Thời ấy, sau khi nhà Nguyên đánh xong nhà Tống, vua Nguyên sai sứ là Ngột Lương sang nước ta, truy hỏi địa giới cũ theo cột đồng Mã Viện. bất đắt dĩ vua Trần Nhân Tông phải cho quan Hàn Lâm hiệu thảo Lê Kính Phu đi cùng với Ngột Lương để tìm. Nhưng nhà vua lại sai hai tướng Lê Thạch, Hà Anh dẫn hơn hai ngàn quân cấm vệ gươm giáo chỉnh tề, đi theo hộ tống.
Thừa rõ âm mưu của nhà Nguyên muốn xâm lược nước ta, cho sứ giả sang chẳng qua chỉ để do thám và nắn gân trước, nên Vua Trần Nhân Tông và triều đình đã lo kế hoạch đối phó. Một mặt nhà Vua ra chỉ dụ cho Lê Kính Phu mềm mỏng thu xếp với Ngột Lương nhưng nhất thiết không dẫn y tới chỗ tương truyền là cột đồng. Mặt khác nhà vua cũng dặn Lê Thạch, Hà Anh sẵn sàng hành động để gây thanh thế.
Lê Kính Phu dẫn Ngột Lương đến vài nơi rồi cho người đào bới mà chẳng tìm thấy gì. Ngột Lương có ý nghi ngờ, rồi bực tức lên giọng hạch sách. Lê Kính Phu vẫn nhã nhặn. Được thể, Ngột Lương bắt phải tìm bằng được cột đồng. Lê Kính Phu lại dẫn y đến vài chỗ vu vơ khác. Cuối cùng, hơn một tháng sau, chẳng có tăm hơi, Ngột Lương vô cùng tức giận, không cho Lê Kính Phu và những người đi theo ra về, vẫn phải bắt tìm cột đồng cho bằng được ...
Lê Kính Phu bàn với hai vị tướng:"Tên sứ giả này quá quắt lắm, liệu hai ông có kế sách gì không?"
Lê Thạch nói: "Kế sách là ở như ngài, chúng tôi con nhà võ, chỉ biết có đánh thôi"
Hà Anh tiếp thêm: "Chúng tôi nay thân đã ở biên giới, giống như mũi tên đã lắp sẵn trên dây cung, chỉ tách cái là xong. Xin Ngài cũng chớ nên ngại. Chúng ta quyết chẳng thể làm nhục mệnh vua được".
Lê Kính Phu hiểu ý, hôm sau nói thẳng với Ngột Lương:
- Xin Ngài hiểu cho, xưa kia Mã Viện đến Phương Nam, chỉ thấy sử sách tương truyền là có dựng trụ đồng, nhưng chẳng ghi rõ là dựng ở đâu. Vả lại, nếu có dựng thì đã ngoại ngàn năm, dẫu là cột đồng thì cũng đã hư hại, mục nát rồi, làm sao bây giờ có thể tìm thấy được?"
Ngột Lương tức quá, định văng ra lời quát nạt, nhưng thấy Lê Thạch, Hà Anh xắn tay áo, lại trợn mắt nhìn trừng trừng, nên y cứng họng lại.
Rồi giả đò nói mấy câu mềm mỏng lấy lòng, y lảng sang chuyện khác. Ngay ngày hôm sau, y lập tức đánh bài chuồn ...
Ngột Lương hồi cung Nguyên, đem các chuyện về tâu lại với nhà Vua của y. Vua Nguyên cho rằng Đại Việt khó nuốt, vậy hãy chiếm lấy Chiêm Thành trước. Chiêm Thành ở phía trong, nếu đánh được, thì về sau đánh Đại Việt cũng chẳng khó gì.
Vua Nguyên sai Toa Đô, Ô Mã Nhi, Trương Hổ đem mười vạn quân thủy, từ Hải Nam tiến thẳng vào Kinh đô Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành đầu hàng, nhưng khi đại quân Nguyên rút đi, vua Chiêm cho quan quân đánh trả lại bọn quân Nguyên ở lại chiếm đóng.
Vua Nguyên giận lắm, sai bọn tướng cũ tiếp tục đi đánh Chiếm Thành lần thứ hai. Ngột Lương nhân đó trình bày cách thừa cơ chiếm lấy Đại Việt bằng việc mượn đường sang đánh Chiêm Thành. Vua Nguyên nghe theo, lập tức cho sứ giả lên đường để thực hành kế đó. Mặt khác, vua Nguyên cũng cho đại quân tiến vào, áp sát ngay ở biên giới Đại Việt.
Thấy sứ giả đến mượn đường, vua Trần Nhân Tông cho vời các đình thần lại họp bàn. Người đồng ý cho mượn, người thì không, vua Trần cũng băn khoăn chưa quyết. Mấy ngày sau, chợt có quân canh phòng biên giới cấp báo quân Nguyên đã tới nơi, vua Trần lo lắng, bảo với tả hữu: "Quân Nguyên thế mạnh, ta phải làm gì bây giờ?". Mọi người lại họp bàn nhưng hồi lâu vẫn chưa ngã ngũ, và trong số đó, đã có vài người tỏ ý lo sợ. Lê Thạch thấy thế bước ra:
- Muôn tâu bê hạ. Quân Nguyên ngang ngược, cái ý xâm lược thực đã rõ ràng, còn mượn đường chỉ là cái cớ. Thần dẫu bất tài, cũng xin đem một đạo quân đến giữ chỗ hiểm yếu ở ải Trấn Nam, quyết chém bằng được đầu tướng Nguyên để đền đáp ơn sâu của bệ hạ.
Hà Anh cũng bước ra nói tiếp:
- Thần cũng xin mang quân đi giết giặc với Lê tướng quân, xin Bệ hạ chuẩn y cho.
Vua Trần Nhân Tông cả mừng, phong Lê Thạch làm Uy linh thượng tướng quân, thống lĩnh bốn mươi quân doanh, đến đóng ở cửa Hải Ải, phong Hà Anh làm Đông lãm đại tướng quân, cũng thống lĩnh bốn mươi quân doanh, đến cửa Cao Lâu đóng giữ.
Hai vị tướng dẫn quân rầm rộ tiến lênh phía Bắc, đi về phía Kháo Sơn. Nhưng khi vừa đến châu An Bát thì đã gặp ngay quân Nguyên đang tiến vào. Hai vị tướng lập tức dàn quân, bày thế trận giao chiến. Lê Thạch cầm ngang cây đại lao, phóng ngựa phi lên trước. Hà Anh duỗi cây bát đồng mâu, quất ngựa tiến theo sau. Phía bên kia, tướng Nguyên Triệu Tộ cũng cầm vũ khí cưỡi ngựa xông ra.
Triệu Tộ đánh nhau với Lê Thạch nhưng sức địch không nổi, phải quay ngựa bỏ chạy. Lê Thạch đuổi theo sát phía sau. Hà Anh vòng ngựa sang bên trái chặn đường. Triệu Tộ trở tay không kịp, bị Hà Anh dùng bát đồng mâu đâm chết. Tỳ tướng của Triệu Tộ là Giải Ninh cũng bị quân ta giết luôn.
Trong trận mờ màn này ba nghìn quân giặc bị giết, phó tướng của Triệu Tộ cùng hơn năm chục tên khác bị bắt. Lê Thạch, Hà Anh sai người dẫn đám tù binh về Kinh đô báo tin thắng trận.
Sau đó, hai vị tướng tiếp tục dẫn quân tiến lên, gặp quân Nguyên ở Thuận Châu, rồi ở Phai Phụ. Cà hai trận này quân Nguyên đều thất bại. Tướng thống lĩnh Toa Đô tức giận nhưng không làm gì được, phải chuyển đại quân sang đường biển, tiến vào đánh các châu Gia Lâm, Đông Ngàn, Vũ Ninh rồi áp sát Kinh đô .
Vua Trần cùng triều đình rút về Ứng Phong, phong Trần Quốc Tuấn làm Hưng Đạo đại vương, thống lĩnh tất cả binh mã trong nước chống giặc. Trần Quốc Tuấn viết lời hịch truyền đi khắp nơi, động viên cổ vũ tinh thần tướng sĩ ...
Hai vị tướng Lê Thạch, Hà Anh sau ba trận làm cho quân Nguyên thua liểng xiểng, đã hạ trại lập đại bản doanh để chuẩn bị những trận chiến đấu tiếp theo. Nhưng chờ mãi, không thấy quân Nguyên tới. Sau lại hay tin quân Nguyên đã theo hướng khác tiến vào Kinh thành. Hai vị bàn nhau rút quân trở về để cùng đại quân của Trần Quốc Tuấn chống giặc.
Nào ngờ, khi hai vị cùng quân lính đi vào địa giới Phượng Nhân thì bị phục binh của quân Nguyên.
Từ bốn phía tên bắn ra ào ào. Hàng ngũ quân ta rối loạn. Rồi từ nhửng ổ mai phục, quân Nguyên ồ ạt xông ra. hai vị tướng cùng quân sĩ chiến đấu quyết tử với giặc, suốt từ sáng đến trưa vẫn không nao núng, mặc dù số thương vong cũng đã khá nhiều. Lê Thạch cười nói với Hà Anh: "Người xưa đã nói tráng sĩ ra trận không chết thì cũng bị thương.Nay hai chúng ta gặp ngày chết rồi, nhưng dẫu sau cũng phải cho quân Nguyên biết thế nào là hào khí Đại Việt chứ?"
Thế là hai vị lại tiếp tục chiến đấu từ giữa trưa đến tận chiều tối, và đến lúc ấy cả hai đều đã kiệt sức. Tướng Nguyên lừa thế, dùng dây kéo ngã chân ngựa, rồi xông vào bắt cả hai người.
Kế phục binh này là của Toa Đô. Y biết rằng đường dàn trận đánh nhau thì sẽ không hạ nổi hai vị tướng Đại Việt. Lại biết hai vị nhất định sẽ quay về cứu viện Kinh đô, nên y đã sai Trương Hằng đặt binh giăng bẫy trước.
Trương Hằng dẫn hai tướng Lê Thạch, Hà Anh bị bắt đến ra mắt Toa Đô, lúc ấy đang đóng bản doanh ở mé sông Việt Đức. Toa Đô bước đến tận nơi để nhận mặt, và khi ngắm kỷ dung mạo của cả hai người, y lẩm bẩm "Thật danh bất hư truyền", rồi sai lính cởi trói, và mời hai vị dùng cơm rượu.
Lê Thạch, Hà Anh hất tay lính ra, lớn tiếng mắng nhiếc bọn tướng Nguyên là đồ cướp nước, lại còn bảo chúng rằng tướng Đại Việt thà chết chứ không thèm ăn thứ của phi nghĩa ấy ...
Kế hoạch dụ hàng của Toa Đô thất bại. Y tức giận, sai lính dẫn hai vị ra bờ sông chém, rồi vứt xác xuống sông.
Xác của hai vị theo dòng sông trôi xuôi đến bãi cát ở bến Trường Tần thì quay vòng mà không đi nữa. Đêm ấy, dân trong làng nghe thâý ở bến sông nhiều tiếng chim kêu buồn thảm, như là có oan hồn hiện về. Sáng ra, mọi người thấy đầu và thân thể của hai vị tướng nổi lập lờ trên mặt nước. Tuy chưa thâý mặt của hai vị bao giờ, nhưng nhìn vào trang phục, diện mạo, dân chúng đều biết rõ là người của phía bên mình.
Mọi người bảo nhau xúm vào vớt thi thể của hai vị lên, rồi xếp đầu vào thân thể đúng theo vết chém cho khỏi lẫn. Sau đó, lấy gỗ đóng quan tài, rồi đem mai táng rất là trọng thể.
Đến khi dẹp xong giặc Nguyên, vua Trần Nhân Tông xuống chiếu ban thưởng cho những người có công với nước. Khi nghe tấu trình về hành trạng và công lao của hai vị tướng Lê Thạch, Hà Anh, nhà Vua vừa thương xót vừa vô cùng cảm kích, bèn truy phong Lê Thạch là Chính trực đại vương và Hà Anh là Cương đoán đại vương. Lại xuống chiếu ban thưởng cho dân làng Trường Tân (xã An Tân huyện Gia Phúc) tiền bạc để lập đền miếu thờ cúng vong linh của hai vị tướng, cùng ruộng tự điền để dùng vào việc tế lễ.
Đến năm Trùng Hưng thứ tư, tặng thêm cho Lê Thạch hai chữ "Diệu cảm", Hà Anh hai chữ "Hùng nghị". Năm Hưng Long thứ 21, lại tặng thêm Lê Thạch bốn chữ "Hiển ứng an dân", Hà Anh bốn chữ "Triệu cơ khai thủy".
Hai vị được tôn là phúc thần của làng Trường Tân. Đến nay, đền miếu hãy còn uy nghi, hương khói quanh năm không lúc nào dứt.
2/ Mai Hắc Đế
Mai Hắc Đế (722)
Khơi Nguồn Khởi Nghĩa Đường Lâm
Sau khi Lý Phật Tử xin thần phục nhà Tùy ở Trung Hoa để chịu ách Bắc thuộc lần thứ ba, đất nước Giao Châu lệ thuộc vào nhà Tùy (589-617) vào năm 603.
Khi Đường Thái Tông lập nên triều đại nhà Đường (618-907), trong thì dùng Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Ngụy Trưng; ngoài thì dùng Lý Tính, Lý Tích để thu tóm bốn phương vào một mối.
Vào đầu thế kỷ thứ VIII, sau thời gian Võ Tắc Thiên giữ ngôi Nữ Vương, lấy quốc hiệu là Chu, Lý Long Cơ lập lại vương triều nhà Đường, đưa thân phụ lên ngôi Hoàng Đế là Đường Duệ Tông, vài năm sau ngôi báu được nhường cho Lý Long Cơ là Đường Huyền Tông, thời Trung Đường.
Đời Đường Huyền Tông (713-756), nền văn học nghệ thuật của Trung Hoa được đánh dấu thời kỳ cực thịnh, thi ca thời Sơ Đường (618-713) và Thịnh Đường (713-776) rất lẫy lừng bởi những nhân tài xuất hiện như Vương Xương Linh, Vương Duy, Thôi Hiệu, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Trương Kế... để lại biết bao áng thơ trác tuyệt cho hậu thế, tạo niềm hãnh diện trong văn học với ánh hào quang trên văn đàn quốc tế.
Thế nhưng, từ Đường Thái Tông đến Đường Huyền Tông vẫn áp dụng con đường bành trướng của các triều đại cũ, cố mở rộng chính sách chinh phục từ Tây Vực đến Triều Tiên sang phía Nam bờ cõi, duy trì chính sách cai trị bằng vũ lực vì vậy quan lại ở biên cương có cơ hội trấn lột .
Năm Kỷ Mão (679) Giao Châu đổi thành An Nam Đô Hộ Phủ, đóng đô ở Giao Châu, thay đổi khu vực, chia ra 12 châu và 59 huyện. Nước ta gọi là An Nam khởi nguồn từ đó.
Trong 12 châu đó gồm: Giao Châu, Lục Châu, Phúc Lộc Châu, Phong Châu, Thang Châu, Trường Châu, Chi Châu, Võ Nga Châu, Võ An Châu, Ái Châu, Hoan Châu và Diễn Châu. Vì vậy, danh xưng điạ danh Giao Châu kể từ đó gồm 8 huyện chung quanh khu vực Hà Nội ngày nay.
Đất nước An Nam trong thời gian đó luôn luôn bị loạn lạc giữa nội tình và ngoại xâm. Có nhiều cuộc nổi dậy để chống lại ách thống trị của nhà Đường, trong đó có Mai Thúc Loan, huyện Thiên Lộc, Hoan Châu (nay thuộc Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Quê hương của Mai Thúc Loan nổi tiếng với quả vải, người dân phải thu hoạch rất nhiều rồi chọn lọc ra loại tuyệt hảo để cống phẩm cho quan chức hưởng thụ và mang về dâng cho triều đình. Nạn cống triều với quả vải, còn gọi là lệ chi được gọi là “cống lệ chi” làm cho dân tình điêu linh, khốn khổ.
Sống trong cảnh lầm than đó, dòng họ Mai đã cam chịu từ đời nầy sang đời khác trong mảnh đất được gọi là gò họ Mai. Thế rồi, người đàn bà bất hạnh với cảnh đói rách phải đi làm thuê quần quật để lo cho miếng cơm manh áo, mang lấy bào thai, đẻ ra dứa con đen thui, đặt họ mẹ tên là Thúc Loan ở làng Ngọc Trừng.
Theo sách Thiên Nam Ngữ Lục thì nguời đàn bà nghèo khó nầy đến xem nấu muối, bị một làn khói muối ngũ sắc bao lấy mình rồi mang thai.
Tuy đen đủi, xấu xí nhưng Mai Thúc Loan thông minh, lanh lợi, có sức khỏe lạ thường và vô cùng gan dạ. Là người con chí hiếu, Mai Thúc Loan phụ giúp cho thân mẫu làm lụng, vào rừng kiếm củi. Thế rồi, cuộc đời bất hạnh lại ập đến cho cuộc đời cậu bé khi thân mẫu bị cọp vồ chết để cam phận trong cảnh đời mồ côi.
Mai Thúc Loan sớm sống cuộc đời tự lập, đi làm thuê cho gia đình làm lò đúc đồng, được thời gian rồi không chịu cảnh bị ức hiếp của bọn quan lại, hào phú nên theo phường săn bắn cho thỏa nguyện với cuộc sống.
Nhờ có sức khỏe và nhanh nhẹn nên Mai Thúc Loan trở thành tay đô vật và giỏi cung tên, được dân địa phương bầu làm thủ lĩnh. Người thợ săn Mai Thúc Loan có mồi thủ truyền kiếp với thù dữ nên bất chấp hiểm nguy, nghe nơi nào có bóng dáng thú dữ lai vãng liền tìm đến để diệt trừ. Tính gan da, can cường đó đã tạo niềm tin với mọi người nên khi có giặc Chà Dà và Côn Lôn cướp bóc, dân làng tôn Mai Thúc Loan lãnh nhiệm vai trò “Đầu Phu” để chống trả với giặc cướp.
Rồi mùa vải lại đến, quan quân nhà Đường bắt dân chúng phải thu hoạch và cống nạp, Mai Thúc Loan lãnh trách nhiệm cầm đầu nhóm dân phu, băng rừng lội suối để mang cống phẩm về châu, huyện.
Hận thù trước ách thống trị đó, Mai Thúc Loan liền hô hào dân chúng nổi dậy, năm Nhâm Tuất (722), năm Khai Nguyên thứ mười đời Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, cuộc phất cờ khởi nghĩa của Mai Thúc Loan được thành công khi chiếm được Hoan Châu, lập căn cứ cho công cuộc nổi dậy chống Bắc phương.
Mai Thúc Loan chọn căn cứ Hùng Sơn, Đại Sơn đề xây hào,đắp lũy và xây thành Vạn An, tự xưng là Hoàng đế và được mệnh danh là Mai Hắc Đế.
"Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng phúc chung".
Cuộc khởi binh của Mai Thúc Loan được tiến hành chớp nhoáng nhờ sự hưởng ứng của dân làng, nghĩa binh từ vùng nầy lan rộng sang làng khác, có được đạo quân đông đảo , tuy chưa được huấn luyện thuần thục nhưng cũng áp đảo được quân giặc.
Để tạo uy thế mạnh mẽ, Mai Hắc Đế cho sứ giả vượt đèo Ngang vào Nam, qua Vụ Ôn sang Tâây, liên kết với Chân Lạp và Lâm Ấp để chống cự với quan quân nhà Đường; và được sự hỗ trợ của hai nước láng giềng nầy.
Mai Hắc Đế chiếm được phủ thành Tổng Bình (Hà Nội), quan Đô Hộ Quang Sở Khách hoảng sợ phải tháo chạy về nước xin cầu viện binh.
Nhà Đường phái quan Nội Thị là Dương Tư Húc cùng Quang Sở Khách dem đại quân trở lại xung trận với Mai Hắc Đế.
Trước vũ lực hùng mạnh quả quân Bắc phương, Mai Hắc Đế khó chống cự nổi nên rút vào vùng núi Hùng Sơn, còn gọi là Rú Đụn, bên bờ sông Lam, cầm cự được thời gian ngắn, lâm bệnh nặng rồi mất.
Ngày nay ở núi Vệ Sơn, Nghệ Tĩnh còn có vết tích di tích thành cũ của Mai Hắc Đế và còn đền thờ ở Nam Đàn, Nghệ Tĩnh.
Tuy cuộc nổi dậy để khôi phục lại giang sơn đất nước chỉ trong thời gian rất ngắn nhưng đã nói lên ý chí quật cường của con người bất khuất trước ách thống trị của bạo lực. Người dân nhớ ơn Mai Hắc Đế , lập đền, ghi lại ánh thơ:
“Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng
Vạn An thành lũy khói hương xông
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức
Trăm trận Lý Đường phục võ công...”.
Trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca đã ghi lại hình ảnh của Mai Hắc Đế:
“Quan Đường lắm kẻ tham tài,
Bình dân hàm oán, trong ngoài họp mưu.
Mai Thúc Loan ở Hoan Châu
Quân ba mươi vạn ruổi vào ải xa.
Hiệu cờ Hắc Đế mở ra,
Cũng toan quét dẹp sơn hà một phương.
Đường sai Tư Húc tiếp sang,
Hợp cùng Sở Khách, hai đàng giáp công,
Vận đời còn chửa hanh thông,
Nước non để giận anh hùng nghìn thu
Lam thủy trăng in tăm ngạc lặn
Hùng Sơn gió lặng khói lang không..."”.
Mai Hắc Đế mất đi, An Nam chìm đắm lại trong thời kỳ Bắc thuộc. Và, trong thời gian sau đó, triều chính nhà Đường rơi vào tình trạng bất an bởi Đường Huyền Tông say mê Dương Quý Phi, An Lộc Sơn làm chức Tiết Độ Sứ kiêm cả khu vực Bình Lư, Phạm Dương và Hà Đông (nay là Sơn Tây) để rồi làm cuộc tạo phản năm 755, Đường Huyền Tông phải bỏ ngôi vua, lánh nạn ở đất Ba Thục. Mai Thúc Loan khởi nghĩa với địa lợi, nhân hòa nhưng chưa gặp thiên thời, nếu đúng vào giai đoạn tranh quyền ở Trung Hoa thì công cuộc quang phục quê hương sẽ được lâu dài.
Gần bảy mươi năm sau, mới có ngọn cờ khời nghĩa được tiếp nối với hình ảnh Phùng Hưng.
( dienbatn sưu tầm ). Trở lại với vùng quê Đức Thọ. Xung quanh các dãy núi của Linh cảm , hiện nay Nhà nước đã đầu tư kinh phí rất lớn để xây dựng và tôn tạo lại mộ của PHAN ĐÌNH PHÙNG và của TRẦN PHÚ. Một con đường rất đẹp được hoàn thành từ ngã tư Đức Thọ vào Linh cảm. Mộ của PHAN ĐÌNH PHÙNG được đặt trên một quả núi đất ( Nhánh Thanh long ) , có địa thế rất đẹp. Đồng thời với mộ của PHAN ĐÌNH PHÙNG , mộ của Cao Tăng và mộ của vợ PHAN ĐÌNH PHÙNG cũng đang được tôn tạo ( Các bạn coi hình ở trên ). Mộ của TRẦN PHÚ cũng được xây dựng rất đẹp.
Chào anh dienban .
Trả lờiXóaRất cảm ơn anh đã giải đáp thắc mắc của kẻ hèn này ! Nhưng xin anh nhiệt tình giải đáp cho mấy thắc mắc sau :
1- Ngôi mộ tổ nhà họ trương mà anh nói trên chắc là nhà đồng chí Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước cộng hòa XHCN Việt Nam . Vậy đến thời điểm này chắc anh đã giúp đồng chí ấy sửa chữa ngôi mộ tổ ấy rồi chứ ạ ?
2- Về truyện huyệt kết ,kẻ hèn này tuy rất nể phục anh nhưng vẫn thấy chưa thỏa mãn lắm : Vì từ cổ đến giờ khi nói về việc để mộ thì trừ khi thầy không tìm thấy huyệt thì thôi ,chứ đã thấy thì đều phải phân kim điểm hướng cho chính xác rồi để hài cốt vào thì mới thu được khí lực . Nay thấy anh lại nói :
"... Khí huyệt này làm nơi thờ cúng và dẫn khí ra cho toàn bộ các đời. Đây chính là một bí quyết của các Thày Địa lý"
Vậy nghĩa là anh sẽ chủ động để ngôi mộ (Giả sử là ngôi đầu tiên) không đúng huyệt ,còn huyệt để làm am thờ cúng cho cả khu nghĩa trang gia đình đó ? Liệu có mạo hiểm quá không ? Khi mà ta để vậy thì có đảm bảo rằng ngôi mộ đó vẫn kết phát nhưi thường không ? Chắc anh đã thực hiện việc này rồi phải không ạ ? Vậy xin hỏi thật anh rằng với cách để mộ như vậy liệu số lượng mộ anh để và thời gian để tổng kết đã đủ dài để khẳng định rằng bí quyết đó là có cơ sở khoa học chưa ? Vì nếu chưa đủ độ tin cậy mà ta đã áp dụng thì chẳng hóa ra chúng ta đã mất công tìm ra địa huyệt rồi nhưng khi táng hài cốt ta lại cố tình để trệch ra thì chẳng lãng phí lắm sao ?
Tôi không phải là người chuyên sâu về phong thủy ,nhưng tôi cũng rất tin phong thủy ,nhất là các giai thoại về mộ kết . Tôi nhận thấy lý luận phong thủy thì nhiều ,mỗi thầy nói một kiểu nhưng tựu chung vẫn xoay quanh phong thủy truyền thống . và đến thời điểm này chỉ mới thấy có hai người có hai quan điểm khác với phong thủy truyền thống đó là :
1- Bác Nguyễn Vũ Tuấn Anh : Người chủ trương đổi chỗ Tốn - Khôn và hoán vị độ số 9 - 7 của Ly và Đoài . Về việc này tôi không tin nên tôi không đi sâu ,vả lại lúc mới nghe thì thấy có vẻ bác ấy nhiệt tình vì sự phục hồi văn hiến cổ của người việt ,nhưng đi sâu vào tìm hiểu thì dễ nhận thấy bác ấy là người có biểu hiện của bệnh thần kinh phân lập thể nhẹ và hoang tưởng . Có thể trên hành trình kiếm tiền từ phong thủy và coi bói bác ấy vô tình ngộ nhận rồi tưởng chủi đề này ngon ăn nên háo danh mà đi quá đà làm cho mọi người từ chỗ có chút ít cảm tình ban đầu nhưng sau thì chán hẳn ,nhất là sau vụ bác ấy đuổi mây ngăn mưa .
2- Anh là người đầu tiên tôi thấy đưa ra khái niệm khoonh để hài cốt vào đúng huyệt mà dành huyệt để làm am thờ chung nhằm chia khí cho các cành trong một dòng họ . Bản thân tôi đã đọc nhiều bài viết của anh và đã nghe nhiều người nghiên cứu phong thủy .... nói về anh ! Nói thật là tôi rất bái phục anh nhưng tôi thật sự cảm thấy không yên tâm khi anh để mộ như vậy . nếu có dịp nhờ anh tôi sẽ nhờ anh tìm đúng huyệt vị và để xương cốt vào đúng nơi chân long địa huyệt đó chứ không để lệc ra ngoài . Còn những ngôi sau thì để quanh đấy cũng được ,vì chỉ có thể và chỉ cần một ngôi mộ của dòng họ kết phát là đủ lắm rồi ,làm sao có thể làm cho cả khu mộ và tất cả các mộ trong khu đó cùng kết phát được ?
Mong anh giải đáp giúp .
Trần Văn Gia trân trọng cảm ơn anh .