Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

CHUYỆN HỒN MA THÀY LUYỆN NGẢI. CHƯƠNG 17. CHƯƠNG CUỐI CÙNG - NGÀY PHÁN XỬ CUỐI CÙNG .

CHUYỆN HỒN MA THÀY LUYỆN NGẢI.
CHƯƠNG 17. CHƯƠNG CUỐI CÙNG  - NGÀY PHÁN XỬ CUỐI CÙNG .


NGÀY PHÁN XỬ CUỐI CÙNG .

Ngày mai là ngày mất thứ 49 của tôi. Thời gian qua linh hồn tôi nằm ở Thân Trung ấm mà theo nhà Phật thì :
 " Ba thân Trung ấm: Thượng, Trung, Hạ đều có cùng một hình tướng bằng một đứa bé lên bảy tuổi như Đại Trí Độ Luận đã nói. Phải nói đây là sự bình đẳng về mặt tinh thần, không có sự sai biệt về giai cấp vật chất như lúc thân người còn sống trên cõi Trần. Lúc sống, có người bị mù lòa, câm điếc, tàn tật, ngớ ngẩn, lớn con, cao, thấp, đẹp người hay xấu xí..., kể cả giàu, nghèo, chức cao phận lớn, vua, quan, hay thứ dân hèn mọn... Đến khi chết, ai cũng đều có cùng một thân Trung ấm đồng cỡ như nhau ở bên kia cõi chết. Cũng vì từ tâm thức có sự sai biệt đó mà có ra thân tướng vật chất con người khác nhau, địa vị khác nhau. Từ đó thân Trung ấm cũng phải có thứ bậc cao, thấp. Sự khác biệt này đúng theo định luật nhân quả mà ánh sáng và bóng tối là biểu tượng đích thực. Đúng là đèn nhà ai nấy sáng nếu tự thắp lên. Còn bằng không, nhà ai nấy tối. Vì vậy tâm là biểu tượng cho ngôi nhà có đèn sáng hay ngôi nhà không có đèn sáng, tức là tâm có trí tuệ hay là tâm ngu si, u tối. Tâm có tu tập Phật pháp có ánh sáng, tâm không tu tập Phật pháp có bóng tối. Cho nên thân Trung ấm có ánh sáng ở bậc thượng, bậc trung, hạ là do con người lúc sống có tu tập Phật pháp. Những hạng người có tu này là người giàu, kẻ nghèo, trí thức, bình dân, người ngoài Đạo Phật có tu đạo lý làm người... tâm thức họ có ánh sáng theo từng thứ bậc, qua bên kia cõi chết họ gặp nhau theo từng bầu ánh sáng của họ, tức là họ có cùng một tần số rung động như nhau ở bầu ánh sáng đó."
" Thân Sinh ấm, được thuyết minh riêng của loài người. Thân sinh ấm được có là lúc thức A-lại-da trong thân Trung ấm bậc Trung ở bên kia cõi chết có chứa nghiệp quả được đầu thai vào loài người, nó đi theo ánh sáng giao hợp của nam, nữ (cập vợ chồng) được có duyên nợ với nó, vào đó mà làm con. Một, để đòi nợ. Hai, là để trả nợ. Cả hai trường hợp, được gọi là oan gia trái chủ, không rủ, cũng vô. Oan gia trái chủ trả đủ ra đi. ".
Tới ngày mai sẽ là  " Ngày Phán xử cuối cùng "đối với tôi trước khi biết mình sẽ đi về đâu.
" Bạn tưởng tượng Ngày Phán Xét như thế nào? Nhiều người nghĩ rằng từng người một trong hàng tỷ người sẽ được đưa đến trước ngai Đức Chúa Trời để chịu xét xử. Một số sẽ được lên thiên đàng, còn những người khác sẽ vĩnh viễn bị trừng phạt dưới địa ngục. Tuy nhiên, Kinh Thánh miêu tả khác hẳn về thời kỳ này. Lời Đức Chúa Trời cho biết đó không phải là một thời kỳ kinh hãi, nhưng là thời kỳ đầy hy vọng và phục hồi.
Chúng ta đọc lời miêu tả của Giăng về Ngày Phán Xét nơi Khải-huyền 20:11, 12: “Tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng đương ngồi ở trên; trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa. Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử-đoán tùy công-việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy”. Ai là Đấng Phán Xét được nói đến ở đây?
Giê-hô-va Đức Chúa Trời là Đấng Phán Xét tối thượng của nhân loại. Tuy nhiên, Ngài giao việc phán xét cho người khác. Theo Công-vụ 17:31, sứ đồ Phao-lô nói Đức Chúa Trời “đã chỉ-định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công-bình đoán-xét thế-gian, bởi Người Ngài đã lập”. Đấng được lập lên để phán xét là Chúa Giê-su Christ. (Giăng 5:22) Thế thì khi nào Ngày Phán Xét bắt đầu và kéo dài bao lâu?
 Sách Khải-huyền cho biết Ngày Phán Xét bắt đầu sau cuộc chiến Ha-ma-ghê-đôn khi mà hệ thống trên đất của Sa-tan bị hủy diệt. * (Khải-huyền 16:14, 16; 19:19–20:3) Sau Ha-ma-ghê-đôn, Sa-tan và các quỉ sẽ bị giam trong vực sâu một ngàn năm. Trong thời gian đó, 144.000 người đồng kế tự ở trên trời sẽ làm quan xét và vua “trị-vì với Đấng Christ trong một ngàn năm”. (Khải-huyền 14:1-3; 20:1-4; Rô-ma 8:17) Ngày Phán Xét không phải là một biến cố xảy ra nhanh chóng trong vòng 24 giờ, nhưng kéo dài một ngàn năm.
Chúng ta thường được thánh thư cho biết rằng sẽ tới ngày chúng ta đứng trước mặt Thượng Đế và chịu sự phán xét. Chúng ta cần phải hiểu cách thức mà sự phán xét sẽ xảy ra để chúng ta có thể chuẩn bị kỹ hơn cho sự kiện quan trọng này.Thánh thư dạy rằng tất cả chúng ta sẽ được phán xét tùy theo công việc mình làm: “Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn lẫn nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy theo công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy”.
Nơi đây trên thế gian, chúng ta thường được xét đoán về sự xứng đáng của chúng ta để nhận được các cơ hội ở trong vương quốc của Thượng Đế. Khi chịu phép báp têm, chúng ta được xét xem có xứng đáng để tiếp nhận giáo lễ này không. Khi chúng ta được kêu gọi phục vụ trong Giáo Hội hay được phỏng vấn để được thăng tiến vào một chức tư tế hay một giấy giới thiệu đi đền thờ, thì chúng ta đã chịu sự xét đoán.An Ma đã dạy rằng khi chúng ta chết thì linh hồn của chúng ta được chỉ định vào một trạng thái hạnh phúc hay khốn khổ .Đây là một phần phán xét.
“Tất cả loài người… phải ra trước ‘ghế phán xét của Đấng Thánh của Y Sơ Ra Ên … và … phải bị xét xử theo sự phán xét thánh thiện của Thượng Đế.’ (II Nê Phi 9:15.) Và theo như khải tượng của Giăng: ‘Các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm.’ (Khải Huyền 20:12.) Các ‘sách’ được nói đến ở đây ám chỉ ‘những điều ghi chép [về công việc của các anh chị em] mà đã được lưu giữ trên thế gian. … Sách sự sống là điều ghi chép được lưu giữ trên trời.’ (Giáo Lý và Giao Ước 128:7.)” (Teachings of Presidents of the Church: Harold B. Lee [2000], 226–27).
Có một sổ ghi chép khác mà sẽ được dùng để phán xét chúng ta. Sứ Đồ Phao Lô dạy rằng bản thân chúng ta là quyển sổ ghi chép về cuộc sống của mình (xin xem Rô Ma 2:15). Được cất giữ trong cơ thể và tâm trí của chúng ta là một lịch sử đầy đủ về tất cả mọi điều chúng ta đã làm. Chủ Tịch John Taylor đã dạy về lẽ thật này: “[Một cá nhân] tự mình kể câu chuyện, và làm chứng chống lại mình. … Quyển sổ ghi chép đó do người ấy tự mình viết trên các bảng khắc của chính tâm trí mình, quyển sổ ghi chép đó không thể nào gian dối và một ngày nào đó sẽ được phơi bày trước Thượng Đế cùng các thiên sứ và những vị ngồi phán xét” (Deseret News, tháng Ba năm 1865, 179).
Sứ Đồ Giăng đã dạy rằng “Cha cũng chẳng xét đoán ai hết, nhưng đã giao trọn quyền phán xét cho Con” (Giăng 5:22). Đổi lại, Vị Nam Tử sẽ kêu gọi những người khác phụ giúp trong Ngày Phán Xét. Mười Hai Vị Sứ Đồ đã ở với Ngài trong thời gian giáo vụ của Ngài sẽ phán xét mười hai chi tộc Y Sơ Ra Ên . Mười Hai Vị Sứ Đồ người Nê Phi sẽ phán xét dân Nê Phi và dân La Man .
Vào Ngày Phán Xét Sau Cùng, chúng ta sẽ được chỉ định đến một chỗ trong vương quốc mà chúng ta đã chuẩn bị đón nhận. Thánh thư dạy về ba vương quốc vinh quang—thượng thiên giới, trung thiên giới và hạ thiên giới .
Thượng Thiên
“Họ là những người nhận được chứng ngôn về Chúa Giê Su, và tin vào danh Ngài và chịu phép báp têm,. … bằng cách tuân giữ những giáo lệnh mà họ có thể được gột rửa và tẩy sạch khỏi tất cả các tội lỗi của mình, và nhận được Đức Thánh Linh.” Đây là những người bởi đức tin của mình mà thắng thế gian. Họ là những người công chính và chân thật nên Đức Thánh Linh có thể đóng ấn các phước lành lên trên họ. . Những người thừa hưởng đẳng cấp vinh quang cao nhất của thượng thiên giới, là những người trở thành thượng đế, cũng đã phải được kết hôn cho thời vĩnh cửu trong đền thờ. Tất cả những người thừa hưởng thượng thiên giới sẽ sống với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô vĩnh viễn .
Qua công việc mà chúng ta thực hiện trong đền thờ, tất cả những người đã từng sống trên thế gian đều có thể có được một cơ hội đồng đều để tiếp nhận phúc âm trọn vẹn và các giáo lễ cứu rỗi để họ có thể thừa hưởng một chỗ trong đẳng cấp cao nhất của vinh quang thượng thiên.
Trung Thiên
Đây là những người đã chối bỏ phúc âm trên thế gian nhưng sau đó lại tiếp nhận phúc âm trong thế giới linh hồn. Đây là những người khả kính trên thế gian mà đã bị mù quáng đối với phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô vì sự quỷ quyệt của loài người. Đây cũng là những người đã tiếp nhận phúc âm và chứng ngôn về Chúa Giê Su nhưng rồi sau đó đã không sống dũng cảm. Họ sẽ được Chúa Giê Su Ky Tô chứ không được Cha Thiên Thượng của chúng ta đến thăm viếng. 
Hạ Thiên
Những người này không tiếp nhận phúc âm hay chứng ngôn về Chúa Giê Su trên thế gian hoặc trong thế giới linh hồn. Họ sẽ đau khổ vì các tội lỗi của họ trong ngục giới cho đến sau Thời Kỳ Ngàn Năm, khi họ sẽ được phục sinh. “Đây là những kẻ dối trá, và những kẻ đồng bóng, và những kẻ ngoại tình, và những kẻ gian dâm, và bất cứ những kẻ nào ưa thích và làm điều dối trá.” Những người này đông như sao trên trời và cát trên bờ biển. Họ sẽ được Đức Thánh Linh chứ không được Đức Chúa Cha hay Vị Nam Tử đến thăm viếng.
Nơi Tối Tăm Bên Ngoài
Đây là những người đã có chứng ngôn về Chúa Giê Su qua Đức Thánh Linh và biết được quyền năng của Chúa nhưng lại để Sa Tan chế ngự họ. Họ chối bỏ lẽ thật và thách đố quyền năng của Chúa. Không có sự tha thứ nào dành cho họ, vì họ đã chối bỏ Đức Thánh Linh sau khi đã tiếp nhận Ngài. Họ sẽ không nhận được một vương quốc vinh quang nào. Họ sẽ sống nơi tối tăm, cực hình và khốn khổ với Sa Tan và các quỷ sứ của nó mãi mãi. 
Cuối Ngày Phán Xét, những người còn lại sẽ “được sống” theo ý nghĩa trọn vẹn nhất với tư cách người hoàn toàn. (Khải-huyền 20:5) Như vậy trong Ngày Phán Xét, nhân loại sẽ được trở lại tình trạng hoàn toàn lúc ban đầu. (1 Cô-rinh-tô 15:24-28) Sau đó, một thử thách cuối cùng sẽ đến. Sa-tan sẽ được thả khỏi ngục và được phép đi lừa mọi dân lần cuối. (Khải-huyền 20:3, 7-10) Những người kháng cự hắn sẽ được hưởng trọn vẹn lời hứa này của Kinh Thánh: “Người công-bình sẽ nhận được đất, và ở tại đó đời đời”. (Thi-thiên 37:29) Quả thật, Ngày Phán Xét sẽ là ân phước cho tất cả những người trung thành!
Một khi chúng ta thành thật ăn năn tội trước mặt Chúa, Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch tội hoàn toàn vì Chúa hứa như vậy (I Giăng 1:9), phương đông xa cách phương tây bao nhiêu thì Chúa cũng đem tội của chúng ta xa khỏi chúng ta bấy nhiêu (Thi Thiên 103:12), Chúa đạp tội lỗi chúng ta dưới chân Ngài, Chúa ném tội lỗi chúng ta xuống đáy biển (Mi-chê 7:19), Chúa không còn nhớ đến tội lỗi của chúng ta nữa (Giê-rê-mi 31:34). Như vậy, chúng ta sẽ dạn dĩ đứng trước mặt Chúa trong ngày phán xét.
Đứng trước mặt Chúa Trời , trước mặt các chư Phật , Thánh , các Thày Tổ của tôi , tư kiểm điểm suốt cuộc đời mình , tôi thấy mình chẳng làm được điều gì quá tốt , nhưng cũng chưa làm điều gì quá xấu. Tôi chỉ là một người bình thường như hàng triệu người bình thường khác, nghĩa là vẫn có Tham - Sân - Si nhưng tôi đã không làm điều gì ác cả. Tôi mong muốn mọi người tha thứ cho tôi và tôi cũng nguyện tha thứ cho những kẻ từng hãm hại tôi . Sự tha thứ là điều người ta bàn bạc khi nói về đạo đức như là một phạm trù đạo đức liên quan tới con tim chứ không phải lý trí của con người. Về mặt tâm lý, tha thứ có hai mức độ. Thứ nhất là khi nhớ đến ai đã làm một điều gì sai phạm với mình thì ta không nghĩ đến việc trả đũa lại. Thứ hai, cũng trường hợp như vậy nhưng người sai phạm lại còn đến nhờ mình giúp họ một việc gì đó. Khi ấy mình chăng những phải quên việc sai trái, mà lại còn phải làm như đã được nhờ.Tha thứ không phải là chuyện dễ làm. Khi ta đã bị làm hại, bị tổn thương, bị phản bội, bỏ rơi hay bóc lột, thì sự tha thứ dường như là việc không thể thực hiện. Tuy nhiên, trừ khi ta tìm được cách nào đó để tha thứ cho người, nếu không ta sẽ chôn giữ sân hận và sợ hãi trong tim mãi mãi. Sự tha thứ giải thoát ta khỏi quyền lực của sợ hãi, giúp ta nhìn mọi việc với trí tuệ, với lòng từ. Trước hết, ta cần hiểu tâm khoan dung, tha thứ: sau đó ta học cách thực hành và cách làm thế nào để tha thứ cho bản thân và cho người. Đức Phật đã dạy rằng, “Nếu tâm chúng sanh không thể giải thoát khỏi tham, sân, si, sợ hãi, thì ta đã không dạy điều đó và không bảo chúng thực hành”. Uy lực của lòng khoan dung, tha thứ giải thoát ta khỏi uy lực của sợ hãi. 
Thiên Chúa cũng nói rằng : " Làm người, ai mà chẳng có lúc lầm lỗi : lầm lỗi mình gây nên cho kẻ khác, lầm lỗi kẻ khác gây ra cho mình, hoặc vô tình hoặc cố ý ; và lầm lỗi nào cũng gây nên một vết thương. Lầm lỗi cần được tha thứ và vết thương cần được chữa lành. Nhưng LÀM SAO THA THỨ ? Làm sao chữa lành ? Ðó là vấn đề. Nhất là khi sự xúc phạm đến từ những người thân yêu, những người mình tin tưởng, những người đáng ra phải đứng về phía mình..., thì vết thương lại càng đau đớn và sự tha thứ trở nên càng khó !
Phêrô hỏi Chúa Giêsu : "Thưa Thầy, khi anh em lỗi phạm đến con, thì con phải tha thứ cho họ mấy lần ? Có tới bảy lần chăng ?" Chúa Giêsu đáp : "Thầy không nói là bảy lần, nhưng là tới bảy mươi lần bảy" (Mt.18, 21-22). Chúa còn bảo : "Nếu mỗi ngày, anh em con xúc phạm đến con tới bảy lần, và bảy lần nó trở lại với con mà nói Tôi hối hận thì hãy tha cho nó" (Lc.17,4). Ngài còn đi xa hơn nữa : "Khi con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em lỗi phạm đến con, thì hãy để của lễ lại đó, đi làm hòa với người anh em trước đã rồi bấy giờ trở lại dâng của lễ của con" (Mt.5, 23-24).
Ðiều đó quả thật không dễ : Mình có lỗi mà đi làm hòa đã khó, huống chi khi người khác có lỗi với mình và mình là nạn nhân ! Vì "khi một người cảm thấy bị thương tổn, người ấy sẽ bị cám dỗ đầu hàng cơ chế tâm lý của sự tự ái và trả thù, bất chấp lời mời gọi của Chúa Giêsu" (Sứ điệp Mùa Chay 2001 của ÐTC Gioan Phaolô II). Khó, nhưng cần thiết biết bao, vì "tha thứ và xin thứ tha tạo ra một phẩm chất mới trong quan hệ giữa người với người, ngăn chặn vòng xoáy trôn ốc của thù hận và trả thù, trả oán, và bẻ gãy xiềng xích tội lỗi trói buộc trong tâm tư những người thù hận nhau.... không có con đường nào khác hơn là tha thứ và xin thứ tha" (Sứ điệp ...)."
Trong Bài giảng trên núi, Chúa Giê-su nói: “Đừng chống-cự kẻ dữ. Trái lại, nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn”.—Ma-thi-ơ 5:39.
Ngài muốn nói gì? Có phải Chúa Giê-su khuyên môn đồ ngài không nên tự vệ? Ngày nay, tín đồ Đấng Christ có nên im lặng chịu đựng và không tìm sự bảo vệ của pháp luật không?Rõ ràng Chúa Giê-su muốn nói là nếu một người gây sự với người khác bằng cách vả má hay nhiếc móc, thì người bị đối xử như thế không nên trả đũa, để tránh rơi vào vòng oan oan tương báo.—Rô-ma 12:17.
Ngày mai tôi sẽ không còn được nói chuyện cùng các bạn nữa rồi, trước khi về cõi khác , tôi muốn gửi lời cảm ơn các Thày Tổ , các A Xà Lê của tôi , cảm ơn cha mẹ, các em tôi , người vợ tận tụy của tôi cùng các con tôi , các anh chị em trong Đạo tràng Diệu Pháp Liên Hoa vô vi , các bạn hữu trong cuộc đời .Cầu mong cho tất cả mọi người luôn Bình yên và Hạnh phúc .
 NAM MÔ PHẬT – NAM MÔ PHÁP – NAM MÔ TĂNG .
 Con từ vô lượng kiếp trước đến nay , vì vô minh che mờ căn tánh , nên con đã lầm chấp có Ngã , có Pháp , vì thế đối cảnh khởi ra Tâm Tham Sân Si , Mạn nghi ác kiến gây nhiều tội lỗi xúc phạm đến Tam bảo và Chúng sinh . Nay con đã biết tội lỗi của con rồi . Kính xin mười phương chư Phật Từ bi thương xót tha thứ mọi tội lỗi cho con . Con nguyện từ đây đến Vô lượng kiếp sau , mãi mãi nương vào Chân – Trí của Phật , phá tan màn u minh ngã Pháp cùng Tham , Sân Si , quyết không làm những điều tội lỗi xúc phạm đến Tam bảo và Chúng sinh nữa . 
 Nay con niệm chú Sám hối này , nguyện rằng các tội lỗi của con từ Vô lượng kiếp trước đã làm cho đến ngày hôm nay , do oai lực của Thần chú Pháp này , mọi tội lỗi tốc báo tiêu trừ . Nguyện thành tựu viên mãn tất cả các pháp lành .
( OM , SARVA , BUDHA , BODHI , SATVAYA , SVAHA ) .
Nguyện đem công đức này hướng về mười phương Pháp giới Chúng sinh , thân tâm thường an lạc, bệnh tật , tai nạn đều tiêu trừ , mọi sở cầu đều được như ý , tất cả mọi nghiệp chướng , phiền não chướng , sở tri chướng đều tiêu trừ , thành tựu vô lượng giải thóat môn Tam Muội . Ngộ nhập Phật Tri Kiến và tốc chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đảng Chánh Giác .
 Nguyện hồi hướng về các chư vị Thiên Long Thần , bát Bộ  Hộ Pháp phước huệ Thăng Long hào quang viên đắc , thân tâm thường an lạc thành tựu Đại nguyện hộ trì Pháp Chánh chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề .
 Nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ 7 đời nghiệp chướng , phiền não chướng , sở tri chướng tiêu trừ , tốc báo vãn sanh về Tịnh Độ mười phương chư Phật .
 Nguyện hồi hướng về Cha , mẹ , anh , chị , em , chồng ( vợ ) , bà con hai họ tâm thân thường an lạc , thành tựụ được sự nghiệp Thế gian , các nạn , ách bệnh tật tiêu trừ , phát Bồ Đề tâm hướng về quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Cháng Giác .
Hồi hướng cho Tổ cho Thày và các đồng môn .
( OM , SAMARA , SAMARA , JIMANA , CAKKRA , MAHA , CAKKRA , HUM ) .

LỜI KẾT.
Tháng 7 Trời sùi sụt mưa Ngâu. Cả tuần nay mưa rả rích . Chuyện tình yêu chia cắt của nàng Chức Nữ và chàng Ngưu Lang có chăng cũng chỉ là truyền thuyết mà sao vẫn vận vào tháng 7 lay lắt những cơn mưa. Mà mưa thì thường không vui đặc biệt là những cơn mưa dầm rả rích. Tháng 7 năm nay có nhiều đặc biệt hơn những năm trước , số phận nào đó của ông Trời đã kéo đi những người bạn , những người Thày cận kề bên mình về cõi hư vô. Chưa khi nào mà ta thấy ranh giới giữa sống và chết cận kề đến như vậy. Thoắt đến , thoắt đi , mang theo những người thân của ta vào cõi vĩnh hằng . Những giọt mưa nhẹ nhàng lăn trên cửa kính như những phận người trôi đi theo thời gian . Mưa rơi ngoài hiên và ta ngồi trong nhà ngắm. Lãng đãng mưa, nhao nhác người qua lại và những dòng nước buồn trên mặt đường... Ngày mưa người ta thường ít nói. Chẳng cần nói hay ai cũng bận ngẫm nghĩ miên man với những giấc mơ riêng. Và chỉ để tiếng mưa thầm thì hát như một người nghệ sĩ đường phố chẳng biết hát cho ai mà vẫn hát!
Tháng Bảy âm lịch - mùa Vu lan Báo hiếu, cũng là mùa xá tội vong nhân. Chúng ta nhớ những câu thơ Nguyễn Du trong Văn tế Thập loại chúng sinh:
Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não người thay buổi chiều Thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...
Buồn miên man , không gian nhuốm màu u ám đìu hiu . Ngồi nghe tiếng mưa rơi, những nốt nhạc trầm buông lơi như những cung đàn sầu diệu vợi . Tiếng mưa của Trời và mưa trong lòng hòa điệu , từng giọt thời gian vỡ vụn , tung tóe rơi bên thềm . Những bóng người liêu xiêu đi trong làn mưa ngoài đường , biết đi về chốn nào trong chiều nay ?
Gió mơn man , đưa tôi vào giấc ngủ chập chờn. Từ trên thinh không vọng về một tiếng kêu của loài Ô Thước . Nửa mê , nửa tỉnh , tôi chợt thấy mình như đang ở một nơi xa lạ. Và như có một đường truyền internet chiếu xuyên qua tôi …Và rồi một bộ phim dần dần rõ nét hiện ra trong đầu . Tôi tự nhiên cứ bị cuốn vào những hình ảnh như thực như hư trên màn hình hư ảo . “ Giấc mộng kê vàng “ đây sao ? 
Giờ này ngồi đây , gõ lại cho các bạn những dòng này , thuật lại cuốn phim kì dị đó. Đúng – Sai ; Hay – Dở tùy các bạn đánh giá theo góc nhìn của riêng mình . Mạch văn không chảy thuận dòng mà nghịch đảo từ quá khứ đến hiện tại rồi lại trở về quá khứ . Hay là cõi âm phù kia , thời gian không thuận dòng mà chạy theo đường dích dắc của Huyền không phi tinh ? Thật hư , hư thực, câu chuyện cứ xoáy tít lên và cuốn vào dòng chảy của không – thời gian trôi vào cõi hư vô. Người Ma – Ma Người , tùy theo góc nhìn mà các bạn đánh giá - dienbatn chỉ là người kể lại “ Giấc mộng kê vàng “ đã xảy ra mà thôi. 
Giờ đây tôi đã hoàn thành công việc kể lại " giấc mộng kê vàng ". Nhiệm vụ đới với người bạn thân coi như đã hoàn tất . Xin chúc anh nghiệp chướng , phiền não chướng , sở tri chướng tiêu trừ , tốc báo vãn sanh về Tịnh Độ mười phương chư Phật . 

Một chiều mưa tháng 7 năm MẬU TUẤT. dienbatn.
KẾT.
MỘT SỐ ẢNH KỶ NIỆM CÒN LẠI .















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét