(Miếu Thờ HTTD)
*Dịch:-
Huyền Thiên Thượng Đế
Theo tín ngưỡng dân gian từ xưa đến nay của người Trung Quốc thì luôn có tư tưởng “cảm ứng” giữa người và trời đất. Họ tin rằng có sự tương quan giữa việc tinh tú vận chuyển và mệnh vận con người. Trong số những tinh tú, tất cả đều di chuyển chỉ trừ “Sao Bắc Cực” là chẳng động, cho nên người ta đã thần thánh hóa gọi đó là “Bắc Đẩu Tinh Quân” , ý nói lên đó là một ngôi sao tôn quí nhất. Hình tượng hóa gọi là Huyền Thiên Thượng Đế .
Huyền Thiên Thượng Đế uy phong lẫm liệt, tám mặt sinh gió. Hình dáng là một vị mặc áo bào đen, tay cầm bảo kiếm, chân đạp lên rùa và rắn. Hai bên có Kim Đồng Ngọc Nữ tay cầm cờ đen theo hầu, gọi là hai tướng thủy hỏa. Nhưng nguyên hình của Huyền Thiên Thượng Đế là sự kết hợp của rùa và rắn tạo thành, tức là “lưỡng chỉ bà trùng”. Hình tướng rùa rắn hợp thành nầy, chính là kết quả của sự sùng bái tinh tú từ thời xa xưa tạo nên.
Huyền Thiên Thượng Đế gọi đầy đủ là “Hựu Thánh Chân Vũ Huyền Thiên Thượng Đế Chung Kiếp Tế Khổ Thiên Tôn” , cũng còn xưng các danh hiệu khác là “Bắc Cực Huyền Thiên Thượng Đế”, “Huyền Vũ Đế”, “Bắc Cực Đại Đế”, “Chân Vũ Đại Đế”, “Chân Vũ Đại Tướng Quân”, “Nguyên Thiên Thượng Đế”, “Khai Thiên Đại Đế”, “Khai Thiên Viêm Đế”, “Chân Vũ Đế”, “Khai Thiên Chân Đế”, “Thủy Trường Thượng Đế”, “Chân Như Đại Đế”, “Nguyên Vũ Thần”, “Bắc Cực Hựu Thánh Chân Quân”, “Nguyên Đế”, “Bắc Cực Thánh Thần Quân”, “Tiểu Thượng Đế”. Đến đời nhà Thanh thì sách vở văn hóa tôn xưng Ngài quá nhiều, gọi tắt là “Thượng Đế Công”, “Thượng Đế Gia”, “Đế Gia Công”.
Đạo gia nhận ra rằng, phương Bắc là nơi lạnh lẽo u ám, cũng là hồn con người trở về sau khi chết. Do đó, cho rằng phương Bắc rất huyền diệu, mà vị thống trị phương Bắc u ám đen tối nầy là “Huyền Thiên Thượng Đế ”.Niềm tin của quần chúng lớn dần, khi trải qua nhiều đời vua chúa tín ngưỡng cúng tế.
Đời xưa, gọi bảy sao phương bắc :- Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích chung một tên là “Huyền Vũ”, cũng để chỉ cho “Sao Bắc Đẩu”.
Căn cứ vào sách “Lễ Ký”, nói rằng “Tiền Châu Tước, hậu Huyền Vũ” (phía trước là chòm sao Châu Tước, phía sau là chòm sao Huyền Vũ). Châu Tước là để chỉ cho sáu sao phương Nam. Các nhà thiên văn Trung Quốc xưa, chia các vì tinh tú ra thành 28 chòm, gọi là “Nhị thập bát tú”, rồi lấy 28 chòm sao nầy làm giới hạn để định ra bốn “tổ” (hướng) Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi tổ có 7 chòm sao, tưởng tượng đến các hình tượng con vật, kết hợp với lý luận năm phương năm sắc, thành ra :-
-phương Đông gọi là Thanh Long. (rồng xanh)
-phương Nam gọi là Châu Tước. (chim sẻ đỏ)
-phương Tây gọi là Bạch Hổ. (hổ trắng)
-phương Bắc gọi là Huyền Vũ (rùa rắn phối hợp)
như thế thành ra “Tứ Tượng”.
*Rùa là một trong “tứ linh” (long, lân, quy, phượng), còn rắn là một con vật linh thiêng thần thoại, người xưa rất tôn quí. Bảy sao phương bắc Huyền Vũ được tưởng tượng thành con vật phối hợp giữa rùa và rắn. Ngày xưa, Đạo giáo tôn xưng bốn vị Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Châu Tước là bốn vị thần Hộ Pháp, nghĩa là bốn vị tiểu thần mà thôi. Nhưng sau đó, đột nhiên Huyền Vũ được trở thành vị thần lớn của Đạo giáo, là vị Thống Soái phụng lãnh mệnh lệnh của Ngọc Đế trấn giữ phương Bắc . Nhiều đời vua chúa phong tặng là “Chân Quân”, “Đế Quân”, “Thượng Đế”… ngày càng cao thêm . Triều đại nhà Tống sửa đổi “huyền vũ” thành ra “chân vũ ” , đến đời Tống Thần Tông phong là “Huyền Thiên Thượng Đế”, đó là tinh thần “nhân cách hóa” sự vật.
Theo quan điểm Đạo giáo, “huyền” là hợp hai thứ rùa rắn, ở phương bắc, màu đen nên xưng huyền. Mà phương Bắc là vị trí của đế vương, nên Huyền Vũ là “vua của bầu trời”, gọi là “Bắc phương Nhâm Quý chí linh thần” , là vị “ứng hóa thân của Kim Khuyết Chân Tôn” (Ngọc Đế).
Huyền Thiên Thượng Đế cũng là hóa thân của “Bắc Cực Huyền Vũ Tinh Quân” , Đạo giáo cũng còn tôn xưng Ngài là “Tam nguyên đô thống soái”, tức là giáo chủ của muôn pháp, thống quản cả 36 vị nguyên soái khác, có uy quyền vượt trội, sự linh nghiệm không ai hơn, là vị “Tối linh Tối thịnh” trong Đạo giáo, là vị thần minh lớn nhất. Như vậy, Huyền Thiên Thượng Đế là vị thần cao cấp nhất, được thờ phụng trong “Bắc Cực Điện” hay “Chân Vũ Điện”.
* Triều đại nhà Hán, gọi là miếu thờ “Huyền Vũ Chân Quân”. Đến đời Tống, vì vua khai quốc tên “DẬN” có liên quan ý nghĩa đến “Huyền” nên kỵ húy đổi “huyền vũ” thành “chân vũ”, nhưng đến Tống Chân Tông thì bỏ lệ kỵ húy nầy, trả “chân vũ” trở lại thành “huyền vũ”. Suốt cả ngàn năm, “Huyền Vũ Chân Quân” đều chỉ xưng là “Quân” hay “Sư” chứ chưa bao giờ xưng “Đế” .
Tương truyền vào cuối nhà Nguyên, ông Chu Nguyên Chương trong một lần thất trận, trốn vào miếu thờ “Chân Vũ” mà thoát khỏi nạn đuổi bắt của binh lính nhà Nguyên, nên sau khi lên ngôi lập ra nhà Minh, ông hạ lệnh cho trùng tu các miếu thờ “Chân Vũ”, tô đắp tượng bằng vàng, lại tự đề bút sắc phong miếu thờ thành “Bắc Cực Thần Điện” nơi tấm bảng treo trước cửa và gia phong cho Ngài thành ra “ Huyền Thiên Thượng Đế ”.
* Cũng theo truyền thuyết Đạo giáo , Ngài Huyền Thiên Thượng Đế vốn là một vương tử. Vào thời Huỳnh Đế, Ngài thoát thai nơi hoàng hậu Thiện Thắng ở Tịnh Lạc Viên. Lúc trẻ đã có tâm tu hành, lớn lên thành thanh niên uy dũng nhưng không muốn kế thừa ngôi vua. Về sau, được vị Nguyên Quân truyền trao “bí pháp”, lại được thiên thần trao tặng kiếm báu, vào Vũ Đương Sơn tu luyện, suốt 42 năm thì đắc quả sanh thiên. Nhân vì có công thống lãnh thiên binh thiên tướng chinh phạt giặc dữ thành công, nên Ngọc Đế phong cho Huyền Thiên Thượng Đế , trấn giữ phương Bắc.
* Còn theo truyền thuyết dân gian, Huyền Thiên Thượng Đế vốn là một người đồ tể, mỗ heo sinh sống. Lúc tuổi về già, ăn năn nghiệp sát sanh quá nặng, không tích chứa được công đức, nên quyết chí tu đạo, buông đao đồ tể, vào chốn thâm sơn tu tập. Ngài đã siêng năng tu tâm dưỡng tánh nhiều năm, nên được đức Quan Âm điểm hóa cho. Đức Quan Âm nói rằng, vì trước đây, Ngài đã sát sanh quá nhiều, phải làm lễ “Tẩy rửa gan ruột” mới có thể chứng quả. Ngài đã tin tưởng hết sức chân thành ,can đảm tự mỗ bụng mình ra, rồi đem ruột gan xuống sông tẩy rửa, cắt bỏ những phần bao tử và ruột bị hư thúi, làm đen cả khúc sông, cứ rửa mãi cho đến khi nước sông trong trở lại, mới đem gan ruột cho vào bên trong bụng may lại. Hành động nầy cảm ứng đến trời nên được đắc thành chánh quả, được phong là “ Huyền Thiên Thượng Đế ”. Từ đó mới xuất hiện điển cố “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật” (buông dao đồ tể, trọn nguyện thành Phật).
Nhưng những phần bao tử và ruột của Ngài cắt bỏ nơi sông, trải qua nhiều năm tháng hấp thụ tinh khí trời đất, biến thành hai con Yêu Rùa Và Yêu Rắn, làm hại người trần, Huyền Thiên Thượng Đế phải tự thân hạ giáng trần gian để thu phục hai con yêu nầy. Lúc đầu, Ngài địch không nổi với hai con yêu nầy, phải cầu thỉnh với “Bảo Sanh Đại Đế” trợ giúp. Nhờ vào uy lực của 36 thiên tướng ( 36 ngôi thiên cương) bao vây và nhờ có thần lực kiếm quang mạnh mẽ của “Phục ma Bắc đẩu thất tinh kiếm” mới đè bẹp được hai con yêu nầy.Nhưng hễ dở kiếm lên thì hai con yêu lại toan cựa quậy, ví thế Ngài phải dùng chân đạp hai con yêu nấy để kềm thúc chúng, mới trả kiếm lại cho Bảo Sanh Đại Đế được. Từ đó, rùa và rắn trở thành hai người hộ vệ hai bên tả hữu của Ngài.
*Lại có một truyền thuyết khác, ngày xưa có một người đổ tể và một vị ăn chay trường cùng đi trên con đường đến yết kiến Phật Quan Âm ở núi Côn Lôn. Lúc đi qua sông nhưng không có phương tiện để qua, vị ăn chay lòng trù trừ chẳng muốn đi tiếp, còn người đồ tể thì có lòng tha thiết muốn triều bái Phật, chẳng nệ sông chết liều mạng bơi qua sông, kết cuộc đến nơi. Nhưng vì trước đây ông đã sat sanh quá nhiều, sáu căn không thanh tịnh, nến không thể tiến vào bên trong được. Do vậy, người đồ tể tự mỗ bụng bày ra nội tạng để tỏ lòng chí thành . Do đó cảm động đến thiên đình, Ngọc Đế cho phép lấy bao tử của ông biến thành con rùa, còn ruột biến thành con rắn, chở linh hôn người đồ tể nầy lên cõi trời, trở thành Huyền Thiên Thượng Đế . Nhân vì ông ta tự mỗ bụng để chứng minh lòng thanh tịnh, nên đời sau tôn xưng là “Khai tâm Tôn giả” (tôn giả mở bày tâm)
*Trong “Thần dị truyện” có chép :- “Đức Chân Quân cầm kiếm, tróc nã yêu tinh khắp các nơi trong trời đất, khiến chúng sợ hãi mà qui phục. Tượng Ngài rất dữ tợn, áo mão không chỉnh tề, dưới chân có hai con rùa rắn. Rùa là nói loài yêu ở cõi trời, rắn là nói loài yêu ở dưới đất”.
*Còn sách “Đồ Chí” thì chép, Chân Vũ vốn là Thái Tử của Tịnh Lạc Vương, tu luyện ở Vũ Đương Sơn, kết quả được thăng thiên, phụng mệnh lệnh của Thượng Đế trấn thủ Bắc thiên môn, chân để trần, cầm cờ màu đen”.
*Sách “Kim Lăng chí” nói:- “Chân Vũ Đại Đế tức là bảy sao Huyền Vũ có hình tượng kết hợp rùa và rắn, nên để hình tượng rùa rắn nầy dưới chân Ngài”
*Sách “Bành Hồ Phi Lược” chép:- “Bắc Cực Chân Vũ Huyền Thiên Thượng Đế , trước là thần Huyền Vũ trấn phương bắc , Huyền vũ thuộc thủy, nước màu đen, nên áo mão và cờ đều màu đen. ………………….
(Đoạn kế nầy quá tối nghĩa không dịch được, kính nhờ quí cao nhân dịch giùm từ nguyên tác ở trên).
*Trong “Đài Loan huyện chí” có ghi :- “Miếu thờ Chân Vũ, có một ở phường Đông An, một tại phường Trấn bắc, thờ vị “Bắc Cực Hựu Thánh Chân Quân” .Ngoài ra các nơi khác có tôn tạo hình tượng như trấn An Bình, Thất Côn Thân ở cửa bắc, Lộc Nhĩ Môn …đều có tượng rùa rắn dưới chân. Khi họ Trịnh đến Đài Loan đã thấy có nhiều Miếu thờ Chân Vũ để làm phép trấn bình an cho cuộc đất”.
*Cách tạo hình tượng Huyền Thiên Thượng Đế là:- đầu đội mão vàng, tướng dạng oai nghiêm hiển hách. Mình mặc áo đen, có năm chòm râu dài, gương mặt từ ái hòa nhã. Tay phải cầm kiếm Bắc đẩu thất tinh, tay trái bắt ấn. Hai chân màu đỏ, chân phải đạp con rắn, chân trái dậm con rùa, sau lưng có giắt cờ đen, hai bên có Kim Đồng Ngọc Nữ tức là Thủy Hỏa nhị tướng theo hầu”.
*Tương truyền thuộc hạ của Huyền Thiên Thượng Đế gồm có bốn vị nguyên soái là :- Khang, Triệu, Lưu, Lâm nguyên soái. Ngài là phụ tá Thượng Đế Công để giữ an cung khuyết của thiên đình, đồng thời bảo hộ cho khắp hết sanh linh. Y cứ theo sách “Tam giáo suy thần đại toàn” (Thần thánh đầy đủ của tam giáo) thì Khang nguyên soái tên Diệu Uy là sao Long Mã chuyển thế, được Ngọc Đế sắc phong làm Nhân Thánh Nguyên Soái ; Triệu nguyên soái tên là Lãng Nhất, tự Công Minh, hiệu Vĩnh Xưởng, đời nhà Tần ở trong núi, chuyên ròng tu hành dắc đạo, công đức viên mãn, được Ngọc Đế phong làm Thần Tiêu Phó Tướng. Còn hai vị Lưu , Lâm nguyên soái là hai vị đi theo Huyền Thiên Thượng Đế để cầu đạo tu hành, rồi sau hộ vệ Huyền Thiên Thượng Đế thăng thiên, cũng được Ngọc Đế phong làm Thần Tiêu Phó Tướng.
Ngày vía của Huyền Thiên Thượng Đế là ngày mùng ba tháng ba âm lịch.
3. NGUYÊN THỦY THIÊN TÔN.
元始天尊
元始天尊,又名“玉清元始天尊”。在“三清”之中位為最尊,也是道教神仙中的第一位尊神。《曆代神仙通鑑》稱他為“主持天界之祖”。他的地位雖然鄗,但出現卻比太上老君要晚。道教形成初期並無“元始天尊”的說法,《太平經》《想爾注》等均無記載。在中國神話伝說中,也無來曆可尋。根据道書的記載:最早出現“元始”之名的是晉葛洪的《枕中書》書中記載:棍沌未開之前,有天地之精,號“元始天王”,游于其中。后二儀化分,元始天王居天中心之上,仰吸天气,俯飲地泉。又經數劫,与太元玉女通气結精,生天皇襾王母,天皇生地皇,地皇生人皇,其其后庖羲,神穠皆苗裔也。並曰:“玄都玉京七寶山,在大儸之上,有上、中、下三宮。上宮是槃古真人、元始天王、太太圣母所牿。”此時,還只有有始天王的稱呼。直到南朝時,梁匋弘景《真靈位業圖》才始有“元始天尊”之號。該書第一階中位神為“上台虛皇道君”,應號“元始天尊”,稱“玉清境元始天尊”為主。但是書中又有一“元始天王”,列為第四中位左位第四神。《隋書.經籍志四》始喊予元始天尊以諸神特性,稱他“生于太元之先”。認為“天尊之体,常存不滅,每到天地初開,授以祕道,謂開劫度人。然其開劫,非一度矣,故有延康、赤明、龍漢、開皇,是其年號,其問相距經四十億万載,所度皆諸仙上品,有太上老君、太上丈人、天皇真人,五方五帝及諸仙官”。隋代道士為天尊取名為“樂靜信”。隋唐之時,遂將古代神話伝說中的槃古真 地位而掀起的說法。俵明道教信徒對元始天尊的信仰。
關于元始天尊的名稱,《初學記》卷二三引《太玄真一本際經》解釋說:“無宗無上,而獨能為万物之始,故名元始。運道一切為极尊,而常處二清,出諸天上,故稱天尊。”《曆代神仙通鑑》說:“元者,本也。始者,初也,先天之气也。”認為元始是最初的本源,為一切神仙之上,故稱“天尊”。根据道經的描述,元始天尊稟自然之气,存在于宇宙万物之前。他的本体常存不滅,即使天地佺部毀滅,也絲毫影響不了他的存在。每儅新的天地形成時,天尊就會降臨人世僩,伝授祕道,開劫度人。所度者都是天仙上品,包括太上老君、天真皇人、五方天帝等神仙。每儅新的天地開辟時,都有其年號,曰延康、赤明、龍漢、開皇等等,年號之僩相距長躂41億万年。並且,元始天尊位居三十六天的最上層“大儸天”中,所居仙府稱為“玄都玉京”。玉京之中,黃金舖地,玉石為階,宮中有七寶、珍玉,仙王、仙公、仙卿、仙伯、仙大伕等居于中央和兩徬的仙殿中,這种气派顯然被人僩帝王所傚仿。
縱觀元始天尊的演變過程,可以發現“元始”一詞原是道傢舒述世界本源的哲學用語,后來被道教加以神化,逐漸演變成道教的最鄗尊神,居于三清之首。從曆史角度上攷察,這与道傢演變成道教的曆史完佺轡嗆稀㊣
据《曆代神仙通鑑》記載,元始天尊“頂負圓光,身披七十二色”,故供奉在道教三清大殿中的元始天尊,一般都頭罩神光,手執紅色丹丸,或者左手虛拈,右手虛捧,象征“天地未形,混沌未開,万物未生”時的“無极狀態”和“混沌之時,陰昜未判”的第一大世紀,故以昜生陰降、晝短夜長的冬絰日為元始天尊的圣誕。長期以來,元始天尊受到了上絰帝王圣賢,下絰民僩菩男信女的虔誠崇拜。
*Dịch:-
NGUYÊN THỦY THIÊN TÔN
*Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn còn gọi là “Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn”, là vị tối cao trong Tam Thanh, cũng là vị Tôn Thần hạng nhất của Thần Tiên Đạo Giáo. Theo “Lịch đại thần tiên thông giám” tôn xưng Ngài là “Vị Tổ chủ trì cõi trời”. Địa vị của Ngài tuy cao, nhưng lại xuất hiện muộn hơn Thái Thượng Lão Quân.
Hồi đầu của Đạo giáo không thấy nói đến Nguyên Thủy, trong “Thái Bình Kinh”, Tưởng Nhĩ Chú” cũng đều không thấy ghi tên Ngài, kể cả trong thần thoại xưa Trung Quốc cũng không thấy nói đến hành trạng Ngài. Danh xưng Nguyên Thủy xuất hiện sớm nhất trong “Chẩm trung thư” ghi là “Trước lúc hổn độn chưa phân rõ (thái cực), đã có “tinh hoa của trời đất” hiệu là “Nguyên Thủy Thiên Vương” sẵn bên trong, sau phân hóa thành hai phần (lưỡng nghi), Nguyên Thủy Thiên Vương ở phía trên cõi trời, ngẫng lên hút thiên khí, cúi xuống uống địa tuyền (suối đất ) trải qua vô số kiếp , cùng với Thái Nguyên Ngọc Nữ thông khí kết tinh mà sanh ra Thiên Hoàng Tây Vương Mẫu. Thiên hoàng sanh ra Địa Hoàng, Địa Hoàng sanh ra Nhân Hoàng, tiếp tục sanh ra con cháu là Bào Hi, Thần Nông. Cho nên bảo rằng : “Phía trên Đại La có bảy ngọn núi báu gọi là Huyền Đô Ngọc Kinh, có ba cung. Thượng cung là nơi ở của Bàn Cổ Chân Nhân, Nguyên Thủy Thiên Vương và Thái Thái Thánh Mẫu”. Như vậy, từ đây mới có danh xưng Nguyên Thủy Thiên Vương.
Đến thời kỳ Nam Bắc triều, trong sách “Chân linh vị nghiệp đồ” của Đào Hoằng Cảnh nước Lương, mới ghi danh hiệu Nguyên Thủy Thiên Tôn. Sách nầy nói rằng vị thần tối cao làm chủ tất cả là “Thượng thai hư hoàng đạo quân”, hiệu là Nguyên Thủy Thiên Tôn, cũng xưng là Ngọc Thanh Cảnh Nguyên Thủy Thiên Tôn. Nhưng trong sách nầy lại cũng có ghi vị “Nguyên Thủy Thiên Vuơng” được xếp vào vị trí thứ tư, gọi là “Tả vị đệ tứ thần”.
*Sách “Kinh Tịch Chí Tứ” đời Tùy giải nghĩa đặc tính của Nguyên Thủy Thiên Tôn và chư thần, nói rằng Nguyên Thủy Thiên Tôn sanh trước khi có trời, cho Ngài là “Thể của trời , còn mãi không mất. Mỗi khi mở ra trời đất, nhận cái đạo thể bí mật thần diệu đó mà sinh trưởng. Trời đất chẳng phải cùng có một lần, mà phải qua các trình tự:- diên khang, xích minh, long hán, khai hoàng, trải suốt bốn mươi triệu năm . Hàng thượng phẩm của chư Tiên có Thái Thượng Lão Quân, Thái Thượng Trượng Nhân, Thiên Hoàng Chân Nhân, Ngũ Phương Ngũ Đế và các Quan Tiên”.
Các đạo sĩ đời Tùy lại xưng Ngài là “Lạc Tĩnh Tín” . Như vậy, bắt đầu từ đời Tùy, Đường mới có xuất hiện các chuyện thần thoại nói về các vị thần tối sơ và nêu lên tín ngưỡng của tín đồ Đạo giáo đối với Nguyên Thủy Thiên Tôn.
*Liên quan đến danh xưng Nguyên Thủy Thiên Tôn , trong “Sơ Học Ký” quyển thứ hai mươi ba có dẫn theo “Thái Huyền Chân Nhất bản tế kinh” giải thích:-“Không gì tôn kính hơn, không gì cao cả hơn, là bậc duy nhất khởi đầu cho muôn vật, nên có tên là “Nguyên Thủy” , chuyển vận cái “Đạo” hết sức tôn quí, lại thường cai quản nhị thanh (thượng thanh và thái thanh) , ở trên các trời, nên xưng là “Thiên Tôn”.
*Sách “Lịch đại thần tiên thông giám” nói:- “Nguyên chính là gốc, thủy chính là khởi đầu, tức là khí tiên thiên vậy”. Điều đó nói lên Nguyên Thủy là nguồn gốc tối sơ của muôn vật, ở trên tất cả thần tiên, gọi là “Thiên Tôn” (tôn quí hơn cả trong hàng chư thiên).
* Căn cứ vào Đạo Kinh thì :- “Nguyên Thủy Thiên Tôn vốn là “Khí tự nhiên”, có trước vũ trụ vạn vật. Thể của nó còn mãi chẳng mất, cho dù trời đất có hủy diệt thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sự tồn tại của nó. Cứ mỗi lần hình thành “trời đất mới” thì Thiên Tôn lại giáng lâm nhân thế, khai mở đạo pháp áo bí để độ chúng sanh. Chỗ độ người nầy là những phẩm cao nhất của thiên tiên, kể cả “Thái Thượng Lão Quân”, “Thiên Chân Hoàng Nhân”, các thần tiên năm phương cõi trời. Những lần hình thành “trời đất mới” đều có niên hiệu như là:- “Diên Khang”, “Xích Minh”, “Long Hán”, “Khai Hoàng” v.v…Mỗi niên hiệu kéo dài 41 triệu năm. Do đó, đức Nguyên Thủy Thiên Tôn ở nơi tầng cao nhất là cõi “Đại La Thiên” trong 36 cõi trời. Theo Ngọc Kinh diễn tả là, đất bằng vàng ròng , thềm bậc là ngọc thạch. Trong cung có bảy báu, ngọc quí, các vị Tiên Vương, Tiên Công, Tiên Khanh, Tiên Bá, Đại phu Tiên cùng ở điện trung ương và điện hai bên. Hình thái nầy là do người thế gian mô phỏng theo sinh hoạt của vua chúa trần gian mà tả ra.
*Như vậy, ta thấy quá trình biến hóa gốc từ “nguyên thủy” vốn đầu tiên là thuật ngữ triết học của Đạo gia, về sau mới được “thần hóa” dần dần trở thành Vị Tối Cao của các thần trong Đạo giáo, đứng đầu Tam Thanh. Nếu nhìn ở giác độ lịch sử thì việc chuyển từ quan điểm cá nhân của đạo gia trở thành quan điểm chung của đạo giáo cũng là điều dễ hiểu, cho việc tạo thành “Đấng tối sơ duy nhất” nầy.
*Cũng theo “Lịch đại thần tiên thông giám” mô tả về Nguyên Thủy Thiên Tôn “hào quang bao quanh đầu, toàn thân có 72 sắc”, cho nên trong điện thờ “Tam Thanh”, hình tượng Nguyên Thủy đầu có vầng hào quang, tay cầm viên linh đan màu đỏ; hoặc tay phải như đang bưng một vật gì còn tay trái thì ném cái gì đó ra ngoài. Hình tượng nầy mang ý nghĩa “trời đất chưa thành hình, còn hỗn độn chưa mở ra, muôn vật chưa sanh ra” để diễn ý “trạng thái vô cực” và “thời hỗn độn chưa phân rõ âm dương” ở vào đại thế kỷ thứ nhất.
Cho nên về sau, Đạo gia lấy ngày “ Đông Chí” mang nghĩa “dương sanh âm giáng, ngày ngắn đêm dài” làm ngày thánh đản của đức Nguyên Thủy Thiên Tôn .
Thời gian trải qua khá lâu, sự sùng bái Ngài được sâu rộng, trên là từ vua chúa , dưới đến thứ dân, không ai là chẳng thành tâm lễ lạy.
*Nhược Thủy dịch
(từ nguồn http://www.fushantang.com )
*Sau đây là tài liệu lấy từ Website Dân Tục Học Trung Quốc:- (http://www.chinesefolklore.com).
元始天尊
元始天尊又稱「元始天王」、「玉清紫虛高上元皇太上大道君」,是道教的鼻祖,在太元(宇宙所有劫數開始)之前出生,所以稱他為「元始」。
據說在從前太極未分兩儀的時後,天地日月都未形成前,已經有了一位磐古真人,是天地的元精自稱「元始天王」。
經過了八劫的時間,陰陽兩儀才分開,那時,元始天王住在中心之上的玉京山,並以吸食天氣地泉為生。
民間通常視元始天尊與玉皇上帝為同一神紙,其實是不同的。
根據陶宏景的真靈位業圖,將神分為七級,以元始天尊居上清第一正位;太上老君居太清正位,玉皇大帝居玉清三元官第一中位。
換句話說,玉皇上帝其上還有元始天尊與太上老君,因此兩神是不同的,元始天尊才是天地萬物的真正主宰者。
不過將元始天尊與玉皇上帝視為同一神祇,並不見得不好,重要的是是否懷有敬天畏神,尊崇天地萬物的精神。
民間的行天宮每年到了除夕,照例會舉行元始天尊聖誕儀式,從十一時三十分開始,很多信徒都會前來拜拜,晚來的民眾就很難擠進來。
農曆正月初一為元始天尊萬壽。
(Tam Thanh)
*Dịch:-
Nguyên Thủy Thiên Tôn
Nguyên Thủy Thiên Tôn còn được tôn xưng là "Nguyên Thủy Thiên Vương " Ngọc Thanh Tử Hư Cao Thượng Nguyên Hoàng Thái Thượng Đại Đạo Quân , là Ông Tổ của Đạo Giáo. Ngài đã hiện hữu từ lúc “Thái nguyên” (lúc chưa mở ra vũ trụ vạn vật) cho nên được xưng là “Nguyên Thủy” (bắt đầu).
Theo truyền thuyết, lúc “Thái cực” chưa phân thành “Lưỡng nghi” , trời đất mặt trời mặt trăng chưa có, đã hiện hữu một vị “Bàn Cổ Chân Nhân”, là tinh hoa đầu tiên của vũ trụ, tự xưng là "Nguyên Thủy Thiên Vương ".
Trải qua thời gian tám kiếp số, mới phân thành hai nghi âm dương. Khi ấy, Nguyên Thủy Thiên Vương trụ tại Ngọc Kính Sơn, phía trên của trung tâm. Ngài đã hấp thu tinh hoa của khí trời và suối đất (thiên khí địa tuyền) mà sống.
Thông thường, dân gian hay lầm lẫn cho rằng Nguyên Thủy Thiên Tôn cùng với Ngọc Hoàng Thượng Đế là một vị, kỳ thực không phải thế.
*Căn cứ vào sách “Đào Hoành Cảnh Đích Chân Linh Vị Nghiệp Đồ”, chia các thần thành bảy cấp, để Nguyên Thủy Thiên Tôn ở chính vị của “Thượng Thanh”, Thái Thượng Lão Quân ở chính vị của “Thái Thanh”, còn Ngọc Hoàng Thượng Đế ở trung vị thứ nhất của cung thứ ba “Ngọc Thanh”.
Nói cách khác, trên Ngọc Hoàng Thượng Đế còn có Nguyên Thủy Thiên Tôn và Thái Thượng Lão Quân , mà hai vị nầy khác nhau, nên chủ tể chân chính của trời đất muôn vật phải là Nguyên Thủy Thiên Tôn .
Thế gian đem Nguyên Thủy Thiên Tôn cho đồng với Ngọc Hoàng Thượng Đế chẳng qua là tại tinh thần kính trời sợ thần, e rằng thiếu sự tôn kính mà thôi.
Phong tục dân gian cứ vào đêm trừ tịch, cử hành nghi thức cúng lễ Nguyên Thủy Thiên Tôn tại các điện thờ , bắt đầu từ 11 giờ 30 phút đêm ấy, số người tham dự quá đông, kẻ đến sau không thể chen chân vào lễ lạy được.
*Ngày vía của Nguyên Thủy Thiên Tôn là ngày mùng một tháng giêng.
*Nhược Thủy dịch
(từ http://www.chinesefolklore.com)
Quí vị cần tham khảo toàn bộ Danh sách thần , xin xem ở :-
*Link của Bảng Phong Thần:-
http://www.hoangthantai.com/forum/index.php?topic=536.0
(Phần bổ sung thêm về Ngọc Hoàng Thượng Đế).
玉皇上帝
「天公」是指玉皇上帝,有稱「玉帝」或「昊天上帝」,或「玄穹高上玉皇大天帝」、「昊天金闕無上至尊自然妙有彌羅至真玉皇大帝」等尊稱。玉皇大帝是道教中最高級的神明之一,地位僅在三清尊神之下。但在世俗的心目中,玉皇大帝卻是中國最大的神祗,是眾神之王。
據民間傳說,「玉皇上帝」不但授命於天子,統轄人間,而且也統轄儒、道、釋三教和其他諸神仙,以及天神、地祗、人鬼都歸其管轄,天神就是屬于天上所有自然物的神化者,包括日、月、星辰、風伯、雨師、司命、三官大帝、五顯大帝等,而玉皇大帝也屬天神之一,地祗就是屬于地面上所有自然物
的神化者,包涵土地神、社稷神、山岳、河海、五祀神,以及百物之神,人鬼就是歷史上的人物死后神化的,包括先祖、先師、功臣,以及其他歷文人物。
玉皇上帝統領天、地、人三界神靈之外,還對於天地、宇宙萬物的興隆衰敗、吉凶禍福都得管,屬下有管理學務的文昌帝君,管理商務的關聖帝君,管理工務的巧聖先師,管理農務的神農先帝,管理地方的有東岳大帝、青山王、城隍爺、境主公、土地公、地基主,管理陰間的有酆都大帝和十殿閻王,而玉皇上帝為神中之神,神中至尊。
在道教的理論中,將天、地、人三界分得很清楚,天有十三層,一層有三萬里,天外的地方就稱為無極,而天內的天就稱為太極。太極的天分為五天,即東、南、西、北,「玉皇大帝」是宇宙中最高無上的神靈,而所有神靈皆須聽令於「玉皇大帝」。
中天:為「玉皇大帝」所居,上掌三十六天,三千大世界;
下握有七十二地,四大部分所有生靈。
東天:為「三官大帝」所掌,主賜福延壽解災赦罪消厄。
南天:為「文衡聖帝」所掌,主眾神的委任升降考察各神祇的功罪。
西天:為「釋迦牟尼」所掌,主世人的信仰依歸。
北天:為「紫微大帝」所掌,予降福消災,兼賜予財富。
「玉皇大帝」,據說是三清所化身的太極界第一位尊神,也就是古人最崇敬的「天」,居住在玉清宮,上掌三十六天,三千世界,各部神仙,下轄七十二地、四大部州、掌管天上諸神、仙、佛,以及人間億萬生靈,因此尊稱為「玉皇大天尊玄靈高上帝」。
另有一說,「玉皇上帝」是三官大帝中的「天官」,是道教的紫微帝君,職掌賜福,民間視為福神,與祿、壽並列。「三官大帝」也稱「三界公」,就是上元「賜福天官紫微大帝」、中元「赦罪地官清虛大帝」、下元「解厄水官洞陰大帝」的合稱。
玉帝源於上古的天帝崇拜。殷商時期,人們稱最高神為帝,或天帝、上帝,這是一位支配天上、地下、文武眾仙的大帝。周朝及后世統治者利用天帝崇拜,鼓吹「君權神授」,極力宣稱自己是天帝的兒子,故稱「天子」。玉皇大帝的塑像或畫像,至唐宋以后才逐漸定型,一般是身穿九章法服,頭戴十二行珠冠冕旒,有的手持玉笏,旁侍金童玉女,完全是秦漢帝王的打扮。
《高上玉皇本行集經》戴:遠古之時,有個「光嚴妙樂國」,國王為「淨德王」,王后稱「寶月光」,老而無嗣;一夜夢見太上老君抱一嬰兒入王后懷中,王后恭敬禮接,醒後就覺的有孕。懷孕足足十二個月,乃於丙午年正月初九誕下太子。太子自幼聰慧,長大則輔助國王,勤政愛民,行善救貧。國王駕崩,太子郤禪位大臣,遁入深山修道。功成經歷八百劫,犧牲己身以超度眾生,終於修成真道,飛昇九天之上,得萬方諸神擁戴。於是統御三界,是為「玉皇大帝」。
農曆正月初九為玉帝誕辰(天公生)。正月為一年之初,四季之首,木氣之始,一切生命因而萌發;九為數字之極尊,代表「極大、極多、極高」的意義,所以一年中第一個初九(上九)為玉帝聖誕,正與他至高無上的地位相呼應。明代王逵《蠡海集》中說:「神明降誕,以義起者也。玉帝生於正月初九日者,陽數始於一,而極於九,原始要終也。」意思是說,神明降誕的日子都有一定的特殊含義。
「玉皇大帝」的祭祀起源於上古的天地崇祀,和古人敬天畏地的思想有密切的關係,古人認為「天」是宇宙萬物的主宰,也是萬物生長化育的本源,所以不可不敬天畏命,順天行道。因此想像自然界中有一位最高的神明在支配萬物。於是「天」命令君王來人間執政治民,君王必須順應天意,這樣才能風調雨順,國泰民安,否則君王違反了天道,天就會降下各種災害懲罰。君王敬畏「天」,庶民百官自然而然的也敬畏「天」,君王既然是奉「天」之命治理人世,所以君王不得不崇拜「天」,定期「祭天」,不但是君王必行的職責,也是國家的大典。早自商周時代,歷朝君王每年例必舉行盛大的「郊祀」,是敬天思想的最高表徵,但只有帝王才有資格祭祀,直到封建時代結束,民間才開始祭祀「天公」。
據史藉所戴,唐、隋、晉、魏、漢,乃至秦,諸代皆有帝王祀天之大典,但當時所祀的「天」,乃純粹是指大自然的「天」,即「蒼天」、「昊天」。可是「天」是無形的、渺茫的,又怎么去祭祀呢?如此漸漸地就把「天」具體神化,稱之「玉皇大帝」。因玉皇大帝是由人想像而來的神,所以原無神像,到宋真宗時,才為他塑像,視其自家祖先,封其為玉皇。玉皇大帝的塑像或畫像,一般是身穿九章法服,頭戴十二行珠冠冕旒,有的手持玉笏,旁侍金童玉女,完全是秦漢帝王的打扮。及至道教興起以後,把「天」加以「人神化」,當成有思想有感情的人形「神」來拜,塑造「天公」「老天爺」這個形象來。於是,民間所崇拜的「天公」與古代帝王所祀自然的「天」,就逐漸分離開了。
「玉皇大帝」的誕生祭祀,遠較一般諸神更為隆重及莊嚴,因為百姓都深信天公是至高無上,最具權威的神,無「相」足以顯示,因此不敢隨意雕塑他的神像,而以「天公爐」及「天公座」來象徵。一般廟宇都有一座天公爐安置於廟前,祭拜時要先向外朝天膜拜,這是燒香的起碼禮儀。
由於「玉皇大帝」在信眾心目中,是眾神之最,所以拜天公的儀式也比一般神明來得隆重。前一天晚上,全家都必需齋戒沐浴、設立祭壇,供奉豐盛祭品,然後依序上香,行三拜九叩禮。且祭祀當日,不得曝晒女人的衣褲、傾倒便桶,以免天公看到了觸犯大不敬之罪。在團體祭典的場合一定要「殺豬公」,並且是整隻敬供,是祭典時最隆重的獻禮。
而「玉皇大帝」的身份極尊貴,凡間小事,根本無暇理會。所以求財求嗣求名求利者,玉帝未必有暇去賜予。
供奉玉帝,應要一班文武百官、天神天將拱護,不可單獨以玉帝像供奉,否則成為孤君,不能顯出玉帝的威嚴及尊崇。
農歷正月初九是玉皇大帝的誕辰「玉皇誕」,台灣閩南俗稱「天公生」。是日道觀要舉行盛大的祝壽儀式,誦經禮拜。家家戶戶于此日都要望空叩拜,舉行最隆重的祭儀。
在封建社會時代,唯天子才有資格祭拜玉帝,一般民眾不能隨便祭拜。一直到封建時結束,這種禁忌才得以破除。然而,一般民間仍認為玉皇大帝是如此崇高偉大,並不敢擅自為其雕塑神像,而以「天公爐」或「神牌位」來代替。信徒拜祭玉皇大帝時,就對著「天公爐」焚香膜拜。
拜天公的祭典,自初九的凌晨開始,一直到天亮為止。在這一天前夕,全家人必須齋戒沐浴,以庄嚴敬畏的心情舉行祭拜,家家戶戶都要在正廳前面,放置八仙桌,搭起祭壇,供桌上備神燈、五果(柑、桔、蘋果、香蕉、甘蔗)、六齋(金針、木耳、香菇、菜心、豌豆、豆腐等),并面線塔,另設清茶三懷,還有甜劇、社龜,到了時辰,全家整肅衣冠,按尊卑挨次上香,行三跪九叩禮拜,然后燒天公金。
除了祭祀儀式之外,民間在這一天當中也有一些禁忌要遵守,例如,不得曝曬女人的衣褲、不得傾倒便桶等,以免玉皇大帝看到了觸犯了大不敬之罪。而祭品中五牲之一的雞,不能用母雞,最好是用閹雞或公雞。
*Dịch:-
Ngọc Hoàng Đại Đế
“Ông Trời” là để chỉ Ngọc Hoàng Thượng Đế , cũng tôn xưng bằng nhiều danh hiệu như:- “Ngọc Đế” , “Hạo Thiên Thượng Đế” , “Huyền Khung Cao Thượng Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế”, “Hạo Thiên Kim Khuyết Vô Thượng Chí Tôn Tự Nhiên Diệu Hữu Di La Chí Chân NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ”.
NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là vị thần minh cao cấp của Đạo giáo, địa vị gần nhất dưới Tam Thanh Tôn Thần. Nhưng trong con mắt của người thế tục Trung Quốc , NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là vị thần tối cao, là vua của các thần khác.
*Theo truyền thuyết dân gian, NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ không chịu mệnh lệnh của vua khác, cai quản khắp nhân gian, thống trị hết thần tiên của ba giáo Nho, Đạo, Thích, điều động hết thiên thần, địa kỳ, nhân quỉ. Thiên thần là những vật tự nhiên được “thần hóa” như:- mặt trời, mặt trăng, sao, phong bá (thần gió), vũ sư (thần mưa), tư mệnh, Tam Quan đại đế, Ngũ Hiển đại đế v.v…đều dưới quyền của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ . Địa kỳ (chi) cũng là những vật tự nhiên ở đất được thần hóa như:- thần Thổ Địa, thần Xã tắc, thần Núi non, thần Sông biển, thần Năm tháng, nói chung bao quát cả “bách thần”. Nhân quỉ là những nhân vật lịch sử sau khi chết được thần hóa, bao gồm : tổ tiên, những bậc công thần, những văn nhân v.v…
NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ thống lãnh trời, đất, người, thần linh ba cõi, cùng quản lý mọi sự thịnh suy tốt xấu của vũ trụ vạn vật . Về lãnh vực nầy, Ngài có các thuộc hạ như:- Văn Xương đế quân coi về sự học hành, Quan Thánh đế quân coi về việc mua bán, Xảo Thánh Tiên sư coi về công nghiệp, Thần Nông Tiên đế coi về nghề nông, Đông Nhạc đại đế cai trị các địa phương, cùng với những phụ tá như :- Thanh Sơn vương, Thành Hoàng gia, Thổ Địa công, Địa Cơ chủ. Ngoài ra còn có những vị coi về phần âm như:- Phong Đô đại đế và Thập Điện Diêm Vương …Tất cả đều dười quyền cai trị, chỉ đạo, phân bổ của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ .
Trong cơ sở lý luận của Đạo giáo, có sự phân chia rõ rệt của ba giới: trời, đất, người. Trời thì có 13 tầng, một tầng là ba mươi ngàn dậm. Khu vực “Trời ngoài” gọi là “Vô cực”, còn khu vực “Trời trong” gọi là “Thái cực”. Thái Cực thiên lại phân làm năm thiên là :- Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung Ương. NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là vị thần tối cao, tất cả thần linh đều phải nghe theo lệnh của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ . Sự phân chia Thái Cực thiên như sau:-
1.- Trung Thiên:- là nơi cư ngụ của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ , nắm quyền điều khiển cả trên là ba mươi sáu “Thiên”, ba ngàn thế giới, lẫn dưới là bảy mươi hai “Địa”, tứ đại bộ châu có sanh linh đang sống.
2.- Đông Thiên:- do “Tam Quan Đại Đế” cai quản, chủ về việc ban phước tăng thọ, giải tai xá tội trừ nạn cho sanh linh.
3.- Nam Thiên:- do “Văn Hành Thánh Đế” cai quản, chủ về việc theo dõi ghi chép công tội , hay bổ nhiệm thăng giáng cấp của tất cả chư Thần.
4.-Tây Thiên:- do Thích Ca Mâu Ni cai quản, chủ về giáo dục tâm linh cho con người, dạy họ làm lành lánh dữ và qui y theo Phật để tu đạo giải thoát.
5.-Bắc Thiên:- do “Tử Vi Đại Đế” cai quản, chủ về việc ban cho tiền bạc, tài sản, cũng như họa phước con người.
*Theo truyền thuyết thì NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ chính là “hóa thân” của “Đấng Tối Cao Thái Cực” trong Tam Thanh, là vị được cổ nhân sùng kính hạng nhất. Ngọc Hoàng cư ngụ nơi “Ngọc Thanh Cung”, chưởng quản hết từ trên là 36 thiên, ba ngàn thế giới, các bộ thần tiên, tới dưới là 72 địa, tứ đại bộ châu. Nói tóm lại , là chưởng quản tất cả chư Thần, Tiên, Phật, cho đến triệu ức sanh linh… do đó mới tôn xưng Ngài là “Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Linh Cao Thượng Đế”.
*Lại có một thuyết khác, cho rằng NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là “Thiên Quan” của “Tam Quan Đại Đế”, giống như Tử Vi Đại Đế của Đạo giáo , nghĩa là một vị “Phước Thần” coi về phước, lộc , thọ. Tam Quan đại đế còn xưng là “Tam Giới Công”, gồm có:- “Tứ Phước Thiên Quan Tử Vi Đại Đế” ở cõi thượng nguyên, “Xá Tội Địa Quan Thanh Hư Đại Đế” ở cõi trung nguyên và “Giải Ách Thủy Quan Động Âm Đại Đế” ở cõi hạ nguyên, gồm lại gọi là “Tam Quan Đại Đế” vậy.
*Danh xưng Ngọc Đế xuất phát từ sự tôn trọng “Ông Trời” của người thượng cổ. Thời đại nhà Ân, nhà Thương gọi vị thần tối cao là “Đế” hoặc “Thiên Đế” hay “Thượng Đế”, có nghĩa là một vị “VUA” có năng lực chi phối hết thảy trên trời dưới đất , hai bên chư thần văn võ. Đời nhà Châu (Chu) lợi dụng tinh thần sùng bái “Ông Trời” nầy mà gọi vua là “Con của Trời” (thiên tử) nên “vua nói ra thì tất cả phải nghe theo”.
*Về lãnh vực “Họa hình” thì mãi tới đời Đường, Tống mới có chính thức. Đó là hình tượng một vị “mình mặc loại y phục Cửu Chương, đầu đội mão Thập Nhị Hành , tay cầm Ngọc Hốt, (玉笏 : Cái hốt, ngày xưa vua quan ra chầu đều cầm cái hốt, hoặc làm bằng ngọc, hoặc làm bằng tre, ngà, có việc gì định nói thì viết lên giấy để phòng cho khỏi quên. Ðời sau hay làm bằng ngà voi mà chỉ các quan cầm thôi—TĐHV Thiều Chửu). Hai bên có Kim Đồng, Ngọc Nữ theo hầu, hoàn toàn mô phỏng theo y phục của vua chúa Tần, Hán.
*Theo “Cao Thượng Ngọc Hoàng Bản Hạnh Tập Kinh” viết:-
-Vào đời viễn cổ, có một nước tên là “Quang Nghiêm Diệu Lạc”, vua là “Tịnh Đức Vương”, hoàng hậu là “Bảo Nguyệt Quang” , đã lớn tuổi mà chưa có con trai. Một đêm nọ, nằm mộng thấy Thái Thượng Lão Quân bồng một đứa con nít trai đưa cho hoàng hậu. Tỉnh dậy, hoàng hậu biết mình có thai. Mang thai mười tháng, đến ngày mùng chín tháng giêng năm Bính Ngọ thì hạ sanh Thái Tử. Từ nhỏ, Thái tử rất thông minh trí tuệ, lớn lên đã phụ tá cho vua cha đắc lực, thương yêu dân chúng, làm việc thiện cứu giúp nhân dân. Sau khi nhà vua băng hà, Thái tử giao đất nước lại cho các đại thần rồi vào trong núi để tu hành. Trải qua tám trăm kiếp, hi sinh bỏ mạng để cứu chúng sanh, cuối cùng đạt đạo chân, phi thăng cõi trời, được muôn thần sùng kính ái mộ, đưa lên làm “NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ ”, cai quản khắp tam giới.
***
Ngày mùng chín tháng giêng âm lịch là ngày “Đản sinh” của Ngọc Đế (Thiên Công Sinh) . Tháng giêng là tháng khởi đầu của năm, chủ của bốn mùa, cây cối nhờ vào khí thủy mà từ đó sanh sôi nẩy nở thêm ra. Số “chín” là con số “lớn nhất” của các số, đại biểu cho ý nghĩa “cực đại, cực đa, cực cao”. Cho nên, người ta lấy con số “chín đầu tiên” (thượng cửu) của năm (9 tháng 1) làm ngày sinh của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là do ý đó.
*Trong “Lãi Hải Tập ” của Vương Quỳ đời nhà Minh nói rằng:- “Nghĩa của ngày sinh thần minh là nghĩa của “sự bắt đầu”, cho nên lấy ngày mùng chín tháng giêng là thánh đản của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ . Số bắt đầu từ “một” đến lớn nhất là “chín”, kết thúc của “sự bắt đầu” vậy”. Như thế, khi nói đến ngày sinh của các vị thần, chúng ta cần phải lưu ý đến hàm nghĩa của “con số” biểu trưng vậy.
*Việc cúng bái NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ có nguồn gốc quan hệ đến sự sùng bái trời đất của người xưa và tư tưởng kính trời sợ đất của con người mà thành. Người xưa cho rằng, “Trời” là vị chúa tể của vạn vật, là nguồn gốc của sự sanh ra và nuôi lớn muôn vật, cho nên mọi người không thể không kính trời sợ đất, thuận theo trời mà hành đạo. Do đó, họ nghĩ rằng trong tự nhiên phải có một vị “thần minh tối cao” cai quản và chi phối hết thảy mọi vật. Nhà vua là người được mệnh lệnh của “Trời” cho xuống nhân gian để cai trị người. Nếu vua mà thuận theo thiên ý thì sẽ được mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, còn nếu nhà vua làm trái với thiên ý, thì “trời” nhất định sẽ giáng tai họa để trừng phạt. Mà nếu hễ nhà vua mà đã kính sợ “trời” thì các quan và dân chúng cũng phải kính sợ “trời”. Vua đã là người phụng mệnh “trời” để cai trị dân chúng thì nhất nhất không thể không sùng bái “trời”, cho nên phải có định kỳ “tế trời”, đó là chức trách tối quan trọng của nhà vua. Trải qua nhiều triều đại, mỗi năm nhà vua đều phải cử hành “LỄ GIAO” (lễ tế trời), nhưng chỉ có “nhà vua” mới là người “đủ tư cách tế trời” mà thôi ! Đến khi, triều đại phong kiến kết thúc, dân chúng mới bắt đầu được phép “tế trời”.
*Theo trong các sách sử thì từ các đời Tần , Hán,Đường, Tùy, Tấn, Ngụy… đều có tổ chức “Lễ tế trời” rất trọng thể. Nhưng “trời” không thể hiểu như là “bầu trời xanh trên cao” kia được, khái niệm “trời” rất vô hình, mênh mông … thì làm sao biết chỗ nào, người nào… để cúng tế đây ? Từ đó, người ta phải cụ thể hóa “trời” bằng danh xưng “NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ ” để có đối tượng rõ ràng mà cúng bái.
*Vì NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là vị thần do con người tưởng tượng ra mà thành, nên không thể có “hình dạng cụ thể” được. Mãi cho đến thời vua Tống Chân Tông mới có hình tượng NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ như đã mô tả ở trên. Như vậy, chúng ta thấy có sự khác biệt về nhận thức của “Trời Vô Hình” lúc đầu và “Trời Hình Tượng” kể từ khi Đạo giáo thịnh hành. Còn trong dân gian, không cần nói đến ý nghĩa cao thấp , hữu hình vô hình gì cả, mà trong đầu mỗi con người Trung Quốc đều mang nặng, khắc sâu hình tượng “ÔNG TRỜI” hiện diện rất thân cận, gần gũi và mật thiết với họ.
*Việc cúng tế “Ông Trời” phải được thực hiện sao cho có phần long trọng, trang nghiêm hơn các “thần minh’ khác, vỉ Ngài là vị quyền uy tối cao trên tất cả thần thánh khác. Do đó, lúc đầu không ai dám đưa hình tượng nào ra về Ngài, chỉ dùng hai biểu tượng là “Thiên Công Lô” (lò hương cúng trời) và “Thiên Công Tòa” ( ngai vua trời) để cúng bái mà thôi. Các Miếu thờ đều đặt “Thiên Công Lô” ở trước cửa, khi cúng bái thì ngẫng mặt lên bầu trời mà van vái, từ đó phát sinh tục lệ “đốt nhang” trong cúng tế.
-Trong con mắt của mọi người, NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ là lớn nhất, nên việc cúng tế phải làm cho ra vẻ mới được. Vòa buổi chiều hôm trước (tức chiều mùng 8/1) , cả nhà già trẻ bé lớn đều ăn chay, tắm gội sạch sẻ, sửa soạn phẩm vật thịnh soạn. Kế đó, dâng hương cúng tế, lạy ba lạy chín vái . Trong ngày cúng tế, không được phơi quần áo đàn bà, phải lật úp “thùng phân” lại để thiên công không nhìn thấy, khỏi phạm tội bất kính. Ở những nơi cúng tập thể phải có phẩm vật đặc biệt là “con heo nguyên vẹn” để cúng theo nghi thức rất long trọng.
Vì địa vị của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ quá cao, nên phàm những việc nhỏ nhặt như cầu tài, cầu tự, cầu danh, cầu lợi đều không được “cầu trời phò hộ”, vì Ngọc Đế đâu có rãnh mà giải quyết những chuyện nầy !
Khi cúng Ngọc Đế, tất phải nhớ cúng thêm cả hai ban văn võ bá quan theo hầu cận Ngài, không được chỉ để một tượng Ngọc Đế đơn độc mà cúng, như thế thành ra “cô quân” (ông vua cô độc) hay sao ? Phạm vào điểm nầy, thành ra tội bất kính Ngọc Đế vì không nói lên được uy thế của Ngài .
• Ngày mùng chín tháng giêng âm lịch là ngày “đản sinh” của NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ . Xứ Mân Nam của Đài Loan dân chúng gọi là “Ngày sinh ông Trời”. Vào ngày ấy, tất cả những đạo quán đều tổ chức cúng kiến với những nghi thức vô cùng long trọng như :- Chúc thọ, tụng kinh, lễ bái… Nhà nhà người người đều ra ngoài trời, hướng vọng lên không trung mà khấu bái.
* Ở thời đại phong kiến, chỉ có nhà vua mới đủ tư cách tế trời, còn dân chúng thì tuyệt đối không được tùy tiện cúng bái trời. Khi phong kiến kết thúc, điều cấm kỵ trên đã bãi bỏ. Tuy vậy, dân gian vẫn tin rằng địa vị của Ngọc Đế quá cao nên không được phép tô vẽ đắp hình tượng của Ngài để thờ cúng, mà chỉ dùng hai món tiêu biểu là “Thiên Công Lô” và “Thiên Công Tòa” như đã nói ở trên để cúng bái . Khi cúng, tín đồ chỉ thắp hương và lễ lạy trước “Thiên Công Lô” mà thôi.
* Nghi thức “cúng trời” chỉ diễn ra từ khuya đêm mùng tám đến khi mặt trời mọc sáng mùng chín thì ngừng. Ngày hôm trước đó, cả nhà đều ăn chay tắm gội sạch sẻ, tập trung mạnh mẽ tinh thần , bỏ hết những chuyện tạp nhạp trong tâm, để việc cúng tế được linh nghiệm. Mọi người tập trung trước chính sảnh (gian thờ), trần thiết bàn bát tiên, lập đàn cúng tế. Trên bàn cúng trời, có :- cặp đèn “thần đăng”, năm thứ trái cây (cam, quít, tần quả, chuối, mía), phải nấu sáu món chay là :- kim châm, mộc nhĩ (nấm mèo), nấm hương cô, rau thái tâm, đậu uyển, tàu hủ, tất cả thức ăn đều phải được đậy kỹ bằng vải lưới thật mỏng, ngoài ra, đặc biệt còn phải có ba hộp trà ngon. Có tổ chức múa mâm vàng, ca hát chúc tụng, phát “lộc”. Khi đến giờ mãn, cả nhà chỉnh trang y phục, đến chính sảnh đứng theo tôn ty thứ tự mà hành lễ “tam quỵ cửu khấu” (ba lạy chín vái), sau đó mới đốt giấy tiền vàng bạc. (công kim)
Một vài nơi, người dân có tục “cúng gà” trong dịp nầy, phải dùng gà trống để cúng chứ không được dùng gà mái.
Xin theo dõi tiếp BÀI 2. dienbatn giới thiệu.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét