ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT.BÀI 4
Trả lời câu hỏi : " Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang nằm trong khoảng giữa hai ngã ba sông : Ngã ba sông Thương và sông Lục Nam, ngã ba sông Thương và sông Cầu. Đây là một vùng tồn tại dày đặc các Huyệt kết với những con Long thật đặc biệt.Tuy nhiên trong nhiều năm qua, khu vực này chưa thật sự phát triển và cũng không có mấy người thành đạt theo đúng tầm vóc của những Huyệt kết, những con Long khủng như vậy. Nguyên nhân do đâu ???"
Ta chỉ xét riêng con Long " Thủy Long" tại thôn Trung - Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang .Xin nhắc lại lịch sử của vùng đất này như đã viết : "
Theo khảo sát của dienbatn, khu vực xóm Trung - Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang có một lịch sử khá thú vị. Chỉ riêng nội xóm Trung này, đã ba lần phải làm Đình, làm Chùa lại . Chỉ riêng cái tên Chùa là Hành Quán cũng như một dự báo cho tương lai không ổn định của nó. Lần đầu tiên, Chùa được cất ngay sát chân đê, ngay cạnh sông Thương. Thời gian sau đó, Chùa và Đình Hành Quán lại được cất lại ở một vị trí cách đó khoảng gần 1 Km.Sau trận lụt năm 1971, cả khu vực này chìm trong biển nước mênh mông, cả xóm Trung phải chuyển lên sinh sống tại một nửa quả đồi cách nơi cũ khoảng gần 2 Km. Chùa và Đình Hành Quán lại một lần nữa " Hành quân" lên ngọn của quả đồi này. Khảo sát lại khu vực Chùa và Đình cũ. Khu vực này là đầu một con Long rất lớn, tuy nhiên con Long này không phải quê quán nó tại đây - Nó cũng là " Long ngụ cư ". Con Long này đặc biệt ở chỗ nó không xuất phát từ Long mạch của dãy Nham Biền. Sau khi khảo sát tất cả các khu vực xung quanh, dienbatn nhận thấy đó là một con Long xuất phát từ mạch Long của Côn Sơn - Kiếp Bạc bên kia sông Thương. Cụ thể là con Long này bắt nguồn từ phần cuối của dãy Nam Tào - Bắc Đẩu bên kia sông, sau đó nó chui qua sông Thương và nhô đầu lên khu vực nền Đình - Chùa Hành Quán cũ.Thế Long như vậy thật hiếm có vì nó như một bông sen mọc lên từ dưới đáy dòng sông Thương, chồi lên nên nó không bị ảnh hưởng vì các việc kiến tạo, san ủi của con người. Thế đất này cũng tương tự như thế đất " Mả táng treo " tại Nam Sách - Hải Dương là mộ của Vũ Hồn, Tổ của dòng họ Võ- Vũ Việt Nam."
Một lần nữa, chúng ta phải quan tâm đến việc : Tại sao trong vùng đất nhỏ bé này, có rất nhiều những cái miếu nhỏ mà dân ở đây gọi là " Ghè ": Ghè Rùa, Ghè Sắc, Ghè cũ ngoài bờ sông...???
Qua nhiều lần khảo sát, nghiên cứu, dienbatn thấy rằng tất cả các Ghè đều có đôi câu đối, chính là Sắc phong của các triều đại phong tặng cho 2 vị Thần ( Nhân Thần và Linh Thần ) ở đây.
" Đương cảnh Thành Hoàng chiếu kế hiển huy vân cảnh Đại Vương Lý Chiêu Công Công Thần. Mỹ tự : Tế thế hộ Quốc phù vực an dân, hậu công đại đức, bảo cảnh vân thông Đại Vương Thượng đẳng Thần.Bản cảnh Thành Hoàng Đông hoa bảo hữu đại Vương. Mỹ tự : Thuần trinh chế thắng, an phụ hoằng ân Đại Vương. Mỹ tự : Thuần trinh chế thắng, an phụ hoằng ân Đại Vương Thượng đẳng Thần."
Nhìn nhận sự việc này ta tưởng đơn giản, nhưng thực ra đây chính là một cách trấn đất của người xưa - Đây cũng chính là những Đạo Bùa trấn đất. Đem danh hiệu của Thành Hoàng đặt liên tiếp trên con đường vận hành của Long mạch để đe dọa những thế lực xấu hắc ám, làm ảnh hưởng đến Địa Khí của Long mạch. Vậy những thế lực xấu hắc ám, làm ảnh hưởng đến Địa Khí của Long mạch đó là gì ? Tiếp tục nghiên cứu, dienbatn thấy truyền thuyết về những hòn đá Thần có khá nhiều trong khu vực này ( loại đá này không hề có trong kết cấu địa chất của khu vực, nó được mang từ nơi khác đến và chôn một cách có chủ ý tại đây.). Những hòn đá này được dân ở đây từ xưa gọi là đá Thần vì khi có người muốn di chuyển nó, đào nó, lật nó lên thì y như trong thôn lại có những chuyện xấu xẩy ra. Dùng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, Huyền môn đều phát hiện những viên đá này mang một năng lượng cực xấu, nơi đặt viên đá ( từ nay ta gọi là những tấm Thẻ ), xuất hiện những vực sâu hun hút, đen ngòm, không đáy của năng lượng.
Thì ra : Nó đây - Đây chính là nguyên nhân đã nêu tại đầu bài.
Xét qua sự việc này,ta liên tưởng tới những tấm thẻ ếm tại Bài Bài ( Thất Sơn ), tại Hà Tiên... mà ngày xưa Phật Thầy Tây An đã cùng những đệ tử của mình phá ếm của người Tàu.
Tại cửa khẩu Tân Thanh ( Lạng Sơn ) cũng có một hòn đá mang nhiệm vụ tương tự và được che chắn bằng một hình thức khác.
Những tấm thẻ đá này được chôn hoàn toàn một phía bên Thanh Long của Long mạch - Như ta thường biết - Thanh Long đại diện cho đàn ông, cho khí lực Dương.Như vậy dẫn đến toàn bộ nhân tài đàn ông ở khu vực này đều bị ếm không thể ngóc đầu lên được. Do khí lực của Long mạch quá lớn nên mặc dù bị ếm, đàn ông trong khu vực này vẫn còn ...rất có uy trong gia đình, phụ nữ hầu như phục tùng tuyệt đối.Thất đáng tiếc cho một Long mạch to lớn đến thế mà không được phát huy tác dụng. Tề gia - Trị Quốc - Bình Thiên Hạ - Trong 3 điều cần làm , đàn ông trong khu vực này mới làm được điều đầu tiên.
dienbatn và một số ACE trong Đạo tràng Liên Hoa vô vi đang khảo sát địa mạch.
Vấn đề còn lại là phải xác định tác giả và mục đích của những tấm Thẻ đó là gì ?
Xem lại lịch sử của những dòng sông bao quanh Đồng Việt :
"Hệ thống sông Thái Bình là tên gọi của một hệ thống sông gồm sông Thái Bình cùng các phụ lưu và chi lưu của nó. Các phụ lưu gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam ở thượng nguồn với tổng chiều dài khoảng 1.650 km và diện tích lưu vực khoảng 10.000 km². Ngoài ra, hệ thống sông này còn nhận một phần dòng chảy của sông Hồng, để đổ ra biển Đông.Sông Cầu dài 290 km, bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua Thái Nguyên) và làm ranh giới hai tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh. Sông Thương phát nguyên từ Lạng Sơn chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, thành phố Bắc Giang, Yên Dũng và dài khoảng 80 km. Sông Lục Nam phát nguyên từ Đình Lập (Lạng Sơn), chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam (Bắc Giang) với tổng chiều dài hơn 200km.
Chỗ hợp lưu của các con sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, Đuống, Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình gọi là Lục Đầu Giang, do đây là nơi sáu con sông gặp nhau. Các sông này hợp nhau tại thị trấn Phả Lại huyện Chí Linh thành sông Thái Bình, dòng chính của hệ thống sông này, chảy qua tỉnh Hải Dương và đổ ra biển bằng tại cửa Thái Bình (nằm ở giữa ranh giới hai huyện Tiên Lãng và Thái Thụy) dài 385 km, qua ranh giới hai huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo của thành phố Hải Phòng. Do hệ thống sông Thái Bình có nối với sông Hồng bởi sông Đuống (ở thượng lưu) và sông Luộc (ở hạ lưu) nên đôi khi người ta còn gọi hệ thống này là hệ thống sông Hồng-Thái Bình và nó tạo ra khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống này giúp phân nước sông Hồng khi mùa lũ, làm giảm thiệt hại ở hạ lưu sông Hồng.
Sông Thương (hay sông Nhật Đức) là một sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và là một chi lưu của sông Thái Bình.
Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua thành phố Bắc Giang (tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam (ngã ba Nhãn) và sông Cầu (ngã ba Lác), rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác.
Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, sông Thương chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng.
Sông Thương có một chi lưu lớn là sông Sỏi chảy từ huyện Yên Thế (Bắc Giang). Chúng hợp lưu tại nơi tiếp giáp của ba huyện: Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang. Đến gần thành phố Bắc Giang, có thêm một dòng sông đào đổ nước vào sông Thương, nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Hiện tượng này có thể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang.
Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Các loại tàu thuyền có tải trọng 200-250 tấn, xà lan 250-300 tấn tham gia vận tải đường sông từ Phả Lại-Bến Tuần (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang dài 49 km), từ Bến Tuần - Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang các loại thuyền nhỏ có tải trọng từ 50-70 tấn tham gia vận tải được trong 2 mùa (đoạn Bến Tuần - Bố Hạ dòng sông hẹp có nhiều bãi bồi).
Thời phong kiến khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau ở đây thật là thương cảm lên từ đó người con sông nay được gọi là Sông Thương.
Theo sự nhận xét của nhà văn Toan Ánh thì chuyện "Sông Thương nước chảy đôi dòng" là có thật!Đó chẳng qua là hiện tượng nhập giang của con ngòi (Đa Mai) chảy từ cánh đồng chiêm làng Đa Mai (Mỹ Độ) nối kết với dòng sông Thương (nước của cánh đồng chiêm thì đục đầy phù sa, gặp nước sông Thương trong xanh, hai dòng nước không hòa lẫn với nhau ở một đoạn khá dài (khoảng 100 thước). Hiện tượng này, ngày nay không còn nữa và sự phân ly của người xưa đã hết, nhưng con sông Thương đã chảy vào lòng người những tâm tình tràn ngập phù sa thương nhớ.
Như trong ca khúc tiền chiến "Con thuyền không bến" của Đặng Thế Phong:
...Lướt theo chiều gió, một con thuyền,
Theo trăng trong, trôi trên sông Thương,
nước chảy đôi dòng, biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông Thương, nào ai biết nông sâu?
Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng..."-http://vi.wikipedia.org
Ngày xưa trên những dòng sông này tấp nập thuyền bè ngược xuôi và chắc chắn trên những chiếc thuyền đó, không ít những thày Địa lý trên con đường " Tầm Long - Tróc mạch " dừng lại khám phá địa cục ở mảnh đất này. Một con Long hùng vĩ đến như thế này thì khó mà thoát khỏi sự săn tìm của những vị thày đó. Mục đích của việc trấn ếm đã quá rõ ràng, tác giả của nó là ai , không nói , dienbatn nghĩ rằng các bạn cũng đã đóan ra. Vấn đề còn lại là việc hóa giải những tấm thẻ ếm đó như thế nào, xin các bạn tiếp tục theo dõi ở bài 5.
Thân ái - dienbatn .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét