CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 27.
NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN.
Từ phần này trở đi có tên gọi là NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN. Đó là những tháng ngày vô cùng vất vả, trải nghiêm đủ Hỉ- Nộ- Ái - Ố của dienbatn . Cũng đã qua từ lâu rồi , xin kể lại để các bạn cùng chiêm nghiệm . Thân ái. dienbatn. Loạt bài này đã đăng trên báo giấy : Tuổi trẻ và Đời sống .
Hàng ngày tôi phải thường đọc các câu chú Thày Chàm dạy cho thật nhuần nhuyễn.
Chú kêu 3 ông Tổ lớn nhất “ Ề hế tế dá mặc mặc.Ề hế thế dái mặc mặc.Ề hế Bi li mặc mặc.”.
* KINH KÊU TỔ.
Nam mô tassa phagavato arahato sammasambut tasac.
Khi muốn làm việc gì lớn phải đọc bài kinh này.
* KINH KÊU TỔ.
Nô phích chi quých – Nô phích duol chanh – Ni hai ni duol – Nắt phích bích tíc – Nắt lom mô quên – Bíc quên bel thắt quên – Dul chai nắt lom – Lon lại nắt săng ti mô – Sa rắt pút thắt ma ních muốt mô ( 3 biến ).
* Chú tập và cầu Tổ buổi sáng.
Con cầu xin đức Phật Quan Thế Âm Bồ tát.
Con cầu sư Tổ Thất sơn Thần quyền.
Con cầu 7 vị sư phụ của đồ nhi.
Con cầu xin thể phách không chưởng.
Con cầu xin sư Tổ và 7 vị sư phụ Thất sơn Thần quyền cho đệ tử con được rê quyền nhanh mạnh , tu luyện chóng thành tài. BÚP THA.
* CHÚ CẦU PHẬT BÀ VỀ TRỢ GIÚP.
Út đa măng kính cần Quán thế âm Bồ tát về tự.
Hỏa hỏa chơn nhơn ba ông Đạo trưởng.
Như câu lão ông.
Thanh Trúc Đạo trưởng.
Bá Hanh ngũ độc.
Ngư Thiên Đạo trưởng.
Sử dụng : Đọc 3 lần - vái 3 vái.
* Lời vái buổi sáng và trước khi tập quyền.
Nam mô A di đà Phật.
Phục vọng Hoàng Thiên hậu Thổ, Phật Tổ , Phật Thày. Linh Sắc, Hắc Tổ , Tam thập lục Thánh, thất thập nhị hiền, lục bộ đài quân, Du Thánh Du Thần cảm ứng, Phật mẫu tu luyện cho thành Đạo.
Nam mô A di đà Phật.
9 phương Trời - 10 phương Phật , Tây phương tiếp dẫn A di đà Phật , Quán Thế Âm Bồ tát , Phật Đại thế chí Bồ tát , Thích Ca mâu Ni Phật, Phật bà Thiên Tài Long nữ , Quan Thánh Đế Quân, chư vị Thất sơn , Tà Lơn lai lâm ủng hộ cho con tên ....tuổi ...quê .....tu luyện thành đạt.
* CHÚ CẦU ĐỘ MẠNG .
Ha ta ma - Ha ta ma.
Út ta ra hăng tác bà ha.
Phận bà Quan Âm, Như Lai.
Tê ra tát bắt phạt cho đệ tử ( 7 lần ).
*CHÚ CẦU THẦN VỀ MÁCH BẢO .
Nam mô Quán thế âm Bồ tát,
Nam mô sư Tổ của Thất sơn Thần quyền.
Cầu 7 vị sư phụ của Thất sơn Thần quyền.
Úm xùm xòa na ni - Vườn tó vườn tắc , vườn khám - Ám loại thoai thoai thoai - Vườn tán Quán thế âm Bồ tát .
* CHÚ CẦU 7 VỊ THẦN BÙA.
Phút thăn xa ra măn két xa mí.
Thơm măn xa ra măn két xa mí.
So khăn xa ra măn két xa mí.
Ề hế kìn xa ra - Ề hế mắc mắc.
* CHÚ CẦU 7 VỊ THẦN PHÉP.
Nắng ràm nàng rây bèn khen khuây - Nền nà nền ôi - A ra hăng á.
NHỮNG TÔNG PHÁI TRONG TSTQ.
Trong môn phái TSTQ, người ta chia ra 2 phái chính : Đó là Võ Đạo và Quyền Đạo. Trong Võ Đạo còn chia ra 2 phái là Âm Công và Dương Công. Thất Sơn Thần Quyền chính tông gồm 2 phần: Quyền và Thuật. Quyền là phần "dương công" gồm những thế võ cận chiến tay không và giáp chiến binh khí. Thuật là phần "âm công" huyền bí, dùng năng lượng siêu nhiên trợ lực. Chỉ đệ tử duy nhất được chọn kế thừa chưởng môn mới được sư phụ truyền dạy phần "âm công".
Trước hết là Võ Đạo :
“ Đạo Trong Võ Học : Nói về Đạo trong võ học, là nói về Đường lối, là Chân lý, là Giáo Dục. Võ học chính thống, thì cho dù là võ Việt Nam, võ Nhật, võ Trung Hoa, Đại Hàn, hay bất cứ môn phái của dân tộc nào cũng có Đạo. Nói chung, Võ Học có năm Đạo: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
1. Chữ Nhân.
“Nhân” có nghĩa là lòng thương người, trên căn bản Nhân đạo. Võ học chính thống luôn dậy người phải có lòng Nhân. Học võ không phải để hại người, để khoe tài, để kiêu căng, chà đạp người khác, mà học võ là để vừa Tự vệ vừa để bảo vệ người yếu đuối. Không một môn võ chính thống nào dậy võ sinh là học xong, các trò phải đi xưng hùng xưng bá, phải giết chết địch thủ như trong các phim chưởng, truyện chưởng mà chúng ta thường xem. Tất cả những điều đó chỉ là kết quả của sự tưởng tượng, nhất là đối với dân tộc Việt Nam chúng ta.
Nếu lần giở lại lịch sử trên 4000 năm văn hiến, từ khi lập quốc đến nay, đến thời đại chúng ta, từ Nam, qua Trung, ra Bắc, chưa hề bao giờ nghe nói đến có những môn võ nào dậy đệ tử đi làm hại người cả. Ngược lại, chỉ thấy những môn võ rèn luyện môn sinh để giữ gìn đất nước, bảo vệ người cô thế. Đến khi những môn võ nước ngoài du nhập vào đất nước ta, cũng chỉ nghe nói đến chữ “Nhân” trong võ học. Các đòn thế đấm, đá, vật, xiết cổ, đè, quăng, ném đều hạn chế người xử dụng tới một điểm nào đó. Những cú đánh kết liễu chỉ được dành cho các môn sinh ở trình độ cao, có thể tự điều khiển được mình rồi, mới được học cách xử dụng, với lời căn dặn là “chỉ khi nào nguy cấp, không còn cách tự vệ nào khác, mới được áp dụng đòn hiểm để thoát thân.” Do đó, từ cả trăm năm nay, không mấy ai nghe nói đến có những trường hợp tử vong chỉ vì người xử dụng võ thuật nóng giận, đấm đá kẻ địch đến chết hoặc chết vì thách đấu.
2. Chữ Nghĩa
Một khi nói đến chữ “Nghĩa”, người ta thường nghĩ ngay đến “Nghĩa hiệp” và “hành hiệp trượng nghĩa”. Mà muốn hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổn phò nguy, thì phải biết võ nghệ. Do đó, võ học đi liền với “nghĩa”. Người học võ thường thích ra tay nghĩa hiệp. Giữa đường thấy chuyện bất bằng là phải ra tay ngay. Nghĩa còn dậy chúng ta phải biết trả ơn một khi đã nhận ơn. Người học võ thường không bao giờ muốn nợ ai mà không trả. Nhất là nghĩa Thầy, Cô, nghĩa Sư Phụ, Đệ Tử. Học chữ có thể quên Thầy, nhưng học võ thì không bao giờ có thể không nhớ ơn Thầy đã nắm tay, cầm chân, chỉ cho một thế đá, thế đấm, không thể quên lời Thầy dặn dò, chỉ bảo, hoặc gắt mắng chỉ vì lo cho môn sinh mau tiến bộ, mà lại không gây thương tích cho chính mình hoặc cho người khác.
3. Chữ Lễ
Lễ là hình thức cư xử giữa môn sinh và Thầy Cô, giữa các môn sinh với nhau, giữa môn sinh của môn phái này và môn phái khác. Lễ được thể hiện ngay ở cách chào kính, bái tổ trước khi bước ra sân đấu. Tùy theo môn phái, mà cách chào kính, bái tổ khác nhau, thường thì bái Tổ sư, kính Thầy, chào bạn, có môn phái chào cả khán giả, có môn phái lại chào cả nơi chốn mà mình tập luyện, song đấu nữa. Trong môn phái Nhu Đạo, khi thi lên đẳng cấp đai đen, ngoài thi song đấu, thi kỹ thuật còn thi Lễ nữa. Các võ sinh đai đen phải di chuyển từng bước chân, từng cử động thật chậm đúng Lễ Nghi, đúng phong thái mới được trao bằng. Chữ Lễ trong võ học còn dậy các môn sinh quy củ trường tập, kính trên nhường dưới. Lễ dậy cách bảo vệ danh dự của Môn phái, bảo vệ danh dự cho nhau. Người đã tập võ chân chính càng ngày càng cung kính, nhún nhường, không cao ngạo, không tự phụ, khoe khoang, không biểu diễn võ công khi không cần thiết. Chữ “Lễ” trong Võ học được trọng kính và áp dụng hơn rất nhiều chữ lễ trong khi học chữ. Người Thầy trong Võ học khi xưa còn có quyền sinh sát với môn sinh hơn cả cha mẹ nữa cũng chỉ vì chữ “Lễ”.
4. Chữ Trí
Người học võ nhất định phải học những cách phản công, xử thế trong các trường hợp ngặt nghèo. Môn võ nào cũng dậy cách biến hóa, phản đòn, nghĩa là dậy các môn sinh dùng Trí tuệ đi kèm theo Võ thuật. Không có Trí, võ chỉ là những đòn hùng hục như trâu, gặp đối thủ lanh lợi thì nhừ đòn. Trí trong các môn võ học chính thống không phải là lường gạt, mưu mô, mặc dù có đòn hư, đòn giả. Người võ sinh chính nhân quân tử chỉ dùng Trí để không cho địch thủ biết mình định xủ dụng đòn nào thật, đòn nào giả. Những cạm bẫy để lừa gạt người không phải là Trí mà chỉ là phương pháp tiểu nhân mà thôi. Ngoài ra, các môn võ chân chính cũng dậy môn sinh phải biết suy nghĩ để cho võ thuật được xử dụng đúng lúc và đúng cách hầu đúng với câu :Một trí tuệ minh mẫn trong một thân thể tráng kiện.
5. Chữ Tín
Không cần phải giải thích nhiều, ai cũng hiểu, người có võ học luôn biết giữ chữ Tín của Người Anh Hùng, đã nói là làm, đã hứa là phải giữ lời. Người có chữ Tín thà chết không để cho danh dự bị xúc phạm vì nói mà không giữ lời. Trong chiến tranh, đã biết bao võ sinh hy sinh thân mình chỉ vì một chữ Tín với Giang Sơn, Tổ Quốc.
Tóm lại, nói đến Võ Học là nói đến Đạo, đến Lễ Nghĩa, Trung Tín, đến Danh Dự, đến lòng Nhân Từ và Trí Tuệ. Võ học không chỉ là tay đấm, chân đá, quật, vật, ném, tung mà là cả một hệ thống Đạo trầm ẩn, thâm sâu. Người học võ thâm thúy cũng như người tu đạo. Cho nên, khi nhìn một vị Tôn Sư thật sự, chúng ta tự nhiên thấy kính nể, vì những ưu trầm của Đạo đã thể hiện lên khuôn mặt cũng như một vị tu hành đã thành chánh quả. Không khắc khổ, cau có, không giận bùng, không buồn bã. Chỉ cất tiếng Sư Tử Hống để áp đảo địch thủ, chứ không nổi giận gào thét bất thường. Chỉ ra tay vũ bão để giảm nhẹ đau thương, chứ không biểu diễn, dậm dọa người cô thế. Võ học cao quý như thế nên võ học chính thống càng ngày càng thịnh. Những thế võ quái đản, hại người, hại thân như của Nhạc Bất Quần, Đông Phương Bất Bại như trong chuyện Chưởng thì tự nhiên dần dần tàn lụi. ( Nguồn: Việt Báo. ).
Không thể diễn đạt định nghĩa của - Võ đạo một cách đơn giản được. Đây vốn là từ dùng để chỉ Võ Sĩ Đạo nhưng Võ đạo ngày nay được định nghĩa khác nhau tùy theo từng môn phái.
Hơn nữa, dù là người trong cùng một môn phái nhưng cách suy nghĩ về Võ đạo cũng khác nhau, và có lẽ không có một định nghĩa nào về Võ đạo có thể thỏa mãn được tất cả mọi người.Tuy nhiên, nếu định nghĩa đái khái về Võ đạo thì có thể nói, trong Võ đạo, không chỉ học kỹ thuật chiến đấu, mà còn cần phải rèn luyện thể chất và tâm hồn, hình thành nhân cách.Ngoài ra, nhiều người thường đánh đồng Võ đạo và Võ thuật là như nhau nhưng Võ thuật chỉ kỹ thuật chiến đấu, còn Võ đạo hướng tới mục đích hình thành nhân cách thông qua kỹ thuật chiến đấu.
Võ đạo vốn không nhằm mục đích thi đấu, tranh tài. Khi con người đã có ý thức luôn tự hoàn thiện tất yếu sẽ tránh được những thói hư tật xấu, những sa ngã trong cuộc sống. Xã hội có nhiều con người tốt cũng sẽ tốt, cũng như khi có nhiều điểm sáng thì bóng tối sẽ tự tiêu tan. Đây là một lý tưởng hoàn toàn mang tinh thần phục vụ, cống hiến cho nhân loại, một nhân tố hòa hợp, gắn bó bằng tâm thức yêu thương, hào hiệp chứ không phải sự chinh phục, áp đặt, đồng hóa. Chân giá trị của " Võ đạo " là tính chất nhân bản : do con người, vì con người, phát triển và phục vụ con người...như một biển lớn thu nạp được tất cả mọi mạch nguồn từ các nơi đổ về, bất kể phẩm chất và số lượng của mạch nguồn đó ra sao, sau đó chuyển hóa thành nước biển trong sạch.
“Con Đường Võ Đạo
Với tính ứng dụng, Triết Lý Võ Đạo có nội hàm là Tam Chân (ba chân lý rốt ráo của Võ Đạo cần quán triệt) và Tứ Xứng (tương ứng với các trình độ truyền dạy mà người học phải hội đủ những phẩm chất để xứng đáng được truyền), và là kim chỉ nam hướng dẫn cho người học một cách xuyên suốt trên Con Đường Võ Đạo.
Tam Chân
Chân lý thứ nhất : Tự Thắng
Chiến thắng vĩ đại nhất của người học võ không phải là chiến thắng kẻ khác mà là chiến thắng bản thân, chiến thắng những đam mê thấp hèn, chiến thắng cái Tôi "Vĩ Đại" dốt nát, chiến thắng những chủ quan một chiều chật hẹp, những hoang tưởng về đỉnh cao vũ trụ... "Hiểu được bản thân là Anh, Thắng được bản thân là Hùng".
Chân lý thứ hai : Yêu người trên quan điểm vị tha
Người ta thường yêu theo cách hướng nội, thực chất là yêu bản thân mình, là để thỏa mãn khát vọng vị kỷ. Điều này đi ngược với quan điểm Võ Đạo. "Yêu" đúng nghĩa của Võ Đạo là mong cho người khác đẹp hơn mình, giỏi hơn mình và may mắn hơn mình. Trong quan hệ đồng môn, đó là sự chia sẻ, nhường nhịn của tình anh em gắn bó máu mủ, nâng đỡ nhau để cùng tiến bộ. Trong quan hệ thầy trò, đó là sự hy sinh không toan tính, vô bờ bến của người cha dành cho con.
Chân lý thứ ba : Định giang sơn, an vũ trụ
Đây không phải là một chân lý diễn đạt theo kiểu thậm xưng, mà là một thái độ hành xử rất cụ thể, không chỉ đúng với Võ Học mà rất đúng trong mọi hoàn cảnh xã hội, nhất là đối với một xã hội vẫn còn sự ganh đua, tranh giành, quay cuồng giữa bài toán "Cho" và "Nhận". Đây chính là cốt lõi uyên nguyên của mọi tranh chấp và xung đột trên thế giới hiện nay, là một lập trình đã sai cơ bản của vấn đề sinh tồn nhân loại. Võ Đạo lấy quan niệm bao dung "Yêu người trước nhất và ghét người sau cùng" làm nền tảng hành xử, hãy cho đi để mà nhận và nhận để mà cho, lấy việc bù đắp cho người khác trước rồi mới tới lượt mình thụ hưởng thành quả. Phải an được mình, làm ổn định được một vật mới làm cho những vật khác, việc khác ổn định. Đối với người muốn đến với Võ Đạo, đây là một phương pháp rốt ráo, bắt buộc để rèn luyện tư duy, cảm xúc và hoàn thiện hành vi.
Tứ Xứng
ChânTruyền :
Người học trò đến với thầy, phải Chân Thành mới xứng đáng được thầy Chân Truyền .
Tâm Truyền :
Người học trò phải có lòng Tôn Sư Trọng Đạo, dốc tâm khổ luyện và tận tụy với môn phái mới xứng đáng được thầy Tâm Truyền. Vì Tâm Truyền là kết quả của cảm ứng rung động, hòa cảm giữa thầy và trò. Chỉ trong trạng thái đó thầy mới toàn tâm toàn ý và tin cậy giao cho học trò những kiến thức ấp ủ một đời.
Bí Truyền :
Người học trò phải thông minh, tài trí xuất chúng, có căn cơ đặc biệt mới xứng đáng và đủ khả năng để được thầy Bí Truyền. Bí Truyền không có nghĩa là bí mật mà cần hiểu theo nghĩa truyền dạy bằng phương pháp siêu hình. Bí truyền đòi hỏi trò phải có căn cơ lĩnh hội hơn người và khả năng trừu tượng cao độ trong quá trình thụ giáo bằng tâm linh.
Mật Truyền :
Trò phải là con người tiềm ẩn nhiều phẩm hạnh cao quý, có khả năng hữu dụng cho đời, có tấm lòng vị tha và trái tim nhân ái, thầy mới dám Mật Truyền, mới gửi gắm cho trò những bí mật tuyệt học của Bản Môn.(http://www.shaolinwingchun.com/).
“ ĐẠO là con đường, là hướng đi, là lối sống (Đạo đây không phải là một tín ngưỡng )
Vậy ĐẠO là đường lối, mục đích, là kim chỉ Nam. ĐẠO còn mang ý nghĩa Lương Tâm của con người. Tâm hồn thanh cao trong một thể xác lành mạnh. ĐẠO còn là NƯỚC : Nước có thể Hòa mà không Đồng. ĐẠO còn được nêu cao như một mẫu mực của người Quân Tử. ĐẠO được phô diễn như một Cây Tre. ĐẠO chính là phần siêu thoát, tinh túy, vượt lên trên mọi bản ngã của con người : Ganh ghét, đố kỵ, hơn thua, sang hèn, tốt xấu……. ĐẠO cũng chính là cán cân công bằng, giản dị, vị tha. ĐẠO là căn nguyên NHÂN BẢN dân tộc và nhân loại.
Nhờ có võ đạo người môn sinh tạo được niềm tin trong cuộc sống, luôn hướng thiện, tu luyện bản thân hoàn hảo hơn, xây dựng gia đình vững mạnh, thành công trong giao tiếp làm ăn, giúp ích cho dân tộc và nhân loại trong những công tác xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước…
Cũng nhờ tinh thần võ đạo, mà những dị biệt, những xung đột với những phương cách làm việc khác nhau được bỏ qua… nhờ vậy mà sự phát triển võ Đạo được tồn tại, lớn mạnh và lan rộng ra toàn thế giới .
Bất cứ ngành học thuật nào đạt tới mức nghệ thuật và dẫn dắt đời sống tinh thần của con người thêm phong phú, thanh cao, hướng thiện, đều xứng đáng tôn vinh là “Đạo”.
Nhớ có tư duy, trí tuệ, khả năng phân biệt đúng sai, phải quấy, tốt xấu, thiện ác, óc suy luận, sáng tạo, và nhất là tính cần cù lao động; con người khởi thủy từ ăn long ở lỗ, nhưng đã vượt lên thành chúa tể muôn loài.
Song song với đời sống vật chất, con người cũng nâng cao đời sống tinh thần qua các ngành văn hoá nghệ thuật, trong đó có một số lãnh vực được thăng hoa vi dịệu thành ĐẠO như: Hoa đạo, Trà đạo, Thư đạo, Kiếm đạo, Võ Đạo v.v… sản sinh ra bao tư tưởng triết lý thâm sâu, không kém phần thú vị và ích lợi cho nhân sinh. Nhưng đó không phải là tôn giáo, người ta tôn sùng vì phù hợp với sở thích, với quan điểm cá nhân, đến vì cơ duyên, bằng sự tự nguyện chứ không khiên cưỡng hay ép buộc.
Đạo mang ý nghĩa con đường, suy rộng ra là hệ thống triết lý. Võ Đạo tức hệ thống triết lý về võ, vạch ra khuynh hướng và đường hướng tu dưỡng, rèn luyện cho người tập võ , để thể chất và tinh thần được nâng lên đỉnh cao, hình thành tính chịu khó, kiên nhẩn, không ngại gian khổ, vượt thắng chính mình, tính kỷ luật trong sinh hoạt tập thể, sự điều độ trong đời sống hàng ngày, kiểm soát được hành vi trong xử kỷ tiếp vật, giàu trí tưởng tượng và phát triển óc sáng tạo. Hơn nữa, võ đạo tạo được sự liên kết, tương thông, mối đồng cảm giữa các cá thể, dù thân hay sơ, xa hay gần. Đó là kết quả của nền võ đạo chân chính.
Tư tưởng triết học võ đạo phải được sản sinh từ các hoạt động sống của võ, từ những người đã thấm nhuần, tinh thông võ thuật chứ không thể lượm lặt qua các lảnh vực triết học khác. Mẫu số chung của các ngành triết học là phục vụ loài người, nhưng từng nét riêng không thể nhầm lẫn gán ghép với nhau; cũng không thể lấy khuôn vàng thước ngọc của tôn giáo lồng vào hệ tư tưởng của võ và cho đó là võ đạo. Tư tưởng võ đạo phải đầy tính nhân bản, không được xa rời thực tế; nếu không, chẳng thể nào xâm nhập vào tâm hồn người, nói chi đến việc được số đông ủng hộ.
Ngoài ra, một số mặt khác cũng không kém phần quan trọng, thuộc hệ tổ chức bộ máy. Các bộ phận hành chính, huấn luyện, thông tin, nghi thức, nghiên cứu, tài chính, lễ hội… phải được bố trí vận hành nhịp nhàng, hiệu quả.
Điều cốt lõi nhất vẫn là xây dựng được mối quan hệ thật tốt đẹp giữa người và người, trong cũng như ngoài môn phái. Chính những tình cảm tốt đẹp ấy chứng minh hùng hồn tinh thần võ đạo thật sự hữu ích chứ không nói suông theo sách vở giáo điều.
Phải xuất phát từ lòng ham thích, đam mê, mới thấy được từng góc cạnh thú vị của Võ. Phải tư duy sâu lắng mới nghiệm ra được chiều thâm viễn tàn ẩn của võ đạo. Một nét phát đơn sơ, nhưng chính là phức hợp của nhiểu chuyển động; câu nói tưởng chừng vô nghĩa nhưng bao hàm một triết lý cao xa. Mỗi lần hít vào thở ra, cảm thấy luồng chân khí luân lưu rần rần trong huyết quản, ánh mắt như loé hào quang, quyền cước như sao sa chớp giật, bước chân thoăn thoắt như phiêu hốt, thân pháp xoay lướt tựa giao long uốn khúc giữa ba đào.
Mặc ai đua chen tranh sống, ta chỉ cố chiến thắng bản thân mình. Vượt được một thử thách, trong lòng chất thêm một niềm vui, đạt được một công phu, tinh thần càng thêm sảng khoái. Trong khó khăn nghịch cảnh, chính võ đạo là người bạn trung thành nhất, người thầy tận tâm nhất, nguồn năng lượng vô tận cung cấp cho tâm thân luôn sung mãn an nhiên.”
Thất Sơn Thần quyền ngay bản thân tên gọi của nó đã chỉ ra xuất xứ của nó. Đây là một môn phái không chỉ là võ học mà căn bản của nó vẫn là Đạo học. " Đệ tử của Thất Sơn không chỉ được học quyền mà còn học pháp, Quyền chỉ là phương tiện để dẫn pháp, chứ không phải để đi đánh nhau ,Tất nhiên lúc đánh vì mục đích chính nghĩa thì cũng vô cùng huyền diệu, một đòn vào người, dù đối phương không thấy đau lắm, nhưng về nhà cũng đủ thối da thối thịt. Đệ tử nhập môn, bao giờ cũng phải học quyền. Nhiều người học quyền mãi mà chẳng thăng tiến về tâm, về pháp nên cứ tưởng là cứ giỏi quyền là đã thành tựu.
Cao hơn quyền, nhiều đệ tử phát triển về pháp. Pháp trong môn cũng vi diệu là khó tin đối với quảng đại quần chúng. Nếu muốn biết về một người, dù cách cả ngàn cây số, cũng có thể biết người ấy đang nghĩ gì, có gặp sự cố gì không. Pháp của môn có thể cầu nắng thành mưa, có thể cầu người sắp chết được sống.
Có thể xin thần linh thổ địa, đuổi trừ tà ma, chữa người điên thành lành... Tất cả những điều này, người trong môn vẫn đang thực hành. Pháp thì cao, nhưng không phải lúc nào cũng làm. Làm thế có mà loạn. Lúc nào ra tay giúp người, lúc nào không, cái gì đáng làm, cái gì không, mỗi đệ tử trong môn phải tự định đoạt (nói những người có khả năng thôi). Nếu không, đều có thể phải trả giá. Để có pháp. không phải cứ khổ công tu luyện hay đọc chú là được.
Tuỳ vào tâm đức vào kiếp trước của anh đã tinh tiến đến đâu thì khả năng phát triển đến đó. Điều này vô cùng quan trọng. Do đó, đệ tử lâu năm trong môn không có nghĩa là người giỏi. Giỏi hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào tâm đức và sự khai mở từ những kiếp trước. Và vì phụ thuộc nhiều vào tâm đức, nên có những tên tuổi ngày trước đã lẫy lừng, mang tính huyền thoại, thì giờ, do làm nhiều việc phạm, do làm nhiều việc không có tâm đức, đã mất hẳn quyền pháp, trở nên vô dụng. Cái sự khó trong khi tu tập trong môn là như vậy nên tìm được đệ tử chân truyền là cực hiếm.
Người này hôm nay có thể có tâm tốt, ngày mai có thể hỏng. Mà cái khó nhất là nhiều khi sai mà không biết mình sai. Phạm lỗi nhiều mà tự mình ko thể nhận biết mà sửa chữa. Hậu quả nặng nhất mà một đệ tử có thể phải chịu khi phạm lỗi tất nhiên là bị đuổi ra khỏi môn.
Nhẹ hơn thì mất hết quyền, pháp. Khi sư phụ chọn đệ tử, là sư phụ đã biết đệ tử ấy kiếp trước đã tu tập đến đâu, tâm đức đong được mấy thúng. "
Thất Sơn Thần Quyền chính tông gồm 2 phần: Quyền và thuật. Quyền là phần "dương công" gồm những thế võ cận chiến tay không và giáp chiến binh khí. Thuật là phần "âm công" huyền bí, dùng năng lượng siêu nhiên trợ lực. Chỉ đệ tử duy nhất được chọn kế thừa chưởng môn mới được sư phụ truyền dạy phần "âm công”.
Do có xuất xứ từ vùng Bảy Núi linh thiêng nên người đời gọi là Thất Sơn Thần Quyền. Môn võ này có 4 phần luyện là Tam Đạo nhất Thần: Tu tâm dưỡng tính gọi là Tâm Đạo, định thần dưỡng khí gọi là Thể Đạo, luyện thân tráng kiện gọi là Quyền Đạo. Phần luyện thứ tư gọi là luyện Thần.
Trong các môn phái bùa phép hầu như phái nào cũng có bùa gồng , như là, gồng Trà kha, Thất sơn thần quyền , bùa Miên , bùa Xiêm , bùa 5 Ông , Phật huyền môn vạn thiên giới linh , Thần quyền lục pháp.
Môn phái Thất sơn Thần quyền tôn đức Quán thế âm Bồ tát là Tổ sư và có thêm 8 vị đại diện nữa thay mặt sư Tổ truyền dạy cho các môn đồ . Tám vị Thần đó là :
1, Hỏa Hỏa Chơn Chơn,
2/Bá Thiên Đạo trưởng.
3/ Thanh Trúc Đạo trưởng.
4/ Hoàng Thiên Đạo trưởng.
5/ Sa Thiên Đạo trưởng.
6/ Nga Mi lão Tổ.
7/Ngư Câu lão ông.
8/ Bá Hành ngũ độc.
Để có thể gây hào hứng , giúp quá trình luyện tập được chăm chỉ, Thày Chàm dạy cho tôi phần Quyền thuật đầu tiên. Đây là chương trình sơ cấp cho những đệ tử thi lấy đai vàng . Phần này đã khá phổ biến với những người học TSTQ nên dienbatn có thể viết ra một số bài tập ( Nhưng các câu chú đã bị cắt bớt ) để các bạn có thể hình dung .
* Chú hộ mạng trước khi ra khỏi nhà : Tứ tung ngũ sắc, quả lắc nhập môn, đương in hoành ngộ kiêm xuất hành cấp cấp y như luật lệnh.Chế búp thăng ni sống ca ra sép ( 3x ).
* Chú tẩy uế sân trước khi tập : Á á a ra hăng á (Đọc 7 thổi 1 ).
* Chú tẩy uế dọn dẹp bàn thờ :
Búp thăng bạch cho khóa mì.
Thơm măm bạch cho khóa mì.
Son khăn bạch cho khóa mì.
Chu chê xu mì.
Vẽ Bùa và đọc chú vào giấy trắng đốt trên ban thờ.
* Chú kêu tên Thày : Búp tha. ( Đọc liên tục khi cầu Thày Tổ ).
* Chú khoán sân trước khi tập : Á á a ra hăng á (Đọc 7 thổi 1 ).
* Chú dùng luyện hàng tháng : Xế xây cà ra mây - No thăn ngăn chế á an sa giá mắc cà , na nu hi tê .
( Đọc 3 thổi 1 đủ 7 vào giấy ).Xử dụng Bùa này uống hàng tháng.
* Chú cầu Phật về trợ giúp :
Út da măng kính cầu Quán thế âm Bồ tát về tự .
Hỏa hỏa chân nhân ba dương Đạo trưởng.
Như câu lão ông.
Thanh trúc Đạo trưởng.
Bá hanh ngũ độc.
Ngư thiên Đạo trưởng.
Đọc 1 lần để cầu trợ giúp rồi vái 3 vái.
* Chú đọc khi đi đường trừ nguy hiểm : Khi đi đường mà gặp nguy hiểm đọc bài chú này sẽ có Tổ độ .
Tá ba à ha - Ý ý rị - Ta bà ha - mặc hắc a - Bà ra ra - Chú y hi - Thần ma ra lục sân ra - Phát bá ra - Ta bà ha - Na hà na hà rị - Rị rị đà . ( Đọc 3 lần hít vào ). Đọc tiếp Ề hế tuần phùng chua lục cu ( 7x ) - Chắc đốt năm - Phinh tà căng - Sanh phát quô ( Đọc 7 lần trong 49 ngày ).
BÙA HỘ MẠNG.
Bùa hộ mạng còn gọi là Bùa tàng hình , là bảo vật quý giá và cao nhất của môn phái Thất sơn Thần quyền. Người có được Bùa này phải tuân thủ đúng nội quy , không được dùng trong những trường hợp thất đức hay phi pháp. Bùa này dùng thay thế tượng Phật hay ảnh trên bàn thờ khi đi xa nhà ( tương tự như Kính đàn bên Mật tông ). Để đảm bảo tính mạng , khi ra khỏi nhà luôn mang theo người. Khi chữa bệnh cho mọi người thì để bên mình sẽ không mệt và làm có hiệu quả. Khi phát triển cho môn sinh cũng vậy. Dùng khi trị bệnh tà ma, ngải , thư , ếm . Đem theo khi vào chiến trận , súng đạn , bom mình hộ thân . Nói chung là luôn mang theo người khi đi ra khỏi nhà , phòng ngừa bị đánh trộm, đánh lén, tai nạn xe cộ . Mọi tai nạn sẽ được báo trước để mình tránh .
Cách sử dụng :
Khi đi xa cầu :
Con cầu xin Phật quán thế âm Bồ tát - (9x ).
Con cầu Tổ phái Thất sơn Thần quyền ( 3x ).
Nam mô trung Thiên giáo chủ điều ngự Đạo sư A di đà Phật .
Thần kim ngưỡng vọng Bạch văn Thần trị , Sơn thọ sắc Lão quân Tổ , Pháp Tam thanh thừa trị . Đệ tử con tánh danh ......tên ....tuổi ...quê quán .....Con xin khấu đầu khấu nguyện , vạn bái cầu xin Bồ tát, Phật Tổ , 7 vị sư phụ Thất sơn Thần quyền cho con được phép mang theo và sử dụng Bùa .
Sau đó cầu 7 vị Thần phép : Nàng Ràm, nàng Rây , bèn khen bền ây - Nền nà nền ôi - A ra hăng á - Nam mô Quán thế âm Bồ tát - Á thá chơn nhân hỏa hỏa ( 9x ).
LỜI VÁI :
Nam mô A di đà Phật.
Phục vọng Hoàng Thiên hậu thổ , Phật Tổ , Phật Thày , Tam thập lục Tổ, Thất thập nhị Thánh , nhị hiệu lục bộ đài quân , Du Thánh du Thần cảm ứng , Phật Mẫu hộ độ tu luyện cho thành Đạo.
Nam mô A di đà Phật.
9 phương Trời 10 phương Phật , thập phương tiếp dận A di đà Phật , Quán thế âm Bồ tát , Đại thế chí Bồ tát , Thích ca mâu ni Phật , Phật Bà Thiên tài long nữ , Quan Thánh Đế quân , Quan Châu quan Bình , Quan chư vị, Thất sơn Tổ , Tà Lơn về độ cho đệ tử tánh danh ......tên ....tuổi ...quê quán .....tu luyện thành đạt. ( 3x ).
Khi vào chiến trận súng , đạn, bom , mìn , dao , gậy mà không có thời gian chỉ cần cầu 3 câu đầu tiên. Trùm Bùa ( mặt phải ) lên đầu và đọc chú :
A la cà xa măng xét xa ô.
La vi nô hoa , hu hạ, ni vu lô.
Oa oa mi la sơn thủy độc.
Mi hoàng sơn thủy cùng xa.
Tây la vân sơn đá ơ vệt.
( Khi cầu đọc 1 lần - Khi sử dụng đọc liên tục ). Lúc đó sẽ hiện ra 3 con đường - Phải đi theo con đường màu vàng sẽ an toàn.
Ghi chú : Khăn tối thượng được in bằng bản khắc của sư phụ Ngọc Sơn còn để lại tại Phú Vang - Huế . Khăn này in và cấp cho các đệ tử cấp cao . Rất nhiều đệ tử của TSTQ chưa bao giờ được nhìn thấy.
Xin theo dõi tiếp bài 28. dienbatn.
Bài viết thật tuyệt vời, cảm ơn chú
Trả lờiXóa