Tiếng Dao Cầm vốn đã hiếm. Tiếng Tiêu Khúc lại càng hiếm hơn!
Tuy nhiên trong nhánh rẽ này của dòng sử. Ta chợt bắt gặp lẻ loi âm thanh của Tiêu Khúc hòa dòng giữa hai đỉnh Kê Minh và Cửu Lý ngày ấy. Kẻ sở hữu tiếng Tiêu Khúc ngày đó không ai khác hơn là Trương Lương. Với tiếng Tiêu ngày đó, Trương Lương đã phá tan quân Sở trong trận chiến cuối cùng và cũng làm gợi ý cho Dao Cầm hòa điệu Thập Diện Mai Phục.
Vì thế Trương Lương mới là nhân vật mà ta cần phải xem xét đến trong bài viết này. Bởi đây chính là Tiêu Khúc của Chiến Thần Xi Vưu đã bị thất lạc trong trận Trác Lộc khi xưa! Từ đầu dây này, ta lần ngược trở về thượng nguồn dòng sử giai đoạn đôi chút với phép quy nạp theo quán tính...
Trang sử được xem lại chính là giai đoạn Tiền Tần! Điều tôi muốn nói đến chính là Chiến Dịch Phì Thủy! Lịch sử trong giai đoạn đó đã mãi ca tụng chiến thắng kinh thiên động địa của chiến dịch Phì Thủy của Tần Kiên. Khiến đã quên đi một chi tiết rất chi li sau chiến dịch. Điều tôi muốn nhắc đến chính là lúc Tạ Huyền phải gắng gượng ôm bệnh tuổi già mà lên xe đi trấn nhậm xứ xa...
Dọc đường, bất chợt có kẻ dường bộ ngư phủ! Cắm sào dưới bến, lên ngồi chắn ngang đường xe đi mà đòi Tạ Huyền xuống xe hỏi chuyện!? Đó chính là Duy Ma Cật. Sử sách ghi lại rằng cả hai ngồi đàm đạo rất lâu. Kỳ thực, chỉ có duy nhất Duy Ma Cật là giảng đạo cho Tạ Huyền khi đấy mà thôi. Đại khái Duy Ma Cật đã có ý chê trách Tạ Huyền đã từng xa đời theo đạo hạnh suốt bao lâu. Nay chỉ vì một chút bã lợi danh mà nhuốm bụi trần. Để rồi cuối đời bị biếm, phải ôm bệnh mà đi trấn nơi đèo heo hút gió.
Chiều tàn, ngôn cạn. Bất chợt Duy Ma Cật nói với Tạ Huyền rằng: Tôi nghe đồn ông thổi Tiêu rất hay! Vậy có thể thổi cho tôi nghe thử một bài chăng? Tạ Huyền chậm rút Tiêu Khúc treo bên lưng; Thổi liền 3 khúc Thượng, Trung, Hạ. Tiếng Tiêu vừa dứt, Tạ Huyền vẫn không nói câu gì. Đứng lên lẳng lặng giũ Tiêu, rồi lên xe đi thẳng.
Duy Ma Cật ngồi chết lặng, mãi khi tiếng nhạn lạc đàn, rơi vội vào hoàng hôn. Duy Ma Cật cũng lẳng lặng không kém Tạ Huyền, lê chân xuống bến, nhổ sào đi mất. Cũng kể từ lúc đó, người ta không bao giờ còn thấy bóng dáng của Duy Ma Cật ở đâu nữa.
Như thế, trong chừng mực giới hạn trăm năm của trang sử này. Tiếng Tiêu Khúc thất lạc đã từng lộ diện tung tích rất kín kẽ. Thậm chí đến đỗi ma không biết, quỷ không hay như thế. Huống hồ chi là những nhân thế bao thời...
Tư duy trở về với Trương Lương. Ta nhận thấy thế cuộc lẫn cơ đồ ngày đó của Lưu Bang, do chính một tay Trương Lương gầy nên chứ không hề là bất kỳ ai khác cho được. Lịch sử có ghi lại rằng: Tài nghệ của Trương Lương ngày đó được trao lại từ bởi Hoàng Thạch Công. Đó chính là cuốn Binh Pháp của Khương Tử Nha, bao gồm Thái Ất Thần Kinh và... 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư của Phong Hậu nữa!! (Tôi chưa kể đến Tiêu Khúc). Nghe đâu, Khương Tử Nha đã học được từ các vị Thần Tiên ở trong núi!
Nay xét cả 3 sách lược này ta thấy:
1. Đối với Bộ Thái Công Binh Pháp đó. Có tất cả là 3 cuốn bao gồm Thượng, Trung, Hạ. Tôi xét thấy:
Cuốn Thượng nói về: Bình Thiên Hạ!
Cuốn Trung nói về : Bình Vương Đế!!
Cuốn Hạ nói về : Bình Đạo!!!
Xưa nay, xét trong tất cả các Binh Pháp của mọi nhà. Thật ra cũng chỉ chép lại từ cuốn Thượng của Khương Tử Nha mà ra cả thôi. Dĩ nhiên họ có gia giảm chút ít đi để gọi là của mình. Trương Lương chỉ có thể lĩnh hội nổi duy nhất cuốn Thượng mà thôi. Cuốn Trung thì tôi ngờ rằng có Lã Bất Vi từng dụng duy nhất. Riêng cuốn Hạ; Bất khả xâm phạm cho bất cứ ai.
2. Xét đến 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư thì: Quả thật Trương Lương có dụng đến năm ba phần. Bởi nó rắc rối và chi li đến độ không thể lĩnh hội cho được. Tôi có thể số hóa mô hình của một trong mười ba thiên đó ra đây như sau:
a- Mẫu đồ hình Lạc Thư nguyên bản gốc với ma trận 3x3 = 9 cung (hình đính kèm): Tổng các quỹ đạo = 15. Ta quen gọi là Cửu Cung.
b - Trương Lương rút bớt lại từ 13 Thiên Lục pháp Cô Hư như đồ hình ma trận 5x5 = 25 cung: Tổng các quỹ đạo = 65.
c - Mẫu ma trận nguyên gốc của 1 trong 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư từ Phong Hậu với mô hình 9x9 = 81 cung: Tổng các quỹ đạo = 369.
Qua đồ hình ma trận số hóa mà tôi đã lập và đưa ra tham khảo. Đây chính là "Mẫu" đồ hình của một trong các thiên lục pháp cô hư của Phong Hậu ngày đó.
Ta thấy Trương Lương đã dụng trong ngày đó chỉ là phương pháp Ngũ Hành và Lục Khí phối hợp thôi. Tuy nhiên để hiểu thấu suốt thể tính "luân - chuyển - hóa" trong cô hư lục cõi của Ngũ Hành đã là khó có ai lĩnh hội nổi hiện nay rồi.
3. Đến học thuật cuối cùng là Thái Ất Thần Kinh! Thật ra về Thái Ất Thần Kinh thì chúng ta cũng chỉ có thể nghe nhắc đến là từ Khương Tử Nha mà thôi. Cho mãi đến nay có ai biết được đồ hình đó ra sao mà hòng bàn luận cho được. Tuy nhiên lịch sử Việt Nam cũng đã có ghi chép lại học thuật này gắn liền với Tuyết giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm! Thế nhưng đã bị thất lạc 500 năm qua mất rồi. Và trong giai đoạn hiện tại, ta có thể nhìn thấy và biết qua tác phẩm này trên các nhà sách toàn quốc.
Nhìn chung, chúng ta vẫn bàn luận về học thuật này một cách rất mơ hồ mà thôi. Vậy tôi sẽ phục hồi lại học thuật này và lập ra sau đây để chúng ta cùng bàn luận: (một ví dụ của Thái ất thần kinh, xem hình 1-2-3).
Trước khi tham khảo. Tôi lưu ý: Văn U mặc, Thiên Tượng, Thiên Thư nói chung đều phải biết cách đọc ở nơi không có chữ! Tuy nhiên ta đừng bao giờ lầm lẫn Thiên Thư với Văn U Mặc của tất cả Kinh Điển xưa nay nói chung.
Tôi dẫn ra một dẫn dụ từ đồ hình: Thái Cực Tượng Đồ Của Nước Việt Nam Trong Kỷ Nguyên Mới. Đồ hình mà ta đang bàn luận trong trang này. Một trong vô số "Tượng chữ" vô ngôn mặc định trong đó là:
Đọc theo vạch màu hồng từ Tiết Xử Thử...
Ta kéo tư duy ra biển Đông; Đó là khu vực có Vịnh Cam Ranh. Đang là điểm nóng đương đại. Thế chiến lược này có thể kiểm soát trong tầm thao lược của mình hai Vịnh Thái Lan và Subic trong khu lòng chảo lửa trên biển Đông Nam...
Với tượng đắc thế tam lãnh bao gồm: Lãnh địa, lãnh hải, lãnh thiên...
Cuộc thế này là Kim Cuộc. Là chiến cuộc, tàn cuộc. Năm nay 2017, Chi Dậu thuộc Kim. Thời (mùa, thu) là Kim. Vận; Xét chủ khách đồng Kim. Tháng 8 ÂL Dậu Kim. Gồm tổng các điều này gọi là Tuế Hội.
"Gà..." có gáy sáng hay không? Ta cùng xem xét chung và đếm từng ngày tới...
Tôi mở ra... giới hạn: Từ nay tới 6 năm nữa. Ta cứ xem là lục cõi hoặc lục hư... Luận bàn xem thử... "Thần tính" luân chuyển và vận hành như thế nào trong lục cõi tạm giới hạn đó?
Đó là chỗ vô ngôn mặc định. Có nhìn, ta cũng không thể thấy được là thế. Những gì trình bày ở trên chỉ là chi tiết, đối với đại cuộc hiện nay đang vận chuyển... Trên thực tại bình diện địa cầu đương đại.
dienbatn giới thiệi. Xin theo dõi tiếp bài 6.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét