Như đã được định trước, khi trưởng thành, Krishna tìm đến hạ sát Kamsa. Ngài cũng nổi tiếng trong việc sát hại hai nhân vật khác là Jarasandha và Shishupala.
Trong chuyện Jarasandha, một vị Vua cưới hai chị em sanh đôi và thề sẽ yêu hai bà một cách đồng đều. Khổ nỗi hai bà không có con. Một Đạo Sĩ tặng nhà Vua một trái xoài, ăn vào sẽ thụ thai. Nhà Vua buộc phải xẻ ra, chia đều cho hai bà vợ. Hai bà ăn xong, thụ thai, nhưng mỗi bà lại chỉ sanh ra có một nửa hài nhi ! Họ quyết định đem vứt bỏ hai nửa hài nhi ấy ngoài đường. Một nữ quỷ tên là Jara đi qua, ráp hai nửa hài nhi này lại thành một đứa bé duy nhất và đem trả lại cho cha mẹ nó. Đứa bé được đặt tên là Jarasandha, nghĩa là « ráp lại bởi Jara ». Vị Đạo sĩ « xoài » tiên tri đứa bé sẽ trở thành một vị Vua có sức mạnh vô địch trong tất cả các vị Vua. Quả vậy, lớn lên, Jarasandha đánh bại tất cả các quân vương . Rồi, không những thế, ông còn quyết định bỏ tù tất cả các vị Vua thất trận, chờ đem thiêu sống họ để tế lễ Shiva ! Mặt khác, khi Krishna tổ chức bắt cóc công chúa Rukmini để lấy nàng làm vợ, thì Jarasandha đem quân ngăn cản, suýt làm cho Krishna thất bại, phải nhờ Balarama, người em phụ tá , cật lực cầm chân lực lượng truy kích. Krishna quyết định xử lý Jarasandha. Ngài thuyết phục Bhima, người thứ hai trong 5 anh em Pandava, giao đấu với Jarasandha. Bhima được chỉ cho biết nhược điểm của đối thủ, nên giết Jarasandha bằng cách xé ông ra làm hai mảnh, khiến nhà cựu vô địch này quay trở về tình trạng như lúc mới mở mắt chào đời !
Như đã nói ở trên, Krishna có một người yêu là công chúa Rukmini. Nhưng nàng lại được hứa gả cho một vị vua tên là Shishupala. Ông này sanh ra với 3 cái đầu, 4 cánh tay, và chỉ biết thốt lên những tiếng kêu cầm thú. Trước một trẻ sơ sinh như vậy, cha ông đã dự định giết bỏ đi, nhưng có một tiếng nói bảo rằng chỉ có vị Vua sẽ làm rụng hai cái đầu và hai cánh tay phụ trội của đứa bé khi đặt nó trên đùi mình, mới được giết nó. Vấn đề trở nên tréo cẳng ngỗng, vì nếu thế thì đứa bé trở nên bình thường, cần gì phải giết nó nữa ? Bà mẹ tràn trề hy vọng (như mọi bà mẹ), và đặt đứa bé lên đùi của tất cả các đấng quân vương ghé qua nước bà. Krishna mò đến. Bà đặt đứa bé lên đùi Krishna. Hai cánh tay và hai cái đầu phụ trội (cùng một con mắt thứ ba) rụng xuống. Đứa bé trở thành bình thường, kể cả tiếng nói. Như thế, Krishna sẽ là kẻ giết đứa bé. Bà mẹ năn nỉ xin vị Thần chịu đựng đủ 100 sự hỗn láo xấc xược của Shishupala trước khi ra tay sát thủ. Krishna nhận lời, nhịn Shishupala, kể cả khi cậu này mồi chài Rukmini, người yêu của Ngài. Mãi đến màn xấc xược thứ 101, khi Shishupala diễu cợt và nghi ngờ tính cách quân vương của Ngài, thì Krishna mới phản ứng. Cần nói là Krishna đã trở thành một vị Vua sau khi giết chết Kamsa, ông quỷ vương, cha hờ, và bác ruột ăn thịt người của Ngài. Một vị Vua không thể để cho tư cách quân vương của mình bị nghi ngờ. Thế là Krishna tung pháp luân (một vũ khí của Vishnu) ra, xoay tít trên không trung bay đến cắt đứt cái đầu còn lại của Shishupala. Liền khi ấy, một vầng sáng thoát khỏi thân xác không đầu của Shishupala, đến quỳ xuống hành lễ trước Krishna, trước khi nhập vào thân thể của Ngài. Đối thủ của Krishna và chính Krishna thật ra chỉ là một. Chúng ta cũng nhớ lại trong chuyện Nữ Thần Kali, hình ảnh tia máu tuôn từ cái đầu bị Kali chặt đứt đặt trên mâm, chảy vào miệng của Kali. Cái đầu bị chặt cũng chính là đầu của Kali ...
Sau cuộc thế chiến, Krishna, cùng với muôn vàn sinh linh đã bỏ mình trong khói lửa, cũng phải kinh qua sự chết. Một mũi tên của một người đi săn lầm lẫn bắn trúng gót chân Ngài, như trong chuyện anh hùng Achille của huyền thoại Hy Lạp và chuyện Siegfried trong huyền thoại Đức. Thế là Krishna từ trần ...
9/ Hóa thân thứ 9 - Sakya Muni (Đức Phật): cứu giúp những kẻ xấu lầm đường lạc lối trở về đường chính.
Đức Phật ngồi thiền và được rắn thần che chở.
Tất-đạt-đa Cồ-đàm (phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn Siddhārtha Gautama), cũng được gọi là Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni), là người sáng lập Phật giáo. Tất-đạt-đa (sa. siddhārtha) có nghĩa là "người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa [cuộc sống] (artha)". Đôi lúc ta cũng tìm thấy cách dịch ý Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh dịch từ dạng dài của tên Phạn ngữ là sarvārthasiddha. Như vậy Tất-đạt-đa Cồ-đàm là tên của vị Phật lịch sử, từng sống trên Trái Đất, là người sáng lập Phật giáo. Ngài cũng còn được gọi là Phật Tổ Như Lai hay Đức Thế Tôn.
Tất-đạt-đa sinh khoảng năm 624 trước Công nguyên và nhập Niết-bàn khi đã sống được khoảng 80 tuổi, trong một gia đình hoàng tộc thuộc dòng Thích-ca (sa. śākya) tại Ca-tì-la-vệ (zh. 迦毘羅衛, sa. Kapilavastu), thuộc Nepal ngày nay. Cha của Ngài là vua Tịnh Phạn (zh. 淨飯, sa. śuddhodana), mẹ là hoàng hậu Maya (sa., pi. māyādevī), sinh ra Ngài trong khu vực vườn Lâm-Tỳ-Ni (zh. 嵐毘尼, sa. lumbinī), một thị trấn thuộc Ấn Độ. Đây là khu vực nằm giữa dãy Hi-mã-lạp sơn (sa. himālaya) và sông Hằng (sa gaṅgā), chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa: tháng 5 có thể nóng tới 40 °C, trong mùa đông nhiệt độ xuống tới 3 °C.
Về mặt chính trị vùng đồng bằng sông Hằng thời đó có 4 vương quốc chính là:
Kiêu-tát-la (zh. 憍薩羅, sa. kośala, pi. kosala), thủ đô là Xá-vệ (舍衛, sa. śrāvastī, pi. sāvatthī) nằm về phía Bắc sông Hằng.
Tiểu quốc Vaṃsā nằm phía Tây Nam Kiêu-tát-la.
Tiểu quốc Avanti ở miền Nam của Vaṃsā và Kiêu-tát-la, trải dài tới phía Nam sông Hằng. Sau này, có Ma-ha-ca-chiên-diên là một người dân nước này là đại đệ tử của Đức Phật (sa. mahākātyāyana, pi. mahākaccāna).
Vương quốc Ma-kiệt-đà (sa., pi. magadha) nằm về phía Tây của Avanti và Nam của sông Hằng.
Ngoài ra còn rất nhiều các bộ tộc nhỏ ở phía Đông của Kiêu-tát-la và phía Bắc của Ma-kiệt-đà. Xã hội trong thời kỳ này phân hóa về tư tưởng rất phức tạp và bao gồm nhiều đẳng cấp xã hội, đạo Bà-la-môn đang hưng thịnh, những giai cấp thấp bị khinh rẻ và không được luật pháp bảo vệ.
Có nhiều truyền thuyết về thái tử Tất-đạt-đa. Có thuyết cho rằng một đêm bà mẹ nằm mơ thấy một vị Bồ Tát với dạng con voi trắng nhập vào người mình. Thái tử sinh ra từ hông bên phải của mẹ, sau đó đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất, nói:
Aggo `ham asmi lokassa,
Jeṭṭho `ham asmi lokassa,
Seṭṭho `ham asmi lokassa,
Ayam antimā jāti,
Natthi dāni punabbhavo.
Ta là người cao quý nhất thế gian
Ta là người giỏi nhất thế gian
Ta là người kiệt xuất nhất thế gian
Đây là lần tái sinh cuối cùng
Bây giờ không còn tái sinh!
(Theo Trường bộ kinh (pi. pīghanikāya), Đại phẩm (pi. mahāvagga), kinh Đại thành tựu (mahāpadānasutta), kinh văn Hán tạng dịch đoạn văn trên là "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn - Nhất thiết thế gian sinh lão bệnh tử", nghĩa là "Trên trời dưới đất chỉ có bản ngã cho là duy nhất") và dưới mỗi bước chân của thái tử phát sinh một đóa sen. Ngày nay, trong tranh tượng còn thấy tích này.
Đền thờ công chúa Da-du-đà-la.
Ngay lúc sinh ra, Tất-đạt-đa đã có đầy đủ hảo tướng (Tam thập nhị hảo tướng). Các nhà tiên tri cho rằng Ngài sẽ trở thành hoặc một đại đế hay một bậc giác ngộ trong tương lai. 7 ngày sau khi sinh thì mẹ mất, Tất-đạt-đa được người dì là Ma-ha-ba-xà-ba-đề (zh. 摩呵波闍波提, sa. mahāprajāpatī) chăm sóc. Năm lên 16 tuổi, Ngài kết hôn với công chúa Da-du-đà-la (zh. 耶輸陀羅, sa. yaśodharā).
Vua cha Tịnh Phạn dĩ nhiên không muốn thái tử đi tu nên dạy dỗ cho con rất kỹ lưỡng, nhất là không để Tất-đạt-đa tiếp xúc với cảnh khổ. Tuy thế, sau bốn lần ra bốn cửa thành và thấy cảnh người già, người bệnh, người chết và một vị tu sĩ, thái tử phát tâm rồi từ biệt hoàng cung, sống cảnh không nhà. Tương truyền rằng, bốn cảnh ngộ vừa kể là những cảnh tượng do các vị thiên nhân tạo ra nhằm nhắc nhở Tất-đạt-đa lên đường tu học Phật quả. Thái tử thấy rằng ba cảnh đầu tượng trưng cho cái Khổ trong thế gian và hình ảnh tu sĩ chính là cuộc đời sau này của Ngài.
Xuất gia và thành đạo.
Chính dưới gốc bồ đề tại Bodhgaya này, là nơi Đức Phật đã ngồi thiền thành đạo.
Đức Phật trong thời gian tu khổ hạnh.
Đức Phật và con trai La-hầu-la.
Năm 29 tuổi, sau khi công chúa Da-du-đà-la hạ sinh một bé trai - được đặt tên là La-hầu-la (zh. 羅睺羅, sa. rāhula), thái tử Tất-đạt-đa quyết định rời khỏi cung điện, cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau. Ngài quyết tâm tìm cách diệt khổ và tìm mọi đạo sư với các giáo pháp khác nhau. Theo truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng thời đó là A-la-la Ca-lam (阿羅邏迦藍, sa. ārāda kālāma, pi. āḷāra kālāma) và Ưu-đà-la La-ma tử (優陀羅羅摩子, sa. rudraka rāmaputra, pi. uddaka rāmaputta). Nơi A-la-la Ca-lam, Tất-đạt-đa học đạt đến cấp Thiền Vô sở hữu xứ (sa. ākiṃcanyāyatana, pi. ākiñcaññāyatana), nơi Ưu-đà-la La-ma tử thì học đạt đến cấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ (sa. naivasaṃjñā-nāsaṃñāyatana, pi. nevasaññā-nāsaññāyatana).
Nhưng Tất-đạt-đa cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình, nên quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát và có năm Tỳ-kheo (năm anh em Kiều Trần Như, sa. Koṇḍañña) đồng hành. Sau nhiều năm tu khổ hạnh gần kề cái chết, Ngài nhận ra đó không phải là phép tu dẫn đến giác ngộ, bắt đầu ăn uống bình thường, năm Tỳ-kheo kia thất vọng bỏ đi. Cách tu cực khổ được Phật nhắc lại sau khi thành đạo như sau:
Này Aggivessana, rồi Ta tự suy nghĩ như sau: "Ta hãy giảm thiểu tối đa ăn uống, ăn ít từng giọt một, như súp đậu xanh, súp đậu đen hay súp đậu hạt hay súp đậu nhỏ". Và này Aggivessana, trong khi Ta giảm thiểu tối đa sự ăn uống, ăn từng giọt một, như súp đậu xanh, súp đậu đen hay súp đậu hột hay súp đậu nhỏ, thân của Ta trở thành hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; vì Ta ăn quá ít, bàn chân của Ta trở thành như móng chân con lạc đà; vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh; vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát; vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ da bụng", thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Aggivessana, da bụng của Ta đến bám chặt xương sống. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện" thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Aggivessana, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Aggivessana, trong khi Ta xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít. Lại nữa, này Aggivessana, có người thấy vậy nói như sau: "Sa-môn Gotama có da đen". Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama, da không đen, Sa-môn Gotama có da màu xám". Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama da không đen, da không xám". Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama da không đen, da không xám, Sa-môn Gotama có da màu vàng sẫm". Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, da của Ta vốn thanh tịnh, trong sáng bị hư hoại vì Ta ăn quá ít".
Không đạt giải thoát với cách tu khổ hạnh, Tất-đạt-đa từ bỏ phép tu này. Quả quyết rằng mình đã đi đến chỗ cùng cực của công phu tu khổ hạnh và khổ hạnh không dẫn đến giác ngộ, Ngài tìm phương pháp khác, và nhớ lại một kinh nghiệm thời thơ ấu, lúc đang ngồi dưới gốc cây mận:
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc dòng Sakya (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (pi. jambu), Ta li dục, li pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỉ lạc do li dục sinh, có tầm, có tứ". Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?". Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Đây là đạo lộ đưa đến giác ngộ". Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta có sợ chăng lạc thú này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện?". Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta không sợ lạc thú này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện".
Đức Phật thuyết pháp cho 5 vị Tỳ-kheo đầu tiên.
Sau đó Tất-đạt-đa ăn uống bình thường trở lại, đến Giác Thành, ngồi dưới gốc một cây Bồ-đề ở Bồ Ðề Ðạo Tràng và nguyện sẽ nhập định không rời chỗ ngồi cho đến lúc tìm ra nguyên nhân và cơ chế của Khổ. Sau 49 ngày thiền định—mặc dù bị Ma vương quấy nhiễu—Tất-đạt-đa đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35 (có tài liệu nói là tuổi 31). Từ thời điểm đó, Tất-đạt-đa biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ, và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh. Kinh nghiệm giác ngộ của Phật được ghi lại như sau trong kinh sách theo chính lời của Ngài như sau:
"... Sau khi hoàn lại sinh lực (sau khi tu khổ hạnh vô ích), ta chú tâm giải thoát khỏi những tư tưởng tham ái, bất thiện và đạt được sơ thiền, sau đó nhị thiền, tam thiền và tứ thiền, nhưng những cảm giác hỉ lạc này không để lại dấu vết gì trong tâm ta.
Khi tâm ta được an tịnh, thanh lọc, không bị dục vọng cấu uế, nhạy bén, chắc chắn, bất động, ta hướng nó về những ký ức và nhận thức về các kiếp trước. Ta nhớ lại nhiều tiền kiếp, một, hai, ba, bốn, năm,..., trăm ngàn kiếp trước, nhớ những chu kỳ của thế giới. 'Nơi đó ta đã sống, tên của ta đã như thế, gia đình của ta là như thế, nghề nghiệp của ta, giai cấp xã hội của ta... Ta đã chết như vầy...'. Sự hiểu biết (sa. vidyā, pi. vijjā) đầu tiên này ta đã đạt được trong canh đầu...
Sau đó ta chú tâm đến sự sinh thành và hoại diệt của chúng sinh. Với con mắt của chư thiên, trong sáng, siêu việt mọi giới hạn nhân thế, ta thấy chúng sinh hình thành và tiêu hoại,...chúng sinh tái sinh theo nghiệp lực. Ta nhận ra rằng 'Chúng sinh tạo nghiệp bất thiện qua ba ải thân khẩu ý đều chìm đắm sau khi chết, tái sinh trong đọa xứ, địa ngục. Các chúng sinh nào tạo thiện nghiệp bằng thân khẩu ý được tái sinh trong thiện đạo, sau khi chết được lên cõi thiên'... Sự hiểu biết thứ hai này ta đã đạt được trong canh hai.
Sau đó ta chú tâm nhận thức về sự tiêu diệt các lậu hoặc (漏, sa. āsrava, pi. āsava) và nhìn nhận như thật: 'Đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là phương pháp tiêu diệt khổ, đây là con đường tiêu diệt khổ', và khi ta nhận thức được điều này, tâm ta thoát khỏi dục vọng, ham muốn tồn tại, vô minh. Ta tự hiểu chân lý 'Tái sinh ta đã đoạn, cuộc sống tu tập của ta đã hoàn tất, ta đã hoàn thành những gì phải làm. Cuộc sống (khổ đau) này ta đã vượt qua'... Sự hiểu biết thứ ba này ta đã đạt được trong canh ba..
Đức Phật lúc đó biết rằng kinh nghiệm giác ngộ của mình không thể dùng ngôn từ hay bất cứ một cách nào khác để truyền đạt nên Ngài tiếp tục yên lặng ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ-đề. Cuối cùng, được sự thỉnh cầu nhiều nơi, Ngài mới quyết định chuyển Pháp luân. Ngài giờ đây mang danh hiệu Thích-ca Mâu-ni—"Trí giả của dòng dõi Thích-ca". Sau đó Ngài gặp lại năm vị Tỳ-kheo, các vị đó nhận ra rằng Ngài đã hoàn toàn thay đổi. Qua hào quang tỏa ra từ thân Đức Phật, các vị đó biết rằng người này đã đạt đạo, đã tìm ra con đường thoát khổ, con đường mà các vị đó không thể tìm ra bằng phép tu khổ hạnh. Các vị đó xin được giảng pháp và vì lòng thương chúng sinh, Đức Phật chấm dứt sự im lặng.
Hóa độ và tịch diệt.
Đức Phật bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, Ngài đã giảng Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Vô ngã, Vô thường, Luân hồi, Duyên khởi, quy luật Nhân quả (Nghiệp) và nhiều bài pháp khác. Tại vườn Lộc Uyển ở Sarnath gần Ba-la-nại (Benares hay còn gọi là Varanasi), Ngài bắt đầu những bài giảng đầu tiên, gọi là "Chuyển Pháp luân". Năm vị Tỳ-kheo đó trở thành năm đệ tử đầu tiên của Ngài và là hạt nhân đầu tiên của Tăng-già. Sau đó Đức Phật thuyết pháp từ năm này qua năm khác. Ngài hay lưu trú tại Vương-xá (zh. 王舍城, sa. rājagṛha) và Phệ-xá-li (zh. 吠舍釐, sa. vaiśālī), sống bằng khất thực, đi từ nơi này qua nơi khác. Đệ tử của Ngài càng lúc càng đông, trong đó có vua Tần-bà-sa-la (zh. 頻婆娑羅, sa. bimbisāra) của xứ Ma-kiệt-đà. Vị vua này đã tặng cho Tăng đoàn một tu viện gần kinh đô Vương-xá. Các đệ tử quan trọng của Đức Phật là A-nan-đà, Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên. Cũng trong thời gian này, đoàn Tỉ-khâu-ni (sa. bhikṣuṇī) được thành lập.
Cuộc đời Đức Phật cũng gặp nhiều người xấu muốn ám hại. Trong số đó, có Đề-bà-đạt-đa là người em họ, muốn giành quyền thống lĩnh Tăng-già, nên rắp tâm tìm cách giết hại Ngài nhiều lần nhưng không thành. Tuy thế Đề-bà-đạt-đa thành công trong việc chia rẽ Tăng-già ở Phệ-xá-li. Đức Phật đi con đường trung đạo và tùy thuận chúng sinh, ngược lại Đề-bà-đạt-đa chủ trương một cuộc sống khổ hạnh cực đoan.
Đức Phật nhập Niết-bàn trong rừng Sala tại Câu-thi-na.
Đức Phật mất ở tuổi 80. Qua 45 năm giảng dạy (có tài liệu nói là 49 năm), nghĩ rằng các đệ tử có thể chấp lời mình nói là chân lý, chứ không phải chỉ là phương tiện giác ngộ, Ngài tuyên bố chưa từng nói lời nào (?). Lời dạy cuối cùng của Đức Phật là: "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, chịu biến hoại, hãy tinh tiến tu học (để đạt giải thoát)!". Theo kinh Đại bát-niết-bàn (pi. mahāparinibbāna-sutta), Ngài qua đời tại Câu-thi-na (zh. 拘尸那, sa. kuṣinagara) vào năm 544 trước Công nguyên. Trước đó sức khỏe của Ngài đã trở nên rất yếu sau khi dùng bữa cúng dường tại nhà thí chủ Thuần-đà (zh. 純陀, pi. cunda), tuy nhiên sau đó Ngài có nhấn mạnh cho tôn giả A-nan-đà hiểu là Tăng chúng không nên khiển trách người thợ rèn đó đã có thiện ý tối thượng.
Đức Phật tạo điều kiện cho các chư Tỳ-kheo cơ hội cuối cùng để chất vấn hay hỏi đáp Ngài nếu như có những vấn đề hay những điểm nào còn chưa sáng tỏ có thể đưa đến các kiến giải khác nhau về sau, tuy nhiên các vị đã im lặng, không có những câu hỏi hay thắc mắc nào.
Trong cánh rừng Sala ven phía Nam kinh thành, đêm rất tối và tĩnh mịch, Đức Phật nằm nghiêng bên phía hữu, đầu hướng về phía Bắc, mặt hướng về phía Tây và dần nhập Niết-bàn thông qua các mức thiền định, một trạng thái giải thoát hoàn toàn khổ đau của cuộc sống. Theo truyền thuyết Pali thì Ngài diệt độ ngày rằm tháng tư, văn bản Phạn ngữ cho rằng ngày rằm tháng 11. Trong buổi hỏa thiêu thân xác của Ngài có nhiều hiện tượng lạ xảy ra. Xá-lợi của Phật được chia làm 8 phần và được thờ trong các tháp khác nhau.
Mặc dù cuộc đời Đức Phật có nhiều huyền thoại bao phủ nhưng các nhà khảo cổ học và nhân chủng học - vốn hay có nhiều hoài nghi và thành kiến - cũng đều nhất trí công nhận Ngài là một nhân vật lịch sử và là người đã khai sáng Phật giáo. ( vi.wikipedia.org/wiki).
Một số hình ảnh đẹp về đức Phật.
10/ Hóa thân thứ 10 :Kalkin (Kali Yuga)
Kalki là hóa thân tương lai của Vishnu, là Đấng Cứu Thế, sẽ nhập thế ở cuối thời mạt pháp nhiễu nhương đau khổ hiện tại. Khi ấy, Kalki sẽ ngự trên một con ngựa trắng, hàng phục ma quỷ, cứu rỗi nhân loại và quần sinh, mở ra một kỷ nguyên mới. Kalkin (có nghĩa là "vĩnh cửu" hay "thời gian", cũng như trả lại Kalki hoặc Kalika) là hóa thân thứ mười của Thân Hindu Vishnu. Theo Ấn Độ giáo , đến thời của Kalkin trên trái đất sẽ đánh dấu kết thúc của kỷ nguyên hiện tại, Kali Yuga, giai đoạn thứ tư và cuối cùng trong lịch sử của vũ trụ. Nguồn gốc của cái tên có lẽ nằm trong từ Kalka trong đó đề cập đến "bẩn", "bẩn thỉu" hay "hôi thúi" và do đó biểu thị ý tưởng rằng Kalkin là "Destroyer của hôi thúi và Vô Minh", đặc trưng của Kali Yuga. Kalki cũng được gọi là "con ngựa trắng," và thường được mô tả như một thanh đại đao-wielding Vishnu gắn trên một con vật như vậy. Trong Tiếng Hin-ddi, kal ki biểu hiện của ngày mai."
Các học giả đã ghi nhận một sự tương đồng nổi bật giữa các hình ảnh liên quan đến hình tượng Hindu Kalkin và sự trở về ngày tận thế của Chúa Giêsu được miêu tả trong Sách Khải Huyền. Có thể là, trong lịch sử, Hindu mô tả của một hình vị cứu tinh trong tương lai có ảnh hưởng đến quan điểm Kitô giáo về sự khải huyền, hoặc ngược lại. Nó cũng có thể là nguồn gốc của sự mặc khải và là nguồn cảm hứng thông báo cho thị nhân tinh thần và nhìn xa trông rộng . "Kalki" cũng là một thuật ngữ quan trọng trong truyền thống Phật giáo của Kalachakra , nơi mà nó có liên quan đến nhiều người cai trị giác ngộ nói tiên tri.
Trong tiếng Phạn , Kalkin có nghĩa là "hậu duệ" của Vishnu vào hình dạng vật lý. Thuật ngữ này ở khắp nơi hầu hết liên quan đến Thần Vishnu, tạo nên một tam giác cân bằngcu3a Đạo Hindu . Vishnu thường được cho là đã có mười thân : 1) Matsya, một cá ; 2) Kurma, một con rùa ; 3) Varaha, một lợn đực giống ; 4) Narasingha, một con sư tử; 5) Vamana, một người lùn; 6) Parasu Rama, Rama bằng rìu; 7) Hoàng tử Rama, 8) Thần Krisna: vị thần tài năng với cây sáo mê hồn.; 9) Đức Phật , một bậc giác ngộ tinh thần; và cuối cùng là 10) Kalkin (Kali Yuga) : Hoá thân thứ 10 này sẽ hiện ra cuối kỷ nguyên hiện tại để lập ra kỉ nguyên mới. Kalkin là chỉ một trong những đại diện của tương lai , và do đó sự xuất hiện của mình trên trái đất đang rất được mong đợi bởi Vaishnavites , tín đồ của Vishnu, cũng như toàn thể Ấn Độ giáo .
Hình ảnh phổ biến của Kalkin là của một người cưỡi trên một con ngựa trắng. Con ngựa là tượng trưng cho sức mạnh, trong khi màu trắng của nó đại diện cho sức mạnh của sự đoàn kết, thống nhất . Thông thường, con ngựa được mô tả là có đôi cánh. Kalki mình sẽ là một vị Thần, được mô tả một cách bí ẩn như là một "Yantra-Manava", hoặc một siêu nhân. Ông xử dụng một ngôi sao chổi giống như thanh kiếm lửa, trong đó nó đối chọi với dối trá và ách tắc, và giải thoát các linh hồn bằng nhận thức của họ về sự thật và vẻ đẹp.
Do Kalkin là của tương lai , ông là tự nhiên bí ẩn nhất của các biểu tượngn. Như là trường hợp với những lời tiên tri truyền thống, có tín ngưỡng đa dạng trong Ấn Độ giáo trả lời câu hỏi Ai ? Như thế nào ? Ở đâu ? Kalkin sẽ xuất hiện. Hầu hết các tài liệu nói rằng Kalkin sẽ đến trái đất và xóa bỏ sự cai trị của ma quỷ . Hành động đầu tiên của ông sẽ đánh bại con quỷ Kali (không nên nhầm lẫn với những nữ thần Hindu Kali ), người chiếm quyền kiểm soát trái đất, do đó giải phóng dân của mình từ việc trao quyền đạo đức và tâm linh. Kalkin sau đó sẽ điều chỉnh tất cả các mặt đối lập, và đổi mới quy trình của pháp luật và Sáng tạo. Cuối cùng, ông sẽ thành lập một triều đại của công bình trên trái đất, mở ra một thời đại hoàng kim của hòa bình và hòa hợp, và qua đó thiết lập trong chuyển động chu kỳ tiếp theo của vũ trụ.
Nguồn gốc của những lời tiên tri Kalki.
Một trong những tài liệu đầu tiên đề cập đến Kalkin được tìm thấy trong các Thần Vishnu , được cho là có nguồn gốc từ khoảng thế kỷ thứ bảy. Ở đây, Kali được mô tả chi tiết, như là một thời gian khi tất cả các điều nhân đức đã xuất hiện trên thế giới. Điều này là do cuộc xâm lược Ấn Độ bởi người ngoài man rợ Mleccha. Trong thời gian này thời gian, phụ nữ, trẻ em, và bò sẽ bị giết đều đặn, người ta sẽ sống những ngày cuối của trái đất:
Kalki cũng được đề cập trong các Agni Purana, mà dựa trên những Vishnu Purana để mô tả trái đất thời tương lai nơi mà sự thiếu hiểu biết sẽ có rất nhiều trước khi trở về Kalkin, với người đàn ông kết hôn với những người ngoài đẳng cấp của họ . Một tác phẩm sau, Kalki Purana, giải trình thêm những kỳ vọng và dự đoán khi nào, ở đâu, và tại sao Kalkin sẽ đến. Ở đây, Kalkin tiêu diệt con quỷ Kali l , anh em sinh đôi và Koka Vikoka, do đó giải phóng thế giới khỏi nanh vuốt của họ. Công việc này nhằm tôn vinh sự thất bại của các truyền thống được coi là dị giáo đủ chặt chẽ với truyền thống của kinh Veda , như Phật giáo và Kỳ Na Giáo .
Kalkin Trong Phật giáo.
Trong truyền thống Phật giáo Kalachakra truyền thuyết về Kalkin có sự liên kết nhiều hơn với hình ảnh Phật . Hình ảnhr này thường được gọi là Kalaki, hoặc Kulika, và ông là người cai trị của Vương quốc thần thoại của Shambhala , nơi mà toàn bộ xã hội đã giác ngộ và Kalachakra (là một hệ thống phức tạp liên quan đến việc kiểm soát các nguồn năng lượng của cơ thể đó là tuyên bố của một số tu sĩ, để được hình thức cao nhất của thực hành Kim Cương thừa ), được thực hiện rộng rãi. Những tín đồ của Phật giáo Tây Tạng đã bảo tồn các Kalachakra Tantra, và nghi thức dựa trên nó là một phần nổi bật của truyền thống Tây Tạng. Trong Kalachakra Tantra Kalki được công bố là một mục đích cho ít nhất 25 người cai trị tương lai của Shambhala. Các mục tiêu và hành động của một số các nhà lãnh đạo đang nói tiên tri trong các phần của công việc và xác định một số hai mươi lăm Kalki như Đức Phật Di Lặc, Phật của tương lai những người mang đến giác ngộ, trên toàn thế giới. Nó đã được đưa ra giả thuyết rằng Kalki Purana có thể đã được viết ra như một minh chứng Hindu để những lời tiên tri của Phật giáo chứa trong Kalachakra Tantra.
Về trên cả hai cách giải thích mang tính biểu tượng và ẩn dụ của Hindu giáo và Phật giáo quan điểm của Kalkin, có phát sinh một số cách diễn giải mới hấp dẫn của những huyền thoại Kalki mà không nhất thiết phải áp dụng chỉ định "Kalkin" cho một người đặc biệt. Trong cách giải thích như vậy "Kalki" được nhìn thấy chủ yếu như là một biểu tượng điển hình của sự nghỉ ngơi tinh thần và sức mạnh mà có thể được biểu hiện ở bất kỳ cá nhân. Kalkin thường được coi như một "bản chất cuộc sống tươi đẹp," mọi người theo con đường đa dạng và hài hòa của đức hạnh , chứ không phải tuân theo những con đường của sự phá hủy và suy đoán hẹp hòi. Đối với những người nắm lấy quan điểm này, các Kalkin có thể là một thái độ hay chất lượng cao nhận thức biểu hiện ở những người giác ngộ, người nhận thức ngoài những ảo tưởng của thế giới vật lý (hoặc "Maya").
dienbatn giới thiệu. Xin theo dõi tiếp bài 4.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét