Như đã trình bày, phần Minh đường của Thái Nguyên đã bị phá hỏng, những quả đồi nhỏ tại Minh đường đã bị san ủi, tạo nên hiện tượng thoát khí. Tàng phong thì thủy mới tụ. Nay toàn bộ những chiêng, trống , cờ bảng nằm tại khu vực này đã bị phá hủy gần như hoàn toàn. Theo kinh nghiệm của người xưa : " Thôn trang và đô thị có cư dân đông đúc, phần lớn nằm ở địa phương dừng nghỉ của Long mạch. Đàn tế thần linh và miếu mạo đa phần nằm ở nơi cùng tuyệt hung sát. Anh linh thần tiên và thánh tích Phật giáo phần lớn nằm trên các ngọn danh sơn. Quận, trấn náo nhiệt đa phần nằm tại địa phương quần Long tụ hội. Kinh đô có thể là nơi vạn thủy thiên (ngàn) sơn triều hội tôn kính thần linh. Chỗ ấy là chính giữa thiên địa, hấp thụ chính khí âm dương biến hóa và Ngũ hành tương phối cùng là Bát quái hiệp trợ. Tuy có vận hưng thịnh và suy vong, nhân khẩu đông đúc và tiêu giảm khác nhau nhưng vẫn đóng vai trò đó liên miên bất tận. Do vậy, nơi quần Long tương hội nếu nhỏ thì ắt là quận, trấn nếu lớn ắt là đô thành, nhất định đều có phép tắc chứ không thể tùy ý cải biến." ( ĐLTT).
Hay như trong Bảo Ngọc Thư cũng có viết : "Ở phía trước huyệt có triều sơn, tức là án, nằm ngang thăng bằng như cán cân, thì quyết định con cháu ngàn năm vẫn giàu sang. Ở phía trên đằng sau huyệt về phía tay hữu, có triều sơn hình như lá cờ trận, thì con cháu làm về võ chức có uy quyền cao quý lạ thường! Ở phía trước huyệt có nhiều sơn hình như thây người nằm làm án triều, thì con cháu hay bị sa ngã xuống sông hồ chết đuối! Triều sơn lại đâm vào bên tả, thì ngành trưởng chết ngả giữa đường, không chỗ tránh! Triều sơn đâm vào bên hữu, thì ngành thứ cũng chết đường hoặc hổ cắn! Triều sơn như thây nằm xếp, thì có một người giàu to, nếu nhiều hình như thây người nằm úp, thì được 2,3 người đăng khoa. Trước huyệt có sơn liên tiếp làm án, thì làm quan to, có tiền của tích tụ! Nếu án sơn hình như “ thức lệ trùy hung” tức là lau nước mắt khóc con! v.v… Đây kể đại khái thôi. Tóm lại, thấy sơn hình cao khởi đầy đặn thì tốt; bạc nhược, mỏng manh và phản bối quay đi, thì xấu!
Minh đường quyết : Thấy minh đường tốt, thủy tốt, sơn tốt, tức là đoan chính mỹ mãn, mà kết huyệt thiên thẹo, phải đặt táng ở bên tả, thì ngành trưởng chỉ có 1 con trai; nếu đặt táng ở bên hữu, thì ngành thứ không có con trai. Nếu không tà thiên, đặt được huyệt trung chính, thì cả hai ngành đều được dài đời nối tiếp. Minh đường uốn khúc cong mà thủy tự như lòng bàn tay, thì cả hai ngành đều giàu sang, lấy đấu đong vàng!Sơn tốt, thủy tốt, minh đường tốt, thì tay trắng làm giàu, có nhiều ruộng, đặt thành điền trang, phú ông thọ khảo. Minh đường có một chỗ khuyết, thì con cháu “ y thực tuyệt”! Nghĩa là nước chảy rốc hết, thì cơm áo không còn! Nếu minh đường sâu, có nước tụ, thì giàu bền v.v…"
Với Minh đường đã bị phá hủy như của Thái Nguyên này, mọi sự khởi phát đều thật là khó khăn và những người dân đất này nếu có thụ khí được khởi phát phải lìa xa đất Tổ mới có thể giữ vững được những gì mình có được.
3/ THANH LONG- BẠCH HỔ :
"Long hổ : Long hổ là hai cái sa hộ vệ ở bên tả, bên hữu huyệt. Có cái thì long hổ cùng ở bản thân phát xuất; có cái thì bên không, bên có; có cái thì ở bản thân đều không, mượn cái ngoại sơn ( là cái sơn ở nơi khác) mà hộ huyệt, nhưng cái sơn sa mượn này, không tốt bằng cái ở bản thân sinh xuất.
Sách có câu: “ Vô long yếu thủy triền tả biên, vô hổ yếu thủy hữu bạn”; “ Mạc phạm thủy, vi định cách, đãn cầu huyệt lý tàng phong”. ( Nghĩa là: không có long sa, thì phải có nước ôm vòng, vây ở bên tả; không có hổ sa, thì cần phải có nước bao bọc ở bên hữu; không bị thủy phạm, thì định là được, nhưng phải tìm chỗ huyệt ở trong chỗ kín gió).Ý nói: long hổ là hộ vệ huyệt, mà không có sa che gió thì dầu có nước cũng là vô ích!
Long hổ thì cốt phải thuận tuần ( phục tòng), không nên kinh quyền ngang đầu, tức là nghển đầu ngang nhau là khi chủ! Phải lấy cái hoàn bão, như khuỷu tay ôm vào, thì mới là tốt, lành, nếu trực ngạnh phản bối là hung xấu! đấy là phép thường vậy. Còn như cái nó buông rủ như cái đai thõng ( gọi là La đới), cái bãi ra như tay áo múa lên ( gọi là Vũ tụ), cái thẳng như gọng kìm ( gọi là Trực kiềm), cái như hai tay áo thu vát nhọn, bãi ra ( gọi là Duệ liễm), những cái hình thể như thế là biến cách của long hổ, như bay nhảy mà giương ra vậy." ( Bảo Ngọc Thư ).
Phần Thanh Long của Thái Nguyên có các cánh cung Bắc Sơn, Đông Triều rất hùng vĩ , nhưng tất cả các cánh cung này đều không ôm vào lòng Huyệt mà lại dang ra xa. Bên Thanh Long cũng có dòng sông Cầu với Khí lực vô cùng hùng mạnh, truyền dẫn dòng khí từ Thập Vạn đại sơn về. Địa lý đại toàn tập yếu có viết về thủy như sau : " Đặc tính quan trọng nhất của Thủy là khi Long mạch đạt được rồi, thì Thủy mới thành tựu. Thủy là do từ trong lòng sơn sinh ra mà phối hợp với sơn. Thủy làm chân khí trong lòng sơn, giống như người có tinh, huyết, dịch vậy. Thủy làm chân khí bên ngoài thì giống như người có bầu rượu, đồ ăn và bầu sữa vậy.Có loại Đại thủy theo Long mạch từ Tổ sơn chảy đi, đến khi ra khỏi hiệp cốc thì phân lưu, bám sát sự trường đoản của Long mạch mà chảy. Loại thủy này có khi giao hội ở trước huyệt vị, có khi tụ hợp ở xa hoặc ở gần huyệt. Thủy có khi từ trong sơn phân giới huyệt vị chảy ra, có khi từ Thiếu tổ sơn phân lưu ra hai bên, chảy đến bên ngoài Long sơn và Hổ sơn thì tụ hợp lại, gọi là Tiểu thủy. Có khi tụ hợp tại bên trong Long sơn và Hổ sơn, có khi tụ hợp ở đằng trước huyệt như hình chữ Bát. Thủy giao hội có các kiểu Hà Tu (râu tôm), Giải Nhãn (mắt giải), Kim Ngư (cá vàng), Nguyên Thần, đều là từ bên ngoài chảy tới, phần trên hoàn chỉnh mà phần dưới thu lại.Thủy có loại tươn nghịch mà tương phối với Long mạch, có loại tươn nghịch mà tương phối với tả hữu sa, có loại tương nghịch mà tương phối với huyệt vị, như vậy gọi là Đắc thủy, cho nên có danh xưng “Trương sơn, thực thủy”, hoàn toàn không phải hễ có Thủy là có thể nói Đắc thủy. Nơi Thủy đến không dễ nhìn thấy ngọn nguồn của nó, nơi Thủy lai khứ cũng không dễ biết hướng của nó chảy tới đâu. Nơi Thủy chảy đến nên có nhập khẩu (cửa vào), nơi Thủy chảy nên nên có tiếp xứ (chỗ tiếp). Thủy chảy đến nên ngoằn ngoèo uốn lượn, Thủy chảy đi nên lưu luyến có tình. Thủy chảy xiết thì phải tạo thành sóng nhiều lớp, Thủy chảy chậm thì dòng phải dài, từ xa. Nếu hai dòng thủy lưu kẹp hai bên mà chảy, một bên lớn, một bên nhỏ, cũng cần một đoạn sáng, một đoạn tối. Nếu hai dòng thủy lưu hợp lại rồi chảy xuống, thì cửa ra của nước không thể ở trước hoặc ở chính giữa huyệt. Nếu giới thủy theo Long mạch một bên xa, một bên gần, thì huyệt vị nhất định phải có hai cánh tay dài mà gần mặt huyệt." Hướng Thủy lai là Càn - Hợi. Hướng thủy khứ là Mùi - Khôn . Nhìn trên bản đồ ta thấy Thái Nguyên được dòng nước sông Cầu ôm vòng qua Minh đường và vắt sang gần nhánh Bạch Hổ.
" Phàm Thuỷ đều lấy dạng giao toả, uốn lượn tụ hội làm cát lợi, còn chảy xuyên thẳng như mũi tên, chếch xéo làm hung hiểm. Nếu thuỷ ở trong huyệt, thì thuỷ ở tứ phía phải chảy vào trong, chứ không để thuỷ ở tứ phía chảy ra ngoài. Nếu thủy ở trong Minh Đường, cũng phải mong sao thủy tứ phía chảy dồn vào, chứ không thể để thủy tứ phía chảy loạn đi. Thủy thế bao tròn hướng nội là địa mạo Kim Thành. Thủy thế hình vuông mà hướng nội là đại mạo Thổ Thành. Thủy thế uốn khúc vòng vèo mà chảy vào trong huyệt, là địa mạo Thủy Thành. Cả ba đều là cát lợi. ..Có loại thủy thế hướng về phía Chu Tước, ôm lấy Huyền Vũ, Thanh Long và Bạch Hổ, thành cách dưỡng âm, đáo đường, thượng nhai, củng bối, nhân hoài, giác loan, giao tụ, đều là các thủy tượng cát lợi." Thế đất này Thủy đã làm nhiệm vụ điều chỉnh Khí cho Long rất tuyệt vời.
Hình nhánh Thanh Long Thái Nguyên.
Hình nhánh Bạch Hổ Thái Nguyên.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét