Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

THẦN THÁNH TRUNG HOA .NHƯỢC THỦY DỊCH . BÀI 3.

THẦN THÁNH TRUNG HOA
Bản dịch của Nhược Thủy - dienbatn giới thiệu.

LỜI NÓI ĐẦU : Đây là bản dịch rất công phu của Nhược Thủy trong trang Hoangthantai . Nay không còn thấy trang này hoạt động nữa. dienbatn chép lại vào đây để làm tư liệu . Mong bác Nhược Thủy cảm thông.
 THẦN THÁNH TRUNG HOA TẬP  I
Lời giới thiệu:- Nhận thấy từ trước đến nay, người Việt Nam chúng ta theo phong tục tập quán của người Trung Hoa, nên đã tin tưởng và thờ phụng rất nhiều vị Thánh, Thần giống như người Trung Hoa. Tài liệu giải thích về các Ngài thì quá ít và không có cơ sở khảo cứu , chỉ theo truyền khẩu nhiều hơn. Nay tôi xin cố gắng dịch những tài liệu nầy từ một Website có uy  tín và khảo cứu cẩn thận, xin kính tặng tất cả huynh đệ trong 4R-HTT. Nếu có chỗ nào sai sót, xin quí cao nhân hoan hỉ chỉ bảo cho (kèm theo nguyên tác  để quí vị dễ đối chiếu).
Xin thành thật cảm ơn quí huynh đệ.
Nhược Thủy
( Mùa Hạ năm Mậu Tí-2008).
11.THIÊN  HẬU  NƯƠNG  NƯƠNG .

天后娘娘
湄洲,是福建興化府莆田縣東南海中的一個小島嶼,疊山環海,風景奇佳,島中的居民不多,均以捕魚為業,民情諄厚而精勤。在五代十國的未期(約 943年),閩王王廷政屬下的一個都巡檢林愿,祖先代代做官,妻子王氏。告老還鄉後,居於福建莆田湄州島紅螺鄉,由於樂施好善,人稱為林善人,夫妻結髮,生下一男五女,長子林洪毅,身體虛弱,夫妻甚感子嗣單薄,日夜齋戒沐浴,向觀音菩薩虔誠的祈禱,希望能庇祐再添一子。某夜,媽祖的母親在睡夢之中,隱約看到觀音菩薩賜他一粒藥丸,把藥丸吞服後,不久就懁孕了。時值北宋太祖趙匡胤建隆元年( 960年 )三月二十三日的黃昏時候,天空佈滿了彩雲,從西北方有一道紅光射進寢室,光輝燦爛,耀眼奪目,室內異香氤氳韻不散,此時,王氏感覺肚子開始陣痛,順利生產了第七胎兒。
林氏夫妻看到所生的嬰兒又是女的,有點失望,但仔細瞧著,這嬰兒與眾不同,且是觀音菩薩賜靈丹所生,因此十分疼愛。媽祖出生時,並不號啕大哭,反而對著人微笑,取名林默娘。
  據說,林默娘在四、五歲時跟隨父親到浙江定海普陀山遊玩,林默娘看到了觀音的塑像,就一直目不轉睛地默默地注視著,此後,就擁有非常奇異的感應力量,可預知吉凶禍福,幫人消災解難。八歲就塾讀書研讀經史悉解文義,過目不忘,平日喜歡焚香禮佛。在十三歲的時候拜道士玄通學法術,得以傳授「玄微秘法」,能替人醫病,到十五歲時,得一仙女授予銅符,之後就漸漸學會替人驅邪治病。自從有了超感應力之後,鄉里及城鎮的人,不論遠近,都來找她治病或卜算吉凶休咎。
  除了治病及預知吉凶禍福外,林默娘最令人敬佩與崇拜的就是拯溺神力。
  漁民們在海上航行,難免會遇上大風巨浪,以至舟船沈覆,漁民遇溺斃命。這時,有一些遇到海難,能僥倖得以保命逃脫歸來的漁民們都說:「當時,大家都落入水中,危急之間,隱約看到一位紅衣少女乘坐一張草蓆之上,在海上穿梭往來,一一將溺水的人救上岸,之後,少女便不見了。」當獲救的人們回到家,才知到是家里人去求過林默娘,而林默娘也答允拯救他們。此後,人們就稱林默娘為神女或龍女。
  十六歲時,有一天,聖母不慎墬落深井中,鄰人驚呼趕來搶救,可是奇怪的很,她從井裡被人救出時衣裳沒有打濕,而雙手捧著一雙神仙銅符,她得到這件寶物加以研讀後,遂得通靈變化術,驅邪玄妙之術,因她神通宏大,法力無邊,可治癒萬病,故離開故鄉周遊救世,從此她的聲譽傳佈遐邇。
  十七歲時,有一天湄洲港有一隻商船適遇大風觸著暗礁而傾覆,舟人大聲呼救時,聖母趕到投草數根於水中皆化為大木,舟人攀住大木乃得慶生,聖母之功大矣。
  十九歲時,有一天,她忽然在織布機上打瞌睡,夢見波濤洶湧,她父親與其兄的船被風浪打擊翻覆,於是她急忙泅前搶救,用嘴啣住父親,另以手拉著哥哥奮力游回陸岸,正在極力和浪濤掙扎搏鬥間,忽聞母親呼叫聲急忙回應,口一開她父親遂沉沒於惡浪海中,她醒後向母親哭縷述夢中情景,她母親以為夢中事情不足為憑信,可是過了不久噩耗果然傳到,她父兄在歸途中卻遇風浪坐船覆沒,其父不幸沉溺駭浪中,於是禮佛益堅。
  二十歲時,莆田適逢大旱,數月未得雨水,井水盡乾,草木俱枯,人畜死者不計其數,聖母乃應縣官之請禱天祈雨,未幾大雨沛然下降,眾民大喜感謝聖母恩德不已。
  二十二歲時,西北方出有兩惡神,名曰千里眼、順風耳,人民受其作祟損害非淺,最後於桃花山被聖母降服,改邪歸正收為左右二將,終日協助聖母救渡舟車受難之行旅。在每一座媽祖廟中均可見在其法像兩旁侍立金王千里眼及柳王順風耳兩位將軍。千里眼神像,青面獠牙,眼觀千里,專門替媽祖眼觀千里災效。順風耳神像,紅面獠牙,耳聽八方,為千里眼之弟。陪待媽祖身旁,為她耳聽四方哀告。
  廿六歲時,自春夏每日下雨不止,田園人家皆被水流失,民無米可炊,無處可居,地方官仍求於聖母,聖母亦不忍萬民受災,聖母曰:善哉!善哉!皇天將哉,皆人間做惡之所致也,吾今願代萬民對天謝罪,即焚香燒符對天默禱,傾刻間平地忽起一陣狂風掃開濃雲,天即放晴,忽見一條蛟龍自水中滾起騰雲而去,其普濟逸事不勝枚舉。
  宋太宗雍熙四年(公元  987年),九月初八,林默娘告訴家人說:「明天是重陽節,我也想去登高,避開這喧嚷無比的塵寰。」而九月初九正是重陽節,家人以為她只象民間一般人去爬山登高遊賞罷了,不以為意。第二天一大早,林默娘梳洗完畢,便盛裝出門。當她登上湄州的高峰時,竟然在白雲峻嶺之間,如踏平地一樣,悠揚地隨風而去,這時,只見雲端射出了五彩紛繽的光芒,一對金童玉女迎接著林默娘連袂飄飄地昇天而去。
  鄉里人為紀念她的功德,建造廟宇奉祀,稱她為『通賢靈女』。
  宋微宗宣和四年,允迪受命出使高麗國,在海上竟遇上大風浪,得媽祖保佑而能平安歸國。因此,媽祖得到朝廷的第一次賜號--微宗傳旨賜給林默娘一塊「順濟宮」的廟匾。
  宋宣和五年賜封為「南海神女」。
  宋高宗時,詔封為「崇福夫人」。
  宋高宗紹興廿九年,再詔封為「崇靈惠昭應夫人」。
  宋光宗時,嘉封為「靈惠妃」。
  元世祖至元十八年,媽祖因庇護漕運有功,受封為「護國明著天妃」。
  明太祖洪武初年,媽祖庇護運送數百萬石船隊安全抵達目的地,明太祖便敕封媽祖為「昭應德正靈應子濟聖妃娘娘」。
  明成祖時,嘉封為「護國庇民普濟天妃」。
  在明朝時,媽祖一再地昭應顯靈,以救助有危難的人民。明成祖永樂年,拯救杭州的百戶郭保脫離海難。明憲宗成化年,二次拯救保佑杭州給事中陳詢順利出使日本。明世宗嘉靖十三年,拯救給事中四明陳侃脫離海難順利抵達琉球島。
  於是,福建沿海的漁民,每遇風浪而得到媽祖拯救的,返岸後都大興廟宇祀奉。
  明未清初,鄭成功率領部下,決定乘船跨越海峽收復台灣,船卻在台南鹿耳門不幸擱淺,無法前進,得媽祖顯靈昭應,以潮水助之,順利把荷蘭人打敗而收復台灣。並於永曆十六年九月大興土木,建鹿門聖母廟(台灣的第一座媽祖廟),以答謝媽祖的救命之恩。
  清朝康熙十九年封為「護國庇民妙應昭應弘仁普濟天妃」。
  清朝康熙廿二年靖海侯施琅將軍攻臺澎時有「神靈顯應」奇蹟出現,凱旋回師後奏。康熙廿三年,皇上敕封林默娘為「天后」,後來又加封為「天上聖母」,並且派遣使者至湄州祭祀,又撥國幣擴建媽祖廟宇。
  清聖祖時,嘉封為「天后元君聖母娘娘」。
  清朝雍正四年,撥國帑擴建廟宇,并遣使到湄州致祭。天后宮數以千計,但稱得上天后宮之首的要算福建莆田的湄州祖廟了。湄州,是媽祖降生和升天的地方,建廟年代比較悠久,此廟創建于北宋雍熙四年,已有千年歷史,湄州的媽祖廟,創建的時候,規模很小,編竹葦茅,非常簡陋,但是經過宋、元明清四代多次重修重建,極其富麗堂皇,廟宇前臨大海,潮汐吞吐,激響回音,有「湄州潮音」之譽。農歷三月二十三日是媽祖誕辰,屆時遠近漁民都來朝拜,還有台灣的「湄州媽祖進香團」前往進香,有時多達數萬人。
  在台灣,由於歷史的因素,媽祖由中國大陸的福建,遠道供請而來。因此,台灣慣例規定,每年恭奉媽祖,都需要環島一周。即使是日治年代,奉媽祖的慣例,亦只是以三日改為一日,習俗並沒有因此而改變。在三月十九媽祖誕當日,先由當年請來媽祖的北港民眾開始供奉,例由北港渡海回福建湄洲謁祖,回程時在定平港登陸,同日回到北港,即舉行環島繞境儀式。同時亦保留不少祭媽祖的傳統。 
Thiên Hậu Nương Nương

Ở trong biển Đông Nam (Hải) có dãy đảo đá nhỏ tên là  My Châu, thuộc huyện Bồ Điền, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phước Kiến. Núi thành vòng bao quanh biển, phong cảnh vô cùng mỹ lệ. Dân sống trên đảo không nhiều, hầu hết đều hành nghề đánh bắt cá. Người dân thật thà chất phác siêng năng.
Vào thời Ngũ Đại thập quốc (khoảng năm 943) , có Ông Lâm Nguyện làm chức Đô Tuần Kiểm, là thuộc hạ của Mân Vương Vương Đình Chính. Tổ tiên đời đời lám quan, cưới vợ dòng dõi hoàng tộc. Lâm Nguyện đến tuổi già về hưu trí tại làng Hồng Loa đảo My Châu phủ Bồ Điền Phước Kiến. Do vì ông bà thường làm công việc từ thiện bố thí , nên dân chúng  gọi là “Lâm thiện nhân”. Hai ông bà ăn ở với nhau hạ sanh được sáu  người con, một trai năm  gái. Con trai tên Lâm Hồng Nghị thì thân thể bạc nhược yếu ớt đau ốm hoài. Ông bà tự nghĩ chắc mình kém phước đức nên chay lạt hằng ngày, luôn hướng về Bồ  Tát Quan Thế Âm để cầu nguyện van vái cho được đứa con trai khác khỏe mạnh. Một đêm nọ, bà Lâm đang ngon giấc, mộng thấy đức Quan Âm mang đến cho bà một hoàn thuốc bảo bà hãy uống. Bà vâng lời uống hoàn thuốc nầy thì giựt mình tỉnh dậy. Ít lâu sau, bà biết mình có thai.
*Năm Kiến Long thứ nhất (năm 960) đời vua Bắc Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, ngày 23 tháng ba vào lúc hoàng hôn , trên thiên không có mây trời năm sắc, từ hướng Tây bắc có một đạo hào quang bay thẳng vào phòng của Bà Lâm làm sáng rực cả nhà, trong nhà có mùi hương lạ tỏa lan khắp nơi. Lúc ấy, bà Lâm cảm thấy đau bụng và nhẹ nhàng sanh ra đứa con thứ bảy.
Ông bà nhìn thấy đứa trẻ sanh ra lại là con gái thì hơi thất vọng, nhưng quan sát kỹ thì đứa nhỏ nầy không giống như những trẻ mới sanh khác, vả lại, đây là đứa trẻ do Quan Âm Bồ Tát ban cho, nên đổi buồn làm vui. Đặc biệt nhất là khi sanh ra, đứa bé chẳng những không khóc mà lại nhoẻn miệng cười. Ông bà đặt tên cho trẻ là Lâm Mặc Nương.
* Khi Lâm Mặc  Nương được bốn, năm tuổi, có lần đi theo cha đến núi Phổ Đà ở Định Hải, Chiết Giang để du ngoạn. Khi Lâm Mặc Nương nhìn thấy tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, thì cô nhìn không chớp mắt. Mãi thật lâu, hình như có một sự cảm ứng kỳ diệu từ Bồ Tát thấm vào cô Lâm. Từ đó, cô bổng nhiên có được khả năng lạ lùng là biết trước những điều cát hung họa phước của người khác, giúp cho họ tránh được tại nạn hung hiểm.
* Đến tám tuổi, cô Lâm đã đọc được được nhiều sách kinh sử , lại còn giải nghĩa thông suốt đạo lý trong sách, khiến mọi người nễ phục. Sách nào chỉ cần xem qua liền nhớ đầy đủ, cô lại chăm chỉ vui vẻ thắp hương lễ Phật hàng ngày không trể nãi.
*Năm 13 tuổi, cô bái đạo sĩ Huyền Thông làm thầy để học  pháp thuật và  được truyền thụ “huyền vi bí pháp”, có thể trị bệnh cứu người.
*Đến 15 tuổi, lại được một vị tiên dạy cho “Đồng phù” và các pháp trừ tà trị bệnh, cứu giúp cho rất nhiều người mắc bệnh khó trị.
 Thời gian ấy, cô lại tăng thêm những sức cảm ứng khác tăng thêm năng lực lớn mạnh, bệnh nhân gần xa trong ngoài thành trấn … đề kéo đến xin cô cứu chữa những bệnh ngặt nghèo đều lành, lại còn nói thêm cho biết những điều họa phước để họ tránh tai nạn và gia tăng lòng hướng thiện làm lành.
*Ngoài những tài năng chữa bệnh và dự đoán cát hung nói trên, cô Lâm còn một năng lực siêu phàm đặc biệt khác là “cứu người bị chìm”.
Những ngư dân khi đi ra biển không sao tránh khỏi giông bão, nhiều khi tàu thuyền còn bị nhận chìm, sự chết chóc  xãy ra thường xuyên. Nhưng dạo ấy, những ngư dân trong vùng  bị nạn chìm thuyền đều thoát nạn trở về nhà an toàn. Những người ấy kể lại rất giống nhau một sự kiện lạ lùng là:- “ khi tàu thuyền bị nhận chìm, người bị rơi xuống biển, bổng nhiên thấy một vị nữ nhân mình mặc áo đỏ, đứng trên một tấm chiếu  bằng cỏ, từ xa lướt sóng tới, nắm tay kéo người bị nạn vào bờ an toàn. Sau đó thì không thấy vị  hồng y  đâu cả. Nhiều lần xãy ra như thế, những nạn nhân nầy bảo rằng, trong lúc nguy cấp, chợt nhớ tới và khấn vái Lâm Mặc Nương nên được cứu thoát nạn chết. Từ đó, người ta tôn xưng cô Lâm là “thần nữ” hoặc “long nữ”.  
* Năm 16 tuổi, có một lần, cô Lâm bị té xuống giếng sâu, người nhà kinh hãi hô la cầu cứu. Khi đứ được cô lên, thì lạ lùng thay, mình mẫy của cô đã chẳng bị ướt chút nào, mà hai tay cô lại có cầm hai tấm “Đồng phù” (bùa vẽ trên miếng đồng). Từ khi cô được hai tấm bảo vật nầy, cô chăm chú rèn luyện theo đó. Chẳng bao lâu, cô trở nên thần thông quảng đại pháp lực vô biên, có thể trị lành muôn bệnh nan y. Cô xin đi vân du bốn phương để cứu đời.  Thanh danh của cô ngày càng lừng lẫy, thiên hạ đều biết.
* Năm 17 tuổi, có lần chiếc tàu buôn đang vào  cập bến cảng My Châu, thì chẳng may sóng to ập đến, làm chìm. Tiếng hô la cầu cứu inh ỏi. Cô Lâm xuất hiện, nhắm hương chiếc tàu ném ra một số cỏ , khi cỏ chạm nước bổng hóa thành những khúc cây to nổi trên mặt nước. Số thuyền nhân nhờ bám vào đó mà được cứu thoát chết, cảm tạ ân đức “Thánh Mẫu” khôn cùng.
 * Năm 19 tuổi, một ngày nọ cô Lâm đang nằm ngủ trên ghế bố, mộng thấy cha và anh cô đi trên chiếc thuyền giữa biển cả,  bị sóng to gió lớn đánh chìm. Cô phi thân bay đến chỗ nạn, miệng ngậm dây nịt của cha tay xách người anh bay vào bờ. Nhưng ngay lúc ấy có tiếng kêu của bà mẹ, cô hốt hoảng mở miệng và buông tay ra thì cha và anh cô bị rơi xuống biển. Tỉnh giấc, cô khóc lóc kể lại sự việc chẳng lành ấy cho mẹ nghe, nhưng bà mẹ cho rằng việc mộng mị không đáng tin. Không ngờ, chỉ mấy ngày sau là gia đình nhận được hung tín là cha và anh cô đã bị đắm tàu, đúng vào ngày giờ  cô nằm mộng. Gia đình chỉ còn có cách đến chùa lễ Phật cầu siêu cho cha và anh cô thôi.
* Năm 20 tuổi, khu vực Bồ Điền lâm vào cảnh đại hạn, trải qua  thời gian dài mà không có giọt mưa nào. Ao hồ giếng nước đều khô cạn, cây cối chết khô , người  và súc vật cũng bị chết rất  nhiều. Cô Lâm đến dinh quan huyện, đề nghị tổ chức lễ “cầu mưa” do cô chủ trì. Sau buổi lễ, quả nhiên có mưa rào đổ xuống, cứu cả vùng đất khô hạn thoát khỏi nạn tai. Người người đều không ngớt xúm đến bái tạ thâm ân của “Thánh Mẫu”.
* Năm 22 tuổi, ở phương tây bắc xuất hiện hai tên ác thần, tên là “Thiên lý nhãn” và “Thuận phong nhĩ”, làm hại rất nhiều dân chúng. Sau đó, hai tên nầy bị “Thánh Mẫu” thu phục tại núi Đào Hoa, cải tà qui chánh, thành ra hai tên cận vệ tả hữu của Thánh Mẫu. Từ đó, Ngài có thêm lực lượng hùng mạnh để cứu độ nhiều người. Hiện nay, chúng ta thấy trong các Miếu Thờ Thánh Mẫu đều có hai tượng đứng hai bên Thánh mẫu, đó chính là Kim Vương Thiên Lý Nhãn và Liễu Vương Thuận Phong Nhĩ đó vậy. Tượng Thiên Lý Nhãn mặt xanh có nanh vuốt ghê sợ, có năng lực nhìn xa ngàn dậm, thấy được người bị nạn để cứu. Còn Thuận Phong Nhĩ mặt đỏ, cũng có nanh vuốt , thì tai có thể nghe được ngàn dậm, nghe tiếng cầu cứu của nạn nhân. Hai vị nầy ở hai bên , giúp Thánh Mẫu thấy nghe chúng sanh bị nạn mà ứng hiện đến cứu giúp.
* Năm 26 tuổi, Phước Kiến bị mưa gió liên miên từ xuân sang hè, nước lũ tràn lan, cuốn trôi nhà cửa súc vật, tổn hại rất lớn. Còn dân chúng thì không còn gạo để ăn, không có nơi chốn để ở. Quan địa phương đến trình xin Thánh Mẫu cứu giúp. Mẫu bảo:- “Lành thay ! Lành thay ! Trời gieo rắc tai họa nầy là bởi do vì con người đã gây tạo ra quá nhiều tội ác. Nay ta phải thay dân mà chịu tội với Trời vậy !”. Nói rồi, bà lập đàn đốt hương cúng tế thiên địa, xin gánh lấy  tất cả tội lỗi của người, miễn cho chúng sanh tai nạn thảm khốc nầy !”. Sau đó, quả nhiên có trận gió nổi lên thổi tan hết mây mù đen phủ bầu trời, mưa ngừng gió lặng. Chợt  thấy có một con giao long từ dưới nước bay vọt lên trời biến mất. Dân chúng thoát khỏi nạn lớn, cúng tạ ân đức cao dày của Thánh Mẫu.
*Năm Ung Hy thứ tư đời vua Tống Thái Tông (năm 987) , ngày mùng tám tháng 9, Lâm Mặc Nương nói với người nhà rằng:- “Ngày mai là Tiết Trùng Dương (9/9), ta sẽ “lên cao”, rời bỏ trần gian bụi bậm ồn ào nầy !”. Mọi người nghe nói, cứ nghĩ rằng, theo phong tục dân gian, ngày Trùng Cửu (9/9) người ta thường hay leo núi để du ngoạn, đó là chuyện thường tình, chẳng ai lưu ý.
Sáng sớm hôm ấy (9/9), Lâm Mặc Nương tắm gội sạch sẻ, mặc quần áo mới, đi ra ngoài. Khi leo lên đến đỉnh núi ở My Châu, bổng nhiên nàng đạp lên mây mà đi, giống như đi trên  đất liền vậy. Lúc ấy, có mây năm sắc giăng đầy, hào quang sáng rực, một đôi Kim Đồng Ngọc Nữ hiện ra, nghênh tiếp Lâm Mặc Nương bay vào trời xanh mất dạng.
Người làng nhớ ơn Bà, xây dựng Miếu Thờ, tôn xưng Bà là “Thông Hiền Linh Nữ”.
Năm  Tuyên Hòa thứ tư đời vua Tống Vi Tông, ông Doãn Địch phụng mệnh vua đi sứ sang nước Cao Ly (Triều Tiên). Ông bị sóng to gió lớn nổi lên suýt nhận chìm thuyền ngoài biển, may nhờ có Thánh Mẫu hiện ra bảo hộ mới thoát chết, hoàn thành nhiệm vụ trở về bình an. Do đó, Bà được triều đình sắc phong lần thứ nhất là Thần Nữ. Nhà vua lại truyền chỉ xây dựng ngôi Miếu Thờ và sắc ban cho tấm biển đề “Thuận Tế Cung” . 
-Năm thứ năm Tống Tuyên Hòa phong làm “Nam hải Thần Nữ”.
-Đời Tống Cao Tông phong làm “Sùng Phước Phu Nhân”.
-Năm Thiệu Hưng  thứ 29 đời Tống Cao Tông lại tái phong “Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu Nhân”
-Tống Quang Tông phong làm “Linh Huệ Phi”.
*Năm Chí Nguyên thứ 18 đời vua Nguyên Thế Tổ, Thánh Mẫu hộ độ cho đoàn thuyền vận lương bình an, nên nhà vua phong làm “Hộ Quốc Minh Trước Thiên Phi” .
* Năm Hồng Võ  thứ nhất đời Minh Thái Tổ , Thánh Mẫu hộ độ cho đoàn thuyền chở đá xây cung điện được bình an, nên vua Minh Thái Tổ phong cho bà là “Thiệu Ưng Đức Chính  Linh Ứng Tử--Tế Thánh Phi Nương Nương”.
*Đời Minh Thành Tổ gia  phong “Hộ Quốc Tý Dân Phổ Tế Thiên Phi” .
*Triều đại nhà Minh, Thánh mẫu nhiều lần hiển linh cứu nạn vô số ngư dân vùng Thiệu Ưng. Năm Vĩnh lạc đời Minh thành Tổ , hiển linh cứu nạn cho Bá Hộ Hầu Quách Bảo. Năm Thành Hóa đời vua Minh Hiến Tông, hai lần hiển linh cứu nạn cho Cấp Sự Trung Trần Tuân đi sứ sang Nhật Bản. Năm Gia Tĩnh thứ 13 đời Minh Thế Tông hiển linh cứu nạn cho Cấp Sự Trung Tứ minh Trần Khản khi đi sứ sang đảo Lưu Cầu.
*Ngoài ra, nhiều đoàn tàu đánh cá vùng duyên hải Phước Kiến, được Thánh mẫu hiển linh cứu thoát  hải nạn trở về, đều đóng góp trùng tu Miếu Thờ rất khang trang đẹp đẽ.
*Cuối đời Minh đầu nhà Thanh, Ông Trịnh Thành Công suất lãnh bộ hạ, quyết vượt biển Việt hải để thu phục Đài Loan. Khi đoàn thuyền đi đến Lộc Nhĩ Môn thuộc  Đài Nam, chẳng may gặp lúc nước ròng bất ngờ , không thể tới lui được. Ông Trịnh khấn vái Thánh Mẫu thì được bà hộ độ cho nước triều dâng lên nhanh, ông mới đánh thắng giặc Hà Lan ,chiếm lại được đảo Đài Loan. Vì thế, vào tháng chín năm Vĩnh Lịch  thứ 16, ông huy động lực lượng xây dựng ngôi Miếu thờ Thánh Mẫu  tại Lộc Nhĩ (đây là ngôi miếu thờ bà trước tiên ở vùng Đài Loan) để đáp tạ công đức cứu nạn khi trước.
*Năm Khang Hi thứ 19, phong bà là “Hộ Quốc Tý Dân Diệu Ứng Thiệu Ưng Hoằng Nhân Phổ Tế Thiên Phi”.
*Năm Khang Hi thứ 22, quan Tĩnh Hải hầu Thi Lang tướng quân khi tấn công Đài Bành, được Thánh Mẫu “thần linh hiển ứng” hộ trợ ông lập được kỳ tích, nên khi ban sư trở về  triều, ông đã khải tấu cho vua sự việc đó. Do vậy, năm Khang Hi thứ 23 , nhà  vua sắc phong Lâm Mặc Nương làm “THIÊN  HẬU”. Sau lại gia phong làm “THIÊN THƯỢNG THÁNH MẪU” và hạ chiếu cho các quan địa phương Mu Châu lo việc cúng tế hàng năm trọng thể, lại xuất công khố trùng tu Miếu Thờ.
*Đời Thanh Thánh Tổ, gia phong Ngài làm “THIÊN HẬU NGUYÊN QUÂN THÁNH MẪU NƯƠNG NƯƠNG”.
*Năm Ung Chính thứ tư đời nhà Thanh, lại xuất công khố trùng tu Miếu Thờ và phái  sứ giả thay mặt cho vua đến My Châu  cúng tế.
*Có vô số Thiên Hậu Cung ở khắp mọi nơi, nhưng đặc biệt về quy mô và tính lịch sử lâu đời thì chỉ có ngôi Miếu ở My Châu Bồ Điền Phước Kiến là to lớn và xưa nhất, được xây dựng từ năm Ung Hi thứ tư đời bắc Tống, đến nay đã trải qua hàng ngàn năm . Khi mới xây dựng, thì cũng nhỏ thôi, nhưng trải qua các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh nhiều lần trùng tân, nên trở thành vô cùng phú lệ đường hoàng. Tiếng tăm của nó đã lừng vang khắp nơi, xưa nay xa gần đều nghe đến đại danh của ngôi “danh lam thắng tích ở My Châu” nầy.
*Ngày thánh đản của Thánh Mẩu là ngày hai mươi ba tháng  ba âm lịch. Vào ngày nầy, tất cả ngư dân khắp nơi đều tề tựu về My Châu để triều bái Thánh Mẫu. Riêng ở đảo Đài Loan từ xưa  đã có  thành lập một đoàn người đại diện đi cúng tế, lấy tên là “Đoàn hành hương cúng tế Thánh mẫu ở My Châu”, có năm lên đến cả ngàn  người.
*Ngày nay , Đài Loan vẫn giữ phong tục thờ cúng Thánh Mẫu  tổ chức hằng năm với “lễ rước tượng Bà đi vòng quanh đảo” vào ngày mười chín tháng ba âm lịch.
(rút gọn đoạn nầy)
*NHƯỢC  THỦY  dịch

(từ  http://www.fushantang.com)
12.VĂN  XƯƠNG  ĐẾ  QUÂN .
文昌帝君

  「文昌帝君」,有天神與人神兩種不同的說法:文昌兩字既為星名,又為神名,也就是民間慣稱文昌星、文星神。
  文昌帝君又稱為梓潼、文昌帝、濟順王、英顯王、梓潼夫子、梓潼帝君、雷應帝君。有關文昌星的說法,《史記‧天官書》所載:「斗魁戴匡六星,日文昌星,一日上將,二日次將,三日貴相,四日司命,五日司中,六日司祿。」《星經》中載:「文昌六星如半月形,在北斗魁前,其六星各有名。」文昌六星為上將(威武)、次將(正左右)、貴相(理文緒)、司命(主災咎)、司中(主右理)、司祿(賞功進士),各有專司,掌管天下文運祿籍,所以自古以來就受到士人學子的崇拜。
  文昌帝君,一般認為他是主管考試、命運,及助佑讀書撰文之神,是讀書文人、求科名者所最尊奉的神祗。其受民間的奉祀,從周朝以來,歷代都相沿制訂禮法,列入祀典。
  文昌,本是星宮名,包括閃顆星,即斗魁(魁星)之上六星的總稱。古代星相家解釋為主大貴的吉星,道教將其尊為主宰功名祿位之神,又叫「文星」。隋唐科舉制度產生以后,文昌星尤為文人學子頂禮膜拜,有謂文昌「職司文武爵祿科舉之本」。因文昌星和梓潼帝君同被道教尊為主管功名利祿之神,所以二神逐漸合而為一。
  文昌星簡稱文星,或稱文曲星,系星宿中主文運者,如杜甫詩:「北風隨爽氣,南斗避文星」。又《東觀奏》:「初日官奏文昌星暗,科場當有事」。由此觀之,學子應與文星有關。
  到了明朝景泰年間,景宗皇帝在北京新建一座廟宇,每年二月初三,遣人舉行盛大的祭典。清朝年間,更加崇奉此神,嘉慶六年,仁宗皇帝也勒命禮部,把此神編入祀典。
  人神又分為兩種指稱,一是「文昌帝君」,一是「五文昌」,包括關聖帝君(文衡帝)、孚佑帝君(呂洞賓)、文魁夫子、朱熹(朱衣星君)、魁斗(魁星爺),合稱為「五文昌」。
  《雲笈七籤》︰「文昌星神君,字先常,天子同命之符也。中央司命者。或曰制命丈人。主生年之本命,攝壽夭之簡禮。」文昌神源自星辰信仰。
  《楚辭‧九歌》的少司命即指第四顆星。戰國已列入國家祀典。
  《明史.稽志》:「梓潼帝君,姓張,名亞子,居蜀七曲山,仕晉戰歿,人為立廟,唐宗屢封至英顯王,道家謂梓潼掌文昌府,事及人間祿籍,元加號為帝君,而天下學校亦有。祠祀者。」
  《台灣縣志》及《彰化縣志》中謂:「梓潼帝君,張姓,名亞子,居蜀七曲山,仕晉戰歿,廟在保寧府梓潼縣。唐宋屢封至英顯王。道家謂:帝君梓潼主文昌事,及人間祿籍。故無加號為帝君,天下學校,因有相祀。」
  文昌帝君本名張亞子,唐朝越雋人氏,後來遷到七曲山(四川省梓潼縣),因篤信道教,廣宣道教教義於四川,死後人們敬仰他的品德,就在七曲山建廟,命名為「清虛觀」,並且於碑上刻上「梓潼君」,成為梓潼神,供人祭拜。唐朝唐玄宗、僖宗逃到四川期間,曾利用這種信仰,封梓潼神為左丞相、濟順王。至元仁宗延佑三年(1316年)敕封為「輔元開化文昌司祿宏仁帝君」,簡稱「文昌帝君」。在歷代受封中,到此這個封號中出現文昌二字,就和文昌星信仰結合起來,從此梓湩帝君就成了文章、學問之神,職責掌管文昌府的事務。由于唐朝帝王的大力推崇,梓潼神的地位陡長,從一個地方神而成為全國性的大神,并逐漸與文昌神合而為一。
  宋元間的道士見此種信仰可以利用,就把文昌稱為文昌帝君,尊為主仙、人鬼生死爵祿的神。古代士人仕進,以科舉為途徑,於是天下府縣,處處建立文昌宮。明代以後,每一所學校都將部分建築物用於供奉文昌帝君。清代,每年農曆二月初三文昌帝君生日那天,朝廷要派人前往北京文昌廟祭祀,文昌雖是道教之神,但帶有濃厚的儒教色彩。
  南宋間,道士假借文昌帝君之名,作了《文昌帝君陰涉文》,這是一本托名文昌帝君勸說世人行善積德的勸善書,此書在過去十分流行,影響很大,與《太上感應篇》和托名關羽所撰《關帝覺世真經》為三大勸善真書。
  文昌帝君掌理考試命運、主宰士子的功名利祿,比孔子還受讀書人的歡迎。同時他也是刻字、書店、文具店、說書、抄紙的行神,所以昔日書商公會就叫做「文昌會館」。
  以前皇帝曾把文昌帝君列為重要祭典之一,凡是讀書人必要奉祀文昌帝君。每逢文昌帝君誕辰,童生、秀才、稟生、貢生、舉人以及私塾老師都要準備全牛及供品,至文昌廟行「三獻禮」祭祀之。
  歷代官府都要通令天下學校,來奉祀這位文昌神:
  《恆春縣志》:「然列于祀典,即為聰明正道之神,習學業求科名者,敬之宜矣。」
  《彰化縣志》:「蓋以世所傳帝君之書,如陰涉文、感應篇、勸孝文、孝經解諸書,皆有裨于教化、不失聖人之旨,故學者崇拜之,使日用起居皆有敬畏,非徒志科名者,祀以求福也」。
  農曆二月初三為文昌帝君聖誕。
VĂN  XƯƠNG  ĐẾ  QUÂN
Có hai quan điểm xếp hạng khác nhau về “Văn Xương Đế Quân”, một cho là tinh danh (tên sao), một cho là thần danh (tên thần), nên  trong dân gian xưng là “sao Văn Xương ” hoặc “ Thần Văn tinh ”.
- Văn Xương Đế Quân  còn gọi là “Tử Đồng”, “Văn Xương Đế”, “Tế Thuận Vương”, “Anh Hiển Vương”, “Tử Đồng Phu Tử”, “Tử Đồng Đế Quân”, “Lôi Ứng Đế Quân”, tất cả những tôn danh trên đều liên quan đến những sự kiện đặc biệt của Văn Xương Tinh.
* Sách “Sử ký—Thiên quan thư”  chép:- “Sao Khôi phò cho sáu sao Văn Xương, một gọi là Thượng tướng, hai gọi là Thứ tướng, ba gọi là Quí tướng, bốn gọi là Tư mệnh, năm gọi là Tư trung, sáu gọi là Tư lộc”. Trong “Tinh kinh” (sách nói về sao) có ghi:- “Sáu sao Văn tinh có hình bán nguyệt, nằm ở phía trước sao Bắc Đẩu, mỗi sao có một tên”.
Chức năng của sáu sao Văn Xương là Thượng tướng chủ về uy vũ, thứ tướng chủ về tả hữu, quí tướng chủ về văn tự, tư mệnh chủ về tai ách, tư trung chủ về lý lẽ, tư lộc chủ về thưởng công phong quan . Sáu sao nầy chưởng quản về văn chương chữ nghĩa lợi lộc trong thiên hạ, cho nên từ xưa, học trò và nhân sĩ đều sùng bái.
* Văn Xương Đế Quân  còn được coi là chủ quản về thi cử, mệnh vận, là vị thần trợ giúp cho người đọc sách, viết văn (văn sĩ) . Khi cầu về thi cử thì đây là vị thần tối thắng. Việc thờ phụng Ngài đã có từ đời Châu, trải qua nhiều đời soạn ra nghi thức đã ghi chép vào “Sách thờ cúng” của triều đình.
*Văn Xương  vốn là “tên nhóm sao”, chỉ cho nhóm sáu sao nằm phía trên sao Khôi. Thời xa xưa, các nhà Chiêm Tinh đã giải thích đó là sao tốt, rất quí hiển. Đạo giáo tôn xưng đó là vị Thần chủ về công danh, lộc vị nên gọi  là “Văn Tinh”. Từ thời Tùy, Đường, việc khoa cử đã thịnh hành, sao văn Xương được người học, văn nhân tôn trọng lễ lạy cầu khấn, nên gọi là “Văn Xương” , nghĩa là Thần coi  sóc “Căn bản về  việc thi cử và ban phát tước lộc  cho các quan văn võ”. Trong Đạo giáo, hai sao Văn Xương và Tử Đồng cùng chỉ về công danh lợi lộc nên về sau hai vị thần nầy được hơp lại thành một.
*Văn Xương Tinh được nói gọn là Văn Tinh, hoặc Văn Khúc Tinh, là  sao chủ về văn chương chữ nghĩa, như trong thơ của Đỗ Phủ có viết:-
“Bắc phong tùy sảng khí—Nam đẩu tỵ văn tinh” (gió bắc mang sảng khoái, sao nam kỵ Văn tinh) . Lại trong “Đông quan tấu” (tâu về quan sát hướng đông) :- “Buổi sáng sớm quan sát thấy sao Văn Xương bị mờ ám, ắt là  khoa trường thi cử xảy ra việc gì rồi”.
*Đến năm cảnh Thái đời nhà Minh, vua Cảnh Tông cho xây dựng một tòa miếu vũ thờ Văn Xương tại Bắc Kinh, mỗi năm vào ngày mùng ba tháng hai sai người cử hành tế lễ  rất long trọng. Đời nhà Thanh cũng rất sùng bái thần Văn Xương, nên năm Gia Khánh thứ sáu, vua Nhân Tông dạy quan Lễ Bộ ghi tên vị thần Văn Xương  vào “Sách thờ cúng”.

Còn theo quan điểm xếp Văn Xương Đế Quân  vào nhân thần, cũng có hai phái:- một là “ Văn Xương Đế Quân  ” , hai là “Ngũ văn xương” ( 5 vị chủ quản văn học ), gồm có :- Quan Thánh Đế Quân (Văn Hành  Đế), Phù Hữu Đế Quân (Lã Đồng Tân) , Văn Khôi Phu Tử, Châu Hi (Châu Y tinh quân) , Khôi Đẩu (Khôi tinh gia), tổng hợp lại gọi là “Ngũ văn xương” vậy.
*Sách “Vân cấp thất tiêm” viết:- “Vị thần quân Văn Xương tên tự là Tiên Thường, là lá “phù” của mệnh lệnh vua, là tư mệnh của trung ương. Ngài có thể điều khiển vận mệnh người khác, chủ về bổn mạng và năm sanh của con người, nắm giữ tuổi thọ của con người”. Niềm tin về Thần Văn Xương có nguồn gốc từ tín ngưỡng về chiêm tinh.
*Trong “Sở từ--Cửu ca” có nói đến “thiểu tư mệnh , tức để chỉ vị sao thứ tư (của sáu sao Văn Xương). Thời Chiến Quốc đã đưa vào danh mục thờ cúng”.
*Trong “Minh sử--Kê chí” chép:- “Tử Đồng Đế Quân, họ Trương tên Á Tử, ở núi  Thất Khúc đất Thục (Tứ Xuyên), chết khi đánh giặc Sĩ Tấn. Được người đời lập Miếu thờ. Đời Đường phong làm “Anh Hiển Vương”. Trong Đạo giáo cho Tử Đồng là chủ về văn chương và lộc thực của con người. Đời Nguyên gia phong Đế Quân. Các trường học đều có thờ phượng Ngài”.
* Trong   “Đài Loan huyện chí” và “Chương Hóa huyện chí” có ghi:- “Tử Đồng Đế Quân, họ Trương tên Á Tử, ở núi  Thất Khúc đất Thục (Tứ Xuyên), chết khi đánh giặc Sĩ Tấn, miếu thờ ở huyện Tử Đồng phù Bảo Ninh. Đời Đường, Tống phong làm “Anh Hiển Vương”. Trong Đạo giáo cho rằng Tử Đồng Đế Quân chủ về văn chương chữ nghĩa và chức tước quan lộc của con người, nhưng không nói đến phong hiệu Đế Quân. Các trường học khắp nhân gian đều có thờ cúng Ngài”.
*Tóm lại, Văn Xương Đế Quân có tên là TRƯƠNG  Á   TỶ. Sinh vào đời nhà Đường ở Việt Tuyền, sau dời nhà đến Thất Khúc Sơn ở huyện Tử Đồng tỉnh Tứ Xuyên. Ngài tin tưởng vào Đạo giáo, có công quảng bá Đạo giáo rất lớn ở tỉnh Tứ Xuyên. Sau khi chết, mọi người kính ngưỡng đức hạnh và công lao của Ngài, xây dựng Miếu thờ ở  núi Thất Khúc lấy tên là “Thanh Hư Quán” (miếu Thanh Hư). Trên văn bia khắc là “Tử Đồng Quân” nên nhân gian  gọi là Thần Tử Đồng, được nhiều người cúng bái. Đời vua Huyền Tông và Hi Tông nhà Đường, khi chạy trốn đến Tứ Xuyên, dựa vào niềm tin của dân chúng, có phong cho Ngài làm “Tả Thừa Tướng” và  sau là “Tế Thuận Vương”. Đến năm Diên Hựu thứ ba đời vua Nhân Tông nhà Nguyên (năm 1316) sắc phong làm “Phụ Nguyên Khai Hóa Văn Xương Tư Lộc Hoành Nhân Đế Quân”, nói gọn là “Văn Xương Đế Quân”. Trải qua nhiều đời phong tặng, nhưng đến lúc nầy (nhà Nguyên) mới thấy xuất hiện danh xưng “Đế Quân” lần đầu. Điều nầy có nghĩa là có sự kết hợp giữa tín ngưỡng về văn xương của dân gian và nhân vật Trương Á Tỷ làm một. Từ đó, Tử Đồng Đế Quân trở thành vị thần chủ quản về  văn chương và học vấn. Được các vua triều đại nhà Đường hết sức đề cao, nên từ một vị thần ở địa phương Tứ Xuyên trở thành vị thần của cả nước, hợp nhất với Thần Văn Xương kể từ đó.
*Đời nhà  Tống và đời nhà  Nguyên, các đạo sĩ nương theo lòng tin của quần chúng mà chính thức tôn xưng Văn Xương Đế Quân thành một vị Tiên có chức năng cai quản về tuổi thọ, việc học hành  và chức phận của con người. Thời xưa, việc ra làm quan đều là nhờ vào kết quả của việc học tập , nên khắp nơi trong nước, chỗ nào cũng xây dựng Miếu Thờ Ngài. Từ đời Minh trở đi, tại mỗi trường học đều có gian thờ và cúng tế Văn Xương Đế Quân. Đời nhà Thanh, đến sinh nhật của Ngài là mùng hai tháng ba âm lịch, có các quan thay mặt nhà vua đến Văn Xương Miếu (ở Bắc Kinh) để cúng tế trọng thể. Như vậy, khởi thủy của Văn Xương là từ Đạo giáo mà có, nhưng càng về sau lại càng đậm nét Nho giáo.
*Đời Nam Tống, các đạo sĩ mượn lời của Văn Xương Đế Quân làm thành sách “Văn Xương Đế Quân Âm Thiệp Văn” (bài  văn của Văn Xương Đế Quân  dạy về cõi âm) . Đây là một quyển sách khuyên mọi người cố gắng hết sức để  làm thiện tích đức, có tác dụng rất tốt và ảnh hưởng lớn trong dân chúng. Đồng thời cũng có hai quyển khác là “Thái Thượng Cảm Ứng thiên” và “Quan Đế Giác Thế Chân Kinh’ (mượn lời  của ông Quan Vũ để giáo hóa người), trở thành ba quyển “chân kinh”  dạy thế nhân làm thiện.
*Văn Xương Đế Quân còn quản lý về việc thi cử, chủ về công danh lợi lộc cho sĩ tử, danh xưng sánh với Ngài Khổng Tử, được mọi người từ quan đến dân đều sùng bái. Ảnh hưởng của Ngài  rất lớn và phổ biến rộng rãi trong sinh hoạt quần chúng, như là các hội quán của nhà  in, nhà sách, cơ sở buôn bán các văn phòng phẩm, các nhà buôn … đều lấy tên là “Văn Xương Hội Quán”.
*Từ xưa, các vua đều lấy việc cúng tế Văn Xương Đế Quân làm một kỳ tế lễ quan trọng. Trong dân gian thì phàm những người có đi học, người đã đỗ tú tài, cống sinh, cử  nhân … các trường học đều chuẩn bị phẩm vật cúng tế  và “nguyên con trâu” mang đến Miếu văn Xương để cử hành nghi thức “Tam hiến lễ” mà cúng tế Ngài.
Nhiều đời, các quan sở tại đều có lời nhắc nhở những trường học trong địa phương phải chú ý đến việc thờ phượng và cúng kiến vị thần Văn Xương nầy.
*Trong “Hằng Xuân huyện chí” có ghi về Ngài như sau:- “Được đưa vào danh sách cúng tế là để  đề cao tinh thần thông minh trí tuệ, đề cao việc học hành khoa cử cầu công danh của con người vậy”.
*Trong “Chương Hóa huyện chí” thì ghi :- “Nhiều đời truyền bá những lời dạy của Ngài ( Văn Xương Đế Quân  ) như là:- Âm Thiệp văn, Khuyến Hiếu văn, Hiếu kinh giải nghĩa …đều không trái với ý thánh nhân, nên được  mọi người sùng kính, xem là loại sách “gối đầu giường”. Như thế, không phải chỉ là để mong cầu khoa cử công danh mà còn để cầu phúc lộc nữa”.
*Ngày thánh đản của  Văn Xương Đế Quân  là ngày mùng hai tháng ba âm lịch.
*NHƯỢC  THỦY  dịch
(từ  http://www.fushantang.com)
13.QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN .


關聖帝君
  關聖帝君,三國時代蜀漢的大將關羽,字云長,美須髯,武勇絕倫,與劉備、張飛結義于桃園,即所謂桃園三結義。平定西蜀,督師荊州,曾經大破曹軍,他的忠義大節,永垂青史。
  民間宗教信仰自漢朝以來,漸漸融合儒、釋、道三教而為一的民間信仰。然而民間所信仰的神明,大多數可分出其所屬的系統,如媽祖屬于道教,孔子屬于儒教,觀音屬于佛教,神明的界限相當清楚。但是,關帝聖君乃儒、釋、道三教均尊其為神靈者,在儒家中稱為關聖帝君外,另有文衡帝君之尊稱,佛教以其忠義足可護法,并傳說他曾顯聖玉泉山,皈依佛門,因此,尊他為護法伽藍神、蓋天古佛,於道家中,由於歷代封號不同,有協天大帝、翔漢天神、武聖帝君、關帝爺、武安尊王、恩主公、三界伏魔大帝、山西夫子、帝君爺、關壯繆、文衡聖帝、崇富兵君等,民間則俗稱恩主公。
  東漢延熹三年( 160 )農曆六月廿四,關羽降生於直隸校尉部河東郡解縣下馮村(現今運城常平鄉常平村),後解縣升為州,亦稱關羽為解州人。
  據史書記載,關羽十七歲結婚,十八歲生兒子關平。二十九歲時,因當地鹽商欺壓百姓,被關羽鋌身赴險殺死,出逃到河北涿州,結識張飛,再遇劉備,三人恩若兄弟,金蘭結盟,從而跟隨劉備,為匡復漢室南征北戰,四十歲時被封為壽亭侯,四十九歲封為襄陽太守、蕩寇將軍,五十四歲封為董督荊州事。五十九歲公元 219 年時,在湖北當陽舍生壯別人世。傳說關羽身長九尺六寸、鬚長一尺六寸,面如重棗,唇若抹朱,丹鳳眼,臥蠶眉,與其忠義之氣概正好互為表裏,是以讚曰:「精忠沖日月,義氣貫乾坤,面赤心尤赤,鬚長義更長。」
據「三國演義」所述,關羽被吳國大將呂蒙於麥城所殺,其子關平及部下周倉皆亡。他的魂魄飄蕩至荊洲當陽玉泉山,得普靜法師點悟,常於玉泉山顯靈護民,因此當地人為其立廟。關聖帝君生平義氣貫乾坤,以「仁、義、禮、智、信」著稱,千里尋兄為「仁」、華陽放曹為「義」、秉燭達旦為「禮」、水煙七軍為「智」、單刀赴會為「信」。《關聖帝君明聖真經》云:「孝悌忠信人之本,禮義廉恥人之根。」八德乃人道根本,《南天文衡聖帝傳略》於是根據八德,恭述關恩主的一生。當三峽壩建成,此廟將被江水淹沒。
  「頭枕洛陽、身臥當陽、魂歸故里。」河北省當陽,河南省洛陽,山西省運城,三地均建有大型關帝廟。
  話說關公又曾上呂蒙身,結果呂蒙七孔流血而死,吳國將關公首級移禍魏國,曹操打開盛匣,關公竟瞪目開口,嚇得滿座失驚。因此曹操為他大設祭禮  
關公不但被佛、儒、道三家稱為神,更被歷代皇帝加封二十三次之多,由「候」加封至「聖」。
-漢后主(260年)追謚關公為「壯繆侯」;
-北宋徽宗崇寧元年(1102年)追封關公為「忠惠公」;
-徽宗崇寧三年(1104年)進封關公為「崇寧真君」;
-大觀二年(1108年)复封關公為「武安王」;
-宣和五年(1123年)再封關公為「義勇武安王」;
-南宋高宗建炎二年(1128年)封關公為「壯繆義勇武安王」;
-南宗孝宗淳熙十四年(1187)封關公為「壯繆義勇武安英濟王」;
-元文宗天曆元年(1328年)封關公為「顯靈義勇武安英濟王」;
-明太祖朱元璋明令拜關公,並於洪武廿七年敕建南京關公廟;
-明憲宗敕令重建關公廟;
-明神宗萬曆十年(1528年)封關公為「協天護國忠義帝」;
-後敕賜解州關帝廟為「英烈廟」;
-明神宗萬曆四十二年(1614)加封關公為「三界伏魔大帝威遠震天尊關聖帝君」又敕令京都正陽關帝廟為關公金身加衣飾,任陸秀夫、張世杰為關公左右丞相,岳飛為元帥,尉遲恭為伽藍,封關公夫人為九靈懿德武肅英皇后,關公長子關平為竭忠王,次子關興為顯忠王,周倉為威靈惠勇公;
-清世祖順治元年(1644年)封關公為「忠義神武關聖大帝」;
-清雍正元年,加封「靈佑」;
-清康熙時封「伏魔大帝」;
-1703年康熙親臨關公故鄉解州拜靈題匾;
-清乾隆五十三年,加封「忠義神武靈佑關聖大帝」;
-清世宗雍正三年(1725年)追封關公曾祖父為「光昭公」,祖父為「裕昌公」,父親為「成忠公」。
-清仁宗嘉慶十八年(1813年)前后、清高宗、清宣宗、清文宗多有加封題字匾,道光八年,加封「威顯」二字,咸丰年間,再加封「精誠」二字,旋又加上「綏靖」二字,亞御書「萬世人極」匾額,同治加封「翊贊」二字,光緒加封「宣德」二字。直至清德宗光緒五年(1879年),關公全部長達26字封號為:「忠義神武靈佑仁勇威顯護國保民精誠綏靖翊贊宣德關聖大帝」。
  并勒全國府縣建廟,春秋虔誠致祭。
  中國民間宗教自漢以來,漸漸融合儒、釋、道三教而為一的民間信仰。然而民間所信仰的神明,大多數可分出其所屬的系統,但是,關聖帝君卻是儒釋道三教共同的神靈,具有如此重要的地位和成就的神明,在中國民間信仰中并不太多。
  儒教尊關公為五文昌之一,尊他為「文衛聖帝」,或稱「山西夫子」,或尊他為亞聖或亞賢,說:「山東一人作春秋,山西一人看春秋」。
  道教則奉關公為玉皇大帝的近侍,尊他為「翊漢天尊」,「協天大帝」或「武安尊王」。
  佛教也以其忠義足可護法,并傳說他曾顯聖玉泉山,皈依佛門,因此,尊他為「蓋天古佛」、「護法伽藍」
  民間祭祀關公,經過一千七百年的演變,關公早已脫離《三國誌》裡的關羽,而成為具有多元化的神明:
商界守護神:
據說,關公年輕的時候,在家鄉從商,以販賣布匹為業。生前精於理財之道,最擅長算數記帳,曾設簿記法,并發明日清簿,這是一種清楚的記帳法,即為現今一般商人所使用的流水帳。關公所用的青龍偃月刀,十分鋒「利」,與生意上求「利」同音,求之獲「利」。一般合伙做生意,最重義氣和信用,關羽信義俱全,因此被後世商人尊為商業守護神,及視他為保佑人們發財的武財神。

醫藥神:
民間相信,人們所以生病或遭不幸,多起因于鬼怪魔神作祟所致。關公尊嵩伏魔大帝,民間多前往祈求關公驅魔治病。因此,在關帝廟常設有藥簽,關公又成為醫藥之神。
戰神:
關公是曠世大將,其勇武為世所稀有,習武者奉為武聖。因此,歷代尊為武聖祭祀,民間亦為尚武之人的保護神。關公亦為戰神,為軍人的保護神。民間役男前往軍中服役時,亦多前往關帝廟求香火或靈符以護身。
  英雄死后成為神,受到人們的敬拜,是中國民間宗教的特色。但是,古今多少英雄,能像關公一樣流傳民同,世世代代為萬民所祭祀,歷久不衰且有不斷擴展的趨勢者,并不多見。這是因為關公在民眾的心目中是一位最受崇敬與信賴的英雄神。
  讀書人視為文昌,與文昌、朱衣、魁星、呂仙合稱為「五文昌帝君」。
  佛教認為關公的正氣足以護法,特奉為護法神,列為「伽藍護法」。
  一般做為商業神供奉的關公神像為坐看春秋,而警界或習武者所供奉的關公像為手拿關刀或騎馬。香港的警署幾乎都奉祀關公。奉祀關帝的廟宇也稱關帝廟、協天宮、武廟或文武廟並稱。
  農曆六月廿四日為關帝聖誕。
QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN
Quan Thánh Đế Quân  tức là Đại tướng quân Quan Vũ của nước Thục Hán thời đại Tam Quốc. Tên tự là Vân Trường, có bộ râu dài rất đẹp, vũ dũng tuyệt luân. Ngài cùng với Lưu Bị, Trương Phi kết nghĩa làm anh em ở Đào Viên, nay gọi là “đào viên kết nghĩa”, Ngài có công bình định Tây Thục, vỗ an bá tánh Kinh Châu, từng đại phá quân Tào. Sự trung nghĩa của Ngài quá cao cả, còn sáng mãi với sử xanh.
*Tín ngưỡng dân gian từ triều đại nhà Hán đến nay, đã dần dần dung hợp cả ba tôn giáo lớn Nho, Lão, Thích lại làm một. Nhưng về niềm tin thần minh, thì đa số tùy theo một hệ thống của tôn giáo đó mà thôi. Ví dụ như, đức tin về “Má Tổ” (Thiên Hậu Nương Nương) là thuộc về Đạo giáo (Lão), tin về Khổng Tử thuộc về Nho giáo, tin đức Quan Âm Bồ tát thuộc về Phật giáo v.v…Giới hạn niềm tin thần minh có ranh giới hẵn hoi, tức tùy thuộc vào tôn giáo của người đó. Riêng về Ngái Quan Thánh Đế Quân  thì không có ranh giới nào, mà cả ba tôn giáo đều có. Như đạo Khổng thì tôn xưng Ngài là “ Quan Thánh Đế Quân” còn gọi là “Văn Hành Đế Quân”. Phật giáo nêu cao gương trung nghĩa của Ngài mà gọi là Hộ Pháp. Theo truyền thuyết thì Ngài đã từng hiển thánh ở Ngọc Tuyền Sơn và qui  y nhà Phật. Nhân đó mà thành Hộ Pháp Già Lam của nhà Phật. Có nơi còn nói Ngài là một vị “Cái Thiên Cổ Phật” nữa. Còn trong Đạo giáo thì qua nhiều đời tôn xưng, danh hiệu chẳng đồng. Như các danh hiệu sau:- “Hiệp Thiên Đại Đế”, “Tường Hán Thiên Thần”, “Vũ Thánh Đế Quân”, “Quan Đế Gia”, “Vũ An Tôn Vương”, “Ân Chủ Công”, “Tam giới Phục Ma Đại Đế”, “Sơn Tây Phu Tử”, “Đế Quân Gia”, “Quan Tráng Mậu”, “Văn Hành Thánh Đế”, “Sùng Phú Binh Quân” v.v…Phổ biến nhất trong dân gian tôn xưng Ngài là “ÂN  CHỦ  CÔNG”.
*Ngài Quan Vũ giáng sanh vào ngày hai mươi bốn tháng sáu năm Diên Hi thứ ba đời Đông Hán, ở thôn Hạ Phùng, huyện Giải (sau thành châu Giải) , quận Hà Đông, bộ Hiệu Úy của Trực Lệ.(nay là thôn Thường Bình làng Thường Bình của Vận Thành). Trước nay hay nói Ngài Quan Vũ là người của châu Giải.
* Theo các sách sử ghi lại, Ngài kết hôn vào năm 17 tuổi, năm sau sanh ra Quan Bình. Đến năm 19 tuổi, tên quan coi về muối của địa phương (Diêm quan) đàn áp bốc lột bá tánh nên bị Quan Vũ giết chết , đây coi như một hành động nghĩa khí “trừ ác giúp đời”. sau đó, Ngài phải chạy trốn đến vùng châu Trác của Hà Bắc, làm quen được với Trương Phi rồi sau đó là Lưu Bị. Ba người đã cùng nhau kết nghĩa bằng hữu kim lan, rồi từ đó theo phò Lưu Bị, trải qua nhiều cuộc nam chinh bắc chiến để khôi phục nhà Hán. Năm 40 tuổi được phong chức “Thọ Đình Hầu”. năm 49 tuổi được phong làm Thái Thú ở Tương Dương , chức là “Đãng Khấu Tướng Quân”. Năm 50 tuổi phong làm “Tổng Đốc Kinh Châu Sự”. Năm 59 tuổi (năm 219) thì anh dũng xả thân từ biệt nhân thế ở Đương Dương, Hồ Bắc.
*Cũng theo truyền thuyết thì Ngài Quan Vũ thân cao chín thước sáu tấc (thước ta), râu dài một thước sáu tấc, mặt đỏ như táo bầm, mày ngài mắt phượng, thần khí uy nghiêm. Đó là do cái khí tiết trung can nghĩa khí bên trong của Ngài biểu hiện ra bên ngoài vậy. Người xưa có bài thơ ca tụng Ngài:-
精忠沖日月,義氣貫乾坤,面赤心尤赤,鬚長義更長
“Tinh trung xung nhật nguyệt—Nghĩa khí quán càn khôn—Diện xích tâm vưu xích—Tu trường nghĩa cánh trường”.
*Dịch:-   
Lòng trung chói lọi trời trăng,
Đất trời nghĩa khí sánh bằng,  không ngoa.
Đỏ tâm đỏ mặt sáng lòa,
Râu dài , đại nghĩa ai qua được Ngài ?”
*Theo “Tam quốc chí diễn nghĩa” thuật lại, Quan Vũ bị tướng Ngô là Lữ (Lã) Mông mưu hại ở Mạch Thành, con trai Quan Bình và bộ hạ Châu Thương (Xương) cũng chết theo. Hồn phách anh linh của ba người bay về núi Ngọc Tuyền ở Đương Dương, Kinh Châu, được Phổ Tĩnh Pháp Sư  điểm ngộ cho, nên Chân Linh Ngài thường trụ ở Ngọc Tuyền mà phù hộ dân chúng, do đó mà dân cư quanh vùng lập Miếu Thờ Ngài.
Sinh thời, Quan Thánh Đế Quân  có nghĩa khí vô cùng lớn lao, phủ trùm trời đất. Xét về đức ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì Ngài gồm đủ. Ngàn dậm tìm anh (Lưu Bị) là “nhân”, ở Hoa Dương tha Tào Tháo là “nghĩa”, thắp đèn đọc sách suốt đêm là “lễ” (lúc hộ tống hai bà vợ Lưu Bị), chỉ khói nước làm an lòng quân sĩ là “trí”, đơn đao đi phó hội là “trí” (xem truyện Tam Quốc),
Do đó, trong “Quan Thánh Đế Quân  Minh thánh Chân Kinh” có nói rằng :- “Ngài là nguồn gốc  đức trung tín hiếu để của con người, là căn cội hạnh lễ nghĩa liêm sĩ của con người vậy !”. Tóm lại Ngài có đủ đức hạnh của loài người.
Do đó, sách “Nam thiên Văn hành Thánh Đế truyện lược” đã dựa vào nội dung tám đức nầy mà kể lại câu chuyện đời Ngài . Dân chúng ở Tam Giáp xây  Miếu Thờ nhưng nay đã bị nước lũ làm trôi đi rồi.
*Câu tán dương công đức Ngài như sau:- “Đầu thì gối lên đất Lạc Dương, thân thì nằm trên đất Tương Dương, tinh hồn bay về quê cũ”. Các địa điểm Đương Dương ở Hà Bắc, Tương Dương ở Hà Nam, Vận Thành ở Sơn Tây đều có xây dựng Miếu Quan Đế rất to lớn.
*Truyền thuyết nói rằng, khi Quan Công chết, ngã vào thân của Lã Mông thì Lã Mông bị bảy lổ ra máu mà chết. Nước Ngô đem thủ cấp Quan Công sang cho nước Ngụy, lúc Tào Tháo mở nắp hộp đựng thủ cấp của Ngài ra, Quan Công đã trừng mắt mở miệng nhìn , khiến mọi người run sợ. Vì vậy mà Tào Tháo phải cúng tế Ngài rất trọng hậu.
*Chẳng những Quan Công được ba tôn giáo Nho. Lão, Thích tôn xưng là thần, mà ngay cả các vua nhiều đời cũng đã gia phong cho Ngài suốt 23 lần, từ chức “Hầu” lên đến chức “Thánh” như sau:-
- Hán Hậu Chủ (năm 260) truy phong tên thụy của Quan Công là “Tráng Mậu Hầu”.
-Năm Sùng Ninh thứ nhất (năm 1102 ) đời vua Huy Tông Bắc Tống phong làm “Trung Huệ Công”.
-Năm Sùng Ninh thứ ba (năm 1104 ) đời vua Huy Tông Bắc Tống tấn  phong làm “Sùng Ninh Chân Quân”.
-Năm Đại Quan  thứ hai  (năm 1108 ) chúc  phong làm “Vũ An Vương”.
-Năm Tuyên Hòa   thứ năm  (năm 1112 ) tái   phong làm “Nghĩa Dũng Vũ An Dương”.
-Năm Kiến Viêm   thứ hai  (năm 1128 ) đời vua Cao Tông Nam Tống   phong làm “Tráng Mậu Nghĩa Dũng Vũ An Vương”.
-Năm Thuần Hi   thứ mười bốn  (năm 1187 ) vua Hiếu Tông   phong làm “Tráng Mậu Nghĩa Dũng Vũ An Anh Tế Vương”.
-Năm Thiên Lịch    thứ nhất   (năm 1328 ) đời vua Văn  Tông nhà Nguyên   phong làm “Hiển Linh  Nghĩa Dũng Vũ An Anh Tế Vương”.
-Năm Hồng Vũ  thứ hai mươi bảy   đời vua Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương   sắc lệnh cho xây dựng “Quan Công Miếu” ở Nam Kinh, và ra lệnh mọi người phải bái kính Ngài.
- Minh Hiến Tông sắc lệnh trùng tu Miếu Quan Công.
-Năm  Vạn Lịch   thứ mười  (năm 1528 ) đời vua Thần Tông nhà Minh   phong làm “Hiệp Thiên Hộ Quốc Trung Nghĩa Đế”.
- Sau ban sắc chỉ sửa đổi tên Miếu Thờ Quan Công ở châu Giải là “Anh Liệt Miếu”.
-Năm Vạn Lịch    thứ bốn mươi hai  (năm 1614 ) đời vua Thần Tông nhà Minh   phong làm “Tam giới Phục ma Đại Đế  Uy viễn chấn Thiên tôn Quan Thánh Đế Quân  ”. Lại ban sắc lệnh cho “dát vàng” y phục của tượng Ngài Quan Công ở miếu thờ kinh đô, phong Lục Tú Phù và Trương Thế Kiệt làm tả hữu Thừa Tướng cho Quan Thánh Đế Quân  ; Nguyên soái Nhạc Phi (đời Tống) và Uất Trì Cung (đời Đường) là Già Lam Hộ Pháp cho Ngài; lại phong cho phu nhân của Quan Công là “Cửu Linh Ý Đức Vũ Túc Anh Hoàng Hậu”; phong cho trưởng tử Quan Bình làm “Kiệt Trung Vương”, thứ tử Quan Hưng làm “Hiển Trung Vương”, Châu Thương (Xương) làm “Uy Linh Huệ Dũng Công”.
-Năm Thuận Trị   thứ nhất   (năm 1644 ) đời vua Thế Tổ nhà Thanh    phong làm “Trung Nghĩa Thần Vũ Quan Thánh Đại Đế ”.
-Năm Ung Chính   thứ nhất  đời Thanh gia   phong làm  “Linh Hựu”.
-Vua Khang Hi  nhà  Thanh    phong làm  “Phục Ma Đại Đế  ”.
- Năm 1703, đích thân vua Khang Hi nhà Thanh đến quê của Quan Công ở châu Giải để bái yết và đề biển cho Miếu thờ Ngài.
- Năm Càn Long thứ 53 đời Thanh gia phong “Trung Nghĩa Thần Vũ Linh Hựu Quan Thánh Đại Đế .
-Năm Ung Chính   thứ ba  (năm 1725) vua Thế Tông nhà Thanh truy    phong  tằng tổ của Quan Công , ông cố là “Quang Thiệu Công”, ông nội là “Dụ Xương Công”, còn cha là “Thành Trung Công”.
*Trải qua các đời vua Nhân Tông, Cao Tông, Tuyên Tông, Văn Tông nhà Thanh cũng đều có gia phong và đề biển ở Miếu thờ Ngài.
- Năm Đạo Quang thứ tám, gia phong hai chữ “UY  HIỂN”, - Năm Hàm Phong  thứ nhất ,tái  gia phong hai chữ “Tinh Thành”, Tuyền Hựu phong hai chữ  “Tuy Tĩnh” và ban cho tấm biển đề “Vạn Thế Nhân Cực”, Đồng Trị   gia phong hai chữ “Dực Tán”, Quang Tự gia phong hai chữ “Tuyên Đức”. Đến năm Quang Tự thứ năm (năm 1879) thì Quan Công đã được sắc phong danh hiệu dài tới 26 chữ là:-
“TRUNG NGHĨA THẦN VŨ LINH HỰU NHÂN DŨNG UY HIỂN HỘ QUỐC BẢO DÂN TINH THÀNH TUY TĨNH DỰC TÁN TUYÊN ĐỨC QUAN THÁNH ĐẠI ĐẾ”.
Nhà vua lại sắc lệnh cho cả nước đều xây Miếu Thờ Quan Thánh Đế Quân  , hai kỳ Xuân , Thu phải chí thành cúng tế.
Tín ngưỡng dung hợp được cả ba tôn giáo Nho, Lão, Thích hòa với tíng ngưỡng dân gian như trường hợp của Ngài Quan Thánh Đế Quân  thì không có nhiều ở Trung Quốc.
* Nho giáo thì tôn xưng Quan Công là một trong “Ngũ Văn Xương”, lại tôn là “Văn Vệ Thánh Đế”, hoặc “Sơn Tây Phu Tử”, Có khi tôn là á thánh, á hiền rằng:-“Ở Sơn Đông có một người làm Xuân Thu (chỉ Khổng Tử)—Sơn Tây có một người xem Xuân Thu (chỉ Quan Công)”.
* Đạo giáo thì thờ Quan Công như là một vị gần gũi với Ngọc Hoàng Thượng Đế , tôn xưng Quan Công là “Dực Hán Thiên Tôn”, “Hiệp Thiên Đại Đế” hao85c “Vũ An Tôn Vương”.
* Phật giáo thì lấy sự trung nghĩa của Quan Công làm Hộ Pháp, lại có truyền thuyết Ngài đã từng hiển thánh ở núi Ngọc Tuyền, qui y với nhà Phật. Do đó, tôn Ngài làm “Cái Thiên Cổ Phật” hoặc “Hộ Pháp Già Lam”.
 *Trong dân gian, việc cúng tế Quan Công đã trải qua một ngàn bảy trăm năm. Quan Công đã sớm lìa bỏ thân phận của Quan Vũ trong Tam Quốc Chí, để trở thành vị thần minh “đa nguyên hóa” (nhiều nguồn gốc sanh ra).
VỊ THỦ HỘ THẦN CỦA THƯƠNG GIỚI:-
Theo truyền thuyết thì Quan Công lúc còn trẻ, nơi quê hương có lúc làm nghề bán vải vóc để sinh nhai. Lúc sinh tiền, Ngài cũng giỏi về việc quản lý , từng làm công việc kế toán sổ sách, đã phát minh ra pháp “Nhật thanh bộ” (kế toán mỗi ngày rõ ràng) giống như ngày nay chúng ta gọi là “Nhật ký chi thu” vậy.
Ngài Quan Công sở trường về sử dụng cây đao Thanh long yểm nguyệt, thập phần “có lợi”, từ nầy đồng âm với chữ “Lợi” trong nghề buôn hay giao dịch (có lời). Hơn nữa, trong việc làm ăn mua bán với nhau, điều tối quan trọng là chữ “tín” và tinh thần “trọng nghĩa khí” v.v… mà những đức tính đó, Ngài Quan Vũ đều có thừa. Cho nên giới thương gia mới tôn thờ Ngài làm “thần thủ hộ” cho nghề nghiệp mình, hơn nữa Ngài cũng  có chức năng là “Thần Tài” để phù hộ cho mọi người phát tài. (xem bài nói về Thần Tài).

*** THẦN  Y  DƯỢC:- 

Dân gian tin rằng, con người sở dĩ bị bệnh hoặc gặp xui xẻo, là do thần ma quỷ quái phá phách. Quan Công đã được tôn xưng là “Phục Ma Đại Đế” thì dĩ nhiên là có năng lục trừ tà trị quỷ rồi. Do đó, tại các Miếu Quan Đế thường có đặt thùng thuốc để dân chúng đến cầu trị bệnh thì sử dụng cho lành bệnh. Như vậy, Quan Công đã trở thành “Thần Y Dược” rồi vậy .
*** THẦN  CHIẾN  ĐẤU:-
Quan Công xưa đã từng là một vị đại tướng nổi danh, vũ dũng của Ngài hi hữu trong đời. Cho nên, những người học tập võ nghệ thờ Ngài là bậc “Võ Thánh” (vị thánh về võ nghệ) trong nhiều đời, mọi người khác thì tin vào tinh thần thượng võ (cứu khổn phò nguy) của Ngài, nên xưng là thần hộ mệnh. Còn giới chiến đấu thì cũng thờ Ngài làm thần bảo hộ , cho nên, giới thanh niên trước khi đi vào quân ngũ cũng thường hay đến Miếu thờ để cầu xin sự bảo hộ bình an của Ngài.
Bậc anh hùng sau khi chết thành thần, được nhân gian sùng kính, là một nét văn hóa đặc sắc của người Trung Quốc. Thế nhưng, xưa nay số lượng anh hùng được dân gian sùng bái như Ngài Quan Công thì cũng không có nhiều. Việc thờ cúng Ngài đời đời chẳng những tồn tại mà còn có xu thế ngày càng phát triển cao hơn, rộng hơn, tôn kính nhiều thêm lên chứ không bị suy giảm, thì chỉ có tín ngưỡng về Quan Thánh Đế Quân  mà thôi ! Điều đó khẳng định rằng, Quan Công là một vị “Thần Anh Hùng” tối thắng trong tim mắt của mọi người dân Trung Quốc.
KẾT LUẬN:-
Giới học tập và văn nhân thì nương vào Quan Công là một trong “ngũ văn xương” (Văn Xương, Châu  Y, sao Khôi, Lã Tiên, Quan Công).
Phật giáo thì xưng Ngài có chính khí, xứng đáng làm thần hộ pháp nên phong làm “Già Lam Hộ Pháp”.
Rồi trong Nho giáo, Đạo giáo, giới thương gia, y dược v.v… cũng đều tôn xưng Quan Công như đã nói trên. 
Như vậy, chúng ta có thể nói, Quan Công là vị thánh thần của muôn nhà muôn đời.
*Về hình tượng thì giới thương nhân thờ Quan Công với hình tượng ngồi xem kinh Xuân Thu, giới quân sự hay nhà võ thì thờ Ngài bằng hình tượng cỡi ngựa múa đao
Các cơ quan cảnh vệ ở Hồng Kông đều có phòng thờ Quan Thánh Đế Quân  .
Nơi thờ phượng Ngài gọi là Miếu Quan Đế hoặc Hiệp Thiên Cung, Vũ Miếu, Văn Vũ Miếu.
*Thánh đản của Ngài Quan Thánh Đế Quân  là ngày hai mươi bốn tháng sáu âm lịch.
*NHƯỢC  THỦY  dịch
(từ  http://www.fushantang.com) 
(Còn tiếp phần Phụ lục:-
Quan Thánh Đế Quân Giác Thế Chân Kinh
PHỤ  LỤC  CỦA  BÀI  QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN .

關聖帝君覺世真經

帝君曰:

人生在世,貴盡忠孝節義等事,方於人道無愧,可立身於天地之間。
若不盡忠孝節義等事,身雖在世,其心已死,是為偷生。
凡人心即神,神即心,無愧心,無愧神,若是欺心,便是欺神。
故君子三畏四知,以慎其獨。
勿謂暗室可欺,屋漏可愧,一靜一動,神明鑒察。
十目十手,理所必至,況報應昭彰,不爽毫髮。
淫為萬惡首,孝為百善先。
但有逆理,於心有愧者,勿謂有利而行之;
凡有合理,於心無愧者,勿謂無利而不行。
若負吾教,請試吾刀。
敬天地、禮神明,奉祖先、孝雙親,守王法、重師尊;
愛兄弟、信朋友,睦宗族、和鄉親,敬夫婦、教子孫;
時行方便,廣積陰德,救難濟急,恤孤憐貧;
創修廟宇,印造經文,捨藥施茶,戒殺放生;
造橋修路,矜寡拔困,重粟惜福,排難解紛;
捐資成美,垂訓教人,冤讎解釋,斗秤公平;
親近有德,遠避凶人,隱惡揚善,利物救民;
回心向道,改過自新,滿腔仁慈,惡念不存;
一切善事,信受奉行,人雖不見,神已早聞;
加福增壽,添子益孫,災消病減,禍患不侵;
人物咸寧,吉星照臨,若存惡心,不行善事;
淫人妻女,破人婚姻。
壞人名節,損人技能,謀人財產,唆人爭訟;
損人利己,肥家潤身,咒天怨地,罵雨呵風;
謗聖毀賢,滅像欺神,宰殺牛犬,穢溺字紙;
恃勢欺善,倚富壓貧,離人骨肉,間人兄弟;
不信正道,奸盜邪淫,好尚奢詐,不重勤儉;
輕棄五穀,不報有恩,瞞心眛己,大斗小秤;
假立邪教,引誘愚人,詭說升天,斂物行淫;
明瞞暗騙,橫言曲語,白日咒詛,背地謀害;
不存天理,不順人心,不信報應,引人做惡;
不修片善,行諸惡事,官詞口舌,水火盜賊;
惡毒瘟疫,生敗產蠢,殺身亡家,男盜女淫;
近報在身,遠報子孫,神明鑒察,毫髮不紊;
善惡兩途,禍福攸分,行善福報,作惡禍臨;
我作斯語,願人奉行,言雖淺近,大益身心。
戲侮吾言,斬首分形。有能持誦,消凶聚慶。
求子得子,求壽得壽。富貴功名,皆能有成。
凡有所祈,如意而獲。萬禍雪消,千祥雲集。
諸如此福,惟善所致。吾本無私,惟佑善人。
眾善奉行,毋怠厥志。

PHỤ  LỤC:-

I.- ÂM  NGUYÊN VĂN ĐỂ TỤNG:-
Quan Thánh Đế Quân Giác Thế Chân Kinh
Đế Quân viết :
Nhân sinh tại thế , quí  tận trung hiếu tiết nghĩa đẳng sự , phương ư nhân đạo vô quí , khả  lập thân ư thiên địa chi gian . 
Nhược bất tận trung hiếu tiết nghĩa đẳng sự , thân tuy tại thế , kỳ tâm dĩ tử , thị vi thâu sinh . Phàm nhân tâm tức thần , thần tức tâm , vô quí tâm , vô quí thần , nhược thị khi tâm , tiện thị khi thần . Cố quân tử  tam uý tứ tri , dĩ thận kỳ độc . Vật vị ám thất khả  khi , ốc lậu khả  quí , nhất tĩnh  nhất động , thần minh giám sát . Thập mục thập thủ , lý sở tất chí , huống báo ứng thiệu chương , bất sảng hào phát . Dâm vi vạn ác thủ , hiếu vi bách  thiện tiên . Đản  hữu nghịch lý , ư tâm hữu quí giả , vật vị hữu lợi nhi hành chi ;Phàm hữu hợp lý , ư tâm vô quí giả , vật vị vô lợi nhi bất hành . Nhược phụ ngô giáo , thỉnh thí ngô đao . Kính thiên địa 、lễ thần minh , phụng tổ tiên 、hiếu song thân  , thủ vương pháp 、trọng  sư tôn ;Ái huynh đệ 、tín bằng hữu , mục tông tộc 、hoà hương thân  , kính phu  phụ 、giáo tử  tôn ;Thời hành phương tiện , quảng tích âm đức , cứu nạn tế cấp , tuất cô liên bần ;Sáng tu miếu vũ , ấn tạo kinh văn , xả dược thi trà , giới sát phóng sanh  ;Tạo kiều tu lộ , căng quả bạt khốn , trọng  túc tích phước , bài nạn giải phân ;Quyên tư thành mỹ , thuỳ huấn giáo nhân , oan thù giải thích , đẩu xứng công bình ;Thân  cận hữu đức , viễn tỵ hung nhân , ẩn ác  dương thiện , lợi vật cứu dân ;Hồi tâm hướng đạo , cải quá tự tân , mãn khang  nhân từ , ác  niệm bất tồn ;Nhất thiết thiện sự , tín thụ phụng hành , nhân tuy bất kiến , thần dĩ tảo văn ;Gia phước tăng thọ , thiêm tử  ích tôn , tai tiêu bệnh giảm , hoạ hoạn bất xâm ;Nhân vật hàm ninh , cát tinh chiếu lâm , nhược tồn ác  tâm , bất hành thiện sự ;dâm nhân thê nữ , phá nhân hôn nhân . Hoại nhân danh tiết , tổn nhân kĩ  năng , mưu nhân tài sản , toa nhân tranh tụng ;Tổn nhân lợi kỷ , phì gia nhuận thân , chú thiên oán địa , mạ vũ ha  phong ;Báng thánh huỷ hiền , diệt tượng khi thần , tể sát ngưu khuyển , uế nịch tự chỉ ;Thị thế khi thiện , ỷ phú áp bần , ly nhân cốt nhục , gian nhân huynh đệ ;Bất tín chánh  đạo , gian đạo tà dâm , hiếu thượng xa trá , bất trọng  cần kiệm ;Khinh khí ngũ cốc , bất báo hữu ân ,mạn  tâm muội kỷ , đại đẩu tiểu xứng ;Giả  lập tà giáo , dẫn dụ ngu nhân , quỷ thuyết thăng thiên , liễm vật hành dâm ;Minh mạn  ám biển  , hoạnh ngôn khúc ngữ , bạch nhật chú trớ , bối địa mưu hại ;Bất tồn thiên lý , bất thuận nhân tâm , bất tín báo ứng , dẫn nhân tố ác ;Bất tu phiến thiện , hành chư ác sự , quan từ khẩu thiệt , thuỷ hoả đạo tặc ;Ác  độc ôn dịch , sanh  bại sản xuẩn , sát thân vong gia , nam đạo nữ dâm ;Cận báo tại thân , viễn báo tử  tôn , thần minh giám sát , hào phát bất vặn ;Thiện ác  lưỡng đồ , hoạ phước du  phân , hành thiện phước báo , tác ác hoạ lâm ;Ngã tác tư ngữ , nguyện nhân phụng hành , ngôn tuy thiển cận , đại ích thân tâm . Hí vũ ngô ngôn , trảm thủ phân  hình . hữu năng trì tụng , tiêu hung tụ khánh . Cầu tử  đắc tử  , cầu thọ đắc thọ . phú quí  công danh , giai năng hữu thành . Phàm hữu sở kì  , như ý nhi hoạch . vạn hoạ tuyết tiêu , thiên tường vân tập . Chư như thử phước , duy thiện sở trí . ngô bổn vô tư , duy hữu thiện nhân . Chúng thiện phụng hành , vô đãi quyết chí .  
II.- PHẦN DỊCH (để hiểu nghĩa kinh)
Quan Thánh Đế Quân Giác Thế Chân Kinh
(Chân kinh giúp thế gian giác ngộ của Ngài Quan Thánh Đế Quân  )
*** Đế Quân nói rằng :-
Con người ở đời, quí ở chỗ trung hiếu tiết nghĩa, sao cho làm người không thẹn, mới xứng đáng gọi là “lập thân” ở trong trời đất.
Người mà không thực hành các việc trung hiếu tiết nghĩa, thì tuy thân còn ở đời mà tâm coi như đã chết, thật uổng phí một đời !
Phàm lòng người tức là thần, thần tức là “TÂM”. Không sợ tâm nghĩa là  không sợ thần. Nếu người khinh khi tâm, tức là khinh khi thần vậy.
Thế nên, người quân tử cần phải có “ba điều sợ và bốn điều biết”, cẩn thận cứu xét tâm khi ở một mình.
 Đừng cho rằng ở trong nhà tối mà buông lung tâm, phải biết sợ nhà dột (chỗ thiếu sót của mình), mỗi mỗi hành động của mình, đều có thần minh chứng tri.
Lúc nào cũng sống như là có mười ngón tay đang chỉ trỏ mình, mười cặp mắt đang nhìn mình,  gắng thấu rõ điều nầy. Huống nữa, sự báo ứng rành rành, chẳng thoát một mảy lông.
Sự dâm dục là đứng đầu các điều ác, sự hiếu hạnh là đứng đầu các điều lành.
Nếu thấy việc không tốt, phải sanh tâm sợ hãi tránh né, đừng vì cái lợi mà làm liều.
Còn thấy việc tốt, trong tâm thấy phải, dầu không có lợi (cho mình) cũng gắng làm.
Nếu không chịu nghe lời ta dạy bảo, hãy nếm thử lưỡi đao (Thanh Long) của ta xem !
Làm người phải biết kính trời đất, tế lễ thần minh, thờ phụng tổ tiên, hiếu thảo với cha mẹ, giữ gìn luật pháp (của vua ban), nhớ sâu ơn thầy.
Lại còn phải biết thương yêu anh chị em, giữ chữ tín với bạn bè, thuận thảo cùng bà con, hòa ái với làng xóm, vợ chồng biết kính nhường nhau, con cái phải dạy răn (cho nên người tốt).
Việc gì đáng làm thì làm ngay, rộng chứa âm đức, cứu giúp nạn gấp, giúp đỡ người bần khổ.
Hùn phước xây chùa miếu, in chép kinh văn (để tặng người), giúp thuốc (trị bệnh) cho thức ăn (để người no), giảm bớt sự sát sanh chém giết.
Làm cầu sửa đường (cho người dễ đi), giúp người neo đơn cứu người gặp nạn, quí trọng lúa gạo là  tích chứa âm đức, tránh nạn cho người, giải bớt phiền não trói buộc.
Giúp vốn cho người (làm ăn), đem lời hay ý đẹp dạy người, cởi bỏ oán thù, việc cân đong đo đếm phải công bằng chính xác.
Gần gũi với người đạo đức, xa lìa những kẻ hung tàn, tránh điều ác làm điều lành, làm lợi cho người và vật.
Hồi tâm hướng về đường tu đạo, ăn năn sửa chữa lỗi lầm, trong tâm chứa đầy điều lành, một suy nghĩ ác cũng đừng nghĩ tới.
Tất cả những việc lành  phải tin ghi làm theo, có những việc tuy người  không biết nhưng thần minh đã sớm nghe thấy.
*Nếu làm được những điều đã nói thì đạt được những kết quả tốt như sau:-
-Thêm phước đức, tăng tuổi thọ, con cháu nên người, tai nạn tiêu trừ bệnh hoạn giảm bớt, việc xấu chẳng đến với mình, người và vật đều an ổn, vận may sẽ đến luôn (cho mình).
Còn nếu giữ tâm ác, chẳng chịu làm việc lành, mà làm các việc xấu như :-
-Gian dâm vợ người, phá hoại gia cang kẻ khác, làm tổn thương danh tiết người khác, làm tổn hại công việc của người, chiếm đoạt tài sản người, xúi người thưa kiện nhau, tổn hại người để lợi cho mình, bản thân và gia đình mình được giàu có. -Trù ẻo trời oán trách đất, mắng gió chữi mưa, khi dễ thần thánh, làm hại người hiền, phá hủy tượng hình thần Phật, lạm sát chó trâu, vứt bỏ giấy  tờ chữ nghĩa (tức sách vở)  vào nơi dơ dáy. 
-Coi thường người khác, chê bai việc thiện, ỷ giàu bức ép người nghèo, chia rẻ tình cốt nhục của người, gây sự hiểu lầm cho anh em (thân tộc) của người.
-Chẳng tín đạo chánh nghe theo kẻ gian, phạm tội gian dâm, ưa chuộng những việc xa xĩ giả dối, không tôn trọng sự cần kiệm siêng năng (mà lười nhác).
-Khinh khi ngũ cốc, chẳng đền đáp ơn người, có tâm khinh mạn (người khác) làm cho mình sa vào chỗ tối tăm (sa đọa), sử dụng cân già cân non và lít đong không đúng.
-Giả lập ra tà giáo, để dụ người khờ, tạo niềm tin sai trái cho người, lén lút hành dâm với súc vật, khinh người ra mặt, che đậy điều mờ ám (của mình), nói những lời quanh co dối trá, công khai hại người hoặc lén lút hại người.
-Chẳng giữ đạo trời , chẳng làm cho người được an vui. Không tin vào việc báo ứng, rủ ren người làm ác.
-Chẳng làm chút điều lành mà toàn làm việc ác, kiếm cớ kiện thưa người, vu  oan giá họa cho người, rình rập trộm cướp tài sản người.
-Bỏ thuốc độc gây bệnh ôn dịch hại người, làm cho người sanh ra ngu đần suy bại, hại người mất mạng tiêu tan nhà cửa, người nam thì trộm cắp, người nữ thì dâm đảng…………….
*Phải biết rằng:-
Việc báo ứng nếu gần thì bản thân gánh chịu, còn nếu xa thì con cháu phải mang.
Lúc nào cũng có thần minh kề bên giám sát, chẳng hở mảy lông.
Hai con đường thiện ác, điều họa phước phải biết cân nhắc kỹ, tin chắc rằng:-
“Làm lành thì nhất định được quả báo lành; Làm ác thì nhất định phải chịu quả báo ác”.
Nay ta vì thương chúng sanh nên đem những lời hay đẹp giảng dạy cho, ai nấy nên cố gắng làm theo. Lời ta nói tuy ngắn ít, mà mang lại lợi ích cho các ngươi rất nhiều.
Nếu ai coi thường chê bai lời ta dạy dỗ, sẽ bị chặt đầu phân thây. Ai siêng năng trì tụng kinh nầy, được tiêu trừ những  điều xấu, đón nhận những điều lành như là:- “Cầu con được con,cầu thọ được thọ, được công danh phú quí, tất cả đều thành,
Những điều mong muốn đều được như ý. Những tai họa đều tiêu tan như tuyết chảy, những việc lành tốt gom về như mây tụ,
Ai muốn hưởng phước, gắng nghe lời ta. Lời nói của ta vốn vô tư không bịa đặt, chỉ để giúp cho ai có tâm lành.
Nhất định mau mau làm lành, đừng hứa hẹn chờ đợi làm gì !
*NHƯỢC THỦY  dịch
(từ  http://www.fushantang.com)
14.THẬP ĐIỆN DIÊM LA VƯƠNG .
十殿閻羅王
此十王各有不同的職司,分別審判亡者生前所犯的罪業,並施以刑罰。
1.- 一殿秦廣王:
專司人間壽夭生死冊籍,統管幽冥吉凶。鬼判殿居大海沃礁石外,正西黃泉黑路。凡善人壽終之日,是有接引往生。凡勾到功過兩平之男婦,送交第十殿發放仍投人世,或男轉為女,或女轉為男,依業緣分別受報。凡惡少者,使入殿右高臺,名為孽鏡臺,臺高一丈,鏡大十圍,向東懸掛。上橫七字,曰孽鏡臺前無好人,押赴多惡之魂。自見在世之心之險,死赴地獄之險。那時方知萬兩黃金帶不來,一生惟有孽隨身。入臺照過之後,批解第二殿。用刑發獄受苦。
如有世人,不思天地生人父母養身,非同容易,四恩未報,不奉勾帖。擅自輕生,自刎自縊,服毒投水等類。尋死者,除忠孝節義殉難為神之外,若因細小之忿恨,或因犯事發覺,其罪不到於死,或欲延害他人,而弄假成真,輕生氣絕。門灶諸神,即解本殿收入饑渴各廠,每逢戌亥,悉如臨死痛苦,照樣現形。或七十日,或一二年之後。押魂歸附尋死之處,毋許受享羹飯紙帛。如知悔歛藏。不現形影驚人,妄尋替代,俟其遭累人等。各無牽涉之日。門灶諸神,仍將鬼犯解到本殿,轉發第二殿,查校功過,從重加刑。另再遞交各殿發獄受苦,如有起此等心意,或將此等言語嚇詐。雖未至死,即在世往日曾行善事。其諸獄亦概不准減免,凡輕生已死之後。若不歛形,致驚斃人者,即差青面獠牙鬼役,勾到各獄受苦,滿日發入阿鼻大地獄,永遠鎖弔,不許超生,凡僧道得錢代人拜誦經懺,遺失字句頁卷者,至本殿發進補經所,各入黑暗斗室,內藏經懺,其遺失字句之處,概皆簽明補誦,設有燈盞,貯油數十斤。只用細線一根燃火,或時時亮,或時黑暗。不能一氣即速補足。或係清修僧道貪求供養者,亦皆不免,如若在家男婦,自心自口,拜念一切經咒佛號,即有舛錯遺失,重在誠心,而不重在字句。尼姑亦然,佛旨免補,每月初一載錄善籍。世人若於每二月初一日。向西至誠禮拜。將平素念佛及誦經咒暨持戒功德。發願往生極樂。並立誓精進修特。宏法利生。壽終即蒙佛接引,往生極樂。

THẬP ĐIỆN   DIÊM LA VƯƠNG .
(VUA  DIÊM  LA  CỦA  MƯỜI  ĐIỆN)
Ở cõi Diêm La có mười vị vua cai quản, có nhiệm vụ và công việc khác nhau để xem xét người chết lúc còn sống trên thế gian đã phạm vào những tội lỗi  gì mà có hình phạt thích đáng.
1. Nhứt Điện: Tần Quảng Vương cầm sổ sống chết.
2. Nhị Điện: Sở Giang Vương coi Đẳng Hoạt Địa Ngục 
3. Tam Điện: Tống Đế Vương coi Hắc Thằng Đại Địa Ngục 
4. Tứ Điện: Ngũ Quan Vương coi Chúng Hiệp Đại Địa Ngục 
5. Ngũ Điện: Diêm La Vương coi Khiếu Hoán Địa Ngục 
6. Lục Điện: Biện Thành Vương coi Đại Khiếu Hoán Địa Ngục 
7. Thất Điện: Thái Sơn Vương coi Nhiệt Não Địa Ngục 
8. Bát Điện: Bình Đẳng Vương coi Đại Nhiệt Não Địa Ngục 
9. Cửu Điện: Đô Thị Vương coi A-Tỳ Địa Ngục.
10. Thập Điện: Chuyển Luân Vương cho đi đầu thai.

1.- Nhất Điện Tần Quảng Vương :(Tần Quảng Vương ở Điện thứ nhất).
Quản lý sổ sách ghi chép về tuổi thọ của con người, quản lý hết tất cả việc lành  dữ của cõi U Minh. Cung điện của Ngài ở bên dưới tầng đá ngầm đáy biển, nằm về hướng Tây của hắc lộ suối vàng.
Nếu người chết là người có làm việc thiện, thì được tiếp dẫn vãng sanh ngay. Còn nếu người chết là nam hay nữ  mà công tội ngang nhau, thì được đưa đến Điện thứ mười cho đi đầu thai, có thể nam chuyển thành nữ hay ngược lại, tùy theo nghiệp của mỗi người mà định. Nếu làm ác có ít, thì đưa vào một điện có đài cao, gọi là “Nghiệt kính (cảnh) đài”. Đài nầy cao một trượng, xung quanh có kiếng, treo ở hướng Đông, trên biển có đề câu:- “Trước Đài Nghiệt Cảnh không người tốt”. Hồn người chết sẽ thấy lại tất cả những việc mình đã làm khi sống, bao nhiêu tội lỗi đã gây tạo, nay phải chịu sa xuống Địa Ngục chịu sự trừng phạt. Lúc nầy thì dù “vàng ròng cũng khó đổi” được. Sau khi xem hết các tội lỗi rồi thì chuyển qua Điện thứ hai để thọ hình phạt theo tội đã gây ra.
*Như người lúc còn sống, chẳng kính trời đất, không nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ mà báo đáp, hỗn hào cãi lệnh  cha mẹ, coi thường mạng sống, tự ải tự vẫn (thắt cổ tự tử), uống thuốc độc hoặc nhảy sông mà chết. Những người chết như thế,  ngoại trừ do bảo vệ trung hiếu tiết  nghĩa mà có hành động như vậy, tất cả người do vì sân hận, hoặc vì lý do không đáng mà tự tử, hoặc do muốn hù dọa người mà lộng giả thành chân …mà chết (thì đều phải chịu trừng phạt).
*Các vị thần Môn Táo (cửa và bếp) sẽ giải những hồn nầy vào điện để chịu sự đói khát, từ chập tối đến nửa đêm (giờ tuất và hợi)  phải chịu sự đau đớn sống chết. Hình phạt kéo dài hoặc 70 ngày hoặc hai, ba năm, rồi đưa hồn trở về quê quán để gặp vợ (chồng) con, nhưng không được hưởng cơm canh tiền bạc (do thân nhân cúng). Nếu người đó biết ăn năn tội lỗi thì không còn hiện những hình ảnh ghê sợ cho người , dọa nhát người đời nữa. Trải qua thời gian trừng phạt nầy rồi, thì thần Môn Táo lại giải xuống điện cũ để chuyển tiếp Điện thứ hai, tra xét công tội để áp dụng hình phạt thích đáng nơi ngục đó. Nếu khi sống có làm việc thiện thì có phần miễn giảm, còn toàn làm ác thì quỉ mặt xanh sẻ áp giải đến ngục khác chịu hình phạt, nếu quá nặng thì cho xuống đại Địa Ngục A-Tỳ, mãi mãi chịu hình phạt không cho tái sanh nữa.
Những kẻ khi sống làm nghề “thợ tụng ”, tụng kinh cầu nguyện  cho người mà gian lận , bớt  lời bớt chữ trong kinh (tụng nhận lớp) thì đưa sang “Bổ Kinh Sở” (nơi tụng kinh thêm cho đủ số). Nơi đây, có để kinh điển, thắp một cây đèn dầu leo lét, khi mờ khi tỏ không thể tụng đọc nhanh được. Mà khi tụng, bỏ sót một chữ sẽ bị quỉ sứ đánh đòn nên không dám sai trái. Những người nầy, dù ở thế gian thân nhân có rước bao nhiêu thầy đến hộ niệm đi nữa thì tội cũ vẫn không giảm được. Chỉ có trường hợp, chính người thân thiết đó, hết sức thành tâm tụng đọc, ra sức bố thí cúng dường, dù đọc kinh trì chú không hay miễn có đủ tâm thành thì có cảm ứng. Lúc ấy, vào sáu ngày lành mỗi tháng, sẽ có “Phật chỉ” đưa đến mà giảm tội cho.
Muốn tránh khỏi hình phạt ở địa ngục, chỉ có cách là phát lòng thành ăn chay niệm Phật để cầu vãng sanh, lập thệ nguyện hoằng pháp lợi sinh , làm nhiều việc công đức …thì khi vãng sanh được Phật tiếp dẫn về Tây phương Cực Lạc mà thôi !
*Vào ngày mùng 1  tháng hai (là ngày vía của Nhất Điện Tần Quảng Vương) , ăn chay tụng kinh sám hối, phát nguyện và thực hành làm lành sẽ được Ngài phù hộ.
2.- 二殿楚江王
司掌大海之底。正南沃燋石下活大地獄。另設以下十六小地獄:
1‧黑雲沙小地獄。
2‧糞尿泥小地獄。
3‧五叉小地獄。
4‧饑餓小地獄。
5‧燋渴小地獄。
6‧膿血小地獄。
7‧銅斧小地獄。
8‧多銅斧小地獄。
9‧鐵鎧小地獄。
10‧幽量小地獄。
11‧雞小地獄。
12‧灰河小地獄。
13‧斫截小地獄。
14‧劍葉小地獄。
15‧狐狼小地獄。
16‧寒冰小地獄。
陽世如犯拐騙少年男女,欺佔他人財物,損壞人耳目手足。指下不明醫藥取利,不放贖壯年婢女,凡議姻親,貪圖財勢,隱匿年歲。他家說合未定之先,確知或男或女,實有惡疾姦盜等項,含糊不以實告。誤人終身者,查核事犯多寡,年分深淺,有無延害變端,即令猙獰赤髮等鬼推入大獄,另發應到何小獄受苦。滿期轉解第三殿,加刑發獄。世間男婦,常將玉歷說與世人知警,或玉歷鈔流傳。及見人有病者,醫藥相助,貧難者予粥,或施錢救濟多人者,並悔前非,准照功過兩平之例,餘罪勿論,勾到之日即交第十殿,發放投生人道。如能愛惜眾生,不妄殺害,訓勸兒童,勿傷昆蟲,於三月初一日,誓願戒殺放生者,命終免入諸獄。亦即交第十殿發放往生福地。
2.- Nhị Điện Sở Giang Vương
(Sở Giang Vương ở Điện thứ hai)
*Ngục nầy nằm ở đáy biển, dưới tầng đá ngầm phía chính Nam, gọi là địa ngục Đẳng Hoạt . Gồm có 16 địa ngục nhỏ như sau:-
1‧Hắc Vân Sa Tiểu Địa Ngục . (cát mây đen)
2‧Phẩn  Niệu Nê Tiểu Địa Ngục . (phẩn , nước tiểu, bùn)
3‧Ngũ Xoa Tiểu Địa Ngục . ( cây chĩa năm răng)
4‧Cơ Ngạ  Tiểu Địa Ngục . (đói )
5‧Tiêu Khát Tiểu Địa Ngục . (khát)
6‧Nùng Huyết Tiểu Địa Ngục . (chảy  máu tươi)
7‧Đồng Phủ Tiểu Địa Ngục . (búa đồng)
8‧Đa Đồng Phủ Tiểu Địa Ngục . (nhiều búa đồng)
9‧Thiết Khải Tiểu Địa Ngục . (giáp bằng sắt)
10‧U Lương  Tiểu Địa Ngục . (tối tăm)
11‧Kê Tiểu Địa Ngục . (gà cắn mổ)
12‧Hôi Hà Tiểu Địa Ngục . (tro than, sông nước)
13‧Chước Tiệt Tiểu Địa Ngục . (chặt cắt)
14‧Kiếm Diệp Tiểu Địa Ngục . (kiếm bén)
15‧Hồ Lang Tiểu Địa Ngục . (chồn sói)
16‧Hàn Băng Tiểu Địa Ngục . (băng lạnh)
*Người thế gian phạm vào tội lừa gạt thiếu niên nam nữ, buôn bán trẻ em, cưỡng đoạt thân thể  đoạt tài sản của chúng, không rành nghề hốt thuốc cho người làm tổn hại đến mắt, lỗ tai, tay, chân của họ, không tha đày tớ gái già, tham cầu lợi lộc mà làm mai mối hôn nhân, dấu giếm (khai gian)  tuổi tác, đến nhà người sanh sự, nam nữ làm điều dối gian, nói không thật lời. Phạm tội loạn luân. Làm quan ăn của hối lộ…
Những người nầy khi chết, sau khi ở Nghiệt Cảnh Đài đã tra ra tội phạm nhiều ít, thời gian phạm lâu mau, có cố ý hay vô tình …thì cho quỷ tóc đỏ răng nanh dẫn đi đến địa ngục nhỏ tương ứng để thọ tội. Thí dụ như:- Phạm tội loạn luân, bị cắt (thiến) thận, làm quan tính kế đảo điên, ăn hối lộ, bị nhốt trong hỏa xa, đêm vắng toan mưu dối, bị cát mây đen đè mình, xúi trẻ thơ lầm lỗi bị cầm trong ngục giá lạnh. Mãn kỳ thọ tội nầy thì chuyển sang ngục thứ ba để định tiếp.
Người nào trên thế gian thường biết nói điều hay trong kinh Ngọc Lịch để giáo hóa người khác hoặc ấn tống kinh điển giúp người giác ngộ; thương yêu chúng sinh, dạy dỗ điều lành tốt cho trẻ em, không tàn hại côn trùng,  bố thí thuốc men cho người bệnh, bố thí cơm cháo cho người nghèo đói, bố thí tiền bạc để cứu giúp người nghèo khổ, biết ăn năn tội lỗi đã lỡ gây tạo thì được miễn trừng phạt nơi ngục nầy, mà đưa thẳng xuống Điện thứ mười để đầu thai kiếp khác.
*Vào ngày mùng một tháng ba, ăn chay, phát nguyện thực hành làm lành, hành hạnh phóng sanh, thì được Ngài Nhị Điện Sở Giang Vương phù hộ.
3.-三殿宋帝王
司掌大海之底,東南沃燋石下,黑繩大地獄,亦另設十六小地獄:

1‧鹹鹵小地獄。
2‧麻繯枷紐小地獄。
3‧穿肋小地獄。
4‧銅鐵刮臉小地獄。
5‧刮脂小地獄。
6‧鉗擠心肝小地獄。
7‧挖眼小地獄。
8‧鏟皮小地獄。
9‧刖足小地獄。
10‧拔手腳甲小地獄。
11‧吸血小地獄。
12‧倒弔小地獄。
13‧分髓小地獄。
14‧蛆蛀小地獄。
15‧擊膝小地獄。
16‧瓟心小地獄。

陽世為人,不思君德最大,民命為重,膺位享祿者,不堅臣節,不顧民命,士庶見利忘義,夫不義,妻不順,應愛繼與人為子嗣,曾受恩惠,及得過財產,負良歸宗歸支者,奴僕負家主,書役兵隸負本官管長,夥伴負財東業主,或犯罪越獄及軍流逃遁,因管押求人具保,負累官差親屬等事者,久途而不懺悔,雖作善,發入各重受苦不免,如犯講究風水,阻止殯葬,造墳掘見棺,不即罷墾換穴,有損骨殖,倫漏錢糧,遺失宗親墳塚,誘人犯法,教唆興訟,寫作匿名揭帖退婚字據,捏造契議書札,收回錢債券據,不註不掣套描花押圖記,添改帳目,遺害後人等事件者,查對事犯輕重,使大力鬼役進入大獄,另發應至何重小獄受苦。受滿轉解第四毆,加刑收獄。世人若於二月初八日,誓願戒而不犯,即准轉發,免進各獄受苦。
3.-  Tam Điện Tống Đế Vương :(Tống Đế Vương ở Điện thứ ba)

Ngục nầy nằm dưới tầng đá ngầm hướng Đông Nam đáy biển, tên gọi là “Hắc Thằng Địa Ngục” (dây đen). Có tất cả 16 địa ngục nhỏ như sau:-
1‧Hàm Lỗ Tiểu Địa Ngục . (muối mặn)
2‧Ma Hoán Già  Nữu tiểu Địa Ngục . (gông xiềng)
3‧Xuyên Lặc Tiểu Địa Ngục . (xỏ gân)
4‧Đồng Thiết Quát Kiểm Tiểu Địa Ngục . (đồng sắt nạo gò má)
5‧Quát Chi  Tiểu Địa Ngục . (nạo chảy mỡ)
6‧Kiềm Tễ Tâm Can Tiểu Địa Ngục . (đóng vào tim gan)
7‧Oát Nhãn Tiểu Địa Ngục . (móc  mắt)
8‧Sản Bì Tiểu Địa Ngục . (phanh da)
9‧Nguyệt Túc Tiểu Địa Ngục . (cắt chân)
10‧Bạt Thủ Cước Giáp Tiểu Địa Ngục . (rút móng tay chân)
11‧Hấp Huyết Tiểu Địa Ngục . (hút máu)
12‧Đảo Điếu Tiểu Địa Ngục . (treo ngược rút lên)
13‧Phân  Tuỷ Tiểu Địa Ngục . (xẻ xương tủy)
14‧Thư Chú Tiểu Địa Ngục . (ăn giòi bọ)
15‧Kích Tất Tiểu Địa Ngục . (đánh vào đầu gối)
16‧Bà Tâm Tiểu Địa Ngục . (bóp trái tim)
*Người lúc còn sống khi làm quan, chẳng nghĩ ơn đức lớn lao của vua (đất nước) , mạng sống người dân là quan trọng, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc mà không làm tròn bổn phận, chẳng màng  dân chúng khổ sở đói rét. Người dân thường thì thấy lợi bỏ quên ân nghĩa, chồng bất nghĩa, vợ chẳng hòa thuận, làm con nuôi của người thọ lãnh ân huệ của họ mà vì muốn chiếm đoạt tài sản sanh ra vong ân bội nghĩa, đày tớ mà phụ ơn chủ nhà, binh lính phụ ơn của người chỉ huy, công nhân phụ ơn nghĩa của giám đốc, hoặc phạm tội vượt ngục hoặc quân nhân đào ngũ,  không làm tròn chức trách của trên giao phó…Phạm những lỗi trên mà không chịu sám hối thì tuy có làm điều lành đi nữa cũng không bớt được tội cũ (phải có sự ăn năn sám hối mới được)
Thêm nữa, những vị thầy phong thủy coi xem nhà cửa mồ mã cho người, học không đến nơi đến chốn, làm sai lệch mà lấy tiền người. Hoặc đào mồ cuốc mã thiên hạ, chiếm đất nghĩa địa. Hoặc dụ dỗ người làm việc phi pháp.  
Giết người lấy của, đi săn bắn, bị cọp xé thây, gian dâm vợ người, sửa chữa giả mạo giấy tờ, người có chuyện di chúc, gởi gắm mình mà mình không chịu thực hiện, đốt phá nhà cửa người, đòi nợ xiết của người khác, làm sách giả nguy hại đời sau…
Sau khi tra xét tường tận, sẽ cho Đại Lực Quỷ đưa vào tiểu ngục thích ứng  chịu trừng phạt theo tội lỗi đã làm. Thọ hết hình phạt, lại chuyển sang ngục thứ tư để tra xét tiếp.
*Ngày mùng tám tháng hai, ăn chay phát nguyện và thực hiện việc làm lành, tụng kinh sám hối nếu lỡ gây ra những  tội đã  nêu trên , thì sẽ được Ngài  Tam Điện Tống Đế Vương hộ trì miễn giảm tội khiên.
4.- 四殿五官王:

司掌大海之底。正東沃燋石下合大地獄。亦另有十六小地獄:
1‧沰池小地獄。
2‧蝥鍊竹籤小地獄。
3‧沸湯澆手小地獄。
4‧掌畔流液小地獄。
5‧斷筋剔骨小地獄。
6‧堰肩刷皮小地獄。
7‧鎖膚小地獄。
8‧蹲峰小地獄。
9‧鐵衣小地獄。
10‧木石土瓦壓小地獄。
11‧劍眼小地獄。
12‧飛灰塞口小地獄。
13‧灌藥小地獄。
14‧油荳滑跌小地獄。
15‧刺嘴小地獄。
16‧碎石埋身小地獄。
世人漏稅,抗糧,賴租,用重秤,合假藥,賣著水米,用假銀,欠數錢,賣油粉釉綾,刮漿布疋衣褲,路遇蹩廢老幼,不即讓行,暗佔鄉民及老幼肩販便宜,受託寄帶家書,不速交付,竊取街路砌就磚石,及晚夜燈內油燭,窮不安分守己,富不憐老恤貧,如有告貸,先已允借,至期空覆致令誤事,見人有病,家藏藥食,吝不付給,良方秘不傳授,煎過藥渣,或碎碗料器等物,潑置街路,無故養驢馬諸獸,尿糞妨礙行人,故意荒蕪田地,損壞他人牆壁,咒詛魘魅,造言驚嚇等事者,查核事犯之大小,令鬼卒推入各大地獄受苦。另再判發何小地獄受苦,滿日送解第五殿察核。
世人若於二月十八日,誓悔不再犯者,免入本殿諸獄,如鈔玉歷全卷,或續加古今因果報應事件於各殿章句之後,化人為善,遺傳後世,使觀見者從此改悔,他能免過汝亦暗裡有功。

4.- Tứ Điện Ngũ Quan Vương :(Ngũ Quan Vương ở Điện thứ tư)

Ngục thứ tư nằm ở dưới tầng đá ngầm  biển, ở về hướng Đông. Ngục nầy có tên là “Chúng Hiệp Địa Ngục” (đối xử với người)  .Có 16 tiểu ngục là:-
1‧Thạch Trì Tiểu Địa Ngục . (ao có bờ vách bằng đá)
2.- Miêu Luyện Trúc Tiêm Tiểu Địa Ngục . (rớt xuống bàn chông tre)
3‧Phí Thang Nhiễu Thủ Tiểu Địa Ngục . (nước sôi)
4‧Chưởng Bạn Lưu Dịch Tiểu Địa Ngục . (trấn nước)
5‧Đoạn  Cân  Dị Cốt Tiểu Địa Ngục . (cắt gân)
6‧Yển Kiên Loát  Bì Tiểu Địa Ngục . (xẻ vai lột da)
7‧Toả Phu Tiểu Địa Ngục . (căng da)
8‧Tồn Phong Tiểu Địa Ngục . (ngồi trên mũi nhọn)
9‧Thiết Y  Tiểu Địa Ngục . (áo sắt)
10‧Mộc Thạch Thổ Ngoã Áp Tiểu Địa Ngục . (gạch ngói đá đè)
11‧Kiếm Nhãn Tiểu Địa Ngục . (dùng kiếm khoét mắt)
12‧Phi Hôi Tắc  Khẩu Tiểu Địa Ngục . (nhét tro bịt miệng)
13‧Quán Dược Tiểu Địa Ngục . (rót thuốc)
14‧Du Đậu Hoạt Trật Tiểu Địa Ngục . (đi đường đổ dầu trơn trợt cho té )
15‧Thích  Chuỷ Tiểu Địa Ngục . (đâm vào miệng)
16‧Toái Thạch Mai  Thân Tiểu Địa Ngục . (đá đè chôn thân)
*Người sống ở thế gian mà  trốn sưu lậu thuế, không nộp tô tức, dùng hai cái cân để gian lận, lường thưng tráo đấu, bào chế thuốc giả, bán gạo ẩm mốc, xài tiền giả, tráo xén bớt tiền, bán dầu bột quá hạn, may vá ăn xén vải vóc, cho vay ăn lời quá vốn, đi đường gặp người già tàn tật không nhường bước, bắt người khác phục dịch quá đáng, nhận thư tín tin tức người nhờ chuyển mà không sớm chuyển giao, lăn cây đá chặn đường đi, lấy trộm dầu thắp đèn đường, nghèo mà không chịu siêng năng làm ăn lại  chê trách  người, giàu mà không cứu giúp kẻ khó, giả bộ đi mượn tiền để người khác khỏi mượn mình, làm bộ đói rách để xin của người, thấy người khác bệnh nhà mình có thuốc (sách , bài thuốc hay) mà không cho, dấu diếm thuốc gia truyền để làm giàu, chăn nuôi súc vật đổ phân, nước tiểu ra đường làm hôi thúi người đi đường, đổ rác rến ra giữa đường đi, trù ếm làm hại người, bỏ cha mẹ trốn lánh tự tử, bỏ  hoang ruộng đất, làm cây cối ngã sập nhà, tường người, phách lối mắng nhiếc người …
Sau khi tra xét kỹ, tùy theo tội lỗi mà đưa vào địa ngục thích ứng để chịu sự trừng phạt khổ sở, mãn hạn chuyển sang Địa ngục thứ năm để tra xét tiếp.
*Những người còn sống ở thế gian, vào ngày mười tám tháng hai, ăn chay tụng kinh sám hối tự hứa không tái phạm những lỗi trên nữa.Tự mình hoặc góp phần vào việc ấn tống kinh sách như Ngọc Lịch, Kinh Nhân Quả … để cảm  hóa chúng sanh,cho họ  biết làm lành lánh dữ, thì được Ngài Tứ  Điện Ngũ Quan Vương phù hộ và miễn giảm tội cũ trót lỡ gây ra.

5.-  五殿閻羅王:

閻羅王曰:吾本前居第一殿,因憐屈死,屢放還陽伸雪,降調司掌大海之底東北沃燋石下,叫喚大地獄,並十六誅心小地獄。凡一切鬼犯,發至本殿者,已經諸獄受罪多年,即有在前四殿,查核無甚大過,每各按期七日,解到本殿,亦查毫不作惡。屍至五七日,未有不腐者也,鬼犯皆說在世尚有未了善願,或稱修蓋寺院橋樑街路,開河淘井,或集勸善書章未成,或放生之數未滿,或父母尊親生養死葬之事未備,或受恩而未報答,種種等說,哀求准放還陽,無不誓願。必做好人,吾聞之曰。汝等,昔時作惡昭彰,神鬼知你,今船到江心補漏遲,可見陰司無怨鬼,陽間少怨人。真修德行之人,世間難得。今來本殿鬼犯,照過孽鏡,悉係惡類,毋許多言,牛頭馬面,押赴高臺一望可也。所設之臺,名曰望鄉臺,面如弓背,朝東西南三向,灣直八十一里,後如弓絃,坐北劍樹為城,臺高四十九丈,刀山為坡,砌就六十三級,善良之人,此臺不登,功過兩平,已發往生。只有惡鬼,望鄉甚近,男婦均各能見能聞,觀聽老少語言動靜,遺囑不遵,教令不行,凡事變換,逐件改過,苦掙財物,搬運無存,男思再娶,婦想重婚,田產抽匿,分派難勻,向來帳目,清揭復濁,死欠活的難少分文,活欠死的奈失據證,彼此胡賴,搪塞不遜,一概舛錯,盡推死人,三黨親戚,懷怨評論,兒女存私,朋友失信,略有幾個,想念前情,撫棺一哭,冷笑兩聲,更有惡報。男受官刑,婦生怪病。子被人嬲,女被人淫,業皆消散,房屋火焚,大小家事,倏忽罄盡,作惡相報,非獨陰魂,凡鬼犯聞見之後,押入叫喚大地獄內。細查曾犯何惡,再發入誅心十六小地獄受苦,小地獄內,各埋木樁,銅蛇為鍊,鐵犬作墩,綑壓手腳,用一小刀,開瞠破腹,鉤出其心,細細割下,心使蛇食,腸給狗吞,受苦滿日,止痛完膚,另發別殿。
1‧割取不敬鬼神猜疑有無因果報應等心小地獄。
2‧割取殺害生命等心小地獄。
3‧割取善願未完諸惡先行等心小地獄。
4‧割取近邪悖謬習術妄想長生等心小地獄。
5‧割取欺善怕惡恨他人不速死亡等心小地獄。
6‧割取計較移禍等心小地獄。
7‧割取男子行強圖謀姦淫婦女喪貞引誘曲從貪戀有無謀害等心小地獄。
8‧割取損人利己等心小地獄。
9‧割取慳吝勿顧生死緩急等心小地獄。
10‧割取偷盜昧賴等心小地獄。
11‧割取忘恩報怨等心小地獄。
12‧割取好鬥賭勝牽連延累等心小地獄。
13‧割取騙誘惑眾等心小地獄。
14‧割取狠毒教唆已未能害等心小地獄。
15‧執取嫉善妒賢等心小地獄。
16‧割取執迷不改誹謗等心小地獄。
凡世人不信因果,阻行善事,借名往廟拈香,論說人非,燒燬勸善書章,拜拜食葷,厭惡人念佛誦咒,作佛事不齋戒,謗誹釋道,識字人不肯將古今報應勸世等文,念誦婦幼人等聽知,刨掘他人墳塚,填平滅跡,縱火延燒山林,疏防家丁,失火延燒居鄰,攀弓射箭放彈,誘逼疾病瘦弱人賭力,隔牆壁拋擲瓦石傷人,河蕩藥魚,放鳥槍,做造絲網,黏竿,蹈籠,鹽鹵灑草地,死貓毒蛇等物不深埋,害人起掘,犯土喪命,冬凍春寒,懇掘地上,折墻更灶,私僭官銜,勢佔民地,填井塞溝,如犯前項等事者,赴過望鄉臺,發入叫喚大地獄。受苦之後,應該割碎其心者,押交各層小獄判發。受滿轉解第六殿,查對有無他罪,如世人在生不犯前項等事,或曾犯過,於正月初八日,齋戒誓不再犯者,不獨本殿各獄之刑可免,並准咨第六殿輕減刑罰。除殺生害命,近邪悖謬,男子淫毒婦女,婦人貪淫悍妒,損他人名節者,偷盜昧賴,忘恩報怨,及在生執迷,見聞勸善章句,不即改悔者,概不輕減。

5.-  Ngũ Điện Diêm La Vương :(Diêm La Vương ở Điện thứ năm)

*Vua Diêm La nói rằng:-“Trước đây ta ở Điện thứ nhất, vì thương hại người chết, than thở là chưa làm tròn nguyện ước, ta cho họ hoàn dương sống lại để làm cho xong, nên bị Thượng Đế điều sang cai quản ở đây. Ngục nầy tên là ngục "Khiếu (Kiếu) Hoán" (kêu la rên xiết), nằm dưới tầng đá ngầm đáy biển ở hướng Đông bắc.Có tất cả 16 Tiểu Địa Ngục đều gọi là "Đẳng Tâm"  (chặt đứt trái tim)
Những phạm nhân trước khi đưa đến đây đều trải qua thời gian thọ tội nhiều năm ở ngục khác. Nơi ngục thứ tư, việc tra xét không quá bảy ngày rồi chuyển sang đây, để khai thêm về những việc không làm ác lúc còn sống. Phần lớn, các hồn quỷ thường khai rằng :- "Trên thế gian chưa làm xong nguyện vọng như xây cất chùa viện, đào giếng vét sông, làm chưa xong việc ấn tống kinh điển khuyến thiện, hoặc phóng sanh chưa xong, hoặc chưa lo xong việc chuẩn bị hậu sự cho song thân, hoặc mang ơn chưa kịp đền đáp, xin cho được trở về để hoàn thành tâm nguyện, hẹn chẳng sai lời, hứa sẽ làm người tốt". Ta nghe như thế, bèn nói:-“Các ngươi, lúc trước có làm ác hay không , quỷ thần đã biết, hãy thành thật nhận tội đi. Nếu cõi âm ty không có quỷ oán hận thì lúc ở dương gian là không có người oán hờn. Người tu hành chân chính ở thế gian không có nhiều đâu. Nay đã đến đây, ta sẽ cho xem ở Nghiệt Cảnh thì biết hết sự thật rồi, đừng nói nhiều lời nữa !". Nói rồi, ta sai ngưu đầu mã diện giải phạm nhân đến “Đài  Vọng Hương” để nhìn về quê xưa của họ. Đài nầy cong như cây cung, có ba mặt đông, tây và nam. Chiều cong dài tám trăm mười dậm, còn phía bắc thì có một rừng kiếm làm thành trì. Đài nầy cao bốn mươi chín trượng, có núi đao tua tủa. Bậc thang có sáu mươi ba cấp. Những người lương thiện thì khỏi bắt lên đài nầy, người công và tội bằng nhau thì được cho đi đầu thai. Chỉ có những kẻ làm ác thì phải lên mà thôi. Lên trên đài nầy rồi,  thì sẽ thấy quê nhà kế bên, người thân nói gì cũng nghe thấy. Nghe được những lời con cháu tranh giành của cải tài sản, không chịu thực hiện di chúc, không thực hiện lời dặn dò trăn trối. Kế thấy những cảnh thay đổi sau khi mình chết, sự vật khác xưa, mỗi mỗi đều thay, chẳng còn gì là của mình. Người thân là chồng thì muốn cưới vợ khác, người thân là vợ thì muốn lấy chồng khác, con cái thì tranh nhau tài sản, đánh lộn đánh lạo, chữi mắng nhau. Bà con thân thiết và bạn bè cũng chẳng ai nhớ đến mình, con cái nheo nhóc khổ sở v.v…Thấy những cảnh ấy rồi, những hồn người chết la khóc  inh ỏi, dập đầu bứt trán , nhào lộn tức tối, đau khổ muôn phần…Như thế rồi lại nhìn thấy tiếp những cảnh tượng người thân bị trả quả báo (của mình gây ra) như là:- trai bị bắt giam, nữ thì sanh quái thai, con trai bị dụ dỗ sa đọa, con gái bị gian dâm. Sự nghiệp của mình bị tiêu tan, nhà cửa bị cháy rụi, tất cả trong nhà đều bị tiêu sạch…khi ấy quỷ hồn hối hận ăn năn thì đã quá muộn.
Sau đó, cho trở về trong điện để tra xét tiếp rồi tùy theo tôi lớn nhỏ nhiều ít lâu mau … mà đưa đến các Tiểu Địa Ngục để chịu sự trừng phạt. Trong các Tiểu Địa Ngục nầy, có các cọc gỗ nhọn, chó  sắt rắn đồng, gông xiềng tay chân. Quỷ dùng con dao nhỏ, mỗ một đường ở bụng, vạch bày ra trái tim, cắt xẻ ra từng miếng để ném cho rắn ăn, ruột thì cho chó ăn. Chịu sự trừng phạt một ngày, thì chỗ mỗ lành lại, đem giam vào ngục để mai hành hạ  tiếp. Các Tiểu Địa Ngục là:-
1‧người chẳng kính quỷ thần, không tin vào nhân quả sẽ đưa vào  Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
2‧giết hại sinh vật cũng cho vào  Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
3‧có lời vái nguyện mà chưa cúng trả  lễ:-  Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
4‧theo học tà thuật mong cầu được  trường sinh:- Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
5‧hận người trù rủa cầu cho người mau chết:- Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
6‧mưu tính kế hại người :- Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
7‧người nam mà dụ dỗ người nữ vào con đường thất tiết:- Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
8‧làm việc tổn hại người lợi mình:- Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
9‧bỏn xẻn tiếc nuối tài vật mà chẳng màng sống chết:- Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
10‧nuôi nấng người  rồi cho đi ăn trộm:- Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
11.-lấy oán báo ân:-  Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
12‧đam mê cờ bạc táng gia bại sản:- Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
13‧lường gạt người:- Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
14‧dùng lời nói sai quấy xúi bảo người làm bậy:-Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
15‧có tâm ganh  ghét người hiền:- Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 
16‧hay mắng nhiếc người:- Đẳng Tâm Tiểu Địa Ngục . 

*Những người không tin nhân quả, cản trở người làm việc lành, mượn tiếng đi chùa miếu dâng hương để xúi biểu người làm quấy, thiêu đốt kinh sách dạy người làm lành, xúi người phá giới, ngăn cản người làm ác biết ăn năn sám hối, biết đạo mà không giữ giới, phỉ báng Phật, chẳng chịu nghe theo lời dạy đạo tu hành, mà còn xúi bảo người khác đi vào đường sai quấy như mình, đào mồ cuốc  mã người khác, thiêu đốt rừng núi, cho gia đình di chuyển trước rồi đốt nhà phá xóm giềng, dùng cung tên súng đạn bắn lén người, bức ép người khác khiến họ rầu rĩ mà sanh bệnh, ném đá , gạch ngói lên mái nhà người, dùng thuốc độc hại cá, giăng lưới bắt chim, dùng muối tưới cây cỏ chết, thả rắn rít độc trùng làm hại người đến chết, giả mạo chức tước để hại người, chiếm đoạt nhà đất người, lấp giếng ngăn chận mương rãnh phá hoại nhà người …
Những kẻ phạm vào những tội lỗi trên, cho lên Vọng Hương Đài để xem hết những tội đã phạm cùng hậu quả báo ứng, rồi cho vào địa ngục Khiếu Oán, để họ tự ăn năn dày vò, đau khổ, khóc than một mình. Kế đó mới tùy theo tội mà chuyển đến Tiểu Địa Ngục thích ứng mà hành tội tiếp. Thọ tội xong, chuyển đến Điện thứ sáu để tra xét tiếp.
Những người khi còn sống không phạm những tội đã nêu hoặc lỡ phạm mà vào ngày mùng tám tháng giêng, ăn chay tụng kinh sám hối, phát thệ không tái phạm, thì được miễn hình phạt ở ngục thứ năm nầy, chuyển sang ngục thứ sáu xem xét.
Nhưng người phạm vào các tội:- giết người hại con vật lớn, theo bè đảng tà ngụy, gian dâm phụ nữ, bắt ép vợ người phải thất tiết, nuôi người trộm cắp, những kẻ lấy oán báo ân, những người si mê chấp chặt không chịu ăn năn sửa đổi, thì không được tha thứ miễn giảm.

6.-  六殿汴城王:
司掌大海之底。正北沃燋石下。大叫喚大地獄。另設十六小地獄:
1‧常跪鐵砂小地獄。
2‧屎泥浸身小地獄。
3‧磨摧流血小地獄。
4‧鉗嘴含鍼小地獄。
5‧割腎鼠咬小地獄。
6‧棘網蝗鑽小地獄。
7‧碓搗肉漿小地獄。
8‧裂皮暨擂小地獄。
9‧銜火閉喉小地獄。
10‧桑火陫烘小地獄。
11‧糞汙小地獄。
12‧牛雕馬躁小地獄。
13‧緋竅小地獄。
14‧錣頭脫殼小地獄。
15‧腰斬小地獄。
16‧剝皮揎草小地獄。
世人怨天尤地,憎惡風雷冷熱晴雨,對北溺便涕泣,偷竊神佛裝塑法身內藏,刮取神聖佛金,妄呼神諱,不敬惜字紙經書,寺塔庵觀前後,潑積穢物,供奉神像,廚灶不潔,不戒食牛犬肉,藏貯悖謬淫書,毀塗勸善書章器皿,雕刻太極圖日月七星,及和合二聖,王母壽星,各上仙佛形相,繡織卍字花樣,在於一切衣服器用,僭服龍鳳衣裙,作賤五穀,囤米望昂者,俱發入大呼喚大地獄。查出所犯事件,應發何小地獄受苦,滿日轉解第七殿,再查有無別惡。凡人在陽間,於三月初八日,持齋誓願,今後不敢再犯,並能每逢五月十四十五十六日,十月初十日,戒不交媾,立願輾轉勸戒者,准免以上諸小地獄受苦。

6.- Lục Điện Biện Thành Vương :(Biện Thành Vương ở Điện thứ sáu)
*Ngục nầy nằm dưới tầng đá ngầm đáy  biển ở về hướng chính Bắc, tên là “Đại Khiếu Hoán”, nghĩa là  tội nặng hơn, bị hình phạt năng nên khóc la lớn tiếng hơn ngục thứ năm. Có 16 Tiểu Địa Ngục là:-
1‧Thường Quị  Thiết Sa Tiểu Địa Ngục . (cát bằng sắt bắn vào người làm té ngã)
2‧Thỉ Nê Tẩm Thân Tiểu Địa Ngục . (tẩm thân thể bằng phân, nước tiểu)
3‧Ma Tồi Lưu Huyết Tiểu Địa Ngục . (mài ép cho chảy máu) 
4‧Kiềm Chuỷ Hàm Châm Tiểu Địa Ngục . (ngậm kim châm ,kẹp miệng)
5‧Cát Thận Thử Giảo Tiểu Địa Ngục . (cắt thận cho chuột ăn)
6‧Cức Võng Huỳnh ToảnTiểu Địa Ngục . (nằm trong lưới gai bị trùng độc cắn đốt đau đớn)
7‧Đối Đảo Nhục Tương Tiểu Địa Ngục . (cối quết thân thể nát bằm)
8‧Liệt Bì Kỵ  Lôi Tiểu Địa Ngục . (lột da căng phơi)
9‧Hàm Hoả Bế Hầu Tiểu Địa Ngục . (lửa đốt trong cổ họng)
10‧Tang Hoả  Phí Hồng Tiểu Địa Ngục .(lửa đốt cháy thân) 
11‧Phẩn  Ô Tiểu Địa Ngục . (ăn phân)
12‧Ngưu Điêu Mã Thao Tiểu Địa Ngục . (trâu đạp ngựa dậm)
13‧Phi Khiếu Tiểu Địa Ngục . (oằn oại rên la)
14‧Táng Đầu Thoát Xác Tiểu Địa Ngục . (đập đầu cho chết)
15‧Yêu Trảm Tiểu Địa Ngục . (chém ngang lưng)
16‧Bác  Bì Tuyên Thảo Tiểu Địa Ngục . (lột da phơi trên cỏ)
*Những người khi còn sống, chữi mắng trời đất, chữi gió mắng mưa, chê nóng trách lạnh, phá hủy hình tượng thần Phật, ăn cắp của cải chùa miếu, xưng thần thánh gạt người, chẳng kính trọng kinh sách, đem đồ dơ bẩn đổ gần chùa miếu, làm ô uế chùa miếu, cúng tế thần Phật bằng những đồ nấu nướng không tinh khiết, chẳng chịu kiêng cử thịt trâu chó, chứa dấu những sách vở đồi bại, phá hủy sách vở khuyến thiện, phá hủy tượng bát quái, tượng thần thánh tiên Phật, kêu tên thần thánh không chút dè dặt, hủy hoại ngũ cốc, ăn uống bỏ mứa. Đầu cơ tích trữ để làm giàu…
Những tội trên đều bị trừng phạt ở ngục Đại Khiếu Hoán nầy, sau khi tra xét kỹ lưỡng thì cho đến những tiểu địa ngục thích ứng mà chịu sự trừng phạt, tiếng kêu la vang trời dậy đất, sự đau đớn khổ sở kề sao cho xiết. Thí dụ như:- bế vựa chờ giá lúa cao mà bán, để người nghèo chịu đói (bế địch trợ hoang), hoặc là gian giảo ngược ngang, bị hành bàn chông nhọn. Chửi gió mắng mưa, kêu tên Thần Thánh chẳng chút kiêng vì ,bị cột trói ngược mà cưa xẻ cắt lưỡi.
Hành tội mãn hạn thì chuyển giao cho Ngục thứ bảy xem xét tiếp.
*Người nào lỡ phạm tội, biết ăn năn cải hối, vào ba ngày, 15, 16 tháng 5 , phải giữ giới kiêng phòng sự,  ăn chay tụng kinh sám hối, thệ nguyện không tái phạm, gắng làm lành chuộc tội… thì sẽ được Ngài Biện Thành Vương cứu xét miễn giảm tội.


7.- 七殿泰山王:
司掌大海之底。西北沃燋石下,熱惱大地獄。另設十六小地獄:
1‧搥恤自吞小地獄。
2‧冽胸小地獄。
3‧笛腿火逼坑小地獄。
4‧枒權抗髮小地獄。
5‧犬咬脛骨小地獄。
6‧燠痛哭狗墩小地獄。
7‧則頂開額小地獄。
8‧頂石蹲身小地獄。
9‧端鴇上下啄咬小地獄。
10‧務皮豬拖小地獄。
11‧弔甲足小地獄。
12‧拔舌穿腮小地獄。
13‧抽腸小地獄。
14‧騾踏貓嚼小地獄。
15‧烙手指小地獄。
16‧油釜滾烹小地獄。
凡在陽世,煉食紅鉛陰棗人胞,酗酒悖亂,浪費無度,搶奪略誘略賣,盜取棺內衣飾,取死屍骨殖為藥,離散他人至戚,將養媳賣與他人為婢妾,任妻溺女,悶死私孩,朋賭分財掉帛,師長教導不嚴,誤人子弟,不顧輕重上下,拷打門徒婢僕致令暗傷得病,魚肉鄉里,裝醉違悖尊長,枉口嚼舌,尖酸搬鬥,變生事端者,逐細查明,在此熱惱大地獄內提出,發交何重小獄受苦。滿日轉解第八殿收獄查治。人間服藥,何物不可取用,將禽獸蟲魚,活活殺命而治病,已大壞其心矣,迺服紅鉛,及婦人陰中之棗,胞臍之類,豈不更壞其心,但食此等穢物,則口舌與婦女之陰戶無異,雖在世多般行善,若誦經咒,非獨無功,且有大罪,冥主斷難寬貸,凡聞此勸者,速宜戒之,只有買放生靈百萬,或從今戒殺,每早漱口,念誦佛號,臨終必有淨孽使者,以燈照除臭穢,得消前愆。人間有竊取被火燒死人骨,及私孩皮肉全身,製配合藥,并竊死屍蠋髏骨殖,買賣為藥,更有遍偷成擔,堅實者,買賣為器具,枯鬆者,擂粉燒窯等用,如是之人,在於陽世,即曾行有功於世之事,勾入陰司,其功別扺他過,本過冥王決不輕減,發入熱惱大地獄,或再發入何小獄受苦之後,應知照第十殿。發往為人之時,割去耳眼手足嘴唇鼻孔之類,使其殘缺一二件報之,如世人有犯過此等惡事者,即肯懺悔,永不再犯,若遇貧難死亡者,購買棺木,或勸助收殮多屍,其家灶神,在於勾使鬼役牌票之上,點一黑點,到時,准免此報。人間偶有荒歉之處,失食倒斃,且有尚未氣絕者,乃割其肉以作饅頭糕餅之餡,而賣與人食,心狠若是,凡割買賣人肉者,解到之時,冥王將犯發交各獄添受諸刑,痛苦四十九日,應請加刑之後,知照第十殿冥王註冊,轉知第一殿冥王,添列生死薄內,發生人道者,使為餓殍,畜生道者,使見穢棄之食,難得入嘴,而餓死報之,除將此等罪魂,不准抵免下世受報之外,凡有誤食之人,過後復食者,亦應報受下世為人,或為畜類,使其咽喉作腫,腹雖餓極飲食皆不能進而死,凡知覺而不復食者,情有可原。如遇歉歲,捐資賑濟,或煮粥施食,或將升合之米給貧,或設薑豆濃湯,在於要路,以救片時,若能令人得此種種實惠者,非惟此過全消,暗增今世現在之善報,更增來生之福壽,以上三條,係本殿文武各判會議二條,大獄使司,亦擬一條,各奏核入本殿議內,吾仍另錄係各判司獄之所擬,附奏天帝批准,照擬並載玉歷,通行各判司獄記名陞賞。復諭人間作孽之事,諸神固已逐件議擬,但尚有如軍政公務儀禮,私造各違禁等情,其未能盡悉者。概遵陽世,帝王國法所定律例,治罪之外,倘有逃躲。移累他人者,泣諭糾察速報等司,准訴顯應。欽遵欽此。世間男婦,若於三月二十七日,持齋北向,立誓懺悔,鈔傳全卷,勸化人間者,准免本殿諸苦。
7.-  Thất Điện Thái Sơn Vương :(Thái Sơn Vương của Điện thứ bảy)
*Ngục nầy nằm ở dưới tầng đá ngầm đáy biển ở về hướng Tây bắc, tên là Địa Ngục Nhiệt Não (nóng bức đau đớn trong đầu). Gồm có 16 tiểu địa ngục là:-
1‧Truỳ Tuất Tự Thôn Tiểu Địa Ngục . (tự ăn năn đau khổ)
2‧Liệt Hung Tiểu Địa Ngục . (rét lạnh ở ngực)
3‧Địch Thối Hoả Bức Khanh Tiểu Địa Ngục . (xẻo bắp vế ném vào lò lửa)
4.-  Xuyên quyền kháng phát Tiểu Địa Ngục . (đâm gò má, bứt tóc)
5‧Khuyển Giảo Hĩnh  Cốt Tiểu Địa Ngục . (chó ăn xương đầu gối)
6‧Úc Thống Khốc Cẩu Đôn Tiểu Địa Ngục . (nhớ lỗi xưa khổ sở, bị chó nhai nuốt)
7‧Tắc Đỉnh  Khai Ngạch Tiểu Địa Ngục . (đóng đỉnh đầu xẻ trán)
8‧Đỉnh  Thạch Tôn  Thân Tiểu Địa Ngục . (đá sập đè thân)
9‧Đoan Bảo Thượng  Hạ Trác Giảo Tiểu Địa Ngục . (chim dữ cắn mổ trên dưới)
10‧Vụ Bì Trư Đà  Tiểu Địa Ngục . (lột da như da heo)
11‧Điếu Giáp Túc Tiểu Địa Ngục . (rút móng chân)
12‧Bạt Thiệt Xuyên Tai  Tiểu Địa Ngục . (kéo lưỡi đâm xuyên qua má)
13‧Trừu Trường Tiểu Địa Ngục . (lôi ruột ra ngoài)
14‧Loa Đạp Miêu Tước Tiểu Địa Ngục . (lừa đạp mèo cắn)
15‧Lạc Thủ Chỉ Tiểu Địa Ngục . (cắt từng ngón tay)
16‧Du Phủ Cổn Phanh Tiểu Địa Ngục . (nấu chảo dầu sôi)
*Những người lúc còn sống, ăn uống bừa bãi, bỏ mứa phung phí thức ăn, rượu thịt vô độ, nài ép người phải bán của cải cho mình, trộm cắp quần áo, dấu thây chết để làm thuốc, làm ly tán thân thích của người, mua bán tì thiếp, hiếp đáp vợ con  đến chết, cờ bạc phá của, làm thầy dạy học trò không hết lòng, dạy điều sái quấy cho học trò, truy vấn đánh đập học trò quá ngặt khiến trò bị thương tích hay sinh bệnh, tham lấy của cải hàng xóm, bội bạc sư trưởng, già mồm lẽo mép cãi lẫy trấn áp người, xui giục bày biểu cho người ta tranh đấu lẫn nhau, hồ đồ không tra cứu kỹ lưỡng đã kết tội người khác…Tất cả những tội trên đều được tra xét cẩn thận ở ngục nầy, rồi tùy theo tội mà cho đưa vào ngụ nhỏ tương thích chịu sự trừng phạt. Xong, chuyển đến Điện thứ tám để tra xét tiếp.
Những người khi còn sống, lấy cớ làm thuốc để tàn sát loài vật chứ không chịu dùng thảo mộc làm thuốc. Đàn bà chế tạo món ăn mà sát hại quá nhiều sinh vật hay món ăn mà thú nửa sống nửa chết, cũng mang lấy tội nặng. Dù có làm phước khác. Mà không chịu ăn năn giảm bớt những việc sai trái nầy, cũng không được bỏ qua nghiệp tội trên. Phải làm những việc tạo công đức như:- phóng sanh, cứu người, bớt sát sanh, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, khuyên người tu hành làm lành, ấn tống kinh sách khuyến thiện.. thì dù đã lỡ phạm tội nhưng khi chết, được các vị “Tịnh Nghiệt Sứ Giả” (làm thanh tịnh nghiệp tội đã tạo) dùng kiếng chiếu vào người đó, xóa bỏ nghiệp cũ, mới khỏi bị tội ở ngục thứ bảy nầy.
Những thầy  thuốc ở nhân gian dùng những thây chết do bị lửa cháy, lấy da thịt chế thuốc, hoặc cắt lấy xương, gân, gan, mật, đầu sọ của người mà chế tạo thành thuốc cao, thuốc bột mà buôn bán… Tội ấy không thể tha thứ ở ngục nầy, dầu có làm phước khác mà  không liên quan nghiệp nầy cũng không giải được. Diêm Vương cũng nhất định bắt vào địa ngục Nhiệt Não hành hình , chịu hết những hình phạt của các tiểu địa ngục. Thí dụ như:- 
         Bày biểu hay cho thuốc phá thai bị quăng lên núi lửa. Khinh khi Tam giáo bị chó phân thây. Nói tục tĩu bị cắt lưỡi. Đàn bà có chồng còn ngoại tình với trai bị đốt nấu trong vạc đồng. 
Khi xong rồi, giao cho Ngục thứ mười để đi đầu thai. Nhưng kiếp đó, phải chịu những dị tật :- đui, què, mẻ,  sứt … trả đền tội cũ. Tuy nhiên, cũng có phương pháp để hóa giải bớt là, chân thành ăn năn sám hối, thệ nguyện không tái phạm, làm được những điều lành như  :- 
Thí tiền, thí thuốc, thí cơm cháo; Bắc cầu, sửa đường cho thiên hạ đi, Thí quan tài và đồ liệm, Nhiều năm bố thí cho người nghèo, dân đói; Cất chùa, sửa am; Hết lòng phụng dưỡng kính yêu cha mẹ, cần mẫn thuốc thang giúp người  khi bịnh hoạn…
*Khi làm được những việc trên, lúc quỷ sứ đến bắt hồn người chết, Định Phước Táo Quân  thờ trong nhà người đó sẽ chấm một điểm vào tấm lệnh bài để xác nhận, thì sau nầy lúc xuống ngục sẽ được miễn giảm hình phạt.
Trên thế gian cũng có những người, vào những năm mùa màng thất bát, khắp nơi đói rách, họ cắt thịt người chết đem bán cho người khác ăn để sống, dã tâm ác độc vô cùng.Những người pham tội cắt thịt nầy, khi bị áp giải đến ngục thứ bảy nầy, Diêm Vương sẽ gia tăng hình phạt thêm lên. Mãn hạn hình phạt thống khổ 49 ngày rồi, sẽ được giải đến Điện thứ mười,ghi chú vào sổ sách, lại chuyển về Ngục thứ nhất để cho đầu thai làm người hoặc súc sanh, bụng lúc nào cũng đói muốn ăn, nhưng khi thấy đồ ăn thì có mùi hôi thúi, không dám ăn, chịu sự đói khát thường xuyên, để trả lại quả báo cũ.
*Những trường hợp lỡ phạm như thế rồi, thì phải hết sức lập công bồi đức chuộc tội, bằng cách bố thí cơm cháo cho người đói khổ những năm bị mất mùa, lập trai đàn chẩn tế cô hồn ngạ quỷ,bố thí cho người nghèo gạo thóc thuốc men thật nhiều. Lại phải thành tâm sám hối ăn năn, in ấn kinh sách khuyến thiện như Ngọc Lịch, Minh Thánh …để giúp người hiểu biết làm lành lánh dữ …thì khi chết mới được Diêm vương tâu lên Ngọc Đế xin miễn giảm tội .
Như thế  đủ biết, khi còn sống có thể che dấu để thoát vương pháp thế gian, nhưng khi chết rồi thì một mảy may cũng không thoát khỏi đền tội. Trong sách nói:- “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu” (lưới trời tuy thưa mà khó lọt) là như vậy !
*Muốn sám hối những tội lỗi lỡ tạo như trên, vào ngày hai mươi bảy tháng ba , phải thành tâm sám hối, ăn chay tụng kinh, day mặt về hướng Bắc mà van vái cầu xin Ngài Thất Điện Thái Sơn Vương phù hộ độ trì cho bớt tội. Lại phải thệ nguyện không tái phạm, làm những điều lành đã nêu thì mới mong giảm được tội hình nơi ngục nầy.
8.-   八殿都市王:
司掌大海之底正西沃燋石下,大熱惱大地獄。另設十六小地獄:
1‧車崩小地獄。
2‧悶鍋小地獄。
3‧碎剮小地獄。
4‧浶孔小地獄。
5‧翦硃小地獄。
6‧常圊小地獄。
7‧斷肢小地獄。
8‧煎臟小地獄。
9‧炙髓小地獄。
10‧爬腸小地獄。
11‧焚膲小地獄。
12‧開瞠小地獄。
13‧剮胸小地獄。
14‧破頂撬齒小地獄。
15‧瓟割小地獄。
16‧鋼叉小地獄。
世人若不知孝,親存不養,親歿不葬,使父母翁姑,有驚懼愁悶煩惱等心者,若不速悔前非,懵懂日久,灶神先將此等男女,記名上奏,減除衣祿,聽任邪鬼隨身作祟,死後受過前殿各獄諸刑,解到本殿牛頭馬面,各卒倒拖鬼犯,擲入大獄受苦,再交各小獄分別加刑,受盡痛苦,解交第十殿轉劫所內,改頭換面,永為畜類。如有世間男女,遵信玉歷,輒悔前非,於四月初一日,誓改不犯,并可無論日月早晚,對向灶神立誓,從今知改者,臨死本宅灶神,分作三等,或在額上寫一遵字,或一順字,或一改字,交勾使鬼卒,帶至第一殿起至第七殿,即犯他罪,悉皆減半,免解本殿受苦,即交第九殿,經查無放火陰毒等事者,隨交第十殿分別發生人道,大帝加恩血諭,再若鈔傳玉歷,能使世間男婦人等知警者,自第一殿至第八殿各苦悉免,九殿再查,如無過犯,即交第十殿,發往福地投生人道。

8.- Bát Điện Đô Thị Vương :(Đô Thị Vương của Điện thứ tám)

*Ngục nầy ở dưới tầng đá ngầm đáy biển ở về hướng chính Tây, tên là “Địa ngục Đại Nhiệt Não”. Có 16 tiểu địa ngục là :
1‧Xa Băng Tiểu Địa Ngục . (xe cán)
2‧Muộn Oa Tiểu Địa Ngục . (nồi buồn rầu)
3‧Toái Quả Tiểu Địa Ngục . (nghiền xương)
4‧Lạo Khổng Tiểu Địa Ngục . (các lổ ra nước)
5‧Tiễn Chu Tiểu Địa Ngục . (kéo cắt thành miếng nhỏ)
6‧Thường Thanh Tiểu Địa Ngục . (chuồng nhốt)
7‧Đoạn  Chi Tiểu Địa Ngục . (chặt tay chân)
8‧Tiễn Tạng Tiểu Địa Ngục . (xẻ các tạng phủ)
9‧Chích Tuỷ Tiểu Địa Ngục . (đâm lấy tủy)
10‧Bà Trường Tiểu Địa Ngục . (kéo ruột)
11‧Phần Tiều Tiểu Địa Ngục . (coi lò)
12‧Khai  Sanh Tiểu Địa Ngục . (bắt nhìn thẳng)
13‧Quả Hung Tiểu Địa Ngục . (đục thủng ngực)
14‧Phá Đỉnh  Khiếu Xỉ Tiểu Địa Ngục . (đục đỉnh đầu, bẻ răng)
15‧Trảo Cát Tiểu Địa Ngục . (cắt rút móng)
16‧Cương  Xoa Tiểu Địa Ngục . (cây chĩa bằng gang)
*Những người khi còn sống trên thế gian không hiếu thảo với cha mẹ, lúc cha mẹ còn sống không nuôi dưỡng, lúc cha mẹ chết không lo tống táng. Thường gây ra những lo âu phiền muộn đau khổ cho cha mẹ ông bà, lâu ngày mà chẳng chịu hối cải. Táo Quân dâng sớ tâu lên thiên đình, giảm trừ bớt y lộc tuổi thọ của người đó. Những người nghe lời xúi biểu của tà đạo, làm những điều ác đức xằng bậy,  khi chết thì đứa con bất hiếu tới điện nào cũng bị hành phạt hoặc bị xay, cưa, đốt, giã, bị phanh rã tim gan, hoặc bị xe cán. Chứa xâu lường của, trù ếm, chửi rủa, đồ dơ giặt đổ rạch sông, uế trược đến chỗ thờ, phơi áo quần dơ không nể Tam quan v.v. . . bị xô xuống ao huyết phẩn (Huyết Ô Trì).. .. rồi thì đưa sang ngục thứ tám. Ngưu đầu mã diện và ngục tốt lại đưa vào ác tiểu ngục ở đây để trừng phạt tiếp, chịu đựng không biết bao nhiêu điều thống khổ, tiếng kêu khóc vang dậy gấp nhiều lần nên gọi là “đại nhiệt não”. Thọ hình xong mới chuyển qua ngục thứ mười cho đi đầu thai làm súc sanh.
*Trường hợp người nào biết ăn  năn cải hối, tin tưởng vào Ngọc Lịch, Minh Thánh …vào ngày mùng một tháng tư , ăn chay, tụng kinh sám hối, thệ nguyện không tái phạm, được Ngài Đô Thị Vương phù hộ giúp đỡ. Lại đến trước bàn thờ  Táo Quân để cầu xin sám hối, thề không tái phạm, nguyện làm việc lành …Táo Quân sẽ xác nhận bằng cách, người đó khi chết, trước khi bị quỷ sứ dẫn đi, Táo Quân sẽ viết vào trán một trong ba chữ là:- “Tuân”, “Thuận” hay “Cải”. Như vậy, khi hồn người chết đến các điện từ thứ nhất đến thứ bảy, các vua Diêm La  sẽ giảm hình phạt một nửa hoặc hết.
*Trường hợp những người phát tâm mạnh mẽ, ra sức sao chép in ấn các kinh sách khuyến thiện với số lượng lớn, giúp được nhiều người hối cải làm lành, được công đức nhiều thì qua điện thứ chín tra xét không phạm thêm tội nào nửa, chuyển sang điện thứ mười cho đi đầu thai vào nơi phước địa. 
*Công đức ấn tống kinh sách rất lớn, người tu học cần nên lưu ý thực hành.

九殿平等王:
司掌大海之底。西南沃燋石下,阿鼻大地獄。密設鐵網。設十六小地獄:
1‧敲骨灼身小地獄。
2‧抽筋擂骨小地獄。
3‧鴉食心肝小地獄。
4‧狗食腸肺小地獄。
5‧身濺熱油小地獄。
6‧腦箍拔舌拔齒小地獄。
7‧取腦蝟填小地獄。
8‧蒸頭刮腦小地獄。
9‧羊搐成鹽小地獄。
10‧木夾頂鎈小地獄。
11‧磨心小地獄。
12‧沸湯淋身小地獄。
13‧黃蜂小地獄。
14‧蝎鉤小地獄。
15‧蟻蛀熬眈小地獄。
16‧紫赤毒蛇鑽孔小地獄。
人間凡犯陽世法者帝王制定刑法律例,如十惡中之極惡,應得凌遲斬絞處決,死後受過前各殿諸苦解到本殿者及放火焚燒房屋,製蠱毒,揉肚胎,吸臍氣,耗童精,畫春宮,作淫書,合煉悶香迷啞墮孕等藥,如犯此等事件之人,自聞此玉歷章句,若即劈板燬稿,焚方息念,不傳邪術者,准免各苦,即交第十殿發放往生人道。如聞見此玉歷章句,仍作此等事件者,自第二殿受苦起,至本殿加刑,添設極刑。用空心銅柱,鍊其手足相抱,搧火焚燒燙燼心肝,遍受小獄諸刑之後,落足發入阿鼻大地獄。刀穿肺腑,自口含心,漸漸陷下獄底,受痛無休,直要到那被害者家家原業復舊,個個另投人身,所存畫作及鈔方,凡鬼犯親手置遺,及輾轉臨描鈔刻等物盡絕之後,方准提出此獄,解交第十殿。發生六道,世人如若未犯此等惡端,且肯於四月初八日,或於朔望齋戒立願,收買淫書,春宮邪術等集焚燬者,或鈔傳此玉歷,展轉勸化,至命終時,灶神於額端寫奉行兩字,自第二殿至本殿,凡有別件各罪考功輕減。如富貴者,肯能嚴拿放火兇徒,並搜淫書刻板,示禁招貼,及遺害人間等物者,准蔭現世子孫科甲綿綿,凡貧難孤老之人,若肯勉力,央倩鈔傳玉歷勸化者,准即送交第十殿,發往福地投生。

9.- Cửu Điện Bình Đẳng Vương :(Bình Đẳng Vương của Điện thứ chín)

*Ngục nầy nằm dưới tầng đá ngầm đáy biển ở về hướng Tây Nam. Tên là “Đại Địa Ngục A-Tỳ”có lưới sắt bao quanh. Có 16 tiểu địa ngục là:-
1‧Xao Cốt Chước Thân Tiểu Địa Ngục . (đập xương gõ vào thân)
2‧Trừu Cân  Lôi Cốt Tiểu Địa Ngục . (kéo gân giả xương)
3‧Nha Thực  Tâm Can Tiểu Địa Ngục . (quạ ăn tim, gan)
4‧Cẩu Thực Trường Phế Tiểu Địa Ngục . (chó ăn ruột, phổi)
5‧Thân Tiễn Nhiệt Du Tiểu Địa Ngục . (dìm thân chảo dầu sôi)
6‧Não Cô Bạt Thiệt Bạt Xỉ Tiểu Địa Ngục . (đai siết quanh đầu, kéo lưỡi, kéo răng)
7‧Thủ Não Vị Điền Tiểu Địa Ngục . (lấy óc trét vào mình con nhím)
8‧Chưng Đầu Quát Não Tiểu Địa Ngục . (đốt đầu moi não)
9‧Dương Súc Thành Diêm Tiểu Địa Ngục . (dê chà xát thành bột)
10‧Mộc Giáp Đỉnh  Sai Tiểu Địa Ngục . (kẹp gỗ siết đầu)
11‧Ma Tâm Tiểu Địa Ngục . (mài trái tim)
12‧Phí Thang Lâm  Thân Tiểu Địa Ngục . (đổ nước sôi vào thân)
13‧Huỳnh Phong Tiểu Địa Ngục . (ong vàng chít đốt)
14‧Hạt Câu Tiểu Địa Ngục . (mọt đục thân thể)
15‧Nghị Chú Ngao Đam Tiểu Địa Ngục . (rang nướng giòn)
16‧Tử Xích Độc Xà Toản  Khổng Tiểu Địa Ngục . (rắn độc tím , đỏ chui vào các lổ trong người)
*Người khi còn sống làm những việc cùng hung cực ác, như tội thập ác , phải chịu sự trừng phạt theo phép nước như là xử chém, thắt cổ cho chết v.v… đã đành, khi chết lại còn phải trải qua sự hình phạt của nhiều địa ngục rồi cuối cùng là đến địa ngục A-Tỳ nầy.
Những tội nặng đó là:-
-Phóng hỏa đốt nhà cửa người, nuôi những loại trùng rắn độc để bào chế thuốc độc hại người, cho thuốc phá thai, dùng tà pháp thu hút dương khí người nam, âm khí người nữ … để luyện tà thuật. Viết những văn chương thi phú khêu gợi dục tình (dâm thư—sách khiêu dâm), bào chế các loại thuốc, thức uống làm cho người mê ghiền, sa đọa, khích dâm…
Hình phạt tội nhân ở các tiểu địa ngục như sau:-
*Vài thí dụ :-  bớt xén tiền cất chùa, tiền in kinh, sửa ngay ra vạy, phản thầy bất trung bị quăng lên núi đao. Ăn thịt trâu chó, sát mạng vật vô cớ, bị quạ mổ. Phân rẽ vợ chồng, thân tộc của người, viết sách văn thơ khiêu dâm bị chó móc ruột ăn tim. Hãm hiếp hoặc dụ dỗ trẻ thơ mà ăn của bị xay ra bột…Tội bất hiếu:- cột  bằng đồng nung đỏ, bắt phạm nhân trói ôm vào cột, tay chân mình mẫy đều cháy thành than v.v…
*A-Tỳ địa ngục là gì ?
Chữ A có nghĩa là không; chữ Tỳ có nghĩa là Cứu hay xen kẻ. 
Cũng có nghĩa là Vô Gián. Nghĩa là không có thời gian. Ở đây có 5 nghĩa chính: 
Thứ nhất là xả thân sanh báo không có thời gian, nghĩa là sinh rồi chết, chết rồi sinh không biết bao nhiêu lần ở trong địa ngục. 
Thứ hai là thọ khổ mãi mãi  không có niềm vui cũng không có thời gian nhất định. 
Thứ ba là thời gian không hạn định, vì ở trong vô lượng kiếp số. 
Thứ tư là mệnh sống (tuổi tác) không gián đoạn  
Thứ năm là thân thể  không gián đoạn. (không mất đi) 
Địa ngục nầy ngang dọc 8 vạn do tuần, từ một người cho đến vô số người cũng đều chứa được đầy ắp trong đó.
Mỗi địa ngục còn có 4 địa ngục lớn nhỏ chung quanh nữa vây bọc. Khi chúng sanh ra khỏi một trong 8 địa ngục Vô Gián nầy rồi, thấy những địa ngục bên cạnh như nước lạnh mát mẻ, khởi tâm thích mới chạy vào đó; không ngờ đó là địa ngục thiêu đốt, địa ngục rang nướng, cưa xẻ….tội nhân cứ chết đi sống lại, rồi bị hành hình thọ quả. Nhiều khi muốn chết mà cũng không thể chết được. Vì quả báo thọ chưa xong.
*Những kẻ phạm tội như dưới đây vào Vô gián Địa Ngục: Kẻ bất hiếu với cha mẹ, cho đến giết hại cha mẹ. Kẻ đâm chém Phật đổ máu, hủy báng Tam bảo, chẳng kính Tôn Kinh, phá hoại sự hòa hợp của chư Tăng. (gọi là tội ngũ nghịch).
*Kế đến, nhẹ hơn một chút là những kẻ xâm lấn tổn hại chùa chiền, làm ố uế tăng ni, hay ở trong nhà chùa mà dâm dục hoặc giết, hại nhơn vật. Kẻ giả bộ thầy tu, chẳng có tâm thầy tu, dùng phá đồ vật của cải nhà chùa, lường gạt người tại gia, làm trái giới luật, tạo ra rất nhiều tội ác. Kẻ ăn trộm ăn cắp của cải, đồ đạc, lúa gạo, thức ăn uống, quần áo của nhà chùa, người ta không cho mà cũng lấy v.v… không vào ngục vô gián nhưng phải chịu sự hình phạt ở hai ngục :- nóng và lạnh, sau khi  thân bị lửa thiêu còn bị đoạ  thân qua nơi cực lạnh ,gió lạnh thổi như dao cắt toàn thân chịu thống khổ không thể tả.
*Muốn giảm phần nào hình phạt sau nầy, những người trót  lỡ phạm tội nặng (trừ tội ngũ nghịch đã kể trên) phải hết sức thành tâm ăn năn hối cải, ăn chay, tụng kinh sám hối, thu hồi và hủy bỏ tất cả những sản phẩm, phương tiện sai trái đã làm , ấn tống thật nhiều kinh điển khuyến thiện, giúp người cãi dữ làm lành, cứu mạng nhiều người, bố thí cơm ăn, áo mặc, thuốc men trị bệnh cho nhiều người nghèo đói khổ sở  v.v…rồi vào ngày mùng tám tháng tư, vái nguyện với Ngài  Bình Đẳng Vương ở Điện thứ chín xin sám hối tội lỗi đã tạo, nhiều năm làm như vậy, sẽ được giảm bớt hình phạt ở các tiểu địa ngục và miễn qua địa ngục lạnh.
Những người không rơi vào ngục vô gián thì sau khi chịu hình phạt lâu dài ở ngục thứ chín nầy, chuyển qua ngục thứ mười cho đi đầu thai làm kiếp thú, mãn trăm kiếp thú rồi mới được làm người. Nhưng làm người cô độc, bị bỏ rơi, nghèo khổ, đói khát triền miên, sống tạm bợ lây lất cho đến mãn kiếp (nghĩa là chỉ đở hơn địa ngục một chút thôi, gọi là dư báo). Nhiều kiếp như thế, nếu biết ăn năn sám hối tu hành thì mới được chuyển dần đến chỗ có phước đức.

十殿轉輪王:
殿居幽冥沃燋石外,正東直對世界五濁之處,設有金銀玉石木板奈何等橋六座,專司各殿解到鬼魂。分別核定,發往四大部洲何處,該為男女壽夭富貴貧賤之家投生者,逐名詳細開載,每月彙知第一殿,註冊送呈酆都,陰律凡胎卵濕化,無足兩足四足多足等類,死就為魙,輪推磨轉,或年季生死,或朝生暮死,翻覆變換,為不定殺,為必定殺之類,概令轉劫所內,查較過犯,分發各方受報,歲終彙解酆都。凡陽世讀易儒士,誦經僧道,勾至陰司,念誦聖經咒語,致諸獄不能用刑。使受苦報者,解到本殿,逐名註載,并繪本來面目,名曰墮落生冊,押交孟婆尊神(酉區忘臺)下。灌飲迷湯,派投人胎,轉世死於腹中,或生一二日,或生百十日,或一二年促死,使忘三教真言之後,第一殿,加差厲卒,勾到各獄查察前惡,補受苦報,凡解到功過兩平,及已受苦滿,功少過多等魂,酌定為男女妍醜安勞,發往何方富貴貧賤之家者,即交(酉區忘臺)下本殿點名發放,往生人道中。屢有婦女哀求,供稱有切齒之仇未報,甘為餓鬼,不願做人,妍詢情由,多係閨女,或係貞潔之婦女,因被讀書中之惡少,或貪姿色,或圖財物,裝盡風騷諸般投好,計誘成姦,誑云未有妻妾,誓必央媒聘娶,或有甜騙婢女,娶納為妾,或有謊許養老其婦,或允撫養伊前夫之子女等情事不等,誤被計騙,癡心順從,失節相贈之後,耽延日久,反出惡言揚醜,致令父兄知覺,親鄰鄙賤,冤無可伸,羞忿尋死,或得鬱症而亡者,聞知負心賊子,今科該中,此恨難消,號泣求准索命等情,細查事果真實,但該生陽壽,尚未該終,并伊有祖父之餘德未滅,本殿姑准婦女搴票,魂入科場,阻惑違式,更換榜上之名,再俟應絕之日,准同勾死鬼進門索命,仍在第一殿查核判斷。世人若於四月十七日,誓立信心,遵奉玉歷知警行事,常將以上諸語向人談說者,來生發往陽世為人,不受鄙薄,不遭官刑水火傷體等項之災。
10.-  Thập Điện Chuyển  Luân Vương :(Chuyển Luân Vương của Điện Thứ mười)

*Điện thứ mười  ở dưới tầng đá ngầm của cõi U Minh, về phía chính Đông đối với thế giới ngũ trược (trọc) nầy.
*Có tất cả là sáu loại cầu Nại Hà:- cầu làm bằng vàng, bạc, ngọc, đá, gạch, cây. Điện thứ mười là nơi nhận những quỷ hồn của các điện khác chuyển đến. Sau khi thẩm định phước phần của mỗi hồn, sẽ cho đi đầu thai vào các nơi tương xứng, theo các tình trạng :- nam hay nữ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, khôn hay ngu, thọ hay yểu  v.v…Mỗi tháng, các điện sẽ chuyển giao một lần các quỷ hồn đến đây. Việc thọ sanh (đi đầu thai ) nầy rất chi tiết, tỉ mỉ, phức tạp như là :- đường nào trong bốn đường thai, noãn, thấp, hóa;  như loài vật thì có loài không  chân , hai chân , bốn chân hoặc nhiều chân. Có loài thì tự chết, có loài thì bị giết chết…Việc đúc kết rất cẩn thận vì tầm quan trọng lớn lao của nó. Kết quả sẽ ghi kỹ lưỡng cho mỗi quỷ hồn để đưa đến Phong Đô đầu thai.
Thí dụ như:-
*Người không kỉnh giấy chữ (sách kinh thánh hiền), rủ nhau ăn thịt trâu chó, phạt làm ăn mày. Không kỉnh người lớn, chẳng vâng lời phải, thầy dạy học trò không tốt bị người vô cớ nói xấu, khinh khi.Người hay nói ra nói vô, xúi người kiện cáo, trước đã bị hình phạt  xô xuống cầu Nại Hà cho rắn cua ăn thịt, nay đầu thai thành người bị vu cáo lãnh án tù đày…
Những nhân sĩ khi sống mà biết ăn chay làm lành, tụng kinh niệm Phật, trì chú v.v… khi khi chết, dược miễn giảm rất nhiều hình phạt ở các ngục.
Những quỷ hồn sau khi thọ hình xong ở các Điện, Điện thứ mười tổng kết xong, lập danh sách chi tiết rồi chuyển họ đến “Dậu khu vong đài” (ăn cháo lú quên quá khứ) của Mạnh Bà Tôn Thần . Kế đó mới cho đi đầu thai tùy theo phước nghiệp cân xứng của mỗi người.
Trường hợp có những hồn ghi nhớ mãi những câu chân ngôn thần chú của Tam Giáo, nhưng không đủ phước báu vãng sanh, mà không thể quên được quá khứ thì  cho đi đầu thai tạm thời, chỉ sống một thời gian ngắn, hoặc một hai ngày, hoặc vài tháng vài năm …phải chết lần nữa, trở lại “vong đài” uống thuốc mê cho thật quên hết chân ngôn rồi mới đi đầu thai chính thức.
Cũng có những trường hợp những người mang mãi mối thù hận quá sâu sắc, không chịu đi đầu thai, chấp nhận kiếp ngạ quỷ để theo đòi báo ứng cho xong, mới chịu tái sanh.
Những trường hợp như vậy cũng có rất nhiều vì khi tại thế, đã gây tạo cho nhau quá nhiều hệ lụy, nào là phụ tình, nào là vong ân bạc nghĩa, nào là bị lường gạt đến nổi táng gia bại sản, nào là thù hận ganh ghét chức vụ mà hại nhau, nào là bị áp bức quá đáng… họ đã phát thệ “nhớ mãi không quên” nên phải đi vào con đường quanh co đau khổ nầy. Cho nên biết , “oán thù nên cởi không nên buộc, chẳng những có lợi ngay trong đời nầy, mà còn đở khổ cho lúc tái sanh đời sau”. Nhân gian ráng ghi nhớ !
*Khi còn sống, phải nên tự mình làm lành rồi nên khuyên bảo thân nhân, bè bạn, người xung quanh chung sức làm lành. Giúp đỡ, tương trợ nhau; bố thí cơm áo gạo tiền thuốc men cho người nghèo khổ. Sao chép, ấn tống kinh sách khuyến thiện giúp người giác ngộ lánh dữ làm lành. Bản thân phải lo tu học cho tốt, ăn chay, tụng kinh, niệm Phật… làm việc thiện không hề lười mỏi. Vào ngày mười bảy tháng tư, vái nguyện Ngài  Thập điện Chuyển Luân Vương gia trì thêm phước phần ở kiếp sau.

第十殿轉劫所:

轉劫所週圍上下,俱是鐵柵,內分八十一處,逐處皆有亭臺,判吏設案記事。柵外另有羊腸細路,十萬八千條,盤曲灣通四大部洲。其內暗如煤漆,使魙道死生進出此路,外則望入亮如水晶,絲毫畢露,判派吏役,輪班把守,進出均各仍照初生本來面目分辨無差,凡司此所之判吏,悉係在世孝友,并戒殺放生之善人,送入此所,查辦輪迴轉劫等事。辦過五載,如無舛錯,加級調陞,如有怠惰,或擅專主,不同合所判吏妥議辦理發放或失察漏逃隱匿者,奏請降貶。凡有在世不孝,及多殺物命之兇魂,受過諸獄苦後,發交所內者。用桃條抽死為魙,改頭換面,發進羊腸小路為畜類。凡有禽獸魚蟲,受過萬千百十等劫已滿,如胎生各獸,卵生蛟龍龜蛇飛鳥,濕化相生,蜂蝶蛆蟲之類,使其轉變輪迴受報,復投為胎生等類。劫數已滿,若能三世不傷物命,可使復為人者,敘明冊籍奏呈第一殿,批判發往,弗於逮翟耶尼閻浮提鬱單越四大部洲之中。
11.- Đệ Thập Điện Chuyển Kiếp Sở (Nơi cho người đi đầu thai , ở Điện thứ mười)
* Sở chuyển kiếp nầy trên dưới xung quanh đều có hàng rào bằng sắt, bên trong chia ra làm 81 chỗ. Mỗi chỗ đều có đình đài khang trang, có quan lại ngồi bàn làm việc. Bên ngoài hàng rào, có những con đường nhỏ “ruột dê” (quanh co) , có mười vạn tám ngàn (một trăm lẻ tám ngàn) lối đi, uốn khúc quanh co  dẫn đến “tứ đại bộ châu” . 
*Bên trong sở, tối om như thùng sơn, chỉ thấy có một con đường để cho người đi đầu thai đi ra  ngõ đó thôi. Bên ngoài nhìn vào giống như thủy tinh, chằng chịt nhiều đường ngang nẻo dọc, có các quan lại làm việc rất bận rộn, nhưng không bao giờ có sự nhầm lẫn . Có những trường hợp xét thêm để cho thăng hay giáng. Như người khi còn sống. có lòng hiếu thảo với cha mẹ hoặc  những người không sát sanh mà còn phóng sanh…làm được nhiều điều thiện, sau năm lần thẩm tra,  được các “thiện quan” tâu xin cho tăng thêm hưởng phước . Trái lại, những người sau khi thẩm tra lại, phát hiện ra còn sót tội, hoặc hình phạt chưa đủ, thì sẽ tâu xin giáng bớt phước , như  những người bất hiếu, sát sanh nhiều…
*Những người tội nặng, thọ vào thân súc sanh, bị thay đầu đổi mặt, trở thành một trong bốn loài:- cầm (chim), thú (bốn chân), ngư (cá), trùng (côn trùng), là được cho đi vào những đường nhỏ quanh co. Phàm đã thọ thân súc , thì phải trải qua rất  nhiều kiếp, thai sanh thì có các thú, noãn sanh thì có sấu, rùa, rắn, chim …, thấp sanh thì có các loài trùng bọ…Qua nhiều kiếp như thế, mới được lên làm người. Còn những quỷ hồn chấp nhận làm ngạ quỷ, vì không tin vào luân hồi , nhân quả, mang nặng ghi sâu những thù hậnoan1 hờn, sống vất va vất vưởng, không có khái niệm về thời gian. Nếu không có những vị Bồ-Tát từ bi lập trai đàn chẩn tế và cầu siêu cho, thì vẫn mãi mãi đói khát và không có cơ hội để đầu thai kiếp khác. Ngoài ra, nếu lỡ bị đọa vào A-Tỳ địa ngục thì mãi mãi không được trở lại làm người. Như vậy, kinh nói:- “Thân người khó được”, không phải là điều nói quá đáng. Hãy suy nghĩ kỹ !!!

第十殿孟婆神:
孟婆神,生於前漢,幼讀儒書,莊誦佛經,凡有過去之事不思,未來之事不想,在世惟勸人戒殺吃素,年至八十一歲,鶴髮童顏,終是處女,只知自己姓孟,人故皆稱之曰,孟婆阿奶,入山修真,直至後漢。世人有能知前世因者,妄認前生眷屬,好行智術,露洩陰機,是以上天敕命,孟氏女為幽冥之神,造築酉區忘臺,准選鬼吏使喚。將十殿擬定,發往何地為人之鬼魂,用採取俗世藥物,合成似酒非酒之湯,分為甘苦辛酸鹹五味,諸魂轉世,派飲此湯,使忘前生各事。帶往陽間,或思涎,或笑汗,或慮涕,或泣怒,或唾恐,分別常帶一二三分之病,為善者,使其眼耳鼻舌四肢,較於往昔,愈精愈明愈強愈健,作惡者,使其消耗音智,神魄,魂血,精志,漸成疲憊之軀。而預報知,令人懺悔為善。
臺居第十殿,冥王殿前六橋之外,高大如方丈,四圍廊房一百零八間,向東甬道一條,僅闊一尺四寸,凡奉交到男女等魂,廊房各設盞具,招飲此湯,多飲少吃不論,如有刁狡鬼魂,不肯飲吞此湯者,腳下現出鉤刀絆住,上以銅管刺喉,受痛灌吞,諸魂飲畢,各使役卒攙扶從甬道而出,推上麻紮苦竹浮橋,下有紅水橫流之澗,橋心一望,對岸赤石巖前上,有斗大粉字四行,曰,為人容易做人難,再要為人恐更難,欲生福地無難處,口與心同卻不難,鬼魂看讀之時,對岸跳出長大二鬼分開撲至水面,兩傍站立不穩,一個是頭蓋烏紗,體服錦襖,手執紙筆肩插利刀,腰掛刑具,撐圓二目,哈哈大笑,其名活無常,一個是垢面流血,身穿白衫,手捧算盤,肩背米袋,胸懸紙錠,愁緊雙眉,聲聲長嘆,其名死有分,催促推魂,落於紅水橫流之內,根行淺薄者,歡呼幸得人身,根行深厚者,悲泣自恨在生未修出世功德,苦根難斷,男婦等魂,如醉如癡,紛紛各投房舍,陰陽更變,氣悶昏昏,顛倒不能自由,雙足蹬破紫河車,奔出娘胎,哇的一聲落地,日久口貪滋味,勿顧物命,迷失如來佛性,有負佛恩以及天帝神恩,不慮善終惡死,何樣結局,而復又作拖屍之鬼矣,以上二十二行,係酉區忘臺下書吏,謹附奏玉皇大帝,並纂載玉歷,通行下界知之。

12.- Đệ Thập Điện Mạnh Bà Thần :(Thần Mạnh Bà ở Điện thứ mười)

Vị thần tên Mạnh Bà nầy, sinh vào đời Tiền Hán, lúc nhỏ học Nho, sau chuyển qua học Phật. Vị nầy có đặc điểm là “quá khứ thì không nhớ đến, tương lai thì không nghĩ tới” , suốt đời chỉ biết khuyên người ăn chay, làm lành. Đến năm 81 tuổi mà “hạc  phát đồng nhan” (tóc già như chim hạc mà  mặt vẫn như người trẻ), vẫn còn là “xử nữ” (gái  trinh).
Người đời chỉ biết bà họ Mạnh, nên gọi bà là “bà vú Mạnh Bà”. Bà vào núi tu Tiên, tồn tại mãi đến đời Hậu Hán.
Trước đây, vì con người sanh ra thì vẫn còn nhớ đến kiếp trước, nên nhớ và tìm đến những quyến thuộc xưa, trí nhớ vẫn tốt nên kể lại chuyện đầu thai, làm tiết lộ thiên cơ (máy trời). Do đó, Thượng Đế mới sắc phong cho họ Mạnh làm người cai quản “Dậu khu vong đài” (đài làm quên) có các quỷ sứ giúp việc. Khi Điện thứ mười đã có quyết định là hồn sanh vào chỗ nào, địa vị ra sao…thì trước khi đi đầu thai , phải đến chỗ “Đài khu vong” nầy. Ở đây, dùng các dược vật trên thế gian, bào chế thành một loại “như rượu mà không phải rượu”, chia ra làm năm vị loại là :- ngọt, đắng, cay, chua, mặn.
Các hồn được chuyển thế, phải uống loại nước nầy, quên đi tất cả người và sự việc, cảnh giới của đời trước.Theo thứ tự trên mà quên  đi nhiều hay  ít, lâu hay mau, sâu hay cạn… tùy theo công phu tu hành và phước đức của kiếp trước . Vì thế, người sanh ra, có kẻ khôn người ngu, kẻ học một biết mười, kẻ học hoài chẳng nhớ. Cũng có những người “không học mà biết” là do uống ít “thuốc quên” nầy vậy. 
Đài khu vong ở Điện thứ mười nầy, nằm phía trước điện và bên ngoài của sáu chiếc cầu Nại hà. Đài to lớn khắp cả vùng đất. Số phòng có đến một trăm lẻ tám gian, hướng đông có con đường đâm thẳng vào, bề ngang hẹp chừng một thước bốn tấc (để hồn chỉ đi hàng một). Các hồn nam nữ được đưa vào từng phòng, mỗi phòng đều có bày sẵn thức uống nói trên, do nghiệp lực mà hồn cảm thấy khát  nước nhiều ít mà uống nhiều hay ít. Còn hồn nào ương ngạnh không chịu uống, thì dưới chân xuất hiện một cái vòng khóa chân lại, trên cổ có một ống bằng đồng chận đè vảo cổ, phải hả miệng ra. Chịu không nổi đau đớn nên phải uống thật nhiều mới tha.
Sau khi uống xong, có một quỷ sứ xuất hiện, dắt vào con đường dẫn đến chiếc cầu , bên dưới là một khe  nước đỏ như máu đang chảy xiết. Đứng trên cầu, nhìn thấy phía đối diện có một hòn đá đỏ lớn, có bốn hàng chữ, mỗi chữ  lớn bằng cái đấu (lít), viết như sau:-
“Vi nhân dung dị, tố nhân nan,
Tái yếu vi nhân, khủng cánh nan.
Dục sanh phước địa, vô nạn xứ,
Khẩu dữ tâm đồng, khước bất nan”
*Dịch:- 
“Là người thì dễ, làm người khó,
Muốn lại làm người, càng khó hơn.
Muốn sanh đất phước, không tai nạn
Thì miệng giống tâm, chẳng khó gì”
*Lúc hồn đang đọc mấy hàng chữ nầy thì bên phía cầu bên kia, xuất hiện hai con quỷ lớn từ dưới rẻ nước bay lên. Một con thì đầu đội mão “ô sa”, mình mặc áo gấm, tay cầm giấy bút, vai mang đao bén, lưng có đeo hình cụ, trợn tròng cặp mắt, cười to ha hả…Quỷ nầy tên là “Hoạt Vô Thường” (sanh không định trước). Một tên nữa thì mặt mày đầy máu, mình mặc áo trắng, tay cầm bàn toán (bàn tính), vai vác bao gạo, trên ngực có dán tờ giấy, hai cặp chân mày nhăn lại, than dài thở vắn. Quỷ nầy tên là “Tử Hữu Phận” (chết có phần sẵn). Hai tên quỷ nầy nắm chân hồn lôi kéo xuống dòng nước đỏ, tùy theo phước nghiệp mà đè xuống cạn sâu. Cạn thì được hưởng phước, sâu thì phải chịu đọa đày. Hồn lúc nầy ngơ ngơ ngác ngác, chẳng còn biết gì nữa, cứ lo ngóc đầu lên , thì chốc lát đã chui ra khỏi  “tử hà xa” (bào thai, tử cung) của bà mẹ, khóc lên ba tiếng “tu-oa”. Kế rồi lớn lên, ham ăn hốt uống, mê mãi theo đời, mê muội  “Như Lai Phật Tính”, quên hết ơn Trời, Phật, Thánh, Thần, chẳng nhớ làm thiện mà cứ theo đường ác, đến mãn kiếp lại trở về với hồn ma bóng quỷ như lần trước. Thật là tội nghiệp thay cho thân phận người không biết tu hành để giải thoát !
Các việc kể trên là do một vị thư lại, làm việc ở “Khu vong đài” theo lệnh Ngọc Đế ghi chép lại trong Ngọc Lịch ,để phổ biến khắp cả cho thế nhân biết mà lo tu hành, cầu đạo giải thoát.
*Nhược Thủy dịch.
dienbatn giới thiệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét