Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

KHẢO SÁT MỘT SỐ NGÔI MỘ CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI . BÀI 6.

KHẢO SÁT MỘT SỐ NGÔI MỘ CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI . BÀI 6.

Sau rất nhiều chuyến điền dã khảo sát Phong thủy âm trạch , dienbatn còn giữ được một số tư liệu về những ngôi mộ cổ do tiền nhân đặt từ xưa . Nay đăng lại trong Blog này làm tư liệu và mong rằng những Thày Địa lý của Việt Nam hiện nay nghiên cứu và hy vọng sẽ rút ra được những điều bổ ích cho mình , ngõ hầu có thể giúp cho những thân chủ của mình một cuộc sống an vui , hạnh phúc.
Sách có câu :"Tiên tu nhân lập âm chất,nhi hậu tầm Long ". 
Người người đều muốn có được một Địa trạch tốt tươi,nhằm thăng hoa cuộc sống vật chất đầy đủ,công danh hiển hách,vợ đẹp con ngoan,Gia đình hạnh phúc.Sách THÔI QUAN THIÊN viết :"Trong nhà có người đức hạnh cao thượng thì đất đá trên núi gần đó nhất định có Linh khí ".Qua câu nói trên tức là con người làm chủ Linh khí vạn vật do phần Tâm khí của chính mình.Các Phong Thủy Sư không hiểu điều này thì dủ có Trích Huyệt Tầm Long được Bảo địa cũng chẳng linh nghiệm. 
Những việc Tầm Long Địa Huyệt còn phải hội thêm phần cảm ứng tức là Thiên Đạo (Đạo Trời );sự ứng nghiệm của việc hành thiện lập âm chất,tạo nhân quả tốt.Tục ngữ có câu :"Âm địa tốt không bằng Tâm địa tốt ".Do vậy,tìm kiếm chọn lọc được Địa mạch Huyệt vị,Phong Thủy Sư phải tích đức hành thiện làm căn bản.Nếu kẻ nào có phẩm chất cao thượng,thì ắt Thiên cơ sẽ ứng,Địa cơ theo đó mà tăng thêm sự tốt lành cho con cháu đời sau hưởng Phúc.Bởi Tâm địa thiện lương thì tương ứng với Địa mạch cát lợi ,vận Trời ứng cho,chứ chẳng phải chủ quan tâm về hình thức mà quên đi nội dung,cứ tưởng rằng tầm được Long huyệt rồi,con cháu đời sau sẽ được hưởng Phúc,cái gốc chúng ta chẳng lo mà lại đi lo cái ngọn,rõ là ta chẳng biết gì cả.Nếu như các Phong Thủy Sư họ tài giỏi như thế thì ắt họ phải giành những huyệt Đế Vương,Công Hầu,Khanh tướng cho con cháu họ,chứ dại gì mà họ chỉ cho ai ? 
Quách Phác nói :"Cát hung cùng cảm ứng lẫn nhau,họa phúc cũng tự nhiên theo Tâm khí chiêu cảm mà đến ". 
Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà an táng,song song với việc trên ,người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân,tâm cầu lấy gốc rễ của Đạo.Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa huyệt,sẽ cho kết quả trái ngược,làm tổn hại đến con cháu đời sau. 
Nếu như có Nhân,tất phải có Quả;nhưng Nhân -Quả thiện ác tùy vào Tâm khi chiêu lấy họa phúc.Cũng như ngày xưa có người chết được Thiên táng hay Địa táng một cách ngẫu nhiên,con cháu sau này phát Đế Vương,Công hầu.
Triệu Quang viết cuốn :"PHONG THỦY TUYỂN TRẠCH TỰ ",có nói rằng :"Vô phước cho ai không có nhân duyên mà được Huyệt tốt ".Dẫu cái tốt,xấu của Phong thủy Huyệt mộ ảnh hưởng đến cát hung,nhưng Âm đức của con người có thể cải biến được Vận -Mạng.Đến như các bậc Tiền bối Phong thủy như Cao Biền,Quách Phác tài giỏi kinh Thiên động Địa ,nhưng khi gặp Huyệt Đế Vương cũng không dám dành cho mình,bời biết đạt Địa lợi,nhưng Thiên thời và Nhân hội còn khuyết,không dám nghỉ bàn.Tóm lại việc "TIÊN TÍCH ĐỨC,NHI HẬU TẦM LONG " của người xưa dạy quả không sai. 

6/ KHẢO SÁT LĂNG MỘ BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG - PHÙNG HƯNG.
( 布蓋大王).



Phùng Hưng (chữ Hán: 馮興; ? - 791) tự Đô Quân, là thủ lĩnh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Đường ở Việt Nam thời Bắc thuộc lần thứ ba (602-905).
Ông vốn xuất thân con nhà hào phú ở làng Đường Lâm thuộc Phong Châu;thời bây giờ quan đô hộ Cao Chính Bình thu thuế nặng. Phùng Hưng cùng với em là Phùng Hải thu phục được các làng ấp chung quanh, rồi đem quân vây Đô hộ phủ. Cao Chính Bình ưu phẫn ốm chết, Phùng Hưng thung dung vào đô thành cắm bảy mươi ngọn cờ, hùng oai muôn dặm độc quyền một phương, họa phúc do tay, nghiễm nhiên như một họ Triệu, họ Lý .
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: Phùng Hưng là người ở làng Đường Lâm, thuộc Giao Châu. Ông vốn con nhà hào phú, có sức vật trâu, đánh hổ.
Theo sách Việt điện u linh: Phùng Hưng là Thế Tập Biên Khố Di Tù Trưởng châu Đường Lâm, hiệu là Quan Lang. Phùng Hưng xuất thân gia tư hào hữu, sức lực dũng mãnh, đánh được hổ, vật được trâu. Người em tên Hãi cũng có sức mạnh kì dị.
Theo sách Việt sử tiêu án: Phùng Hưng quê ở làng Đường Lâm thuộc Phong Châu, con nhà hào phú, có sức vật trâu đánh hổ.
Cho tới nay ngày sinh của ông vẫn chưa rõ. Các sách chính sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục ghi ông mất năm 802, chỉ một thời gian ngắn sau khi đuổi được giặc Bắc phương. Một nguồn dã sử cho biết ông sinh ngày 25 tháng 11 năm 760 (tức 5-1-761) và mất ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (tức 13-9-802), thọ 41 tuổi.
Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người đã từng vào trong cung vua Đường Cao Tổ, thời niên hiệu Vũ Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ.
Khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Huyền Tông niên hiệu Khai Nguyên, Phùng Hạp Khanh đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế). Sau đó, ông trở về quê chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến hàng nghìn người.
Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách đặc biệt.
Phùng Hưng nối nghiệp cha trở thành hào trưởng đất Đường Lâm. Cho tới nay dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện ông dùng mưu kế giết hổ dữ mang lại bình yên cho làng xóm.
Việt Nam thời thuộc Đường gọi là An Nam đô hộ phủ, khi đó đang nằm dưới ách cai trị hà khắc của bọn quan đô hộ. Các quan đô hộ nhà Đường ra sức vơ vét của cải của người dân Việt Nam, bắt người dân Việt phải đóng sưu cao thuế nặng khiến lòng người ngày càng căm phẫn.
Năm 767, Cao Chính Bình, hiệu úy châu Vũ Định (miền Việt Bắc) giúp kinh lược sứ An Nam là Trương Bá Nghi đánh bại được cuộc xâm lược của quân Chà Và (Java) ở Chu Diên, sau đó được cử làm đô hộ An Nam. Chính Bình ra sức vơ vét của cải của nhân dân, đánh thuế rất nặng.
Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-780), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân Giao Châu có loạn, Phùng Hưng cùng với em là Hãi hàng phục được các ấp bên cạnh, Phùng Hưng xưng là Đô Quân, Hãi xưng là Đô Bảo, đánh nhau với Cao Chính Bình, lâu ngày không thắng được.
Sách Việt điện u linh chép rằng: Giữa niên hiệu Đại lịch nhà Đường, nhân An Nam có loạn, anh em Phùng Hưng đem quân đi tuần các ấp lân cận, đánh đâu được đấy. Phùng Hưng cải danh là Cự Lão hiệu là Đô Quán, Hãi cũng đổi tên là Cự Lực, hiệu là Đô Bảo. Phùng Hưng dùng kế của người Đường Lâm là Đỗ Anh Hậu đem binh tuần hành mấy châu Đường Lâm, Trường Phong tất cả cả đều quy thuận, uy danh chấn động, muốn đánh lấy Đô Hộ Phủ.
Phần lớn các truyền thuyết đều kể rằng: Phùng Hưng nhận thấy lực lượng chưa thật đủ mạnh để đè bẹp quân địch, ông đã cùng các tướng tỏa đi xung quanh chiêu mộ thêm binh lính và sắm thêm vũ khí, còn việc vây thành được giao cho 3 người cháu gái họ Phùng, gọi Phùng Hưng bằng bác.
Phùng Hưng đem quân đánh với Cao Chính Bình, lâu ngày không thắng được. Phùng Hưng dùng kế của Đỗ Anh Hàn, đem quân vây phủ.
Quan đô hộ Cao Chính Bình đem binh ra đánh, không hơn được, ưu phẫn phát bệnh vàng da rồi chết.
Phùng Hưng vào Đô hộ phủ trị vì 7 năm rồi mất. Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Hưng nhân đó vào đóng ở phủ trị, chưa được bao lâu thì chết. Theo Việt sử tiêu án : Ông Hưng cùng với em là Hải, xuất phục được các làng ấp ở chung quanh, tự hiệu là Đô quân, Hải là Đô bảo, dùng kế của người làng là Đỗ Anh Hàn, đem quân vây phủ, Chính Bình lo phẫn mà chết, ông Hưng vào ở trong phủ, cho Hải làm Thái úy, rồi ông mất. Dân chúng lập con Hưng là An làm Đô Phủ Quân.
Chính sử chép rằng ông cầm quyền cai trị không lâu sau đó đã qua đời ngay trong năm 791. Các sử gia hiện nay xác định ông mất khoảng tháng 5 năm 791.
Nguồn dã sử Việt điện U linh của Lý Tế Xuyên và giai thoại dân gian cho rằng: ông cầm quyền được 7 năm, nhưng lại mất năm 802. Thông tin này không phù hợp về logic: Năm 791 giành được Tống Bình mà mất năm 802 tức là Phùng Hưng cầm quyền trong 11 năm chứ không phải 7 năm. GS Nguyễn Khắc Thuần cho rằng: Lý Tế Xuyên và truyền thuyết dân gian đã có sự lầm lẫn: hơn 7 năm là thời gian tính từ khi Phùng Hưng làm chủ khu vực quanh Đường Lâm tới khi ông mất, chứ không phải tính từ khi ông làm chủ Tống Bình.
Theo sách Việt sử tiêu án: Ông Hưng đồng lòng với dân chúng, lập em là Hải. Bồ Phá Lặc có sức khỏe đẩy được núi, không chịu theo Hải, lánh ở động Chu Nham. Bồ Phá Lặc lập An là con ông Hưng. An tôn cha là Hưng làm Bố Cái Đại Vương (tục gọi cha mẹ là Bố Cái), dân Thổ cho là linh dị, lập đền thờ ở phía tây đô phủ để thờ Hưng.
Theo sách Việt điện u linh, con của Phùng Hưng là Phùng An khi lên ngôi tôn Phùng Hưng làm Bố Cái Đại Vương, bởi quốc tục xưng cha là Bố, mẹ là Cái, nên mới gọi như vậy.
“Phùng Đô Quân là một người phi thường, tất nhiên có sự gặp gỡ phi thường; sự gặp gỡ phi thường chính là để đãi người có tài phi thường. Xem việc sức bắt được hổ, khi muốn nuốt sao Ngâu, khiến cho người trong châu đều úy phục, nếu không có tài lược hơn người thời đâu được như thế. Chính Bình chết rồi, Vương thung dung vào đô thành cắm bảy mươi ngọn cờ, hùng oai muôn dặm độc quyền một phương, họa phúc do tay, nghiễm nhiên như một họ Triệu, họ Lý, há phải như Mai Hắc Đế chỉ chiếm một châu mà ví được đâu ? Tuy vận nội thuộc, chẳng bao lâu bị mất vào tay Triệu Xương, nhưng kẻ đại trượng phu xuất sắc không chịu để cho bọn hồ lại giàn buộc. Ngọ Phong là tay cự phách trong hạng Thổ hào, vận tuy bĩ cực, nhưng gặp gỡ đều hanh thông, rõ thực bậc anh hùng hảo hán, phương chi cốn Đại nội hiển linh, sông Bạch Đằng giúp trận, Phu Hựu, Chương Nghĩa chói lọi ở Loan thư, sống được vinh danh, chết lưu hiền hiệu, người như Phùng Bố Cái chưa dễ có nhiều được.
— Việt điện u linh, soạn giả Lý Tế Xuyên
“Ngày nay anh tài nảy nở, vì tất đã không do Phùng Công đã cắm lá cờ đỏ đầu tiên, thực là bất hủ ” — Việt điện u linh, soạn giả Lý Tế Xuyên
Lăng Mộ và đền thờ chính .
Lăng mộ Phùng Hưng ngày nay nằm ở đầu phố Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đền thờ ông được dựng lên ở nhiều nơi như quê hương Đường Lâm, đình Quảng Bá (Tây Hồ), đình Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội), thờ ở lăng Đại Áng, Phương Trung, Hoạch An, phủ Thanh Oai (Hà Nội); tại xã Gia Thanh, Gia Viễn tỉnh Ninh Bình có 3 ngôi đền thờ Bố Cái Đại Vương, tương truyền ông mất tại đây.
( https://vi.wikipedia.org).
Về đền thờ của Bố cái đại vương - Phùng Hưng tại Đường lâm , các bạn có thể tham khảo thêm tại bài : KHẢO SÁT PHONG THỦY ĐƯỜNG LÂM - SƠN TÂY - HÀ NỘI. BÀI 4.
( https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=7280330204358162375#allposts/postNum=19)

 LĂNG MỘ BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG - PHÙNG HƯNG TẠI GIẢNG VÕ - HÀ NỘI.

Theo Việt sử tiêu án : Ông Hưng cùng với em là Hải, xuất phục được các làng ấp ở chung quanh, tự hiệu là Đô quân, Hải là Đô bảo, dùng kế của người làng là Đỗ Anh Hàn, đem quân vây phủ, Chính Bình lo phẫn mà chết, ông Hưng vào ở trong phủ, cho Hải làm Thái úy, rồi ông mất. "
Lăng và đền thờ Phùng Hưng được nhân dân xây dựng để ghi nhớ công lao của Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng. Lăng ông ở đất thuộc thôn Vạn Phúc, trại Kim Mã trước đây, nay nằm bên đường Giảng Võ, trong khu vực nhà máy thiết bị lạnh. Lăng không rõ năm xây, thấp bé, đơn sơ, có đề 4 chữ “Phùng Vương cố lăng” (lăng cũ vua Phùng) với đôi câu đối:

Anh hùng khai thác kham thiên cổ
Phụ mẫu xưng hô hợp vạn dân.
Nghĩa là:
Sự nghiệp anh hùng truyền vạn thủơ
Tôn xưng cha mẹ hợp muôn dân.

Tác giả Lý Tế Xuyên trong tập Việt điện u linh đã viết về Phùng Hưng như sau: "Bố Cái Đại vương sau khi mất rất hiển linh. Dân các làng thường nghe có tiếng xe, ngựa đi ầm ầm trên nóc nhà hoặc trên các cây cổ thụ, trông lên thường thấy trong đám mây năm sắc có cờ, kiệu rực rỡ, lại có tiếng đàn sáo văng vẳng trên không. Trong làng hễ có việc gì xảy ra thì về đêm thấy có một dị nhân báo cho người hào trưởng ở làng biết trước, ai cũng phải lấy làm lạ, mới cùng đến lập đền thờ vương... Người đến lễ rất đông, hương khói không lúc nào dứt. Khi Ngô Quyền dựng nước đã sai sửa sang ngôi đền rộng rãi, khang trang hơn, lại sai sửa soạn đồ tế lễ và các thứ tàn quạt, chuông trống đem đến đền tế lễ. Các triều vua sau dần dần thành lệ. Đến đời Trần, năm Trùng hưng thứ nhất (1285), sắc phong Phùng Hưng là Phu Hựu đại vương. Năm thứ tư (1288), gia phong hai chữ Chương Tín. Năm Hưng Long 20 (1312) lại gia phong hai chữ Sùng Nghĩa. Đến nay vẫn còn dấu thiêng, dân vẫn sùng phụng". 
           Năm 1954, Hà Nội giải phóng, đền thờ không còn, chỉ còn lăng trên một bãi đất hoang đầu đường Giảng Võ, gần bến xe Kim Mã bây giờ. " (http://ditichlichsuvanhoa.com/ ).
" Lăng và đền thờ ông được nhân dân xây dựng ở Tây Nam thành Tống bình, nay thuộc phường Giảng Võ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. ".
dienbatn đã giành thời gian khảo sát lăng mộ của Bố cái đại vương - Phùng Hưng tại phố Giảng Võ - HÀ NỘI. Vị trí lăng hiện nay nằm đối diện với tòa soạn báo điện tử Dân Trí ( nhà số 48 ), tại ngõ 2 - phố Giảng Võ - HÀ NỘI. Lăng và đền thờ Phùng Hưng được đặt trên một khu đất khoảng 400 m2 hiện nay đã được tu bổ khá khang trang . Ngày xưa khu đất này thuộc phía Tây thành Tống Bình , khi Phùng Hưng mất được táng tại đây chứ không đưa về quê tại Đường lâm.
"ĐƯỜNG ĐẠI LA (NAY LÀ ĐẦU PHỐ GIẢNG VÕ) .


Thời  Pháp  thuộc  con  đường  mà  ngày  nay  ta  gọi  là  Giảng  Võ, chưa  đặt  tên. Tên  đường Đại La có từ năm 1945 sau Cách mạng tháng Tám và là tên một đoạn từ  bến  ô  tô  Kim  Mã  đến  ngã  tư  Cát  Linh;  đến  năm  1964,  đặt  tên  lại  và  gọi  con đường suốt từ ngã ba Hàng Đẫy đến nga ba Thủ Lệ là đường Giảng Võ. 
Đường Đại La năm 1945 - 1946 là một khúc của bức luỹ cũ đi cửa ô Thanh Bảo đến chỗ có tên là " Cổng - lấp - chuôi - vồ", tức là ở quãng giữa, một bức luỹ đi từ  ô Tây Dương (Cầu Giấy) đến ô Chợ Dừa. 
Tại nơi đây, bản  đồ cũ năm 1831 chỉ thấy vẽ nhiều hồ lớn; hồ Giảng Võ, hồ Hào  Nam, và đồng ruộng, bãi tha ma. Bản đồ 1873 có vẽ một số nóc nhà ở phía ngoài  cửa ô trên đường đi Sơn Tây. Khu lăng Phùng Hưng ở giữa cánh đồng rộng dưới  những cây đa cổ thụ. 
Lăng Phùng Hưng không lớn: hai cột trụ ngoài cổng quay về hướng tây, có đôi câu  đối:  

" Anh hùng khai thác kham thiên cổ. 
  Phụ mẫu xưng hô hợp vạn dân" 

Quanh lăng là một bức tường thấp. Lăng xây lộ thiên, đơn giản, trên vách có bốn chữ "Phùng vương cố lăng". Năm 1920 chung quanh lăng còn có tường và cây cối sầm  uất.  
Từ  năm  1954,  nhà  cửa  xây  dựng  ở  đầu  đường  Đại  La  lấn  dần  vào  khu  lăng.  Một  xưởng sản xuất vô ý thức đổ phế phẩm và rác bẩn ngay cạnh lăng. Cây cối mất dần, cây đa cũng cằn cỗi rồi chết. Lăng không được bảo quản. 
Đầu đường Đại La, cạnh nhà Tiền và bến ô tô Kim Mã  - phố Hàng Đẫy là khu cơ  nghiệp của Năm Giệm. Nhà tư sản này lần lượt có hai cơ sở kinh doanh đều là xí  nghiệp lớn: Sở Vệ sinh và Nhà máy gạch Đại La.
Xí nghiệp Vệ sinh của Năm Giệm có những ngôi nhà lợp tôn chỗ chứa xe và thùng lấy  phân. Xí nghiệp có một bãi rộng trong có những bể xây lớn dùng để chứa phân. Hồ đầm  chung quanh có nhiều nước (hồ Hào Nam, hồ Tám Mái), công nhân vệ sinh rửa thùng ở đấy. Cả vùng xung quanh bị ô nhiễm uế khí. 
Trước những năm ba mươi, Hà Nội mới có một số ít hố xí máy tự hoại ở khu phố  Tây.? khu phố ta nhà nào cũng chỉ có chuồng xí thùng. Hàng ngày phụ vệ sinh đẩy xe  bò đến các phố thay thùng lấy phân; công việc làm vào ban đêm. Ít nhà có lối đi riêng  lấy  phân  ở  đằng  sau,  phụ  thùng  phải  đi  từ  cửa  ngoài  vào  suốt  tận  sân  trong.  Đêm  khuya tiếng đập cửa gọi đổi thùng. Trong nhà thắp hương để át mùi hôi thối, lại còn  phải canh nhà trong lúc ngỏ cửa ngoài, phải có người đi theo người ta vào trong  qua các phòng. 
Phân thu thập từ các phố nội thành đưa về Đại La, một phần đem chứa vào các bể xây  chờ người đến mua, một phần xe thẳng đến vùng trồng rau ngoại thành (Vòng, Canh,  Diễn) bán ngay cho người làng; các ngã ba, ngã tư suốt con đường từ Cầu Giấy  đi  Phùng là chợ bán phân bắc. 
Phân bắc là mối lợi lớn cho nhà thầu. Cảnh sát cấm người ngoại thành vào mua hoặc  lấy trộm phân trong các phố, phạt nặng những người gánh phân đi trong phố với lý do  bảo vệ vệ sinh chung. 
Xí  nghiệp  vệ  sinh  dùng  công  nhân  đổ  thùng  rất  đông.  Chủ  thầu  làm  nhà  cho  công  nhân thuê ở tập trung ở đầu đường Đại La; nhà tranh, nhà tôn lụp xụp, chật hẹp. Nhà  cứ làm thêm ra mãi, hồ, đầm bị thu hẹp dần, rác rưởi thành phố hàng ngày xe đến đổ ở  đây. Đến khi một công ty người Pháp thay Năm Giệm thầu được việc lấy phân ở nội  thành thì công ty đó đặt cơ sở ở bên trong ô Chợ Dừa trên con đường đê thôn Trung  xã Thịnh Hào. Năm Giệm đổi sang kinh doanh nghề làm gạch ngói, nhà máy cũng  vẫn ở đầu đường Đại La này. 
Xí nghiệp gạch của Năm Giệm là một xưởng nung gạch ngói lớn, chiếm một khu đất  rộng quay ra hai mặt đường Đại La và Cát Linh, mỗi chiều bề dài hàng mấy trăm mét.  
Chung quanh nhà máy là tường cao, đi bên ngoài thấy mấy ống khói lò nung cao ngất.  Bên trong có nhiều lớp nhà rộng: chỗ đóng gạch ngói, chỗ hong khô trước khi đưa vào  lò  nung.  Những  đống  đất  lớn  chở  từ  nơi  khác  đến  làm  nguyên  liệu  chiếm  hắn  một  phần diện tích nhà máy bên phố Cát Linh. Cạnh nhà máy là khu nhà ở của gia đình  Năm Giệm, có lối thông ra đường Đại La. Lối đi này qua một khu vườn rộng trồng  cây ăn quả, nay là ngõ Văn Lan. 
Xóm nhà tranh ở đầu phố Đại La vẫn tồn tại: đó là chỗ ở của gia đình công nhân nhà  máy gạch. Cũng vì xe rác trong thành phố đổ xuống vùng này để lấp hồ, dân trong  xóm lại có thêm nghề bới rác nhặt dẻ rách, mảnh chai, xương trâu bò, nghề này vẫn  giữ cho đến tận nay.  "
dl.ueb.edu.vn/bitstream ).
Một vài bức ảnh về thành Hà nội ngày xưa ( Thành Tống Bình có lẽ dịch lên phía Tây nhiều hơn - các bạn tham khảo trong loạt bài : ĐI TÌM THĂNG LONG THÀNH .
(https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=7280330204358162375#allposts/postNum=0).










(1. Bản a: ở các tờ 2b-3a trong sách An Nam quốc Trung Đô tính thập tam thừa tuyên hình thắng đồ họa, Ký hiệu A2531. Bản đồ có tên là Trung Đô đồ, sách viết tay, rách nát nhiều, cỡ 10 x 12 cm. Có khả năng đây là bản đồ Thăng Long thời Lê Hồng Đức (?). 

2. Bản b: Ở các tờ 4b-5a, trong sách Hồng Đức bản đồ, Ký hiệu VHt. 41. Bản đồ có tên là Trung Đô nhất phủ nhị huyện hình thắng chi đồ (gọi tắt là Trung Đô chi đồ) [Còn được sao chép lại một bản khác ký hiệu VHd.1]. Bản này được giữ tại một gia đình ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh). Năm 1960 gia đình này giao cho cụ Lê Thước, năm 1965 cụ Lê Thước tặng cho Thư viện Khoa học Trung ương. Sách chép tay, cỡ 24 x 35 cm. 
3. Bản c: Ở các tờ 4b-5a, trong sách An Nam hình thắng đồ, ký hiệu A.3034. Bản đồ có tên là Trung Đô nhất phủ nhị huyện hình thắng chi đồ (gọi tắt là Trung Đô chi đồ). Sách viết tay, rách nát nhiều, cỡ 20 x 30 cm. 
4. Bản d: Ở các tờ 4b-5a, trong sách Hồng Đức bản đồ, ký hiệu A.2499. Bản đồ có tên là Trung Đô. Sách này cũng viết tay, cỡ 20 x 30cm. Gần đây trong Thư mục Hán Nôm: Phần II, tập II, trang 312, ở mục số 971 nhập hai sách Hồng Đức bản đồ, ký hiệu A.2499 và ký hiệu VHt.41 (VHd.1) vào một để giới thiệu là không hợp lý, vì hai bản này hoàn tòan khác nhau; bản A.2499 ngoài Hồng Đức bản đồ còn có năm loại bản đồ khác nữa, trong khi đo bản VHt.41 chỉ có một. 
5. Bản đồ: Ở các tờ 4b - 5a, trong sách Thiên Nam lộ đồ, ký hiệu A.1081. Bản đồ có tên Trung đô sơn xuyên hình thắng chi đồ. Sách làm năm Cảnh Hưng thứ 31 (1770), người làm sách làm Dương Nhữ Ngọc nho sinh trúng thức quê ở Lạc Đạo, Gia Lâm, Kinh Bắc. Sách chép tay, cỡ 22 x 22cm. 
6. Bản e: ở các tờ 22b - 23a, trong sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư dẫn, kí hiệu A.73. Bản đồ có tên là Trung Đô Thăng Long thành nhất phủ nhị huyện đồ. Về nguồn gốc của sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ có khả năng được biên soạn vào giữa thế kỷ XVII trở về trước (?). Còn sách A. 73 này có chép là Đại Nam tổng hội đồ lục làm vào đời Minh Mạng (1820-1840). Sách chép tay. 
7. Bản f: ở các tờ 13b - 14a, trong sách Giao Châu dư địa chí, ký hiệu VHt.30. Bản đồ có tên là Thăng Long thành, Phụng Thiên phủ nhất phủ nhị huyện, sách do Đàm Nghĩa Am làm vào đầu đời Gia Long, ngay ở tờ 1a - 1b có lời tựa của sách Thiên Tải nhàn đàm viết vào năm Gia Long thứ 9 (1810). Sách viết tay. Cùng với sách VHt.30 này còn có sách Giao Châu dư địa đồ; kí hiệu A.2716 (cũng gọi là Thiên Tải nhàn đàm) có vẽ lại bản đồ trên ở tờ 8b - 9a. 
8. Bản g: ở các tờ 9b - 10a, trong sách Thiên Tải nhàn đàm: kí hiệu A.2006. Bản đồ có tên Trung Đô nhất phủ nhị huyện chi hình. Sách có lời tựa viết vào năm Gia Long thứ 9 (1810). Sách viết tay. 
9. Bản h: ở các tờ 9a - 10b, trong sách Thiên Tải nhàn đàm, kí hiệu A.584. Bản đồ có tên Thăng Long thành, Phụng Thiên nhất phủ nhị huyện. Sách này có nguồn gốc với hai sách kí hiệu A.2006 và A.2716, có lời tựa viết năm Gia Long thứ 9 (1810). Sách viết tay. ) ( ĐI TÌM THĂNG LONG THÀNH - dienbatn).
Phân kim mộ Phùng Hưng.






Mộ Bố cái Đại Vương - Phùng Hưng có hướng : 315 độ - Tọa Tốn - Hướng Càn - Tây Bắc - Phân kim : Tân Tị - Đinh Hợi là Huyệt khí bảo châu ." Đinh Hợi khí ở chính Kiền long thì đại phát phú quý, được nhiều sự cát khánh, ứng vào các năm Thân, Tý, Thìn; chỉ sợ Tốn thủy phương xung thì quan tài đầy bùn nước mục nát, tối hung. "
Lăng được nằm dưới những bóng cây cổ thụ rợp mát .





Phía trước lăng là tấm bình phong có khắc nổi hàng chữ : 陵王大馮 - Lăng Vương Đại Phùng .( LĂNG PHÙNG ĐẠI VƯƠNG ).

Phía sau tấm bình phong là mộ Phùng Hưng hình chữ nhật bằng đá xanh được chạm khắc khá công phu .



Hai bên phía sau là cặp rồng đang cưỡi trong mây và đằng trước là cặp nghê chạm khắc cầu kì.




Phía đầu mộ là khắc hàng chữ : 陵 故 王 馮 - Lăng Cố Vương Phùng. ( PHÙNG VƯƠNG CỔ LĂNG ).
Phía sau cách khoảng hơn 1m là bức tam sơn trên có khắc dòng chữ rất xấu : "LĂNG BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG" 陵 布 蓋 大 王 .



Riêng hàng chữ này đã có nhiều người cho là viết sai chữ : " Với một nhân vật lịch sử như vậy nhưng đến khu di tích, chúng tôi giật mình vì dòng chữ đại tự "Lăng Bố  Cái Đại Vương" lại được viết một cách nghuệch ngoạc, "bất thành tự", thậm chí chữ Lăng viết nhầm thành "năng", nhưng cũng không thành chữ "Năng" nữa.
Bên cạnh đó, lẽ ra phải viết theo truyền thống, từ phải sang trái thì họ viết trái sang phải.
Ông Nguyễn Quốc Toàn (Quảng Bình) là một người thông hiểu Hán văn nhận xét: "Chữ bên trái ngoài cùng không phải là chữ năng. Chữ Năng (?) gồm bộ NHỤC, hai chữ CHUY, một chữ KHƯ. Chữ viết ở di tích gồm một chữ KHẨU, hai chữ CHUY và một nét loằng ngoằng. Tôi đã tra thử bộ KHẨU, bộ VI, bộ CHUY mà không ra chữ nào cả, gọi nó "bất thành tự" là phải. Người viết quá cẩu thả, chữ Đại thấp, bé hơn chữ Cái và chữ Vương, nhìn thấy xộc xệch mất nghiêm trang. Chữ Hán viết ở lăng miếu người xưa để đọc từ phải sang trái, ở đây lại viết để đọc theo lối chữ nôm hoặc chữ quốc ngữ, tức là đọc từ trái sang phải. Có lẽ người viết muốn nói "LĂNG BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG" nhưng do nói ngọng LĂNG thành ra NĂNG, lại quên mất tự dạng chữ NĂNG nên viết na ná chữ Năng thành "bất tự dạng" như vậy?".
Ông Phạm Ngọc Hiệp (TP HCM) nói: "Đối chiếu với Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh, trong 5 chữ có 3 chữ đúng hoàn toàn, đó là chữ Bố - Đại - Vương, chữ cho là Năng "giông giống" chữ Năng (khả năng), chữ Cái (chắc chắn phải đọc chữ này là Cái) cũng tương tự như chữ Năng, chỉ cũng giông giống thôi chứ không đúng hẳn chữ Cái của từ điển. Chưa kể chữ viết cẩu thả, chân phương không ra chân phương, thảo chẳng phải thảo, màu sắc xanh, hồng, vàng sơn nước tươi rói… Thật là "lão lề".
Cụ Nguyễn Văn Bách, xem tấm ảnh chụp di tích này thì thở dài thất vọng.
( http://vnca.cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an/Xem-chu-bac-tuc-nho-lo-chuyen-chu-Han-328281/).
Trước cổng và hai bên có rất nhiều trụ khắc các câu đối .














Anh hùng khai thác kham thiên cổ
Phụ mẫu xưng hô hợp vạn dân.
Nghĩa là: 
Sự nghiệp anh hùng truyền vạn thủa
Tôn xưng cha mẹ hợp muôn dân.
Ngay bên cạnh Lăng là đền thờ Phùng Hưng mới được tu bổ và xây dựng nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long.



Xin theo dõi tiếp bài 7. dienbatn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét