ĐỨC MẸ DIÊU TRÌ KIM MẪU - CẢM NHẬN TỪ MỘT HUYỀN THOẠI. BÀI 5.
PHẦN CUỐI : CẢM NHẬN TỪ MỘT HUYỀN THOẠI
PHÁT NGUYỆN :
Con không xin vào Niết bàn ,
Mà nguyện hướng về Địa ngục .
Cầu cho ngọn lửa ngục hóa Sen vàng .
Con không xin vào cõi Phật ,
Mà nguyện hướng về đao sơn ,
Cầu cho gươm giáo hóa Đạo tràng .
Con không vào Tịnh Quốc ,
Mà nguyện làm chiếc đò ngang ,
Ngày đêm chở hết nỗi trái oan ,
Tâm như Đại hải ,
Tâm như Kiều thuyền .
Con nguyện ở lại .
Cõi Ta Bà lửa ngút máu oan khiêm ...
Trải lòng thương xót khắp nẻo ưu phiền .
Địa ngục xuống lên ,
Luân hồi qua lại ,
Quán Kỳ âm thanh - Con nguyền tự tại .
Xem tiếng kêu mà phiền não độ qua .
Bao giờ Địa ngục còn ma ,
Muỗi mòng còn khổ - Ta Bà còn QUÁN ÂM .
Phật pháp có tới bốn vạn tám ngàn Pháp môn , tuỳ duyên chúng sinh mà biến hiện . Những gì mà dienbatn đã nghe, đã thấy tại gia đình anh Vương , dienbatn tin đó là sự thực. Đức Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu , là một vị Phật Mẫu theo tín ngưỡng dân gian của loài người , không có trong danh mục các vị Phật của Phật Giáo. Trên khắp thế giới này , tục thờ Phật Địa Mẫu đã có từ rất lâu trước khi đức Phật Thích ca ra đời. Miền Bắc Việt Nam từ ngàn xưa đã có phong tục thờ Địa mẫu như việc thờ cúng Tứ Phủ ( Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Địa phủ). Tại vùng Luy Lâu ( Bắc Ninh ) từ thời Tì ni đa lưu chi (580) cũng đã thấy xuất hiện thờ Phật mẫu Man Nương. Ngay từ thời các Thế Đại Vương triều Hùng Vương đã có sự tích báng chưng bánh dày dâng lên thờ cha mẹ ( Trời tròn - đất vuông ). Người Chăm cũng thờ Pô inư Naga ( Bà Chúa Xứ - Một biến hiện của Phật Địa Mẫu), tại núi Sam - Châu Đốc có Miếu Bà Chúa Xứ rất linh thiêng, hàng năm có hàng vạn người về lễ hội. Tại toà Thánh Tây Ninh, hằng năm, vào đêm rằm Trung Thu (15 tháng 8 âm lịch), tại Báo Ân Từ, Đền Thờ tạm Đức Phật Mẫu trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, Hội Thánh có tổ chức một buổi lễ long trọng gọi là Hội Yến Diêu Trì Cung, trong đó có buổi tiệc dâng Tam Bửu : Hoa Quả, Rượu, Trà lên Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương. Như vậy ta có thể thấy rằng : tín ngưỡng thờ Cha Trời - Mẹ Đất là một tín ngưỡng dân gian , có trước cả khi Phật gíáo ra đời. Phật lịch năm 2011 là 2555, như vậy không có nghĩa là 2555 năm trước không có Phật.
Việc hiểu và cảm nhận về đức Phật Địa Mẫu như thế nào là do phước báu của từng con người, tuỳ cơ địa của từng người mà nhận biết. Ngay cả Báo Giác Ngộ là tiếng nói của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cũng có bài giải thích sai lầm về Đức Mẹ Địa Mẫu : " Đọc xong Tuyển tập kinh - Kinh Địa Mẫu, tuy kinh được phát hành dưới dạng “lưu hành nội bộ” để ấn tống, không có tên người hoặc đơn vị chủ trương, không có tên nhà xuất bản nhưng chúng tôi vẫn xác định được rằng kinh này của ngoại đạo, không nằm trong danh mục kinh sách Phật giáo. Nội dung kinh tập trung giới thiệu sự tích, quyền năng và công hạnh của đức Diêu Trì Kim Mẫu (còn gọi Phật Mẫu Diêu Trì) cùng với những lời khuyến cáo tin tưởng, răn nhắc tu hành.
Theo Cao Đài Từ điển, soạn giả Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, Phật Mẫu là hóa thân đầu tiên của Đức Chí Tôn (Ngọc hoàng Thượng đế) chưởng quản khí Âm quang và toàn thể càn khôn vũ trụ. Hết thảy vạn linh, tất cả sự sự vật vật đều do Phật Mẫu tạo ra. Phật Mẫu được tôn xưng với nhiều danh hiệu khác nhau như: Phật Mẫu (mẹ thiêng liêng của vạn linh và chúng sanh), Diêu Trì Kim Mẫu (vì Phật Mẫu ngự tại cung Diêu Trì), Kim Bàn Phật Mẫu (vì chưởng quản Kim Bàn - nơi Phật Mẫu dùng chứa các nguyên chất để tạo Chơn thần cho con người nơi cõi thiêng liêng), Cửu Thiên Huyền Nữ (Phật Mẫu ngự tại từng thứ 9 trong Cửu trùng thiên), Mẹ thiêng liêng, Đại từ mẫu, Thiên hậu, Địa mẫu, Mẹ sanh.
Phật giáo luôn tôn trọng các tín ngưỡng và tôn giáo khác. Tuy nhiên, Tuyển tập kinh - Kinh Địa Mẫu sử dụng rất nhiều yếu tố Phật giáo, có thể khiến cho những người Phật tử sơ cơ nhầm lẫn đây là kinh Phật nên chúng tôi phải miễn cưỡng bàn luận. Trước hết, bìa kinh in hình Diêu Trì Kim Mẫu rất giống hình Bồ tát Quán Thế Âm, lại ghi Phật lịch 2552, khá giống với quy cách của kinh sách Phật giáo. Thứ đến, phần mở đầu Nghi thức tụng kinh Địa Mẫu có đủ các chân ngôn của Phật giáo như: Tịnh pháp giới, Tịnh tam nghiệp, Phổ cúng dường. Phần xướng lễ Phật-Pháp-Tăng, tuy nội dung không phải là kính lễ Tam bảo của Phật giáo nhưng cũng khiến cho những người chưa mấy am tường về Tam bảo nhầm lẫn. Đặc biệt Phật A Di Đà và Phật Di Lặc (hai vị Phật quá khứ và tương lai của Phật giáo) cũng được kinh này xưng danh hiệu và kính lễ. Nhất là sau phần chánh kinh (Địa Mẫu chơn kinh, Địa Mẫu diệu kinh), đến xướng lễ Lạy Địa Mẫu (tr.63-64, sđd) có đoạn: “Nam mô Địa Mẫu ân độ sanh vô lượng/Ân bảo trì cứu tử lại vô biên/Mẹ của nhân gian, mẹ Thánh mẹ Hiền/Hàng Phật tử chúng con nguyền ghi nhớ” (lạy 1 lạy) và “Nam mô Địa Mẫu xin mẹ ban ân lành/Cho Việt Nam Phật giáo thịnh hành/Được tôn nghiêm mầu nhiệm với viên thành/Cho con mẹ bốn phương đều kính mẹ” (lạy 1 lạy). Ở hai đoạn này có hai từ quan trọng là “Phật tử” và “Việt Nam Phật giáo” đã đề cập trực tiếp đến Phật giáo Việt Nam. Thiết nghĩ, trong kinh điển Phật giáo không tôn thờ vị Phật hay Bồ tát nào tên Địa Mẫu (Diêu Trì Kim Mẫu) cả. Ở đây có một sự gán ghép hết sức khiên cưỡng, thiếu thành ý và không thể chấp nhận của người biên soạn Tuyển tập kinh - Kinh Địa Mẫu. Quan trọng hơn, Tuyển tập kinh - Kinh Địa Mẫu đã sử dụng nguyên văn Tâm kinh Bát nhã (tr.66, sđd), thần chú Vãng sanh lồng ghép, chắp nối vào nhằm lạc dẫn người đọc là kinh Phật. Tiếp theo sau thần chú Vãng sanh, bài Xưng tán có đoạn: “Chúng Thích tử kiền thiền xưng tán/Đấng Mẫu nghi vô lượng lợi sanh”. “Chúng Thích tử” là một thuật ngữ Phật giáo, chỉ cho Tăng Ni và Phật tử đệ tử của Đức Phật. Và rõ ràng ngay trong lời quy nguyện đầu tiên, “Quy y Phật không quy y trời, thần, quỷ vật” nên “chúng Thích tử” không ai kiền thành xưng tán “Đấng Mẫu nghi” cả.
Như vậy, dù Tuyển tập kinh - Kinh Địa Mẫu chỉ lưu truyền dưới dạng “lưu hành nội bộ” nhưng tác giả kinh này khi biên soạn đã có chủ ý lợi dụng kinh Phật và ảnh hưởng Phật giáo để chiêu dụ những Phật tử sơ cơ. Do đó, hàng Phật tử không nên đọc tụng, lưu hành và ấn tống kinh này. Mỗi khi gặp những kinh lạ, hàng Phật tử phải thỉnh ý chư Tăng Ni duyệt lãm trước khi đọc tụng, hành trì để tránh lầm lạc, rơi vào tà kiến và những hậu quả đáng tiếc.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤNhttp://www.giacngo.vn/tuvan/2009/07/27/734602/"
Thật đáng tiếc cho một hiểu biết hời hợt và nông cạn đến như vậy của "những vị lãnh tụ tinh thần" của Phật Giáo ngày hôm nay. Các bạn nên thấy rằng , không chỉ riêng Phật Giáo mà nhiều Đạo Giáo khác khi truyền bá vào Việt Nam đều có sự dung hoà với tín ngưỡng bản địa của Việt Nam. Ngay như bản thân Đạo Phật cũng dung hòa rất nhiều lý luận của Đạo Hindu ( tiếng Phạn: sindhu, tiếng Ba Tư: hindu, tiếng Hy Lạp: Indós), nhưng chắc rằng không một ai dám nói rằng " sử dụng rất nhiều yếu tố Phật giáo, có thể khiến cho những người Phật tử sơ cơ nhầm lẫn đây là kinh Phật nên chúng tôi phải miễn cưỡng bàn luận" - " nhưng tác giả kinh này khi biên soạn đã có chủ ý lợi dụng kinh Phật và ảnh hưởng Phật giáo để chiêu dụ những Phật tử sơ cơ. Do đó, hàng Phật tử không nên đọc tụng, lưu hành và ấn tống kinh này"Híc.Thật hết biết.
Ngay cả "những vị lãnh tụ tinh thần" của Phật Giáo ngày hôm nay vẫn còn chấp như vậy, nên dienbatn cũng không bàn luận gì thêm về ý kiến của những người đọc bài này. Ai ăn người ấy no -Ai tu người đó chứng. Tuy nhiên , dienbatn cũng xin gửi đến các bạn một vài ý kiến để các bạn có thể tham khảo và tự mình chứng đắc.
1/ Một người bạn rất thân của dienbatn : " Em đã đọc bài này và có một vài cảm nhận như sau:
1. Chuyện tâm linh có thể nói LINH TẠI NGÃ, BẤT LINH TẠI NGÃ, Phật, Thánh ở tại tâm của ta, Ngài giáng trần hiển linh ở rất nhiều hình thái.
Em nghĩ ở những bậc chân tu sự hiện diện đó toàn diện hơn, đầy đủ hơn. Nhưng thời loạn lạc này Thần Phật giáng trần ở nhiều dạng thức hơn, nhiều hình thái hơn nhằm cứu chúng sinh qua cơn bĩ cực. Vậy mới có chuyện mà họ gửi anh.
Về tâm linh, những cái đó là có thực, nhưng minh định là vị nào về, về lúc nào, như thế nào là một câu chuyện khá phức tạp và cần kiểm chứng thật kỹ lưỡng.
Theo em, các Ngài về chỉ bảo đường tu tập, hướng đạo, định hướng cho hành xử đối với một số người nào đó có căn duyên là điều hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên, phàm là con người còn nặng căn quả, việc các Ngài giáng linh về với những ảo giác của chính người đó đôi khi bị đánh đồng lẫn với nhau. Các dạng thức, tâm thức đó có thể diễn ra liên hoàn, liên tục và làm cho người ta có thể có những nhìn nhận chưa chắc đã đúng về sự việc. Cũng khó mà có ai đủ công phu tu tập mà nhận thức rõ lúc nào Ngài giáng, khi nào Ngài thăng, vậy nên có thể khi Ngài thăng rồi mà bản nghã, tâm tưởng của người trần mụ mị cứ thăng hoa mà nghĩ mãi là Ngài vẫn ngự, lời người trần nói đôi khi lại được cho là lời Thánh Nhân nói.
2. Trong câu chuyện có nhiều tình tiết chứa đựng khá nhiều ý chí chủ quan của những thành viên trong gia đình. Có hai, thậm chí là ba dạng tâm thức nhập vào người nhà họ cần quan tâm:
a. Bậc Thánh Nhân; các bậc hộ bộ của Đức Phật lai giáng vào họ..
b. Các vong về nhập vào họ;
c. Chính bản thân họ bị huyễn hoặc về một đối tượng nào đó đang ở trong mình.
Khi mình là mình, tức là mình chủ động nhìn nhận sự việc, tin nhưng không mê thì mình sẽ hành xử đúng đắn, không bị ma đạo làm hại, quấy nhiễu, vì ma đạo xâm nhập được vào thần thức ta chính khi mà tâm ta giao động, ta không làm chủ được thần thức của mình, phải vậy chăng?
Em nghĩ gia đình nhà đó cũng đặc biệt. Có thể trong nhà có những thành viên có linh căn nên có người cõi Trên về chỉ bảo cho đường tu tập phù hợp với căn duyên của họ từ tiền kiếp. Chính căn quả kiếp trước của họ và những duyên lành ở kiếp này cho họ có được một số khả năng nhất định, và đặc biệt khai mở cho họ có những mối giao cảm được với thế giới âm nên mới có hiện tượng gặp được người nhà của họ như thế (nhưng chưa xác thực có gặp được người âm bất kỳ như thầy đồng hay không). Việc gặp gỡ người nhà như thế có thể có cái lợi là: con cháu được nghe lời chỉ bảo, dạy bảo của tiền nhân, nhưng nếu như si mê lầm lẫn có thể hoang tưởng và chuyển sang mê tín – tự họ nghĩ ra cứ suy diễn là tiền nhân dạy bảo, chỉ bảo thế, nếu có một số hiện tượng ngẫu nhiên trùng lặp xảy đến phù hợp với suy luận của họ rất dễ làm cho họ trở nên mê mị hơn anh ạ. Có thể khi đó các cụ không về mà họ cũng tưởng là các cụ về (như là các bậc Thần Phật hiển linh có kỳ thôi nhưng khi được chứng họ lại mê mị và khó tự chủ được là khi nào các Ngài giáng hạ…) nên có thể nói chưa đúng, chưa chuẩn (theo nhận định chủ quan của họ).
Em nghĩ, là con người trên biết kính trọng Trời Đất, Phật Thánh, gia tiên, dưới ăn ở thuận hòa nhân đức với nhau, hành động phù hợp với luật Người Nhân – Quả thì sẽ không phạm vào luật Trời Đất. Nếu do vô tình, vô minh mà chưa trọn đạo nhưng có căn tu tập tốt sẽ được Phật Thánh gia trì mà chỉ bảo cho con đường đạo mà tu tiếp.
Việc trong nhà âm dương có thể có ý nọ ý kia nhưng vẫn không ngoài các chữ HIẾU – ĐẠO – NHÂN – NGHĨA. Cứ lấy những cái đó mà soi đường thì chả sợ đi lạc lối phải không anh. Ông bà cha mẹ khi mất đi cũng phải tu tập tiếp chứ không vì mấy chuyện cỏn con trần tục mà làm những điều bậy bạ chỉ để mong phù hộ cho con cháu giàu thực giàu, sang thực sang, cũng chả có cụ nào hại con hại cháu cả.
Cũng có thể con cháu sẽ cảm thấy hoang mang không biết mình làm cái này, cái kia, thờ cúng vậy đã đúng chưa… nhưng nếu có duyên, dù làm chưa đúng sẽ có nhân duyên được người biết chỉ bảo cho, hoặc có những sự kiện làm cho mình tự nhiên lĩnh hội được một số kiến thức mà làm cho đúng. Ngay kể cả khi việc thờ phụng thực sự chưa đúng nhưng con cháu có tâm các cụ vẫn chứng cho như thường.
Chuyện họ viết lại khá dài, nhưng tựu trung lại có mấy vấn đề này:
1. Phật Thánh có giáng trần truyền đạo không? Có, điều này hoàn toàn có thể xảy ra – nhưng cụ thể như thế nào cần phải nghiên cứu thực kỹ xem liệu bản thân của người có căn duyên có đủ công phu mà phân biệt khi nào Ngài giáng, khi nào Ngài thăng không? Ngài giáng thì ban độ những gì??? Và làm thế nào để duy trì được mãi khả năng này?? Làm gì để hiện tượng này thực sự mang lại phúc đức cho nhà họ, sự hiển linh kia được nhìn nhận đúng để truyền bá rộng rãi đức tin cho các Phật tử vào Phật Pháp và sự nhiệm màu của Phật Pháp?
2. Gia tộc nhà họ có căn duyên mà linh ứng báo cho con cháu biết trước các sự việc huyền cơ hay không? Có thể có, nhưng không phải là toàn bộ những huyền cơ đều lộ được vì bản thân họ cũng chỉ là các vong, not Thần Thánh mà nắm được huyền cơ. Những gì họ chỉ dạy cho con cháu chưa chắc đã là của họ 100% mà có thể có khả năng là con cháu SÁNG TẠO ra do quá tín tâm mà trở nên thiếu tự chủ. Phải thế chăng? Và nếu thế thì nên làm gì để tránh được sự mê mị đó?
3. Quan trọng hơn nữa,. những hiện tượng trên dù có diễn ra, còn diễn ra thì làm sao để cuộc sống làm người ở cõi này không bị ảnh hưởng, bởi trước khi họ thực hiện sứ mệnh nào đó, họ vẫn là con người, có cuộc sống bình thường của một con người. Họ cần phải hành xử sao cho những khả năng của họ không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại. MUỐN TU ĐẠO GIẢI THOÁT TRƯỚC HẾT HÃY LÀM TRỌN ĐẠO LÀM NGƯỜI, CHƯA TRÒN ĐẠO NGƯỜI THÌ ĐẠO TRỜI HÃY CÒN XA LẮM."
2/ Ý kiến của một độc giả : " Xin kính chào đại gia đình các Phật tử theo nhà Phật. Tôi là Thíchquangnhân, có thể đây là cái duyên của đại gia đình quý Phật tử chăng? và cũng có thể là cái duyên của Thíchquangnhân tôi được biết câu chuyện này.
Trước hết cho Thíchquangnhân tôi được có một vài cảm nghĩ thông qua câu chuyện mà quý vị đã đăng lên đây.
Cái điều đã đến với gia đình quý Phật tử được gia đình quý Phật tử đón nhận như vật thật đáng chân trọng.
Chỉ có thể là cái duyên mới được như vậy.
Xong quý Phật tử cũng phải hiểu rằng, đã là Duyên thì chỉ có thời hạn mà thôi. Vũ trụ luôn vận động luôn thay đổi...nên cơ hội để có duyên như thế còn phải dành cho những chúng sinh khác nữa.
Phật không đâu xa lạ cả, mà ở ngay trong ta đó thôi. Mỗi người đều có Đức Phật của mình.
Hãy giác ngộ chính mình, làm điều thiện, bỏ những thói hư tật xấu, giúp đỡ chúng sinh khi hoạn nạn. Sống có Đạo với đấng tối cao, có hiếu với tổ tiên, ông bà cha mẹ, có nghĩa có tình với anh em, làng xóm...
Đó chính là thiện căn mà đức Phật muốn chúng ta làm.
Các huynh cũng đừng cố gắng tìm những điều quá xa vời trong khi điều trước mắt các huynh không làm được. Vô tình các huynh đã đánh mất thiện căn mà người đã ban cho đó.
Để làm tròn kiếp của một con người là vô cùng khó, cả đời mấy ai được thế đâu, hãy cố gắng sống và gìn giữ cái ân huệ mà người đã ban cho ta được sống, nếm chải sự sung sướng, đau khổ...của kiếp người. Bởi chỉ khi có nếm chải được những điều đó thì con người chúng ta mới giác ngộ được.
Hôn nay, Thíchquangnhân tôi chỉ có thể nói chút ít coi như một ý kiến với quý phật tử như vậy. Hôm khác chúng ta sẽ cùng nói cụ thể hơn về câu chuyện của quý Phật tử đã đưa lên đây.
Thíchquangnhân xin chúc quý Phật tử an lành. "
3/ Một độc gỉa khác : " delete replybgone1969 wrote on Mar 10
Không có gì diễn tả được, đọc xong thấy cảm động quá, ngồi giữa văn phòng mà tôi cũng muốn khóc.... bgone1969 "
4/ " Gã khờ10:02 12-03-2011 .
Hahaha, sao lại như thế này rồi? Hôm nay dân Việt lại xuất hiện những chuyện mê tín đến cùng cực như thế này hay sao?"( http://vn.360plus.yahoo.com/dzjao/article?mid=6543)
Còn cảm nhận của các bạn ra sao ? dienbatn sẽ xin cập nhật ý kiến của các bạn hàng ngày.
Thân ái. dienbatn.
MỘT CHÚT TƯ LIỆU TỪ " BỬU SƠN KỲ HƯƠNG" CỦA VƯƠNG KIM.
Nhìn vào nền Phật giáo khắp nơi, người ta không khỏi phàn nàn Đạo Phật có nhiều chi phái quá, nào là Tiểu-thừa, nào là Đại-thừa, nào là Mật-tông, nào là Hiển tông… mỗi phái mỗi chủ-trương khác nhau, mỗi nơi có mỗi sắc thái riêng biệt. Cũng đồng bắt nguồn từ Phật-giáo nguyên-thủy ở Ấn Độ thế mà Phật-giáo của Nam-tông khác hơn Phật-giáo của Bắc-tông và ngay trong hệ thống Đại-thừa, Phật-giáo Trung Hoa cũng không giống Phật giáo Nhật Bản. Phật giáo Đại Hàn khác hơn Phật-giáo Việt-Nam.
Người ta muốn sao Phật giáo phải được thống nhất cả hình thức lần tinh thần, xoá bỏ những đặc tính địa phương riêng biệt. Nhưng người ta quên rằng giáo-lý của Phật-giáo không phải là một thứ giáo điều cố định bất biến như giáo lý của các tôn giáo khác mà là một thứ giáo pháp luôn luôn phát triển theo thời gian, thích ứng với căn cơ và hoà hợp với thổ-nghi phong-tục của mỗi địa phương dân-tộc.
Đức Phật đã từ hoàn cảnh và căn khi của chúng sanh mà nói ra các pháp, không thời kỳ nào giống thời kỳ nào. Tri giả Đại-sư đã phân ra làm năm thời kỳ thuyết-pháp là:
1. Thời-kỳ Hoa-nghiêm; 2. Thời kỳ A-hàm; 3. Thời kỳ Phương-đẳng; 4. Thời kỳ Bát-nhã; 5. Thời kỳ Pháp-hoa. Đến như giáo pháp thì có pháp quyền, pháp thiệt, pháp đốn, pháp tiệm, pháp hiển, pháp mật… cao thấp khác nhau. Sở dĩ giáo pháp không đồng, thời kỳ hoằng hoá có khác, ấy chẳng qua là do hoàn cảnh sinh hoạt, căn cơ của chúng sinh mà ra vậy.
Thế nên, phàm căn cơ có khác, thời đại có khác, địa phương có khác thì lý ưng giáo pháp, cho được thích đương thế tất không sao cùng một khuôn, một rập. Ngay như việc dạy học, người ta còn tùy theo địa phương nóng lạnh, mưa nắng khác nhau, trình độ của học sinh cao thấp mà giờ học, ngày nghỉ cùng chương trình giáo dục mỗi nơi mỗi khác, thì sao đối với Đạo Phật là một nền đạo vô cùng linh động, phong phú nhựa sống thích nghi, lại bắt nó trụ mãi ở hình thái nguyên sơ cằn cỗi.
Ngày nay đạo Phật rọi ánh từ quang gần khắp mặt địa cầu, qui tụ gần phân nửa số nhân loại, nếu thiếu tính chất thích nghi hòa đồng thì chưa hẳn đã thu phục lòng tin tưởng của nhân dân dễ dàng như thế. Từ trước đến nay, bất cứ một cuộc chinh phục nào cũng phải cậy vào vũ lực uy hiếp mọi sự chống đối. Đến như Đạo Phật, chỉ nhờ tính chất thích nghi mà sự bành trướng không hề gặp phải sự phản kháng nào đến đỗi làm đổ máu sinh linh.
Các dân tộc Á đông tiếp đón Đạo Phật như tiếp đón một ngọn đèn vào nhà đang kém ánh sáng. Mặc dù là một ngọn đèn mới, nhưng chẳng vì nó sáng hơn mà chủ gia dẹp hết các ngọn đèn cũ kém sáng nhưng đã thân yêu, Người ta đặt ngọn đèn sáng mới nơi xứng đáng, có khi cùng đặt chug với mấy ngọn đèn cũ để cùng hoà quang nhau đem lại ánh sáng chung cho cả gian nhà.
Giáo pháp của Đạo Phật thẳng diệu là ở chỗ đó. Nó đến với dân tộc nào là nó hòa hợp với dân tộc tinh của dân tộc ấy.
Nhờ ánh sáng đó sáng hơn nên trong chỗ hoà hợp nó đồng hòa các ánh sáng cũ thành một ánh sáng Phật-giáo dân tộc hay có mang tính chất Phật-giáo . Sự hiện diện của nó, bởi cần thiết cho sự củng cố nền tảng quốc gia, vì nó đồng hoá để mà bổ sung hơn là để tiêu diệt hay truất ngôi, nên dân tộc nào cũng không cảm thấy bị mất gốc hay mất thể diện khi tiếp nhận nó.
Nhìn vào các nước Phật-giáo, ta thấy quốc gia nào cũng có những sắc thái Phật-giáo riêng biệt về hình tướng cũng như về hệ thống giáo lý. Đồng là Phật-giáo cả, nhưng mỗi nơi mỗi khác, khác từ sự kiến trúc chùa chiền đến lễ nghi trang phục. Những cái sắc thái riêng biệt ấy thích hợp với đời sống của quốc dân, với cá tính của dân tộc. Do đó đạo Phật đã trở thành, ở các quốc gia Phật-giáo, một nền Phật-giáo dân tộc.
Như ở Nhật Bản, hòa hợp với Thần đạo và Vũ sĩ đạo, Phật-giáo đã trở thành một nền Phật-giáo Nhật Bản. Mặc dù chịu ảnh hưởng Phật-giáo Trung Hoa, các Đại đức Thiền sư Nhật Bản như Đạo Nguyên, Thân Lan, Nhật Liên đã biến Phật-giáo Trung Hoa thành Phật-giáo của dân tộc Nhật. Từ mái chùa cho đến chiếc áo cà-sa mỗi mỗi đều có những sắc thái khác biệt, phù hợp với cá tính Nhật Bản. Cũng thời là Thiên Thai tông nhưng Thiên Thai tông của Nhật lại hòa hợp với Mật. Thiền. Đến Tịnh độ tông và Thiền tông cũng thế. Ở Nhật hai tông ấy biến đi rất nhiều từ tinh thần lẫn hình thức. Nói tóm lại, đạo Phật một khi du nhập vào Nhật bản thì hòa hợp với tinh linh dân tộc Nhật mà có những sắc thái riêng biệt, không còn giống với thoát thai của nó là nền Phật-giáo Trung Hoa.
Đến như Phật-giáo Trung Hoa, tiếp nhận ngay Phật-giáo Ấn Độ, đáng lẽ không có biến thái nhiều, thế mà vì tính chất thích nghi nên đã cách tân từ việc tụng niệm trang y cho đến cách chia tông lập giáo. Có thể nói Phật-giáo Trung hoa là một nền Phật-giáo hoàn toàn xây dựng trên cơ bản mới, khác hẳn Phật-giáo nguyên thỉ.
Vả chăng sau ngày Phật nhập diệt độ khoảng 500 năm. Ấn Độ bị Hồi giáo xâm lăng, đạo Phật cơ hồ không còn. Những tăng ni theo giáo lý Tiểu thừa thì di cư xuống miền Nam, lập thành Phật-giáo Nam tông hay Tiểu thừa giáo; còn những học giả Đại thừa thì chạy sang Đông độ. Thành thử cõi Chấn Đán tức Trung Hoa đã trở nên tổ quốc của Đại thừa giáo. Cái hệ thống "Tổ tổ tương truyền" bắt đầu từ Đại đức Ca Diếp cho đến vị tổ thứ 28 thì chấm dứt ở Ấn độ, nhưng lại được tiếp tục ở Trung Hoa.
Chẳng những thừa tiếp giáo pháp Đại thừa vừa mới khai sáng nhưng chưa kịp phát triển ở Ấn độ, Trung Hoa còn chỉnh đốn các tông tổ thành hệ thống thích hợp với cả linh dân tộc và đồng thời sáng tạo thêm ba tông hoàn toàn Trung Hoa. Đó là: Hoa nghiêm tông, Thiên Thai tông và Thiền tông.
Trong sách Ẩm băng thất, khi đề cập đến sự thành lập các tông Phật-giáo ở Trung Hoa. Lương Khải Siêu có viết: "Về Câu xá tông, tuy Thế Thân có tạo một bộ luận được học giả Ấn Độ tranh nhau học tập, nhưng chưa chính thức lập nên một tông. Tông này được thành hình là chính tự Trung Quốc. Còn về Thành thực tông thì từ Ma lê bạt ma về sau không thấy Kinh sách nào ở Thiên trúc nói đến mà chỉ riêng ở Trung Quốc thì rất thịnh. Tam luận tông ở Ấn Độ tuy truyền bá hơi rộng nhưng cũng không bằng ở Trung Quốc. Đến như Hoa nghiêm thì bản Kinh ấy ở Ấn Độ đã chìm lặn trong chỗ mờ mịt. (cứ theo truyền thuyết thì sau Phật diệt độ 700 năm, Long Thọ Bồ Tát dùng thần lực nhiếp thủ Kinh Hoa nghiêm ở Hải long cung. Bản Kinh lưu hành là bắt đầu từ đó. Truyền thuyết thần bí này tuy chẳng đủ tin nhưng đủ thấy ở Ấn Độ tung tích Hoa nghiêm còn mờ mịt lắm). Thế thì làm gì có Hoa nghiêm tông ! Lúc Bấy giờ ở Ấn Độ chỉ có hai bộ luận: Đại bất tư nghị và Thập địa xiển minh nghĩa Hoa nghiêm còn kỳ dư thì không thấy đâu nói đến. Nhưng dựa vào Hoa nghiêm để lập giáo, thật ra chỉ bắt đầu từ các ngài Đỗ Thuận, Hiền Thủ, Thanh Lương, Khuê Phong. Cho nên có thể nói rằng Hoa nghiêm tông là do Trung Quốc trước tiên sáng lập. Đến như Thiền tông, tuy rằng Ấn Độ có 28 vị tổ, nhưng sự truyền nhau lại quá mật, giữa tiền tổ với hậu tổ chỉ trong khoảnh khắc, không thể biết được uyên nguyên cho nên việc chân ngụy hẳn khó mà phân biệt. Ấn Độ cho rằng chân nhưng trong khoảng hơn một ngàn năm, ngoài 28 tổ ra thì không có thể nói là có Thiền tông, ấy chẳng qua chỉ vì sau khi vừa nhận y bát thì vị tổ trước đã nhập diệt. Thành thử trong khoảng không hơn một ngàn năm ấy, chẳng từng có được 2 người cùng một lúc hoằng dương chính pháp Thiền tông. Như vậy có thể nói Ấn Độ không có Thiền tông cũng nên. Tuy nhiên, Phật-giáo nhờ có Lục tổ mà bắt đầu có Thiền tông , cũng như Gia tô giáo nhờ có Luther mà bắt đầu có Tàu giáo. Như pháp môn chỉ quán "Thiên Thai Tam muội" là đặc sáng của riêng Đại sư Trí giả; trước đó chưa có mà ngay trong thời của Đại sư cũng không ai dạy thì đủ rõ. Do đó có thể nói rằng trong mười tông, duy có Luật tông. Pháp tướng tông. Chân ngôn tông. Tịnh độ tông là thịnh hành ở Ấn Độ, còn ký duy là do Trung Quốc sáng lập."
Lương Khải Siêu còn khoái cảm hạ bút rằng: "Đẹp thay nước Trung Quốc của ta ! Chẳng thọ ngoại học thì thôi, bằng đã thọ thì phát huy rộng sáng ra, biến thành một thứ đặc sắc. Hãy nhìn vào nền Toán học và Phật học của nước ta đủ thấy. Phật học của Trung Quốc là phật học của Trung Quốc, chứ không còn là Phật học thuần nhiên của Ấn Độ ."
Ấy đó, Phật-giáo một khi du nhập vào Nhật bản và Trung Hoa thì hoà hợp với dân tộc tinh của mỗi nơi mà có những sắc thái riêng biệt, biến thành một nền Phật học dân tộc. Nước Việt Nam chúng ta cũng đồng thấm nhuần giáo lý Phật đà, một mặt trực tiếp du nhập từ Ấn Độ, một mặt gián tiếp chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, có lý nào chẳng gây dựng một nền Phật-giáo phù hợp với dân tộc tinh Việt Nam như Trung Hoa và Nhật Bản hay sao ?
Nhìn vào nền Phật-giáo nước nhà, chúng ta không đến đỗi thất vọng như khi nhìn vào đại hạt Nho học. Các danh tăng Việt Nam từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần luôn luôn cố gắng tạo cho Việt Nam một nền Phật-giáo dân tộc. Cũng thời tiếp nhận Thiền tông của Trung Hoa truyền sang, nhưng các danh tăng đời Trần đã thành lập một phái Thiền đặc biệt của mình, không khác Chân tông và Nhật liên tông ở Nhật. Đó là phái Trúc Lâm Yên tử do ba vị tổ: Điều ngự Giác hoàng, Pháp Loa và Huyền Quang sáng lập. Bắt nguồn từ giáo lý Thiền tông nhưng phái Trúc Lâm Yên tử chủ trương có khác. Cho được hoà hợp chủng tính Việt Nam, phái Trúc Lâm xây dựng Thiền lý trên căn bản Nhập thế và Xuất thế, trong lúc ấy Thiền tông Trung Hoa chỉ thuần có một mặt xuất thế mà thôi. Nhờ có dung hợp cả hai phương diện Nhập thế và Xuất thế, đạo Phật đời Trần cũng như đời Lý gây được tinh thần sùng mộ đạo đức và tính khí thanh tao thoát tục, chẳng những trong dân gian mà cả trong hàng quan khanh vua chúa.
Một khi đã thấm nhuần Thiền lý, các vua quan nhà Trần, mặc dù lăn lộn trong chỗ quyền môn vẫn không mang nặng cái bệnh tham danh trục lợi. Thế nên, khi mọi việc an bày, có nhiều vị vua quan nhường ngôi cáo lão để đi tu. Nhờ đã hoàn thành giai đoạn nhập thế nên họ dễ tiến lên con đường xuất thế.
Đến như những danh tăng đã xuất thế, cũng không vì đã xuất thế mà chẳng trở lại nhập thế khi quốc gia hữu sự, dân chúng đảo điên. Trường hợp của Tuệ trung Thượng sĩ, khi nghe giặc Nguyên xâm lăng nước ta từ chốn Thiền lâm cởi áo ca sa mặc lấy chiến bào ra trận, và khi giặc Nguyên đã bình, bèn vứt chiến bào mặc lại áo ca sa, đủ cho ta thấy cái đặc tính dân tộc của phái Trúc lâm Yên tử. Nhờ kiêm cả hai phương diện nhập thế và xuất thế, Thiền tông Việt Nam còn dung hợp với Tịnh độ tông để cùng điều hòa và trợ trưởng nhau trong pháp tu vừa tự lực vừa tha lực.
Nhưng trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, tịnh thần Phật-giáo đời Lý đời Trần cùng theo thời gian mà mở dần trong dĩ vãng. Thừa lúc loạn loạc Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi tiếp theo thực dân đô hộ non một thế kỷ, tinh thần dân chúng hoang mang mất cả tự tin, những lối tu yếm thế, mê tín dị đoan pha màu phương thuật lại được dịp xây dựng cơ đồ, làm nền Phật-giáo dân tộc phải thối triều trong khoảng thời gian ngót năm thế kỷ.
Nhận xét về nguyên nhân suy bại của Phật-giáo ở xứ ta, ông Hoàng Nhiên có nêu ra mấy điểm trọng yếu:
1. Phái tăng già ở xứ ta phần nhiều tu mà không học
2. Người minh hay trọng sự lạy lục cúng dường theo lối mê tín dị đoan.
3. Không biết trọng sáng kiến của người khác.
4. Không biết giúp đỡ, tán dương người tài trí, nhà hiền giả, bậc chân tu.
5. Cố chấp về văn tự, theo tư tưởng Hán nho mà không rộng xem các sách khác (1)
Về nguyên nhân suy đồi Phật-giáo ông Thanh Sĩ cũng nhận rằng:
Cùng một cảnh huống đạo Khổng tử, đạo Phật Thích Ca ở xứ ta hồi thời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần rất thịnh đạt, không những trong dân chúng mà luôn đến hàng vua chúa cũng cùng một tin tưởng mạnh mẽ. Các vua thời ấy, thường hay nhường ngôi cho con để đi tu, hoặc lên non núi lập chùa chiền qui tụ cả muôn tăng cả muôn tăng lữ lo viêc tu hành, hoặc xây cất am tự gần thành quách của mình để truyền bá đạo Phật, nhất là hồi thời nhà Trần vua Nhân Tôn tu được chứng quả, đạo hiệu của Ngài là Điều ngự Giác hoàng Đại Đầu Đà Người thời ấy tôn Ngài làm đệ nhất tổ của phái Thiền tông ở Việt Nam. Hàng quan tướng lúc bấy giờ xem gương của vua Nhân Tôn mà họ cũng lần lượt lánh rồi cuộc công danh phú quí lo tu hành rất đông, như con của Trần Quốc Tuấn là Trần Quốc Tảng. Lúc Trần Quốc Tảng mới mười bốn tuổi vừa đi học về nghe cha bị quân Nguyên vây tại thành Thăng Long thì ông mới nhất thân nhất mã ra giải vây cho cha. Chừng ông được hai mươi tuổi đã đi tu, ngộ được Phật chỉ đạo, hiệu của ông là Tuệ Trung Thượng sĩ. Còn những hạng tu hành chứng quả ở thời đó không kể xiết.
Nhưng kể từ khi các vị Tổ bên Trung hoa ngưng việc truyền y phó bát đến nay, phái Trần Tú càng lúc càng thêm mạnh, không những ở Trung Hoa mà còn truyền qua xứ ta, họ bày ra cách thờ cúng đầy thinh, âm, sắc, tướng (đờn, đẩu, trống, phách, lầu, phướn, sá hạc v.v…) làm việc hữu hình, hữu ảnh, dân chúng xứ ta dần dần theo đó mà xa lần mối đạo vô vi chánh pháp của Phật, Nền chánh giáo từ đó càng ngày càng mờ lu, các ngôi chùa miễu phần nhiều chỉ là cái vỏ để các tà sư làm mê hoặc thập phương, lợi dụng việc lo cơm ấm áo vậy thôi, chớ họ không chú vào việc dắt người đến chỗ sáng sủa giải thoát. Cũng bởi phần đông hành đạo không chánh đáng, nên cả ngàn muôn người tu mà chỉ có một số ít người đắc đạo; do đó mà gần đây có người lên án cho cảnh chùa là chỗ chứa những phần tử ăn bám của xã hội, chỉ là tổ chức mê hoặc lòng dân, không có tinh thần tiến hoá, thật là một con sâu làm rầu nồi canh.
Dầu vậy, tinh thần dân tộc vẫn không lịm hẳn trong Phật-giáo. Vào đầu thế kỷ thứ 19. Đức Phật Thầy Tây An xuất hiện lập nên giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương. Khai thị pháp môn Tu Nhân Học Phật, chẳng những khôi phục cái thịnh huống đạo Phật đời Lý đời Trần mà còn xây dựng lên một nền Phật-giáo hoàn toàn dân tộc. ....
Nhìn vào lịch sử Phật-giáo Việt Nam, chẳng sử gia nào không nhìn nhận rằng chẳng có thời kỳ nào đạo Phật hưng thịnh bằng đời Lý đời Trần. Trong nước từ quan chí dân đều một lòng sùng mộ việc tu hành, kẻ đủ điều kiện tu giải thoát thì xuất gia, người còn bận việc đời thì giữ phần cư sĩ.
Khắp nơi trong nước, cảnh già lam được nhiệt liệt dựng lên, ở mỗi gia đình, ngoài việc thờ phượng tổ tiên, còn có ngôi thờ Tam bảo. Có thể nói xã hội Việt Nam ở đời Lý đời Trần đã thấm nhuần tinh thần đạo Phật cả hai phương diện xuất thế và nhập thế.
Do đâu đạo Phật đời Lý đời Trần hưng thịnh hơn các triều đại khác? Hẳn phải có nguyên nhân? Nhiều sử gia cho rằng Việt Nam cho đến đời Lý, chủ quyền quốc gia mới thật điện định. Nhờ được trấn an bờ cõi, các vua quan đời Lý có đủ thì giờ lo nghĩ việc mở mang dân trí. Đương nhiên Phật-giáo cũng như Khổng giáo và Lão giáo là ba nền đạo đề cao nhân cách, đào dưỡng tinh thần hướng thượng của chúng sinh, hẳn được nhà cầm quyền vun bồi và trợ trưởng. Đó là cơ hội thuận tiện cho Phật-giáo hưng thịnh.
Xét ra thì sự nhận định trên đây chỉ dừng trên phương diện, ngoại duyên. Chớ chưa phải tìm động nhân chính. Thì như có một miếng đất tốt, thích hợp cho sự trồng tỉa mà ngay hột giống không tốt, không có sức phát triển thì cũng không làm sao có kết quả tốt đẹp. Miếng đất tốt chỉ là ngoại duyên, còn hột giống mới là nội nhân. Một nền triết học hay giáo lý cũng thế, mặc dù gặp hoàn cảnh thuận tiện cho sự phát triển nhưng nếu nội dung của nó không phù hợp với đời sống cùng trình độ của mọi người thì cũng không tài nào hưng khởi lên được.
Thế nên cái động nhân để làm phát triển một nền học thuật hay giáo lý, chính là những khả năng thích nghi sẵn có của nó. Thiếu những khả năng ấy thì dù hoàn cảnh có thuận tiện cũng không sao phát triển được.
Sở dĩ đạo Phật hưng thịnh nhất ở đời Lý đời Trần là cũng nhờ các danh tăng lúc bấy giờ biết làm phát triển cái khả năng thích nghi sẵn có của đạo Phật để được phù hợp với dân tộc tinh và cơ duyên của chúng sinh trong nước. Thay vì mô phỏng mù quáng theo các danh tăng dời Lý đời Trần khéo biến Thiền tông Trung Hoa thành một môn Thiền Việt Nam, phối hợp tu xuất thế và nhập thế. Các Ngài Điều ngự Giác hoàng, Pháp Loa và Huyền Quang đời Trần thành lập một Thiền phái hoàn toàn Việt Nam lấy tên: phái Trúc Lâm Yên Tử.
Với danh hiệu hoàn toàn Việt Nam, với pháp tu phù hợp với trình độ và căn tính của dân trong nước. thảo nào đạo Phật chẳng được phát đạt và toàn dân sùng mộ.
Chính cái nội nhân thích nghi của đạo Phật mới là cái động cơ chính làm phát triển đạo Phật khắp nơi. Đó chẳng phải là cái thông lệ riêng của Việt Nam mới có, mà bất cứ ở nơi nào, nếu người đứng ra hoằng dương giáo pháp biết làm phát triển cái nội nhân thích nghi ấy cũng đều thâu hoạch kết quả như thế.
Thử lấy Thiền tông để chứng minh, ta sẽ thấy ngay ở Ấn Độ là nơi xuất phát Thiền tông ; nhưng chính ở đấy trong khoảng thời gian một ngàn năm, Thiền tông chưa lập thành hẳn tông phái. Mãi khi du nhập vào Trung Hoa, các danh tăng cõi Chấn dân, biến nó thành một môn Thiền Trung Hoa, gây nên một thịnh huống vô cùng náo nhiệt mở rộng khắp nơi trong nước, đâm chồi nảy tược ra làm ngũ gia thất tông, Ngũ gia là: Lâm tế, Tào động, Qui Ngưỡng, Vân môn và Pháp nhãn, Về sau phái Lâm Tế có thêm hai chi Dương Kỳ và Hoàng Long; do đó mới gọi là Ngũ gia Thất tông.
Đến như Thiền tông ở Nhật Bản, mặc dù do hai Ngài Vĩnh Tây và Đạo Nguyên cầu pháp ở Trung Hoa, nhưng khi du nhập vào Nhật lại dung hợp với Thần đạo và Võ sĩ đạo lập thành một Thiền phái hoàn toàn Nhật Bản. Nhờ thích ứng với dân tộc tinh Nhật, Thiền tông phát triển rất mạnh ở đảo Phù tang và sau hai Ngài Vĩnh Tây và Đạo Nguyên, còn phân ra khá nhiều chi phái, giáo nghĩa thêm đủ dầy, lợi ích càng sâu rộng.
Cứ xem đó thì một nền giáo lý cho được phát triển, cái động cơ chính là các nhà truyền giáo phải biết làm cho thích hợp với dân tộc tinh và trình độ của dân trong nước. Cái nguyên nhân giúp cho đạo Phật hưng thịnh ở đời Lý đời Trần chính là ở chỗ đó.
Các danh tăng Việt Nam đã biết phối hợp đạo Phật với dân tộc tinh nên gây được lòng sùng mộ của toàn thể nhân dân, nhưng cái thịnh huống ấy không thể duy trì lâu dài, khi cuộc Nam Bắc phân tranh nổi lên và tiếp theo đó dẫn khởi cuộc đô hộ của quân Pháp, khiến cho tinh thần dân tộc phải một phen tiềm tàng, cơ hồ mai một.
Trong những lúc hỗn loạn làm xáo trộn cả giá trị tinh thần, chính là lúc rất thuận lợi cho các mê tín dị đoan nảy mục đâm chồi. Lịch sử Trung Hoa đã chứng minh rằng vào đời Lục Triều và Tam Quốc, trong nước không dứt loạn lạc, chính là lúc phái phương sĩ, một biến thể của đạo Lão phát triển mạnh mẽ nhất. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam sau đời Hậu Lê cũng diễn ra những cảnh huống loạn lạc tương tợ Phái Trúc Lâm Yên Tử không sao tránh khỏi cảnh suy vi thất lạc, trong lúc tư tưởng của dân trong nước đang thối triều. Ban sơ Thiền phái Việt Nam chưa suy lạc cho lắm, nhưng trải qua một thời gian hàng mấy trăm năm loạn lạc, các tập tục mê tín ngoại lai thâm nhập càng nhiều làm cho bản chất thuần lý phù hợp với dân tộc tinh phai lạc đi.
Nay muốn trấn hưng đạo Phật, tất phải làm sống lại tinh thần dân tộc. Nếu mãi nô lệ ngoại quốc, cứ nhất nhất mô phỏng những điều chỉ thích hợp với nước người mà không chịu áp dụng đúng với tinh thần dân tộc và phù hợp với căn cơ của dân trong nước thì những giáo lý ấy dù có được tiếp nhận chăng nữa cũng không gây được sự ngưỡng mộ nồng nhiệt của toàn dân. Một giáo lý thiếu tinh chất thích nghi là một giáo lý cằn cỗi ngưng đọng, mất bản tính chất Phật giáo.
Ý thức được cái động nhân tiến triển của đạo Phật, nên chỉ khi ra đời Đức Phật Thầy Tây An không đạp theo dấu của các nhà sư lúc bấy giờ chỉ biết bắt chước và tai hại hơn nữa là Ấn Độ tùng xướng khởi lối tu mê tín dị đoan của Thần Tú. Để đề khởi tinh thần Phật-giáo đời Lý đời Trần. Ngài noi gương các vị tổ của phái Trúc lâm Yên tử mà sáng lập một tông phái phù hợp với dân tộc tinh Việt Nam và tương xứng với trình độ của dân chúng trong thời kỳ mạt pháp. Ngài thành lập phái Bửu Sơn Kỳ Hương và xướng xuất pháp môn Tu Nhân học Phật.
Bửu- Sơn Kỳ- Hương là một tông phái hoàn toàn Việt Nam. Kiểm điểm các danh tông của Phật giáo Ấn độ và Trung Hoa hay bất cứ nền Phật-giáo của một nước nào ta thấy Bửu- Sơn Kỳ- Hương là một danh từ đặc biệt Việt Nam, không có trùng tên hay trùng ý với một tông phái nào khác.
Nước Trung Hoa lấy làm hãnh diện về sự sáng lập Thiên thai tông là một tông hoàn toàn Trung Hoa, thiết tưởng chúng ta cũng không đến đỗi thiếu sáng kiến hay tự ty mặc cảm khi có tông phái Bửu- Sơn Kỳ- Hương. Nhật Bản tự hào có Nhật liên tông một đặc sáng Nhật Bản nhưng thật ra Nhật liên tông chẳng qua là một thoát thai của Thiên thai tông Trung Hoa, do Thượng tọa Nhật Liên, sau một thời gian tu tập bên Trung Hoa trở về nước sáng lập.
Đến như Bửu- Sơn Kỳ- Hương thì không thế. Nó chẳng những Việt Nam ở danh từ màcòn phù hợp với dân tộc tính Việt Nam ở phương diện hành đạo. Có thể nói Bửu- Sơn Kỳ- Hương là hoá thân hay hậu thân của Trúc Lâm Yên Tử, nhưng có điều khác hơn Trúc Lâm là Bửu- Sơn Kỳ- Hương, cho được phù hợp với căn cơ của chúng sanh trong thời kỳ Hạ Nguơn mạt pháp, không còn là một thiền phái chú trọng nhiều về mặt xuất gia và chủ trương vừa xuất thế và nhập thế, mà là một tông phái trú trọng về cư sĩ tại gia và chủ trương chỉnh bị giai đoạn nhập thế để tiến dẫn đến xuất thế. Sở dĩ Bửu- Sơn Kỳ- Hương về pháp môn hành đạo có chỗ không giống Trúc Lâm Yên Tử, chẳng qua vì căn cơ của chúng sinh và hoàn cảnh của thời kỳ có khác. Nhưng trên phương diện dân tộc và sự phấn phát đã đem lại cho nền Phật-giáo Việt Nam thì Bửu- Sơn Kỳ- Hương không khác Trúc Lâm Yên Tử
( bản diện tử của THEGIOIVOHINH.NET )
Xem thêm : http://vn.360plus.yahoo.com/lythienhuonghn/article?mid=236
dienbatn
chu dienbatn ah.xin thỉnh giáo chú 1 vấn đề và mong nhận dc sự giúp đỡ chủ chú nhé.chả là năm 2009 nhà t có bốc mộ cho ô nội và khi bốc lên rồi thì phát hiện ra đó là mộ kết,nhưng vẫn tiếp tục bốc và bây giờ trong nhà xảy ra khá nhiều chuyện,t rất mong chú có thể chỉ cho cách nào đó hóa giải dc ko.ko phải hoàn toàn hóa giải nhưng chỉ mong 1 phần nào đó vì bố tôi là con trai trưởng.
Trả lờiXóa