Xin thưa với các bạn là 1 chữ Bùa, 1 câu chú, các cụ ngày xưa đã phải đúc kết và học hỏi thậm chí giữ gìn hết sức cẩn thận từ đời này sang đến đời khác, ngày nay tôi nghĩ là với tình trạng như hiện nay, người theo học pháp chả còn là bao nhiêu, sớm hay muộn gì các chữ Bùa các câu chú cũng sẽ bị thất truyền đi, bởi vậy vì muốn giữ gìn văn hóa cha ông nay tôi xin chép lại các phép này, chữ bùa và câu chú trong sách được lấy từ các tài liệu chép tay mà tôi may mắn có được, ở đây tôi xin chép rõ theo nguyên văn, những chữ bùa tôi biết sẽ có thêm phần chú giải, còn không tôi sẽ để nguyên bản, tôi xin nói rõ để các bạn nghiên cứu và tìm hiểu về phù chú biết vậy."( Phần tài liệu của Tantric).
Căn Bản Của Phù Chú Nam Tông
Các pháp thuộc hệ Nam Tông khác xa với các Pháp Bắc Tông, Nam Tông không chú trọng nhiều đến Thủ Ấn, khi học Nam Tông cần nhất phải có thầy điểm đạo, cấp sắc, khi học bất cứ 1 phái nào đều có Tổ của phái đó, các phái đều có Kinh Cầu Tổ, Sắc Tổ Truyền, các phép lớn còn cần những Âm Binh để trợ giúp cho, nếu không có thầy điểm đạo , cấp sắc thì Tổ nào, âm nào biết mà theo giúp đỡ, về căn bản tu luyện bên các pháp Nam Tông thì người học thường phải luyện Bùa theo các phép sau đây.
Quán Tưởng
- Nghĩa là vẽ 1 chữ bùa ra sau đó Quán Tưởng đọc chú, luôn luôn tưởng chữ Bùa đó trong đầu cho đến khi có cảm giác chữ Bùa nhập vào cơ thể mình, khi tưởng ra chữ Bùa có cảm giác nó ngay trước mắt mình, thậm chí có trường hợp chữ Bùa lóe sáng, xoay chuyển theo ý nghĩ của người luyện.
Các Cách Luyện
- Khi họa 1 chữ Bùa thường phải nín hơi, chữ bùa đó ngắn, dài, đều phải nín hơi, định tâm thần vào đó, khi khoán bùa cũng vậy.
Hình thức vẽ Bùa có sự quy định như sau, các chữ Bùa thường có vòng khuyên xoắn ốc, bình thường là Bùa nam sẽ xoắn 7 vòng, Bùa nữ là 9 vòng, dùng chung cho 2 phái là 1,2..... số vòng sẽ thay đổi theo số lẻ như 3,5,7,9,12,21,36 tuy nhiên thường không bao giờ vượt quá 36 vòng.
( Lỗ Ban Sát – Mạch Chí Nhân 1974 )
Cách Luyện Âm Dương
Luyện Âm Dương : Sáng luyện mặt trời mới mọc, chiều luyện mặt trời khi ở ngọn cây, nóc nhà, đêm có trăng thì luyện trăng, không trăng thì chọn 1 ngôi sao nào sáng nhất khởi luyện.
Cách Luyện Đèn
( Còn gọi là dòm đèn cầy Phái Lỗ Ban Sát )
Khi luyện đèn có 2 cách luyện: *1 là vẽ chữ Bùa lên 1 mảnh giấy sau đó đặt sau nó 1 ngọn đèn cầy, sau đó dùng mặt tập trung ngó vào nó và dùng mắt vẽ theo nó, tùy loại bùa mà thời gian nhanh hay chậm, thường thời gian luyện sẽ là 1 cây nhang, và luyện 49 hoặc 100 ngày, đến khi trong đầu thấy chữ Bùa đó lóe sáng hoặc giả khi nhìn bất cứ vào chỗ nào là ta đã có thể cảm giác chữ bùa hiện lên ở chỗ đó, ( các thầy giỏi khi nhìn vào cốc nước là đã khoán đước chữ Bùa vào cốc nước rồi )
* 2 là cách luyện đèn khác là lấy 1 cái đèn như cái đèn bão bên ngoài có 4 mặt kính, trước tiên thắp 1 ngọn đèn cầy vào trong sau đó dùng nến vẽ ở bên ngoài kính, rồi dùng phấn, vôi, son vẽ bùa lên mặt kinh đó và ngó luyện.
Các cách luyện khác gồm có vẽ bùa bằng ngón trỏ, ngón chân cái, và vẽ bằng lưỡi, nhưng tựu chung đều là phải thuộc chữ bùa và làm sao cho chữ Bùa phải có tâm mình và nhập vào bản thể của mình, tương tự như người tu Mật Tông quán chữ Om vậy.
Thông thường các chữ để trị bệnh chỉ cần 7 ngày là thành, còn các loại chữ Bùa khác như hộ thân, Chiêu Tài, vv.....mất thời gian hơn và có luật định riêng.
Dụng Bùa
Khi dụng bất cứ 1 loại bùa nào nên lưu ý về thứ mình dụng, trị tà, thì phải theo nghi thức trị tà, chữa bệnh phải xem rõ căn bệnh, chọn phù thích hợp, nhưng quan trọng nhất phải cầu tổ, hội phép, vẽ bùa, niệm chú, khi niệm thường nín thở niệm chú.
Theo thầy TDT thì khi luyện các phép bên Nam Tông nếu là Miên, Lèo, Xiêm, lục, cần chú ý như sau
Chú Niệm Hương (Nam Tông)
Bud' thăn bô chăng
Thơm măn bô chăng
Son khăn bô chăn
Ten năng bô chăng
Sanh lăn bô chăn
Kích năn ka rô mí .
(Đốt 3 cây hương chấp trước trán tập trung niệm 3 lần trước khi công phu bên Pháp cũa Nam Tông )
Những chữ thường gặp trong trường phái này như : Bud' Thăn = Phật , Thơm Măn = Pháp , Son Khăn = Tăng . Ắ Rặc Hăn = A La Hán , Ề hế hoặc Ê hí = Sắc Lịnh . Mặc mặc = cấp cấp , Cà Ra Mây = tập hợp , Xắ Xây = chứng minh ...........
Trước tiên khi muốn thỉnh mời bất cứ vị nào để luyện phép nên cần đọc câu chú sau, thiếu câu chú này không có sự linh diệu nào cả ( đặc biệt với các bạn nghiên cứu không có 1 hệ phái nào chính tông cả )
Nắc mô ta sắc , phắc cá wá to , á rá há to , sam ma sam Bud' ta sắc
(3 lần , lạy 3 lạy) .
Trong các hệ phái Nam Tông người thầy thường cấp cho các đệ tử các lá Sắc như Sắc Hộ Thân, Sắc Triệu Thần, Sắc Triệu Âm Binh
Sắc Hộ Thân : khi gặp những tà ma, hoặc những vị Thần lớn quá không hại đến thân thể
Sắc Triệu Thần : để kêu gọi các vị thần tướng theo mình.
Sắc Triệu Âm Binh : để kêu gọi âm binh đi theo giúp đỡ hoặc các thầy sẽ nuôi âm để giúp việc sai khiến.
36 VỊ TỔ CHÁNH
PHÁP DANH HỘI
Nam mô Tây Phương Phật Tổ Thích Ca Như Lai.
Bồ Đề Tổ Sư.
36 vị Lục Tổ Phật
Chuẩn Đề Bồ Tát.
Quan Thế Âm Bồ Tát.
Ông Già Lam Quan Đế.
Chín phương trời. Mười phương Phật .
Tả ông Quan Châu. Hữu ông Quan Bình.
Đấu Chiến Thắng Phật.
Bạch Hổ Sơn Động.
Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Chư vị Phật Tổ.
Ba ông Quốc Vương Đại Thần.
Cửu vị Tiên Nương.
Vong hồn sư ông.
Sống cứu thế trợ dân. Vãng về chầu Phật Tổ. Cảm ứng chứng minh cho đệ tử ......... cầu Ông Tổ ........... nhập xác chửa bệnh, xuất quyền, luyện phép).
PHÁP DANH 36 VỊ TỔ CHÁNH
1./ XÁ XÂY KÀ RA MÂY
2./ NO THĂN NGÂN
3./ NO NẠC NĂNG
4./ HẾ XA SẤP
5./ PHÁCH GIÁ BÀ TÁ
6./ NÁ MÁ BÀ TÁ
7./ NÚM NÁ BRUM
8./ NÁ Á MO RI
9./ NA SA PA
10./ NÁ CÀ XA DÁ MẮC MẮC
11./ NÍT KHÉT BĂNG CÀ RA MÍ
12./ Ề HẾ NẮP CẶP BANH NAM PHỜ RA MẮC MẮC
13./ Ề HẾ SA MA THÍ Á
14./ Ề HẾ A CÚ SA GIÁ MẮC MẮC
15./ Ề HẾ Ế Á TẾ GIÁ MẮC MẮC
16./ Ề HẾ KHEO QUĂN TẾT MĂNG KỆ RÊ THA
17./ Ề HẾ PÚT THỐ PÚT LÀ MANH TUA MẮC MẮC
18./ PÚT THỐ KHAI NĂN SĂN TUA MẮC MẮC
19./ Ề HẾ MÊ BỜ RÂY CÔ MA VĂN MẮC MẮC
20./ Ề HẾ PÚT THỐ ĐUM BỜ RÂY CÔ MA DĂN MẮC MẮC
21./ THÓC THỊA QUĂN SĂN SÓC CĂN
22./ ẮC CÀ RA ĐUM TĂN SĂN LĂN Á THÍ Á THÁ MÍ
23./ Á HĂN BĂN SẾ TA SA LA VĂN SA MAO
24./ Á MÊ MÍ CĂN ÔNG PHÚC CHẤC Ề HẾ
25./ Ề HẾ CA RA MÂY TỐ TA TÊ TIN DĂN ÔNG PHÚC CHẮC Ề HẾ
26./ Ề HẾ NA RA MO MẮC MẮC
27./ Ề HẾ MẮC HUẤN SUNG Ắ HUẤN SUNG Ú HUẤN SUNG
28./ Ề HẾ MÍ TẾ CHỀ TẾ BẾ TẾ CĂN
29./ ÔNG CÀ RA MÍ NÍT KHÉT BĂN CÀ RA MÍ MẮC QUAN TÂY
30./ CÀ RA KHA KHA KHÁ KHÁ
31./ PÚT THỐ MA HĂN SĂN TUA MẮC MẮC
32./ KHÁ KHÁ KHA KHA CÀ RA
33./ Ề HẾ Á SA NGĂN MẮC MẮC
34./ Ề HẾ NẮC MÔ PÚT THÊ DẮC
35./ PÚT THÔ BÔN RÁP BRÂY MẮC MẮC
36./ ÔNG MẮC ĐẶC CĂN ĐẶC CĂN ĐÁT THÔ MÔN SÔN CĂN QUAN CÔNG MẮC MẮC THÍ Ắ.
Còn một bản khác ghi các vị Tổ như sau :
cầu 36 vị trang tổ chứng:
-1-bili
2-núsê
-3-no tho ngan
-4-tế sa
-5bề mắc
-6-săn khê
-7-da tô
-8-a sa thá
-9-a quê săn
-10-bạch hổ
-11-lục cham
-12-lục chi
-13-lục nha rây
-14-lục cà chui
-15-a sà lam
-16-ngủ hổ
-17-nha thô
-18-nha bênh
-19-ba lưu
-20-ná ba nặc
-21-but no má
-22-no nặc hăn
-23-bi sa tha
-24-tăc đà bà
-25-lưu quan chơn
-26-cám rừng
-27-thần hưu thánh
-28-thần hoàng
-29- a chàm
-30-bửu da đà bửu
-31-buôl thá
-32-á sa ngăn
-33-ná cà xa dá
-34-nha rây
-35-bí sa tha
-36-bi nha rây.
-cầu chứng luyện mau thành:-trời trên,trời dưới,phật tổ,phật thầy, mẹ quan thế âm ,5 sư ,6 tổ,lục tổ-lục mun-lục xiêm hiệp-lục lèo-ông 5, ông 6, ông 7-trời phật thánh thần-ông trạng mình-cho con luyện phép siêu xuất giúp đời .
Mỗi đệ tử theo học đều có 1 vị tổ theo hộ mạng. Sau khi đọc Pháp danh hội người thầy dùng nhang khoán số 6 vào người của đệ tử và 1 số nghi lễ khác, rồi cho đệ tử đọc mời chư tổ về luyện võ.
Trên là phần giới thiệu cơ bản chung chung của các pháp thuộc hệ phái Nam Tông .
PHẦN 2.
NHỮNG HỆ PHÁI CƠ BẢN CỦA HUYỀN MÔN NAM TÔNG.
A. CÁC PHÁI VÕ BÙA.
I / PHÁI TRÀ KHA .
Nguồn Gốc Phái Trà Kha
Môn phái Trà Kha hiện ở Việt Nam rất ít người nắm rõ bởi phái này không phát triển rầm rộ như các môn phái khác như Lỗ Ban, Năm Ông Thần Quyền, người biết về phái này và theo học cũng không có nhiều cho nên về tài liệu cũng như nguồn gốc rất ít người nắm rõ, cũng như tất cả những môn phái thuộc hệ Nam Tông ( theo cách gọi của giới Huyền Môn) các phái Huyền Thuật thuộc hệ Nam Tông tại Việt Nam thường không có 1 dòng truyền thừa chính thức mà thường là lai tạo hoặc truyền khẩu, 1 người học Huyền môn thường học rất nhiều phái khác nhau mà tất cả các phái này đều cũng không thuộc hệ chính tông truyền thừa cho nên việc truy tìm về gốc của 1 phái là rất khó, thậm chí có rất nhiều truyền thuyết được truyền miệng ra, sau đây tôi xin chép về nguồn gốc của phái Trà Kha theo 1 thuyết mà có rất nhiều người hiện nay cho là đúng với gốc phái.
Về mặt tôn giáo thường hay có rất nhiều chuyện hoang đường được thêu dệt ra môn phái Trà Kha cũng không ngoại lệ này. Về gốc phép có 1 thuyết như sau :
Phái Trà Kha có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó được truyền vào Thái Lan theo hệ Tiểu Thừa Phật Giáo, Phái này nằm trong gốc Phật Giáo, khi xưa Phật Tổ khi còn mang xác tục của mình đi giảng đạo, ngài di chuyển trong những nơi hang sâu cùng cốc, khi ngài đi giảng đạo thì gặp đủ thứ những chuyện gian truân như sự thù hận, ganh ghét, chém giết của loài người cho đến những khó khăn khi gặp thú dữ, ác quỷ, khi đó Thượng Đế tức là ông trời thấy vậy mủi lòng thương xót mới sai 3 vị thần tướng xuống để giúp đỡ đức Phật làm tròn sứ mệnh tu thành đạo và cứu vớt chúng sinh, ba vị thần tướng đó đội lốt rắn và khi ẩn khi hiện luôn theo sát Đức Phật, nhưng vì Đức Phật có lòng từ bi thương xót luôn cả những kẻ gian ác có lòng hại mình, cho nên mỗi khi 3 vị thần tướng ra tay trừng trị là kẻ ác là Đức Phật lại cầu xin Thượng Đế tha lỗi cho họ, nghĩ vậy Thượng Đế không biết làm sao vì Đức Phật quá nhân từ, Thượng Đế liền ra lệnh cho 3 vị Thần Tướng phải truyền cho Đức Phật các phép để giữ mình, 3 vị tướng liền trao cho Đức Phật phép thần thông làm cho ngài khi gặp chuyện thú dữ, kẻ ác, đâm chém làm hại mà thân thể không có 1 vết xước nhỏ, ba vị tướng lại uốn mình thành những hình kì lạ và Đức Phật chép lại gọi là Bùa, 3 vị truyền lại cho Phật những câu Thần Chú và Phật gọi là Kinh, bởi vậy nên Phép Trà Kha mới có hình bùa như rắn vậy, pháp Trà Kha thường vẽ bằng son đỏ trên giấy vàng, bởi khi xưa 3 vị tướng uốn mình trên đất vàng.
Phái Trà Kha thờ thần rắn gọi là NaGa, phái này còn có 1 hệ là ở bên Thái Lan là hệ phái gốc, còn được gọi là Xiêm, thực tế khi truyền vào Việt Nam mới có tên là Trà Kha ( lấy theo tên ấp Trà Kha ở Bạc Liêu ) các phép của Xiêm và Cambot thường du nhập vào Việt Nam qua những ông thầy người Việt gốc Miên, Chà, sau đó các thầy người Việt được truyền lại, về phái Trà Kha có những điều căn bản và những pháp rất phổ thông nhiều người biết như sau.
Các Điều Căn Bản Về Phép Trà Kha.
Căn bản của người luyện phép Trà Kha cần phải hội đủ 5 bài Kinh và Chú gồm có : Kinh Tam Giáo, Chú Thỉnh Tổ, Chú Hội Phép, Chú Gọi Âm Binh, Kinh Cầu Nguyện ( Bùa Chú Giảng Giởi TDT ) các bài chú này thường được thầy cho kèm theo chữ Bùa để luyện hàng đêm, phép Trà Kha cũng có những cách thức luyện tương tự như các phái Nam Tông khác đó là Đọc Kinh , Đọc Chú Thỉnh Tổ, Chú Hội Phép và Quán Tưởng bùa.
Kinh tức là các câu thần chú, các bài kinh chủ yếu theo ngôn ngữ PaLi, Kinh khác thần chú ở chỗ khi đọc có thể cho lưỡi chạm vào răng, Kinh thường đọc đầu tiên để bắt đầu làm 1 phép gì đó, có những phép mà Kinh có luôn chức năng là Thần Chú nếu như chữ Bùa đó không có Thần Chú đi kèm thì có thể lấy Kinh mà thay Thần Chú, nhưng tất cả đều phải có quy tắc và cách dùng rõ rệt, điều này do thầy truyền thụ chỉ bảo mới nắm rõ.
Cũng giống như Kinh Chú là những ngôn ngữ bí mật rất khó dịch nghĩa, khi chuẩn bị làm 1 phép nào đó cần phải đọc Kinh, vẽ Bùa sau đó niệm chú, khi niệm Chú thì lưỡi không được chạm vào răng.
Bùa là những kí tự bí mật, thường được vẽ bằng son trên giấy vàng, phái Trà Kha thường vẽ bùa uốn lượn như rắn, các Bùa được vẽ theo lỗi xoáy vòng khuyên từ 1- 7 vòng thậm chí nhiều hơn, tùy vào công dụng mỗi lá Bùa, người khi đã thấu hiểu được quy tắc hoặc thuộc hàng cao thủ có thể tự chế và vẽ Bùa mới, hầu như Phái Trà Kha ở Việt Nam đều dùng các lá Bùa chế do sự va chạm giữa trình độ các pháp với nhau cho nên cùng 1 công dụng nhưng Bùa của Việt Nam và Xiêm cũng có sự khác nhau, bản thân câu chú và kinh cũng vậy, do truyền thừa không chính tông nên bị tam sao thất bản rất nhiều, tuy nhiên về nguyên tắc Huyền Môn quan trọng nhất vẫn là thành tâm và tin tưởng, bởi vậy mới có chuyện 1 người chưa hề học qua về Huyền Môn nhưng vì quá thành tâm và thù ghét kẻ khác mà đã vẽ 1 đạo bùa rồi dồn hết tâm lực vào trù ếm kẻ kia, dĩ nhiên trong Huyền Môn sự thành tâm chỉ chiếm 50 % những việc tu luyện và được thầy chỉ dẫn vẫn quyết định sự thành công.
Cầu tổ là 1 hình thức như lên đồng cốt, người học phải thành tâm tin tưởng mới cầu tổ được, về các hệ phái Nam Tông rất chú trọng việc cầu Tổ bởi các hệ phái này chủ yếu là nhờ Tổ giúp đỡ hay làm phép gì đó đơn cử như Phép Gồng Trà Kha, Võ Bùa, các phép này họ chủ yếu là nhờ Thần Lực của Tổ về nhập xác để đánh võ hoặc chịu gồng, vì với xác phàm thì khó có thể chịu được những xung lực như dao chém không đứt hoặc đánh võ chịu đòn, tất cả đều nhờ thần lực hoặc sự nhập xác của Tổ bởi vậy nên người học các phép này cần kiêng cữ để cho cơ thể không bị ô uế, như vậy các Tổ hoặc thần linh mới nhập xác được, hoặc phép không bị mất.Tuy nhiên cầu Tổ không phải ai cũng có thể làm được nếu không nắm rõ cách thức, tế lễ, niệm kinh cầu, hoặc giả phải có sự truyền thừa.
Phái Chà Kha xuất xứ từ Ấn Độ và đã truyền vào Thái Lan nhiều năm rồi, phái này thờ Thần Rắn còn gọi là Naga (cho nên những nét Bùa của Chà Kha uốn lượn như rắn). Căn bản cho người luyện Phép Chà Kha thì phải hội đủ 5 bài Kinh Chú, bao gồm: Kinh Tam Giáo, Thỉnh Tổ, Chú Hội Phép, Chú gọi Âm Binh, Kinh Cầu Nguyện, và cộng thêm10 chử Buà của 10 Vị Tổ trong bài Thỉnh Tổ (cho Thầy mỗi đêm luyện và uống). Buà Phép của Chà Kha rất nhạy bén và công dụng sài cho trăm việc như: thư ếm, chửa bệnh, trục tà, lên đài đấu, sên dầu thơm ăn nói, buà chú thương, gồng, .v.v.,
Thỉnh Tổ: Cam Cò Cây, Cam Manh Manh, Cam Hanh Phanh, Cam Mành Mảnh, Cam Mây Nghanh, Cam Manh Nghanh, Cam Sắc Xi, Cam So Rẹc, Cam Chuốt, Cam Phược.
Hội Phép: Bờ Ri Ti Ti Tích Nặc, Bờ Ri Tích Ti Na Nặc, Phắc Cu Bờ Rích Nặc, Sắc Phịch Phổ Nặc, Ô Mạc Ten Ka Bơ Ra, Quýt Sơn Manh Manh Lơn.
Công dụng của bài hội phép, ngoài luyện ra còn có thể sên buà và dùng cho những chử buà Chà Kha mà không có chú kèm theo. Đây chỉ là căn bản cho người nhập môn luyện pháp Cha Khà, còn biến hoá và sử dụng thì nhiều lắm
Kiêng Kị Khi Học Phép Trà Kha.
Phép Tra Kha có nguồn gốc Phật Giáo nhưng sự kiêng kị không quá khắt khe như Phật Giáo, cũng giống như các hệ phái thuộc Nam Tông khác học phái Trà Kha cần kiêng các thứ sau.
- Các Vật Thuộc Hệ Bò Sát
- Trâu,Ngựa, Chó, Rắn, Rùa.
Tại sao lại kiêng các thứ đó ?
Các thứ như Trâu, Chó là những thứ thuộc hàng hôi tanh người học phép không nên ăn, và còn 1 điều nữa theo như người xưa truyền lại đó là con Chó nó có đủ 4 thứ Trung, Tín, Lễ, Nghĩa chỉ thiếu đúng chữ Nhân, theo tục truyền Trâu,Ngựa, Chó đều là con người khi chết mắc tội phải đầu thai làm Trâu, Ngựa,Chó trả nghiệp cho người, cho nên giết nó tội cũng ngang giết người, tục xưa có câu : Kiếp Sau Sẽ Làm Thân Trâu (Ngựa ) Chó để đáp đền, bởi vậy nên mấy tay nhậu hay kêu là ăn mấy thứ này đen là vậy, bởi giết nó là mang tội, mang nghiệp, nên phải trả ngay, có người chịu quả báo nhãn tiền là vậy, trong Lục Đạo Luân Hồi Đồ của Phật Giáo cũng có chép cảnh kẻ ác khi chết kiếp sau đạo vào làm súc sinh cũng có vẽ hình Trâu, Ngựa, Chó. Bởi vậy người học phép chớ nên ăn mấy con này mà mang tội.
Con Rắn và Khế thì tại sao kiêng đó là vì Rắn thuộc loài bò sát mà Rắn lại là xác tục của 3 vị Thần Tướng đã giúp Đức Phật, cũng được coi là Tổ của Phái, ( Bên Xiêm họ thờ Tổ là Naga Rắn ) khi không còn giúp Đức Phật nữa 3 vị này nằm vắt lên cành Khế, bởi vậy nên kiêng Khế, đây là cách kiêng kị để tỏ lòng thành kính với Tổ, bởi thực tế nếu vi phạm sẽ khó mà được Tổ chấp nhận, mà Tổ đã không chấp nhận thì kết quả ra sao chắc các bạn cũng hiểu.
Các loại bò sát thì sao lại kiêng vì bò sát là có họ hàng liên hệ với Rắn ví như Lươn, Trạch vv.......
Học Phép Trà Kha Cần Những Điều Gì ?
Học phép Trà Kha điều tiên quyết nên phải có thầy truyền đạo, như đã nói ở trên tất cả các phép thuộc hệ Nam Tông thường hay cần sự truyền thừa hoặc có thầy truyền bởi các phép cần có Tổ theo chứng và giúp đỡ nếu thầy không cho phép thì Tổ nào biết mình là ai mà về chứng, không có Tổ hoặc không có bàn thờ Tổ thì khó mà luyện thành.Có những phép không cần Tổ nhưng có những phép phải có Tổ chứng mới làm được, họa chăng có những người hết sứt thành tâm trong lòng luôn nghĩ đến Tổ thì may ra có thể học được, tuy nhiên khuyến cáo nên có thầy truyền chỉ cấp Sắc Ấn không khuyến khích tự học.
Nhập Môn Trà Kha Học Phép Gồng Trà Kha.
Học phép này cần có những thứ sau :
Lễ vật : Lễ vật học Gồng Trà Kha cần phải có là các thức cúng chay, nguyên tắc nên cúng chay ( Gồng Tra Kha – Vũ Ồn ) cúng rất sơ sài gồm có 1 cục than, 1 đĩa bỏng ( Nổ ) 1 nải chuối , 1 Đĩa Hoa , 1 chén nước trong, 9 ngọn nến, và 9 cây nhang.
Hoa để cúng phật, Chuối và Than để cúng 3 vị Thần Tướng trong lốt rắn
Tranh Tổ : Người học cần có 1 bức tranh tổ để thờ, cách thức thờ như là ta thờ bài vị, tranh thờ cho người học biết rõ về gốc tích của phép Trà Kha, người học có thể vẽ tùy theo ý thích hoặc cần phải được thầy cho cách thờ, cách thức tranh có thể vẽ tùy theo sự tích gốc của Phái miễn sao khi vừa trông thấy tranh là có thể biết được nguồn gốc của Phái Trà Kha có tranh vẽ trên cùng là 1 Vị Phật từ bi dưới là xác 3 vị thần rắn, có tranh vẽ 3 thần rắn cuốn quanh cây khế, có tranh vẽ hình 3 thần tướng đứng sau Đức Phật vv............
Hình minh họa Tranh Tổ Trà Kha tại Cambot
Lời Thề : khi học phép học trò đều phải đứng trước bàn thờ Tổ thề nguyện những điều sau đây.
( chiếu theo sách Trà Kha của thầy TPL )
1 Con tên là ................tuổi .............
2 Nay nhận thầy ...............là thầy của con.
3 Con xin học ................( Phép gì nói rõ ) và xin nguyện như sau :
Không Phản Thầy Phản Tổ.
Không Làm Trái Lương Tâm
Không Làm Việc Ác
Không Dùng Phép Vào Những Việc Bất Lương
Không Tham Tài Danh
Nếu học gồng thì có thêm lời thề Không dùng Gồng vào việc vô nhân đạo, không ỷ có Gồng mà hại kẻ khác, nếu làm trái xin thày Tổ thu lại phép và không ân hận gì ( Gồng Trà Kha – Vũ Ồn )
Nghi Thức Truyền Phép
Người dạy truyền phép cho đệ tử trong 6 lần, hoặc 6 tối hoặc 3 ngày, mỗi ngày 2 lần, muốn cho nhanh có thể rút ngắn lại chỉ 2 ngày 3 buổi cuối dồn vào 1 ngày, làm vậy cũng không có gì mất thiêng cả.
( thực tế của người chép là phải luyện gần 100 ngày mới có sự linh diệu )
Nghi Thức Khoán Bùa
Có 2 cách khoán Bùa khoán Bùa trên giấy và khoán bùa vào người học vẽ bùa trên giấy rồi lấy 1 cây hương đốt cháy sau đó hua hua theo các đường vẽ trên giấy như vậy gọi là khoán bùa, cũng có khi khoán trên người mà không cần vẽ giấy.Khi khoán bùa miệng phải đọc kinh chú, khoán vào người thì khoán vào Đầu, Ngực,Lưng, Tay, Chân, uống bao nhiêu Bùa phải khoán bấy nhiêu lần lên người.
Khi vẽ Bùa lòng phải hết sức thành tâm tưởng tổ, và nghĩ hết sức tập trung vào việc mình làm, lúc bắt đầu khoán xong phải quán tưởng như là Tổ đã nhập vào mình rồi, ngậm 1 hơi thổi mạnh vào giấy bùa, hay là khoán lên thân mình.
*** ( Qua thực tế nếu không có thầy các lá bùa này phải tự tập vẽ và tự tập luyện, dùng hết sức thành kính và thành tâm tưởng Tổ, trong lòng 1 tâm 1 dạ muốn học để làm việc có ích, nhanh thì 1 tuần, lâu có thể 1 tháng mới có thể có thần lực, tùy căn cơ từng người )
Người học phải mua 4 thước vải trắng, 2 thước vải đen người dạy luyện phép vào vải, để dùng trong khi truyền phép, vải ấy sau này thầy chôn ở 1 nơi khác để yểm phép cho bền, khi truyền phép thì vải trắng xếp quanh cổ người học còn vải đen thì xếp dưới chân.
*** ( Qua thực tế đây là nghi thức truyền đạo, thầy sẽ truyền và vẽ lên vải 10 chữ bùa Tổ, đây là 1 hình thức gần như cấp sắc sau này người luyện đã thành công có thể truyền lại cho người khác phép, tự học hoặc nghiên cứu thì cần thành tâm tìm hiểu là đủ )
Tối thứ nhất : Sau khi đã bày lễ vật lên ban thờ , thắp đèn , hương, nến, đọc kinh cầu Tổ sau.
Kinh Cầu Tổ 1
( Gồng Trà Kha – Vũ Ồn )
Bờ Ri Ti Tít Nặc.
Bờ Ri Tit Ti Na Nặc.
Thách Cu Bờ Rít Nặc.
Xắc Phích Lịch Phổ Nặc.
Kinh Cầu Tổ 1
( Qua Thực Tế Người Chép Luyện )
Bờ Ri Ti Ti Tích Nặc, Bờ Ri Tích Ti Na Nặc, Phắc Cu Bờ Rích Nặc, Sắc Phịch Phổ Nặc, Ô Mạc Ten Ka Bơ Ra, Quýt Sơn Manh Manh Lơn.
Kinh Cầu Tổ 2
Bờ Ra Tít Ít Xắc Nặc.
Bờ Ra Xao Ti Ni Phịch Mặc.
Bờ Ra Chôn Xắc Xắc Nặc.
Bờ Ra Xây Tha Na Mặc Nặc.
Bờ Ra Chôn Bờ Ruy Dặc Nặc.
Sau khi đọc xong kinh liền đốt 3 bùa sau đây cho vào nước uống khi uống xong liền thư ( khoán ) 3 đạo bùa đó vào đầu , ngực, lưng, tay, chân.
*** 3 lá bùa này cần phải vẽ và luyện tập trước khi bắt đầu luyện và đọc Kinh Cầu Tổ , khi vẽ Bùa cần đọc bài chú sau.
Chú Vẽ Bùa .
Ô Ma Ten, Cu Tha Na MaNia Ta Rằng Ten, Căng Xoa Hạ
Ô Pê Ma Pa, A Pạ Ê Tệ, Pê Xô Phắc, A Quy A Xắc
Sau khi đốt bùa uống xong thì khoán bùa lên người, uống bao nhiêu Bùa cần khoán lên người những bùa đó, khi khoán vẫn câu chú trên.
*** Tại sao phải luyện tập trước để khi khoán bùa thì khoán 1 mạch luôn không bị nhầm lẫn, bởi các bùa đều dùng 1 nét mà thành, 1 điều nữa khi luyện tập trước cũng là để cho thần lực khoán có lực hơn ( đỗi với người tự tìm hiểu, còn với người có thầy truyền thì đã có thầy làm rồi ).
Tối Thứ 2 : Vẫn dùng như nghi thức trên và khoán các bùa sau đây.
Các bùa trên vẫn dùng như ngày đầu tiên, tốt nhất vẫn luôn phải tập trước, sau khi khoán xong nên ngồi trước bàn tổ quán tưởng đến các lá bùa này trong thân mình và liên tục tưởng tổ hoặc niệm kinh.
Tối Ngày Thứ 3 : Vẫn Kinh Cầu Tổ và khoán bùa như trước.
Cách làm vẫn như các ngày trước, cần tập luyện và vẽ trước bùa này Nhưng lại khác 1 chút là đốt là bùa sau ra tro hòa với dầu lạc, hoặc dầu Tràm ( theo người viết ) sau đó ngậm dầu này vào mồm phun khắp người khi ngậm nên tưởng đến chú thư bùa, nhẩm trong đầu, phun dầu lên mình xong sau đó thoa khắp cơ thể, không nên tắm ngay mà chờ đến ngày mai khi bắt đầu thư bùa thứ 4 mới tắm, nếu để lâu càng tốt ( nếu chịu được dơ và nhớt dầu ), khi phun dầu lên người chính là nghi thức để cho bùa phép được ngấm vào cơ thể, sự linh nghiệm sẽ khó mà mất đi được.bởi vậy nghi thức này rất cần trong phép học Gồng Trà Kha.
2 Đạo Bùa dùng hóa ra tro rồi hòa cùng dầu lạc ( Tràm ) rồi phun thoa lên người.
Tối ngày thứ 4 : Vẫn như các ngày trên chỉ khác 1 điều là bài Kinh khoán bùa có khác đi.
( Theo sách Gồng Trà Kha thì không đọc Kinh Cầu Tổ nữa mà dùng bài Kinh Sau đọc thay Kinh Cầu Tổ, kể cả khoán Bùa cũng dùng Kinh này luôn, có nghĩa là ngày thứ 4 chỉ dùng duy nhất 1 bài Kinh sau.
Kinh Khoán Bùa
Tối ngày thứ 5 : Làm y như ngày thứ 4 với bài Kinh này, và khoán đạo bùa sau:
Thu Na Ca Môn Bu Chôn.
Xô Ca Mi Bờ Ri Xọt Xọt.
Bờ Rô Ôi Ca Nít Y It Ti Ni.
Bờ Ra Chôn Tha Na Thắc Mặt.
Tối ngày thứ 6 : Lại đọc kinh của ngày thứ 4 và 5 và vẽ 2 đạo Bùa sau rồi uống khoán.
Lời Dặn : Riêng vải trắng và vải đen lễ vật chỉ dùng được 1 lần, sau 6 đêm có thể gọi là thành tài, sự linh nghiệm sẽ không bị mất đi ( Gồng Trà Kha – Vũ Ồn )
*** Thực tế trên vải trắng lễ vật chỉ là dành cho người có truyền sắc, nếu là người nghiên cứu thì không phải 6 đêm là thành tài được, bản thân người chép chưa gặp cao thủ nào nghiên cứu mà 6 đêm lại thành, ít nhất theo thực tế chứng minh là trên 60 ngày liên tục tập luyện và thành tâm, kiêng khem như sách dạy mới gọi là có chút thành tựu, cũng như sách dạy muốn có sự thành công tột bậc người luyện tốt nhất nên, mỗi ngày bỏ ra 1 khoảng thời gian cầu tổ, vẽ bùa, khoán bùa, cầu tổ trong 100 ngày, thì sẽ có sự linh diệu cao nhất, những ngày luyện thêm cứ theo thứ tự từ ngày 1 đến ngày 6 vẽ bùa , cầu tổ, đọc kinh, khoán bùa, liên tục, khi hết thì lại quay lại từ đầu, sách viết những ngày thêm không cần phun dầu và khoán bùa nữa, nhưng theo người chép thì vẫn nên duy trì, thì sẽ tốt hơn, cũng có thể là không cần làm vậy, điều này tùy căn duyên mỗi người mà thôi. Xin nhắc lại 1 lần nữa, pháp thuật không nên đem đi làm bừa, nếu không đến khi mất phép lại tưởng ta đây vẫn còn mà hống hách có ngày bị chém chết mà chả biết tại sao.
Tài liệu trên tôi biên chép lại từ cuốn Gồng Trà Kha của người viết là Vũ Ồn viết năm 1936, qua thực nghiệm đúc kết lại và có sự chỉnh lý, nay chép lại với ý muốn giới thiệu tới những người đam mê học thuật Nam Tông, tài liệu mang tính chất tham khảo giới thiệu không phải sách giáo khoa dạy pháp thuật bởi vậy nên xem xét kĩ trước khi có ý định áp dụng.( Tantric).
Xin xem tiếp bài 2. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét