Từ đó bệnh của dienbatn hầu như khỏi hẳn , tự mình lái xe hàng mấy trăm ngàn km trên khắp mọi nẻo đường của Đất nước . Cứ khoảng 3 năm một lần, dienbatn lại về Kiên Giang một ngày để Thày Bảy bảo dưỡng lại cái lưng cho mình . Ngoài việc các đốt sống không còn bị đau nữa, nhờ Thày bấm huyệt mà đôi mắt đã bắt đầu mờ vì nhìn màn hình vi tính quá nhiều của dienbatn cũng đã sáng ra thấy rõ .
Hàng ngàn người mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo về thần kinh, xương khớp, cột sống, đĩa đệm ...đã được Thày Bảy chữ khỏi mà không mất một xu nào tiền mua thuốc .
Rất nhiều những người bạn của dienbatn khi được dienbatn giới thiệu và nhờ Thày Bảy điều trị giúp mà đã thoát được bệnh tật hiểm nghèo không tốn một xu nào tiền thuốc.
Qua một số người, dienbatn biết được một số thông tin về Thày Bảy Sậy như sau : Từ nhỏ Thày đã theo Phật pháp và có một thời gian tu tại những ngôi chùa tại BÀ RỊA - VŨNG TÀU. Sau này về Kiên Giang lập gia đình và sống bằng nghề làm ruộng. Trong thời gian ở các chùa tu học, Thày đã được học căn bản về những kinh mạch, Huyệt đạo của con người. Nhưng nếu chỉ biết bấy nhiêu đó thì hàng ngàn vị Đông y sĩ còn giỏi hơn gấp bội . Sư nhiệm màu chỉ sảy ra khi trong một lần hành hương về thăm mộ cha Trương Bửu Diệp ở Cà Mau , Thày Bảy đã được phép màu của ơn trên gia hộ cho việc chữa bệnh. Đặc biệt tuy đức cha TRƯƠNG BỬU DIỆP là bên công giáo nhưng rất hay hiển linh phép lạ để giúp đỡ những người không thuộc công giáo. Thày Bảy sây là một trường hợp.
Thày Bảy ăn chay trường từ nhỏ, và sau nhiều năm làm việc quá vất vả, điều kiện sinh hoạt ăn uống hết sức khó khăn nên đến ngày hôm nay, Thày không ăn được các món nấu, xào bằng dầu thực vật , không ăn được nước tương, xì dầu mà chỉ ăn cơm với muối mè và lâu lâu có thêm rau hay đậu phụ luôc.
Cũng vì không nhận tiền của bá tánh nên Thày không thể lo cho cuộc sống của gia đình nên đã dẫn đến sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình . Trước đây , Thày có khoảng 7 sào ruộng chuyên để tự trồng lúa ăn, ban ngày chữa bệnh, tối đến lại ra ruộng làm lụa Có nhiều khi mệt quá Thày ngất xỉu ngoài ruông. Ngoài nuôi gia đình, Thày còn phải phụ nuôi mẹ già gần 90 tuổi ở căn bên cạnh.
Năm nay , 7 sào ruộng của Thày đã chuyển cho con trai và Thày trở nên hoàn toàn vô sản .
Rất nhiều lần dienbatn ngồi nói chuyện với Thày, nói với Thày rằng : " Có ĐẠI HÙNG - ĐẠI LỰC mới có thể ĐẠI TỪ ĐẠI BI , có thực mới vực được Đạo . Thày nên có một cái thùng công đức , tùy tâm mà bệnh nhân tự bỏ vào đóng góp . Số tiền thu được chia làm 3 phần : một phần lo cuộc sống, một phần mua dụng cụ và hương hoa cúng Tổ, một phần dùng giúp đỡ những bệnh nhân nghèo đến chữa bệnh " . Rất nhiều lần như vậy mà đến giờ Thày vẫn không chịu làm . Hôm vừa rồi, dienbatn đến thăm Thày và nhờ Thày bảo dưỡng lại cái lưng , dienbatn thấy Thày phải đi mua từng lít gạo , đến cái chén uống nươc cũng không có . Đi nhiều nơi trên đất nước này , gặp rất nhiều vị Thày , nhưng chưa có ai làm cho dienbatn khâm phục và thượng cảm đến thế . Thày là người có đôi bàn tay vàng và một tấm lòng kim cương, luôn sống vì bá tánh . Các bạn đến chữa bệnh nên tìm cách tế nhị giúp đỡ Thày , mặc dù cho đến giờ dienbatn cũng chưa biết phải làm như thế nào .
Tuy nhiên khi đến chữa bệnh , các bạn cũng nên cảnh giác với những kẻ thường tụ tập quanh đó , nhất là mấy ông xe ôm hay những vị ở gần , chúng thường mượn danh nghĩa Thày Bảy để làm những việc không tốt, hay lợi dụng lòng tốt của khách . Thày Bẩy rất khổ tâm vì những chuyện này .
Theo đánh giá của dienbatn , khả năng chữa khỏi các bệnh của Thày Bảy Sậy đạt trên 70 - 80 %.
dienbatn xin cung cấp thông tin về Thày Bảy , hy vọng giúp được một phần nào vơi đi những khó khăn , đau khổ của những người mang bệnh .
THÀY : NGUYỄN VĂN SẬY - TỨC BẢY SẬY.
ĐỊA CHỈ : NHÀ SỐ 44 - ẤP PHƯỚC CHUNG - XÃ MÔNG THỌ B - HUYỆN CHÂU THÀNH - KIÊN GIANG.
Từ TP.HỒ CHÍ MINH các bạn theo cao tốc Sài Gòn - Trung Lương - tới cầu Bắc Mỹ Thuận rẽ phải đi Phà Vàm Cống - Qua phà Vàm Cống đi KIÊN GIANG . Cách KIÊN GIANG khoảng hơn chục cây có chiếc cầu nhỏ tên là Cầu Mống thì rẽ vào chợ Cầu Mống . Nếu đi ô tô bỏ xe lại tại trạm biến điện và đi bộ vào qua một chiễc cầu sắt khoảng 800 m nữa theo dọc bờ sông là đến . Nếu lười đi bộ thì tại chợ Cầu Mống có rất nhiều xe ôm , giá chở vào khoảng 5-7 ngàn đồng 1 chuyến .
THÔNG TIN THÊM VỀ CHA TRƯƠNG BỬU DIỆP.
"Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp (thường được gọi là Cha Diệp, 1897 - 1946) là một Linh mục Công giáo tại Việt Nam. Ngài được biết đến nhiều bởi đã chịu chết thay cho giáo dân cùng bị bắt với mình.
Cha F.X Trương Bửu Diệp sinh ngày 1 tháng 1 năm 1897 tại họ đạo Cồn Phước, thuộc làng Tấn Đức; nay thuộc ấp Mỹ Lợi, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cha là ông Micae Trương Văn Đặng (1860 - 1935), mẹ là bà Lucia Lê Thị Thanh. Ông được Linh mục Giuse Sớm rửa tội ngày 2 tháng 2 năm 1897 tại họ đạo Cồn Phước và lấy tên Thánh là Phanxicô Xaviê
Năm 1904, lúc lên bảy tuổi thì mẹ mất, cậu bé Diệp theo cha đến Battambang (Campuchia) sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, người cha tục huyền với bà Maria Nguyễn Thị Phước (sinh năm 1890 ?, quê quán ở Mỹ Luông; nay thuộc Chợ Mới, An Giang).
Năm 1909, Linh mục Phêrô Lê Huỳnh Tiền đưa Trương Bửu Diệp vào học đạo tại Tiểu chủng viện Cù Lao Giêng (nay thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Sau đó, thầy Diệp tiếp tục học đạo tại Đại chủng viện Nam Vang (Campuchia); vì thời ấy, các họ đạo trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều trực thuộc Giáo phận Nam Vang.
Năm 1924, sau thời gian học đạo, thầy Diệp được thụ phong linh mục tại Nam Vang, thời Giám mục Valentin Herrgott cai quản. Năm 1924-1925, Linh mục F.X Trương Bửu Diệp được bề trên bổ nhiệm làm linh mục phó của họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt sinh sống tại Kandal (Campuchia). Năm 1927 - 1929, Linh mục Diệp trở về nước và làm Giáo sự tại Chủng Viện Cù Lao Giêng. Tháng 3 năm 1930, ông về nhận nhiệm sở tại Họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm nhiệm vụ tại đây, ông đã liên hệ, giúp đỡ để thành lập thêm nhiều họ đạo lân cận như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn.
Năm 1945 - 1946, chiến tranh loạn lạc khiến nhiều giáo dân phải di tản. Linh mục bề trên là Trần Minh Ký ở Bạc Liêu và cả người Pháp cũng kêu gọi Linh mục Trương Bửu Diệp lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ông vẫn một mực từ chối và trả lời:
“Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”
— Phanxicô Trương Bửu Diệp
Theo tin tức lưu truyền trong dân gian và bổn đạo, thì ngày 12 tháng 3 năm 1946, Linh mục Trương Bửu Diệp bị bắt cùng với gần 100 giáo dân tại họ Tắc Sậy. Tất cả bị lùa đi và nhốt chung tại lẫm lúa (kho lúa) của ông giáo Châu Văn Sự ở Cây Gừa. Theo lời kể của ông Ba Lập thì họ chất rơm chung quanh tính đốt tất cả, nhưng Linh mục Diệp đứng ra tranh đấu cho dân, đồng thời an ủi những người cùng bị giam. Từ xưa đến nay vẫn theo lời đồn miệng từ dân Cà mau thì ông đã bị Việt Minh giết vì ông đã hy sinh để cứu giáo dân của mình. Ông bị mời đi làm việc ba lần và lần thứ ba thì không thấy trở về nữa. Một kẻ canh giữ người đầy máu chạy về báo với đồng bọn Bổn đạo thấy cửa lẫm để mở ngỏ và họ đã trốn thoát.
Sau đó tối cùng ngày, bà hội đồng cùng vài tá điền và ông từ trong nhà thờ đã tìm thấy xác ông dưới một cái ao tại phần đất của ông giáo Sự (còn gọi là đìa ông Bảy), với vết chém sau ót ngang mang tai và thân xác trần trụi, và họ đã đem chôn cất trong phòng Thánh của nhà thờ Khúc Tréo (nay thuộc xã An Trạch, huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu).
Về vấn đề ai đã bắt và giết ông, theo bảng tóm tắt tiểu sử Cha Trương Bửu Diệp hiện dựng tại nhà an nghỉ của ông thì ông bị bắt "vì sự tranh chấp giữa các giáo phái" (nhưng bảng này không ghi rõ người bắt thuộc giáo phái nào). Hiện tại có hai luồng ý kiến cho rằng: hoặc quân Việt Minh, hoặc quân Nhật đã làm điều đó.
Năm 1969, hài cốt Cha F.X Trương Bửu Diệp được cải táng về trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy (ảnh 1 và 2), là nơi Ngài mục vụ trong 16 năm (Ngài là linh mục chánh sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy). Ngày 4 tháng 3 năm 2010, hài cốt của Ngài táng lại được cải táng lần nữa, nhưng chỉ cách chỗ cũ khoảng hơn chục mét, và cũng ở trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy.
Hàng năm, nhất là ngày 11 và 12 tháng 3 dương lịch (ngày Cha Diệp thọ nạn), đông đảo người dân từ nhiều nơi đến hành hương và tham quan Thánh đường Tắc Sậy và phần mộ của Cha Diệp.
Từ năm 2012, cuộc điều tra phong Thánh cấp giáo phận cho Linh mục Trương Bửu Diệp bắt đầu được tiến hành
Nhà thờ Tắc Sậy nằm trên Quốc lộ 1A (tuyến Bạc Liêu - Cà Mau), thuộc Giáo phận Cần Thơ, và nằm trên địa bàn của xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Nhà thờ có từ lâu đời, nhưng trước đây chỉ là một ngôi thờ được xây dựng bán kiên cố, nhỏ hẹp và lợp tôn. Để nhà thờ và phần mộ Cha F.X Trương Bửu Diệp đang an nghỉ trong khuôn viên được tôn nghiêm và khanh trang hơn, ngày 24 tháng 2 năm 2004, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới đã được tổ chức. Sau đó, nhờ sự ủng hộ của giáo dân và khách thập phương, đến nay khu nhà thờ mới (nay có tên là Thánh đường Tắc Sậy) đã cơ bản hoàn thành trên diện tích rộng hàng ngàn m².
Ngày 31 tháng 10 năm 2014, Bộ Giáo lý Đức tin ra tuyên bố nihil obstat (không có gì ngăn trở) chấp thuận việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho cha Diêp.
hời gian gần đây, nhiều người dân ở Nam Bộ (giáo dân và cả những người theo tín ngưỡng khác) thường đến phần mộ của Cha Diệp đến khấn xin, vì tin rằng Ngài có thể ban phước cho mình."
( https://vi.wikipedia.org/ ).
Thân ái . dienbatn.
Cảm ơn thầy đã chia sẻ thông tin này, rất quý báu. Nam Mô A Di Đà Phật!
Trả lờiXóa