Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 18.
PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN
CAN LỘC.
I. ĐỊA CHÍ CAN LỘC HÀ TĨNH.
Bản đồ Huyện
Can Lộc – Hà Tĩnh.
Can Lộc xưa kia có tên gọi là Thiên Lộc thuộc phủ Đức Quang được xem là
vùng đất "địa linh nhân kiệt" của xứ Nghệ An. Trong thời kỳ phong kiến
có khoảng 40 vị đỗ đại khoa (tiến sĩ) và rất nhiều danh nhân văn hóa như: Thám
hoa Đặng Bá Tĩnh (đời nhà Trần); danh tướng Đặng Tất và Đặng Dung (thời Hậu Trần);
Quốc tử giám Tế tửu Phan Viên (1421-?); Thượng thư kiêm Sử quán Tổng tài Đặng
Minh Khiêm, Đặng Chiêm, Tiến sĩ Nguyễn Hành,Trấn quốc Thượng tướng quân Tuy thọ
Hầu Trần Phúc Tuy; Quan tổng trị thống lĩnh đạo Nghệ An Trần Đình Tương; Đội
trưởng quản Phủ Trịnh Trần Tất Thục; La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, Đô đốc Phan
Văn Lân, Đại Tư mã Ngô Văn Sở (danh tướng nhà Tây Sơn), danh tướng Ngô Phúc Vạn,
nhà văn hóa Hà Tông Mục, Thượng thư Hà Tông Trình; Đình nguyên, Hoàng giáp Vũ
Diễm; Tể tướng Dương Trí Trạch; Đình nguyên Thám hoa Nguyễn Huy Oánh; nhà thơ
Nguyễn Huy Tự; nhà thơ Nguyễn Huy Hổ; Đình nguyên Lưỡng quốc Thám hoa Phan
Kính; chí sĩ Ngô Đức Kế; nhà yêu nước Võ Liêm Sơn; chí sĩ Nguyễn Trạch, nhà
cách mạng Đặng Văn Cáp, chỉ huy trưởng của lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định
Nguyễn Đức Hùng...
Những người nổi tiếng ngày nay có: nhà thơ Xuân Diệu, nữ anh hùng La Thị
Tám, Giáo sư vật lý hạt nhân Nguyễn Đình Tứ, Giáo sư toán học Phan Đình Diệu,
Giáo sư, TS, NGND Trần Văn Huỳnh (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Mỏ- Địa chất);
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thụ (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội); Giáo
sư - Viện sĩ Nguyễn Huy Mỹ; Trung tướng, phó giáo sư Trần Văn Độ (phó Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao), Thiếu tướng, Giáo sư Lê Năm (Giám đốc Viện bỏng quốc
gia Lê Hữu Trác); Giáo sư TSKH Nguyễn Tử Cường; phó Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng
Nguyễn Trường Cửu; TSKH Phan Xuân Dũng-Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy
ban KHCN&MT của Quốc hội; Tiến sĩ Trần Hồng Hà- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, Giáo sư TSKH toán học Nguyễn Tử Cường...và
nhiều chính khách, nhà khoa học, doanh nhân khác.
Tám cảnh đẹp ở Trường Lưu.
Năm 1985-1986, trong quá trình
tìm hiểu về làng Trường Lưu, vấn đề đầu tiên là chúng tôi tìm hiểu về tám cảnh
đẹp ở Trường Lưu. Nhiều bậc cao niên ở Trường Lưu lúc đó như Nguyễn Huy Lạp,
Nguyễn Huy Bút … mỗi người một ý, chưa rõ tám cảnh đó là gì? Trên cơ sở các ý
kiến của các chú, các bác và các bậc cao niên trong làng, chúng tôi lược lại và
viết bài về làng Trường Lưu và ra Hà Nội hỏi ý kiến một số người có học như ông
Trần Văn Thuỵ ở nhà 12 phố Vũ Lợi, ông là người có cả Hán học và quốc ngữ (những
năm 80 thế kỷ trước ông thường viết sao lại tư liệu cho Thư viện thông tin xã hội
ở 27 Lý Thường Kiệt – ông là bác họ tôi – cha ông là anh, bà nội tôi là em, thời
trước ông làm tham tá cho chính quyền Pháp, sau này làm việc ở Tổng cục đường sắt
với hàm cục trưởng. Ông đã viết lại cho tôi rõ tám cảnh là cảnh gì? Ông còn nói
cụ Thám (chỉ Nguyễn Huy Oánh) có làm mấy bài thơ đối nhau về tám cảnh ở Trường
Lưu, ông chép lại và dịch ra thơ. Bài dịch của ông sau này được rất nhiều người
sử dụng, năm 1997, lần đầu tiên Lại Văn Hùng công bố ở sách Nguyễn Huy Hổ với
Mai Đình Mộng Ký, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1997, trang 19.
Theo Trần Văn Thụy, tám cảnh đẹp
đó là:
Quan thị triêu hà,
Phượng Sơn tịch chiếu
Hân tự hiểu chung,
Nghĩa thương vãn thác
Cổ miếu âm dung
Liên trì nguyệt sắc
Thạc tỉnh tuyền hương,
Nguyễn trang hoa mỹ.
Và ông dịch thơ là:
Ráng bọc chợ Quan khi tảng sáng,
Nắng viền Rú Phượng lúc hoàng hôn.
Chùa Hân buổi sớm hồi chuông gọi,
Kho Nghĩa chiều hôm tiếng mõ dồn.
Rậm rạp bóng cây che miếu cổ,
Lung linh ánh Nguyệt chiếu hồ sen.
Nghĩa trang hoa đẹp nhìn ưa mắt,
Giếng Thạc dòng thơm uống tỉnh hồn.
Gần đây, trong quá trình biên soạn
Nguyễn Huy Oánh toàn tập, tập 1, quyển 1: Thạc Đình di cảo, Lại Văn Hùng cùng
nhóm biên soạn phiên âm, dịch nghĩa và dịch 8 bài thơ, trang 216 -223 (tài liệu
đánh máy) của Nguyễn Huy Oánh về tám cảnh đẹp của làng Trường Lưu.
Về tám cảnh đẹp ở Trường Lưu,
Nguyễn Huy Cừ, thuộc thế hệ thứ 15 họ Nguyễn Huy Trường Lưu diễn tả khá đạt
trong bài Trường Lưu giai sự vịnh, từ câu - , (bài đăng ở tạp chí Văn hoá Hà
Tĩnh số, … tháng … trang…).
Trong tập tư liệu do ông Nguyễn
Huy An cung cấp cho anh Thái Kim Đỉnh, chúng tôi được anh Đỉnh cho xin lại cuối
năm 2006 có mấy bài thơ, theo ông An là do Nguyễn Huy Oánh làm khi đi sứ nói về
nỗi nhớ quê hương, trong ba bài thơ, một bài Tư Gia - Nhớ nhà do Thanh Minh dịch
và 2 bài thơ nôm nhớ nhà, trong đó có nói đến nỗi nhớ cảnh đẹp ở Trường Lưu.
Hai bài sau được in lại trong tập thơ câu lạc bộ Lam Kiều, tập VI, Tình Quê,
tháng 4 năm 2006 trang 7, cũng trong tập thơ này, trang 4 -6 in lại 8 bài thơ
Bát cảnh Trường Lưu, không rõ tác giả.
Như
vậy tám cảnh đẹp ở Trường Lưu là:
1. Buổi sáng ở Chợ Quan.
Hiện đã tìm được bài Quan thị bi ký, được dịch và in ở Văn Bia Hà Tĩnh, Sở văn
hoá Thông tin Hà Tĩnh. Qua bài ký viết trên bia ở chợ Quan – Quan thị bi ký,
năm 2007 trang 82-88, ta được biết chợ
Quan được Nguyễn Huy Oánh lập năm 1752, niên hiệu Cảnh Hưng vua Lê Hiển Tông
trên nền đất Cồn Lều của cơ ngơi nhà ông.
Chợ Quan cũng có tên gọi
là chợ Trường, hiện vẫn họp vào các ngày chẵn âm lịch: 4, 14, 24, 8, 18, 28
hàng tháng, nằm ở phía Nam làng, giáp với làng Yên Huy và làng Gia Hanh, trên
triền sông Phúc Giang, kề bên cầu Quan. Buổi sáng, lúc mặt trời mới mọc, ánh nắng
chiếu xuống vùng chợ Quan, do bị núi Cài chắn, tạo thành một vùng ráng khá đẹp.
Ngày nay dòng sông bị bồi lấp mất nhiều, nên nhỏ lại, phía sườn núi cây cối
thưa thớt, nên cảnh này chắc khác xưa nhiều.
2. Buổi chiều ở Rú Phượng.
Trái ngược với cảnh ở chợ Quan, buổi sáng đến muộn, buổi chiều ở núi Rú Phượng
kéo dài hơn, do sườn núi Phượng có độ dốc thoai thoải về phía Tây, phía trước
là đồng ruộng, ánh nắng buổi chiều chiếu lâu nhất ở sườn núi này. Ngày nay vùng
này hầu như không còn cây cối, nên khó có thể so sánh với trước đây.
3. Chùa Hân Thiên. Mảnh
đất dựng chùa Hân Thiên, nay là Trường PTTH Trường Lộc, trước đây có cây xanh bốn
mùa, có chùa, có đền và đình. Thời xưa, buổi sáng có tiếng chuông chùa Hân.
Chùa Hân đã bị phá, nay còn một quả chuông cao khoảng một mét, đường kính 60
cm, đúc vào đầu thời Tự Đức, một văn vật khá quý và hiếm còn sót lại ở vùng Can
Lộc. Chuông hiện để trong Đình Thượng, một nhà của đình làng thuộc khu vực này.
Trước đây, năm 1756 Nguyễn Huy Oánh đã đúc một chuông cho chùa Hân Thiên, ở
chùa Tuyết Sơn thuộc Sơn Nam và ông có viết bài bia kí về việc này, chuông này
không còn.
4. Ao Nghĩa Thương. Phía
trước đình, trước đây có kho chứa thóc, gọi là kho Nghĩa Thương. Kho này do
Nguyễn Huy Cự lập năm 1759, nhân dịp một nhà có 2 người đậu hương cống (Nguyễn
Huy Kiên và Nguyễn Huy Tự) và 2 người đậu sinh đồ (Nguyễn Huy Khản và Nguyễn
Huy Tiêu), Nguyễn Huy Cự đã cúng thóc lập kho Nghĩa Thương và 12 mẫu ruộng làm
ruộng Binh. Để chứa thóc nhằm giúp đỡ dân làng khi bị mất mùa hoặc đói kém, kho
có người canh gác, buổi chiều tối, thường đánh mõ, kề bên kho có ao chứa nước,
để cứu hỏa, cũng gọi là ao Nghĩa Thương. Cho tới những năm 60 ao này vẫn còn.
Người trông coi kho được xếp vào diện chức sắc của làng.
5. Miếu cổ. Làng Trường
Lưu gần khu trung tâm kề bên đình làng và đền Cả có miếu gọi là nơi thờ Song Đồng,
Ngọc Nữ, một trong tám cảnh đẹp, cũng nằm gần chùa Hân, nay là vùng thuộc Trụ sở
của Đảng uỷ và UBND xã Trường Lộc, trước rất nhiều cây cối, nay là vùng sân cỏ.
6.Ao sen. Phía trước nhà
thờ Nguyễn Huy Tựu và nhà thờ Nguyễn Huy Hổ, trước đây có hồ sen rộng chừng gần
mẫu, dần thành rộng, theo lời truyền thì trước đây nhiều sen và những đêm trăng
sáng ở vùng này rất đẹp. Những năm 1993 -1994, chính quyền đã xây lại một cái
ao nằm trước nhà thờ Nguyễn Huy Tựu và thả sen, nhưng tiếc thay ao quá nhỏ nên
sen không thể sống được.
7. Giếng Thạc. Ở chân núi Phượng, thuộc địa phận xóm sáu, có một giếng
nước gọi là giếng Thạc (không rõ có liên quan gì đến tước hầu của Nguyễn Huy
Oánh, ông được phong tước là Thạc lĩnh hầu), nước rất trong và mát về mùa Hạ, ấm
về mùa Đông. Xung quanh chân núi Cài có nhiều mạch nước chảy quanh năm. Giếng
Thạc mới được xây lại gần đây và là nguồn nước cho dân thuộc xóm 6.
Theo lời chú thích ở bài thơ về giếng Thạc, thì giếng được đào trong dịp
hành quân đi đánh dẹp ở Phương Nam (chưa rõ là cuộc hành quân nào, triều nào
[], trang 219).
8. Vườn hoa họ Nguyễn với nhiều hoa đẹp là cảnh đẹp thứ 8 của làng Trường
Lưu, cho tới nay vẫn không rõ là vườn nào. Có hai ý, một cho rằng đó là khu vườn
Bao đạc, ranh giới khu vườn này nay vẫn rõ ràng, bên trong vườn có nhà thờ Nguyễn
Huy Hổ và nhà thờ Nguyễn Huy Vinh, sau nhà thờ Nguyễn Huy Hổ trước đây có nhiều
cây cối, thường gọi là Lòi. Một ý kiến khác cho rằng đây là khu vườn ở chân núi
Mác, gồm mộ Nguyễn Công Ban (1630-1711), nay là vườn của một số con cháu Nguyễn
Huy Vinh, gần đây chúng tôi thiên về ý thứ hai, nơi có những ngôi nhà thuộc dạng
cổ nhất ở Trường Lưu.
Như vậy ta thấy, trong
tám cảnh đẹp của làng Trường Lưu tới nay chỉ còn Giếng Thạc, còn nguyên vẹn, mặc
dầu cảnh vật ở miền đất của chợ Quan và núi Phượng có nhiều thay đổi, nhưng
ráng buổi sáng và những tia nắng cuối chiều vẫn còn mãi với thời gian. Tiếng
chuông và tiếng mõ ở chùa Hân, ở kho thóc Nghĩa Thương nay chỉ còn trong các
câu chuyện kể của dân làng. Năm 2007, Hội đồng hương Trường Lộc đã quyên góp để
đào lại ao Nghĩa Thương. Trăng vẫn sáng đều như xưa nhưng hồ sen, cây cối bên
miếu, vườn hoa họ Nguyễn, nay chỉ còn là những ruộng cạn, đồi trọc và những khu
vườn cằn cỗi.
Tôn giáo. Qua việc dân làng Trường Lưu chăm chút xây dựng nhà thờ và khu
mộ tiền nhân, ta thấy dân làng Trường Lưu chủ yếu thờ cúng tổ tiên, không theo
Thiên chúa giáo, Phật giáo hoặc các tôn giáo khác. Mặc dù có chùa, nhưng trước
đây chưa nghe truyền lại là có sư. Xa xưa, đặc biệt thời 1930-1931, đối với
Thiên chúa giáo thì Trường Lưu là một điểm mạnh về việc bài xích, chống lại, do
Trường Lưu ở gần nhà thờ của giáo xứ Tràng Đình xã Yên Lộc.
(Ths. Nguyễn Trí Sơn, Trưởng phòng
quản lý di sản- SVHTT và DL Hà Tĩnh)
II. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN XÃ TRÀNG LƯU - HUYỆN CAN LỘC.
Làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An, (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một trong những làng văn hóa nổi tiếng của Việt Nam. Nơi đây là quê hương của dòng họ Nguyễn Huy với 3 danh nhân văn hóa Việt Nam và nhiều nhà khoa bảng khác.
Làng Tràng Lưu được thành lập từ giữa thế kỷ thứ XV, và người đặt tên
làng là Thủy tổ họ Nguyễn Huy, cụ Ngũ kinh Bác sĩ Nguyễn Uyên Hậu sau khi cùng
cư dân các xóm nhỏ vùng xung quanh dời vào gần gò Rú Phượng để xây dựng làng. Bản
đồ 1 giới thiệu địa giới làng Trường Lưu từ thời cụ Uyên Hậu.
“ Khi về vùng Lai Thạch xưa, nay là các xã Trường Lộc, Song Lộc, Phú Lộc
hoặc rộng lớn hơn về vùng xung quang Rú Cài (Nhạc Sạc Sơn) với các làng cũ:
Nguyệt Ao, Mật Thiết, Kiệt Thạch, Yên Huy, Đông Tây, Vĩnh Gia, Nguyễn Xá… ít ai
biết được về nguồn gốc tên các làng, thời gian xây dựng làng …kể cả qua các lời
truyền hay giai thoại. Riêng với làng Tràng Lưu – Trường Lưu thì trước là giai
thoại, truyền ngôn và sau ít nhiều có tư liệu về tên làng và thời gian có tên
làng Tràng Lưu, sau đọc là Trường Lưu.
Trước năm 1945, làng Trường Lưu thuộc xã Lai Thạch (xã Lai Thạch thời đó
gồm 5 làng là: Trường Lưu, Đông Tây, Vĩnh Gia, Yên Thọ, và Phúc Lộc). Cuối năm
1945 đầu năm 1946, thực hiện chủ trương bỏ cấp tổng, chính quyền mới lập xã Lam
Kiều gồm các làng Phúc Lộc, Yên Thọ, Vĩnh Gia, Đông Tây, Trường Lưu (xã Lai Thạch
cũ) và làng Nguyễn Xá (thuộc xã Nguyệt Ao). Làng Nguyễn Xá (thuộc xã Nguyệt Ao)
thời đó gồm các xóm Quỳnh Côi, xóm Giai và làng Nguyễn Xá, (xã Nguyệt Ao bao gồm
các làng: Nguyễn Xá, Mật Thiết, Phúc Hội và Yên Tràng). Cuối năm 1949-1950 lại
lập xã Trà Lĩnh bao gồm các xã: Lam Kiều, Liên Nga, Linh Quy và Minh Tân cho tới
năm 1953-1954 chia xã Trà Lĩnh thành các xã Thuận Lộc, Kim Lộc, Nga Lộc, Song Lộc,
Phú Lộc và Trường Lộc. Xã Trường Lộc bao gồm làng Trường Lưu, xóm Quỳnh Côi và
xóm Giai của làng Nguyễn Xá trước đây, và giữ nguyên ranh giới từ thời gian đấy
cho đến bây giờ. Năm 1989, chia lại ranh giới và đổi tên các xóm thành: Đông Thạc,
Phúc Trường, Phượng Sơn, Quỳnh Sơn và Tân Tiến.” (Ths.
Nguyễn Trí Sơn, Trưởng phòng quản lý di sản- SVHTT và DL Hà Tĩnh)
“Vùng đất nằm lọt giữa các dãy núi chè (Trà Sơn), Rú Bụt (Bột Sơn), Rú
Cài (Nhạc Thốc Sơn) xưa là các lòng chảo, mùa mưa nước ngập thành hồ. Về sau hồ
bồi lấp, chỉ còn một con ngòi nhỏ chảy vào sông Nhe, có tên Phúc Giang. Bên
sông có mấy chòm dân cư thưa thớt. Kẻ Vạc, Kẻ Trằng… đầu thế kỷ XV dời lên vùng
đất cao trên dãy Phượng Lĩnh gọi là Trường Lưu [5]; “Xa xưa, Trường Lưu gồm các
làng Kẻ Đò, Kẻ Vạc, và làng Tràng. Ba làng này nằm ven một con sông nho nhỏ
quanh co gọi là sông Phúc Giang. Đến đời Lê Thánh Tông, Cụ Uyên Hậu, thuỷ tổ họ
Nguyễn Huy… đã về đây. Nhận thấy ba làng Kẻ Đò, làng Vạc và làng Tràng ở đồng
trũng, dân vất vả quanh năm, mà Phượng Lĩnh cách đó không xa, độ dăm trăm mét
thôi, là nơi “địa linh tú khí” không những dễ làm ăn mà còn cao ráo, bề thế, có
cơ phát triển. Có tầm nhìn xa, cụ Uyên Hậu đã đề xuất với dân ba làng chuyển về
đây. Và sau khi nhập với Kẻ Bỉn (thuộc làng Đông Tây đặt tên là làng Trường
Lưu. Cái tên Trường Lưu có từ đó” (Thái Kim Đỉnh).
Tên làng Tràng Lưu có từ gốc tích đó, nói Nguyễn Uyên Hậu là người lập
làng Tràng Lưu cũng đúng vì ông đã bàn với cư dân cùng dời vào sườn núi lập
làng, hoặc nói ông là người đặt tên làng là Tràng Lưu để ngày nay ta có tên gọi
Tràng Lưu-Trường Lưu - Trường Lộc, cũng đều đúng cả.
Nguyễn Huy Cừ thuộc thế hệ thứ 15 họ Nguyễn Huy Trường Lưu (NHTL), là
người dạy chữ Hán ở làng, hai lần trúng Nhị trường thi Hương và từng là học trò
của Tiến sĩ Nguyễn Văn Trình, trong bài Trường Lưu giai sự vịnh có ghi:
“Nhớ quan Bác sĩ Nam thiên,
Tràng Lưu danh hiệu dọi truyền đến nay.”
Làng Trường Lưu hiện nay.
Phía Bắc, Tây Bắc giáp xã Song Lộc, Đông Bắc và Đông giáp 2 xã Thanh Lộc và Yên Lộc, phía Nam giáp xã Gia Hanh và Tây Nam chung ranh giới với xã Phú Lộc. Xã Trường Lộc, bao gồm 5 xóm là: Đông Thạc, Phúc Trường, Phượng Sơn, Quỳnh Sơn và Tân Tiến. Trước đây qua nhiều lần thay đổi của thế sự, tên gọi của các xóm, làng cũng đổi thay, một số tên như làng Vạc, làng Tràng (Kẻ Trằng), Kẻ Đò, Kẻ Bỉn… chỉ còn lại trong ký ức, rồi xóm Đình, xóm cầu Lối, làng Quan…một số tên từ thời xưa như làng Trại thì vẫn còn cho đến ngày nay.
Xã Trường Lộc thuộc vùng đất giữa các dãy Rú Chè (Trà Sơn), Rú Bụt (Bụt
Sơn) và Rú Cài (Nhạc Sạc Sơn), xưa là các lòng chảo, mùa mưa nước ngập thành hồ
nay là các sông lạch. Giữa có một số rú nhỏ như Rú Mác, Rú Cà. Như vậy địa bàn
xã được tự nhiên kiến tạo đủ cả đồi núi, đồng bằng ven sông. Từ điểm chung này,
lần lượt xem xét địa hình núi, sông. Lịch sử phát triển của làng gắn liền với địa
hình sông núi ở vùng này. Trường Lưu có đầy đủ các yếu tố tự nhiên phong phú,
núi, sông xen lẫn. Làng hình thành theo thế dựa vào ven núi, triền sông.
Núi: Núi Cài - Nhạc Sạc Sơn là tên gọi Hán Việt, dân xung quanh quen gọi
là Rú Cài gồm núi Cao (núi Nậy) và núi Thấp. Núi Cài được nhắc đến trong các tư
liệu xưa . Nhạc Sạc Sơn nằm giữa 5 xã: Thanh Lộc, Yên Lộc, Song Lộc, Kim Lộc và
Trường Lộc. Trường Lộc nằm ở phía Tây Nam núi. Từ ngọn núi Cài có một dải đồi sải
dài khoảng chừng 2 km, dân trong vùng quen gọi là Rú Ngang, xuôi về sông Phúc
Giang giống như đuôi chim (cánh chim phượng) gọi là Rú Phượng hay Phượng Lĩnh.
Vùng đồi này trước đây có 2 con đường đi qua Thanh Lộc, một qua Eo Cao và một
qua Eo Thấp, trước đây ở hai bên sườn núi dân làng Trường Lưu thường trồng các
loại cây có củ như lạc, củ đậu, sắn, khoai vạc, khoai từ. Khá nhiều mía được trồng
ở đây. Các loại cây trên, trừ lạc được thu hoạch vào quãng tháng 6 âm lịch, còn
lại được thu hoạch vào tháng 11, Chạp. Mía được dùng để kéo che làm mật. Đoạn
cuối, núi rẽ hai nhánh, một về làng Trại, một qua giữa làng và kết thúc ở Rú
Mác, thường gọi là Mạc Sơn. Ở phần giữa gò Phượng Lĩnh, dân thường hay gọi là
Rú Đền, vì trên đó có Đền Rú thờ Nam Nhạc Đại Vương.
Bùi Dương Lịch (1757-1828) soạn sách Nghệ An Ký vào thời gian ông làm Đốc
học Nghệ An, chép “Từ núi Bụt Sơn mọc lên núi Cài”. Lưu Công Đạo biên soạn
Phong thổ chí huyện Can Lộc năm 1871 và Trần Mạnh Đàn viết Can Lộc huyện phong
thổ ký năm 1930 cũng chỉ ghi ở giữa vùng “4 xã” thời xưa và “thế núi này trông
như hình con chim vươn cổ giang cánh, có nhiều chỗ núi nhấp nhô quanh lượn như
từng đôi chim phượng hoàng vờn múa”.
Núi Cài cùng đá ở núi này được miêu tả kỹ hơn ở , nhưng chủ yếu vẫn về phía làng Kiệt Thạch và Yên Huy (xã Thanh Lộc và Yên Lộc). Nếu quan sát kỹ, ta thấy, từ Núi Nậy một dải đồi dài chạy khoảng hai cây số thì chia làm hai nhánh một nhánh về phía Tây và một nhánh về phía Tây Nam. Dãy đồi này dân làng thường gọi là Rú Ngang, Rú Đền và Rú phượng.
Rú Mác (Mạc Sơn), Bùi Dương Lịch ghi “Từ Trà Sơn chia làm 3 nhánh, nhánh đông làm núi Bụt Sơn, các núi Mạc
Sơn, núi Trường Sơn, xã Lai Thạch”. Không rõ có phải núi Mạc Sơn này không,
dân làng thường gọi là Rú Mác, gần như ở cuối dãy nhánh Tây Nam của Rú Ngang –
Rú Đền, Rú Phượng. Núi Trường Sơn chưa rõ là núi nào, hồi xưa ở giữa xã Trường
Lộc hiện nay, chỗ gần đình làng có núi gọi là núi Bình Cương, không rõ có phải
là núi Trường Sơn mà Bùi Dương Lịch nói đến chăng?
Núi Quỳnh Côi, ở xóm Quỳnh Sơn, ở đây trước có nhà Thánh làng Nguyễn Xá,
nay không rõ núi vì dân làng đã làm nhà ở kín, phía Tây Bắc vẫn còn sườn núi có
nhiều đá dăm, trước là kho lương thực.
Rú Cà - nằm giữa vùng ranh giới xã Gia Hanh với Trường Lộc, phía Nam núi
là phần đất của Trường Lộc, có lẽ trước đây dân làng hay lấy đá về cà chân, nên
gọi là Rú Cà chăng? Trước ở đây có một cái miếu, có nhiều đồi cây nhỏ như sim,
móc… xung quanh núi có nhiều thửa đất, có nhiều cát, dân làng thường trồng sắn,
củ đậu và các loại khoai vạc, khoai từ.
Sông: ở xã Trường Lộc, các xóm làng đều dựa vào chân núi và ven sông,
sông quanh xã thuộc hệ thống sông Nghèn. Như phần trên đã trình bày, đây là
vùng giữ núi Cài và núi Bụt, nên xưa là cái lòng chảo, mùa mưa nước ngập, ngày
nay dịp mưa là thường vào tháng Chín âm lịch, nước tràn về, ta lại có thể hình
dung ra lòng chảo này . Ngày nay, sông qua xã được chia làm nhiều nhánh, một phần
của sông Minh Giang, đoạn qua Trường Lưu là sông Phúc Giang, gần như là ranh giới
tự nhiên giữa các xã. Tên gọi sông Phúc Giang là đoạn giữa xã Yên Lộc, Gia Hanh
và Trường Lộc, sông Đò Hói là đoạn từ xã Song Lộc với Trường Lộc. Sông được
khơi, đào nhiều lần như vào năm Quý Sửu – niên hiệu Duy Tân và năm Mậu Dần .
Cùng với sông là các cầu để qua lại, đó là: Cầu Cơn Khế theo tỉnh lộ giáp giới với xã Song Lộc, Cầu Làng qua làng Vĩnh Gia xã Song Lộc, Cầu Lối cuối xóm có tên gọi là xóm Cầu Lối để đi qua làng Đông Tây, sang xã Phú Lộc, Cầu Ròi, qua làng Hốt xã Phú Lộc, Cầu Đồng Trấu vào Rú Cà, Cầu Quan để sang khu ruộng Đồng Quan. Giáp với làng Yên Huy là một con lạch nhỏ, khó nhận biết dòng chảy, qua lạch này không có cầu. Giữa xóm Quỳnh Côi và xóm Giai có một cây cầu cũng gọi là Cầu Lối, gọi là cầu, nhưng thực là một cây gỗ to bắc qua. Gần đấy có cầu Lối qua một đoạn ruộng qua sông có Cầu Xóm Tám, qua xóm 8 xã Song Lộc.
Ruộng: làng có mấy cánh đồng sau: dọc theo sườn núi phía Bắc giáp với
làng Nguyễn Xá, với các tên gọi như Đồng Mụ Vàng (trung kho vàng chăng?), Đồng
Ba Lăm.
Giữa làng Quỳnh Côi với làng Trại gần gò Phượng Lĩnh và Rú Mác, và Đồng
Vời, chủ yếu là trồng lúa.
Giữa làng Đông Tây với làng Trường Lưu là khu ruộng chừng vài chục mẫu,
có Cồn Hiên là nơi trước đây Nguyễn Huy Tựu lập ruộng khoa danh.
Giữa làng Yên Huy với làng Trường Lưu, chủ yếu các dải ruộng men theo
khe.
Giữa làng Gia Hanh với làng Trường Lưu có Đồng Trấu, Đồng Quan. Ở đây
trước có ruộng hương hỏa của họ Nguyễn Huy Tràng Lưu từ thời Nguyễn Công Ban.
Phần đất ở sườn núi, có dạng đất màu đỏ, tiện cho việc trồng các loại
cây củ. Ở Rú Cà cũng vậy, dọc ven đồi Rú Ngang trước đây là các mảnh đất trồng
mía, khoai vạc, khoai từ, củ đậu, sắn v.v…nay gần như bỏ hoang.
(Ths. Nguyễn Trí Sơn, Trưởng phòng quản lý di sản- SVHTT và DL Hà Tĩnh).
II . HỌ NGUYỄN TRÀNG LƯU.
Có một dòng họ ở vùng quê thuần nông của Hà Tĩnh nhưng có đến 11 di tích
văn hóa, trong đó có 3 di tích cấp tỉnh, 3 di tích cấp quốc gia. Đặc biệt, mới
đây hai di sản của dòng họ này được UNESCO công nhận là di sản tư liệu ký ức thế
giới.
Đó là dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu, xã Trường Lộc (huyện Can Lộc,
Hà Tĩnh).
Theo gia phả họ Nguyễn tại Tràng Lưu thì vùng đất nằm cạnh rào Nhe gồm có ba xóm là Kẻ Trằng, Kẻ Đò, Kẻ Vạc. Vị
tổ của họ Nguyển Tràng Lưu là người quận Trần Lưu bên Trung Quốc về định cư tại
vùng này vào thế kỉ XV. Ông thấy vùng Kẻ Trằng cao ráo, địa thế đẹp nên đã bàn
với dân làng lên định cư tại đây. Tên làng Tràng Lưu là tiếng ghép “Tràng” (Kẻ
Tràng) với “Lưu” trong Trần Lưu quận. Về sau người ta quen đọc thành Trường
Lưu. Trước năm 1921, làng Tràng Lưu thuộc về tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, tỉnh
Hà Tĩnh. Từ năm 1921 thuộc về huyện Can Lộc. Ngày nay làng Tràng Lưu ngày xưa nằm
trong xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Cùng với họ Nguyễn Tiên Điền
thì họ Nguyễn Tràng Lưu là một cự tộc về trước tác. Hai dòng họ này đã tạo nên
“Hồng Sơn văn phái” nổi tiếng trong cả nước. Về sự nghiệp trước tác của dòng họ
Nguyễn Tràng Lưu tiêu biểu có Nguyễn Huy Oánh,Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự,
Nguyễn Huy Hổ, Nguyễn Huy Vinh.
“Làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, xứ Nghệ
An, (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một trong những làng
văn hóa nổi tiếng của Việt Nam. Nơi đây là quê hương của dòng họ Nguyễn Huy với
3 danh nhân văn hóa Việt Nam và nhiều nhà khoa bảng khác.
Tương truyền, vùng đất phía Đông Rủ Xanh (Trà Sơn) giữa Bụt và Rú Cài,
thời xa xưa là cải lòng chảo, mùa mưa nước
ngập băng trời, về sau bồi lấp dần, chỉ còn lại con ngòii đổ xuống Rào Nho, có
tên Phúc Giang. Bên Phúc Giang là mấy xóm nhỏ; Kẻ Tràng, Kẻ Đò, Kẻ Vạc (về sau
quen gọi làng), Gia phả họ Nguyễn cũng ghi lại lời truyền rằng vị tổ họ này là
Nguyễn Uyên Hậu người quận Trần Lưu phương Bắc và định cư tại Kẻ Tràng vào thế
kỷ XV. Ông thấy vùng ven dãy đồi Phương Linh, bên kẻ Bin (thuộc làng Đông Tây)
địa thế đẹp đẽ, cao ráo, bèn bàn với dân làng dời lên ở đó, người ta cũng nói rằng
tên làng Tràng Lưu là ghép tiếng “Tràng" (Kẻ Tràng) với “Lưu” trong Trần
Lưu quận, quê cũ ông Uyên Hậu …Tràng Lưu (sau quen đọc Trường Lưu) thuộc tổng
Lai Thạch, huyện La Sơn (từ 1921 là huyện Can Lộc), nay nằm trong xã Trường Lộc.
Nguyễn Uyên Hậu, tên thụy Du Khánh, đỗ Ngũ kinh bác sĩ đời Lê Hồng Đức
(1470-1497), là người mở đầu việc học hành ở Tràng Lưu. Sau ông về Bắc quốc, dặn
lấy ngày Đông chí làm ngày giỗ, vì vậy nhà thờ họ Nguyễn Tràng Lưu (thờ ông
cùng bốn đời kế tiếp ngành trưởng) gọi là nhà thờ họ Đông Chí “ ( HÀ TĨNH – Đất văn vật Hồng Lam – Thái Kim Đỉnh
)
1/ĐÌNH LÀNG TRÀNG LƯU.
Đình làng Trường Lưu được công nhận là DTLSVH Tỉnh Hà Tĩnh theo quyết định
số… ngày .. tháng.. năm 2008. Đình làng trước đây có đình Trung, đình Thượng và
đình Hạ, Cấu trúc theo đình hình chữ Vương nằm trên cùng một khu đất.. m2 ở xóm Đình nay là xóm… Chưa rõ đình được xây
dựng từ lúc nào, nhưng khá công phu với các điêu khắc chạm trổ đời Lê: các cột,
xà, rường, đầu đố đều chạm khắc theo hình long, ly, quy, phượng. Là nơi dân
làng cử hành lễ hội Kỳ Phúc hàng năm vào ngày 13 tháng Sáu, ngoài ra xóm Đình
cùng làm lễ Binh vào ngày 18 tháng 2.
Đến năm 2004 chỉ còn đình Hạ, Hội
đồng hương Trường Lộc ở Hà Nội đã quyên góp khôi phục đình Thượng, tu sửa đình
Hạ và năm 2005 việc khôi phục, tu sửa cơ bản hoàn thành. Việc làm đó được sự ủng
hộ nhiệt tình thêm của Hội đồng hương xã Trường Lộc ở thành phố Vinh, thành phố
Hà Tĩnh và các cá nhân con em Trường Lưu. Một số đồ thờ đã được mua sắm thêm,
cây được trồng ở phía trước và đặc biệt Hương ước của làng được sao chụp, ép
plactic, đóng bảng treo ở đình Thượng và Bia khoa danh làng được khắc, đặt ở
đình Hạ. Danh sách, năm thi đỗ của 22 vị được làng tế theo văn tế của Hội Tư
văn, được khắc ghi chú năm mất, năm sinh, năm đỗ theo dương lịch cho mọi người
dễ rõ, trong đó phần di hiệu, bảng Hán văn không ghi lại, ví dụ như: Về Nguyễn
Công Ban ghi: Chính Hoà Tân Mão khoa, đặc tứ tiến triều, Lạng Sơn đạo Giám sát
Ngự sử - Thái Sơn Nam, Nguyễn Công tự Công Ban được ghi là Nguyễn Công Ban
(1630-1711), đỗ Hương cống năm 1652.
Cùng với 3 DTLSVHQG nhà thờ và mộ
Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Huy Hổ và 6 DTLSVHT Hà Tĩnh đã
được công nhận, đặc biệt trong hệ thống di tích làng Trường Lưu có cả di tích lịch
sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Xin theo dõi tiếp BÀI 19. Thân ái.dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét