TIẾNG THIÊNG ( TIẾNG LẠ) - CÔNG CỤ VƯỢT QUA CÁC CHIỀU KHÔNG GIAN KHÁC.BÀI 1.
Dẫn nhập : Trong giới Huyền môn , người ta thường nghe và nói đến những từ : Tiếng Thiên ( Trong Thiên Chúa Giáo gọi là tiếng lạ ), Chữ Thiên, Ấn Điển, Phù Điển, nhận Điển, Khai Thân pháp,Khai khẩu, Nhãn Tam Quang, Khai khiếu giác, tu chứng Thần thông....
Vậy những điều đó là như thế nào ? dienbatn xin cùng các bạn tìm hiểu nhé. Và nhân đây cũng xin thưa với các bạn, những hiểu biết của dienbatn còn ở cấp sơ cơ, nhờ ơn các Sư phụ, các A Xà lê chỉ dậy nhưng do ngu dốt nên học 10 chỉ biết một. Nếu sai sót gì xin các minh Sư chỉ bảo. dienbatn xin cảm ơn lắm. Và bây giờ chúng ta cùng bước những bước đầu tiên vào bí mật của công cụ vượt qua các chiều không gian, thời gian khác lớn hơn 3 mà loài người đang khao khát, thèm muốn.
PHẦN 1 : KHỞI THỨC.
Theo các tài liệu để lại, có lẽ nói rõ ràng về vấn đề này nhất chính là các Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo, mặc dù về thời gian, những tư liệu này có sau những tư liệu bên Huyền môn của các Đạo giáo. vậy chúng ta thử xem bên Thiên Chúa Giáo nói gì về vấn đề này nhé :
1-KHI NÓI TIẾNG LẠ LÀ XÂY DỰNG CHÍNH MÌNH.
Khi ta được sinh lại hay chịu phép rửa trong Thánh Thần, là lúc được xức đầy dầu Thánh linh, quyền năng của Thiên Chúa đến ở ngay bên trong ta . Quyền năng này là ngòi nổ và chuyển động mạnh khi ta nói tiếng lạ, là nó sẳn sàng bắn ra, để phục vụ, hay chiến đấu cho vinh quang của Thiên chúa.
" 14:4 Kẻ nói tiếng lạ thì tự xây dựng chính mình; ..." (1 Cô-rinh-tô 14:4).
Gốc Hy Lạp dịch chữ tiếng lạ là "xây dựng" nên, là dạn dĩ hay nạp điện từ một cục pin. Vì thế Lời Kinh Thánh nói chúng ta nói tiếng lạ xây dựng cho mình thành một dinh thự; cho mình dạn dĩ và nạp năng lượng từ cục pin vào mình để mình sẳn sàng ra đi rao giảng và làm chứng cho Đức Kitô.
Kẻ nói tiếng lạ thì xây dựng cho thân mình. Khi ta nói tiếng lạ, là đang xây dựng phần tâm linh , nội tâm để con người mình từ đó,mình sẻ thấy
• thân được,
• cảm được,
• gần đuợc,
• yêu được,
• nghe được
Tiếng Chúa, được Chúa dạy dỗ qua say mê Lời Chúa và sai đi...tức là đã được đổi mới trong Thành Thần, và cứ còn tiếp tục đổi mới mãi mãi, không bao giờ dừng lại .... Vì Chúa và mình tin cẩn, kề cận bên nhau!
Nhưng anh em, hỡi anh em thân mến, hãy xây dựng đời mình trên nền tảng đức tin rất thánh của anh em, hãy cầu nguyện nhờ Thánh Thần, (Giu-đe 1:20)
Khi ta nói tiếng lạ, là cầu nguyện thẳng với chúa Thánh Thần, là nội tâm đang nạp nguồn điện mạnh 220 volt từ Chúa Thánh Thần và chính Ngài tác động quyền năng Thiên Chúa đó cho ta. Rồi vinh quang của Ngài cũng tỏ lộ mạnh mẽ qua ta nữa. Dù cho ta bé nhỏ tới đâu đi nữa, mà nói tiếng lạ, quyền năng của Thiên Chúa cũng làm tràn ngập một niềm vui, bình an bất tận, ta bắt đầu làm quen với Chúa , nhờ sức Chúa Thánh Thần bên trong nội tâm ta sẽ được lớn mạnh hẳn lên để sẳn sàng , hăng say đi làm điều Thiên Chúa muốn.
Nói tiếng lạ, cộng với công bố lời Chúa , sẽ làm ta thành người khổng lồ thiêng liêng , hay một Đại sứ tài ba,năng động của Nước Trời.
Ai thường nói tiếng lạ, họ đang xây dựng chính mình; đang nạp vào mình cục pin đầy lửa Thánh Linh . Vì môi miệng bạn đã được thanh tẩy, thánh hóa, thánh hiến. Nên khi bạn nói tiếng lạ, bạn không nói chơi, nói tào lao nhưng công bố điều mầu nhiệm của tâm linh. những lời này sẽ làm thay đổi chung quanh bạn và tòan cả thế giới!
2-NÓI TIẾNG LẠ LÀM CHO TA MẠNH DẠN LÊN !
"Kẻ nói tiếng lạ thì xây dựng chính mình..." (1 Cô-rinh-tô 14:4).
Hãy nhớ một trong những ý nghĩa của "xây dựng" là "làm cho dạn dĩ,can đảm, say mê" nên "nói tiếng lạ làm cho ta lớn lên, và mạnh dạn trong đức tin, cậy , mến !." là không còn biết sợ hãi, e sợ gì nữa cả. Ai có tật hay sợ hãi, cứ nói tiếng lạ đi nào !
2 Ti-mô-thê 1:7.
1:7 Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ.
Là Kitô hữu, khi đọc (2 Ti-mô-thê 1:7). Muốn đầy quyền năng hãy luôn cầu tiếng lạ, sẽ thấy kết quả lớn lên trong Chúa hơn :
- thích nghĩ tới, nhớ tới và nói với Chúa ,đọc Lời Chúa , sẽ thấy cảm nhận mình ở gần Chúa, Chúa ở gần mình hơn , yêu Chúa hơn !
Tiếng lạ đó là " Quyền Năng để Thay Đổi," nên không bao giờ phải sợ hãi. Tôi nói với họ, " quyền năng mà bạn có đó, lớn hơn mọi người, mọi thứ đang có ở đời này.
3-NÓI TIẾNG LẠ: ĐƯỢC BAN QUYỀN NĂNG VÀ ĐI RAO GIẢNG.
....Công việc của Thánh Thần Thiên Chúa không bị giới hạn bởi đời sống ta hôm nay, nếu mình bỏ giờ cho tiếng lạ, là cách kết thân, là được làm bạn với Ngài. Ngài không thiên vị ai; ai mong ước mời Ngài cứu giúp, dạy dổ hay chỉ dẫn thì Ngài ra tay ngay.
Thần Linh Thiên Chúa không bị giới hạn nào cho việc làm trong đời sống ta hôm nay, nếu ta dành thời gian thuận tiện cho tiếng lạ. Ngài yêu qúy mà không phân biệt một ai cả, điều gì Ngài đã làm cho người này, Ngài cũng sẽ làm cho người khác được, dù có xảy ra ở bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa !
Khi ta đi lễ, chầu Thánh Thể, cầu nguyện ở nhà: đang nấu ăn ,lái xe,đi chợ,đang tắm, làm vườn ...trong mọi hoàn cảnh mọi lúc ta vẫn kết hợp với Chúa được qua tiếng lạ, đó là cách luyện nội công thâm hậu. Nhiều người đã dùng cách này để tăng trưởng ,chữa lành, chúc phúc cho nhau...
4-NÓI TIẾNG LẠ :- NẠP NĂNG LƯỢNG VÀO TRONG BẠN!
Khi bạn nói tiếng lạ, bạn nạp năng lượng cho tâm linh bạn. Đây là "việc nạp thật nhanh," bởi vì tâm linh bạn cũng phản ứng nhanh không kém. Chỉ cần vài phút thôi là thình lình sự sức dầu khuấy động bên trong bạn và lúc đó bạn trở nên một người mới ngay.
Trở lại thời Cựu Ước, mỗi lần Thần Linh của Thiên Chúa (Chúa Thánh Linh) đến trên Samson, thì ông ta được biến đổi từ con người bình thường thành người có sức mạnh siêu nhiên. Tất cả chỉ cần có giây phút đó là xảy ra sự thay đổi lớn cho Samson.Kinh Thánh ghi lại rằng : - Ông ta
"...nắm lấy cánh cổng thành cùng với hai cây cột, nhổ luôn cả then ngang, rồi vác lên vai, đi trên đỉnh núi đối diện với Khép-rôn.
(Thủ lãnh 16:3).
Samson được nạp sức mạnh đến nỗi ông có thể làm những việc lớn lao mà một người bình thường không thể nào làm được.
Nếu điều đó xảy ra trong thời Cựu Ước khi Chúa Thánh Linh đến trên một người, trong một khoảng thời gian nào đó, để cho ông ta có thể hoàn thành mục đích lớn lao theo ý Thiên Chúa.
Thì thời nay, càng tuyệt hơn nữa, là Chúa đang đến ở giữa, ở với chúng ta bây giờ và mãi mãi, điều đó có phải là điều vĩ đại qúa trí khôn loài người chúng ta không vậy ? mà xưa nay có ai nghe một tôn giáo nào nói hay làm như vậy chưa ?
Lạy Chúa Thánh Thần yêu dấu,
con chỉ biết tin và tôn thờ Ngài,
đã ban cho chúng con một món qùa lạ lùng
mà Chúa Cha đã Hứa và Chúa Giêsu đã nhắc tới:
Đó chính là Ngài, và tiếng nói của Ngài cầu thay
qua môi miệng chúng con:
- đó là tiếng lạ:
chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. ( Roma 8: 26b )
Tạ ơn Chúa , chúc tụng chúa ! amen, alleluia!
Mục sư Chris Oyakhilome
Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ (1 Cor. 12:10).
Thánh Phaolô Viết Về Tiếng Lạ.
Xin mọi người chúng ta đọc thật kỹ chương 14, thơ thứ nhất của thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu thành Côrintô (1Cor 14:1-40). Để tìm hiểu ý nghĩa và nguồn ngọn của sự kiện nói tiếng lạ. Tôi không giải thích hay suy diễn thêm, vì tôi không được ơn nói tiếng lạ. Tôi chỉ xin trích lời Thánh Phaolô để chúng ta cùng tìm hiểu và học hỏi. Thơ này được thánh Phaolô bắt đầu viết cho giáo đoàn ở Côrintô khoảng năm 55, các bản thảo viết trên da thuộc và papyrus được góp nhặt thành thơ thứ nhất vào khoảng năm 90 A.D.
a. Thứ bậc các đặc sủng để mưu cầu ích chung.
1 Anh em hãy cố đạt cho được đức mến, hãy khao khát những ơn của Thần Khí, nhất là ơn nói tiên tri.
2 Thật vậy, kẻ nói tiếng lạ thì không nói với người ta, nhưng là nói với Thiên Chúa, bởi vì chẳng ai hiểu được: nhờ Thần Khí, kẻ ấy nói ra những điều nhiệm mầu.
3 Còn người nói tiên tri thì nói với người ta để xây dựng, để khích lệ và an ủi.
4 Kẻ nói tiếng lạ thì tự xây dựng chính mình; người nói tiên tri thì xây dựng Hội Thánh.
5 Tôi muốn cho tất cả anh em nói các tiếng lạ, và nhất là tôi muốn cho anh em nói tiên tri. Người nói tiên tri thì cao trọng hơn người nói các tiếng lạ, trừ phi người này giải thích để xây dựng Hội Thánh.
6 Thưa anh em, giờ đây, giả như tôi đến cùng anh em mà chỉ nói các tiếng lạ, giả như lời nói của tôi không đem lại cho anh em một mặc khải, một sự hiểu biết, hay không phải là một lời tiên tri, một lời giáo huấn, thì nào có ích gì cho anh em?
7 Như thế, có khác chi những nhạc cụ không hồn, như sáo như đàn: nếu âm thanh không rõ, thì làm sao nhận ra được cung nhạc tiếng đàn?
8 Thật vậy, giả như kèn chỉ phát ra một tiếng vu vơ, thì ai sẽ chuẩn bị chiến đấu?
9 Anh em cũng thế: nếu miệng lưỡi anh em chẳng nói những lời có thể hiểu được, thì làm sao người ta biết điều anh em nói? Anh em chỉ nói bông lông thôi!
10 Trong thiên hạ, có rất nhiều thứ ngôn ngữ, nhưng không có thứ nào là vô nghĩa.
11 Vậy nếu tôi không biết giá trị của ngôn ngữ, thì tôi sẽ là kẻ man dã đối với người nói, và người nói là kẻ man dã đối với tôi.
12 Anh em cũng vậy: vì khao khát những ơn của Thần Khí, anh em hãy tìm kiếm để được dồi dào các ân huệ đó, nhằm xây dựng Hội Thánh.
13 Vì thế, kẻ nói tiếng lạ thì phải xin cho được ơn giải thích.
14 Thật vậy, nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ thì lòng tôi cầu nguyện, nhưng trí tôi chẳng thu được kết quả gì.
15 Vậy, phải làm sao? Tôi sẽ cầu nguyện với tấm lòng, nhưng cũng cầu nguyện với trí khôn nữa. Tôi sẽ ca hát với tấm lòng, nhưng cũng ca hát với trí khôn nữa.
16 Quả thế, nếu bạn chỉ chúc tụng với tấm lòng thôi, thì làm sao hạng người ngoài cuộc có thể thưa "A-men" lúc bạn dâng lời tạ ơn, vì người đó không biết bạn nói gì?
17 Đã hẳn, lời tạ ơn của bạn tốt đẹp thật, nhưng không xây dựng cho người khác.
18 Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì tôi nói các tiếng lạ nhiều hơn tất cả anh em,
19 nhưng trong cộng đoàn, thà tôi nói năm ba tiếng có thể hiểu được để dạy dỗ kẻ khác, còn hơn là nói hàng vạn lời bằng tiếng lạ.
20 Thưa anh em, về mặt phán đoán thì đừng sống như trẻ con; về đàng dữ, sống như trẻ con thì được, nhưng về mặt phán đoán thì phải là người trưởng thành.
21 Trong Lề Luật có chép: Chúa phán rằng: Ta sẽ dùng những người nói tiếng khác lạ và môi miệng người ngoại quốc mà nói với dân này; dù thế, chúng cũng chẳng nghe Ta.
22 Vì thế, các tiếng lạ được dùng làm dấu hiệu, không phải cho những người tin, mà cho những kẻ không tin; còn lời ngôn sứ thì không phải là cho những kẻ không tin, mà cho những người tin.
23 Vậy giả như cả cộng đoàn họp lại một nơi và mọi người đều nói các tiếng lạ, mà khi đó có người ngoài cuộc hay người không tin đi vào, thì họ chẳng bảo là anh em điên sao?
24 Còn nếu mọi người đều nói tiên tri, mà có người không tin hoặc người ngoài cuộc đi vào, người đó sẽ thấy mình bị mọi người khiển trách, mọi người xét xử.
25 Những điều bí ẩn trong lòng người đó sẽ bị lộ, và như thế, người đó sẽ sấp mình xuống mà thờ lạy Thiên Chúa, tuyên bố rằng: "Hẳn thật, Thiên Chúa ở giữa anh em."
b. Các đặc sủng. Quy luật thực tiễn
26 Vậy, thưa anh em, phải kết luận thế nào? Khi anh em hội họp, người thì hát thánh ca, người thì giảng dạy, người thì nói lời mặc khải, người thì nói tiếng lạ, người thì giải nghĩa: tất cả những điều ấy đều phải nhằm xây dựng Hội Thánh.
27 Nếu có nói tiếng lạ, thì chỉ hai hoặc tối đa ba người nói thôi, mỗi người cứ theo phiên mà nói, và phải có một người giải thích.
28 Nếu không có người giải thích, thì phải giữ thinh lặng trong cộng đoàn, mỗi người chỉ nói với mình và với Thiên Chúa thôi.
29/ Về các ngôn sứ, chỉ nên có hai hoặc ba người lên tiếng thôi, còn những người khác thì phân định.
30/Nếu có ai ngồi đó được ơn mặc khải, thì người đang nói phải im đi.
31/ Mọi người có thể lần lượt nói tiên tri, để ai nấy đều được học hỏi và khích lệ.
32/ Ngôn sứ thì làm chủ những cảm hứng tiên tri của mình,
33/ bởi vì Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa gây hỗn loạn, nhưng là Thiên Chúa tạo bình an. Như thói quen trong mọi cộng đoàn dân thánh,
34/ phụ nữ phải làm thinh trong các buổi họp, vì họ không được phép lên tiếng; trái lại, họ phải sống phục tùng như chính Lề Luật dạy.
35/ Nếu họ muốn tìm hiểu điều gì, thì cứ về nhà hỏi chồng, bởi vì phụ nữ mà lên tiếng trong cộng đoàn thì không còn thể thống gì.
36/ Lời Thiên Chúa có phát xuất từ anh em không? Hay lời ấy chỉ đến với một mình anh em mà thôi?
37/ Nếu ai tưởng mình là ngôn sứ hoặc được Thần Khí linh hứng, thì hãy nhìn nhận rằng các điều tôi viết đây là mệnh lệnh của Chúa.
38 /Ai không nhận biết điều ấy, thì cũng không được Chúa biết đến.
39 /Cho nên, thưa anh em, anh em hãy khao khát ơn nói tiên tri và đừng ngăn cấm nói các tiếng lạ.
40/ Nhưng hãy làm mọi sự cách trang nghiêm và có trật tự.
4. Đặc Sủng Tiếng Lạ.
Trên đây là trích toàn chương 14 trong thơ của Thánh Phaolô gởi cho giáo đoàn Côrintô. Đặc Sủng nói tiếng lạ đã bị quên lãng qua gần 20 thế kỷ. Cho đến khi Phái Ngũ Tuần xuất hiện sau năm 1906, chủ trương khơi dậy ơn đặc sủng này. Gắn liền với hiện tượng nói các tiếng lạ và với kinh nghiệm được thanh tẩy trong Thánh Thần. Vào giữa thế kỷ 20, kinh nghiệm đoàn sủng bắt đầu được chia sẻ bởi một số thành viên của các giáo hội cổ điển, gồm cả một số thành phần trong Giáo Hội Công Giáo. Và cho tới cuối thập niên 60, năm 1967, phong trào Canh Tân Đặc Sủng thấy xuất hiện nơi một số nhóm và cộng đoàn trong Giáo Hội Công Giáo. Và đặc biệt, phong trào Canh Tân Đặc Sủng xuất hiện tại một số nhóm nơi các cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ và một số cộng đoàn ở các nước lân cận. Đã có nhiều người cho biết rằng họ đã lãnh nhận đặc sủng nói tiếng lạ trong khi cầu nguyện.
Dựa vào lời của Thánh Phaolô, đã có rất nhiều lời giải thích, loại suy, suy tư thần học, nguyện gẫm và áp dụng vào cuộc sống đạo. Chúng ta phải rất trân trọng các ơn đặc sủng. Nhận lãnh ơn đặc sủng là để xây dựng Giáo Hội trong tình yêu và hiệp nhất. Vậy tất cả những ai thật sự được lãnh nhận những đặc sủng ơn lạ này, hãy hết sức chuyên cần sống tốt, thánh thiện và hãy trở nên khí cụ của đức ái và lòng chân thành. Đây là một hồng ân cao cả vượt trên hết mọi sự, trên cả thần thánh và con người, vì họ nói tiếng của trời cao và nói với Thiên Chúa. Những ai nhận được hồng phúc này, hãy trân trọng vì miệng lưỡi của chính mình đã được nói tiếng lạ với Thiên Chúa. Nhưng chúng ta cũng biết Thiên Chúa của tình yêu, chẳng nhẽ Thiên Chúa chỉ có nghe, mà không có đáp lời. Hỏi có ai đã nghe được Thiên Chúa nói ngôn ngữ nào chưa? Nếu con người trần thế dùng ngôn ngữ của trời cao để nói với Thiên Chúa, vậy là con người đã bước thật gần đến Thiên Chúa vô hình rồi đó!!!
5. Ơn Nói Tiếng Lạ.
Khi Thiên Chúa ban ơn đặc sủng riêng cho ai, thì Thiên Chúa cũng đã trao cho họ một sứ mệnh. Sứ mệnh giống như các tông đồ ngày xưa, đi tiên phong làm nhân chứng cho Chúa. Đây là sứ mệnh trực tiếp từ trời cao, chứ không phải do con người, như xưa thánh Phaolô tông đồ đã nhận lãnh sứ mệnh trực tiếp từ Chúa Giêsu Phục Sinh. Vậy đang khi ông đi đường và đến gần Đamát, thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: "Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta?" Ông nói: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Người đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ (TĐCV 9:3-5).Phaolô đã trở nên tông đồ nhiệt thành rao giảng tin mừng và dám hy sinh mạng sống vì Chúa Kitô. Chúng ta biết rằng lãnh nhận ân sủng là để trao ban và sinh lợi cho toàn thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Đây là ơn thiêng rất cao trọng và nhiệm mầu. Một số người đã tự nhận là được ơn đụng chạm và nói tiếng lạ với Thiên Chúa Cao Cả Vô Hình. Như vậy ai nhận mình đã lãnh nhận những đặc sủng trên, thì hãy tự thánh hóa và sống nhân chứng cho Chúa để nên thánh thiện.
Những ai đã lãnh nhận được đặc sủng từ trời cao như ơn nói tiếng lạ thì phải sống ơn lạ này với lòng khiêm nhượng. Đây là ơn đặc sủng, Chúa không ban ơn lạ cho chúng ta để khoe khoang hay đùa dỡn. Khi nói về ơn lạ, chúng ta phải hết sức trân quý và kính trọng. Khi môi miệng của chúng ta đã được nói tiếng lạ và nói trực tiếp với Thiên Chúa thì môi miệng đó đã được thánh hiến. Đừng bao giờ chúng ta để những lời dơ bẩn, dối trá, điêu ngoa, lừa đảo hay bất ngôn trong môi miệng mình, kẻo miệng lưỡi hóa ra ô uế. Hạnh phúc biết bao khi con người tội lỗi, yếu đuối và thấp hèn đã lãnh nhận được một thứ ngôn ngữ từ trên trời cao. Chúng ta biết rằng Chúa ban cho mỗi người một khả năng, cũng như một ân sủng riêng, như thánh Phaolô đã viết: Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ (1Cor 12:28).
6. Ngôn Ngữ Tình Yêu.
Thiên Chúa đã yêu thương thế gian, Ngài ban chính Con Một của Ngài để mặc khải về tình yêu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu chính là Ngôi Lời. Ngôi Lời là Lời của Thiên Chúa. Ngôi Lời đã nhập thể và ở giữa chúng ta.Thơ gởi Do-thái diễn tả: Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài (Dt. 1, 1). Lời Thiên Chúa là lời của yêu thương. Lời Chúa có uy quyền biến đổi và chữa lành mọi sự. Lời đó chính là Ngôi Hai Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã dùng tiếng Do-thái để chia sẻ mầu nhiệm nước trời với con người. Đây là Lời hằng sống được ghi chép và truyền đạt cho chúng ta. Chúng ta có thể dùng để cầu nguyện, ca ngợi và dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.
Đại đa số các tín hữu thuộc Giáo Hội Công giáo và Tin lành, có trên 2 tỷ tín đồ chưa được ơn đặc sủng nói tiếng lạ, trừ một số những tín hữu thuộc Phái Ngũ Tuần và một số những ông bà và anh chị em trong nhóm Canh Tân Đặc Sủng. Phần chúng ta, chúng ta cứ đặt niềm tin nơi Chúa, vì Chúa phán rằng: Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho (Lc. 11:9-10). Chúa Giêsu đã dạy chúng ta nhiều cách cầu nguyện: Cầu nguyện đừng lải nhải nhiều lời, cầu nguyện nơi kín đáo vào phòng đóng cửa lại, cầu nguyện liên lỉ và bền tâm, cầu nguyện với lòng khiêm tốn và lòng chân thành. Chúa Giêsu đã dạy các tông đồ cầu nguyện qua Kinh Lạy Cha. Đây là một Lời Kinh tuyệt vời nhất. Ai trong chúng ta cũng có thể đọc, học và thuộc lòng. Chúng ta có thể hiểu lời kinh, có thể thực hành và có thể gắn bó mật thiết với Thiên Chúa là Cha chúng ta. Như vậy chúng ta cũng hạnh phúc lắm lắm rồi.
Nói tóm lại, thánh Phaolô tiếp tục dạy dỗ chúng ta: Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng (1Cor 13:1).Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến, cả ba đều tồn tại nhưng đức mến là cao trọng hơn cả. Đức mến bao gồm đức yêu thương, đức bác ái và là giới răn trọng nhất. Mến Chúa và yêu người qui tóm tất cả lề luật. Thiên Chúa là tình yêu, xin Chúa dạy chúng con biết yêu thương và mở lòng chúng con đón nhận mọi người như Chúa đã đón nhận chúng con.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York.
Trong các Đạo Giáo và Huyền môn từ xa xưa, tiếng Thiên ( tiếng lạ ) cũng được sử dụng thường xuyên, chỉ tiếc rằng chưa có một cuốn sách nào nói chuyên sâu về vấn đề này cả. Trong Huyền môn, khi ta đã được Quán đảnh và được sự chỉ dậy của các Minh Sư, các A Xà Lê, bước vào học Pháp, bao giờ chúng ta cũng được chỉ dậy rằng : Khi hành Pháp, Tâm ( ý ) phải thanh tịnh, không tạp niệm ở nơi ngoại cảnh, thì Thân thành tựu mới quy oai lực tinh tấn của MA HA KIM CANG KINH chuyển hóa, THÂN KHẨU như Ý.Cửu khiếu nơi đồng năng hành , phóng quang NHƯ LAI.
- TÂM HÀNH PHÁP VÔ SỞ CẦU.
- NIỆM PHÁP, HÀNH PHÁP ( Dễ mê Pháp ).
- NGUYỆN TẬN ĐỘ CHÚNG SINH VÔ NGẠI.
Khi được Khai thân Pháp, ta được giúp trí nhớ, mở thất khiếu Thân và Ý.Khai lưỡng mục - khẩu - khiếu giác - ý. Quá trình này bao gồm : Khai Nhãn Tam Quang, Khai lưỡng nhĩ, Khai khẩu, khai khiếu giác.Những phương pháp này có tác dụng trợ ngã Thần thông, cho hành giả đạt được Thân - Khẩu - Ý, như Phật Quang ( thấy ),Nhĩ thông ( nghe),Khẩu ( nói ), Khiếu giác ( Mũi thông) , trí nhớ ( ý thông ) để đạt nghe như thấy,ngửi như thấy, đạt Lục Thông thanh tịnh ( hữu dư niết bàn ) tại thế vô ngại Pháp giới.
Ví dụ như pháp : Bích Chi Khai Khẩu. Pháp Khai khẩu tự tại Thần , Tiên, Thánh , Phật, chúng sanh đắc quả đồng ngôn. Học Pháp này được hiểu, thông nhiều ngôn ngữ của Thế giới Ta Bà, tùy theo đức độ Thần thông, tạng thức A Lại da tự tại. Khi tốc khẩu Pa Li tự tại, tâm thanh tịnh mới tiến đến tốc khẩu Việt.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét