Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

THẦN THÁNH TRUNG HOA .NHƯỢC THỦY DỊCH . BÀI 10.

THẦN THÁNH TRUNG HOA
Bản dịch của Nhược Thủy - dienbatn giới thiệu.

LỜI NÓI ĐẦU : Đây là bản dịch rất công phu của Nhược Thủy trong trang Hoangthantai . Nay không còn thấy trang này hoạt động nữa. dienbatn chép lại vào đây để làm tư liệu . Mong bác Nhược Thủy cảm thông.
 THẦN THÁNH TRUNG HOA TẬP  I
Lời giới thiệu:- Nhận thấy từ trước đến nay, người Việt Nam chúng ta theo phong tục tập quán của người Trung Hoa, nên đã tin tưởng và thờ phụng rất nhiều vị Thánh, Thần giống như người Trung Hoa. Tài liệu giải thích về các Ngài thì quá ít và không có cơ sở khảo cứu , chỉ theo truyền khẩu nhiều hơn. Nay tôi xin cố gắng dịch những tài liệu nầy từ một Website có uy  tín và khảo cứu cẩn thận, xin kính tặng tất cả huynh đệ trong 4R-HTT. Nếu có chỗ nào sai sót, xin quí cao nhân hoan hỉ chỉ bảo cho (kèm theo nguyên tác  để quí vị dễ đối chiếu).
Xin thành thật cảm ơn quí huynh đệ.
Nhược Thủy
( Mùa Hạ năm Mậu Tí-2008).
Phần bổ sung cho bài “Huyền Thiên Thượng Đế”
48.HÒA  HỢP    NHỊ  TIÊN .

和合二仙
  寒拾亭.豐幹橋,從隋塔下方經過七佛塔進國清寺,必經一亭一橋。亭名“寒拾亭”,橋名“豐幹橋”。這是為紀念唐代國清寺內寒山、拾得和豐幹三位高僧而命名的。
  寒拾亭,飛簷翹角,石砌門窗,亭名取自寒山、拾得兩人名字。亭的前後有“五峰勝境”和“萬松深處”的匾額。
  寒山和拾得,在我國民間稱“和合二仙”,是相親相愛、情深義重的象徵。
  相傳唐代時,隱居在天臺寒岩的詩人寒山(也稱寒山子),一天離寒岩到國清寺,半路上聽到有嬰兒的啼哭聲,聞聲尋去,只見路旁草叢中遺棄著一個嬰兒。寒山將他抱在懷中。說來也怪,這個嬰兒見風就長,一條嶺還沒有走完,嬰兒已長成了小孩。寒山問他為何被棄路旁,小孩說等候詩仙。問他的名字,他說沒有名字。寒山因其拾自路旁,就給他取名為“拾得”。以後,這條小嶺也叫做“拾得嶺”。
寒山和拾得來到國清寺,只見古刹莊嚴,香客如雲,一派鼎盛興旺之象,就捨不得離去,要求方丈讓他們留在寺裏燒火做飯。
  寒山與拾得在寺中形影不離,情同手足。一年,有位越州汪氏,由女兒芙蓉陪同來寺進香。不料汪氏在寺中一病不起,臨終前叫芙蓉請來寒山、拾得兩人,汪氏說:“眼看病已難愈,我把芙蓉託付兩位,望你們今後以手足相待,最好能與他們中的一個結為夫妻……”
  從此以後,兩人待芙蓉更是情同手足,拾得與芙蓉年齡相仿,後業漸生愛慕之情,而有的人見寒山年長無妻,卻希望寒山與芙蓉結成夫妻。
  一天清早,寒山砍柴回來,見芙蓉的房裏點著燈,感到有些奇怪,走近窗邊一聽,原來芙蓉在傷心地哭,拾得正在旁勸說。寒山正準備進去問個究竟,只聽得拾得對芙蓉說:“芙蓉,不要哭了,我們暗暗相好,寒山並不知道,他如果知道了,一定會成全我們的。我和你雖然不能結為夫妻,但你永遠是我的好妹妹。”
  寒山一聽,才知拾得與芙蓉早已相愛,當即打定主意,離寺遠走,以成全他們兩人。寒山走出小院一想,自己不明不白的離去,一定要把拾得、芙蓉急壞,又轉身回到院裏,拿起一塊石頭,在牆上畫了一個光頭和尚,旁邊留了一首五言詩:“相喚采芙蓉,可憐清江裏。……此時居舟楫,浩蕩情無已。”寫完後,寒山就悄悄地出走了。
  拾得、芙蓉不見寒山回來,好生奇怪,後來看見牆上的詩和畫,才知道他出家做和尚去了。拾得說:“我一定要把他找回來,哪怕找到天涯海角,如果找到了,我與他一起出家,如果找不到,我也不回來了。”芙蓉聽罷,知道寒山拾得的真情厚義,只好哭著與拾得分別。
  拾得為了尋找寒山,不管山高路遠,找了很多地方還是不見蹤跡。一天他找到蘇州城,一打聽,聽說城外楓橋的一座寺院新來了一個和尚,相貌與寒山相象,他立即快步前往。走進楓橋,拾得想,我不能空手去見寒山,就在荷塘裏摘了一朵又紅又大的荷花,捧在手裏走進寺院。
  寒山聽說拾得千里迢迢而來,想必腹中饑餓,急忙從房中捧出一隻盛著素餅的竹編食盒。二人相見,寒山送盒,拾得獻荷。從此傳為佳話,後人把捧荷的拾得稱為“和”(諧音),把捧盒的寒山稱為“合”,兩人合稱為“和合二仙”。
  蘇州楓橋這座寺廟也因寒山居住而出了名,以後改稱“寒山寺”。直到現在,寒山寺裏還塑著和合二仙相親相愛的塑像。
  過寒拾亭不遠,就是豐幹橋,橋下清流潺潺,橋頭有石獅守護,顯得古樸莊嚴。為什麼要取名豐幹橋呢?這裏也有原故。
  豐幹出身唐代官家,父親做過尚書,他雖是官宦子弟,卻出家做了和尚,經過披頭散髮,穿著破爛衣衫,在國清寺裏當舂火僧,與寒山、拾得相親,後人稱他們三人為“三賢”。

其時,有個叫閭丘的貪官,對上吹牛拍馬,對下心狠手毒。他患了一種惡疾,渾身作痛,到處求醫都沒有醫好。這一年,他出任赤城郡(今台州)刺史,上任途中遇見豐幹,豐幹用一碗水消除他的病痛,閭丘又驚又喜,知道豐幹不是一般的和尚,趕忙相問:“本官前去上任,未知仕途如何?”豐幹說:“此去赤城,你定要拜謁文殊、普賢兩位仙人。”閭丘又問:“不知文殊、普賢住在何處?是何模樣?”豐幹說:“在天臺山國清寺,只怕你到了那裏見之不識,識之不得……”說罷就揚長而去。
  閭丘到赤城後,即去國清寺,在橋上碰見寺僧道翹,便問:“請問文殊、普賢兩位仙人可在寺中?”道翹不解其意,回答說:“寺裏並無仙人。”閭丘又講了兩個人的容貌,道翹想了一想說:“噢!你要找這兩個人嗎?正在伙房裏燒火。”
  閭丘趕到伙房,只見有兩人在灶下談笑,相貌與豐幹說的一模一樣,便恭恭敬敬地拱手道:“兩位可是文殊、普賢仙人?”寒山、拾得聽了哈哈大笑,連聲說:“豐幹饒舌,豐幹饒舌,我等貪賤,非神非仙,與官人無緣,請出,請出。”說罷,兩人拍著雙手,不別而去。閭丘被弄得目瞪口呆,霎時間身上的病痛又發作起來。這就是流傳在這裏的豐幹戲閭丘的故事。
HOÀ  HỢP    NHỊ   TIÊN
(Đình Hàn Thập –Cầu Phong Can)
1/- Đình HÀN  THẬP  :- 
Trên đường từ bảy cái tháp Phật đi vào chùa Quốc Thanh, phải đi ngang qua một cái đình, một chiếc cầu . Đình có tên là “Đình Hàn Thập” và cầu có tên là “Cầu Phong Can”. Đây là những vật kỷ niệm lấy tên ba vị cao tăng  ở chùa Quốc Thanh đời  Đường.
Đình Hàn Thập rất cao lớn uy nghi, bậc thềm  và cửa bằng đá . Ngôi đình nầy lấy tên của hai vị Hàn Sơn và Thập Đắc ghép lại thành Hàn Thập. Trước cửa đình có treo hai tấm bảng lớn đề “Ngũ Phong Thắng Cảnh” (cảnh đẹp của năm non)  và “Vạn Tùng Thâm Xứ” (xứ sâu muôn cây tùng).

Hàn Sơn và Thập Đắc được nhân dân Trung Quốc xưng là “Hòa Hợp Nhị Tiên”, để ca tụng và biểu trưng  sự tương thân tương ái, tình sâu nghĩa nặng của hai người.

*Tương truyền vào thời nhà Đường, có một thi nhân ẩn cư trên núi Thiên Đài Hàn Nham tên là Hàn Sơn (xưng là Hàn Sơn Tử). Một hôm rời núi Hàn đến chùa Quốc Thanh, trên đường đi, chợt nghe tiếng khóc của đứa trẻ trên một ngọn đồi nhỏ. Lần theo hướng phát ra tiếng khóc, phát hiện trong đám cỏ rậm  có một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hàn Sơn bèn nhặt lên, ôm vào trong lòng. Nhưng thật quái lạ làm sao, có trận gió lạ thổi qua, đứa bé vụt thay hình đổi dạng, lớn lên một cách nhanh nhẹn dị thường, thành một đứa trẻ mười tuổi. Hàn Sơn vô cùng kinh ngạc, nhưng chẳng tỏ ra chút sợ hãi. Hàn Sơn hỏi nó là ai mà bị bỏ rơi ở đây, nó đáp là “Hầu Thi Tiên” (vị tiên làm thơ hay).Hỏi đứa bé tên gì. Nó đáp là không có tên. Nhân vì ông ta “nhặt được” nó ở bên đường nên đặt tên cho nó là Thập Đắc (nhặt được, tức như Bé Lượm). Sau nầy, dân gian gọi ngọn đồi ấy là đồi Thập Đắc. 
*Hàn Sơn và Thập Đắc đi đến Chùa Quốc Thanh, thấy đó là một ngôi chùa cổ, khách hành hương rất đông, thật là một nơi hưng thịnh. Hai người từ bỏ ý định quay về, liền vào xin với Phương Trượng cho ở lại , để phụ công việc bếp núc cơm nước đãi khách đến viếng chùa.
*Hai người Hàn Sơn và Thập Đắc sống tại chùa rất là tâm đắc, không khi nào lìa nhau, coi nhau hơn người ruột thịt, trải qua thời gian gần mười năm.
*Một năm nọ, có người đàn bà ở Việt Châu là Uông Thị, cùng  với đứa con gái tên Phù Dung , mười sáu tuổi , đến viếng chùa Quốc Thanh để dâng hương. Chẳng may, Uông Thị tự nhiên khởi bạo bệnh, thuốc thang không hết. Bà biết mình không thể sống được, bảo Phù Dung gọi Hàn Sơn và Thập Đắc đến trăn trối :-“Tôi biết mình không sao thoát chết, nay có lời tâm huyết dặn dò lại hai vị, xin lấy tình cảm chân thành mà bảo bọc giùm con gái tôi. Hay nhất là một trong hai người sẽ kết duyên với nó, như vậy tôi mới an lòng nhắm mắt”. Hai người bằng lòng. 

*Từ đó, Phù Dung và hai người sống cùng nhau dưới mái chùa Quốc Thanh, rất thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Hàn Sơn lớn tuổi nên có kinh nghiệm sống, chăm lo cho Phù Dung rất chu đáo, nên dần dần tình cảm gắn bó giữa hai người phát sinh. Người ngoài thấy anh ta đã lớn mà chưa có vợ, thường hay xúi biểu anh lập gia đình với Phù Dung.
-Một hôm nọ, vào sáng sớm Hàn Sơn đi kiếm củi trở về . Thấy trong phòng của Phù Dung còn đốt đèn, lại có tiếng nói chuyện. Hàn Sơn lấy làm lạ, đến gần bên cửa sổ lắng nghe. Hóa ra là Phù Dung vì nhớ mẹ nên khóc, Thập Đắc vào dỗ dành. Y nói :- “Phù Dung đừng khóc nữa, chúng ta cùng trang lứa nên dễ thông cảm nhau hơn, chắc Hàn Sơn chưa biết chuyện chúng mình đâu. Mà dẫu có biết, nhất định Hàn Sơn cũng vui vẻ thành toàn cho hai ta mà thôi. Ta và nàng tuy không thể kết làm vợ chồng, nhưng mãi mãi nàng vẫn là đứa em gái dễ thương của ta thôi”.
-Hàn Sơn nghe xong, biết là Thập Đắc và Phù Dung yêu nhau, nên nãy ra ý định bỏ chùa mà đi để cho hai người kết hợp nhau.
Lúc ra đi, Hàn Sơn sợ hai người không biết mà lo âu, nên đến bên bức tường, vẽ hình một hòa thượng đầu trọc và viết bài thơ ngũ ngôn:-
“Tương hoán thể Phù Dung,
Khả liên thanh giang lý
…………….. 
Thử thời cư châu tiếp,
Hạo đãng tình vô dĩ”.
*Dịch:-
Tạ từ Phù Dung đẹp,
Đáng thương trên sông Thanh.
…………………. 
Ta sống đời lênh đênh,
Mênh mông tình chẳng tận”
-Viết xong, Hàn Sơn ra đi.
*Thập Đắc và Phù Dung không thấy Hàn Sơn đâu, liền ra ngoài tìm. Chợt thấy hình ảnh và bài thơ trên tường, biết là Hàn Sơn đã bỏ đi , sẽ xuất gia làm Hòa Thượng. Thập Đắc nói :- “Ta nhất định phải đi tìm cho bằng được Hàn Sơn, dù cho phải đến chân trời góc biển. Tìm được rồi, ta sẽ cùng anh ta xuất gia một lượt. Còn nếu không gặp, ta quyết không trở về”. Tội nghiệp cho nàng Phù Dung, nghe nói như vậy và lâu nay cũng hiểu tình cảm khắn khít của hai người, đành nuốt lệ tiễn Thập Đắc lên đường.
*Thập Đắc đi tìm Hàn Sơn, chẳng nề hà đói khát vất vả, không ngại ngùng núi cao sông dài, nhiều nơi đi qua mà vẫn bặt tăm dấu thỏ. Một hôm, đến thành Tô Châu, hỏi thăm thì có người cho biết là, ở ngoại thành gần Phong Kiều có ngôi chùa đẹp, có một vị  tu  sĩ ở đâu mới đến. Qua sự mô tả về tướng mạo thì biết đúng vị ấy là Hàn Sơn. Thập Đắc mừng rỡ, vội vàng đi đến chùa. Đến Phong Kiều, Thập Đắc suy nghĩ, chẳng lẽ mình đến tay không, liền xuống ao sen cạnh đó bẻ một đóa sen đỏ thắm to đẹp, nâng niu trên tay vui vẻ đi vào chùa.
*Hàn Sơn được nhà chùa báo là có người tên Thập Đắc muốn gặp, cũng hết sức mừng rỡ. Bụng nghĩ chắc Thập Đắc đi đường xa rất đói , nên vào phòng lấy một cái bánh bao chay to, bỏ vào hộp tre đựng thức ăn   mang đi.
Hai người gặp nhau, mừng mừng tủi tủi, trao tặng nhau món quà đơn sơ mà thắm đậm tình nghĩa. Thập Đắc tặng đóa hoa sen (=hà :- 荷  hoa sen, đồng âm với Hòa:- 和 chung lại với nhau). Hàn Sơn tặng chiếc hộp bánh (=hạp 盒:- cái hộp, đồng âm với Hợp :- 合nghĩa là  ăn ý với nhau) (Thành ngữ:- Hàn Sơn tống hạp, Thập Đắc hiến hà). Câu chuyện ấy trở thành giai thoại thú vị về sau, gọi là chuyện “Hai Tiên Hòa Hợp” (hòa hợp nhị tiên).
*Ngôi chùa bên  cạnh cầu Phong Kiều ở Tô Châu từ đó đổi tên thành “Hàn Sơn Tự”.
- Hiện nay,  trong chùa Hàn Sơn vẫn còn treo bức họa của “Hòa Hợp Nhị Tiên”, để ca tụng  và biểu trưng  sự tương thân tương ái, tình sâu nghĩa nặng của hai người.
2/- Cầu PHONG CAN:-
Qua khỏi đình Hàn Thập không xa, thì thấy Cầu Phong Can . Dưới cầu nước chảy róc rách. Trên đầu cầu, có tượng “Sư tử đá” để gìn giũ, nói lên sự trang nghiêm của cảnh vật nơi đây. Vì sao cầu lại có tên là Phong Can. Do vì câu chuyện kể sau:-
Phong Can xuất thân là một vị quan ở thời nhà Đường, phụ thân đã từng làm quan đến chức Thượng Thư, ông ta tuy là con cháu dòng dõi danh gia thế phiệt, nhưng lại phát tâm xuất gia . Vào chùa, ông sống rất đạm bạc và khiêm tốn, lãnh phần nấu ăn ở nhà bếp. Vì thế, rất thân thiết với Hàn Sơn và Thập Đắc, người sau xưng ba người là “Tam Hiền”.
*Một lúc nọ, có một vị tham quan tên Lư Khâu, làm thân trâu ngựa cho bề trên, nhưng đối với kẻ dưới thì vô cùng tàn ác thâm độc. Ông quan nầy bị một chứng bệnh lạ là toàn thân đau nhức, đã tìm khắp danh y mà vẫn không biết nguyên nhân và cách chữa trị.
Vào năm nọ, Lư Khâu được bổ nhậm làm Thứ Sử  ở  Quận Xích Thành (Châu Kim Đài) . Trên đường đi phó nhậm, tình cờ gặp Phong Can. Phong Can chỉ dùng có chén nước chú nguyện rồi cho ông ta uống mà hết bệnh, nên rất đổi tạ ơn. Thêm nữa, ông ta thấy vị Hòa Thượng nầy không giống như các tu sĩ khác, nên ướm hỏi:- “Bổn quan đang đi trấn nhậm chỗ mới, không biết đường công danh hoạn lộ sẽ ra sao ?”. Phong Can nói :-“Việc nầy tôi không biết, hãy đến Xích Thành , hỏi hai vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền sẽ rõ”. Lư Khâu hỏi :- “Hai vị Bồ Tát nầy đang ở đâu , hình dạng hai vị ra sao ?”. Phong Can đáp :- “Ở  núi Thiên Đài  có Chùa Quốc Thanh, chỉ sợ ông đên đó thấy mà không biết, biết mà không hỏi được thôi.” Rồi tả hình dạng hai vị Hàn Sơn và Thập Đắ cho ông nghe. Xong, bỏ đi.
-Lư Khâu đến Xích Thành, hôm nọ tìm đến chùa Quốc Thanh. Đến giữa cầu, gặp một vị tăng, liền hỏi :- “Xin hỏi, ở đây có hai vị Bồ Tát Văn Thù Và Phổ Hiền phải không ?”. Vị tăng không hiểu, đáp :- “Chùa nầy đâu có Bồ Tát nào” . Lư Khâu bèn mô tả hình dạng hai người, nghe xong vị tăng thốt lên :- “À ! Kiếm hai người như thế phải không, cứ đi thẳng vào nhà bếp sẽ gặp, là hai người đang nấu ăn ở đó”.
-Lư Khâu liền đến nhà bếp, chỉ thấy hai người đang vừa nấu nướng vừa trò chuyện vui vẻ. Hình dạng tướng mạo giống hệt sự mô tả của Phong Can. Ông mừng quá, vội hỏi :- “Xin lỗi, hai vị có phải là Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền không ạ ?”. Hàn Sơn và Thập Đắc nghe xong, cười ha hả , rồi cả hai vừa đi ra ngoài vừa nói :- “Phong Can bày điều, Phong Can bày đặt. Lũ chúng ta là người hèn mọn, chẳng phải thần cũng không phải tiên, không có duyên với nhà quan, xin đi ra, xin đi ra” (Phong Can nhiêu thiệt, Phong can nhiêu thiệt, ngã đẳng tham tiện, phi thần phi tiên, dữ quan nhân vô duyên, thỉnh xuất, thỉnh xuất).
Hai người nói rồi, nắm tay nhau vừa cười vang vừa chạy mất. Lư Khâu kinh ngạc, biết mình bị đùa dai, há miệng định kêu to lên, thì bổng bệnh cũ tái phát, đành bảo thủ hạ khiêng về.
Đó là câu chuyện xưa  có tựa đề là :- “Phong Can hí Lư Khâu” (Phong Can đùa giỡn với Lư Khâu).
Người sau lấy chuyện mà đặt tên “Cầu Phong Can” là vậy.

*NHƯỢC   THỦY  dịch
(từ  http://www.fushantang.com) 
*Xin xem Phụ Lục bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, có nói đến chùa Hàn San (Sơn) bên dưới.
 *Phụ ghi của người dịch :-
Đây là dịch theo nguyên tác của bài nầy. Riêng hai vị Hàn Sơn và  Thập Đắc là hai vị tăng thần bí trong Phật Giáo, tương truyền là hóa thân của hai vị Bồ Tát Văn Thù , Phổ Hiền. Trong lịch sử có ở Chùa Quốc Thanh và để lại phần thơ văn dạy đạo khá dài. Tôi sẽ đưa lên ở  phần Tiêu Diêu Các. Mời quí huynh đệ đến xem. Thân ái. 
*Nhược Thủy
-Xin xem ở:- http://www.hoangthantai.com/forum/index.php?topic=1274
*Xem tiếp phần Phụ Lục của bài nầy :- Bài thơ "Phong kiều dạ bạc" của Trương Kế.
*PHỤ LỤC :-
(Bài thơ nổi tiếng “Phong Kiều dạ bạc” và giai thoại về bài thơ nầy )

 PHONG KIỀU DẠ BẠC .

(Phong Kiều dạ bạc là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế (张继 Zhang Jì), tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756- đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự... đặc biệt rất thích làm thơ.
Nguyên tác bài thơ Phong Kiều dạ bạc sau này đã được Khang Hữu Vi đời nhà Thanh khắc trên tấm bia lớn dựng trong chùa Hàn San để cho người đời sau qua đây thưởng lãm.)
*Nguyên bản chữ Hán:-
楓橋夜泊 
月落烏啼霜滿天 
江楓魚火對愁眠 
姑蘇城外寒山寺 
夜半鐘聲到客船    
*Phiên âm Hán-Việt: -
Phong Kiều dạ bạc 
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên 
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên 
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự 
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền 
*Các bản dịch:-
•Bản dịch tiếng Việt của nhà thơ Nguyễn Hàm Ninh (thường bị nhầm là bản dịch của Tản Đà) (chuyển thể thành lục bát): -
Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều 
Trăng tà chiếc quạ kêu sương 
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ 
Thuyền ai đậu bến Cô Tô 
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San 
•Bản dịch ra tiếng Việt của Trần Trọng San: -
Ban đêm thuyền đậu bến Phong Kiều 
Trăng tà tiếng quạ vẳng sương rơi 
Sầu đượm hàng phong giấc lửa chài 
Ngoài lũy Cô Tô chùa vắng vẻ 
Nửa đêm chuông vẳng đến thuyền ai 
•Một bản dịch ra tiếng Việt khác (cũng ở dạng lục bát): -
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi 
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co 
Con thuyền đậu bến Cô Tô 
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San 
•Bản dịch ra tiếng Việt của Nguyễn Hàm Ninh (Theo: Tạp chí Văn Học, số 191, tháng 3 năm 2002, trang 36): -
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương 
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ 
Thuyền ai đậu bến Cô Tô 
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San 
•Bản dịch ra tiếng Việt của Thích Quảng Sự :-
Bên trời trăng xuống quạ kêu sương 
Lửa rọi bờ phong đối mộng trường. 
Thuyền khách Cô Đài đêm vắng vọng 
Chuông chùa buông nhẹ chút sầu vương. 
Còn rất nhiều bản dịch khác nhau, song cho đến nay khó có bản dịch nào có thể chuyển tải hết được "thần" của bài thơ.
*Xuất xứ bài thơ:-
Theo sử sách Trung Hoa viết lại, căn cứ vào tài liệu của tác giả Trần Trọng San (4), tôi xin ghi lại câu chuyện về Trương Kế và bài "Phong Kiều Dạ Bạc". Chuyện này giải thích rất rõ ràng về tiếng chuông chùa Hàn San vào lúc nửa đêm. 
Một đêm trăng, sư cụ trụ trì chùa Hàn San, cảm hứng nghĩ ra hai câu thơ: 
Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung 
Bán tự ngân câu bán tự cung 
Thao thức mãi trong phòng mà sư cụ không nghĩ ra hai câu tiếp. Tự nhiên có tiếng gõ cửa. Thì ra là chú tiểu cũng trằn trọc vì 2 câu thơ mình mới nghĩ ra: 
Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn 
Bán trầm thủy để bán phù không 
nhưng cũng không làm tiếp được và xin thầy giúp. Nghe xong, sư cụ mừng quá, quỳ xuống tạ Phật. Vì quả thật 2 câu thơ của chú tiểu ăn khớp với 2 câu của sư cụ, thành bài tứ tuyệt mà Trần Trọng San đã dịch như sau: 
Mồng ba, mồng bốn, trăng mờ 
Nửa dường móc bạc nửa như cung trời 
Một bình ngọc trắng chia hai 
Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không 
Làm xong bài thơ này lúc nửa đêm, sư cụ bảo chú tiểu đánh chuông tạ ơn Phật. Tình cờ đêm hôm đó trên thuyền, thi sĩ Trương Kế cũng không ngủ được vì không nghĩ được câu tiếp cho hai câu đầu  "Nguyệt lạc ô đề...". Tự nhiên chuông chùa Hàn San đổ đến, gợi hứng cho thi nhân hoàn tất bài Phong Kiều Dạ Bạc "...Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.." 
Cảnh sắc lúc đó, sương phủ mờ cả dòng sông và bến đậu, trăng xế ngang đầu. Chiếc thuyền của nhà thơ Trương Kế đậu lẻ loi bên bến Phong Kiều. Trên bờ, ngoài thành Cô Tô, chùa Hàn San mờ ảo trong đêm. Tiếng chuông chùa ngân vang, lay động cả màn sương và bật mở hồn thơ Trương Kế. 
*Lời bình :-
"Phong Kiều dạ bạc" là một bài thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, dễ hiểu, với nhiều địa danh đầy sức gợi cảm như Cô Tô- gắn với hình ảnh về người đẹp Tây Thi, Hàn San là ngôi chùa có nhiều vị sư nổi tiếng một thời và nhiều giai thoại, điển tích... nên thường có các cách giải thích khác nhau về một vài tình tiết khi chuyển ngữ. Tuy nhiên vẻ đẹp thống nhất từ hình tượng bài thơ thì các dịch giả từ Tản Đà, Nguyễn Hàm Ninh, Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Ngô Tất Tố v.v. cũng như các dịch giả khác sau này đều có điểm tương đồng trong cách cảm nhận.
Bài thơ là nỗi buồn của Trương Kế gửi gắm trong một tiếng quạ kêu thảng thốt, lẻ loi trong đêm và cái nỗi sầu len vào giấc ngủ chập chờn của hàng cây phong đối diện với ánh lửa chài. Hai câu thơ tả thực mà không thực, nó hấp dẫn người đọc ở cái vẻ hư ảo của nó. Những ‎ý thơ dường như không khớp nhau vì khi trăng lặn (nguyệt lạc), tức đã gần sáng, mà gần sáng (khác với nửa đêm - bán dạ) thì còn ai thức mà thỉnh chuông nữa. Tác giả viết những câu thơ trong chập chờn nửa tỉnh nửa mơ, gần sáng mà cứ tưởng nửa đêm. Đó là nỗi buồn của một người bị chuyển đi xa, nó giống như nỗi buồn của Bạch Cư Dị lúc về Giang Châu, luôn làm tác giả chìm vào trong ảo ảnh. Tiếng chuông đến từ chùa Hàn San, nơi có hai vị sư Hàn San và Thập Đắc nổi tiếng uyên thâm đạo học thời bấy giờ, ở ngoại thành Cô Tô đến làm khách của tác giả cũng giống như là tiếng chuông ảo. Câu thơ hay trong cái mơ màng hư ảo đó. Lấy một cái "giả thực" của ngoại cảnh để thể hiện một cái "đích thực" của tâm trạng là một đặc sắc nghệ thuật mà các tác giả cổ điển hay dùng. Nỗi buồn vô cớ hay nỗi buồn về nhân tình thế thái nói chung của tác giả, cho đến ngày nay vẫn chỉ là sự suy diễn.
* Một số ý kiến liên quan :-
Một số tranh cãi trong giới thi sĩ xoay quanh hai câu thơ đầu về các từ như "ô đề", "sầu miên". Có người cho rằng phải hiểu hai từ trên như là hai địa danh là Ô Đề và Sầu Miên, nhưng nếu hiểu như vậy thì giá trị nghệ thuật của bài thơ giảm đi đáng kể, ngoài ra chưa có chứng cứ gì chứng tỏ ở khu vực này đã từng tồn tại các địa danh như vậy. Câu kết cũng bị tranh luận nhiều, do một số người cho rằng các chùa (gần như) không đánh chuông vào nửa đêm, ngoài ra nó còn mâu thuẫn với câu đề là Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên đã hàm ý trời gần sáng. Tuy nhiên, trong thơ ca, sự phá cách là một điều hết sức tự nhiên. Âu Dương Tu thì cho rằng: "Thi nhân tham cầu hảo cú nhi lý bất thông giả, diệc ngữ bệnh dã" (Nhà thơ vì muốn đặt câu cho hay nên lý không được thông, đó là một ngữ bệnh vậy). Sô Nghiêu trong quyển Đường thi tam bách thủ độc bản thì cho rằng: "Hậu nhân dĩ vi dạ bán vô chung thanh tương cấu bệnh, vị miễn xuy mao cầu tì" (Người đời sau lấy cớ nửa đêm không có tiếng chuông và cho là một ngữ bệnh, như thế thì chưa tránh khỏi cái thói bới lông tìm vết).
*Nguồn :- 
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_Ki%E1%BB%81u_d%E1%BA%A1_b%E1%BA%A1c)
*Xem thêm các bản dịch  khác tại :- 
http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=1412


49. PHÁP CHỦ CÔNG .
法主公

  法主公,或稱張公法主、都天聖君、張聖公、張聖真君、張法主公聖君等,為福建省永春安溪一帶居民所篤信的神明,因他的法術強大,一般道士都祭拜。
  相傳法主公為宋朝人,法主就被奉為神明,擔任征罰下界罪人,并使善人升天的職責,據說每月要上天二次,報告民間的善惡。他的神像,手上拿著蛇。
  又據說,法主公,姓張,兄弟三人,武藝精通。聽說永春九龍潭石牛洞有一條千年大蛇,能化人形,為害地方,每年需獻活人祭拜,不然,就會發生水患、風災、虫害,民不聊生。張氏兄弟三人,不忍村民受蛇精加害,決心為民除害。于是進洞制伏大蛇,化為青煙,裊裊升入天中,而不見他們三人從洞中跑出來,村民才明白他們三人已升為天神。蛇患從此消滅,百姓安居樂業,於是民眾建廟祭祀,尊奉為法主公,以表感激之意。

永春九龍潭石牛寺
  另有一說,在同一地點,三個結義兄弟,為民除害,躍入潭中,圍攻怪蛇。當姓張的扼住蛇頭,怪蛇向他噴出一道黑煙,使他顏面變黑。姓蕭的水中拿大斧、亂砍蛇身,在怪蛇掙扎中,誤傷了姓洪的額頭。因此姓蕭的急得滿臉通紅。結果怪蛇被除,三人也化成煙升天而去。因此法主公有三尊神像,一尊黑面,一尊紅面、一尊額部有一條刀痕。法主公是福建渡海帶來的守護神,又稱「張聖君」、「都天聖君」、「張公法王」、「張法主公聖君」。法主公包含了三位神明,民間因為他們法力無邊而信奉他們。
  福建閩南地區、台灣各地,及遠至印尼馬來西亞的道士,也是以法主公的法術高明主治邪煞而崇拜他。一般人遇有疑難雜症,都會到法主公廟請求道士代為施法,為人們改運、補運、祈求平安。
  在台灣,法主公的誕辰祭日照例要舉行盛大的迎神會,稱之為「大龜會」。廟裡會先準備麵製的紅龜,以及糯米製的紅龜粿,讓善信們向神祈求,謂之「乞龜」。乞求時要先在管事處登記,等到第二年必須還願,且須加倍奉還,如果滿三年未還者,管事就將他的姓名寫在紅紙上,貼在廟牆上,俗稱「龜上壁」。還願時,有些人會演戲酬神,鑼鼓喧天,送迎大龜,謂之「還龜」。「乞龜」和「還龜」是祭法主公的重點活動。
  法主公也是台灣茶商恭奉的守護神。 
PHÁP  CHỦ  CÔNG
*Pháp Chủ Công còn gọi là Trương Công Pháp Chủ, Đô Thiên Thánh Quân, Trương Thánh Công,Trương Thánh Chân Quân, Trương Pháp Chủ Công, Thánh Quân…Các Ngài  được nhân dân ở vùng Vĩnh Xuân, An Khê tỉnh Phước Kiến tin rằng là thần minh, vì pháp thuật cao cường, các đạo sĩ khắp nơi đều đến lễ bái.
*Tương truyền Pháp Chủ Công là người đời Tống, được xưng tụng là thần minh, có nhiệm vụ  trừng phạt các người có tội ở hạ giới và giúp người lành đủ đạo đức thăng thiên. Truyền thuyết kể rằng, cứ mỗi tháng có hai lần các Ngài lên chầu trời để báo cáo việc thiện ác của thế gian. Tượng thờ của các Ngài , tay cầm con rắn.
*Cũng theo truyền thuyết, Pháp Chủ Công họ Trương, có ba anh em đều tinh thông võ nghệ. Nghe nói ở Động Thạch Ngưu đầm Cửu Long phủ Vĩnh Xuân, có một con đại xà ngàn năm tuổi, thường biến hóa ra hình người để sát hại dân địa phương. Mỗi năm , quan sở tại phải bắt người sống đem cúng tế thì mới được yên ổn. Còn không thì sẽ bị đủ thứ tai ách như :- thủy tai, gió bão, sâu rầy côn trùng phá hoại mùa màng, dân chúng hết sức lao đao khổ sở.
Ba anh em họ Trương, không nỡ ngồi nhìn cảnh thôn dân bị  Xà Tinh  hãm hại , quyết tâm  vì dân tiêu diệt cho được  Xà  Tinh nầy. Ba người vào động, chế ngự đại xà xong, liền giữa ban ngày sáng tỏ mà ba vị hóa ra ba luồng khói xanh  bay vút lên mây biến mất. Khi ấy, dân chúng mới biết ba người là thiên thần hạ giáng phàm gian mà trừ yêu cứu thế. Nạn Xà tinh đã chấm dứt, dân chúng an cư lạc nghiệp, nhớ ơn ba vị xây Miếu Thờ, nhang khói ngày đêm.
*Lại có một thuyết khác, nói cùng địa điểm như trên, nhưng là ba người kết nghĩa anh em với nhau, vì dân trừ hại. Ba người hăng hái tiến vào đầm Cửu Long để tấn công  Xà  tinh. Đương lúc người họ Trương nắm giữ đầu rắn, bị nó phun một luồng khói đen, khiến cho mặt ông bị biến thành sắc đen.Người họ Tiêu đang ở dưới nước, dùng búa chém loạn đả vào thân mình con rắn. Trong lúc rắn giãy dụa chết, khiến cho người họ Hồng bị thương ở trán, còn họ Tiêu mặt mày đầy máu đỏ.  Kết quả trừ được quái xà, ba người hóa thành khói bay lên trời. Do đó, Pháp Chủ Công có ba bức tượng, một người mặt đen , một người mặt đỏ, còn  người có vết thẹo ngang trán.
Pháp Chủ Công được ngư dân vùng Phước Kiến tôn làm Thần Thủ Hộ, xưng là Trương Thánh Quân, Đô Thiên Thánh Quân, Trương Công Pháp Vương, Trương Pháp Chủ Công Thánh Quân.
Pháp Chủ Công bao gồm ba vị thần minh, có pháp lực vô biên nên dân chúng tôn thờ.
*Vùng Phước Kiến, Mân Nam, Đài Loan và xa nữa là ở các nước Mã Lai, Nam Dương… các đạo sĩ cũng sùng bái pháp thuật của ba Ngài mà đến cúng viếng rất nhiều. Những bệnh nhân mắc bệnh tà hoặc bệnh hoạn không tìm ra nguyên nhân, đều đến Miếu Pháp Chủ để cầu bái, tất cả đều được mạnh khỏe. Ngoài ra, các đạo sĩ ở Miếu còn giúp thập phương bá tánh cải vận, bổ vận… vô cùng hiệu quả, được tiêu tai thoát nạn , đến cúng tạ rất đông.
*Tại Đài Loan, ngày cúng tế  Pháp Chủ Công theo lệ hàng năm rất long trọng, gọi là Hội Nghênh Thần, còn gọi là “Đại Quy Hội”. Ban Quản Trị Miếu chuẩn bị  sẵn, dùng bột mì chế tạo thành một con rùa đỏ rất lớn, còn bột nếp thì làm rất nhiều “Trứng rùa” để cho thiện nam tín nữ đến đăng ký xin vay “Phép trứng rùa” về làm ăn kinh doanh rất may mắn. Tục nầy gọi là “Khất Quy” (xin trứng rùa làm phép). Đến kỳ  Đại Quy Hội  năm tới sẽ mang tiền đến cúng trả lễ, thường thì họ cúng tạ rất nhiều tiền bạc, gọi là  lễ “Hoàn Quy” (trả rùa). Nếu như người nào quá ba năm mà vẫn không đến “hoàn nguyện” thì được ghi tên vào tờ giấy đỏ, dán trên vách Miếu, tục gọi đó là “Quy Thượng Bích” (bức tường trên rùa).
Ngày cúng tế theo lệ mỗi năm rất long trọng và vui vẻ, nhang khói phẩm vật ê hề, có hát xướng diễn kịch , kèn trống inh ỏi, có làm lễ “Nghênh Đại Quy” (rước rùa lớn).
Hai lễ Nghênh Quy và Hoàn Quy là hai nghi thức chủ đạo của lễ cúng Đại Quy Hội.
*Giới buôn bán trà ở Đài Loan tôn thờ Pháp Chủ Công làm Thần Thủ Hộ.
*NHƯỢC  THỦY  dịch
(từ  http://www.fushantang.com)
50. TẾ    CÔNG .
濟公

  在眾多的羅漢當中,濟公這位羅漢,極其特別,端是家喻戶曉,無人不知。是漢北化佛教的五百羅漢中,唯一的漢人。
  濟公,或稱濟公活佛、濟公和尚、濟顛僧。濟公在歷史上确有其人,姓李,名修元,又名心遠,是浙江台州(臨海)天台縣人。父親李茂春,是李駙馬的后裔,母王氏,因年邁尚無子嗣,於是日夜求神祈佛,某夜王氏夢見一尊羅漢贈以一朵五色蓮花,王氏接過吞食部久便懷有身孕,南宋紹興三年(1133)二月初二產下一子,夫婦一舉得男十分喜歡,滿月時大宴客,當時有高僧性空,前來祝賀,賜名「修元」。
  道濟十八歲時父母雙亡,守喪三年,後即往杭州西湖靈隱寺剃度為僧,住持─遠瞎堂知道修元是羅漢轉世,前來人間嬉戲,於是收他為門下弟子,賜法名「道濟」。他不守戒律,佯狂不飾細行,遊行市井間,喜的是喝大碗酒,吃大塊肉,酒肉羅漢,行為舉止顛狂放蕩,人以為顛,被人們稱為「濟顛」。
  道濟素為寺僧所厭,遠瞎堂仙逝後,靈隱侍再無濟顛容身之地,遂移居南屏山淨慈寺。嘉泰二年(1202)五月十六日端坐圓寂。
  濟顛圓寂時,留下偈詩一首:
  「六十年來狼籍-東壁打到西壁,於今收拾歸來-依舊天青水碧。」
  為方便度世,他常常假裝顛狂,裝瘋賣傻,因此被世人形容為濟顛或濟顛和尚。靈隱寺對面飛來峰的洞穴中,至今留有「濟公床」、「濟公桌」,相傳濟公常偷偷躲到這里燒狗肉吃,喝醉了酒就在石床呼呼沉睡。
  手持大蒲扇,瘋瘋顛顛,是「濟公活佛」的標誌。他的那把大蒲扇似乎有無窮的法力,濟公的形象正建立在他的借顛度人、濟世,不拘于形式而獨具一格。對這位善詩文,不畏強暴,又能扶助弱小的和尚,受到世人的普遍歡迎。
  在民間傳說中,濟公是個專管人間不平,又神通廣大的傳奇人物。他智斗秦丞相,懲治嘲弄貪官污吏,路見不平定要拔刀相助。又他的行動常常是以嬉笑怒罵、幽默識趣的形式出現。
  傳說,當濟公住過的淨慈寺,有一次,寺院被焚,急待重建,俱重建需要木料,於是,濟公前往四川募化木料,更以身上的袈裟罩住諸山,把山上巨木全部拔起,并順江流到杭州,寺內古井與海相通,木料由海上運來根根從井中浮出,這些木料修好了寺廟大殿,解決了重建寺廟的難題。
  有關濟公的種種救人于危的事跡傳說訪問所流傳的《濟公傳》有不少的描述,濟顛的助人為善與顛狂情事,都在這本民間流傳書中表露無遺。有人問他,藉酒裝瘋因何而醉?他說:「眾生已醉,我若未醉,如何醉裡度他」。
  濟公有次出外閒遊,遇到一富家新建房舍正待上樑,主人見濟公來此,就請他說些吉祥話,濟公道:今日上樑願出千口喪,妻在夫前死,子在父老亡。念畢即轉身離去,主人見這五句話非死即喪,大感不悅,這時有一老工匠說明其中含意,濟公所說大吉之至,此三間屋要出千口喪,表示可抵百年光陰,妻在夫前死,則世代無寡婦、子在父老死,表示永不絕嗣。
  濟公,有說是活佛下凡,亦有說其修道高深,神通廣大,但并未成佛。
  濟公活佛是佛道二教一齊信仰供奉的神祇之一。相傳濟公活佛很容易顯靈,供奉活佛的善信容易信念,不退初心。
  濟公死后,葬在杭州西南大慈山號稱為天下第三泉的杭州虎跑泉,虎跑泉西有二層樓高的濟公塔院,是他的葬骨處。濟公的塑像十分奇特,在羅漢堂中常能找到他的蹤影,由于濟公不大遵守戒律,所以他常常站在過道里,從不排在羅漢們的隊伍中。
  據說蘇州西園寺的濟公像,最為傳神。濟公身穿破僧衣,手拿把破扇,面部表情十分生動。從二個角度欣賞,竟有三種不同表情:

  從左面看,滿面笑容,叫做「春風滿面」, 從右面看,滿臉愁容,叫做「愁眉苦臉」 ,從正面看,更有意思,半邊臉哭半邊臉笑,所謂「半嗔半喜」、「哭笑不得」、「啼笑皆非」高超的雕塑藝術,正是濟公性格的絕妙定照。 


TẾ    CÔNG
Trong các vị được tôn xưng  La Hán trước nay, thì vị đặc biệt nhất là  TẾ  CÔNG, chẳng nhà nào không hay, chẳng người nào không biết. Năm trăm vị La Hán được Phật Giáo Bắc Tông thừa nhận, duy nhất chỉ có Ngài là người Hán (TQ).
Tế Công, còn gọi là Tế Công Hoạt Phật (Phật sống Tế Công), Tế Công Hòa Thượng, Tế Điên Tăng. Lịch sử đã thừa nhận Ngài là một “kỳ nhân”. Họ Lý tên Tu Nguyên tự Tâm Viễn, người huyện Thiên Thai, châu Thai (Lâm Hải), tỉnh Triết Giang. Phụ thân là Lý Mậu Xuân, là hậu duệ của Phụ Mã họ Lý. Mẹ là Vương Thị. (Trong tiểu thuyết Tế Điên Hòa Thượng, nói là Mông Thị-ND).Nhân vì lớn tuổi mà hai vợ chồng chưa có con, nên ngày đêm thành tâm cầu Thần Phật gia hộ. Một đêm nọ, bà mộng thấy có một vị La Hán đem cho đóa  sen ngũ sắc bảo ăn. Vương Thị vâng lời, ăn hết đóa hoa sen. Sau đó, bà có thai. 
Ngày mùng hai tháng hai năm Thiệu Hưng thứ ba đời Nam Tống (1133), hạ sanh một con trai, vợ chồng hết sức mừng rỡ. Đến đầy tháng tổ chức tiệc mừng. Đang lúc yến tiệc vui vầy, có nhà sư  Tánh Không (Tánh Không Thiền Sư) đến chúc mừng, đặt tên cho đứa bé là “Tu Nguyên” (đứng đầu việc tu).
Khi  Ngài được mười tám tuổi thì cha mẹ đều qua đời, cư tang trọn ba năm. Sau đến xuất gia ở chùa Linh Ẩn, Tây Hồ , Hàng Châu. Trụ trì là Viễn Hạt Đường biết đây là La Hán chuyển thế, hiếm có từ trước đến giờ, nên hoan hỉ thu nhận làm đệ tử, cho pháp danh là “Đạo Tế”.
Ngài không giữ theo giới luật nhà Phật, hành động rất ngông cuồng đượm màu sắc lạ lùng huyền bí, như uống hết cả thùng rượu, ăn nguyên cả khối thịt lớn v.v…Vị “La Hán tửu nhục” nầy có hành vi điên cuồng, phóng đãng, bị người đời cho là “điên”, nên thường gọi Ngài là “Tế Điên”.
*Sau khi Viễn Hạt Đường viên tịch thì Đạo Tế bị các sư ở chùa Linh Ẩn tẩn xuất, không còn chỗ dung thân. Ngài bèn đến ở chùa Tịnh Từ ở núi Nam Bình. Năm Gia Thái thứ hai (1202) , Ngài an tọa thị tịch vào ngày mười sáu tháng năm âm lịch.
*Ngài có để lại bài kệ:-
“Lục thập niên lai lang  tịch, 
Đông bích đả đáo tây bích . 
Ư kim thu thập qui  lai ,
Y cựu thiên thanh thuỷ bích .”
*Dịch:-
Bừa bãi sống hơn sáu chục năm,
Đông Tây khắp xứ kẻ “Điên Tăng”
Đến nay duyên hết, ta về xứ,
Nước biếc trời xanh cũ chẳng lầm”
*Phương tiện độ đời nên Ngài thường giả trang điên cuồng, quần áo lôi thôi lếch thếch, do đó người đời xét hình dung mà gọi là Tế Điên hay Tế Điên Hòa Thượng. Đối diện với Chùa Linh Ẩn  là  ngọn núi Phi Lai , bên trong có một cái động, ngày nay vẫn còn để lại “Tế Công Sàng” (giường của Tế Công) và “Tế Công Trác” (bàn của Tế Công). Tương truyền, Tế Công thường hay đem thịt chó về nướng tại đây, uống rượu đến say mèm rồi ngủ ở đó.
*Tay cầm chiếc quạt nan lớn, dáng vẻ điên điên khùng khùng, chính là nét “đặc trưng” của “Phật Sống Tế Công” . Chiếc quạt của Ngài chứa đựng công năng pháp lực vô biên., chỉ vì Ngài giả điên khùng để độ người cứu đời mà thôi. Ngài ưa thích văn thơ, không sợ bạo lực đè nén, thường hay đi vân du bênh vực những tăng sĩ yếu đuối, đến nay vẫn còn ca tụng.
*Theo truyền thuyết, thì Ngài hay can thiệp vào những chuyện bất bình của nhân thế, là nhân vật có thần thông quảng đại. Ngài dùng trí đánh lừa Tần Thừa Tướng, trừng trị  hay bỡn cợt đám tham quan ô lại, “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”, cho nên Ngài có nhiều hành động rất kỳ bí mà tức cười, trong chứa đựng nhiều   ý thú cao siêu. 
(Xem Tế Điên Hòa Thượng ở:- http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn0n3n4n31n343tq83a3q3m3237nvn )
*Cũng theo truyền thuyết, lúc Ngài Tế Công ở nơi chùa Tịnh Từ, hôm nọ,chùa bị cháy,cần phải xây dựng lại nên cần rất nhiều cây gỗ làm vật liệu. Ngài bèn một thân một mình khoác cà-sa chèo thuyền đến Tứ Xuyên để tìm cây gỗ. Đến núi Chư , Ngài dùng thần thông chặt hết cây quí lớn, rồi cho thuyền xuôi nước chở về Hàng Châu. Trong khu chùa, có một cái giếng cổ, thông tới ngoài biển. Cây gỗ từ ngoài biển trôi vào trong giếng, Ngài bảo người trong chùa cứ hễ nổi lên cây nào là vớt lên cây đó.  Số cây gỗ nổi lên vô số, nhờ thế mà giải quyết được nhu cầu xây dựng đại điện, phòng nhà của chùa một cách dư thừa.
*Những chuyện Tế Công cứu giúp  người được lưu truyền lại trong “Tế Công Truyện” kể ra rất nhiều. Hầu hết những câu chuyện đó hàm chứa  tính chất đặc thù  cứu người bằng phương pháp điên cuồng. Có người hỏi Ngài:- “Đã giả điên uống rượu tại sao lại còn say ?”. Ngài cười đáp :- [Chúng sanh đã say, nếu ta chưa say, làm sao mà   “trong say độ người” ? ] 
*Có một lần Tế Công ra ngoài du ngoạn, gặp một nhà giàu kia xây nhà lớn, đang chuẩn bị làm lễ thượng lương (gác đòn dông). Chủ nhân thấy Tế Công đi đến, thỉnh Ngài ban cho mấy lời  :chúc tốt lành”. Ngài nói :- [Hôm nay  là ngày thượng lương, nguyện được “thiên khẩu táng” (ngàn người chết), vợ chết trước chồng, con chết trước cha ]. Nói xong Ngài bỏ đi.
Người chủ nghe nói mấy câu  lạ lùng, có vẻ như là “không chết cũng chôn”, nên trong bụng không vui. Khi ấy, có một người thợ già giải thích ý thú câu nói của Ngài như sau :-“Tế Công toàn nói những lời tốt lành đấy thôi. Ba gian nhà nầy bền vững lâu dài  với thời gian, chẳng phải là có ngàn người chết hay sao ? Chúc cho vợ chết trước chồng, nghĩa là muốn chúc cho nhà ông không có “quả phụ” (đàn bà góa). Chúc cho con chết trước cha, nghĩa là chúc cho gia đình dòng họ của ông không lâm vào cảnh tuyệt tự. Như vậy, còn điều lành nào bằng ?”.
*Truyền thuyết cho rằng Tế Công là “Phật Sống hạ phàm”. Lại cũng cho rằng Ngài đã tu đắc đạo cao thâm, thần thông quảng đại, nhưng chưa thành Phật thôi.
Phật sống Tế Công được cả hai tôn giáo Phật và Lão kính ngưỡng, thờ cúng với tính cách thần kỳ.Trong dân gian tin rằng Ngài vô cùng hiển linh, ai có nạn cầu Ngài đều được cứu giúp, nên niềm tin không khi nào lui sụt.
*Tế Công tịch, an táng tại núi Đại Từ ở Hàng Châu. Phía Tây Nam núi nầy có suối Hổ Bào, là dòng suối nổi tiếng thứ ba của Hàng Châu. Tháp của Ngài là tòa Tháp cao hai tầng nằm phía Tây của suối Hổ Bào. Điều đáng nói là, mặc dù Ngài được  xếp vào  hàng La Hán, nhưng không bao giờ thấy ở La Hán Đường cả, mà thờ chỗ khác. Bởi vì, sinh thời Ngài không tuân thủ giới luật, nên không ai dám để tượng Ngài trong đó cả.
*Trong số tượng thờ Ngài, chỉ có tượng thờ ở chùa Tây Viên, Tô Châu, là hết sức “truyền thần” (sắc thái linh hoạt). Tượng Ngài mặc chiếc  y ca-sa rách, tay cầm chiếc quạt cũng rách, gương mặt hết sức sinh động. Tùy theo góc nhìn mà người xem thấy có ba biểu tượng khác nhau như sau:-
-Ở bên trái nhìn thì thấy toàn gương mặt cười, gọi là “Xuân phong mãn diện” (gió xuân đầy mặt).
-Ở bên phải nhìn, thấy  toàn cả gương mặt sầu buồn, gọi là “Sầu my khổ kiểm” (mày sầu má khổ).
-Ở giữa mà nhìn, thấy nửa bên cười, nửa bên khóc, biểu đạt hàm  ý:- “Bán sân bán hỉ” (nửa giận nửa vui); “Khốc tiếu bất đắc” (dỡ khóc dỡ cười); “Đề tiếu giai phi” (chẳng phải khóc cũng chẳng phải cười). Quả đây là một tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo, có một không hai trên thế gian, phản ánh đầy đủ cá tính và biểu trưng độc nhất vô nhị của Ngài Tế Công Phật Sống vậy.
*NHƯỢC  THỦY  dịch
(từ  http://www.fushantang.com) 
*Phụ lục:-
 Tế  Công  Hoạt  Phật  Thánh  Huấn
濟 公 活 佛 聖 訓

一生都是修來的——求什麼 
今日不知明日事——愁什麼 
不禮爹娘禮世尊——敬什麼 
兄弟姐妹皆同氣——爭什麼 
兒孫自有兒孫福——懮什麼 
豈可人無得運時——急什麼 
人世難逢開口笑——苦什麼 
補破遮寒暖即休——擺什麼 
食過三寸成何物——饞什麼 
死後一文帶不去——慳什麼 
前人田地後人收——佔什麼 
得便宜處失便宜——貪什麼 
舉頭三尺有神明——欺什麼 
榮華富貴眼前花——傲什麼 
他家富貴前生定——妒什麼 
前世不修今受苦——怨什麼 
賭博之人無下梢——耍什麼 
治家勤儉勝求人——奢什麼 
冤冤相報幾時休——結什麼 
世事如同局一棋——算什麼 
聰明反被聰明誤——巧什麼 
虛言折盡平生福——謊什麼 
是非到底見分明——辯什麼 
誰能保得常無事——誚什麼 
穴在人心不在山——謀什麼 
欺人是禍饒人福——卜什麼 
壽自護生愛物增——殺什麼
一旦無常萬事休——忙什麼

Tế  Công  Hoạt  Phật  Thánh  Huấn
1./ Nhất sanh  đô thị tu lai đích ——cầu thập ma  
2./Kim nhật bất tri minh nhật sự ——sầu thập ma  
3./Bất lễ  gia nương lễ Thế Tôn ——kính thập ma  
4./Huynh đệ thư muội giai đồng khí ——tranh thập ma  
5./Nhi tôn tự hữu nhi tôn phước —— ưu thập ma  
6./-Khởi khả  nhân vô đắc vận thời ——cấp thập ma  
7./Nhân thế nan  phùng khai khẩu tiếu ——khổ thập ma  
8./Bổ phá già hàn noãn tức hưu ——bãi thập ma  
9./Thực  quá tam thốn thành hà vật ——sàm thập ma  
10./Tử hậu nhất văn đái bất khứ ——kiên thập ma  
11./Tiền nhân điền địa hậu nhân thu ——chiếm thập ma  
12./Đắc tiện nghi xứ thất tiện nghi ——tham thập ma  
13./Cử đầu tam xích hữu thần minh ——khi thập ma  
14./Vinh hoa phú quí  nhãn tiền hoa ——ngạo thập ma  
15./Tha gia phú quí  tiền sinh định ——đố thập ma  
16./Tiền thế bất tu kim thụ khổ ——oán thập ma  
17./Đổ bác chi nhân vô hạ sao  ——sái thập ma  
18./Trị gia cần kiệm thắng cầu nhân ——xa thập ma  
19./Oan oan tương  báo kỷ thời hưu ——kết thập ma  
20./Thế sự như đồng cục nhất kỳ ——toán thập ma  
21./Thông minh phản bị thông minh ngộ ——xảo thập ma  
22./Hư ngôn chiết  tận bình sinh phước ——hoang thập ma  
23./Thị phi đáo để kiến phân  minh ——biện thập ma  
24./-Thuỳ năng bảo đắc thường vô sự ——tiễu thập ma  
25./Huyệt tại nhân tâm bất tại sơn ——mưu thập ma  
26./Khi nhân thị hoạ nhiêu nhân phước ——bốc thập ma  
27./Thọ tự hộ sanh  ái vật tăng ——sát thập ma 
28./Nhất đán vô thường vạn sự hưu ——mang thập ma
Giáo Huấn của Đức Phật Sống Tế Công
1./Cuộc đời là do có tu hay không mà (việc tốt hay xấu) đến- Cầu xin làm gì
2./Hôm nay không biết việc ngày mai - Lo âu làm gì
3./Không lễ  bái (cung kính) cha mẹ mà chỉ lễ Phật - Tôn kính làm gì
4./ Anh chị em đều là cùng khí huyết - Tranh giành nhau làm gì
5./Con cháu có phúc của riêng chúng nó - (Quá) Lo lắng (cho chúng nó)làm gì
6./Há có ai mà không gặp được thời vận của mình - Nôn nóng làm gì.
7./Ở đời khó gặp được lúc mở miệng  cười - Đau khổ làm gì. 
8./Sửa chỗ hỏng, che chỗ lạnh, đủ ấm thì thôi - Bày vẽ (đòi hỏi) làm gì.
9./(Thức ăn) Trôi qua hơn ba phân (chỉ cổ họng)   thành ra vật gì - Tham ăn làm gì
10./Chết rồi một đồng cũng không mang theo được – Keo kiệt làm gì
11./Ruộng đất của người trước rồi sẽ bị kẻ sau nắm giữ - Chiếm đoạt làm gì
12./Có thuận cảnh rồi  thì cũng mất thuận đi  - Tham luyến (tiếc nuối) làm gì. 
13./Ngẩng đầu (trên cao) ba thước  có thần linh – Khinh khi (ai đó) làm gì
14./Vinh hoa phú quý như là hoa đốm trước mắt  - Kiêu ngạo làm gì.
15./Nhà người ta giàu có là do kiếp trước tạo ra - Ganh ghét làm gì
16./Kiếp trước không tu kiếp này phải chịu khổ - Oán trách làm gì
17./Người đánh bạc không có lối thoát – Ham theo nó  làm gì
18./Làm cho  nhà mình cần kiệm hơn là đi cầu người ngoài- Xa xỉ làm gì
19./Oán thù báo trả lẫn nhau biết đến lúc nào ngừng - Kết oán làm gì
20./Việc đời như tình thế của  một ván cờ - Tính toán (viễn vông )làm gì
21./Thông minh (gạt người) sẽ bị kẻ thông minh khác gạt lại- Thủ đoạn làm gì
22./Lời nói lừa dối  tiêu huỷ hết phúc đức cả đời - Nói (lừa dối) làm gì
23./Chuyện thị phi cuối cùng sẽ sáng tỏ - Phân biện (thanh minh ) làm gì
24./Ai hay gìn giữ ( đạo lý) thường được vô sự - Trách móc làm gì
25./Huyệt địa (long mạch) ở trong tâm (lành) của mình, không ở trên núi – Mưu cầu  làm gì
26./Lấn lướt người  là hoạ, tha thứ người là phúc - Xem bói (để biết trước) làm gì
27./Một khi vô thường đến thì muôn việc đều bỏ hết  - Vui mừng (bám chặt) làm gì.
*Nhược Thủy  dịch
(từ http://tieba.baidu.com/f?kz=321912203)

51.THẤT   NƯƠNG   MỤ
七 娘 媽

  相傳七娘娘是天帝的第七掌珠,尊稱為「七娘媽」、「七星娘娘」。
  七娘媽是兒童的保護神,特別是女孩子。
  農業社會時代因為勞力的需要,一般家庭都養育許多子女,為了讓每個子女都平安長大,許多父母將子女送給七娘媽或靖姑娘媽、佛祖等神作契子,祈求神明保佑孩子「好搖飼」。凡給七娘媽作契子的孩童,在七夕黃昏須在門口設供桌準備雞油飯、胭脂水粉、鮮花、刈金、婆姐衣等祭品,並以銅錢繫上紅絲線掛在孩童頸部,稱為「掛誌」,此後每年七夕都須拜七娘媽並更換紅絲綿以示「換誌」,直到十六歲「脫誌」、「出花園」為止。
  民間俗信,十六歲以下的兒童都受到七娘媽的護佑,所以嬰兒出生滿週歲前,即由母親或祖母抱到寺廟去祈願,並用古幣、鎖牌、銀牌,串上紅絨線為絭,繫在頸上,直到滿十六歲時才在那年的七月初七拿下。
  七娘媽的信仰,在閩南及客家兩個方言群中又有著不同的傳說。
  閩南的傳說中織女的姐姐們由於同情牛、女兩人被王母娘娘拆散,便暗中保佑那兩個孩子,使他們平安健康的長大。由此才發展出七娘媽是兒童保護神的說法。為人父母者,為了能讓神保佑其子女,就把子女送給七娘媽為義子或義女,稱為「拜契」。
  客家人也有「拜契」的習俗,但是原因截然不同:相傳七星娘娘有七位,自從織女離開後,只剩下六星在一起,由於沒有固定祭祀的廟,所以在神格上屬於「閒神」,平時下凡來遊遊閒閒。相傳七星娘會抓人小孩,因此八字低的就給她作契子,以保平安。客家人祭祀七星娘時也不用「七娘媽亭」,而是一張印就的「七星娘圖」,以香爐壓住。為子女求七星娘絭的父母須手持杯茭,口唸:「紅(白)花枝某姓某名,身體欠安,容易驚嚇,現在要作妳的契子,帶妳的絭,以後若有遇到,就不要隨便摸他,如蒙允許,請賜一杯茭」。直至七星娘允許「聖杯」為止。
  民間信仰七娘媽者,皆於七夕此日黃昏供祭。供品有軟粿、圓仔花、雞冠花、茉莉花、樹蘭、胭脂、白粉、雞酒油飯、牲禮、圓鏡。必不可少的還有一座紙紮的七娘媽亭,家有剛滿十六歲者,特供粽類、麵線。祭後,燒金紙、經衣、並將七娘媽亭焚燒,無法焚盡的竹骨架丟至屋頂,此稱「出婆姐間」(婆姐,傳即臨水宮夫人女婢),表示該孩童已成年。胭脂、白粉一半丟至屋頂,一半留下自用,據稱可使容貌與織女一樣美麗。
  祈願時一般都會宣誓:「子女如果能順利長大,等到子女年滿十六歲成年時,我一定以豬、羊等為供品祭拜,或演戲娛神,或捐款給慈善事業。」等到子女十六歲成年時,就要在七月初七這天還願,從此才算脫離七娘媽的保護,稱為「脫絭」。
  家中有十六歲的子女則要做「十六歲」的儀式,由雙親捧著七娘媽亭(又稱七星亭),立於神案前,年滿十六歲的子女由亭下匍蔔穿過,男孩起身後須往左繞三圈,稱「出鳥母宮」,女孩則往右繞三圈,表示「出婆媽」,如此便表示孩子在七娘媽的佑護下,已經長大成人。然後再將七娘媽亭投入火中,奉獻給七娘媽。
  有些人的外婆家在做十六歲的儀式時還準備衣服、手錶、項鍊、腳踏車等物品,為其男女外孫做十六歲。過去的中上人家在祭拜完七娘媽後,還要設席宴請親友,大事慶祝一番。
  此外,七娘媽還能授予子女給無子女的家庭,有子女的則能治子女的病。有許多母親還讓孩子認七娘媽為乾媽,以保祐孩子平安長大。
  七娘媽亭是以竹片、和紙糊成,有一層、二層、也有三層,通常與金紙、經衣一併焚燒供獻,此稱「出婆姐間」,表示子女成年。

  農曆七月初七為七娘媽生辰。

 THẤT   NƯƠNG   MỤ
*Tương truyền  Thất Nương Nương  là vị giữ châu báu thứ bảy của Ngọc Hoàng Thượng Đế , được tôn xưng là Thất Nương Mụ  hay Thất Tinh Nương Nương  .
Thất Nương Mụ là vị Thần Bảo Hộ cho  các  trẻ nhi đồng , đặc biệt là các bé gái.
*Trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, lực  lượng lao động là thành phần quan trọng , nên mỗi gia đình đều muốn có nhiều con cái để có đủ sức lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất. Mà muốn con cái khỏe mạnh trưởng thành thì phải cần có vị Thần Bảo Hộ. Thất Nương Mụ hay Tĩnh Cô Nương Mụ là đối tượng được đại đa số bậc làm cha mẹ nương tựa vào để “ký bán” con cái  cầu cho bình an mau lớn. Lễ ký bán ấy gọi là “Hảo Dao Tự” (cho rợ Dao nuôi). Thường lễ nầy được tổ chức vào chiều ngày “Thất Tịch” (mùng bảy tháng bảy). Sắp đặt một bàn tiệc trước sân, gồm có :- gà luộc, giò heo hầm, hoa quả, giấy tiền vàng bạc đại, giấy áo đàn bà, cơm canh …Cúng vái rõ tên cha mẹ , tên đứa nhỏ nay ký bán cho Thất Nương Mụ , nhờ bảo bọc phù hộ được bính an mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn v.v…Kế đó, lấy sợi chỉ đỏ xỏ một “đồng tiền xu cổ”  đeo vào cổ đứa bé. Lần  đầu gọi là “Quải chí” (đeo khế ước). Về sau, cứ mỗi năm cúng và đổi sợi dây đỏ mới, gọi là “Hoán chí” (đổi khế ước). Đến năm đủ mười sáu tuổi, gọi là “Thoát chí” (hết khế ước) hay “Xuất hoa viên” (ra vườn hoa) thì thôi.
*Một cách làm khác, phong tục dân gian tin rằng, trẻ con dưới mười sáu tuổi thuộc về sự bảo hộ của Thất Nương Mụ . Cho nên khi sanh con ra, đến ngày thôi nôi (tròn một tuổi) cha mẹ hoặc Ông Bà phải ẳm nó đến Miếu cúng vái, rồi dùng đồng tiền xưa, dây chuyền bạc đeo vào cổ để cầu bình an cho trẻ. Đến năm 16 tuổi, ngày mùng bảy tháng bảy, đến cúng tạ rồi thôi.
*Có hai truyền thuyết về Thất Nương Mụ , một ở vùng Mân Nam và một ở các địa phương khác.
*Ở Mân Nam, người ta tin rằng, sau khi Chức Nữ và Ngưu lang bị  Vương Mẫu Nương Nương  phạt, đày hai người ở hai nơi … thì “Các Bà Chị” của Chức Nữ âm thầm gia hộ bảo vệ cho con của hai người được mạnh giỏi cho đến lớn. Từ đó phát xuất ra quan niệm Thất Nương Mụ là Thần Bảo Hộ của nhi đồng. Các cha mẹ khi đem ký bán con mình cho Thất Nương Mụ , thì nhận Ngài làm Mẹ nuôi, nên đứa bé trở thành “con trai nuôi” hay “con gái nuôi” của Thất Nương Mụ . Lễ đó gọi là “Bái Khế” (làm hợp đồng khế ước).
*Ở một số nơi  cũng có làm lễ “Bái Khế” nầy, nhưng tin vào nguồn gốc khác. Tương truyền, Thất Tinh Nương Nương  có bảy vị, sau khi Chức Nữ đi rồi thì chỉ còn lại sáu người. Vì không có Tự Miếu cúng tế cố định, chỉ khấn vái chung chung, nên gọi những vị nầy là “Nhàn Thần” (Thần rảnh rỗi đi trong nhân gian). Dân gian tin rằng, Thất Nương Mụ hay quở phạt bắt bớ mấy đứa trẻ, nên khi cúng vái phải nói rõ đầy đủ “ bát tự ” (tám chữ năm tháng ngày giờ sanh. Ví dụ:- năm Giáp Tí tháng Ất Sửu ngày Bính Dần giờ Đinh Mão) cho Thất Nương Mụ ghi nhận mà bảo hộ.Ngày cúng, dùng một tờ giấy có vẽ hình bảy vị Nương Nương  (gọi là Thất Tinh Nương Đồ) mặt sau ghi bát tự của trẻ, xếp lại để dưới lư hương của mâm cúng tế, rồi khấn:-
“Hôm nay ngày…tên cha mẹ…tên đứa trẻ
52. SÀNG  MỤ .
床媽

  床母就是「床神」,又稱「公婆母」,在做母親的心中是兒女的守護神。
  傳說古代有一姓郭的書生,在赴京參加考試途中,遇到一位賣扇的姑娘,並和她墜入情網,發生了關係,沒想到郭書生卻生病而死亡。賣扇的姑娘為了怕別人知道,於是就將他的屍體埋在自己床下。後來賣扇的姑娘懷了郭書生的孕,並產下一子。她為了告慰郭書生的靈魂,就經常用酒菜在床上祭拜。人們問她是何道理,她回答說拜床母可以使孩子快快長大,從此就留下拜床母的習俗。其他人有樣學樣,漸漸就流傳開了。
  以上只是一則傳說,床母是床之神,祭祀床神是根源於古人自然崇拜中的庶物崇拜(窗、灶、井、門等)。人的一生中,有三分之一的時間是在床上渡過的,與人關係如此親蜜的床神,受人祭拜也十分必然。尤其是不會走動的嬰兒,睡眠時間長,與床的關係更為密切,所以民間乃以床母為兒童的保護神。
  閩南與台灣人則把十六歲以內的小孩稱為「花園內」,認為從嬰兒出生起,一直到十五歲,都有一位稱床母的兒童神,住在寢室裡保護兒童。因此,嬰兒出生後第三天就要上供祭拜床母,以後每遇到孩子生病時也要祭拜床母祈求保護。此外,每年農曆正月十五也要祭拜床母,保佑孩童今年平平安安。有些人在清明、端午、中元、重陽等節日也會祭拜床母。
  據說,小孩白天是受到註生娘娘的照顧,夜晚則是床母擔任保護工作。孩童的胎記就是「床母作記號」以利辨識。實際上人們相信祭拜小孩生活中的要地「床鋪」可以使其快快平安長大。另外長輩也說到,小孩睡覺時常會有微笑,或奇怪的表情是床母在教導小孩,所以不要吵醒她,以免打擾其學習。祭祀床母供奉雞酒、油飯、七張刈金和婆姐衣。祭品須在床舖正中央,如此孩子才會睡得安穩。祭拜時不用筷子,在上香時祝禱說:「日間好精神夜間好覺睡」,之後立刻焚燒刈金、婆姐衣,並收拾供品,因為民間傳說床母必須全心照顧小孩,不能花費太多時間享用祭品。也有說拜好不要太晚撤供,不然小孩容易有拖拖拉拉的習性。還有說祭拜床母時不可拜酒,否則床母會酒醉睡著疏於照顧小朋友。
  床母一般沒有塑像和畫像,有時在床頭擺上一只插著焚香的粗瓷碗,就代表床母的神位了。祭拜床母的時間大致上為小孩出生至十六歲,出生三天每逢初一十五、清明、端午、中元及重陽節皆可祭拜床母。
拜祭床母:
意思是把子女順利撫養長大。
當日下午六時左右,將供品置於床上16歲以內孩童的床上。
供品:雞酒油飯及雞腿各一碗、花生一盤、茶、酒。
上供品;
點燭火;
神前獻茶、酒;
焚香三柱迎神;
香燒至五分之一時,雙手捧持金紙拜供床母;
燒金十二張及床母衣;
收拾供品,禮成。

一般拜祭床母,不供奉魚;獻酒僅需獻酒一次即可。
SÀNG   MỤ
*Sàng Mẫu chính là “Thần Giường nằm” , còn gọi là “Công Bà Mẫu”, trong tâm của người Mẹ thì đây là vị thần thủ hộ (gìn giữ giúp đỡ) cho con cái trong nhà.
*Tương truyền vào thời xa xưa, có một người học trò họ Quách, khi đi lên kinh đô để dự thi, gặp một cô gái bán quạt. Hai người yêu nhau và cùng nhau chung sống. Thời gian sau, chẳng may anh chàng họ Quách nầy bị bạo bệnh mất đi, cô gái bán quạt sợ người ngoài biết được làm khó dễ, nên âm thầm chôn xác chàng Quách ngay dưới giường ngủ của mình. Lúc đó, cô gái đã có thai với họ Quách, sau sanh ra một đứa con trai. Cô làm lễ báo cáo cho cháng Quách biết, đặt phẩm vật cúng ngay tại trên giường nằm. Người ngoài thấy lạ, ướm hỏi thì cô đáp :- “Tôi cúng tế cho [Sàng Mẫu] để cầu cho con tôi được mạnh khỏe mau lớn.”.
Từ đó , người ngoài thấy hay nên cũng bắt chước làm theo, dần dần trở thành tập quán của đa số.
*Trên đây chỉ là câu chuyện truyền thuyết, thật ra, cúng tế Sàng Mẫu là phong tục từ xưa của con người phát sinh do “tín ngưỡng đồ vật” tạo ra. Ta thấy, có rất nhiều đồ vật trong nhà cũng được cúng bái như :- cửa  nẻo, bếp, giếng v.v…
Như vậy, xét lại con người chúng ta trong một đời, thời gian nằm ở giường chiếm ít nhất là một phần ba cuộc sống, thần giường trở thành thân thiết với con người, nên việc cúng bái Sàng Thần là lẽ tất nhiên mà thôi. Hơn nữa, sự trưởng thành của đứa trẻ cũng là nhờ vào phần lớn thời gian ngủ tại giường, nên gắn bó mật thiết với  giường , cho nên các bà Mẹ lấy Sàng Mẫu làm vị thần Bảo Hộ cho con cái là đúng thôi. 
*Người ở Mân Nam và Đài Loan có tập quán gọi những đứa trẻ dưới 16 tuổi là “Hoa Viên Nội” (trong vườn hoa). Từ lúc mới sanh ra cho đến 15 tuổi , luôn luôn được vị thần của nhi đồng là Sàng Mẫu phù hộ cho chúng được khỏe mạnh. Cho nên, khi đứa bé sanh ra được ba ngày, người ta phải tổ chức lễ cúng Sàng Mẫu để về sau, mỗi khi đứa bé bị bệnh, thì vái van Sàng Mẫu phù hộ độ trì cho nó lành mạnh hết bệnh. Rồi hàng năm, vào ngày rằm tháng giêng cũng phải cúng bái Sàng Mẫu, van vái cho nó được bình yên manh giỏi suốt năm. Có nhà còn cúng  Sàng Mẫu vào cả những ngày Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trung Nguyên, Trùng Cửu … nữa. 
*Truyền thuyết nói rằng, trẻ con thì ban ngày được bà Chú Sanh Nương Nương quản lí dạy dỗ, còn ban đêm thì thuộc về Sàng Mẫu chăm sóc. Khi còn trong bào thai, đứa trẻ ấy đã được “Sàng Mẫu đánh dấu hiệu” để dễ phân biệt sau nầy. Có người còn cúng bái thần “Sàng Phô” (thần chiếu trải giường) để cầu cho con được mạnh giỏi cho đến lớn. Một số ông già bà cả dạy rằng :- “Trẻ con lúc ngủ thường hay tự cười tự khóc, đó là do Sàng Mẫu đang dạy cho nó, lúc đó đừng có đánh thức nó dậy, khỏi quấy rầy việc học tập của nó.”
*Cúng Sàng Mẫu có những phẩm vật sau :-
-hoa quả,trà rượu,  gà luộc tréo cánh, cơm chiên, mười hai  xấp giấy vàng bạc đại, mười hai xấp giấy áo Bà Thư, đậu phọng nấu còn vỏ.
Phẩm vật cúng đặt ngay chính giữa giường, như vậy đứa bé mới ngủ yên không giựt mình. Nhớ là lúc cúng không dùng đũa, khấn nguyện tên họ ngày giờ sanh, chỗ ở …và ý chính là  :- “Ban ngày được phấn chấn tỉnh táo, ban đêm được ngủ ngon giấc”. Vái  xong, đốt giấy tiền vàng bạc và giấy áo Bà Thư liền, rồi dọn dẹp thức cúng ngay không chờ lâu. Ông bà xưa nói rằng Sàng Mẫu còn bận lo lắng cho đứa bé, đâu có thời gian nhiều để hưởng thụ lâu. Có thuyết thì nói rằng, nếu để lâu thì sau nầy đứa trẻ sẽ có tánh chậm chạp rề rề không hay. Lại có thuyết nói, cúng Sàng Mẫu thì đừng cúng rượu, sợ Bà uống say ngủ quên không chăm sóc cho bé được.
* Sàng Mẫu thì không có hình tượng nên khi cúng chỉ cần để trước mâm đồ cúng một cái “Tô kiểu lớn” tượng trưng cho Sàng Mẫu là được. Thời hạn cúng bái Sàng Mẫu diễn ra tứ lần cúng sau khi sanh ba ngày, hàng năm đến ngày rằm tháng giêng, Thanh Minh, Trung Nguyên, Trùng Cửu (mùng chín tháng chín) đều phải cúng bái Sàng Mẫu cho đến năm 16 tuổi mới ngưng.
*Tóm tắt lễ cúng bái Sàng Mẫu như sau :-
-Mục đích:- để cầu cho con trẻ từ khi sanh đến năm 16 tuổi được mạnh khỏe, ít bệnh, mau lớn.
-Thời  điểm cúng :- lúc sáu giờ chiều của ngày cúng.
-Phẩm vật cúng :- hương đăng hoa trà quả,rượu trắng,  con gà luộc (hoặc một cặp đùi gà thay thế), cơm chiên, một mâm đậu phọng nấu còn nguyên vỏ.
-Bày đồ cúng ngay chính giữa giường đứa bé nằm.
-Đốt đèn nhang, rót rượu (một lần thôi, không châm thêm)
-Khấn vái tên tuổi (ngày giờ sanh) đứa bé v.v…xin Sàng Mẫu phù hộ …
-Khi nhang cháy đến phân nửa, hai tay bưng lư hương lên xá ba xá (để cúng Sàng Mẫu)
-Đốt giấy tiền vàng bạc và giấy áo (mỗi thứ 12 xấp)
-Dọn dẹp đồ cúng
-Lễ xong.
*Ghi chú quan trọng:- không được cúng “Cá” (sợ con lêu lỏng), không châm rượu hai lần (sợ Sàng Mẫu say, bỏ bê đứa trẻ).
*Nhược  Thủy  dịch
(từ http://www.fushantang.com)

53. THÁI  DƯƠNG  TINH  QUÂN.
太陽星君

太陽星君或稱太陽菩薩,是人類最早信奉的自然神之一,古時中國即有祭日的儀式,堯帝定春分、秋分為朝日與餞日的重要日子,而後歷朝典制更將祭日視為國家大事。
        在〈老子歷藏中經〉中,曾記載太陽星君的姓名為張表,一說太陽星君姓孫名開,與太陰星君唐末在天地初開之時,陰陽相混,雙雙隱居於咸池,以致日月不照,晝夜不分,世尊專程趕至咸池,念動八字真經,將日月強制分開,各按方位升降,萬物始生。
        而關於太陽的神話除了后羿射日的傳說外,另有一則鄉野閒談:相傳太陽本有兄弟九人,每日當空照耀,使得萬物奄奄一息,這種情形看在風火雷三神的眼裡,實在是又怒又急,於是前往勸諫,誰知九兄弟不但不接受眾神的請求,反而變本加厲,雷神大怒,以閃電轟落八日,僅存的一個太陽,躲在豬母菜中而逃過一劫。劫後餘生的太陽重回天上,為報答豬母菜救命之恩,就讓此菜在炎夏時,仍能茂盛生長,不受曬日之苦。
  
太陽出現,「太陽宮」位於東天第十層天之東方,乃  太陽帝君之所居。宮殿均以耐火銅磚築成。四週有不計其數,高五丈之赤色欄杆,圍成一圓型,範圍有千丈方圓,每支欄杆頂端崁有一吐焰之「火球」,照耀太陽宮四週,一片火紅。內中並有「火蓮」等仙草也。
    府第正門上,懸一匾,上書:「太陽宮」三字。兩邊亦有對聯曰:
    掌人魂魄,宇宙咸沾赫烈。
    煉道精靈,洪荒亦仰慈熙。
  太陽帝君乃陽剛之神,司日之運行,掌火焰之輕重,日由東升,再由西墜,光熙普照大地,施恩萬民,凡世人代代祭祀之故也。
  東天各層天,均有天仙之所居,府第林立天上,難以枚舉,但畢竟天界與凡界迥異,俗塵繁華粗俗,天界均是幽雅悠閑,逍遙極樂之天堂也。
  總之,凡世之人,如能了悟,有善覺,多行善、多積德、造功立果、借假修真,即天堂有路,先居有位。若一味作惡,不修德者,終墜地獄,就難睹天界之風光也。
  然則,今日科學昌明,太空人可上月球、星球,但,其目睹者,不過亦「空空如也」,何有如是天堂之風光乎!須知天界之風光,豈凡眼所能及乎!如無善德,不修真凝固其先天之靈,豈能隨便凡人俗子可見也。
    天界乃一幻境,無德無緣者難得一睹也。為何天界之高真均是中國漢人,而無外國之人耶?蓋因中土文化與開國,遠在五千年前,故,文化早,善覺早萌,人人之修道德,養氣靈光,故能升天堂為聖、為賢,而主掌諸天;外國之文化與開國,不過二千餘年,雖有不少成道者,但,均是後輩而已,豈能一躍超乎數千年成道者之上乎!此乃「中土難生,人身難得」之謂也。
太陽星君簡歷
太陽星君姓離。名明。是玉子之朋友。玉子學道成功後。太陽子則拜其為師。恭敬侍奉。不敢懈怠。玉子非常器重太陽子。太陽子喜歡飲酒。每飲必醉。太陽子長於陰陽五行之道。雖然頭髮全白。但皮膚卻細潤光滑。滿面紅光。太陽子因其對陰陽學特有知識。所以救人無數。濟世行誼之功為世人所不能或忘。人稱太陽子。修成仙道後。人稱之為太陽星君。 
THÁI DƯƠNG TINH QUÂN

*Thái Dương Tinh Quân hay còn xưng là Thái Dương Bồ Tát, là một trong những vị Thần được loài người tín ngưỡng thờ phụng sớm nhất.
Ngày xưa, ở Trung Quốc đã có hẵn một nghi thức “Tế Mặt Trời”. Thời Nghiêu Thuấn cũng đã biết lưu ý về giờ mọc lặn khác nhau mỗi mùa, lấy hai mốc quan trọng là Xuân Phân và Thu Phân để định tiết. Về sau, nhiều triều đại kế tiếp đã đưa việc cúng tế Mặt Trời vào sách cúng tế chính thức của triều đình, xem đó là một công việc quan trọng.
*Trong sách “Lão Tử Lịch Tạng Trung Kinh” đã từng viết, Thái Dương Tinh Quân có tên là Trương Biểu. Một thuyết khác thì nói Thái Dương Tinh Quân họ Tôn tên Khai, cùng với Thái Âm Tinh Quân  đã có từ lúc trời đất hỗn độn, âm dương chưa phân, hai vị ẩn cư trong ao Hàm Trì, nên không có mặt trời mặt trăng chiếu sáng. Thế Tôn đã đến ao Hàm Trì , niệm chú Bát Tự Chân Kinh , bắt buộc nhật nguyệt phân chia ra ngày đêm, trình tự mọc lặn, làm cho vạn vật được sinh ra.
*Liên quan đến các truyền thuyết về mặt trời, ngoài câu chuyện Hậu Nghệ bắn rụng chín mặt trời ra, trong dân gian còn truyền tụng câu chuyện  sau :-
“Nguyên Thái Dương có tất cả chín anh em, tất cả đều tranh  nhau chiếu sáng mỗi ngày, khiến cho mọi vật quá nóng bức không chịu đựng nổi. Việc nầy truyền đến tai ba vị thần : Phong, Hỏa, Lôi, khiến ba vị nổi giận. Liền đến khuyên can anh em nên chia ra mỗi người làm một ngày cho muôn vật nhờ, nhưng chín anh em chẳng những không nghe theo mà còn tăng thêm sức hại . Lôi Thần nổi giận, dùng sét đánh chết tám người, chỉ còn  lại một , nhờ trốn trong đám “Trư Mẫu Thái” (rau heo mẹ) nên thoát chết. Do đó, sau nầy Thái Dương nhớ ơn cứu tử, nên không xúc phạm đến Trư Mẫu Thái, khiến cho loại rau nầy vào mùa hè nắng gắt mà vẫn xanh tươi không héo úa, phát triển càng nhiều.
*Thái Dương xuất hiện :-
Cung Thái Dương ở về hướng Đông của tầng trời thứ mười, là nơi ở của Thái Dương Đế Quân. Cung điện đều làm bằng những vật liệu “chịu lửa” (nại hỏa) . Bốn bên không thể tính đếm đo lường được, có lan can màu đỏ cao năm trượng  bao thành hình tròn, bên trong là  Thiên Trượng hình vuông. Mỗi nhánh lan can trên đỉnh có gắn một “hỏa cầu” (trái cầu lửa) chiếu ánh sáng rực rỡ xung quanh  Thái Dương Cung, thành một khối lửa đỏ. Trong cung, có “Hỏa Liên” (hoa sen lửa) và các loại “Tiên Thảo” (cỏ tiên) khác. 
*Ở chính môn của phủ đệ, có treo tấm biển đề ba chữ cực lớn : “Thái Dương Cung”, hai bên có hai câu đối :-    “Chưởng nhân hồn phách , vũ trụ hàm triêm hách liệt . 
    Luyện đạo tinh linh , hồng hoang diệc ngưỡng  từ hi  .”
*Dịch:-
“Nắm giữ hồn phách con người, cả vũ trụ đều thấm nhuần ơn chiếu rọi hiển hách,
Luyện đạo đạt đến chỗ tối linh, từ thuở hồng hoang đã ngưỡng mộ đức sáng lòng từ”
*Thần Thái Dương thuộc về thần “dương cương” (khí dương cứng rắn), điều khiển sự vận hành của mặt trời, quản lí sự nặng nhẹ của núi lửa. Mặt trời từ hướng Đông mà lên, rồi chìm về hướng Tây. Ánh sáng soi rọi khắp sơn hà đại địa, ra ơn cho muôn dân, là nguyên nhân của việc cúng tế “hết sức lớn” của loài người vậy.
*Các tầng trời của Đông Thiên đều có các vị Tiên ở, phủ đệ ở trên trời nhiều không kể xiết. Có điều, thiên giới khác với phàm giới rất xa. Cõi tục thì phồn hoa thô tháo, cảnh tiên thì  u nhã  du nhàn, là chốn thiên đường tiêu dao cực lạc .
*Tóm lại, nếu thế nhân biết tích đức hành thiện cho thật nhiều, công quả lớn lao, lại gặp bậc cao minh chỉ giáo tỉnh giác  tu hành tốt, thì chắc chắn có nẽo đến thiên đường, có ngôi nơi Tiên Cung vậy. Nhược bằng, cứ mê muội làm ác không tu nhân bồi đức, thì nhất định phải sa vào địa ngục, bao giờ mới biết được cảnh đẹp đẽ của trời cao ?
*Có điều, ngày nay khoa học tiến bộ, cho rằng mặt trời, mặt trăng, đến các tinh cầu khác đều lơ lửng trong không gian vũ trụ, nào thấy có thiên đường tiên cảnh gì  đâu ! Nhưng nên biết là, cảnh đẹp cõi trời nầy không thể dùng phàm nhãn mà trông thấy được. Phải là những người đủ phước duyên, gắng sức tu chân, đạt đến “Tiên Thiên chi linh” (tính linh diệu của khí tiên thiên) mới nhận ra, đâu thể dùng cặp mắt phàm tục mà mong thấy nó .
*Thiên giới  là một “cảnh ảo” (phi vật chất), nên  những người vô đức vô duyên làm sao có thể cảm nhận nó. Nhưng tại sao , những vị Chân Quân Cao cấp hầu hết là người Hán mà không thấy có người nước khác ? Điều đó bởi vì, Trung Quốc là một nước sớm có nền văn hóa tinh thần tốt từ hơn năm ngàn năm trước, nhân dân biết đạo đức, tu thiện tích đức lâu dài ; lại có pháp tu “dưỡng khí linh quang” nên việc nhiều vị thăng thiên đường làm Thánh , làm Hiền, chủ quản các cung trời là lẽ đương nhiên thôi. Trải qua hai ngàn năm nay, số lượng người chứng thánh cũng đâu phải ít. Chúng ta là những kẻ hậu sinh, lại không chịu nghe và thực hành theo lời dạy của các bậc tiền bối, làm sao đòi vượt qua số vị đã thành đạo nói trên cho được ? Cho nên nói :-
“Trung thổ nan sinh—Nhân thân nan đắc” (khó được sanh ra ở Trung Hoa, thân người khó được) là vậy.
*Có một thuyết khác nói rằng :- “Thái Dương Tinh Quân  họ  Li (không phải Lí) tên Minh, là bạn của Ngọc Tử. Khi Ngọc Tử học đạo thành công, Li Minh liền bái Ngọc Tử làm thầy. Lúc nào cũng cung kính, không dám lười mỏi, nên Ngọc Tử rất trọng quí , gọi là Thái Dương Tử. Thái Dương rất thích uống rượu, mỗi khi uống đếu đến lúc say mới chịu. Thái Dương Tử lớn lên trong đạo âm dương ngũ hành, tuổi già tóc bạc trắng mà da dẻ vẫn còn tươi nhuận. Mặt Ngài có ánh sáng đỏ. Nhờ nắm vững học thuyết âm dương mà Thái Dương Tử cứu nhân độ thế vô số, không có ai trên thế gian nầy bì kịp. Sau tu tiên đắc đạo, xưng là Thái Dương Tinh Quân.
*Ngày vía của Thái Dương Tinh Quân là ngày mùng một tháng hai âm lịch.


*NHƯỢC   THỦY   dịch 
(từ  http://www.suntemple.org.tw/new_page_16.htm)
*Xin xem phần Phụ Lục :- Thái Dương Tinh Quân Thánh Kinh và Thái Âm Tinh Quân Thánh Kinh"
*PHỤ  LỤC
 Thái Dương Kinh (phiên âm)
Thái Âm Kinh (phiên âm)
Thái Dương Tinh Quân Thánh Kinh
太陽星君寶誥 
志心皈命禮 (三稱) 
洞陽至聖﹐炎明上真﹐主南極之陽。關﹐掌人身之魂魄﹐光輝盛大﹐行為萬象之尊功德高明﹐主世照眾生之命﹐昭回天地神光晝夜巡行﹐樞紐陰陽﹐炎魄威施赫烈﹐凡蒙光照﹐實賴生成﹐大悲大願﹐大聖大慈﹐日宮太陽恩光普照大天尊。
 太陽星君聖經
 (朝日早晨誦念七遍有求必應) 

太陽明明珠光佛﹐四大神明正乾坤﹐太陽日出滿天紅﹐ 
曉夜行來不住停﹐行得快來催人老﹐行得遲來不留停﹐ 
家家門前都走過﹐倒惹諸人叫小名﹐惱得二人歸山去﹐ 
餓死黎民苦眾生﹐天上無我無晝夜﹐地下無我少收成﹐ 
個個神明有人敬﹐那個敬我太陽星﹐太陽冬月十九生﹐ 
家家念佛點紅燈﹐有人傳我太陽經﹐闔家老幼免災星﹐ 
無人傳我太陽經﹐眼前就是地獄門﹐太陽明明珠光佛﹐ 
傳與善男信女人﹐每日朝朝念七遍﹐永世不入地獄門﹐ 
臨終之時生淨土﹐九泉七祖盡超昇﹐

THÁI DƯƠNG TINH QUÂN BẢO CÁO.
*Chí tâm qui mệnh lễ  (tam xưng  ) 
Đỗng dương chí thánh ﹐viêm minh thượng  chân ﹐chủ Nam cực chi dương quan ﹐chưởng nhân thân chi hồn phách ﹐quang huy thịnh đại ﹐hành vi vạn tượng chi tôn công đức cao minh ﹐chủ thế chiếu chúng sanh  chi mệnh ﹐chiêu  hồi thiên địa thần quang trú dạ tuần hành ﹐khu nữu âm dương ﹐viêm phách uy thi hách liệt ﹐phàm mông quang chiếu ﹐thực lại sinh thành ﹐Đại bi đại nguyện ﹐Đại thánh đại từ ﹐Nhật Cung Thái Dương Ân Quang Phổ Chiếu Đại Thiên Tôn .  
Thái Dương Tinh Quân Thánh Kinh
 (triêu  nhật tảo thần tụng niệm thất biến hữu cầu tất ứng ) 
Thái Dương minh minh châu quang Phật ﹐tứ đại thần minh chính càn  khôn ﹐thái dương nhật xuất mãn thiên hồng ﹐ 
Hiểu dạ hành lai bất trụ  đình ﹐hành đắc khoái lai thôi nhân lão ﹐hành đắc trì lai bất lưu đình ﹐ 
Gia gia môn tiền đô tẩu quá ﹐đảo nhạ chư nhân khiếu tiểu danh ﹐não đắc nhị nhân qui  sơn khứ ﹐ 
Ngạ  tử lê dân khổ chúng sinh ﹐thiên thượng  vô ngã vô trú dạ ﹐địa hạ vô ngã thiểu  thu thành ﹐ 
Cá cá thần minh hữu nhân kính ﹐na  cá kính ngã Thái Dương Tinh ﹐thái dương đông nguyệt thập cửu sinh ﹐ 
Gia gia niệm Phật điểm hồng đăng ﹐hữu nhân truyền  ngã Thái Dương Kinh ﹐hạp gia lão ấu miễn tai tinh ﹐ 
Vô nhân truyền  ngã Thái Dương Kinh ﹐nhãn tiền tựu thị địa ngục môn ﹐thái dương minh minh châu quang Phật ﹐ 
Truyền  dữ thiện nam tín nữ nhân ﹐mỗi nhật triêu   triêu  niệm thất biến ﹐vĩnh thế bất nhập địa ngục môn ﹐ 
Lâm chung chi thời sanh  tịnh thổ (độ) ﹐cửu tuyền Thất Tổ tận siêu thăng ﹐

Thái Âm Tinh Quân Thánh Kinh

太陰星君寶誥
志心皈命禮 (三稱) 
廣寒至聖﹐紫光上真﹐主北極之陰 關﹐掌人身之魄體﹐明分長短﹐致吉兇有缺有圓﹐顯示災祥﹐降禍福無差無忒﹐巡遊不住﹐月碧亙古常明﹐輝燿無邊﹐素魂普施大化﹐凡承運照﹐實荷生成﹐大悲大願﹐大聖大慈﹐月宮太陰皇君普照大天尊。
 太陰星君聖經 
(朝日靜夜誦念七遍求則得之)
 太陰菩薩向東來﹐十重地獄九重開﹐十萬八千諸菩薩﹐ 
諸佛菩薩二邊排﹐諸尊佛敬無雲地﹐出水蓮花滿地開﹐ 
頭帶七層珠寶塔﹐娑婆世界眼光明﹐一佛報管天地恩﹐ 
二佛報答父母恩﹐在生父母增福壽﹐過世父母早超昇﹐ 
南摩佛﹐南摩法﹐南摩阿彌陀佛﹐天羅神﹐地羅神﹐ 
人離難﹐難離身﹐一切災殃化為塵﹐有人念得七遍太陰經﹐ 
生死不踏地獄門。 
THÁI ÂM TINH QUÂN BẢO CÁO
*Chí tâm qui  mệnh lễ  (tam xưng  ) 
Quảng Hàn chí thánh ﹐tử quang thượng  chân ﹐chủ bắc cực chi âm  quan ﹐chưởng nhân thân chi phách thể ﹐minh phân trường  đoản ﹐trí cát hung hữu khuyết hữu viên ﹐hiển thị tai tường ﹐giáng  hoạ phúc  vô  sai  vô thắc ﹐tuần du bất trụ  ﹐nguyệt bích cắng cổ thường minh ﹐huy diệu  vô biên ﹐tố hồn phổ thi đại hoá ﹐phàm thừa vận chiếu ﹐thực hà  sinh thành ﹐Đại bi đại nguyện ﹐Đại thánh đại từ ﹐Nguyệt Cung Thái Âm Huỳnh Quân Phổ Chiếu Đại Thiên Tôn .  
Thái Âm Tinh Quân Thánh Kinh
 (triêu nhật tĩnh  dạ tụng niệm thất biến cầu tắc đắc chi ) 
Thái Âm Bồ Tát hướng đông lai ﹐thập trọng  địa ngục cửu trùng khai ﹐thập vạn bát thiên chư Bồ Tát ﹐ 
Chư Phật Bồ Tát nhị biên bài ﹐chư tôn Phật kính  vô vân địa ﹐xuất thuỷ liên hoa mãn địa khai ﹐ 
Đầu đái thất tằng châu bảo tháp ﹐Ta bà thế giới nhãn quang minh ﹐nhất Phật báo quản thiên địa ân ﹐ 
Nhị Phật báo đáp phụ mẫu ân ﹐tại sinh phụ mẫu tăng phước thọ ﹐quá thế phụ mẫu tảo siêu thăng ﹐ 
Nam ma phật ﹐Nam ma pháp ﹐Nam ma A Di  Đà Phật ﹐Thiên la thần ﹐Địa la thần ﹐ 
nhân ly nạn ﹐nạn ly thân ﹐nhất thiết tai ương hoá vi  trần . Hữu nhân niệm đắc thất biến Thái Âm Kinh ﹐ sanh  tử bất đạp địa ngục môn .  
*NHƯỢC   THỦY   dịch 
(từ  http://www.suntemple.org.tw/new_page_16.htm).
Xin theo dõi tiếp BÀI 11. dienbatn giới thiệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét