BÀN
VỀ THIÊN KHÍ VÀ NHÂN KHÍ.
Hồng Kông
(tiếng Trung: 香港; Hán-Việt: Hương Cảng, tiếng Anh: Hong Kong), là một
Đặc khu hành chính, nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc. Hồng Kông là một
trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (đặc khu còn lại
là Ma Cao). Lãnh thổ này, gồm hơn 260 hòn đảo, nằm về phía Đông của Đồng bằng
châu thổ Châu Giang, giáp với thành phố Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông về phía
Bắc và nhìn ra Biển Đông ở phía Đông, Tây và Nam. Khu vực này bao gồm Đảo Hồng
Kông, được Trung Quốc nhượng lại năm 1841; bán đảo Kowloon nhượng lại năm 1860;
và các vùng lãnh thổ mới, các khu vực bổ sung của lục địa đã được cho thuê 99
năm vào năm 1898. Tất cả đã được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Hồng Kông
đã trở thành một trong những trung tâm tài chính và sản xuất lớn của thế giới.
Hồng Kông từng
là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm
1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997.
Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông
được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047 - 50 năm sau khi
chuyển giao chủ quyền. Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Chính quyền
Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này,
còn Hồng Kông thì duy trì phần lớn chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng
cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất
bản, báo chí, hệ thống giáo dục của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức, đảng
phái, và sự kiện quốc tế.
LỊCH SỬ HONG KONG.
Thời kỳ tiền thuộc địa.
Các nghiên cứu
khảo cổ học đã xác nhận về sự hiện diện của loài người tại khu vực Xích Liệp
Giác từ 35.000 đến 39.000 năm trước đây, và tại bán đảo Tây Cống từ 6.000 năm
trước đây. Hoàng Địa Động và Xí Lĩnh Hạ Hải là hai địa điểm mà loài người cư
trú sớm nhất trong Thời đại đồ đá cũ. Người ta tin rằng Xí Lĩnh Hạ Hải từng là
một điểm dân cư thung lũng sông và Hoàng Địa Động từng là một nơi chế tạo đồ
đá. Các hiện vật thời đại đồ đá mới được khai quật cho
thấy sự khác biệt văn hóa với văn hóa Long Sơn ở miền bắc Trung Quốc và cho thấy
sự định cư của người Xá (輋族) trước khi người Bách Việt di cư đến.Đã phát hiện ra tám bãi đá khắc trên các đảo xung
quanh, chúng có niên đại từ thời nhà Thương tại Trung Quốc.
Năm
214 TCN, Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, đã chinh phục các bộ
lạc Bách Việt tại khu vực Lưỡng Quảng và lần đầu tiên sáp nhập các lãnh thổ này
vào đế quốc Trung Hoa. Hồng Kông khi đó thuộc về Nam Hải quận và ở gần thủ phủ
Phiên Ngung. Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 204 TCN, khu vực được hợp nhất vào
vương quốc Nam Việt do tướng Triệu Đà lập ra.Khi Hán Vũ Đế tiến hành chinh phục
Nam Việt vào năm 111 TCN, khu vực được quy thuộc vào Giao Chỉ bộ của Nhà Hán. Bằng chứng khảo cổ cho thấy dân số đã
tăng lên và lĩnh vực sản xuất muối ban đầu đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ
này. Cổ mộ Lý Trịnh Ốc tại bán đảo Cửu Long được cho là xây dựng từ thời Nhà
Hán.
Trong thời kỳ
Nhà Đường, khu vực Quảng Đông đã phát triển mạnh mẽ rồi trở thành một trung tâm
thương mại khu vực. Năm 736, Đường Huyền Tông đã cho thiết lập một đồn quân sự
tại Đồn Môn để phòng thủ khu vực ven biển trong vùng.Trường làng đầu tiên, Lực
Doanh thư viện, đã được thành lập vào khoảng năm 1075 tại Tân Giới dưới thời Bắc
Tống.Khi bị người Mông Cổ xâm lược vào năm 1276, triều đình Nam Tống đã chuyển
đến Phúc Kiến, sau đó đến đảo Lạn Đầu và rồi lại đến Tống Vương Đài (nay là Cửu
Long Thành), tuy nhiên Tống Đế Bính nhỏ tuổi đã phải nhảy xuống biển tự vẫn
cùng các quan của mình sau khi bị đánh bại trong trận Nhai Môn. Hầu Vương, một
viên quan của Tống đế Bính nay vẫn được thờ tại Hồng Kông.
Theo các tài
liệu, người khách châu Âu đầu tiên đến khu vực Hồng Kông là một nhà thám hiểm
người Bồ Đào Nha mang tên Jorge Álvares, vào năm 1513.Sau
khi thiết lập nên các điểm định cư trong khu vực, các thương gia Bồ Đào Nha bắt
đầu mua bán ở miền Nam Trung Quốc. Cùng thời gian đó, họ đã tiến hành xâm chiếm
và xây dựng công sự quân sự tại Đồn Môn. Các xung đột quân sự giữa Trung Quốc
và Bồ Đào Nha đã khiến người Bồ Đào Nha bị trục xuất. Vào giữa thế kỷ XVI, lệnh
Hải cấm nghiêm cấm các hoạt động hàng hải và ngăn chặn việc tiếp xúc với người
ngoại quốc; luật này cũng hạn chế hoạt động trên biển của địa phương. Năm
1661–69, lãnh thổ bị ảnh hưởng từ Thiên giới lệnh do Khang Hy Đế ban hành, lệnh
này yêu cầu thực hiện việc di tản tại các vùng ven biển của Quảng Đông. Sử sách đã ghi lại rằng có 16.000 người từ Tân An huyện đã bị
buộc phải di dời vào trong nội địa, và 1.648 trong số những người dời đi đã
quay trở lại khi quy định tản cư bị bãi bỏ vào năm 1669.Lãnh thổ mà nay
là Hồng Kông phần lớn trở thành đất hoang do lệnh cấm.Năm 1685, Khang Hy Đế cho
mở cửa việc giao dịch hạn chế với người ngoại quốc, bắt đầu từ đất Quảng Châu.
Ông cũng áp đặt các điều kiện nghiêm ngặt đối với mậu dịch như yêu cầu các thương
nhân ngoại quốc sinh sống tại các khu vực bị hạn chế, chỉ được ở lại trong thời
gian mua bán, cấm buôn bán súng, và chỉ được dùng bạc trong thanh toán.Công ty
Đông Ấn Anh đã thực hiện chuyến đi biển đầu tiên đến Trung Quốc vào năm 1699,
và việc mua bán với các thương nhân người Anh đã phát triển nhanh chóng ngay
sau đó. Năm 1711, công ty thiết lập trạm thông thương đầu tiên của họ tại Quảng
Châu. Năm 1773, người Anh đã đạt mốc 1.000 rương thuốc phiện tại Quảng Châu và
Trung Quốc đã đạt mốc tiêu thụ 2.000 rương mỗi năm trong năm 1799.
Thời kỳ thực dân Anh.
Năm 1839, do
triều đình Nhà Thanh từ chối nhập khẩu thuốc phiện, giữa Đại Thanh và nước Anh
đã nổ ra Chiến tranh Nha phiến. Đảo Hồng Kông bị quân
Anh chiếm vào ngày 20 tháng 1 năm 1841 và ban đầu được nhượng cho nước
Anh theo thảo ước Xuyên Tị như là một phần của thỏa thuận ngừng bắn giữa Đại tá
hải quân Charles Elliot và tổng đốc Lưỡng Quảng Kỳ Thiện (琦善), song
thỏa thuận này đã không bao giờ được phê chuẩn do tranh cãi giữa các quan chức
cấp cao của cả hai chính phủ.Phải cho đến ngày 29 tháng
8 năm 1842, hòn đảo mới chính thức bị nhượng lại vĩnh viễn cho nước Anh theo Điều
ước Nam Kinh. Người Anh đã thiết lập nên một thuộc địa vương lĩnh bằng việc xây
dựng Victoria City vào năm sau.
Dưới
sự cai trị của người Anh, dân số đảo Hồng Kông tăng từ 7.450 cư dân người Hán
(chủ yếu là ngư dân) vào năm 1841 lên 115.000 người Hán và 8.754 người Âu tại Hồng
Kông (bao gồm Cửu Long) vào năm 1870.
Năm
1860, sau khi Nhà Thanh thất bại trong Chiến tranh nha phiến lần thứ hai, bán đảo
Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châu bị nhượng lại vĩnh viễn cho nước Anh theo Điều
ước Bắc Kinh.
Năm 1894, đại
dịch dịch hạch chết chóc đã lan từ Trung Quốc sang Hồng Kông, gây ra
50.000–100.000 ca tử vong.
Năm
1898, theo các điều khoản của Hiệp định về Mở rộng chỉ giới Hồng Kông, nước Anh
thu được quyền thuê đảo Lạn Đầu và các vùng đất lân cận ở phía bắc trong vòng
99 năm, các khu vực này được gọi chung với tên gọi "Tân Giới".Từ đó,
lãnh thổ Hồng Kông không thay đổi.
Trong nửa đầu thế kỷ XX, Hồng
Kông là một cảng tự do, có chức năng như một trung tâm xuất nhập khẩu
(entrepôt) của Đế quốc Anh. Người Anh đã đưa đến Hồng Kông một hệ thống giáo dục
dựa trên mô hình của họ, trong khi đó, những cư dân người Hán bản địa ít tiếp
xúc với cộng đồng người Âu "đại ban" giàu sang định cư gần đỉnh
Victoria
Nhật Bản xâm lược.
Hồng Kông năm 1945 .
Ngày 8 tháng 12 năm 1941, Đế quốc Nhật
Bản đã xâm lược Hồng Kông như một phần của chiến dịch quân sự trong Chiến tranh
thế giới lần thứ hai. Trận Hồng Kông kết thúc với việc các lực lượng bảo hộ Anh
và Canada giao nộp quyền kiểm soát thuộc địa này cho Nhật Bản ngày 25 tháng 12.
Trong thời kì Nhật Bản
chiếm đóng Hồng Kông, người dân ở đây đã phải gánh chịu nạn thiếu lương thực do
sự áp đặt khẩu phần gây ra và nạn siêu lạm phát do áp đặt tỷ giá của quân đội
Nhật. Năm 1945, khi Vương quốc Liên hiệp
Anh và Bắc Ireland tiếp tục kiểm soát thuộc địa này sau thất bại của Nhật Bản
trong cuộc chiến, dân số Hồng Kông còn khoảng 600 nghìn so với 1,6 triệu người
trước khi Nhật xâm chiếm.
Thời kỳ Chiến tranh Lạnh .
Dân số Hồng
Kông phục hồi nhanh chóng sau chiến tranh, khi một làn sóng dân nhập cư từ đại
lục đến để tị nạn khỏi cuộc Nội chiến Trung Quốc đang diễn ra. Với việc thành lập
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, nhiều người nhập cư tìm đến Hồng
Kông vì sợ sự ngược đãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều công ty ở Thượng Hải
và Quảng Châu cũng chuyển hoạt động đến Hồng Kông. Thuộc địa này đã trở thành
nơi liên lạc duy nhất giữa Trung Quốc và thế giới phương Tây khi chính quyền mới
ở Trung Quốc tăng cường cô lập đất nước khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài. Thương mại
với đại lục bị gián đoạn trong thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên khi Liên Hiệp Quốc
đã ra lệnh cấm vận thương mại đối với Trung Quốc.Ngành dệt và chế tạo đã phát
triển với sự trợ giúp của sự tăng trưởng dân số và giá nhân công thấp. Khi Hồng
Kông được công nghiệp hóa nhanh, nền kinh tế của Hồng Kông đã được thúc đẩy nhờ
xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Mức sống tăng ổn định cùng với sự tăng trưởng
công nghiệp.Việc xây dựng thôn Thạch Giáp Vĩ năm 1953 đánh dấu sự bắt đầu của
chương trình public housing estate (khu chung cư công cộng). Hồng Kông bị phá
hoại bởi những hỗn loạn trong các cuộc bạo loạn năm 1967. Những người cánh tả
thân cộng sản, lấy cảm hứng từ cuộc Cách mạng Văn hóa ở đại lục, đã biến một cuộc
tranh chấp lao động thành một cuộc nổi dậy bạo động chống lại chính quyền thuộc
địa kéo dài cho đến cuối năm.
Được thành lập
năm 1974, Ủy ban Độc lập chống Tham nhũng đã làm giảm mạnh mẽ nạn tham nhũng của
chính quyền. Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khởi xướng một công cuộc cải cách
kinh tế năm 1978, Hồng Kông đã trở thành một nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu
cho đại lục.Một Đặc khu Kinh tế đã được thành lập năm sau ở Thâm Quyến, một
thành phố nằm ở ngay phía Bắc của biên giới giữa đại lục và Hồng Kông. Nền kinh
tế của Hồng Kông đã dần thay thế từ ngành dệt may và chế tạo bằng dịch vụ, khi
các lĩnh vực tài chính và ngân hàng đã trở nên chiếm ưu thế ngày càng tăng. Sau
khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, chính quyền Hồng Kông đã trải qua
25 năm xử lý vấn đề hồi hương người tị nạn Việt Nam.
Khi thời hạn
cho thuê Tân Giới chuẩn bị kết thúc trong hai thập kỉ, chính phủ hai nước Trung
Quốc và nước Anh đã thảo luận vấn đề chủ quyền Hồng Kông vào thập niên 1980.
Năm 1983, nước Anh tái xác định Hồng Kông từ một thuộc địa vương lĩnh thành một
lãnh thổ phụ thuộc, chính phủ nước Anh và nước Anh đã sẵn sàng thảo luận về vấn
đề chủ quyền Hồng Kông do thời hạn thuê Tân Giới sắp hết. Năm 1984, hai nước đã
ký Tuyên bố chung Trung-Anh, đồng ý chuyển chủ quyền Hồng Kông cho Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa năm 1997.Tuyên bố này quy định rằng Hồng Kông sẽ được quản
lý như một đặc khu hành chính, được giữ lại các luật lệ của mình và một mức độ
tự trị cao trong 50 năm sau khi chuyển giao. Do thiếu tin tưởng vào thỏa thuận
này, nhiều cư dân của Hồng Kông đã chọn di cư khỏi Hồng Kông, đặc biệt sau Sự
kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Luật Cơ bản
của Hồng Kông, có vai trò như một văn bản hiến pháp sau cuộc bàn giao chủ quyền,
đã được phê chuẩn năm 1990. Với sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh, Thống đốc
Chris Patten đã đưa ra các cải cách về quá trình tự bầu cử vào Hội đồng Lập
pháp Hồng Kông.
Sau năm 1997.
Việc chuyển
giao chủ quyền Hồng Kông đã được thực hiện vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm
1997, đánh dấu bằng lễ chuyển giao tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hồng
Kông. Trung Quốc đồng ý cai quản Hong Kong theo nguyên tắc "một quốc gia,
hai chế độ", nơi thành phố này sẽ hưởng "một mức độ tự trị cao, trừ
các vấn đề về quốc phòng và ngoại giao" cho 50 năm sau.Đổng Kiến Hoa đã nhậm
chức Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông đầu tiên. Khoảng 10% người dân Hồng
Kông đã di dân sang nước khác trước khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc
vì không muốn sống dưới quyền cai trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nền kinh tế
của Hồng Kông đã chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Dịch
cúm gia cầm do H5N1 gây ra cũng xuất hiện ở Hồng Kông vào năm đó. Việc thực hiện
Airport Core Programme dẫn đến việc khai trương Sân bay Quốc tế Hồng Kông mới
năm 1998, sau 6 năm xây dựng. Dự án này là một phần của Chiến lược Phát triển Cảng
và Sân bay đầy tham vọng được dự thảo trong thập niên 1980.
Năm 2003, một
nửa triệu người tham gia vào cuộc tuần hành biểu thị phản đối chính quyền của Đổng
Kiến Hoa và đề xuất thi hành Điều 23 Luật Cơ bản, mà trước đó đã nêu lên các lo
ngại về sự vi phạm các quyền và sự tự do. Đề xuất này sau đó bị chính quyền Hồng
Kông hủy bỏ. Năm 2005, Đổng Kiến Hoa đệ đơn từ chức Trưởng Đặc khu. Tăng Âm Quyền,
Trưởng Ty Hành chính, đã được chọn làm Trưởng Đặc khu để hoàn thành hết nhiệm
kì của Đổng Kiến Hoa. Năm 2012, Lương Chấn Anh kế nhiệm chức Trưởng Đặc khu. Cuộc
thăm dò hàng năm của Đại học Hồng Kông vào cuối tháng 12 năm 2012 cho thấy hơn
70% những người được hỏi ý kiến nói rằng họ tự nhận là người Hồng Kông chứ
không phải là người Trung Quốc và người đứng đầu cuộc thăm dò đã bị ông Hách
Thiết Xuyên, đặc sứ cao cấp của Trung Quốc, công khai đả kích. Báo chí trích lời
ông Hách nói rằng Hồng Kông không phải là một thực thể chính trị độc lập.
Quyết định của
chính quyền trung ương thực hiện sàng lọc ứng cử viên trước khi cho phép cuộc bầu
cử Đặc khu trưởng đã làm bùng nổ các cuộc biểu tình hàng loạt của các nhóm sinh
viên Hồng Kông vào năm 2014, được gọi là Cuộc cách mạng ô dù. Tuy nhiên sau một
thời gian thì các vụ biểu tình lắng xuống do không nhận sự ủng hộ từ các tầng lớp
khác trong xã hội.
Ngày 1 tháng
7 năm 2017, kỷ niệm 20 năm ngày chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, bất chấp mưa lớn
và các biện pháp an ninh được thắt chặt, hàng chục nghìn người Hong Kong đã xuống
đường biểu tình đòi dân chủ, trong khi cũng có những nhóm tuần hành ủng hộ
chính phủ Bắc Kinh trong ngày này.
NHẬN XÉT CỦA DIENBATN.
Nếu theo cổ sử thì trong máu của người Hong Kong có một phần dòng máu Lạc Hồng đấy các bạn ạ.
Xin trích dần ở phần trên :
" Các
hiện vật thời đại đồ đá mới được khai quật cho thấy sự khác biệt văn hóa với
văn hóa Long Sơn ở miền bắc Trung Quốc và cho thấy sự định cư của người Xá (輋族) trước khi người Bách Việt di cư đến."
" Năm
214 TCN, Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, đã chinh phục các bộ
lạc Bách Việt tại khu vực Lưỡng Quảng và lần đầu tiên sáp nhập các lãnh thổ này
vào đế quốc Trung Hoa. Hồng Kông khi đó thuộc về Nam Hải quận và ở gần thủ phủ
Phiên Ngung. Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 204 TCN, khu vực được hợp nhất vào
vương quốc Nam Việt do tướng Triệu Đà lập ra.Khi Hán Vũ Đế tiến hành chinh phục
Nam Việt vào năm 111 TCN, khu vực được quy thuộc vào Giao Chỉ bộ của Nhà Hán."
Cũng theo tài liệu :
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét