Kể từ chuyện tranh hùng lần trước, khiển cho đứa con nuôi của thày Chàm (mà cũng là con đẻ của lão thày Chà) bị giết chết, lão thày Chà biệt tích giang hồ, còn thày Chàm trở lại núi Cậu Tây Ninh trị thương và tìm cách trả thù. Sau một thời gian trị thương và cho cái đau mất đứa con nuôi nguôi ngoai dần đi, thày Chàm Tây Ninh quyết định về lại Tháp Chàm - Phan Rang cầu thày Tổ của mình. Thầy Tổ của ông thày Chàm năm đó cỡ khoảng ngoài 90 tuổi, nhà nằm gần tháp Chàm POKLONG Garai Tháp Po. Klaong Garai ở thôn Đô Vĩnh. Đây là khu tháp đại diện cho phong cách muộn (đầu thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII) là các tháp Poklong Gairai, tháp Pôrôme. Tháp PôKlông Garai gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng lại hiện nay còn 3 ngôi xây bằng gạch. Đó là tháp Cổng (cao 8,56 m), tháp Lửa (cao 9,31 m) và tháp Chính - tháp thờ vua PôKlông Garai - (cao 21,59 m, mỗi cạnh rộng hơn 10 m ). Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình kiến trúc nghệ thuật. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng gốm các hoạ tiết, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình cả thần.Tất cả các công trình trạm, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm. Vùng này là một khu vực núi đá hoang vu, các đền đài từ nay ngày xưa đã từng là Kinh đô của Vương Quốc Chiêm Thành lừng lẫy, đã mấy lần đem quân vào đánh chiếm Thăng Long. Người Chăm ở Ninh Thuận sống quây quần thành một đại gia đình và vẫn còn theo chế độ mẫu hệ. Tuy đàn ông thực tế đóng vai trò to lớn trong cuộc sống nhưng chủ gia đình luôn là người đàn bà cao tuổi. Phong tục Chăm qui định con gái theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở tại nhà vợ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, đặc biệt người con gái út phải nuôi dưỡng cha mẹ già nên được phần chia tài sản lớn hơn các chị.Về mặt sinh hoạt, mỗi nhà trong khuôn viên có tổ chức mặt bằng khác nhau. Song, đồng bào cho rằng nhà thang yo là kiểu nhà cổ nhất. Đó là nhà sản, nhưng nay sàn rất thấp gần sát mặt đất. Đầu hồi bên trái và một phần của mặt nhỏ dành cho khách, chủ nhà, kho đựng lương thực và dụng cụ. Người Chăm ở Ninh Thuận có khoảng 60% theo đạo bà La Môn, 40% còn lại theo đạo Hồi Giáo (ISLAM). Thầy Tổ của ông thay Chàm là người theo phái Bà La môn, một Đạo giáo có từ rất xa xưa. Người Bà La Môn từ ngàn xưa do cuộc sống khắc nghiệt luôn phải đối đầu với kẻ thù và thú dữ đã mang trong huyết quản dân tộc mình một dòng máu cần cù chịu khó và một phương pháp Huyền thuật rất giỏi. Với tư cách là tôn giáo cổ nhất Ấn Độ với Thánh điển còn lưu lại, Ấn giáo Phê-đà (Vệ Đà tôn giáo) giữ một vai trò đặc biệt trong tôn giáo của Ấn Độ. Đó chính là gốc gác thày Tổ của ông thày Chàm. Khi về đến thôn Đô Vĩnh bái kiến thày Tổ, Thầy Chàm Tây Ninh ở lại gần một năm để bổ xung thêm pháp thuật. Hàng ngày, thày Chàm cùng bạn Đạo lên tháp PO Klaong Garai cầu đảo Thần linh. Các vị thần Phê-đà như Mật-đa-la (密 多 罗, sa Người cộng tác)., Phát-lâu-na (zh. 伐 楼 那, sa Varuna)., Nhân-đà-la (zh. 因陀罗, sa. Indra) và các Mã Đồng (zh. 马 童, sa aśvin). là những đang tối cao về họ của tâm linh. Người thực hiện cầu đảo Thần linh bằng một bài tán tụng. Đàn tế lễ được lập một cách nghiêm trang với ba loại lửa, việc tế lễ được thực hiện bởi nhiều Tế sư khác nhau cùng với các bài kệ tụng (sa. RC), ca Vinh (sa. saman), câu tế đảo ( sa. yajus), và các chân ngôn (sa. mantra). Vật tế lễ là Tô-ma (zh. 苏摩, lúc soma)., Thú vật, bơ lỏng, ngũ cốc và thực phẩm đã được nấu chín. Tổ tiên (sa. pitṛ) cũng được cúng tế. Trong những đêm lạnh giá của Ninh Thuận, thay Chàm vẫn khoác bộ quần áo dân tộc của mình chạy nhảy băng băng qua các sườn núi đá để luyện pháp thuật dùng cho công việc mai này trả hận . Sau khi được thày Tổ truyền cho đủ ngón nghề tuyệt mật, thay Chàm lại từ biệt thày Tổ mình, khoác tay nải nhằm hướng Tây Ninh thẳng tiến.
Về tới đất Tây Ninh, ông thày Chàm quyết định lấy khu vực Ngã Ba Sọ - Thuộc huyện Châu thành làm đại bản doanh để định đoạt công việc tiếp theo của mình. Sở dĩ ông chọn khu vực này bởi vì đây là một khu vực còn khá nhiều rừng già. Ngày xưa đây cũng chính là khu vực căn cứ Đồng Dù của Mỹ đóng quân, có những con đường mòn đi sang Miên rất gần và thuận tiện. Mặt khác khu vực này giờ đây người ta lấy làm trường bắn những kẻ phạm tội tử hình và chôn tại một nghĩa địa bên cạnh trường bắn. Chỉ nghe cái tên Ngã ba Sọ không thôi cũng khiển nhiều kẻ rợ tóc gáy, không dám đi qua khu vực này ngay cả ban ngày. Toàn khu vực chỉ có leo tèo vài chiếc chòi canh rẫy của những người trồng mỳ và một vài lò đốt than cày của Tiều phu. Chiều đến, mới chỉ khoảng 3-4 giờ là khu vực này đã chìm vào trong hoang vắng, lạnh lùng. Ở đây, người ta chỉ còn thấy cây cối xanh um, gió đưa xào xạc và oan hồn, tử khí của những kẻ bị bắn làm chủ không gian. Ông thày Chàm lầm lũi một mình chặt cây tự làm chiếc chơi nhỏ trong đám rẫy mì, ngay bên cạnh một con suối nhỏ. Từ đây đi tắt sang nhà ông thày Bảy cũng không quá xa, nên lâu lâu, ông thày Bảy cùng đám học trò cũng qua phụ việc nhà dựng cho ông thày Chàm, hay ông thày Chàm lúc rảnh cũng qua thày Bảy uống trà , trao đổi dăm ba câu chuyện. Ngày tháng qua lại, khu vực nhà của ông thày Chàm đã dần dần có dáng dấp của một căn nhà thực thụ. Ngoài đám mì và đám rẫy trồng lúa để lấy lương thực, một khoảng đất lớn đến gần nửa công đất sau nhà kéo tới bờ suối được ông thày Chàm trồng cơ man nào là các loại Ngãi. Thôi thì đủ loại từ những loại Ngãi hiền để ăn nói, cầu tài, đổi nợ như Nàng Thăm, Nàng Mơn, Nàng Mới, Nàng Hách ... (Những thứ này thày dùng để giúp người ta làm ăn, lấy tiền độ nhật ngày qua ngày), ngoài ra còn vô số các loại ngai độc khác Mai Lai Ngãi, Ô Rạch mặt, Bo GEC, Bạch Đại Ngãi, Huyết Nhân Ngãi ... nghe nói thày đã dùng pháp thuật trục từ Cao Miên và Xiêm La về. Những buổi tối chang vạng, thay Chàm thắp hương đỏ ối cả bờ suối để luyện Ngãi, từng hàng chú trục Ngãi vang vọng trong không gian vắng nghe thật là ghê rợn. Ngoài vườn Ngãi khổng lồ đó, trong một góc buồng, ông thay Chàm còn lập một bàn thờ Tổ, trên bày la liệt những lá Sắc của nhiều môn phái khác nhau. Tầng dưới cùng là một hàng hũ sành bịt khăn đỏ kín mít, chứa bên trong có những gì thì có lẽ chỉ mình ông thay Chàm mới biết mà thôi . Hàng đêm, Ông thày Chàm luôn nai nịt gọn gàng, đem theo một chiếc túi vải nhỏ lầm lũi đi về phía nghĩa địa bên cạnh trường bắn ở Ngã ba Sọ. (Đoạn này tôi được thày Bảy kể lại). Trong những khoảng khắc giao thời giữa đêm và ngày của giờ Tý, ông Thầy Chàm lần lượt thắp nhang trên những nấm mộ của những người tử tù và lầm rầm đọc chú. Thông thường, những người tử tù này vì chưa muốn chết nên ước vọng cuộc sống rất lớn của họ. Khi chết đi, họ vẫn không hề nghĩ là mình đã chết, nên chứng nào tật đó vẫn ra sức tác yêu tác quái. Nếu có những Linh hồn nào đã biết mình chết rồi thì họ luôn oán thán đủ thứ và thèm khát được trả hận. Chính vì vậy, khi ông thày Chàm sử dụng một pháp môn tối cổ của dân tộc mình điều khiển họ thì các Vong hồn đó trở thành một thứ vũ khí giết người từ xa thật là ghê rợn. Tuy nhiên, để có thể điều khiển được những Âm binh khát máu đó, ông thày đổi hỏi phải có một sự quyết tâm ghê gớm và một pháp pháp thật cao cường. Sơ xẩy chỉ một chút thôi là ông Thầy chính là vật đầu tiên hy sinh cho các Vong hồn đó trả hận. Trong vòng 100 ngày, ông thấy không được tắm rửa, để cái hơi của mình cho các Vong Linh đó quen dần với mình. Ngoài ra, tuyệt đối ông Thày không được gần đàn bà và không được để bất cứ một người đàn bà nào đang bẩn mình héo lánh đến khi vực Đàn pháp cả. Cứ liên tục hàng đêm, đúng giờ Tý, khu vực nghĩa trang tử tù lại đỏ ối các đám nhang thắp theo những hình thù kỳ quái. Mùi trầm hương loại tốt thơm nực, bay xa tới tận ngoài đường lộ đá đỏ. Thời gian chầm chậm trôi qua và ngày thành công đã gần kề. Tới ngày cuối cùng, ông thày Chàm đích thân mang mâm xôi gà sang nhà ông bà Bảy để cúng của Tổ thày Bảy, xin Tổ cho ông bà Bảy sang trợ giúp khi Pháp Đàn viên mãn Đêm hôm đó, một Đàn Tràng lớn nhất từ xưa đến nay được lập tại nghĩa địa những người tử tù. Trầm, hương, đèn, nến, trầu, cau, rượu, thuốc, bông, trái cây, gạo, muối, trứng vịt, tôm khô, thịt heo luộc, cháo trắng, giấy tiền vàng bạc ... được bày kín cả một cái bàn lớn cao ngang bụng. Hai bên Đàn Tràng, hai cây Thất tinh kiếm dựng đứng lòa sáng. Cạnh hai cây kiếm là hai bó tre được ngâm tẩm nhựa cháy đúng đúng soi sáng rực rỡ cả một khu nghĩa địa vốn âm u lạnh lẽo. Vòng xung quanh Đàn tràng, theo phương vị của Tiên thiên và Hậu thiên Bát Quái, người ta dựng những cây cột tre, trên có treo rất nhiều đạo Bùa kỳ bí viết bằng châu sa trên những tấm lụa vàng. Trên đỉnh mỗi cây cột tre là một dải lụa chiêu hồn bay phấp phới.
Đúng 12 giờ đêm, một hồi 3 tiếng cồng vang vọng, trầm hùng khắp không gian. Ông bà Bảy, ông thày Chàm ngồi thành một tam giác xung quanh Đàn pháp, mỗi người tùy theo bản lãnh của mình mà tác pháp. Tuy 3 người thuộc ba pháp môn rất khác nhau, nhưng mọi người đều là những cao thủ trong Huyền môn, do vậy mà sự phối hợp của họ chính xác như những bánh xe trong chiếc đồng hồ. Trên chiếc bàn, trầm hương thơm ngào ngạt, xua đi cái lạnh về đêm và cái âm u huyền bí của vùng nghĩa địa. Hàng đuốc thắp sáng bập bùng, soi tỏ khuôn mặt của từng người. Ông Bảy ngồi lặng lẽ, chắp tay theo ấn Liên Hoa, bà Bảy lại ngồi theo kiểu bán già, hai ngón cái và ngón út của hai bàn tay chạm vào nhau, xòe ngửa lên trên theo Kim cang bộ ấn. Ông thày Chàm, hay tay cầm chặt 2 cây đoàn kiếm cổ, hướng thẳng lên không trung. Một hồi cồng nữa lại vang lên, ba người cùng đồng loạt phát công vào khoảng không phía trên Đàn Tràng. Một tiếng bục, trầm đục vang lên, một quả cầu năng lượng vàng xanh, trắng đỏ quan lấy nhau , các màu đan xen vào nhau, quấn quit nhau và cuối cùng hòa vào nhau thành một quả cầu ngũ sắc, xoay chuyển ngày càng nhanh ở trên Đàn Tràng. Bên này bà Bảy đang niệm: "Xưa xua ơ Nhâm - Lắc hay hay - Ru han cốc - Xu lây thu - Xu lu pic - Lu lu nữa ..... A LA HÀNG RU TAI PA MAC - LAI DU CÔ RU CỐC BI XÔ - XA XU XI MAC ĐẶC LU TÔN - NHAC MAY - PÀ TÀ XÀ ĐỨC - XÀ ĐƠM - MÔ PHẮC ... "Bên kia ông Bảy dùng chú Mật tông:" Ngọc bảng tùng thư trấn Cửu thiên - Tam đồ xả thính giải oan khiêm - Viên âm phổ biến thập phương giới - Bồ Tát Long Thần thị chứng minh - NAM MÔ - XU XÍT ĐI Ô MOM - RI TA RI - MAN ĐA - MAN ĐA - XÓA HA " . Ông thày Chàm giơ cao. hai thanh kiếm lên không trung miệng niệm: "BAC MAY - BAC MU - XA PHAC - XU LAI - HUM MAY TU LAY - TU LUC CA - XU XU - LÔ PA - MA NÔ - XO RU - XO RAM - KHO LAC - TU HA -- TU HAY HAY .... Án Lôi cấp giáng - Long Hổ chi oai - Nhật Nguyệt minh chiếu - Ngộ chơn mạng - Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ ....." Cả một vùng không gian như cô đọng lại, không khí ngột ngạt như chuẩn bị vào tâm bão . Bỗng trong không trung một luồng gió tanh hôi, lạnh leo ào tràn đến vây kín Đàn Tràng và quả cầu ngũ sắc đang xoay. Gần như cùng một lúc cả ba người phóng chưởng vào quả cầu và hô: Mau. Ngay lập tức, quả cầu ánh sáng ngũ sắc quay theo chiều ngược lại càng ngày càng nhanh . Những ánh sáng xanh, tím từ quả cầu phát ra đan thành một cái lưới vây kín khu vực Đàn Tràng. Hàng chục bóng trắng mờ ảo rồi rõ dần, rõ dần hiện ra trong khói nhang, trầm và ánh lửa bập bùng. Thầy Chàm lập tức ra lệnh: "Nhất chuyển Càn Khôn Thiên Địa hội - Nhị chuyển thất thập nhị huyền công - Tam chuyển Phật tổ Lỗ bang y tốc giáng ...." Những bóng ma kia lập tức hiện rõ dần và xà xuống , nằm phủ phục dưới chân Đàn Tràng như chờ lệnh. Chỉ chờ có vậy, thày Chàm ngưng tụ chân khí và thổi vào họ một làn hơi trắng. Làn hơi này quy tụ đủ 108 thứ ngải mà thày đã luyện trong suốt 100 ngày qua. Thiên Linh tử tù cộng thêm thiên Linh Ngãi quen hòa vào nhau, tăng sức cho nhau trở thành một thứ vũ khí khủng khiếp nhất mà con người ta có thể luyện được. Bà Bảy dùng nhang lên khoán hình bóng của các Vong tử tù một hàng Sắc lệnh. Hàng Sắc lệnh này sẽ chính là một cái dây cương, khiển cho các Thiên linh phải ngoan ngoan nghe lời người điều khiển. Từ nay, ông thày Chàm đã là tổng chỉ huy một đội quân Thiên Linh tử tù hòa quyện Thiên Linh Ngãi tuyệt đối trung thành. Ba trăm năm nay, lần đầu tiên, pháp môn cổ quái này đã được ông thày Chàm luyện thành công.
(Xem tiếp bài 5 - dienbatn).
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét