Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

THẦN THÁNH TRUNG HOA .NHƯỢC THỦY DỊCH . BÀI 11.

THẦN THÁNH TRUNG HOA
Bản dịch của Nhược Thủy - dienbatn giới thiệu.

LỜI NÓI ĐẦU : Đây là bản dịch rất công phu của Nhược Thủy trong trang Hoangthantai . Nay không còn thấy trang này hoạt động nữa. dienbatn chép lại vào đây để làm tư liệu . Mong bác Nhược Thủy cảm thông.
 THẦN THÁNH TRUNG HOA TẬP  I
Lời giới thiệu:- Nhận thấy từ trước đến nay, người Việt Nam chúng ta theo phong tục tập quán của người Trung Hoa, nên đã tin tưởng và thờ phụng rất nhiều vị Thánh, Thần giống như người Trung Hoa. Tài liệu giải thích về các Ngài thì quá ít và không có cơ sở khảo cứu , chỉ theo truyền khẩu nhiều hơn. Nay tôi xin cố gắng dịch những tài liệu nầy từ một Website có uy  tín và khảo cứu cẩn thận, xin kính tặng tất cả huynh đệ trong 4R-HTT. Nếu có chỗ nào sai sót, xin quí cao nhân hoan hỉ chỉ bảo cho (kèm theo nguyên tác  để quí vị dễ đối chiếu).
Xin thành thật cảm ơn quí huynh đệ.
Nhược Thủy
( Mùa Hạ năm Mậu Tí-2008).
Phần bổ sung cho bài “Huyền Thiên Thượng Đế”.
54.-Khai Chương Thánh Vương.

開漳聖王
  開漳聖王,又稱「聖王公」,民間簡稱「聖王」,又因為他是陳姓的祖先,所以也被稱為「陳府將軍」或「陳聖王」、「陳將軍」、「陳聖公」、「威惠聖王」、「威烈侯」、「廣濟王」。
  開漳聖王姓陳,名元光,又名陳永華,字廷炬,號龍湖,身材魁悟,氣宇非凡,唐代武進士。唐僖宗開拓潮州、漳州時,被朝廷任命為元師,率兵平定南蠻,收復漳州龍溪、漳浦、南靖、長泰、平和、詔安、海澄等七縣,設漳州府治于龍溪。當時的福建漳州地區一帶尚未開化,居民都是未受教育的蠻族,待陳元光到任之後,就在漳州加以積極經營開墾,實行仁政,安撫教育蠻民,將中原文化移植到當地,因此,他在漳州人的心目中得到很高的推崇。在他死後敕封為「威惠聖王」,當地居民建廟祭祀,奉他為地方守護神。
  另一說法:陳元光為福建衛戌「鷹揚將軍」陳政的兒子,跟隨著父親戌守福建。在父親死後,奉命代行父職,統率兵馬,陳元光並特別請命朝廷創置漳州,率領眾兵平定漳州地區的盜亂,鎮撫屯守,披荊斬棘,並努力建設,使人民得以安居樂業。及至晚年,閩酋叛變,陳元光奉詔興兵討伐,不幸陣歿,頒謚「忠毅」。漳州人感其恩德,立廟塑像祭祀,稱為「將軍廟」。
  據說在當時輔佐開漳聖王治理漳州的尚有四大部將,分別為:「輔順將軍」、「輔義將軍」、「輔顯將軍」與「輔信將軍」。因此後人祭拜開漳聖王的同時,也都會另外配祀「輔順」、「輔義」、「輔顯」與「輔信」四位將軍。
  開漳聖王原為福建漳州地區祭祀的地方神,後來漳州居民移居外地時,把開漳聖王當作隨身的保護神。在漳州人聚集的地方,都會建「開漳聖王」廟來祭祀,以保佑地方的安寧。       每年二月十五日,開漳聖王神誕之日,漳州籍民眾都會到「開漳聖王廟」中祭祀或舉行神誕道場,規模壯大,祭典熱鬧。
KHAI CHƯƠNG THÁNH  VƯƠNG
*Khai Chương Thánh Vương còn gọi là Thánh Vương Công. Dân gian hay xứng là “Thánh Vương”. Vì Ngài là tổ tiện của họ Trần, nên cũng hay dùng cách gọi Trần Phủ Tướng Quân hoặc Trần Thánh Vương, Trần Tướng Quân, Trần Thánh Công, Uy Huệ Thánh Vương, Uy Liệt Hầu, Quảng Tế   Vương.
*Khai Chương Thánh Vương là người họ Trần, tên Nguyên Quang, còn có tên Trần Vĩnh Hoa, tự Đình Cự, hiệu Long Hồ.
*Ngài là người có tướng mạo khôi ngô, khí phách phi phàm. Đậu Tiến Sĩ Võ đời vua Đường Hy Tông, bổ nhiệm làm Nguyên Sư ở hai nơi Triều Châu và Chương Châu. Vâng mệnh triều đình xuất binh bình định phương Nam, thu phục được bảy huyện là  Long Khê, Chương Phố, Nam Tĩnh, Trường Thái, Bình Hòa , Chiêu An, Hải Trừng. Đặt Long Khê làm nơi chỉ huy để cai quản Chương Châu. Hồi bấy giờ, địa phận Chương Châu thuộc tỉnh Phước Kiến còn chưa được khai hóa, những người văn minh ở đô thị chưa có điều kiện giáo hóa các dân tộc thiểu số (Man tộc).
*Kể từ khi Ngài đến đây, đã hết sức tích cực khai hoang phục hóa vùng đất hoang vu . Đồng thời, đem sách vở chữ nghĩa và đạo đức của Trung Nguyên đến dạy cho  những bộ tộc ở đây, cho nên dân chúng rất coi trọng và sùng kính Ngài. Khi Ngài mất, được phong chức “Uy Huệ Thánh Vương”. Dân chúng địa phương xây Miếu Thờ tôn Ngài làm Thần Bảo Hộ cho vùng đất Chương Châu.
*Một thuyết khác nói rằng, Trần Nguyên Quang là con của Ưng Dương Tướng Quân Trần Chính, quan cai trị tỉnh Phước Kiến, đã từng giúp cha trong việc cai trị vùng nầy. Khi cha mất, được lệnh thay cha tiếp tục cai trị Phước Kiến. Trần Nguyên Quan xin lệnh triều đình cho ông suất lãnh binh mã dẹp trừ tặc loạn và bình định vùng Chương Châu. Sau đó, Ngài đã dùng đạo đức nhân nghĩa để thu phục nhân tâm, ra sức xây dựng kiến thiết vúng đất nầy thành nơi an cư lạc nghiệp cho dân chúng. Đến cuối đời, nhân vì  Tù Trưởng một bộ tộc ở Mân Nam làm phản, Trần Nguyên Quang phụng chiếu đi dẹp giặc, chẳng may bị hy sinh, vua ban tên thụy là “Trung Nghị”. Dân chúng Chương Châu cảm ân đức của Ngài, xây dựng miếu Thờ, gọi là “Tướng Quân Miếu”.         
*Cũng theo truyền thuyết, lúc bấy giờ có bốn vị Phụ Tá cho Ngài trong việc cai trị Chương Châu, là :- “Phụ Nghĩa Tướng Quân”, “Phụ Hiển  Tướng Quân”, “Phụ  Tín  Tướng Quân”  và  “Phụ Thuận Tướng Quân”. Cho nên ngày nay khi thờ cúng Khai Chương Thánh Vương thì dân chúng đồng thời cũng thờ cúng bốn vị  Phụ Thuận, Phụ Nghĩa, Phụ Hiển và Phụ Tín Tướng Quân nầy.
*Khai Chương Thánh Vương khởi thủy là vị Thần thờ ở khu vực Chương Châu, nhưng về sau, người dân Chương Châu đi lập nghiệp nơi khác, vẫn giữ sự thờ cúng Ngài làm Thần Bảo Hộ. Do đó, những nơi có cư dân Chương Châu tập hợp sinh sống là có xây dựng Miếu Thờ “Khai Chương Thánh Vương” để phù hộ cho họ được bình an. Thành ra ngày  nay số Miếu Thờ của Ngài khá nhiều ở các địa phương khác.
*Mỗi năm vào ngày rằm tháng hai âm lịch là ngày đản sanh của Khai Chương Thánh Vương, những người có quê quán ở Chương Châu đều tập hợp đến Miếu Thờ Ngài để cúng bái. Nghi thức cúng gọi là “Thần đản đạo tràng” (kỷ niệm sinh nhật) rất trọng thể và náo nhiệt.
*Nhược  Thủy   dịch
(từ http://www.fushantang.com)
55.TAM   SƠN   QUỐC   VƯƠNG .
三山國王

  三山國王,所指的三山是廣東揭陽縣的明山、獨山與巾山。相傳早在一千三百多年前的隋代,三神奉玉帝之命下凡鎮守三山,從此三神在巾山之麓,經常顯靈。
  關於三山國王的來歷,眾說紛云,一說謂:宋太祖趙匡胤開國時,南漢後主劉張耽於淫樂,興起為亂,太祖於是命王師南征。潮州太守王侍監赴三山求神,果然雷電驟起風雨交加,劉張的軍隊受到暴風雨的吹襲,終於拜北而被服。班師回朝之日見有旌旗出現在城頭的雲中,旌旗上書寫著「潮州三山神」幾個大字。太祖才領悟到劉張之亂得以平息,實有神助,於是誥封巾山為「清化威德報國王」,明山為「助政明肅寧國王」,獨山為「惠威弘應豐國王」。
  又傳,南宋帝昺時陳友蓮叛亂,昺帝率軍親征,不幸敗北,其麾下九十九陣將均告敗亡,昺帝落荒而逃被匪兵追到潮州,就在進退維谷,前有大河,後有追兵呼嘯殺來的危急存亡關頭之際,突然看到前面三山上,祥雲飛揚,每座山中都飄揚軍旗,於是招手求救。結果出現一位將軍馳馬渡河,殺退叛賊,救昺帝渡河脫險。回朝後昺帝派人訪查三山軍番號,遍尋良久都無結果,官軍一致認為是山神護衛,昺帝於是下令設廟奉祀,並敕封為三山國王。
  廣東客家人,傳承中原文化而奉尊三山國 王,這種山嶽信仰是古代自然崇拜的遭風,客家移民所到之處都興建廟宇供奉。此後,對三山國王的信仰,從潮州擴展到廣東,甚至於台灣,並立三山國王廟奉祀。
  農曆二月十五日為三山國王千秋。
TAM   SƠN   QUỐC   VƯƠNG
*Tam Sơn  là chỉ cho ba ngọn núi lớn ở huyện Yết Dương tỉnh Quảng Đông. Đó là :- Minh Sơn, Độc Sơn và Cân Sơn.
Tam Sơn Quốc Vương là ba vị thần được Ngọc Đế phong cho trấn thủ ba ngọn núi, trụ ở chân núi Cân Sơn, trải qua thời gian dài rất linh hiển.
*Liên quan đến lai lịch của Tam Sơn Quốc Vương, có nhiều truyền  thuyết khác nhau :-
-Một thuyết cho rằng, hồi vua Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận mới lập quốc, Hậu Chúa của Nam Hán là Lưu Trương ham mê tửu sắc, dấy binh làm loạn, Thái Thổ ra lệnh cho Vương Sư đi chinh phạt phương Nam. Quan Thái Thú Triều Châu là Vuơng Thị Giám đến Tam Sơn để cúng bái xin Thần phù hộ. Quả nhiên, quân của Lưu Trương bị mưa to gió lớn nổi lên làm chết vô số, kết quả Lưu Trương phải chịu thần phục nhà vua. Ngày ban sư về triều, Vương Sư thấy có xuất hiện trên thành một đám mây năm sắc, trong mây có lá cờ thêu bốn chữ “Tam Sơn Quốc Vương” phát hào quang rực rỡ. Liền đem sự việc tâu vua, Thái Tổ công nhận việc dẹp loạn thành công nầy là có sự hỗ trợ của Thần Linh, nên sắc phong cho vị thần ở Cân Sơn làm “Thanh Hóa Uy Đức Báo Quốc Vương”, vị ở Minh Sơn làm “Trợ Chính Minh Túc Ninh Quốc Vương” và vị ở Độc Sơn làm “Huệ  Uy Hoằng  Ứng Phong Quốc Vương”.
*Lại cũng có truyền thuyết , thời  Bính Đế của Nam Tống , có loạn Trần Hữu Liên , Bính Đế thân chinh cầm quân đi đánh dẹp, chẳng may bị thua. Dưới lá cờ chỉ huy của ông, chín mươi chín trận các tướng đều bị bại, Bính Đế  lạc mất hàng ngũ, bị giặc truy đuổi chạy đến Triều Châu, trước mặt là sông lớn, tiến thối lưỡng nan. Quân giặc khí thế hùng hổ kêu la “giết ! giết !” chạy đến. Trong lúc tánh mạng chỉ còn ngàn cân treo sợi tóc, bổng thấy trên ba ngọn núi trước mặt lóe lên vầng hào quang, trên đầu núi xuất hiện những lá cờ cầu cứu. Kết quả có một vị tướng quân cỡi ngựa chạy trên sông ,xông lên bờ nhắm vào quân giặc mà tả xung hữu đột, làm cho quân giặc khiếp vía thối lui. Lại có chiếc thuyền đưa Bính Đế qua sông thoát nạn. Sau đó, vị tướng biến mất. Khi về triều, Bính Đế nhớ công ơn cứu tử, cho người tìm đến Tam Sơn hỏi xem đội quân nào cứu giá, thì dân chúng cho biết không thấy quân sĩ nào cả. Người về báo lại, chắc là “thần binh của Tam Sơn” cứu giá. Bính Đế nhân đó sắc phong làm Tam Sơn Quốc Vương”.
*Xét ra, việc sùng bái núi non đã có từ thời con người cổ đại, là nét văn hóa phổ biến của Trung Nguyên, cho nên cư dân Quảng Đông thừa kế nền văn hóa đó mà lập Miếu thờ “vị thần của ba ngọn núi” ở địa phương là Tam Sơn Quốc Vương, cũng là việc tất yếu.
Sau nầy, người Quảng Đông đi làm ăn nơi khác, cũng giữ phong tục thờ cúng Tam Sơn Quốc Vương mà lập Miếu Thờ. Từ Triều Châu sang Quảng Đông, thậm chí cả Đài Loan cũng có nhiều Miếu Thờ Tam Sơn Quốc Vương.
*Ngày vía của Tam Sơn Quốc Vương là ngày rằm tháng hai âm lịch.
*Nhược  Thủy   dịch
(từ http://www.fushantang.com)
Lời giới thiệu:-
Có một vị Thần mà người Trung Hoa (nhất là phía Nam) rất tôn kính, thờ phụng rộng rãi và lâu đời. Hiện nay, khu Miếu Thờ chính ở tỉnh Phước Kiến là một “danh lam thắng cảnh hiếm thấy trên thế gian”. Mỗi năm thu hút cả triệu lượt người hành hương tham quan.
Nhưng người Việt Nam chúng ta thì hầu như “không ai biết” và cũng chưa thấy nhắc đến trong sách vở bao giờ.
Đó là Ngài “Thanh Thủy Tổ Sư”. Bài viết dài nhất trong “Thần Thánh Trung Hoa” mà tôi dịch dưới đây, sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm về vị Thần nhiều ảnh hưởng đối với người Trung Hoa  nầy.

56.THANH  THỦY    TỔ  SƯ
清水祖師

  清水祖師,又稱「麻章上人」。閩南、台灣地區民間都尊稱為「祖師公」。由其面色可分為:「金面祖師」、「紅面祖師」、「烏面祖師」。民間又稱「落鼻祖師」,據說每逢天災人禍變故時,他的鼻子會掉落,暗示災禍的前兆,故 得此名。清水祖師原是宋代的一名僧人,圓寂後逐漸演變成為閩南地區有影響的佛教俗神,至今仍在福建、台灣及東南亞一些地區擁有數千計的分爐和眾多的信仰者。在民間,清水祖師的俗名還有“陳應”、“陳昭”等。民間傳說 ,清水祖師有七個分身,分別稱為蓬萊祖師、落鼻祖師、昭應祖師、輝應祖師、顯應祖師、普庵祖師、三代祖師等,其中顯應祖師、普庵祖師、三代祖師可能是其他佛教俗神的尊稱,與清水祖師相混淆。如三代祖師姓林名珌,號自超,相傳為毗舍盧佛現身,坐化於德化縣美湖鄉。顯應祖師原名黃惠勝;普庵祖師俗姓餘,名丘肅,號普庵,宋代江西省宜春人,事跡與清水祖師相似。
  《清水祖師本傳》記載:清水祖師圓寂於建中靖國元年(1101年),享年65歲。在清水祖師的圓寂年之後有一行後人加上去的注釋:“祖師公生於宋仁宗二十二年正月初六日,即慶歷七年是也。”慶歷七年即1047年。宋代長泰余克濟也說:今考行狀,以慶歷七年生,其遷化乃建中靖國元志年也。《安溪清水岩》:北宋仁宗慶歷七年丁亥正月大師降世。《安溪縣志》卷九「普足禪師」記載,清水祖師在建中靖國元年圓寂時,享年57歲。《清水岩志志略》:清水祖師生於仁宗二十二年,即慶歷五年(1045年)乙酉正月初六,涅槃於建中靖國元年辛巳五月十三日,年五十有七。
  史書記載清水祖師從不懂事的幼年就削髮為僧。清水祖師生活於1047-1101年間,當時宋代是福建佛教鼎盛時期,福建寺院之多,僧尼人數之眾,均居全國首位,時人有“閩中塔廟之盛,甲於天下”和“山路逢人半是僧”的描述。
  清水祖師確有其人,宋朝政和三年(1113年)十二月邑令陳浩然撰寫的《清水祖師本傳》:「祖師生於永春縣小姑鄉,陳其姓,普足其名也。幼出家於大雲 院,長結庵於 高泰山,志甘槁薄,外厭繁華。聞大靜山明禪師具圓滿覺,遂往事之。道成業就,拜辭而還。師曰:“爾營以種種方便,澹足一切。”因授以法衣而囑之。曰:“非值精嚴事,不可以有此。”祖師還庵,尊其師傅之言,乃勸造橋樑數十 ,以度往來。後移庵住麻章,為眾請雨 
,如期皆應。元豐六年,清溪一帶大旱,其村劉氏相與謀曰:“麻章上人,道行精嚴,能感動天地。”比請而至,雨即沾足,眾情胥悅,咸有築室請留之願,乃於張岩山闢除菑翳,剪拂頑石,成屋數架,名之曰清水岩,延師居焉。以其年,造成通泉橋、谷口橋,又十年,造成汰口橋,砌洋中亭,糜費巨萬,皆取於施者。汀、漳時人有災難,皆往禱焉,至則獲應。祖師始至,岩屋草創,凡三經營,乃稍完潔。岩東惟棗樹一株,祖師乃多植 竹木,迨今成蔭。其徒弟楊道、周明,於岩隈累石為二窣堵,臨崖距壑,非人力可措手,蓋有陰相之者。    
    ( 清水嚴祖師像)
劉氏有公銳者,久不茹葷,堅持梵行,祖師與之相悅。一日公銳至,輒囑以後事,仍言“形骸外物,漆身無益。”說偈訖,端然坐逝,享年六十五歲,建中靖國元年五月十三日也。」
  多數文獻記載清水祖師於元豐六年(1083年)擔任清水岩主持,時年39歲,十九年後圓寂。宋代長泰余克濟記載:元豐六年,清水祖師應當地百姓邀請,結庵於清水岩,自是誅茅鋤草,岩棲穴處,十有九年。明何喬遠《閩書》:普足術行建、劍、汀、漳間,檀施為盛,居岩十九年。道光重纂《福建通志》:普足名重建、劍、汀、漳間,檀施為盛,居岩十九年。
THANH    THỦY   TỔ   SƯ
 
Thanh Thủy Tổ Sư, còn gọi là “Ma Chương Thượng Nhân”.
Dân gian vùng Mân Nam, Đài Loan tôn xưng là “Tổ Sư Công”. Tùy theo màu sắc gương mặt mà chia làm :- “Kim Diện Tổ Sư”, “Hồng Diện Tổ Sư”, “Ô  Diện Tổ Sư”. Còn trong dân gian thời gọi là “Lạc Tỵ Tổ Sư” (tổ sư lắc mũi). Bởi vì, khi có những biến cố như là thiên tai, nhân họa, cái mũi của tượng thờ Ngài dao động, lắc qua lắc lại, ra điềm báo cho biết trước mà phòng bị, nên thành ra tên gọi như vậy.
*Thanh Thủy Tổ Sư nguyên là một vị Tăng đời Tống, sau khi viên tịch đã dần dần biến thành vị Thần theo tập tục của cư dân vùng Mân Nam chịu ảnh hưởng Phật Giáo. Đến ngày nay, từ Phước Kiến đến Đài Loan, thậm chí lan rộng ra đến cả vùng Đông Nam Á, tín ngưỡng về Thanh Thủy Tổ Sư cũng có ảnh hưởng rất lớn.
*Ở dân gian, Thanh Thủy Tổ Sư có tên đời là “Trần Ưng”  hoặc “Trần Chiêu”. Truyền thuyết nói rằng, Thanh Thủy Tổ Sư có đến bảy tôn hiệu , như là :- Bồng Lai Tổ Sư, Lạc Tỵ Tổ Sư, Chiêu Ưng Tổ Sư, Huy  Ưng Tổ Sư, Hiển  Ứng Tổ Sư, Phổ Am Tổ Sư, Tam Đại Tổ Sư. Trong số đó, ba tôn hiệu Hiển Ứng Tổ Sư và Phổ Am Tổ Sư , Tam Đại Tổ Sư là do tín ngưỡng Phật Giáo đề xuất, so với danh hiệu gốc Thanh Thủy Tổ Sư rất dễ rối rắm, khó phân biệt.
*Như truyền thuyết về Tam Đại Tổ Sư là, họ Lâm tên Tất, hiệu Tự Siêu. Tương tuyền là Phật Tì-Lô-Xá-Na hóa hiện thân, ở làng Mỹ Hồ, huyện Đức Hóa.
Truyền thuyết về Hiển Ứng Tổ Sư thì nói nguyên tên là Huỳnh Huệ Thắng. Còn Phổ Am Tổ Sư thì nói  là  họ Dư tên Khâu Túc, hiệu Phổ Am, người ở Nghi Xuân tỉnh Giang Tây đời Tống. Chi tiết nầy tương tự với Thanh Thủy Tổ Sư.
*Trong “Thanh Thủy Tổ Sư Bản Truyện” có viết :- “Thanh Thủy Tổ Sư viên tịch vào năm Kiến Trung Tịnh Quốc nguyên niên  (năm 1101), thọ sáu mươi lăm tuổi. Sau khi Ngài viên tịch, có  người chú thích là Ngài sanh vào ngày mùng sáu tháng giêng năm thứ hai mươi hai  đời Tống Nhân Tông, tức là Khánh Lịch năm thứ bảy ( năm 1047). Đời Tống, ông Trường Thái  Dư Khắc Tế nói :- “Nay xét hành trạng (của Thanh Thủy Tổ Sư ) thì sinh vào năm Khánh Lịch thứ bảy, thoát  hóa vào năm Kiến Trung Tịnh Quốc nguyên niên”.
-Trong “An Khê Thanh Thủy Nham” thì viết :- “ Đại sư giáng thế vào tháng giêng năm Đinh Hợi , là  năm Khánh Lịch thứ bảy đời Tống Nhân Tông”. 
-Trong “An Khê Huyện Chí” quyển thứ chín “Phổ Túc Thiền Sư” viết :- “Thanh Thủy Tổ Sư viên tịch vào năm Kiến Trung Tịnh Quốc nguyên niên, hưởng thọ năm mươi bảy tuổi”.
-Trong “Thanh Thủy Nham Chí Chí Lược” thì viết :- “Thanh Thủy Tổ Sư sanh vào ngày mùng sáu tháng giêng năm Ất Dậu , là năm thứ hai mưoi hai đời Tống Nhân Tông, tức Khánh Lịch năm thứ năm  ( năm 1045), nhập  Niết-bàn ngày mười ba tháng năm Tân Tỵ, là năm Kiến Trung Tịnh Quốc nguyên niên, hưởng thọ năm mươi bảy tuổi.”
*Lịch sử ghi rằng, Thanh Thủy Tổ Sư xuất gia từ lúc còn bé. Ngài sống ở thời gian tứ năm 1047—1101, ở đời Tống,  thời kỳ mà ở Phước Kiến, Phật Giáo rất thịnh hành phát triển dữ dội. Phước Kiến có rất nhiều Thiền Viện, tăng chúng vô số , đứng đầu cả nước. Lúc ấy, người ta nói :- “Cõi Mân Nam chùa tháp đầy cả thiên hạ” và câu “Ra đường gặp người , phân nửa là Tăng” , đủ biết khí thế Phật Giáo mạnh như thế nào !  
*Thanh Thủy Tổ Sư được mô tả là người như thế nầy:-
 -Trong quyển “Thanh Thủy Tổ Sư Bản Truyện” của quan Ấp Lệnh Trần Hạo Nhiên đời Tống, viết vào tháng chạp năm Chính Hòa thứ ba ( năm 1113) có ghi :- 
[ Tổ Sư sanh ở Làng Tiểu Cô huyện Vĩnh Xuân. Họ Trần, tên Phổ Túc. Lúc trẻ xuất gia ở chùa Đại Vân, khi trưởng thành cất am ở núi Cao Thái. Ngài là người có tính đơn giản, sống đạm bạc, lánh xa chốn phồn hoa. Nghe tiếng sư Minh Thiền ở núi Đại Tĩnh là bậc giác ngộ viên mãn, nên đến xin học đạo, thờ thầy rất chân thành. Sau được truyền tâm ấn, Ngài cáo biệt thầy xuống núi. Sư Minh Thiền bảo :- “Nay ngươi đã đầy đủ phương tiện, có thể gánh vác việc lớn”. Lại ban cho pháp  y, nói :- “Nếu không phải là chuyện quan trọng, không dùng đến nó”.
Tổ Sư trở về am cũ, vâng theo lời dạy của Thầy, quyên tạo rất nhiều cây cầu cho bá tánh thuận tiện qua lại. Sau dời am đến Ma Chương, vì dân chúng mà “cầu mưa” , hễ cầu là được. Năm Nguyên Phong thứ sáu, vùng Thanh Khê bị đại hạn, trong thôn có vị tướng họ Lưu bàn rằng “Ma Chương thượng nhân (chỉ Tổ Sư) là bậc đạo hạnh tinh nghiêm, đạo lực có thể cảm đến trời đất” , bèn cùng mọi người đến thỉnh Tổ giúp đỡ. Quả nhiên, mưa xuống ngập đất, dân chúng vui mừng khôn xiết, cất một am tranh tre thỉnh Ngài lưu lại. Rồi họ khai phá vùng đất núi ở Trương Nham, dọn dẹp đá núi, cất nhiều căn nhà , gọi tên là Núi Thanh Thủy, mời Tổ đến ở. Trong năm đó, tạo thành Cầu Thông Tuyền, Cầu Dục Khẩu. Đến năm thứ mười, tạo cầu Thái Khẩu, cất Đình Dương Trung, chi phí và công sức bỏ ra rất lớn, đều cúng dường cho Tổ. Hai vùng Đinh Chân và Chương Châu, hễ có người gặp tai nạn, liền đến cầu Ngài, tất cả đều được bình yên. Lúc Tổ Sư mới đến thì chỉ mới chuẩn bị làm nhà, chỉ sau ba năm là mọi thứ hoàn chỉnh. Ở mé Đông núi có vùng đất còn trống, Tổ cho trồng tre, đến nay thành rừng. Hai đệ tử của Ngài là Dương Đạo và Chu Minh, điêu khắc đá núi thành hai ngọn tháp rất đẹp. Đời sau cho là sức người không thể làm nổi, chắc là có thần lực tương trợ mới thành. Gia đình họ Lưu  có người tên Công Duệ, ăn chay lâu ngày, gìn giữ phạm hạnh, học đạo tinh cần, Tổ Sư rất vừa ý. Một hôm, gọi Công Duệ đến, Sư phó chúc cho Công Duệ rồi bảo :- “Hình hài là ngoại vật, giữ nó mãi cũng vô ích”. Nói xong, ngồi ngay ngắn thị tịch, hưởng thọ sáu mươi lăm tuổi. Đó là ngày mười ba tháng năm , năm Kiến Trung Tịnh Quốc nguyên niên vậy ].
*Đa số sách vở sau nầy đều có ghi chép, Thanh Thủy Tổ Sư  đến  chủ trì ở Thanh Thủy Nham vào năm Nguyên Phong thứ sáu ( năm 1083), khi ấy Ngài đã ba mươi chín tuổi, mười chín năm sau thì viên tịch. Đời Tống có ông Trường Thái Dư Khắc Tế ghi : “Năm Nguyên Phong thứ sáu, Thanh Thủy Tổ Sư được bá tánh cầu thỉnh, đến cất am ở núi Thanh Thủy, phá núi lấp hang, dọn gai phát tranh, thành nơi linh địa”.
- Minh Hà Kiều Viễn trong Mân Thư viết:- “Pháp thuật của Ngài Phổ Túc thịnh hành ở các châu Kiến, Kiếm, Đinh và Chương Châu. ở núi mười chín năm”.
-Trong “Phước Kiến thông Chí” ghi “ Ngài Phổ Túc nổi danh các vùng Kiến, Kiếm, Đinh và Chương Châu, ở núi mười chín năm”.
劉公銳,安溪蓬萊人,“素悅禪理,不茹葷能持戒行”。他對清水祖師特別崇拜,元豐六年(1083年)延請清水祖師到安溪蓬萊祈雨就是由他“倡謀於眾議”。祈雨獲應後,懇切請求清水祖師“移宅蓬萊山”也是由他首先提出來的。清水祖師弘法蓬萊清水岩時,劉公銳經常去清水岩“親聆講經”,與清水祖師“情益契合”,關係極為密切。他還捐獻“山林田地,充作寺業”,對清水岩的發展作出貢獻,故被“立為檀樾主,祀於岩左東軒。凡春日抬大師像下山迎香,必以公銳像配迎駕前,蓋所以報其功也。”由於劉公銳與清水祖師的特殊關係,對清水祖師的生平最為熟悉,難免一些有溢美之詞,但《清水祖師本傳》應該說基本上是可信。
  《清水祖師本傳》載,“祖師生於永春縣小姑鄉,陳其姓,普足其名也。”永春縣小姑鄉為今福建省永春縣岵山鎮鋪上村,據當地珍藏的《桃源南山陳氏族譜》記載,清水祖師俗姓陳,名榮祖,《清水祖師本傳》中所謂名“普足”實際上是法名,非俗名。
  光緒間楊浚編寫的《四神志》中的《清水岩志略》則記載:“神姓陳,名普足,永春縣小姑鄉人,為宋理學名儒溫陵陳知柔字體仁,號休齋之裔,父某,母洪氏。”陳知柔是宋代福建著名學者,《福建通志》、《泉州府志》、《永春州志》等均有其傳記,他本人是進士,七個兒子也都是進士,故有“一門八俊”之美稱。查《桃源南山陳氏族譜》,清水祖師這一支也是世代書香,太祖父陳瑊、曾祖父陳彥聖、大伯父陳樸、二伯父陳模、四叔陳權、弟弟陳夢得均是進士出身。其父陳機,“學問該貫,尤長於詩,寫詩泳物,信筆立成。”《桃源南山陳氏族譜》記載:(清水祖師)兒時持齋誦經,日常與山下里人牧牛子戲,日暮吟經,牛自知歸,後化清水祖師佛。
  相傳清水祖師俗姓陳,名應(一說為陳昭或陳昭應),字善足,北宋仁宗慶曆四年正月初六誕生於福建省泉州府永春縣小姑鄉,卒于建中靖國元年五月十三日,享年六十五歲。陳應自幼在大雲院出家,因不堪寺院的虐待,於是到高太山結茅築庵,閉關靜坐,後經大靜山明松禪師指點,參讀佛典三年,終於悟道。明松禪師授他衣缽,並告誡他:「我佛最大功德,就是行仁,是故要捨棄萬緣,以利物濟世為職責」,陳應就在麻章施醫濟藥,普救貧病,麻章人士尊他為「麻章上人」。
  拜別師父後還庵,勤儉克己,施醫濟藥。宋神宗元豐六年,福建 省安溪、永春一帶大旱,鄉人請他去祈雨,立刻甘霖普降,清溪人士感念他的恩德,就在蓬萊山上築一精舍,延請麻章上人居住,並稱此為「清水嚴」,後人尊稱為「清水祖師」。麻章上人在此修行十九年,獨力募化,修橋鋪路,以利交通,人人稱便,漳州、汀州一帶的人都十分崇信他,凡遇災難時,就去求他消災解禍。宋徽宗靖國九年,五月十三日在說教中端坐而逝,享年六十五歲。地方人士感念其德澤,建寺奉祀,并奉報朝廷,敕賜「昭應大師」封號。
  關於清水祖師主要功績。從《清水祖師本傳》記載來看,清水祖師在佛學理論上並無太多的創樹,其主要功績是熱心於慈善事業,他在永春時,“勸造橋樑數十,以度往來”。在安溪時,又募化勸造通泉橋、谷口橋、汰口橋等。清水祖師一生勸造數十座橋樑,既實踐了佛教的“濟人利物”“廣種福田”的教義,而對百姓而言,修橋鋪路是功德無量的善舉,符合了“凡有功德於民則祀之”的原則,所以得到百姓的敬仰甚至崇拜也是很自然的事。清水祖師在世時,以祈雨經常“獲應”而聞名,在百姓看來,祈雨獲應是因為“道行精嚴,能感動天地。”所以百姓賦予清水祖師以神奇甚至神秘色彩,清水祖師去世後,演化成佛教俗神為百姓所崇拜,在某種意義上可以說演化為民間信仰。
  另外根據三峽祖師廟說明,清水祖師是北宋京都開封府祥符縣人(今河南開封),曾追隨宋丞相文天祥義舉勤王,英勇抵抗元兵,轉戰大江南北,是抗元扶宋的民族英雄。清水祖師生前隱居於福建清水巖,死後明太祖追念他功在國家,敕封為「護國公」,昭命於福建省安溪縣清水巖建立祠堂崇祀,因此福建永春安溪人稱他為「祖師公」,其廟宇稱為「祖師廟」。但清水祖師生活於1047-1101年間,這時北宋與遼、夏對峙,而金是在1115年才立國,1120年宋朝還聯合金夾攻遼,1125年遼滅亡後,金才開始攻打宋,這時元朝並未入侵中原,但清水祖師已圓寂幾十個年頭了,不 太可能“參加到抗元鬥爭中。”


- Ngài Lưu Công Duệ, là người ở Bồng Lai, An Khê, được mô tả là vị cư sĩ “  thông suốt lý thiền, ăn chay giữ giới” . Ngài Công Duệ đối với Tổ Sư có lòng tôn kính đặc biệt. Vào năm Nguyên Phong thứ sáu ( năm 1083) đã đề xuất và dân chúng tán thành, thỉnh Tổ Sư đến vùng Bồng Lai, An Khê để cầu mưa. Sau khi có kết quả tốt, Công Duệ khẩn thiết đề xuất trước tiên việc thỉnh cầu Thanh Thủy Tổ Sư “di cư đến Bồng Lai Sơn”. Như vậy, Thanh Thủy Tổ Sư đã hoằng pháp ở hai nơi là núi Thanh Thủy và Bồng Lai. Lưu Công Duệ thường đến núi Thanh Thủy để nghe Tổ giảng kinh, được nhiều khế hợp, quan hệ giữa hai người cực kỳ mật thiết. Lưu Công Duệ  đã có công quyên hiến tài sản sự nghiệp của nhà vào công tác xây dựng phát triển núi Thanh Thủy. Sau nầy, dược dân chúng tôn làm “chủ đàn việt” (người cùng dường nhiều nhất) và thờ cúng ở mé điện phía Đông núi. Trong những buổi lễ cúng tế Thanh Thủy Tổ Sư , người ta không quên thỉnh tượng Ngài Công Duệ đến trước tượng Tổ để lễ bái, tôn vinh công lao của Ngài Công Duệ. Dĩ nhiên người  đời sau có thể thêm thắt chút ít, nhưng đại bộ phận sự đóng góp của Ngài Công Duệ chắc chắn không phải nhỏ, mới có sự gắn bó  mật thiết giữa hai người cho đến nay. Tình tiết ghi chép trong “Thanh Thủy Tổ Sư Bản Truyện” là có thể tin cậy.
*Cũng trong “Thanh Thủy Tổ Sư Bản Truyện” ghi là  “Tổ Sư sanh ở Làng Tiểu Cô huyện Vĩnh Xuân.Họ Trần, tên Phổ Túc”. Làng Tiểu Cô   huyện Vĩnh Xuân ngày nay là Thôn Phu Thượng , trấn Hộ Sơn, huyện Vĩnh Xuân, tỉnh Phước Kiến. 
-Theo tài liệu ghi trong “Đào Nguyên Nam Sơn Trần Thị Tộc Phả  ” ( gia phả của họ Trần ở Đào Nguyên Nam Sơn) thì Tổ Sư họ Trần tên Vinh Tổ, như vậy trong Thanh Thủy Tổ Sư Bản Truyện ghi tên Ngài là Phổ Túc, ấy là ghi theo “pháp danh” chứ không phải “thế danh” (tên đời).
*Trong bộ sách “Tứ Thần Chí” , mục “Thanh Thủy Nham Chí Lược” đời vua Quang Tự (nhà Thanh) , ông Dương Tuấn ghi rằng :- “Thần (chỉ Tổ Sư) họ Trần, tên Phổ Túc, người làng Tiểu Cô huyện Vĩnh Xuân, là hậu duệ của vị danh nho nổi tiếng về Lý Học đời Tống tên Ôn Lăng Trần Tri Nhu, tự Thể Nhân, hiệu Hưu Trai, tên cha không biết, mẹ là Hồng Thị.”
-Trần Tri Nhu là một vị nổi danh về Lý Học đời Tống ở tỉnh Phước Kiến, trong các sách  《 Phước Kiến Thông Chí 》、《Tuyền Châu Phủ Chí 》、《Vĩnh Xuân Châu Chí 》đều có ghi chép sự nghiệp của ông. Nguyên xuất thân là Tiến Sĩ, bảy người con sau nầy cũng đều đỗ Tiến Sĩ, nên thế gian tôn xưng mỹ hiệu là “Nhất Môn Bát Tuấn” (một nhà có tám ngựa giỏi).
- Tra cứu tiếp trong “Đào Nguyên Nam Sơn Trần Thị Tộc Phả  ” ( gia phả của họ Trần ở Đào Nguyên Nam Sơn) thì quả gia tộc của Tổ Sư là danh gia thế phiệt, dòng dõi thư hương. Thái tổ phụ là Trần Sung, tằng tổ phụ Trần Ngạn Thánh, đại bá phụ Trần Phác, nhị bá phụ Trần Mô, tứ thúc là Trần Quyền, em là Trần Mộng, tất cả đều là “Tiến Sĩ xuất thân”. Cha của Tổ Sư tên Trần Cơ, được mô tả “học vấn uyên bác, là bậc thi bá của làng thơ, vịnh cảnh làm thơ, múa bút là xong”. Cũng trong “Đào Nguyên Nam Sơn Trần Thị Tộc Phả  ” ghi rằng :- “ [Thanh Thủy Tổ Sư ] …chăm chỉ trì trai tụng kinh giữ giới, hàng ngày thường cùng người dưới núi cỡi trâu ngoạn cảnh, tối về tụng kinh, sau thoát hóa thành Thanh Thủy Tổ Sư Phật”
*Một truyền thuyết khác ghi là :- 
“Thanh Thủy Tổ Sư họ Trần, tên Ứng (hoặc Trần Thiệu hay Trần Thiệu Ứng), tự Thiện Túc. Sanh ngày mùng sáu tháng giêng năm Khánh Lịch thứ tư đời Tống Nhân Tông. ở làng Tiểu Cô huyện Vĩnh Xuân phủ Tuyền Châu tỉnh Phước Kiến. Mất vào ngày mười ba tháng năm , năm Kiến Trung Tịnh Quốc nguyên niên. Hưởng thọ sáu mươi lăm tuổi. Trần Ứng từ nhỏ đã xuất gia ở chùa Đại Vân, vì không chịu nổi sự ngược đãi của tự viện nầy, nên lên trên núi Cao Thái cất am mà tu, đóng cửa tĩnh tọa. Sau nhờ Thiền Sư Minh Tùng ở núi Đại Tĩnh dạy dỗ, học thông phật pháp trong ba năm, kết quả ngộ đạo. Thiền Sư Minh Tùng truyền thụ  y bát, bảo :- [ Phật ta công đức lớn lao, nên đã tu theo Ngài, phải bỏ hết muôn duyên, chăm lo việc độ người lợi vật làm phương châm trọn đời”. Vì thế, Trần Ứng đã ra sức cấp thuốc cứu người vô số ở Ma Chương, trị được nhiều bệnh nan  y. Nhân sĩ vùng nầy tôn xưng Ngài là “Ma Chương Thượng Nhân” ].
-Sau lần cầu mưa thành công ở Bồng Lai An Khê tỉnh Phước Kiến, nhân dân vùng nầu cảm niệm ân đức, cất Tinh Xá ở núi Bồng Lai, thỉnh Ngài đến ở. Tôn xưng Ngài là “Thanh Thủy Nghiêm” về sau tôn là Thanh Thủy Tổ Sư .
- Ma Chương Thượng Nhân đã bỏ ra rất nhiều công sức để đắp đường làm cầu tiện lợi cho việc đi lại. Những nơi trước đây hoang vắng hẻo lánh, dần dần thành nơi cư dân sung túc. Suốt mười chín năm, Ngài đã hoàn thành vô số kỳ công, bố thí diệu dược cứu sống hàng vạn người. Dân chúng các vùng  Chương Châu, Đinh Châu ai ai cũng xưng tụng Ngài có đạo lực cao siêu, nhà  nào có việc nạn tai, đến cầu xin Ngài đều cứu giúp bình an thoát khổ. Năm Tĩnh Quốc thứ chín đời Tống Huy  Tông, ngày mười ba tháng năm, Ngài dặn dò đệ tử xong, ngồi an nhiên thị tịch, hưởng thọ sáu mươi lăm tuổi. Nhân sĩ địa phương cảm thọ công đức Ngài, xây Miếu Thờ. Lại tâu về triều, sắc phong Ngài làm “Thiệu Ứng Đại Sư”. 
*Tóm tắt công trạng thành tích của Thanh Thủy Tổ Sư về Phật Học thì không có gì nổi bật lắm, chủ  yếu là tập trung vào sự nghiệp từ thiện. Ở Vĩnh Xuân, tạo được mấy chục cây cầu, ở An Khê tạo ra những cây cầu lớn như : cầu Thông Tuyền, cầu Cốc Khẩu, cầu Thái Khẩu.  Rồi thêm vào những công việc bố thí thuốc men trị lành bệnh cho người, những lần cầu mưa linh nghiệm .Như vậy, hễ làm việc gì có phúc lợi cho nhân dân, thì chắc chắn dược nhân dân sùng bái. Đó là qui luật của muôn đời.
*Ngoài ra, theo sự giải thích của Tam Hiệp Tổ Sư Miếu thì lai lịch của Thanh Thủy Tổ Sư có khác. Ngài là người ở huyện Tường Phù phủ Khai Phong , kinh đô Bắc Tống. Ngài đã từng theo Thừa Tướng Văn Thiên Tường chiêu mộ nghĩa binh để chống quân Nguyên, tham dự nhiều trận đánh lớn khắp hai miền Giang Nam, Giang Bắc, trở thành một vị anh hùng cứu quốc trong phong trào “kháng Nguyên phò Tống” . Thuyết nầy ít được người công nhận. (giải thích ở đoạn sau)
*Đời Minh Thái Tổ sắc phong Ngài làm “Hộ Quốc Công”, lại xuống lệnh cho quan dân tỉnh Phước Kiến xây dựng Miếu Thờ Ngài ở núi Thanh Thủy huyện An Khê . Do đó, cư dân vùng nầy xưng Ngài là “Tổ Sư Công”, Miếu Thờ Ngài gọi là “Tổ Sư Miếu”.
*** Xét yếu tố lịch sử thì thấy, Thanh Thủy Tổ Sư sống khoảng 1047—1101 , tức là thời kỳ Tống—Liêu—Hạ cùng tồn tại. Đến  năm 1115 mới lập thành nước Kim. Năm 1120, nhà Tống liên kết với Kim mà đánh nước Liêu, đến năm 1125 thì tiêu diệt được Liêu. Sau đó, Kim quay lại tấn công nhà Tống. Khi ấy mới có việc thành lập nhà Nguyên ở Trung Hoa, thì Thanh Thủy Tổ Sư đã viên tịch rồi, lấy đâu ra việc  “kháng Nguyên phò Tống” như thuyết trên nói ?
安溪一帶的居民,都奉清水祖師為主神,保護地方的安寧,清代安溪人士遷移往台灣,也各奉祖師的香火來台灣,代為塑像建廟,作為共同信仰及連絡鄉誼的地方。台灣有安溪人的地方,就有清水祖師的分身,當然也就有建造祖師廟。每年 逢清水祖師爺誕辰,都要舉行三獻禮及誦經祝壽等儀式。
  祖師廟的祭典分別由地方俗稱的「七股」(即七種姓氏)劉、林、陳、李、王、大雜姓及中庄雜姓等輪值酬神。輪到主祀的一股,必需飼養大豬公(神豬),參加競賽,有的豬公甚至重達一千餘斤。據說,吃到祭神豬公的人會發達且有好福氣,因此每到這一天,許多民眾就開始爭購大豬公肉。
  相傳祖師初到清水巖時,有畬鬼(畬為蠻族之稱,為古時散居在浙、閩境內的一部份猺民)也穴居在內,於是相約鬥法,誰勝了就是清水巖的主人。祖師居穴中不出,任由畬鬼在外火薰七晝夜,祖師出來後除了滿面烏黑外,毫髮未傷,畬鬼終於被祖師收服,成為祖師屬下的張、黃、蘇、李四大將軍。
  另有傳說,清水祖師自幼父母早逝,需依賴兄長生活,因嫂嫂坐月子無法下廚,令其代理炊事,誰知他竟把兩隻腳放在灶內當作柴燒,過了一會兒,整個人都不見了,化成了一道黑煙,從煙囪裏遁飛到天上去做神了。所以後來供奉他的人,才把他的塑像面部塗成一片漆黑。
  據傳祖師塑像的鼻子和下巴曾被山寇打斷過,後來每次出現天災人禍時,清水祖師的鼻子就會自行掉落,以示警告,所以清水祖師的塑像幾乎都有一個可以活動的鼻子和下巴,故又稱為落鼻祖師。有一次清水祖師繞境,經過某家門前,鼻子突然掉落,當夜該戶人家發生火災,大家傳為祖師顯靈。參拜祖師的人,如果身體不潔或心里不虔誠,祖師生氣,鼻子就掉落。另一說,祖師被山賊挖掉鼻子,雖經和尚修愎,自此以后,每有異故,鼻子自行掉落,但是所掉落的地方,必定在袍袖里。
  據《清水嚴志》記載:清水祖師俗名陳普足,原籍永春小岵鄉文溪人,生於宋慶歷七年(1047),在家鄉出家,精通佛理素孚眾望,人稱麻章上人。元豐六年(1083)來到蓬萊駐錫張岩,續修寺宇,遂改張岩為清水岩。他常云游閩南各地,為人施醫濟藥,祈福除疾。建中靖國元年(1101)五月十三日,上人於寺內端然坐逝,葬于岩后,為其藏骨塔定名為「真寶塔」。后地方官紳奏請封為「臨應大師」,嘉定三年(1210),又加封為「臨應廣惠慈濟善利大師」,世稱「清水祖師」。
  南宋時期,清水祖師的神階大大提高,其標誌是他先後四次得到朝廷的敕封,敕封清水祖師牒文均完整地保存在《清水岩志略》、《安溪清水岩志》等志書中,牒文詳細地記載了請封和敕封的經過。
  第一次請封是在紹興年間,由安溪姚添等人上文朝廷請封,理由是清水祖師生前剃髮為僧,苦行修煉,死後“本州亢旱,禱祈感應”。 到了紹興二十六年(1156年)三月,禮部批示福建路轉運司,派人到實地調查。龍溪縣主簿方品奉命到清水岩視察,認為“委有靈跡,功及於民,保明指實”。旋又委派轉運司財計官趙不紊前去核實,結論與方品相同。禮部再與太常寺勘會後,認為符合有關敕封條文,隆興二年(1164年),下牒敕封清水祖師為“昭應大師”。
  第二次請封在淳熙初年(1174年)前後,由安溪縣迪功郎政事仕林時彥等聯名上文請求增加封號,並賜塔額。理由是清水祖師“祈禱感應,有功於民”。禮部下文泉州府派人核實。最初派遣永春縣主薄迪功郎黃慣前去詢究,黃慣通過實地調查,證實清水祖師“祈禱雨晹,無不感應,委有靈跡,功及於民”。不久,又按條例,“委派鄰州興化軍,差官前去地頭體究。”莆田縣丞姚僅等奉命前去安溪清水岩一帶調查,再次證實清水祖師“遷化之後,英靈如在,凡人有疾病,時有雨晹,及盜賊之憂,隨禱隨應。”後來,又下文要求漳州府差官再次前去核實。漳浦主簿周鼎以奉命到安溪清水岩視察,當地百姓列舉一系列靈異證明清水祖師確實“委有靈跡,惠利及民”。經過這樣反反復復的調查核實,直到淳熙十一年(1184年),禮部與太常寺才同意增加封號,下牒敕封,封號為“昭應慈濟大師”。但賜塔額的請求,由於無有關條文可依,未能滿足要求。
  第三次請封是在慶元六年(1200年),理由是“近日雨澤稍愆,……靈應顯跡有功,乞加封。”嘉泰元年(1201年)牒下,加封為“昭應廣惠慈濟大師”。同時被敕封的還有福州南台武濟廟的英護武烈鎮閩王,左協威廣惠靈惠侯,右翊忠嘉澤顯應侯。這次封賜,手續比較簡單,從請封到敕封僅用一年時間,比歷次封賜所花時間都短。
  第四次請封是在嘉定元年(1208年),理由主要是開禧三年泉州大旱,在求助其他神佛祈雨不應的情況下,嘉定元年抬出清水祖師,“為民祈雨,隨即沾足”。禮部先委派仙游縣主簿韓淤前去體究,爾後又派長泰縣尉何葆復實,均以確實“祈禱靈驗,惠利及民”上報。嘉定三年(1210年)牒下,再加封為“昭應廣惠慈濟善利大師”。
*Cư dân ở một dãy An Khê  đều thờ phụng Thanh Thủy Tổ Sư  là vị Chủ Thần để bảo hộ anh ninh cho địa phương. Đời Thanh các người dân ở An Khê đến Đài Loan cư ngụ , đã lập Miếu Thờ Tổ Sư ở Đài Loan và thường xuyên liên lạc trao đổi việc cúng tế Tổ Sư ở Phước Kiến. Nhất là người gốc ở An Khê thì lại càng quan tâm đến Thanh Thủy Tổ Sư nhiều hơn. Hàng năm, họ tổ chức cúng tế với những nghi thức “tam hiến lễ” và “tụng kinh, chúc thọ” v.v…
* Việc quản trị cúng tế ở Miếu Tổ Sư do mỗi “họ tộc” gốc An Khê, gọi là “thất cổ” (bảy vế, tức bảy họ) Gồm có :- Lưu, Lâm, Trần, Lý, Vương, họ khác đông người và họ khác ít người, thay phiên nhau mỗi năm để lo việc cúng tế. Mỗi “cổ” khi đến phiên cúng tế thì sớm lo chuẩn bị nuôi một con heo lớn , gọi là ‘Thần Trư” (heo để cúng thần). Các họ thi đua với nhau về trọng lương heo, có năm lên đến hơn một ngàn cân ( 200 kg).Tương truyền, ai ăn được thịt heo tế thần nầy thì sẽ may mắn, phát đạt, cho nên dịp cúng tế hàng năm, nhà nhà  tranh nhau để được mua thịt “thần trư” nầy.
*Tương truyền, xưa lúc Thanh Thủy Tổ Sư mới đến Thanh Thủy Nham, có “bọn quỉ Dư” ( Dư là tên gọi của bộ  tộc người Dao, thời xưa sống rải rác ở các châu Chiết và Mân) đang ở đó. Chúng đến thách thức Thanh Thủy Tổ Sư đấu pháp thuật, nếu ai thắng sẽ làm chủ núi Thanh Thủy nầy. Tổ Sư ẩn vào trong huyệt động, để bọn quỉ Dư bên ngoài tha hồ dùng đủ các phép tà, thậm chí đốt lửa cháy liên tục cả bảy ngày. Sau đó, Tổ Sư ra khỏi động, ngoại trừ gương mặt bị nám đen, còn ngoài ra không bị thương tích gì cả. Cuối cùng Tổ Sư thu phục được bọn quỉ Dư nầy, chúng tình nguyện làm thuộc hạ cho Tổ. Đó là các vị Trương, Huỳnh, Tô, Lý bốn Đại Tướng Quân của Tổ. 
*** Lại cũng có một truyền thuyết khác, Thanh Thủy Tổ Sư bị mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ , nên được huynh trưởng nuôi nấng. Hôm nọ, bà chị dâu “có kỳ” không thể vào bếp nấu ăn, mới nhờ Ngài nấu thế. Ngài loay hoay thế nào mà lọt xuống “bếp lò ngầm”. Lát sau chẳng thấy thân thể Ngài  đâu cả mà chỉ thấy một luồng khói đen bay thẳng lên trời. Đó chính là Ngài được thành Thần. Vì thế, sau nầy hình tượng thờ Ngài có gương mặt đen thui.
*Cũng theo truyền thuyết, tượng thờ Ngài bị bọn thảo khấu cắt mất mũi và cằm, nhưng bị Ngài trừng phạt khiến bọn chúng phải đem gắn trả. Cho nên về sau nầy, mỗi khi sắp có sự việc thiên tai nhân họa gì, Ngài lắc mũi lắc cằm để báo cho dân chúng biết mà đề phòng. Do đó, mới xuất hiện danh xưng “Lạc Tỵ Tổ Sư” là thế.
Có lần một người dân đến cúng bái, thấy mũi Ngài lắc và khói xông ra, người đó không hiểu sao, nhưng cũng báo lại cho cả nhà biết, ban đêm thức canh phòng. Nhờ đó, khi nửa đêm căn nhà bị phát hỏa, có người tri hô kịp thời nên không bị thiệt hại nhiều. Câu chuyện đó được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Khi người nào đến cúng bái Ngài mà thân thể không sạch sẻ hay tâm thiếu thành kính, mũi Ngài cũng lắc. Có truyền thuyết khác nói rằng, sau khi bọn sơn tặc cắt mũi Ngài thì vị sư giữ Miếu đã khôi phục lại chiếc mũi, nhưng từ đó mới xãy ra hiện tượng lắc mũi. Còn việc xác định phương hướng hay chỗ nào có tai biến thì nhìn vào tay áo bào của Ngài mặc thì biết.
*Theo sách “Thanh Thủy Nghiêm Chí” viết :- “Thanh Thủy Tổ Sư tục danh Trần Phổ Túc, người làng Tiểu Hộ huyện Vĩnh Xuân, Văn Khê. Sanh vào năm Tống Khánh Lịch thứ bảy (năm 1047). Xuất gia ở quê nhà, tinh thông Phật lý được mọi người ngưỡng mộ, tôn là “Ma Chương Thượng Nhân”. Năm Nguyên Phong thứ  sáu (năm 1083) đến ở núi  Trương  thuộc Bồng Lai, xây dựng chùa miếu. Nhân đó, cải danh núi Trương thành núi Thanh Thủy. Ngài thường vân du các vùng ở Mân Nam, vì người bệnh cho thuốc, lấy phước đức cứu nạn cho dân. Ngày mười ba tháng năm, năm Kiến Trung Tịnh Quốc nguyên niên (năm 1101), Thượng Nhân ngồi ngay ngắn thị tịch, an táng phía sau núi, xây tháp gọi là “Chân Bảo Tháp”. Về sau, quan địa phương tâu về triều đình phong làm “Lâm Ứng Đại Sư”. Năm Gia Định thứ ba ( năm 1210) gia phong làm “Lâm Ứng Quảng Huệ Từ Tế Thiện Lợi Đại Sư”. Dân gian gọi là “Thanh Thủy Tổ Sư”.
*Thời kỳ Nam Tống, vị thần Thanh Thủy Tổ Sư được đề cao, trước sau bốn lần được triều đình sắc phong. Các sắc phong hiện vẫn còn được lưu giữ  tại địa phương và ghi chép trong các sách “Thanh Thủy Nham Chí Lược”, “An Khê Thanh Thủy Nham Chí”, trong đó có nói rõ về việc xin phong cho Ngài :-
1.- Lần thứ nhất vào năm Thiệu Hưng, do Diêu Thiêm và nhân dân An Khê thỉnh phong, lý do là “Thanh Thủy Tổ Sư lúc sanh tiền cạo tóc xuất gia, khổ hạnh tu luyện, cứu thế độ nhân, cầu mưa giúp chúng. Khi Ngài  mất, địa phương gặp hạn hán, cầu đảo nơi Ngài cũng có cảm ứng nhiệm mầu”. Đến năm Thiệu Hưng thứ 26, quan Lễ Bộ Thượng Thư cho người đến tận nơi để điều tra. Quan Chủ Bộ huyện Long Khê là Phương Phẩm phụ trách công tác nầy , phúc trình là “Còn lưu di tích linh hiển, có công với nhân dân, những việc tâu trước là chính xác”. Sau lại phái quan Tài Kế ở Chuyển Vận Ty là Triệu Bất Vặn đến tái khảo sát, kết luận giống như Phương Phẩm. Cuối cùng Bộ Lễ cho Thái Thường Tự chung xét, đồng ý cho sắc phong Ngài làm “Thiệu Ứng Đại Sư” vào năm Long Hưng thứ hai ( năm 1164)
2.- Lần thứ hai vào năm Thuần Hi sơ niên (năm 1174), do quan chính sự Địch Công Lang huyện An Khê là  Lâm Thời Ngạn chủ xướng, thượng biểu tấu xin gia phong cho Ngài và xin ban biển đề tên cho tháp thờ. Lý do nêu trong sớ thỉnh cầu là “cầu đảo có cảm ứng, có công lớn với nhân dân”. Bộ Lễ ra lệnh cho phủ Tuyền Châu phái người đi điều tra. Trước tiên là phái quan Chủ Bộ Địch Công Lang huyện Vĩnh Xuân là Huỳnh Quán đến khảo sát. Huỳnh Quán xem xét thực tế rồi báo cáo về Bộ Lễ , quả thật Thanh Thủy Tổ Sư đã “cầu mưa ứng nghiệm, nhiều lần không sót, còn lưu di tích, công lớn cho dân”. Không lâu sau, lại phái quân Hưng Hóa của châu Lân đến phúc tra, cử Thừa Diêu Cận ở huyện Bồ Điền đến núi Thanh Thủy xem xét, đã tái xác nhận, Thanh Thủy Tổ Sư  là “dù đã mất đi, anh linh còn mãi, phàm người  mắc  bệnh nặng, đến cầu thì được mạnh; lo sợ trộm cướp,  cầu  xin  đều được yên”. Tiếp theo là sai quan của phủ Chương Châu đến chung xét, bá tánh địa phương làm bảng liệt kê,chứng minh sự linh dị và những linh tích của Thanh Thủy Tổ Sư đã phù hộ cho dân như thế nào…Quan đã bẩm báo sự thực về triều. Đến năm Thuần Hi thứ 11 (năm 1184), Bộ Lễ và Thái Thường Tự (cơ quan phụ trách cúng tế của triều đình) đồng ý cho sắc phong “Thiệu Ứng Từ Tế Đại Sư”. Riêng về biển treo Tháp, không có người khắc chữ đẹp, nên để địa phương tự làm.
*Lần thứ ba thỉnh phong vào năm Khánh Nguyên thứ sáu (năm 1200), lý do “gần đây Miếu Vũ báo điềm….có nhiều việc hiển linh cứu dân, xin gia phong”. Đến Gia Thái nguyên niên (năm 1201) sắc chỉ gia phong làm “Thiệu Ứng Quảng Huệ Từ Tế Đại Sư”. Cùng trong đợt sắc phong nầy, có những Miếu khác như Nam Đài Vũ Tế ở Phước Châu làm “Anh Hộ Vũ Liệt Trấn Mân Vương, Tả Hiệp Uy Quảng Huệ Linh Huệ Hầu , Hữu Dực Trung Gia Trạch Hiển Ứng Hầu” . Lần phong nầy không mất thời gian thẩm tra vì kết quả lần trước còn mới.
*Lần thứ tư thỉnh phong vào năm Gia Định nguyên niên (năm 1208), lý do chính yếu là  xứ Tuyền Châu đại hạn ba năm, cầu mưa nơi các Thần Phật không có kết quả, quan dân Tuyền Châu cử đoàn đại biểu đến Miếu Thanh Thủy Tổ Sư để cầu thì mưa móc chan hòa, nhân dân thoát nạn. Bộ Lễ trước cử quan Chủ Bộ huyện Tiên Du là Hàn Ứ đến thẩm tra, sau lại cho Huyện Úy Trường Thái phúc thẩm, tất cả đều xác nhận sự thực “cầu mưa linh nghiệm,ban phúc lợi cho dân”. Đến năm Gia Định thứ ba (năm 1210), tái gia phong làm “Thiệu Ứng Quảng Huệ Từ Tế Thiện Lợi Đại Sư”.

Xin theo dõi tiếp BÀI 12. dienbatn giới thiệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét