ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.BÀI 6.
PHẦN 2 .
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN.
( Tiếp theo- dienbatn )
3/ THANH LONG- BẠCH HỔ : (Tiếp theo ).
Theo các tài liệu về Địa chất thủy văn, cấu tạo địa chất của khu vực này rất phức tạp và các khu mỏ tại đây nằm trên các đứt gãy rất lớn. Khi khai thác những mỏ này ở những độ sâu lớn rất dễ xảy ra những hiện tượng sụt, lún trên diện rộng. "Các tài liệu nghiên cứu trước đây đều cho rằng hoạt động kiến tạo trong khu vực chủ yếu hình thành các đứt gãy giòn trong đó đứt gãy Đường 13A đi qua trung tâm khu vực mỏ Núi Pháo là một đứt gãy lớn với vai trò phân đới cấu tạo và liên quan tới các hoạt động magma và sinh khoáng trong vùng. Đặc biệt, không có một tài liệu nào đề cập tới sự hình thành của các cấu tạo phiến cũng như vai trò của các hoạt động uốn nếp. Các tài liệu cũ thường xem trật tự và mối quan hệ địa tầng giữa các tầng đá là đơn giản, mang tính chuyển tiếp và không có sự xáo trộn về mặt thế nằm so với trật tự địa tầng nguyên thuỷ. Tuy nhiên các tài liệu địa chất do Công ty Tiberon thu thập và các quan sát của chúng tôi cho thấy không có những bằng chứng xác đáng để chứng minh vai trò quan trọng của các đứt gãy giòn trong bình đồ cấu trúc khu vực . Ngược lại, những tài liệu hiện có chỉ ra rằng cấu trúc của vùng mỏ Núi Pháo, và có thể trên một quy mô khu vực rộng lớn hơn, hình thành từ sự giao thoa của nhiều pha biến dạng kiến tạo khác nhau . Mỗi pha biến dạng đã hình thành nên một thế hệ cấu tạo có tính hệ thống và có quy mô khu vực. Bằng phương pháp loại trừ dần các mối quan hệ chồng lấn của các thế hệ cấu tạo hình thành muộn hơn lên các cấu tạo có trước và so sánh đặc điểm của từng thế hệ cấu tạo đặc trưng cũng như thời gian thành tạo tương đối của chúng có thể phân lập được từng pha biến dạng riêng biệt. Những pha biến dạng cơ bản mang tính khu vực trong vùng nghiên cứu được mô tả dưới đây.
Pha biến dạng đầu tiên có thể nhận biết được trong vùng nghiên cứu là một pha biến dạng trong môi trường dẻo, đặc trưng bởi sự phát triển của một thế hệ phân phiến khu vực (S1) tác động mạnh mẽ lên các đá trầm tích thuộc hệ tầng Phú Ngữ và, ít hơn, trong các đá granit biotit thuộc phức hệ Núi Điệng (khối Núi Pháo). Các cấu tạo phân lớp nguyên thuỷ (S0) trong hệ tầng Phú Ngữ đã bị phá huỷ gần như hoàn toàn và được thay thế bằng hoặc chuyển thành song song với cấu tạo phân phiến khu vực (S1). Cấu tạo phân phiến này song song với mặt trục của các nếp uốn đẳng tà (U1, ảnh 1a) dạng tương tự (similar fold [5]) uốn nếp các cấu tạo phân lớp nguyên thuỷ (S0) của hệ tầng Phú Ngữ (ảnh 1b). Độ hẹp của các nếp uốn U1 có xu hướng tăng khi đi về phía ranh giới của hệ tầng Phú Ngữ với khối granit Núi Pháo (Hình 2b).
Ngoài ra, các cấu tạo phân phiến S1¬ còn phát triển mạnh và song song với các cấu tạo dải trượt (C) của phân phiến mylonit phát triển trong granit khối Núi Pháo (Hình 2b, ảnh 1c, 1d), đặc biệt là ở gần ranh giới tiếp xúc của khối này với các đá trầm tích hệ tầng Phú Ngữ. Đới mylonit có bề dày tới vài mét, trong đó có nơi granit đã bị mylonit hoá hoàn toàn và trở thành siêu mylonit (ultramylonite) với các cấu trúc thể hiện hướng trượt rất rõ ràng như cấu tạo sigma hoặc dải trượt, chứng tỏ ranh giới của khối granit Núi Pháo và đá trầm tích thuộc hệ tầng Phú Ngữ đã trở thành một đới trượt lớn mà dọc theo đó hệ tầng Phú Ngữ đã bị dịch chuyển khỏi vị trí nguyên thuỷ của nó. Cấu tạo dạng ‘tương tự’ và sự gia tăng độ hẹp của nếp uốn về phía đới trượt (ở rìa khối Núi Pháo) chứng tỏ sự uốn nếp liên quan chặt chẽ với chuyển động uốn cắt (shear folding [5, 6]) mang tính khu vực trong pha biến dạng thứ nhất. Như vậy đá granit thuộc khối Núi Pháo xâm nhập vào hệ tầng Phú Ngữ trước khi pha biến dạng thứ nhất xảy ra và vị trí kiến tạo của hệ tầng Phú Ngữ hiện tại là ngoại lai (allochthonous) so với vị trí trầm tích nguyên thuỷ của nó.
Các cấu tạo trong pha biến dạng thứ nhất hình thành đồng thời với biến chất khu vực ở tướng đá phiến lục thấp, nhưng chúng thường bị các cấu tạo muộn hơn hoặc các cấu tạo liên quan tới skarn phá hủy, chứng tỏ pha biến dạng thứ nhất hoạt động trước khi quá trình tạo quặng skarn diễn ra.
Sự uốn nếp trong pha biến dạng thứ nhất đã làm cho lớp đá hoa và đá silic vôi của hệ tầng Phú Ngữ bị uốn nếp liên tục với các nếp uốn đẳng cánh lớn kiểu tương tự (similar [5, 6]) với bề dày trầm tích của phần cánh nhỏ hơn rất nhiều so với phần vòm. Sự tồn tại của các nếp uốn này làm cho bề dày của các lớp trầm tích biến chất, đặc biệt là các lớp đá hoa tăng lên nhiều lần so với bề dày nguyên thuỷ của chúng (Hình 2b). Do đó các cấu tạo của pha biến dạng thứ nhất đã tạo nên môi trường đá vây quanh thuận lợi cho quá trình skarn và greisen hoá dẫn đến tạo quặng, cũng như khống chế quy mô và hình thái của các đới khoáng hoá sau này khi có sự xâm nhập của khối granit Đá Liền......
Mặc dù còn thiếu nhiều số liệu định lượng liên quan tới mối quan hệ và tuổi của các sự kiện biến dạng và tạo quặng, nhưng dựa vào mối quan hệ giữa biến dạng và quá trình tạo quặng thì một trình tự tương đối của các sự kiện địa chất trong vùng mỏ Núi Pháo có thể được tái lập khái quát như sau: sự phát triển địa chất và sự hình thành quặng hoá đa kim trong vùng nghiên cứu và lân cận đã trải qua một lịch sử khá dài (Hình 3a). Nó bắt đầu bởi sự lắng đọng các trầm tích lục nguyên - carbonat của hệ tầng Phú Ngữ, có thể là trong chế độ thềm thụ động dọc theo một thềm lục địa tồn tại ở khoảng Orđovic-Silur. Sự nghịch đảo kiến tạo bắt đầu vào khoảng đầu Trias làm cho thềm lục địa thụ động trở thành một rìa lục địa tích cực và dẫn đến sự xâm nhập của các đá mafic thuộc phức hệ Núi Chúa và granit biotit thuộc phức hệ Núi Điệng, trong đó có khối Núi Pháo, vào cuối Trias (Hình 3b1). Theo sau sự xâm nhập granit là quá trình biến dạng ép nén ngang dẫn đến sự hình thành một đới trượt dọc theo ranh giới giữa khối Núi Pháo và hệ tầng Phú Ngữ, kèm theo là hiện tượng uốn nếp mạnh mẽ và các lớp trầm tích tạo thành các nếp uốn đẳng cánh làm gia tăng bề dày của hệ tầng Phú Ngữ, đi kèm là hiện tượng biến chất khu vực tới tướng đá phiến lục (Hình 3b2). Pha biến dạng thứ 2 diễn ra sau đó đã làm tái uốn nếp các cấu tạo thuộc pha 1 (Hình 3b3). Tiếp theo đó là sự xâm nhập của các đá granitoiđ thuộc phức hệ Pia Oắc trong đó có khối Đá Liền vào khoảng Creta muộn vào các đá tạo nên hiện tượng skarn hoá mạnh mẽ các đá vây quanh và hình thành các thân quặng đa kim ở vùng Núi Pháo (Hình 3b4). Một số đai mạch muộn, trong đó có thể chứa các mạch quặng thiếc hoặc đồng phát triển muộn hơn và thường đi cùng với các đứt gãy hoặc đới phá huỷ muộn, sau khi thân quặng đa kim đã được thành tạo. Như vậy, có thể khẳng định rằng mặc dù sự xâm nhập của khối Đá Liền là nguyên nhân tạo quặng, nhưng các cấu tạo hình thành trong pha biến dạng 1 và 2 đóng vai trò quan trọng trong sự lắng đọng quặng hoá cũng như quy mô và phương phát triển của thân quặng.
Do các đá trầm tích biến chất bị skarn hoá thường có biểu hiện từ tính mạnh nên diện phân bố của chúng có thể nội suy thông qua kết quả khảo sát địa vật lý (Hình 4), theo đó thì diện tích của hệ tầng Phú Ngữ có thể còn trải rộng ra phía tây bắc của vùng nghiên cứu và có thể đã bị uốn nếp lặp đi lặp lại (Hình 4). Vì hiện tượng skanơ hoá phát triển rộng rãi trong toàn vùng nghiên cứu, nên có thể cho rằng các đá trầm tích đã bị biến chất dưới tác động của một nguồn nhiệt rất lớn chỉ có thể có được nhờ một thể granit rất lớn. Như vậy, khối granit Đá Liền có thể có diện phân bố rất lớn ở dưới sâu và nếu hệ tầng Phú Ngữ với các cấu tạo chứa quặng thuận lợi như các nếp uốn U1 và U2 phát triển mang tính khu vực ra ngoài phạm vi thân quặng hiện tại thì quy mô của các thân quặng đa kim còn lớn hơn nhiều. Trong trường hợp này, cả về phía tây bắc và đông nam của thân quặng hiện tại đều có thể có tiềm năng của quặng đa kim ." ( http://www.diachatthuyvan.net/t909-topic#ixzz262ILUtuD ).
Một vấn đề quan trọng nữa đối với Thái Nguyên là vấn đề ô nhiễm môi trường và việc tồn tại một lượng lớn chất thải trong quá trình khai thác mỏ. Mức độ ô nhiễm môi trường bao gồm cả không khí, mặt đất, các dòng nước đã đến mức độ báo động.Những vùng đất quanh các mỏ khai khoáng, bãi thải mỏ hay các mỏ cũ đã được hoàn thổ bị nhiễm kim loại nặng trầm trọng, đến cỏ cũng không mọc được.
" Hiện trạng môi trường sinh thái ở Thái Nguyên có thể khẳng định đang bị ô nhiễm ở mức quá giới hạn cho phép, nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Về nguồn nước, nước mặt bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, đặc biệt là sông Cầu, hằng năm tiếp nhận khoảng 35 triệu m3 nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để của hơn 1.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai thác, chế biến khoáng sản, các bệnh viện …Ngoài ra, sông Cầu cũng còn phải tiếp nhận khoảng 15 triệu m2 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý của các khu dân cư đô thị. Theo kết quả quan trắc, hàm lượng BOD5 trong nước tại cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, cầu Mây vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,08- 9,5 lần; COD vượt từ 1,2-5,8 lần; NH4 vượt từ 1,34- trên 20 lần; lượng dầu mỡ đạt tới 0,195- 0,196 mg/l, trong khi giá trị tiêu chuẩn là 0. Nước sông Công và hồ Núi Cốc cũng có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng, dầu mỡ và các hoá chất bảo vệ thực vật.
Môi trường nước dưới lòng đất cũng đã có những biểu hiện ô nhiễm, tuy nhiên chỉ mang tính cục bộ như tại một số khu vực khai thác khoáng sản Hà Thượng, Tân Linh (Đại Từ), hàm lượng Asen từ 0,068- 0,109 mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7- 8,2 lần; phường Quang Vinh (TP. Thái Nguyên), Thị trấn Giang Tiên (Phú Lương), hàm lượng Xyanua vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,9- 12,9 lần…
Tại các khu công nghiệp và khai thác khoáng sản, qua điều tra chất thải cho thấy ước tính mỗi năm các hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra khoảng một tỷ m3 khí, hàng nghìn tấn bụi và hàng trăm nghìn tấn chất thải rắn. Theo số liệu điều tra: Tại 20 doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, hàng năm thải vào môi trường khoảng 450 triệu m3 khí thải; 16 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tập trung hàng năm thải vào môi trường trên 200 triệu m3 khí thải, 160 nghìn m3 nước thải, 150.668 tấn chất thải rắn; 14 doanh nghiệp cơ khí chế tạo hàng năm thải vào môi trường trên 150 triệu m3 khí thải …
Trong số các cơ cở sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, hiện có khoảng 90% cơ sở chưa có trạm xử lý nước thải và hệ thống kỹ thuật hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Tại các khu công nghiệp, chúng tôi đã tìm hiểu tại cơ sở và được biết: Hiện nay mới có khu công nghiệp tập trung Sông Công có thiết kế quy hoạch chi tiết, nhưng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường như: Hệ thống thoát nước bề mặt, hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng của từng nhà máy, hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, khu chôn lấp chất thải rắn chưa được hoàn thiện. Các chất thải rắn công nghiệp chủ yếu được thu gom và chôn lấp ngay trong khu vực sản xuất hoặc chôn cùng với rác thải sinh hoạt, đặc biệt các chất thải nguy hại chưa được quản lý, phân loại và xử lý theo đúng quy định....
Dự báo về tình hình ô nhiễm môi trường của Thái Nguyên trong những năm tới sẽ còn nhiều phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Lý do: Tốc độ phát triển đô thị, phát triển công nghiệp ở mức cao, đến năm 2010 sẽ có khoảng trên 2.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và 20 đô thị các loại, dân số đô thị sẽ tăng nhanh. Vì vậy lượng khí thải, chất thải, nước thải công nghiệp và sinh hoạt đô thị ngày càng nhiều. Một số cơ sở khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng lớn đi vào hoạt động như: Mỏ sắt Tiến Bộ, Mỏ đa kim núi Pháo, Nhà máy xi măng Thái Nguyên, Dự án cải tạo, mở rộng giai đoạn 2 Khu công nghiệp Lưu Xá … sẽ là những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường …"( http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=24&id=55900&code=CTVY655900)
" Đáng ngại hơn, xung quanh các khu mỏ khai thác than hàm lượng bụi đã vượt quy chuẩn cho phép đến 5 lần. Cùng với tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường đất tại các khu vực gần khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng rõ rệt, điển hình như đất ruộng gần Khu công nghiệp Sông Công hàm lượng Zn vượt 8,9 lần, hàm lượng Cd vượt 11 lần; tại Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên hàm lượng Pb vượt tiêu chuẩn 2,8 lần, hàm lượng Zn vượt 46,6 lần... Đặc biệt tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản do chủ yếu khai thác theo phương thức lộ thiên, thủ công bán cơ giới đã gây tác động xấu đến môi trường, gây thất thoát tài nguyên như tại các điểm mỏ: than Làng Cẩm, đôlômít Làng Lai, mỏ sắt Trại Cau... Nguy hại hơn, ở một số mỏ than Khánh Hòa, Phấn Mễ, Núi Hồng, mỏ sắt Trại Cau do khai thác lộ thiên đã tạo ra các moong khai thác sâu tới hơn 100 m so với mực nước biển và đổ thải cao hơn 100 m so với mặt địa hình khu vực, làm biến dạng địa hình, tác động xấu đến hệ sinh thái khu vực, bồi lấp dòng chảy mặt, thậm chí gây mất nước, sụt lún đất... ( http://www.baomoi.com/Thai-Nguyen-Can-giai-quyet-cac-van-de-moi-truong-cap-bach/148/7501851.epi)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét