2/ Tại miền Nam Việt Nam :
*Therevada tại miền Nam Việt Nam.
" Phần đất phía nam của Việt Nam ngày nay đầu tiên có người Chàm và Cam Bốt (Khơ-me) trú ngụ, và họ theo cả hai truyền thống Đại Thừa Ấn Độ và Phật Giáo Nguyên Thủy, mặc dù có lẽ là người Chàm đã theo truyền thống Nguyên Thủy từ thế kỷ 3 CN và người Cam Bốt chỉ bắt đầu theo Nguyên Thủy vào thế kỷ 12 . Người Việt bắt đầu xâm chiếm và thu nhập phần đất nầy vào thế kỷ 15, và đến thế kỷ 18, hình dạng của quốc gia Việt Nam như hiện nay được hoàn tất. Từ đó, sắc tộc Việt theo Phật Giáo Đại Thừa, trong khi sắc tộc Khơ-me theo truyền thống Nguyên Thủy, cả hai truyền thống nầy cùng chung nhau hiện hữu an hòa.
Chữ Theravada được ghép từ hai chữ thera và vada. Trong tiếng Pa-li chữ thera có nghĩa là người xưa, người đi trước, người cao tuổi, người con cả (ancien, aîné / ancient, old, elder) hoặc một người mang phẩm trật cao (senior). Trong phạm vi của Phật Giáo Theravada chữ thera được dùng để gọi một người tỳ kheo đã được thụ phong hơn mười năm - nói theo cách của các nhánh gia đình Phật Giáo khác là người tỳ kheo ấy đã "thọ cụ túc giới" hơn 10 năm. Do đó kinh sách Hán ngữ đã dịch chữ thera là "Thượng Tọa" hay "Trưởng Lão" (chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong phần tìm hiểu nguồn gốc của Phật Giáo Theravada dưới đây). Chữ vada có nghĩa là quan điểm hay giáo lý (doctrine, theory), vậy nếu dịch chữ Theravada là "Giáo Lý của các vị Thượng Tọa" hay của các vị "Trưởng Lão" thì không có nghĩa gì cả, nói cách khác là tiền ngữ thera trong chữ Theravada không có nghĩa là Thượng Tọa hay Trưởng Lão mà chỉ có nghĩa là "người xưa". Tóm lại phải hiểu toàn bộ chữ Theravada là "Giáo lý của những người xưa"
Trên thực tế Theravada chỉ xuất phát từ một trong số 18 học phái xưa mà thôi. Học phái này được đưa vào Tích lan vào thế kỷ thứ III trước Tây Lịch, và sau đó cũng đã phát triển và biến dạng không ít trước khi được chính thức "khai sinh" với cái tên gọi là Theravada vào thế kỷ thứ VII như đã nói trên. Thế nhưng tại sao lại nên gọi gia đình Phật Giáo này là Theravada? Dù rằng chỉ đại diện cho một học phái xưa thế nhưng ít ra tên gọi Theravada cũng phản ảnh phần nào nguồn gốc xưa của Phật Giáo trước khi Đại Thừa Phật Giáo (Mahayana) được chính thức hình thành vào thế kỷ thứ I sau Tây Lịch.
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam thế kỷ đầu Tây lịch.Tại Việt Nam, ngoài Phật giáo Đại thừa, Phật Giáo Nam Tông có hai hệ phái chính: Phật Giáo Nam Tông Khmer và Phật Giáo Nam Tông người Kinh, cả hai chủ yếu được thịnh hành ở vùng Nam - Trung Bộ.
Chúng ta được biết:“Phật giáo Nam Tông được truyền vào Việt Nam theo con đường của các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi theo đường biển tới Tích Lan (Srilanca), Miến Điện (Myanma), Thái Lan tới vùng sông Mê Kông (Campuchia) và vào vùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (phía Nam) của Việt Nam, được đông đảo người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer đón nhận, trở thành tôn giáo của người Khmer, do đó gọi là Phật giáo Nam Tông Khmer”...
Phật giáo nguyên thuỷ- Nam tông (Theravada) có bề dày lịch sử rất lâu đời, sự truyền thừa được các sử gia thừa nhận là không bị gián đoạn. Điểm ưu việt của nó là truyền bá đến quốc gia nào vẫn giữ được nét văn hoá Phật giáo đặc thù, mà những truyền thống khác rất hiếm có. Phật giáo nguyên thuỷ hiện nay có mặt ở những quốc gia: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Anh, Mỹ, Ý, Úc, Mã Lai, Indonesia,Nepal, Ấn Độ v.v… Điểm đáng nói là tính thống nhất trong truyền thống Nguyên thuỷ, chư tăng tụng kinh bằng tiếng Pali và tiếng bản ngữ , tu hành y cứ theo thánh điển Pali, Tam y và bình bát là tài sản của bậc xuất gia, chỉ ăn ngày một buổi, không ăn phi thời.
Miền Nam Việt Nam xưa kia là lãnh thổ của vương quốc Phù Nam. Theo sử liệu của Trung Hoa vương quốc này thành lập khoảng thế kỹ 12 trước Công nguyên, nhưng theo những nhà khảo cổ Tây phương dựa vào bia ký khắc trên đá, vách thành đã được tìm thấy dưới lòng đất thì quốc gia này lập quốc thế kỷ thứ 1 sau công nguyên. Nhưng vương quốc Phù Nam bị Chân Lạp xâm chiếm và tiêu diệt vào cuối thế kỷ thứ 6. Trên bản đồ, Phù Nam không còn nữa. Trải qua năm tháng nhờ Việt Nam, triều Nguyễn, bảo hộ chống nội loạn và ngọai chiến nên vua Chân Lạp nhượng đất để đền ơn đáp nghĩa vào năm Đinh sửu (1759) .
Từ khi lập quốc đến thế kỷ thứ 6 sau Tây lịch do các vua chúa Phù Nam cai trị. Từ thế kỷ thứ 6 đến năm 1759 là các triều đại của vua chân lạp . Năm Đinh Mão (1867) Pháp chiếm Miền Nam làm thuộc địa, để phân định hai quốc gia với lối cai trị khác nhau vị toàn quyền Pháp và quốc vương Campuchia ấn định lằn ranh giữa hai nước đồng ký vào bản nghị định ngày 9-7- 1870, do vậy Miền nam có mặt trên bản đồ thế giới dưới tên gọi do thực dân Pháp đặt ra Cochinchinne, gọi là Nam Kỳ . Năm 1945, chế độ thực Dân Pháp sụp đổ, Việt Nam Cộng Hòa ra đời danh từ Nam Kỳ đổi thành Miền Nam Việt Nam. Ngày 30-4-1975 chế độ Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, đất nước chúng ta thống nhất từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Người Việt gốc khơme sống trong lãnh thổ Việt Nam cũng được hưởng quyền tự do bình đẳng như người Việt Nam.
Ngày nay, những nhà khảo cổ đã phát hiện những cổ vật, tháp, tượng Phật, thần ở Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp Mười v.v… có niên đại 530, 400, 300 năm trước công nguyên . Điều đó cho chúng ta thấy rằng những địa điểm trên đã có một nền văn hóa thật sự văn minh và phát triển tại đây.
Đồng thời trong Mahàvamsa, lịch sử truyền bá của Phật giáo thì có nhắc đến phái đoàn truyền giáo sang xứ Suvannabhùmi của vua ASOKA vào thế kỷ thứ III trước công nguyên do hai vị A La Hán Sona và Uttara lãnh đạo. Các nhà sử học thật khó khăn để thẩm định ranh giới của địa danh Suvannabhùmi này ở đâu? Nhưng đa số cho rằng cả vùng Đông Nam Á. Cụ thể hơn ông Aymonier cho rằng Phù Nam là Miền Nam Việt Nam hiện nay. Theo ông Abel Résumat Phù Nam là Miền Bắc Việt Nam . Chính vì thế những quốc gia như Thái Lan, Miến Điện, Lào, Camphuchia và Việt Nam, lịch sử Phật giáo những quốc gia này đều có ghi nhận là vào thế kỷ thứ III truớc công nguyên phái đòan vua Asoka có truyền đạo đến đất nước của Mình. Từ đó chúng ta có thể đưa ra những kết quả niên đại Phật giáo du nhập vào Miền Nam Việt Nam." ( dienbatn tổng hợp các tư liệu )
* Các triều nhà Nguyễn ở miền Nam Việt Nam .
Chúa Nguyễn là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về những nhà cai trị các vùng đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào miền nam của Việt Nam, bắt đầu từ đầu giai đoạn Lê Trung Hưng của nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ 16, cho đến khi bị nhà Tây Sơn tiêu diệt năm 1777. Các chúa Nguyễn là tiền thân của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và lập ra nhà Mạc. Nguyễn Kim (1468-1545), vốn là một tướng giỏi của nhà Hậu Lê, nhờ có công giúp vua Lê chống lại nhà Mạc nên được phong chức Thái Sư Hưng Quốc Công, sau này khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước đã truy tôn ông là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế. Nguyễn Kim có ba người con. Con gái đầu tên Ngọc Bảo, lấy Trịnh Kiểm, người sau này trở thành vị chúa mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài; hai người con trai kế của Nguyễn Kim cũng là tướng giỏi và được phong chức Quận công. Sau khi người con trai lớn là Nguyễn Uông, bị anh rể là Trịnh Kiểm giết, người con trai còn lại là Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê cho vào cai trị vùng đất Thuận Hóa để rời xa tầm ảnh hưởng của anh rể, nhằm mưu đồ tạo dựng cơ nghiệp riêng cho họ Nguyễn. Tổng cộng có chín chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong trong hơn 2 thế kỷ.
Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 28 tháng 8 năm 1525 – 20 tháng 7 năm 1613) là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà Nguyễn bao gồm 13 vua; nhưng cũng là người mở đầu cho cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn sau này.
Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên sau khi trấn giữ Thuận Quảng. Tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm Pa khi đó đã suy yếu rất nhiều, lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân, giao cho Văn Phong trấn giữ.
Cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa.
Trong khoảng thời gian 200 năm kể từ 1558 khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng được vua Lê cử cai quản đất Thuận Hóa và sau đó là Quảng Nam. Với những công trình khẩn hoang của mình, chúa đã làm cho hai xứ Thuận Quảng từ một vùng đất hoang sơ lạc hậu, nhanh chóng trở thành một khu vực kinh tế phát triển.
Cho đến năm 1757, khi chúa Võ Nguyễn Phúc Khoát tổ chức hành chánh hoàn tất vùng Nam bộ thì cương vực và lãnh thổ Việt Nam đã tăng gấp đôi.
Với sự mở đầu ra đi của chúa Nguyễn Hoàng, và kế tục là các đời chúa con cháu của ngài, đất nước đã tiếp thụ một nguồn của cải mới, đó là cả một vùng đất phía Nam giàu có, là các cuộc giao thương cường thịnh với các trung tâm thương mại mới: Hội An; Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên... là các tri thức mới khi tiếp cận ở nhiều dân tộc phương Nam hay đến từ phương Nam.
Theo chân những đoàn quân của các Chúa Nguyễn, những nhà truyền giáo, các Pháp sư, Phù thủy từ miền Bắc Việt Nam mang theo những bí thuật Huyền môn của mình kết hợp với Huyền môn bản địa mà tạo ra những trang sử huy hoàng của giới Huyền môn Việt Nam.
Xin coi tiếp bài 24 - dienbatn.
Xin cảm ơn những người đã biên soạn và truyền bá lại cho hậu nhân đời sau. nếu được xin phép lắng nghe học hỏi mong rằng sẽ giúp ích được cho đời
Trả lờiXóaNhưng thầy dienba đăng mà không chỉ dạy,mình thấy buồn lắm
Trả lờiXóaCó ai xem trang này,mà chỉ dạy mình xin được học,xin hãy giúp mình
Trả lờiXóakhông dễ đâu, phải có duyên và ý chí
Trả lờiXóaĐã gặp là có duyên,còn ý chí là khi đươc truyền dạy và rèn luyện.Thầy dienba không có ý truyền dạy chỉ post lên đây để mọi người hiểu biết và phô trương pháp thuật của minh,vì thầy dienba là người ở trên cao đâu thèm để mắt đến những người như tôi,vì thầy còn phải bận nhiều việc quang trọng hơn,đâu có rảnh mà dạy không cho những không biết mặt
Trả lờiXóa