KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ. BÀI 7.
Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017
KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ.
Giới thiệu : gần đây trên MXH có loạt bài viết của https://www.facebook.com/kysuphiabenkia/ có khá nhiều điều thú vị và mới mẻ với những suy nghĩ thường nhật của chúng ta. dienbatn không nhận xét đúng sai như thế nào bởi mỗi người chúng ta có những góc nhìn riêng của mình từ đó sẽ có những đánh giá riêng . Về phần dienbatn chỉ xin có mấy câu như sau :
(“Đời say cả! Sao ngươi không ăn cả bã, uống cả hèm, cho say luôn một thể? Đời đục cả! Sao ngươi không quậy thêm bùn, vỗ thêm sóng, cho đục luôn một thể? Tội chi mà phải bỏ đời mà đi?”. Nói xong, gã lái đò lẳng lặng đứng lên, nhổ sào. Tiếp tục cho con thuyền…) - Tàn cuộc - Hạ ngươn rồi - Có lẽ cần tăng tốc cho cuộc cờ chóng tàn đi chăng ? Cùng tắc biến - Biến tắc thông . Bĩ cực sẽ Thái lai mà.
Miền quá khứ địa phương cội nguồn của dân tộc Việt, chính là "Lỗ Đen" của lịch sử! Mọi giá trị thông tin về giống nòi của Người Việt bất khả phản hồi, cho dù chỉ là một vài tín hiệu của sóng xác xuất...!? Mặc dù đã có biết bao thế hệ con cháu, đã phủ sóng trên khắp toàn miền quá khứ, trong suốt bao ngàn năm qua hòng dò tìm... cội nguồn. Với khoảng cách 4000 năm của thời gian thì cũng chỉ có thể đến được vùng chân trời sự kiện của Lạc Long Quân và Âu Cơ mà thôi! Thế nhưng cũng có một số khá đông nhóm tư duy kiệt xuất của giống nòi, khảo sát vượt qua giới hạn của chân trời sự kiện đó! Tuy nhiên mọi nỗ lực đáng trân trọng ấy, cũng đành phải dừng lại tại chân trời sự cố mang tên Lộc Tục nơi địa phương Xích Quỹ mà thôi. Bởi phía bên kia vùng biến cố địa phương là Lỗ Đen rồi vậy. Vùng bất tưởng xứ địa phương. Do mật độ vật chất dày đặc ở độ... bị nén toàn bộ thông tin bao gồm ánh sáng chìm khuất tận..., một nơi nào đó vốn là tâm của cái gọi là lỗ đen này. Ngay cả như ông hoàng của nền khoa học vật lý hiện đại là Hawking. Cũng chỉ có thể suy diễn đến vùng ngoài rìa của chân trời sự cố này mà thôi. Nhưng chí ít, điều đó cũng cho nhân loại chúng ta được một kỳ vọng...; Chắc chắn phía bên kia của miền biến cố địa phương của lỗ đen, có tích trữ thông tin, bao gồm các sự kiện !! Và theo như nguyên tắc của nền khoa học vật lý. Ta có hai nguyên tắc: 1. Nếu có mô hình, thì ta dựa trên mô hình đó mà lập lý thuyết. 2. Hoặc nếu không có mô hình thì ta lập giả thuyết, và dựa trên giả thuyết đó để xây dựng mô hình. Và Giả Thuyết đó, được thiết kế như sau: Nụ hoa hàm tiếu...! Thi nhau nở rộ khắp chốn Tiên Bồng... Buổi bình minh thanh khiết chưa nhuốm bụi trần từ quá khứ thuở hồng hoang. Cùng rọi muôn tia nắng lấp lánh, dường tô điểm thêm cho những hạt sương mai, kết chuỗi ngọc, giăng khắp lục cõi, mừng đôi Thần Tiên kết duyên trường cửu. Đó chính là khung cảnh nơi quá khứ của 7.000 năm trước của cội nguồn sử Việt. Khi Thần Xi Vưu kết duyên cùng Tiên Huyền Nữ! Hai đấng Thần Tiên đã sinh ra dòng Bách Việt. Ta cũng nên phải biết rằng: Lúc đương thời thuở nguyên thủy khi đấy. Khắp trong lục cõi đã suy tôn lãnh tụ Xi Vưu của bộ tộc Tam Miêu là Thần Chiến Tranh. Đồng thời vị Tiên Nữ đứng đầu của bộ tộc Cửu Lê cũng được gọi với tên là Cửu Thiên Huyền Nữ. Tên Bách Việt sở dĩ được đặt cho con cháu là; Gốc dựa theo tên gọi của một chiến cụ của Thần Xi Vưu để khẳng định thuộc giống nòi của Thần Chiến Tranh, là chiếc búa! Bởi theo tiếng gọi thời điểm đó thì "búa, rìu" cũng có nghĩa là "việt hay diệc" mà ra vậy (búa của thần sấm, Thần Thor). Từ cớ đó, cho nên về sau này; Hễ cứ mỗi khi có vị quân sư hoặc tướng lĩnh nào đó, muốn đăng đàn bái tướng. Nhất định đều phải có nghi lễ cấp "búa việt" và phát "cờ mao" để mà điều binh khiển tướng. Bởi "cờ mao" cũng lại là một biểu tượng khác của Tiên Huyền Nữ. Thế cho nên ta mới thấy có sự cố là: Nếu các vị nào mà chưa làm lễ đăng đàn bái tướng. Chưa có búa việt và cờ mao tượng trưng thì... Chả có ma nào chịu nghe cả! Bởi căn cứ vào dấu hiệu gì...? Để khẳng định là con cháu của Chiến Thần, mà đòi điều binh khiển tướng cho được! Và cũng chả vị nào dại gì mà chưa cầm được búa việt và cờ mao, mà lại đi đưa đầu ra. Chỉ tổ khiến cho thiên hạ nó... biếm! Đấy cũng là một minh chứng cho khả năng của Thần Chiến Tranh Xi Vưu khi xưa, là một sự thật khó có thể chối cãi cho được. Và rồi trong những tháng năm sau đó trên bước ngao du khắp lục cõi. Thường khi đôi Thần Tiên này ra vào Tòa Bắc Đẩu mà cùng hòa khúc Tiêu Dao nơi Tam Quang. Ta cũng nên phải biết rằng; Phía bên trong của Tòa Bắc Đẩu còn có Tòa Hiên Viên nữa. Và đó chính là nơi mà Thần Hoàng Đế ngự. Và Hoàng Đế cùng các vị Thần khi đó, cũng thường xuyên nghe những điệu hòa tấu Cầm Tiêu của Chiến Thần và Tiên Nữ mà ngưỡng mộ. Sẽ là cõi thần tiên mãi cho đến tận hôm nay, nếu như ngày đó không xảy ra một sự cố là: Trong một lần mà Thần Hoàng Đế ngao du sơn thủy. Bất chợt Thần Hoàng Đế nghe có vẳng tiếng Dao Cầm từ bộ tộc của Thần Nông...!? Như ta đã từng được biết qua trong các bài trước là: Thần Nông chính là sự hóa thân của Thần Kim Cang. Một vị Thần Nhạc Công nơi thiên xứ của Hoàng Đế ngày trước... Mọi sự có nguyên cớ như sau: Vợ của Hoàng Đế lại chính là một trong những thủ lĩnh của bộ tộc Nữ Chân! (Nữ Thận, Thiên Kim). Còn một mối nguồn khuất tất trong bóng sử ở đây nữa là: Cây đàn Dao Cầm cũng như Tiêu Khúc lại có nguồn gốc xuất xứ tại bộ tộc Nữ Chân này. Ta lại phải lục tung những dây mơ rễ má của khu vực khuất tất này như: Nước "Thiên Kim" của bộ tộc Nữ Chân này vốn là cận lân với nước "Đông Di" của bộ tộc Tam Miêu khi đó. Và Thần Xi Vưu đã từng trao đổi Tiêu Ốc của tộc mình với Tiêu Khúc của tộc Nữ Chân khi xưa mà ra. Bởi những tuyệt kỹ của Dịch Liên Sơn mới khiến cho tiếng Tiêu Khúc gây nên cảnh rung động đến Quỷ phải phát Khốc! Rồi lại nữa; Vợ của Hoàng Đế vốn lại là Kim Mẫu, và bà đã tặng cây đàn Dao Cầm lại cho Tiên Huyền Nữ của tộc Cửu Lê. Bởi bà biết chỉ có tuyệt kỹ của Quy Tàng Dịch, thuộc bảo vật của Tiên Huyền Nữ, mới tấu lên nổi những âm thanh mà gây cho Thần cũng nhuốm Sầu. Cũng chính hai nhạc cụ này có nguồn gốc như thế. Nên mới Thần đưa lối, Tiên dẫn đường mà nên xe tơ kết tóc về sau, giữa Thần Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ. Mà trước đấy, Thần Kim Cang lại là Thần Nhạc Công từ dưới trướng của Kim Mẫu mà ra. Chẳng may là Thần Kim Cang đã nghe theo có kẻ khuất tất khác nữa! (!?). Đã lén trộm cây Dao Cầm từ tộc này mà đi mất khi trước rồi. Như tôi đã có nói; Rằng để làm trắng đen sự việc khuất mờ nhân ảnh này thì: Duy nhất, ta nhất định phải phục hồi tiếng Dao Cầm và Tiêu Khúc mà thôi. Và điều này tất phải đến trong một buổi bình minh của tương lai gần. Và ta cũng không phải lấy làm ngạc nhiên gì. Khi thấy tộc Nữ Chân luôn nêu cao biểu tượng của Bát Quái trên quốc kỳ như một lời tuyên thệ. Và họ cũng miệt mài công kích tộc Thần Nông, từ hàng ngàn năm qua mỗi khi có thể. Thế cho nên đó cũng chính là một trong những lý do mà khiến cho Hoàng Đế tấn công tộc của Thần Nông. Khi người phát hiện tiếng Dao Cầm từ bộ tộc này trong lúc tình cờ viễn du ngang qua. Và ta không biết Hoàng Đế tra hỏi sao đó, không thấy sử sách nào ghi lại. Tuy nhiên cũng có sách "khéo chép!" là: phục Hy đã nhìn thấy 5 ngôi sao sa xuống cây Ngô Đồng và Chim Phụng đậu xuống. Nên mới theo đó mà làm ra cây Dao Cầm! Tuy nhiên điều này đâu có thể che mắt Hoàng Đế cho được. Bởi Kim Mẫu chính là vợ của Hoàng Đế kia mà! Hoàng Đế "biết tỏng", là cây Dao Cầm này chỉ được làm từ gỗ của cây Xích Tùng ngàn năm nơi cung Diêu Trì mà thôi. Thế quái nào mà lại làm từ gỗ của cây Ngô Đồng cho được!? Tuy nhiên, trong địa hạt của con cháu Thần Nông khi ấy. Còn vô vàn những giá trị vô giá hiện diện rải rác khắp nơi một cách dở dang, đâu có thể qua mắt của Hoàng Đế cho được. Nhất là y thuật. Và điều này đã bị tố cáo sau đó chính là vật chứng; Hoàng Đế Nội Kinh vậy. Rồi người ta lại không thể biết Hoàng Đế truy khảo ra sao tiếp nữa. Vẫn không có dòng sử nào ghi! Trang sách nào chép!! Chỉ duy nhất lại có "chép khéo nữa" là: Phục Hy "chép lại" (lại chép!!), ở trên... lưng của con Long Mã. Khi nó xuống tắm trên sông Hoàng Hà khi xưa... Cũng kể từ đó, Hoàng Đế ôm mộng phải chiếm cho bằng được Kinh Dịch của Chiến Thần và Tiên Nữ bằng bất kỳ giá nào. Và ngay sau khi về đến, Hoàng Đế đã nhờ qua Kim Mẫu mà "mượn khéo" cho bằng được Quy tàng Dịch từ tay của Tiên Huyền Nữ. Cũng bởi đáp lễ từ cây Dao Cầm trước đó mà Tiên Huyền Nữ đã vô tình đưa kỳ thư này lọt vào tay của Hoàng Đế. Hoàng Đế liền giao cho Thần tướng Phong Hậu nghiên cứu mà lập ra 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư. Dựa trên sách lược này làm nền tảng mà Hoàng Đế có cơ sở cũng như niềm tin để khởi chiến cùng Thần Chiến Tranh Xi Vưu. Ta cũng phải biết rằng; Trước đó Hoàng Đế đã hạ độc Tiên Huyền Nữ từ những vị thuốc đã lấy từ bộ tộc Thần Nông về. Trong đó dĩ nhiên phải có những loại thuốc độc mà ngày trước Thần Nông khi thử thuốc đã bị trúng độc 72 lần. Khiến nên Tiên Huyền Nữ mất khả năng phép thuật và bị giam bên trong của xe Chỉ Nam. Phía bên ngoài Hiên Xa, Hoàng Đế còn xích con Vượn Bạch để ngày đêm canh giữ nữa. Đồng thời, Hoàng Đế cũng thêm dây thứ 6 vào Dao Cầm, để làm chiến cụ, hòng chiêu dụ Xi Vưu. Tuy nhiên như sử sách đã chép lại thì: Hoàng Đế cũng không thể nào đánh lại với Chiến Thần Xi Vưu cho được. Duy chỉ có tiếng Dao Cầm là làm cho Xi Vưu nhớ đến vợ con mà khiến nên bủn rủn tay chân mà không có lòng dạ nào đánh nổi được nữa. Và rồi trong trận Trác Lộc thì Hoàng Đế đã lừa được Xi Vưu nhờ tiếng đàn Dao Cầm đấy. Sau khi gồm thâu thiên hạ về một mối. Dĩ nhiên, nơi Tuyệt Bí mà Hoàng Đế từng dứt Xi Vưu khi xưa trong trận Trác Lộc. Cũng sẽ được khai quật ra trước ánh sáng của Kỷ Nguyên Mới. Và mạch đề tài của bài viết này, tạm thời dừng lại ở giai đoạn thứ nhất của chu kỳ thời gian khi mà Thiếu Hạo được chia cho vùng Đông Di và Thiên Kim để cai trị. Xem như đây là phần được chia, sau thắng lợi cùng Hoàng Đế, từ những ngày ngược xuôi chinh chiến trong quá khứ. Vì thế cho nên ta thấy Chuyên Húc là người con thứ mới nghiễm nhiên nối quyền Hoàng Đế để trị vì bao gồm cả tộc Phục Hy. Và rồi người kế tiếp nối dõi là Đế Khốc. Ta lưu ý; Đế Khốc chứ không phải là Cốc như đại đa số mọi người lầm tưởng xưa nay. Thế rồi sự kiện nạn lụt hồng thủy xảy ra... Chia cắt tất cả mọi sự liên lạc qua lại trong giai đoạn lịch sử này. Ta có thể xem nạn lụt hồng thủy xảy ra ở vào cuối thời Đế Khốc và đầu thời Đế Nghiêu. Thần Hà Bá đang dâng nước dòng Dương Tử mà chia cắt thiên hạ lúc đấy một cách tuyệt đối. Trải suốt thời của Nghiêu lẫn Thuấn, mãi lo đối phó với nạn lụt này đang chưa xong. Lấy hơi đâu để mà quan tâm đến Thiếu Hạo đang có xảy ra biến cố gì ở phía bên kia địa phương của dòng Dương Tử nữa hay không? Ta xác định chắc chắn là có. Bởi căn cứ qua những dòng sử còn rơi rớt lại trong giai đoạn này là: Trong thời của Đế Nghiêu, thiên hạ vẫn truyền rộ tai nhau về một bộ tộc ở phương Cấn Quỷ có bộ pháp nhanh nhẹn và dõng mãnh vô cùng! Rồi như sự việc Hy Thúc, theo lệnh của Đế Nghiêu mà sang..., lăn Trống Đồng về!! Lại còn việc họ cử người qua tặng con Rùa nữa chứ. Kinh Dịch của Văn Vương khi biên soạn cũng có chép rõ ràng cả đấy!!! Vậy là có khi Thiếu Hạo đã mãi rong chơi, ngao du cùng với Thần Hà Bá theo dòng Dương Tử trong giai đoạn đó mất rồi cũng nên... Và giai đoạn này cũng thể hiện là một Huyệt Mạch quan trọng. Đánh dấu sự ra đời của Nước Xích Quỷ với hiệu là Kinh Dương Vương bởi Lộc Tục. Một ngọn thác thứ nhất mà dòng sử Việt của giống nòi Tiên Rồng đã vượt qua. Dòng thác thứ hai sẽ được khảo sát nơi Long Đàm mà giống nòi này xây Tổ Rồng. Ta chờ đợi cùng tour du lãm ở bài ký sự sau vậy...
19 - LONG ĐÀM HÙNG SỬ.
Vì đâu nên cớ biển nổi ba đào... Trời cao dậy sóng... !? Trận lụt hồng thủy như một lời cảnh cáo, gửi tới muôn loài dưới gầm trời. Bởi Công Tạo đã bị tiêu hủy do tham vọng từ Hoàng Đế, đối với Chiến Thần Xi Vưu chăng?! Hơn 5.000 năm qua, có mấy ai đã bất chợt suy đến sự kiện hồng thủy ngày ấy do nguyên cớ từ đâu không? Tạo Hóa đã dày công tạo tác sự sinh trưởng và dưỡng dục muôn loài vạn vật, và giao cho giống nòi Thần Tiên gìn giữ mà duy trì điều tiết. Ví như: Bức đồ Quy Tàng mà Hóa Công đã chạm trên lưng của Tiên Huyền Nữ đó, phản ảnh quy luật: Mạch nguồn dòng thủy lưu từ sơn khê, khơi nguồn nhựa sống, tưới khắp lục cõi mà dưỡng nuôi vạn vật. Rồi cuốn tất cả cặn bã ra sông mà đổ về biển cả. Bức đồ Liên Sơn được tạo tác trên lưng của Chiến Thần Xi Vưu với ý chỉ; Từ nước biển bốc lên hóa khí, tỏa khắp cõi lục hư mà dục trưởng muôn loài, điều tiết vạn sự. Rồi lại luân hóa trở về nguồn cội cho trọn vẹn một chu kỳ luân hồi vậy. Tạo Hóa không có thể gửi gắm thiên ý sai lầm bao giờ cả. Chỉ có tham vọng của loài người. Khiến nên đất bằng phải dậy sóng. Bởi vắng bóng Thần Xi Vưu để điều tiết khí hậu mà gây nên nỗi biển dâu ngày đấy. Hoàng Đế không còn đủ số để sống đến ngày đó mà nhìn thấy hậu quả con cháu phải mang, bởi nguyên nhân mà Hoàng Đế đã trót gieo ngày trước. Với những đôi mắt trần tục của loài người dưới khắp gầm trời. Không bao giờ đủ để thấy được rằng: Việc làm đầu tiên của Tạo Hóa trong trận lụt hồng thủy đó là dâng nước dòng Dương Tử, định phận lại ranh giới của giống nòi Rồng Tiên từ phía bờ Nam! Bỏ mặc phía bờ Bắc của dòng Dương Tử phải chịu đắm chìm trong cơn thịnh nộ của ba đào... Ta thấy suốt thời kỳ Đế Khốc và Đế Nghiêu của tộc Hoàng Đế, không tài nào trị thủy nổi. Bèn tìm dòng dõi của Thần Kim Cang là Thuấn. Với hy vọng; Hậu duệ của Thần Nhạc Công, sẽ dùng cây Đàn Dao Cầm mà điều tiết thủy lưu, cứu vãn tình thế. Và ngôi Vua cũng như Nga Hoàng với Nữ Anh, được xem như là lễ vật dâng lên cho Thuấn vui lòng mà cảm - hứng - khởi tiếng đàn. Thế nhưng, Thuấn đã làm phụ lòng kỳ vọng của hậu duệ Hoàng Đế mất rồi. Bởi Khúc Nam Phong không đủ để điều khí tiết của trời cao hòa điệu lại. Dìu sao nổi cơn thịnh nộ của thủy triều tại biển cả dịu nhịp ba đào. Trong lần Vua thuấn cùng đi kinh lý qua vùng Lĩnh Nam! Nào ai biết được nguyên do gì mà Vua Thuấn chết ở đấy?! Phải chăng?... Vua Thuấn đã âm thầm tế lễ mà tạ tội cùng đất trời khi ấy !! Bởi sông Tương, là nơi hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh tìm chồng rồi "cùng chết một lượt"...!? Lại là dòng cuối để đổ vào Hồ Động Đình !? Lại nữa rằng: Sông Tương (sông Tiêu) chính là dòng thủy mạch ôm lấy cánh đồng Tương, đất Tương Dạ, nối liền với Núi Thên Đài Sơn trong dãy Quế Lâm. Là vị trí cũng như nơi mà Thuấn cùng hai bà từng đến để tế lễ tạ tội cùng Thần Linh đất trời. Thiên Đài Sơn cũng là nơi mà Lộc Tục đăng đàn xưng vương, lập quốc khi xưa. Khu vực này vốn là ở về phía Nam của Động Đình Hồ. Thế cho nên việc duy nhất có thể trị thủy, chính là của dòng Bách Việt mà thôi. Và Đại Vũ đã thể hiện chính xác điều đó đối với thiên hạ dưới gầm trời khi đấy. Như tôi đã có giới thiệu trong các bài trước; Đại Vũ chính là giống nòi của dòng Bách Việt. Và Đại Vũ cũng đã thống nhất lấy dòng Dương Tử, để định giới với Lộc Tục. Cùng thể theo Thiên Ý khi đấy mà lấy tượng trời, sắp thế đất mà phân ranh. Kể từ sự kiện cũng như giai đoạn cột mốc của lịch sử đương thời thủy nạn. Có Núi Thái Sơn, Sông Nguồn (Dương Tử), ghi sử sách, tạc bia miệng làm chứng khi đấy. Có Trời cao, Bể rộng lưu câu "Thệ Hải Minh Sơn" vào Thiên Thư, gửi Kinh Dịch làm bằng ngày sau. Bởi cớ đó; Lộc Tục mới có thể danh chính ngôn thuận mà Định Quốc với quốc hiệu là Xích Quỹ. Xưng Vương trên danh hiệu là Kinh Dương Vương tại vùng Ngũ Lĩnh với Kinh Đô là Cửu Linh. Bởi trước đó, Lộc Tục đã định cư tại Động Đình Hồ, vốn là Minh Đường của vùng Ngũ Lĩnh rồi vậy. Nước Xích Quỹ là một quốc gia hoàn toàn độc lập trong giai đoạn của lịch sử khi đấy. Và, kiểm soát toàn vùng, miền..., thuộc về phía bờ nam của sông Dương Tử. Hồ Động Đình chính là đất Kinh (Kinh Đô) khi đấy, nên cũng được gọi là Kinh Việt. Lại còn địa phận của Hồ Phiên Dương, tiếp giáp với Hồ Động Đình, vốn là dòng Thường Việt cư ngụ. Cũng được gọi là đất Dương Việt. Thế nên Lộc Tục mới xưng hiệu là Kinh Dương Vương. Thực chất cội rễ của giai đoạn lịch sử này là: Hiệu Kinh Dương Vương ý là nói đến sự liên minh của hai dòng Kinh Việt nơi Hồ Động Đình và dòng Dương Việt của Hồ Phiên Dương mà ra. Và hai dòng này mới kết thông gia với Lạc Long (Kinh Việt) và Âu cơ (Dương Việt, Thường Việt) mà sinh ra giống nòi Âu Lạc. "Đóng quách" cái kịch bản "Nghi Lai" vốn là "Vô Minh" đi cho rảnh nợ trót vay tư tưởng dị lai, ghép mầm (vấn đề này tôi sẽ chỉ rõ chân tướng sự việc sau). Trang sử nối tiếp biên niên sử của giai đoạn này. Đã bị "xé mất", hầu phi tang những ghi chép về một sự kiện có tình tiết như sau: Sự kiện Khải con của Đại Vũ, cãi lệnh cha mà giết ông Ích để tiếp tục giữ ngôi Nhà Hạ. Ông Tiết mới nổi loạn và dẫn đến việc lập ra Nhà Thương. Nhóm của Ông Ích và Tiết chính là dòng Thường Việt. Bởi sau đó con cháu xảy ra ra mê muội trong việc săn lùng Thần Quy để nghiên cứu việc Bói Mai Rùa, cũng như Văn Giáp Cốt. Khiến nên cơ trời đã khiến một nhóm Thường Việt cầm di ấn mà vượt qua dòng Dương Tử, định cư nơi Hồ Phiên Dương cận Hồ Động Đình. Từ đó mới gọi là Dương Việt là ý nói đến dòng người Việt ở đất Dương, đối với dòng người Việt ở đất Kinh của Hồ Động Đình mà ra. Khi Nhà Thương phát hiện, liền tổ chức những cuộc tấn công vượt qua sông Dương Tử để truy lùng lại di ấn. Lúc này hai dòng Kinh Việt và Dương Việt đã liên minh và chống lại Nhà Thương. Bởi nguyên cớ đấy cho nên Lạc Long và Âu Cơ mới mang theo di ấn, tách ra khỏi khu vực Ngũ Lĩnh, dò theo di chỉ của bức đồ Liên Sơn, nương khí mạch mà tìm về vùng Nghĩa Lĩnh. Chính tại nơi đây là "Tổ Rồng" của giống nòi Thần Tiên, trong những tháng năm di nghiệp định cơ. Ông Bà đã hạ sinh ra trăm trứng cùng một bào thai để làm nên nòi giống Âu Lạc hiện nay. Dĩ nhiên giống nòi đó hôm nay có các bạn độc giả bao gồm cả tôi. Những người đang cùng tham khảo những luận giải của cội nguồn trên page này. (Rất cùng hãnh diện và tự hào chung. Khi thế hệ của chúng ta hôm nay, đang hiện diện đúng vào thời điểm, trăm năm cần có mặt này). Và vùng Nghĩa Lĩnh chính là ngọn Hồng Lĩnh bao gồm cả đất Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Nghệ An ngày nay. Tại đây, do ý "Thiên Cơ" nên ngay sau đó, ông bà mới chia mỗi người 50 con mà đi mở cõi theo Thiên Ý khải định. Lạc Long Quân liền dẫn 50 con ra Phong Châu mà lập ra nước Văn Lang, hoành mâu nơi biên ải cùng bức đồ Liên Sơn. Còn Âu Cơ ngày đó, mang 50 con dò nguồn mạch Hồng Lĩnh, theo hướng Nam mà vượt qua Ngọn Bạch Mã, lập ra nước Chiêm Thành mà lo hậu thuẫn với bức đồ Quy Tàng. Ngày ấy, nước Chiêm Thành còn được gọi là nước "Chiêm Bà" là do nguyên cớ ấy mà ra. Thế cho nên, các nhà khảo cổ sau này vẫn cứ mãi ngạc nhiên không hiểu sao gen di truyền của khu vực này vẫn có hệ Mông Cổ, Thường Việt!? Bởi từ nguyên do này cũng như khi trước hòa huyết với Hoa Trung (Trung Hòa, Mông Cổ) là Hoa Hạ (Hạ Hòa, Miêu Việt, một trong Tam Miêu) như tôi đã dẫn mà ra. Cho nên khi Cao Biền dò ra Đầu Rồng chính là khu vực Ba Vì gần Núi Tản Viên. Rồi sau đó mới đến khu vực Hồng Lĩnh thuộc Lưng Rồng mà không có thể tìm ra được Đuôi Rồng là vì thế. Bởi ngày đó Cao Biền cho rằng ngọn Hồng Lĩnh là ngọn cuối cùng trong giới phận của Âu Lạc rồi. Phía bên kia là thuộc nước Chiêm Thành. Mã Viện cứ ngỡ chỉ có rải rác nhóm Thường Việt tan tác từ giai đoạn Nhà Tần xâm lược đánh phá, chạy men theo đường biển, tới tị nạn mà thôi. Và Mã Viện gọi đó là Lâm Ấp, không màng để mắt tới. Thật ra nếu ta tính huyệt toàn cõi đã hình thành như hiện nay thì sẽ thấy như sau: Núi Ba Vì, thuộc khu vực Tản Viên, chính là Đầu Rồng. Núi Ngũ Hành, thuộc khu vực Bạch Mã (đèo Hải Vân), thuộc Lưng Rồng. Và Núi... vùng Thất Sơn, thuộc Đuôi Rồng nằm trọn đất nước hiện nay. Chính vì khi xưa khi Cao Biền điểm huyệt... Đuôi Rồng đã ẩn tàng ở phía bên kia dòng sông Cửu Long mất rồi vậy. (Thế Cuộc đương thời khi đó thì Long Thế đang quay đầu để Đương Cuộc ải Bắc. Còn Thế Cuộc đương đại là đang quay đầu vào Nam thủ "Tàng Thế" mà đương Đại Cuộc ở Biển Đông...). Cũng nguyên do Cột Đồng ngày trước, Mã Viện đã trấn tại khu vực Hồng Lĩnh thuộc Nghệ An nên tuyệt khí. Vì thế nên dân Nghệ an và Hà Tĩnh xưa nay rất gian khổ và khó khăn muôn bề vậy. Nhưng bên Thanh Hóa không chịu nhiều ảnh hưởng. Thế nên Linh khí tại vùng này mới có thể sinh xuất nhiều anh tài cho nước Việt xưa nay là vì thế. Bởi nơi đây chính là vùng đầu tiên mà Lạc Long Quân có ý dời đến; Nghĩa Lĩnh. Ranh giới thì Cao Biền cùng Mã Viện căn cứ vào dòng Sông Lam. Và gọi vùng này là Tượng Lâm. Hầu như tất cả các nhà sử học xưa nay đều suy diễn lầm lẫn rằng: Căn cứ vào số ít dân Thường Việt sinh sống tại Lâm Ấp khi đấy cùng với tên Tượng Lâm. Họ liên tưởng đến vùng Lâm Ấp của Tượng Quận khi xưa mà dòng Thường Việt định cư. Bởi gặp loạn Tần Thủy Hoàng mà tan tác và chạy theo đường biển đến định cư tại đây. Từ đó mới ngỡ là Lâm Ấp và Tượng Lâm từ Lâm Ấp của Tượng Quận mà ra. Kể ra thì các tư duy dò tìm cội nguồn của các sử gia Việt cũng kiệt xuất thật đấy. Thế nhưng vấn đề thuộc thiên cơ, e rằng bất khả suy diễn cho được rồi vậy. Bởi Tượng Lâm mà ngày đó Cao Biền và Mã Viện gọi tên, ý là ở: Theo thuật Phong Thủy nơi đỉnh cao thì Tượng Số mà ngày đó Cao Biền tính toán thì sự quy - tàng - ẩn là ở Quẻ Địa Trạch Lâm! Nên gọi là Tượng Lâm vậy. Bởi xét Quẻ Lâm vốn đóng tại cung Khôn. Đó là đất của Quy Tàng. Đồng thời cũng là Tử Địa trong Cửa Tử của Bát Môn. Xét trong phạm vi Tử Địa của Thuần Khôn. Thao lược trong 3 bước, thì bước thứ 2 là Quẻ Địa Lôi Phục. Có nghĩa là "Sấm" sét đang ẩn tàng trong lòng đất (Địa)! Bước thứ 3 bao hàm tượng Huyệt Mạch (Trạch) đang tiềm ẩn dưới lòng đất (Địa) tại vị trí này!! Đó là toàn ý của Tượng quẻ Địa Trạch Lâm tàng ẩn trong đó. Dĩ nhiên đó chính là huyệt mạch nhất định phải trấn "Cột Đồng" để ngăn chặn bước biến hóa thứ 4 là Địa Thiên Thái vậy. Vì theo Lý thì Số 4 là số Thành. Và từ đó dẫn đến việc Mã Viện cũng như Cao Biền cho rằng; Phía địa phương bên kia dòng Sông Lam, chỉ là khu Lâm Ấp, chưa có thể nở "trứng rồng" cho được. Không đáng nằm trong tầm mắt, chỉ việc trấn áp tại vị trí này là tuyệt khí. Đó, chỉ là "Nước Chàm" ( !? ). Phàm, bậc quân tử: Quyết, tay không nhúng Chàm vậy. "... !?". Hi!... Bởi; "Trứng Rồng lại nở ra Rồng. Liu Điu lại nở ra dòng Liu Điu" mà thôi. Tượng trời vì thế cũng tạc tượng Vọng Phu trông chồng đến hóa đá, tính từ Thanh Hóa, Nghệ An..., dọc theo miền trung, hầu như đều khắp trên toàn vùng Chiêm Bà khi xưa...! Dĩ nhiên, nàng Tô Thị cũng lặn lội ra tới tận biên ải ở Lạng Sơn mà trông chồng...!! Kể cũng đau xót cho sự chia lìa ngàn năm lắm vậy. Suốt mấy ngàn năm, tượng đá vẫn... ngóng trông... nơi Thiên Lý "!?". Cho dù có phải hóa thạch. ------------------ Ta hãy gõ lên bàn phím: "Hòn Vọng Phu 1, 2, 3 với giọng ca Duy Quang, Thanh Lan, Hoàng Oanh". Để cảm nhận nhạc sĩ Lê Thương, thay lời trải lòng cùng nước non mà hoài vọng..., trước khi có lời bình nhé.
Bởi bài viết này chỉ có thể đặt dấu "chấm hết", sau clip Hòn Vọng Phu đấy mà thôi.
20 - Ý CHỈ THỜI HÙNG VƯƠNG .
Có những sử gia mà ngày hôm nay; Chúng ta nhất định phải xem xét lại tư cách cũng như hành vi...
Bởi họ đã làm cho những sự thật lịch sử của dân tộc Việt bị che lấp! Khiến nên từ đó, biết bao thế hệ muôn đời sau bị lạc gốc cội nguồn... !!
Trong lịch trình của dòng sử Việt. Con thuyền dân tộc đã có những thời điểm thả trôi theo số phận... Phải chăng ý thức hệ của nòi giống, đã dần quen bị đánh rơi đâu đó trong vũng lầy lịch sử của quá khứ từng trải? Khiến nên có những di bảo tổ tiên bị trộm, cướp... Những chân lý sự thật bị bôi xóa... Đến nỗi hôm nay, ta vẫn không dám tin những điều đó là sự thật, vốn là của mình !? Cho dù tất cả sự thật có phơi bày ra trước mắt!
Rất đỗi đau thương...
Thế nhưng, những thế hệ hôm nay nhất định phải nén đau thương. Để đưa con thuyền Âu Lạc, vượt qua lượn sóng cuối cùng trước Cửa Vũ. Cơn sóng dữ đang lớn dần trước cửa ngõ dân tộc Việt ở biển đông... Tôi khẳng định; Phía bên kia của lượn sóng cuối cùng đó. Chính là miền đất hứa; Địa Đàng. Và đó cũng là địa phương ở phía bên kia, của không gian chiều thứ tư!
Yêu cầu đòi hỏi để vượt qua ngưỡng cửa đó. Ắt phải là những tư duy tiên phong, đạt tiêu chí của quy luật tiến hóa (ưu tú nhất). Cho nên ta nhất định sàng lọc những tư tưởng đã mang mầm vi rút văn hóa ô nhiễm, nhục rữa. Để đưa con thuyền dân tộc Việt hôm nay, lướt vào Kỷ Nguyên Mới.
Và ta cùng tiến hành sàng lọc với sử lịch như sau:
Khi Lạc Long Quân dẫn 50 con ra định đô ở Phong Châu, cùng đương đầu nơi biên ải. Quốc hiệu Văn Lang, có ý là nói đến dòng của 50 người con theo Cha mà ra. Văn Hóa cội nguồn của người Việt đó. Đã được khắc thành "Hoa Văn" trên Trống Đồng, để làm di chỉ cho ngàn sau nhận diện là dòng Cha, thuộc Phụ Hệ. Bằng như theo Mẹ, thì chạm "Hoa Thị" mà làm bằng chứng Mẫu Hệ để noi theo tôn ti trật tự ấy vận hành. Từ đó nên hễ dân tộc Việt, nếu thuộc Nam thì cứ lấy chữ Văn (hoa văn, của văn lang) làm tên lót mà định dõi theo. Bằng như là Nữ tất phải lấy chữ Thị (hoa thị) để thị hiện là đầu dòng vậy.
Nếu Lộc Tục là Kinh Dương Vương, thì Sùng Lãm phát triển tiếp đến để nối, dõi... theo. Nhất định phải là Lạc Long Quân chứ không thể khác cho được. Phàm, nếu "Kinh" là Vương thì "Lạc" cũng là Quân vậy. Ý ở một Kinh một Lạc mà định vị tiếp nối cho giống nòi dọc ngang, thỏa chí tang bồng khắp cõi. Chân lý của Đạo gửi gắm mà tiềm ẩn trong giống nòi này là: Đạo, nhất thiết phải vận hành từ Kinh qua Lạc (nguyên lý) thì mới có thể gọi là đủ Đắc.
Từ đó, ta xác định được Nước Văn Lang là 50 con theo cha Lạc Long, chứ không phải là 50 con theo mẹ Âu Cơ như lịch sử xưa nay vẫn lầm lẫn. Vì thế cho nên các vị Vua Hùng tiếp theo mới lấy họ cha là Lạc Long mà gọi Lạc Hầu, Lạc Tướng, Lạc Bộ (bộ lạc) v.v...
Lại nữa; "Búa Sấm" (Việt Sấm hoặc Sấm Việt) mới dùng để Đáng Trống Sấm (Trống Đồng) của văn hóa Việt Tộc. Đồng thời cũng là chiến cụ của Thần Chiến Tranh và theo đó mà khẳng định giống nòi vốn là theo "Sấm Việt". Cho thế hệ giống nòi mãi ngàn sau, nhìn vào di chỉ cội nguồn ấy mà xác định và hãnh diện, tìm về. Thế nên giá trị của chữ "Việt". Vốn là giá trị từ thời cổ, vẫn đứng vững cùng thời gian. Và đi thẳng vào thời đại và vẫn hiện diện cùng thời đại văn minh hôm nay là Việt Nam. Tất cả mọi cổ ngữ trong giai đoạn đó, đều không vượt qua nổi sự đạo thải của Tiến hóa của ngày hôm qua.
Ta cũng nên phải được biết thêm rằng:
Sử sách còn chép lại; Mỗi Bộ Lạc đều đúc riêng một Trống Đồng của tộc mình. Lúc thời bình, cất một cái "Đình" chung để thờ Trống. Chữ "Đình" có nghĩa là đình chỉ, đứng yên... Đình cũng đồng nghĩa với Định (chỉ định). Cho nên Đình thờ Trống Đồng cũng có nghĩa là nơi "Định Trống" của những bộ tộc chung trong nước Văn Lang.
Nên ta xét thấy Đại Vũ vốn là dòng Bách Việt, cho nên cũng theo đó mà bày ra "Định Đỉnh" theo văn hóa của Người Việt mà ra cả thôi. Đình thờ Trống Đồng thuở đó của dân tộc Việt rất hiển oai linh. Bởi thỉnh thoảng, tiếng gầm như sấm của Trống Đồng, phát ra từ trong Đình, thường rền vang khắp bộ lạc.
Sử còn chép lại; Khi Mã Viện sai người vào Đình lấy Trống để đúc cột đồng. Vẫn cứ thấy có tướng tinh của Trống như khí sương. Khi thì Rồng, lúc là Hổ, từ phía sau Trống nhào ra chụp. Khiến giặc Hán rất kinh khiếp. Chỉ tìm cách mua chuộc người dân Việt nào tha hóa, để lén vào lấy ra mà thôi.
Riêng những lúc xung trận; Một Lạc Tướng dõng mãnh thường đánh Trống Đồng để trên xe, đẩy phía trước đoàn quân. Âm thanh của tiếng Trống sấm gầm rền vang. Từ trong tang Trống, sương khí hiện lên hình của một Mãnh Long thủ thế vồ mồi, chụp xuống uy hiếp tinh thần quân địch. Khiến quân địch vỡ mật, khiếp đảm mà mất hết nhuệ khí.
Về sau, khi các Bộ Lạc xảy ra chiến tranh nội tộc. Nếu thắng tộc khác, họ lại lấy Trống của Tộc kia, đúc nhồi thêm vào Trống của tộc mình để thể hiện và thị uy công nghiệp. Cho nên cũng tùy theo Trống Đồng lớn hay nhỏ mà theo đó xét thực lực và khẳng định quyền uy của từng bộ tộc nữa. Từ đó nên ta lại phát hiện; Câu chuyện "Vấn Đỉnh" mà Vương Tôn Mãng ngày đó nói đến. Ngoài yếu tố nặng nhẹ của Đức, nhất định còn phải xét đến lớn nhỏ của uy quyền nữa mới đủ.
Dĩ nhiên, bởi "hàng nhái" nên thiếu chất lượng văn hóa nền tảng của bản sắc gốc rồi vậy (Madein China mà).
Lại còn vô vàn những giá trị tiềm ẩn văn hóa cội nghồn bị thất lạc như: Vốn dòng mẹ của dân tộc Việt chính là Cửu Thiên Huyền Nữ. Cho nên câu nói thờ "Cửu Huyền" của người Việt. Chính là ở câu gọi tắt từ Cửu Thiên Huyền Nữ mà ra cả thôi. Và di chỉ văn hóa đó mới thể hiện với Kinh Đô đầu tiên thời lộc Tục phải lấy tên là "Cửu Linh".
Thời Hùng Vương phát triển cũng theo nguyên lý đó mà có 9 sự tích cả thảy! Và luân chuyển 9 Âm, 9 Dương thành 18 đời Vua Hùng là dứt. Các Vua Hùng lại bố trí các Lạc Bộ theo hệ thống của Cửu Cung. Thế nên Sơn Tinh mới mang lễ vật hỏi cưới Mỵ Nương là: Voi chín ngà, Gà chín cựa, Ngựa chín hồng mao vậy. Văn hóa của người Việt luôn luôn tuân giữ theo quy tắc của số 9 đó thành "Cửu Trùng", mãi từ ngàn xưa đến tận bây giờ chưa sai lạc.
Tôi có thể điển hình như: Thành Cổ Loa cũng được xây theo hình chín vòng trôn ốc. Dòng tộc cũng nhất định phải đủ chín dòng. Rồi nền tảng Văn Hóa đó đi thẳng vào Thơ ca với câu: "Chiều chiều ra đứng cửa sau, trông về quê mẹ ruột đau chín chiều". Để nhắc đến quê hương cội nguồn của quê mẹ, đã chìm khuất nơi xa... mờ..., của những tháng ngày đã qua.
Thậm chí, trong thời cuộc hiện nay. Điều đó đã hóa thiên tượng nơi dòng Cửu Long. Khiến nên người dân miền tây nam bộ: Những cụ già, vẫn được con cháu gọi kính cẩn và thân thương bằng hai tiếng... "Ông Cửu" !?
Và... những giá trị di chỉ văn hóa đấy... Còn vô cùng những dẫn chứng như thế hiện nay trên toàn miền đất nước Việt Nam đương thời. Thậm chí tôi có thể dẫn chứng đến... Lạc đề của trang này mất luôn cũng chưa có thể dứt ra cho được. (Khổ lắm, nói mãi...:)).
Còn bàn về danh xưng của Hùng Vương là ý ở:
Tính từ thời của Xi Vưu và Hoàng Đế thì; Thực chất Hoàng Đế tên là Hữu Hùng. Hữu Hùng ở đây có nghĩa... "đích thị là Gấu"!. Do Linh Vật tổ của bộ tộc này chính là con Gấu mà ra. Khi đánh thắng Thần Nông và Xi Vưu thì mới xưng là Hoàng Đế. Bởi đã nhất thống cả thiên hạ về một mối. Ta thấy trong Sử Ký của Tư Mã Thiên vẫn có nhắc đến giai đoạn đó là:
Tư Mã Thiên gọi Chiến Thần Xi Vưu là Cổ Thiên Tử Xi Vưu! Và gọi Hoàng Đế với Thần Nông với tên chung là Cộng Công!! Ý tại "Cộng" giữa "Công Nghiệp" của tộc Thần Nông và Hoàng Đế mà ra. Cho nên ta xét và suy từ đây ra sẽ thấy: Trong giai đoạn đó, chỉ có Chiến Thần Xi Vưu mới thực sự là Thiên Tử mà thôi. Sự thật này chính ở Sử Ký của Tư Mã Thiên ghi rõ chứ không phải ta tự đặt để cho được. Cho nên nhân vật Cộng Công trong cổ sử. Chính là để chỉ đến Hữu Hùng và Thần Nông, trước khi xảy ra trận Trác Lộc.
Cho nên tên hiệu mà Lạc Long Quân dùng để gọi là Hùng Vương đó. Chính là để khẳng định lại dòng dõi này mới là Vua (khi xưa) của Gấu (Hữu Hùng, Hoàng Đế), chứ không hề là bất kỳ ai khác cho được. Bởi Hoàng Đế, vốn không phải là Thiên Tử theo Thiên ý đã định, từ thuở tạo dựng vũ trụ ban đầu.
Thế cho nên trong những bài viết trước của page này. Tôi mới diễn tả là Tòa Bắc Đẩu (Sao Gấu, Đại Hùng Tinh), Hoàng Đế ngự phía bên khu tứ mộ so với tam quang là có Tòa Hiên Viên... Là vì thế. Thời Nghiêu cũng khẳng định là... "Ấn Trời" đang ở bên đấy đấy!! (tộc Quỷ Phương). Và ta mới mục kích được cảnh Hy Thúc sang lăn Trống Đồng về! Và bẩm báo rằng: Họ bảo... "Ấn Trời" khắc trong này này "!?". Và Đại Vũ cũng bắt chước lệ đúc Trống Đồng mà đúc ra Cửu Đỉnh! (Lại là chữ "Cửu..." nữa! đầy tang chứng của văn hóa Việt như thế đấy...).
Tóm lại, để kết thúc bài khảo luận dông dài này. Tôi kết luận sơ lược thời Hùng Vương như sau:
Trong 18 đời Vua Hùng, sở dĩ có 9 sự tích là bởi: Trong giai đoạn đó, thời nào có xảy ra sự kiện cần phải tích lũy lại cho mai sau thì gọi là sự tích. Các đời khác vốn không có tích sự gì, nên không đủ để lưu vào sử sách, vậy thôi. Ta gọi đó là kho tàng văn hóa dân tộc. Và dĩ nhiên, hễ đã là kho tàng, ắt phải có giá trị cho mai sau. Và những giá trị tiềm ẩn trong kho tàng văn hóa đó. Tôi sẽ sử dụng và trình ra cùng các bạn có những giá trị gì như sau:
Đời Hùng Vương Thứ 3 là sự tích Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Hai danh xưng "Đồng Tử" và "Tiên Dung", đã đủ để khẳng định đó chính là giống nòi của Thần Tiên rồi vậy. Đồng thời để khẳng định là hậu duệ của Thần Tổ Xi Vưu; Chữ Đồng Tử khi đấy cũng đã thể hiện có phép thuật đầy mình. Chỉ cần cắm cây gậy, đội chiếc nón lên trên là hóa thành cung điện ngay tức khắc. Và cũng trong một đêm, cung điện biến mất. Chữ Đồng Tử và Tiên Dung; Một gậy, một nón... về trời!
Dĩ nhiên, Chữ Đồng Tử nghiễm nhiên yên vị trên chiếc ghế đầu tiên trong Tứ Bất Tử của dân tộc Việt Nam trước hết.
Kế đến, trong đời Hùng Vương thứ 6. Cũng không chịu thua kém với ứng cử viên cho ghế Tứ Bất Tử đó là Thánh Gióng! Phù Đổng Thiên Vương cũng ngay lập tức; Ra roi giục ngựa mà lướt gió lên thiên cõi. Chiếc ghế thứ hai, có chủ.
Thấy chiếc ghế thứ ba chờ mãi vẫn chưa có ai được đề cử! Sơn Tinh sau khi diễn xong vở "Long Hổ Tranh Châu" cùng Thủy Tinh. Gửi lại cho con cháu mai sau biết huyệt mạch chính của dân tộc Việt. Liền cũng cưỡi mây mà kịp đến với chiếc ghế thứ ba đang chờ chủ... tọa.
(Bởi giá trị ý tiềm ẩn ở phía sau cái áo nghĩa này là: Chúa sơn lâm nơi núi rừng vốn là Hổ. tu luyện ngàn năm nên đắc Tinh mà hóa Thần. Và tên hiệu mới gọi là Thần Sơn Tinh. Vua biển cả lại là Rồng. Vẫn một nghĩa như thế, nên cũng được ám chỉ là Thần Thủy Tinh vậy. Và cả hai vị Thần này quyết diễn tích Tranh Mị Nương, quê ở "Phong Châu" mà ra thế: "Long Hổ Tranh Châu". Đó là nền tảng của văn hóa nơi đỉnh cao một cách tuyệt đối của dân tộc Việt từ ngàn xưa. Khó có ai có thể nhìn với tới cho được cả. Tất cả những tư duy nông cạn chớ có lạm bàn mà vọng ngôn đối với nền tảng văn hóa của giống nòi Thần Tiên).
Riêng chiếc ghế thứ tư trong Tứ Bất tử xem ra có phần lúng túng chung cho tất cả các học giả cũng như sử gia nói chung! Khi thì cho là Từ Đạo Hạnh, lúc lại nói rằng Nguyễn Minh Không! Lại còn thêm Trần Hưng Đạo mà không giải thích nguyên do!! Để rồi cuối cùng; Tiên Chúa Liễu Hạnh, yên vị nơi chiếc ghế cuối cùng sau 3 lần ra vào Thiên - Hạ - Giới, dễ như đi chợ!
Thật ra trong mô hình thiết kế nên tòa kiến trúc Tứ Bất Tử trên nền móng văn hóa của dân tộc Việt rất có nhiều sai sót!
Trong giai đoạn thứ nhất; Được tính trong thời kỳ Hùng Vương. Từ Chử Đồng Tử cho đến Sơn Tinh là triều đại cuối cùng. Ta thấy có ngay 3 ghế có chủ an tọa! Vẫn thiếu mất một vị!?
Sau đến, tính từ nhà Lý là do cột mốc thoát cảnh nô lệ mà định chủ quyền. Ta thấy xuất hiện liên tiếp lại có 3 nhân vật như: Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Trần Hưng Đạo làm đại diện! Nhưng vẫn khiếm một ghế!? Cuối cùng phải đợi tận đến Nhà Lê mới có Liễu Hạnh là đủ Đức độ để mà ngồi vào chiếc ghế cuối cùng cho đủ bộ Tứ Thánh.
Thế nhưng nếu xét trở ngược trở về quá khứ của giai đoạn của chu kỳ 2000 năm trước thì xem ra vẫn khiếm khuyết một ghế!? Và các nhà học giả lẫn sử gia tìm mọi cách bổ khuyết thêm... Như những gì tôi vừa trình bày ở trên.
Thật ra trật tự của mô hình văn hóa đó thể hiện sự tiềm ẩn phía sau như:
Trong mô hình Tứ Bất Tử của giai đoạn 2000 năm đầu với 3 vị thời Vua Hùng đó. Ta quên mất còn có Tiên Dung nữa! Bởi ngày đó cả hai vợ chồng. Bao gồm Đồng Tử và Tiên Nữ... người gậy, người nón cùng về trời chứ không riêng gì một Đồng Tử. Đó là hệ logic của văn hóa Tứ Bất Tử trong giai đoạn đầu.
Và ở giai đoạn thứ hai sau công nguyên. Ta có bộ 3 Thánh Tử như tôi vừa nêu bao gồm Đạo Hạnh, Minh Không và Hưng Đạo. Dĩ nhiên sự có mặt của Liễu Hạnh là vừa đẹp và đủ để được gọi là văn hóa nền tảng đối xứng.
Tuy nhiên, để tạo ra yếu tố liên kết nền tảng văn hóa xuyên suốt qua cả hai giai đoạn đó. Cho nên ta mới thấy công trình kiến trúc đó được gọt dũa lại như sau:
Do thời điểm ban đầu cũng đã tương đối bị thời gian xóa mờ đi giá trị trong lịch sử. Hơn nữa, Cột mốc để móc xích thứ hai kết nối thì không ai sáng giá hơn Hưng Đạo Đại Vương; Trần Quốc Tuấn. Và nghiễm nhiên Trần Hưng Đạo được chỉ định để ngồi thay vào chỗ của vị Thánh Tổ Chử Đồng Tử là hợp lệ. (Ấy là nghỉ Hưu, bạn đọc chớ có suy diễn là soán vị mà nguy). Dĩ nhiên, nếu một khi "Đức lang quân" có chống gậy về nghỉ Hưu thì; "Vị nương tử" cũng phải cắp nón theo chồng mà cùng theo về cõi hư vô thôi...
Điều này sẽ làm nổi bật nét bản sắc của bức tranh văn hóa Việt từ cội nguồn là: Văn hóa Thời Vua Hùng không phải gọi là Quan Lang! Mà phải là Quân Lang, hoặc Lang Quân mới đúng. Văn hóa đã bị xóa lạc mất dấu... "cái nón" lá ở chổ này. Ý chỉ là người chồng trong văn hóa Văn Lang. Lang Quân còn có nghĩa là người Nam, con của Lạc Long Quân trong nước Văn Lang mà ra. Thế nên người Nữ là Mỵ Nương. Là "Nương Tử" của "Lang Quân". Và tất nhiên phải "nương" theo chồng mà cùng "đi, về" vậy.
Cho nên văn hóa dân tộc Việt có Tứ Bất Tử bao gồm:
Thánh Gióng ; Phù Đổng Thiên Vương.
Thần Sơn Tinh ; Tản Viên Sơn Vương.
Thánh Trần ; Hưng Đạo Đại Vương.
Tiên chúa ; Liễu Hạnh Tiên Chúa.
Đó chính là toàn cảnh của tòa kiến trúc văn hóa trong lịch sử của Dân Tộc Việt Nam hôm nay.
Nhất định, không bao giờ được suy tôn hoặc tranh cãi thiếu tư duy logic. Từ đó, dễ dẫn đến sai lạc cho những thế hệ mai sau là..., nguy cho văn hóa của dân tộc lắm vậy.
Thế nên người Trung Quốc đã ăn cắp văn hóa từ cội nguộn dân tộc của Người Việt. Họ nhất định phải "xóa dấu nón" văn hóa Việt thời Vua Hùng thành Quan Lang!
Có như thế; Họ mới có thể sử dụng nền tảng văn hóa đấy thành... "Lang Quân và Nương Tử" cho văn hóa của họ mà vẫn: Đảm bảo người Việt không có thể nhận diện cho được.
Những bài viết ( 7 bài kí sự) thật phức tạp gần như không giúp ích gì cho người đọc về học thuật, có quá nhiều điều tác giả viết rất chủ quan, áp đặt ý kiến của mình. Một phần là phật giáo, phần là đạo tiên, phần là cổ tích, phần là dã sử. Cảm ơn chú dbtn đăng bài chứ không ca ngợi người viết bài
Những bài viết ( 7 bài kí sự) thật phức tạp gần như không giúp ích gì cho người đọc về học thuật, có quá nhiều điều tác giả viết rất chủ quan, áp đặt ý kiến của mình. Một phần là phật giáo, phần là đạo tiên, phần là cổ tích, phần là dã sử. Cảm ơn chú dbtn đăng bài chứ không ca ngợi người viết bài
Trả lờiXóaEm cứ đọc kỹ đi, đừng nhận xét gì cả. Tự mình sẽ thấy được vài điều hay.dienbatn.
Trả lờiXóa