Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ. BÀI 9.

KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ.



Giới thiệu : gần đây trên MXH có loạt bài viết của https://www.facebook.com/kysuphiabenkia/ có khá nhiều điều thú vị và mới mẻ với những suy nghĩ thường nhật của chúng ta. dienbatn không nhận xét đúng sai như thế nào bởi mỗi người chúng ta có những góc nhìn riêng của mình từ đó sẽ có những đánh giá riêng . Về phần dienbatn chỉ xin có mấy câu như sau :
 (“Đời say cả! Sao ngươi không ăn cả bã, uống cả hèm, cho say luôn một thể? Đời đục cả! Sao ngươi không quậy thêm bùn, vỗ thêm sóng, cho đục luôn một thể? Tội chi mà phải bỏ đời mà đi?”. Nói xong, gã lái đò lẳng lặng đứng lên, nhổ sào. Tiếp tục cho con thuyền…) - Tàn cuộc - Hạ ngươn rồi - Có lẽ cần tăng tốc cho cuộc cờ chóng tàn đi chăng ? Cùng tắc biến - Biến tắc thông . Bĩ cực sẽ Thái lai mà.
"Thiếu gì những kẻ muốn xâm lăng,
Vũ khí hung tàn có thể ngăn.
Chỉ sợ Tâm Linh bày cuộc chiến,
Còn hơn là Ðịa chấn- Sơn băng.
Như Hải tinh trong Quốc bảo mình,
Ðời nào cũng có bậc anh minh.
Mỗi khi sông núi vang lời gọi,
Là có Rồng thiêng biến hữu hình ".
Thơ của một ẩn sĩ .
.................................................
Chối từ trung hiếu với Trời xanh.
Còn kiếp nào đâu để tựu thành.
Sự sống thời gian là hiện tượng.
Giác là vô diệt – Ngộ vô sanh.
..................................................
Một dân tộc mất đi nền Văn minh mẹ đẻ thì sớm bị nô lệ, muộn sẽ đồng hóa tiêu vong.
Hãy nhớ tương lai nhiều biến đổi ,
Nhưng không đổi biến được hồn thiêng.
LẠC LONG QUÂN PHỤ -ÂU CƠ MẸ,
Chờ đợi vung tay Quốc lệnh truyền.
....................................................
Có phải Hồn thiêng của núi sông,
Mất đi từ thủa mất cha ông ?
Nay ta dựng dậy Hồn sông núi,
Để trả Hồn thiêng lại núi sông.
THRT.
Xin giới thiệu cùng các bạn.Thân ái. dienbatn.


24. 500 NĂM - VÓ NGỰA TRỜI NAM .

Giữa "Sử Tiên và Kinh Thánh" !?
Xem ra..., đủ để được gọi là một cặp "Long Hổ Tranh Đạo" rồi vậy !?
Bởi nếu Lý Công Uẩn đập tan gông cùm ngàn năm nô lệ, giải phóng dân tộc Việt. Vượt qua Sông Hồng, dời đô về vùng trời định; Thăng Long. Thì Moise cũng phá bỏ xiềng xích ngàn năm lưu đày, cứu thoát dân tộc Do Thái. Vượt qua Biển Đỏ, di dân tới miền đất hứa Canan "!...!?...".
Nhưng xét xem vì cớ gì mà phải chịu cảnh nô lệ ngàn năm như thế?!
Xem nào...; Có phải vì sự kiện dân tộc Việt đã bỏ thời Hùng Vương (sự kiện An Dương Vương) rồi thờ Thần Kim Quy, xây Thành Cổ Loa mà bị án 1000 năm nô lệ chăng!? Vì ta thấy dân Do Thái bởi cớ bỏ Chúa mà thờ Thần Bò, và xây Tháp Bebel nên phải bị phạt 1000 năm nô lệ đó !?
Đâu có phải vì thế, mà ta vội cho rằng; Sử Tiên là phiên bản của Kinh Thánh, hay Kinh Thánh là phiên bản của Sử Tiên cho được. Thế ra..., chẳng hóa nông cạn lắm sao?.
Không khéo, rồi một tư duy nào đó, suy không thấu. Vội xem xét giai đoạn của thời gian xảy ra sự kiện trước hoặc sau. Chụp quan điểm: Sử Tiên vốn là "phiên bản" của Kinh Thánh mà ra cả thôi. Và kết luận một câu làm "xanh mặt" cả thiên hạ là: Không hề có Nhà Lý bao giờ cả. Và Nhà Tống cũng chưa bao giờ xâm chiếm Nhà Lý. Vì có Lý Công Uẩn bao giờ đâu để mà xâm chiếm "!!".
Lại còn suy diễn đến việc xóa giai đoạn lịch sử này ra khỏi lịch sử của dân tộc nữa !? Thật là cả một tai họa trầm trọng cho những thế hệ muôn đời sau rồi vậy.
Sự việc lúc này, buộc tôi lại phải chép lại hai câu thơ mà Thi Tiên từng ta thán Thôi Hiệu về bài Hoàng Hạc Lâu, hầu ta cùng chiêm... nghiệm:
"Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc.
Thôi Hiệu đề thi tại thượng lầu".
Quả! Rất thi vị...
Tuy nhiên, tôi không nhất thiết phải mượn danh hiệu Thi Tiên như Lý Bạch mà làm gì. Bởi tôi chính là giống nòi của dòng Rồng Tiên rồi vậy. Và cũng chẳng "bẻ bút" mà vứt đi, khiến ngàn đời sau vẫn cứ mãi ca tụng về Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu một cách..., đầy tai hại như suốt bấy lâu nay vậy.
Quả thật; Lý tính ở phía bên kia của không gian chiều thứ tư là... "gây sốc", triền miên! Thế nhưng, yêu cầu được đặt ra là đòi hỏi ta phải nhanh chóng "thích nghi" với trạng thái sốc đấy. Để còn tiếp tục du hành sâu hơn vào bên trong của thế giới nhiều chiều này đang chờ đón. Bởi đó chính là sự thật, và bản tính của sự thật là luôn gây sốc với tư duy của chúng ta nói chung. (dĩ nhiên, bao gồm cả tôi).
Sau một tour thưởng lãm, giới thiệu qua những sự việc như trên. Ta cùng quay trở lại, tiếp tục theo dõi dòng sử với con thuyền dân tộc, đang rẽ vào dòng cuối, nơi cận bến đương thời:
Cũng cùng một quy luật của mô hình trật tự tự nhiên trong vũ trụ vận hành là: Tính từ Thời điểm thoát kiếp lầm than là Nhà Lý trở về đây cũng tương đương 1000 năm nữa. Ta vẫn thấy 500 năm đầu được tính là Dương Thế. Và 500 năm sau thì vận hành theo lý của Âm Thế.
Điều này được ta xác định Vận Thế thuộc âm cuộc khi; Thần Kim Quy đến lúc nhất định phải "Trao Gươm" cho Lê Lợi ! Và cơ đồ của Nhà Lê, ta xét thấy đứng vững đủ một Vận là 360 năm trọn. Trước khi có thể bàn đến việc Thời Vận bắt buộc Rồng phải "Trao Gươm" theo đúng quy luật của Tạo Hóa. Ta nhất thiết phải hiểu rõ từng diễn biến của giai đoạn lịch sử của 500 năm vừa qua đã.
Bởi đối với Tạo Hóa, ta phải đủ khả năng thì mới có thể xứng đáng nhận được ý chỉ của Thanh Gươm đó mà thôi. Đối với con người, thì ta có thể lọc lừa, bày kế, lòn lách đủ mọi phương cách để mà đoạt được điều mình mong cầu. Thế nhưng, đối với Tạo Hóa là tuyệt đối không có thể, và Người cũng không bao giờ trao lầm cho được.
Như thế giai đoạn lịch sử mà ta bắt buộc phải xem xét đến chính là từ "Chúa Tiên" Nguyễn Hoàng rồi vậy. Trước khi ta dõi theo vó ngựa của Chúa Nguyễn vào Nam. Ta nhất thiết phải xem xét lại cội nguồn, kẻo mà lạc gốc trong suốt quá trình trôi dạt theo những diễn biến cùng Thế cuộc sắp đến.
Ta xét thấy; Tất cả các nhân vật trong "Bi Kịch Sử Thiêng" của Thế Cuộc 500 năm sắp đến. Hầu như đại đa số đều có xuất phát nguồn tại vùng "Tổ Rồng" khi xưa mà dòng giống Âu Lạc chôn nhau cắt rốn; Vùng Nghĩa Lĩnh !!
Nếu ta xét theo quan điểm đã được hình thành trên nền tảng của page này thì; Đó chính là vùng đất của mẹ Âu Cơ với 50 người con lưu lạc bên đấy từ cội nguồn loạn lạc khi xưa. Thế nhưng quan điểm hình thành trong giai đoạn này giữa đôi bên lại xem là kẻ thù không đội trời chung cho được !!! Bởi yếu tố thời gian bao ngàn năm qua đã xóa biệt mọi tung tích của giống nòi mất rồi.
Tuyệt đại đa số người dân Việt đã bị cái Đèo Ngang, Hoành chắn mà che khuất cái nhìn của họ mất đi rồi. Trong giai đoạn đó và mãi về sau này. Tầm "nhìn xa..." của Nguyễn Bỉnh Khiêm, mãi tận bóng dáng của Bạch Mã trên đỉnh Đỉnh Hải Vân cơ! Và cũng chỉ có mỗi Nguyễn Hoàng, mới đủ có thể "trông rộng..." đến cái Yên Ngựa đó cho được mà thôi. Trong Thiên Thư lại ghi rằng; Cái Tượng Trời đấy là "Thừa Thiên" !! (Thừa lệnh Trời mà nối cõi chứ không phải mở cõi đâu đấy !)... "!?".
Thôi chết!...
Xét yếu tố thứ nhất là do tham vọng, điều tiếp đến thì bởi thủ đoạn mà phải ra cảnh "nồi da xáo thịt", cùng với biết bao "đoạn trường"..., diễn ra trong giai đoạn lịch sử đó của giống nòi rồi vậy! Có phải bởi cấu tạo gen của người Việt đã có dòng máu dã man của Hoa Trung, và di truyền máu nham hiểm của Hoa Thượng mà... Khiến nên cái gen Hoa Hạ, gây ra nông nỗi cho trang sử dân tộc trong chương cuối của giai đoạn lịch sử này !?.
Thế rồi giống nòi của Chiêm Bà, bao gồm 50 người con ngày ấy. Từng phải cắt ruột, chia tay bởi cảnh loạn lạc vì binh biến thuở xưa nơi Nghĩa Lĩnh. Chưa mong được ngày hội tụ trăm con, sau bao ngàn năm trôi lạc. Đã thành cơn lũ đổ tràn ngập dòng suối oan hồn nơi Cầu Nại Hà mất rồi...
Ai oán, oan khốc, bi thương..., với biết bao hồn thiêng quyện cùng khí anh linh tỏa mờ và phủ lấp toàn miền cố đô... Hàng trăm năm qua, cái khí u uất, trầm lắng..., làm ngưng đọng cả đất trời, sông núi của xứ Huế. Dĩ nhiên cái khí thiêng ai oán đấy, đã chung đúc nên những câu hò, vần thơ, điệu nhạc của xứ Huế mới não nuột và rất đỗi thê lương... làm vậy.
(Ta nhớ đấy! Các thi sĩ, nhạc sĩ chớ có đối đầu mà tranh với những người con của vùng địa phương này về lĩnh vực nghệ thuật này đấy. Tôi cam đoan; Nếu ta đến Huế và thử bơi xuồng trên sông Hương vào những đêm trăng lạnh một lần xem? Cái khí thiêng u uất của núi sông đó. Nhất định nhận chìm hồn của bất kỳ kẻ viễn khách nào trong chơi vơi, rồi chìm đắm, trầm lắng tận đáy của dòng suy tư ngay tức khắc !? ).
Những oan khốc sánh tày Thiên Cơ này. Dân tộc Việt Nam hôm nay; Nhất định phải lập đàn với hy vọng giải oan bớt phần nào đó, cho biết bao vong linh còn chịu oan khốc của giống nòi hàng trăm năm qua nơi đất cố đô. Rồi mới có thể gọi là tích đức để đủ bước qua ngưỡng cửa của Kỷ Nguyên Mới cho được.
Và trong thế cuộc biển dâu khi đấy. Ta thấy Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ... Tôi có thể bóc trần ẩn tượng của Thiên Cơ này như sau:
Một "Ánh... đuốc", một "Huệ... lửa", thi nhau phô diễn hào quang mà diễn thế "Long Hổ Tranh Châu". Rọi sáng long đàm hổ huyệt của giống nòi Thần Tiên ngàn năm. Và cũng để kết thúc giai đoạn thác ghềnh ngàn năm mà dòng sử thiêng phải chảy qua..., trong trường cảnh bối rối lạc dòng.
Ngay cả trong giai đoạn này, ta nhất thiết phải dò ra căn nguyên nguồn cội của giống nòi như sau:
Như ta đã biết rằng; Kể từ khi Lê Lợi xưng vương, định quốc tính đi. Thì Nhà Lê khi đó phản ảnh thuộc là giai đoạn của Mẫu Hệ, là dòng Âu Cơ trong nhóm 50 con theo Cha khi xưa mà ra. Sự phức tạp có tính trầm trọng vô cùng cho tư duy chung của chúng ta là; Ta nhất định dò cho ra dấu vết của dòng Cha, hòa dòng lẫn lộn trong giai đoạn này đang tiềm ẩn trong dòng sử của dân tộc Việt khi đấy.
Tôi chỉ định; Đó chính là dòng của Chúa Nguyễn. Dòng này có cội rễ xuất phát nguồn ở khu vực thuộc địa phương Tổ Rồng tại xứ Gia Miêu !? Cái căn nguyên đó đã nói lên về cội nguồn vốn là Tam Miêu của Chiến Thần Xi Vưu khi xưa rồi vậy. Thế cho nên ngay sau khi Nguyễn Ánh định cơ đồ lập tức xưng hiệu là Gia Long, không thể khác.
Và bởi vậy cho nên Thế..., ra là:
Thiên Cơ định số; Tiên Chúa Nguyễn Hoàng từ chỗ Thừa Thiên, lên Yên Ngựa của Bạch Mã nơi đỉnh Hoành, Tung vó mở cõi... Xét khắp lục cõi của nhà Chúa thì dòng thứ 6 là Nguyễn Phúc Chu tất thành hình Lục Cõi trời Nam của dòng Sử Thiêng khi đó vậy "!?". Ta thấy đối với Sử Tiên thì Kinh Thánh cũng mô tả rằng: Chúa hoàn tất vũ trụ cũng chỉ trong 6 ngày mà thôi !!
Thế cho nên cũng cùng một trật tự như thế cho nên:
Nguyễn Hữu Cảnh. Thiên Cơ lại định ý trong cái tên "Hữu Cảnh" mà khiến nên ông nhất định phải thấy địa thế của xứ Sài Côn "Ứng Cảnh", đắc thiên ý mà lập thành tên Gia Định. Ta thấy dấu thiên cơ tiềm ẩn từ Xứ Gia Miêu, đến địa phương Gia Định, và cuối cùng là định quốc với Gia Long rồi vậy.
Đừng quên rằng, những khảo luận này thuộc tầm vóc của điều mà ta quen gọi là Thiên Cơ. Hoặc tôi cũng có thể diễn đạt một cách khác đi là Thiên Thư vậy.
Ta cũng phải xác định cho được một định vị địa phương khi đó nữa là:
Cái địa thế " Trạch Đắc Long Xà Địa Khả Cư" mà ngày đó cha ông "Hữu Cảnh" tức ngôn là Gia Định đó. Chính là vùng định xứ địa phương của Chân Lạp. Là nơi tụ xứ của một trong những dòng 50 con của Âu Việt hòa huyết với dân địa phương. Và lịch sử đương thời khi đó gọi nhóm này là người Man Côn ( hoặc Côn Man).
Họ vốn là dân lãng du tứ xứ và tụ xứ tại đại phương gọi là Sài Côn của người Man Côn gọi chung là thuật ngữ chỉ chung cho nhóm người này. Bởi theo cửa biển dẫn vào sông trên bến Sài Côn. Vốn là phương tiện đắc thế Hải Lộ cho những kẻ lãng du thuộc hải phận vùng trũng Đông Nam Á tụ xứ mà giao thương. Dĩ nhiên trong đó có mặt dân phiêu lãng Chà Và (Mã Lai) góp khí sắc mà cùng tụ khí cho vùng này vậy.
Và ta cũng phải thêm một lần nữa, dừng lại những tranh cãi về xuất xứ của cái tên Sài Gòn này nhé. (Sài Côn... Sài Gòn. Mệt với cách phát âm của mấy ông Tây, ông Tàu lắm...).
Và ta cũng xét thấy ở chiều sâu hơn nữa của Thiên Cơ phản ảnh rằng:
Trong giai đoạn cuối của thời kỳ thứ 6, mô phỏng mô hình thuở Tạo Hóa gây hình để định xứ địa phương "Hữu Cảnh" này. Nơi toàn vùng của Chiêm Bà (Âu Cơ và 50 con) xảy ra hợp thế với Vua "Bà Tranh" (!) nhắm chừng không xong... Hóa thành Vua "Bà Tử" (!!) phải kết thúc ý thiên cơ. Và rồi Bà Yêm hoàn tất giao ước để đủ gọi với hai chữ "Phúc Chu" là Chúa vậy!!!
Tất nhiên; Ngày thứ 7 là Chúa nghỉ ngơi.
Và lại càng phải tất nhiên phải mô phỏng một cách tuyệt đối trung thành với quy luật cũng như mô hình thiên cơ đó; Chúa Nguyễn đời Thứ 7 cũng có tên là:
Chúa "Phúc Trú" !,... !!, ... !!!, ...!?,....

Thật là cả một cuộc phiêu lưu đầy kỳ thú... Ở: Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư vậy.


25 - NẶC ẢNH TỊ HÌNH...!

Là dòng sử liệu, trong trang sử đính kèm...
Ở đây, tôi không bàn ở một tầng sâu hơn của vấn đề này. Chúng ta chỉ tham khảo qua bề mặt của sự kiện để đủ có một tầm nhìn toàn cảnh về cõi trời Nam khi Nhà Nguyễn mở cõi. Mọi việc sắp đến, còn đang ở trong thì tương lai bất khả diễn đối với giới hạn thời gian phát triển của thì hiện tại.
Ta còn nhớ trong thời kỳ 1000 năm chịu sự đô hộ của Nhà Hán khi xưa. Lúc Mã Viện dò Long mạch để trấn Cột Đồng. Và khu vực phía bên kia của Tượng Lâm là dòng sông Lam, vốn được gọi là Khu Lâm Ấp như tôi đã dẫn. Đó là vùng đất của nước Chiêm Bà!
Nhà Hán trong giai đoạn này thường xuyên bị vị Thủ Lĩnh của Khu Lâm Ấp là Khu Liên chống cự rất quyết liệt! Ta phải được biết rằng cháu nội của Khu Liên chính là Phạm Hùng!! Vua của nước Chiêm Bà được đặt phía bên kia của ngọn Bạch Mã vốn được gọi là Khu Túc. Từ Liên của Khu Liên có nghĩa là liên kết với Khu Túc là tay chân "anh em" một nhà mà ra!
Từ danh xưng Phạm Hùng lấy ý gốc ở Hùng Vương và Phạm có nghĩa với mô phạm. Tiềm ẩn đồng nghĩa với Xích Quỹ (Một xích, thước, quy củ mẫu mực theo một quỹ đạo phát triển). Điều này chính là di chỉ để giống nòi ngày sau nhìn ra nhau từ trăm con của Âu Cơ và Lạc Long, thất lạc.
Thế rồi trong tình hình chưa đủ yên cho sự bảo tồn giống nòi mà Âu Cơ đã cố duy trì mai sau. Vua Phạm Hùng lại giao cho một dòng con tiếp tục mở hướng sâu hơn nữa về Phương Nam, vốn là tượng của Chiến Thần Xi Vưu khi xưa. Và người con đó không ai khác hơn chính là Phạm Mạn.
Phạm Mạn ngày đó nhắm hướng Cổng Trời Nam mà đưa giống nòi tiếp tục vượt qua khu vực hiểm trở bậc nhất lúc bấy giờ chính là Đèo Phụng Hoàng. Nơi giáp ranh giữa Khánh Hòa và Đắc Lắc ngày nay. Và Người nương theo dãy núi Trường Sơn, đối lập với dòng sông Trường Giang (Dương Tử) mà vượt qua khu vực Tây Nguyên cuối cùng mà bỏ lại thiên tượng Núi Ông và Núi Bà nơi Langbiang sau lưng. Lại dò theo nguồn mạch thủy khê của Núi Ông và Núi Bà mà xuôi đến cửa biển Sài Rạp (Soài Rạp).
Và đó cũng chính là Nước của Phù Nam khi xưa với Vua kế tục Phạm Mạn là Phạm Kinh Sinh!! Ta thấy "Tổ Tiên" với 50 con của dòng Âu Cơ ngày đó; Cũng đã để di chỉ cho dòng "Tổ Rồng" Lạc Long nhận diện mai sau ở ý:
Nước Phù Nam có nghĩa là; Gìn giữ (Phò) nòi giống dân Nam mà ra cả thôi. Vua thì là Phạm Kinh Sinh có tiềm ẩn ý là dòng Kinh Việt theo cùng nhóm 50 con của Dương Việt bên mẹ Âu Cơ vậy. Và Kinh Đô là "Đặc Mục" với ý; quan sát, nhìn dõi theo mà Chiêm Tượng trời mà nhận nòi giống về sau. Đó cũng chính là lý do tại sao trong thời Nhà Đường. Có phái người qua bàn kế phối hợp để đánh Chiêm Thành mà Nước Phù Nam từ chối một cách tuyệt đối vậy.
Ta phải biết; Nước Phù Nam ngày đó, do tính thuận tiện của Hải Lộ vào cửa Sài Rạp dẫn đến xứ Sài Côn (Sài Gòn). Cho nên các nơi trong toàn khu vực Đông Nam thường tụ xứ đến. Văn hóa nước Phù Nam ảnh hưởng rất lớn với Kinh Vê Đa bên Ấn Độ bởi Kiều Trần Như (anh em Kiều Trần Như thời Phật Thích Ca) từng mang sang đây! Nước Ấn Độ cũng từng xâm chiếm Phù Nam từ dấu chân của Kiều Trần Như đã từng sang truyền đạo và chấp chính tại đây khi xưa!
Bởi nguyên do đó mà ta thấy văn hóa của toàn khu vực Đông Nam Á đều có mặt tại Nước Phù Nam này vậy. Điều đặc biệt nhất là khi nhóm người theo Kiều Trần Như đã hòa huyết với cư dân khu vực Đông Nam á này. Thế cho nên ta mới thấy văn hóa Naga hiện diện đều khắp vùng trũng trong khu vực. Cho nên lịch sử của Campuchia có ghi lại sự tích của Thần CamPu lấy Thần Naga mà thành ra nước Campuchia ngày nay. Cốt là ám chỉ đến sự kiện này vậy.
Thế rồi trong giai đoạn mà Triệu Việt Vương nơi dòng Cha bên Nước Vạn Xuân bị Lý Phật Tử truy sát đến cửa biển Đại Ác nơi cửa sông Đáy là Người bị tuyệt diệt. Đồng thời bên này với nước Phù Nam của dòng Mẹ cũng mô phỏng sự bị xóa mất cơ đồ cùng một giai đoạn !!
Và Nước Chân Lạp ra đời.
Nước Chân Lạp khi xưa vốn là một nước thuộc chư hầu của nước Phù Nam. Bản sắc của người dân vốn là các du dân khắp toàn vùng, tụ xứ mà thành. (Ta vẫn nhận ra điều đó tại Sài Gòn hiện nay). Bởi tính phong thủy của vùng này chung đúc mà nên như thế. Cũng chính bởi cái bản sắc đa tạp đó mà Chân Lạp nhanh chóng bị chia rẽ thành nhiều thế lực. Và một trong những thế lực đấy hình thành Thủy Chân Lạp.
Thế nên ta thấy khi Nhà Nguyễn mở cõi vào khu vực này. Giai đoạn mà ta cần xem xét đến chính là gia đoạn thứ 6 của quy luật định hình. Đó chính là Chúa Nguyễn Phúc Chu.
Tuy nhiên, trong giai đoạn Chúa Nguyễn đời thứ 4 là Chúa Hiền. Trịnh - Nguyễn lại tiếp tục đánh nhau triền miên. Một nhóm người Việt (Mân Việt) bèn di cư tị nạn qua tận vùng Sài Mô (Bà Rịa - Vũng Tàu) của Chân Lạp định cư. Vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân truy đuổi đánh giết tận cùng. Chúa Hiền bèn cử binh can thiệp và bắt được Nặc Ông Chân mang về giam vài năm rồi tha cho về. Với điều kiện để cho dân Việt yên ổn sinh sống.
Vài năm sau nữa. Hai thế lực của Chân Lạp tranh giành nội bộ lại đánh nhau giữa Nặc Ông Đài và Nặc Ông Nộn. Nặc Ông Đài chạy sang cầu nước Xiêm La về đánh. Nặc Ông Nộn vội qua cầu Chúa Hiền ứng cứu. Chúa Hiền truy đuổi Nặc Ông Đài tận Nam Vang, rồi trốn và chết ở trong rừng. Chúa Hiền lại giao cho Nặc Ông Thu là con của Nặc Ông Đài đứng ở Nam Vang, và Nặc Ông Nộn cai quản vùng Sài Côn cùng với dân Man Côn (Mân Việt).
Đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu, Nặc Ông Thu lại Nổi loạn. Nguyễn Hữu Hào cầm binh đánh sang tận nước Cao Miên, Bắt được Vua Nặc Ông Thu giải về Sài Côn. Kể từ đây mới định yên được thế lực tại Cao Miên cứ nổi lên quấy phá suốt bao lâu nay.
Liền sau đó, Nguyễn Hữu Cảnh tấn công Nước Chiêm Thành. Bắt được vị Vua cuối cùng của Nước Chiêm Bà là Bà Tranh giải về Phú Xuân: Trong lúc Nguyễn Hữu Cảnh lập Thành Gia Định ở xứ Sài Côn thì con của Bà Tranh là Bà Tử nổi loạn không xong cũng chịu đầu hàng. Đến con là "Bà Yêm", chấp nhận thuần phục Chúa Nguyễn Phúc Chu vĩnh viễn.
Ta nhắc đến việc khi Nặc Ông Thu, vua của Cao Miên ở Sài Côn phát bệnh chết thì tiếp đời Nặc Ông Non, rồi cũng mất theo. Đến đời con tiếp theo là Nặc Ông yêm...
Lịch sử có sự lầm lẫn ở đây là: Nặc Ông Yêm vốn là con của Nặc Ông Nộn tại Sài Côn. Còn con của dòng Nặc Ông Thu là Nặc Ông Tha. Trong lúc Nặc Ông Thu bị giam giữ bên này thì Nặc Ông Thâm (Cậu) nổi lên. Thế cho nên ta mới thấy Nặc Ông Thâm và Nặc Ông Yêm đánh nhau qua lại triền miên tại khu vực cũng như giai đoạn lịch sử này.
Cao Miên khi đấy không có Vua. Nên Nặc Ông Yêm được trả về và chỉ định cai quản tại vùng đất Thủy Chân Lạp, sau sự kiện Chúa Nguyễn đánh đuổi Nặc Ông Tha, kế tục Nặc Ông Thâm đã chạy sang tận Xiêm La.
Qua đến đời Nhà Chúa Thứ 7 là Nguyễn Phúc Trú, là nghỉ ngơi...
Thế nhưng trong lúc "Chúa Nghỉ"... Có một nhóm thế lực của Chân Lạp lại kết bè nổi loạn cùng nhóm người gốc của Ai Lao và giết hết tất cả Người Việt tại xứ Bà Nam. Sau đó tấn công vào thành Gia Định. Chúa Nguyễn Phúc Trú liền cử binh vào đánh tan quân Chân Lạp. Cho nên Vua Chân Lạp là Nặc Ông Tha, thuộc dòng của Nặc Ông Thu, hoảng sợ, liền giao kẻ dấy loạn ra mà cầu cống.
Sang đến đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, Quân Chân Lạp lại nổi loạn truy giết người Côn Man triền miên. Chúa Khoát cử Thống Suất Nguyễn Cư Trinh vào dẹp loạn. Nguyễn Cư Trinh đánh tan quân Chân Lạp. Vua Chân Lạp lúc đấy là Nặc Ông Nguyên chạy đến nhờ lực lượng của đô đốc Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên can thiệp và xin nộp đất triều cống.
Sau khi Nặc Ông Nguyên mất, Vua Nặc Ông Nhuận tiếp tục nối ngôi, rồi lại truyền cho con là Nặc Ông Tôn. Xảy khi đó thì Nặc Hinh nổi loạn trong nước Chân Lạp. Nặc Ông Tôn lại cầu cứu Thống Suất nguyễn Cư Trinh dẹp loạn giúp. Khi Nguyễn Cư Trinh đánh tan quân của Nặc Hinh thì giao cho Mạc Thiên Tứ đưa Nặc Tôn về Cao Miên. Nặc Tôn lại cắt đất giao cho Chúa Nguyễn đến tận vùng Sài Mạt (Tây Ninh) để tạ ơn.
Kể trong giai đoạn của Chúa Nguyễn Phúc Khoát, xem như toàn vùng Chân Lạp đã định xong.
Tuy nhiên, Ta xét thấy trong dòng họ Nặc của Chân Lạp cứ nổi loạn mà nằng nặc quấy phá triền miên không dứt, gây rối loạn cả trang sử khi đấy. Nó rối mù sử liệu, điển hình như nhưng những rắc rối mô tả ở những dòng trên vậy. Những rối ren lịch sử này che lấp luôn cả một tình tiết khó ai nhận thấy trong giai đoạn đó như sau:
Đó chính là nhân vật Nặc Ông Yêm! Sử liệu cũng quen gọi là Nặc Yêm. Như ta thấy; Nặc Yêm vốn là con của Nặc Nộn định cư tại Sài Côn dưới sự bảo trợ trực tiếp từ Nhà Nguyễn. Và thế lực này mới "Nặc Danh" giữa "Nặc Yêm" với Vị Vua "Bà Yêm" của Nước Chiêm Bà đã thuần phục trước đấy mà gây loạn. Ta gọi chung là "Nặc Ảnh" để ám chỉ đến sự kiện lịch sử này.
Và Nặc Yêm mới "Tị Hình" theo danh nghĩa của Bà Yêm mà kích động nổi loạn chống phá về sau cho tham vọng đen tối đó. Thế nhưng họ đã quên rằng:
Khi xưa, lãnh thổ này thuộc về nước Phù Nam của họ Phạm dòng Âu Lạc, mà họ đã từng cướp đoạt. Nước Phù Nam khi xưa đã từng bị sự chia xé của các nước Gupta (ấn độ), Java (Indo...) Chà và (Mã Lai) Ai Lao, Cao Miên.
Thế nhưng...
Mọi người trong giai đoạn này lại càng không thể biết được rằng; Ngoài cuộc bể dâu của hơn 500 năm về trước nữa. Nước Phù Nam đã từng diễn ra vở kịch "Nặc Ảnh Tị Hình" của thiên cơ rồi vậy! Và giai đoạn Nặc Yêm và Bà Yêm đó, chẳng qua là mô phỏng mà diễn lại vở kịch của quá khứ mà thôi. Và ta thấy sự ràng buộc nhập nhằng giữa vua Bà Yêm của Nước Chiêm Bà cùng với Vua Nặc Yêm của Nước Chân Lạp: Càng tố cáo nguồn gốc của giống nòi Âu Cơ khi xưa trong lúc loạn lạc trong toàn xứ mà ra cả thôi.
Điều này cũng giống như kịch bản của Bách Việt 6000 năm trước được tái diễn ra Bách Bộc của 4000 năm sau. Hoặc là tích Trọng Thủy - Mỵ Châu của thời Triệu Đà và An Dương Vương cùng với phiên bản sau 500 năm là Nhã Lang - Cảo Nương trong kỳ lý Phật Tử và Triệu Quang Phục vậy.
Tóm lại:
Đó chính là giai đoạn vương triều Maurya (Ấn độ) đang chinh phục các lân bang. Và Kiều Trần Như, một nhân vật trong phái Kỳ Na Giáo đã từng tị nạn sang Phù Nam. Kiều Trần Như đã từng "Nặc Ảnh" Phật Thích Ca để mà "Tị Hình" đứng đầu trên nước Phù Nam trong cội nguồn của quá khứ đầy huyền mị khi đó!
Và vùng địa phương của xứ Phù Nam đó, khi đương thời tại thế; Phật từng có nhắc đến là " Vùng Trời Phạm Thiên Vương đó vậy !!,...!!!.
Quả Thật! Tôi không thể đưa các bạn du hành sâu thêm được nữa rồi vậy. Bởi như các bạn đã thấy đấy; Tôi không thể diễn đạt điều này khác hơn hai chữ:
"Điên loạn".
Tôi bắt buộc phải lập lại câu: " Bởi vì đó chính là những gì còn đang ở... "Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư" đó vậy.
Mọi hướng du hành tới ngưỡng cửa này đều nhất định phải:
Dừng Lại!
Và ta phải chấp nhận quay trở lại với câu đầu dòng của bài viết này: "Là dòng sử liệu, trong trang sử đính kèm..." vậy.
Thế nhưng: Ta vẫn thổn thức..., Ít ra bài viết kỳ này cũng cho ta có được một tầm nhìn toàn ảnh về quá khứ miên viễn của giống nòi Việt tộc. Nơi mà Mẹ Âu Cơ đã từng dẫn 50 con đi mở cõi trong vô vàn gian khổ, không thua gì 50 con của dòng Cha Lạc Long bên nước Văn Lang.
Và dòng 50 con theo mẹ ngày ấy lên non. Cũng lại phải cam chịu số phận xóa mất lịch sử cội nguồn như dòng của Cha vậy "!?".
Tạo Hóa đang che giấu điều gì đối với giống nòi thần Tiên này nói riêng và cả cộng đồng nhân loại nói chung như thế !? Bởi ta vẫn xét thấy quy luật số 9 vẫn theo trật tự mà phản ảnh qua 9 đời của Chúa Nguyễn một cách rất dị huyền, không sai lạc!?
Vậy ta nhất thiết phải xem xét tận chu trình của 9.000 năm mới có hy vọng tìm ra toàn diện sự thật cho được. Bởi đó chính là một chu trình vận hành được đủ gọi là "Khởi đầu và Kết thúc".
Và đó cũng là nguyên nhân mà tôi gọi dòng sử thiêng của Dân Tộc Việt là:
"SỬ TIÊN".

Cũng không có gì gọi là cường điệu.
dienbatn giới thiệu . 
Nguồn https://www.facebook.com/kysuphiabenkia


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét