DU KHẢO CÙNG THẾ GIỚI HUYỀN MÔN MIỀN TÂY. BÀI 1.
Sau tết đương lịch 2010, dienbatn quyết định cùng một số Huynh đệ tỷ muội trong giới Huyền môn làm một cuộc du khảo để khảo sát thực trạng về Bùa - Ngải của miền Tây - Việt Nam. Chuyến du khảo này cũng bắt đầu một cách hết sức hữu duyên. Ngày trước , cũng do hữu duyên , dienbatn quen biết với một tỷ và qua tỷ đó biết một Thày tu luyện trên núi Cô Tô. Cũng nhờ trùng trùng duyên khởi , dienbatn cùng một số anh chị em đã vượt qua những đỉnh dốc khúc khuỷu, trơn trượt của Cô Tô , lên chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những vồ trên núi , thấy được những cây vạn tuế hàng mấy trăm năn tuổi trên đỉnh núi Cô Tô. Trên hai vồ Thượng và trung , hàng năm có rất nhiều người trong giới Huyền môn về đây ngồi nhận điển . Tại khu vực này , điển rất mạnh , mà theo đánh giá của nhiều người trong Huyền môn , ngồi tịnh ở đây một đêm bằng nhiều tháng ở nhà. Chương trình dự định sẽ khảo sát vùng Chà Châu Giang , khảo sát các loại Ngải tại vùng thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nơi này theo Phayant đã viết có các loại ngải đen là : Xà mo - Tà náp - Cau na xăt. Vùng này cũng là trung tâm của Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và có Chùa Phi Lai nằm đối diện chùa Tam Bửu, tổ đình của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, cách núi Tượng khoảng 200m về hướng Đông ( dienbatn đã có bài viết về ngôi chùa này ). Ngoài ra chương trình còn nghé thăm một số Huynh đệ trong giới Huyền môn miền Tây và ghé thăm lại núi Cô Tô nơi sư Thày cùng đoàn tu luyện.
1/ Khảo sát Bùa Ngải của người Chà Châu Giang .
" Ngó lên Châu Đốc.
Ngó xuống Vàm Nao
Sóng bổ lao xao
Em thương anh mà ruột thắt gan bào
Biết anh có thương lại
Biết anh có thương lại
Chút nào hay không !
Châu Giang là một xã đối diện với châu thành huyện Châu Phú, nằm bên kia bờ sông Hậu thuộc tỉnh An Giang, có đông đảo người Chăm sinh sống. Châu Giang là tên gọi Hán-Việt do người Kinh dùng để chỉ một cù lao giữa dòng Cửu L ong do phù sa bồi đắp. Châu Giang gợi lên vẻ đẹp sông nước thơ mộng, êm đềm đồng thời cũng là trung tâm giao thương của nghề trồng dâu, ươm tơ, dệt lụa vốn là nghề truyền thống của người Chăm trong tương quan trao đổi hàng hoá với người Việt, Hoa, Khme và các cư dân thuộc quần đảo Mã Lai. Ngoài Châu Giang, các làng Chăm khác vẫn in đậm dấu vết pha trộn ngôn ngữ của cư dân có nền văn hoá đa sắc tộc : Đa Phước (Koh Kabõa), Katambong, Phum Soài, La Ma, Đồng Cô Ki, Tam Hội.
Ngược dòng lịch sử về những thiên niên kỷ trước, những triều đại Chăm pa suy vong trên đường Nam tiến đã dừng lại ở Tây Ninh, Châu Đốc và sang tận vương quốc Campuchia : Vua Pô Chơn là vị vua cuối cùng của vương quốc Chămpa theo Hồi giáo khi sang lánh nạn ở Campuchia đã lôi cuốn đa số người Chăm theo Hồi giáo rời quê hương. Và chính họ đã dừng chân lập cư bên bờ Châu thổ !
CHĂM hay CHÀM ?
Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ
Quay về thăm non nước giống dân Hời...
Cứ mỗi lần đến thăm những cổ tháp, đền đài Chăm hiu quạnh, tôi lại nhớ đến nhà thơ Chế Lan Viên. Ông yêu mến nền văn hóa Chămpa, mỗi chữ trong mỗi bài thơ của ông dường như được đúc bằng những viên gạch Chàm kỳ bí. ấy vậy mà trong một khúc ca bi tráng, ông đã dùng chữ Hời để chỉ dân tộc Chămpa ! Chữ Hời ở miền Trung phát nguyên từ chữ hời dùng để gọi nhau giữa người Chăm, nhưng với chính người Chăm thì chữ Hời biểu lộ một dụng ý khinh miệt. Cư dân Chămpa tự gọi mình là Chăm chứ không phải Chàm, vốn là một từ tiếng Việt. Tại Ninh Thuận, Bình Thuận, người ta còn gọi là Chăm Chuh và Chăm Bani để phân biệt người Chăm theo Bà-la-môn và người Chăm theo Hồi giáo - một tôn giáo chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ thứ X ở Chămpa. Theo tác giả Dohamide, cách gọi này cũng giống như người Việt phân biệt lương và giáo - chỉ những cư dân theo đạo Cơ Đốc.
Một điều cũng cần phải biết là người Chăm Châu Đốc không bao giờ thích người khác gọi mình là Chà hay Chàvà (Java). Chà là xuất xứ từ chữ Ja kèm theo tên để gọi nhau thân mật trong giới trẻ đồng trang lứa tương tự như "thằng" trong tiếng Việt. Ví dụ như Hô Sanh, Su Lây Man thì trong câu chuyện thay vì gọi nguyên tên thì những âm đầu bị bỏ mất đi, chỉ giữ âm chót và ghép với Ja: Ja Sanh, Ja Man. Chà ở đây hoàn toàn không phải là cách gọi tắt của Chà và như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Trẻ em Việt chơi với trẻ em Chăm phát âm trại Ja thành Chà. Cũng như người miền Trung đọc trại khách trú (người Hoa) thành các chú. Chà và là tiếng có nguồn gốc từ Java để chỉ những thương nhân người ấn hoặc người Hồi quốc ở Sài Gòn hoặc một số tỉnh lỵ Nam Bộ khác, còn riêng tại Châu Đốc thì có một bộ phận cư dân được gọi là Java ku - cư dân Mã Lai nói tiếng Khme. " ( http://www.nguoicham.com )
Thày Kim Cang Trí đã viết về vùng này như sau : "Về phần thư , thuốc đa số người Miên (khơ-me krom) và Chà châu giang ở miền tây và miệt 7 núi đều tinh thâm , ở miệt Thất sơn từ núi Bà (núi Sam) qua ông Cấm , ông Tô , núi Tượng , núi Dài v.v......Tri tôn , Xà tón và xuống cả miền Hà tiên , Lục sơn qua Miên đều có sử dụng.
Bùa phép của người Khơ-me dùng tiếng Nam phạn (pali) bắt nguồn từ miền Nam Ấn độ , do ảnh hưởng du nhập của Phật giáo nguyên thủy giống như các nước lân bang : Lào , Thái , Tích lan v.v...và cộng thêm tín ngưỡng balamôn giáo thời các vương quốc Phù nam , Chămpa nên huyền thuật của họ rất đa dạng , kỳ bí và lắm tông nhiều phái được người Miên gọi chung nôm na là BÀLÂY (pali) ".
Thông thường , những người lạ có ý muốn tìm hiểu chuyện Bùa Ngải , thư ếm ở vùng này rất nguy hiểm , bởi ở đây hầu hết mọi người từ nhỏ đến lớn đều biết làm Bùa ngải , thư ếm.
Cũng may trong chuyến đi lần này , trong đoàn có mấy tỷ có những người thân đáng tin cậy và có chức sắc trong vùng nên dienbatn cũng yên tâm được phần nào.
Khởi hành từ TP.HỒ CHÍ MINH lúc 5g, sau 4 tiếng chạy xe , chúng tôi đã qua phà Vàm cống và có mặt tại Thành phố Long Xuyên.Nơi đây là nhà của gia đình tỷ trong đoàn. Chị T đã điện về nhà trước , nói con bê từ trên gác xuống tặng dienbatn một chậu Ngải Tổ.
Trên phà Vàm Cống.
Chậu Ngải Tổ dienbatn được tặng .
Loại Ngải Tổ này theo Phayant viết như sau : "Cây ngãi tổ .
Các bạn đọc xem hình của cây nầy,tôi chụp tại vườn ngãi ,vì mùa nóng nên cây được trồng xen với các loại khác cho mát ,hình cây ở giữa trung tâm hình ,lá dài như lá cây trinh nữ hoàng cung ,có 2 hình là chụp hoa của nó ,hoa lớn cở đầu ngón chân cái ,có màu 3 màu vàng trắng đỏ xen vào nhau ,rất hiếm ra ,khi ra thì đôi ba ngày mới tàn ,hoa nầy được người tin tưởng dị đoan phơi khô để vào bóp đựng tiền lấy hên khi giao dịch.
Còn gọi là cây ngãi quấn hay ngãi Thái ,sở dĩ có tên gọi như vậy là mô tả theo hình dáng của cây và xuất xứ của nó .
Năm 2006 cây ngãi nầy được tìm thấy tại Thái Lan ,có sự chú ý về mặt dược tính của nó trong vấn đề y học ,về bó liền xương ,tạo dựng lại mô cơ và gân sớm cho người bị nạn .Cây ngãi nầy được mang về Việt Nam và trồng tại Cần Thơ trong 1 vườn thuốc nam ,tuy nhiên có lẽ vì lí do phong thổ không phù hợp nên cây phát triển yếu ,và dược tính cũng giảm đi khá nhiều .
Để tìm cách khôi phục dược tính của nó ,các vị thầy thuốc đã đem nó lên miền Thất Sơn An Giang ,nơi đây nổi tiếng là ở ngọn núi Cấm (Thiên Cẩm sơn) từ xưa nay tương tụ vô số ,có thể nói là hàng trăm loại nam dược kì bí lừng danh …với hy vọng phát triển mạnh hơn về loại cây quí hiếm nầy .
Có lẽ vì do thổ cư phù hợp nên cây ngãi quấn phát triển khá tốt , đem áp dụng sau khi trồng trên 1 năm với phần củ ,thì thấy ứng dụng khá tốt trong việc bó lành gân xương phục hồi mau chóng.
Năm 2008 ,tại vườn thuốc trên núi Cấm có trồng độ 30 cây đem từ Thái Lan về , được chia 2 tốp ,1 trồng trong chậu ,2 trồng thẳng xuống đất lên liếp vồng,kết quả là cây trồng thẳng xuống đất mau ra cây con và phát triển mạnh hơn ,nhưng tánh linh ít hơn cây trồng trong chậu sành.
Tuy nhiên có phát triển nhưng số lượng ít và chậm nên cây được bán với giá khá cao .
Tại điểm gốc nầy ,cây được bán với giá (thời điểm 2008) là 2triệu năm trăm ngàn cho 1 cây ….Đương nhiên không bán đại trà ,chỉ bán cho người biết nghề thuốc hay nghề huyền bí ,theo lời vị chủ vườn thì giá như vậy đã là rẻ…Vì cớ đem từ Thái Lan về rất khó khăn ….Không tin, ai cứ đi Thái mua bất kì cây kiểng về đây xem sao , đem được lên phi cơ là cả 1 vấn đề khó khăn khúc mắc !...Còn lí do nữa là cây tại bên ấy bán cũng không rẻ …đem về đây lại khó trồng cho tốt để sanh cây non …khó phát triển đại trà .
Cho nên vị thầy thuốc tại đó nói bán như vậy là củng làm phước rồi ….Vì khi 1 củ ngãi ấy bó liền xương cho người bị nạn ,công thầy và công thuốc có thể lên đến hàng chục triệu hay 12 triệu là chí ít(hiện nay chỗ nầy không còn bán nữa ,vì đa số cây ở đây đã được các thầy thuốc mua và gởi trồng tại đây ,chỉ còn tại nơi các thầy khác từng thỉnh về trồng cho sanh thêm con.Nhưng điều nầy rất khó ,vì có khi trồng đôi ba năm mà cây vẫn không nhảy con …Vì vậy các thầy bán với giá khá cao như 7-8 triệu là chuyện thường ,thậm chí còn hơn …nhưng có nghĩa gì với 1 doanh nhân khi 1 tháng không kiếm ra 10 triệu hay 100 triệu? Cho nên đó vẫn là cái giá hời cho những ai biết coi trọng giá trị của cây ngãi giúp cho mình) .
Nếu biết cách dùng ,cây nầy bó gãy xương nhanh và mạnh hơn ngãi nàng Rế ,hay ngãi Hổ trên núi Cấm ….Đặt biệt không để lại dị dạng cho tại chỗ bị thương .
Thực tế ít thầy thuốc Việt Nam biết về công năng của cây ngãi quấn nầy ,vì lẽ nó mới du nhập vào Việt Nam vài năm nay và không hề có tên hay ảnh trong danh mục sách thuốc nam từ trước đến nay .
Nói về hình dạng thì cây giống như 1 phiên bản của cây đại tướng quân thu nhỏ lại ,cây thuộc loại thân mềm ,lá bẹ ,cây già lá lớn dài non 1 mét ,cao độ 7 tấc ,trồng mấy năm khó thấy ra hoa ,chắc là loại hiếm ra hoa như cây phát tài ở Việt Nam .
Đặc điểm có một không hai , để nhận dạng nó là ,các lá của cây quấn xoay xoắn vào nhau khi bắt đầu mọc ra từ thân cây ,có khi 2 hay 3 lá cùng xoắn vào nhau như ta se chỉ vậy ….Nhưng khi lá bắt đầu phát triển thì tự động các các tự dần dần xoay ngược chiều xoắn lúc ban đầu để tự tách riêng biệt ra(cây ngãi xanh củng có lá mọc kiểu nầy ,nhưng là loại họ ngãi hổ,có công dụng khác ,thân cây như loại nga truật)
Đúng ra thì cây trông có vẻ vừa giống như cây đại tướng quân lại vừa có lá tựa hồ giống cây trinh nữ hoàng cung ….Lại nghe có thầy nói cây quí ở chỗ trị vô sinh cho đàn ông "
dienbatn xin bổ xung thêm những điều sau : ngoài những giá trị về Huyền môn thì còn là một vị thuốc rất công hiệu trong việc chữa trị những khối u, ung nhọt , nhất là những khối u bên trong cớ thể. Đã có một số trường hợp ung thư đại tràng hay có khối u trong ruột đã được chữa khỏi nhờ cây Ngải Tổ này. Cách dùng đơn giản nhất là hàng ngày ta lấy chừng 5 cm lá tươi , nhai nuốt hoặc những lá già đem thái nhỏ ra phơi khô uống thay cho trà. Đặc điểm khi mới uống hay ăn lá Ngải Tổ thường có cảm giác nhợn trong họng, lúc đó ta cố nuốt vào và một chút sau cảm giác đó sẽ mất đi.
TẠI BẾN PHÀ CHÂU GIANG
Qua phà Châu Giang
Một ngôi nhà đặc trưng của người Chăm - Châu Giang.
dienbatn tại UBND Xã Châu Giang.
dienbatn cùng chị SARÓ , chủ tịch hội phụ nữ xã Châu Giang - là người hướng dẫn đoàn du khảo văn hoá Chăm tại Châu Giang.
dienbatn cùng anh Chánh văn phòng xã Châu Giang
Thăm Thánh đường Islam MASJID AL. NÌA MAH - CHÂU PHONG.
Koh Taboong là một trong 7 làng Chăm Châu đốc. Ngoài Koh Taboong là làng chôn nhao cắt rún của chúng tôi, còn có 6 làng người Chăm khác là Mat chruk, Koh Kaboak, Plây Kênh, Plao Ba, Koh Ghoi, Koh Kaghia, Sabâu, với địa danh Việt tương ứng là Châu Giang, Đa Phước, Châu Phong, La Ma hoặc Vỉnh Trường, Bún lớn hoặc Bún Bình Thiên, Đồng Cô Ky…..., địa thế không liền nhau, nhưng cùng nằm dọc theo hai bên bờ sông Cửu Long trải dài đến giáp giới với Kampuchea.
Phần lớn các địa danh tiếng Chăm kể trên khởi đầu bằng từ “Koh” có nghĩa là cù lao, cho thấy phần lớn các làng Chăm Châu Đốc đều nằm trên các cù lao trên ven sông Cửu Long:
-Gọi là Koh Kaghia vì cù lao này được đánh dấu bằng hàng cây sao, một giống cây, gỗ rất chắc mà người Chăm dùng làm cột nhà sàn hoăc đóng ghe xuồng.
-Về Koh Goi, có vài lối diễn dịch khác nhau tại địa phương, cần được nghiên cứu xác định sau này.
- Sở dĩ gọi là Koh Kaboăk vì xóm này chuyên dệt và mua bán tơ lụa, hầu hết dân cư đều từ Plây Kênh ở bên bờ đối diện chuyển qua, do nạn bên lỡ bên bồi của dòng sông Cửu Long.
Về địa danh Plây Kênh, dịch nghĩa là “xứ con kênh”, do nhà cửa làng này nằm dọc hai bên bờ một con kênh đào dẫn nước từ bờ Hậu giang trổ ra phía Tân Châu. Trong dân gian, người ta thường gọi là Gah Kênh thay vì Plây Kênh; Gah là “bên”. Cùng thuộc Gah kênh này, có một ấp nằm ngoài bờ sông cái gọi là Puk Pa-ok; Pa-ok tiếng Chăm là cây xoài, nên trong tiếng Việt gọi là “Hàng xoài”. Và cũng từ tiêu chuẩn để nhận diện bằng hàng cây xoài này, mà tên làng Plây kênh thời Pháp thuộc mới được ghi trên giấy tờ hành chánh là Phum Soài (“soài” viết s). Phum là từ ngữ khmer có nghĩa là làng, cho thấy xuất xứ Khmer của làng này. Địa danh Phum soài, về sau, đã dược đổi thành tên Việt là Châu Phong. Trong số các tên làng kể trên, có lẫn lộn Mat Chruk là chữ Khmer chớ không phải chữ Chăm, có nghĩa là “mõm con heo”, do địa thế của làng này nằm ở một bên bờ sông Cữu long đổ từ Nam Vang xuống, tẽ ra làm hai nhánh, khiến một bên bờ trông tợ như mõm con heo vậy. Mặc dầu người Chăm không ăn thịt heo, trong dân gian vẫn dùng tên gọi này. Sự lẫn lộn từ ngữ khmer vào tên gọi làng Chăm càng gợi thêm cho tôi sự tò mò tìm hiểu, để biết rằng đất Mat Chruk cũng như các làng Chăm khác tại đây ngày xưa là vùng đất Thủy Chân Lạp và từ “Mat Chruk” là địa danh đã sẵn có từ trước khi người Chăm đến định cư. Vì làng Châu giang nằm bên kia bờ Hậu giang đối diện với Châu Phú, tỉnh lỵ Châu Đốc, nên trong dân gian, người Việt còn gọi chung người Chăm Châu đốc là “Chà Châu giang”. Ai cũng rõ, cách gọi này không đúng, vì Châu Giang chỉ là tên một làng bao gồm xóm dưới có Masjid Al Azhar gắn liền với uy danh của cố Hakim Umar Aly.
Vị này là người Chăm đầu tiên đã học đạo nhiều năm tại Thánh địa Mecca, A Rạp Sau-Đi, về nước, đã có công đào tạo nhiều thế hệ các Tuôn tức các giáo viên dạy giáo lý Islam tại các thôn ấp Chăm. Hakim al-Haji Umar Aly là vị Mufty đầu tiên đứng đầu cộng đồng Chăm Islam tại Việt Nam. Tương truyền, Masjid al-Azhar được cất ban đầu hình thức thô sơ có mái lợp như một ngôi đình làng Việt Nam, dưới thời trấn nhậm của Thoại ngọc Hầu, do người Chăm đã góp công đảm trách hữu hiệu về mặt an ninh, yểm trợ công trình đào con Kênh Vĩnh Tế khai thông đường nước từ Châu Đốc thoát ra vùng bờ biển Hà Tiên. Cho đến khoảng năm 1860, ngôi masjid này được dỡ và dời từ chỗ gần sát đường vào bên trong cách đó 30 thước, ở vị trí hiện nay. Dưới thời Hakim al-Haji Abdorrohman, vào khoảng năm 1880, masjid mới chánh thức lấy tên al-Azhar và xây một đài tháp cao bên cạnh theo mô hình đài tháp của các masjid vùng Trung Đông. Đến năm 1959, dưới thời Hakim al-Haji Umar Aly, masjid al-Azhar lại được tái thiết với kiểu dáng hiện đại cho đến nay. Sau khi Haji Umar Aly qua đời vào năm 1981, Hakim al-Haji Ismael Fickry thuộc Jam’ah Plây kênh (Châu Phong) đã được cử lên kế nhiệm, và cũng đã qua đời vào năm 2000; cho đến nay, khi chúng tôi hoàn tất tập sách này, cộng đồng Chăm Islam Việt Nam không có Mufty. Làng Châu Giang còn có một Jam’ah khác thường được gọi là “xóm trên” ngăn cách với “xóm dưới” al-Azhar bằng một xóm người Việt. Jam’ah xóm trên này mang tên Mubarak với một masjid cùng mang tên Mubarak, bao gồm phần lớn là người Java Ku một thời gắn bó với cội nguồn Mã lai và gắn liền với tên tuổi của cố Hakim al-Haji Idriss, cũng như Hakim al-Haji Umar Aly, là một vị có tiếng uyên thâm giáo lý Islam, nguyên đã trải qua nhiều năm học đạo tại Malaysia (cũng đã qua đời năm 2002). Khi nói đến Jam’ah Mubarak, người ta liên tưởng ngay đến một giáo đường nằm ngay bến phà từ bên kia bờ thị xã Châu Phú.
Hai Jam’ah tức tập thể có cơ cấu lãnh đạo Islam, al-Azhar và Mubarak cùng nằm bên bờ Hậu giang, nối liền nhau bằng một con lộ, ngăn cách nhau bằng xóm Hòa Lạc của người Việt, khoảng cách chỉ khoảng một cây số ngàn tức không xa nhau mấy, nên trên nguyên tắc, chỉ có thể lập thành một Jam’ah có chung một giáo đường mà thôi. Việc lập thành hai Jam’ah với hai giáo đường đã đưa đến hệ quả, không biết lễ nguyện tập thể ngày thứ sáu ở giáo đường nào sẽ có giá trị xét về mặt giáo lý Islam. Người xưa đã giải quyết sự việc bằng cách cho đào một con kênh lịch sử trong dân gian gọi là kênh Sa-lat ngăn đôi hai jam’ah, đồng thời sử dụng cho hệ thống thoát nước vào mùa nước nỗi. Tên Sa-lat là do chữ đọc trại ra của chữ Salamat có nghĩa là an vui, tươi đẹp.
(Trích từ "Bangsa Champa: Tìm về với cội nguồn cách xa"- Dohamide và Dorohiêm )
MỘT SỐ PHONG TỤC CỦA NGƯỜI CHĂM - CHÂU GIANG.
( video clip do dienbatn thực hiện )
Tại nhà của một Pháp sư người Chăm - Châu Giang . Các bạn chú ý vành khăn trên đầu biểu thị là người này đã hành hương về Mecca hay Makkah ( Makkah al-Mukarramah ) - Thánh Địa Đạo Hồi.
MỘ CÔ NĂM CHÂU ĐỐC.
Những người hành hương về Thất Sơn - Châu đốc , những lái xe đường dài qua vùng này , không ai là không biết đến sự hiển linh của " Cô Năm Châu Đốc ". Sự hiển linh của Cô mạnh đến mức nhiều người mỗi lần ghé Miếu Bà Chúa Xứ , không bao giờ quên ghé mộ cô Năm Châu Đốc để thắp nhang cho cô. Vậy sự tích về " Cô Năm Châu Đốc " như thế nào ?
Tục truyền rằng : Ngày xưa , tại vùng Núi Sam - Châu Đốc có một cô gái con nhà nghèo thường đi bán chè trong vùng. Cô gái , thứ năm trong gia đình rất đẹp người đẹp nết được bà con trong vùng quý mến. Năm cô 18 tuổi , trong một lần đang đi bán chè cô bị Ngũ Hành bắt ( Ngày nay ta gọi là đột quy ) . Trong khi người nhà và chòm xóm làm lễ tang cho cô ở nhà thì người ta lại thấy cô ra chợ mua những đồ tang lễ về tẩm liệm cho mình . Sau này cô thường hiển linh vào ban ngày . Mộ của Cô Năm được táng gần Lăng của Thoại Ngọc Hầu . Sau này , Những người lái xe đò ở Châu Đốc thường thấy một cô gái rất đẹp xin quá giang xe. Nếu tài xế đứng đắn thì không có chuyện gì xẩy ra , nhưng nếu tài xế nào có tính dê , buông lời chọc ghẹo thì y như rằng ngày hôm đó bị đau bụng quằn quại , ói mửa chịu hông nổi . Qua những giá đồng , Cô Năm báo cho biết tài xế đó phải ra mộ cô tạ lỗi bằng con heo quay thì cô mới tha cho. Cũng qua những giá đồng , cô Năm cho biết cô đã được Mẹ Quán Thế Âm cho đi tu và từ đó cô thường hiển linh giúp những người khốn khó trong vùng . Khi cô mất , vì lúc đó gia đình khó khăn không có hình cô để thờ . Một bữa , cô hiển linh tại nhà một thợ chụp ảnh trong vùng và bảo người thợ chụp ảnh cho cô . Tấm ảnh cô đứng bên chiếc xe hơi , tay cầm điếu thuốc lá , hiện được nhiều gia đình ở Châu Đốc thờ tự. Cô cũng báo cho mọi người biết là nếu ai lễ cô vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm thì cô sẽ độ cho. Từ đó trong dân gian truyền tụng nhau , cúng tế Cô Năm Châu Đốc vì sự hiển linh của cô. Mộ của cô được che mái như trong nhà , bên cạnh còn có một số ngồi mộ khác của gia đình cô và đặc biệt có thêm mộ của Cậu Bé mà dienbatn đang tìm hiểu thêm. Những người đi lễ hội vía Bà Chúa Xứ hàng năm thường ghé mộ Cô Năm Châu Đốc thắp hương và bày tỏ nguyện vọng. Nhiều người đã được chứng nên họ may tạ cô những bộ quần áo rất đẹp để dâng lên tượng của cô. Ngày nay cả một tủ lớn quần áo người ta dâng tặng cô Năm Châu Đốc còn được trưng bày bên khu mộ.
( Xin xem tiếp bài 2 - dienbatn ).
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét