Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ. BÀI 8.

KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ.



Giới thiệu : gần đây trên MXH có loạt bài viết của https://www.facebook.com/kysuphiabenkia/ có khá nhiều điều thú vị và mới mẻ với những suy nghĩ thường nhật của chúng ta. dienbatn không nhận xét đúng sai như thế nào bởi mỗi người chúng ta có những góc nhìn riêng của mình từ đó sẽ có những đánh giá riêng . Về phần dienbatn chỉ xin có mấy câu như sau :
 (“Đời say cả! Sao ngươi không ăn cả bã, uống cả hèm, cho say luôn một thể? Đời đục cả! Sao ngươi không quậy thêm bùn, vỗ thêm sóng, cho đục luôn một thể? Tội chi mà phải bỏ đời mà đi?”. Nói xong, gã lái đò lẳng lặng đứng lên, nhổ sào. Tiếp tục cho con thuyền…) - Tàn cuộc - Hạ ngươn rồi - Có lẽ cần tăng tốc cho cuộc cờ chóng tàn đi chăng ? Cùng tắc biến - Biến tắc thông . Bĩ cực sẽ Thái lai mà.
"Thiếu gì những kẻ muốn xâm lăng,
Vũ khí hung tàn có thể ngăn.
Chỉ sợ Tâm Linh bày cuộc chiến,
Còn hơn là Ðịa chấn- Sơn băng.
Như Hải tinh trong Quốc bảo mình,
Ðời nào cũng có bậc anh minh.
Mỗi khi sông núi vang lời gọi,
Là có Rồng thiêng biến hữu hình ".
Thơ của một ẩn sĩ .
.................................................
Chối từ trung hiếu với Trời xanh.
Còn kiếp nào đâu để tựu thành.
Sự sống thời gian là hiện tượng.
Giác là vô diệt – Ngộ vô sanh.
..................................................
Một dân tộc mất đi nền Văn minh mẹ đẻ thì sớm bị nô lệ, muộn sẽ đồng hóa tiêu vong.
Hãy nhớ tương lai nhiều biến đổi ,
Nhưng không đổi biến được hồn thiêng.
LẠC LONG QUÂN PHỤ -ÂU CƠ MẸ,
Chờ đợi vung tay Quốc lệnh truyền.
....................................................
Có phải Hồn thiêng của núi sông,
Mất đi từ thủa mất cha ông ?
Nay ta dựng dậy Hồn sông núi,
Để trả Hồn thiêng lại núi sông.
THRT.
Xin giới thiệu cùng các bạn.Thân ái. dienbatn.


21 - VĂN LANG CUỘC.

Nấu Sử..., Sôi Kinh.
Thành ngữ này cũng lại tiếp tục bị đánh rơi ở đâu đó trong miền ký ức cận thời, đối với những thế hệ đương thời hôm nay! Bởi nếu muốn khảo Kinh, bắt buộc ta phải thông Sử. Thế nhưng những sử liệu "tả pí lù" xưa nay. Có đủ để sôi kinh hay chỉ mãi sống sượng theo thời gian?
Người dân Việt nơi miền địa mạch Cửu Long, có câu đùa "bắn bổng bắn bỏ"..., trúng gì thì trúng là; "Trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhoét"... !?.
Ấy! Vậy mà đau!!
Và..., câu bắn bổng bắn bỏ đó đã "lan can"..., trúng tư duy của dân tộc Việt đang say ngủ. Một giấc ảo mộng triền miên..., không tỉnh thức ?!. Bởi ta đã quen nghe lời ru của Sử Tàu hơn lời ru Sử Thi vốn chỉ được truyền đời từ..., bia miệng người Việt bên cánh võng.
Ta chỉ xét giới hạn tư duy bao gồm ý thức trong phạm vi của không gian chiều thứ tư thôi. Ý thức lẫn tư duy của chúng ta đã hoàn toàn bị bỏ rơi phía bên ngoài thực tại cùng chiều thời gian đó rồi.
Thế cho nên; Thay vì tôi trình bày sự kiện trong một chu kỳ của thời gian đủ là 9.000 năm, đối với giống nòi Việt! Tôi chủ ý giới hạn những ký sự trong trang này vào khoảng 7.000 năm, là vì nguyên cớ đấy. Thế nhưng, có vẻ không được ổn (!?), bởi những phản ảnh... như đã thấy.
Vậy, ta lược sử để đo lường xem xét trong khoảng cách của thời gian là 5.000 năm vậy. Xem ra..., giới hạn này, đại đa số tư duy hiện nay vẫn rất khó xâm nhập cho được. Chỉ có một thiểu số tư duy mới vươn tới miền quá khứ này được thôi. Bởi cái giá vé vào cổng của giai đoạn này khá đắt, so với số vốn tư duy chung của những thế hệ đương đại !!
Cho nên tôi đành lòng phải phân cảnh nơi giai đoạn 4.000 năm của không gian chiều thứ tư mà thôi. Và đó cũng chính là cái tiêu đề của bài viết này vậy. Chúng ta cùng theo "Lược Sử", xem Thế Cục thời Văn Lang tiềm ẩn là Thế nào?;
Ta cứ nhìn vào những triều đại của Trung Quốc tụ khí 5 - 7 trăm năm mà ca tụng! Trong khi ta lại quên mất triều đại Hùng Vương, từng chung đúc khí anh linh mà tồn tại hơn 2.000 năm? Đó là tôi chưa kể đến cái dư khí, lan tỏa trong thời gian thêm..., vài trăm năm có dư, về sau đó nữa.
Quá thất vọng cho bao thế hệ. Chỉ mãi chạy theo cái tạp khí của "Mông - Hán...", mà quên đi cái chính khí của dân tộc Việt. (chữ Hán, phát âm theo giọng Nam nhé. Bởi tôi có viết đúng hay sai chính tả, thì dân Nam vẫn cứ phát âm như vậy thôi).
Những điều này vốn là sự thật, tôi không có thể tả khác đi cho được. Nên khó có thể gọi là đả kích hoặc bôi bác. Ta cứ xem xét sử sách đủ "tam lược, lục thao" sẽ thấy được rằng: Trải các triều đại ngàn xưa nay, người Trung Quốc cứ đi tìm Tiên để mà học Đạo cả đấy thôi. Sử của họ ghi chép đầy ra cả đấy. Ngay cả Khương Tử Nha cũng phải từng về núi mà học phép Tiên, mới có thể làm nên cơ nghiệp lẫy lừng sử sách đấy thôi. Tất cả các quân sư của mọi triều đại trong lịch sử của họ. Có ai học của Người Mông hay Hán ngoài người thuộc dòng Tiên bao giờ đâu.
Vì thế nên ta xét thấy; Tây Bá Hầu Cơ Xương trong ngày đó. Chưa kịp về gặp Tử Nha đã vội xin Nhà Ân cất quân đi đánh "Nước Sùng" rồi. Ấy là bởi Văn Vương trước đó từng bị nghi ngờ vào một án sự mà phải chịu oan 7 năm ở ngục Dữu Lý như sau:
Ta nhớ trong giai đoạn đó là Nhà Thương đang nỗ lực truy đuổi di ấn của Tộc Việt phía bên kia dòng sông Dương Tử. Sau khi hai tộc Dương Việt và Kinh Việt cùng thống nhất suy tôn Lộc Tục lên thống lĩnh với hiệu Kinh Dương Vương như tôi đã từng phân giải. Sự kiện "đọ giáo" giữa Nhà Thương và nhà Nước Xích Quỹ phía hai bên bờ Dương Tử khi đó, chỉ là đòn hỏa mù của tộc Việt mà thôi. Bởi Lạc Long và Âu Cơ đã hoàn thành kế "Kim Thiền Thoát Xác", và đang hiện diện tại Phong Châu với Nước Văn Lang rồi vậy.
Xảy ra bên Nhà Thương có sự việc đời đô đến đất Ân. Nên cũng được gọi là Nhà Ân. Điều này cũng giống như việc người Việt ở đất Dương và đất Kinh khi đấy mà cũng gọi là Dương Việt và Kinh Việt mà thôi.
Trong khi hai bên đang lấy giáo đo từng tấc đất trên dòng Dương Tử để tìm "Ấn Trời" thì bất chợt...;
Nghe đâu...; Tây Bá Hầu Cơ Xương đang sở hữu quẻ bói Tiên Thiên rất linh ứng! Ngay lập tức Nhà Ân phải kiểm tra thực hư ra sao... Và dĩ nhiên, Nhà Ân phải nghi ngờ Cơ Xương chính là tộc của dân Thường Việt và đang giữ di ấn khi đấy. Do không tìm đâu ra được bằng chứng Cơ Xương chính là dân tộc của Bách Việt. Nên Nhà Ân mới "Tạm Giam" 7 năm để tiếp tục truy tìm di ấn.
Cho nên ta mới thấy khi được thả ra... Tây Bá Hầu Cơ Xương mới xin đi đánh Nước Sùng. Cốt là để minh chứng với Nhà Ân rằng; Cơ Xương vốn không phải là người của bộ tộc Thường Việt.
Nếu như ngày đó, Cơ Xương gặp được Khương Tử Nha trước khi cất quân. Tôi cam đoan rằng; Thà Văn Vương quay trở lại ngục Dữu Lý thêm 7 năm nữa, chứ chẳng dại gì mà đi mang thân, bén mảng sang "Nước Sùng" khi đấy. Tuy nhiên, mọi sự đã rồi. Chu Văn Vương đã "Bêu Danh" vào trang Sử Việt, đến muôn ngàn sau cũng không có thể xóa đi cho được rồi vậy.
Khương Tử Nha biết rất rõ. Sự kiện mà Văn Vương bị một đồng tử, tóc còn để chỏm trái đào. Nhổ tre đuổi trối chết ở địa phương bên đấy. Không có gì là lạ hoặc hoang đường đối với Tử Nha cả. Bởi Tử Nha vốn học được phép Tiên cả đời từ bên đấy, đấy mà.
Kể cũng lạ thật! Về chuyện Phong Thần của Khương Tử Nha. Ngày đó, Phép Thuật để trong tay áo, được mang ra thi thố dễ như ta...; Hôm Nay để Tiền trong túi mà mang ra sử dụng vậy! Thế nhưng! Thế hệ hôm nay lại tin vào những chuyện phép thuật đó còn dễ hơn..., chuyện Thánh Gióng đòi ngựa, giáp, roi sắt và nhổ tre đánh giặc trong sử Việt !!..., !?...
Và đương nhiên; Với cơn ác mộng gặp phải trên Nước Văn Lang trong ngày ấy. Chu Văn Vương nhất định phải lấy "kinh nghiệm" đó. Mà làm di chúc, dặn dò lại cho con cháu Nhà Chu rằng; Chớ có ôm mộng trộm đào Tiên, mà phải vạ...
Thế cho nên ta xét thấy suốt trong thời Xuân Thu và Đông Chu. Phong trào vượt sông Dương Tử, du học nơi Tiên Xứ nổi lên như một xu hướng đỉnh cao của thời đại khi đấy. Đồng thời những nhân vật nào đã từng học được Tiên Thuật trong giai đoạn lịch sử khi đấy. Nhất định là khuynh đảo khắp chư hầu lục quốc khi đấy phải ngã nghiêng cơ đồ như chơi vậy. Dĩ nhiên, lịch sử ghi chép không thể khác hơn là: Tất cả những nhân vật đấy đều vào núi học được đạo từ giống người Tiên duy nhất mà thôi.
Lại còn như thế này nữa:
Quan điểm của những nhân vật được xem là hàng tri thức Việt. Họ thường ca tụng không ngớt lời về Tứ Mỹ Đồ của "nhân dân trung hoa"! Thậm chí cứ mỗi lần rượu vào vài ba chung, lại hừng chí "múa bút..." Tranh nhau tán tụng về Chiêu Quân, Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi mà khoe vẻ!
Rồi thêm..., một số càng cố ra vẻ hơn nữa khi; Lôi cả Tô Yến Tuyết, Bao Tự... vào để xem xét, tán tụng hầu tranh ghế Tứ Mỹ Đồ cho bằng được !!
Cũng bày đặt học đòi cho theo kịp những thế hệ tri thức của nước nhà. Tôi cũng tán theo như thế này:
Xem ra trong nhóm Tứ Mỹ Đồ đó thì: Xét sắc đẹp của Chiêu Quân và Tây Thi thì đã đủ để rung động cả Chim, Cá vốn là loài vật vô tri luôn rồi vậy! Huống hồ chi là nói đến loài người, không mờ hết cả mắt sao cho được. Còn về Điêu Thuyền và Dương Quý Phi? Lại khiến đến đỗi Trăng, Hoa vốn lại là vật vô tri vô giác, cũng phải lay động hết cả thảy !!
Khiến nên kẻ ngu thì ra phát dại mà giết cả Cha! (Lữ Bố). Người khôn thì hóa cuồng đến nỗi ôm trăng mà chết!! (Lý Bạch). Còn hai mỹ nữ còn lại; Cũng khiến bậc bá vương phải mang ra đổi chác cơ đồ mà khi được khi mất, tùy theo Thế Cục.
Như thế, ta thấy bốn mỹ nhân trên đây sở dĩ được liệt vào hàng Tứ Mỹ Đồ bởi: Ngoài khả năng nghiêng thành đổ nước ra. Họ còn có thể khiến cho loài vật như Chim - Cá, phải ngẫn ngơ! Rồi gió Trăng, Hoa cỏ cũng có "khuynh hướng"..., ra chiều cảm giác!!
Tuy biết thế, Tôi vẫn chưa đến nỗi mụ mị đi những giá trị của giống nòi Việt tộc, tiềm ẩn trong trang sử của nước nhà như:
Mỵ Nương!
Con Vua Hùng Vương thứ 18. Sắc đẹp của giống dòng Tiên Nữ đó. Đã khiến cho ngay cả những vị Thần Thánh như Sơn Tinh lẫn Thủy Tinh. Phải động lòng mà đánh nhau tơi bời hết cả lên luôn rồi! Những giá trị như Trăng Hoa, Chim Cá đâu đủ để bàn tới, hòng mà đòi so sánh với Thần Tiên cho được?
Phàm những bậc Thần Nhân thì đâu còn lòng Trần Tục để mà lay động cho được nữa. Ấy vậy mà hai vị không cần biết đến thiên hạ chạy loạn, tan tác đến như thế nào mà dừng lại. Chỉ một mực tranh cho bằng được Mỵ Nương mới chịu thôi!!
Nhưng nói thế thôi! Các vị nào có chịu thôi cho đâu!!
Bởi hễ cứ độ vài ba năm lại một lần; Thần Thủy Tinh lại kéo binh tôm, tướng cá... Đục núi, hò reo đòi Mỵ Nương cho bằng được !? Sự kiện trong quá khứ đã xa đó, bất chấp thời Hùng Vương có cùng tồn tại với thời gian hay không. Thần Thủy Tinh vẫn cứ mãi lập đi lập lại cảnh tượng đấy cho tới tận thời đương đại hôm nay... !?.
Khiến cho con cháu rất nên kinh hãi... Và lưu lại vết mực ký sự về sự kiện ngày đó vào trang sử như sau:
" ... Thủy Tinh năm năm dâng nước bể.
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương !
Trần gian đâu có người dai thế ?!.
Cũng bởi Thần yêu nên khác thường !! ".

(Nhược Pháp)


22 - AN DƯƠNG VƯƠNG ĐẠI DIỆN DÒNG ÂU CƠ.

Tính từ khi Lạc Long Quân và Âu Cơ về tới vùng Nghĩa Lĩnh và hạ sinh được Trăm con trong cùng một bào thai. Kể từ giai đoạn của lịch sử đó, Lạc Long và Âu Cơ đã kẻ một lằn ranh phân định giữa hai định ngữ Bách Việt và Bách Bộc (Bọc trứng, bào thai) của dân tộc Việt nói chung. Ta thấy thuật ngữ "Đồng Bào" (cùng một bào thai) có nguồn gốc xuất phát từ đây. Vì thế, thành ngữ "Đồng Bào", vốn là thành ngữ duy nhất và chỉ dành riêng cho Dân Tộc cũng như văn hóa của Người Việt, thuộc dòng Âu Lạc mà thôi.
Chúng ta hầu như không ai có thể nhận ra được rằng: Bách Bộc của Âu Lạc đã thoát ly với quá khứ cội nguồn của Bách Việt trước đó, tại vùng Nghĩa Lĩnh này. Dĩ nhiên trong số 50 người con được chia đôi ngày đó. Đều có sự hiện diện chung của Kinh Việt và Dương Việt.
Ta có thể nhận ra điều đó trong suốt các thời của Vua Hùng như: An Tiêm, Thạch Sanh, Sơn Tinh... Đều phản ảnh đó là thuộc dòng Âu Việt của Âu Cơ. Tôi gọi tắt là dòng Mẹ.
Và An Dương Vương chính là đại biểu điển hình tiêu biểu cho dòng Âu Cơ. Thế cho nên ta mới thấy sử sách ghi là cướp ngôi. Điều này có nghĩa là dòng Ngoại cướp của dòng Nội mà thôi. Thế cho nên quốc hiệu mới gọi là Âu Lạc. Chữ Âu là dòng đứng trước chữ Lạc để thể hiện điều đó. Và dĩ nhiên hiệu xưng An Dương Vương là ý từ dòng Dương Việt của Âu Cơ, so với Kinh Việt của Lạc Long Quân mà ra.
Thế cho nên Linh vật tổ mà An Dương Vương phải thờ, nhất định phải là Thần Kim Quy. Và chế độ đó theo Mẫu Hệ là tất yếu, không bàn cãi. Và Kinh Đô thay vì Phong Châu của họ Nội, thì phải đổi ra Phong Khê theo họ Ngoại là chính xác tuyệt đối vậy.
Đồng ý An Dương Vương thuộc Thường Việt trước đó. Nên có cùng họ với Thục Đế. Tuy nhiên dòng Thường Việt từ khi định cư ở Hồ Phiên Dương thì đã đổi ra Dương Việt. Và Thục Phán nơi này đã là Âu Lạc Việt rồi vậy. Quốc hiệu cũng như Vương hiệu đã phát biểu lên tất cả rồi. Ta cũng nên dừng lại những tranh cãi một cách thiếu tính thuyết phục về thân thế của An Dương Vương vậy.
Vậy có nghĩa là An Dương Vương vẫn tuyệt đối trung thành với quốc gia dân tộc và giống nòi của mình. Chỉ khác một điều là; Vương đã đưa Mẫu Hệ (Âu Việt), lên làm thuyền trưởng của con thuyền dân tộc Việt, trong giai đoạn của dòng sử này mà thôi.
Tất nhiên sự kiện Thần Kim Quy, chỉ cách xây Thành Cổ Loa cũng như cho Móng Nỏ đối với An Dương Vương, là điều hiển nhiên rồi.
Tôi nhắc lại là; Văn U mặc nhất định phải biết cách đọc nơi không có chữ. Trong khi chúng ta còn chưa biết cách đọc như thế. Lại cứ đọc vào ở những nơi có chữ. Lại là dạng ngôn ngữ đơn thuần về sự kiện này. Suy không thấu, rồi cho là chuyện hoang đường, không đáng tin "!?".
Tôi sẽ diễn giải cái ý tiềm ẩn phía sau sự kiện của Thần Kim Quy trong giai đoạn đó như sau:
Sử chép rằng An Dương Vương đã dò theo dấu chân của Thần Kim Quy mà mô phỏng theo để xây thành. Điều này ám chỉ là "bức đồ" (bản vẽ thiết kế) Quy Tàng Dịch, vốn được chạm ở trên mình của Thần Quy mà ra. Đó chính là mô hình của Bát Quái. Dựa theo Tượng Trời trên đấy mà sắp Thế Đất theo. Đó là nguyên lý nền móng vững vàng của Kinh Dịch hàng ngàn đời nay rồi. Ngay cả những phép tính toán hiện nay bao gồm cả những kiến trúc, thiết kế, xây dựng cũng vẫn đang dựa trên dấu chỉ của Thần Quy cả đấy thôi! Có điều gì để có thể gọi cho được là hoang đường hay không?
Về việc cho móng để làm lẩy nỏ nữa! Để hiểu được điều tiềm ẩn này. Ta nhất định đòi hỏi phải trang bị và tích lũy một nền tảng kiến thức không hề nhỏ bao giờ cả.
Ví dụ:
Ta cứ hình dung trong đồ hình của Ma Phương số của Lạc Thư (tham khảo đồ hình trong bài Nhà Hán Với Dấu Vết Kinh Dịch). Trong mô hình Cửu Cung đó cũng chính là nền móng để Thành Cổ Loa được thiết kế theo. Ta xét thấy 4 góc thành ở theo bốn hướng Tây Bắc - Đông Bắc và Tây Nam - Đông Nam.
Theo Lạc Thư thì bốn vị trí này chính là bốn chân của Thần Kim Quy. Ta xét thấy hệ thống số từ dưới lên trên là 2 - 4 - 6 - 8. Tượng trưng cho số móng của Thần Kim Quy. Các "Nỏ Thủ" sẽ được bố trí theo 4 góc xây phía bên trên thành, đúng với hệ thống số đó. Ngoài bốn móng đó ra, còn có một trạm Nỏ Thủ được bố trí ở khu vực trung tâm là số 5. Kiểm soát liên thông cả 4 phương, phối hợp được với cả bốn Hướng.
Tiếp đến thì cửa Thành sẽ được mở theo hướng Bắc thuộc cung số 1. Lối vào lại có một cổng ở trung tâm và thông sang bốn phương Đông - Tây - Nam. Như thế ta sẽ thấy được, bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc phía bên trong của Thành Cổ Loa, đều chịu sự khống chế bằng Nỏ Thần từ: Bốn Hướng Tây Bắc - Đông Bắc - Đông Nam - Tây Nam.
Như thế, ta thấy; tất cả 4 vị trí của bốn Phương Bắc - Nam - Đông - Tây bị rơi vào trận đồ của Bát Quái ở chỗ; Nếu dùng Bát Môn để xem xét thì sẽ hiện ra thế trận như; Bốn phương đó đều đã bị dồn vào "Cửa Nạn" hết cả rồi. Đó là vị trí của các cửa; Hưu - Thương - Cảnh - Kinh. Đều là "Cửa Dữ", tuyệt khí và rời khí... Là Địa Võng. Ắt phải lâm vào đại nạn, có mọc cánh cũng không có thể thoát ra cho được. Bởi phía trên là "Nỏ Thần". Là thiên La.
Nhìn tổng quát, ta thấy: Cứ mỗi khu vực của bốn phương trong thành. Đều chịu sự kiểm soát nhất định từ hai hướng và một phương bởi nỏ thần bố trí phía bên trên. Bốn móng nỏ có thể bắn ra trăm mũi không có gì là sai lạc được cả. (Từ dẫn giải trên đây, ta có nền móng để có thể suy diễn tiếp hệ thống phía bên trong Thành Cổ Loa rồi vậy).
Nếu như chiến cụ của Chiến Thần Xi Vưu xưa kia có Chiếc Búa và Tiêu Khúc thì: Chiến cụ của Tiên Huyền Nữ lại là Đàn Dao Cầm và Cây Nỏ. Vậy Thần Kim Quy không cho An Dương Vương cái Móng Nỏ thì còn cho cái gì nữa đây?
Đó là tôi còn chưa bàn đến những bộ phận để cấu thành cây nỏ nữa. Dĩ nhiên, nếu là dòng dõi này, ta nhất định phải biết tất cả những giá trị đó. Ví như những hoa văn chim Việt trên trống đồng. Ta phải đủ biết vào thời của Tiên Huyền Nữ. Bởi Tiên Nữ ở trong Cung Quảng Hàn. Rất lạnh. Nên chiếc áo Tiên Huyền Nữ mặc vốn được kết bằng lông của một loài chim mà ta quen nghe gọi là Chim Việt "!?".
Ta cũng thường nghe sử sách nhắc đến là Vũ Y hoặc Thiên Y. Do lông Chim rất nhẹ, nên chỉ hơi gió thoảng qua là dường như chiếc áo có điệu múa xao động! Mỗi cử chỉ, mỗi bước chân, chiếc áo như một vũ điệu hòa nhịp theo gót Tiên Nữ vậy. Từ đó Tiên Nữ nơi Cung Hàn mới sỡ hữu Vũ Điệu Nghê Thường "chết người" được.
Từ đó ta mới thấy thời Hùng Vương, con cháu có tục cắm những chiếc lông chim đó trên đầu mà làm mão. Công dụng thứ nhất, chính là để nhận diện ra dấu chỉ của dòng giống Tiên Rồng. Thứ hai làm trang sức. Thứ ba, mỗi khi có binh biến. Giống nòi này chỉ việc đưa tay lên đầu rút lông chim, gắn vào sau đuôi mũi tên. Ngay lập tức, chiếc lông chim đó, sẽ định hướng mục tiêu cho mũi tên của nỏ thần..., "ghim trúng đích".
Tất cả những điều đó. Đã được sử sách suy tôn là; "Cờ Mao".
Điều này, quân của Mã Viện trong quá khứ đã từng mục kích và còn lưu lại trong sử sách rằng: Họ có thể truyền mũi tên cho nhau bằng cách... bắn đúng vào búi tóc của người ở phía xa khác!
Điều tượng trưng của loài chim Việt này. Đã khiến nên tất cả đều bị đánh lừa về Linh Vật tổ của người Việt chính là một loài Chim Việt đã lạc mất dấu tích! (Kỳ thực! loài chim đó, vẫn tiềm ẩn quanh đời. Điều đó vốn là Đạo. Vẫn sừng sững trước mắt mà không có thể nhìn thấy cho được!!). Thế rồi đã có không thiếu những tư duy kiệt xuất. Họ cho rằng đó chính là loài Chim Hạc. Bởi ngày trước, Hùng Vương cũng đã chọn đất Bạch Hạc để định đô trong thuở lập quốc!.
Thế rồi cũng không thiếu những kẻ được và tự xem là sĩ. Thi nhau mà "Múa... Bút" vịnh Hoàng Hạc Lâu !! Khiến nên biết bao thế hệ cháu con thi sĩ, thả sức múa bút tán theo mà vịnh, xướng, ca, tụng... Hoàng Hạc... !?.
Ta thấy, duy chỉ có Lý Bạch khi nhìn thấy bài Hoàng Hạc Lâu, Thi Tiên đã vứt bút, trầm mình luôn đi cho rồi...!, ...!?
Trước khi bỏ đời, Thi Tiên lý Bạch vẫn còn kịp ta thán hai câu:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng lầu.
Tùy duyên! Ai muốn hiểu sao thì hiểu vậy.
Như tôi đã từng diễn tả qua trong các bài trước. Tần Thủy Hoàng ngay sau khi gồm thâu thiên hạ Nhà Chu. Bởi cũng có dòng máu của Bách Việt khi xưa. Nên Tần Thủy Hoàng thừa biết di ấn vẫn đang còn ở bên kia dòng Dương Tử. Ngay lập tức, Tần Thủy Hoàng tiếp tục xua quân vượt qua dòng Dương Tử, truy dấu di ấn mà mãi từ thời Nhà Thương còn dỡ mộng. Ta phải biết, với thế lực ngày đó của Tần Thủy Hoàng. Vùng Kinh Việt cũng như Dương Việt tại khu vực Ngũ Lĩnh, khó có thể đương cự. Cuối cùng rồi dòng Thường Việt tại Hồ Phiên Dương, cũng chịu bi cảnh chim Việt mất tổ mà phải lạc đàn...
Thủy Hoàng Đế bèn giao cho Phù Tô và Mông Điềm lãnh trọng trách xây biên ải tại khu vực đó. Đồng thời cũng giao cho Triệu Đà thống lĩnh binh mã, tấn công vào nước Âu Lạc của An Dương Vương.
Trong giai đoạn của trang sử Việt ngày đó; Vó ngựa của Nhà Tần, đã phải cuồng vó ở phía bên ngoài chân Thành Cổ Loa. Bởi phía bên trong Thành Cổ Loa, có Nỏ Thần của dòng Âu Lạc đang trấn giữ. Cho dù trang sử của giai đoạn này có bị che giấu. Nhà Tần không có thể chạm đến chân tường Thành Cổ Loa của Nước Âu Lạc, là một sự thật không thể chối cãi.
Nếu lịch sử của người Trung Quốc có nhắc đến Tần Thủy Hoàng? Thì đó sẽ là cả một sự kinh hoàng, hằn sâu trong tâm thức của họ muôn đời nay. Vậy thì những trận chiến giữa Nhà Tần trong giai đoạn đó với Nước Âu Lạc bên chân Thành Cổ Loa? Ắt phải khiến nên những nỗi khiếp đảm, vạn lần hơn nữa cho người Trung Quốc.
Bởi tại thời điểm của luận giải này: Ta thấy Nước Âu Lạc trong giai đoạn của lịch sử khi đấy. Chính là giới hạn duy nhất, buộc Nhà Tần phải chấp nhận dừng vó. Sự kiện này, có nguy cơ sẽ là nét mực bôi đen mọi sự hãnh diện hão về lịch sử cũng như văn hóa của người Trung Quốc trong thời kỳ đấy là một hiện thực.
Dĩ nhiên trang sử của giai đoạn lịch sử này. Nhất định không thể tồn tại cho được. Kể cả Sử Ký của Tư Mã Thiên cũng tránh đả động đến!?. như thế, ta xét thấy Sử Ký của Tư Mã Thiên đã có một khoảng trống lịch sử trong giai đoạn này. Tất nhiên, trong giai đoạn 1000 năm sau đó. Tất cả sử Việt, bằng bất kỳ giá nào; Không thể tồn tại cho được rồi vậy. Và Cổ Loa Thành nhất định phải chịu chung số phận cùng với lịch sử cũng như dân tộc Việt. Bởi di tích đấy, là di chứng lịch sử vốn đong đầy dị ứng đối với người Trung Quốc.
Sự việc lúc này, sẽ được chúng ta xem xét đến một giả thuyết như sau:
Sự kiện Nhà Tần đang dần bị thôn tính bởi Nhà Hán khi đấy. Khiến nên Triệu Đà tiến thoái lưỡng nan, buộc phải mang binh mà kết giao cùng An Dương Vương. Dĩ nhiên không phải là trá hàng cho được. Bởi ta xét thấy mục đích trá hàng là cho ai? Nhà Tần hay Nhà Hán? Lại càng không phải cho Triệu Đà trong hoàn cảnh khi đấy.
An Dương Vương dĩ nhiên nhìn thấy rất rõ hoàn cảnh của Triệu Đà rơi vào lúc đó. Và cũng muốn yên bình. Nên cũng kết thông gia mà tỏ chân tình cùng Triệu Đà, không hề nghi ngờ gì cả. Dần rồi Triệu Đà phát hiện và nắm được toàn bộ sách lược trọng yếu của nước Âu Lạc thông qua sự nhẹ dạ, cả tin của Mỵ Châu. Tham vọng chỉ có thể nổi lên và lớn dần trong tâm địa của Triệu Đà về sau này mà thôi.
Phải lấy làm rất khó cho tư duy, khi ta có thể xét thấy rằng: Nhà Hán, ngay sau đấy. Cũng tiếp tục photocopy phiên bản Trọng Thủy - Mỵ Châu mà diễn lại trên nước Nữ Chân! Tấn tuồng này vốn đã xãy ra trên sân khấu của Lã Hậu. Khi đạo diễn kiêm diễn viên chính Trần Bình thủ vai. Ta thấy Sử Ký Tư Mã Thiên có chép là: "Kế mà Trần Bình ngày đó thi triển ở nước vương bà là tuyệt mật! Mãi đến hôm nay, không một ai biết được là kế gì cả!?".
Như ta biết đấy; Trần Bình rất "đẹp trai" !! Đồng thời cũng là tay ăn chơi, trác táng bậc nhất trong thời điểm đấy. Nói ra xấu hổ chết... Bởi, nói làm sao cho được...
Thế rồi...
Như những gì mà chúng ta đã biết đấy. Thế nhưng, cái giá mà dân tộc Việt của chúng ta phải trả đã quá đắt. Một cái giá mà ngày nay nhìn lại... hầu như lịch sử trên bình diện địa cầu xưa nay. Duy nhất; Chỉ có dân tộc Do Thái, mới có thể chia sẻ và cảm thông được. Bởi họ cũng đã từng trải qua cái giá nô lệ của 1000 năm đó mà không bị mất gốc! Kể cũng hi hữu thật. Trời có "Mặc định" điều gì chăng !? Hồi sau sẽ rõ. Bởi, không có bất cứ điều gì, mãi bị che giấu được nữa rồi.
Đáng buồn hơn. Tại sao người Việt thường chịu chấp nhận người ngoài nhận xuống tận đáy bùn đen, hơn là anh em trong nhà hơn nhau một vài lời nói tỏ bày chính kiến !? Cho dù quan điểm thật chính đáng. Nỗi ưu tư này, đòi hỏi phải chỉ định cho ra nguyên nhân, trước khi bước qua ngưỡng cửa của Kỷ Nguyên Mới. Một nghi án cho vấn đề này bỏ ngỏ: Có phải đó chính là dòng máu "lai căn" từ Hoa Trung và Hoa Thượng, của người Hoa Hạ !? Bởi giống nòi Thần Tiên, vốn không thuộc hệ di truyền đấy cho được.
Chân lý đó. Nhất định phải được thực thi ở thời kỳ cuối trong nay mai...
Thế rồi... Tôi không thể nhắc đến những nỗi thống khổ, mà dân tộc Việt đã từng phải chịu trong suốt 1000 năm đó ra đây cho được. Những điều đó hoàn toàn nằm ngoài sự tưởng tượng hiện nay của hầu hết chúng ta.
Tôi chỉ có thể nhắn nhủ được rằng:
Cái lý của Dịch Kinh đã chỉ rất rõ là: Mô hình trật tự tự nhiên của vũ trụ vốn là Tham Thiên Lưỡng Địa. Điều đó có nghĩa là 3 Dương và 2 Âm. Từ tượng trời mà suy ra; Người đàn ông, nhất định phải là trụ cột trong gia đình, cáng đáng trọng trách mà dìu dắt vợ con trong suốt cuộc hành trình đi về cội nguồn. Bất kỳ mô hình vận hành nào phản ảnh đối lập với quy luật đó. Ắt phải trả với một giá rất đắt.
Điển hình như thời kỳ của An Dương Vương là một bằng chứng khó có thể chối bỏ cho được. Thế nên trong suốt 1000 năm của giai đoạn đó. Thiên ý buộc các bà nhất định phải đứng ra mà giành lấy cơ đồ đã đánh mất về lại cho dân tộc. Và đó cũng là thời kỳ Mẫu Hệ của lịch sử dân tộc Việt.
Những hiện tượng mà lịch sử phải trả giá đắt như điển hình vừa nêu trên đây. Tôi sẽ tiếp tục chỉ ra trong từng giai đoạn về sau mà dân tộc Việt tiếp tục vô tình dẫm phải dấu chân của mô hình Mẫu Hệ. Tạo hóa vốn đã định phận nữ nhi là chân yếu, tay mềm. Nhất định phải nương theo quy luật chứ không phải mang thân gồng gánh cơ đồ cho được. Tất nhiên, nếu có muốn chia sẻ trọng trách. Hãy nương theo mà phụ thêm vậy.
Và đó, cũng chính là ý tưởng của Tạo Hóa. Không khác.



23.VŨNG LẦY LỊCH SỬ.

Theo phép tính Tam Nguyên Cửu Vận.
Ta xem lại đồ hình "điểm vận", kèm theo Thái Cực Tượng Đồ VN. Theo đó, ta sẽ thấy mỗi Vận trong phép chuyển Vận đó là 20 năm x 3 vận = 60 năm là một Nguyên. Từ đó ta áp dụng vào Thế Vận trong giai đoạn 1000 năm khi Nhà Hán đô hộ, tính từ Triệu Đà.
Nếu ta có theo dõi những bài viết trên trang này từ đầu. Ta dễ dàng nhận thấy 1000 năm đó đã bao gồm 2 cuộc bể dâu. Như vậy chia ra Thế Cuộc nô lệ 500 năm ban đầu đó thì Vận hành thuộc về Âm Thế. Và Thế Cuộc của giai đoạn 500 năm về sau thì, Vận hành là Dương Thế!
Từ nhận định đó, cho ta thấy được rằng: Lý Vận thứ nhất, chuyển tương đương 200 năm thì xảy ra sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Vận thứ hai, cũng 200 năm dành cho sự nổi dậy của Bà Triệu!! và 200 năm của Vận cuối là Lý Bí (Bôn). (Chính xác thì Thế vận là 180 năm. Do năm nhuận, cách tính rất phức tạp. Tôi chỉ đưa ra ước lượng để ta dễ tham khảo thôi).
Tôi cũng đính chính với quan niệm của các sử gia như sau: Tên của Lý Nam Đế là Lý Bí hoặc Lý Bôn, không có nghĩa là Trái Bí, Trái Bầu hay Hoa Thiên Lý như các vị trước nay suy diễn như thế cho được "!?" Mà tên này chính là tên của Quẻ Dịch. Đó là tên Quẻ Sơn Hỏa Bôn. Hoặc Sơn Hỏa Bí mà ra. Theo Dịch Lý thì Bôn hay Bí đều cùng nghĩa như nhau. Ai muốn xem và xét nghĩa theo Bôn hoặc Bí đều được, không sai. Điều này có "Dịch Nghĩa"..., Bôn là cái Thời còn phải bôn ba chưa định. Bí thì lại tiềm ẩn ý..., Vận còn bế tắc, chưa hanh thông.
Tôi cũng cần phải lưu ý thêm rằng: Kinh Dịch vốn là nền tảng của Văn Hóa từ muôn năm qua cho đến tận hôm nay là điều không phải bàn cãi nữa. Vì thế ngay từ thuở sơ khai của thời kỳ cổ đại. Những bậc vương tử, tri thức nói chung. Họ luôn đặt tên con cái theo nền tảng của Kinh Dịch để thể hiện Văn Hóa như:
Thứ nhất; Họ thường đặt tên con theo Thập Thiên Can, ta có thể thấy như các vua từ giai đoạn của Nhà Thương (Thường Việt). Thứ hai, thì đặt theo Thập Nhị Địa Chi. Và thứ ba là theo Ngũ Hành. Duy nhất dòng Bách Việt đại đa số lại lấy tên của các Quẻ Dịch mà đặt tên! Ta có thể tra xét lại quá khứ lịch sử từ giai đoạn của Xi Vưu đã đều thấy điều đó trong Văn Hóa người Bách Việt rồi vậy! Điều này càng khẳng định thêm cho quan điểm Kinh Dịch vốn là văn hóa của dân tộc Việt vậy.
Bằng bất kỳ giá nào; Tôi cũng phải lấy được Kinh Dịch về lại cho dân tộc Việt hôm nay. Bởi đó chính là di chỉ của giống nòi này. Kinh Dịch còn đầy rẫy những giá trị tiềm ẩn trong đó, mà nhân loại trong tương lai, cần phải sử dụng cho những mục đích phát triển chung. Kinh Dịch vốn là một Kỳ Thư, Di Bảo của dân tộc Việt đã mặc định là "Lạc Thư" bị trôi lạc, vùi lấp. Nên phải chịu cảnh để cho thiên hạ gây nát loạn xưa nay.
Thế cho nên trong giai đoạn của Lý Nam Đế, Lý Bí hay Lý Bôn chính là văn Hóa tiềm ẩn của Kinh Dịch. Tiếp đến là Triệu Quang Phục cũng không ngoại lệ. Đó gọi là tượng trời, dựa theo đó để... Chiêm Tượng. Và đó cũng chính là đọc chổ không chữ, rất gần với Thiên Thư rồi vậy.
Thiên Thư vốn là Sách Trời, nơi tôi vừa diễn giải chính là chiếc cầu nối với Sách Người (Nhân Thư), mà xưa nay ta quen gọi là Lịch Sử. Và chiếc cầu nối giữa sách người và sách trời chính là tất cả những Kinh Điển, bao gồm cả Kinh... của các Tôn Giáo nói chung.
Như tôi đã mô tả giá trị Kinh Dịch tiềm ẩn trong thời An Dương Vương với Thành Cổ loa thì miễn bàn rồi. Vậy các nhà Dịch Học nói chung, nghĩ gì về những cái tên như: "Thi Sách" !, Triệu Thị "Trinh" !!, Lý "Bí, Bôn" !!!, Quang "Phục" !?. Những giá trị của Kinh Dịch tiềm ẩn liên tiếp trong các thời kỳ xảy ra những sự kiện như thế? Tôi sẽ chứng minh những giá trị này, xuyên suốt lịch sử Việt cho mãi đến tận ngày hôm nay.
Thế mới có thể gọi là; "Nấu Sử Sôi Kinh" cho được vậy.
Chúng ta quay trở lại đề tài đang dỡ dang, tiếp tục nối mạch lại như:
... Như những gì mà ta đã thấy; Bởi An Dương Vương đại diện cho dòng mẹ, làm mất nước vào tay Nhà Hán. Cho nên trong suốt giai đoạn mà nương dâu lở thành bể rộng đó. Các bà phải có trách nhiệm nổi dậy là tất yếu đối với Dịch lý. Tuy nhiên ta thấy; Trời sinh ra, vốn đã định số là phận nữ nhi rồi. Thế cho nên không có thể cáng đáng trọng trách, mà mang cơ đồ lại cho dân tộc được rồi vậy.
Và Vận Thế đến giai đoạn của Lý Bí chính là Dương Vận! Nói cách khác thì đó chính là dòng của Cha. Điều này ta có thể nhận thấy rất rõ khi Rồng đã cho móng Triệu Quang Phục như... Rùa từng có cho móng đối với An Dương Vương khi xưa vậy.
Đáng tiếc thay cho Triệu Việt Vương ngày đó. Vương đã không nhìn ra được là mô hình lịch sử đang "lập lại", chu kỳ vận hành của mô hình trật tự tự nhiên của vũ trụ. Và Vương lại dẫm đúng vào vết xe cũ, khi vừa vượt qua khỏi khu "đầm lầy" Dạ Trạch. Nơi mà Long Thần đã cõng Vương thoát ra khỏi vũng lầy lịch sử khi đấy.
Ta phải đủ để lĩnh hội được rằng: Cái linh khí của dân tộc Việt tại khu Đầm Dạ Trạch mà ngày đó Triệu Việt Vương được phù trợ (Quang Phục). Lại chính là cái hồn thiên dân tộc từ cái Đầm Nhất Dạ khi xưa mà Chữ Đồng Tử từng định cư! Thế cho nên ta mới nghe như mơ hồ về một truyền thuyết rằng Chữ Đồng Tử đã trao móng Rồng cho Triệu Quang Phục trong những trang sử đính kèm. Cái ý tiềm ẩn này, những thế hệ ngàn sau không có thể suy tới cho thấu được. Đó là một sự thật mà ta không có thể viện đến bất kỳ một cứu cánh nào mà thoát ra khỏi sự thật lịch sử đó cho được. Bởi vì đó là chuyện của Thần Tiên. Ta cũng quen gọi một cách chưa suy gẫm thấu đáo là: Thần Thoại !!
Chiếc xuồng độc mộc của Triệu Quang Phục bị sa lầy trong vũng lầy Lịch sử khi đó ở đoạn; Triệu Việt Vương đã gả Cảo Nương cho Nhã Lang, vốn là con của Lý Phật Tử..., "ở rễ" !?
Than ôi! ...Bi kịch của quá khứ, lại tái diễn với dân tộc Việt nữa rồi..."!?".
Về việc này thì: Ngũ Hổ Tướng của anh em nhà họ Trương nhìn thấy rất rõ. Nhưng tiếc thay; Trương Hống và Trương Hát đành ôm nỗi thất vọng đong đầy uất ức đối với Triệu Việt Vương khi can gián không thành. Để đến nỗi sau khi chết, cả hai vị Trương Hống và Trương Hát đã tụ khí anh linh, không chịu tan mà hiển thần, tiếp tục phò trợ non sông Việt về sau.
Ta có thể nhận thấy hồn thiêng của hai vị bàng bạc theo núi sông từ Tam Giang (3), lên Lục Đầu (6) và hiện nay thành Cửu Long (9) "!?". Đó chính là linh khí ngàn đời của dân tộc, chung đúc anh linh mà thành nên hiện tượng như thế cả. (3 - 6 - 9, vận trù của thế tam nguyên. Ta có thể dựa theo đó mà lập ra Thế Cục từ Kỳ Môn Độn Giáp. Từ đó..., mới Lộ Diện cho ta Nhận Diện được Cục Diện nào hiện nay đang diễn ra... trên Bình Diện... thời thế đương đại hầu chiêm, nghiệm... mà có thể nói về Thế Cuộc...).
Khí hồn thiêng của núi sông đó, từ Tam Giang, Như Nguyệt, Lục Đầu, Bạch Đằng cũng cùng một khí chung đúc mà nên những chiến công lừng lẩy sử sách muôn đời. Đặc biệt đã hiển oai linh mà nộ khí trong những trận đánh xảy ra trên sông Như Nguyệt về sau này của Dân tộc Việt, bao gồm Nhà Tiền Lê và Nhà Lý (nơi có đền của hai vị Thần này). Kể, anh linh của dân tộc Việt; Sống làm Tướng, tuy không thỏa chí bình sinh, nên uất khí không tan. Thác cũng quyết thành Thần mà phò sông núi Nước Nam cùng giống nòi vậy.
Ta xét thấy phiên bản của giai đoạn lịch sử này, mô phỏng trung thành với bản gốc của 500 năm trước. Cho nên cuối cùng rồi Lý Phật Tử cũng mang đất nước mà giao cho Nhà Tùy như Triệu Đà đã từng làm trong quá khứ!
Xét ở vào chu kỳ Dương Thế của 500 năm tiếp theo sau. Ta vẫn thấy quy luật vận hành cũng đúng với từng thời điểm cũng như sự kiện xảy ra như: Mai Thúc Loan, Ngô Quyền, khởi đầu cho Đinh Bộ Lĩnh tiếp theo. Và cuối cùng là Lý Công Uẩn! Ta nhận thấy Ngô Quyền đã thoát ra khỏi vũng lầy khi đó bằng cách: Quyền Vương quyết bày trận trên sông Bạch Đằng để vẫy vùng cho thỏa chí cõi bờ, chứ không chấp nhận bám mãi "ao làng" đầm lầy nữa.
Ở đây ta chỉ xem xét đến những vấn đề của những sử liệu bị vùi lấp dưới hố sâu của quá khứ. Khi dòng sử dân tộc phải chảy qua những gập ghềnh trong thác lũ...
Vì thế trận chiến trên sông Như Nguyệt, được ta soi tư duy vào giữa đêm trường tại thời điểm... Lý Thường Kiệt đang kình trận. Sở dĩ ta lướt qua diễn biến tiền cảnh sông Như Nguyệt thời Tiền Lê là bởi: Khí thiêng khi ấy đã cùng Lê Đại Hành lan tỏa đến tận sông Bạch Đằng, nên những thế hệ sau khó nhận ra rõ ràng oai linh cho được.
Ta phải biết; Trước khi ánh trăng rằm nhập hồn, hiển danh trên mặt sông... Như Nguyệt mà nộ khí thiêng ngàn năm, soi sáng sử thiêng. Lý Thường Kiệt đã giăng xong thiên la và đang trầm tư trên võng... địa...
Trên bờ sông Như Nguyệt ngày đó? Lại chính là địa phương mà hồn thiêng oai linh của Dân tộc Việt đang tụ xứ!: Đình thờ nhị vị Thần Linh của dân tộc; Trương Hống, Trương Hát !! Ngôn ngữ của nhân loại đã tỏ ra bất lực khi mô tả về diễn biến gì đã xảy ra phía bên trong ngôi đình này ngay trong đêm đó!? Ta chỉ có thể nghe truyền lại rằng: Trong một đêm nghĩ kế phá Giặc Tống. Sáng ngày, Lý Thường Kiệt khi bước ra sân đình, tóc đã hóa bạc trắng mái đầu... !?.
Và cũng trong đêm đó...; Ba quân nghe sĩ khí chất ngất âm ba của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, rền vang trên sông Như Nguyệt. Khí thiêng của sông núi tỏa mờ, giăng phủ khắp mặt sông Như Nguyệt. Che giấu linh ảnh của một Tàng Long đang chờ thời khắc..., đưa giặc Tống đi vào ác mộng của dòng Sử Thiêng...
Điểm dòng sử mạch...
Như thế, Ta xem xét lại trong suốt 500 năm của cuộc thế vào thời vận cuối này của lịch sử. Thật rất khó để cho ta có thể điểm đúng Thế Sử của giai đoạn này cho được. Trước hết, ta phải nhận định rõ hoàn cảnh mà dân tộc đang phải rơi vào trong suốt 1000 năm khi đó đã. Người Việt chỉ là thân phận nô lệ, hoàn toàn không có quyền để được học hành. Hoàn toàn không đủ được phép ghi chép bất cứ điều gì vào sách chứ chưa nói gì đến chép sử. Cho nên lịch sử của dân tộc Việt đang rơi vào cái thế mà tôi gọi là "Thế Sử" !
Chính vì thế cho nên lịch sử của dân tộc Việt là; "Thế Sử" khi đó buộc phải ghi vào..."Bia Miệng" !, mà truyền đời lại cùng "Thế Hệ" mai sau. Và hôm nay, ta nhất thiết cũng phải căn cứ vào cái Hệ của Thế đó, để sàng lọc ra những giá trị phủ lấp mà Xử Thế.
Quả thật, không hề có một mảy may đơn giản nào cho vấn đề này bao giờ cả. Bởi ta biết những truyền thuyết được truyền miệng, kể lại đó. Vốn có tính mơ hồ, đại dị, thêm thắt, một cách vô tội vạ của bao đời chồng chất ! Khiến nên cái tính hoang đường luôn đong đầy và khỏa lấp hết tư duy mọi đương đại của chúng ta.
Tưởng; Để có được một khối óc sàng lọc ra được những chân giá trị lịch sử tiềm ẩn trong đó, hoàn toàn là việc không tưởng. Tuy nhiên những công việc đó, rồi cũng đến lúc mà giai đoạn lịch sử, nhất định sẽ sản sinh cho giống nòi. Chúng ta nhất định phải ý thức được điều này cho bằng được vậy. Và đó cũng chính là bản tính của lịch sử rất đặc biệt của riêng dân tộc Việt mà thôi.
Vậy tôi sẽ điểm ra những cột mốc của giai đoạn mà dòng sử của dân tộc mang tính tiềm ẩn đó như sau:
Cột mốc thứ nhất, có tiềm ẩn những giá trị mang tính "Bảo Tàng" của dân tộc Việt là giai đoạn "thời điểm": Đinh Tiên Hoàng! Bởi những giá trị lịch sử của giai đoạn này vừa thoắt bước vào hiện thực, lại thoắt đi vào huyền thoại mà chưa một ai có thể nhận ra được chân giá trị gì tiềm ẩn trong thời gian đó cả !?
Về những giá trị này mà ở vào thời điểm hiện tại của hôm nay. Tôi vẫn chưa có thể trình bày ra ở đây cho được (!?). Mà những giá trị này vẫn đang còn chờ những yếu tố mà lịch sử đòi hỏi phải hội đủ ở trong thì của tương lai gần nữa.
Và cột mốc thứ hai đó là Nhà Lý. Đồng thời giai đoạn nối tiếp thứ ba nối liền theo chính là Nhà Trần.
Thuật ngữ " đốt cháy giai đoạn" mà tôi vừa ghi ra ở đây? Hoàn toàn chỉ là dòng chữ xuất hiện cho có mà thôi. Chính vì thế, nên tôi nhất định ghi hai chữ sau khi gõ phím enter là:
"Gián đoạn"...
... Và chờ bài kế tiếp vậy.
dienbatn giới thiệu . 
Nguồn https://www.facebook.com/kysuphiabenkia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét