Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

KHẢO SÁT MỘT SỐ NGÔI MỘ CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI . BÀI 16.

KHẢO SÁT MỘT SỐ NGÔI MỘ CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI . BÀI 16.

Sau rất nhiều chuyến điền dã khảo sát Phong thủy âm trạch , dienbatn còn giữ được một số tư liệu về những ngôi mộ cổ do tiền nhân đặt từ xưa . Nay đăng lại trong Blog này làm tư liệu và mong rằng những Thày Địa lý của Việt Nam hiện nay nghiên cứu và hy vọng sẽ rút ra được những điều bổ ích cho mình , ngõ hầu có thể giúp cho những thân chủ của mình một cuộc sống an vui , hạnh phúc.
Sách có câu :"Tiên tu nhân lập âm chất,nhi hậu tầm Long ". 
Người người đều muốn có được một Địa trạch tốt tươi,nhằm thăng hoa cuộc sống vật chất đầy đủ,công danh hiển hách,vợ đẹp con ngoan,Gia đình hạnh phúc.Sách THÔI QUAN THIÊN viết :"Trong nhà có người đức hạnh cao thượng thì đất đá trên núi gần đó nhất định có Linh khí ".Qua câu nói trên tức là con người làm chủ Linh khí vạn vật do phần Tâm khí của chính mình.Các Phong Thủy Sư không hiểu điều này thì dủ có Trích Huyệt Tầm Long được Bảo địa cũng chẳng linh nghiệm. 
Những việc Tầm Long Địa Huyệt còn phải hội thêm phần cảm ứng tức là Thiên Đạo (Đạo Trời );sự ứng nghiệm của việc hành thiện lập âm chất,tạo nhân quả tốt.Tục ngữ có câu :"Âm địa tốt không bằng Tâm địa tốt ".Do vậy,tìm kiếm chọn lọc được Địa mạch Huyệt vị,Phong Thủy Sư phải tích đức hành thiện làm căn bản.Nếu kẻ nào có phẩm chất cao thượng,thì ắt Thiên cơ sẽ ứng,Địa cơ theo đó mà tăng thêm sự tốt lành cho con cháu đời sau hưởng Phúc.Bởi Tâm địa thiện lương thì tương ứng với Địa mạch cát lợi ,vận Trời ứng cho,chứ chẳng phải chủ quan tâm về hình thức mà quên đi nội dung,cứ tưởng rằng tầm được Long huyệt rồi,con cháu đời sau sẽ được hưởng Phúc,cái gốc chúng ta chẳng lo mà lại đi lo cái ngọn,rõ là ta chẳng biết gì cả.Nếu như các Phong Thủy Sư họ tài giỏi như thế thì ắt họ phải giành những huyệt Đế Vương,Công Hầu,Khanh tướng cho con cháu họ,chứ dại gì mà họ chỉ cho ai ? 
Quách Phác nói :"Cát hung cùng cảm ứng lẫn nhau,họa phúc cũng tự nhiên theo Tâm khí chiêu cảm mà đến ". 
Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà an táng,song song với việc trên ,người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân,tâm cầu lấy gốc rễ của Đạo.Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa huyệt,sẽ cho kết quả trái ngược,làm tổn hại đến con cháu đời sau. 
Nếu như có Nhân,tất phải có Quả;nhưng Nhân -Quả thiện ác tùy vào Tâm khi chiêu lấy họa phúc.Cũng như ngày xưa có người chết được Thiên táng hay Địa táng một cách ngẫu nhiên,con cháu sau này phát Đế Vương,Công hầu.
Triệu Quang viết cuốn :"PHONG THỦY TUYỂN TRẠCH TỰ ",có nói rằng :"Vô phước cho ai không có nhân duyên mà được Huyệt tốt ".Dẫu cái tốt,xấu của Phong thủy Huyệt mộ ảnh hưởng đến cát hung,nhưng Âm đức của con người có thể cải biến được Vận -Mạng.Đến như các bậc Tiền bối Phong thủy như Cao Biền,Quách Phác tài giỏi kinh Thiên động Địa ,nhưng khi gặp Huyệt Đế Vương cũng không dám dành cho mình,bời biết đạt Địa lợi,nhưng Thiên thời và Nhân hội còn khuyết,không dám nghỉ bàn.Tóm lại việc "TIÊN TÍCH ĐỨC,NHI HẬU TẦM LONG " của người xưa dạy quả không sai. 

11 / KHẢO SÁT LĂNG MỘ LỀU VĂN MINH - BẮC GIANG.


Đền thờ và lăng mộ Lều Văn Minh thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang. Đây là di tích lâu đời của tỉnh Bắc Giang đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1996.
Lều Văn Minh tên huý là Phạm Minh, ông là một nhân vật tài dũng thời Lý, có công tham gia đánh giặc Chiêm Thành từ thế kỷ thứ 11. Theo thần tích tỉnh Bắc Giang chép rằng: tại trang Cao Xá, huyện Thiên Phúc, trấn Nghệ An có một đôi vợ chồng làm nghề chèo thuyền bắt cá. Một hôm, hai vợ chồng bắt được một con rắn vàng. Người vợ định vớt để xem thì con rắn cuộn lại nhảy lên mình người vợ. Ít lâu sau, người vợ có mang và sinh hạ được một người con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Phạm Minh. Do thời loạn lạc, gia đình ông đem con tìm đến nơi khác lập nghiệp. Một hôm, đến bến sông Nhật Đức (sông Thương), trang Thọ Xương, trấn Kinh Bắc thì tự nhiên trời đất mù mịt, sóng to gió lớn, thuyền không đi được. Tại trang Thọ Xương có vị lệnh trương là Nguyễn Công Quyền đã ra cứu vớt và sau đó nhận Minh làm con nuôi. Năm 23 tuổi, Phạm Minh đã nổi tiếng tài năng, sức khỏe hơn người, được xưng là thần tử, mọi người đều quy phục.
Vào năm Can Phù, giặc Chiêm Thành đến quấy nhiễu, Phạm Minh đi tòng quân được phong đến Đại tướng quân thống lĩnh quân thủy, bộ và lập được nhiều chiến công. Do có nhiều công lao với đất nước và nhân dân, ông được triều đình phong làm Nam Bình Giang đô thống đại vương. Ông là người được vương triều nhà Lý ủy thác trông giữ lưu vực sông Thương.
Sau ngày ông mất, dân làng chôn cất ông chu đáo và lập đền thờ. Nhân dân các xã dọc đôi bờ sông Thương cũng được triều đình cho phụng thờ Lều tướng công. Có nơi gọi là Đô Thống đại vương, có nơi gọi là Minh Giang Đô thống Đại vương… Cảm phục tấm lòng trung quân, triều đình nhà Lý phong cho ông mỹ hiệu: “Đương cảnh Thành hoàng Đại tướng quân Thượng đẳng phúc thần Đại vương”. Đến thời Trần phong là: “Nam Bình Giang Đô thống đại tướng quân Thượng đẳng tối linh phúc thần đại vương”.
Thần tích
Nhân dân địa phương còn truyền rằng, thời vua Trần Anh Tông đem quân đi đánh giặc Nguyên, qua đền Thọ Xương, giữa trưa tự nhiên nổi cơn phong ba bão táp, không sao đi được, phải đóng quân nghỉ lại. Trong giấc chiêm bao, vua thấy một người to lớn, mũ áo cân đai, hào quang rực rỡ, nói to rằng: “Tôi là Lều Nam Bình Giang sứ, hiện làm phúc thần chốn này, thấy nhà vua đi tiêu giặc, tôi xin lại giúp vua”. Nói xong biến mất. Lúc tỉnh dậy, vua sai lập đàn lễ tạ. Sau khi thiên hạ được thái bình, vua Trần ban tước phong là “Nam Bình Giang Đô thống đại tướng quân kiêm hạt Lều sứ Thượng đẳng tối linh Đại vương” và cho nhân dân sở tại tiền để hương đăng phụng sự.
Cuộc đời và sự nghiệp của Lều tướng công không chỉ được ghi vào bia ký tại đền mà còn được các triều đại phong kiến ban sắc, phong thần.
Di tích
Trải qua thăng trầm của lịch sử, di tích đền thờ Lều tướng quân tại các làng xã dọc đôi bờ sông Thương không còn nhiều, chỉ còn một số điểm di tích thuộc huyện Lạng Giang, huyện Việt Yên, huyện Yên Thế và ở thành phố Bắc Giang là còn tồn tại đến ngày nay.
Nổi bật và bảo tồn nguyên vẹn là di tích đền thờ và lăng mộ Lều tướng công tại thôn Hoà Yên. Đây là công trình văn hoá, tín ngưỡng sâu sắc, nơi lưu niệm về danh tướng Lều Văn Minh thời Lý. Di tích là biểu tượng cao đẹp nhắc nhở thế hệ sau về lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm của tiền nhân, đồng thời thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta.
Hội lệ
Đền thờ Lều Văn Minh tổ chức hội lệ vào tiết Thanh minh hằng năm, đây là lễ mừng công nhà thánh Lều tướng quân. Trong kỳ lệ, nhân dân địa phương đem lễ vật tới lăng mộ Lều tướng công làm lễ. Sau lễ tưởng niệm ở mộ tướng công Lều Văn Minh mọi người về đền làm sự lệ và tổ chức trò vui như đu tiên, vât, cờ tướng, chọi gà, bắt vịt, bơi sải, tổ tôm…
( httpa//mobile.coviet.vn/:::http://mobile.coviet.vn/).
HƯỚNG MỘ : 245 độ. Mộ của Lều tướng công hiện là mộ hình tròn , đang trong quá trình đùn lên và nở ra . Đây chính là một ngôi mộ trong thời kỳ kết phát. dienbatn không có tư liệu gì về con cháu của dòng họ này. Ngôi mộ này có hướng cổng theo phân kim Giáp Dần - Mậu Thân , tọa Dần - Hướng Thân ,  thuộc cung Khôn ( Mùi - Khôn - Thân ) - Tây Nam. Sao trong hệ Phúc đức là Thiếu vong. Theo suy đoán của dienbatn thì ngôi mộ này có hướng không trùng với hướng của cổng vào. 
dienbatn cũng chưa có tư liệu là tại sao tướng công Phạm Minh lại mang họ Lều . Tra từ điển Hán - Việt Thiều Chửu thì dòng chữ trên bia mộ 墓之公相芎 - mộ chi công tương khung- KHUNG TƯỚNG CÔNG CHI MỘ .
Chữ Khung 芎 .
Khung cùng 芎藭  cỏ khung cùng, sinh ở đất Thục gọi là xuyên khung 川芎, củ dùng làm thuốc.?????











墓之公相芎 - LỀU TƯỚNG CÔNG CHI MỘ.





ĐỌC THÊM : 

Lễ hội tiết thanh minh ở nơi thờ Lều Tướng công.

Ở phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang có hội lệ vào tiết thanh minh, mở ra vào ngày thanh minh ở khu vực đền thờ và lăng mộ tướng công họ Lều. Hội lệ này ngày nay do dân làng Hoà Yên, Cung Nhượng, làng Hướng và làng Thương ( cũ ) cùng nhau tổ chức. Trong đó, làng Hoà Yên có trách nhiệm chính. Trong lệ đó, dân của các làng đem lễ vật tới lăng mộ Lều tướng công làm lễ. Lễ tế ở mộ có đọc bài văn như sau:
"Lịch sử đã ghi nhận tại nơi đất này: Đời vua Lý Thái Tông năm Càn Phù hữu đạo là niên hiệu thứ 3 của vị vua Lý Thái Tông: 1039 "“ 1041, cách đây 962 năm. Hồi đó có giặc Chiêm Thành mang quân xâm lấn nước ta. Chúng đi theo đường thuỷ, ngầm lén lút tiến quân vào sông Lục Đầu Giang. Vua nhà Lý sai các đình thần, tướng sỹ trong triều đi đánh giặc, dẹp mãi không yên. ở trang Thọ Châu có một chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, tài sức địch muôn người, quê Thọ Châu, Lạng Giang phủ, Bảo Lộc cựu, tâu sơ với nhà vua xin tình nguyện đánh dẹp giặc Chiêm Thành. Nhà vua liền ưng thuận giao cho mũ áo, kiếm lệnh, ngài thu thập tướng sỹ tập luyện để đánh giặc, đánh đâu thắng đó. Hai bên giao chiến ác liệt cả trên bộ và trên thuỷ.
Trận đánh diễn ra tại trang Thọ Châu, trang Kính Nhượng, trang Phú Yên ( nay là làng Thương, Cung Nhượng, Hoà Yên, vì ba địa danh này đều chung đường thuỷ, đường bộ ). Quân ta do sự chỉ huy tài tình của Đô Thống đại tướng quân chỉ huy, phục kích đánh giáp lá cà với quân Chiêm. Quân Chiêm Thành chết nhiều không kể xiết. Quân giặc hoang mang, chiến thuyền bị dán chìm xuống dòng Thương Giang, bộ binh bị tiêu diệt; địch thua tan tác rút chạy theo đường thuỷ ra sông Lục Đầu Giang.Trận chiến đấu ác liệt trên dòng Thương Giang là một mốc son địa danh lịch sử. Chiến công ấy vang dội núi sông đã đưa Tổ quốc ta trở lại thái bình thịnh trị.


- Các sắc phong có ghi, nay giao cho Hoà An xã, Lạng Giang phủ, Bảo Lộc cựu, Thọ Xương phường lưu giữ hương nhang phụng thờ. Theo tục lệ cổ truyền, hơn 900 năm đến ngày lễ thanh minh hàng năm là 4 làng, nhân dân tổ chức lễ rước ra mộ, tế lễ dâng hương hoa trước mộ đức thánh để cầu phúc cho dân được bình an thịnh vượng. Đây là một vinh dự lớn, và là trách nhiệm mà nhân dân ta phải gìn giữ, bảo vệ, tôn tạo cho khu di tích lịch sử được khang trang, tôn nghiêm để hợp với ý nguyện của mọi người.
Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, biết ơn những người có công đánh giặc giữ nước, bảo vệ giang sơn Đại Việt xưa, để cho con cháu thế hệ mai sau ghi nhớ."
Sau lễ tưởng niệm ở mộ tướng công Lều Văn Minh mọi người về đền, đình làm sự lệ và tổ chức trò vui. Các giáp của các làng chọn ra hai ban: Một ban xôn có xôn trưởng làm cai đám chủ trì mọi việc làng theo sự chỉ đạo của các cụ quan viên hương lão. Ban thứ hai gọi là ban tế. Ban tế có 13 người gồm một chủ tế, 2 bồi tế và hai bên đông xướng "“ tây xướng.
Xôn trưởng cùng các giáp trưởng có trách nhiệm vụ lo lễ vật thờ thánh và tế lễ trong cuộc rước. Lợn thịt trong ngày hội phải là lợn to từ 50 kg trở lên. Khi rước thì rước chủ lợn và một mâm xôi đầy cùng một mâm hoa quả. Mâm xôi và hoa quả do hai người đội tế đi trước kiệu, khi đi bao giờ cũng có một viên cầm trống bỏi đi trước.
Theo lệ cổ xưa, khi các làng ra mộ Lều tướng quân, dân làng thường là anh cả bao giờ được tế trước, sau đó đến Hoà Yên, rồi đến Cung Nhượng và cuối cùng là làng Hướng. Văn tế ở mộ cũng như ở đình nhưng vào dịp thanh minh thì phải đọc cho hợp với tiết lệ này, tức là phải có câu " Hôm nay nhân tiết thanh minh "¦".
Ngày lệ thanh minh xưa các làng đều tổ chức trò vui như đu tiên, vât, cờ tướng, chọi gà, câu chai, bắt vịt, bơi sải, tổ tôm"¦. Vật có vật lèo, vật giải. Vật lèo theo lệ trong ba ngoài hai; vật giải thì chọn nhất nhì.
Trò câu chai: Làm thòng lọng bằng tre mỏng manh rồi đứng ra lia vòng vào đống chai đứng, vòng vào cổ chai thì được giải, tưởng dễ nhưng lại khó vì vòng mỏng manh, liệng quanh chẳng chịu vào.
Trò bắt vịt: được tổ chức ở ao làng. Một con vịt thả ra ao cho một người xuống ao đưổi bắt, bắt được thì lấy. Còn bơi sải bắt vịt tổ chức ở sông Hoà Yên. Làng cho thả vịt xuống sông, cho 5 người bơi đuổi. Trò này phải có những người bơi lặn giỏi mới hòng bắt được vịt, do đó cuộc đua khá lâu mà vui.
Nhìn trên diện rộng thì hội lệ thanh minh xưa của các làng này có tất cả 4 đoàn rước từ bốn phía hợp về lăng mộ Lều tướng công, sau đó lại tản ra về đình riêng của làng. Tại các khu vực đó đều có tổ chức trò vui nên không khí cũng nhộn nhịp, vui vẻ.
Làng Hoà Yên gọi đó là hội lệ thanh minh ba làng một thôn. Trong ngày hội lệ này các họ Hà, Nguyễn, Phương, Trần, Lê đều có cỗ hội đem ra đình thi. Cỗ này gồm có các món: giò, nem, ninh, mọc, chả, bánh dày trắng, xôi. Bánh dày của Hoà Yên làm rất to. Trong ngày này, các cụ ông ra đình ra đền đón cỗ, bốn người một mâm; Cụ Thượng là người cao tuổi nhất được miễn đóng góp việc làng. Khi về cụ lại được một xâu phiến gồm các thứ: tim, cật"¦.Các cụ bà lễ Phật ở nhà.
Lễ hội thanh minh ở Thọ Xương là ngày lễ mừng công nhà thánh Lều tướng quân. Về hội, ai biết chữ Hán sẽ được xem sự tích khắc trên bia đá ở mộ "“ lăng, và cũng có thể được biết công lao nhà thánh qua các sắc phong ở đền. Đó là vị thánh mang tên hiệu sông Nam Bình (tức tên sông Thương "“ thời Lý ).
Theo http://www.bacgiang.gov.vn/
Xin theo dõi tiếp bài 17. dienbatn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét