Phần lăng mộ Quan Thái Tế Đại Vương, Trung quận công Bùi Sán (Bùi Đăng Châu) phía sau đền thờ đã được con cháu quy hoạch, xây dựng hoàn toàn bằng đá .
( dienbatn có xử dụng một số ảnh và tư liệu của Nguyễn Lý và http://hobuivietnam.com.vn/ ).
ĐỌC THÊM :
1/NHÀ THỜ CỤ BÙI ĐĂNG HÀM .
Cụ Bùi Đăng Hàm thuộc đời thứ 8, ngành 2, phái 1, chi 3 thuộc dòng họ Bùi Đăng ở thôn Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Cụ sống cách đây khoảng hơn 150 năm, không ai nhớ năm sinh chỉ biết ngày giỗ cụ là ngày 25 tháng 11 Âm lịch.
Thời phong kiến, cụ Hàm làm Bá Hộ, nên mọi người vẫn gọi cụ là cụ Bá Hàm. Cụ có 2 vợ và sinh được 5 trai, 2 gái. Trong số 5 người con trai của cụ, có người giữ chức Chánh tổng, tổng Hoàng Chanh thời bấy giờ (cụ Chánh Mỹ, con trưởng) và một người con làm Lý trưởng (cụ Lý Lâm). Cụ Hàm có 13 cháu trai nội thuộc đời thứ 10, trong đó phải kể đến hai người cháu Bùi Đăng Quảng và Bùi Đăng Chi.
+ Cụ Bùi Đăng Quảng (cháu trưởng) làm Bá Hộ nên thường gọi là cụ Bá Quảng. Cụ Bá Quảng có 4 người con trai đều tham gia chống Pháp, là Bộ đội chủ lực, trong đó có một người con là Liệt sĩ và một người con là Thương binh. Gia đình cụ Bá Quảng được Nhà nước tặng Bảng vàng Danh dự và Bằng Tổ Quốc ghi công.
+ Cụ Bùi Đăng Chi (1901-1993) làm Lý trưởng nên thường gọi là cụ Lý Chi. Tháng 8/1945, cụ Chi đã mở kho thóc của gia đình để phân phát, giúp đỡ cho người nghèo. Cụ đã ủng hộ Cách mạng hơn 2 vạn tiền Đông Dương; ủng hộ súng ống, đạn dược và cụ đã trực tiếp tham gia cướp chính quyền huyện Phù Cừ. Năm 1946 cụ trúng cử Hội đồng Nhân dân tỉnh Hưng Yên, là Chủ tịch Ủy ban Binh sĩ Mùa đông và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa 1. Cụ đã tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và được Nhà nước tặng Bảng vàng Danh dự; Huân chương Kháng chiến hạng Ba và Huân chương Chiến sĩ Vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba.
2. Sơ lược gia phả cụ Bùi Đăng Hàm
Cụ Bùi Đăng Hàm thuộc đời thứ 8, ngảnh 2, phái 1, chi 3 thuộc dòng họ Bùi Đăng ở thôn Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Cụ sống cách đây khoảng hơn 150 năm, không ai nhớ năm sinh chỉ biết ngày giỗ cụ là ngày 25 tháng 11 Âm lịch.
Thời phong kiến, cụ Hàm làm Bá Hộ, nên mọi người vẫn gọi cụ là cụ Bá Hàm. Cụ có 2 vợ và sinh được 5 trai, 2 gái. Trong số 5 người con trai của cụ, có người giữ chức Chánh tổng, tổng Hoàng Chanh thời bấy giờ (cụ Chánh Mỹ, con trưởng) và một người con làm Lý trưởng (cụ Lý Lâm). Cụ Hàm có 13 cháu trai nội thuộc đời thứ 10, trong đó phải kể đến hai người cháu Bùi Đăng Quảng và Bùi Đăng Chi.
+ Cụ Bùi Đăng Quảng (cháu trưởng) làm Bá Hộ nên thường gọi là cụ Bá Quảng. Cụ Bá Quảng có 4 người con trai đều tham gia chống Pháp, là Bộ đội chủ lực, trong đó có một người con là Liệt sĩ và một người con là Thương binh. Gia đình cụ Bá Quảng được Nhà nước tặng Bảng vàng Danh dự và Bằng Tổ Quốc ghi công.
+ Cụ Bùi Đăng Chi (1901-1993) làm Lý trưởng nên thường gọi là cụ Lý Chi. Tháng 8/1945, cụ Chi đã mở kho thóc của gia đình để phân phát, giúp đỡ cho người nghèo. Cụ đã ủng hộ Cách mạng hơn 2 vạn tiền Đông Dương; ủng hộ súng ống, đạn dược và cụ đã trực tiếp tham gia cướp chính quyền huyện Phù Cừ. Năm 1946 cụ trúng cử Hội đồng Nhân dân tỉnh Hưng Yên, là Chủ tịch Ủy ban Binh sĩ Mùa đông và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa 1. Cụ đã tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và được Nhà nước tặng Bảng vàng Danh dự; Huân chương Kháng chiến hạng Ba và Huân chương Chiến sĩ Vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba.
Thời phong kiến, cụ Bá Hàm thuộc gia đình “danh gia, vọng tôc”, có uy tín và được người dân trong làng, ngoài xã yêu quí và kính trọng. Cụ ăn ở có tâm, có đức, sống nhân nghĩa và phúc hậu, nên con cháu cụ sau này phát triển đông đúc và thành đạt.
3. Sự trưởng thành của các thế hệ con cháu
Cho đến nay, cụ Bá Hàm có tới 400 cháu nội và dâu, rể (không tính cháu ngoại) đang sống ở quê hương, đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước, phục vụ trong Quân đội và Lực lượng Công an Nhân dân. Cụ có nhiều cháu đã tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong đó có 4 Liệt sĩ, Thương binh 3 và Bệnh binh có 2.
– Bộ Quốc phòng và Bộ Công an phong quân hàm Đại tá 1; Thượng tá 3, Trung tá 4, thiếu tá 3 và nhiều Sĩ quan từ Thiếu úy đến Đại úy.
– Có hơn 60 cháu nội và dâu, rể có trình độ Đại học, trong đó Tiến sĩ 1; Thạc sĩ 5 và có 5 cháu là Giảng viên Đại học.
– Ông Bùi Quốc Dịnh có 7 người con và dâu, rể đều là Đại học (trong đó người con trai có 3 bằng Đại học và 2 bằng Thạc sĩ). Gia đình ông Bùi Quang Tuyển có 6 người đều có bằng Đại học (trong đó Phó Giáo sư-Tiến sĩ 1, Thạc sĩ 3; 2 bằng Đại học 1; 4 Giảng viên Đại học). Có 5 gia đình có từ 4 đến 5 người Đại học (ông Cường, ông Phước, ông Đức, ông Quốc Anh và ông Thế). Có 4 gia đình có từ 2 đến 3 người Đại học (ông Quân, ông Đáp, ông Bùi Xuân Thành, ông Giỏi) và rất nhiều gia đình có 1 con Đại học.
– Cháu Bùi Quang Dũng (đời thứ 13) đạt giải nhất môn Vật lý lớp 12 trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh Hà Tây (1996); đạt giải nhất, giải Vifotec do Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức (2003); là Thiếu tá QĐND, Thạc sĩ, Bác sĩ, Giảng viên Học viện Quân Y.
– Cháu Bùi Thị Hồng Nhung (đời thứ 13), đạt 2 giải nhì môn Văn năm lớp 10, lớp 11 và đạt giải nhất môn Văn lớp 12 (2001) trong các kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh Hà Tây cũ; tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ loại giỏi và bảo vệ xuất sắc luận án Thạc sĩ tại Thụy Điển; hiện cháu Nhung là Giảng viên tiếng Anh Học viện Kỹ thuật Quân sự.
– Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công cho ông Tình, ông Minh. Ông Bùi Quốc Võ 6 lần được tuyên dương Dũng sĩ diệt Mỹ, Huy hiệu Bác Hồ, Huân chương Giải phóng hạng Nhì, Ba; Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì; Huân chương Kháng chiến hạng Ba. Ông Tuyển được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú, Huân chương Chiến công hạng Nhất và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Được tặng Huy hiệu 60 năm, 50, 40 năm tuổi Đảng cho ông Tình; ông Ngọc Thanh; ông Tấn; ông Tuyển…
2/CHUYỆN NHÀ BÙI -NGUYỄN ANH TUẤN .
Vào thời Hậu Lê, ở làng Đoàn Đầu thuộc tổng Hoàng Tranh, huyện Phù Dung, trấn Sơn Nam Thượng (Nay là thôn Đoàn Đào, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) có gia đình Bùi Phúc Tâm từ đất Trung Liên (Thanh Hóa) thuộc Châu Ái đến lập nghiệp.Chồng dạy học không nhận thù lao; vợ làm thuốc chữa bệnh không lấy tiền, nên mấy chục năm trời gia đình vẫn phải sống cảnh thanh bần trong một túp lều tranh ở cuối làng.
Khi tuổi đã cao, sức đã yếu Bùi Phúc Tâm nói với vợ cùng các con rằng: “Mấy chục năm làm ăn xây nghỉệp vẫn chửa thành cơ ngũ, đời sống còn chật vật! Nhưng không ai lấy đó làm buồn! Nay ta cùng mẹ các con và anh cả trở về Trung Liên chăm sóc phần mộ Tổ Tiên, còn anh thứ ở lại Đoàn Đầu giữ lấy nghiệp nhà!”
Con thứ Bùi Đăng Vị cùng vợ là Nguyễn Thị với ba con là Bùi Qúy Công, Bùi Đăng Sỹ, Bùi Thị Viêng ở lại Đoàn Đầu.Đời sống cả nhà chỉ trông vào tấm lòng của cha mẹ học trò và gia đình con bệnh nên bao năm chưa thoát khỏi cảnh cùng đinh!
Mùa xuân năm Ất Hợi (1695) Bùi Đăng Vị gọi vợ con đến bên rồi dặn:
“Đất này là nơi đắc địa của họ Bùi ta. Ta và các con làm theo tâm nguyện của Ông Bà xưa nhưng chưa nên tay, nên tấm . Vậy các con cứ để cha tại đây để cùng các con tiếp tục lập nghiệp”.Nói xong thì quy nhằm đúng giờ Hoàng Đạo ngày 26-3.
Hiềm một nỗi cũng đúng giờ này làng Đoàn Đầu lập đàn tế cầu mưa nên theo lệ làng thì chưa được phát tang.
Một ngày!...Hai ngày…Ba ngày…
Con cháu nhà Bùi lo lắng!....
Trời vẫn trong xanh không một gợn mây…Con cháu nhà Búi bức xúc !?...nhưng Nguyễn Thị ngăn lại:
- Nhà mình vẫn bị xếp vào hàng ngụ cư, lại ở hạng cùng đinh nên không thể làm liều!...Các con phải nghĩ cho xa! Nói rồi Nguyễn Thị thắp một nén nhang lên bàn thờ vong cúi đầu khấn vái. Hồi lâu Nguyễn Thị mới đi về phía các con và đám học trò thì thầm: “ Cứ như thế…như thế…!”
Ngay chiều hôm ấy nhà Bùi cùng đám học trò kết một bè chuối dấu trong đám lau sậy cuối làng, ven sông Nghĩa Trụ. Chờ đến qua giờ Dậu mới lẻn lút đưa thi hài lên bè, xuôi về phía nam theo dòng nước dưới ánh sao giời.
Giữa canh hai, bè qua khúc quẹo được gọi là bụng Rồng, giáp với Trang Long Lạp (làng Long Cầu) thì bè tự dưng cứ xoay tròn không đi được. Trời đất tối xầm, mây đen kéo đến, mưa như trút nước. Nước sông Nghĩa Trụ dềnh lên cuốn theo bè chở thi hài lao vun vút theo dòng nước. Chính giờ Tý, bè tự nhiên dừng lại một mô đất giữa cánh đồng Lang, giáp làng Đông Cáp. Biển nước mênh mông, sấm chớp đùng đùng, cháu con nhà Bùi cùng học trò bở hết hơi tai. Còn đang than khóc chưa biết làm gì trước cảnh trớ trêu thì mọi người thấy giữa gò cao có một luồng ánh sáng phát ra lóa cả mắt. Những tia sáng như những thanh long kiếm vung lên trời, đan vào nhau phát ra những âm thanh chát chúa, sắc lạnh. Mọi người ngất xỉu trong cơn cuồng nộ của đất trời. Lúc tỉnh dậy chỉ thấy một gò mối cao chất ngất, đâu đây thoang thoảng hương trầm trong sắc bình minh rạng rỡ. Một cây cầu vồng bắc từ Gò Lang (nơi Thiên táng) vượt qua làng Đoàn Đầu tới bụng Rồng (Dinh Thiên Đoàn).
Việc Thiên táng của nhà Bùi được dân cả vùng loan truyền. Ai cũng bảo: “Trời có mắt.” còn bọn hào lý trong làng thì hậm hực, đứng ngồi không yên!
Mấy ngày sau lý dịch thấy người con cả của Bùi Đăng Vị là Bùi Qúy Công đầu đội khăn tang dắt bò ra đồng đi chăn liền sai người bắt vào luận tội:
- Nhà đang có tang, sao dám qua Đình? Tội dân ngụ cư làm trái lệ làng ta chưa lục đến! Nay lại dắt bò, đội tang qua chỗ thờ phụng tôn nghiêm!
- Dạ…
- Tội nhà mày lẽ ra phải lọc cổ đánh đủ trăm roi, phạt trăm quan tiền!? Nhưng nể tình nhà Bùi đã hai đời nay đều làm việc phúc, việc thiện nên làng tha cho! Người được về nhưng bò phải để lại để làm lễ tế thần linh tạ tội!
Từ đó cảnh nhà Bùi càng thêm khốn đốn. Mẹ và anh cả Bùi Qúy Công phải trở về Trung Liên (Thanh Hóa). Con thứ là Bùi Đăng Sỹ cùng cô con gái út Bùi Thị Viêng tha lôi các cháu đi tha phương cầu thực, khắp đó đây…
Cảnh đói cơm rách áo, phiêu bạt, lần hồi càng làm cho cô Viêng thêm xinh đẹp. Vốn con nhà gia giáo nên lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, lại thêm giọng hát ngọt ngào truyền cảm nên đi đến đâu nhà Bùi cũng được người đời giúp đỡ.
Đúng tuổi trăng tròn, cô Viêng được tuyển vào phủ chúa. Sống trong nhung lụa, được chúa cưng chiều nhưng cô Viêng vẫn không quên có một nhà Bùi đang cơ hàn lam lũ ngoài kia!
Mỗi lần gặp Chúa, cô đều tìm cơ hội để tiến cử những người trong nhà Bùi. Biết chúa mấy đêm vừa rồi bận mải chỉ huy quân lính diệt trừ lũ cú vọ đến quấy nhiễu phủ chúa mà chưa xong . Cô Viêng nhỏ nhẹ tâu lên chúa:
- Việc nhỏ này xin để thiếp lo!
- Nàng giúp ta?
- Dạ!..Vâng! Thiếp có người cháu Bùi Đăng Châu khôi ngô tuấn tú, thông tuệ khác thường…
- Quân sỹ tốn không biết bao nhiêu tên đạn mà còn chưa đem lại kết quả?
- Việc này đối với Châu là không khó!
- Thế thì truyền gọi ngay đi! Trên đường đi vào Phủ Chúa Châu nói với cô Viêng: “Cơ trời lộc nước đây rồi. Nhà Bùi ta đã đến ngày được bước lên cầu vồng.”
Ngắm đứa trẻ còn “vị thành niên” áo rách, chân trần nhưng vóc dáng vạm vỡ, da trắng, tai to, mắt đen, môi đỏ …Chúa mừng hỏi:
- Ngươi có kế sách gì ?
- Khải Chúa: Kế này không tốn một mũi tên!
Quần thần nghe Châu nói thì hết sức ngạc nhiên. Cả phủ tao tác đã mấy ngày nay, phí tổn không biết bao nhiêu tên đạn mà đàn cú cứ càng ngày càng đông. Việc lớn tầy đình mà sao chú bé kia lại cho là chuyện nhỏ. Từ lính đến cai, từ đô đốc đến thái úy…đều nghĩ Châu đã lừa dối chúa, lại có ý diễu cợt bá quan. Châu nhẹ nhàng giải thích:
- Giám thưa: Việc đánh đông dẹp bắc, việc canh giữ biên cương, việc lo cơm áo cho dân mới là việc lớn, còn việc diệt đàn cú vọ kia đâu đáng kể gì! Tất cả nghe Châu nói như cởi tấm lòng, nhưng vẫn bắt Châu làm tờ cam đoan: hẹn trong ba ngày nếu không hoàn thành sẽ chịu tội “khi quân”.
Châu nói nhỏ với cô Viềng: “Cô cứ mời chúa về phòng loan nghỉ! Ba canh giờ sau sẽ nhận tin đại cát.
Lên kiệu rồi cô Viêng lòng dạ vẫn bồn chồn. Hết canh hai rồi mà sao tiếng cú vẫn lọt vào trướng gấm?
Bỗng nhiên trong phủ, ngoài kinh tiếng hò reo vang dậy. Cô Viềng cùng Chúa bước ra cửa cũng là lúc tướng sỹ và dân chúng vây kín đại sảnh quanh những đống xác cú đang dẫy chết. Thấy cảnh lạ, Chúa đòi Châu tới và hỏi:
- Hẹn trong ba ngày mà sao mới ba canh giờ đã đúng y lời!? Nhà ngươi có phép thuật gì chăng?
- Khải Chúa: Thần nắm chắc loài cú là tham ăn nên đã dùng mồi nhử. Đầu giờ dậu thần tẩm độc dược nào những con chuột rồi đặt vào các gốc cây quanh phủ. Lũ Cú “tham thực – cực thân”nên chết như ngả rạ.
- Đúng là chuyện nhỏ! Có thế mà không ai nghĩ ra!
Nói rồi Chúa mở tiệc mừng, không quên ban thưởng cho Châu lụa là, vàng bạc. Cô Viêng ghé vào tại Chúa thì thầm. Chúa quay lại phía quan quân : “Bùi Đăng Châu xứng đáng từ nay được giữ lại trong phủ Chúa, nhậm chức CAI CƠ* .
Từ lúc được ngẩng cao đầu, Châu không ngừng rèn luyện 18 ban võ nghệ, ngày đêm nghiền ngẫm binh thư.
Ít lâu sau, trong kinh thành lại náo loạn vì những tiếng kêu rùng rợn của bầy chim lợn. Châu được tham kiến.Châu quả quyết với vua và quần thần: “Lần này không thể dùng mưu mà phải dùng tài”.
Lõng được ý này các quan tranh nhau xin vua cho phép lập công. Khổ nỗi: Chim lợn cứ đến chạng vạng tối mới bay ra. Chúng không đậu mà chỉ bay liệng trên cao, đua nhau thả xuống những tiếng kêu eng …éc…cho nên các tay thiện xạ tốn bao nhiêu tên cũng không hạ được con nào. Vua ra lệnh: “Bắn rơi một con, thưởng mười lạng bạc. Bắn được mười con thưởng trăm lạng vàng và thăng chức lên một bậc”. Ba ngày vẫn không ai bắn được một con.
Chạng vạng ngày thứ tư cô Viêng mới dẫn Châu sang cung. Thấy Châu, vua vội hỏi:
- Nhà ngươi muốn thử tài?
- Thần xin hết lòng phò Vua!
Nói rồi Châu lắp tên, lên cung. Trời đã nhá nhem, chỉ nghe thấy tiếng chim lợn chứ không nhìn thấy chúng đâu!.Châu chĩa cung lên trời, nghiêng tai nghe ngóng, mắt vẫn nhìn bệ rồng.
Phựt…! Một con chim lợn rú lên rồi rơi xuống sân Rồng.
Ph…ựt…! Hai con …
Ph…ư…t…!Phựt!…Ba …năm!…mười con rụng xuống như sung.Quan quân trố mắt, há mồm, lè lưỡi…Vua tiến lại phía Châu:
- Nhà ngươi không nhìn mà sao bách phát bách trúng?
- Thưa bệ hạ: Thần nghe tiếng là định được hướng bay: Xa gần, cao thấp…để bắn đón đầu…
Vua hết sức vui mừng liền mở yến tiệc mời cả cô Viêng và bá quan cùng dự. Riêng Châu được thưởng rất hậu và phong làm TẢ ĐÔ ĐỐC*
Bằng tài thao lược Bùi Đăng Châu được tin dùng ở nhiều cương vị khác nhau: THỊ NỘI TƯ TẢ HÌNH, TRỊ LỆNH PHIÊN I, PHIÊN II…TỔNG GIÁM THỊ, THƯỢNG TƯỚNG QUÂN; THƯỢNG TRỤ QUỐC QUÂN; ĐÔ ĐỐC THÁI TỂ ĐẠI TƯ KHÔNG;
Sau này khi về dưỡng nhàn được ban: XÁN TRUNG HẦU.*
Thời Hậu Lê: Bùi Đăng Châu được ban
Sinh phần tại quê nhà (Dinh Thiên Đoàn). Các triều đại sau này đều có sắc phong cho SÁN TRUNG HẦU là Thành Hoàng thứ ba của làng Đoàn Đào, tổng Hoàng Tranh, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
Sinh phần của Sán Trung Hầu được vua cho phép dùng “Bát bộ kim cương” cùng voi đá, ngựa đá coi giữ. Dinh SÁN TRUNG HẦU, người đời sau gọi là “DINH THIÊN ĐOÀN” được con cháu họ Bùi chăm lo gìn giữ, tôn tạo.
Dinh Thiên Đoàn chính là lăng mộ của Bùi Đăng Châu (Họ Bùi) có diện tích: 16.740 m2 ( theo bản đồ địa chính 1962). Diện tích hiện nay còn 5472 m2 (theo sổ đỏ 1998)
Dinh Thiên Đoàn vừa được Bộ Văn hóa công nhận là “Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia”
Nguồn:
- Tài liệu của VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM . (Ký hiệu: FQ4.O. 18/XH6)
- Gia phả họ Bùi thôn Đoàn Đào, Xã Đoàn Đào Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên.
* Những chức vụ này được ghi trong tài liệu của VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM . (Ký hiệu: FQ4.O. 18/XH6)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét