫn giữa Bách Việt và Bách Bộc là một. Kỳ thực, họ không đủ biết điều mô phỏng trung thành cho mô hình thiết kế này có chu kỳ cách nhau hơn cả một ngàn năm. Điều đó càng khẳng định gen di truyền từ thuở khai thiên lập địa của giống nòi này. Do Lạc Long Quân vốn thuộc dòng Lạc Việt. Là dòng được di ấn truyền đời từ Xi Vưu trong nhóm Bách Việt. Còn Âu Cơ lại là dòng Âu Việt, có sở hữu gia bảo từ Tiên Huyền Nữ. Và hai bộ tộc này đã kết hợp qua di chỉ đó để hình thành nên liên minh hùng mạnh nhất trong nhóm Bách Việt ngày ấy. Và dòng Âu Lạc ra đời với sự tích trăm trứng nở trăm con kể từ dạo ấy. Và nghiễm nhiên đi thẳng vào lịch sử của dân tộc Việt Nam cho đến tận ngày hôm nay. Ở đây tôi nhấn đoạn qua thời của Kinh Dương Vương Lộc Tục và Long Nữ (Vụ Tiên). Do tính sự kiện cột mốc phản ảnh Bách Việt và Bách Bộc để chỉ ra...:
Bản ứng dụng sao chép sẽ có mô hình "Bách Gia Chư Tử" từ Kinh Dịch là đánh cắp bản quyền của chân thực tại tác giả trước đấy. Về những thực tại của bản quyền trong quá khứ đương thời lúc đó. Lão Tử chính là người nắm rất rõ căn nguyên duy nhất về Kinh Dịch cũng như ai là quyền sở hữu di chúc đó! Và Lão Tử chỉ một mực "Tu Tiên". Mong mỏi được làm một "Tiên Tử" của giống nòi Rồng Tiên này. Lão Tử đã xướng lên học thuyết với tông chỉ: "Vô Vi"!
Điều này có nghĩa là... "Đừng làm gì cả, cứ để cho vận hành theo lẽ tự nhiên..."!. Có biết bao nhiêu kẻ mà cái học chưa đủ để biết tới "Văn U Mặc" bao giờ. Đã "cao ngạo" cất tiếng vọng từ "đáy giếng", cho rằng Lão Tử là tư tưởng yếm thế " ! "..., " !? ".
Ta có thể xem xét thấy tất cả các bằng chứng, còn đậm nét mực trong tác phẩm "Đạo Đức Kinh" của Lão Tử hiện nay. Sẽ là bằng chứng tố cáo đắt giá và hùng hồn nhất cho sự kiện này. Ví dụ đơn cử một trong vô vàn những chứng cứ mắc mỏ nhất là:
"Không gì thâm hơn biển, lòng người thâm hơn. Không gì hiểm hơn hang sâu, lòng người hiểm hơn".
Và sau cùng Lão Tử cũng đành dối trời mà tận trung với nước như câu:
" Ta chấp nhận làm suối khe cho mọi người dò... Ta chấp nhận làm hang sâu cho mọi người tìm...".
Vâng! Đã thế thì ta sẽ dò tìm trong bài kế tiếp với tựa đề; "Lão - Khổng và Kinh Dịch" vậy.

Ta sắp có kịch hay để xem...


10-  KHỔNG - LÃO VỚI KINH DỊCH .

Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, đưa ký ức chúng ta dừng lại tham khảo cận cảnh của nhân vật Tảo Địa Tăng. Một người phu quét lá nơi Phật xứ địa phương; Tàng Kinh Các!
Phân khúc này của Kim Dung (Thiên Long Bát Bộ) là có ý nhắc đến sự nhùng nhằng nội bộ giữa hậu thế của Hoàng Đế và Phục Hy xưa kia. Vì thế sẽ có các nhân vật như Tiêu Phong và Tiêu Viễn Sơn (Tiêu Khúc). Dĩ nhiên Tiêu Viễn Sơn (Cung Cấn) là cha, di dịch tiếp đời sau đến Tiêu Phong (Cung Tốn) là con, không khác được. Và Kim Dung đủ để cười ngạo khắp thiên hạ xưa nay qua tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ là hoàn toàn có cơ sở để... cười ngạo.
Bởi Kim Dung đã hợp tấu giữa Tiêu Khúc và Dao Cầm. Một tuyệt kỹ truyền kỳ bị vùi lấp của Ma Đạo (Xích Quỷ). Trong khi những ai xưa nay được tôn là quân Tử Kiếm thì..., độc giả hiểu rồi, tôi miễn bàn đến.
Sở dĩ tôi cho quay chậm cận cảnh của thước phim này bởi: Kim Dung muốn mô phỏng lại nhân vật quét lá nơi Tàng Kinh Các đó chính là hình ảnh của Lão Tử khi xưa!
Ngay lập tức, hồi ức vén bức màn nhung của sân khấu thời Đông Chu. Phía sau "cánh gà"; Lão Tử chính là kẻ giữ Tàng Kinh Thư của Nhà Chu. Một Tảo Địa Tiên mà Kim Dung đã phát hiện! Cao thủ tiềm ẩn trong toàn cõi của "Quần Hùng Chư Tử" ngày đó (Bách Gia Chư Tử).
Phải! Chính lão Tử chứ không hề là một ai khác, kẻ đã giữ Tàng Thư của Nhà Chu. Tất cả những ai còn lại trong giai đoạn đó. Có cho dù là hàng vương tôn tử thất gì gì đó, đều là chi tiết. Sao có thể hiểu biết được bao nhiêu bí ẩn gì, về Kinh Dịch đang tiềm ẩn trong Tàng Thư của Nhà Chu?
Cái loạn Thời Đông Chu là phản ảnh tất yếu từ mầm mống của cái cội rễ "Trăm Nhà Đua Tiếng"... tranh cãi!! Tranh cãi về học thuật của Kinh Dịch, một kỳ thư vốn được liệt vào hàng đầu của Kinh Điển (Quần Kinh Chư Thủ). Họ tỏ ra hiểu biết ( !? ) về một điều mà chưa bao giờ được biết, đó là Thiên Thư. Bởi khả năng của họ chỉ có thể cao lắm là vươn đến Văn U Mặc mà thôi. Thế nhưng, Thiên Thư lại hoàn toàn ở vào một đẳng cấp ta có thể gọi là "thoát đỉnh" tư duy của nhân loại, mọi đương thời.
Như tôi đã có từng lướt qua trong bài viết Hội Long Hoa. Ta nghĩ gì về một thí sinh bước vào trường trời mà lại không biết đọc một chữ nào của sách trời (Thiên Thư) !?. Thiên hạ chúng ta xưa nay thường diễn mãi cảnh bi hài thế đấy. Cận cảnh xã hội hôm nay lại càng gây kinh ngạc hơn khi bói quẻ, bình phẩm về lĩnh vực này. Một lĩnh vực đang còn ở phía bên kia của không gian chiều thứ tư!?
Không khéo, nhưng mọi sự đã rồi!
Bởi xã hội đương đại của chúng ta đang "nhại diễn" lại "vỡ, bi hài kịch" thời loạn Đông Chu đó khi đụng đến Kinh Dịch! Ta nghĩ gì khi những diễn viên của quá khứ đó đã đạt tới trình độ của Văn U Mặc. Trong khi những vai diễn trong thì hiện tại, hoàn toàn thiếu vắng nền tảng của văn học, kể từ khi đất nước thống nhất (1975)? Bởi Văn Học hiện nay chưa đủ nhiều, để yếu tố giai đoạn phát triển nhân đó mà sinh ra những "cây bút bình luận văn học". Trình tự phát triển đó sẽ có mô hình như sau:
Khi tư duy văn học cắm sâu cội rễ... Ắt sẽ nảy mầm ra các nhà bình luận văn học là tất yếu. Đó chính là yếu tố mà giai đoạn lịch sử cần phải hội đủ.
Lúc các mầm này phát triển xum xuê..., cành nhánh sẽ phân bổ cao thấp qua ánh dương của ngôn từ triết học, để bình luận tác phẩm văn học nào đủ chuẩn, kết tinh thành Triết Học. Và rồi tinh hoa của triết học nở rộ. Đó là lúc để các Triết Gia cất tiếng khóc chào đời cùng thế sự. Việc hiện diện của các triết gia, mới có đủ khả năng để tạo ra triết học cho đời được. Và rồi sự "dậy thì" của tư tưởng triết học phương Tây với ngôn ngữ "Mặc Định" hiện nay. Nhất định phải hợp hôn cùng tư tưởng "trưởng thành" của triết học phương đông là "Văn U Mặc". Tương lai của sự kết tinh đó, mới có thể thai nghén ra nhân tố có thể thâm nhập vùng lãnh thiên của Thiên Thư được. Do những tư duy, ngôn ngữ U Mặc trước đây chưa có thể lĩnh hội toàn diện Thiên Thư. Bởi thiếu nền tảng của tư duy, ngôn ngữ Mặc Định của phương Tây. Bằng không, nhân loại chúng ta đã hiện diện trước vùng đất của địa đàng rồi.
Những diễn viên hôm nay, đang diễn lại vở bi hài của hôm qua đối với Kinh Dịch, có dạng như... "thoát đỉnh bi hài" rồi vậy. Vì thế, ta nên cẩn thận lời một tí khi bình phẩm, hoặc nhất là chê bai Kinh Dịch.
Thôi chết! Tôi lạc đề tài một cách nhất thiết rồi! Ta cùng quay lại nhé:
Ta sẽ dễ dàng nhận thấy; Cả một đời, Lão Tử đã quét biết bao lớp bụi thời gian, che phủ lấp những giá trị thực tại tiềm ẩn phía sau Kinh Dịch trong tàng thư của Nhà Chu. Những tâm tư uẩn khúc đó, Lão Tử đã dùng uẩn ngữ, mặc định trong Đạo Đức Kinh; Kỳ vọng gửi đến miền ánh sáng của tư duy vùng viễn lai nào đó...?, một cách miên du...
Tôi khẳng định tọa độ địa phương đó, có tên page này.
Để có thể xem xét một người, ta dựa trên 3 yếu tố căn bản:
1. Tư tưởng.
2. Lời nói.
3. Việc làm.
Yếu tố thứ nhất đã thể hiện trong Đạo Đức Kinh. Sách thì có sẵn, tuy nhiên để hiểu được nó thì cả là một vấn đề nan giải xưa nay. Cho dù có là một học giả đi chăng nữa, nhất định từ biết tới hiểu không có thể san bằng trong một sớm một chiều cho được. Chính yếu tố đó gây cho tác phẩm có một giá trị như ma lực, trường tồn với thời gian. Khiến nên biết bao thế hệ vẫn cạn mực chứ chưa có thể bàn luận cạn ý được. Thế nên tác phẩm vẫn cứ mãi sống... Chờ đợi giai đoạn của tư tưởng thế hệ tương lai nữa, cứ thế...
Điều kiện thứ hai được xem đến là: Tạm đơn cử như hai chữ "Vô Vi" thôi. Cái giá trị này, đã 2500 năm qua rồi. Vẫn thể hiện tuyệt đối tính Vô Vi! Đối với bất kỳ giai đoạn phát triển nào mà nhân loại chúng ta đã từng trải qua. Dĩ nhiên thoảng hoặc một, hai thời điểm bất kỳ. Bất chợt lóe lên một ánh đom đóm le lói nào đó giữa đêm trường sâu thẳm của tư duy chung. Ngay lập tức nhân vật đó đặc tả điều vô vi này thể hiện một cách... "vô vi tính" !?. Có thể điển hình: Trần Đoàn! Một kẻ đến cuối đời, phải trốn vào rừng, làm bạn với Quỷ Núi và cải hiệu là; Đồ Nam!
Vấn đề xem xét cuối cùng đòi hỏi:
Ta thấy Lão Tử chỉ nằng nặc một mực Tu Tiên cho bằng được! Bất kỳ ai đó, một khi biết và chợt hốt ngộ được giá trị của Kinh Dịch. Họ thường phản ảnh là một con tàu tư duy, chìm đắm trong biển cả hoang mang. Họ chỉ âm thầm, lẵng lặng vận dụng với tất cả khả năng có thể mà Định Mệnh đã đặt để cho họ. Những người này thường hướng theo một quan điểm duy nhất đó là; Đạo - Đức. Với tất cả kỳ vọng trong thời kỳ cuối của tương lai; Có giảm án được phần nào đó trước tòa công luận, cho những gì mà giống nòi xưa đã từng nặng gieo. Và với một tinh thần bất biến tuyệt đối cho lập trường: Kinh Dịch không hề là sách để bói toán như thiên hạ làm loạn xưa nay. Dĩ nhiên, lĩnh vực Bói Dịch nói chung, chúng ta không đào đâu ra bóng dáng của họ lai vãng, dù chỉ một dấu chân tình cờ bước qua.
Tất nhiên, giữa biết bao quần hào tranh tiếng khi ấy, trong mắt họ: Lão Tử chỉ là một kẻ quét rác nơi tàng kinh các mà thôi! Thế nhưng, hễ "hữu xạ, tự nhiên hương". Cho nên ta nhận thấy có trang sử hiếm, mô tả chi tiết cảnh Khổng Tử cầu kiến Lão Tử ngay sau khi rơi vào hoàn cảnh. Trong thoáng mờ nhân ảnh của thời điểm đó; Hồ như đâu đó, không xác định được như có như không... Một "dị cuồng", nghêu ngao trong hơi gió vài ba lời rồ dại, mà khai ngộ cho Khổng Tử! Kẻ đó, trong đáy mắt của thế nhân, cho mãi tận hôm nay, vẫn kinh mạn với cách gọi: "Kẻ Cuồng Nước Sở; Tiếp Dư"...!? Kim Dung không đủ để nhìn ra còn có kẻ không màng quét cả bụi đời nữa rồi.
Xem ra; Ẩn giữa chốn núi rừng là Đại Ẩn. Ẩn giữa triều đình thuộc Tiểu Ần. Thế ẩn giữa chợ đời ắt hẳn là hạng Trung Ẩn rồi vậy. Xem ra hạng trung ẩn cỡ như Tiếp Dư, chỉ có thể đếm không kín lòng bàn tay xưa nay. Tuy nhiên nếu để so sánh những kẻ trung ẩn, dỡ rồ dại, dỡ thấu cơ trời thời loạn ấy. Hai tộc Hoàng Đế lẫn Phục Hy tuyệt không theo kịp tộc Xi Vưu rồi. Tôi có thể điển hình trong giới hạn lịch sử gần, cho người người dễ biết như: Tâm Trai Như Ý Thiền (Nguyễn Gia Thiều), rồi... Kẻ Khùng Bán Khoai vùng Bửu Sơn chẳng hạn. Tuyệt đối Kẻ Cuồng Tiếp Dư không theo cho kịp rồi. Đó là tác giả chưa có thể nhắc đến một ngọn đuốc điên rực rỡ ( ! ), vừa tắt lịm quanh rẻo thời đâu đây...
Như tác giả từng đã có bứt mây đâu đó trong một vài bài trước, vẫn chưa thấy hiện tượng động rừng (!?), cho tới lúc gỏ hai chấm xuống dòng:
... Sau khi được Kẻ Cuồng Nước Sở làm cho tỉnh ngộ. Khổng Tử đã vội quay về mở trường dạy học. Song song với việc mày mò Dao Cầm để cho ra đời Kinh Nhạc, Khổng Tử cũng lục lọi, chế tác Kinh Dịch! Thế nhưng, Kinh Dịch nguyên bản gốc của Chiến Thần Xi Vưu khi xưa với 5 loại binh khí hóa thân từ Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Nay lại được Khổng Tử gọt dũa ra Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín! Ta thấy Lão Tử đã sở hữu hai thành tố Đạo - Đức mất đi rồi. Tất nhiên Khổng Tử phải rơi vào hố khiếm khuyết đấy là không tránh khỏi. Những việc làm đó đã phản ảnh như sau:
Đương thời, Khổng Tử thường mang Quẻ Dịch ra bói..., rồi cùng bàn luận chung với học trò. Ta thấy duy nhất có Tử Lộ là xuất sắc hơn tất cả. Bởi Tử Lộ luôn tỏ ra nhởn nhơ, và cũng luôn luôn có luận giải giá trị nhất! Khả năng Khổng Tử không thể theo kịp Tử Lộ rất nhiều và rất nhiều sự việc khác nữa. Đó là những việc nội bộ riêng của Đạo Giáo, tôi không tiện nhiều chuyện, khi không liên can đến đề tài đang viết. Chỉ nhắc chung lưu ý rằng: Không phải ngẫu nhiên mà Tử Lộ lại có đủ tâm tư mà thiết kế nên "Thuyết Chính Danh" thành một công trình đi vào sử sách như thế.
Khả năng đã không kịp theo học trò, chưa kể đến bao kỳ nhân, dị sĩ đang tiềm ẩn trong đương thời ở bên ngoài. Vậy mà Khổng Tử đã vội cầm bút viết Thập Dực cho Kinh Dịch!? Điều này có nghĩa là Khổng Tử đã "vẽ" thêm cho "hổ mười cánh" nữa!! Tôi đã rất lấy làm ngạc nhiên vô cùng! Bởi một con người như Khổng Tử sao lại có thể, trong nhất thời lại đi vẽ rắn thêm chân làm vậy cho được!? Giá như ngày đó, Khổng Tử chịu yên phận trong phạm vi học thuyết Nhân Đạo của mình thì hay biết mấy. Đằng này Khổng Tử đã lấn sân sang Thiên Đạo, vốn là lãnh địa của Lão Tử đã dày công canh tác và khai thác trọn một đời rồi. Những thành quả mà Lão Tử đã gặt hái được từ Kinh Dịch, ta cũng đã từng được biết qua cả rồi. Đặc biệt, Lão Tử không hề dám thêm bớt một câu gì cho Kinh Dịch cả. Bởi Lão Tử có biết và hiểu về kỳ thư này, cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
Ta xét thấy trong thời gian soạn Thập Dực. Khổng Tử luôn treo bút ngừng viết, mỗi khi thấy có hiện tượng như Quạ kêu, Nhện sa trước mặt. Qua bốn ngày sau mới trai giới, xông hương mà cầm bút viết lại. Điều đó phản ảnh cho ta biết là Khổng Tử đã rơi vào mê tín mất đi rồi vậy. Không như những kẻ mông muội về sau, ca tụng là Khổng Tử thành tâm khi soạn Thập Dực, nên mới có những hành động như thế!
Thế rồi, trong một ngày. Khổng Tử ngồi khảy đàn Dao Cầm giải khuây... Bất chợt Nhan Hồi đi vào và đàn đứt dây...! ... !!. Đó là khúc nhạc tả cảnh Mèo bắt Chuột "!?". Khổng Tử đã chạm đúng vào dây thứ 6 của Dao Cầm!!.
Ta thấy khi Khổng Tử cuống cuồng lục Kinh Dịch đến ba lần, khiến đứt cả lề và luôn miệng thốt lên: Trời không cho ta sống thêm vài năm nữa để học Dịch?! Ta cũng nên biết: Kinh Dịch vốn được kết lề bằng da dê đấy. Khổng Tử lục Kinh Dịch đến hoảng loạn như thế để làm gì!? Tôi đã từng giải thích việc làm đó cùng độc giả rồi. Vì khi ta bước vào thế giới Kinh Dịch một cách nghiêm túc nhất. Đó hẳn là Y Học. Nhất định là Khổng Tử tìm thuốc chữa, cho kịp kỳ hạn 100 ngày rồi vậy.
Trước khi chết 3 ngày. Thiên hạ nghĩ rằng Khổng Tử đã phát rồ !? Bởi Khổng Tử cứ chống gậy lập cập đi tới, đi lui trước sân mà miệng cứ lẫm bẫm mãi câu: "Có tội với người thì chuộc được. Có tội với trời thì làm sao chuộc được" ?. Kỳ thực! Khổng tử vẫn thể hiện một tư duy sáng suốt nhất cho tới khi trút hơi thở cuối cùng, chứ không phát rồ như mọi người lầm tưởng khi đấy. Bởi trước khi chết, người ta luôn bất chợt thấu thiên cơ. Điều đó người Việt thường gọi là "thoát dương".
Khổng tử chết không nhắm mắt, bởi chưa kịp phi tang Thập Dực với Kinh Dịch, như đã từng kịp làm, đối với Kinh Nhạc của Dao Cầm. Khổng Tử chỉ kịp trăn trối lại (không biết với ai cho được) rằng:
"Chẳng lẻ cây bách tùng đổ sao? Chẳng lẻ trời hại người hiền sao?". "Có tội với người thì còn chuộc được. Có tội với trời thì làm sao chuộc đây?". Đã 2500 năm qua, tiếng vọng thảm thương đó vẫn rền bên tai. Thế nhân muôn kiếp qua, vẫn thản nhiên và..., ca tụng !?
Những điều bí ẩn đấy đã được ghi vào cuốn lịch sử của cõi trời, đó chính là; Thiên Thư.
Kể từ ngày "Tảo Địa Tiên" bỏ quét bụi chốn Tàng Kinh Thư của Nhà Chu. Lão Tử đã trốn tận chốn thâm u của rừng sâu núi thẫm. Tiếp tục "quét bụi chốn tiên bồng". Lúc này là dùng phất trần, thay cho chổi mà quét bụi tiên, giữa cõi rừng hoang rồi. Sự kiện lẫn những việc làm của Khổng Tử vẫn nhuốm đến tai.
Chán quá! Lão Tử thốt lên: "Thôi! Ta thấy không có thể nói cùng thiên hạ được rồi. Ta về trời vậy". Và sau đó, Lão Tử đã cưỡi Trâu Xanh cùng về trời. Bởi Trâu chính là linh vật tổ của họ mà. Đâu có thể cưỡi bất kỳ linh vật nào khác cho được.
Khi hai cánh cửa ngỏ của địa phương Bách Gia khép. Tư tưởng Đông Chu đại loạn. Tần Thủy Hoàng đã từng thốt lên như thế này:
Thiên hạ đại loạn, mỗi người một sách, không ai chịu nghe ai cả. Cứ đánh nhau triền miên, gây cảnh đổ nát, tang thương hàng trăm năm mà không ai thắng ai cả. Khiến nhà nhà li tán, cha mất con, vợ xa chồng, ruộng bỏ hoang. Nhưng đó là những kẻ ác. Mà nếu dẹp được kẻ ác, ta phải ác hơn mới có thể dẹp được. Ắt khó tránh khỏi mang tiếng thị phi với đời sau rồi. Ta bất đắc dĩ mới phải khởi binh để dẹp loạn mà thôi. Nếu ta không làm, thì ai làm?
Thế thì ta phải dò xem trong thời Nhà Tần, số phận Kinh Dịch ra sao trong bài tiếp theo vậy.
Đúng là một... Lạc thư.


11 - KINH DỊCH THỜI TẦN THỦY HOÀNG.

Tần Thủy Hoàng Đốt Sách Chôn Nho.
Đó là bảng cáo trạng văn hóa xuyên thiên kỷ dành cho Tần Thủy Hoàng. Đã có biết bao thế hệ tri thức, đồng ký tên đè lên bảng cáo trạng này hàng ngàn năm qua và, ngày càng chất chồng thêm lên. Bụi thời gian luôn phủ lấp và xóa nhòa mọi sự thật. Điều này có nghĩa là sự thật vẫn tồn tại. Sự thật sẽ được khai quật theo quy luật của tạo hóa vào thời điểm mà thời gian định số. Cho dù phải chìm sâu dưới đáy trầm tích ngàn năm, sự thật vẫn hóa thạch, quyết tích lũy!. Và chờ thời điểm đó...
Trải qua biết bao thế cuộc dâu bể đổi thay... Nào ai biết trong ba đào, vạn con sóng nào bồi, muôn con sóng nào lở, trong cùng một cách vỗ!?
Đó chẳng qua là chu kỳ thời vận cả thôi. Trong chu kỳ mà thời vận đó có tiềm ẩn thế sự trong khoảng không - thời gian nhất thời, đóng vai trò quyết định. Tùy theo thời vận đó mà mệnh thế phải định số rằng Hoàng Mệnh thiên kim hay Bạc Mệnh phế liệu.
Điển hình:
Như tôi đã từng có phát biểu rằng trong nhóm "Trăm Nhà Đua Tiếng... tranh cãi" đó... Nếu Khổng Tử nêu cao quan điểm "Nhân Chi Sơ Tánh Bản Thiện" thì ta cũng đồng thời nghe vang rền bên tai khẩu hiệu; "Nhân Chi Sơ Tánh Bản Ác"! Đó là một trong chín mươi chín quan điểm tranh cãi đồng thời trong nhóm bách gia với tên gọi: Tuân Tử.
Chỉ thương cho những thế hệ đương thời... dân đen (chắc chắn là hạng cháu chắt của mạng bạc phế liệu rồi). Không thể phân biệt đâu là lời vàng, đâu là lời rác mà rửa tai không kịp để nghe... Chỉ biết rằng dưới huyệt sâu trong nghĩa địa quá khứ đó; Những học thuyết của Khổng Tử đã bị chôn vùi dưới sách lược của Tuân Tử qua bàn tay của học trò là: Lý Tư.
Ta xem những dòng sơ lược như trên, thay cho lời tuyên bố lễ động thổ; "Khai quật, khảo cổ những di chỉ thời Tần" bị vùi lấp hàng ngàn năm qua như sau:
Sự thật lịch sử đã bị thay đổi rất nhiều, hòng che giấu đi mọi dấu tích liên quan đến Kinh Dịch và dòng Âu Lạc.
Tôi chỉ có thể dò theo dấu tích của áng kỳ thư này trong giai đoạn nhà Tần còn vương dấu là: Khi Tần Thủy Hoàng đốt sách. Vẫn còn để lại một cuốn là Thái Bình Kinh! Như thế, từ đây ta có thể suy ra... Nhất định Thái Bình Kinh chính là cuốn Kinh Dịch hoàn thiện bậc nhất lúc bấy giờ.
Ta thấy nhân vật Từ Phúc vốn có nhân thân là một danh y trong đương thời. Lại được chọn để giao kế hoạch tìm thuốc trường sinh cho Tần Thủy Hoàng. Rõ ràng tư duy của Tần Thủy Hoàng lẫn Từ Phúc đã thâm nhập ở tầng sâu hơn của Kinh dịch đối với mọi tư duy của bất kỳ giai đoạn nào xưa nay. Bởi ta nhận thấy tính từ giai đoạn Xuân Thu, Chiến Quốc cho tới Nhà Tần. Thiên hạ lúc đó chỉ dụng Dịch cho hai lĩnh vực Quân Sự và Y Học là tuyệt đối. Điều đó nói lên tư duy Dịch Học của giai đoạn này đang ở vào một tầm rất cao. Thậm chí cho mãi về sau này, vẫn xem Tần Thủy Hoàng có vấn đề khi nhất quyết đi tìm thuốc trường sinh bằng mọi giá.
Đối với sự kiện này, cho dù thất bại bởi bất kỳ nguyên cớ gì. Tuyệt đối tư duy của chúng ta chỉ có thể gọi là "lạm bàn" về vấn đề này mà thôi. Tôi đã chỉ rõ lối mòn bị rêu phong trong các bài trước đối với giá trị thực tại tiềm ẩn trong Kinh Dịch. Ngưỡng cửa đó là Y Học và Quân Sự. Điều khẳng định này đã được Thần Nông và Hoàng Đế thắp lên nơi đầu nguồn lịch sử và mãi sáng chói tận ngày hôm nay.
Ta xét thấy; Dự Án truy tìm thuốc trường sinh ngày đó đã được chọn giao cho một danh y là Từ Phúc, làm thuyền trưởng. Dĩ nhiên đội quân ngày đó theo áp tải nhất định phải là những dòng tướng lỗi lạc nhất trong quân lực của Nhà Tần lĩnh xướng và tháp tùng. Phong thủy cũng là yếu tố công cụ thứ ba, đã được khai thác từ Kinh Dịch, làm hoa tiêu để định hướng sách lược vượt biển cả. Ví dù thuật bói có đất dụng võ trong ngày đó hay không, tôi cho chỉ là chi tiết. Bởi tính xác xuất của sự rủi may trong "Bốc Tính", khiến không thể đóng vai trò quan trọng trong sự kiện ngày đó được.
Bởi trong thời kỳ đó. Còn có biết bao sự kiện thực tại lịch sử đơn thuần hơn, liên quan đến Kinh Dịch mà chúng ta vẫn chưa có thể nhìn thấy được. Sao chúng ta có thể lạm bàn đến vấn đề thuốc trường sinh ngày đó cho được.
Ví dụ:
Tần Thủy Hoàng vốn chính là một dòng trong nhóm tộc Bách Việt! (cơ hồ có cơn địa chấn với cường độ richter 10+ đâu đây...). Hay tôi có thể mô tả chính xác hơn là sự hòa huyết, kết tinh giữa tộc Hoàng Đế và Tộc Xi Vưu mà ta quen nghe gọi là Hoa Hạ (theo nghĩa Hoa Hạ mà tôi đã luận giải). Vì lẽ đó cho nên mỗi lần xuất chinh khi xưa, ta luôn thấy Tần Thủy Hoàng lập đàn cầu tế duy nhất là Chiến Thần Xi Vưu!
Nơi cột mốc của giai đoạn lịch sử này ghi dấu; Dòng của tộc Hoàng Đế, truyền đến giai đoạn của Tần Thủy Hoàng là dứt nghiệp, tính từ Chu Văn Vương.
Ta xét thấy trong sự kiện biến cố lịch sử thời Tần; Do các nước chống nhau, nên họ mới xây thành cố thủ dọc theo biên giới mỗi nước mà phòng thủ lẫn nhau. Khi Tần Thủy Hoàng gồm thâu một nước thì ngay lập tức nối liền lại mà thành ra Vạn Lý Trường Thành ngày nay. Tự Tần Thủy Hoàng trong khoảng thời gian 20 năm trị vì với biết bao biến cố xảy ra, nhất định không thể hoàn thành công trình này cho được.
Cũng trong giai đoạn đó, nếu xét tương quan nơi địa phương định xứ của dòng Âu Lạc thì: An Dương Vương cũng đã xây Thành Cổ Loa mà phòng thủ. Do Tần Thủy Hoàng biết Kinh Dịch cũng như An Dương Vương vốn cùng dòng Bách Việt. Nên cơn lốc chiến tranh của Tần Thủy Hoàng đã dừng lại phía bên ngoài chân thành Cổ Loa ngày đấy. Nếu không, Thành Cổ loa ngày đó, cũng đã trở thành một phần của Vạn Lý Trường Thành trong biến cố lịch sử khi đó rồi. Cho tới thời điểm của giai đoạn lịch sử này. Tần Thủy Hoàng biết rất rõ; Kinh Dịch vốn thuộc di chỉ của Bách Việt. Dĩ nhiên Tần Thủy hoàng nhất định hiểu được điều không ai đủ để hiểu. Lịch sử đã xác định sự thật năng lực đấy bằng chính Ngôi Đế cũng như Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng. Mọi tư duy khác, chỉ xứng đáng là nô lệ và hoàn toàn nằm trong gông cùm, xích xiềng của Tần Thủy Hoàng mà thôi.
Tần Thủy Hoàng ngày đó hoàn toàn không có thể ngờ được rằng. Di ấn truyền đời của Bách Việt đang được dòng Âu Lạc nắm giữ. Y học lại mới chỉ là ngưỡng cửa của Dịch Kinh mà thôi. Tuy khả năng dụng Dịch của Tần Thủy Hoàng ngày đó có thể được xem là đỉnh cao nhất cho tới thời điểm này.
Ví dụ điển hình:
Ba công cụ mà Tần Thủy Hoàng ứng dụng và huy động cho công cuộc truy lùng thuốc trường sinh ngày đó là:
1. Y Học.
2. Quân Lược.
3. Phong Thủy.
Học thuật phong thủy ngày đó để điểm huyệt vị trí có thuốc trường sinh thể hiện: Chuẩn theo bộ sao Thanh Long từ hướng đông trong nhị thập bát tú. Đó là tướng tinh của Xi Vưu. Căn cứ vào giữa Sao Phòng và Sao Vĩ của bộ Thanh Long để điểm ra rốn biển. Lại còn phải nhìn theo "Tượng Trời" từ bộ sao Bắc Đẩu ẩn hiện khóa trời, khi thời khắc lỏng then... Từ đó sắp "Thế Biển" (không phải là thế Đất) mà điểm huyệt... Căn cứ vào hải huyệt này, ta mới có thể tính ra vị trí của Đảo Bồng Lai được.
Khi đã đặt được chân lên miền đất hứa đó. Ta phải nhất định thấu thiên văn, chia sao, tính thời để tiến hành định huyệt Trời. Uyên bác Y Học, thấu suốt Kinh Mạch, bao gồm đặc tính của Lục Phủ Ngũ Tạng mà định huyệt Người. Am tường ẩn thuật của phong thủy địa lý để thiết kế mô hình định huyệt Đất. Sau đó ta mới có thể dò đến được địa phương của huyền thoại mà ta quen gọi là Tiên Cõi.
Lúc này ta cũng chỉ có thể diễn tả là mới đến nơi cần đến thôi. Còn quá trình để thuốc trường sinh nảy nhụy, kết tinh là bất khả thuyết rồi vậy. Điều đó đang còn định xứ trong vùng "Phi Tưởng Xứ Địa Phương". Một thế giới đã từng được nhắc đến ở đâu đó..., trong tám vạn tư thế giới của Pháp Ngôn, mà ta quen nghe gọi là; "Phật Thuyết".
Ta không thể có suy diễn nông cạn trên cuộc trường hành cưỡi sóng, vượt muôn hải lý nan truy đó, mà kết luận vội. Bởi xét thuật phong thủy mà tôi vừa mô tả. Xưa nay các thuật sĩ điểm huyệt đất, dò mạch sông còn chưa xong. Nói chi đến tầm phong thủy đại cuộc mà được từng nghe nói đến điểm hải mạch bao giờ... ?, ... !?...
Bởi những điều đó. Đang còn nằm ở phía bên kia không gian chiều thứ tư mà thôi!
Ta chỉ có thể có quyền hồ nghi rằng: Biết Từ Phúc đã gặp phải những sự kiện gì nơi chân trời sự cố ngày đó? Kinh Kha sao có thể so sánh được với Từ Phúc mà hòng ông ta cao hứng ngâm câu; "Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn", trước mũi thuyền nơi vô định lãnh hải của quá khứ đó ?!
Ta chỉ có thể suy trong giới hạn của thực tại lịch sử khi đó rằng:
Trước khi Tin Hạc nơi Tiên Cõi bay về... Miền quê hương mà Từ Phúc định quán thuở cắt rốn, chôn nhau đó. Đã phải trải qua một cuộc nương dâu lở thành bể rộng mất rồi.
Bởi vùng Trung Nguyên đó đã là cơ đồ của Nhà Hán. Lưu Bang, một thuộc tộc của Phục Hy xưa; Đã giục cương đo vó toàn cõi Trung Nguyên dưới chiếc roi và lưng ngựa mất rồi.
...
Cho dù ngày đó, Từ Phúc có tìm ra Vĩ Lư. Chắc chắn một điều rằng; Cõi bồng Lai ngày đó, không hề có thuốc trường sinh. Tuy nhiên có một sự thật là, ngày đấy Từ Phúc có đặt chân đến Đảo Bồng Lai thật. Đỉnh Non Bồng ngày đó, đã bước ra từ huyền thoại để đi vào hiện thực hôm nay với tên gọi; Phú Sĩ " !! ".
Ở vào giai đoạn của những luận giải này: Từ đây suy ra... Trong cuộc huyền truy phương thuốc trường sinh của quá khứ lịch sử đó. Chắc chắn Từ Phúc hẳn phải mang theo Kinh Phổ làm cẩm nang thao thủ với tên gọi: Thái Bình Kinh.
Như thế: Dấu tích của Lạc Thư, đang còn trôi lạc theo Bóng Hạc ở đâu đó nơi... đỉnh Phú Sĩ. Thời điểm của giai đoạn lịch sử này. Nhà Tần biết rất rõ; Kinh Dịch là di chỉ của Bách Việt, chứ không hề là của bất kỳ một dân tộc nào khác được. Sự thật này chỉ thực sự bị bôi xóa mọi chứng cứ bao gồm cả sử sách, văn hóa, v.v... Kể từ giai đoạn Hán thuộc 1000 năm sau đó mà thôi.
Kết luận:
Những sự thật về Kinh Dịch. Trước cánh cổng của Kỷ Nguyên Mới; Người Việt đã tìm ra nhân chứng sống đắt giá nhất, bao gồm cả vật chứng:
Thái Bình Kinh Dịch...
Và ...
Ta lại phải tiếp tục theo dõi dấu vết của một trường kỳ Lạc Thư, trên bước đường tìm về với Lạc Chủ. Kể từ giai đoạn của Nhà Hán trong bài kế tiếp vậy.

Ta xét xem "Trương Lương Đại Tiên" đã từng làm gì với 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư của Phong Hậu. Và học thuật Thái Ất Thần Kinh từ Khương Tử Nha như sử sách của họ từng hãnh hiện công bố suốt hàng ngàn năm qua?
12 -  NHÀ HÁN - DẤU VẾT KINH DỊCH.





Tiếng Dao Cầm vốn đã hiếm. Tiếng Tiêu Khúc lại càng hiếm hơn!
Tuy nhiên trong nhánh rẽ này của dòng sử. Ta chợt bắt gặp lẻ loi âm thanh của Tiêu Khúc hòa dòng giữa hai đỉnh Kê Minh và Cửu Lý ngày ấy. Kẻ sở hữu tiếng Tiêu Khúc ngày đó không ai khác hơn là Trương Lương. Với tiếng Tiêu ngày đó, Trương Lương đã phá tan quân Sở trong trận chiến cuối cùng và cũng làm gợi ý cho Dao Cầm hòa điệu Thập Diện Mai Phục.
Vì thế Trương Lương mới là nhân vật mà ta cần phải xem xét đến trong bài viết này. Bởi đây chính là Tiêu Khúc của Chiến Thần Xi Vưu đã bị thất lạc trong trận Trác Lộc khi xưa! Từ đầu dây này, ta lần ngược trở về thượng nguồn dòng sử giai đoạn đôi chút với phép quy nạp theo quán tính...
Trang sử được xem lại chính là giai đoạn Tiền Tần! Điều tôi muốn nói đến chính là Chiến Dịch Phì Thủy! Lịch sử trong giai đoạn đó đã mãi ca tụng chiến thắng kinh thiên động địa của chiến dịch Phì Thủy của Tần Kiên. Khiến đã quên đi một chi tiết rất chi li sau chiến dịch. Điều tôi muốn nhắc đến chính là lúc Tạ Huyền phải gắng gượng ôm bệnh tuổi già mà lên xe đi trấn nhậm xứ xa...
Dọc đường, bất chợt có kẻ dường bộ ngư phủ! Cắm sào dưới bến, lên ngồi chắn ngang đường xe đi mà đòi Tạ Huyền xuống xe hỏi chuyện!? Đó chính là Duy Ma Cật. Sử sách ghi lại rằng cả hai ngồi đàm đạo rất lâu. Kỳ thực, chỉ có duy nhất Duy Ma Cật là giảng đạo cho Tạ Huyền khi đấy mà thôi. Đại khái Duy Ma Cật đã có ý chê trách Tạ Huyền đã từng xa đời theo đạo hạnh suốt bao lâu. Nay chỉ vì một chút bã lợi danh mà nhuốm bụi trần. Để rồi cuối đời bị biếm, phải ôm bệnh mà đi trấn nơi đèo heo hút gió.
Chiều tàn, ngôn cạn. Bất chợt Duy Ma Cật nói với Tạ Huyền rằng: Tôi nghe đồn ông thổi Tiêu rất hay! Vậy có thể thổi cho tôi nghe thử một bài chăng? Tạ Huyền chậm rút Tiêu Khúc treo bên lưng; Thổi liền 3 khúc Thượng, Trung, Hạ. Tiếng Tiêu vừa dứt, Tạ Huyền vẫn không nói câu gì. Đứng lên lẳng lặng giũ Tiêu, rồi lên xe đi thẳng.
Duy Ma Cật ngồi chết lặng, mãi khi tiếng nhạn lạc đàn, rơi vội vào hoàng hôn. Duy Ma Cật cũng lẳng lặng không kém Tạ Huyền, lê chân xuống bến, nhổ sào đi mất. Cũng kể từ lúc đó, người ta không bao giờ còn thấy bóng dáng của Duy Ma Cật ở đâu nữa.
Như thế, trong chừng mực giới hạn trăm năm của trang sử này. Tiếng Tiêu Khúc thất lạc đã từng lộ diện tung tích rất kín kẽ. Thậm chí đến đỗi ma không biết, quỷ không hay như thế. Huống hồ chi là những nhân thế bao thời...
Tư duy trở về với Trương Lương. Ta nhận thấy thế cuộc lẫn cơ đồ ngày đó của Lưu Bang, do chính một tay Trương Lương gầy nên chứ không hề là bất kỳ ai khác cho được. Lịch sử có ghi lại rằng: Tài nghệ của Trương Lương ngày đó được trao lại từ bởi Hoàng Thạch Công. Đó chính là cuốn Binh Pháp của Khương Tử Nha, bao gồm Thái Ất Thần Kinh và... 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư của Phong Hậu nữa!! (Tôi chưa kể đến Tiêu Khúc). Nghe đâu, Khương Tử Nha đã học được từ các vị Thần Tiên ở trong núi!
Nay xét cả 3 sách lược này ta thấy:
1. Đối với Bộ Thái Công Binh Pháp đó. Có tất cả là 3 cuốn bao gồm Thượng, Trung, Hạ. Tôi xét thấy:
Cuốn Thượng nói về: Bình Thiên Hạ!
Cuốn Trung nói về : Bình Vương Đế!!
Cuốn Hạ nói về : Bình Đạo!!!
Xưa nay, xét trong tất cả các Binh Pháp của mọi nhà. Thật ra cũng chỉ chép lại từ cuốn Thượng của Khương Tử Nha mà ra cả thôi. Dĩ nhiên họ có gia giảm chút ít đi để gọi là của mình. Trương Lương chỉ có thể lĩnh hội nổi duy nhất cuốn Thượng mà thôi. Cuốn Trung thì tôi ngờ rằng có Lã Bất Vi từng dụng duy nhất. Riêng cuốn Hạ; Bất khả xâm phạm cho bất cứ ai.
2. Xét đến 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư thì: Quả thật Trương Lương có dụng đến năm ba phần. Bởi nó rắc rối và chi li đến độ không thể lĩnh hội cho được. Tôi có thể số hóa mô hình của một trong mười ba thiên đó ra đây như sau:
a- Mẫu đồ hình Lạc Thư nguyên bản gốc với ma trận 3x3 = 9 cung (hình đính kèm): Tổng các quỹ đạo = 15. Ta quen gọi là Cửu Cung.
b - Trương Lương rút bớt lại từ 13 Thiên Lục pháp Cô Hư như đồ hình ma trận 5x5 = 25 cung: Tổng các quỹ đạo = 65.
c - Mẫu ma trận nguyên gốc của 1 trong 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư từ Phong Hậu với mô hình 9x9 = 81 cung: Tổng các quỹ đạo = 369.
Qua đồ hình ma trận số hóa mà tôi đã lập và đưa ra tham khảo. Đây chính là "Mẫu" đồ hình của một trong các thiên lục pháp cô hư của Phong Hậu ngày đó.
Ta thấy Trương Lương đã dụng trong ngày đó chỉ là phương pháp Ngũ Hành và Lục Khí phối hợp thôi. Tuy nhiên để hiểu thấu suốt thể tính "luân - chuyển - hóa" trong cô hư lục cõi của Ngũ Hành đã là khó có ai lĩnh hội nổi hiện nay rồi.
3. Đến học thuật cuối cùng là Thái Ất Thần Kinh! Thật ra về Thái Ất Thần Kinh thì chúng ta cũng chỉ có thể nghe nhắc đến là từ Khương Tử Nha mà thôi. Cho mãi đến nay có ai biết được đồ hình đó ra sao mà hòng bàn luận cho được. Tuy nhiên lịch sử Việt Nam cũng đã có ghi chép lại học thuật này gắn liền với Tuyết giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm! Thế nhưng đã bị thất lạc 500 năm qua mất rồi. Và trong giai đoạn hiện tại, ta có thể nhìn thấy và biết qua tác phẩm này trên các nhà sách toàn quốc.
Nhìn chung, chúng ta vẫn bàn luận về học thuật này một cách rất mơ hồ mà thôi. Vậy tôi sẽ phục hồi lại học thuật này và lập ra sau đây để chúng ta cùng bàn luận: (một ví dụ của Thái ất thần kinh, xem hình 1-2-3).
Trước khi tham khảo. Tôi lưu ý: Văn U mặc, Thiên Tượng, Thiên Thư nói chung đều phải biết cách đọc ở nơi không có chữ! Tuy nhiên ta đừng bao giờ lầm lẫn Thiên Thư với Văn U Mặc của tất cả Kinh Điển xưa nay nói chung.
Tôi dẫn ra một dẫn dụ từ đồ hình: Thái Cực Tượng Đồ Của Nước Việt Nam Trong Kỷ Nguyên Mới. Đồ hình mà ta đang bàn luận trong trang này. Một trong vô số "Tượng chữ" vô ngôn mặc định trong đó là:
Đọc theo vạch màu hồng từ Tiết Xử Thử...
Ta kéo tư duy ra biển Đông; Đó là khu vực có Vịnh Cam Ranh. Đang là điểm nóng đương đại. Thế chiến lược này có thể kiểm soát trong tầm thao lược của mình hai Vịnh Thái Lan và Subic trong khu lòng chảo lửa trên biển Đông Nam...
Với tượng đắc thế tam lãnh bao gồm: Lãnh địa, lãnh hải, lãnh thiên...
Cuộc thế này là Kim Cuộc. Là chiến cuộc, tàn cuộc. Năm nay 2017, Chi Dậu thuộc Kim. Thời (mùa, thu) là Kim. Vận; Xét chủ khách đồng Kim. Tháng 8 ÂL Dậu Kim. Gồm tổng các điều này gọi là Tuế Hội.
"Gà..." có gáy sáng hay không? Ta cùng xem xét chung và đếm từng ngày tới...
Tôi mở ra... giới hạn: Từ nay tới 6 năm nữa. Ta cứ xem là lục cõi hoặc lục hư... Luận bàn xem thử... "Thần tính" luân chuyển và vận hành như thế nào trong lục cõi tạm giới hạn đó?
Đó là chỗ vô ngôn mặc định. Có nhìn, ta cũng không thể thấy được là thế. Những gì trình bày ở trên chỉ là chi tiết, đối với đại cuộc hiện nay đang vận chuyển... Trên thực tại bình diện địa cầu đương đại.
dienbatn giới thiệi. Xin theo dõi tiếp bài 6.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét