5/ KHẢO SÁT MỘ CỤ PHẠM ĐÌNH HỔ.
( Đan Loan - Nhân Quyền - Bình Giang - Hải Dương ).
Phạm Đình Hổ (Hán văn: 范廷琥, 1768-1839) tự Tùng Niên (松年), Bỉnh
Trực (秉直), hiệu Đông Dã Tiều (東野樵), tục gọi Chiêu Hổ tiên sinh (昭琥先生). Ông
là nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn và nhà thơ của Việt Nam ở khoảng cuối thế kỷ
18 đến đầu thế kỷ 19.
Phạm Đình Hổ sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện
Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương).
Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu
cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường
Hà Khẩu (Hàng Buồm) năm Giáp Ngọ (1774).
Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ chí rằng: Làm người con trai
phải lập thân hành đạo...Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời.... Tuy học & đọc nhiều
sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến sinh đồ (tức
tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống.
Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu
viện nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền... Suốt
quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời cơ hàn dạy học ở quê.
Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành
thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học
ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện
học trò và biên soạn sách. Tại đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế
đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được.
Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ
ở tuổi 53, được vời ông đến hỏi về học vấn, thi cử và tình hình nhân tài đất Bắc.
Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật... nên đem tiến trình.
Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế
làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức.
Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa
chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi
từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ.
Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839),
Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi.
Phạm Đình Hổ, vốn muốn lấy văn thơ nổi tiếng ở đời, nên cuộc
đời ông chủ yếu dành cho việc sáng tác và biên soạn sách hơn là việc ở chốn
quan trường. Và nhờ đọc nhiều, đi nhiều, ông đã để lại nhiều công trình khảo cứu,
biên soạn có giá trị thuộc đủ mọi lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa
lý,... tất cả đều bằng chữ Hán. Hiện còn lưu trữ 22 tác phẩm, trong số đó đáng
kể là:
An Nam chí: Ghi chép về nước An Nam.
Ô châu lục: Ghi chép về châu Ô.
Kiền khôn nhất lãm: Cái nhìn tổng
quát về trời đất.
Lê triều hội điển: Điển chương pháp
luật triều Lê.
Đạt Man quốc địa đồ: Chân Lạp địa đồ.
Ai Lao sứ trình: Hành trình đi sứ Ai
Lao.
Bang giao điển lệ: Phép tắt luật bang
giao.
Nhật dụng thường đàm: Từ điển từ ngữ
và tri thức thông dụng.
Hy kinh lãi trắc: Giải thích ngắn gọn
về bộ kinh của Phục Hy.
Ngoài ra còn nhiều bộ sách khác như:
Quốc sử tiểu học, Hành tại diện đối, Quốc thư tham khảo, Châu Phong tạp kho,
Châu Phong thi tập v.v…
Về sáng tác văn học có hai tập bút
ký:
Vũ trung tùy bút
Tang thương ngẫu lục (hợp soạn với
Nguyễn Án).
Và hai tập thơ:
Đông Dã học ngôn thi: Tập thơ học nói
của Đông Dã.Tùng cúc liên mai tứ hữu: Bốn người bạn
Thông, cúc, sen, mai.Qua hai tập bút ký và thơ của ông,
người đọc thấy Phạm Đình Hổ đã đứng trên lập trường Nho giáo chính thống, để vừa
luyến tiếc và lý tưởng hóa dĩ vàng vàng son của giai cấp phong kiến... vừa bày
tỏ thái độ phê phán và bất mãn trước những cảnh đời suy thói tệ, bởi sự bất
tài, bất lực, sa đọa của giới thống trị.Nhờ có một số tri thức sâu rộng, nên
lĩnh vực nào cũng được ông tìm hiểu và ghi chép lại khá tường tận. Về phương diện
văn chương, ký là thể tài thuộc sở trường của ông. Ở chúng, đa phần đều giàu chất
văn học và tính chân thực. Nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, những bài viết ấy,
quả là những tài liệu bổ ích và lý thú.Trong thơ ông, bên cạnh những bài viết
về cái nghèo khổ, cái bất đắc chí của mình; về tình cảm bạn bè, cảm quan lịch sử...
còn có một số bài viết về các thiếu nữ trẻ trung & ngây thơ khá độc đáo..
Nguyên văn:
懷古
去歲桃花發,
鄰女初學嵇。
今歲桃花發,
已嫁鄰家西。
去歲桃花發,
春風何淒淒。
鄰女對花泣,
愁深眉轉低。
今歲桃花發,
春草何淒淒。
鄰女對花笑,
吟成手自題。
吟成手自題。
Phiên âm:
Hoài cổ
Khứ tuế đào hoa phát,
Lân nữ sơ học kê.
Kim tuế đào hoa phát,
Dĩ giá lân gia tê (tây).
Khứ tuế đào hoa phát,
Xuân phong hà thê thê.
Lân nữ đối hoa khấp,
Sầu thâm mi chuyển đê.
Kim tuế đào hoa phát,
Xuân thảo hà thê thê.
Lân nữ đối hoa tiếu,
Ngâm thành thủ tự đề.
Dịch nghĩa:
Cảm nhớ chuyện cũ
Năm ngoái hoa đào nở,
Cô gái láng giềng mới học cài trâm,
Năm nay hoa đào nở,
Cô đã lấy chồng ở nhà láng giềng phía tây.
Năm ngoái hoa đào nở,
Gió xuân sao lành lành,
Đứng trước hoa cô gái láng giềng khóc,
Buồn quá đôi lông mày sa xuống.
Năm nay hoa đào nở,
Cỏ xuân sao mà xanh tươi.
Đứng trước hoa cô gái láng giềng tươi cười
Thơ làm xong tự tay cô viết lấy.
(https://vi.wikipedia.org)
"Làng Đan Loan xa xưa thuộc Tống Minh Luân, huyện Đường An, nay thuộc xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Vốn là một làng nhỏ nằm giữa vùng châu thổ sông Hồng. Nơi đây là quê hương của danh nhân Phạm Đình Hổ, người đã để lại cho văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu như Vũ Trung tuỳ bút, Châu phong tạp khảo và nhiều tác phẩm khác.Từ Hà Nội đi Hải Phòng, đến ngã tư Quán Gỏi, rẽ phải theo đường 20, qua thị trấn Kẻ Sặt chừng 10 cây số thì đến phố Lòn. Từ phố Lòn rẽ tay trái chừng 2 cây số thì đến làng Đan Loan. Đường ô tô vào đến tận trong làng, việc đi lại rất dễ dàng và thuận tiện.Làng Đan Loan còn có tên là làng Đọc. Tương truyền cách đây khoảng hai nghìn nãm, nơi đây còn là một vùng đất hoang, lau cỏ ngập tràn. Ở Tổng Minh Luân có vợ chồng cụ Độc, tên thì thế nhưng tính nết hiền lành, thảo thơm, lại chịu thương, chịu khó nên đời sống khá giả. Hai cụ tuổi đã cao mà chưa có con. Hai cụ đi đến các làng lân cận nhận những trẻ mồ côi không nơi nương tựa về nuôi. Hai cụ đã nhận được cả thảy 7 người con nuôi đặt tên theo họ là Lê, Phạm, Đào, Bùi, Đoàn, Dương, Vũ. Các con lớn lên trở thành gia đình đông đúc, cụ Độc xin phép dân làng cho ra khai hoang, vỡ hoá vùng đất cách xa làng cũ (chừng 2 km), lập ấp, cấy lúa để nuôi nhau. Bảy người con lớn lên, xây dựng gia đình ở quây quần bên cạnh, trở thành xóm ấp, dân trong vùng gọi là ấp cụ Độc. Cụ Độc dạy các con nuôi cày bừa, cấy gặt và còn mời thầy về dạy các con học chữ. Cụ dựng ngôi nhà gỗ 5 gian để làm nơi dạy học và đọc sách. Vì vậy về sau người ta gọi là làng Đọc. Cái tên làng Đọc vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Vợ chồng cụ Độc cuối đời đã để lại hết gia sản cho các con, chỉ giành phần nhỏ để lập chùa Sùng Phúc và cắt tóc đi tu, lấy hiệu là Độc tẩu thiền sư. Khi hai cụ qua đời, con cháu nuôi thương tiếc dựng tháp an táng ngay cạnh chùa và lập miếu thờ phụng. Ngày nay miếu thờ cụ Độc và chùa Sùng Phúc vẫn còn, dân làng cử người trông nom, hương khói chu đáo. Ngày nay làng Đọc có bảy dòng họ chính khởi nguồn từ bẩy người con nuôi của cụ Độc. Ngày 14 tháng 9 âm lịch là ngày giỗ cụ Độc được coi là ngày giỗ Thuỷ tổ và được phát triển lên thành ngày hội làng để dòng tộc, anh em, nội ngoại, xa gần hội tụ hường về tiên tổ.Làng Đọc là làng khoa bảng, có số Tiến sĩ nhiều thứ hai của huyện Bình Giang, chỉ sau làng Mộ Trạch. Tiêu biểu như các Tiến sĩ Bùi Thế Vinh, Vũ Thạnh, Vũ Huyên, Vũ Huy và nhiều Tiến sĩ khác. Theo nhiều tài liệu lịch sử thì ông Vũ Huyên là con ông Vũ Thạnh, là cháu ông Vũ Huy. Ba anh em, chú cháu cùng làm quan trong triều nên đương thời có người mừng câu đối rằng ''Đông triều tam tiến sĩ. Nhất nhật lưỡng vinh qui (cùng một tiều đại có 3 Tiến sĩ. Trong một ngày có hai người cùng về vinh qui).Cụ Độc là Thuỷ tổ làng, nhưng thành hoàng làng lại là ông bà Triệu Xương. Lịch sử làng đã ghi: Vào thời nhà Đường cai trị nước ta, có một viên quan tên là Triệu Xương cùng vợ là Phương Dung công chúa đi qua vùng này, thấy làng quê trù phú dân làng chịu khó cấy cày, lại ham đọc sách, nên ngự lại làng, dạy cho dân biết nghề nhuộm vải và tơ lụa, là nghề gia truyền bên Trung Quốc. Từ đó dân làng Đọc có thêm nghề nhuộm, (còn gọi là nghề ruộm). Dân làng nhớ công ơn nên thờ ông bà Triệu Xương làm Thành hoàng làng. Ngày nay ở gần miếu thờ cụ Độc có ngôi đền thờ ông bà Triệu Xương, cùng bài vị 9 bậc khoa bảng và danh nhân Phạm Đình Hổ. Đền thờ này cũng được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp Bằng Di tích Lịch sử- Văn hoá năm 1998.
KHU MỘ : Hiện nay tại làng Đan Loan vẫn còn khu đất là nhà cũ của ông cùng với lầu bình thơ trên một gò đất cạnh ao sen nhìn ra cánh đồng phía bắc làng, (khu đất và lầu bình thơ hiện nay do ông Phạm Đình Trình cháu đời thứ 5 của Phạm Đình Hổ đang ở và trông nom). Ngôi mộ đơn sơ của Phạm Đình Hổ hiện còn nằm tại cánh đồng phía bắc làng. Mộ và lầu bình thơ của ông đã được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp bằng công nhận là Di tích Lịch sử- Văn hoá từ năm 1999".( Đỗ Thị Hiền Hoà (Báo Văn nghệ) ).
"Bình Giang nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Dương, diện tích tự nhiên là 104,7 km2. Phía Bắc giáp huyện Cẩm Giàng, phía Nam giáp huyện Thanh Miện, phía Đông giáp huyện Gia Lộc, phía Tây giáp huyện Ân Thi và Mỹ Hào của tỉnh Hương Yên.
Bốn mặt huyện Bình Giang đều có sông: sông Kẻ Sặt ở phía Bắc, sông Đình Hào ở phía Đông, sông Cửu An ở phía Tây, sông Cầu Lâm, Cầu Cốc ở phía Nam. Trong đó sông Sặt bắt nguồn từ sông Hồng, qua cống Xuân Quan, qua cầu Lực Điền, cầu của đường 39A, nối quốc lộ 5A với thành phố Hưng Yên, tiếp cận với huyện Bình Giang tại vị trí sát làng Tranh Ngoài, xã Thúc Kháng. Đến đây sông có nhánh chạy dọc theo phía Tây huyện, gọi là sông Cửu An; một nhánh chạy dọc phía Bắc huyện gọi là sông Kẻ Sặt, thông với sông Thái Bình, qua Âu Thuyền, thành phố Hải Dương.
Tại xã Hồng khê, phía nam của huyện Bình Giang có làng cổ trinh nữ,là một trong những ngôi làng cổ cùng hình thành với làng Mộ Trạch.(Theo "Làng Cổ Việt") có 39 tiến sĩ. Chúng tôi về xã Nhân Quyền, một xã đạt 17 chỉ tiêu Nông thôn mới. Ngôi trường mầm non khang trang không kém thành phố. Nơi đây là quê của danh nhân Phạm Đình Hổ . "( http://trannhuong.net/ )
Mộ nằm theo hướng Tọa Dậu - Hướng Mão - Thuộc cung Chấn hướng Đông với phân kim : Kỷ Dậu - Quý Mão .Quý Mão khí ở chính Mão long thì phú quý song toàn, sinh ra người thông minh, khỏe mạnh, mọi sự tăng tiến. Nếu thấy thủy ở Tị phương xung vào thì có rễ cây đâm vào quan tài, lành dữ đều ứng vào các năm Tị, Dậu, Sửu .
Nghĩa trang có mộ cụ PHẠM ĐÌNH HỔ.
"Bình Giang là nơi nổi tiếng hiếu học, một trong những cái nôi văn hiến đã sinh thành nhiều vị Tiến sĩ lưu truyền theo tháng năm lịch sử "Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm", câu nói ấy đã khái quát một cách ngắn gọn chính xác những thế mạnh về kinh tế, văn hóa các vùng quê ở Bình Giang.
Trong vòng 6 thế kỷ từ năm 1344 đến 1883 huyện Bình Giang có 99 tiến sĩ, trong đó có những vị tài năng nổi tiếng trong cả nước như Lê Cảnh Tuân đỗ đệ tam giáp tiến sĩ khoa Tân Dần 1381, Lê Nại đỗ Trạng Nguyên 1505, Vũ Tụ đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ Sửu năm Hồng Đức thứ 24 làm quan đến Hữu thị lang bộ hình đặc ban liêm tiết công thân, Nhữ Đình Hiền đỗ tiến sĩ năm Canh Thân (1680) niên hiệu Vĩnh Trị thứ 5 làm quan Thượng thư bộ hình, Trần Vĩ đỗ tiến sĩ năm Giáp Thìn niên hiệu Hoàng Định thứ 5 được phong Đông các đại học sĩ thiên bảo. Đặc biệt làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng có tới 36 người đỗ đạt cao, trong đó có 01 Trạng Nguyên, 9 Hoàng Giáp, 26 tiến sĩ, là một trong những làng có số tiến sĩ nhiều nhất trong cả nước ta, được mệnh danh là "Lò tiến sĩ xứ Đông" với những tên tuổi làm rạng danh quê hương xứ sở." (http://bachuame.com/).
Xin theo dõi tiếp bài 6 - dienbatn .
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét