Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHẦN 3 : NHỮNG
CUỘC LỮ HÀNH.
( Tưởng nhớ đến công ơn dạy dỗ của Cha nuôi : LÊ VĂN TÌNH – Ông Thày Bảy
TÂY NINH đã dìu dắt con những bước đầu vào HUYỀN MÔN ).
Cả 3 người Thày đầu đời của tôi đều có sở học xuất phát từ dãy Tà Lơn
bên Kampot . Tuy chung một Thày , nhưng sở trường của
3 người rất khác nhau. Bà Bảy học chuyên về Thư - Ếm – Ngải nghệ;Thày Chàm thì
chuyên về Thất sơn Thần quyền. Còn ông Bảy lại chủ yếu đi về Bùa chú Nam Tông .
Thày Bảy tính rất điềm đạm, ít nói nhưng đã nói điều gì thường chắc chắn như
đinh đóng cột.Riêng đối với một đứa con nuôi như tôi, bề ngoài ông rất lạnh
lùng, nghiêm khắc , nhưng tôi biết ông rất thương tôi.Trong nhận thức của riêng
mình, nhiều lúc tôi còn thấy ông rất đa cảm nữa là khác.Tính tôi tuổi trẻ, còn
nhiều bồng bột , hiếu thắng, lại thêm cái tội muốn biết điều gì thường phải
truy đến tận cùng.Chính vì vậy mà trong giao tiếp hàng ngày với các Môn phái
khác, tôi hay có thái độ tự phụ, ỉ i là mình có người chống lưng nên nhiều lúc
hay gây sự với những anh em của các Môn phái khác.Khi nhận tôi là con nuôi, ông
Bảy đổi tên tôi là Lê Văn Hòa, lấy theo họ của ông , với mong muốn tôi sẽ hòa
hoãn, kiềm chế sự nóng nảy của mình. Lúc rảnh rỗi, Ông Bảy thường kể cho tôi
nghe về những tháng ngày mà ông bà Bảy và Thày Chàm tu tập trên núi Tà Lơn. Ngày
xưa ,ông cũng là học trò cưng của Đằng chơn Thánh quân
Lê Trung Thừa bên Tà Lơn . Cụ Đằng
chơn Thánh quân Lê Trung Thừa tu tập ở Tà Lơn cùng thời với Sư bà Trúc Lâm
Nương. Bà Trúc Lâm Nương, giáo chủ tiên
phái Hồng Tâm cũng có thời gian dài tu tập tại Tà
Lơn. Trong các thư tịch,
kinh sách, lời kể của các bậc tu hành
vùng An Giang cho thấy, Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, Huỳnh Phú Sổ (Đức Huỳnh
Giáo chủ), Bổn sư núi Tượng Ngô Tư Lợi, Phật Trùm, Phật sống Cử Đa, Sư vãi bán
khoai…. đều có thời gian tu luyện trên đỉnh núi thiêng Tà Lơn.
Núi Tà Lơn ( người Miên gọi là Bokor - tức là con bò ) cách Thị xã
Kompot khoảng 10 Km về hướng Tây Nam. Đỉnh cao nhất của Núi Tà Lơn là 1.079m,
vào mùa mưa đầy sương mù, cách 5m không nhìn thấy gì. Từ đàng xa chúng ta nhìn
thấy núi Bokor giống như hình thể một con voi, chót núi luôn luôn bị mây bao phủ
trắng xóa. Núi Bokor được ghép lại bởi ba trái núi, nên đường từ dưới lên đỉnh
núi rất xa vì xe phải chạy quanh từ núi này sang núi nọ, hết cả ba núi mới đến
nơi.
Từ Thị xã Kompot có hai con đường
đi vòng quanh dãy Tà Lơn : Một rẽ bên phải là đường vào hồ Bokor và lên Chùa
500 vị Phật. Sau đó đi lên Trung Toà, Hàm Long, Cán Dù...
Đường thứ hai đi theo hướng về
Công Pông Chàm, Công Pông Thơm đi khoảng 5 Km rẽ phải vào Núi Năm Thuyền có
Chùa Năm Thuyền. Tại đây có pháo đài Bokor, là bộ sưu tập các tòa lâu đài (gồm
khách sạn, casino, nhà thờ, cung điện…) được người Pháp xây dựng từ năm
1920.Nơi này , chính phủ Căm Phu chia đang cho xây dựng lại Casino rất lớn .Từ
Chùa Năm Thuyền đi tiếp theo đường núi hiểm trở khoảng 32 Km ta có thể đến được
khu vực đáng chú ý nhất của dãy núi Tà Lơn - Điện Minh Châu , Điện Bình Thiên,
Điện Bàn Ngự, Điện Tứ Giao, Điện Lan Thiên...là nơi các vị Tổ của Huyền Môn ,
các vị lãnh đạo Đạo giáo ngày trước chọn làm nơi tu luyện.
Trong " Sấm giảng đời người "của Sư Vãi bán khoai có viết :
" Ngày xưa Phật ở nước Tần,
Rồi sau Phật lại đi lần về Nam. "
Câu đó có ý nghĩa về sự chuyển dịch trung tâm Phật giáo từ Tây Tạng sẽ dần
chuyển về nước Việt, đồng thời cũng chỉ rõ cho ta biết sự chuyển động và kết tụ
của Hymãlạp sơn như thế nào?
Về kết cấu Địa chất, khu vực Tà
Lơn hàng triệu năm trước còn là biển. Qua những kiến tạo địa chất, được dựng
lên thành núi cao đến 1079 m. Bằng chứng thấy rõ ràng nhất là bất cứ ai bước
chân đến Tà Lơn đều thấy cát ở đây là cát biển trinh nguyên.
Thời các vị tiền bối đến đây tu tập
, Tà Lơn còn vô cùng hoang sơ . Ta có thể hình dung quang cảnh xứ này qua
"Bài vè Tà Lơn " trong tác phẩm Thơ Núi Tà Lơn của nhà văn Sơn Nam :
'Tà Lơn xứ rày tạm con ở.
Làm lưới chài ngày tháng náu nương.
Gởi thơ về cho cha mẹ tỏ tường.
Cùng huynh đệ đặng cho hãn ý.
Kể từ thưở bôn trình vạn lý.
Ðến bây giờ hơn bảy tháng dư.
Nghiêng mình nằm nhớ tới mẫu từ.
Ngồi chờ dậy ruột tằm quặn thắt.
Nhớ huynh đệ lụy tuôn nước mắt.
Cam phận em ruột thắt từng hổi.
Vận bất tề nên phải nổi trôi.
Thời bất đạt nên con xa xứ.
Xứ lạ lùng con có một mình.
Cơn nguy hiểm lấy ai phò trợ.
Bởi thiếu thốn bao nhiêu đồng nợ,
Nay thân con phải chịu hoành hành.
.............
Việc ăn ở nhiều nỗi đắng cay,
Vái trời phật xin về quê cũ.
Xứ hiểm địa chim kêu vượn hú,
Dế ngâm sầu nhiều nỗi đa đoan.
Ngó dưới sông con cá mập lội dư ngàn,
Nhìn trên suối sấu nằm như trăm khúc.
Nay con tới nguồn cay nước đục,
Loại thú cầm trông thấy chỉnh ghê,
Giống chằng tinh lai vãng dựa xó hè.
Con gấu ngựa tới lui gần xó vách.
Bầy chồn cáo đua nhau lúc nhúc,
Lũ heo rừng chạy giỡn bát loạn thiên.
Trên chót núi, nai đi nối gót,
Cặp giả nhân kêu tiếng rảnh vang.
Ngó sau lưng, con kỳ lân mặt đỏ như vàng,
Nhìn phía trước, ông voi đen huyền như hổ.
Hướng đông bắc, con công như tố hộ.
Cõi tây nam, gà rừng gáy ó o...
Đọc bài thơ đó chúng ta mới hiểu và cảm nhận được hết nghị lực phi thường
của tiền nhân chúng ta trong tu tập. Thức ăn chủ yếu của những người tu tập ở
đây chỉ là rau rừng và muối, ngoài ra họa hoằn lắm mới có thêm vài ràng bánh
tráng, ít nước tương, ít chao và ít đường Thốt nốt. Câu hát Modife “ Đường
,tương chao, đậu hũ, dưa leo/Ai chưa ăn chưa phải Thày chùa “ vẫn là những món
ăn xa xỉ lúc bấy giờ. Chính vì vậy mà Thày Bảy nói : các con cúng Tổ của mình
chỉ cần ít bông , nhang, trái cây, vài ràng bánh tráng và chai nước tương là đủ.
Ở Tà Lơn có một bông hoa
màu vàng từ một chùm dây bò như dây khoai lang, có đuôi phía dưới như đuôi hoa
loa kèn, đầu nó giống như đầu dương vật ,thường
được gọi là trái nước, bật nắp hoa ra uống nước trong đó và Thày Bảy giải
thích thêm cho tôi biết xưa kia Tổ Thầy đi rừng dùng loại nước từ hoa này để giải
khát và tăng thêm sức lực, nó là kết tinh của sương và chỉ nên dùng những bông
hoa chưa bị bật nắp, cây có tác dụng giải độc gan rất tốt . Như vậy ta thấy rằng : Với sự linh
thiêng của Tà Lơn, với sự gian khổ của cuộc đời, với ý chí quyết tâm cao độ,
các vị tu tập tại Tà Lơn dễ thành công hơn ở những vùng khác.
Năm 1890, thực dân Pháp truy lùng một số người Việt Nam ẩn cư giữa rừng
sâu trên đỉnh núi. Khi đó, họ phát hiện khí hậu vùng hoang sơ này rất lý tưởng
cho việc nghỉ mát. Đến năm 1921, sau 9 tháng xây dựng, Pháp biến vùng rừng
hoang thành một thị trấn trên núi mang tên tiếng Anh là Bokor Hill gồm: Nhà thờ
Thiên Chúa giáo, bưu điện, bệnh viện, khách sạn. Các pháp sư bị nhà cầm quyền cầm
tù. Những cái am, những hang động tu luyện của các pháp sư đều bị bỏ
hoang phế. Một số pháp sư chạy sâu vào rừng tìm những hang động vắng tiếp tục
tu luyện.
Đến năm 1940, thất trận trước quân đội Nhật hoàng, thực dân Pháp co cụm
về Phnôm Pênh, bỏ hoang thị trấn Bokor Hill. Sau năm 1945, khi Campuchia độc
lập, nhà vua Shihanuk (cha) đã cho xây một cung điện nghỉ dưỡng ở đây và tái sử
dụng các công trình của Pháp. Nhưng đến thời Kh'mer Đỏ diệt chủng, toàn bộ thị
trấn nhỏ này bị phá hoang tàn. Khi Campuchia được giải phóng khỏi nạn diệt
chủng của Pôn Pốt, người ta đã bỏ quên vùng núi hoang vắng này một thời gian
dài. Suốt thời gian đó, chỉ có các pháp sư và tín đồ của họ thỉnh thoảng đi lên
núi theo những con đường mòn hiểm trở để cúng bái và truyền phép thuật.
Bất ngờ năm 2001, đạo diễn Hollywood Matt Dillon nghe câu chuyện về
Bokor bởi một đạo sĩ người Myanmar đã từng tu luyện nơi đây. Năm 2002, Matt
Dillon cùng đoàn phim của ông đến tận Bokor thực hiện bộ phim City of Ghost.
Bộ phim nổi tiếng đến nỗi, từ năm 2003, dân Tây du lịch đến Campuchia
đều đòi đến thăm "thành phố ma". Rừng thẳm, non cao của Bokor bị
đánh thức.
Hiện giờ, trên đỉnh Bokor, cung điện Hoàng gia đã được xây dựng lại
thành Bokor casino và một cụm phức hợp khách sạn casino Thansur Bokor Highland
phục vụ du khách ngoại quốc hoạt động ngày đêm.
Các điểm am, miếu tu luyện của pháp sư thời xa xưa trở thành một quần
thể du lịch tâm linh không thể thiếu của Bokor.
Tuy nhiên, theo thông lệ hàng năm, các pháp sư Đông Nam Á vẫn tìm về
Bokor đi sâu hơn vào rừng, tìm những hang động hoang sơ để thu nạp tinh - khí -
thần của vùng thánh địa. Khi chiến tranh giữa Việt nam và Campuchia xảy ra, bọn
Ponpót lùng giết hại người Việt trên toàn lãnh thổ, hai ông bà Bảy kéo nhau về
Châu Thành – Tây Ninh sinh sống đến ngày nay.
CẢNH TẠI CHÙA NĂM THUYỀN- BOKOR.
Điện Minh Châu.
Điện Bình Thiên.
Điện Bàn ngự.
Điện Tứ Giao.
Điện Lan Thiên.
Chùa Năm Thuyền
Trong các thư tịch, di ngôn, di tự của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên
- Giáo chủ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương; Bổn Sư Núi Tượng Ngô Tư Lợi - Giáo chủ đạo Tứ
Ân Hiếu Nghĩa; Phật Trùm, Phật sống Cử Đa, Giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ, Phật
sống Trúc Lâm Nương, Trịnh Công Hương v.v… cho thấy các vị này đều đạt chánh quả,
đắc đạo ở ngôi chùa Năm Thuyền này.
Những pháp sư nổi tiếng trước năm 1960 ở miền Nam như Thợ Đức Lỗ Ban;
Ông Ba "bùa gồng"; tướng cướp Đơn Hùng Tín; Đông Cung Phan Xích Long
và rất nhiều vị đại pháp sư khác cũng đã từng sang khu vực Năm Thuyền luyện
phép.
Những pháp sư nổi tiếng trước năm 1960 ở miền Nam như Thợ Đức Lỗ Ban;
Ông Ba "bùa gồng"; tướng cướp Đơn Hùng Tín; Đông Cung Phan Xích Long
và rất nhiều vị đại pháp sư khác cũng đã từng sang khu vực Năm Thuyền luyện
phép.
Theo các tài liệu của các Pháp sư Việt thì đó là một ngôi am nhỏ do Vua
Monivong xây cất vào năm 1924 cho Hoàng tử Pre Thoong đến tu luyện. Pre Thoong
được một đại pháp sư người Việt có tên thường gọi là Ba Gang hướng dẫn vào đây
luyện phép tiên. Do nơi đây có 5 tảng đá hình chiếc thuyền nên được gọi là Năm
Thuyền. Ông Ba Gang và Cử Đa là hai phó tướng của Quản cơ Trần Văn Thành - người
chỉ huy cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa trong giai đoạn chống thực dân
Pháp (1867 -1868). Sau khi kháng địa bị
thất thủ, Quản cơ Trần Văn Thành tử trận, Cử Đa và Ba Gang về núi Tà Lơn tu luyện
phép thuật chờ thời cơ. Lần lượt họ viên tịch tại nơi này và được dân địa
phương đúc tượng phong thánh.
Ngày nay, Năm Thuyền không còn là ngôi chùa hoang vắng, u tịch. Nhà đầu
tư đã xóa hầu hết dấu tích người Việt và "cải biên" thành một khu du
lịch tấp nập người. Họ đã biến tượng Cử Đa và tượng Ba Gang thành "Phật
Kh'mer". Ông "lục cả" trụ trì ngôi chùa là người Việt Nam cũng
không còn.
Ngài Cử Đa trước kia có để lại trong cuốn “Giảng Tà Lơn” của mình là:
“LAN THIÊN một kiểng chép chơi.
Non cao đảnh thượng thảnh thơi vô cùng:
Hiu hiu gió thổi đùng đùng,
Phất phơ liễu yếu lạnh lùng tòng mai,
Mùa xuân tới kiểng lầu đài,
Tháng giêng mùng chín thi tài hùng anh,
Tứ vi mây phủ nhiễu đoanh,
Bồng lai một cảnh hữu danh tư bề”.
Nơi mọi người tu tập là tại gần Chùa Bình Thiên (nay đã bị tàn phá chỉ
còn lại dấu tích cái mái). Nơi đây có 2 con suối lớn chảy cuồn cuộn, tung bọt
trắng xóa , cùng với màn sương dày đặc gần như suốt năm.Gần đó là nơi Cổng Bàng
Ngự (hai cột đá có hình như cái trụ) và Ruộng Năm Dây (những hòn đá màu đen to
ước nặng hàng tấn ở đây có hình như chiếc bánh xu, xếp thành năm hàng, khi Đức
Thầy – Đức Huỳnh Giáo Chủ đi ngang đây đã đặt cho nó cái tên là Đàn năm dây). Băng theo đường mòn trong rừng là đến Tứ
Giao Điện (nơi ông Cả – Thân sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ tu tập và NGỘ đạo) .Tứ
Giao Điện là một tảng đá tự nhiên rất lớn bằng phẳng được chống bởi các hòn đá
tự nhiên khác tạo thành một cái động đá có 4 cửa ra vào. Cũng không xa là hồ
sen bằng đá (nói là hồ chứ thật ra là cả thiên bàn đá xanh đen hay xanh xám
hình lá sen to như những chiếc bàn dài khoảng một thước, rộng 4 hay 5 tấc đặt
trên ao – “sàn đá”).
Từ xa xưa, Tà Lơn trong mắt mọi người là chốn rừng thiêng nước độc, non
cao hiểm trở cùng sự ngự trị của muôn loài thú dữ, là nơi trùng trùng nguy cơ
chỉ một sơ sẩy là coi như lành ít dữ nhiều. Thế nhưng với giới Đạo sĩ, những
cao nhân tu hành và những người muốn khẳng định tài năng, sức mạnh thì vùng núi
hiểm này là nơi lý tưởng, bởi nơi đây được cho là tập trung Linh khí đất trời,
hội đủ yếu tố thích hợp để tu hành, rèn luyện nâng cao công lực, giác ngộ đắc đạo.
Người Việt vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Thất Sơn tin rằng,
ai đã tu luyện ở Tà Lơn đều là kỳ tài, có năng lực phi thường, đẳng cắp tối thượng,
từ những danh y, vị chân tu đến pháp sư, đạo sĩ. Nhiều tài liệu và truyền thuyết
lưu truyền trong dân gian cho rằng, từ trăm năm trước nhiều người Việt tu luyện
tại Tà Lơn, có người mất trên núi được phong Thánh, lại không ít người hoàn
thành tu luyện, thăng cấp Đại sư về sau khai Môn lập Đạo, trở thành Giáo chủ của
nhiều Tôn giáo, Đạo giáo ở miền Nam Việt Nam, được đông đảo tín đồ và người đời
kính ngưỡng.
Theo đó, ảnh hưởng tâm linh của Tà Lơn từ hàng trăm năm trước đã vượt ra
khỏi lãnh thổ Campuchia, được đông đảo đồ đệ các môn phái Huyền thuật các nước
trong khu vực tìm đến tu luyện, hoàn thành các thử thách để trở thành Đại sư.
Tà Lơn cũng là nơi nhiều môn phái lựa chọn làm nơi khảo nghiệm đệ tử sau thời
gian học tập, rèn luyện ở bản doanh.
Ngày nay một số tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo ở Tịnh Biên, An Giang mỗi
năm đều dẫn đoàn hành hương đến Tà Lơn tu luyện, giao lưu với các vị chân tu
nơi này. Theo nhiều người tu hành, trong thế giới tu hành không có khoảng cách
địa lý, không gian, mà mọi người chỉ biết hội tụ về nơi có oai linh để tinh tấn
tu hành. Không chỉ các vị tu hành người Việt Nam, mà các vị tu hành người Thái
Lan, Myanmar…cũng hay lui tới đây.
Theo lời một pháp sư, đường lên đỉnh Tà Lơn hầu như ai cũng biết, nhưng
đường đến nơi tu luyện của các pháp sư chỉ có những người thuộc đẳng cấp nhất định
mới có quyền biết. Trên núi có quần thể hang động luyện phép thuật, ẩn dưới những
khối đá xếp tầng xếp lớp, các hang động sâu hun hút, vô số khối đá hình thù kỳ
dị và hang, khe sâu tạo nên những hệ thống như mê cung. Tùy vào năng lực và đẳng
cấp của từng đạo sĩ, pháp sư mà phải lựa chọn nơi tu luyện thích hợp.
Có những bãi hang động dành cho những pháp sư lần đầu chân ướt chân ráo
đến tu luyện. Tuy nhiên cũng có những hang động nằm sâu dưới thung lũng, cạnh vực
thẳm sâu hun hút với vách núi dựng đứng, nơi này chỉ dành cho những pháp sư cao
tay ấn luyện. Những người chưa đủ trình độ năng lực muốn vào những nơi bí hiểm
này phải có thầy đi kèm, nếu liều lĩnh vào những nơi vượt quá năng lực chịu đựng
thì lành ít dữ nhiều. Các vị tổ từng lui tới nơi này có tài hơn
người, oai lực hơn người, từ thầy thuốc trị bệnh, vị chân tu hay ông thầy bùa,
thầy ngải…khi đã lên Tà Lơn tu luyện thì luôn được nể phục. Trải qua hàng thế kỷ,
câu chuyện về Tà Lơn vẫn luôn là huyền bí với chôn dân gian.
Các pháp sư hay về Tà Lơn luyện phép mùa “Vặt Sa” (mùa tu hành giống như
mùa kiết hạ đạo Phật), cũng có giáo phái sau khi tu luyện ở quê nhà thì hẹn mùa
về Tà Lơn để vượt qua “Sát hạch” trước khi được chứng nhận lên bậc “đại sư”.
Ngoài ra, các thầy bùa, thầy ngải…khắp nơi cũng hay lui tới thu nạp “thần khí”
cũng như cúng bái các vị tổ sư để nâng cao nghiệp Tổ.
Giới huyền thuật Cao Miên ở Lục sơn (Hà Tiên đi qua) có tục lệ mổi năm ngày lể tắm Phật của họ thì họp nhau lại thử tay nghề bùa ngải
coi ai cao hơn ai ! Nười này năm nay
có gì đặc sắc hơn , người nọ luyện được môn gì mới chăng ? v.v.....cách thức họ
thi tài không phải là từng cá nhân với nhau mà do các vị Lục cả cao niên trụ trì các chùa , các sóc địa phương
đó đứng ra tổ chức giám sát . những vị này tài phép cao cường , ai cũng 4, 5
mươi năm trì kinh niệm chú , bùa phù , ngải nghệ họ thuộc về đại cao thủ . các Đại sư này đã làm phép tom trấn 1 số các hang động từ
trước ngày thi trên lưng chừng núi và dần lên đỉnh núi , càng lên dần trên núi
thì bùa phép trấn ếm càng mạnh dần , mạnh dần . Khởi
đầu thi là bất kỳ ai ghi danh cũng được , không phân biệt chủng tộc Xiêm , Miên ,Lèo hay Hồi giáo , Việt nam v.v.....theo lệ (không phải luật) chỉ cần
nói được tiếng Khơ-me là có thể
dự thi ! và dỉ nhiên tất cả những kẻ dự thi đều phải biết mật tông , bùa phép
(đa số là đang hành nghề ).Thoạt đầu cứ 1
tóp 10 người (lấy theo số 10 vị bo-rờ mây) mang theo cơm vắt muối ớt và nước đủ
dùng cho 5, 7 ngày vô chung 1 hang động , trong đó mọi người có thể trao đổi
tuyệt kỷ cùng nhau hay người này dạy người kia , hoặc cũng có thể vì ân oán lâu
năm trước đây giờ gặp nhau giải quyết âm thầm , miển là không làm phiền tới những
người xung quanh đồng cư đồng cảnh !
Bởi trong động đã dược các Lục
sư cao tay yểm trấn nên người có bùa phép tại thân vào đó thường chỉ 1 vài tiếng
là có phản ứng ngay . Người thì nóng mặt , nóng lổ tai Điển chạy rần rần , kẻ thì ớn lạnh nổi da gà dọc
xương sống lên tới ót , cũng có người xuất hạn mồ hôi dầm dề , như ngộp thở
v.v.....đủ các hiện tượng . Khi đêm đến khoảng giờ Tý
thì càng khủng khiếp , có ông thấy mặt chằng mặt xanh nanh bạc bằng cái nia chần
dần trưóc mặt mình , phà hơi lạnh buốt , có thầy thấy cục lửa to như bánh xe bò
từ xa bay tới lao thẳng vào mình , những kẻ trong động như đã nói qua dỉ nhiên
đã là dân trong nghề , người nào ít nhất cũng 5, 3 năm xuất sư làm thầy rồi , đương nhiên họ trước đó đã dụng pháp tom trấn , kiết
giới hộ thân . Ông thì dùng 4 cục
đất sên phép Pali Ngũ phương chư Phật
trấn 4 góc mình ngồi , có vị triệu thỉnh Tứ
đại Kim cang giáng đan` hộ thân , như mấy thầy Tàu Triều châu (sống
bên Miên)chuyên về Mao
sơn thuật thì thỉnh lục đinh , lục giáp thần , Mao
sơn sư chủ đáo tạ hộ kỳ . tất cả họp lại tạo ra bầu không khí rất là huyền bí ,
ly kỳ và ngoạn mục .
Mặc dù dã lập trận kiết giới vậy mà cứ độ 5, 3 tiếng
hoặc nửa ngày là có ông chịu không nổi ôm đầu bỏ chạy ra khỏi hang (người đó kể
như thua đành chờ năm sau thi tiếp) , nhiều khi có thầy tay ôm ấn mà xỉu luôn
trong hang . Tiếng thần chú rì rầm của nhiều ngưòi vang trong không
gian hẹp nhỏ thiêú ánh dương quang và dưởng khí càng thêm công phạt vào tâm thức
những huyền thuật gia đó .
Những
vị Lục
sư Cao
miên lập trận trong các hang động đó thuần tuý là mật giáo Nam tông , đôi khi có chen vào vài
đàn pháp theo Ấn
độ giáo thời vương quốc Phù
nam xa xưa ở xứ Chua`
tháp . công lực khổ hạnh tu trì và căn cơ của các vị Lục cả đó cao thâm khó lường , nên
các vị thí sinh kia sau vài ngày chưa đến 1 tuần là hầu như rớt đài hơn 2 phần
3 !
Sau
đó những người còn trụ được trong động đúng 10 ngày sẽ được mời ra nghỉ bên
ngoài 1 ngày , để rồi lên phía trên triền núi cao hơn , có động khác cũng đã được phù phép
trấn áp đặc biệt " dử" hơn nữa để thi tài cao hạ tiếp tục , và cũng với
con số 10 người vào 1 hang như vòng 1 vậy . và thức ăn cũng chẳng có gì hơn
ngoài cơm và muối , ai chịu khó hơn thì cũng chỉ chuẩn bị thêm được
1 ống tre nước thốt nốt giải khát mà thôi !
Xin
nói vài điều về ý nghỉa cuộc thi này : Đối với số người tu luyện bùa phép ở đất Miên và dân chúng bổn đạo (Phật giáo nguyên thuỷ ) địa phương
nơi đó rất quan trọng và vinh dự nếu đoạt được danh hiệu đệ nhất, ví như bên Trung hoa mà thi đậu vỏ Trạng nguyên vậy ! Được tăng thống Cao miên cấp bằng huyền thuật đệ nhất
trong năm quý hơn vàng bạc , thời đó chiến tranh nên phương tiện đi lại thường
bị quan binh xét hỏi rất gắt gao . vậy mà kẻ nào có tấm chứng chỉ ấy trong tay
đưa ra là các cơ quan công quyền Cambodia
ok liền , còn hơn là sự vụ lịnh khẩn cấp nữa ! vì ở Cao miên đạo Phật là Quốc giáo nên chử ký của Tăng thống (Vua sãi) rất có giá trị , Quốc vương Shihanuk khi gặp ngài mà còn phải
quì mọp đảnh lể như tế sao vậy .
Theo lời kể
của ông Bảy Thới ở Tịnh Biên, hai đệ tử của Đức cố Quản (Quản cơ Trần Văn
Thành) là Ba Gang và Cử Đa, khi khởi nghĩa Láng Linh – Bảy Thưa chống Pháp thất
bại, Quản cơ tử trận thì hai ông về Tà Lơn, ở chùa Năm Thuyền tu luyện chờ thời
cơ, dân làng ở chân núi tôn hai ông là pháp sư đắc đạo, họ gởi con lên núi,
trong đó có nhà vua Monivong gởi hoàng tử Pre Thoong cho hai ông tiếp dẫn đạo
tu hành. Tượng của hai ông vẫn được vị lục cả người Việt thờ cúng từ lâu ở chùa
này nhưng tiếc rằng, vị lục cả không còn, tượng hai ông được biến hóa theo kiểu
Khmer.
Thày Bảy về văn hóa chắc chỉ khoảng lớp 3,lớp 4 vì tôi nhìn chữ ông viết
trông như gà bới. Tôi hay đùa ông bữa nào thiếu gà cứ bảo ông viết ra mấy chữ
là ăn gà mệt nghỉ. Tuy nhiên ông lại rất rành các loại chữ bùa, từ chữ bùa Pàli
đến chữ bùa Phạn, bùa Lèo, bùa Năm Ông, bùa Lục Sơn (chữ Kh'mer cổ)… Ông đã từng
hội ngộ với rất nhiều đại pháp sư khu vực Đông Nam Á tại đỉnh núi Tà Lơn. Những
lần hội ngộ như vậy, ông và các đại pháp sư khác quốc tịch, dị biệt ngôn ngữ phải
nói chuyện với nhau bằng "tiếng bùa" và "bắt ấn quyết" (tức
ra dấu).Trình độ văn hóa của ông Bảy là con số không nhưng trình độ về bùa,
chú, ngải thì thuộc đẳng cấp "đại sư". Ông Bảy khẳng định, ai cũng biết đường lên đỉnh Tà Lơn
nhưng đường đến nơi tu luyện của các pháp sư thì chỉ có giới pháp sư thuộc đẳng
cấp trung sư mới có quyền biết. Đó là những địa điểm bí ẩn chưa có trên bản đồ. Ngoài dấu tích chùa Năm Thuyền, tại đỉnh Bokor còn rất nhiều địa chỉ
mang tên thuần Việt như điện Minh Châu, điện Bình Thiên, điện Bàn Ngự, điện Tứ
Giao… Đó là dấu tích của những người Việt xưa tu luyện phép thuật nơi này. Ngày
nay, những cái tên đó đều được người bản địa "Kh'mer hóa" thành Mik
Clau (Minh Châu), Bin Thi (Bình Thiên).
Cho đến tận bây giờ, người Kh'mer vẫn tin rằng, những "lục tà"
người Việt có công khai mở thánh địa phép thuật vẫn còn "trụ trì trong
không gian". Còn các pháp sư khu vực Đông Nam Á vẫn chọn nơi đây làm
"trường thi tốt nghiệp" hàng năm.
Đối với giới pháp sư, ngoài chuyện Tà Lơn là nơi có dấu tích những bậc
Phật, thánh đạt chánh quả, còn có yếu tố "chính huyệt" của khu vực
Đông Nam Á. Họ cho rằng, nơi đây là điểm tập trung linh khí trời đất nên con
người dễ hấp thu đầy đủ tinh, khí, thần của vũ trụ. Vì những yếu tố đó, các sư
phụ luôn đưa đệ tử lên đây để kiểm tra khả năng tu luyện. Nếu vượt qua được kỳ
vặt sa, kể như đạt cấp đại sư, đủ trình độ làm thầy. Với những người đạt bậc đại
sư cũng đến đây để tôi luyện một món "đồ" (Bảo bối có ẩn chứa phép
thuật) hoặc nâng cấp một tuyệt kỹ phép thuật nào đó.
Thông thường, những người dự hội mời một vị cao tăng Campuchia (nước chủ
nhà) đứng ra chủ trì "trường thi". Trước khi vào hội, các pháp sư tự
chọn và đánh dấu một cái hang rồi mời vị cao tăng chủ trì đi từng hàng làm phép
trấn ếm. Sau khi trấn ếm xong các hang, vị cao tăng này phối hợp cùng các sư phụ
cộng lực, đồng loạt bày trận địa phù phép, "giăng lưới" khắp bầu trời
để truy tìm những ác quỷ, yêu tinh ẩn nấp, "trói" lại nhốt chung vào
một cái chum sành có nắp. Vị chủ trì sẽ đem cái chum đó về chùa của mình làm
"chiến lợi phẩm". Đám ác quỷ, yêu tinh sẽ được vị cao tăng đó trì chú
đến khi thuần phục mới được thả ra làm ôsin "phần âm" cho chùa.
Khi đã trấn ếm an toàn, các sư phụ lùa đệ tử vào từng hang bắt đầu tu
luyện. Mỗi đệ tử chỉ được phép mang theo 1 lít nước và một số củ ngải làm thực
phẩm. Trong thời gian 45 ngày, nếu bước ra khỏi động, xem như bỏ cuộc thi và bị
đánh rớt. Người nào vượt qua được, xem như "tốt nghiệp". Người nào
hóa điên được cao tăng chủ trì rước về chùa nuôi suốt đời để trục vong. Họ cho
rằng, người yếu tay ấn sẽ bị ác quỷ, yêu tinh nhập vào người khiến điên loạn.
Người nào chết luôn trong động, xem như đã đạt cực đỉnh thông tuệ. Cả hội xúm lại
trì chú tôn người chết làm thánh, thần.
Kết thúc hội Vặt sa, người nào "tốt nghiệp" sẽ được cao tăng
chủ trì trao một "ấn vật" và một giấy chứng nhận có con dấu của Tổng
hội Phật giáo Vương quốc Campuchia. Với giấy chứng nhận đó, pháp sư sẽ trở
thành thượng khách của bất kỳ ngôi chùa nào trên đất Thái Lan, Myanmar,
Campuchia,… trừ Việt Nam và Lào.
Trên núi Tà Lơn có 36 ngôi mộ nằm thành 3 cụm riêng biệt nhưng gần nhau.
Cụm trong cùng nằm lưng chừng thung lũng có 4 ngôi mộ nằm thành 2 lớp. Lớp
trong, sát vách đá có 1 ngôi mộ, phía ngoài là 3 ngôi mộ. Cách đó không xa là một
cửa động, trên vách đá có chạm một hàng chữ Hán "Động Kim Quang".
Tất cả các ngôi mộ đều phủ những phiến đá đánh dấu. Có một ngôi mộ chất
đá rất sơ sài không bia mộ. Ông Bảy cho biết, vào khoảng năm 1970, những người
luyện phép đến đây đã phát hiện một bộ xương khô vẫn còn ngồi trong tư thế thiền.
Họ để nguyên tư thế của người chết rồi phủ đá lên.
Trong số 36 ngôi mộ chỉ có một
vài ngôi được dựng bia khắc chữ. Số còn lại, chết trong các hang đá, không danh
tính nên những người đến sau chôn cất phủ đá đánh dấu.
Ở một số hang đá dưới sâu tận cùng đáy vực vẫn còn chứa một số xương cốt
người tu luyện chết rũ không được chôn cất, không được nhang khói. Vậy mới biết
các Thày lên Tà Lơn kiếm được giấy tốt nghiệp Vặt Sa để khẳng định đẳng cấp của
mình thật khó hơn lên Trời.
Ta cũng thử tìm hiểu một chút về Phong thủy của dãy Tà Lơn – Bokor này .
KHÁI QUÁT MỘT ĐÔI ĐIỀU VỀ ĐỊA MẠCH.
Theo sử sách còn truyền lại,từ khi Phục Hy lập ra Bát quái định Thiên
đồ,xa thì trông Thiên văn,đại Địa,gần thì trông ở người,vật,toàn đồ Vũ trụ quan
bao gồm Thiên -Địa -Nhân.
THIÊN :Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.
ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.
NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.
Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại đạo,mỗi thành phần đều sống động.
THIÊN ĐẠO :Là sự vận hành các phần tử Thiên hà,Thiên hệ,Tinh tú châu lưu an
toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định.
ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật.
NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn của Thiên -Địa,Tinh khí tươi nhuận thì Thần mới
minh.Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng ,nghỉ tức là hoại ,là diệt.
Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc,hạnh phúc cho mọi người tức là cả ba
thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức tính của Đại đạo.Vì thế ,các bậc
Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng đồng một Cảnh giới Chân -Thiện
-Mỹ,họ chiêm nghiệm ,học hỏi từ Thiên nhiên địa vật,tạo nên nền tảng Kiến trúc
.Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn,Địa thế,Nhân sinh ),nên gọi là
thuật Phong thủy
Trong thuật Phong thủy,Khí là một hiện tượng rất khó giải thích ,nhưng
nó là một khái niệm cơ bản của thuật Phong thủy.Nhận định đúng về khí là chỉa
khóa mở vào lý thuyết cốt yếu của Phong thủy.Theo quan niệm Á đông,Khí ẩn tàng
làm động lực cho Trời đất vạn vật.Khí không những hội tụ trong các vật thể hữu
hình mà còn tản mát vô hình sau khi vật thể tan rã để tạo thành những thể rất
Linh thiêng gọi là Linh của Vũ trụ.Người xưa có câu :Tụ là hình tán là Khí
.Ngày nay Khoa học phát hiện được một vài dạng của Khí,gọi là Plasma sinh
học.các dạng đó có thể đo,đếm được.Theo định nghĩa của môn Phong thủy Long mạch
xuất phát từ những dặng núi cao.Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ
sơn.Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn.Ta
cũng biết rằng Thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống ,các đỉnh
núi cao là những Antena tiếp thu sinh khí.Theo ÐỊA LÝ ÐẠI TOÀN TẬP YẾU
:"Phong thủy Ðịa lấy Sinh khí làm chủ,lấy Long Huyệt làm nền tảng,Sa,Thủy
làm bổ trợ.Xem Phong thủy chính là quan sát sự thuận ứng nghịch phản của Sơn và
Thủy,Khí cứng rắn nhu hòa của Âm Dương,lý Phân ly,hội hợp của tụ và tán. Phong
thủy tốt là mạch địa thoạt tiên lên cao,vượt lên,hướng đi của Ðịa mạch hoạt bát
như Long,nhấp nhô khộng ngừng, đứt đoạn rồi lại nối liền.Ðịa mạch xuất hiện ở
giữa,xung quanh có Sa trướng trùng trùng.Sa trướng của nó có gần có xa,có
nghênh có tống,có triền,có hộ vệ.Khi hiệp cốc xuất hiện ,chúng đều thu giữ Ðịa
Khí, tựa Phong yêu (Lưng ong ) và Hạc tính (Gối Hạc ) vậy,có nơi tạo ra thế cử
đỉnh,có chỗ tạo ra hình Giáp hộ,nơi giao tiếp của Ðịa mạch không bị đứt
đoạn,khi Phong suy đi qua hai bên Hiệp cốc ,thì Ðịa mạch lại tựa như hai bên
mạn thuyền song song mà ra.Nơi đỉnh và hai bên của Ðịa mạch sáng sủa lại cùng
tương ứng với Tinh thần,tựa hồ như sắp có Long có Hổ giáng xuống nơi này.Triều
sơn ở xa thì đẹp đẽ,muôn hình vạn trạng.Minh đường rộng rãi bằng phẳng,Thủy
khẩu giao kết ,uốn lượn xung quanh,bốn phương tám hướng không có nơi nào bị
khuyết hãm.Ðịa Huyệt hạ lạc kết Huyệt ở nơi này,khí Âm Dương phân biệt cùng
tiếp,chỗ cao chỗ thấp,lồi lõm rõ ràng, địa hình hai bên như hai cánh tay giang
rộng,trên phân ra,dưới hợp lại,Ðịa thế tròn và nhọn cùng đối ứng với Thiên quan
Ðịa quỷ.Thủy trong ,Thủy ngoài đều ôm ấp,bao quanh nơi này;Sơn trong Sơn ngoài
cùng tụ hội.Nơi được như vậy được xem là đại Phú đại Quý của Phong thủy vậy.
Kinh Thư có viết :"Tinh tú trên Trời và Địa thế dưới đất luôn tương hỗ với
nhau,Phong thủy Bảo địa tự nhiên sẽ thành...Dương đức sẽ hình thành từ thân thể
của ta và Âm đức sẽ hình thành từ vị trí ăn ở cư xử thiện hạnh của ta ".
A/LONG MẠCH TỔ :Trong hình phía trên
là một tổ Rồng (Long mạch ).Long mạch lớn nhất có hình được tô mầu chính là Tổ
Long - Dãy Hymalaya (Còn gọi là Hy Mã Lạp sơn ).Dãy Hymalaya tạo nên một vòng
cung dài trên 2400 Km qua các nước :Pakistan,Kashmir,Ấn độ,Tây
tạng,Nepal,Sickim,Bhutan bao bọc một vùng rộng gần 600.000 Km vuông.Đây chính
là Tổ Sơn của cả Thế giới.Nước Việt nam ta chỉ nằm ở phía đuôi con Rồng này.
Từ đỉnh Everest trên dãy Hymalaya cao 8.880 m so
với mặt biển, có đường kinh mạch linh thiêng trông giống hình con Rồng lớn, đi
từ nóc nhà thế giới là cao nguyên Tây Tạng dọc theo biên giới Ấn Độ, xéo qua
cao nguyên Vân Nam, đến đỉnh Panxipang cao 3.143 m của dãy Hoàng Liên Sơn tỉnh
Lao Cai, rồi toả ra trên Đồng bằng Bắc Bộ nước ta và chui xuống biển sâu ở Vịnh
Hạ Long, cuối cùng đường kinh mạch kết thúc ở Vịnh Mindanao - Philippines ở đáy
Đại dương sâu 10.800 m. Đây là “con Rồng” lớn nhất thế giới. Những nhà
nghiên cứu phong thuỷ đã phát hiện ra đường kinh mạch này và cho rằng, đây là
đường kinh mạch quan trọng quyết định vận mệnh của quốc gia Việt Nam.
Theo ĐOÀN VĂN THÔNG chép lại theo cuốn HUYỀN DIỆU THIÊN THƯ của một dị
nhân ẩn danh vùng Thất sơn.
"Khoa Địa lý dạy rằng :Hễ một dòng sông bắt nguồn từ nơi đất địa hiển
linh,núi cao ngàn năm không người tới ở,rừng rậm ngàn năm không ai tới
lui,phóng lượn sóng nghêng ngang ngàn thu không cạn,thì con sông ấy sẽ kết tụ
nơi Huyệt "Long đảnh ",một địa linh rất Linh hiển,phì nhiêu về vật
chất,cao siêu bội phần về tinh thần.Ngọn CỬU LONG giang là một dòng Bảo giang
oanh liệt,oai nghiêm,vừa tạo thành nên vóc vạc hoàn toàn lối 100 năm nay.Liên
kết với các núi,Cửu long giang xuất hiện ra 12 HUYỆT huyền diệu,chấm đậm
néthùng vĩ trên quả Địa cầu này.
"Bắt đầu khởi kết tụ ngươn khí âm dương xây nên Địa Huyệt thứ nhất tại
THẤT SƠN (Châu đốc ).Chỗ ấy ba Huyệt Tiên thiên hiệp lại làm Nê hườn cung ,xuất
hiện đúng ngày linh hiển TAM HUÊ TỤ ĐẢNH mùi hương lạ kỳ- bí mật bay ra từ núi
Sam đến núi Tượng.Chỗ ấy là cân não,cốt tủy của Cửu long.Tên nó được hưởng ứng
theo luồng điện Thiên nhiên,oai nghiêm,từ bi,hùng vĩ,đời sau gọi là KIM THÀNH
HUYỆT.Đó là Huyệt dương đã xuất hiện ,Cửu long kết lần với hai dãy núi âm phong
cô độc ,liên hiệp thành cặp mắt HÀ TIÊN và PHÚ QUỐC là THỦY TRUNG HUYỆT.TÂY
NINH ,núi ĐIỆN BÀ là HUỲNH MÔN HUYỆT,hai đảnh núi ấy thuộc về Âm kết tụ ngươn
khí tại Trung ương tạo nên ẤN ĐƯỜNG HUYỆT (Dương )để khai mở luồng điển quang
cho các Huyệt kia vừa ngưng tại lối miệt Long xuyên,Bình mỹ (Một dãy cù lao lớn
chạy dài từ Bình mỹ xuống gần đến Cần thơ ).
Từ Kim thành Huyệt phóng thẳng xuống mũi Cà mau và núi KỲ VÂN ,hai Huyệt dương
nữa ,một bên thì thành sống mũi Cửu long chấm đến Cà mau (Tức là LÂM HUYỀN
HUYỆT ),một bên thì Hàm Rồng tại KỲ VÂN (Tức BÍCH NGỌC HUYỆT ).Đồng cân với hai
Huyệt âm(THỦY TRUNG HUYỆT VÀ HUỲNH MÔN HUYỆT ),hiện ra một Huyệt thứ sáu (BÌNH
NAM HUYỆT ),tại núi Côn nôn là chót lưỡi của Cửu long.
Sáu Huyệt âm dương vừa kết tụ ,thì tại Trung ương Huyệt,yết hầu Cửu long ,vừa
khai mở gần Cần thơ bây giờ ,gọi là TRUNG ƯƠNG CỬU LONG HUYỆT.Lần lần ba cửa mở
ra :cửa Đại,Tiểu...v v vừa thành tựu(Năm Nhâm Thìn 1892 ),khiến cho ba nguồn
Thủy dựng tại Bình Nam châu chuyển động (Lưỡi Cửu long ),làm cho các miền ở
chánh cửa khẩu phải bị nạn lụt(Vàm cỏ,Gò công,Bến tre và các cù lao nhỏ...) ba
ngày ba đêm.Đó là bảy Huyệt LINH THIÊNG ,CHÁNH GỐC của xứ VIỆT NAM mới ngưng
kết được lối 100 năm nay.Đứng giữa Hoàn cầu,sự Linh thiêng tân tạo là đầu Cửu
long giang,một nguồn Bảo giang Thiên cơ đã định phải chói rạng sự Huyền
diệu,nhứt hạng khắp bốn bể,năm Châu.Vì Địa linh ấy mới sanh Nhơn kiệt,các vị
Thánh tổ kim thời hễ thuộc mạng âm thì phải xuất hiện (Chứ không phải Giáng
sanh ),dạy đời trong ba Huyệt âm (THỦY TRUNG HUYỆT,HUỲNH MÔN HUYỆT và BÌNH NAM
HUYỆT ).,còn thuộc Dương thì phải xuất hiện ở Thất sơn,KỲ VÂN và CÀ MAU (KIM
THÀNH HUYỆT,BÍCH NGỌC HUYỆT và LÂM HUYỀN HUYỆT ).
(Dật sĩ và NGUYỄN VĂN HẦU -THẤT SƠN MẦU NHIỆM ).
B/ LONG MẠCH CỦA TÀ LƠN :
Ta đã nhận biết khá rõ long mạch Tổ chạy từ Dãy Hymalaya (Còn gọi là Hy
Mã Lạp sơn ),kết phát nên những địa huyệt tại miền Bắc cũng như tại miền Nam
Việt nam. Tuy nhiên, Long mạch kết tụ tại Tà Lơn ( Bokor) lại là một nhánh khác
của Long mạch Tổ, không cùng đường dẫn Long của Việt Nam. Dãy Hymalaya (Còn gọi
là Hy Mã Lạp sơn ).Dãy Hymalaya tạo nên một vòng cung dài trên 2400 Km qua các
nước : Pakistan,Kashmir,Ấn độ,Tây tạng,Nepal,Sickim,Bhutan bao bọc một vùng
rộng gần 600.000 Km vuông.Đây chính là Tổ Sơn của cả Thế giới. Vùng địa huyệt
Tà Lơn ( Bokor) chính là được kết tụ bởi vòng cung dài trên 2400 Km qua các
nước : Pakistan,Kashmir,Ấn độ,Nepal,Sickim,Bhutan , Cam Pu Chia và kéo xuống
vùng biển Thái Lan .
C/ ĐỊA THẾ TÀ LƠN ( BOKOR).
Núi Tà Lơn ( người
Miên gọi là Bokor - tức là con bò ) cách Thị xã Kompot khoảng 10 Km về
hướng Tây Nam. Đỉnh cao nhất của Núi Tà Lơn là 1.079m, vào mùa mưa đầy sương
mù, cách 5m không nhìn thấy gì. Từ đàng xa chúng ta nhìn thấy núi Bokor giống
như hình thể một con voi, chót núi luôn luôn bị mây bao phủ trắng xóa. Núi
Bokor được ghép lại bởi ba trái núi, nên đường từ dưới lên đỉnh núi rất xa vì
xe phải chạy quanh từ núi này sang núi nọ, hết cả ba núi mới đến nơi.
Từ Thị xã Kompot
có hai con đường đi vòng quanh dãy Tà Lơn : Một rẽ bên phải là đường vào hồ
Bokor và lên Chùa 500 vị Phật. Sau đó đi lên Trung Toà, Hàm
Long, Cán Dù...
Đường thứ hai đi
theo hướng về Công Pông Chàm, Công Pông Thơm đi khoảng 5 Km rẽ phải vào Núi Năm
Thuyền có Chùa Năm Thuyền. Tại đây có pháo đài Bokor, là bộ sưu tập các tòa lâu
đài (gồm khách sạn, casino, nhà thờ, cung điện…) được người Pháp xây dựng từ
năm 1920.Nơi này , chính phủ Căm Phu chia đang cho xây dựng lại Casino rất lớn .Từ
Chùa Năm Thuyền đi tiếp theo đường núi hiểm trở khoảng 32 Km ta có
thể đến được khu vực đáng chú ý nhất của dãy núi Tà Lơn - Điện Minh Châu , Điện
Bình Thiên, Điện Bàn Ngự, Điện Tứ Giao, Điện Lan Thiên...là nơi các vị Tổ của
Huyền Môn , các vị lãnh đạo Đạo giáo ngày trước chọn làm nơi tu luyện.
Trong " Sấm giảng
đời người "của Sư Vãi bán khoai có viết :
" Ngày xưa Phật ở
nước Tần,
Rồi sau Phật lại đi
lần về Nam. "
Câu đó có ý nghĩa về sự chuyển dịch trung tâm Phật giáo từ Tây Tạng sẽ
dần chuyển về nước Việt, đồng thời cũng chỉ rõ co ta biết sự chuyển động và kết
tụ của Hymãlạp sơn như thế nào?
Về kết cấu Địa chất, khu vực Tà Lơn hàng triệu năm trước còn là
biển. Qua những kiến tạo địa chất, được dựng lên thành núi cao đến 1079 m. Bằng
chứng thấy rõ ràng nhất là bất cứ ai bước chân đến Tà Lơn đều thấy cát ở đây là
cát biển trinh nguyên.
C/ DẤU VẾT CỦA CÁC ÔNG ĐẠO TẠI TÀ LƠN( BOKOR ) TRONG LỊCH SỬ.
1/ Huỳnh Giáo Chủ :
Mùa Thu năm 1939, sau khi hướng dẫn thân phụ đi viếng các am động miền
Thất Sơn (phiá Tây Nam-Việt) đặc biệt là núi Tà-Lơn (Bokor) nằm trên địa phận
tỉnh Cần-Giọt ( Kampot ) thuộc đất Cao-Miên, giáp giới Hà Tiên, Ngài hốt nhiên
tỏ ra đại ngộ. Và ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (nhằm ngày 4 tháng 7 năm 1939
dl.), Ngài chánh thức khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, một nền Đạo dân tộc đã
tạo ra những thay đổi lớn lao trong xã hội miền Nam và đóng một vai trò vô cùng
quan trọng không những trong sinh hoạt tín ngưỡng mà còn trong lịch sử đấu
tranh của Dân tộc. Đúng như lời Ngài viết trong bài “Thay Lời Tựa” (tức Sứ mạng
của Đức Thầy): “Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão vì thời cơ đã đến, lý Thiên Đình
hoạch định…” hoặc “ Ta hóa hiện ra đời cứu độ chúng sanh…Ta chuyển kiếp đã từ
lâu chờ đến ngày ra trợ thế”. Vì vậy, việc giáng sanh của Ngài không phải do
ngẫu nhiên mà là do sự sắp xếp từ nơi Thiên đình thượng giới, như lời Ngài tiết
lộ :
“ Ta thừa vưng sắc lịnh Thế Tôn.
Khắp Hạ giái truyền khai Đạo pháp”.
(Diệu pháp Quang minh - tr.28).
Đăng sơn kỳ nhứt. - Lần đầu tiên nầy Đức Thầy đi núi Tà-Lơn với Đức Ông
để cho Đức Ông đảnh lễ chư-vị Phật, Tiên và cảm thấy sự linh-thiêng huyền-diệu
của chư-sơn liệt vị, và cũng để cho Đức Ông hoàn-toàn tin-tưởng rằng: Đức Thầy
là một bực siêu-nhân chớ không phải thượng xác cỡi đồng như trước kia đã tưởng…
Núi Tà-Lơn (Bokor) nằm trên địa-phận tỉnh Cần-Giọt (Kampot) thuộc xứ
Cao-Miên, giáp giới Hà-Tiên. Từ trước đến giờ Đức Thầy chưa hề có dịp bước chơn
đến vùng nầy. Thế mà khi còn ở tại nhà, Đức Thầy đã kể cho Đức Ông nghe cuộc
hành-trình phải từ đâu đến đâu. Đức Thầy cũng biết từ chặng nào tới chặng nào
phải trả bao nhiêu tiền xe hơi hay xe ngựa.
Đăng sơn kỳ thứ tư - Lần ầy Đức Thầy đi núi Tà-Lơn và dẫn theo có một
mình ông Ngô-thành-Bá tức Biện Đài ở Hòa-Hảo .
Khởi hành ngày mùng 6 tháng giêng năm Canh-Thìn (1940), hai Thầy trò
được chở đưa bằng xe đạp đến vàm Cái-Đầm. Sau khi đò cập bến nhà
chơn núi hồi 8 giờ, hai Thầy trò xuống suối tắm rửa, thay đổi quần áo,
mỗi người mặc một bộ đồ dà.
Tiến theo con đường « cam chại » (đường đi non) Thầy trò tới Trung-Tòa
(hay là Long-Thuyền) lúc 1 giờ trưa, ghé vào một ngôi chùa nhỏ và tặng mấy nhà
sư trong chùa 3 cuốn giảng của Đức Thầy (quyển thứ nhứt, thứ nhì và thứ ba) rồi
từ-giã ra đi.
Đến ngả tẽ, Đức Thầy bảo đi qua diện Cô Nhứt (gần hơn một phần ba đường
lên điện Minh-Châu). Đường đi dốc ngược, gập-ghềnh bước tới muốn sụt lui, nên 3
giờ chiều mới đến điện Cô-Nhứt. Lối 5 giờ chiều, Thầy trò đi ngang qua lộ lớn
(bề ngang trên 4 thước) rồi đi lần tới điện Cao-Vân. Đêm đó đoàn lữ-hành nghỉ
trên một tảng đá cao khỏi đầu, rộng bằng 2 bộ ván ngựa, mặt bằng phẳng.
Sáng ngày mùng 9, Thầy trò đi lên « Ruộng Năm dây ». Tại đây có đường
mòn đi qua Bà-Ngự, nơi ông Cử đắc Đạo.
Rồi Thầy trò đi lần lên tới « Châu-Thiên », một cảnh thiên-nhiên tuyệt
đẹp nhờ tòng bá lộn chen không cao không thấp. Khi còn cách « Tứ Giao điện »
lối 100 thước, mặt trời vừa chen lặn. Đức Thầy dừng chơn bảo đừng nói chuyện.
Chẳng có một bóng người ! Chỉ có chén bát, tương chao và những chiếc đủa nằm
bừa-bãi trên bàn.
Sẳn có nồi nước tại đó và vì đói quá, ông Đài hốt cơm khô đeo theo bỏ
vào nồi đun lửa nấu. Theo lời ông Đài thì bữa cơm ấy ông ta ăn ngon nhứt trong
đời mặc dù thực-đơn chỉ gồm có một dĩa đọt khoai lang luộc.
Đêm ấy, Đức Thầy lên nóc điện thắp nhang đèn cầu nguyện, cúng lạy. Ngài
nói với ông Đài: « Thầy đây chỉ lạy Phật-Tổ thôi kỳ dư các bực khác Thầy được
miễn ».
2/ Ông Cử Đa.
Năm 1873, sau khi nắm rõ tình hình nghĩa quân, Trần Bá Lộc dẫn quân Pháp
đánh vào Bảy Thưa. Ông Trần Văn Thành tử trận. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Quân
Pháp tàn sát, giết hại, đốt làng của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Ông Ngô Lợi thoát
nạn, sau này quay trở về Láng Linh tiếp tục chiêu mộ nghĩa quân dưới danh nghĩa
tôn giáo chờ thời cơ. Khi quân Pháp càn quét vào vùng căn cứ, một trong những
đệ tử của Bổn sư Ngô Lợi đã dùng một chiếc ghe nhiều mái chèo theo sông Cái ra
biển đào thoát về tận vùng núi Long Sơn ở Bà Rịa lập nên đạo Ông Trần.Riêng ông
Cử Đa cải trang thành một vị sư lấy tên là Sư Bảy, giả điên khùng, lưu lạc
nhiều nơi để tránh sự truy lùng của quân Pháp. Có lúc ông phái lánh sang
Campot,Campongtrach, đến núi Tà Lơn tức Bokor (Campuchia).
Đến năm 1896, ông Cử Đa mới dám trở về vùng núi Cấm lập am ẩn danh. Năm
1896, khi rời Campuchia về nước, ông Cử Đa tìm gặp Đức Bổn sư Ngô Lợi để bàn
chuyện tiếp tục đánh Pháp. Nhưng vị tu sỹ này từ chối do chưa đến thời cơ. Thất
chí Cử Đa về vùng rừng Tri Tôn lập chùa Năm Căn qui ẩn.
...Riêng ông Cử Đa cải trang thành một vị sư lấy tên là Sư Bảy, giả điên
khùng, lưu lạc nhiều nơi để tránh sự truy lùng của quân Pháp. Có lúc ông phải
lánh sang Campot, Campongtrach, đến núi Tà Lơn tức Bokor (Campuchia). Đến năm
1896, ông Cử Đa mới trở về vùng núi Cấm lập am ẩn danh.
Mặc dù thất vọng, Cử Đa vẫn tụ tập lực lượng kéo đánh đồn Cây Mít của
Pháp ở mé kênh Vĩnh Tế. Binh ô hợp, vũ khí thô sơ nên thất bại. Buồn bã, ông
không về núi Tượng, cũng không trở lại núi Cấm mà đi thẳng lên núi Tà Lơn, trên
đất Cao Miên.
....Tục truyền, Tết năm Giáp Tuất (1934), nhà văn Phan Khôi đã kỳ ngộ
với Cử Đa ở chợ Bến Thành (Sài Gòn). Cử Đa bấy giờ đã đắc đạo thành tiên, và
trong các cuộc cầu cơ, ông thường giáng đàn cho thơ với đạo hiệu ''Hư
Không...''
Cử Đa truyền cho đời bài ''Vãn núi Tà Lơn'' và tập ''Lan Thiên'', đều
viết bằng thơ lục bát.
3/ NGÔ VĂN CHIÊU
Trung tuần tháng 6-1928 (cuối tháng 4 Mậu Thìn), Ngô tiền bối xin nghỉ
việc sáu tháng để đi du lịch Cam Bốt (thăm núi Tà Lơn,[12] Đế Thiên Đế Thích…)
theo lịnh của Đức Cao Đài. Lúc này số môn đệ Chiếu Minh tháp tùng theo tiền bối
có khoảng ba mươi người. Khởi hành ngày thứ Tư 13-6-1928.
Thứ Tư 30-3-1932 (24-02 Nhâm Thân), Ngô tiền bối đi thăm núi Tà Lơn lần
thứ nhì. Người tỏ ý sẽ thoát xác nơi đây. Các môn đệ đi theo hết sức khẩn
khoản, tiền bối mới bằng lòng trở về Cần Thơ.
Xin theo dõi tiếp BÀI 32, dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét