Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

KHẢO SÁT MỘT SỐ NGÔI MỘ CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI . BÀI 14.

KHẢO SÁT MỘT SỐ NGÔI MỘ CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI . BÀI 14.

Sau rất nhiều chuyến điền dã khảo sát Phong thủy âm trạch , dienbatn còn giữ được một số tư liệu về những ngôi mộ cổ do tiền nhân đặt từ xưa . Nay đăng lại trong Blog này làm tư liệu và mong rằng những Thày Địa lý của Việt Nam hiện nay nghiên cứu và hy vọng sẽ rút ra được những điều bổ ích cho mình , ngõ hầu có thể giúp cho những thân chủ của mình một cuộc sống an vui , hạnh phúc.
Sách có câu :"Tiên tu nhân lập âm chất,nhi hậu tầm Long ". 
Người người đều muốn có được một Địa trạch tốt tươi,nhằm thăng hoa cuộc sống vật chất đầy đủ,công danh hiển hách,vợ đẹp con ngoan,Gia đình hạnh phúc.Sách THÔI QUAN THIÊN viết :"Trong nhà có người đức hạnh cao thượng thì đất đá trên núi gần đó nhất định có Linh khí ".Qua câu nói trên tức là con người làm chủ Linh khí vạn vật do phần Tâm khí của chính mình.Các Phong Thủy Sư không hiểu điều này thì dủ có Trích Huyệt Tầm Long được Bảo địa cũng chẳng linh nghiệm. 
Những việc Tầm Long Địa Huyệt còn phải hội thêm phần cảm ứng tức là Thiên Đạo (Đạo Trời );sự ứng nghiệm của việc hành thiện lập âm chất,tạo nhân quả tốt.Tục ngữ có câu :"Âm địa tốt không bằng Tâm địa tốt ".Do vậy,tìm kiếm chọn lọc được Địa mạch Huyệt vị,Phong Thủy Sư phải tích đức hành thiện làm căn bản.Nếu kẻ nào có phẩm chất cao thượng,thì ắt Thiên cơ sẽ ứng,Địa cơ theo đó mà tăng thêm sự tốt lành cho con cháu đời sau hưởng Phúc.Bởi Tâm địa thiện lương thì tương ứng với Địa mạch cát lợi ,vận Trời ứng cho,chứ chẳng phải chủ quan tâm về hình thức mà quên đi nội dung,cứ tưởng rằng tầm được Long huyệt rồi,con cháu đời sau sẽ được hưởng Phúc,cái gốc chúng ta chẳng lo mà lại đi lo cái ngọn,rõ là ta chẳng biết gì cả.Nếu như các Phong Thủy Sư họ tài giỏi như thế thì ắt họ phải giành những huyệt Đế Vương,Công Hầu,Khanh tướng cho con cháu họ,chứ dại gì mà họ chỉ cho ai ? 
Quách Phác nói :"Cát hung cùng cảm ứng lẫn nhau,họa phúc cũng tự nhiên theo Tâm khí chiêu cảm mà đến ". 
Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà an táng,song song với việc trên ,người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân,tâm cầu lấy gốc rễ của Đạo.Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa huyệt,sẽ cho kết quả trái ngược,làm tổn hại đến con cháu đời sau. 
Nếu như có Nhân,tất phải có Quả;nhưng Nhân -Quả thiện ác tùy vào Tâm khi chiêu lấy họa phúc.Cũng như ngày xưa có người chết được Thiên táng hay Địa táng một cách ngẫu nhiên,con cháu sau này phát Đế Vương,Công hầu.
Triệu Quang viết cuốn :"PHONG THỦY TUYỂN TRẠCH TỰ ",có nói rằng :"Vô phước cho ai không có nhân duyên mà được Huyệt tốt ".Dẫu cái tốt,xấu của Phong thủy Huyệt mộ ảnh hưởng đến cát hung,nhưng Âm đức của con người có thể cải biến được Vận -Mạng.Đến như các bậc Tiền bối Phong thủy như Cao Biền,Quách Phác tài giỏi kinh Thiên động Địa ,nhưng khi gặp Huyệt Đế Vương cũng không dám dành cho mình,bời biết đạt Địa lợi,nhưng Thiên thời và Nhân hội còn khuyết,không dám nghỉ bàn.Tóm lại việc "TIÊN TÍCH ĐỨC,NHI HẬU TẦM LONG " của người xưa dạy quả không sai. 

10 / KHẢO SÁT LĂNG MỘ VÀ TỪ ĐƯỜNG NGÔ THÌ SĨ - NGÔ THÌ NHẬM - LÀNG TÓ. ( Tiếp ).
5LĂNG MỘ NGÔ THÌ SĨ - NGÔ THÌ NHẬM - LÀNG TÓ.


Khu mộ Ngô Thì Sĩ và Ngô Thì Nhậm, vốn là nhà ở của Ngô Thì Nhậm, hướng Nam, phía trước là cánh đồng rộng. Ngôi mộ Ngô Thì Nhậm trước đây ở đồng Hoa Cà, năm 1976 dời về đây, còn mộ của Ngô Thì Sĩ trước đây ở cánh đồng Dọc Muống, chuyển về đây.





Ngôi mộ Ngô Thì Nhậm trước đây ở đồng Hoa Cà, năm 1976 mới dời đi. 
Hậu thế họ Ngô đến nay vẫn khẳng định, Ngô Thì Nhậm đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự chết và cái chết của mình từ cuối năm 1795 thông qua “Bài ký ngôi mộ Vĩnh Định”, đề “Ngày đông chí năm Ất Mão”. Với tất cả niềm tự hào gia tộc, con cháu dòng họ Ngô ngày nay lớn lên học cái chữ là được cha mẹ, ông bà kể cho nghe về giấc mơ tiên tri của tiền nhân như một lời răn dạy về sự đường minh chính trực trong lối sống và cả cách nghĩ, xứng đáng với phương châm sống mà bậc hiền tài như Ngô Thì Nhậm đã từng khái quát thành phương châm sống: “Cũng là một cái chết, nhưng có cái chết coi nặng như núi Thái Sơn, lại có cái chết coi nhẹ tựa lông hồng”.
Ông Diễn hào hứng kể lại như giấc mơ liêu trai năm xưa còn ứng nghiệm cho đến tận bây giờ. Đó là một đêm mùa đông năm Giáp Dần 1794, Ngô Thì Nhậm đã có một giấc mơ lạ. Trong mơ, ông thấy mình đi bộ trên một cánh đồng ngập nước, tới làng Tó (Tả Thanh Oai) quê nhà bỗng thấy một nóc nhà hướng Tây quay ra bờ sông, lau cửa chót vót. Trước lầu là cờ quạt, tán lọng nghiêm trang.
Ông cất giọng hỏi người thị vệ “Nghi lễ do xứ nào cung phụng” thì thấy cha mình là Ngô Thì Sĩ trong lầu đi ra, đưa tay dắt ông vào chùa, đến cao đường bày nhiều hương hoa trang nghiêm, trong có một hương án cao to. Cha ông chỉ vào đó nói rằng: “Huyệt ở dưới hương án, đào một lớp đất chùa ra, lập hướng rất đẹp”. Thấy vậy, ông giật mình thưa với cha: “Nếu định huyệt nơi hương án e vị sãi trong chùa không cho”. Cha ông khẳng định: “Sãi chùa có một cô gái, hỏi mà cưới lấy thì có gì mà không cho”. Giật mình tỉnh dậy, ông mới nghĩ đó là người cha linh thiêng về mộng cho đất.
Sau đêm mơ giấc mơ lạ đó, Ngô Thì Nhậm đã bỏ nhiều công sức tìm đất, lập huyệt và xây cất phần mộ cho mình. Ông đã nhờ đến một tú tài ở đất Mân, Chiết Giang, Trung Quốc điểm huyệt tại chùa Bùi nhưng vị này ngại vì thấy hổ thủy phân tán qua cung đường. Sau đó, ông nhờ Trần Thực, Hiệu sinh trong ấp xem cho một quẻ bói, thấy “cục đất ở vườn cam rất quý” thì sai người chọn đất.
Ông Diễn cho hay, theo sử sách chép lại: “Trước hết, Ngô Thì Nhậm nhờ người chọn lấy một chỗ ở nơi long mạch gấp khúc, mạch ở phương Đông – Bắc, hướng về phương Nam. Bói Dịch được quẻ “Địa lôi phục”, cả sáu “hào” đều tĩnh. Lời quẻ nói “Phục hanh xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu, phân phúc kỳ đạo, thất nhật lai phục, lợi ký du vãng”. Nghĩa là: “Quẻ phục hanh thông, ra vào không bệnh, bạn đến không lỗi, xem xét kỹ đường đi, bảy ngày trở lại, có lợi ở chỗ đi xa”. Tóm lại, ngôi đất được chọn là rất tốt.
Không những vậy, ông còn nhờ nhiều người tinh thông phong thủy huyệt đạo như Hoàng giáp Nguyễn Công ở làng Hương Triện, Trợ giáo Nghiêm Hỷ Thức làng Hoàng Xá và nhiều cụ già trong thôn có kinh nghiệm sống hỏi kỹ lưỡng về thế của đất đó. Khi mọi người nhất nhất quan điểm thì đánh dấu đắp nền để nhận, để nhớ làm chỗ sinh phần. Xét đi tính lại, ông nhận thấy, đó là thế đất có phong thủy hướng núi, khá bằng phẳng, hợp phép.
Nghĩ lại lời tiên tri trong giấc mộng, thấy chỗ đất được chọn có con đường ngự chạy dài. Voi, ngựa, cờ, trống bao bọc trước sau, là hình tượng của lâu đài nghi vệ. Mạch đưa đến là dòng nước gấp khúc, cũng là hình bàn và ghế. Nhân mạch ở Đông Bắc (Cấn), lập hướng Đông Nam (Mão), lấy ngôi Tây Bắc (Dậu) làm cửa chùa. Chính ngay ngôi “Mão” là sau vách chùa. “Cái Sa” (Dòng nước) bên phải nhô lên một “Con mộc” (Cồn đất), đưa nước ở phương Tây (Hổ thủy) vào trong lòng đến cung “Thìn” (Đông Nam) đổ về kho. Nếu đem ứng với mộng tiên tri thì đó chính là “Con gái sãi chùa, hỏi mà cưới lấy”.
Khi xem xét mọi chỉ bảo trong giấc mơ lạ với những điều xem xét kỹ lưỡng ở thực tế thì hoàn toàn trùng khớp. Không chần chừ gì nữa, Ngô Thì Nhậm đã xác định được chỗ yên giấc ngàn thu của mình. Sự dày công, cẩn thận được ông gọi là “Vĩnh Định Oanh” (Mộ Vĩnh Định), căn dặn con cháu về sau khi ông mất thì cứ đất đó mà tiến hành an táng. ( Dương Thu - http://www.nguoiduatin.vn/).




Thời thế đổi thay, lịch sử nhiều phen đảo lộn, gần 200 năm sau khi Ngô Thì Nhậm đã mồ yên mả đẹp đúng như tâm nguyện khi còn sống, hậu thế họ Ngô đã có dịp cải táng, tu bổ, tôn tạo mộ phần cho Ngô Thì Nhậm về gần khu từ đường họ Ngô Thì, làng Tả Thanh Oai. Như được tổ tiên và bậc danh nhân lớn của đất nước run rủi, giữa hai chiếc tiểu sành đựng hài cốt của ông và vợ nằm song song, người ta tìm thấy một tấm bia đá nhỏ. Theo cách gọi của nhà thơ Trần Lê Văn thì bốn câu thơ đó là để hai ông bà cùng gối đầu ở cõi vĩnh hằng. Lời thơ viết rằng: “Hằng tâm hà sa/ Vãng lai vũ trụ/ Bất đàn bất tử/ Tầm thường li tụ”. 
Tạm dịch:
“Hằng tâm: cát sông Hằng 
Lại qua trong vũ trụ
Không mất, không chết đâu 
Tầm thường, chuyện ly tụ”.

Và như để bậc danh nhân lớn của quê hương, đất nước, cùng lịch sử nhắn nhủ mọi người rằng: “Trong cuộc sống con người, có một thứ mà nơi đâu cũng có, nhiều như cát sông Hằng, ấy là tấm lòng nhân ái tồn tại lâu dài không thay đổi, gọi là Hằng Tâm. 
Cái Hằng Tâm đó vận động trong vũ trụ như các vì tinh tú, không bao giờ mất, không bao giờ chết. Cái tinh anh đó mà còn, thì con người còn sống mãi. Sự hợp tan, sống chết, mất còn của một đời người cũng là chuyện tầm thường thôi, có gì đáng kể, so với điều vĩnh hằng đó…”.
Cái ý tứ mênh mang sự cao cả của trí tuệ và tình người này, lồng lộng giữa đất trời, chỉ mươi năm sau đã được đại thi hào Nguyễn Du đúc kết lại trong câu thơ tuyệt bút, đẻ mà suốt qua thời gian, trên khắp không gian, truyền xa mãi mãi: “Thác là thể phách, còn là Tinh Anh”
(Giáo sư Sử học Lê Văn Lan/Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1 năm 2014, xuân Giáp Ngọ).
Tấm bia này khi chuyển mộ được đặt vào ngôi mộ chung của vợ chồng cụ Ngô Thì Nhậm tại ngõ 15, xóm Văn Lâm, đội 2, thôn Tả Thanh Oai  Xã Tả Thanh Oai-  huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.


人各墓陵 - nhân các mộ lăng .




墳功族吳   MỘ CÔNG TỘC NGÔ.



吳 族 仁 墳 NGÔ TỘC NHÂN MỘ .





Khu lăng mộ Ngô Thì Sĩ - Ngô Thì Nhậm hiện nay đặt tại ngõ 15, xóm Văn Lâm, đội 2, thôn Tả Thanh Oai  Xã Tả Thanh Oai-  huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. Đây vốn là nhà ở của Ngô Thì Nhậm, hướng Nam, phía trước là cánh đồng rộng. Tại đây vẫn còn di tích nền nhà ngày xưa . Khu lăng mộ bao gồm 2 lăng . Lăng bên Thanh Long là mộ của cụ Ngô Thì Sĩ hợp táng cũng một người vợ. Lăng bên bạch hổ là mộ của cụ Ngô Thì Nhậm cũng hợp táng cùng một người vợ. Dưới ngôi mộ này có tấm bia mang từ mộ cũ về : “Hằng tâm hà sa/ Vãng lai vũ trụ/ Bất đàn bất tử/ Tầm thường li tụ”.
Hướng chung của hai lăng là 166 độ 5.





Phân kim Bính Tý - Nhâm Ngọ - Tọa Nhâm - Hướng Bính - Thuộc cung Ly. Là Huyệt khí bảo châu. Nhâm Ngọ khí ở chính Bính long thì sinh xuất anh hùng, phú quý song toàn, được 3 đời, sau cháu chắt  vẫn  còn thịnh   vượng,  ân hưởng bằng sắc huy chương. Kỵ  thấy  thủy  ở phương Thân lại thì hỏng. 
Về hai ngôi mộ cùng hợp táng ( tức là chôn cả hai vợ chồng vào cùng một ngôi mộ ) của Ngô Thời Sĩ và Ngô Thời Nhậm , nhưng chôn cùng với bà vợ nào dienbatn muốn các bạn cùng thử tìm hiểu về gia đình cụ Ngô Thì Sĩ .
Tìm hiểu kỹ về gia đình cụ Ngô Thì Sĩ ta có tư liệu sau :
" Dòng họ Ngô đến lập nghiệp tại Tả Thanh Oai đã nhiều đời, nhưng Ngô gia thế phả ( 吳家世譜 ) cũng chỉ coi từ đời cụ Phúc Cơ (khoảng đầu thế kỉ XVI) là người mở đầu cho dòng họ Ngô tại Tả Thanh Oai. Tên thuỵ hiệu của cụ tổ đều không rõ, năm Giáp Ngọ, cháu đời thứ 12 là Ngọ Phong, họp họ, xin đặt thuỵ hiệu, tôn làm Triệu tổ (Ngô gia thế phả).
Đời thứ hai là cụ Mỹ Đức, giữ chức Cao Sơn cục chính trưởng.
Đời thứ ba là cụ Hoằng Nghị, tự Minh Dực tướng quân.
Đời thư tư là cụ Cẩn Tiết, Nho sinh trúng thức.
Bắt đầu từ đây dòng họ Ngô chia ra làm hai chi Giáp và chi ất. Ngô Thì Nhậm thuộc chi Giáp, và kể từ đời cụ Phúc Cơ thì ông thuộc đời thứ 13 của dòng họ.
Ngô Thì Nhậm là con trưởng của Ngô Thì Sỹ (1726-1780), Ngô Thì Sỹ thuộc đời thứ 12, tên tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, biệt hiệu Nhị Thanh cư sĩ. 
Năm Ngô Thì Nhậm 17 tuổi thì mẹ qua đời để lại 5 người con: Ngô Thì Nhậm con cả, con thứ hai Ngô Thị Thục, sau lấy Tiến sĩ Phan Huy Ích, con thứ ba Ngô Thì Chí, con thứ tư Ngô Thị Viêm, con thứ năm Ngô Thì Điện.
Năm 1763, Ngô Thì Sỹ được chúa Ân Vương Trịnh Doanh mến tài, đặc cách cho tiến triều, trao cho chức Cấp sự trung bộ Công, năm sau Giáp Thân (1764) trao chức Giám Ngự sử đạo Sơn Tây, không đầy vài tháng thăng làm Đốc đồng xứ Thái Nguyên (Hào mân ai lục). Từ đây gia đình Ngô Thì Sỹ mới dần dần thoát khỏi cảnh nghèo khó. Năm 1764 Ngô Thì Sỹ lấy vợ kế họ Nguyễn, bà cùng 4 người con chồng đến nhậm sở tại Sơn Tây ở với ông; chỉ còn Ngô Thì Nhậm ở nhà với người vợ mới cưới là Ngô Thị Anh, người Bách Tính, Sơn Nam Hạ (Kim mã hành dư).
Năm Tân Mão (1771), Ngô Thì Sỹ làm Tham chính Nghệ An, Tư đồ Hoàng Ngũ Phúc ghép ông vào tội gian lận trường thi Hương, bị cách tuột chức tước. Cũng năm đó, bà vợ kế của Ngô Thì Sỹ mất, khi ấy Ngô Thì Sỹ còn đang ở Nghệ An. Mọi việc thuốc thang, rồi tang ma đều do Ngô Thì Nhậm lo toan. Bà sống với Ngô Thì Sỹ được 7 năm, để lại hai người con (Ngô Thì Trí, Ngô Thì Hoàng). 
Năm 1780 xảy ra vụ án Canh Tý. Vụ án xảy ra khoảng cuối tháng 7, đến cuối tháng 9, Ngô Thì Sỹ bị cảm tại động Nhị Thanh, rồi ít ngày sau thì qua đời. Ngô Thì Nhậm dâng biểu xin với Chúa đưa thi hài cha về quê. Trịnh Sâm liền cấp ngay cho tiền bạc và 20 tên lính đi áp tải quan tài. Đoàn người vội vã lên đường, đến nơi lập tức trở về ngay. Ngày Canh Dần, tháng 10 năm Canh Tý khởi hành, mười chín ngày sau vào ngày Nhâm Thân, tháng mười thì đưa quan tài về tới quê Tả Thanh Oai. Công việc đưa linh cữu về quê chậm trễ, dài ngày vì ngoài việc khiêng vác vất vả, hàng ngày dừng đợi cúng cơm ra; còn xảy ra một việc rất đau lòng là: Người vợ thứ tư của Ngô Thì Sỹ họ Hoàng, hiệu Tuệ Trang, theo ông lên Lạng Sơn, sinh được một trai nhưng không nuôi được, sau mới sinh được bé gái còn nhỏ thì Ngô Thì Sỹ qua đời. Lúc đưa linh cữu về quê, bà quá đau xót mà sinh bệnh, không thể đi cùng. Linh cữu đi được vài ngày, có tín báo bà đã mất. Ngô Thì Nhậm phải dừng linh cữu giữa đường, quay lại Đoàn Thành lo tang ma cho người mẹ kế, chôn cất tại đó, hẹn ba năm sau cải táng đưa về quê, cái thế lúc này không thể đưa linh cữu mẹ kế về cùng. Ngô Thì Nhậm, kể: “Mệnh của Cơ sao quá mỏng, sinh một trai thì không nuôi được, một gái thì còn nhỏ. Tiên quân ta lại bỏ mà đi, đàn con côi không nơi nương tựa, Cơ cũng chẳng được trông cậy, trăm cảnh khổ cực, lòng sợ mắt buồn. Gần đây chạy tang ở dinh thự Đoàn Thành, thấy Cơ bị bệnh rên rỉ, xin theo tiên quân. Lòng ta thương buồn, vì Cơ lễ bái thuốc thang nhưng không kiến hiệu. Ngày trở về đã tới, không thể săn sóc. Ngày 12 đưa tang ra khỏi thành, để Cơ ở lại dinh, còn mong cho khỏi, nhưng vào ngày 14 Cơ bèn theo tiên quân mà lìa cõi trần. ở giữa đường nghe được tin, rất lấy làm buồn. Cơ sống hay chết đều theo tiên quân ta, có thể coi là bậc trinh thuận thành thực, còn bọn ta thờ phụng đấng thân, không có công trạng gì, không những đắc tội với cha, mà cũng thẹn với Cơ nữa. Nay linh cữu ở dọc đường, tính đường đất đến cuối tháng mới tới quê nhà. Tang sự là việc lớn, chính đương lúc chật vật nơi núi cao khe thẳm, đường đi xa xăm này, thế không thể cho phép mang cả di hài của Cơ cùng đi theo mà về. Vậy xin chọn ngày tốt, tạm chôn ở cánh đồng Vĩnh Trại, ấp này phụng thờ đền tiên quân, có động Truyền thần ở đó. Khí thiêng chung đúc, um tùm âm u, Cơ có thể lại nương tựa, để phụng thờ tiên quân. Đặt hai khoảnh ruộng để hàng năm tuần tiết thờ cúng Cơ, đều khắc vào mặt sau bia, truyền lại lâu dài. Cơ có con dại, lũ tôi xin vì Cơ nuôi dạy, Cơ có mẹ già, lũ tôi xin vì Cơ thăm hỏi, Cơ ở dưới chín suối, sẽ không để lòng lo buồn. Ba năm đã sạch sẽ rồi, sẽ cải cát đưa hài cốt về để hầu hạ mồ mả tiên quân, sẽ yên ủi lòng mong mỏi của Cơ” (Tế thứ mẫu Hoàng Thị văn - Kim mã hành dư).
Khi linh cữu về gần đến kinh thành Thăng Long, vì tang đại thần, không được đi qua kinh đô, Ngô Thì Nhậm phải đưa đi đường vòng xuống phía hạ lưu sông Hồng, vượt sông về đến đầu làng Tả Thanh Oai, dựng rạp bên bờ sông Nhuệ, làm ma. Lại cũng vì lệ người chết nơi tha hương không được đem linh cữu về nhà mình ! Tại nhà tế này Ngô Thì Nhậm đề đôi câu đối, bao quát cả cuộc đời hoạt động của người cha:
Tam đô xuất trấn kiêm văn vũ;
Lưỡng tiến đăng triều sáng cổ kim.
(Hào mân ai lục).
(Ba lần ra trấn thủ xứ ngoài, tài kiêm văn võ;
Năm Nhâm Tý (1792), Ngô Thì Nhậm kiêm chức Quốc sử thự Tổng tài. Giữa lúc vua sáng tôi hiền gặp gỡ thì vua Quang Trung lâm bệnh đột ngột qua đời vào ngày 29 tháng 7 (nhuận), năm ấy.
Tháng 2 năm sau (1793), Ngô Thì Nhậm lãnh chức Chánh sứ sang Thanh (Trung Quốc) báo tang và cầu phong cho vua mới Quang Toản.
Đi sứ là việc hết sức hệ trọng, không những đối với quốc gia đại sự mà ngay bản thân người đi sứ cũng lo lắng đến cả tính mạng của mình, e rằng lần đi sứ này khó có thể sống xót trở về, nên trước khi lên đường Ngô Thì Nhậm đã viết lời dặn lại con cháu rất cặn kẽ:
“Học Tốn công em ta (tức Ngô Thì Chí), đã quy tiên trước ta rồi, cháu Phẩm (tức con Ngô Thì Chí) nên lập từ đường ở bản ấp để thờ cúng em ta. Từ đường đó cứ theo như nhà cũ, sau này cháu, rồi con trưởng của cháu nối tiếp phụng thờ. Sủng là em cháu, sau khi khôn lớn, nên làm nhà ở làng Bảo Triện cùng nương tựa vào cậu là Hoàng giáp công (Định Lĩnh hầu), đợi khi nào mẹ cháu tuổi già, rước về Bảo Triện, lúc trăm tuổi hợp táng với cha cháu. Nay mẹ cháu tuổi chưa tới 50, ta chưa cho về.
Em thứ ta là Quảng Nghiệp quân, không có con, nay giao cho em Thiệm, (Thiệm là con ông chú: Ngô Tưởng Đạo) sau này thờ chú ta (Ngô Tưởng Đạo, bố của Thiệm) làm hàng chiêu, thờ Quảng Nghiệp quân ở hàng mục. Em (tức Thiệm) là người có tài, không phải tục tằn, ta đâu phải nhiều lời.
Em thứ nữa là Trí, ở chi ta là ngành thứ, song đối với bà thứ mẫu Thuận Nhân lại là ngành trưởng (Ngô Thì Chí là em thứ ba của Ngô Thì Nhậm, nhưng là con đầu của bà mẹ kế (thứ mẫu) là Thuận Nhân sinh ra), đã thờ thần chủ bà thứ mẫu Thuận Nhân phối hưởng với Tiên công, đó là lòng hiếu kính của ta theo chí hướng của các cụ trước, đời đời không dám vượt quá. Trí, em nên cùng với Thân con cả ta ở chung (trong Ngô gia văn phái và Ngô gia thế phả chép Ngô Thì Điển, chữ Điển 典 và Thân 伸 tự dạng gần giống nhau, có lẽ ở đây chép lầm chữ “Điển” ra chữ “Thân”?. Chú cháu phụng thờ tư tết phải kính cẩn, không được trái cái ý hiếu thuận của ta. Em [Trí] nên ở một khu đất phía trước, bên phải nhà của cháu Thân. Đất đó do Tiên công ta cho, lại một chiếc ao nữa, ta thu lại làm ao hương hỏa, sẽ lấy một chiếc ao đào cũ, sào thước cũng đúng bằng ấy để đổi.
Em thứ thứ nữa là Hoàng, vợ em có công nhưng không may không có con, cho em được ở quê vợ, cùng nương tựa với anh em họ ngoại. Em nên lấy vợ lẽ, người trong họ của vợ em, để kế về sau. Hàng năm lễ tết giỗ chạp thì về quê quán cùng anh em tôn tộc hội họp yến ẩm, là được.
Em thứ thứ nữa là Hương, mẹ em đã cải giá, vợ em cũng mất sớm, cảnh ngộ em rất lận đận, ta thương lắm. Nhưng sau em cưới vợ nữa, đó là điều không chỉ nói về đạo làm người, mà là theo đạo trời đấy. Vì ngay từ khi còn nhỏ đã phải đơn côi khổ cực, đạo trời thì thêm bớt, ắt trưởng thành hanh thông. Sau này để tang sinh mẫu và giá mẫu. Hiện tại không được gặp mặt em. Vợ em hiện không có con, cho phép em lấy em gái vợ làm kế thất. Em nên làm nhà ở xã Cao Xá, nhập tịch xã đó. Còn như thổ cư ở thôn Đức Lâm, nay chị dâu thứ nhì tạm ở, sau này lấy nhà đó làm nơi thờ vợ (cả) của em. Bố mẹ vợ em đem con gái thứ hai gả cho em, con rể cũng như con đẻ, sau này, theo lễ thì để tang 1 năm, theo tình thì để tang 3 năm, không được làm trái lời ta.
Con trưởng Thân ! Con là con cả, ở quê cha mẹ, phụng thờ tổ tông, con cùng chú Trí ở chung, phải lấy hiếu thuận khuyên bảo, lấy thành thực đối xử, chớ phá hoại nền nếp ông cha. Con giữ một khu ao hương hỏa và các thửa ruộng tế của đàn Truy Viễn, siêng năng sản nghiệp, để đủ dưa muối, không được khiếm khuyết.
Con thứ Nghi ! năm Nhâm Dần (1782) lúc ta phải trốn tránh, cùng bàn với mẹ con, cho con ở quê ngoại xã Bách Tính, để phụng thờ những giỗ chạp về họ ngoại. Con nên cùng cậu Đồng Lạc thị nhập tịch làng đó. Nay cho con một ngôi nhà ở bên phải nhà anh Thân con, đó là một khu đất đằng sau suốt mãi tới phần đất của chi trưởng, để khi tuần tiết hàng năm, trở về ở đó mà cúng tế cho tiện.
Con thứ thứ nữa Quán ! Đã cho làm thừa tự em gái ta là Cung Hòa huy nhân, vợ Trác Lĩnh hầu, cho con làm nhà ở xã Bằng Liệt để thờ tự bố mẹ nuôi. Còn mẹ đẻ con, cho một ngôi nhà ở bên trái nhà anh Thân con, đằng sau suốt mãi tới vườn sau từ đường, cho có nơi dựa dẫm, ăn ở được yên.
Ngoài ra, con trai, con gái còn nhỏ, phó cho mệnh trời, không dám mong ước nhiều.
Lại ông anh họ là Hựu, được nhờ cha ta xưa nuôi làm con, kể tuổi thì phải làm em ta, nay ta đã xây dựng gia đình cho em để giữ hương khói ngành trưởng, em phải cùng anh Trí và cháu Thân ở chung, phải một nhà hòa thuận yêu mến, có thủy có chung, nhất là chia rẽ người này người nọ, phải cấm hẳn. Nếu trái lời ta, tổ tiên chứng giám !
Này, ta là người ứng phó với việc đời, từng làm bài phú Mộng Thiên Thai, có câu rằng:
“Lấy cả vũ trụ làm lều chừ, 
Ôi sao buộc được cánh chim hồng đây?”
Con đường dong ruổi chạy vạy của ta, tương lai chưa thể đoán được. Ngửa trông phúc lớn, việc đi sứ xong, khi cưỡi ngựa nhìn thấy cái vui của gia đình, nào cha con, nào anh em, nào ông cháu, càng có nhiều truyện lý thú.
Một thiên nghị luận về việc họ này, chỉ là sơ lược mà thôi”.
Trên đường đi sứ, đi đến Nam Ninh, được tin quê nhà mở khoa thi, ông lại viết thư về dặn dò con cháu:
“Năm nay mở khoa thi, lấy học trò đỗ bằng những bài Kinh nghĩa và văn sách. Khi thi tuyển, quan hữu ty dẫn dắt, cất nhắc vào kinh. Bước đường mây xanh dài rộng, người học giỏi mới được nộp danh sách.
Xem ra, lũ chúng mày học thì đểnh đoảng, cần nên sửa chữa, đừng có chơi đùa, để đợi khoa sau sẽ gặp dịp tốt. Là con em nhà thế gia, đứng trong hàng đai mũ, không thể ví với con em nhà thường dân, gặp bước tiến mau, sức học thì không đủ, nhưng mong muốn những việc ngoài bổn phận, để nhục tới danh tiếng gia đình. Chú cháu chúng mày ở nhà, càng nên bảo nhau cố gắng, chăm đọc sử sách, vì ở đời người có văn chương là quý. Đến như việc khoa cử, phận trời đã định. Truyện nhà Đào Bính, để lại trò cười cho các nhà đại gia, phải răn cấm, phải răn cấm! Chớ cho lời ta nói là viển vông không thiết thực. Nếu nhà chức trách cho việc không nộp danh sách ứng cử mà trách móc, thì khi ra ứng khảo hạch ở huyện, nếu có mỗ mãng mà bị đánh hỏng, cũng không hại gì. Cần nhất là không nên “vẽ rắn trổ chim,” tài sức không đủ mà cứ miễn cưỡng làm, đến lúc thi lại, bị trượt, rất là hổ thẹn.
Đường xá xa xôi, trong lòng nhớ nhung, nghĩ tới các ngươi, mượn bút gửi lời, ghi lòng chớ trái.
Cuối tháng trọng Xuân, viết ở nhà trọ Nam Kinh, và để báo tin bình an mà mừng.”
(Giới đệ tử điệt thư)
Lần đi sứ này Ngô Thì Nhậm trở về bình yên. Về đến Thăng Long, ông chỉ kịp ghé qua nhà viếng mộ con trai Văn Trang vương vừa mất trước khi đi sứ ít ngày, rồi vào Phú Xuân ngay, mãi đến cuối năm Giáp Dần (1794) mới trở lại quê nhà.
Hai lượt được tiến triều, là dịp hiếm có xưa nay). "
(NGÔ THÌ NHẬM VỚI ĐỜI THƯỜNG- LÂM GIANG (   http://hannom.org.vn/ ).
LƯỢC PHẢ DÒNG HỌ NGÔ THỜI .

Dòng họ Ngô đến lập nghiệp tại Tả Thanh Oai đã nhiều đời, nhưng Ngô gia thế phả cũng chỉ coi từ đời cụ Phúc Cơ (khoảng đầu thế kỉ XVI) là người mở đầu cho dòng họ Ngô tại Tả Thanh Oai. Tên thuỵ hiệu của cụ tổ đều không rõ, năm Giáp Ngọ, cháu đời thứ 12 là Ngọ Phong, họp họ, xin đặt thuỵ hiệu, tôn làm Triệu tổ (Ngô gia thế phả).
Đời thứ hai là cụ Mỹ Đức, giữ chức Cao Sơn cục chính trưởng.
Đời thứ ba là cụ Hoằng Nghị, tự Minh Dực tướng quân.
Đời thư tư là cụ Cẩn Tiết, Nho sinh trúng thức.
Bắt đầu từ đây dòng họ Ngô chia ra làm hai chi Giáp và chi Ất. Ngô Thì Nhậm thuộc chi Giáp, và kể từ đời cụ Phúc Cơ thì ông thuộc đời thứ 13 của dòng họ.

I/ NGÔ THỜI SĨ .
Bố: NGÔ THỜI ỨC
Mẹ: Bà Tiết Ý họ Tưởng.
Ngô Thời Sĩ có 4 bà vợ. 
* Vợ đầu  :Bà Trinh Từ họ Nguyễn .
Sinh được các con :
1. NGÔ THỜI NHẬM ( cả  ).
2. NGÔ THỊ THỤC – Là vợ Phan Huy ích.
3.     NGÔ THỜI CHÍ. ( Học Tốn ốm chết năm 1788.)
4. NGÔ THỊ VIÊM.
5. NGÔ THÌ ĐIỆN.
6. Một cho em trai làm con nuôi không rõ tên.
* Vợ thứ 2 năm 1764 Ngô Thì Sỹ lấy vợ kế họ Nguyễn sinh ra : Hiệu Thuận Nhân.
1. NGÔ THỜI TRÍ.
2. NGÔ THỜI HOÀNG 
* Vợ thứ 3 : Sinh ra : NGÔ THỜI HƯƠNG. Bà này đã cải giá với người khác 
* Vợ thứ 4 :Người vợ thứ tư của Ngô Thì Sỹ họ Hoàng, hiệu Tuệ Trang, theo ông lên Lạng Sơn, sinh được một trai nhưng không nuôi được, sau mới sinh được bé gái còn nhỏ thì Ngô Thì Sỹ qua đời. Lúc đưa linh cữu về quê, bà quá đau xót mà sinh bệnh, không thể đi cùng. Linh cữu đi được vài ngày, có tín báo bà đã mất. Ngô Thì Nhậm phải dừng linh cữu giữa đường, quay lại Đoàn Thành lo tang ma cho người mẹ kế, chôn cất tại đó, hẹn ba năm sau cải táng đưa về quê, cái thế lúc này không thể đưa linh cữu mẹ kế về cùng.

II/ NGÔ THỜI NHẬM
Bố: NGÔ THỜI SĨ
Mẹ: Bà Trinh Từ họ Nguyễn
Vợ Ngô Thị Anh, người quê Bách Tính, Sơn Nam Hạ (Kim mã hành dư). Quê vợ cả ở am Lệ Trạch, xã Đội Trạch, trấn Sơn Nam (Vũ Thư, Thái Bình).
CON. 
1. NGÔ THỜI THÂN – CON TRƯƠNG .
2. NGÔ THỜI NGHI (ms) 1776 
3. NGÔ THỜI QUÁN 1782 
4. NGÔ THỜI HIỆU 1792 
5. NGÔ THỜI THẬP. 
Ngô Thời Nhậm còn có những bà vợ khác , dienbatn chưa có tư liệu.
( dienbatn tổng hợp từ các tư liệu ).

Vậy hai vị phu nhân ở trong hai ngôi mộ hợp táng nói trên là những vị nào , dienbatn chưa có tư liệu về việc này.

6. TÌNH CẢM GIỮA HAI ANH EM RỂ NGÔ THỜI NHẬM VÀ PHAN HUY ÍCH.
Lướt qua phần tiểu sử của Phan Huy ích và Ngô Thì Nhậm chúng ta sẽ hiểu thêm mối quan hệ thân thiết gắn bó giữa hai ông và con đường đến với triều đại Tây Sơn của họ. Về tuổi tác hai người hơn kém nhau 4 tuổi, Phan Huy Ích sinh ngày 12 tháng 12 năm Canh Ngọ (1750). Lúc nhỏ ông vốn tên là Phan Công Huệ, khi đi thi vì kiêng húy bà chúa Chè - Đặng Thị Huệ, nên đổi tên là Huy Ích, hiệu Dụ Am, tự Khiêm Thụ Phủ. Ông là con Phan Huy Cẩn, người làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), sau dời ra ở làng Thụy Khuê, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Tây) rồi nối đời ở đấy, ông Cẩn đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Tuất năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754), được phong tước Khuê Phong hầu. Phan Huy Ích là học trò Ngô Thì Sĩ sau làm rể Ngô Thì Sĩ, lấy em gái Ngô Thì Nhậm; chính vì thế mối quan hệ giữa Ngô và Phan càng gắn bó.
Ngô Thì Nhậm sinh ngày 11 tháng 9 năm Bính Dần (1746) tại làng Tả Thanh Oai (tục gọi là làng Tó) trấn Sơn Nam. Thuở nhỏ, ông tên là Phó sau đổi là Nhậm, tên tự là Hi Doãn, hiệu Đạt Hiên. Xuất thân từ thế gia vọng tộc, có truyền thống học hành thi cử, lúc nhỏ Ngô Thì Nhậm theo học ông nội là Đan Nhạc Công Ngô Trân, đến 15 tuổi theo học người cha là Ngô Thì Sĩ, một con người nổi tiếng trong dòng họ Ngô và giới Nho sĩ thời đó. Ngô Thì Sĩ đậu Tiến sĩ và làm quan tới chức Thiêm đô ngự sử dưới thời Lê - Trịnh.
Đến niên hiệu Cảnh Hưng năm ất Mùi (1775) lúc đó Ngô Thì Nhậm 30 tuổi, ông thi đỗ Tiến sĩ cùng với Phan Huy ích. Trong bia ký Tiến sĩ khoa ất Mùi đặt tại Văn miếu Hà Nội còn ghi lại: “... Qua trường bốn lấy trúng cách bọn Phan Huy Ích 18 người. Sang tháng sau thi Điện, ban cho bọn Ngô Thế Trị đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân. Lại sai khắc vào đá để lưu truyền bất hủ. Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân, 18 người trong đó: Ngô Thì Nhậm, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai.
Phan Huy Ích xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc.”
Sau khi thi đỗ hai ông làm quan dưới thời Lê - Trịnh. Người thì được bổ làm Đốc đồng Thanh Hoa, người thì làm Đốc đồng Thái Nguyên. Nhưng xem ra con đường hoạn lộ đối với hai ông dưới thời Lê - Trịnh đều quanh quẩn bế tắc, có lúc Ngô Thì Nhậm còn rơi vào cảnh cùng quẫn, bị hiềm nghi phải trốn tránh, còn Phan Huy Ích cáo bệnh từ quan không được, nên đóng bè ở dưới sông, mỗi tháng chỉ lên công đường một lần...(   http://hannom.org.vn/ ).
Xin theo dõi tiếp bài 15 . dienbatn .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét