Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 35. BÀI CUỐI.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN CAN LỘC.
( Bài này dienbatn đã viết trên
Tuvilyso.com trước khi đặt mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp.)
Trăm năm còn có gì đâu ?
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.
(Truyện Kiều, Nguyễn-Du)
1/ NHỮNG LỜI BÀN TRƯỚC KHI ĐẶT MỘ. (dienbatn
chép lưu lại )
“Nếu việc chọn nơi an táng cụ Giáp là quyết định thì ta chỉ được bàn
thôi, nếu việc chọn hay giới thiệu nơi an táng cụ Giáp là lãnh đạo tỉnh Quảng
Bình thì cần xem xét lại. Mồ mã ngay cả khi chôn rồi sau đó người ta cũng phải
bốc dời đi nơi khác nếu có động huống hồ là còn mấy ngày nữa mới hạ huyệt. Nếu
không phải ý nguyện về quê là của cụ Giáp thì nhân dân muốn cứ đặt cụ đâu quanh
Hà nội là phù hợp. Nhưng nếu về quê là ý nguyện của Cụ thì chắc phải là Lệ Thủy
bởi nhiều lý do. Quê phải là nơi có ông bà tiên tổ an nghỉ, hiện còn có họ hàng
bà con nội tộc và còn có nhà thờ họ để người trong họ tộc thay nhau hương khói.
Lệ thủy dọc đường Hồ Chí Minh có nhiều cuộc đất tốt để chọn nơi âm phần, trong
đó động An Mã có thể nói là vùng đất thiêng với thế đất hội đủ các yếu tố làm
nơi âm phần tốt. Hiện ở nơi này có lăng mộ của Thần hầu Nguyễn Hữu Cảnh cũng là
một bậc vĩ nhân thời trước. An Mã là nơi hầu hết các gia tộc lớn ở Lệ thủy từ
xưa đến nay chọn làm nơi âm phần, cảnh trí nhìn bằng mắt thường nơi này cũng rất
hùng vĩ, có đầu gối lên núi mắt nhìn xuống phá Hạc Hải và ra tận cửa Nhật Lệ. Ở
đây gần sát làng An xá, được đi lại thì Nam- Bắc quá thuận tiện.
Về vùng đất Vũng Chùa - Đảo yến rõ ràng có nhiều yếu tố không hợp lẽ để
chọn làm nơi âm phần. Trước hết đây là đây là nơi quá xa Làng An xá quê tổ của
cụ Giáp, xa họ tộc để hương khói theo quan niệm truyền thống người Việt. Có thể
bằng mắt thường nhìn Vĩng Chùa - Đảo Yến hiện giờ có cảnh trí đẹp vì còn hoang
sơ và sát biển. Tủy nhiên quan niệm phong thủy gối sơn hướng thủy không có
nghĩa là cứ phải sát mép nước như vậy. Điều quan trọng đững trên khoa học quy
hoạch phát triển mà xét thì rất không ổn. Nếu xem lại tài liệu quy hoạch phát
triển KT-XH Quảng Bình và các quy hoạch Cảng Hòn La, Quy hoạch Khu công nghiệp
Hòn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nay đang hình thành. Với định hướng
phát triển cảng và phát triển khu công nghiệp lớn của Quảng Bình thì tương lai
đây chắc chắc là một vùng ô nhiễm, đặc biệt sự ồn ào cơ học. Phân mộ mà chọn
nơi sẽ bị ô nhiễm ồn ào là không hợp vì như vậy là không hợp về mặt phong thủy.
Phần mộ phải đặt nơi yên tĩnh không bị ồn ào quấy động vì nó là động tới sự yên
nghỉ của vong linh và làm quấy động long mạch. Rõ ràng đứng trên quan điểm quê
quán, gia tộc cũng như trên quan điểm phong thủy và chiều hướng phát triển thì
vũng Chùa - Đảo Yến là nơi không hề phù hợp để đặt mộ so với nhiều nơi khác
trên quê hương cục Giáp.”( Viết bởi Ô
Châu Bày tỏ thôi)
“Mộ phần này tuyệt đối không phải là 1 nơi có phong thủy tốt, về
ruột còn về vỏ mới nhìn tưởng tốt nhưng thực chất cũng chả phải. Theo ý kiến cá
nhân của mình, mộ tốt nhất phải tụ khí, có gió nhẹ thì hay nhưng gió quá mạnh
thì lại tán khí thì k tốt. Đây chính là điều tốt kỵ vì mộ quá sát biển (tán
khí).”
“ Theo tuyên bố của anh Võ Điện Biên trước báo
giới : ”Nhưng chắc chắn sẽ không phải là huyện Lệ Thủy” thì địa điểm Đảo Yến,
Vũng Chùa ở Quảng Trạch gần như đã được chọn, vì anh không biết vị trí nào
khác. Việc đó trái với đạo lý và nhân cách Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Về mặt đạo lý. Cha ông ta xưa nay
đều nói rằng:” Lá rụng về cội”. Cội rễ của Võ Nguyên Giáp là mảnh đất linh kiệt
Lệ Thủy đã sinh ra ông và bao nhiêu người tài giỏi trên đời này. Thứ hai lá “rụng
về cội” còn có nghĩa con về với cha mẹ, bà con làng xóm, để sớm hôm lúc nào
cũng có người qua lại viếng thăm. Tôi biết anh Võ Điện Biện có mấy chục héc-ta
đất ở Hòn La ( vùng Đảo Yến, Vũng Chùa ấy) được tỉnh Quảng Bình cấp cho gần chục
năm nay với lý do là trồng rừng, nhưng thực chất là dể xây dựng Khu du lịch. Tỉnh Quản Binh
đang xây dựng Hòn La thành một khu công nghiệp –cảng biển lớn . Nên ý định anh
Võ Điện Biên định đưa bố mình về nằm ở đây rõ ràng là nhắm mục tiêu :”Lợi dung
Danh tiếng Võ Nguyên Giáp để kinh doanh du lịch, làm giàu “ ! Đó là việc trái với
đạo lý và không phù hợp với nhân cách, đức độ của Đại tướng. Hơn nữa vùng Đèo Ngang ( Vũng Áng- Hòn La)
là một tử huyệt về quân sự mà bao lâu nay Trung Quốc đã dòm ngó. Nếu chúng xâm
lăng Việt Nam thì đây là vị trí bị tấn công đầu tiên để cắt đôi nước Việt Nam.
Nên tuyệt đối không nên an táng Đại tướng ở đó. Đừng để ông phải chịu đựng hòn
tên mũi đạn một lần nữa. Đời ông khổ với quân thù và khổ với “đồng chí” nhiều rồi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Đại tướng của lòng dân. Nhân dân còn sống với
đại tướng của mình hàng ngàn năm sau nữa. Hãy để cho nhân dân vẫn được đến với Đại tướng hàng ngày sau khi
ông qua đời. Mai táng ông ở Hòn Yến- Vũng Chùa ấy thì chỉ có các đại gia, khách
du lịch xịn mới có điều kiện ghé được.
Còn cán bộ lãnh đạo thì chỉ một năm một
lần viếng ông vào Ngày thương binh liệt sĩ (27-7). Còn nhân dân cả nước, nhân
dân Quảng Bình và đặc biệt bà con thân thuộc của Đại thướng, bà con nông dân Lệ
Thủy nghèo thì không bao giờ đến được để thăm viếng, thắp nhang trong những
ngày Tết Nhất, giỗ chạp. Đó là sự phi lý không thể chấp nhận được.
Với tư cách là một người lính của
Tướng Giáp, tư cách một nhà văn Việt Nam sinh ra ở Lệ Thủy, tôi đề nghị Lãnh đạo
tỉnh Quảng Bình phải kiên quyết bàn với ông Võ Điện Biên để đưa Đại tướng về an
táng ở Lệ Thủy( có thể lại Mai Thủy hay An Mã đều là những địa điểm tốt, thuận tiện giao thông). Đó là địa điểm thích
hợp nhất. Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nằm với quê hương sinh ra mình, nhưng
nhân dân cả nước Việt Nam, cả tỉnh Quảng Bình , nhân dân và bạn vè quốc tế kính
yêu, ngưỡng mộ Đại tướng có điều kiện để viếng thăm bất cứ lúc nào. Khách du lịch
đến với tỉnh Quảng Bình hàng năm nhờ uy danh của Đại tướng chắc chắn sẽ cao hơn
, đông hơn ở Vũng Chùa- Đảo Yến.” - Theo
Bảo Đăng - Hà Thành (Tiền Phong).
“An táng ở đâu sau khi mất là nguyện vọng khi còn sống của người quá cố
và ý định của thân nhân ( vợ con người quá cố ) Trong trường hợp này nếu không
an táng ở Mại Dich ( theo qui định của nhà nước ) mà đưa về Quảng Bình thì theo
cá nhân tôi đúng nhất cả về tình và lý là an táng ngay nơi chôn nhau cắt rốn
nơi có phần mộ tổ tiên ông bà cha mẹ của người quá cố . Mảnh đất nơi người đó cất
tiếng chào đời và đặt những bước chân lẩm chẩm đầu tiên . Xin hãy thận trọng
cân nhắc trước khi quyết định cuối cùng . Bởi vì việc hệ trọng này khi " sự
đã rồi " thì không còn cơ hội để sửa sai và hệ lụy của nó là rộng lớn và
dai dẳng nhiều chục năm có khi hàng trăm năm . Nếu quyết định sai thì rõ ràng
là mất nhiều hơn đươc”. (Viết bởi Bạn đọc
)
“Khi nghe tin : Bác Giáp sẽ về quê , mình rất ngưỡng mộ . Một quyết định
đáng kính phục . Nhưng khi nghe Bác được an táng tại Vũng Chùa Hòn Yến . Mình lại
nghĩ chắc là Bác chọn . Không nghỉ gì nữa nhưng thấy lạ . Nhưng khi đọc bài :
Bác phải được an táng tại Lệ Thủy thì ra : Đây không phải la nơi Bác chọn từ
trước mà là kết quả thương lương của con trai của Bác là Võ Điện Biên với lãnh
đạo QB thì mình rơi vào thất vọng !” (Viết
bởi Hồ Ngọc Cư)
“Nếu sinh thời, ông đã chọn ở đâu thì nên (có thể nói là phải) thì an
táng ở đó. Ý nguyện người đã khuất phải được tôn trọng. Nếu ông không chọn, gia
đình toàn quyền quyết định.
Bộ Chính trị và Tỉnh ủy không nên, và không được can thiệp, gò ép.
Làng quê, khu mộ cha mẹ là địa điểm nên ưu tiên, nếu có cân nhắc.
Tôi đồng ý với một phần ý kiến anh Võ Văn Tạo
Còn nhà thơ Ngô Minh nói rằng
"anh Võ Điện Biên định đưa bố mình về nằm ở đây rõ ràng là nhắm mục
tiêu :”Lợi dung Danh tiếng Võ Nguyên Giáp để kinh doanh du lịch, làm giàu “ !
Đó là việc trái với đạo lý và không phù hợp với nhân cách, đức độ của Đại tướng",
và nhà thơ Ngô Minh cũng dùng 2 chữ "phẫn nộ" để nói lên tình cảm của
bản thân cùng người dân Lệ Thủy trong việc chọn nơi an tán cụ Giáp không phải
là Lệ Thủy... Thiết nghĩ có quá lời như vậy không. Cả đời cụ Giáp là vì nước vì
dân rồi, các con của cụ có quyền quyết trong chuyện này, nếu, lý do mà con cụ
chọn nơi Hòn La để cha mình yên nghỉ, dù bất luận sâu xa gì, không ai có quyền
phản bác. Tôi tin họ có nhân cách, vì họ là con đại tướng Giáp, chúng ta mất vị
đại tướng, nhưng họ mất người chồng, cha, ông. Nỗi đau thương của họ lớn hơn
chúng ta nhiều, bởi là nỗi đau thương máu mủ. Sao nhà thơ không nghĩ đại tướng
muốn Hòn La trở thành điểm thu hút khách du lịch đến với đất mẹ QB nghèo khó,
Hòn La trở thành lũy thép khi quân thù muốn lấn từ khơi vào? Hãy để linh hồn
Người yên nghỉ, đâu cũng là quê mẹ, quê cha trên dãi đất QB, đừng vì cục bộ địa
phương mà nói những điều quá trong suy nghĩ, dẫu biết đâu cũng xuất phát từ
tình cảm với Người.” (Viết bởi Minh Tâm).
“Tất yếu bởi sau gần một thế kỉ biền
biệt xa quê phụng sự Tổ quốc, đã đến lúc ông về với làng quê của mình.
Ông về để sống với đất, với rừng quê hương
nơi ông gắn bó từ thủa thiếu thời.
Ông về với bà con, anh em, bạn bè, họ
hàng, tiên tổ đang chờ đón ông.
Ông về với dòng sông Kiến Giang, với lúa đồng
và với hàng cây dâm bụt giản dị, thân quen nơi đầu ngõ.
Ông về còn để báo cáo với quê hương, với tổ
tiên sau bao năm xa cách những gì ông đã làm cho Tổ quốc non sông.
Ông về với những người nông dân lam lũ
thôn quê đang ngày đêm mong mỏi được chiêm ngưỡng, dù chỉ là vong linh người
con ưu tú của quê nhà.
Ông về quê mẹ bởi ông là người Việt Nam,
dù đi đâu về đâu thì quê hương “mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi”.
Ông về quê vì ông xứng đáng nhận được sự
chờ đợi của quê hương hay nói cách khác, bởi ông đã làm rạng danh cho quê hương
mình.
Ông về quê còn như một thông điệp với thế
hệ tương lai rằng mỗi con người dù đi đâu và làm gì khi mất đi hãy ngẩng mặt về
với quê hương.
Hãy đưa ông về quê hương lệ thủy “ (Viết
bởi cong hoa ).
“Kính gửi nhà thơ Ngô Minh
Tôi đồng cảm với nhà thơ
Bác đã không ở Hà Nội, đó là một quyết định sáng suốt, một quyết định
không phải nhất thời, mà từ trong thẳm sâu những năm tháng thăng trầm của Bác,
một nỗi đau mà khi đã chết đi rồi quyết không một vấn vương, một đoạn tuyệt,
nói lên một cách nhìn khác về thời cuộc. Rất tuyệt vời.
Nhưng sao Bác không về với Lệ Thủy, nơi chôn rau cắt rốn, nếu Bác về thì
tuyệt vời biết mấy. Ai đã từng sinh ra lớn lên ở làng quê Việt Nam mới thấy hết
tình cảm gắn bó làng nước, xóm giềng.
Nếu Bác về với Lệ Thủy là Bác trở về với tổ tiên, với cha với mẹ, với chị,
với em, với bà con bên nội, bên ngoại, với làng với nước, ấm cúng vô cùng,
thiêng liêng vô cùng, là mốc son trong sự nghiệp lẫy lừng của Bác.
Bác ở hòn đảo trùng khơi, có thể con Bác bây giờ có phương tiện, tài
chính để thăm viếng Bác. Nhưng liệu sau này có còn đủ tiền thuê một chuyến đò
sang với Bác không? Không có gì bất biến, cuộc đời thăng trầm, lên xuống không
ai ngờ, chẳng có cái gì mãi mãi. Tiếc là con của Bác không ngộ ra điều ấy.
Tôi không ở Lệ Thủy, nhưng tôi biết người dân Lệ Thủy buồn biết chừng
nào, thất vọng biết chừng nào khi Bác không về quê. Cho dù có Bác về hay Bác
không về họ không ảnh hưởng chi mấy trong cuộc sống. Ở chỗ là bà con dân làng
yêu Bác, kính trọng Bác, tự hào về Bác, người con tuyệt vời của Lệ Thủy.
giá như Bác về với Lệ Thủy thì tuyệt vời biết mấy.
Tôi chỉ cầu mong cho Bác bình yên, chết là hết.” (Viết bởi KÔNG Tôi đồng cảm với nhà thơ).
“HÃY ĐỂ ĐẠI TƯỚNG YÊN NGHỈ TẠI LỆ THỦY !
Nguyện vọng của Đại tướng là được an táng tại quê nhà -tất cả mọi người
đều hiểu đó là Lệ Thủy -Quảng Bình chứ không phải là khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến
(xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch) Tên tuổi, gia tộc dòng họ, cả ngôi nhà nơi Đại
tướng sinh ra đều ở Lệ Thủy -nơi đó mới chính là quê hương đã ăn vào máu thịt của
Người. Thưa gia đình, Thưa Anh võ Điện Biên hãy để những gì thiêng liêng cao đẹp
nhất của vị danh tướng tài đức vẹn toàn mãi mãi sống trong lòng dân tộc nói
chung, người dân Qbinh nói riêng. Nếu An táng tại đảo yến - huyện Quảng Trạch sẽ
mất ý nghĩa. Đành rằng như anh nói ; Ỏ đâu trên đất nước VN này cũng là quê
hương. thà rằng Đại tướng yên nghỉ tại Hà Nội, còn nếu về quê thì phải đúng
nghĩa là Lệ Thủy -QBinh .Tôi không tin như dư luận nói rằng Anh muốn an táng ở
đảo yến vì ở đó có khu du lịch của Anh. vì hơn ai hết anh hiểu rằng cái giá trị
kinh doanh du lịch ở đó có thu lại hàng tỉ đô la chăng nữa cũng không thể nào
đánh đổi được ước nguyện cuối đời đầy đạo lý và chất nhân văn của một bậc hiền
tài. Là một người con QB tôi tha thiết mong gia đình và Anh hãy vỉ cái đại cuộc
lớn lao hơn. Có gì không phải mong được lượng thứ. một lần nữa xin hãy để Đại
tướng trở về với Lệ Thủy bên dòng Kiến Giang xanh” (Viết bởi Nguyễn Văn HÃY ĐỂ ĐẠI TƯỚNG YÊN NGHỈ TẠI LỆ THỦY ).
“Đảo Yến như đảo hoang.
Để chứng thực lời kể, chúng tôi theo một ngư dân bản địa ra đảo. Khoảng
ba mươi phút, thuyền máy đã cập bờ. Trên hòn đảo này hiện trú ngụ 6 công nhân của
Tổng công ty yến sào Khánh Hoà.
Trước thực trạng hàng chục ngàn chim yến rời đảo không về trong hai năm
qua, UBND xã có tờ trình và được UBND tỉnh chấp thuận hợp tác với tổng công ty
yến sào Khánh Hoà đưa máy móc, thiết bị, kỹ thuật, cũng như kinh nghiệm ra đảo
Yến “dụ” yến về lại tổ. Một công nhân nói, đã hai tháng nằm trên đảo Yến, cả tổ
chỉ dụ được 6 cá thể yến.
Hòn đảo 32 ha từng là thiên đường yến lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ nay
chỉ còn vài cá thể yến khiến ai nấy không thể tưởng tượng được bàn tay con người
đã làm biến mất hoàn toàn một gia tài quý giá mà ông cha để lại.
Ngư dân tên N.kể: “Thời bao cấp,
quá đói, nhiều khi bắt chim non về ăn với khoai thay cơm. Thời đó yến bay đen kịt
đảo, chừ ra đảo thấy hoang vắng bóng yến mà thấy mình ác quá, chừ nghe đến công
dụng yến sào mà thấy mình ngu, sống gần mỏ “vàng” mà không biết giữ để rồi tiếc
cũng không có được như xưa”.
Ông Võ Quang Đạt tiếc nuối: “Phải chi trước đây xã có những ràng buộc bảo
vệ bằng định chế từ các xóm thôn thì chắc bây giờ không xót lòng. Nay bằng mọi
giá, chúng tôi kêu gọi người dân không hành xử như trước mà tôn trọng yến, cùng
chung tay tạo môi trường cho yến về lại với đảo Yến”.
Về Quảng Đông, nói chuyện đảo Yến vắng chim yến, người dân ai cũng cho rằng,
một thời nhận thức kém đã dẫn đến sự ra đi gần như bặt tăm một loài chim quý. Họ
ngậm ngùi vì chính bàn tay họ đã đẩy một đảo Yến quý giá thành nơi chim yến
không thể tự tin bay về.. ".
Lời bàn của dienbatn : Thấy nhiều vị mà một người bạn của
dienbatn làm ở VTV1 khoe là những bậc Đại Phong thủy sư của nước Việt , đi cùng
anh Võ Điện Biên Tầm Long Tróc Huyệt suốt mấy năm nay và kết quả ra vị trí Vũng
Chùa - Đảo Yến như hiện nay. Ai cũng ca ngọi nào là " Long cuộn - Hổ nằm -
ý quên - Hổ ngồi " , nào là " Minh đường thủy tụ " , nào là
" Tàng phong thủy tụ " vv và vv. Nghe xong ai nấy đều mừng rỡ. Hóa ra
sở học của các Đại Phong thủy sư của nước Việt giỏi đến thế cơ đấy. Như mà ,
nghe xong, dienbatn chỉ thở dài. Phen này con cháu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
sẽ khó khăn đây . Đọc đi đọc lại hoa cả mắt cuối cùng tìm được những dòng sau -
Đây mới chính là thuật Tầm Long - Điểm Huyệt chưa bị tuyệt chủng :
" Trong ba loại : Thường
nhân, Thần nhân và Thánh nhân thì cách táng có khác nhau. Thường nhân thì táng
lấy phúc cho con cháu dòng họ, Thần nhân thì táng lấy phúc cho địa phương, cho
quốc gia, dân tộc. Thánh nhân táng lấy "gương" cho nhân loại hướng tới
chân, thiện, mỹ.
Tướng Giáp được xếp vào Thần nhân, uy danh
cũng như ảnh hưởng của ông sẽ còn được lưu lại trong lịch sử của Việt Nam mãi
mãi. Nơi an nghỉ của ông sau này sẽ là nơi mọi người Việt tới cúng cầu nên sau
này sẽ có tính chất như miếu, đền.
Miếu, đền, chùa cần tọa lạc nơi sát khí mạnh
thì Thần nhân sẽ dễ hiển linh để hộ quốc. Chọn nơi đây an táng theo nguyện vọng
quả hợp ý trời! Đại long còn chưa dừng bước chớ nói tới chuyện kết huyệt. Phá
quân hộ sa chi cước sắc nhọn, che chắn nơi gió to sóng cả sát khí của sơn của
thủy thật ứng với Thần nhân nhưng con cháu có phần thua thiệt.
Ôi An mã xưa vì một chút hồ đồ mà làm mất
đi một nơi linh khí. Người đứng đầu làm việc này đã gặp quả báo rồi. Nhiều người
nói sao cụ không đập bàn thì sự thể có đổi khác chăng? Ai biết được do thấu hiểu
An Mã xưa đã không vẹn toàn thì đành ôm chữ "nhẫn", đúng là "Thời
thế, thế thời phải thế"!
Mấy bác chém gió thành bão! huyệt kết phải
thỏa mãn mấy chục điều kiện, nơi đây không thỏa mãn điều kiện nào cả. Nghịch kết
ngoài mấy chục điều trên còn thêm năm điều kiện nữa thế nên xưa nay đặt vào
"huyệt" nhiều mà kết phát chẳng bao nhiêu.
Thấy các bác đụng tới vấn đề lớn cực chẳng
đã phải xuất hiện viết mấy dòng trên. ASVN ".
Lời bàn của dienbatn :
Khu vực này xưa nay hoang vắng, dân cư thưa thớt, nghèo đói , cỏ cây khô
cằn, núi đá tua tủa, nhọn hoắt , cố kiếm được nơi kết Huyệt khó tựa như với sao
trên Trời. Mặt khác như bài trước đã viết : Làm sao để biết được Khí Mạch đi? Hễ
thấy chỗ nào đất gỗ cao lên, nước đổ về hai bên, tức có mạch dẫn đi ở bên Sách
nói: “Thủy phân bát tự, tất bữu lai Long” (Nước phân chữ bát hai bên, tức có
Long mạch đi lại). Đó chỉ là hình bên ngoài, còn biết khí bên trong vượng suy
thì phải xem cây cỏ, xanh tươi hay úa héo; nước vùng đó nhiều ít, khô cạn.Nước
Việt Nam những vùng núi non như Phan Rang, Phan Rí, dọc đường Quốc lộ 1A, núi
đá cằn cỗi khô khan, không có cây gì mọc được; chứng tỏ bên trong khí tuyệt;
cho nên cư dân nơi đây nghèo khó thưa thớt.
Khu địa Huyệt này chỉ có thể sử dụng vào việc lập Đình, Chùa, Miếu, Đền
, có tác dụng trấn giữ Long mạch như cách người xưa thường làm mà thôi .
Ngày xưa, khi Chúa Nguyễn Hoàng được Trạng trình Nguyện Bỉnh Khiêm bày
cho kế sách : " Hoành sơn nhất đái - Vạn đại dung thân ". Cũng may mà
Chúa Nguyễn Hoàng hiểu được rằng, một dải Hoành sơn là một thành lũy tự nhiên
che chắn, ngăn chặn sự tấn công sau này của Vua Lê - Chúa Trịnh mà đưa những
người dân Thuận Hóa vào Nam khai phá lập nghiệp , lấy đất Chiêm Thành và Thủy
Chân Lạp mở nên bờ cõi phía Nam rộng lớn. Nếu Chúa Nguyện Hoàng mà dùng Hoành
sơn làm căn cứ địa, chắc giờ này bờ cõi Việt Nam mới chỉ đến Châu Ô, Châu Rí.
Khu địa Huyệt mày cũng là một phần của thành lũy bảo vệ giang sơn của "
Hoành sơn nhất đái " mà thôi .
Tới đây chúng ta có thể có những kết luận
như sau về cuộc đất này :
1/ Khu vực này do đang trên đường hành Long của Đại Long mạch, khí thế ào ạt, hùng dũng, Khí đi như thác đổ, triều dâng , khó lòng kết Huyệt. Quan sát địa thế ta thấy sát khí mạnh mẽ vô cùng, khí vận chuyển không ngừng , không nghỉ. Nhìn vào hình thể đất đá , cây cối ta thấy khô cằn . Dưới lòng núi là hang động do núi đá vôi bị bào mòn ( hang yến là một ví dụ ). Hình thế hiểm trở , khó bề tiến thoái.
Trong cả quá trình lịch sử, khu vực này không hề yên tĩnh , hàng năm bão
từ biển Đông ồ ạt tràn vào , bom rơi đạn lạc triền miên , dân cư nghèo đói đến
độ phải ăn cả chim yến thay cơm, tận diệt gần như hoàn toàn một thiên đường của
loài Yến . Một khu vực như vậy chỉ có thể dùng cho những căn cứ quân sư hay thờ
cúng , trấn yểm mà thôi.
2/ Tới đây, chúng ta thấy có hai lựa chọn
:
Một là : Nếu gia đình Đại tướng muốn con cháu
sau này hiển đạt , vinh quy, gia đạo hưng long, thịnh phát thì nên chọn khu vực
khác, có thể tại quê nhà Lệ Thủy ( có thể tại Mai Thủy hay An Mã ) là nơi Địa
linh, Nhân kiệt đã sinh ra nhiều người tài giỏi ( Đây là quê hương của Sùng
Nham hầu Dương Văn An, Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh,
Kim tử Vinh Lộc Đại phu Đặng Đại Lược, Thạc Đức hầu Đặng Đại Độ, Sư bảo Nguyễn
Đăng Tuân, Vũ Đăng Phương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng thống Việt Nam Cộng
hòa Ngô Đình Diệm. ). Lệ thủy còn là nơi như một người con của Lệ thủy đã viết
:
" Tất yếu bởi sau gần một thế
kỉ biền biệt xa quê phụng sự Tổ quốc, đã đến lúc ông về với làng quê của mình.
Ông về để sống với đất, với rừng quê hương
nơi ông gắn bó từ thủa thiếu thời.
Ông về với bà con, anh em, bạn bè, họ
hàng, tiên tổ đang chờ đón ông.
Ông về với dòng sông Kiến Giang, với lúa đồng
và với hàng cây dâm bụt giản dị, thân quen nơi đầu ngõ.
Ông về còn để báo cáo với quê hương, với tổ
tiên sau bao năm xa cách những gì ông đã làm cho Tổ quốc non sông.
Ông về với những người nông dân lam lũ
thôn quê đang ngày đêm mong mỏi được chiêm ngưỡng, dù chỉ là vong linh người
con ưu tú của quê nhà.
Ông về quê mẹ bởi ông là người Việt Nam,
dù đi đâu về đâu thì quê hương “mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi”.
Ông về quê vì ông xứng đáng nhận được sự
chờ đợi của quê hương hay nói cách khác, bởi ông đã làm rạng danh cho quê hương
mình.
Ông về quê còn như một thông điệp với thế
hệ tương lai rằng mỗi con người dù đi đâu và làm gì khi mất đi hãy ngẩng mặt về
với quê hương."
" Nếu việc chọn nơi an táng cụ Giáp là quyết định thì ta chỉ được
bàn thôi, nếu việc chọn hay giới thiệu nơi an táng cụ Giáp là lãnh đạo tỉnh Quảng
Bình thì cần xem xét lại. Mồ mả ngay cả khi chôn rồi sau đó người ta cũng phải
bốc dời đi nơi khác nếu có động huống hồ là còn mấy ngày nữa mới hạ huyệt. Nếu
không phải ý nguyện về quê là của cụ Giáp thì nhân dân muốn cứ đặt cụ đâu quanh
Hà nội là phù hợp. Nhưng nếu về quê là ý nguyện của Cụ thì chắc phải là Lệ Thủy
bởi nhiều lý do. Quê phải là nơi có ông bà tiên tổ an nghỉ, hiện còn có họ hàng
bà con nội tộc và còn có nhà thờ họ để người trong họ tộc thay nhau hương khói.
Lệ thủy dọc đường H-C-M có nhiều cuộc đất tốt để chọn nơi âm phần, trong đó động
An Mã có thể nói là vùng đất thiêng với thế đất hội đủ các yếu tố làm nơi âm phần
tốt. Hiện ở nơi này có lăng mộ của Thần hầu Nguyễn Hữu Cảnh cũng là một bậc vĩ
nhân thời trước. An Mã là nơi hầu hết các gia tộc lớn ở Lệ thủy từ xưa đến nay
chọn làm nơi âm phần, cảnh trí nhìn bằng mắt thường nơi này cũng rất hùng vĩ,
có đầu gối lên núi mắt nhìn xuống phá Hạc Hải và ra tận cửa Nhật Lệ. Ở đây gần
sát làng An xá, được đi lại thì Nam- Bắc quá thuận tiện.
Về vùng đất Vũng Chùa - Đảo yến rõ ràng có nhiều yếu tố không hợp lẽ để
chọn làm nơi âm phần. Trước hết đây là đây là nơi quá xa Làng An xá quê tổ của
cụ Giáp, xa họ tộc để hương khói theo quan niệm truyền thống người Việt. Có thể
bằng mắt thường nhìn Vĩng Chùa - Đảo Yến hiện giờ có cảnh trí đẹp vì còn hoang
sơ và sát biển. Tủy nhiên quan niệm phong thủy gối sơn hướng thủy không có
nghĩa là cứ phải sát mép nước như vậy. Điều quan trọng đững trên khoa học quy
hoạch phát triển mà xét thì rất không ổn. Nếu xem lại tài liệu quy hoạch phát
triển KT-XH Quảng Bình và các quy hoạch Cảng Hòn La, Quy hoạch Khu công nghiệp
Hòn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nay đang hình thành. Với định hướng
phát triển cảng và phát triển khu công nghiệp lớn của Quảng Bình thì tương lai
đây chắc chắc là một vùng ô nhiễm, đặc biệt sự ồn ào cơ học. Phân mộ mà chọn
nơi sẽ bị ô nhiễm ồn ào là không hợp vì như vậy là không hợp về mặt phong thủy.
Phần mộ phải đặt nơi yên tĩnh không bị ồn ào quấy động vì nó là động tới sự yên
nghỉ của vong linh và làm quấy động long mạch. Rõ ràng đứng trên quan điểm quê
quán, gia tộc cũng như trên quan điểm phong thủy và chiều hướng phát triển thì
vũng Chùa - Đảo Yến là nơi không hề phù hợp để đặt mộ so với nhiều nơi khác
trên quê hương cục Giáp."
Hai là : Trong lịch sử Việt Nam, có vị tướng Trần
Hưng Đạo đã trở thành một vị Thánh tướng , được nhân dân khắp nơi thờ tự , và
trở thành một tín ngưỡng " Trần triều "của đất Việt .
Nói như nhà sử học Lê Văn Lan : " (VTC News) – Giáo sư sử học Lê
Văn Lan cho rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hóa thân từ Nhân Tướng thành Thánh
Tướng khi từ giã cõi đời này.
Theo tiêu chuẩn thời xưa, các vị tướng được đánh giá theo cấp bậc như
sau: trước tiên là bậc Dũng Tướng, sau đó đến bậc Trí Tướng, cao hơn nữa là bậc
Nhân Tướng và cuối cùng, cao cả nhất là bậc Thánh Tướng.
Duy nhất có một danh tướng trong quá khứ của dân tộc đã đạt được tới
hàng Thánh Tướng là vua Trần Hưng Đạo.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chắc chắn là Dũng Tướng, Trí Tướng, Nhân Tướng
rồi, nhưng giờ đây rất may, chúng ta đang được chứng kiến một hiện thực - sự
chuyển hóa, hóa thân từ vị trí cao trong hàng danh tướng, Đại tướng đang dần trở
thành Thánh Tướng.
Với việc những cựu chiến binh trên 90 tuổi lập đền thờ, người dân khắp
nơi sùng kính, tôn thờ Đại tướng bằng mọi hình thức thiêng liêng, thánh thiện,
rõ ràng đó là sự chuyển hóa của Đại tướng từ chỗ Nhân Tướng thành bậc Thánh Tướng
ở thời đại chúng ta.
Như vậy, lịch sử đã có thêm một vị Thánh Tướng nữa. "
" Kể từ khi nghe tin Đại tướng qua đời, hàng chục vạn người con ở
khắp mọi miền Tổ quốc, thậm chí ở nước ngoài đã đến số nhà 30 Hoàng Diệu để viếng
người anh hùng dân tộc này. Sự thành kính với tất cả tấm lòng đã chứng tỏ Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã hóa Thánh Tướng . Tôn vinh bằng bia đá, bảng vàng thì
cũng có lúc bia đá, bảng vàng mòn đi, nhưng sự tôn vinh của lòng dân thì vĩnh cửu,
đẹp đẽ và mạnh mẽ nhất."
" Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề
Great Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và
những chiến dịch của họ). Một cuốn sách bề thế, dày hơn 300 trang khổ lớn, với
hơn 500 tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames & Hudson dành để giới
thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới
trong 2.500 năm qua, thứ tự được xếp theo trình tự thời gian từ cổ đến kim. Đại
tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, tức là nhân vật nổi bật
nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai cho tới hiện nay (xếp thứ 58 là Đô đốc Nimitz
của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II), và Võ
Nguyên Giáp cũng là người duy nhất trong 59 nhân vật vẫn còn sống khi cuốn sách
được xuất bản ".Khi còn tại thế Đại tướng có một câu nói bất hủ : "
Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó " . Vậy nên khi ông ra đi
mãi mãi , hãy để ông trở hành hồn thiêng của sông núi Việt nam, để cho toàn dân
tôn thờ ông như Trần Hưng Đạo Đại vương. Và như vậy, khu Mộ của ông đã không
còn là của riêng dòng họ Võ - Vũ ( là một dòng họ đã phát nổi danh khoa bảng
hàng ngàn năm qua ), cũng không phải chỉ riêng của Tỉnh Quảng Bình nữa mà là của
toàn thể dân tộc Việt Nam. Nơi đây phải là nơi quy tụ Tâm linh của cả dân tộc
Việt Nam , là nơi hội tụ của " Hồn thiêng sông núi " , là nơi tất cả
lòng của dân Việt Nam hướng về.
Nếu nhìn nhận theo chiều hướng như vậy, thì địa danh Vũng Chùa - Đảo yến
hoàn toàn đáp ứng được điều đó.
Tại Quảng Bình, ngay dưới chân Nam đèo Ngang , có Đền thờ " Thánh Mẫu
Liễu Hạnh " - Một trong " Tứ Bất tử " đã có khoảng hơn 500 năm ,
nhân dân hương hoa thờ cúng thành kính suốt bao năm. Đền nằm dưới chân núi Đèo
Ngang, ở một khu đất khá bằng phẳng, sát đường thiên lý Bắc - Nam trước đây,
phía sau đền là dãy Hoành Sơn, ngay trước mặt là hồ nước ngọt của xã Quảng
Đông, mặt đền quay hướng Nam cũng là hướng biển. Đền thờ Liễu Hạnh công chúa ở
Đèo Ngang, Quảng Bình vừa có sự tích riêng, vừa là hình tượng Mẫu Liễu Hạnh
chung trong đời sống tâm linh của nhân dân ta. Đền thờ như một minh chứng cho sự
tích Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang, trong truyền thuyết dân gian có từ lâu đời
đã trở thành một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng đối với nhân
dân Quảng Bình nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Vì vậy, di tích đền Liễu
Hạnh công chúa, xét về quy mô, phong cách và vị trí của nó trong lịch sử phát
triển của dòng tín ngưỡng dân gian Việt .
Tại Huyện Lệ Thủy - Quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng có khu
lăng mộ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại Thác Ro, Lệ Thủy. Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh sinh trưởng trong tình huống nước nhà đang nạn Trịnh Nguyễn phân
tranh, Ông lại thuộc dòng dõi danh tướng nhà chúa Nguyễn, nên sớm trở thành người
tài giỏi, võ nghệ siêu quần. Từng là sư tổ của môn võ, danh hiệu "Bạch hổ
sơn quân phái’’ được nhiều người kính phục. Được chúa trọng dụng ban tước Lễ
Thành Hầu và cử giữ chức Cai Cơ. Thành hầu Nguyễn Hữu cảnh đã có công lớn trong
việc khai phá miền Nam :
- Khai hoang mở cõi
- Dàn xếp biên cương
- Bảo vệ chủng dân và vùng đất mới
- Thiết lập cơ sở hành chính thôn xã có quy củ
- Lập phủ Gia Định và chính thức cho sát nhập vào bản đồ Đại Việt
- Đề xuất công trình chiêu mộ lưu dân và khuyến nông.
Như vậy khu lăng mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để có thể quy tụ Tâm
linh của Việt Nam, để có thể trở thành một nơi thiêng liêng, lòng dân quy tụ, để
có thể trở thành một tín ngưỡng thờ cúng thì quy mô của nó phải vượt lên một
ngôi mộ của gia đình, một nghĩa trang của dòng họ Võ , mà phải thực sự là MỘT
NGÔI ĐỀN LINH THIÊNG THỜ VÕ TƯỚNG QUÂN, một vị “Thánh Hộ Quốc - An dân " .
Tuy nhiên xét toàn bộ lịch sử từ xa xưa,
khu vực này là một Tử Huyệt của miền trung, các triều đại trước đều biết vậy
nên tập trung nhiều binh lực để trấn giữ bảo vệ . Ngày nay , cũng cần phải tập
trung nhiều binh lực, phương tiện, vũ khí hiện đại và sự cảnh giác cao độ để bảo
vệ .Một công đôi việc, vừa để trấn giữ Tử Huyệt , đề phòng sự tráo trở của ông
bạn tốt ,vừa để tôn thêm sự linh thiêng của Đền thờ và mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.dienbatn mong lắm
thay.
dienbatn đã gặp nhiều vị tướng nhưng duy nhất và có lẽ cuối cùng chỉ có
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là có sức quy tụ lòng dân đến như vậy. Ông đã thật sự
là bậc Thánh nhân và nơi ông yên nghỉ cũng phải đúng ý nghĩa của nơi một vị
Thánh nhân trị vì.
3/ KẾT LUẬN VỀ KHU MỘ ĐỊA.
Theo như những phân tích ở phần trên, chúng ta đưa ra kết luận về khu mộ
địa chuẩn bị táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp như sau :
Khu mộ địa này hình thế hiểm trở, khí của Long mạch đi ào ạt, dòng Khí
cuồn cuộn chảy , do vậy Đại Long chưa dừng kết Huyệt tại nơi này. Nếu như những
người bình thường táng tại khu vực này, do Sát Khí xung phá, con cháu khó lòng
được yên. Về lịch sử, vùng đất này cũng không hề bình an, trải qua rất nhiều
sóng gió. Hàng năm có hàng chục cơn bão đổ vào đất này, từ trước đến nay, khu vực
này còn là nơi hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn , là nơi chôn dấu rất nhiều mìn
trong các cuộc kháng chiến. Dân cư khu vực này nghèo đói và thưa thớt , cây cối,
đất đai cằn cỗi không có biểu hiện kết Huyệt. Vùng này là một vùng Linh địa, chỉ
giành riêng để thờ phụng Thánh , Thần và những bậc vĩ nhân, anh hùng dân tộc.
Với kinh nghiệm của người xưa, những khu vực Địa linh như thế này , thường
dùng các Đền, Chùa, Đình, Miếu để trấn áp và gìn giữ Long mạch.
Ngày trước , Đại tướng và phu nhân có hiến cúng một quả chuông để tại lầu
chuông trên Núi Thọ gọi là Đại Hồng chung Vũng Chùa :
" Cái Tôi hoàn lại đất Trời.
Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh "
Có lẽ câu này đã ứng nghiệm chằng ?
Từ lý lẽ này, mặc dù khu vực không có kết Huyệt, nhưng ta cũng phải chọn
những phương vị hợp nhất, phân kim điểm hướng tốt nhất để mau chóng kết tụ Linh
Khí về nơi địa Huyệt.
Một thi sĩ Trung Hoa họ Phạm đã viết một bài thơ nói lên thân phận sinh
ra làm một kiếp người của mình để rồi không ăn thì đói, không mặc thì lạnh...
Ông Trời vô cớ sinh ra ta làm gì mà phải sống, phải chết một cách vô nghĩa như
thế này?
Tích ngã vị sinh thời
Minh minh vô sở tri
Thiên Công hốt sinh ngã
Sinh ngã phục hà vi?
Vô y sử ngã hàn
Vô phạn sử ngã cơ
Hoàn nhĩ Thiên sinh ngã
Hoàn ngã vị sinh thời.
Hai câu cuối có thể dịch là:
Trả
Ông Trời cái tôi mà Ông sinh ra.
Trả
lại cho tôi cái thời tôi chưa sinh .
(Cái tôi hoàn lại Đất Trời,
Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sinh),
Nghĩa là nhà thơ không muốn sinh ra làm thân phận vô nghĩa của một kiếp người,
nên chỉ muốn trở về phi hữu. Theo Phật giáo thì nhà thơ này thuộc loại chấp
không hoặc là đoạn kiến xuất phát từ phi hữu ái nên không những không thể thoát
được thân phận làm người mà còn chuốc thêm cái khổ tâm lý nữa (Khổ khổ trong Khổ
đế). Rất nhiều người tuy tu theo Đạo Phật nhưng cũng cầu mong trở về phi hữu,
vì họ hiểu lầm Diệt đế tức hủy diệt tất cả, mà vô tình rơi vàođoạn kiến, khi
không hiểu đúng chân lý vô ngã. Chính cái ta ảo tưởng mới muốn hủy diệt (phi hữu)
hoặc muốn thường hằng (hằng hữu) mà tạo ra phiền não khổđau, luân hồi sinh tử.
Diệt đế chính là diệt cái ta ảo tưởng lăng xăng tạo tác để không phải trở về
phi hữu mà là trở về với thực tánh muôn đời không sinh không diệt của pháp ngay
trong thực tại đang là. ( VIEN MINH HOA
THUONG )
TỔNG KẾT PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH.
Có thể nói, giá trị văn hóa đặc trưng đầu tiên của con người Hà Tĩnh là
hiếu học và học giỏi, có nhiều người đỗ đạt thành danh. Lần theo chiều dài lịch
sử, chúng ta thấy thời nào Hà Tĩnh cũng xuất hiện những anh hùng, chí sĩ, danh
nhân văn hóa. Chỉ tính từ thời Trần đến thời Nguyễn, Hà Tĩnh có 148 vị đại
khoa, trong đó người đỗ Tiến sĩ trẻ nhất, lúc 18 tuổi là Nguyễn Tử Trọng (Hương
Sơn), người đỗ Tiến sĩ cao tuổi nhất, lúc 52 tuổi là Nguyễn Văn Suyền (Thạch
Hà) và người được khắc tên vào bia cuối cùng tại Văn Miếu Quốc Tử giám (bia số
82) là Phan Huy Ôn, năm 1779.
Đặc biệt, Hà Tĩnh có nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống học hành
khoa bảng: Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai có 13 con trai đều đỗ từ Hương cống trở
lên; cha con Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy đều đỗ Trạng nguyên đời Trần; dòng họ
Nguyễn (Tiên Điền), dòng họ Nguyễn Huy (Trường Lộc) có nhiều người đỗ đạt,
thành danh; Làng Đông Thái (Tùng Ảnh) có gần 1.000 giáo sư, tiến sĩ... Nhiều
tên tuổi người Hà Tĩnh đã làm rạng danh đất nước như: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,
Nguyễn Huy Tự, Đặng Tất, Đặng Dung, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác,
Phan Đình Phùng, Trần Phú, Hà Huy Tập...
Sau Cách mạng tháng Tám 1945 lại nay, Hà Tĩnh có trên 130 giáo sư, trên
500 phó giáo sư và trên 1.500 tiến sĩ, văn nghệ sĩ nổi tiếng làm việc trong và
ngoài nước, chiếm khoảng 11% trí thức bậc cao của cả nước(1). Đây là con số
không nhỏ so với diện tích và dân số của một tỉnh miền Trung nhỏ bé. Trong số
này, nổi lên nhiều tên tuổi lớn trên nhiều lĩnh vực như: Nguyễn Phan Chánh, Điềm
Phùng Thị (lĩnh vực nghệ thuật); Lê Văn Thiêm, Nguyễn Đình Tứ, Phan Đình Diệu,
Đào Vọng Đức, Hà Huy Khoái (lĩnh vực Toán, Lý); Trần Vĩnh Diện (lĩnh vực Hóa học),
Võ Quý, Phan Nguyên Hồng (lĩnh vực Sinh học); Phạm Khắc Quảng, Lê Kinh Duệ, Phạm
Song, Nguyễn Viết Tiến (lĩnh vực Y học), Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn
(lĩnh vực Sử học); Nguyễn Đổng Chi, Lê Khả Kế, Xuân Diệu, Huy Cận, Hà Xuân Trường,
Hoàng Trinh, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Ngọc Hiến (lĩnh vực văn hóa, văn học)… Những
tên tuổi này đã đúc kết được những phẩm chất cơ bản làm nên cốt cách hiếu học,
cần cù, có chí tiến thủ và ý thức lập nghiệp của người Hà Tĩnh. Truyền thống đó
đang được tiếp tục phát triển trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Nếu lấy khoa bảng làm mốc thì Diễn, Hoan chậm hơn Thăng Long và phụ cận
tới 200 năm. (Người đỗ đại khoa đầu tiên ở châu Diễn là Trạng nguyên Bạch Liêu khoa Bính Dần đời Trần Thánh Tông (1266).
Người đầu tiên đỗ Trạng nguyên ở châu Hoan là Đào Tiêu, khoa Ất Hợi đời Trần Thánh Tông (1275) và Trạng nguyên Sử Hy Nhan đỗ khoa Quý Mão đời Trần Dụ
Tông (1363). Như vậy, cuối đời Trần, vùng Bắc Hà Tĩnh bây giờ, chủ yếu là hai
huyện Chi La, Phi Lộc, việc học đã khá thịnh.
( Bạch Liêu (1263-1315) người làng
Nguyễn Xá, châu Diễn; sau khi đỗ không làm quan, chỉ là môn khách của Thượng tướng
Trần Quang Khải. Các sách chép về sau ông về sống và dạy học ở Nghĩa Lư, Hải
Đông (Hải Dương). Theo chúng tôi thì ông về xã Nghĩa Liệt, nay là xã Hưng Phú,
huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Hiện ở làng Vệ Chính, Hưng Phú có nhà thờ ông và
các chi họ Bạch ở Hưng Lam (Kẻ Sét, Nghĩa Liệt cũ), Tường Xá và một số xã ở Đức
Thọ. là dòng dõi của ông. Mộ ông táng dưới núi Hồng Lĩnh, địa phận xã Thiên Lộc,
huyện Can Lộc, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993.)
Người Hà Tĩnh cũng giàu truyền thống yêu quê hương, đất nước, kiên cường,
dũng cảm trong chống giặc ngoại xâm, tạo nên bản sắc văn hóa vùng miền rất rõ
nét.
Sinh ra trên vùng đất được mệnh danh là “chảo lửa, túi mưa”, thiên nhiên
khắc nghiệt, luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họa nên người Hà Tĩnh bản
tính cần kiệm, cương trực, chân tình, chung thủy. Cố học giả Đặng Thai Mai từng
đúc rút về người Nghệ Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh): “Can đảm đến sơ suất, cần cù đến
liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan và tằn tiện đến… cá gỗ”.
Địa hình phức tạp, đất đai phần nhiều rắn, xấu, ít bằng phẳng, ruộng núi
thì cao khô, ruộng gần biển thì chua mặn, bạc màu, mùa nắng thường đại hạn, mùa
mưa thường bão lụt nên người Hà Tĩnh thường phải sống cần kiệm mới có cái ăn,
cái mặc. Người Hà Tĩnh thường dạy con cháu yêu lao động, không được “siêng ăn,
nhác làm”; phải tiết kiệm, “được mùa chớ phụ ngô khoai”; phải biết “tích cốc
phòng cơ, tích y phòng hàn”. Cần kiệm đã trở thành một tập quán, thói quen, một
tính cách của người Hà Tĩnh.
Cũng do yếu tố địa văn hóa đặc trưng nên người Hà Tĩnh cương trực, thẳng
thắn và cởi mở, biểu lộ tình cảm chân tình, không khách sáo; thủy chung, trọn
tình, trọn nghĩa trong kết giao. Thẳng, thật, thô mộc nhiều khi đến vụng về, dễ
mất lòng người nhưng bù lại là bản tính chân tình, có trước, có sau của người
Hà Tĩnh lại quy tụ được lòng người. Điều này được thể hiện rất rõ trong thực tế
cũng như kho tàng văn hóa, văn nghệ của người Hà Tĩnh trong tục ngữ, ca dao:
“Đã thương thì thương cho chắc, đã trục trặc thì trục trặc cho luôn”, “Mất lòng
trước, được lòng sau”, “Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau”… Điều đó cũng
chính là sự lý giải vì sao rất nhiều văn nghệ sỹ nổi tiếng trong cả nước sáng
tác nhiều tác phẩm nổi tiếng, tràn đầy tình cảm về vùng đất này. (Baohatinh.vn)
“Cộc cằn, thô bạo, coi trời bằng vung, ngạo mạn và thực dụng đến sững sờ
là chất Nghệ. Bởi khổ quá, nghèo quá nên cái gì cũng phải tính, phải đong.
Trong con mắt của đa số dân Nghệ, bầu trời nhỏ hơn cái lá rau má rất nhiều. Chẳng
hạn, ngồi ở quán uống nước chè chát nhưng bàn về nhân sự của chính phủ Mỹ cứ
như là chuyện ở trong nhà. Bạn đừng vội nhảy dựng lên. Hãy ngẫm mà xem nó đúng
đến mức nào? Ngay cả tôi, mặc dù, biết mình sai nhưng cũng đã không ít lần qua
cầu rút ván. Tôi đã từng kể một câu chuyện điển hình trên mục Chào buổi sáng của
báo Thanh Niên tháng Sáu mới đây trong bài Mẹ, bố, con và mùa thi. Chuyện nói rằng
tôi thi trượt tốt nghiệp, may nhờ có Thầy Nguyễn Tài Đại, Trưởng Ty Giáo dục
Nghệ An xét khả năng học văn của tôi nên cho đỗ đặc cách. Ơn Thầy chẳng bao giờ
tôi quên nhưng cho đến nay chưa một lần nói một câu cảm ơn thầy! Tất nhiên, sẽ
có nhiều người Nghệ không tệ như tôi bởi ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu nhưng
đây là tôi muốn nói đến cái đặc trưng, cái phổ biến nhiều hơn. Có những câu tục
ngữ, thành ngữ biện giải cho tôi chuyện này (những câu Nghệ 100%). “Qua truông
trật lọ cho khái”, “Nốt mưa đấy (đái) ra mấn”, “Khun như troi” (khôn như con
giòi), “Béo như con trân mấn” (Béo như con rận trong cạp váy), “Cả tỷ”, “Phút mốt”,
“Ngứt trôốc cho chó ăn chừ”…
Một trong những thói xấu điển hình của người Nghệ là bảo thủ đến mức hơn
cả gàn. Cái hay của nó là đúng sai rõ ràng, chính kiến hay tà kiến, chính tâm
hay tà tâm đều có quan điểm rạch ròi. Đã không thích, không ưng là “nói ngay trửa
mặt” chứ không biết che dấu, vòng vo như người nơi khác. Cái cứng nhắc trong
quan niệm đã làm cho người Nghệ bị thua thiệt khá nhiều trong cuộc đời. Điều lạ
là mặc dù biết rất rõ nhưng chẳng ai thay đổi được. Tôi lấy ví dụ. Nước chấm để
chấm bánh mướt của xứ Nghệ là ngon “nhất làng”. Bởi vì nó biết kết hợp giữa
thái dương (ớt cay) với thái âm (chanh) trong cái hành thổ (nước mắm ngon) tạo
nên vị ngọt đặc biệt đậm đà. Mọi cách pha chế như bỏ đường thêm vào như ở trong
nam đều dở. Giá như người xứ Nghệ biết sống trên đời giống như làm nước chấm
thì hay biết bao nhiêu!...
Chuyện cái xấu và cái tốt là chuyện của muôn đời. Có lẽ mỗi dân tộc bên
cạnh một cái tốt bao giờ cũng đi kèm một thói xấu. Có phải vì thế chăng mà bước
chân Nghệ từ bao đời nay cứ luôn chống chếnh, nhọc nhằn. Quả là đáng lạ, đáng
phải ngẫm suy nơi mảnh đất tài năng nhiều như thế, thiên linh, địa kiệt, nhân
hùng như thế mà bao lâu rồi chưa thể thoát khỏi đói nghèo. Ước gì chúng ta đồng
lòng hơn một chút, uyển chuyển thêm chút nữa và luôn nghĩ đến bản sắc đặc biệt
của giống nòi để luôn tự tin hơn, sáng tạo và mạnh mẽ hơn thì chắc hẳn sẽ tuyệt
vời hơn biết bao nhiêu…” (http://vusta.vn/)
“Thẳng tính, không lươn lẹo úp mở chi hết, nhưng mà nhiều lúc lại thẳng
quá đâm ra thô.
- Có tính thần quê hương cao, luôn hướng về cội nguồn và chú ý gìn giữ
truyền thống, nhưng nhiều lúc thái quá trở thành cục bộ, địa phương, thiếu dân
chủ.
- Tính độc lập cao, luôn tự thân vận động, vượt khó, nhưng cũng nhiều
lúc thái quá trở thành thiếu tinh thần đoàn kết.
- Giáo điều sách vở, rất nặng về hình thức, tư duy xơ cứng
- Bảo thủ
- Tính tự ái, cái tôi quá to
Nói đến người Nghệ Tĩnh thì có lẽ phải nói ngay đến chuyện học hành. Là
cư dân của mảnh đất khô cằn và nghèo nàn nên tất cả mọi hi vọng thường đặt vào
con đường học vấn. Học vấn ở Nghệ Tĩnh thường được nâng lên mức hàng đầu khi đánh
giá tiêu chí thành công của con người. Khác với một số nơi khác, người Nghệ
Tĩnh khoe khoang không phải là có bao nhiêu nhà lầu xe hơi hay chức trọng quyền
cao mà chỉ là nhà có mấy đứa con đi đại học. Nhà càng nghèo mà có nhiều con đi
đại học thì lại càng khiến cho thiên hạ lác mắt và ngả mũ kính phục. Do cái sự
trọng học đến mức cực đoan nên nghề giáo dục có lẽ là danh giá nhất ở xứ này. Ở
Nghệ Tĩnh, từ nông thôn cho đến thành thị, một ông giáo khổ thường được tôn trọng
hơn là một tay thương gia lắm tiền nhiều của (trớ trêu thay, ông giáo chỉ có thể
học hết bậc trung cấp 10+2 và gõ đầu lũ trẻ mũi nước tèm lem, trong khi đó nhà
doanh nhân có thể có cả mảnh bằng MBA trong tay). Cái chất gàn của "ông đồ
Nghệ" có tài nhưng bất đắc chí thì đã nổi danh toàn cõi từ muôn đời nay.
Người Nghệ Tĩnh tính khí hiền lành nhưng cộc cằn, nhẫn nhịn nhưng cũng rất
dễ nổi đoá. Đặc biệt, ngwưòi NT thường rất dị ứng với việc bị ngoại bang sai bảo.
Đặc điểm này đã được các nhà cầm quyền nước Việt từ cổ chí kim khai thác triệt
để. Vua Trần đã rung đùi ngâm thơ:
Cối Kê việc(chuyện) cũ người nên nhớ
Hoan Diễn còn kia chục vạn quân
Thực là vô lễ và bất kính với những người con trên mọi miền Tổ quốc đã
ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống ngoại bang Pháp, Mĩ, Căm bốt, Tàu nhưng
thiết tưỏng cũng nên trích một câu vè nổi tiếng giữa lính cựu Bắc Việt:
Nam (Định) chuồn, Hà (Nội) trốn, Thái Bình
quay
Còn anh Nghệ Tĩnh quyết ra tay...
Maú nhuộm 30-31 tưởng cũng là một biểu tượng đặc trưng cho cái tính quật
cường pha lẫn lì lợm và hoang dã của người Nghệ Tĩnh.
Một đặc điểm dễ nhận thấy khác của dân Nghệ là tính đoàn kết địa phương
đến mức cực đoan, trở thành cục bộ. Anh chị em nào học đại học ở Hà Nội những
năm 96,97 trở về trước hẳn còn nhớ dân sinh viên Nghệ quậy cỡ nào và dây dưa với
một chú sv Nghệ Tĩnh nguy hiểm ra sao; có thể dẫn đến việc cả trăm sv NT từ nhiều
trường đổ đến để săn lùng một vài nhóm sv đối đầu khác tỉnh. Do đó, tỉ lệ sv NT
bị đuổi học luôn đứng đầu các trường ở HN. Tôi đã từng chứng kiên khoảng một
trăm sv NT (có rất nhiều nữ mới ghê) hò hét đuổi đánh ầm ĩ sv một tỉnh miền Bắc
(cũng có vẻ thứ dữ), náo loạn cả trường ĐHKT vào năm 1995. Thậm chí công an quận
cũng phải bó tay trước những trận mưa chai lọ, gạch đá ào ào. Trật tự chỉ được
vãn hồi khi công an thành phố vào cuộc với dùi cui cao su quất thẳng cánh. Sau
đợt đó cũng có non chục chú về quê ôn thi đại học lại, trong đó có cả hai thằng
bạn của tôi. Một bac già lấp ló sau tường xem và chỉ chép miệng: "Nghệ An
Xô viết vẫn là Nghệ An". Kể cũng xấu hổ phần nào.
Cái bệnh cục bộ này tưỏng chỉ ở trong nước hoá ra ra nước ngoài vẫn cứ
thế. Còn nhớ báo An Ninh Thế Giới cỡ năm 98-99 có đăng một bài về chuyện
"chiến đấu" giữa "Quân Khu 4-NT" với liên quân Hà Nam Ninh,
"quân khu Hải Phòng" và "quân khu Thủ đô" trên đất Đức. Tay
nhà báo cũng có chút tài múa bút đã miêu tả những trận thư hùng dành lãnh địa
và mối bán hàng giữa dân xa xứ NT và một "liên quân miền Băc" hùng hậu
mà kết quả là người tám lạng kẻ nửa cân. "Đơn độc giữa bầy sói" thế
mà vẫn tranh giành quyền bá được, đúng là cũng phải dành cho người xứ Nghệ một
sự kính phục.
Điều kì lạ là khi ra khỏi quê cha đất tổ người Nghệ Tĩnh thương nhau thế
nào thì ở trong tỉnh lại choành choẹ nhau thế vậy. Nói một cách thẳng thắn là
những người NT có tài thường gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc ở quê nhà. Điều
này giả thích tại sao có rất nhiều ngưòi NT thành danh ở mọi lĩnh vực mà lại ở
HN, SG hay các thành phố khác. Nếu có dịp hỏi, tôi chắc rằng rất nhiều trong số
họ sẽ kể về những bức xúc gặp phải khi còn ở quê, cái lí do chính khiến họ ra
đi, và do đó thành công ở nơi khác.
Trong số những người Nghệ Tĩnh đọc những dòng này, có ai không đồng quan
điểm với tôi?
(http://nghe-online.org/forum/showthread.php?t=313&page=2)
“Ở một miền nào khác, vẫn có từng nhân vật này, và là nhân vật có cuộc sống
độc lập, riêng nhau. Người xứ Nghệ là cả
ba nhân vật hòa lại. Trong hoàn cảnh nào đó, có thể nhân vật này vươn lên vai
trò chủ thể, nhưng rồi vẫn có khoảnh khắc hay thời gian bất chợt, những nét của
hai nhân vật kia lại xuất hiện, hòa đồng. Ba nhân vật: Một kẻ bình dân khốn chạc,
một người chữ nghĩa văn chương và một chiến sỹ tiên phong cách mạng. Cả ba đều
có sẵn trong một con người xứ Nghệ, suốt cả một quá trình từ trước đến nay. Ba
nhân vật và bốn đặc điểm chung nhau, dù ở nhân vật nào cũng đậm đà dấu ấn! Dấu ấn
ấy khi thì hiển hiện ở một góc cá tính, khi thì sâu lắng ở một cử chỉ nghĩa
tình, khi thì bền bỉ ở một suy nghĩ hành động, khi lại độc đáo đến ngỡ ngàng ở
một nét phong cách hay hay: Đó là Cái chất lý tưởng trong tâm hồn, sự trung
kiên trong bản chất, sự khắc khổ trong sinh hoạt, sự cứng cỏi trong giao lưu.
Ông quan hay nhà nho, kẻ giàu hay kẻ nghèo, người sinh hoạt bình thường hay người
suốt đời hy sinh phấn đấu trên đất xứ Nghệ Folklore (và xứ Nghệ nói chung cũng
đều mang theo trong mình những đặc điểm ấy) ( http://vanhoanghean.com.vn).
Riêng với dienbatn, qua hơn 20 năm lăn lộn điền dã nơi này, có thể nói
là thuộc đến từng thửa ruộng, dienbatn luôn trân trọng và yêu quý những người
dân nơi này, yêu quý tính cách của họ. dienbatn đã từng chứng kiến những người
cha tại Hà Tĩnh nhà rất nghèo, đã phải đem cầm sổ hưu hay sổ thương binh của
mình để lấy tiền cho con vào Đại học. Cũng đã từng chứng kiến cảnh ngày Rằm
tháng Giêng ngoài đồng vui như lễ hội, xe 80 biển xanh đỗ la liệt. Ngày này là
ngày giỗ Tổ tất cả các dòng họ của Hà Tĩnh. ( dienbatn cũng không biết vì sao ?
).
Tại Đức Thọ, đặc biệt Phụ nữ rất đẹp và có tài , từng giúp cho các đức
ông chồng thành đạt , thăng tiến trên đường công danh. Phụ nữ ở đây đa phần
mình dây , da trắng , tóc dài , nói tiếng rất dễ nghe , dễ cảm. Ở đây có câu :
" Vợ ngoan lo Quan cho chồng ". Đằng sau sự thành công của các Danh
nhân xuất phát từ đất này , đều có công không nhỏ của những người Phụ nữ .
Dienbatn đã biết bao lần ngồi xem các O, các mợ ngồi đãi hến sông La,
con hến nhỏ xíu mà tạo nên những món ăn tuyệt vời.
Với những người Hà Tĩnh : Lúc trẻ thì cố gắng nhịn ăn , nhịn mặc lo cho
con cháu học hành , đỗ đạt . Lúc trung niên đi tứ xứ về thì cố gắng xây được
cái nhà khang trang. Lúc về già thì lo việc mồ mả, Từ đường và viết Gia phả.
Không một nơi nào trên đất Việt này lại chuộng các Thày Địa lý như ở Hà
Tĩnh. Ngày xưa, các Thày đồ Nho tại đây rất giỏi về Nho – Y – Lý- Số. Sau cải
cách ruộng đất, rất nhiều Thày đồ Nho bị
mang ra đấu tố, bắn giết. hầu như toàn bộ sách vở về Nho – Y – Lý- Số đều bị tịch
thu đốt vì bị coi là tác phẩm của Phong kiến thối nát, của văn hóa phản động.
Hiện nay tại Hà Tĩnh và cũng là tại cả nước Việt này, đều gặp tình trạng khủng
hoảng thiếu những người học Nho – Y – Lý- Số giỏi. Một phần lớp già cũ đã bị mất
đi, sách vở về Nho – Y – Lý- Số đều bị tịch thu đốt, một phần lớp trẻ hiện nay
chưa đủ thời gian đọc sách, chiêm nghiệm và điền dã. Để có một nhà Địa lý có hiểu
biết tạm được , cần phải trải qua trên 50 năm liên tục, chăm chỉ, thậm chí chấp
nhận nghèo khổ, điên dồ đọc sách, chiêm nghiệm và điền dã. Những cuốn sách quý
ngày xưa đã bị đốt, những cuốn sách mới in xuất bản bây giờ toàn sao chép , chắp
vá lung tung. Đọc những cuốn sách đó không bị Tẩu hỏa nhập ma mới là lạ. Nhưng
cái khó nhất trong khi học Địa lý Âm trạch là những khẩu quyết , cần phải có
Thày giỏi chỉ dẫn từ ly từng tý một . Sai một ly – Đi một dặm. Và cái quan trọng
nhất là do không được chỉ dẫn cặn kẽ nên khi tác nghiệp dễ phạm sai lầm .” Nhất
nhật vi sư – Tam niên khất thực “. Làm thày Địa lý Âm trạch vô cùng khó khăn ,
cực khổ. Nếu không kỷ và hiểu biết thì một ngày làm Thày, ba năm con cháu đi ăn
mày. Âu cũng là cái NGHIỆP.
Trong loạt bài viết này, chủ yếu là tư liệu sưu tầm được bởi rất nhiều
nguồn, nhiều chỗ lâu quá quên không ghi nguồn.Dienbatn mong các vị có bài chép
trong loạt bài này chưa ghi nguồn lượng thứ.Thân ái, dienbatn trong mùa Covis
Vũ Hán.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét