BA VÌ HUYỀN BÍ VÀ LINH THIÊNG.
( Loạt bài nghiên cứu về non thiêng Ba Vì ).
PHẦN 1 : TOÀN CẢNH LONG MẠCH BA VÌ.
( Bản đồ toàn cảnh Long mạch miền Bắc Việt Nam do dienbatn thực hiện năm 2003).
Để hiểu rõ hơn, dienbatn xin đăng lại một phần bài tham luận của KTS Cảnh Quan - Trần Thanh Vân .
" Lúc này tôi đã về hưu, đã có thời gian tìm hiểu sâu về Phong thủy Địa mạch, hiểu thêm giá trị của dòng Mạch linh thiêng đi từ TỔ SƠN - ĐẦU RỒNG là đỉnh Everest ở độ cao 8889m, nơi hấp thụ Linh khí của Đất Trời, rồi chạy theo MÌNH RỒNG dọc theo biên giới các quốc gia Ấn Độ, Tây Tạng, Népan, Pakistan đến Vân Nam, Trung quốc ) rồi đến đỉnh Fangsipan của dẫy Hoàng Liên Sơn cao 3143 m là THÁI SƠN của nước Việt chúng ta. Từ Hoàng Liên Sơn, một nhánh rất quan trọng được tách ra tạo nên dẫy Trường Sơn chạy dài theo đất nước, nhưng quan trọng nhất vẫn là TRẤN SƠN BA VÌ cao 1226m là quả núi đứng gác non sông.
Thế đứng của Ba Vì rất đặc biệt, vì ngoài Hoàng Liên Sơn đi từ chính Bắc xuống, còn 7 dẫy núi phụ tạo ra một đường vòng cung hình rẻ quạt là Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm, theo hướng Đông Bắc Tây Nam, rồi dẫy Sông Đà và Ninh Bình ( đầu Trường Sơn ) từ phía Tây Nam hất ngược lên và dẫy Tam đảo bên tả ngạn sông Hồng chạy từ chính Bắc. Theo các triền núi là 8 con sông chụm lại, gồm Sông Hồng, sông Lô , sông Thao, sông Đà, sông Chẩy, sông Tích, sông Đáy, sông Đuống nối với sông Cầu…chưa kể con sông Tô Lịch nối mạch ngầm từ lòng Ba Vì ra đến Hồ Tây và sông Hồng.
Năm 1010, khoa học chưa phát triển, học hành chưa nhiều, nhưng Tổ tiên ta đã nhìn ra MỘT THĂNG LONG CÓ ĐỈNH BA VÌ DUNG NẠP LINH KHÍ TỪ BỐN PHƯƠNG TÁM HƯỚNG. TRƯỚC MẶT CÓ ẤN ĐƯỜNG HỒ TÂY VÀ TRƯỚC HỒ TÂY LÀ ĐẠI LONG MẠCH SÔNG HỒNG ĐI THEO HƯỚNG TÂY BẮC ĐÔNG NAM, PHỦ PHÙ SA LÊN TOÀN BỘ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ. TỪ ĐÓ, ĐƯỜNG KINH MẠCH HẠ XUỐNG CỐT 0/0 TẠI CẢNG VÂN ĐỒN RỒI TỎA XUỐNG VỊNH HẠ LONG. Đuôi rồng tỏa ra trên Vịnh Hạ Long, Bạch Long Vĩ và rồi chui xuống cốt âm 11 Km ở vịnh Mindanao. Cũng chính bởi vậy mà Biển Đông của nước ta cũng vô cùng quan trọng, hiện đang là miếng mồi tranh chấp Quốc tê.
Cấu trúc Núi chầu sông tụ của Phong thủy bền vững nước ta khác hẳn với cấu trúc hình quẻ Chấn trôi trượt của Phong thủy Trung Quốc, khiến cho mộng xâm lăng của người Hán mấy ngàn năm qua không hề ngưng nghỉ. Nhưng, mấy ngàn năm qua, mộng xâm lăng của họ cũng không ngưng bị phá vỡ. Các chuỗi âm mưu phá Phong thủy thời Triệu Đà ( cơn ác mộng ở Hồ Xác Cáo ), thời Cao Biền ( bị Thánh Tản Viên tát vào mặt ), thậm chí cả thời Mao Trạch Đông ( cơn lốc Hồ Tây ngày 11/9/1955 )… luôn luôn có một sức mạnh vô hình chặn đứng.
Đến nay, tuy chọn hướng phát triển ôm trọn cả Ba Vì là rất đúng, nhưng ôm trọn là để thống nhất quản lý, nếu vẫn rơi vào tình trạng “Mang con bỏ chợ”, thì vì sự ngu dốt, vì sự tham lam hay sự hèn hạ mà ta đang tự phá ta, ta tự nhấn chìm đất nước ta vào cõi âm u tối tăm và sẽ dẫn đến chiến tranh, sẽ dâng giang sơn cho kẻ ngoại bang? "- KTS cảnh quang - Trần Thanh Vân.
Để có thể hiểu thêm về sự huyền bí và linh thiêng của Ba Vì, được sự trợ giúp của TS. Ngô Kiều Oanh
- Chủ Trang tại Đồng quê Ba Vì, dienbatn xin đăng lại một bài viết của chị .
PHẢNG PHẤT BÓNG DÁNG KINH THÀNH CỔ QUA CÁC HUYỀN THOẠI.
Lịch sử dựng nước 4000 năm ghi nhận sự tồn tại không biết bao nhiêu triều đại các Vua, Chúa Việt Nam, nhưng qua thăng trầm lịch sử có những kinh thành chỉ còn lại bóng dáng tron huyền thoại , truyền thuyết.
Nhất là thời Hùng Vương, cách hơn 3000 năm về trước- Một thời kỳ đầy biến động cả về thiên nhiên (biển lùi dần để xuất hiện đồng bằng phù sa màu mỡ ) và lịch sử. Đó là việc hình thành những kinh thành cổ đại đầu tiên, đánh dấu sự bắt đầu kết thúc của các bộ lạc sống rải rác trong các hang động miền núi cao tràn xuống chinh phục những vùng đất mới, bộ tộc Hùng Vương đã chiếm ưu thế. Thời Hùng Vương đã lùi vào quá khứ xa xăm , nhưng lần theo tên núi, tên sông và các huyền thoại đẹp đẽ, vẫn thấy phảng phất bóng dáng kinh thành của Hùng Vương với hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, để lại trong dân gian hai câu chuyện về tình yêu nổi tiếng : Chử Đồng Tử - Tiên Dung và Sơn Tinh - Ngọc Hoa.Phải chăng đó là chuyện có thật hay chỉ là sự nhân cách hóa tài tình về tình yêu mãnh liệt của Dân tộc vào đất đai, niềm tin vĩ đại ngàn đời vào sức mạnh lao động của chính mình, đời này qua đời khác để gặt hái được những mùa lúa vàng trĩu hạt, gây dựng cả một nền văn minh sản xuất lúa nước có một không hai ở xứ sở ẩm thấp, bão lụt, gió mùa. Phải chăng đó là sự ngưỡng mộ, tình yêy tha thiết trước một thiên nhiên kỳ vĩ có miền núi cao xen lẫn với trung du, những dòng sông gấm vóc để có thể bất cứ ai mang dòng máu Việt đều cảm thâý trong lòng mình sống mãi những huyền thoại đẹp như mơ và Vua Hùng như rất gần thời đại của chúng ta với câu ca dao:
" Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ về giỗ Tổ mùng mười tháng ba ".
Còn Sơn Tinh- Con rể Vua Hùng chính là hiện thân có thật của hệ thống đê điều hàng ngàn Km, ngày đêm bảo vệ hàng triệi ha làng xóm và đồng ruộng chạy dọc theo những lưu vực sông. Sơn Tinh -Thủy Tinh cũng là bản trường ca bất tận về sự nghiệp lao động dẻo dai, bền bỉ, kiên trì của biết bao thế hệ người Việt, để chống chọi và thích nghi với thiên nhiên vừa hiền hòa vừa rất khó tính.
Kinh thành đầu tiên và xa xưa nhất theo quan niệm nằm trên vùng đất giữa hai dãy núi Ba Vì và Tam Đảo, do hệ thống những dòng sông như sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Thao, sông Thái Bình bồi tạo. Dấu vết còn lại là Đền Hùng ở Bạch Hạc. Thử đi theo dẫn dắt của truyền thuyết, ta sẽ thấy sự tiếp nối rất lô gic và hiện thực. Ngọc Hoa là con gái út của Vua Hùng và Sơn Tinh đều lớn lên ở hai bờ sông Hồng. Sơn Tinh là một cậu bé mồ côi cha từ sớm, hàng ngày phải lên núi Ba Vì kiếm củi nuôi mẹ. Thấy Sơn Tinh hiếu thảo và thông minh, Thái Thượng Lão Quân là người do Ngọc Hoàng sai xuống để trông coi núi Ba Vì đã thử lòng và trao cây gậy đầu sinh đầu tử cho chàng để thay người cai trị muôn loài. Cây gậy thần đã giúp Sơn Tinh cải tử hoàn sinh cho Thủy Tinh- Là con Vua Thủy Tề do đi chơi đội lốt rắn và bị trẻ chăn trâu đập chết dọc bờ sông. Đền ơn cứu sống con trai, Vua Thủy Tề đã tặng Sơn Tinh cuốn sách ước, còn hai chàng trai tài giỏi đã kết bạn và đi đấu cũng có nhau. Bên kia sông, Vua Hùng già yếu và cũng buồn vì mối nhân duyên không tương xứng giũa Chử Đồng Tử - Một người đánh cá dặm với cô con gái đầu là Tiên Dung, quyết định kén rể cầu hiền cho cô con gái út. Nghe tin , Sơn Tinh rủ Thủy Tinh cùng đến dự hội. Trong hội còn có nhiều chàng trai từ các bộ tộc khác đến, trong đó có cả An Dương Vương Thục Phán- Tộc trưởng bộ tộc Âu Việt, nhìn thấy nàng Ngọc Hoa vô cùng xinh đẹp , kiều diễm, dịu hiền, ai nấy đều quyết tâm trổ tài chiếm đoạt. Nhưng tất cả cuối cùng đều thua cuộc, chỉ còn hai chàng trai được mệnh danh là Thần Núi và Thần Nước thi nhau trổ tài trước Vua Hùng. Sơn Tinh chỉ núi núi lở; Thủy Tinh phun nước làm mưa lụt , sóng gầm. Vua Hùng thấy hai chàng đều tài giỏi phi thường đành phải ra lời thách đố hóc buá : " Ngày mai, ai là người mang đến trước cho ta mâm lễ gồm voi chín ngà, gà chín cưạ, ngựa chín hồng mao, ta sẽ gả con gái và nhường ngôi báu ".
Nhờ có sách ước và gậy Thần, Sơn Tinh đã thắng, đoạt được nàng công chúa, có lẽ vì ghen mà Thủy Tinh đã giận giữ đổi bạn thành thù. Thủy Tinh dẫn đầu các đội quân Thủy quái để làm một trận quyết đấu long trời lở đất nhằm đánh bại Sơn Tinh, cướp lại Ngọc Hoa. Những nơi hai chàng đánh nhau dữ dội đã được ghi lài như hồ Đồng Mô - Có nghĩa là cánh đồng có nhiều mô đất, dấu tích mà Sơn Tinh đã gánh đất để ném chặn các dòng nước do Thủy Tinh dâng lên; Đầm Đượng ( đầm Long ) 16 cửa, nơi Thủy Tinh bị thất trận rút lui, gò Mả Đống ( Đường Lâm - Sơn Tây ), vực Cầu Hang ( Sơn Tây ) là địa danh những nơi ẩn náu của loài thủy quái vốn là tướng lĩnh của Thủy Tinh không kịp rút ra biển khi ấy.
Thắng lợi hoàn toàn, Sơn Tinh xin Vua Hùng được đón công chuá về núi Ba Vì với mình mà không nhận ngôi Vua vì phải thực hiện lời hứa giữ gìn núi Tổ Ba Vì muôn đời cho non sông nước Việt. Có lẽ Vua Hùng già yếu nên cũng về sống với con rể và con gái, thế chăng ba đỉnh Ba Vì được truyền thuyết ghi nhận là đỉnh Vua Hùng, đỉnh Sơn Tinh và đỉnh Ngọc Hoa công chúa.
Laị nói về An Dương Vương Thục Phán vì quá yêu công chúa, tuy thua nhưng vẫn thỉnh thoảng kéo quân đến đánh. Thấy vậy, Sơn Tinh khuyên Vua Hùng nhường ngôi cho An Dương Vương để cầu hòa và mở rộng bờ cõi và tăng thêm sức mạnh. Do vậy , sau này khi Vua Hùng băng hà, kinh thành đã được chuyển từ Bạch Hạc về Cổ Loa. Theo tương truyền, có bốn đền được xây dựng xung quanh chân núi Ba Vì để kỷ niệm trận chiến thắng của Sơn Tinh . Đến nay chỉ còn Đền Và ( Đông cung ) là còn lại . Đền Và tôn nghiêm thờ phương vị Thánh dẫn đầu trong 4 vị Thánh bất tử " Tứ bất tử " của Việt Nam, chỉ cách Hà Nội 42 Km và cách trung tâm TP. Sơn Tây 0,5 Km.
Bước vào Đền Và , bạn có cảm giác như đâu đây bóng dáng của kinh thành cổ. Đền giống như một cung điện nhỏ, có thành làm bằng những tảng đá ong lớn bao quanh. Nằm giữa một khu rừng lim cổ đại nhỏ còn sót lại với những dãy nhà lớp lớp, có gác chuông gác trốnghai bên sân. Phải qua hai thư ký và tứ trụ triều đình mới vào được cung chính. Trong cung có ba ngựa gỗ cao bằng ngựa thật, có hạc đứng trên rùa và cột đá biểu tượng cung điện.Tận cùng là hậu cung linh thiêng với ba ngai vàng lớn được chạm trổ hình chim Lạc Việt, trên có bức khảm " Thượng đẳng tối Linh ". Đền được trùng tu lại nhiều lần, nhất là đời hậu Lê, nhưng xuất xứ được ghi nhận là có thể xây cách đây hàng ngàn năm. Nhìn những tảng đá rêu phong cổ kính sẽ thấy rõ điều đó nơi đây, dấu tích của một thời vàng son. Đặc biệt Đền có một vị trí quan trọng và rất lớn so với các Đền khác của nước ta. Các đời Vua minh chủ đã lên đây cầu nguyện cho ngai vàng được bền vững và giữ gìn được non sông gấm vóc. Xin Vua, Thánh Sơn Tinh phù hộ và đáp ứng những ước vọng tốt đẹp nhất của dân tộc. Theo truyền thống, cứ 4 năm một lần , một lẽ rước rất lớn vào rằm tháng Giêng âm lịch , đón Sơn Tinh sang sông Hồng để thăm mảnh đất quê mẹ. Do lẽ vậy, trên cái nôi đầu tiên của sự hình thành Kinh thành Vua Việt Nam, các kinh đô dù có đi đâu rồi cũng về hội tụ ở gần đó. Đó là Hai Bà Trưng tôn mẹ là Mèn Thái hậu, lên ngôi ở Ba Vì năm 43-44 scn. Lý Nam Đế gây dựng nhà nước Vạn Xuânthế kỷ thứ VI và Phùng Hưng thế kỷ thứ VIII đều gần Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay và các Nhà Lý cũng đời đô về Hà Nội dọc sông Hồng.Bác Hồ- vị lãnh tụ kính yêu - một nhà văn hóa Á Đông vĩ đại đã từng chọn một vị trí nằm dựa lưng vào núi Ba Vì nhìn thẳng qua kinh thành Vua Hùng làm nơi nghỉ ngơi và làm việc của mình. Điều này càng thấy rõ hơn tính hiện thực của các huyền thoại của dân tộc Việt Nam, nhất là về kinh thành cổ.
Tháng 8 năm 1995.
TS. Ngô Kiều Oanh.
PM : Tuy chưa hoàn toàn đồng ý với những lập luận trên của TS. Ngô Kiều Oanh, nhưng dienbatn rất quý chị bởi sự hy sinh thầm lặng của mình cho việc bảo vệ, gìn giữ non thiêng Ba Vì rất nhiều năm qua. dienbatn xin cải chính lại theo những tư liệu sau.
Cột đá thề trên Đền Hùng khắc ghi lời thề của Thục Phán An Dương Vương ( được Vua Hùng Vương thứ 18 truyền ngôi) thề giữ gìn bảo vệ bờ cõi của các Thế đại Vương triều Hùng Vương.
Chử Đồng Tử .
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
Chử Đồng Tử (chữ Hán: 褚童子) là tên của một vị thánh nổi tiếng, một trong "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng Việt Nam.Truyền thuyết về Tiên Dung-Chử Đồng Tử là một trong những huyền sử được ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái kể về thời kì cổ xưa của nước Việt Nam.
Tương truyền Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Chử Xá huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên(xã Văn Đức, huyện Gia Lâm ngày nay) (có bản viết là Chử Vi Vân. Theo "Việt sử Giai Thọai" của Nguyễn Khắc Thuần - NXB Giáo dục). Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mà mặc. Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn.
Thời ấy vua Hùng Vương thứ ba có cô con gái tên là Tiên Dung đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.
Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Nàng biết ý nên cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Buôn bán tấp nập, phồn thịnh, ai cũng kính thờ Tiên Dung-Chử Đồng Tử làm chúa (Theo "Việt sử Giai Thọai" của Nguyễn Khắc Thuần-NXB Giáo dục). Một hôm có người bày cho cách ra ngòai buôn bán nhiều lãi, Tiên Dung khuyên chồng nghe theo. Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Tiên (có bản ghi là Quỳnh Vi - tham khảo "Việt sử Giai thọai" Chuyện kể Chử Đồng Tử) Đây là tên một ngọn núi chỉ có trong thần thọai), Chử Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một đạo sĩ tên Phật Quang. Chử Đồng Tử bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông.
Về nhà, Chử Đồng Tử truyền mọi sự lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán, cùng chồng chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dân hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng.
Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Quân nhà vua đến, mọi người xin ra chống cự nhưng Tiên Dung chỉ cười và từ chối không kháng cự cha mình. Trời tối, quân nhà vua đóng ở bãi Tự Nhiên cách đó một con sông. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn.
Nhân dân cho đó là điều linh dị bèn lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, và gọi đầm đó là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm), bãi cát đó là Bãi Tự Nhiên hoặc Bãi Màn Trù và chợ đó là chợ Hà Thị.
Đền thờ Chử Đồng Tử bao gồm hai đền chính.
Đền Đa Hòa thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Đền Hóa (nơi Chử Đồng Tử và nhị vị phu phân hóa về trời) thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khóai Châu, tỉnh Hưng Yên
Cả hai đền đều thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và Nhị vị phu nhân Ngoài ra còn một số đền Làng thờ như : Đền Ngự Dội Làng Màn Trầu, huyện Đông Yên nay là thôn Toàn Thắng, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đền Làng Quan Xuyên xã Thành Công huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Ngai thờ Chử Đồng Tử - và nhị vị phu nhân tại thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ( ảnh dienbatn thực hiện ).
Được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 21/2/2008, Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh gồm ba ngôi đền (đền Thượng, đền Trung, đền Hạ).
Đền nằm trên địa bàn hai xã Minh Quang và Ba Vì, thuộc huyện Ba Vì, thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh - vị thần đứng đầu trong bốn vị thần "bất tử" của Việt Nam (Thánh Tản Viên, Thánh mẫu Liễu Hạnh, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử) và hai người em thúc bá là Cao Sơn (Sùng công) và Quý Minh (Hiển công).
Đền Thượng là ngôi đền có lối kiến trúc độc đáo gồm ba gian, hai chái, một nửa mái sau đền là vách đá. Hai bên tường hồi có hai vòng tròn sắc không đối diện nhau, mô phỏng biểu tượng của nhà Phật.
Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi Ba Vì cũng không rõ năm xây dựng. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam, phỏng theo quẻ Càn trong Kinh dịch, biểu tượng của sự bền vững. Hậu cung của đền đặt ba pho tượng Tam vị Đức Thượng đẳng. Đây là ngôi đền có vị thế đẹp nhất trong các ngôi đền thờ Tản Viên ở sườn Tây núi Ba Vì.
Theo Ngọc phả "Sự tích Đức Thánh Tản" lưu giữ tại đền Và, thì đầu thế kỷ 18 đã có đền Hạ.
Đền có ba dãy nhà ngang với nhiều hạng mục lớn như cổng tam quan, đại bái, tiền tế, hậu cung, nhà thờ Mẫu. Đền Hạ có hai pho tượng Hộ pháp dáng oai phong, tay cầm giáo trấn giữ hai bên. Trên mái cổng Tam quan có lưỡng long chầu nguyệt, hai tầng, tám mái đao cong, lợp ngói ri.
Về truyền thuyết Tản Viên Sơn Thánh.
Theo truyền thuyết dân gian, Thánh Tản Viên còn được gọi là Sơn Tinh. Ông lấy công chúa Ngọc Hoa, con Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18). Cuộc hôn nhân này đã đưa đến mối thù truyền kiếp: Đó là cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh còn giúp Vua Hùng đánh giặc. Thần núi Tản Viên là một trong bốn vị thần "bất tử" trong thần thoại Việt Nam. Ông đi khắp mọi nơi dạy nhân dân làm ăn sinh sống như:
Dạy dân làm ra lửa
Ở huyện Ba Vì, lúc ấy đang sống trong cảnh tối tăm, lạnh lẽo. Dân chưa có lửa mà cũng không biết lấy lửa vì nơi đây còn là đất hoang, cây cối mọc thành rừng. Đêm nằm Sơn Tinh nhìn thấy những bụi giang, bụi nứa khô hanh gặp gió núi, cọ sát vào nhau và tự bật ra lửa. Hôm sau, Sơn Tinh đã gọi một cụ già thổ dân lại và cùng với ông già lấy hai ống giang già cọ sát vào nhau và lấy nắm rơm rạ để châm lửa. Lửa có từ ngày đó.
Dạy dân làm ruộng và mở hội
Ở xã Liệt Tuyết, huyện Quốc Oai, đất đai màu mỡ nhưng bị ngập nước. Thần đưa ra một nắm hạt giống, dạy cho mọi người cách chọn, cách gieo. Khi mạ lên xanh, thần nhổ lên đem trồng ở các bãi phù sa. Thần xuống cấy để cho mọi người bắt chước rồi thần từ biệt ra đi. Khi lúa chín, thần quay trở lại dạy cho dân làng cách múa hát và dặn cứ thu hoạch xong thì mở hội như thế mà mừng được mùa.
Dạy dân săn bắn
Ở núi Ba Vì (Tản Viên) lúc bấy giờ có một đám đông chạy theo con thú ném đá, quăng lao, hò reo đuổi bắt nó mãi mà không được. Sơn Tinh liền gọi mọi người lại dạy cho cách săn bắn. Thần chỉ cho cách làm hầm gài tên, căng lưới để vây các loại thú. Phường săn biết dùng lưới đi săn từ lúc ấy.
Dạy dân kéo vó
Một lần đi qua vùng sông Hồng nước mênh mông, thấy dân chúng chỉ biết mò cá và úp cá, rất vất vả, Sơn Tinh bày cách cho họ kiếm dây để đan vó có cần, vó có trục, vó có dây kéo. Nghề kéo vó từ đấy mới hình thành và phát đạt. Nhớ Sơn Tinh, dân có tục đánh cá thờ. Cá đánh được phải chọn con to nhất, góp làm cỗ cúng đức Thánh Tản.
Dạy dân luyện võ
Những ngày chiến đấu với Thủy Tinh, Sơn Tinh đã dạy cho dân chúng võ nghệ, cả phép đánh dưới nước và đánh trên bờ. Để tưởng nhớ Sơn Tinh, vùng Thanh Thủy (Phú Thọ) và Ba Vì có tục bơi thuyền rước quân, đấu vật và mở hội Chém May. Những trai tráng được kén vào hàng võ sĩ tay trái cầm thuyền giấy đỏ, tay phải cầm con dao dài múa theo nhịp trống. Họ phải chém sao cho ngọt, chỉ một nhát là đứt ngang cây chuối. Đó là lễ cung nghinh Thánh Tản và người dân tin rằng "Chém May" mà thực hành tốt đẹp thì năm đó mùa màng tươi tốt.
Dạy dân dệt lụa
Người dạy dân dệt lụa là Ngọc Hoa, vợ của Sơn Tinh. Nàng đã dạy người dân vùng đất bãi sông Thao, sông Hồng ươm tơ, dệt lụa, dệt ra những tấm the đẹp nhất để tiến Vua Hùng. Hàng năm, làng lại tổ chức ngày hội thi chọn lụa tốt tiến vua và trình làng lĩnh thưởng.
Dạy dân múa hát
Theo truyền thuyết, khi Thánh Tản Viên rước công chúa Ngọc Hoa về quê mình, đi giữa đường Ngọc Hoa không chịu đi nữa. Dân làng kéo ra cùng Sơn Tinh khuyên dỗ, ca hát, cười múa cho Ngọc Hoa khuây khỏa. Ngọc Hoa hòa mình vào đám múa hát, dạy dân thêm nhiều hình thức nghệ thuật khác nữa. Tục rước chúa trai chúa gái, trò diễu bách nghệ khôi hài đến nay vẫn còn là có nguồn gốc từ cuộc rước Ngọc Hoa về núi Tản Viên. Trò này có ở nhiều làng.
Ở làng Hy Cương tổng Xuân Lũng nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ, lễ hội tổ chức từ ngày 30/12 đến ngày 8/1, trong đó có rước voi mã tượng trưng cho quân tướng của Sơn Tinh đi đón Ngọc Hoa./.
Ngô Trọng Bình (TTXVN/Vietnam+)
Còn một tư liệu khác lại viết như sau :
"Thánh Tản Viên – Sơn Tinh
Theo Ngọc phả Đền Lăng Xương do ông tiến sỹ Nguyễn Hữu Công, quan Đô Đốc Thượng Thư cùng với ông Nguyễn Công Chính và Nguyễn Minh Khai lập vào ngày 15 tháng 11 năm 1011 đời Lê Thái Tổ, niên hiệu Thuận Thiên thứ III có chép lại rằng : Thánh Tản Viên – Sơn Tinh tên thật là Nguyễn Tuấn, con trưởng ông Nguyễn Cao Hành và bà Đinh Thị Đen (còn gọi là Bà Thái Vĩ), hai ông bà sinh sống ở Động Lăng Xương, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Sơn Tây (nay là xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ). Tương truyền một hôm bà vào rừng kiếm củi, đến Thạch Bàn bỗng thấy mây lành bao phủ, rồng vàng bay xuống phun nước như mưa, khí thiêng lan tỏa. Sau khi rồng bay đi, bà thấy hương bay ngào ngạt, nước giếng trong như ngọc, bà liền xuống tắm rồi mang thai từ đấy. Mười bốn tháng sau, đúng ngày rằm tháng giêng năm Đinh Tỵ, giữa giờ thìn bà trở dạ sinh hạ được một cậu con trai tướng mạo khôi ngô, tuấn tú khác thường.
Sau một trăm ngày ông bà đặt tên cho con mình là Nguyễn Tuấn. Nguyễn Tuấn được sáu tuổi thì cha mất, bà chôn cất chồng rồi đưa con sang núi Tản, ngày ngày vào rừng đốn củi để tìm kế sinh nhai. Cùng lúc đó Nguyễn Hiển, Nguyễn Sùng là hai anh em sinh đôi con ông chú ruột cũng mồ côi cha mẹ. Bà Đen tần tảo sớm hôm nuôi con và hai cháu trong cảnh rau cháo qua ngày. Nguyễn Tuấn gặp được bà Ma Thị - Cao sơn thần nữ (bà chúa Thượng Ngàn) nhận làm con nuôi. Năm mười hai tuổi Nguyễn Tuấn theo học Lý Đường Tiên Sinh và đổi tên là Nguyễn Tùng, Ngài được Thái Bạch Thần Tinh ban cho “ chiếc gậy đầu sinh đầu tử” (gậy trúc thượng võ), được Long Vương(Thủy Tề) tặng cho cuốn “Thần thư pháp quyền” (sách ước) để làm ra nhiều phép màu nhiệm cứu dân, độ thế.
Nguyễn Tuấn đã trở thành người cứu độ, tài cao, văn võ song toàn, có phép thần thông biến hóa và trở thành vị thần (Thánh) của núi Tản Viên – Thần Sơn Tinh (thần núi, thần sư). Đời sau có thơ rằng:
Lăng Xương cốt cách ngọc tinh thần
Mang dấu rồng thiêng xuống hạ trần
Thái Vĩ cũng là tiên thượng giới
Sinh ra Thánh Tản ở động này.
Chuyện kể rằng đời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương), nhà Vua có hai người con gái, người chị tên Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử, người em tên là Ngọc Hoa, nhan sắc tuyệt trần. Vua muốn chọn người tài kén làm phò mã, nên đã cho xây lầu, kén rể ngoài thành. Một hôm có hai người đến cầu hôn, một người xưng là Sơn Tinh, một người xưng là Thủy Tinh ở bể Nam Hải. Hai người đã cùng thi tài nhưng không phân thắng bại. Vua Hùng không biết chọn ai, nên đã đưa ra một lễ vật thách cưới rất đặc biệt với: “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” và ra điều kiện : Nếu ai đưa lễ vật đến trước thì Vua gả con gái cho. Nhờ có sách ước, Sơn Tinh đã thực hiện đúng yêu cầu của nhà Vua được lấy công chúa Ngọc Hoa làm vợ. Kẻ tình địch mang long thù hận đã mở cuộc thủy chiến để chiến đấu với Sơn Tinh. Ngày nay trên núi Ba Vì và vùng phụ cận còn để lại nhiều dấu tích, sự tích mang tên đất, tên làng liên quan đến truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh.
Tương truyền vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên (258 TCN) có Thục Chế là cháu họ Vua Hùng làm Lạc tướng ở bộ lạc Tây Vu (nước Lào ngày nay) đã cho con trai của mình là Thục Phán sang cướp nước Văn Lang vì ghen tức không lấy được Ngọc Hoa công chúa. Cuộc chiến tranh Hùng – Thục xảy ra ác liệt và Sơn Tinh đã phải ra tay dẹp loạn, đất nước mới trở lại bình yên. Sau khi đánh thắng quân Thục, Sơn tinh khuyên Vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán và được Vua Hùng chấp nhận. Thục Phán lên ngôi, hiệu là An Dương Vương, và lấy tên nước là Âu Lạc . Cảm kích trước tấm long đại nhân, đại nghĩa của Vua Hùng và Sơn Tinh, Vua Thục đã lập “ Cột đá thề” trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để nguyện giữ gìn cơ nghiệp của tổ tông và thờ phụng Vua Hùng mãi mãi.
Tục truyền ngày rằm tháng Giêng Ngài sinh. Ngày mồng sáu tháng mười một Ngài hóa thân về trời. Cùng với Thánh Gióng (Phù đổng thiên vương), Chử Đổng Tử (Chử đạo tổ), bà chúa Liễu Hạnh. Thánh Tản Viên – Sơn Tinh là vị Thánh đứng đầu trong bốn vị “Tứ bất tử” của dân tộc ta từ ngàn xưa.
Với tư tưởng “Thời chiến dụng võ, thời bình dụng văn”, biết liên mình các bộ tộc lại với nhau để đoàn kết giữ nước và dựng nước, Thánh Tản Viên – Sơn Tinh đã có công xây dựng lên một quốc gia Âu Lạc bền vững để ra đời nền văn hóa trống đồng nổi tiếng sau này.
Vua Trưng Vương (Trưng Trắc) sắc phong Ngài là : “Tản viên sơn quốc chúa đại vương Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần”. Vua Trần Nhân Tông(1279 – 1293) sắc phong ngài là “Hữu thánh hưng quốc hiển ứng vương”. Vua Tự Đức (1883) phong Ngài là thượng đẳng tối linh thần” v.v…
Thánh Tản Viên – Sơn Tinh không chỉ sống trong lòng dân, mà cả văn học thành văn từ nhiều thế kỷ trước đã ghi chép nhiều chuyện về Ngài như: “Việt điện u linh”, “Lĩnh Nam chích quái”, “Thánh Tông di ký toàn thư”, “Việt sử thông giám cương mục” v.v… Những công tích của Ngài được nhân dân thần thánh hóa thành các lễ hội, tích trò để lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Ngài được phong là “Tản Viên Sơn quốc chúa kiêm Thượng đẳng thần” và được suy tôn là:
Tản Viên sơn thần
Đệ nhất phúc đẳng thần
Đệ nhất bách thần
Thượng đẳng tối linh thần
Nam thiên thánh tổ.
Sơn Tinh là thần, hơn thế nữa lại là thần “bất tử”. Ngài là vị thần khai sáng văn hóa vị anh hung chống lũ lụt, anh hung chống ngoại xâm và là vị thần liên minh các bộ tộc Việt – Mường, là hồn thiêng sông núi, mãi mãi đi vào tâm thức của người dân đất Việt.
Ba Vì cao ngất tầng mây
Sơn Tinh chuyện cũ đến nay còn truyền.
http://thanhtanvien.com/bavi/index.php?option=com_content&view=article&id=1123:thanh-tn-vien-sn-tinh&catid=117:nhan-kit&Itemid=513.
Nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh
Hiện tại hệ thống các hành cung của Tản Viên còn lại gồm:
- Thượng cung thần điện là đền Thượng, nằm trên đỉnh Tản của Ba Vì.
- Tây Cung gồm đền Trung trên núi Chàng Rể và đền Hạ ở bờ hữu sông Đà, đối diện với quê Lăng Xương.
- Nam Cung là đền Ao Vua.
- Đông Cung là đền Và ở cạnh thị xã Sơn Tây, cạnh sông Hồng. Hội đền Và khi tổ chức còn có sự tham gia của làng Duy Bình, nơi có đền Dội ở đối diện bên kia bờ sông Hồng, tương truyền là nơi Thánh Tản đã lấy nước tắm bên sông.
- Bắc Cung là đền Thính ở Tam Hồng - Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Thính là đọc tranh âm của Thánh. Bắc Cung Thượng là đền Tranh ở Trung Nguyên – Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Yên Lạc cũng là nơi có di chỉ khảo cổ Đồng Đậu, với tầng văn hóa từ thời Phùng Nguyên.
Theo thần tích đền Và thì cung Trung và cung Hạ (Tây Cung) là nơi cầu đảo, tế lễ. Đông Cung là nơi “nghe tâu bày các việc”. Bắc Cung là nơi nghỉ ngơi.
( Xin theo dõi bài 2 - dienbatn ).
Hiện tại hệ thống các hành cung của Tản Viên còn lại gồm:
- Thượng cung thần điện là đền Thượng, nằm trên đỉnh Tản của Ba Vì.
- Tây Cung gồm đền Trung trên núi Chàng Rể và đền Hạ ở bờ hữu sông Đà, đối diện với quê Lăng Xương.
- Nam Cung là đền Ao Vua.
- Đông Cung là đền Và ở cạnh thị xã Sơn Tây, cạnh sông Hồng. Hội đền Và khi tổ chức còn có sự tham gia của làng Duy Bình, nơi có đền Dội ở đối diện bên kia bờ sông Hồng, tương truyền là nơi Thánh Tản đã lấy nước tắm bên sông.
- Bắc Cung là đền Thính ở Tam Hồng - Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Thính là đọc tranh âm của Thánh. Bắc Cung Thượng là đền Tranh ở Trung Nguyên – Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Yên Lạc cũng là nơi có di chỉ khảo cổ Đồng Đậu, với tầng văn hóa từ thời Phùng Nguyên.
Theo thần tích đền Và thì cung Trung và cung Hạ (Tây Cung) là nơi cầu đảo, tế lễ. Đông Cung là nơi “nghe tâu bày các việc”. Bắc Cung là nơi nghỉ ngơi.
Đền Và ( Đông cung ) là nơi làm việc của Tản Viên Sơn Thánh.
Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi phía Tây Ba Vì, là nơi thờ bà Ma Thị, mẹ nuôi của Tản Viên. Đền Trung được xây dựng từ triều Lý, đền triều Nguyễn, vua Minh Mạng cho Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai trùng tu lại. Nằm ở sườn núi trên một cánh rừng tương đối bằng phẳng, cửa đền nhìn về hướng Tây, đối diện là núi Chàng Rể, phía dưới là dòng sông Đà như một dải mụa trắng vắt ngang, lại càng tôn lên vẻ thiêng liêng hùng vĩ.
Đền ao vua
Thượng cung thần điện là đền Thượng, nằm trên đỉnh Tản của Ba Vì.
( Các ảnh trên sưu tầm trên internet)
( Xin theo dõi bài 2 - dienbatn ).
Chờ mỏi cổ chẳng thấy "Đ" gì hết, lúc này già cả rồi viết chậm wa!
Trả lờiXóahe he, đúng thật là già rồi. Gần sáu chục mùa khoai lang rồi chứ ít chi nữa.Thân ái. dienbatn.
Xóa