Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 30.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN CAN LỘC.
I/Đặng Tộc Đại Tông Phả.
“Đặng Tộc Đại Tông Phả” do Yên Quận công Đặng Đình Thự biên tập, Tiến sĩ
Quốc lão Đặng Đình Tướng tục biên, Thái Nhạc Quận công Đặng Sĩ Hàn tục biên,
Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam Nguyễn Văn Thành
biên khảo và giới thiệu.
Đền thờ
Hàn Lâm Viện Hiệu Thảo Đặng Chủng (1376 - ?), con trai thứ hai của Quốc Công Đặng
Tất, em ruột của Tể Tướng Đặng Dung. Đền thờ đã được xếp hạng di tích lịch sử
văn hóa.
PHẢ CHI TRƯỞNG HỌ ĐẶNG
BÀI TỰA
QUYỂN PHẢ CHI TRƯỞNG HỌ ĐẶNG
Vì sao phải lập phả? (Vì rằng) mọi
vật sinh thành đều có gốc ở trời, con người sinh ra có một cội nguồn từ tổ
tiên. Các đời tổ tiên xa dần, xa dần thì con người dễ quên. Cổ lễ đặt ra tôn tổ,
kính tông là để (con cháu) nhớ họ hàng vậy. Các đời truyền xa dần, sự tích mờ
nhạt (vậy) ai biết được công đức của tổ tông? Mỗi nhà lẽ nào lại không có phả
riêng để ghi lại sao?
Tôi sợ cuốn phả cũ của gia tiên
không được tu bổ thì nề nếp tốt đẹp của tổ tông không được kế thừa thì nào ai
biết được cội nguồn của gốc nhân nền nghĩa? Điều đáng sợ chính là sự phóng
đãng, lãng quên không biết noi theo đức hạnh của tổ tiên. Ta không muốn tiêng
tăm của gia đình như ngọc lành mang vết, cho nên trình bày khái lược công đức
to lớn của các cụ thủy tổ tiếp đến công nghiệp của liệt tổ là để làm gương cho
con cháu muôn đời. Bèn ghi đầy đủ vào phả này.
Tống trấn trọng thần của triều Lê,
phong Yên Quận công Quản đốc bốn vệ quân Thần Võ Phong Nam quân Đô đốc Đặng
Đình Thự kính cẩn làm bài tựa.
BÀI TỰA
PHẢ CHI TRƯỞNG HỌ ĐẶNG
Đặng tộc đại tông phả là phả chi
trưởng họ Đặng vậy. Họ ta vốn là người huyện Thiên Lộc lưu lạc ở ấp ta đến nay
đã sáu, bảy đời. Xưa kia đã có gia phả ghi chép từ cụ Tị tổ là Cao Nghĩa Thần
triều Trần do (Đặng) Đình Thự biên tập.
Trên từ cụ Cao Nghĩa Thần, dưới đến hiển khảo, nguồn gốc từ đâu đến, sinh ra từ
chi nhánh nào, phần mộ, ngày giỗ phần nhiều ghi thiếu hoặc vì khi nhà Trần mất
nước, do nạn binh Minh, giặc Mạc mà mất, hoặc ghi chép thiếu sót.
Chi trưởng ta từ cụ Đình Nghi đến cụ Đình Huấn từ trước đến nay mới sáu, bảy đời, tuy nghèo nhưng khoa
hoạn theo nhau kết nối. Đời trước gây dựng, đời sau kế thừa còn có chỗ tham khảo,
hiệu đính. Tổ tông tích đức hàng trăm năm nay mới nảy nở.
Bắt đầu từ cụ Đình Huấn lập riêng Ngành đại tông thế thứ trước sau, niên đại xa gần,
phần mộ, ngày giỗ thường ngày phả cũ đã ghi chép lại thì đã rõ. Những điều phả
cũ còn chưa ghi chép thì phụ thêm vào, tất cả đều kính cẩn biên chép. Ngỏ hầu
con cháu hàng ngàn năm sau còn ngợi ca công lao vất vả cũng như khí tiết giản dị,
cương nghị của tổ tiên. Những vị thành đạt có thể chiêm ngưỡng mà noi theo; Những
người hư hỏng cũng biết mà lấy làm răn, vậy nhân đây bày tỏ lời nói này.
Cháu Đặng Đình Tướng, tiến sĩ triều Lê, vâng mệnh sang sứ phương Bắc, Lại
Bộ Thượng thư Tả Tị lang phong Nam tước, đổi làm Tả Đô đốc ra trấn Tây Nam,
thăng Tá Lý Công Thần Tiền Hòa doanh Thái phó làm bài tựa.
PHẢ HỆ HỌ ĐẶNG
Nam quân Đô đốc, Tống trấn trọng
thần Yên Quận công Đặng Đình Thự
biên tập.
Lại Bộ Thượng thư, đi sứ Phương Bắc,
Tá Lý Thái phó Đặng Đình Tướng tục
biên.
Kính xét: Trên từ cụ Tị tổ Cao
Nghĩa Thần xuống đến tiên tổ là cụ Đình
Huấn thế thứ rõ ràng cho nên tất cả đều ghi theo phả cũ.
Duy từ cụ Đình Nghi thì bắt đầu phân chi và là tổ của chi họ ta.
Cho nên cụ tổ đầu tiên của chi ta
tính cụ Đình Nghi là đời thứ nhất và
trở thành một chi trưởng riêng.
Mùa thu năm Quý Hợi niên hiệu
Chính Hòa thứ 4 (1683).
Đặng Đình Thự biên tập.
Ngày tốt mùa xuân năm Bính Dần
niên hiệu Chính Hòa thứ 7 (1686) Đặng Đình Tướng tục biên.
ĐỜI THỨ 1
Tị tổ Đặng Tảo sinh năm Giáp Dần ngày 10 tháng 5 thời vua Lý Cao Tông
niên hiệu Trịnh Phù thứ 20. Ông đỗ Thái học sinh, làm quan tới Thừa hiến, Thăng
Phó Đô đốc Nhập thị nội các Tu soạn Kinh Diên kiêm Đông các Đại học sĩ cáo thụ
Vân ý Vinh lộc đại phu phong tặng Cao Nghĩa Thần. Ngày giỗ không truyền lại. Mộ táng tại Quận Sơn.
Tỷ tổ (cụ bà) họ Cù, hàng thứ 3,
hiệu Từ Huệ sinh năm Giáp Dần (1194, niên hiệu Thiên Tư Gia Thụy thứ 9) thời Lý
Cao Tông, niên hiệu Trịnh Phù thứ 20, được phong tặng Chính phẩm phu nhân. Phần
mộ và ngày kị không ghi được.
Tị Tổ Đặng Diễn húy Sinh là em cụ Đặng
Tảo, sinh năm Tân Mùi (1211) thời vua Lý Huệ Tông, hiệu Kiến Gia. Đến khoa
Nhâm Thìn (1232) triều Trần ông thi đậu Thái học sinh, làm quan tới Thừa hiến
thăng Lại Bộ Tả Thị lang cáo thụ Gia nghị Đại phu.
Ngày kị và mộ không thấy truyền.
Tị tổ Đặng Ma La là em Đặng Diễn.
Ông sinh năm Giáp Ngọ thời Trần Thái Tông niên hiệu Kiến Trung năm thứ 10. Ông
đậu Thám hoa khoa Đinh Mùi (1247) lúc 13 tuổi. Ông làm quan tới Nhập thị nội
các Tu soạn Kinh Diên thăng Thị giảng Vũ hiển Đại học sĩ cáo thụ Vinh lộc Đại
phu. Sau khi làm quan, ông về lập doanh ấp ở xã Chúc Sơn, huyện Chúc Đức, trấn
SơnNam. Họ Đặng phát tích ở Chúc Sơn.
ĐỜI THỨ 2
Tiên tổ họ Đặng húy Hữu Điểm là
con trưởng của Đặng Ma La. Ông làm
quan Đại phu triều Trần. Ông phụng mệnh vua đi sứ Nguyên trước để nạp cống lễ,
sau để do thám. Trong kháng chiến chống Nguyên Mông, ông bày mưu giúp việc nước,
hết lòng vì việc dân cho đến thắng lợi hoàn toàn.
Tiên tổ tỉ (bà) họ Nguyễn, hiệu
Thiện Tâm sinh 2 con Đặng Nhữ Lâm và
Đặng Tảo.
ĐỜI THỨ 3
Tiên tổ họ Đặng húy Nhữ Lâm là con trưởng của ông Đặng Hữu Điểm. Ông sinh năm Tân Tỵ đời vua Trần Nhân Tông (1281)
niên hiệu Thiệu Bảo (1279- 1282), làm quan đến Đại phu, vâng mệnh đi sứ Bắc nộp
cống lễ, sau lập mưu vào thành Uyển Cung lấy sách cấm (sách dạy làm lịch). Việc
không thành, sau hai năm ông trở về nước. Ông tham gia chống Nguyên Mông có
công lớn. Ông mất năm Ất Sửu niên hiệu Thiệu Phong đời Trần Dụ Tông.
ĐỜI THỨ 4
Tiên tổ họ Đặng húy Lộ là con trưởng ông Đặng
Nhữ Lâm, triều Trần ông giữ chức Lệnh ở Thái sử cục, kiêm soạn Hiệp lịch đã
được nhà vua chuẩn y. Ông đước sắc phong Mậu Lâm Lang. Khi ông 60 tuổi, xây dựng từ đường họ Đặng tại trang Lương Xá. Từ
Đường có câu đối:
“Thập bát quận công tam tể tướng
Bách dư tiens sĩ, cửu công hầu”.
Nghĩa là:
“Mười tám quận công, ba tể tướng
Hơn trăm tiến sĩ, chín công hầu”.
Mộ ông táng tại xứ Cửa Chùa xã Trúc Sơn.
Tiên tổ tỉ (bà) họ Cù hàng thứ 2,
hiệu Từ Đức, được phong tặng Tòng lục phẩm An Nhân.
Tiên tổ họ Đặng húy Du là con ông Đặng
Lộ, ông được nhận sắc phong làm Hiệu Lực, Tả Hiệu úy.
Tiên tổ họ Đặng húy Long là em ông Đăng Du, được sắc phong hiệu lực Hữu Hiệu
úy.
ĐỜI THỨ 5
Tiên tổ họ Đặng húy Bá Kiển là con trai ông Đặng Lộ. Ông vốn ở tại Chương Đức sau vào Nam Hồng Lĩnh thuộc thôn
Đông Rạng, xã Tả Thiên Lộc, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, phủ Đức Quang, lộ Nghệ
An.
Thật là:
“Hồng lĩnh triệu cơ
Lam giang khải vũ”.
Nghĩa là:
“Dựng nền đất Hồng Lĩnh
Xây đê tại Lam Giang”.
Vì ông là người có địa vị, con
cháu làm quan to được phong đến Thái Bảo ở đất Hồng Lĩnh địa linh nhân kiệt,
tám chín đời quyền cao chức trọng nên họ Đặng phát tích từ đó.
“Hồng Lĩnh Lam Giang tân địa quyết
Sơn Vi Chương Đức cựu môn phong”.
Nghĩa là:
“ Đỉnh Hồng, sông Lam vùng đất mới
Sơn Vị, Chương Đúc nếp nhà xưa”.
Ông mất ngày 10 tháng Giêng, mộ táng tại xứ Thung Sơn.
Tị tổ (bà) họ Nguyễn, hiệu Từ Thiện.
Bà sinh Đặng Bá Tĩnh, Đặng Ái, Đặng
Khang.
ĐỜI THỨ 6
Tiên tổ họ Đặng, húy Bá Tĩnh là con trưởng ông Đặng Bá Kiển. Ông được trời cho thông minh, cao kiến, cầm bút thành
văn, xuất khẩu thành thơ. Triều Trần tuyển nhân tài, ông đến kinh đô dự tuyển.
Ông làm văn như kình nghê trương vây, như phượng hoàng tung cánh, bút phê “văn
bài rất tuyệt, chữ viết như rồng bay, như hổ chạy, lời văn như đại bàng bay
chín tầng mâ ”. Ông đỗ Thám hoa. Nhân dân thời đó tặng ông bảy chữ:
“ Diễn cảnh sự nghiệp kiến tùng thi ”
Nghĩa là:
“ Sự nghiệp canh tác sánh thơ tùng ”
Ông làm quan đến Hành khiển chuyển
vận sứ thăng Thượng thư Bộ Lại, tặng phong Tuấn sĩ Hầu. Mộ táng tại xứ Quát Hương.
Phu nhân là Trần Thị Ngọc Diệp.
Tiên tổ họ Đặng húy Ái là em ông Đặng Bá Tĩnh sinh ông Đặng Chí.
Tiên tổ họ Đặng húy Khang, ông là em ông Đặng
Ái, ông sinh ra Đặng Diệu, Đặng
Cung.
ĐỜI THỨ 7.
Tiên tổ họ Đặng húy Đình Dực là con trưởng ông Đặng Bá Tĩnh. Ông là nho sinh trường Quốc Tử Giám, là bậc tài hoa ở
đất Thăng Long. Ông làm quan Tri châu châu Quỳ Hợp, lộ Nghệ An.
Tiên tổ tỉ (bà) là Chính thất phu
nhân hiệu Từ Huệ, sinh ra Đặng Tất, Đặng
Đức và Đặng Quý.
Tiên tổ họ Đặng húy Lâm là con thứ ông Đặng
Bá Tĩnh.
Tiên tổ họ Đặng húy Kỳ là em ông Đặng
Lâm.
Tiên tổ họ Đặng húy Phi em ông Đặng Kỳ.
Tiên tổ họ Đặng húy Chí là con ông Đặng
Ái.
Ông Đặng Chí thi đậu Hương cống làm quan tới Tham chín xứ Quảng Yên.
Tiên tổ họ Đặng húy Diệu là con cả ông Đặng Khang. Ông thi đậu
Hương cống làm quan tới Tham chính xứ Hải Dương.
Tiên tổ họ Đặng húy Cung là em ông Đặng
Diệu.
ĐỜI THỨ 8.
Tiên tổ họ Đặng húy Tất là con trưởng ông Đặng
Đình Dực. Ông sinh ở thời Trần, lúc nhỏ thông minh, trí tuệ, thi Hương
trúng Cống sinh, thi hội trúng Tam trường, thi Đình trúng Thám hoa. Ông tài
kiêm văn võ, chiến thuật chiến lược tinh thông, làm quân đến Tri châu Thăng
Hoa, thăng Đại Tri châu Hóa Châu. Tháng 5 năm Đinh Hơi (1407) vua Giản Định khởi
binh tại Thiên Trường. Đặng Tất đem 10 vạn binh là quân bản bộ cộng với binh mới
mộ theo Giản Định Đế. Giản Định phong ông là Quốc công. Con gái ông Đặng Tất là Đặng Thúy Hạnh vào làm Hậu phi Giản Định Đế. Đặng Tất đại thắng quân Minh ở Bô Cô. Đặng Tất chỉ huy quân sỹ đánh
quân Minh diệt hơn 4 vạn tên cùng các tướng lĩnh. Mộc Thạnh trốn chạy vào thành
Cổ Lộng, nhà Trần có cơ xây dựng lại được nhưng sau vì những bọn Nguyễn Quỹ,
Nguyễn Mộng Trang xúi giục nhà vua giết ông vào tháng 2 năm Kỷ Sửu (1409) niên
hiệu Trùng Quang thứ 1.
Vua Lê Thái Tổ tặng bốn chữ đại tự
: “Tiết liệt cương trung ”, truy
phong Đại Quốc công, Kiệt tiết tuyên lực,
Dực vận tán trị công thần, phong Thượng đẳng phúc thần.
Tổ tỉ ( bà) Chính thất phu nhân là
Phạm Thị Kim Chi sinh 4 nam 1 nữ và 2 con nuôi.
Đặng Dung cư tại
(Thiên Lộc), Đặng Chủng (cư ở tại
Tiên Điền, huyện Nghi Xuân), Đặng Liên
(cư tại Hoa Lư, Ninh Bình), Đặng Thát
(cư ở Hương Sơn, Nam Đường).
Đặng Thúy Hạnh.
Con nuôi: Đặng A Thiết, Đặng A Noãn
Tiên tổ họ Đặng húy Đức là em ông Đặng
Tất là tướng hầu cận vua Giản Định Đế, con cháu ở cùng nhau tại Hóa Châu,
Thăng Hoa.
Tiên tổ họ Đặng húy Quý là em ông Đặng
Đức. Ông quyền trấn trị Hóa Châu. Con cháu về sau tụ tập tại Tân Bình (Quảng
Bình), Thuận Hóa (Quảng Trị, Thừa Thiên).
CHI GIÁP NGÀNH TRƯỞNG.
ĐỜI THỨ 9.
Tiên tổ họ Đặng húy Dung là con trưởng của ông Đặng Tất. Ông sinh năm Quý Sửu (1373) niên hiệu Long Khánh thời trần
Duệ Tông (1373-1376), ông là người văn võ toàn tài, thao lược tinh thông. Giận
vì cha chết oan, ông cùng Cảnh Dị và các em Đặng Chủng, Đặng Liên, Đặng Thát lập vua Trùng Quang tiến đánh quân
Minh. Vua Trùng Quang phong ông làm Bình chương Quốc sự, ông đánh nhau với quân
Minh hơn trăm trận. Quân Minh thua to ở Bình Than, Hàm Tử, Chí Linh, Chi La.
Sau trận Sài Gia, bị quân Minh truy bức, ông cùng vua Trùng Quang bị bắt. Giặc
Minh dùng thuyền biển giải ông về Yên Kinh. Ông đâm đầu xuồng nước tuẫn tiết,
đó là vào tháng chạp.
Ông được vua ban sắc phong là Đôn Túc Văn Lâm Lang - Trung nghĩa thần,
truy phong Cao Sơn Hầu.
Sinh thời ông có bài thơ “Cảm
hoài”:
“Thế sự du du nãi lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chủ hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vẵn thiên hà
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma”
.
Dich thơ:
“Việc đời man mác tuổi già thôi
Đất rộng trời cao chén ngầm ngùi
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ
Tan tành thế sự luống cây ai
Phò vua bụng những mong xoay đất
Gột giáp sông kia khó vạch trời
Đầu bạc giang sơn thù chưa trả
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi”
Vua Lê Thái Tổ tặng 4 chữ đại tự “Trung thần hiếu tử ” ở nhà thờ có đối liễn:
“Quốc sĩ vô song, song quốc sĩ
Anh hùng vô nhị, nhị anh hùng”
Nghĩa là:
“Quốc sĩ không (có) hai, nhà (có) hai quốc sĩ
Anh hùng chỉ ( có ) một, nhà (có) hai anh hùng”
Tỷ tổ (bà) phu nhân Lê Thị Ngọc
Hoa, sinh 4 nam, chia làm 4 chi, mỗi chi một phương .
Con cả: Đặng Nghi - Phúc Thắng hầu.
Con thứ: Đặng Địch Qủa - Tham chính.
Con thứ: Đặng Di - Hoàng giáp.
Con thứ: Đặng Công Thiếp -Tiến sĩ.
ĐỜI THỨ 10.
Tiên tổ họ Đặng húy Nghi là con trưởng ông Đặng Dung. Ông sinh 20 tháng 10 năm Tân Mùi (1391) đời Trần Thuận
Tông niên hiệu Quang Khải (theo sử là Quang Thái ) năm thứ 2 (1389).
Ông sinh ra gặp thời loạn lạc, gia
đình ly tán, hiển tổ là Đặng Tất chết
oan. Ông thắp đèn 7 tuần (báo hiếu), được đội ơn ban chức Thị dưỡng dưỡng được truy phong Phúc Thắng hầu, hưởng
thượng thọ, giỗ mồng 2 tháng 3. Mộ táng
xã Chúc Sơn, huyện Chương Đức tại nơi có tên là núi Hỏa Tinh, tục gọi là núi Nấm
Chiêng, hình thế của ngọn núi là nhô lên, uốn lượn quanh co. Bên phải nhìn xuống
là sông Ninh, như ôm lấy, xưa nay người lên chiêm ngưỡng đều coi là nơi danh thắng.
Tương truyền mộ tổ họ Đặng phát tích từ vùng đất địa linh nhân kiệt này. Về lý
quả là như vậy.
Ngạn ngữ có câu khắc tại bia:
Bao giờ núi Chúc hết cây
Sông Ninh hết nước, họ này hết quan .
Tức là đất này vậy.
Bà Chính thất họ Nguyễn hiệu Từ Hậu
được phong Tòng lục phẩm An nhân, sinh con trai Đăng Khoan, giỗ 3 thang 6, mộ táng tại xứ Cửa Chùa xã Chúc Sơn.
Bà thứ thất họ Nguyễn hiệu Từ Tâm
được phong Thất phẩm An nhân, sinh Đặng
Lâm, giỗ 23 tháng 8, mộ táng xứ Cửa
Chùa chùa xã Chúc Sơn.
ĐỜI THỨ 11
Tiên tổ họ Đặng húy Khoan là con trưởng ông Đặng Nghi sinh năm Kỷ Sửu (1409 ) niên hiệu Trùng Quang. Năm đầu thời
đó, đất nước loạn lạc, quân Minh tàn phá, nhân dân đói rét, gia đình bị tiêu hủy,
cha mẹ ly tán. Ông giỗ ngày 15 tháng 8 mộ
táng xứ Cửa Chùa xã Chúc Sơn, được truy phong Thiện Khánh hầu.
Tổ bà họ Nguyễn hiệu Từ Liêm được
phong tặng lục phẩm An nhân, giỗ ngày 6 tháng 10 mộ táng Cửa Chùa.
Tiên tổ họ Đặng húy Lâm là em ông Đặng
Khoan, sinh ngày 10 tháng 10 năm Nhâm Thìn (1412 ) niên hiệu Trùng Quang
năm thứ 4. Ông giỗ ngày 7 tháng 11 mộ táng xã Mỹ Lương, huyện Từ Thủy được truy
phong Cao Sơn hầu.
Bà Chính thất họ Nguyễn hiệu Trang
Tính, giỗ ngày mồng 7 tháng 3, mộ táng xứ Cửa Chùa xã Chúc Sơn.
ĐỜI THỨ 12.
Tiên tổ họ Đặng húy Tuyên sinh ngày 20
tháng10 năm Đinh Mùi. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng chăm học, thi
đậu Hương cống, làm quan Tá lang Cẩn sự, được tăng Lương Mỹ hầu, giỗ ngày 26
tháng 6, mộ táng tại xứ Cửa Chùa xã Chúc Sơn.
Tổ bà là Nguyễn Thị Hạnh hiệu Lưu
Ngọc, phong tăng Lục phẩm An nhân, giỗ ngày 4 tháng 8 mộ hợp táng với ông Đặng Tuyên.
Tiên tổ họ Đặng húy Lội, lúc còn nhỏ tên là An, sinh năm Canh Tuất (1430) đời
Lê Thái Tổ niên hiệu Thuận Thiên thứ 3. Ông tính khoan hòa, cần mẫn, được phong
Thắng Phúc hầu, thọ 68 tuổi, giỗ ngày mồng 6 tháng 4, mộ táng tại xứ Cửa Chùa xã Chúc Sơn.
Tổ bà hiệu là Từ Nhân, thọ 70 tuổi,
giỗ ngày 20 tháng 10, mộ táng tại xứ Cửa
Chùa xã Chúc Sơn.
Tiên tổ họ Đặng húy Minh sinh năm Canh Tuất (đáng lẽ ra là Canh Tý) đời Lê
Thái Tổ niên hiệu Tuận Thiên năm thứ 3 (1430) được tặng Lương Thiệu hầu.
Tiên tổ họ Đặng húy Hoàn sinh năm Nhâm Tý. Ông thông minh nhân hậu, được phong
tặng Đô đốc Khánh Hoàn hầu.
ĐỜI THỨ 13.
Tiên tổ họ Đặng húy Túc sinh ngày 20 tháng 8 năm Ất Mão, niên Thái Hòa đời vua
Lê Nhân Tông (1442- 1453 ) tặng Nghiêm Túc hầu, gia tặng Đô đốc đồng trị, tả Đô
đốc Thiếu bảo Nghiêm Quận công. Ông thọ 73 tuổi. Giỗ ngày 18 tháng 6, mộ tại xứ Ngọc Giả xã Chúc Sơn.
Tiên tổ họ Đặng húy Phúc Sĩ sinh ngày
15 tháng 3 năm Kỷ Mùi (Tỵ ?) đời vua Lê Nhân Tông niên hiệu Thái Hòa thứ 7
(1449).
Tiên tổ họ Đặng húy Doãn sinh ngày 16 tháng 6 năm Đinh Tỵ (?) đời vua Lê Nhân
Tông niên hiệu Thái Hòa thứ 5 (1447). Ông học thông minh nhưng thi không đậu.
Tiên tổ họ Đặng húy Chí sinh ngày 15 tháng 3 năm Tân Mùi niên hiệu Thái Hòa thứ
9 (1451), thi Hương trúng Cống sĩ, làm quan đến Tả Thị lang, phong tặng Khánh
Thiện Hầu. Giỗ ngày 25 tháng Giêng, hưởng thọ 72 tuổi, mộ táng xứ Cửa Chùa, xã Chúc Sơn, sau cải táng tại xứ Ngọc Giả.
Tiên tổ tỷ (bà) Chính thất phu
nhân hiệu Đoan Trang.
Giỗ ngày mồng 8 tháng 6, hưởng thọ
74 tuổi mộ táng xứ Cửa Chùa xã Chúc Sơn.
Tiên tổ họ Đặng húy Khánh sinh ngày 18 tháng 4 năm Canh Ngọ đời vua Lê Nhân
Tông niên hiệu Thái Hòa thứ 11 (1452), phong tặng Khánh Phúc hầu.
ĐỜI THỨ 14.
Tiên tổ họ Đặng húy Nghị lúc bé tên Luận, sinh năm Tân Tỵ, đời vua Lê Nhân
Tông, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 10 (1479). Lúc nhỏ, ông thông minh khác thường,
nhà nghèo nhưng hiếu học. Ông tu luyện võ nghệ, sức mạnh có thừa. Gặp thời loạn
lạc, ông giúp nước an dân, được phong Thống lính quân Hải Quận công, sau vận mệnh
(vua ) đến xứ Nghệ đánh giặc bắt tướng giặc Phạm Giang trước trận tại thôn
Nghĩa Liệt ở Lam Thành, được phong sắc, trong sắc có câu (dịch nghĩa ):
“Có công được phong bách hộ. Nay sắc “
Giỗ mồng 10 tháng 10 mộ táng xứ Ngọc Giả xã Chúc Sơn.
Tiên tổ họ Đặng húy Điện sinh ngày 12 tháng 2 năm Canh Thìn đời vua Lê Thánh
Tông năm Hồng Đức thứ 11 (1480), phong Điện Dụ hầu, sau đổi là Nghiêm Dụ hầu,
phong Đô đốc chỉ huy Thiêm sự.
Giỗ mồng 9 tháng 12, mộ táng tại Thịnh Phúc.
Tiên tổ họ Đặng húy Minh, sinh ngày 22
tháng 6 năm Quý Mùi đời vua Lê Thanh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483)
phong tặng Minh sơn hầu, gia tặng Đô đốc Đồng tri.
ĐỜI THỨ 15.
Tiên tổ họ Đặng húy Huấn sinh ngày 23
tháng 6 năm Kỷ Mão đời vua Lê Chiêu Tông năm Quang Triệu thứ 4 (1519). Năm ông
4 tuổi, thân phụ ông tử trận tại Nghệ An. Năm ông 9 tuổi, thân mẫu tạ thế. Ông
được cụ Nghiêm Dụ công nuôi dưỡng. Ông tính thông minh luôn cố gắng hết mình để
kế tục sự nghiệp tiền nhân. Ông là võ tướng tài hoa, phù Lê, diệt Mạc, làm quan
đến chứ Hữu Đô đốc, tước Nghĩa Quận công, Tiên phong Vân nghĩa Vinh lộc đại
phu, trung thành với chúa, coi sóc trong nội cung, quản đốc Thị hậu nội kiêm Quốc
chính, Đô súy, gia phong Vũ Nghi tướng quân, trung hưng công thần đệ nhất.
Ông được truy phong Thái úy Nghĩa
Quốc công, Hậu Trạch công Thượng đẳng Đại vương. Sử thời Hậu Lê có ghi: “ Con cháu ông Đặng Huấn đời đời vinh hoa phồn
thịnh ”.
Ông mất ngày 18 tháng 6 năm Canh Dần
đời vua Lê Thế Tông niên hiêu Quang Hưng thứ 13 (1590), hưởng thọ 72 tuổi. Mộ táng tại thôn Thịnh Phúc.
Phủ từ đường tại Mạc Xá nay đổi là
Lương Xá phụng cúng tiên tổ Đặng Huấn, Đặng
Tiến Vinh, Đặng Thế Tài.
Tiên tổ tỷ (bà) họ Lê húy Lư tự là
Ngọc Huyền. Bà là con gái quan Thái tể Đôn Thuận Quận công Lê Bá Đễ, cháu gái
quan Thượng tễ Diễn Quốc công Lê Bá Ly. Bà sinh năm Mậu Tuất (1538), mất ngày
tháng 7 năm Đinh Mùi (1670), thọ 70 tuổi.
Tiên tổ họ Đặng húy Khiêm, lúc nhỏ là Khang.
Ông là người có tư chất thông minh, dáng người đẹp đẽ, chỉ sống được 20 tuổi.
Tiên tổ họ Đặng húy Toàn, tự là Minh Châu, tặng là Toàn Phúc hầu, mất năm 14
tuổi, giỗ ngày 15 tháng 7. Mộ táng tại của
chùa Chúc Sơn.
Tiên tổ họ Đặng húy Tiến, sinh ngày 20 tháng 5 năm Quý Mùi niên hiệu Thống
Nguyên đời vua Lê Cung Hoàng (523), phong tặng Thành Tín hầu, gia tặng Đô đốc
Đông tri chỉ huy Thiêm sự Tả Đô đốc Thành Quận công.
ĐỜI THỨ 16.
Tiên tổ họ Đặng húy Vinh sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhăm Tuất (1562) đời vua Lê
Anh Tông niên hiệu Thiên Hựu. Ông được phong Bảo vệ Vương Thái bảo Hà Quận
công, gia phong Thái úy Thái phó Tả Tư không Thượng trật, truy phong Thượng đẳng
Đại vương. Ông mất ngày mồng 6 tháng 7 năm Ất Sửu (1625), hưởng thọ 64 tuổi.
Tiên tổ tỷ (bà) họ Đỗ phong Nhị phẩm đoan
nhân. Giỗ ngày 28 tháng 3. Mộ ông bà hợp
táng xứ Đồng Quý.
Tiên tổ họ Đặng húy Ký sinh ngày 20 tháng 10 năm Bính Dần (1566) đời vua Lê
Anh Tông niên hiệu Thiên Hựu. Ông được phong Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại phu
Thụy là Nhân Hậu, lại thụy là Thuần Tín.
ĐỜI THỨ 17.
Tiên tổ họ Đặng húy Thế Tài sinh năm Nhâm Thìn niên hiệu Quang Hưng (1592).
Ông có công phù Lê được phong Doanh Quận công, Dực Vận Công thần, truy phong
Thái tễ Thượng đẳng Đại vương
Giỗ ngày 18 tháng Giêng
Phần mộ tại Núi Non Dài, Ngọc Giả, Chúc Sơn, Chương Đức.
Tiên tổ tỷ (bà) Trịnh Thị Ngọc Thạc
phong Nhất phẩm phu nhân, Đoan trang công chúa.
Giỗ mồng 6 tháng 6.
Mộ táng xứ Cửa Chùa.
Tiên tổ họ Đặng húy Thế Khoa là con thứ ông Đặng Tiến Vinh, sinh năm Qúy Tỵ niên hiệu Quang Hưng (1593). Ông
làm quan được phong tước Dực Vận, Tán trị Công thần, Tham Trung (Tụng ?), Binh
Bộ Thượng thư, Liêm Quận công, truy phong Thái bảo Thượng trụ quốc Đại vương.
Giỗ ngày mồng 3 tháng 2, mộ thất
truyền.
Tiên tổ Đặng Thế Khanh là con thứ ba của ông Đặng Tiến Vinh, sinh năm Ất Mùi niên hiệu Quang Hưng (1595). Ông
làm quan đến Đô đốc triều Lê, truy phong Thái tể Khâm Quận công.
Tiên tổ Đặng Thế Trụ là con thứ tư của ông Đặng Tiến Vinh, sinh năm Giáp Thìn (1604) niên hiệu Hoằng Định. Ông
làm Đô đốc triều Lê tước Điện Lộc hầu, truy phong Đốc Bật trợ uy Điện Quận
công. Giỗ ngày mồng 7 tháng 7.
Tiên tổ Đặng Thế Năng là con thứ năm của ông Đặng Tiến Vinh, sinh năm Đinh Tỵ (1617) niên hiệu Hoàng Định. Ông
được phong Hiệu Thắng hầu.
Tiên tổ Đặng Đình Phụng là con thứ sáu của ông Đặng Tiến Vinh, ông làm quan tới Quản lãnh tứ thành trấn thủ Sơn
Tây, truy phong Nghĩa Hiệp Quận công.
Hoàng triều Cảnh Hưng vạn vạn năm
ngày 15 tháng giêng năm Ất Sửu (1745).
Từ đây trở lên, cháu là Tổng trấn Nghệ An, Thái Nhạc Quận công Đặng Sĩ Hàn kính căn phụng sao.
Từ đây trở xuống do Đặng Sĩ
Hàn biên tập.
Nhân nơi bờ liễu gặp lúc thanh
nhàn
Cửa son nghĩa tới cội nguồn, ngẫm
kỹ công đức tổ tiên như núi Thái Sơn bàn thạch, nghìn vạn năm tích đức, tích
thiện để lại cho con cháu đời đời.
Đó là quả phúc lớn.
Kính cẩn biên tập danh hiệu, công
tích, sự nghiệp tổ tiên, lưu muôn đời cho con cháu để cho con cháu trông lên mà
không vong ơn.
Ngày 15 tháng Giêng năm Ất Sửu (
1745 ) triều vua Cảnh Hưng.
Cháu đời sau là Tổng trấn Nghệ An,
Thái Nhạc Quận công Đặng Sĩ Hàn biên
tập.
ĐỜI THỨ 18.
Tiên tổ Đặng Đình Thự sinh năm Tân Mùi niên hiệu Đức Long thứ 3 (1631) đến
năm Ất Mùi (1655) niên hiệu Thịnh Đức thứ 4 ông phò giá vua Thịnh Đức (Thần
Tông Lê Duy Kỳ ) nam chinh.
Đến năm Bính Thân (1656) niên hiệu
Thịnh Đức 4, ông được làm phó tướng. Đến năm Đinh Dậu (1657), ông được thăng Đô
đốc Thiêm sự. Tháng 9 năm đó ông đem quân dẹp giặc Mạc tại Cao Bằng, bắt sống
được tướng Mạc là Luận Quận công Dương Đình Lý.
Triều đình luận công thăng ông lên
hai bậc làm Nam quân Đô đốc Đồng tri.
Năm Chính Hòa thứ nhất (1680) đời
vua Lê Hy Tông có sắc chỉ sai các quan trong triều trước bài vị Hậu Trạch Công
vào thái miếu thờ phối hưởng.
Năm Qúy Hợi (1683) ông được thăng
Thiếu phó.
Năm Ất Sửu (1685) ông được phong
Thái bảo.
Như thế, ba năm liền ông được
phong chức trọng quyền cao.
Ông sai con là Đặng Đình Tướng tục biên “Đặng tộc đại tông phả”. Chú họ là Đặng Tiến Bá trùng tu phủ từ đường thờ
tiên tổ.
Ông làm trấn tủ Nghệ An 24 năm, để
lại cho nhân dân Nghệ An và con cháu họ Đặng ngàn vạn ân đức.
Nhân dân thôn Triều Sơn, xã Nguyệt Áo, huyện Thiên Lộc lập đền thờ
ông.
Có bài minh trên bia ghi rõ:
“Hữu công tất bảo
Tích thiện dư khương
Quỳnh cư vĩnh hảo
Lam thủy lưu hương
Ức niên phần bật
Vạn đại diễn hương
Thử công thử đức
Địa cửa thiên trường”.
Tạm dịch:
“Có công tất được báo
Tích thiện ắt có phúc lành
Như ngọc cần phải giữ
Để ngát hương sông Lam
Ngàn năm giúp quê hương
Danh tiếng lưu muôn đời
Ngàn năm công đức ấy
Mãi mãi cùng đất trời”.
Ông mất ngày 23 tháng Giêng năm Mậu
Dần (1698), hưởng thọ 68 tuổi.
Tiên tổ tỷ ( bà ) là phu nhân Nguyễn
Thị Điển, người xã Thượng Lâm huyện Mỹ Đức.
ĐỜI THỨ 19.
Tiên tổ Đặng Đình Tướng, ông là thứ ba của ông Đặng Tiến Thự. Ông sinh năm Kỷ Mùi niên hiệu Khánh Đức thứ nhất
(1649) đời vua Lê Thần Tông.
Năm Cảnh Trị thứ 8 đời vua Lê Huyền
Tông, khoa Canh Tuất (1670), ông đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, xuất thân, phụng
mệnh đi sứ Bắc, ông làm quan đến Tả Thị lang, Thượng thư, thăng Đại Tư mã chưởng
phủ sự.
Sau khi mất, truy phong Đại Tư
không, Ứng Quận công, phong Phúc thần.
Ông mất ngày 15 tháng 5 năm Ất Mão
(1735) niên hiệu Vĩnh Hựu Nguyên Niên.
Chánh thất phu nhân: Bùi Thị Khang
thọ 61 tuổi.
Thứ nhất phu nhân: Phạm Thị Đằng
sinh 3 con trai.
Đặng Đình Gián –
Bảo Huân Quận công.
Đặng Đình Đế - Tổng binh
Đồng tri Nhuận Phái hầu.
Đặng Đình Thức – Hình
thuyên Câu kê Thái bộc Tự khanh.
CHI GIÁP - GIÁP NHỊ.
ĐỜI THỨ 10.
Đặng Đình Quả là con thứ 2
của Bình chương Quốc sự Đặng Dung.
Ông là giám sinh Quốc Tử Giám, làm quan tới chức Tham nghị ty thừa chính sứ Quảng
Yên, phong tước Quảng Nhân (Nam ) hầu. Về sau khi thân phụ bị giặc Minh bắt,
ông tị nạn hồi cư về Tả Thiên Lộc. Mộ
táng tại xứ Đồng Thắng.
Tiên tổ tỷ: Phu nhân người họ Hà, sinh Đặng Đôn Phục và Đặng Ngũ Khánh.
ĐỜI THỨ 11.
Con trưởng Đặng Đôn Phục di cư tại xã Kim Bằng, huyện Thạch Hà. Ông thi đậu Đệ
nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Canh Thìn (1580) làm quan đến Hiến sát sứ xứ
Thanh Hoa tước Thọ Lộc hầu. Sau khi ông mất, mộ táng tại xứ Ao Đồng Cồn.
Chính thất phu nhân Nguyễn Thị Kim
Bằng.
Con thứ là Đặng Ngũ Khánh ở tại thôn Đông Rạng, xã Tả Thiên Lộc. Ông làm giám
sinh Quốc Tử Giám, làm quan tới tước Vĩnh KhánhNam.
Chính thất phu nhân: Nguyễn Thị Nhậm,
sinh Đặng Ngũ Quế.
ĐỜI THỨ
12.
Đặng Ngũ Quế là con trưởng
ông Đặng Ngũ Khánh. Ông có tên tự là
Đức Nhuận, hiệu Hải Lĩnh tiên sinh. Ông làm quan giám sinh Quốc Tử Giám, thi
trúng Tam trường, làm quan đến Tổng binh sứ Đồng tri ty Đô Tổng binh trấn Quốc
Đại tướng quân, đạc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu tước Thọ Lượng tử.
Chính thất phu nhân là Nguyễn Thị
Định là con gái quan Thái tể tướng Nguyên Văn Giai.
Thứ nhất phu nhân là Đỗ Thị Phương
sinh 2 con trai: Đặng Ngũ Sách và Đặng Ngũ Dượng.
Á thất phu nhân là Vũ Thị Cẩn,
sinh 7 con trai, 2 con gái:
Con trưởng: Đặng Ngũ Vinh làm quan Viên Tử.
Con trai thứ 2: Đặng Ngũ Tĩnh .
Con trai thứ 3: Đặng Ngũ Thạnh làm Tri phủ Diễn Châu.
Con trai thứ 4: Đặng Ngũ Chưởng là Tri huyện
Con trai thứ 5: Đặng Văn Chung.
Con trai thứ 6: Đặng Văn Trung làm Vệ úy.
Con trai út: Đặng Văn Cẩm làm Vệ úy.
Con gái: Đặng Thị Lý và Đặng Thị Cung.
CHI GIÁP - GIÁP TAM.
ĐỜI THỨ 10.
Đặng Di được phong
Cao Sơn hầu. Ông là con thứ 3 của tổ Đặng
Dung, lập nghiệp ở Sơn Vi, Mạo Phổ (nay là Phú Thọ).
ĐỜI THỨ 11.
Đặng Thiếp là con trai
ông Đặng Di, ông đậu Hoàng giáp khoa
Quý Dậu niên hiệu Thái Hòa 11 (1453) đời vua Lê Nhân Tông, làm quan đến Chánh sứ
ty Tham nghị Hóa Châu.
Ông có làm sớ tâu lên vua 5 việc lớn:
1. Tăng cường phòng thủ hải khẩu
Thu Dung (nay là Thuận An).
2. Lập hải khẩu Thuận An.
3. Bãi miễn chức dịch thuế vì vô
tác dụng, tiêu tốn công quỹ.
4. Khai thông hải khẩu Liên Từ ở Lệ
Thủy- Tân Bình.
5. Lập dân lưu vong hồi cư tại
châu Bố Chánh khai khẩn ruộng hoang.
Có việc được vua phê chuẩn, có việc
được nhân dân, sĩ phu ca ngời.
ĐỜI THỨ 12.
Đặng Công Hoàn (Đặng Tòng Củ),
con trưởng ông Đặng Thiếp, đậu Hoàng
giáp, làm quan đến Thượng thư bộ Lễ.
Đặng Minh Khiêm,
con trai thứ 2 Đặng Thiếp, khoa Đinh
Mùi (1487) cùng em là Đặng Tán đậu Tiến sĩ cùng khoa, làm quan đến Hoàng Lâm Viện,
Ông phụng mệnh vua đi sứ Bác, làm quan đến Tả Thị lang bộ Lại, thăng Thượng thư
bộ Lễ kiêm Thái phó, Tổng tài Quốc sử quán. Thời vua Lê Chiêu Tông vâng mệnh
vua tu sủa, hoàn chỉnh bộ Đại việt sử ký. Họ Mạc thoán vị nhà Lê, ông bỏ quan
đi ở ẩn. Tác phẩm của ông còn lại 30 bộ “Việt giám vịnh sử thi tập” và 2 tác phẩm
“Thi lục”, “Thi tuyển”.
Đặng Công Tán là con trai
thứ 3 ông Đặng Công Thiếp. Khoa Đinh Mùi (1487) triều vua Lê Thánh Tông,
ông đậu Tiến sĩ, vâng mệnh đi sứ Bắc, làm quan đến chức Hữu Thị lang.
ĐỜI THỨ 13.
Đặng Minh Cát là con trai
trưởng ông Đăng Minh Khiêm. Triều
vua Lê Thống Nguyên, ông làm quan Tham nghị xứ Hải Dương. Họ Mạc cướp ngôi nhà
Lê, ông ở ăn tại thôn Phú Nghĩa huyện Cẩm Giàng. Về sau, con cháu (có chi) di
cư đến Mỹ Lộc phủ Thiên Trường. Ông Đặng
Hữu Tương lập ra 5 trang trại : ở Mỹ Lộc lập 4 trang trại và ở Thanh Hóa 1
trang trại.
Không kể xứ nào, con cháu cũng
phát huy gia phong, gia tộc.
“Tiết nghĩa tại Thiên Lộc
Khoa Danh tại Sơn Vị
Cư sĩ tại Cẩm Giàng
Tôn Hoàng giáp kế thừa sư bảo
Tự Hồng Sơn kiến tạo tinh anh
”
Dịch:
“Khí tiết tại Thiên Lộc
Đỗ đạt tại Sơn Vị
Đi ở ẩn tại Cẩn Giàng
Chúa Hoàng giáp kế thừa sư bảo
Từ Hồng Sơn tạo dựng tinh anh”
Tổ tiên, con cháu, anh em một nhà
tiết nghĩa khoa danh.
Sau con cháu không hợp tác với giạc
Mạc. Đến đời Lê trung hưng mới ra làm quan, khi đi thi đỗ đạt thì đã nhiều tuổi
như các ông.
Đặng Thuần Trung
54 tuổi.
Đặng Thuần Nhân
54 tuổi.
Đặng Kính Chi 64 tuổi.
Đặng Duy Minh 64 tuổi.
Đặng Duy Mậu 65 tuổi.
GIÁP CHI TỨ.
ĐỚI THỨ 10.
Đặng Công Thiếp
là con trai thứ 4 Đặng Dung, Giặc
Minh bắt mất cha. Ông di cư đến Sơn Đồng huyện Lập Thach tạo dựng cơ nghiệp.
Tiên tổ Đặng Công Thiếp thi đậu Hoàng giáp triều Lê Thánh Tông, con cháu tiếp
tục khoa danh, cư trú nhiều nơi.
Tiên tổ Đặng Công Hòa thi đậu Hoàng giáp triều Lê Thánh Tông, làm quan đến
Hiến sát sứ.
Tiên tổ Đặng Công Thận đậu Hoàng giáp triều Lê Thánh Tông làm quan đến Hiến
sát sứ, thăng Tả Thị lang bộ Lễ.
Tiên tổ Đặng Công Điểm đậu Tiến sĩ triều Lê Thánh Tông. làm quan đến Hiến
sát sứ.
Tiển tổ Đặng Công Lễ, tước Bảo Quận công.
Tiên tổ Đặng Công Lĩnh làm quan thái giám, tước Mộc Liêm niên hiệu Đức
Nguyên năm thứ 2 (1675).
Tiên tổ Đặng Công Toàn làm quan Tham nghị xứ Quảng Yên.
Tiên tổ Đặng Công Di sinh năm Canh Dần niên hiệu Khánh Đức, làm quan Thị
lang kiêm Tổng tài Quốc sử quán.
Tiên tổ Đặng Công Liễu sinh năm Quý Tỵ niên hiệu Thịnh Đức làm quan Hành
Khiển Chánh sứ Quảng Nam.
Tiên tổ Đặng Công Điển làm quan ở ty Tham chính Lạng Sơn.
Hậu duệ các vị tiên tổ di tán nhiều
nơi ở Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Nam, Sơn Na, Thái Bình, Bắc Giang, Vĩnh Long,
Gia Định.
TRƯỞNG CHI ẤT.
ĐỜI THỨ 9.
Tiên tổ họ Đặng húy Chủng, ông là con thứ 2 của Quốc công Đặng Tất, đi thi trúng khoa Hoành từ, làm quan Hàn Lâm Viện Hiệu thảo.
Ông cùng anh Đặng Dung phò tá vua Trùng Quang. Sau vì ông Đặng Dung bị giặc Minh bắt, ông về ẩn ở chùa Hương Tích, làm Thiền
sư. Sau thấy không được yên ổn, ông quay về ẩn dật tại Vô Điền, lập nghiệp khai
hoang, xây dựng nhà cửa, mở trường dạy học ở địa phương.
Tác phẩm văn học của ông còn lại:
Bài văn trên chuông chùa Sùng Quang.
Bài minh trên chuông chùa Hương Tích.
Đặng Chủng và phu nhân sinh 4 nam:
Con trưởng: Đặng Viên.
Cơn thứ 2: Đặng Nhàn.
Con thứ 3: Đặng Khiêm.
Con thứ 4: Đặng Bá.
CHI ẤT NHỊ.
ĐỜI THỨ 9.
Tiên tổ Đặng Nhàn, tự là Trọng Quang, con thứ 2 Hàn Lâm Viên Đặng Chủng.
Ông có công đánh giặc được phong Phúc An hầu, sau di cư đến thôn Trung Lá xã Bạch
Đường, huyện Nam Đường, xứ Nghệ An. Ông có hai con trai, hai con gái:
Con Trưởng: Đặng Trọng Tuân.
Con thứ: Đặng Trọng Trân.
Con gái: Đặng Thị Quê và Đặng Thị Anh.
Đặng Trọng Tuân
di cư Hải Dương.
Đặng Trọng Tuân
sinh Đăng Minh Bách và con gái là Đặng Thị Lam.
Đăng Minh Bích đậu Tiến sĩ
khoa Giáp Thìn triều Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), làm quan đến
Thượng thư bộ Hộ. Ông còn để lại 22 bài thơ ghi trong “Việt Thi lục”. Sau khi mất,
ông được truy phong Đoan túc, Dực bảo trung hưng lĩnh phù tôn thần, gia phong
Trung đẳng thần.
Chính thất phu nhân là Thái Thị
Thường.
Thứ nhất phu nhân là Nguyễn Thị
Lương.
Trắc thất phu nhân là Nguyễn Thị
Thạc.
Thắc thất phu nhân là Hoàng Thị Tuấn.
Bốn bà sinh 9 nam 5 nữ.
Con trưởng: Đặng
Minh Ngọc.
Con thứ 2: Đăng Minh Châu.
Con thứ 3: Đặng Minh Tấn.
Con thứ 4: Đăng Minh Hoàn.
Con thứ 5: Đặng Minh Điển.
Con thứ 6: Đặng Minh Định.
Con thứ 7: Đặng Minh Ngoạn.
Con thứ 8: Đặng Minh Hiền.
Con trai út: Đặng Minh Triết.
Cả 9 con đều là Hiệu sinh trong
làng, sau di cư đi nhiều nơi, cha con khoa hoạn, một nhà hiển vinh.
Con trai thứ 2 là Đặng Minh Châu, đậu Hương tiến khoa Mậu
Dầu triệu Lề Thần tông hiệu Dương Hòa (?) (1638) làm quan Tả Thị lang,
Phu nhân là Nguyễn Thị Tùy, sinh 2
con trai:
Con trưởng Đặng Trọng Minh, con cháu ở phân tán tại: Thanh Chương, Long Sơn,
Long Thái, Thái Sơn, Đặng Sơn.
Con thứ Đặng Trọng Chí, con cháu phân tán tại Trao Thanh, Nho Lâm, Nghi Lộc,
Quỳnh Lưu, Nam Hà, Tiên Cầu, Lộc Sơn.
CHI ẤT TAM.
ĐỜI THỨ 9.
Đặng Kiêm là hậu duệ của
Đô đốc Đặng Tướng Công, con cháu về
sau di cư tới xã An Lạc, huyện Nghi Xuân.
CHI ẤT TỨ.
ĐỜI THỨ 9.
Đặng Bá Nam là con ông Đặng Minh Trí, tước Nghĩa Liệt hầu, sau
phong tặng Hạc Quận công, đổi phong Hồng Quận Công, di cư Hoa Viên, Nghi Xuân.
Huyện Tam Kỳ, tỉnh Vĩnh Long, ngày
tốt năm Canh Ngọ niên hiệu Gia Long thứ 10 (1811) triều vua nhà Nguyễn, cư sĩ,
Cử nhân Đặng Tố Nga kính cẩn phụng sao.
Ngày tốt năm Minh mệnh Nguyên niên (1820 ), tri huyện Tam Kỳ tỉnh
Vĩnh Long là Cử nhân Đặng Đình Huệ
kính cẩn phụng sao.
BÀI TỰA.
PHẢ CHI TRƯỞNG HỌ ĐẶNG.
Đặng tộc đại tông phả là phả chi
trưởng họ Đặng vậy. Họ ta vốn là người
huyện Thiên Lộc (nguyên quán huyện Thiên Lộc, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa,
Thiên Lộc nay là Hậu Lộc) lưu lạc ở ấp ta đến nay đã sáu, bảy đời. Xưa kia
đã có gia phả ghi chép từ cụ Tị tổ là Cao Nghĩa Thần triều Trần do (Đặng) Đình Thự biên tập. Trên từ cụ Cao
Nghĩa Thần, dưới đến hiển khảo, nguồn gốc từ đâu đến, sinh ra từ chi nhánh nào,
phần mộ, ngày giỗ phần nhiều ghi thiếu hoặc vì khi nhà Trần mất nước, do nạn
binh Minh, giặc Mạc mà mất, hoặc ghi chép thiếu sót.
Chi trưởng ta từ cụ Đình Nghi đến cụ Đình Huấn
từ trước đến nay mới sáu, bảy đời, tuy nghèo nhưng khoa hoạn theo nhau kế nối.
Đời trước gây dựng, đời sau kế thừa, còn có chỗ tham khảo, hiệu đính. Tổ tông
tích đức hàng trăm năm nay mới nảy nở.
Bắt đầu từ cụ Đình Huấn lập riêng phả chi trưởng, thế thứ trước sau, niên đại xa
gần, phần mộ, ngày giỗ thường ngày phả cũ đã ghi chép lại thì đã rõ. Những điều
phả cũ còn chưa ghi chép thì phụ thêm vào, tất cả đều kính cẩn biên chép. Ngỏ hầu
con cháu hàng ngàn năm sau còn ngợi ca công lao vất vả cũng như khí tiết giản dị,
cương nghị của tổ tiên. Những vị thành đạt đã có thê chiêm ngưỡng mà noi theo;
những người hư hỏng cũng biết lấy làm răn, vậy nhân đây bày tổ lời nói này.
Cháu Đặng Đình Tướng, Tiến sĩ triều Lê, vậng mệnh sang sứ phương Bắc, Lại
Bộ Thương thư Tả Thị lang phong Nam tước, đổi làm Tả Đô đốc ra trấn Tây Nam,
thăng Tá Lý Công Thần Tiền Hòa doanh Thái phó làm bài tựa.
PHẢ HỆ HỌ ĐẶNG.
Kính cẩn viết: Trên từ vị tổ đầu tiên Cao Nghĩa Thần, dưới đến tiên tổ là ông Đình Huấn thế thứ khá rõ ràng nên không chép lại mà tất cả ghi theo
phả cũ.
Riêng từ ông Đình Nghi, chi ta bắt đầu từ ông sinh ra nên hệ cũ lấy ông là tiên
tổ, tức khởi đầu từ ông Đình Nghi,
ông là thế hệ thứ nhất của riêng chi trưởng.
Mùa thu nămQúy Hợi niên hiệu Chính
Hòa thứ 4 (1683).
Nam quân Đô đốc Tổng trọng thần Yên Quận công Đặng Đình Thự biên tập.
Ngày Dần tháng Giêng mùa Xuân năm Bính Dần niên hiệu Chính Hòa thứ
7 (1686). Đi sứ Bắc, Lại Bộ Thượng thư Tá Lý Thái phó Đặng Đình Tướng tục biên.
CHI TRƯỞNG.
TẠI MẠC XÁ - CHƯƠNG ĐỨC.
NAY ĐỔI LÀ LƯƠNG XÁ - CHÚC SƠN.
ĐỜI THỨ 1.
Tiên tổ họ Đặng húy Nghi là con trưởng ông Đặng Dung. Ông sinh 20 tháng 10 năm Tân Mùi (1391) đời Trần Thuận
Tông niên hiệu Quang Khải (theo sử là Quang Thái ) năm thứ 2 (1389).
Ông sinh ra gặp thời loạn lạc, gia
đình ly tán, hiển tổ là Đặng Tất chết oan. Ông thắp đèn 7 tuần (báo hiếu), được
đội ơn ban chức Thị dưỡng dưỡng được
truy phong Phúc Thắng hầu, hưởng thượng thọ, giỗ mồng 2 tháng 3. Mộ táng xã
Chúc Sơn, huyện Chương Đức tại nơi có tên là núi Hỏa Tinh, tục gọi là núi Nấm
Chiêng, hình thế của ngọn núi là nhô lên, uốn lượn quanh co. Bên phải nhìn xuống
là sông Ninh, như ôm lấy, xưa nay người lên chiêm ngưỡng đều coi là nơi danh thắng.
Tương truyền mộ tổ họ Đặng phát tích từ vùng đất địa linh nhân kiệt này. Về lý
quả là như vậy.
Ngạn ngữ có câu khắc tại bia:
Bao giờ núi Chúc hết cây
Sông Ninh hết nước, họ này hết quan .
Tức là đất này vậy.
Bà Chính thất họ Nguyễn hiệu Từ Hậu
được phong Tòng lục phẩm An nhân, sinh con trai Đăng Khoan, giỗ 3 thang 6, mộ
táng tại xứ Cửa Chùa xã Chúc Sơn.
Bà thứ thất họ Nguyễn hiệu Từ Tâm
được phong Thất phẩm An nhân, sinh Đặng
Lâm, giỗ 23 tháng 8, mộ táng xứ Cửa Chùa chùa xã Chúc Sơn.
ĐỜI THỨ
2.
Tiên tổ họ Đặng húy Khoan là con trưởng ông Đặng Nghi sinh năm Kỷ Sửu (1409 ) niên hiệu Trùng Quang. Năm đầu thời
đó, đất nước loạn lạc, quân Minh tàn phá, nhân dân đói rét, gia đình bị tiêu hủy,
cha mẹ ly tán. Ông giỗ ngày 15 tháng 8 mộ táng xứ Cửa Chùa xã Chúc Sơn, được
truy phong Thiện Khánh hầu.
Tổ bà họ Nguyễn hiệu Từ Liêm được
phong tặng lục phẩm An nhân, giỗ ngày 6 tháng 10 mộ táng Cửa Chùa.
Tiên tổ họ Đặng húy Lâm là em ông Đặng
Khoan, sinh ngày 10 tháng 10 năm Nhâm Thìn (1412 ) niên hiệu Trùng Quang
năm thứ 4. Ông giỗ ngày 7 tháng 11 mộ
táng xã Mỹ Lương, huyện Từ Thủy được truy phong Cao Sơn hầu.
Bà Chính thất họ Nguyễn hiệu Trang
Tính, giỗ ngày mồng 7 tháng 3, mộ táng xứ Cửa Chùa xã Chúc Sơn.
ĐỜI THỨ 3.
Tiên tổ họ Đặng húy Tuyên sinh ngày 20
tháng10 năm Đinh Mùi. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng chăm học, thi
đậu Hương cống, làm quan Tá lang Cẩn sự, được tăng Lương Mỹ hầu, giỗ ngày 26
tháng 6, mộ táng tại xứ Cửa Chùa xã Chúc
Sơn.
Tổ bà là Nguyễn Thị Hạnh hiệu Lưu
Ngọc, phong tăng Lục phẩm An nhân, giỗ ngày 4 tháng 8 mộ hợp táng với ông Đặng Tuyên.
Tiên tổ họ Đặng húy Lội, lúc còn nhỏ tên là An, sinh năm Canh Tuất (1430) đời
Lê Thái Tổ niên hiệu Thuận Thiên thứ 3. Ông tính khoan hòa, cần mẫn, được phong
Thắng Phúc hầu, thọ 68 tuổi, giỗ ngày mồng 6 tháng 4, mộ táng tại xứ Cửa Chùa xã Chúc Sơn.
Tổ bà hiệu là Từ Nhân, thọ 70 tuổi,
giỗ ngày 20 tháng 10, mộ táng tại xứ Cửa
Chùa xã Chúc Sơn.
Tiên tổ họ Đặng húy Minh sinh năm Canh Tuất (đáng lẽ ra là Canh Tý) đời Lê
Thái Tổ niên hiệu Tuận Thiên năm thứ 3 (1430) được tặng Lương Thiệu hầu.
Tiên tổ họ Đặng húy Hoàn sinh năm Nhâm Tý. Ông thông minh nhân hậu, được phong
tặng Đô đốc Khánh Hoàn hầu.
ĐỜI THỨ 4.
Tiên tổ họ Đặng húy Túc sinh ngày 20 tháng 8 năm Ất Mão, niên Thái Hòa đời vua
Lê Nhân Tông (1442- 1453 ) tặng Nghiêm Túc hầu, gia tặng Đô đốc đồng trị, tả Đô
đốc Thiếu bảo Nghiêm Quận công. Ông thọ 73 tuổi. Giỗ ngày 18 tháng 6, mộ tại xứ Ngọc Giả xã Chúc Sơn.
Tiên tổ họ Đặng húy Phúc Sĩ sinh ngày
15 tháng 3 năm Kỷ Mùi (Tỵ ?) đời vua Lê Nhân Tông niên hiệu Thái Hòa thứ 7
(1449).
Tiên tổ họ Đặng húy Doãn sinh ngày 16 tháng 6 năm Đinh Tỵ (?) đời vua Lê Nhân
Tông niên hiệu Thái Hòa thứ 5 (1447). Ông học thông minh nhưng thi không đậu.
Tiên tổ họ Đặng húy Chí sinh ngày 15 tháng 3 năm Tân Mùi niên hiệu Thái Hòa thứ
9 (1451), thi Hương trúng Cống sĩ, làm quan đến Tả Thị lang, phong tặng Khánh
Thiện Hầu. Giỗ ngày 25 tháng Giêng, hưởng thọ 72 tuổi, mộ táng xứ Cửa Chùa, xã Chúc Sơn, sau cải táng tại xứ Ngọc Giả.
Tiên tổ tỷ (bà) Chính thất phu
nhân hiệu Đoan Trang.
Giỗ ngày mồng 8 tháng 6, hưởng thọ
74 tuổi mộ táng xứ Cửa Chùa xã Chúc Sơn.
Tiên tổ họ Đặng húy Khánh sinh ngày 18 tháng 4 năm Canh Ngọ đời vua Lê Nhân
Tông niên hiệu Thái Hòa thứ 11 (1452), phong tặng Khánh Phúc hầu.
ĐỜI THỨ 5.
Tiên tổ họ Đặng húy Nghị lúc bé tên Luận, sinh năm Tân Tỵ, đời vua Lê Nhân
Tông, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 10 (1479). Lúc nhỏ, ông thông minh khác thường,
nhà nghèo nhưng hiếu học. Ông tu luyện võ nghệ, sức mạnh có thừa. Gặp thời loạn
lạc, ông giúp nước an dân, được phong Thống lính quân Hải Quận công, sau vận mệnh
(vua ) đến xứ Nghệ đánh giặc bắt tướng giặc Phạm Giang trước trận tại thôn
Nghĩa Liệt ở Lam Thành, được phong sắc, trong sắc có câu (dịch nghĩa ):
“Có công được phong bách hộ. Nay sắc “
Giỗ mồng 10 tháng 10 mộ táng xứ Ngọc Giả xã Chúc Sơn.
Tiên tổ họ Đặng húy Điện sinh ngày 12 tháng 2 năm Canh Thìn đời vua Lê Thánh
Tông năm Hồng Đức thứ 11 (1480), phong Điện Dụ hầu, sau đổi là Nghiêm Dụ hầu,
phong Đô đốc chỉ huy Thiêm sự.
Giỗ mồng 9 tháng 12, mộ táng tại Thịnh Phúc.
Tiên tổ họ Đặng húy Minh, sinh ngày 22
tháng 6 năm Quý Mùi đời vua Lê Thanh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483)
phong tặng Minh sơn hầu, gia tặng Đô đốc Đồng tri.
ĐỜI THỨ 6.
Tiên tổ họ Đặng húy Huấn sinh ngày 23
tháng 6 năm Kỷ Mão đời vua Lê Chiêu Tông năm Quang Triệu thứ 4 (1519). Năm ông
4 tuổi, thân phụ ông tử trận tại Nghệ An. Năm ông 9 tuổi, thân mẫu tạ thế. Ông
được cụ Nghiêm Dụ công nuôi dưỡng. Ông tính thông minh luôn cố gắng hết mình để
kế tục sự nghiệp tiền nhân. Ông là võ tướng tài hoa, phù Lê, diệt Mạc, làm quan
đến chứ Hữu Đô đốc, tước Nghĩa Quận công, Tiên phong Vân nghĩa Vinh lộc đại
phu, trung thành với chúa, coi sóc trong nội cung, quản đốc Thị hậu nội kiêm Quốc
chính, Đô súy, gia phong Vũ Nghi tướng quân, trung hưng công thần đệ nhất.
Ông được truy phong Thái úy Nghĩa
Quốc công, Hậu Trạch công Thượng đẳng Đại vương. Sử thời Hậu Lê có ghi: “ Con cháu ông Đặng Huấn đời đời vinh hoa phồn
thịnh ”.
Ông mất ngày 18 tháng 6 năm Canh Dần
đời vua Lê Thế Tông niên hiêu Quang Hưng thứ 13 (1590), hưởng thọ 72 tuổi. Mộ táng tại thôn Thịnh Phúc.
Phủ từ đường tại Mạc Xá nay đổi là
Lương Xá phụng cúng tiên tổ Đặng Huấn, Đặng
Tiến Vinh, Đặng Thế Tài.
Tiên tổ tỷ (bà) họ Lê húy Lư tự là
Ngọc Huyền. Bà là con gái quan Thái tể Đôn Thuận Quận công Lê Bá Đễ, cháu gái
quan Thượng tễ Diễn Quốc công Lê Bá Ly. Bà sinh năm Mậu Tuất (1538), mất ngày
tháng 7 năm Đinh Mùi (1670), thọ 70 tuổi.
Tiên tổ họ Đặng húy Khiêm, lúc nhỏ là Khang.
Ông là người có tư chất thông minh, dáng người đẹp đẽ, chỉ sống được 20 tuổi.
Tiên tổ họ Đặng húy Toàn, tự là Minh Châu, tặng là Toàn Phúc hầu, mất năm 14
tuổi, giỗ ngày 15 tháng 7. Mộ táng tại của
chùa Chúc Sơn
Tiên tổ họ Đặng húy Tiến, sinh ngày 20 tháng 5 năm Quý Mùi niên hiệu Thống
Nguyên đời vua Lê Cung Hoàng (523), phong tặng Thành Tín hầu, gia tặng Đô đốc
Đông tri chỉ huy Thiêm sự Tả Đô đốc Thành Quận công.
ĐỜI THỨ 7.
Tiên tổ họ Đặng húy Vinh sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhăm Tuất (1562) đời vua Lê
Anh Tông niên hiệu Thiên Hựu. Ông được phong Bảo vệ Vương Thái bảo Hà Quận
công, gia phong Thái úy Thái phó Tả Tư không Thượng trật, truy phong Thượng đẳng
Đại vương. Ông mất ngày mồng 6 tháng 7 năm Ất Sửu (1625), hưởng thọ 64 tuổi.
Tiên tổ tỷ (bà) họ Đỗ phong Nhị phẩm đoan
nhân. Giỗ ngày 28 tháng 3. Mộ ông bà hợp
táng xứ Đồng Quý.
Tiên tổ họ Đặng húy Ký sinh ngày 20 tháng 10 năm Bính Dần (1566) đời vua Lê
Anh Tông niên hiệu Thiên Hựu. Ông được phong Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại phu
Thụy là Nhân Hậu, lại thụy là Thuần Tín.
ĐỜI THỨ 8.
Tiên tổ họ Đặng húy Thế Tài sinh năm Nhâm Thìn niên hiệu Quang Hưng (1592).
Ông có công phù Lê được phong Doanh Quận công, Dực Vận Công thần, truy phong
Thái tễ Thượng đẳng Đại vương
Giỗ ngày 18 tháng Giêng
Phần mộ tại Núi Non Dài, Ngọc Giả, Chúc Sơn, Chương Đức.
Tiên tổ tỷ (bà) Trịnh Thị Ngọc Thạc
phong Nhất phẩm phu nhân, Đoan trang công chúa.
Giỗ mồng 6 tháng 6.
Mộ táng xứ Cửa Chùa.
Tiên tổ họ Đặng húy Thế Khoa là con thứ ông Đặng Tiến Vinh, sinh năm Qúy Tỵ
niên hiệu Quang Hưng (1593). Ông làm quan được phong tước Dực Vận, Tán trị Công
thần, Tham Trung (Tụng ?), Binh Bộ Thượng thư, Liêm Quận công, truy phong Thái
bảo Thượng trụ quốc Đại vương.
Giỗ ngày mồng 3 tháng 2, mộ thất
truyền.
Tiên tổ Đặng Thế Khanh là con thứ ba của ông Đặng Tiến Vinh, sinh năm Ất Mùi niên hiệu Quang Hưng (1595). Ông
làm quan đến Đô đốc triều Lê, truy phong Thái tể Khâm Quận công.
Tiên tổ Đặng Thế Trụ là con thứ tư của ông Đặng Tiến Vinh, sinh năm Giáp Thìn (1604) niên hiệu Hoằng Định. Ông
làm Đô đốc triều Lê tước Điện Lộc hầu, truy phong Đốc Bật trợ uy Điện Quận
công. Giỗ ngày mồng 7 tháng 7.
Tiên tổ Đặng Thế Năng là con thứ năm của ông Đặng Tiến Vinh, sinh năm Đinh Tỵ (1617) niên hiệu Hoàng Định. Ông
được phong Hiệu Thắng hầu.
Tiên tổ Đặng Đình Phụng là con thứ sáu của ông Đặng Tiến Vinh, ông làm quan tới Quản lãnh tứ thành trấn thủ Sơn
Tây, truy phong Nghĩa Hiệp Quận công.
Hoàng triều Cảnh Hưng vạn vạn năm
ngày 15 tháng giêng năm Ất Sửu (1745).
Từ đây trở lên, cháu là Tổng trấn Nghệ An, Thái Nhạc Quận công Đặng
Sĩ Hàn kính căn phụng sao.
Từ đây trở xuống do Đặng Sĩ Hàn biên tập.
Nhân nơi bờ liễu gặp lúc thanh
nhàn
Cửa son nghĩa tới cội nguồn, ngẫm
kỹ công đức tổ tiên như núi Thái Sơn bàn thạch, nghìn vạn năm tích đức, tích
thiện để lại cho con cháu đời đời.
Đó là quả phúc lớn.
Kính cẩn biên tập danh hiệu, công
tích, sự nghiệp tổ tiên, lưu muôn đời cho con cháu để cho con cháu trông lên mà
không vong ơn.
Ngày 15 tháng Giêng năm Ất Sửu
(1745) triều vua Cảnh Hưng.
Cháu đời sau là Tổng trấn Nghệ An, Thái Nhạc Quận công Đặng Sĩ Hàn biên tập.
ĐỜI THỨ 18.
Tiên tổ Đặng Đình Thự sinh năm Tân Mùi niên hiệu Đức Long thứ 3 (1631) đến
năm Ất Mùi (1655) niên hiệu Thịnh Đức thứ 4 ông phò giá vua Thịnh Đức (Thần
Tông Lê Duy Kỳ ) nam chinh.
Đến năm Bính Thân (1656) niên hiệu
Thịnh Đức 4, ông được làm phó tướng. Đến năm Đinh Dậu (1657), ông được thăng Đô
đốc Thiêm sự. Tháng 9 năm đó ông đem quân dẹp giặc Mạc tại Cao Bằng, bắt sống
được tướng Mạc là Luận Quận công Dương Đình Lý.
Triều đình luận công thăng ông lên
hai bậc làm Nam quân Đô đốc Đồng tri.
Năm Chính Hòa thứ nhất (1680) đời
vua Lê Hy Tông có sắc chỉ sai các quan trong triều trước bài vị Hậu Trạch Công
vào thái miếu thờ phối hưởng.
Năm Qúy Hợi (1683) ông được thăng
Thiếu phó.
Năm Ất Sửu (1685) ông được phong
Thái bảo.
Như thế, ba năm liền ông được
phong chức trọng quyền cao.
Ông sai con là Đặng Đình Tướng tục biên “Đặng tộc đại
tông phả”. Chú họ là Đặng Tiến Bá trùng tu phủ từ đường thờ tiên tổ.
Ông làm trấn tủ Nghệ An 24 năm, để
lại cho nhân dân Nghệ An và con cháu họ Đặng ngàn vạn ân đức.
Nhân dân thôn Triều Sơn, xã Nguyệt
Áo, huyện Thiên Lộc lập đền thờ ông.
Có bài minh trên bia ghi rõ:
“Hữu công tất bảo
Tích thiện dư khương
Quỳnh cư vĩnh hảo
Lam thủy lưu hương
Ức niên phần bật
Vạn đại diễn hương
Thử công thử đức
Địa cửa thiên trường”.
Tạm dịch:
“Có công tất được báo
Tích thiện ắt có phúc lành
Như ngọc cần phải giữ
Để ngát hương sông Lam
Ngàn năm giúp quê hương
Danh tiếng lưu muôn đời
Ngàn năm công đức ấy
Mãi mãi cùng đất trời”.
Ông mất ngày 23 tháng Giêng năm Mậu
Dần (1698), hưởng thọ 68 tuổi.
Tiên tổ tỷ ( bà ) là phu nhân Nguyễn
Thị Điển, người xã Thượng Lâm huyện Mỹ Đức.
ĐỜI THỨ 19.
Tiên tổ Đặng Đình Tướng, ông là thứ ba của ông Đặng Tiến Thự. Ông sinh năm Kỷ Mùi niên hiệu Khánh Đức thứ nhất
(1649) đời vua Lê Thần Tông.
Năm Cảnh Trị thứ 8 đời vua Lê Huyền
Tông, khoa Canh Tuất (1670), ông đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, xuất thân, phụng
mệnh đi sứ Bắc, ông làm quan đến Tả Thị lang, Thượng thư, thăng Đại Tư mã chưởng
phủ sự.
Sau khi mất, truy phong Đại Tư
không, Ứng Quận công, phong Phúc thần.
Ông mất ngày 15 tháng 5 năm Ất Mão
(1735) niên hiệu Vĩnh Hựu Nguyên Niên.
Chánh thất phu nhân: Bùi Thị Khang
thọ 61 tuổi.
Thứ nhất phu nhân: Phạm Thị Đằng
sinh 3 con trai.
Đặng Đình Gián – Bảo Huân
Quận công.
Đặng Đình Đế - Tổng binh
Đồng tri Nhuận Phái hầu.
Đặng Đình Thức – Hình
thuyên Câu kê Thái bộc Tự khanh.
Ngày lành mùa xuân năm Ất Tỵ niên
hiệu Cảnh Hưng 45 (1785).
(Người) Chi Giáp nhất, Thắng Vũ,
Thắng Thiên Hùng Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông (Giản) kính cẩn phụng sao.
Ngày nay đổi Đặng tộc phả hệ thành Đặng gia phả hệ toán chính thực lục
quyển chi nhất thành bộ phả gồmg 6 quyển nhan đề: Đặng gia phả hệ toản chính thực
lục.
Quyển I : Từ tiên tổ
họ Đặng húy Nghi đến tiên tổ họ Đặng húy Nghị - Hải Quận công.
Quyển II: Hậu Trạch
Nghĩa Quốc công Đặng Đình Huấn.
Quyển III: Hà Quận công
Đặng Tiến Vinh.
Quyển IV: Doanh Quận
công Đặng Thế Tài.
Quyển V: Yên Quận
công Đặng Đình Thự.
Quyển VI: Dận Quận
công Đặng Đình Miên.
Người chi giáp nhất là Thắng Vũ, Thắng Thiên Hùng Đô đốc, Đông
Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông (có người đọc
là Giản) kính cẩn biên tập.
Huyện Tam Kỳ, tỉnh Vĩnh Long, ngày tốt năm Canh Ngọ niên hiệu Gia
Long thứ 10 (1811) triều vua nhà Nguyễn, cư sĩ, Cử nhân Đặng Tố Nga kính cẩn phụng sao.
Ngày tốt năm Minh mệnh Nguyên niên (1820 ), tri huyện Tam Kỳ tỉnh
Vĩnh Long là Cử nhân Đặng Đình Huệ
kính cẩn phụng sao.
(Gia Tộc Họ
Đặng).
Mộ Đặng Tất
ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Đặng Tất (1357-1409)
Tác giả: Lê Thí .
Đặng Tất (1357-1409) là danh tướng nước ta thời nhà Trần, sinh ra và lớn
lên trong một gia đình đại quý tộc ở làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, châu
Nghệ An (nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Theo gia phả tộc Đặng
thì tổ tiên 4 đời của Đặng Tất vốn cư ngụ tại Thăng Long sau đó mới di cư vào
Nghệ An. Ông nội là Thám hoa Đặng Bá Tĩnh làm quan đến chức Hành khiển dưới triều
nhà Trần. Đặng Tất thi đậu Thái học sinh thời nhà Trần và được cử làm quan
trong triều, được Hồ Quý Ly tin dùng.
Năm 1391, ông được bổ làm tri
phủ Hóa Châu nay là vùng Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Năm 1402, sau khi nhà Hồ đánh chiếm phần phía Nam của
châu Hóa lập ra 4 phủ Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, Nguyễn Cảnh Chân được cử làm An phủ
sứ lộ Thăng Hoa còn Đặng Tất được bổ làm Đại tri châu Thăng Hoa nay thuộc vùng
Thăng Bình, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Theo sử sách, hai nhà họ Đặng và Nguyễn có
thân nhau từ trước nên từ đó Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân càng thân thiết và có
uy tín lớn trong vùng.
Nhân lúc nhà Hồ chưa ổn định,
Chiêm Thành quấy rối phía nam. Hồ Quý Ly sai Hoàng Hối Khanh làm Tuyên úy sứ trấn
thủ cả vùng Thăng Hoa. Đến Thăng Hoa, Hối Khanh chọn Đặng Tất, Phạm Thế Căng và
Nguyễn Lỗ giúp việc cho mình.
Năm Đinh Hợi (1407), nhà Minh
xâm lăng nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của hai cha con Hồ Quý Ly, Hồ
Hán Thương thất bại do không nắm được lòng dân, cả hai bị bắt đưa về Tàu. Quân
Chiêm được sự hỗ trợ của nhà Minh nổi dậy đánh chiếm lại lộ Thăng Hoa (Nam Quảng
Nam) uy hiếp Hóa Châu. Các di dân chạy tan cả ra phía Bắc. Hoàng Hối Khanh chạy
về Hóa Châu. Đặng Tất, Nguyễn Lỗ cũng dẫn quân thủy bộ từ Thăng Hoa chạy ra lại
Hóa Châu. Đặng Tất đi đường thủy về trước, Nguyễn Lỗ đi đường bộ về sau. Đến
Hóa Châu, Trấn thủ Nguyễn Phong và Nguyễn Lỗ liên kết với nhau cự tuyệt không
cho Đặng Tất vào thành. Ông giết Nguyễn Phong rồi đánh nhau với Nguyễn Lỗ. Lỗ
thua đem cả gia quyến chạy trở lại vào Thăng Hoa đầu hàng quân Chiêm Thành.
Cũng trong thời gian này ở phía Bắc, quân Minh âm mưu tiến quân vào Hóa Châu nhằm
thống trị vùng đất này.
Trước hoàn cảnh “lưỡng đầu thọ
địch”, Đặng Tất phải dùng kế sách “trá hàng” quân Minh để củng cố lực lượng, đối
phó với quân Chiêm ở phía Nam. Đặng Tất được tướng nhà Minh là Trương Phụ giao
giữ chức Đại tri châu Hóa Châu. Ông cùng với quân dân Hóa Châu đã đẩy lùi được
cuộc tấn công của quân Chiêm, ổn định được biên giới phía Nam và bắt đầu chăm
lo xây dựng lực lượng với mưu đồ khởi nghĩa chống lại quân Minh.
Cuối năm Đinh Hợi (1407) tôn thất nhà Trần là Trần Ngỗi (con Trần Nghệ
Tông) được lực lượng của Trần Triệu Cơ tôn làm minh chủ, dựng cờ khởi nghĩa chống
giặc Minh ở Mộ Độ (nay là xã Yên Mô, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) xưng làm
Giản Định Đế, lập ra nhà Hậu Trần. Sau khi khởi nghĩa, quân Giản Định Đế giải
phóng được một số vùng ở Ninh Bình nhưng sau đó bị quân Minh tấn công phải kéo về Nghệ An. Nghe tin, Đặng Tất liền
giết hết quân Minh ở Hoá Châu rồi đem quân ra Nghệ An hợp với Giản Định Đế mưu
sự khôi phục nhà Trần. Đặng Tất được Giản Định Đế phong làm Quốc Công. Ông cũng đã gả con gái út của mình là Đặng
Thu Hạnh cho Giản Định Đế để khẳng định sự liên kết và xây dựng niềm tin cho lực
lượng kháng chiến. Sau sự kết hợp này, nhiều tướng lĩnh đem quân hưởng ứng cuộc
khởi nghĩa, trong đó có Nguyễn Cảnh Chân, là một tướng tài, nhiều mưu kế lại là
bạn tâm phúc của Đặng Tất.
Năm Mậu Tý (1408), Đặng Tất dẫn
nghĩa quân tiến đánh Diễn Châu, Nghệ An giết chết ngụy quan Trần Thúc Dao, Trần
Nhật Chiêu, Nghệ An được giải phóng. Tháng 7/1408, Đặng Tất dẫn quân vào Tân
Bình (Quảng Bình), đánh tan quân Minh bắt Phạm Thế Căng, Phạm Đống Cao đưa về Nghệ
An xử chém. Sau đó, nghĩa quân tiến ra giải phóng Thanh Hóa. Nghĩa quân đã làm
chủ một vùng rộng lớn kéo dài từ Hóa Châu (Huế) ra đến tận Thanh Hóa. Nhân thế
thắng, Giản Định Đế ra lệnh cho Đặng Tất mở cuộc tấn công ra Bắc nhằm tiêu diệt
giặc Minh, giải phóng Thăng Long. Nghĩa quân kéo đến Tràng An (Ninh Bình), hào
kiệt các vùng kéo đến rất đông, lực lượng nghĩa quân ngày càng mạnh. Đặng Tất
cho quân tấn công vào Bình Than, Hàm Tử, Tam Giang, đánh phá vào ngoại vi Đông
Quan.
Nhà Minh nghe tin nghĩa quân
Giản Định Đế có sự phò tá của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân rất lớn mạnh, giải
phóng nhiều vùng rộng lớn nên vội vàng sai Tổng binh Kiểm Quốc công Mộc Thạnh,
Binh bộ thượng thư Lưu Tuấn mang 5 vạn quân sang chi viện, hợp cùng 5 vạn quân
do Lưu Nghị và Lưu Dục đang trấn đóng ở Đông Đô thành một đạo quân hùng hổ hơn
10 vạn, quyết bóp nát lực lượng khởi nghĩa của nhà Hậu Trần, bắt sống Giản Định
Đế và Đặng Tất. Ngày 14 tháng Chạp năm Mậu Tý (30/12/1408) quân thủy bộ hai bên
chạm nhau tại bến đò Bô Cô trên sông Đáy (nay thuộc xã Yên Bằng, huyện Ý Yên, tỉnh
Nam Định). Đặng Tất sai Đặng Dung chỉ huy thủy quân, đóng cọc nhọn dưới lòng
sông rồi dùng thuyền nhẹ, lợi dụng nước triều lên cao, gió lớn, đánh cho thủy
quân Minh tan tác. Còn quân bộ do đích thân Đặng Tất chỉ huy, dựa vào chiến lũy
hai bên bờ sông, lợi dụng lau sậy bạt ngàn chung quanh, quân ta mai phục rồi
theo trống lệnh của Giản Định Đế xông ra đánh với khí thế dũng mãnh. Từ giờ Tỵ
(9-11g) đến giờ Dậu (17-19 giờ) ngày hôm đó, nghĩa quân đã chiến đấu mưu lược,
anh dũng tiêu diệt toàn bộ binh lực của giặc Minh, các tướng tài của Minh như Lữ
Nghị, Lưu Tuấn, Lưu Dục, Liễu Tông đều bị giết. Mộc Thạnh may mắn thoát chết, dốc
tàn quân chạy trốn vào thành Cổ Lộng, sau nhờ có viện binh tiếp cứu, mới kéo được
về thành Đông Đô để cố thủ. Chiến thắng vang dội ở Bô Cô cho thấy tài thao lược
quân sự và lòng dũng cảm của Đặng Tất.
Sau đại thắng Bô Cô, Giản Định
Đế định thừa thắng tiến lên đánh chiếm lấy Đông Đô, trái lại Đặng Tất cho rằng
lực lượng ta chưa đủ mạnh để đè bẹp được quân Minh do vậy cần có thời gian để
dưỡng binh và củng cố lực lượng, cũng như để truy bắt cho hết bọn giặc Minh và
tay sai. Do bất đồng về chiến pháp giữa
Giản Định Đế và Đặng Tất đã làm hỏng thời cơ chiến thắng, gây tổn thất lớn cho
cuộc khởi nghĩa. Trong khi vua tôi còn đang dùng dằng thì quân Minh đưa viện
binh đến cứu thành Cổ Lộng và đón tàn quân về cố thủ ở Đông Quan, củng cố lại lực
lượng chuẩn bị phản công. Trước tình thế như vậy, lòng ngờ vực của Giản Định Đế
trỗi dậy, bọn hoạn quan là nội thị Nguyễn Phần, hiệu sinh Nguyễn Mộng Trang lại
ghen ghét, gièm pha: “Tất và Cảnh Chân chuyên quyền, bổ quan người này cất chức
người kia, nếu không tính sớm đi sau này khó long kiềm chế” (1) nên Giản Định Đế
đã tìm cách ám hại Đặng Tất và Nguyễn Cảnh
Chân. Tháng 3/1409, khi thuyền Giản Định Đế đóng trên sông Hoàng Giang (Ninh
Binh), Giản Định Đế cho gọi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đến để bàn việc quân.
Hai ông hoàn toàn không hay biết âm mưu của Giản Định Đế, Đặng Tất bị Giản Định
Đế cho quân bóp cổ chết tại chỗ, quẳng xác xuống sông, Nguyễn Cảnh Chân chạy trốn
lên bờ cũng bị đuổi theo chém chết. Sau
cái chết của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, con trai hai ông là Đặng Dung và
Nguyễn Cảnh Dị bỏ Giản Định Đế, đưa quân về Thanh Hóa, tôn Trần Quí Khoách lên
ngôi vua đặt niên hiệu là Trùng Quang Đế, tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân
Minh.
Sử thần Ngô Sĩ Liên đã nhận định
về cái chết của Đặng Tất: “Vua may thoát nguy hiểm cầu người giúp nạn nước được
cha con Đặng Tất có tài làm tướng, cha con Cảnh Chân có mưu lược, đủ lập được
công khôi phục, dựng nghiệp trung hưng, trận Bô Cô, thế nước lại đầy, thế mà
nghe lời dèm của kẻ hoạn quan, một lúc giết hai người bề tôi phò tá, tự mình chặt
bỏ chân tay vây cánh, thì làm sao nên việc được”(2).
Cái chết oan nghiệt của Đặng
Tất đã dẫn đến sự tan rã, phân hóa trong toàn bộ nghĩa quân. Năm 1409, Giản Định
Đế bị quân Minh bắt, Trùng Quang Đế lui về về giữ Nghệ An, đánh nhau với quân Minh được vài năm. Năm 1413, quân Minh
đánh vào Nghệ An, Trùng Quang Đế chạy về Hóa Châu. Mộc Thạnh cùng Trương Phụ hợp
cùng các tướng tấn công Hóa Châu. Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị và vua Trùng Quang
cùng bị bắt. Nhà Hậu Trần chấm dứt.
Đặng Tất là tướng giỏi nhất của
nhà Hậu Trần. Thực tế chiến sự cho thấy sau khi ông mất không có ai xứng đáng
thay thế. Các tướng Đặng Dung con ông, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy, Nguyễn Biểu
đều có thừa lòng dũng cảm và trung nghĩa, nhưng tài năng chưa sánh được với
ông. Từ chỗ bị từ chối không cho vào thành, Đặng Tất đã lật ngược thế cờ giết
Nguyễn Phong, đuổi Nguyễn Lỗ chạy trốn. Từ chỗ quân Hậu Trần chỉ có một nhóm nhỏ
bị dồn vào Hóa Châu, nhờ một tay Đặng Tất chỉ trong 1 năm đã giết chết các tên
Việt gian Phạm Thế Căng, Trần Thúc Giao, Trần Nhật Chiêu, đánh như chẻ tre ra bắc,
áp sát Đông Quan, một trận Bô Cô mà giết chết cả bốn tướng tài của nhà Minh như
Lưu Tuấn, Lưu Dục, Lữ Nghị, Liễu Tông.
Sau khi ông mất quân Hậu Trần bị thua mãi, bị dồn trở lại Hóa Châu và đi đến diệt vong, bản thân Giản Định
Đế cũng phải trả giá đắt.
Đặng Tất có hai người em là Đặng Đức, và Đặng Quý từng làm Trấn thủ Hóa Châu, các con ông là Đặng
Dung, Đặng Chủng, Đặng Liên, Đặng Thát, Đặng A Thiết, Đặng A Noãn, Đặng Thu Hạnh
tất cả đều tham gia giúp nhà Hậu Trần.
Sau khi chết, thi hài của Đặng
Tất được các con ông mang về chôn ở làng Thế Vinh, huyện Sĩ Vang, ngoại thành
Hóa Châu. Mộ ông hiện nay vẫn còn, nằm ven bờ nam sông Hương, cách bến đò Sình
khoảng 3 km thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dân trong
vùng tôn ông làm Thành Hoàng.
Năm 1428, Lê Lợi sau khi đánh
xong quân Minh, ban chiếu cho hai cha con ông (con ông là Đặng Dung) biển vàng
tám chữ: "Tiết liệt cương trung - Trung thần hiếu tử", truy phong Đặng
Tất làm Đại quốc công, Khuông quốc đại vương Thượng đẳng tôn thần; cho lập đền
thờ tại quê hương Tả Thiên Lộc, cấp 200 mẫu ruộng lộc điền, giao cho huyện xã hằng
năm cúng tế.
Vua Lê Thánh Tông ban chiếu tặng
cha con ông hai câu đối:
Quốc sĩ vô song, song quốc sĩ
Anh hùng bất nhị, nhị anh
hùng
Dương Văn An (3) trong Ô Châu
cận lục đã không tiếc lời ca ngợi hai cha con Đặng Tất, Đặng Dung:
"Bởi cớ cha con Đặng Tất
đương lúc vận nhà Trần sắp hết mà hai người đều tận tâm kiệt lực đánh giặc cứu
quốc, nâng vận nước khi sắp hết, chống nhà lớn lúc đã xiêu. Hai vua Giản Định
và Quý Khoách vì thế mà trung hưng được một thời gian ngắn, chính là nhờ sức của
nhà họ Đặng vậy" (4).
Danh sĩ Bùi Dương Lịch (5) thời
Lê mạt viết về ông trong sách Nghệ An ký như sau:
“Nhà Trần đã mất mà khôi phục
được tông thống trong 7 năm, sự nghiệp oanh liệt của... ông cùng trời đất bất hủ"(6)
Ngoài nhà thờ ở huyện Can Lộc,
quê hương ông, được Nhà nước công nhận là Di tích Văn hóa - lịch sử cấp quốc
gia, nhiều nơi trên cả nước cũng xây dựng đền để thờ ông. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Q Thắng trong tác phẩm Quảng Nam - Đất nước và Nhân vật (7) cho biết trước đây ở
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam có đền thờ hai cha con Đặng Tất, Đặng Dung. Hiện
nay nhiều thành phố lớn trên cả nước có biển đường mang tên hai cha con Đặng Tất,
Đặng Dung.
Chú thích:
(1) Đặng Huy Phúc, Giản Yếu sử Việt Nam, Nxb Thời Đại, Sài Gòn 2010,
trang 244.
(2) Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản dịch của Đào Duy Anh, Nxb Hồng Bàng,
năm 2012, trang 464.
(3) Dương Văn An (1514-1591) quê Tuy Lộc, xã Lộc Thủy, huyện lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình. Thi đỗ tiến sĩ năm Đinh Mùi (1547), từng làm Thượng thư bộ Lại.Tác
giả Ô Châu cận lục.
(4) Bản dịch của Bùi Lương, Nxb Văn Hóa Á châu, Sài Gòn 1961, trang 86
(5)Bùi Dương Lịch (1757-1828) quê làng Yên Đồng,
huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh
Hà Tĩnh). Thi đỗ Cử nhân, từng làm Đốc học Nghệ An, Phó Tế tửu Quốc tử giám dưới
thời Gia Long.
(6) Đặng Huy Phúc, Danh nhân Đặng Tất, Đặng Dung, Nxb Trẻ, thành phố Hồ
Chí Minh, năm 2005, các trang 53,55.
(7) Nxb Văn hóa Thông tin năm 2008.
Lăng mộ Hậu Phi Đặng Thị Thúy Hạnh, con gái út của Quốc Công Đặng Tất, Hậu
Phi của Giản Định Đế.
Đặng Dung (1373?-1414)*
Tác giả: Lê Thí .
Đặng Dung (1373-1414) là danh tướng dưới thời Hậu Trần, quê làng Tả
Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, châu Nghệ An nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh
Hà Tĩnh. Theo gia phả tộc Đặng thì tổ tiên 5 đời của Đặng Dung vốn cư ngụ tại
Thăng Long sau đó mới di cư vào Nghệ An. Ông sinh năm Quý Sửu, 1373, trong một
gia đình đại quý tộc. Ông cố là Thám hoa Đặng Bá Tĩnh làm quan đến chức Hành
khiển dưới triều nhà Trần. Cha là Đặng Tất thi đậu Thái học sinh thời nhà Trần
và được cử làm Đại tri châu Hóa Châu (Thừa Thiên - Quảng Trị) rồi Thăng Hoa
(nam Quảng Nam), sau này được Giản Định Đế phong làm Quốc công, lãnh đạo cuộc
kháng chiến chống quân Minh, giành độc lập.
Dưới thời nhà Trần, Đặng Dung
giúp cha cai quản vùng Hóa Châu. Khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần và đánh chiếm
vùng Nam châu Hóa của người Chiêm lập bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, ông theo
cha vào cai quản vùng đất mới Thăng Hoa. Khi nhà Hồ sụp đổ, Đặng Dung lại cùng
cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi tức Giản Định Đế.
Cuối năm 1408, Đặng Dung được
cha phân công chỉ huy thủy quân đánh tan thủy quân nhà Minh trong trận Bô Cô
trên sông Đáy (nay là xã Yên Bằng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Ông dùng cọc nhọn
đóng xuống dòng sông, lợi dụng khi nước triều xuống thấp, dụ quân địch vào, sau
đó cho quân lính dùng thuyền nhẹ tấn công. Quân địch bị vướng cọc nhọn thiệt hại
nặng nề. Sau khi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị Giản Định Đế giết hại một cách
oan ức, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị (con Nguyễn Cảnh Chân) bỏ Giản Định Đế
đem quân bản bộ về Thanh Hóa, tìm Trần Quý Khoáng (Trần Quý Khoách) con thứ của
Mẫn vương Trần Ngạc, cháu của vua Trần Nghệ Tông, rước vào Chi La, Nghệ An (nay
là Đức Thọ, Hà Tĩnh), tôn lên làm vua, lấy hiệu là Trùng Quang Đế, cầm đầu cuộc
kháng chiến chống quân Minh. Trùng Quang Đế phong cho Đặng Dung làm Đồng Bình
chương sự (Tể tướng), Nguyễn Cảnh Dị làm Thái bảo, thống lĩnh toàn bộ lực lượng
kháng chiến. Lực lượng kháng chiến lớn mạnh nhanh chóng. Đặng Dung đem quân giải
phóng nhiều nơi như Nghệ An, Quảng Bình, Thuận Hóa. Trong khi lực lượng của
Trùng Quang Đế lớn mạnh và thu được nhiều thắng lợi thì lực lượng của Giản Định
Đế lại suy yếu bị quân Minh truy đánh phải lui về giữ thành Ngự Thiên (nay là
huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Nhằm thống nhất lực lượng kháng chiến, Đặng
Dung, gạt thù riêng bàn với Trùng Quang Đế cho Nguyễn Súy đánh úp thành Ngự
Thiên, rước Giản Định Đế về Chi La, tôn làm Thái Thượng hoàng.
Năm 1409, Đặng Dung cùng Nguyễn
Cảnh Dị và Trùng Quang Đế chỉ huy một cánh quân tiến ra giải phóng vùng Bình
Than (Hải Dương, Quảng Ninh); cánh quân khác do Giản Định Đế và Nguyễn Súy chỉ
huy tiến đánh Hải Dương. Đặng Dung đưa
quân chiếm giữ Hàm Tử, uy hiếp Đông Quan. Mộc Thạnh đánh không nổi, phải cầu cứu.
Trương Phụ lại đem viện binh sang. Tháng 8/1409 Giản Định Đế bị bắt ở Nho Quan
(Ninh Bình), bị đưa về Kim Lăng và giết chết. Tháng 9, Trương Phụ vây đánh Đặng
Dung ở Hàm Tử. Vì thiếu lương thực nên Đặng Dung phải lui quân về Thanh Hóa.
Quân Trương Phụ lại tấn công, Đặng Dung phải lui về Nghệ An. Đầu năm 1410, Đặng
Dung lại tiến quân ra Thanh Hóa rồi hợp cùng Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy giải
phóng vùng Đồng bằng Bắc Bộ (Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định).
Năm 1411, Trương Phụ đem quân
đánh Thanh Hóa, Đặng Dung đánh không lại phải lui về Nghệ An. Tháng 8/1413,
Trương Phụ đem quân đánh vào Nhật Lệ (Quảng Bình) rồi tiến đánh Thuận Châu (Quảng
Trị). Đặng Dung cho quân dùng thuyền nhỏ bất ngờ đánh thẳng vào thuyền trại của
Trương Phụ đang đậu trên sông Ái Tử (Quảng Trị), đánh chìm và đốt cháy nhiều
thuyền giặc. Đặng Dung cầm gươm nhảy lên thuyền Trương Phụ định bắt sống y
nhưng vì trời tối nhận không ra, Trương
Phụ đã lẻn xuống thuyền nhỏ chạy trốn. Hôm sau giặc phản công Đặng Dung
không cầm cự được phải chạy vào vùng rừng núi để cố thủ. Sau đó vào cuối năm
1413 (tháng 12) cả Đặng Dung lẫn Trùng Quang Đế, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy
cùng bị bắt. Tháng 4/1414, Đặng Dung cùng Trùng Quang Đế và Nguyễn Súy bị giải
sang Kim Lăng. Dọc đường tất cả đều nhảy xuống sông tuẫn tiết.
Nhận định về cái chết của Đặng
Dung, sử gia Trần Trọng Kim đã viết “Cha con ông Đặng Dung đều hết lòng giúp nước
phò vua, tuy không thành công được, nhưng cái lòng trung liệt của nhà họ Đặng
cũng đủ làm cho người đời sau tưởng nhớ đến, bởi vậy hiện nay còn có đền thờ ở
huyện Can Lộc,tỉnh Hà Tĩnh...” (1)
Gần đây, Tiến sĩ Nguyễn Khắc
Thuần, trong sách “Danh tướng Việt Nam” có viết: “Dù phải chiến đấu dưới quyền
người đã giết cha mình, nhưng vì sự nghiệp chung Đặng Dung đã vượt lên trên tất
cả, trước sau vẫn giữ vững phẩm cách đường đường của một vị tướng” (2).
Năm 1428, Lê Lợi sau khi đánh
xong quân Minh, ban chiếu cho Đặng Dung và cha là Đặng Tất tấm biển vàng có tám
chữ: "Tiết liệt cương trung - Trung thần hiếu tử", và cho lập đền tại
quê hương hai ông ở Tả Thiên Lộc (Hà Tĩnh) để thờ, cấp 200 mẫu ruộng lộc điền,
giao cho huyện xã hằng năm cúng tế. Ngôi đền này hiện nay được Nhà nước công nhận
là Di tích Văn hóa - Lịch sử cấp quốc gia.
Vua Lê Thánh Tông ban chiếu tặng
cha con ông hai câu đối:
Quốc sĩ vô song, song quốc sĩ
Anh hùng bất nhị, nhị anh hùng
Nhiều nơi cũng lập đền thờ
hai cha con ông và có đặt bảng đường mang tên Đặng Dung. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Q Thắng trong tác phẩm “Quảng Nam: Đất nước & Nhân vật” (3) cho biết trước
đây ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam có đền thờ hai cha con Đặng Tất và Đặng
Dung.
Không những là vị tướng với
những chiến công lừng lẫy, người anh hùng đã “vị quốc vong thân”, Đặng Dung còn là một nhà thơ với bài “Cảm
hoài” nổi tiếng, được truyền tụng qua nhiều thế hệ (4). Tuy chỉ bài thơ duy nhất
nhưng với bài thơ Cảm hoài, tên tuổi của Đặng Dung đã có chỗ đứng trong lịch sử
văn học và trong lòng người đời sau. Đây là bài thơ tự sự, ông viết theo thể thất
ngôn bát cú:
Nguyên tác:
感懷
世事悠悠奈老何
無窮天地入酣歌
時來屠釣成功易
運去英雄飲恨多
致主有懷扶地軸
洗兵無路挽天河
國讎未報頭先白
幾度龍泉戴月磨
Phiên âm Hán - Việt:
Cảm hoài.
Thế sự du du nại lão hà?
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.
Nhà thơ Tản Đà, Nguyễn Khắc
Hiếu dịch:
Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi.
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai!
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời!
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long Tuyền mấy độ bóng trăng soi.
Nhận định về bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung, Tiến sĩ Lý Tử Tấn, Phó Nguyên soái Tao Đàn dưới thời Lê Thánh
Tông, bạn đồng khoa với Nguyễn Trãi đã viết:"Phi hào kiệt chi sĩ bất
năng!" (Nếu không phải là kẻ sĩ hào kiệt thì không thể làm nổi bài thơ
này!)
Ngày nay, “Từ điển văn học”
(bộ mới) (5), đã nhận định về bài Cảm hoài:“Tuy là thơ của một người... ôm hận
vì bất lực trước thời thế, người đọc vẫn thấy toát lên ở đây tình cảm cao cả
tràn khắp đất trời, đó là lòng yêu nước thiết tha của một tráng sĩ vì nước bôn
ba, là niềm tin và quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc qua hình tượng rất đẹp,
rất thơ:“Mấy phen mang gươm Long Tuyền mài dưới trăng”.
Đặng Dung có 4 người con trai
là: Đặng Nghi, Giám sinh Quốc tử giám Đặng Địch Quả, Đặng Di, Hoàng giáp Đặng
Công Thiếp.
Hậu duệ của Đặng Dung sau này
có nhiều người nổi tiếng như: Tiến sĩ Đặng Minh Khiêm (1457-?) Hoàng giáp Đặng
Chiêm (1428-?), Thái Úy Đặng Huấn (?-1583),Tiến sĩ Đặng Đình Tướng (1649-1735),
Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai (1902-1984), Tổng bí thư Trường Chinh (Đặng Xuân
Khu, 1908-1988),Tiến sĩ Đặng Lương Mô(1930-…), Tiến sĩ toán học Đặng Đình Áng
(1926-…).
Chú thích:
* Phần lớn tài liệu không thấy đề cập đến năm sinh của Đặng Dung. Chúng
tôi dựa vào “Địa dư chí Thừa Thiên-Huế”. Tài liệu này cho rằng ông sinh năm
1373, như vậy khi sinh ông Đặng Tất mới có 16 tuổi (Đặng Tất sinh 1357).
(1) Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, trang
214
(2) Tập IV, Nxb Giáo Dục, 2006, trang 236
(3) Nxb VHTT, năm 2001.
(4) Bài thơ này được chép trong tập Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn
(1726 - 1784)
(5) Nxb Thế Giới năm 2005.
Nhà thờ Đặng
Dung ở xã Yên Trị, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Đền thờ
Thiếu bảo Liêu Quận Công Đặng Sĩ Vinh (1685-?), hậu duệ của Quốc Công Đặng Tất.
Nhà thờ họ
Đặng ở Nghi Xuân - Hà Tĩnh.
Nam Phương
Linh Từ – Nhà Thờ Họ Đặng Ở Đồng Tháp như một “biệt phủ” được nhiều người gọi
là “cố đô Huế” giữa Tây Nam Bộ với khung cảnh khiến nhiều người choáng ngợp khi
ghé thăm.
Quần thể
Nam Phương Linh Từ được khởi công xây dựng từ ngày 30/10/2009 trên diện tích 5
hecta, tọa lạc tại xã Long Hưng A, H.Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, với tổng kinh phí
hơn 300 tỷ đồng, do doanh nhân Đặng Phước Thành (Chủ tịch HĐQT Vinasun Corp)
phát tâm xây dựng.
Tượng Thủy
tổ họ Đặng phía trong điện thờ .
Xin theo dõi tiếp BÀI 31. Thân ái, dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét