Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2024

ĐÁM TANG CỦA VUA GIA LONG .

 ĐÁM TANG CỦA VUA GIA LONG . BỬU KẾ.


GIỚI THIỆU. dienbatn trong lúc nông nhàn đọc sách, phát hiện được một tư liệu rất quý, có nhiều sự việc về đám tang và lăng mộ của Vua Gia Long và những người trong Hoàng tộc Huế. Xin chia sẻ tư liệu cùng các bạn. Bài viết của Bửu Kế, in trong tập 6 của Viện Đại học Huế năm 1964. Ảnh của dienbatn trong dịp đi điền dã tại Huế năm 2020.

Vua Gia-Long, hủy Nguyễn phúc Ánh, sinh năm nhâm ngọ (1762 ) mất năm Kỷ-mão (1820), hưởng thọ 58 tuổi.

Sau 18 năm trị vì, ngày kỷ-hợi tháng chạp (26-1-1820 ) bệnh tình của Vua trở nên trầm trọng. Ngài cho đòi Hoàng thái tử Nguyễn phúc Đảm, các hoàng thân, hoàng tử cùng các vị đại thần Lê-văn-Duyệt, Phạm - đăng Hưng vào chầu. Vua để di chiếu lại cho Hoàng tử Đảm, con thứ tư nổi ngôi, cầm quyển trị nước.

Qua đến ngày đinh vị (19 tháng chạp,: 3-2-1820) Vua thăng hà (1) tại điện Trung hoà.

VUA GIA LONG THĂNG HÀ.

Khi các ngự y đều tuyệt vọng, các viên quan dự sự mang long sàng (3) ra đặt chính giửa điện, quay đầu về hướng đông để người chết hưởng sinh khí. Lễ nấy gọi là thiên chính tầm ( dời chỗ nằm chính thức ). Mặc dầu trước đó Vua đã gọi các viên đại thần vào chầu, để di chiếu và di chúc (4) cho Hoàng-tử-Đảm nối ngôi và dặn dò mọi việc, nhưng trong giờ phút nầy, giữa lúc âm dương cách biệt, các hoàng thân, đại thần chiểu theo nghi lễ, vẫn hỏi Vua xem ngài có trối trăn điều gì để chép lại . Vì quá nhọc mệt nên Vua chỉ lắc đầu chứ không nói gì cả, hơi thở thì yếu lần. Những kẻ hầu cận mang áo quần mới đến thay cho Vua rồi đặt bông lên mũi ngài để biết rõ lúc nào ngài ngừng thở hẳn. Một đôi đũa ngọc được đặt ngang miệng, giữa hai hàm răng của người chết khiến hàm xai không thể ngậm chặt lại, gây khó khăn cho việc làm lễ phạn hàm tức là lễ bỏ những viên ngọc vào miệng Vua. (5).

Lúc bấy giờ tuy Vua đã ngừng thở nhưng hơi ẩm vẫn còn. Các quan mới rước ngài xuống nằm giữa nên nhà trên chiếu kẻ vàng với hy-vọng nhờ hơi đất, ngài có thể hồi sinh được.

Đó chỉ là một hành động theo lễ chứ không một ai nghĩ rằng Vua có thể sống lại. Những người có nhiệm vụ trông coi việc khâm liệm áp lên ngực Vua, một tấm lụa trắng dài 7 thước gấp lại thành những khổ ngắn để lúc hồn thoát khỏi xác thì nhập vào. Lụa thắt thành thấn bạch tức là hình nhân có đầu và hai tay hai chân. Trong lúc chưa có thần chủ (7), hồn nương tựa vào thần bạch Cứ mỗi sáng mang ra đặt lên linh tọa, chiều tối mang vào đặt lên linh sàng (8). Hoàng tử Đảm, người đứng chủ tế, có nhiệm vụ tâu với Vua cha : Nay đã sáng rồi xin mời Hoàng Khảo (9) ra... Nay đã tối xin rước Hoàng khảo vào... Thờ người chết cũng giống hệt thờ người sống.

 Thân thể của Vua dùng nước ngũ vị hương (10) để tắm gội đoạn mặc vào một bộ áo đại triểu ; ngũ cửu long, áo hoàng bào, đai ngọc, chân đi hia, tay cầm ngọc trấn quê như lúc Vua ngự những buổi thiết triểu quan trọng.

Qua ngày hôm sau, vào giờ thìn ( từ 7 giờ đến 9 giờ sáng ), cử hành lễ tiểu liệm. Một chiếc giường đặt tại hướng tây của ngự tầm trên đó trải chiếu hoa và lát nệm. Thi thể của Vua mang sang chiếc giường nầy. Trên giường đã trải sẵn một dung lụa dài 14 thước, ba đoạn lụa khác, mỗi đoạn dài 6 thước, nằm vắt lên trên. Các đầu lụa đều xé làm ba để tiện việc buộc lại sau khi đã bó chặt xác chết. Tiếp theo lễ tiểu liệm là lễ đại liệm. Một chiếc giường đặt tại hướng đông ngự tẩm, cũng trải nệm và chiếu hoa, trên ấy cũng có những dung lụa như tiểu liệm. Chỉ khác một điều là năm khổ lụa trải ngang chứ không phải ba như ở tiểu liệm.

Ngoài những dung lụa của tiểu liệm, đại liệm, còn có chăn liệm chữ gọi là khâm bó ra ngoài, lại còn tạ quan, tức thứ hàng lụa bọc ra ngoài cả, trước khi bỏ vào tử cung. ( 12 ).

Trong khi cử hành lễ tiểu liệm và đại liệm, trên bàn thờ, ngoài hương đèn trầm trà, còn có heo xôi để cúng người chết.

Khi thi thể của Vua được đặt vào tử cung rồi (giờ vị) Thái giám hướng dẫn các quan văn võ trong triểu từ nhì phẩm trở lên vào dự lễ. Vua Minh-Mạng khóc lạy hai lạy, sau lưng Ngài có các hoàng thân, hoàng tử, đại thần, tôn tước, theo phầm trật đến lạy trước tử cung. Các bà nội cung, lần đầu tiên rời khỏi nơi cung cẩm ra một nơi đông đảo để khóc lạy Vua trong lúc Ngài lâm chung.

Kể từ ngày 21 (5-1) nghĩa là sau khi Vua băng được hai hôm, ngày nào cũng có lễ triều điện, tịch điện, (13) mỗi lần hai mâm hào soạn như ta cúng cơm mai và cơm tối.

Cũng trong ngày 21, Vua ban hành một bản dụ loan báo tang lễ cho dân chúng tại Kinh và tại ngoại biết.

Bản dụ đại ý: Tháng 11 năm nay, Hoàng khảo ta thánh thể bất an. Qua ngày 11 tháng chạp bệnh tình bỗng trở nên trầm trọng. Ngày hôm ấy Hoàng Khảo cho đòi ta vào chầu để thọ di chiếu. Ta chịu tang ba năm Tại Kinh và các Tỉnh, thời gian cư tang tùy theo chức tước phẩm trật của mỗi người.

Các Hoàng tử, hoàng nữ, hoàng tôn (14) của Tiên đế (15) tiền triều nội cung (16) vợ của các hoàng tử, hoàng tôn của Tiên đế đểu mặc trảm thôi (17) ba năm. Các thái trưởng công chúa chị của Tiên để mặc áo trảm tương (18) 1 năm, các công chúa, em của Tiên để mặc trảm thôi ba năm. Bà con thân thuộc, người nào có chức tước của triều đình thì mặc theo chức tước, bằng không thì mặc áo trắng bịt khăn trắng.

 Tại Kinh cũng như tại các tỉnh, các quan văn quan võ từ tam phẩm trở lên mặc trảm thôi ba năm, từ lục phẩm trở lên để tang 1 năm, cửu phẩm trở lên 9 tháng, Con trưởng của các quan đại thần nhất phẩm chịu tang 1 năm, con quan nhì phẩm 9 tháng, tam phẩm 5 tháng. Các phu nhân vợ chính của các quan từ lục phẩm trở lên đều để tang như chồng.

Cấm hẳn các quan văn võ từ tam phẩm trở lên không được cử hành hôn lễ trong thời gian 100 ngày kể từ khi bắt đầu chịu tang. Các quan tứ phẩm trở xuống : 2 tháng, binh sĩ và dân chúng : 27 ngày.

Các quan từ tam phẩm trở lên không được mặc áo điểu, áo đỏ, không được ca vũ xướng hát trong vòng 27 tháng, từ lục phẩm trở lên trong vòng một năm, cửu phẩm trở lên 9 tháng, còn binh sĩ và dân chúng thì 100 ngày v.v...

Lúc tiếp được dụ này, các quan tỉnh, phủ huyện phải hội họp thuộc viên lại, thiết hương án tại công đường, khóc lạy 5 lạy để tỏ lòng đau thương Rổi theo phẩm trật may áo chễ, chậm nhất là trong bốn hôm phải làm lễ thành phục.

LỄ ĐĂNG QUANG.

Ngày 22 tháng chạp, Vua Minh-Mạng phái hoàng-tử Kiến-An, con thứ 5 của vua Gia Long vào điện Hoàng-Nhơn cáo cùng bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu biết, xin phép dời linh vị của ngài qua gian phía bên hữu để đến ngày 24 tiện việc đưa tử cung của vua Gia Long vào gian giữa điện này.

Ngày 25 làm lễ thành phục, ngày 28 vua Minh Mạng vào điện Hoàng Nhân khóc lạy và nhận di chiếu. Đình thần chọn ngày Mồng tháng Giêng năm canh thìn (14-2-1820) thì làm lễ đăng quang (19) tại điện Thái Hoà, đặt niên hiệu Minh Mạng, ban ân chiếu trong nước. Ngoài ra vua lại phải người cáo tri cho các lân ban.

Từ trước các quan đã được phái đem lễ vật lên đàn Nam Giao, vào các Miếu (Triệu Miểu, Thái Miếu, Hưng Miểu) đến đàn xã tắc, cáo với Trời đất, các đấng tiên Vương rõ về ngày tháng cử hành lễ đăng quang . Riêng vua Minh-Mạng, ngài tự thân hành cáo trước án thờ bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu mẹ ruột của Đông Cung Hoàng tử Cảnh, nhưng cũng đã từng nuôi ngài làm con nuôi và chăm nom săn sóc chẳng khác gì con đẻ. Sau đó, Ngài vào cung tâu với Đức Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, sanh mẫu của Ngài.

Trước ngày lễ đăng quang hai hôm, tại Điện Phụng Tiên trang hoàng cờ xí tàng lọng, quân lính đàn hầu để vua Minh Mạng làm lễ thọ di chiếu. Vua cũng như các ông Hoàng, các quan văn quan võ đều mặc lễ phục. Ngài quì xuống nghe quan đại thần bộ lễ đọc di chiếu. Khi đọc xong liền bỏ vào trắp dâng lên vua. Ngài tiếp nhận đưa cao ngang trán để tỏ lòng cung kính đoạn trao lại cho một viên quan bộ lễ đứng bên cạnh.

Sáu vị đại thần, phân chia tả hữu quì hai bên vua. Ba vị có nhiệm vụ dâng lên vua các tráp kim sách, truyền quốc bửu tỷ, bộ đại triều gồm có cổn miển và hia đai. Ngài lần lược nhận lấy. gia ngạch. đoạn trao lại cho ba vị kia. Khi lễ chẩm dứt các thứ nầy đều để cả vào long đình, còn vua Minh Mạng đến trước thần toạ của bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu lạy bốn lạy, rồi vào cung của Hoàng mẫu thái phi, làm gia nhân lễ tức là buổi lễ chỉ có tính cách gia đình.

Qua ngày mổng một lễ đăng quang chính thức cử hành tại điện Thái Hoà nên ở đây đã thiết đại triều nghi, còn ở điện Cần Chánh đóng vai phụ nên chỉ thiết thường triều mà thôi.

Thiết Đại Triều cũng như thường triều, có nghĩa là sắp hàng để dàn hầu khiến buổi lễ trở nên oai nghiêm, long trọng. Quan quân y phục tể chỉnh, cầm cờ xí đủ các loại, tàng lọng, binh khí, phủ việt(21), mao tiết (22), để lồ (23), phầt trần v.v... Ngoài ra, còn cà một đội lính nhạc. Thường triều đơn giản hơn, không những ít hơn về số quân lính, cờ xí, lại không có cả voi ngựa, xe kim lộ, ngọc lộ của vua nhứt trong trường hợp thiết đại triều.

Chung quanh và trước mặt điện Thái Hòa, ra tận ngoài cầu Kim thủy, hữu ty thiết đại triều nghi, còn trong điện thì sắp sẵn những cái bàn phủ lụa vàng (hoàng án), trên đó để những cái trắp đựng di chiếu, đựng ấn truyển quốc bửu tỷ và hộp son, trắp đựng kim sách, đại cáo chiếu văn, trắp đựng cổn miện ngự phục. Những thứ nầy nguyên đề tại long đình như ta đã thấy ở đoạn trên.

Đầu canh năm, sau khi ba hồi trống báo nghiêm chấm dứt trên kỳ đài liền kéo lên một lá cờ vàng rất lớn.

Các Hoàng tử, hoàng thân, Tôn nhơn, Văn võ đình thần mặc lễ phục theo phẩm trật lớn nhỏ sắp hàng tể chỉnh. Các hoàng thân đứng ở trên điện, còn bá quan đứng dưới điện trước sân chầu.

Vua Minh Mạng đội mủ cửu long, mặc hoàng bào, mang đai ngọc chân đi hia, ngồi trên ngại điện Cần chánh. Hữu ty sửa soạn xa giá và rước ngài lên kiệu. Trước sau đều có nội thần (24), quân lính theo hộ tùng. Ra đến điện. Thái Hòa, Ngài xuống kiệu. Hai nhà ở tả hữu cửa đại cung môn chuông trống nổi lên. Từ điện Càn Nguyên phát ra 9 tiếng lệnh. Vua ngồi trên ngai đặt chính giữa điện Thái Hòa. Nội giám đốt hương trầm, các quan lạy 5 lạy để làm lễ tôn ngài lên ngôi vua. Các quan lần lượt làm lễ dâng kim sách và hạ biểu (biểu mừng của bá quan) Kim sách và hạ biểu đều do một viên quan đọc lên và các quan quì để nghe. Đọc xong đều bỏ vào trắp đặt lại trên hoàng án. Kế đến một viên quan khác ra quì trước ngai vàng, tâu xin vua lần đầu tiên sử dụng ấn ngọc truyền quốc, tượng trưng cho quân quyển. Một viên quan khác lại tâu xin vua truyển chiếu chỉ. Chiếu chỉ nầy được một viên quan đọc lên, công bố để thần dân trong nước được biết về lễ đăng quang.

Bản chiếu văn do quan bộ Lễ bỏ vào tráp, rồi tàng lọng che, quân lính cầm gươm giáo theo hầu, từ Đại-Nội ra cửa Quang-Đức đến Phu văn Lâu niêm yết.

Một viên nội thần tâu xin phép vua bắn 9 tiếng đại bác chào mừng. Để kết thúc buổi một viên quan tâu lễ thành. Ngài lên xa giá trở về điện Cần Chánh.

Bá quan theo chầu, đứng cả trước sân điện để lạy mừng năm lạy. Lần nầy, ngoài văn võ bá quan ra, còn thấy một số người trong hoàng. tộc cùng các quan đã được tập ẩm ra sắp hàng lạy mừng năm lạy.

Sau khi buổi lễ chấm dứt, chiếu văn, ngoài việc dán tại Phu văn Lâu, bộ Lại còn có nhiệm vụ gởi khắp các tỉnh để mọi người đều biết.

Mở đầu, bài bố cáo nói đến sự quan trọng trong việc lựa chọn người kế vị để thờ phụng Tôn miếu xã tắc. Tiếp đến, ca tụng công đức của vua cha võ công hiển hách tạo lập cơ đồ, củng cố ngôi báu ân huệ thẩm nhuẩn trăm họ. Tại vị 18 năm ân cần lo lắng công đức sánh tày trời đất. Không ngờ cỡi hạc xa chơi để khổ đau cho cả non sông cây cỏ.

Sau đó vua Minh Mạng bày tỏ nổi lo âu tài hèn đức bạc mà phải gánh vác nhiệm vụ nặng nề.

Thể theo lời của các hoàng thân, đại thần, văn võ, bá quan dâng phiên xin Ngài tuân theo di chiếu sớm lên ngôi để chính vị hiệu.

Sau khi đã làm lễ cáo ở đàn Nam Giao và các Miếu, ngày Mổng Một tháng Giêng năm nay vua làm lễ đăng quang ở điện Thái Hòa, nhận mạng sáng (minh mạng) của Trời, chịu mạng sáng (minh mạng) của vua Cha, lấy năm nay, Canh thìn, làm Minh Mạng nguyên niên, để chính huy hiệu. Nay bố cáo cho mọi người cùng biết.

Chiểu theo lệ cũ, sau khi bố cáo lễ đăng quang, vua ra ân chiếu 16 điều gồm có các khoản: Giảm sưu thuế, phong tước, phong chức cho các ông hoàng và quan lại, mở rộng trường Quốc tử Giám; tăng học bổng cho sinh viên; gia tăng chức tước cho các thần linh; giảm tử tội; giặc cướp xuất thủ được nhẹ tội v.v...

Sau khi lên ngôi, suốt trong thời gian cư tang, vua ở tại điện Quang Minh, mùng màn đều toàn vải trắng, dùng cung Tả phương để xem và phê chiếu sớ cùng giải quyết những vấn đề trọng đại trong nước. Lúc ngổi làm việc ngài mặc khăn áo chế, còn các quan thì áo đen khăn trắng. Gặp việc quan trọng cần phải ra khỏi cung Tả phương, Ngài vẫn đi lọng và cờ quạt theo hầu, nhưng lọng trơn không thêu rồng.

Mỗi tháng một lần vào ngày Mồng Một và Rằm, có những lễ tế lớn, vua cầm đầu bá quan để làm lễ. Trong điện Hoàng nhơn, các hoàng tử ngày đêm thay nhau để túc trực, các quan thì chia thành ba toán để cùng vua Minh Mạng tham dự các lễ triều điện, tịch điện.

Ngày 10 tháng 3 Minh Mạng nguyên niên (22-4-1820) , Đình thần xin chế tạo Kim sách gồm có 9 tờ bằng vàng, một bề hơn 6 tấc 3 phân một bề hơn 3 tấc 5 phân.

Ngày 12 tháng ba cử hành lễ Tôn Thụy và Miếu Hiệu. Vua Minh Mạng, mặc tang phục xổ trôn, cung kính duyệt lại quyển Kim sách và xem lại ấn vàng. Các thứ nầy đểu đặt vào long đình gánh đến điện Hoàng nhơn, vua Minh Mạng, chân đi đất theo hầu thể đình. Làm lễ trước linh sàng xong, miếu hiệu của vua viết vào minh tinh treo bên hữu tử cung. Thụy của vua gồm những chữ tốt đẹp đúc kết lại. Khi thiên, hoằng đạo, lập kỷ, thùy thống, thần văn, thánh võ, tuấn đức, long công, chí nhơn, đại hiểu, Thế tổ Cao hoàng để chi tử cung. (Tử cung của Thể Tổ cao Hoàng Đế, người đã mở rộng trời đất đạo lý, đặt ra kỷ cương để truyền cho con cháu, văn võ đều thần thông, hết sức nhân ái, rất mực hiểu thảo).

Trong kim sách, sau khi tán dương và kể sơ lược những chiến công oanh liệt, những nỗi gian lao, những tài cầm quyền trị nước của vua cha, vua Minh Mạng kết luận đại ý : Các quan trong triều, dân chúng, cả những kẻ ở nơi thâm sơn củng cốc đều cảm xúc đau buổn, Lòng nhân ái của hoàng khảo ta mênh mông không bờ bến, công đức của hoàng khảo vô lượng vô biên, chỉ có thể nói lên được trong muôn một. Một lòng thành kính, tiểu tử cầm đầu bá quan, sau khi cáo với Trời Đất và Liệt Thánh (25), xin dâng lên Hoàng khảo Kim sách với Tôn Thụy và Miểu hiệu. Thành kính cúi đầu xin Hoàng Khảo nhận lầy miếu hiệu, ban phúc lành để núi sông được trường tồn với đất nước.

Trước đó bộ Lễ dâng phiến tâu rằng : Trong buổi lễ phụng duyệt kim sách vua mặc áo trắng lên trôn (tức ảo thường chứ không phải áo chế, sau đó đi xe theo long đình đến điện Hoàng Nhơn . Nhưng vua Minh Mạng lại phê : Trong lúc duyệt kim sách trầm phải mặc đại tụng, theo long đình thì phải đi chân , trong lòng mới thỏa đáng. Các quan đại thần đểu can giáng. « Hoàng đế không nên mặc đại tang tại điện Hoàng Nhơn là nơi quyết đoán việc nước trọng đại, lúc Tiên Hoàng có tang mẫu hậu, duyệt kim sách cũng không mặc tang phục, vậy tưởng nên theo phiên bộ lễ nghi». Vua Minh Mạng chấp thuận chỉ mặc áo trắng nhưng đi bộ theo long đình chứ không đi xe.

Tiếp theo, vua ban một đạo dụ đưa tử cung của vua Gia Long đến điện Trung hòa đề mai tối ngài được gần gũi.

Vua sai Khâm thiên giám ấn định ngày tang nghi. Đến đây ta thấy có sự bất đồng giữa quan Khâm thiên đại thần Hoàng Công Dương và Lê duy Thanh hàm Thị Trung trực Học sĩ.

Hoàng công Dương lựa ngày 16 tháng tư, giờ Đinh Sửu (27- Mai 1820) . Lê duy Thanh, chọn ngày 29 tháng Ba, giờ Đinh Sửu ông nào cũng cương quyết cho rằng sự lựa chọn của mình hợp lý. Vua Minh Mạng lầy làm băn khoăn liền sắc cho các quan đại thần:

Quan Văn từ chức Thiên Sự, quan võ từ chức Thống Chế trở lên phải kính cần và hết lòng chu đáo lo lắng tang nghi vì đó là một công việc hết sức trọng đại, mọi sự phải được hoàn hảo để thỏa lòng hiểu thảo của Trẫm đối với Tiên Đế. Trẫm cho phép chư khanh cứ thật tỏ bày. Nếu kẻ nào vì tình đồng liêu chấp nhận ý kiến của kẻ khác nhưng sau đó lại đem địa lý ra gây thành những điều nghi ngờ thì sẽ bị nghiêm trị.

Các quan trong triều bàn định rất kỹ cho rằng tháng Tư ngày Tân Sửu mà quan Khâm thiên Hoàng Công Dương đã chọn là ngày tốt hơn cả. Các hoàng thân con vua Gia-Long đều được mời tham dự cuộc bàn định nầy. Khi ấy vua Minh Mạng mới quyết định chấp thuận. Ngài bảo Nguyễn văn Nhơn, Lê Chất, Nguyễn đức Xuyên và một số đại thần khác : Tang nghi là một lễ rất trọng đại, các chi tiết phiền phức. Trẫm vì đau đớn nên không kiểm soát hết được, nếu có gì sơ suất sẽ di hận cho Trẫm suốt đời. Vậy chư khanh phải đem tất cả tâm trí ra để giúp Trẫm và đừng bỏ sót một điểu gì mà luật lệ đã ấn định.

Ngày 6 tháng 4 - 17 tháng 5/1820 . Các quan mặc áo đại triều, có lính nhạc theo hầu nhưng không cử nhạc (chữ gọi là thiết nhi bất tác) lên đàn Nam Giao vào các miếu, đàn Xã tắc điện Minh Thành , Thần Hậu Thổ, Thần Núi Thiên Thọ để cáo với các vị ấy biết rõ về ngày đưa đám.

Cũng trong ngày hôm ấy giờ vị, dâng cúng một lễ tam sinh cho thổ thần và khởi sự đào huyệt. Trước khi đào huyệt có cúng hào soạn và tam sanh. Huyệt nầy chữ gọi là Huyền cung.Vua Minh Mạng cầm đầu bá quan vào trước tử cung của vua cáo đề Tiên Hoàng biết tang nghi sắp đặt đã hoàn thành và chọn ngày Tân Sửu tháng tư thì xin rước Ngài lên lăng. Các lăng nằm dọc theo con đường mà đám tang sẽ đi qua như lăng Cơ thánh và Thoại Thánh nơi chôn thân phụ và thân mẫu vua Gia Long đều có làm lễ kỳ cáo.

Một bản dụ công bố tại kinh và tại ngoại cấm dùng y phục điều đỏ, cấm cử nhạc, cấm tổ chức những buổi hát xướng từ trước lễ Khái Điện (27-5-1820) cho đến lễ tốt khốc (29-6-1820). Ngoài sự cấm đoán về việc ăn mặc xướng hát lại còn cấm hạ heo bò trong 5 ngày tức từ lễ Khái điện đền lễ Sơ ngu (23-28 tháng 5/1820).

Tả quân Lê văn Duyệt Tổng hộ Sứ, một chức lớn nhất trong lễ tang nghi, có nhiệm vụ trông coi tất cả. Phụ tá Lê văn Duyệt có Lê Chất, Nguyễn văn Nhơn và Nguyễn đức Xuyên sung chức Phù Luyện có Tôn thất Bính, Tôn thất Địch phụ tá. Tổng phúc Lương giữ chức Sơn lăng Sứ có Nguyễn xuân Phục phụ tá; Trương tấn Bửu., Nguyễn văn Vân, Nguyễn văn Trí và Mai văn Thanh chỉ huy hai đạo quân tả hữu theo hầu đám tang. Trong khi vua và triều đình lên lăng Thiên Thọ, Tử cấm thành do Trương phúc Đăng, Hoàng Thành do Trần văn Năng đốc suất binh sĩ ngày đêm canh gác cẩn mật.

Các hoàng thân, hoàng tử, các quan văn võ đại thần ngũ phẩm trở lên, các binh sĩ dự sự ra vào cung cầm đểu phải mang theo hoặc một cái thẻ hoặc một cái bài đặc biệt. Hoàng thân mang thẻ đầu rồng bằng vàng, hoàng tử bài vàng, các quan văn võ nhất phẩm mang thẻ đầu rồng bằng bạc võ quan mặc nhung phục , văn võ từ nhì đến ngũ phẩm mang thẻ ngà, còn binh sĩ giắt một cái thẻ ở lưng.

Theo lệnh của vua, Lê văn Duyệt và Lê Chất huấn luyện binh sĩ dưới sông cũng như trên bộ để hàng lối được tể chỉnh.

Ngày 12 lễ khởi điện vua Minh Mạng thân đứng chánh bái dưới sự điểu khiển của Lê văn Duyệt, Tổng bộ sử, các quan tháo hết cả màn trướng giăng che và phủ trên tử cung. Quan Thượng Thư bộ Lễ và quan khâm thiên đến xem thử tử cung đặt có đúng phương hướng.

Các vị thần trông coi cửa Hoàng Nhơn, Tà Đoan Thi nguyên, các khẩn ngự trị các con đường từ kinh thành đền núi Thiên Thọ, Thần Hà Bá trông coi các con sông, Đô thành hoàng đều được cúng heo xôi, cáo trước cho biết tang nghi sẽ đi ngang qua.

TỐ ĐIỆN.

Cũng trong ngày hôm ấy (23-5-1820) vào giờ Thân (từ 3 đến 5 giờ chiều) lễ tổ điện (26) cử hành tại điện Hoàng Nhơn và qua giờ dần (từ 3 đến 5 giờ sáng) ngày hôm sau (24-5) cử hành lễ khiển điện (27) với sự tham dự của vua Minh Mạng.

Lê văn Duyệt, Khâm Sai Tả quân mặc nhung phục, đầu bịt khăn trắng cùng các võ quan điều khiển tang lễ. Dư quân (28) gánh đại thăng dư (29) vào đặt tại chính giữa lô điện xây về hướng nam, đoạn đứng hầu chờ mệnh lệnh.

 Một viên quan bộ Lễ lạy trước tử cung xin phép khiêng ra đặt vào bàn đại thăng dư. Các hoàng thân đã được phong tước, cầm minh tinh, thần bạch, thần chủ thánh vị và linh tọa. Nội gián bưng các tráp kim sách, thụy sách, và các vật vua Gia Long thường dùng hàng ngày.

Dư quân vào trước sân điện lạy 4 lạy chia thành 2 toán tả hữu bước lên thềm trong khi ấy những người dự sự cất hết những tầm màn vàng bao phủ chung quanh tử cung . Dư quân gánh tử cung đầu quay về hướng nam đem ra đặt lên đại thăng dư. Lúc bấy giờ người ta phủ lên tử cung một tấm màn điểm hoa. Linh tọa của vua gánh ra đặt trước đại thăng và cũng quay về hướng nam. Thần bạch đặt ở giữa, phía sau là thần chủ thánh vị ; hai bên kim sách, minh tinh cùng là các thứ ngự dụng.

Vua Minh Mạng cùng các hoàng thân đình thần ra làm lễ. Trong dịp nầy Hoàng mẫu, (tức bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu), công chúa, các cung phi dâng ba lễ tế. Tể xong, mọi người rút lui.

Quan Khâm Mạng thủ thành đến trước ngự tọa lạy 4 lạy để từ biệt vì phải ở lại giữ kinh thành không theo hầu đám tang được.

Giờ mão, một quan đại thần bộ Lễ lạy trước tử cung xin long giá (30) khởi hành.

Đám tang theo thứ tự đã hoạch định sẵn từ từ lên đàng. Dư quân miệng ngậm thẻ, từ cửa Hoàng nhân đưa đám tang ra khỏi hoàng thành rồi do cửa Thể nhân ra ngoài kinh thành. Vua Minh Mạng đi chân theo hầu đại thăng dư, một số hoàng thân và bá quan hộ tùng sau lưng.

Đám tang ra khỏi kinh thành thì một lá cờ trắng kéo lên kỳ đài, lệnh phát chín tiếng. Hoàng mẫu hậu, các công chúa, vợ các hoàng thân hoàng điệt, các bà mạng phụ trong bố vi do một con đường khác ít đông đúc,đến trước, chực sẵn ở bến đò .

Tại đây đã dựng sẵn lô điện. Đám tang lúc đến tạm đặt ngay giữa lô điện để nghỉ ngơi trong chốc lát. Một viên quan bộ lễ quỳ tâu rước long giá xuống thuyển. Một quan khác quì tâu để rước thần bạch. Thế rồi các quan dự sự lần lượt chuyển vận tất cả xuống thuyền sắp đặt tể chỉnh, Trong lúc thuyền đi tiên sông, vẫn cử hành lễ triều điện tịch điện. Vua Minh Mạng các hoàng thân, hoàng tử các quan làm lễ theo tiếng xướng của quan bộ Lễ.

Ngày mười bốn, từ sáng sớm, quan Tổng hộ sử lại ra lệnh khởi hành, chiều theo một đổ bản đã vạch sẵn. Các đình chùa, miếu vũ, các nơi quang đãng của các làng xã nằm dọc theo bờ sông, đều đặt hương án, hai bên che lọng, đốt hương trầm, thắp nến, lúc thuyển đám ngang qua, các nhà sư tụng kinh gỏ mõ, các hương chức quỷ khóc lạy bốn lạy để tiễn đưa rồi lúc đám trở về cũng quỳ lạy để đón rước.

Ngày 15 trong lúc trời bắt đầu mờ mờ sáng, quan Khâm Mạng làm lễ kỳ cáo các vị thần trông coi tôn lăng đạo lộ, tiếp theo là lễ ân điện gồm có tam sinh và hào soạn. Chiều lại đám tang đến bên lăng Thiên thọ. Suốt cả đêm đèn đuốc sáng rực cả một vùng.

Ngày 16, giờ mã (từ 5 đến 7 giờ) quan Khâm thiên tuyên bố giờ lành. Quan Đại thần bộ lễ quỳ tâu rước long giá lên bộ. Quan Tổng hộ sứ điểu khiển mẩy người dự sự và dư quân theo trật tự đã ghi trong đổ bản khởi hành. Đường mỗi lúc một khó khăn nhưng dư quân đã dày công luyện tập nên tử cung vẫn giữ thăng bằng chứ không mảy may giao động.

Vua Minh Mạng đi trên một cổ xe kéo cùng với các hoàng thân các quan đại thần hộ từng theo hầu sau bàn đại thăng dư. Khi đến nơi, các bàn đựng các vật ngự dụng, đựng hào soạn, minh tinh, đều đặt tại phía đông của lăng xây về hướng nam.

Đại thăng dư đến trước điện minh thành, lên tam cấp đem vào đặt giữa lô điện, đầu quay về hướng nam. Một viên quan bộ lễ quỳ tâu với Thần Bạch xin rước lên Minh Thành. Chiếc xe kéo thần bạch đến tam cấp điện ngừng lại. Viên quan bộ Lễ quì rước xuống xe để đem đặt lên thẩn tọa. Việc bưng thẩn bạch từ xe lên thần tọa do một hoàng thân em vua Gia Long phụ trách. Người ta đặt thần chủ nằm ngay sau lưng thần bạch, những trắp kim sách, kim bửu và đồ ngự dụng sắp ở hai bên. Các bàn hương án, minh khí bàn đựng hào soạn theo thứ tự để trước lăng.

Giờ dậu (5 đến 7 giờ) Quan đại thần bộ Lễ quì tâu: Hôm nay chọn được giờ lành xin đem tử cung đặt vào huyền cung .

Quan Tổng hộ sứ ra lệnh cho những người dự sự và dư quân mang tử cung đặt xuống huyệt đoạn rẻ ra hai bên đứng hầu.

Vua Minh Mạng lúc này không khóc nữa, đến trước huyệt nhìn xem các quan đặt tử cung đúng theo phương hướng và phủ lên một tấm màng lớn rồi trên nữa trái, tấm minh tinh.

Tại bên trái của lăng đã đào sẵn một cái hố sâu làm nơi chôn minh khí (32). Trước huyển cung đã dựng sẵn một ngôi nhà tạm. Ngay giữa gian nhà nầy người ta kê hương án, trước hương án là một cái bàn trên đó đặt sẵn tráp đựng những tấm lụa để dùng cúng người chết, tráp đựng hương sách, thể sách. Phía ngoài cả đã dành sẵn một chỗ để vua Minh Mạng đứng hành lễ.

 Tử cung đã nằm yên trong huyển cung rồi. Vua Minh Mạng cùng các hoàng thân, đình thần làm lễ tần tặng (33). Phẩm vật gồm có giấy vàng bạc, hương đèn trầm trà, cau trầu rượu.

Sau khi dâng tuần rượu, vua quỳ xuống trước bàn thờ và khi nghe viên quan bộ Lễ xướng « Tấu tấn tặng tệ»,viên chấp sự bưng tặng tệ quỳ trao cho vua Minh Mạng. Ngài nhận lầy đưa lên ngang tráng để tỏ lòng cung kính và ngụ ý dâng mấy cây lụa lên vua cha đoạn giao lại cho viên chấp sự đặt lên án. Tiếp theo, viên quan bộ lễ tâu « Tẩn minh khí sách » quan chấp sự quỳ dâng tráp đựng sách minh khí,giống hệt lúc làm lễ tần tặng tệ.

Lễ chấm dứt. Một quan chấp sự đem tặng tệ đến huyền cung trải lên trên minh tinh, còn những quan khác mang tráp đựng minh khí sách, tráp đựng quyển sách, hương sách, những vật ngự dùng hằng ngày, bàn đại thăng dư v.v... đến bên sườn núi, đốt cháy thành tro rồi chôn trong cái hố đào sẵn mà đoạn trên đã nói đến.

Các hoàng thân, các quan vội vàng rút lui để nhường chỗ lại cho các bà. Trước đó lúc đám tang từ giã bến đò để lên lăng thì các bà hoàng mẫu hậu, Thái trưởng công chúa, công chúa, Nội cung, phủ thiếp (34) mạng phụ đã đến trước, chực sẵn ở điện Minh Thành và đợi khi cử hành lễ tấn tặng xong, các quan rút lui hết lúc ấy các bà đến trước huyển cung làm lễ. Và lễ xong thì trở vào tạm trú tại một ngôi nhà sau điện Minh Thành.

Người ta chụp lên trên tử cung một cái quách, rưới lên một lớp nhựa thông rồi đến lớp đá cuội.

Vua Minh Mạng và các người tùy tùng vào điện Minh Thành làm lễ tịch điện.

Ngày 17 (28-5-1820) vào lúc sáng sớm các quan chấp sự dùng lễ tam sanh cúng tạ thần Hậu Thổ, thẩn núi Thiên Thọ và thần Thành Hoàng địa phương.

Cũng trong ngày hôm ấy từ sáng sớm, các quan dự sự đặt trước bàn thờ vua Gia Long một cái hương án xây về hướng nam. Trước hương án này ta thấy ba cái bàn. Bàn ở giữa tạm đặt thần chủ lên trên ấy, bàn nằm về hướng đông dùng vào việc để thần vị, ở trên đã bày sẵn nghiên bút, son mực và phía sau, cái dá để thau nước và hai khăn lau, bàn nằm về hướng tây dùng làm nơi vua đứng lạy (ngự bái vị).

Đến giờ, một viên quan bộ lễ tâu xin làm lễ đề thần chủ.

Vua Minh Mạng mặc áo quần chế đứng tại phía đông ngự bái vị. Quan Khâm Mạng để chủ mặc triều phục đội mủ đi hia đến rửa tay. Quan Nội giám hai tay kính cần bưng thần chủ đặt lên bàn. Quan để chủ đến lầy bút để vào thần chủ thụy hiệu của vua. Để xong đem thần chủ đặt vào giữa khám thờ.

Như ta đã thấy sau khi vua thăng hà, linh hồn ngài nương tựa vào thần bạch vì lúc bấy giờ chưa có thần chủ. Nay thần chủ đã để xong, thần bạch liền được tháo ra, tẩm lụa xếp bỏ vào trong một cái hộp đặt sau lưng thần chủ.

Sau đó, đến lễ đốt hương và dâng rượu. Mọi việc đều cử hành theo tiếng xướng của viên quan bộ lễ.

Các quan dự sự sửa soạn lễ Sơ ngu (35) gồm có tam sinh và hảo soạn. Tấm lụa đã dùng để thắt thần bạch đem chôn trước điện Minh thành. Vua Minh Mạng thân hành bưng thần chủ đặt lên chiếc xe vua Gia -Long thường dùng, còn thái giám mang kim sách và thể sách đặt hai bên thần chủ. Xe kéo đến bến và rước lên thuyền. Lúc về Kinh cũng chính vua Minh Mạng tự tay bưng thần chủ đặt vào gian giữa điện Hoàng nhơn và làm lễ an vị.

Lúc đám về cũng như lúc đám đi, thần chủ được kính trọng như người sống, nên trước khi cử hành lễ đều phải tâu cho thần chủ biết.

Lễ an vị cử hành xong thì trên kỳ đài kéo lên lá cờ vàng và lệnh phát năm tiếng.

Thể rồi từ đó mỗi tháng 2 lần, rằm và mồng một lại có lễ cúng cho linh hồn vua Gia-Long.

Ngày 22 (2-6-1820) một viên khâm mạng làm lễ tại đầu Nam Giao các miều, dàn xã tắc để chư thần và liệt thánh biết tang lễ đã hoàn thành. Đồng thời một bản dụ được ấn hành để quốc dân rõ.

Tiếp theo lễ Sơ ngu ta vừa thấy ở trên, đến lễ Tái ngu (36) cử hành vào hôm 24 (4-6-1820) và lễ Tam ngu (37) ngày 25 rồi kéo dài cho đến Cửu ngu (38),.

Vua ban cấp một số tiền 14.000 quan để thưởng cho dư quân những quân lính và đội quán đã tham dự vào đám tang và đem phân phát 1.400 quan cho quản vệ và lính hộ lăng.

Vua Minh Mạng lại bỏ ra một số tiến rất lớn để thuê thợ làm xe cộ ghe thuyển lâu đài bằng giấy để đốt cho vua Gia Long trong dịp tang nghi.

Ngày Ất vị tháng 8 năm Minh Mạng nguyên niên (18-9-1820) dựng bia ở lăng Thiên Thọ. Vua Minh Mạng ngự chế xong bài văn bia nầy vào ngày bính thìn tháng 7 (10-8-1820) nhưng đến ngày tháng ấy mới dựng lên. Trong bài văn bia đại ý nói :

Vua Gia-Long sau khi thăng hà, để đi chiếu lại cho vua Minh Mạng, Làm lễ an táng xong vua Minh Mạng nghĩ đến công đức lớn lao của vua cha nên kể lại những sự nghiệp vĩ đại ấy để người đời sau. mãi mãi ghi nhớ. 

Thái Tổ Gia giúp Hoàng để xây dựng để nghiệp, các liệt thánh kế tiếp đến nay đã được hai trăm năm, chẳng khác gì một ngôi nhà mới dựng lên nhưng chưa hoàn tất. Kịp đến vua Thế Tổ ra đời, tư chất thông minh, chí khí anh hùng, từ lúc nhỏ đã gặp cảnh gian truân nhưng chí lớn không sờn, văn võ khiến cho dân chúng quỳ phục. Dần dà khôi phục toàn cõi Việt-Nam, dựng nền bình trị, đặt lễ nhạc, hành chánh, đem hiểu đạo giáo hóa cho thần dân. Giao hảo với Tây phương, Trung quốc lẫn các nước lân bang để tình thân thiện được bển vững. Thương con cháu họ Lê, họ Trịnh nên việc phụng thờ vẫn luôn luôn giữ gìn.

Công đức thật lớn lao rõ rệt như mặt trời mặt trăng không sao che lập được.

Nay biên tập sơ lược các công đức ấy, khắc vào bia để con cháu đời đời về sau chiêm ngưỡng !


Ngày Tân Sửu tháng Chạp (22-1-1821) vua Minh Mạng làm lễ tiểu tường ở tại điện Hoàng nhơn. Vua và một số hoàng thân quan lại mặc áo chế để dự lễ. Những người đã hết chế thời mặc áo rộng đen bịt khăn đóng . Qua đầu tháng chạp năm Minh Mạng thứ 2 cũng tại điện Hoàng nhơn, cử hành lễ đại tường. Bận ra Bắc Hà để làm lễ thọ phong, vua Minh Mạng không tham dự được nên ngài ban hành một đạo dụ gởi về cho Hoàng trưởng Tử Trường khánh công (30) giữ chức Lưu Kinh đại thần và các hoàng thân đình thầu :

« Trước đây vì sử nhà Thanh sang chậm nên Trẫm quyết định hồi loạn, dự lễ đại tường của Hoàng khảo để thỏa tấm lòng đau thương. Đâu ngờ mọi người đều hết lời can gián, tuy thế Trẫm vẫn chẳng muốn lưu lại.

Bỗng nhiên tổng 9 tháng nầy, tiếp viên Khân Sứ đính ước ngày 13 sẽ rời khỏi Nam quan. Trẫm nghĩ rằng: Tuyên phong là một lễ hết sức trọng đại, nay đã gần thời kỳ sứ giả đến, thiệt khó triển hạn hổi loan, nên bất đắt dĩ Trẫm phải nghe theo lời bàn của họ, tạm ở lại đây. Việc đã như vậy ta còn biết nói sao chỉ chịu đau xót, ngửa trông Hoàng Khảo trên chốn trời cao soi xét nổi khổ tâm của ta mà thôi. Nay ta cho phép con lưu kinh hoàng tử trông coi việc tế lễ, đội khăn mặc áo của ta lạy một lạy rồi lại cởi ra như chính ta đã vái lạy vậy, Nỗi lòng đau khổ của ta nhờ vậy mà dịu được đôi chút. Con nên trai giới, tắm rửa hết sức thành kính mới xứng đáng là con ta. Tại kinh các hoàng thân, đại thần thể theo lòng trẫm hết sức thành kính nếu trái lời tức là không xứng đáng thần tử của ta. Nói chưa hết ý, mực và nước mắt đã chan hoà! Các ngươi nên hiểu rõ lòng ta.

Sau lễ đại tường hoàng trưởng tử cùng Hoàng mẫu hậu lên viếng lăng Thiên Thọ.

Ngày 8 tháng giêng năm Minh-Mạng thứ ba (30-1-1822) vua Minh-Mạng mặc đàm phục cử hành lễ Đàm. (40) Ngài đứng về hướng đông trước án thờ có hoàng thân bá quan mặc tang phục theo hầu. Đàm phục của Hoàng mẫu hậu may bằng lụa sắc chàm xẻ ở phía đằng trước, áo của Vua bằng lụa đen, may hai lớp, lớp ở trong dùng lụa sống, quần sắc xanh, giày da đen, khăn nhiễu trơn. Lễ đàm tể chấm dứt tang nghi của Vua Gia-Long. Mẫu hậu, Thái trưởng công chúa Hoàng thân, nội cung đều có dâng lễ tế. Và cũng từ nay tang phục không còn dùng đến nữa.


Đề được đầy đủ, sau khi viết xong đám tang của Vua Gia -Long chúng tôi xin trình bày tiếp về lăng Thiên Thọ.

Lăng Thiên Thọ hoặc lăng Gia-Long, cách thành phố Huế 16 cây số là một lăng nằm vào vị trí xa nhất hơn tất cả các lăng và cũng lại là một lăng hùng vĩ và đẹp nhất về phương diện cảnh trí thiên nhiên.

Trong lúc xem lăng nếu ta không cung chiêm được lăng Gia-Long thì quả là một điều thiếu sót rất lớn.

Núi Thiên Thọ, ngoài lăng Gia-Long còn qui tụ một số các lăng khác. Vùng này gồm có : Lăng Quang-Hưng. Điện Minh-Thành (thờ Vua Gia-Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng-Hậu, Viên tầm, Nhà bia, lăng Thiên Thọ Hữu (chôn bà Thuận Thiên), Lăng Trường Phong Lăng Thoại Thánh (chôn thân mẫu Vua Gia-Long) Điện Thoại Thánh tầm mộ trưởng Công chúa Long thành, Lăng Vĩnh-Mậu.

Sau khi thuyển cập bến, chúng ta đi vào một con đường hai bên trồng sầu đông lẫn thông.

Xuống một đoạn ngắn có một con đường lên lăng Vĩnh mậu, xuống một đoạn nữa (phía hạ lưu) có một ngả lên lăng Trường Phong. Khi gần đến lăng Trường Phong, bên bờ sông, chúng ta thấy những cái cột đúc, cao 4th40, bên dưới rộng 2th20, do bộ công phối hợp với Khâm thiên giám dựng lên dưới triều Minh - Mạng thứ 21 (1840) Cột trụ nầy cách xa lăng đến một cây số rưỡi, dựng ở đó để báo cho ghe thuyển của triều đình cũng như của tư nhân biết sắp đến chốn tôn nghiêm không được chuyện trò huyên náo.

Hai đám tang cách nhau năm năm. Giờ dần ngày 26-4-1815, tử cung của bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu đem lên táng tại đây, thì qua giờ mão ngày 27-5-1820, Vua Gia-Long cũng lên Thiên thọ lăng để an nghĩ.

Cách bến đò 275 thước, con đường rẽ làm hai, ngả bên mặt đi ngang qua, không cách xa mấy, lăng Vĩnh mậu và lăng của Công chúa Long thành (chị Vua Gia-Long) thẳng lên nữa, đường nầy đưa đến điện và lăng Thoại Thánh, điện Gia Thành và Thiên Thọ Hữu (điện thờ và nơi chôn Ngài Thuận thiên Cao Hoàng hậu) . Gần điện này, con đường bên mặt đã gặp con đường bên trái. Con đường bên trái dài 1.538 th đưa chúng ta đến lăng Gia-Long và các ngôi nhà phụ thuộc.

 


Chỗ ngã rẽ của hai con đường, có hai ngôi nhà để các quan và quân lính tạm trú. Lăng thì có các ông chánh sứ, phó sứ lăng, miếu thì có ông chánh sứ miếu và các ông miếu lang, miếu thừa, bát cửu phẩm. Lính giữ lăng gọi là lính hộ lăng, giữ miếu gọi là lính từ tế. Các quan trông coi các lăng, không buộc phải ở luôn tại chỗ, chỉ những hôm nào có lễ các quan mới phải đến mà thôi.

Nếu theo con đàng bên hữu thì sau khi đi chừng vài trăm thước trên đồi thông, chúng ta đến ngay một con đường rẽ vào lăng Quang hưng, lăng xây bằng với gạch, chung quanh có tường cao hai thước, dài 15 thước 70, rộng 12th50 mặt trước trổ cửa và xây bình phong. Trước lăng có một cái sân dài đến 25th20 bể rộng 9th70 và muốn lên đến đây phải bước lẩn 16 bậc tầng cấp. Lăng nấy thờ sanh mẫu của Chúa Ngãi vương, vợ Chúa Hiển (1649) .(Chúa Ngãi: 1688) con gái của Tống phúc Khang, một vị đại thần tiếng tăm triều Nguyễn. Lăng nẩy nguyên đã bị Tẩy sơn khai quật như một số khác lăng tầm triều Nguyễn, năm 1808 Vua Gia Long tu bổ lại và dưới triều Minh-Mạng thì xây tường chung quanh.

Sau khi viếng xong lăng Quang Hưng, ta trở ra con đàng cũ và tiếp tục đi dưới những lùm thông tĩnh mịch. Bây giờ chúng ta đến một con đường rẽ ba.

Con đường tay mặt đưa đến lăng Thiên Thọ Hữu, con đường giữa đưa đến mặt trước điện Minh Thành, con đường tay trái đưa đến mặt sau điện Minh thành.

Điện Minh Thành dùng để thờ Vua Gia-Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. (4) Điện không có gì là hoa mỹ, sườn nhà không sơn son thếp vàng, chạm trổ đơn giản. Cũng vì thế mà hai chữ Minh thành có người đã bông đùa giải thích là “ ngày mai mới hoàn thành » (minh nghĩa là sáng, đồng thời có nghĩa là ngày hôm sau ; thành : xong xuôi. Ý nói ngôi đền có vẻ chưa hoàn tất có lẽ đền mai mới xong, Sự thật hai chữ Minh Thành có nghĩa là chưa hoàn thành được một sự trong sáng tốt đẹp).

Điện xây trên núi Bạch, một trong mười bốn ngọn núi chẩu về phía bên hữu của lăng. Điện gồm có hai ngôi nhà làm kiều trùng thiểm (hai mái). Nhà chính bề dài hơn 22 thước, rộng 14 thước, ngôi nhà kia cũng cùng một bề dài nhưng chiều rộng chỉ 7 thước. Giữa điện treo tẩm biển sơn son thếp vàng với ba chữ nổi rất lớn : « Minh Thành điện » ; bên cạnh hàng chữ nhỏ : Gia-Long thập tứ niên cát nhật tạo (năm Gia-Long thứ 14 xây dựng vào một ngày lành). Gian giữa của chính điện là nơi tôn trí khám thờ sơn son thếp vàng chói lọi, chạm trổ tinh vi giữa đặt thần chủ của Vua Gia-Long và Hoàng hậu, bên ngoài phủ một bức màn gấm bát tơ vàng.


Trong hai ngôi nhà của điện Miuh thành người ta trưng bày hương án, sập thờ, bàn đọc chúc những cây đèn kiểu cổ, những vật dụng hằng ngày : gối dựa, thau rửa mặt, cơi trầu, hộp thuốc v.v.(42). Lối kiến trúc cũng như cách thức chạm trổ của điện Minh thành, điện Thoại thánh có thể cho chúng ta ít nhiểu ý niệm về nển mỹ thuật dưới triều Gia Long.

Lúc ban đầu tại điện Minh Thành có tôn trí nhiều vật rất giá trị về phương diện lịch sử như bộ quân phục của vua Gia Long chẳng hạn. Ngày đám tang vua Gia Long, vua Minh Mạng bảo với hai quan đại thần Nguyễn hữu Thân và Phạm đăng Hưng : «Cái nón, áo giáp lẫn cái đai mà Hoàng Khảo để lại cho ta, là những vật mà Người đã dùng trong những ngày chinh chiến để bình định nước nhà. Mỗi khi nhìn đến, ta như trông thấy hình dáng của Người.

Vua Minh Mạng ra lệnh tàng trữ y phục của vua Cha tại điện Minh Thành. Năm 1853 trong lúc điện nầy trùng tu có một số đồ thờ vì cũ kỹ nên phải thay thế thứ mới. Nhưng đối với những vật kỷ-niệm của vua Gia-Long như y-phục, thanh gươm, yên ngựa thì vua Tự-Đức bảo rằng Không thể đem những vật mới để thay thế những cổ vật nầy được. Ngày trước thế nào nay phải bảo tồn thế ấy để trăm năm hậu thế chiêm ngưỡng. Nhưng đến năm 1860, Bộ Lễ nhận thấy áo mũ hia đai vì lâu ngày nên hoặc rách hoặc thay đổi màu sắc nên dâng phiến xin sửa sang lại cho được hoa mỹ. Vua Tự Đức phê vào phiến : Hãy để yên như vậy để tỏ cho hậu thế biết gầy dựng cơ đồ gian nan, nhưng giữ gìn sự nghiệp cũng không phải dễ. Và không nên bao giờ quên rằng : « Sự phòng ngừa chiến tranh rất là cần thiết .

Về sau, vào lối ba mươi năm lại đây người ta trông thấy một vài vật như áo hoàng bào, đai ngọc của vua Gia Long trưng bày tại điện Phụng Tiên nhưng rồi thì mất hẳn không rõ vào lúc nào.

Trước điện Minh Thành, nằm dài một cái sân lát gạch một bể 26 thước 60 một bề 27 thước, giữa có con đường dũng đạo, sắc gạch nâu đậm để dễ phân biệt.

Hết sân nầy, đến cửa tam quan hai tầng dài 12th60 rộng 6th, khá xinh đẹp bên trong lối chạm trổ giống hệt ở điện Minh Thành. Đứng cửa tam quan nhìn mông ra đàng trước, núi non trùng điệp, du khách có cảm tưởng trơ vơ giữa hoang vu, cách biệt hẳn với cảnh phồn hoa tấp nập.

Từ cửa tam quan, có những tầng cấp đưa xuống sân chầu thứ hai, rồi lại có những tầng cấp đưa xuống sân chầu thứ ba. Hai bên sân có tường, giữa lát gạch. Lan can là những con rồng trương vi vẩy chạy dài từ trên xuống dưới. Tiếp theo cái sân cuối cả, một con đường chạy ngang qua rồi về phía bên trái một cái hồ bán nguyệt rộng, có những tầng cấp chạy thẳng xuống mặt nước với những con rồng trang trí hai bên.

Chỉ trừ lăng Khải-Định, lăng (nơi chôn vua) và điện (nơi dùng để cúng tế) tháp nhập vào một. Mặt trước đặt sập ngự, hương án để thờ còn mặt sau chôn ngay vua tại đó. Còn tất cả các lăng khác : Gia-Long, Minh Mạng, Thiệu-Trị, Tự-Đức, Đồng Khánh v.v bao giờ điện và lăng cũng tách rời ra, Do đó trước điện cũng như trước lăng đều có những sân chầu riêng biệt . Sân chầu trước lăng lát bằng thứ đá xám. Hai bên văn võ, voi ngựa đá, to lớn theo khổ thiên nhiên đứng dàn hầu, về phương diện mỹ thuật những tượng đá nầy không có gì đặc sắc, dùng đá cầm thạch ở Quảng Nam và Thanh-Hoá rồi do những tay thợ khéo đẽo thành . Khởi công từ tháng bảy năm 1831 (Minh Mạng thứ 12) đến khoảng tháng 4 -1833 (Minh Mạng thứ 14) thì hoàn thành. Các thợ đá được vua Minh Mạng thưởng một số tiền lớn. Năm 1838 quan đô sát Nguyễn đình Tuần trong khi đi thanh tra nhận thấy một cái yên ngựa trước sân chầu bị vỡ mất một miếng, liển tâu lên vua biệt. Ngài sắc cho bộ Lễ điều tra. Theo lời khai của Tôn thất Chủ, lính hộ lăng thì ở các tượng đá có những mảnh đá vỡ ra và dùng hổ để gắn lại. Lê phúc Trà, viên đốc công vì tội kiểm soát không kỹ bị phạt đánh 60 hèo, con Tôn thất Chủ vì tội biết mà không trình lên thượng cấp bị phạt 40 trượng.

Từ sân chầu lên trên thạch ốc (nhà bằng đá, chữ trong hội điển dùng để chỉ nơi chôn vua) có đến 6 cái sân bể rộng 44th70, bề sâu 6th50, lát gạch, hai bên xây tường thấp. Sân dưới lên sân trên đều do những tầng cấp hai bên có rồng chầu, sân trên cả tên là bái đình nơi đứng để lạy vua trong những dịp cúng tế,

Thạch ốc bốn mặt có hai lớp tường vây kín. Mặt trước lớp tường ngoài hai cánh cửa đồng với một bộ khoá lớn luôn luôn đóng kín lại. Lúc lăng mới xây xong hai cánh cửa đều làm bằng gỗ. Đến triều Thiệu Trị vua mới sắc bộ Công làm lại cửa đồng để được vĩnh viễn. Tháng 9 năm 1845 (Thiệu Trị ngũ niên) công việc hoàn thành, tháng 10 đem lắp vào, còn cửa gỗ thì thiêu hủy trước mặt một hội đồng do bộ Công chủ tọa.

Muốn nhìn thấy thạch ốc ta có thể đi vòng ra sau, đứng trên lớp thành ngoài nhìn xuống. Ngôi mộ chôn vua và hoàng hậu lẫn những bức tường bao bọc chung quanh nhuốm một màu u ám tương phản với cảnh cỏ cây vui tươi xanh mát bên ngoài.

Hai nấm mộ nằm song song cùng một khuôn khổ, cùng một hình thức xây vôi gạch cao lối bảy tấc, trên lợp hai mái bằng thứ ngói tráng men trông như hai túp lều nhỏ đứng sát vào nhau., trước mặt là một bức bình phong lớn, đơn giản không mảy may tô điểm. Du khách không khỏi ngạc nhiên khi đem lăng Gia Long so sánh với lăng Khải Định, một bên quá bình dị một bên quá tỉ mỉ công phu khi lựa chọn những mảnh chai mảnh sứ ghép lại để trang trí.


Theo trong bài « Le tombeau đde Gia Long» của Léopold Cadière thì trước mỗi nấm mộ có xây một cái bệ thờ bằng đá cẩm thạch (Devant chacun des cénotaphes est un autel en marbre...) nhưng hiện nay không ai thấy bệ thờ ấy đâu nữa không rõ vì sao ? Một bức tường cao 3th16, một bể 24th, hình vòng cung bao quanh, mặt trước trổ cửa. Bên ngoài một lớp tường thứ hai dày hơn, cao hơn, cách lớp tường trong chừng 5 thước và mặt trước có hai cánh cửa đồng khoá kín lại như chúng tôi vừa nói đến ở đoạn trên.

Thành quách tầm mộ nầy xây trên ngọn đồi tên gọi Chánh Trung, bên ngoài cả lại còn một lớp thành hình móng ngựa chu-vi phỏng ngoài 120 thước.

Hai nấm mộ lộ thiên nằm song song như ta vừa thấy, cái nằm bên tả bên dưới chôn vua Gia Long còn cái bên hữu chôn bà vợ chính của ngài : Đức Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu.

Tiểu sử của vua Gia Long thì nhiều người đã rõ tường chẳng cần nhắc lại đây nữa. Nay tôi chỉ nói sơ qua về bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu mà thôi. Bà là con ông Tổng phúc Khuông một vị đại thần trong triểu, quán làng Bùi xá tỉnh Thanh Hoá, sanh năm 1762 cùng một tuổi và lớn hơn Nguyễn Ánh mẩy ngày. Về nhà chồng năm 16 tuổi, bà tỏ ra là người rất hiếu thuận.

Qua năm 1783 Nguyễn Anh thất trận, bị Tây Sơn lùng bắt. Trước khi trốn sang Tiên La vua bảo bà Thừa Thiên ở lại hầu mẹ, đồng thời chặt đôi một thoi vàng giao cho bà giữ một nửa để làm tin. (Thoi vàng nầy về sau để thờ tại điện Phụng tiên như là một vật kỷ niệm rất giá trị).

Năm 1785, bà sang Tiêm La tìm chồng, trải bao gian nguy. Sau đó bà luôn luôn theo Nguyễn Ánh trong các chiến trận. Một lần bà thân hành cầm đùi đánh trống thúc dục ba quân đuổi lui được quân địch. Năm 1803 bà được phong hoàng hậu. Năm Gia Long thứ 13 bà nhuốm bệnh từ trần, sinh hạ được hai người con, con trưởng là Hoàng tử Cảnh mất năm 1801, Năm vua Minh Mạng lên 4 tuổi, bà nuôi làm con nuôi. Vì thế nên lúc bà thăng hà vua Minh Mạng đứng chủ tế. Theo cổ lễ thì vua và Hoàng hậu thường chôn theo lối song hồn, hai người nằm cạnh nhau, do đó việc chọn lựa đất đai không những quan hệ cho bà hoàng hậu và con cháu của bà mà còn quan hệ đến cả vị vua sẽ chôn vào huyệt bên cạnh và ảnh hưởng đến cả hoàng gia nữa.

Tổng phúc Lương sung chức Tổng hộ sứ và Phạm như Đăng sung chức Sơn lăng Sứ cùng với Lê duy Thanh con của Lê quí Đôn nổi tiếng về khoa địa lý, đã đi núi này qua núi khác để tìm kiếm đất xây lăng . Cuối cùng, phái đoàn chọn núi Thiên Thọ. Mấy lần xin keo đểu được quẻ tốt. Sau khi quân lính phát bụi bờ, chặt cây cối, vua Gia Long cỡi voi thân hành đến tận nơi để xem. Lê duy Thanh chọn để đào huyệt chỗ đất bên ngoài cái hồ nằm trước sân chầu, nhưng vua Gia Long không chấp thuận và chọn ngay ở đồi Chánh trung tức là chỗ dựng Thạch ốc bây giờ. Ngài cho rằng chỗ đất nầy phù hợp với long mạch và gồm đủ mọi điều kiện tối đẹp. Lê duy Thanh chịu tội vê việc lựa chọn không được chu đáo. Vua Gia Long bảo Hoàng tử Đảm bói thì được quẻ dữ, một quẻ rất tốt. Các quan dùng tam sanh làm lễ tạ thổ thần, thần Thành hoàng và bắt đầu khởi công vào ngày 22 tháng 3 năm Giáp Tuất (11-5-1814) gần 600 lính sung vào việc xảy lăng và mỗi ngày lãnh 60 quan tiền kẽm.

Đứng phía sau tầm mộ nhìn thẳng ra đằng trước và hơi xa một chút, ta thấy núi Thiên-thọ hình dẹp, trên chóp và ở triển núi thông mọc thưa thớt. Hai cái trụ biểu xây bằng vôi gạch cao 15 th dựng hai bên như dùng để định rõ giới hạn giữa cảnh trời đất bao la .

Núi Thiên Thọ đứng sừng sững như cả một vị chúa tể. Mười bốn ngọn đồi núi bên tả, mười bổn ngọn bên hữu, sáu ngọn phía sau lưng hoặc cao hoặc thấp như chầu về nơi vua và Hoàng hậu đang yên giấc ngàn thu.

Trên một ngọn xây lên điện Minh Thành, trên một ngọn dựng nhà bia, mỗi ngọn đều mang tên riêng khắc vào trong một cái bia cao vào lối 1 thước.

Thần núi Thiên Thọ được sắc vua phong (Gia Long 14), được mỗi năm hai lần cúng tế, lại còn đem thờ ở đàn Nam Giao.

Một vị trí phù hợp với phong thủy, một mình núi không đủ cần phải có nước (Sơn hoàn thủy tụ : núi quanh nước nhóm). Lăng Gia Long ngoài những ngọn núi vừa nói ở trên còn có hai hổ nước. Một hồ chảy ngang trước tầm mộ và điện Minh thành quanh quanh theo hình vòng cung, uốn khúc rồi thẳng tới trước lăng Thiên thọ Hữu, nơi chôn bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu. Hồ tiếp tục chảy đến một cái vũng hình vuông nằm trước Thoại Thánh (nơi chôn thân mẫu vua Gia Long) và khi tới tầm mộ của Long thành Công chúa (chị vua Gia-Long) thì dừng lại. Hồ nầy vì hình dáng của nó nên được mệnh danh là hồ dài đã nối liền được những người trong một gia đình.

Ngoài cái hồ còn một cái suối,suối Trường Phong, bao quanh núi Thiên Thọ, chạy dọc theo lăng đoạn thấp nhập vào với Hổ dài. Lăng tẩm ở núi Thiên Thọ thì nhiều nhưng không có lấy một cái nào bị ngọn nước đâm thẳng vào, một điều tối kỵ về địa lý.

Từ sân chầu trước phần mộ đi về phía đông chúng ta đến nhà bia xây trên chóp núi Thanh. Từ dưới đất những tầng cấp đưa chúng ta lên một cái sân thứ nhất dài 36 thước nhưng bể sâu chỉ có 7 thước rồi qua một cái sân thứ hai nữa, ngắn và sâu hơn (24 th và 30 th) mới đến sân của nhà bia. Hai bên tầng cấp đều có rồng chầu, chung quanh sân đểu có tường thấp.


Nhà bia trông xinh xinh làm theo lối hai mái (trùng thiểm). Nếu so sánh với bia ở lăng Tự Đức thì bia nầy quá nhỏ, bằng đá cẩm thạch sắc xám ẩn xanh, chữ mạ vàng, bốn bên có những đường chạm trỗ mảnh mai và xinh đẹp.

Cạnh nhà bia có miếu thờ thần Hậu Thổ hình vuông mỗi bề 6 thước .Trước điện Minh Thành, bên kia Hồ Dài, dưới chân một ngọn đồi ấn trong làm những cây cổ thụ là ngôi đền thờ Thánh mẫu. Trong những ngày vía của thánh các bà đệ tử từ thành phố Huế kéo lên đây để hầu đồng và cúng vái. Trong buổi lễ hầu mẫu có một đặc điểm mà ta không thấy ở các lễ khác. « Người ta dâng lên mẫu, một tên đầy tớ để hầu ngài. Người nẩy mặc áo quan man rợ, hai chân trần truồng, giữa lưng vấn một cái váy theo kiểu người Mường bên ngoài cột thắt lưng, đầu vấn khăn thêu, lưng mang gùi, mồm ngậm điếu tay cầm cái khèn. Ngày xưa hình như người ta bắt được ở trong núi một người rừng thật sự dâng lên để làm tôi tớ Mẫu. Ngày nay chỉ là một người đóng trò và lẽ cổ nhiên, sau buổi lễ anh ta sẽ trở vể nhà (Theo Léopold Cadière) .Từ cửa sau điện Minh Thành, đọc theo hồ dài, có một con đường đưa đến lãng Thiên Thọ Hữu. Nơi đây bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, vợ thứ hai của vua Gia Long đã yên giấc ngàn thu. Ngài người làng Văn Xá, con Trần hưng Đạt, tham tri bộ Lễ. Sanh ngày 4-1-1769, ban đầu bà đến giúp việc cho thân mẫu vua Gia-Long. Trong thời kỳ Tây Sơn giấy binh bà theo thân mẫu vua Gia Long, trong những ngày loạn lạc trú ẩn tại Quảng trị. Năm 1779 bà vào Nam Kỳ, qua năm 1781, lúc ấy bà 13 tuổi thì được chọn để hầu hạ Nguyễn Ánh. Năm 1788, sau khi thành Sài gòn đã khôi phục, một hôm bà mộng thầy một vị thần dâng cho bà một cái ngọc tỷ sắc đỏ rực rỡ như mặt trời và hai cái ấn khác thuộc loại tẩm thường. Bà nhận luôn cả ba cái. Năm 1791 bà sinh hoàng tử Đảm tại Sài gòn. Sau đó sanh tiếp 3 hoàng tử nữa. Năm 1821 bà được phong hoàng hậu. Ngày 2-10-46 thì bà thăng hà, hưởng thọ 81 tuổi, miêu hiệu là Thuận Thiên Cao hoàng Hậu, qua ngày 21-1-1847 an táng tại lăng Thiên Thọ Hữu nằm trên núi Thuận Sơn.

Chung quanh lăng nẩy có hai lớp thành vây bọc. Thành hình chữ nhật, bên trong chu vi 82 th bể cao 2 th30, bên ngoài một bề 38th40 một bể 30 th cao gần 3 th. Nấm mộ làm một kiểu với lăng Gia Long và bà Thừa-Thiên nhưng lại không làm theo lối lộ thiên. Muốn lên lăng nầy du khách phải trải qua 4 lớp sân thượng với những tầng cấp hai bên đắp rồng phụng.

Như ta đã thấy bao giờ cạnh lăng chôn cũng có điện thờ. Như vua Gia-Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu chôn ở Thiên Thọ thì thờ ở điện Minh Thành. Bà Thuận Thiên chôn ở Thiên Thọ Hữu thì thờ ở điện Gia Thành. Điện nầy dựng lên trên một cái nền cao có cửa tam quan, có sân chầu. Trước đây bên trong tàng trữ rất nhiều vật quí. Mấy mươi năm trước du khách đến viếng lăng Gia Long còn được trông thấy cái kiệu sơn son thếp vàng dùng để gánh hồn bạch lúc đưa ngài lên an táng ở đây.

Vòng quanh theo Hồ dài về hướng tây, ta gặp ngay một cái lăng không kém phần quan trọng về phương diện lịch sử. Đó là lăng của Túc Tộn Hiểu Minh Hoàng Để. Vương tên Nguyễn phúc Chu người đã có công mở mang đất Gia Định và bảo hộ nước Chân Lạp, tại vị được 13 năm từ 1725 đến 1738.

Vương sinh ra Nguyễn phúc Khoát tức chúa Võ Vương. Chúa Võ sinh ra Nguyễn phúc Thuần tức chúa Hiếu Định. Chúa Hiếu Định là chủ ruột vua Gia Long. Nguyễn phúc Chú xuống ba đời mới đến Nguyễn phúc Ánh. Lăng tuy đơn giản nhưng cũng hai lớp thành, trổ cửa, xây bình phong, với một cái sân chầu rộng rãi. Trước kia đã từng bị Tây Sơn khai quật, và mãi đến triều Gia Long (năm 1808) mới sửa sang lại, và qua đến triều Thiệu Trị lại tu bố lần nữa.

Từ điện Gia Thành, băng qua những cánh đồng và những gò đất, một con đường nho nhỏ đưa chúng ta đều lăng Thoại Thánh.

Trong khi nói đến lăng Thoại Thánh nơi chôn thân mẫu vua Gia Long, tưởng chúng ta cũng nên nhắc sơ lược đến lăng Cơ Thánh nơi chôn Nguyễn phúc Luân thân phụ vua Gia Long. Lăng này không xây chung với các lăng kia tại núi Thiên Thọ, mà lại nằm riêng biệt tiên con đường đi đến lăng Minh Mạng, mặt trước ngó ra sông Tuần, mặt sau dựa vào núi, lỗi kiến trúc chẳng có gì đặc sắc. Tiếp giáp với đường đi là một cái sân gạch không lấy gì làm rộng cho lắm, bước lên tầng cấp một cái sân thứ hai, tường xây ba mặt, ngay giữa trổ một cái cửa, sau cửa là nấm mộ.

Lăng này đã từng bị Tây Sơn khai quật, đem hài cốt đổ xuống con sông chảy ngay trước mặt. Một người dân làng Cư Chánh tên là Nguyễn ngọc Huyền, một hôm bỏ lưới bắt cá, kéo lên được một cái sọ, ông hoảng sợ ném đi, nhưng lần thứ hai lại thấy sọ nằm trong lưới như trước. Nguyễn ngọc Huyên mới khẩn vái: Nếu quả sọ của một vị nào anh linh xin cho chúng tôi biết, thì lần thứ ba kéo lưới lên vẫn thấy chiếc sọ như hai lần trước. Ông mới đem chôn cất tử tế. Sau khi vua Gia Long phục quốc, tìm kiếm thi hài của thân phụ, nghe đâu làng Cư Chánh thuật lại câu chuyện đó, ngài mới đào sọ lên để thử bằng cách chích máu ở tay cho giọt vào sọ. Sọ liển hút những giọt huyết ấy như đất khô hút nước. Người ta bảo rằng lối thử nầy cho biết mối liên hệ giữa hai người tình thậm cốt nhục. Vua mới chôn lại huyệt cũ, xây lăng Cơ Thánh ngày nay. Do đó lăng này còn gọi là Lăng Sọ.

Có lẽ vua Gia Long và các vua sau này cho rằng chỗ đất Cơ Thánh đã được hoàn toàn yên ổn nên không nghĩ đến việc đem lên qui tụ vào một nơi tại núi Thiên Thọ làm gì.

 


Lăng Thoại Thánh cũng như mấy lăng kia theo một lối kiến trúc. Có một vài điểm cẩn nói đền là ngoài cái tử cung bằng gỗ lại có cả một tử cung bằng đá chạm trổ trùm ra ngoài; trước sân chầu có một bể cạn một bể 73th và một bể 88th, trồng sen, mặt nam có hai trụ biểu.

Hiểu Khương Hoàng hậu thân mẫu vua Gia Long, người tỉnh Quảng Trị, ngoài Nguyễn Anh ra, bà con sinh hạ hai người con trai và một người con gái, bà Long Thành công chúa (chị vua Gia Long). Bà sinh năm 1738 và đến năm 1811 thì thăng hà, từng được phong là Quốc mẫu.

Chính Lê duy Thanh đã chọn đất đề xây lăng Thoại Thánh. Vua Gia Long cũng chấp nhận chỗ ấy cho là phù hợp với địa lý.

Tương truyển lúc đặt địa bàn xuống đất để nhắm phương hướng thì mặt gương của địa bàn bỗng nhiên bị vỡ. Ngài lớn tiếng bảo với thần núi « Quí gì mảnh đất nầy mà người lại cố giữ không cho trẫm chôn mẫu hậu » ? Thế rồi ngài bảo các quan đặt lễ tam sinh cúng thần và xây lăng tại đó.

Khi đào huyệt người ta thấy đất dưới ấy có 5 màu sắc khác nhau . Vua cho là điểm lành. Các quan đều chúc tụng. Riêng Nguyễn văn Thành chỉ đứng yên lặng. Vua Gia-Long hỏi vì sao, thì Thành đáp : Việc ấy chẳng có gì là lạ. Huyệt chôn thân mẫu của hạ thần đất cũng năm màu như thế. Vua Gia-Long vẫn lặng yên. Thành nói tiếp : «Tại Châu-Ê có một huyệt rất tốt ». Phạm văn Nhơn và các quan mới hỏi Thành : « Thể sao ông không tâu để Hoàng Để biết? » Thành đáp rằng chỗ đất thì tốt nhưng không nên chôn, vì quan tài đặt vào đó có thể bị sét đánh. Câu trả lời trên nầy đã khiển cho vua Gia Long bất bình.

Trong lúc xây lăng Thoại Thánh một tai nạn khá quan trọng đã xảy ra. Một cái rạp được dựng lên để cho thợ thuyền làm việc. Vua Gia Long cũng đặt một bàn giấy để ngài tạm nghỉ ngơi và trông nom công tác. Một hôm vua lên lăng với các quan hộ tùng thì bỗng một trận cuồng phong nổi dậy làm rạp đổ sập xuống, ngài bị thương ở chân. Ngài bảo vua Minh Mạng : « Cha bị thương chẳng lấy gì làm nặng. Nhưng không biết quan quân và thợ thầy thì thế nào? Hai Hoàng tử con vua là Tân và Phổ và một số người khác bị thương nặng. Có người tâu vua trừng trị viên đốc công Quang Thái thì ngài trả lời rằng : Làm sao mà chống nổi với bão tố ? Rồi ngài tha tội cho viên đốc công. Trong quyển Souvenirs de Huế, Michel Đức Chaigneau đã miêu tả vua Gia Long thoát khỏi nạn nhà sập như sau: « Khăn bịt của vua Gia Long sổ tung để lộ đầu tóc bạc rối bù và ướt đẫm cả nước, trán của ngài vấy máu do vết thương chạm phải xà ngang gây ra. Cặp mắt ngài trông rất ghê sợ, gương mặt như đang bị kích thích mạnh nhưng cũng may vua chỉ bị bầm tím ở bắp vế và thương tích nhẹ trên trán ».

Ngoài những lăng tầm vừa kể trên tại vùng núi Thiên-Thọ ta còn thấy tầm của Ngọc Tú chị vua Gia Long. Chồng Công chúa bị Tây Sơn bắt giết, năm bà 24 tuổi. Nhưng bà nhất định ở vậy không chịu tái giá. Bà xin với vua Gia Long cho bà cạo đầu để nương nhờ cửa Phật nhưng vua không chịu. Đến khi gần mất bà bảo với cháu là vua Minh Mạng : Nguyện vọng của cô là được quy y với Phật. Vậy sau khi cô mất cháu hãy bảo người cạo đầu và mặc áo cà sa vào cho cô », Vua Minh Mạng đã định nghe theo lời trối trăng ấy nhưng có nhiều người can ngăn vì họ dựa vào câu sách của thánh hiển :Da tóc thân thể là của cha mẹ cho ta, ta không nên làm hư hỏng, thương tổn (Thân thể phát th phyu, thọ chi phụ mẫu bất cảm hủy thưởng).

Vua Minh Mạng bắt dân chúng để tang 5 ngày và phong cho công chúa tước hiệu Long thành.

Khác với tất cả các lăng chung quanh, tẩm của Long Thành Công chúa xây thành hình một ngọn tháp, như tháp chôn các nhà sư. Tháp cao 4 tẩng; lớp thành bên trong có trổ cửa, có bình phong; lớp thành bên ngoài có cửa với hai cột trụ vôi, bên trên xây hình hoa sen.

Từ tháp chôn Long thành công chúa, một con đường nhỏ đưa đến lăng Vĩnh Mậu. Đây là nơi chôn vợ của Ngãi Vương (1687-1691) thân mẫu của Minh Vương.

Lăng Vĩnh Mậu đã từng bị Tây Sơn khai quật và đến các triều Gia Long, Minh Mạng mới sửa sang lại.

Các chúa trước vua Gia-Long dùng chữ « trường » để đặt tên lăng tẩm (như Trường phong là lăng chôn Nguyễn phúc Chú) còn lăng vợ các chúa thì dùng chữ Vĩnh (Vĩnh Mậu).

Các loại cây như thông, mít, chè ở núi Thiên Thọ, một phần lớn đều do lính hộ lăng trồng theo lệnh của vua Gia-Long và Minh Mạng.

Trước đây lăng Thiên Thọ đã từng nổi tiếng là nơi nhiều cọp. Chính vua Minh Mạng lên viếng lăng với mẫu hậu, đã từng dùng súng bắn chết một con hổ cái và bắt hai hồ con về nuôi. Khẩu súng của ngài dùng mệnh danh là « sát hổ » .Vì trước đó vua đã một lần dùng khẩu nầy để bắn chết một con cọp dữ, từng làm nhiều dân làng bị thương và thiệt mạng.

Một lần khác, cũng vào lễ thanh minh vua sai quân lính vây quanh cả vùng núi Thiên Thọ để bắt thú dữ. Kết quả 2 con hổ và 5 con nai bị sa lưới, ngài thưởng tiển cho quân lính và làm thơ để kỷ niệm.

Ngày nay nạn cọp hoành hành tuy không còn nữa nhưng cách lăng không bao xa, ban đêm, thỉnh thoảng người ta vẫn nghe tiếng gào thét của hồ báo.

SÁCH THAM KHẢO.

1) Châu bản triều Nguyễn .

2) Đại Nam hộ điền .

3) Đại nam thực lục tiền biên .

4) Đại nam thực lục chính biên .

5) Croyances et pratiques réligieuses des Annamites của Léopold Cadière.

CHÚ THÍCH:

1) Thăng hà hoặc băng : chữ dùng để nói vua chết.

2) Ngự y : Thầy thuốc của vua và hoàng gia.

3) Long sàng : Giường của vua nằm .

4) Di chiếu, di chúc : Trước khi vua mắt thường để lại di chiều và di chúc để dặn dò mọi việc.

5) Phạm hàm : Lễ bỏ vào miệng người chết hoặc ngọc ngà châu báu (nếu người giàu) hoặc đồng tiền và hạt gạo (nếu nhà nghèo).

6) Thần bạch hoặc gọi là hồn bạch. Lấy vải quyền thắt thành hình người bên tả viết ngày tháng năm sanh của người chết, bên hữu viết ngày tháng năm mất.

7) Linh tọa : ghế ngồi để thờ người chết.

8) Linh sàng : giường nằm của người chết.

9) Hoàng khảo ; chữ vua con dùng để gọi vua cha đã chết.

10) Ngũ vị hương năm thứ hoa thơm dùng để tắm người chết.

11) Ngự tầm : Giường nằm của vua.

12) Tử cung : chữ dùng để nói quan tài của vua hay của hoàng hậu .

13) Triêu điện, tịch điện : triệu là buổi mai, tịch là buổi tối, điện : Lễ cúng.

14) Hoàng tôn : cháu vua.

15) Tiên đề : dùng để nói vị vua đã thăng hà.

16) Tiền triều nội cung : cung phi của vị vua đã quá cố.

17) Tràm thôi : áo xố trên .

18) Tràm tương : áo lên trên.

19). Đăng quang : lên ngôi vua.

20) Hoàng mẫu thái phi : Thân mẫu vua Minh Mạng .

21) Phủ việt : cái rìu cái búa cầm theo hầu đạo ngự .

22) Mao tiết : Vật dùng để thay quân quyền gồm có một cái cán, đầu cán có những chòm lông.

23) Đề lô : lò hương có những sợi dây đồng buộc vào một cái cán.

24) Nội thần : các quan hầu cận vua.

25) Tập ẩm : các quan chức tước lớn con cháu được hàm phẩm của nhà nước ban cấp.

26) Liệt thánh : Chữ dùng để chỉ các vua thờ tại các miếu.

27) Tổ điện khiển điện : hai lễ cử hành lúc sắp đưa đám tang.

28) Dư quân : lính gánh đồ đám.

29) Đại thăng dư : tức bàn đại dư .

30) Long giá : dùng để nói bàn đám của vua.

31) Lô điện : ngôi nhà tạm dựng lên để bàn đám .

32) Minh khí : những thứ dùng để đốt cho người chết.

32) Tấn tặng : lễ tặng hàng lụa cho người chết.

33) Phủ thiếp : Vợ các hoàng tử

34) Sơ ngu, tái ngu, tam ngu, cửu ngu v.v... Cả thảy 9 lễ ngu. Từ khi bắt đầu lễ sơ ngu thì người ta không cúng cơm mai , cơm tối nữa (triều điện, tịch điện) .

35) Trường khánh Công : Tước phong cho vua Thiệu-Trị lúc còn làm hoàng tử .

36) Đàm tế : Một năm qua vào tháng thứ 13 cử hành lễ tiểu tưởng 2 năm qua vào tháng thứ 25 cử hành lễ đại tường; sau đó qua tháng thứ 27 thì cử hành lễ đám và chấm dứt việc tang tóc.

 Thân ái. dienbatn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét