CHUYỆN HỒN MA THÀY LUYỆN NGẢI. CHƯƠNG 3.
CHƯƠNG 3 . DUYÊN NỢ ĐỜI TÔI VỚI SƠN LA – TÂY BẮC.
Thần thức
tôi chợt bừng tỉnh. Tôi thấy một đức Cha của Nhà Thờ lớn Hà Nội đang đọc kinh cầu
nguyện cho tôi. Nhà Tang lễ Phùng Hưng bữa nay vẫn đông như mọi ngày. Tôi đã
nhiều lần đến đây để chia tay những người thân , anh em , bạn bè. Tiếng Đức Cha
sang sảng vang vọng khắp gian phòng nơi người ta đang tẩm liệm xác của tôi :
“ Chúng
con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng, chúng con xin Đức
Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa
kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con, chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức
Chúa Thánh Thần xuống.
Sửa lại mọi
sự trong ngoài chúng con.
Chúng con
cầu cùng Đức Chúa Trời, xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ
các Thánh Tông Đồ, thì rày chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh
Thần lại xuống an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô
cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen…
…Anh chị
em thân mến: “Tất cả chúng ta đã chịu phép Rửa trong Ðức Giêsu Kitô, tức là đã
chịu phép Rửa trong sự chết của Người. Và chúng ta đã cùng chịu mai táng với
Người, bởi được thanh tẩy trong sự chết của Người, để như Ðức Kitô nhờ vinh hiển
Chúa Cha mà sống lại từ cõi chết thế nào, thì cả chúng ta cũng phải sống đời sống
mới như thế. Vì nếu chúng ta được liên kết với Người trong cùng một cái chết,
giống như cái chết của Người, thì chúng ta cũng được hợp nhất với Người trong sự
sống lại giống như vậy. Nên biết điều này: con người cũ của chúng ta đã chịu
đóng đinh khổ giá, để xác thịt tội lỗi bị hủy đi, hầu cho chúng ta không còn
làm nô lệ tội lỗi nữa, vì con người đã chết, tức là được giả thoát khỏi tội lỗi.
Mà nếu chúng ta đã chết với Ðức Kitô, chúng ta tin rằng chúng ta sẽ cùng sống với
Người, vì biết rằng Ðức Kitô một khi từ cõi chết sống lại, Người không chết nữa,
sự chết không còn làm chủ Người được nữa”.
Đó Là Lời
Chúa – Tạ Ơn Chúa….
…Khi ấy
Mát ta thưa với Chúa Giê Su rằng:" Thưa Thây nếu đã có thầy ở đây thì em
con không chết! Nhưng ngay lúc nầy con vẫn biết là bất cứ điều gì Thầy xin với
Chúa Cha thì Ngài sẽ ban cho Thầy" Chúa Giê su bảo bà ấy " Em con sẽ
sống lại " Mat ta thưa:" Con biết nó sẽ sống lại trong thời sống lại
ngày sau hết " Chúa Giêsu nói với Mát ta " Ta là sự sống lại và là sự
sống, ai tin vào Ta thì dầu chết cũng sẽ sống, và mọi kẻ sống mà tin vào ta thì
không phải chết bao giờ. Con có tin như thế không? Mát ta thưa, Vâng thưa Thầy,
con tin Thầy là Đức ki tô, con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian.
Đó là lời
Chúa -Lạy Đức Ki tô ngợi khen Chúa….
…Này tang
tóc gieo ưu sầu ảm đạm - Con nhìn Ngài mà lòng những xôn xao, ôi Giêsu nguồn hy
vọng dạt dào, Chúa chính là phục sinh, là sự sống.
Xưa Ngài củng
trải qua cơn dao động, từng băn khoăn đau đớn bởi tử thần, rồi gục đầu trước
thánh phụ từ nhân -Mà kính cẩn trao dâng nguồn sinh khí.
Tật nguyền
của chúng con Ngài chia sẻ- Ôi tấm lòng mục tử lớn lao thay, muốn chúng con
cùng đau khổ với Ngài -Cùng an nghỉ ngay trong lòng thánh phụ.
Trên thập
giá đôi tay Ngài rộng mở, như đón chờ để ấp ủ vào tim, hết những ai vì bệnh hoạn
ưu phiền, còn khoắc khoải chưa yên mà nhắm mắt.
Ngài phá vở
cửa âm ty-ngục thất đầy chiến công lên mở nước trời, nỗi sầu này xin cho đỗi niềm
vui - và chết đoạn được trường sinh vĩnh cửu.
Mong toàn
thể người thân yêu, bạn hữu, đã ly trần nay nghĩ giấc bình an, được Ngài cho hưởng
phước thiên đàng, hầu ca tụng tán dương Ngài muôn thuở.
Sáng Danh
Chúa Cha và Chúa con, cùng sáng danh Thánh Thần Thiên Chúa, tự muôn đời như
chính hiện nay và luôn mãi thiên thu vạn đại Amen. “
Thần thức
tôi bay một vòng xung quanh nhà tang lễ. Ở kia , vợ con và các em tôi mang trên
mình những tấm áo , khăn xô trắng , đứng thành một hàng phía bên phải chiếc áo
quan mà cái xác tôi đang nằm trong đó.
Ở một góc
nhà tang lễ , những huynh đệ trong Đạo tràng Diệu Pháp Liên Hoa vô vi của tôi
đang chuẩn bị vào đọc kinh cầu siêu cho tôi. Lẽ ra họ có kế hoạch làm việc này
khi khâm liệm cho tôi , nhưng vì gia đình xếp trùng lịch với bên Nhà thờ nên họ
chỉ còn có khoảng 15 phút làm nghi lễ cầu siêu cho tôi theo bên Mật Tông. Khi Đức
Cha vừa rời đi , những huynh đệ trong Đạo tràng Diệu Pháp Liên Hoa vô vi
Xếp thành
một hàng bên linh cữu của tôi và bắt đầu đọc chú Mật Tông.
Dầu tiên họ
đọc lời nguyên của Phật Bà Quán Thế Âm Bồ tát và cũng là lời nguyện của Đạo
tràng Diệu Pháp Liên Hoa vô vi “
“ LỜI NGUYỆN
Con không
xin vào Niết Bàn - Mà nguyện hướng về địa ngục - Cầu cho lửa ngục hóa sen vàng.
Con không
xin vào cõi Phật - Mà nguyện hướng về đao san - Cầu cho gươm giáo hóa đạo
tràng.
Con không
xin vào Tịnh quốc - Mà nguyện làm chiếc đò ngang - Ngày đêm chở hết nỗi trái
oan.
Tâm như đại
hải - Tâm như kiều thuyền - Con nguyền ở lại - Cõi Ta Bà lửa ngút máu oan khiên
- Trải tình thương lót khắp nẻo ưu phiền. - Địa ngục xuống lên - Luân hồi qua lại
- Quán kỳ âm thanh con nguyền tự tại
Xem tiếng
kêu mà phiền não độ qua - Bao giờ địa ngục còn ma - Muỗi mòng còn khổ - Ta Bà
còn Quán Âm! “.
Sau đó là
nghi quỹ trước khi trì chú và những bài chú : Lục Tự Đại Minh, Tỳ Lô Giá Na ,
Chú Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai , Tâm chú Thủ Lăng Nghiêm và cuối cùng
là chú Thiên chuyên Gia trì .
Cuối đàn lễ
, họ hồi hướng :
“ Nguyện
đem công đức này hướng về mười phương Pháp giới Chúng sinh , thân tâm thường an
lạc, bệnh tật , tai nạn đều tiêu trừ , mọi sở cầu đều được như ý , tất cả mọi
nghiệp chướng , phiền não chướng , sở tri chướng đều tiêu trừ , thành tựu vô lượng
giải thóat môn Tam Muội . Ngộ nhập Phật Tri Kiến và tốc chứng quả vị Vô Thượng
Chánh Đảng Chánh Giác .
Nguyện hồi hướng về các chư vị Thiên Long Thần
, bát Bộ Hộ Pháp phước huệ Thăng Long
hào quang viên đắc , thân tâm thường an lạc thành tựu Đại nguyện hộ trì Pháp
Chánh chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề .
Nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ 7 đời nghiệp chướng
, phiền não chướng , sở tri chướng tiêu trừ , tốc báo vãn sanh về Tịnh Độ mười
phương chư Phật .
Nguyện hồi hướng về Cha , mẹ , anh , chị , em
, chồng ( vợ ) , bà con hai họ tâm thân thường an lạc , thành tựụ được sự nghiệp
Thế gian , các nạn , ách bệnh tật tiêu trừ , phát Bồ Đề tâm hướng về quả vị Vô
Thượng Chánh Đẳng Cháng Giác .
Hồi hướng Đạo
hữu Liên hoa Thiên Huệ mọi nghiệp chướng
, phiền não chướng , sở tri chướng tiêu trừ , tốc báo vãn sanh về Tịnh Độ mười
phương chư Phật .”
Sau cùng , mọi người đi xung quanh linh cữu tôi 3 vòng và tiếng
chú Lục tự Đại Minh vang vọng , trầm hùng.
OM MANI PADME HUM……………………………… OM MANI PADME HUM……………….. OM
MANI PADME HUM………………
Các huynh đệ trong Đạo tràng Diệu Pháp Liên Hoa vô vi lần lượt
ra ngoài. Tôi nghe rõ tiếng thằng Bắc nói với các anh em : Anh Thiên Huệ kì này
có tới 2 Passports của Nhà Thờ và của Đạo Phật rồi. Yên chí lớn.
Phía ngoài sân , lũ bạn cùng đi lính với tôi đang tụ tập ở một
góc. Kìa là thằng Huy sứt , thằng Dũng , thằng Tuấn , thằng Ly xôi , thằng
Tuân…những đứa bạn đã cùng tôi chinh chiến suốt dọc đường 6 từ Suối Rút , Cò
Nòi , Hát Lót , Nà Sản lên tới Cửa khẩu Tây Trang rồi sang đến Phông Sa Lỳ , Huổi
Phăn , Sầm nưa ,udonsay.....
Những chàng trai Hà Nội trẻ măng ngày ấy , giờ này đã thành
những lão già tóc bạc da mồi. Lính Trung đoàn 184 chúng tôi ngày ấy , đã hơn 40
năm vẫn còn luôn sát cánh bên nhau . Năm nào cũng có một lần kỷ niệm ngày nhập
ngũ.
Ngày ấy 500 tân binh của Quận Hoàn Kiếm và 500 tân binh của
Huyện Đông Anh cùng nhập ngũ một ngày và về cùng trung đoàn 184 – Binh đoàn
tình nguyện 678. Vì là lính của núi rừng Tây Bắc nên họ gọi nhau là lính Apache
là tên gọi chung của một số nhóm thổ dân da đỏ Mỹ và Thủ lĩnh Tokai- lhto đang chiếu
trong bộ phim "Những đứa con của gấu mẹ vĩ đại " rất được người Hà Nội bấy giờ hâm
mộ.
Khi đó tôi vừa được trúng tuyển vào Đại học Xây dựng . Hai tờ
giấy gọi Đại học và giấy nhập ngũ cùng tới nhà trong 1 ngày. Bố mẹ tôi đều là
nhà giáo nên rất chăm chút cho 4 anh em tôi ăn học đến nơi đến chốn. Sau này, cả
3 đứa em tôi cũng trúng tuyển vào Đại học.
Thần thức tôi chợt thấy mình ngồi trên chiếc xe Zil 130 đang
gầm gừ nuốt những cung đường của Tây Bắc. Xung quanh tôi trên xe là những cậu học
sinh vừa tốt nghiệp lớp 10 , mặt còn búng ra sữa. Đằng sau , đằng trước xe tôi
là cả một đoàn dài những chiếc xe Zil 130 cũ kĩ , bám đầy bùn đất đang lao đi
trên những cung đường nhỏ và đầy ổ gà của đường 6 cũ. Nhiều chỗ bị sạt lở chỉ vừa
đủ cho 4 bánh xe bò rón rén đi qua. Dưới phía Tà luy âm , những vực sâu hun hút
với tiếng nước suối chảy vang vọng.
Buổi sáng hôm nay , 500 học sinh vừa tốt nghiệp lớp 10 có lệnh
gọi nhập ngũ , đã tập trung tại sân trường Đại học Ngoại ngữ - Hà Nội ( Lúc đó
đang ở Thanh Xuân ). Cha mẹ tôi , những đứa em, những đứa bạn từ thủa nhỏ như cái
Loan , cái Mai, cái Thu , cái Oanh , cái Nga, cái Lộc…bọn thằng Đông , thằng Huy kì này chưa nhập ngũ cũng
ra tiễn chúng tôi. Trời Hà Nội trong xanh và mát dịu . Tôi nhìn thấy lũ con gái
đứa nào mắt cũng đỏ hoe , tay cầm những chiếc khăn mùi xoa chấm vội nước mắt.
Tiếng loa kêu vang đọc tên từng người chúng tôi và được mấy vị chỉ huy xếp vào
thành từng trung đội. Chúng tôi lần lượt nhận những quân trang bao gồm ba lô ,
quần áo , dày dép , áo mưa …..và lần lượt được đưa lên những chiếc xe Zil 130 .
Thằng Đông toét trèo vội lên xe đưa cho tôi một gói xôi xéo mà nó mới mua ở ngõ
đầu phố Ấu Triệu. Ở ngõ này có bà bán xôi sáng đã mấy chục năm và luôn đắt
hàng. Bà chỉ bán tới khoảng 8 giờ 30 là nghỉ . Vậy mà bán hết sạch cả một gánh
xôi to tướng. Xôi của bà có xôi xéo , xôi lạc , xôi lúa , xôi đậu đen…Hai tay
bà thoăn thoắt xúc xôi vào một chiến lá sen , thái từng lát đậu xanh đã làm
thành từng quả bưởi vàng óng , dưới mỡ hành lên trên. Mùa Đông , cầm gói xôi trên tay ,
hương của sen , hương của gạo nếp , của đậu xanh , của mỡ hành bốc lên thơm phức
, một cảm giác thanh tao của phố cổ không thể trộn lẫn mà tôi không bao giờ
quên được .
Đoàn xe bắt đầu xuất phát. Bố mẹ tôi gan lỳ lắm mà giờ này mới
ứa nước mắt vẫy chào chúng tôi. Mấy đứa bạn phóng vội lên những chiếc xe đạp đuổi
theo đưa tiễn chúng tôi một đoạn. Đoàn xe nhằm hướng Hà Đông thẳng tiến. Ở trên
xe, chúng tôi ngồi sát bên nhau trên 2 hàng ghế gỗ kê hai bên thùng xe và nhìn
Hà Nội đang rộn ràng vào ngày lao động mới.
Những đỉnh núi cao xanh thẳm lần lượt hiện ra , những mái
nhà sàn cũ kĩ hai bên đường với những tiếng mõ trâu lóc cóc dười sàn nhà , những
cô gái người dân tộc Thái mặc váy đen và áo trắng bó sát ngực, ở giữa áo có một
hàng bướm đuổi nhau bằng thiếc uyển chuyển đi trên đường . Sau lưng họ thường
có đeo một cái giỏ đan bằng tre và một con dao quắm treo trên thắt lưng. Phía
bên trái tôi là một dòng suối rất lớn chảy xuôi theo đường. Tiếng nước chảy ồ ồ
nghe âm vang cả rừng núi. Thỉnh thoảng có một chiếc cầu treo nhỏ xíu bắc đung
đưa qua suối và những cái cọn nước đang quay đưa nước lên những mảnh ruộng xanh
rờn.
Đêm hôm đó , đơn vị tôi phải ngủ nhờ trên những nhà sàn tại
một bản ở Suối Rút. Xe phải đậu ở ngoài đường 6 , chúng tôi đeo ba lô đi qua một
cái cầu treo nhỏ xíu làm bằng những thân cây bương đập dập để vào bản. Đó đây
tiếng trâu về chuồng , tiếng mõ lốc cốc vang trong chiều tà. Những mái nhà sàn
với những làn khói bếp lan trong không gian . Nơi nào cũng có mùi phân và nước
đái trâu khai mù.
Tôi đã đọc ở đâu đó viết về nhà sàn người Thái Tây Bắc như
sau : “ Nhà sàn của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu hồi -
"tụp cống" khum khum như mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai
thiên lập địa, thần rùa "Pua tấu” dạy cho người Thái biết cách làm nhà
theo hình rùa đứng.
Người Thái có câu: "Khửn song phái/ cái song đay"
- tức là mở hai cửa/ đi hai thang. Nhà người Thái cổ bao giờ cũng có hai cầu
thang: "Tang chan" và "Tang quản". "Tang chan" ở
cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống. "Chan" là phần sàn nhà
được nối dài ra ngoài trời. Đây là nơi các mẹ, các chị, các em... thường ngồi
chơi lúc nhàn rỗi, thêu thùa, cầu thang này bao giờ cũng mang số lẻ, thường là
9 bậc, ứng với 9 vía.Cầu thang dành riêng cho nam giới - "tang quản" ở
đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía.Nhà sàn của người Thái cổ có hai bếp lửa
- "Chík pháy". Bếp lửa phía "tang quản" dành cho người già,
bếp chính ở phía "tang chan" dành cho nữ giới và những công việc nội
trợ. Giữa núi rừng trùng điệp, bếp lửa hồng trên nhà sàn như trái tim hồng, sưởi
ấm và nuôi dưỡng cả về vật chất và tinh thần cho mỗi con người.
Từ bếp dành cho người già đến hết cầu thang dành cho nam giới
gọi là "quản". Đây là nơi dành riêng cho đàn ông, phụ nữ không được đến
khu vực này, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nơi đây có gian thờ tổ tiên -
"hỏng hóng" và cột thiêng - "sau hẹ". Trên cột thiêng treo
hình thần rùa bằng gỗ, ba bông lúa - "sam huống khẩu" và ba nhánh rau
thì là - "sam hóm chík"... Ngoài ý nghĩa có tính biểu tượng của tô
tem giáo thì còn mang bóng dáng của thuyết thiên - địa - nhân.
Ngôi nhà sàn của người Thái vừa trang nhã, vừa chắc chắn:
"hướn đi tẳng cang tèn/ hướn én tẳng cang vên/ lốm luông pặt bấu chại/ lốm
hại pặt bấu pay" - nghĩa là: Nhà tốt dựng nơi cao ráo/ nhà đẹp dựng giữa
mường/ gió to thổi không xiêu/ bão lớn không lay động.
Nhà sàn được trang trí nhiều hoa văn hoạ tiết tinh xảo trên
bậu cửa sổ, trên các tấm ván hình răng cưa làm chấn song của sổ, trên
"khau cút" của nhà người Thái đen. "Khau cút" vẽ vân sen/ đầu
kèo vẽ vân én/ mái nhà xén bằng dui - "khau cút tẻm lai bua/ sinh dua tẻm
lai én/ nhả ca bén tin con", đã trở thành tiêu chí về vẻ đẹp của ngôi nhà
sàn người Thái đen Tây Bắc.
"Khau cút"là hai tấm ván đóng chéo nhau hình chữ X
trên đòn nóc - "tiêu bôn", trước hết để chắn gió - "pảy lốm"
cho mái tranh hai đầu hồi nhà. Những gia đình quý tộc xưa còn làm thêm bông sen
cách điệu ở giao điểm hai tấm ván và tám hình trăng khuyết hướng vào nhau so le
trên "khau cút". Giải thích về biểu tượng "khau cút" có nhiều
ý kiến khác nhau như: Đó là cặp sừng trâu cách điệu, biểu tượng của một nền văn
minh lúa nước, hoặc đó là những búp cây guột - "cút lo ngong" có nhiều
ở Tây Bắc, hay gắn với cuộc thiên di tìm miền đất hứa của người Thái, anh em
luôn nhớ về nhau… Dù có cách giải thích thế nào, thì khi bắt gặp hình
"khau cút" trên nóc nhà sàn, là mỗi người Thái đen Tây Bắc lại thêm ấm
lòng, nhớ về anh em, bản Mường yêu dấu.
Trên bậu cửa sổ thường chạm hình đôi thuồng luồng - "tô
ngựa", linh vật làm chủ sông, suối, biểu tượng của sức mạnh và gia đình hạnh
phúc. Trên các chấn song cửa sổ chạm các hoa văn, hoạ tiết mô phỏng thiên nhiên
theo hình đối xứng hoặc lặp lại. Đó là những hình thoi như quả trám, hoa ban -
"bók ban", búp cây guột - "cút lo ngong"… Nhà sàn người
Thái trắng - "Táy khao" thường có lan can xung quanh hoặc trước nhà rất
đẹp. Thiên nhiên được phản ánh một cách sống động, thể hiện tinh tế quan điểm về
vũ trụ, âm dương ngũ hành và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.”.
Chúng tôi ngồi quây xung quanh bếp lửa kê ở giữa nhà. Một
ông già mắc áo chàm đen ngồi trên một chiếc ghế tròn đan bằng mây đang hút thuốc
lào bằng một cái điếu trông khá lạ mắt . Người Thái hút thuốc lào bằng điếu ống
tre, nứa và châm bằng mảnh đóm tre ngâm, khô nỏ. Người Thái Trắng trước khi hút
còn có lệ mời người xung quanh như trước khi ăn.Điếu của họ là điếu ục, một loại
điếu làm bằng một dóng của cây nứa ngộ (còn gọi là nứa đại, là loại nứa rất
to). Mỗi khi hút, người hút phải vục trọn cái miệng vào ống điếu mới vừa. Và đã
hút là phải hút hai hơi. Họ hút thuốc, nhả khói vô cùng điệu nghệ. Chỉ nghe phụp
một cái là xái thuốc bay từ nõ điếu chui qua khe hở của ván sàn rơi xuống đất .
Cứ sau mỗi điếu thuốc lào, gương mặt người hút lại dãn ra còn mắt thì lơ mơ, tỏ
ra vô cùng sảng khoái.
Tối đó , lần đầu tiên chúng tôi được ăn xôi nếp nương ( Họ gọi
là Khẩu tan và Khẩu ma tứn ) đồ lẫn với củ sắn non bào thành sợi . Khẩu ma tứn
là biệt danh của loại nếp ngon đặc bịệt mà người Thái Mường Chiến (huyện Mường
La, Sơn La) còn giữ được. Tiếng Thái, Khẩu ma tứn nghĩa là “cơm chó đứng dậy”.
Loại nếp Tan này đồ xôi, khi mở vung chõ thì ở xa vài chục mét chó cũng đánh
hơi thấy mùi thơm và đứng lên đi kiếm ăn .Nếp Tan là giống bản địa, hạt nhỏ hơi
tròn đầu. Khi chín hẳn vỏ trấu vàng pha tím vằn lên phía đầu hạt thóc. Nếp Tan
hạt tròn. Theo quan sát của tôi thì bông cũng cho gần trăm hạt thóc, không thể
coi là sản lượng thấp và giống thoái hóa được, dù có thể năng suất không cao bằng
các giống nếp khác. Nếp Tan ngày nay vẫn được bà con dân tộc Thái một số vùng
giữ gìn. Mỗi nhà cấy vài sào để ăn. Xôi nếp Tan dẻo thơm, cho vào ếp khẩu đan bằng mây để cả
ngày xôi vẫn dẻo như mới đồ xong. Hương
thơm của nếp có phần trội hơn, xôi cũng dẻo hơn nếp hoa vàng ở miền xuôi.
Hương vị của loại xôi sắn này vô cùng đặc biệt . Xôi sắn là
là món ăn quen thuộc của người Thái vùng Tây Bắc. Mặc dù chỉ là món bình dân
thường ngày những người Thái luôn tự hào về món ăn này.Tuy đơn giản không cầu kỳ,
kiểu cách nhưng để có bát xôi sắn thơm ngọt vẫn cần nhiều yếu tố kết hợp. Ví
như, sắn phải là sắn tươi mới được đào từ nương về, thóc phải chọn loại thóc nếp
ngon là Khẩu ma tứn . Củ sắn phải chọn những củ ngắn, tròn lẳn, không bị sâu bệnh.
Đầu tiên, sắn được rửa sạch rồi bóc hết phần vỏ chỉ còn lại lõi sắn trắng ngần.
Tiếp đó mang bào thành từng sợi nhỏ . Thóc nếp phải phơi thật khô, giã bằng cối
đạp chân, sẩy sàng chọn lựa kỹ để lựa những hạt gạo căng nẩy, có như vậy món
xôi mới thật dẻo, thật thơm.Xôi sắn của người Thái được đồ trong những chõ gỗ
thủ công chứ không bao giờ dùng chõ kim loại. Thường thì các chõ này được làm bằng
những khúc gỗ có đường kính nhỏ, gỗ mềm đem về cắt khúc, cưa rỗng giữa, tạo
dáng đẹp như một đài hoa, thon nhỏ từ dưới lên trên, đáy chõ có hai thanh tre
nhỏ để đặt tấm đan thưa đỡ gạo khi cho gạo vào chõ xôi. Phần chõ lại được đặt trên
một cái ninh đồng, thay cho nồi. Sở dĩ người dân tộc Thái đồ xôi bằng chõ gỗ chứ
không dùng đồ kim loại một phần là do truyền thống, bên cạnh đó còn bởi ưu điểm
gỗ hút hơi nước nên sẽ làm xôi dẻo, không bị khô.Bản thân xôi sắn đã có bị ngọt,
đậm đà của gạo nếp, vị thơm bùi của sắn nên cũng không cầu kỳ thức ăn đi kèm,
chỉ cần thêm chút Chẩm chéo là đủ .Chẩm Chéo là loại gia vị miền Tây Bắc đặc biệt
là đất Sơn La, từ lâu lắm rồi gia vị này đã đi vào huyền thoại, không thể thiếu
trong bữa ăn của người Thái đen.Hầu như không có bữa ăn nào quan trọng của người
Thái lại thiếu được chẳm chéo, thứ này nó giống như một dạng muối vừng của người
miền xuôi.
Người Thái ở Sơn La bảo rằng, chẳm chéo được làm chủ yếu từ
quả Mắc Khén. Mắc, theo tiếng Thái, có nghĩa là quả. Nhưng còn Khén thì không hề
có chữ gì đồng nghĩa hay cả trong ngôn ngữ bản địa. Bởi vậy mắc khén mãi mãi sẽ
là một tên riêng, tự nhiên tồn tại như chính bản thân núi rừng hoang dã, bí hiểm
mà cũng quá đỗi quen thuộc với con người.“Chẳm” theo tiếng Thái có nghĩa là món
chấm, “chéo” là thứ được chế từ các loại gia vị được hòa quyện vào nhau nên được
gọi là “chéo”, “Chẳm chéo” được chế biến từ muối, ớt tươi nướng, tỏi, mì chính…
đặc biệt một loại gia vị không thể thiếu là mák khén. Tất cả được giã nhuyễn trộn
đều vào nhau thành một loại nước chấm xền xệt. Bát chẳm chéo của người Thái bao
giờ cũng có vị chung là hương thơm của các loại lá, vị cay cay của ớt và vị
hăng nồng của mắc khén.
Chính cái sự kết hợp
này góp phần không nhỏ tạo nên một hương vị riêng cho món xôi sắn của người
Thái. Sắn thơm bùi, gạo nếp dẻo, ngọt cùng với ớt cay nên ăn không hề bị ngấy
và đầy như các loại xôi khác. Người Thái vùng Tây Bắc ăn xôi sắn quanh năm, thực
tế đây là món ăn hàng ngày thậm chí là món ăn chủ lực trong bữa cơm của người
Thái. Chúng tôi ăn xôi mà không dùng bát đũa. Lấy tay nắm một nắm xôi vo lại ,
đặc biệt loại xôi này không hề dính tay. Cứ thế chấm với Chẩm chéo làm một lèo
no cành hông. Cụ chủ nhà lại mời chúng tôi những cốc rượu trắng nấu từ ngô. Ở
đây hầu như mọi nhà đều tự nấu rượu ngô, rượu sắn để phục vụ gia đình và bán kiếm thêm thu nhập.
Theo kinh nghiệm của những người nấu rượu lâu năm, đầu tiên
phải kể đến nguồn nước, lấy từ khe núi, vách đá, từ trên đỉnh núi cao, nước
trong như nước khoáng đóng chai. Rồi đến chọn giống ngô. Sau mỗi vụ ngô, người ta
sẽ chọn ra những bắp ngô ngon nhất, hạt chắc, có màu vàng óng, được trồng từ
6-7 tháng trên những vách núi cao, phơi rồi chất lên gác bếp để nấu rượu dần.Cây
men là loại cây họ cỏ, có bông như bông lau, sau khoảng ba tháng gieo hạt, bông
sẽ chín, được thu hoạch, bảo quản kỹ lưỡng.Ngô luộc khoảng 12 tiếng, đến khi hạt
ngô chớm bung thì để nguội, trộn đều với bột men. Cứ 10kg ngô trộn với 2-3 quả
men, nếu cho quá nhiều hoặc quá ít thì rượu sẽ không ngon, thậm chí sẽ không thể
thành rượu.Muốn rượu ngon, người nấu phải để lửa cháy liên tục, không được để lửa
to kẻo rượu bị khê, cũng không để tắt lửa. Phải luôn tay điều chỉnh lửa, và tiếp
thêm nước vào chảo dưới chõ .Rượu ngô nấu trong 3 lượt đầu thường có độ đậm đà
cao . Thành phẩm rượu ngon là có màu trong như nước suối, lúc mới uống có hương
vị cay nồng, dần dần lắng lại dịu nhẹ, có thể uống hơi quá chén mà không làm mê
muội người thưởng thức: Rượu ngô sau khi nấu ra không uống ngay mà để ít nhất
5-7 ngày, và phải để vào chum sành chum đất mới bay hết hơi độc trong rượu, mới
đảm bảo rượu ngô ngon được. Uống được vài li , tôi thấy say say lâng lâng nên rải
chiếu ra sàn nhà nằm. Anh tiểu đội trưởng người dân tộc Thái hướng dẫn cho
chúng tôi cách nằm trong nhà của người Thái . Trong nhà của người Thái có những
cấm kị riêng mà sau này chúng tôi mới biết. Phía vách buồng bên kia , vang lên
tiếng đàn Ghi ta của cậu Hảo ở phố Phan Bội Châu. Tôi nghe cậu ta Modified bài Hà Nội Niềm Tin Và Hy Vọng :
“Mặt hồ Gươm vẫn lung
linh mây trời – Người Hoàn Kiếm sẽ không bao giờ quên.
Ngày 19 tiễn đưa những
chàng trai – Đi nghĩa vụ lên Sơn La miền Tây Bắc “.
Ngày 19 tháng 10 đáng nhớ này sẽ theo chúng tôi đi suốt cuộc
hành trình trong cuộc đời này.
Tôi thiếp đi trong ánh lửa ấm áp , trong tiếng rì rầm của
núi rừng và đâu đó vẳng lại tiếng chó sửa ma vu vơ.
Xin tiếp tục theo dõi. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét