CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 16.

10/25/2017 |
CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 16.
NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN.
Từ phần này trở đi có tên gọi là NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN. Đó là những tháng ngày vô cùng vất vả, trải nghiêm đủ Hỉ- Nộ- Ái - Ố của dienbatn . Cũng đã qua từ lâu rồi , xin kể lại để các bạn cùng chiêm nghiệm . Thân ái. dienbatn. Loạt bài này đã đăng trên báo giấy : Tuổi trẻ và Đời sống .
BÀ BẢY DẠY NGẢI.
LỜI GIỚI THIỆU : Gần mười  năm qua , dienbatn chuyển  toàn bộ số Ngải sưu tập được trên mọi miền của nước Việt và một số loại Ngải được dienbatn mang từ các nước Lào , Căm Pu Chia, Thái Lan...ra Hà Nội. Các loại ngải đã chứng tỏ khá thích hợp với khí hậu lạnh lẽo của miền Bắc, và đã luyện thành công nhiều loại Ngải và đã mang lại nhiều niềm vui cho những thân chủ của mình. Mặt khác , trong công việc nghiên cứu , tu tập của mình , dienbatn cũng đã hệ thống , thống kê được khá nhiều loại Ngải, cách trồng , cách luyện, các hệ thống câu chú, các bài kinh hội Tổ, thỉnh Tổ, hộ thân , chú luyện Ngải chậu, Ngải khô, phép tôm dầu, cách cột Ngải không để cho đi , các câu chú nói chuyện với Ngải, sai khiến Ngải làm việc hy vọng sau này sẽ tổng hợp thành một cuốn sách để lưu giữ lại. Mùa hè này , vườn Ngải trổ đầy hoa , đua nhau khoe sắc chứng tỏ các nàng ngải có thể hoàn toàn thích nghi với khí hậu miền Bắc. Đây là một công trình vừa nghiên cứu , vừa thực hành rất bài bản và được sự trợ giúp cực kỳ nhiệt tình của các thày Ngải nổi tiếng như bà Bảy Tây Ninh, Thày Chàm ( Phan Rang) , bà Tư Xà Rông ( Long Khánh ) , Thày Thục ( Thanh Sơn- PHÚ THỌ ),  anh Tư Dư Ngải ( An Giang) , Anh Hòa ( Chợ An Đông), vợ chồng chị Nga ( Bình Chánh), Sư Điền ( núi Cô Tô ), chị Thọ (Long Xuyên) , chị Nhung ( Thốt Nốt - Cần Thơ), anh Thái ( Chợ An Đông ),anh Út Bùa ( Tây Ninh ),Thày Trác ( Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa núi Tượng),Lấu BuBoy, Thày hai Bình,  Thày Ponsap ( vùng UDON - THÁI LAN), một số Thày Mo, Thày Tào người Thái , người Xá, HMong, Mán  tại vùng Tây Bắc Việt Nam...một số tài liệu của các thày Sương Mãn Thiên , Thanh Pali, LyNguyen1968, Tamandieungo , phayan ...và nhất là vị A Xà lê ( Lục Hòa ) của dienbatn .dienbatn xin trân thành cảm ơn sự trợ giúp của các Thày và các đồng Đạo kể trên. 
Đây là loạt bài nghiên cứu , sưu tầm rất công phu về các loại Ngải của dienbatn , dựa trên các tư liệu của các Thày và những tư liệu của trang Thegioibuangai đã đăng trên mạng internet. Trong bài , dienbatn có trích đăng một số tư liệu của các Thầy nêu ở phần trên và để trong dấu ngoặc “ “ .Trong phần này , dienbatn cũng có bổ xung một số hình ảnh chụp được trong những chuyến đi điền dã của mình .
dienbatn luôn tâm đắc với những lời của nhà nghiên cứu Tâm linh Phan Oanh : " Bùa ngải không có tội, chỉ có người thực hành phương pháp này sinh công hay sinh tội mà thôi. Bản thân nó rất vô ngã. Và nếu như cái nghiệp nhà anh mà nó hợp với cái pháp này thì cái duyên pháp ấy nó hợp nhau để tạo nên một sự lợi lạc. Và chính cái bùa ngải này là hóa giải, là chuyển nghiệp. Vậy thì muốn chuyển nghiệp có ngàn vạn cách. Nhà Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn cơ mà. Nhưng tại sao anh chọn một pháp tu, anh lại bảo chỉ pháp tu anh mới đúng còn pháp kia là sai, là xấu, là lệch. Cái đó là do nhận thức của chúng ta quá chật hẹp. " 
Kiến thức về Huyền môn là tài sản quý giá của cha ông ta , dienbatn hy vọng giữ lại một chút nào đó trước khi thất lạc hết theo thời gian . Thân ái . dienbatn .
Sau những bận bịu của ngày giỗ Tổ qua đi , một chiều ngày chủ nhật kế đó , bà Bảy lặng lẽ dẫn tôi tới một đám rừng chồi cách nhà khoảng 200 m. Khu rừng chồi này nằm sát ngay một con suối nhỏ nước trong vắt , chảy róc rách qua những nương mì và đám rừng chồi. Một khoảng đất bằng phẳng nằm sát mép nước , xung quanh được ken kín mít bởi những thân cây mì trồng dựng đứng. Một cái cổng đơn sơ bằng tre được cột bằng những sợi dây mây rừng . Mở cửa rào cho tôi khẽ lách mình vào trong , bà Bảy nhanh chóng cột ngay cửa rào lại. Vừa bước vào trong đám đất , trước mặt tôi là một đám rất nhiều loại cây lạ mắt được trồng thành từng cụm một . Rất nhiều bụi cây trông tựa như cây gừng , nhưng có bản lá và màu sắc khác mọc cao bằng đầu người . Lại có một đám cây , lá trông như hình trái tim to bản , các lá mọc trên ngọn các cuống lá rất dài đâm từ gốc lên. Một vài bụi cây giống như cây dứa nhưng tàu dày hơn đang trổ bông đỏ thắm . Một số cây được trồng trong các chậu đất , bên cạnh thấy có những quả trừng gà và các chân hương tua tủa. Rất nhiều loại cây trổ hoa đủ các màu sắc trắng , tím , hồng , vàng ….
Tôi bước gần đến một bụi cây giống như cây lá náng đang trổ hoa trắng muốt , có nhiều nụ hoa trắng hơi giống hoa huệ mọc ra từ một cái đọt chồi từ dưới gốc lên. Có điều cây này bị sâu cuốn lá hay sao mà các ngọn của nó cứ xoắn tít với nhau . Tôi buột miệng nói điều đó với bà Bảy làm cho bà cười mãi không thôi . Cái bản mặt của thằng tôi lúc đó chắc ngố lắm , nên bà Bảy cứ chốc chốc lại nhìn tôi và cười rũ ra .
Bày Bảy lần lượt chỉ cho tôi các bụi cây , nói tên và công dụng của từng loại . Thì ra đây chính là vườn  Ngải Thần Thánh của bà Bảy mà tôi nghe các Đệ tử đồn đại , úp mở từ lâu .
Tôi xin được trích ra một đoạn bài của Thanh PaLi để giới thiệu các loại Ngải này ( Tất nhiên bà Bảy không chỉ được văn vẻ như vậy , nhưng nói rất kỹ về tính năng của từng loại Ngải ) .
 “Từ đó mình một kiểng hai quê …..Sư tổ đại động ơi – xin Tổ thần thông chứng tri cho đệ tử học hỏi khai động 12 cửa rừng . Trên Sơn thần , dưới đại thần ,12 cửa rừng ,12 mẹ Sóc ,12 vị Tà ả rặc – Xiêm Hời Lèo Chàm Mala ả rặc Mê sroc , Chư vị cô nàng - Mẹ ngải rừng xanh –  Chư vị Sơn thần , Sơn tướng , Sơn lâm , Sơn quân linh động 5 rừng 7 rú - Tiếp Thần Phan tinh chư vị - 12 thần Vàng - Lục lục ơi – Ta vâng sắc Hồng quân Lão Tổ - Các chư vị hội về trốc trốc cho nhanh ! Chiêm chiêm liêm liêm bo ro hùm hùm ca rô choang ơi……… 
Thầy tư Ngởi bắt đầu truyền thuyết hoang đường của ngải nghệ ………….nó từ Tà lơn-Miến Điện - Mã Lai - Ấn Độ - Lèo , được chư ngải sư đem từ đó qua Việt , thậm chí thầy cao tay trục ngải từ Cao miên – Xiêm La về đây trong vòng 1 đêm như chơi ,là mai ngày đã xuất hiện trong vườn ngải nhà thầy rồi . Có thứ chỉ chịu ở trong bưng Đồng Tháp Mười như các loại ngải Bầu , ngải Rắn , có thứ lại chịu đất nghĩa địa ,bãi tha ma . Tuy là nhiều loại ,mà thầy chỉ chọn trồng 36 loại làm chính . Các loại nầy có hiền có hung …dáng điệu như lá lúa, lá hẹ , cỏ linh chi là hiền hoà cho việc mua bán - giao thiệp tình cảm , các loại Hổ phụ trị bịnh tà ma , con nít ,giử nhà .
….các loại Malai, Bo gẹc , Ap Ba Kêt là thứ dữ , thứ độc , nửa động , nửa thực vật , ban đầu nó chỉ là cây cỏ , mà về sau hoá sanh ra động vật độc trùng . Thật là lợi hại , nó chịu sự sai bảo của Pháp sư trong 1 quy luật như nhất , mà nếu như bất xuất thì vỡ quy ước ,nó quay lại vật thầy như chơi . Hay báo cho con cháu tàn mạt khật khùng luôn ! 
Cây nàng Mơn bông trắng - bông hường – bông vàng – Nàng Săc – Nàng Chuyền – Nàng Rù – Nàng Tía- Nàng Xoài – Nàng Mọi – Nàng Hẹ - Nàng Thâm – Nàng Mách – Nàng Quạt – như củ kiệu và các loại củ lớn như củ hành tây là ngải Bà - ngải Hậu lá tròn tai tượng - ngải 5 Bà hay 12 Nàng đều thuộc tính âm nử nhu hoà cho tình cảm , ăn nói ,mua bán cho có duyên với khách khứa , ôn hoà gia đạo . 
Các loại Hổ thân cao như cây chuối nước ,thậm chí cao gần đầu người ,lá hình ngòi bút dài cở bàn tay , cánh tay người lớn ! đó là Hổ Đen - Hổ Trắng - Hổ Vàng - Hổ Xanh - Hổ Tím – Ô mặt rạch - Ô mặt tròn – Ô chu nụ dà me - Ô mộc xì tô , củ như gừng nghệ ,riềng hay có củ ngải vằng to lớn tới 15 kí lô-các loại nầy giử nhà - trừ tà - trị bịnh con nít -trị bá phương - trị trộm cắp – kêu người về - tăng sức tráng dương -chạy không mệt –chém không đứt - nuốt đinh nhập thổ ! 
Các loại độc tướng có Malai ngải , Mala ap là loại thân cao có đốm đỏ ,và Mala am là loại cây lùn ,lá mọc như lá bẹ xanh duỗi ra mặt đất , rất là độc . Dùng đánh thuốc -thổi độc thuốc lá - liệng trước cửa cho đạp – ám đàn bà – thư ếm cho điên bịnh -ngải Malai được luyện dưới 1 thân cây da hay cổ thụ vào buổi tối im lìm ,lúc nó về thì hình bóng ẩn hiện vượt cao như thân cây ấy . Nếu mình không sợ hãi thì nó sẻ phục tùng sự sai khiến của mình ! 
Nào là Bo gẹc luyện từ cái mụt măng tre rừng với râu cọp có chửa ,biến thành sâu độc –ai ăn phải phân loài sâu đó thì sẻ lở loét cả người mà chết .  Rồi Ap ba kêt là tinh tre gai giữa rừng sâu ,ai bị đánh ngải nầy sẻ không ngủ được , nhắm mắt là cứ thấy cành tre lá tươi chong vọt ra từ cổ họng lên miệng ló ra ngoài môi ! 
Ba răng là luyện côn trùng 7 chân cho ăn 5 loại lá ngải độc - luyện mãn ngày tháng sẽ khiến được nó chui vào lỗ tai ,lỗ mũi ăn óc của kẻ thù trong lúc ngủ ban đêm . Còn thư ăn Ti quit tổng cộng mấy loại ngải tập hợp lại để sai khiến con người mất tự chủ , nhẹ thì giao thân xác , tài sản -nặng thì về nhà sát hại người thân , hoặc điên loạn cả đời , không lập gia đình được , lúc nào củng thấy ma quỷ , rắn rit vây bủa lấy mình chực hãm hại . 
Các loại Phỉ ngải Xiêm Lèo được luyện trồng trên trên mộ đất của đàn bà giá chồng ,sẽ trở nên thứ bùa yêu mạnh vô song ,ai mắc phải thì yêu mê muội tới chết, nào là dây leo xuyên đá cộng với lông đuôi chồn đực mùa phối cặp, xử dụng để đối tượng bị dục vọng chi phối hành hạ suốt 4 mùa ! Ngải Lục bình mọc trên đá núi luyện lôi cuốn tiền tài danh vọng đến rồi đi như làn gió , để lại nuối tiếc đau khổ cho người tham vọng . Truyền thuyết ngải rùng rợn và hấp dẫn như vậy đó . Thật khó mà tin nổi . Kẻ làm vì tiền - Người làm vì nghĩa - vị vì tư danh , háo thắng . 
Có 1 loại củ ngải như mặt con người ,bọc túi vải đỏ đeo trong người ,lúc ngủ luôn để nó dưới gầm giường, không kỵ ô uế , nó cứ vẫn sống ,và mổi ngày nét mặt nó laị càng rõ rệt mặt người hơn . Thứ nầy tới lúc đã sống ký sinh vào người luyện , mà không cần tưới nước vô phân như cây cỏ bình thường nữa . Các bạn có tin nổi không ? Ngải chậu so với nó chỉ là đàn em . Thầy Chà Imâm đã từng móc 3 củ đeo trong người ra cho mình xem , một củ như mặt ông già ,có râu lơ thơ , một củ mặt như loài thú khỉ  , một củ mặt như cô gái 15 tuổi - tất cả đều tươi , không hề có dấu đẽo gọt , một ít rễ mọc như lông tóc .  Ổng nói thầy ổng truyền cho hơn 20 năm rồi , lúc xưa thì nó chưa mọc tóc nhiều như nay . Mỗi lúc ổng cúng 1 năm 1 lần , để nó trên rún cô gái còn trinh , đọc thần chú mà luyện . Không biết số phận cô ấy về sao thể nào ? Chỉ biết thầy ấy không hề chạm tới da thịt cô ta ! Ngải nghệ ghê gớm như vậy , kẻ yếu ý chí mà luyện ngải tà độc , dể bị nó khống chế ,trở thành ác quỷ ban ngày giữa dương gian , như ngậm ngải tìm trầm trong rừng sâu mấy tháng trời , không bị lam sơn chướng khí mà chết , không đói , không lạnh , mà trầm thì chưa thấy , lạc mất đường về . Nếu ai lờ mờ mò được về đứng trước cửa nhà , thì vợ lấy chổi chà quét cứt gà , khệnh lên óc o mấy cái , người đó liền ói củ ngải ra  ,ngã vật ngất xỉu vì ngải không còn cho sức chịu đựng , liền đem gừng vắt cho uống , lần hồi bình phục . Còn kẻ xấu số vì lạc quá sâu , phải nuốt luôn củ ngải lúc ngủ ,liền quên hết chuyện cũ , sống vật vờ trong rừng , bắt thú xé ăn sống xít . Mà trong người rất nóng , ban ngày vô khe kẹt nằm tránh mặt trời , đêm về ngó mặt trăng hít hà thu khí âm cho đỡ nóng . Riết râu tóc mọc dài như bộ lông thú , hú vang lên trong những đêm hè oi bức , người ta gọi đó là Xà niên ! 





Nếu mình không học thì sẻ không biết cách hoá giải nó . Không đơn thuần ngải chỉ là kiểng trồng trong chậu . Nó còn nhiều hình thức sống dể sợ khác nửa .  Sống trong quan tài mục , không cần mặt trời , sống trong bộ đồ lòng xác chết thối rửa , thậm chí thầy ngải Lèo còn ói ra củ ngải đưa cho thân chủ , như ở đâu sẵn trong bao tử vậy . Loại ngải Mẹ bồng con hay còn gọi là 1 mẹ 10 con - lại nuôi con nít còi khá hay -chỉ cần 1 nhúm tóc mai , nam tả , nử hữu để cột vô thân ngải - đứa trẻ lần hồi dể nuôi ,dễ ăn ,dễ ngủ ,lên cân … 
Đã có lần một nhà người Hoa nghèo khó có tang gia , cái hòm từ thiện lại quá ngắn so với cái đôi chân của người mất . Khi thầy tư Ngởi đến , ông kêu đem cái mềm ra đắp từ ngực tới phủ chân xác , rồi cúng gạo , muối hột ,1 con gà sống trói chân , thầy nhai củ ngải kêu nó phụ , rồi phun rượu lên xác , con gà tự dãy chết ngay , thầy kêu người nhà cứ để nguyên mền như vậy mà khiêng xác liệm vào hòm . Kỳ lạ thay ,lúc nầy để vô vừa y bề dài cái hòm ,cứ y như là chân xác tự rút ngắn lại cở 2 tấc vậy . " (Thanh Pali trong bài viết " Truyền nhân của Ngải " ).
Hay như  tài liệu của Thày Sương Mãn Thiên : “Ngải là 1 loại thực vật ngoại biến Càn Khôn , hình thù nó như củ nghệ hay củ gừng , củ riềng v.v.... lớn có , nhỏ có và rất nhiều loại ngải , khó mà thống kê hết chính xác là bao nhiêu loại tất cả hiện hữu trên thế gian này ! sở dỉ gọi : ngoại biến Càn Khôn là vì nó không chịu chung sự ảnh hưởng của thiên nhiên như các loại thực vật khác , ví dụ 1 củ ngải để khô đét  5 , 3 năm , khi gieo xuống đất người luyện ngải chỉ cần kêu câu chú Hội Ngải 3 lần là Thần Ngải sẻ nhập vào làm củ ngải đó mọc mầm lên lá xanh tươi như thường (đều này là 100% sự thật ). 
Ngải mạnh và "hỗn" hơn Bùa , bạo phát bạo tàn , nhưng muốn luyện ngải thì phải biết Bùa trước , dùng chú và Bùa mới khiển và nuôi hay sai được ngải làm việc cho mình ! những loại ngải thông dụng mà xưa nay các thầy Miên , Xiêm , Chà , Lỗ Ban hay xài là các loại như : Nàng Thâm , Nàng Trăng , Nàng Xoài , Nàng Mơn , Nàng Mun , Nàng Gù , Ngải Đen , Ngải Ngũ Hổ v.v......công dụng của chúng là khiển người theo ý mình , các việc như : ăn nói ngoại giao , đòi nợ , mượn tiền , ra tòa kiện thưa ,tình yêu nam nữ hay các cô bán Bar moi tiền đàn ông , thường thường người bị bỏ ngải là qua việc ăn uống hay trong dầu thơm , nước hoa , ngải khô (dĩ nhiên đã luyện qua) tán nhuyễn ra hòa với máu nơi đầu ngón tay giữa của người đi chuộc (nam tả , nữ hữu ) 3 giọt , bỏ vô Cafe hay thức ăn v.v.....đối phương uống hay ăn phải sẻ mê mệt , mở mắt ra là nhớ và hay mơ nghĩ đến người kia , vắng không chịu được , héo úa võ vàng , tình nguyện làm tất cả những gì để thỏa mãn yêu cầu của đối phương mới nghe , thỉnh thoảng mắt hơi đỏ ngầu , hay ngó mông lung , buồn xa vắng , thất thần , nói chung là không được tự chủ. nhiều lúc hay quạo quọ với người khác , không thích đi Chùa , nghe kinh kệ v.v.... 
Đó là những loại Mê tâm ngải , còn ngải để thư người ta đau bệnh , phù thũng cả người rồi khoảng vài tháng sau chết cũng nhiều , như Huyết Nhân ngải , Mãnh Hổ ngải , Cuồng Phong ngải , Mai Hoa Xà Vương ngải v.v...., cách luyện cũng như nuôi trồng rất là Bá Đạo , phàm Thầy luyện ngải thì không nên có vợ con , vì chúng sẻ phá vợ con Thầy đau ốm khó làm ăn lắm , vì về tính cách , các Nàng (ngải) như là người tình vô hình của ông Thầy vậy , mỗi ngày người luyện phải cúng Nổ (bắp rang) , hột gà , rượu trắng , đọc chú mời ăn , thì thầm phủ dụ......Tui có quen 1 ông "Thầy Chùa" xuất gia đàng hoàng  , có chùa riêng ở ngã 3 Vũng Tàu , nuôi vài đệ tử , thầy còn có chân trong ỦY Ban phường hay Huyện gì đó , tuy đi ra ngoài mặc áo Lam , nhưng vẫn vắt chân chử ngũ  rung đùi phì phèo điếu 3 con 5 , mỗi tối Thầy rinh cả chậu ngải đem vào mùng ngồi luyện (vì ở Việt Nam muỗi cắn quá  ) , Hồi tháng Tư đầu năm tôi có về VN ghé ra đó chơi , khi đi ra sau "tham quan " vườn của Thầy , Thầy cứ đi theo tui không rời , tui cũng hơi ngạc nhiên......chập lâu sau nới hiểu....à , thì ra Thầy sợ tui ngứa tay thâu hết hồn ngải của Thầy đi , thì sẻ còn những chậu đất không và vài cành lá chết !  
Ngải mang tính linh ứng rất mạnh , nhưng về lý tính của chúng cũng như ta nuôi con chó , con mèo vậy thôi , cho nó ăn , cúng nó thường thì kêu làm gì nó làm đó vậy , không biết phân biệt thiện ác , phải trái v.v......Những Thầy luyện ngải hiền thì cho ăn bắp rang , cốm nếp và hột gà luộc chín , những kẻ luyện ngải tà , ngải dữ thì cho ăn hột gà sống , gà sống , đồ ăn có tẩm máu ông Thầy , "Nhân Thần hợp nhứt " v.v.....sẽ làm ngải dữ hơn và nghe lời chủ nhân hơn. Người nào muốn trừ ngải thì nên để tỏi trong người hay ăn nhiều tỏi sống , chiên xào có mùi tỏi nhiều , và nhất là các đấng mày râu khi về Việt Nam phong lưu vi vút , đang ngồi uống Beer mà đột nhiên em nào đó cầm ly Cafe đá ra mời mình vài hớp thì nên cẫn thận nha  , uống vào thì chít á  . 
Còn 1 cách bỏ Ngải nữa là Thầy ngải tom (làm phép) cho thân chủ 1 chai dầu ngải, công dụng cũng để ăn nói , điều khiển bất cứ người nào mà đương sự ấy muốn , dầu ngải  ấy được chiết ra từ hũ dầu thơm lớn có bỏ 5 thứ ngải khác nhau trong ấy , đốt 1 lá bùa yêu vào đó trong ngày khởi sự , niệm thần chú thổi vào nhiều ít là tùy ông Thầy , sau đó mỗi ngày Thầy cứ sên (thổi , luyện ) vào hũ dầu đó đều đặn , đúng 7 x 7.......49 ngày hay 108 ngày rồi thì Thầy xài cấp cho thân chủ , ai muốn thỉnh dầu ngải thì đem chai dầu thơm riêng với mùi của mình thích đến , Thầy ngải chỉ cần dùng ống chích hút vài giọt bên hũ dầu chính bơm qua chai dầu thơm của thân chủ và đến bàn thờ Tổ Ngải vái tên họ tuổi người xin chuộc ngải.....làm gì...v.v....thì chai dầu kia sẻ linh ứng cho tới giọt cuối cùng .  "
Theo lời bà Bảy căn dặn , phải cố gắng nhớ những điều sau trong quá trình học luyện Ngải :
1/ Tên của loại Ngải là tên chung của họ Ngải ( Ngải Hổ , Ngải Nàng ...) . Khi luyện Ngải có tên riêng do các cây Ngải tự báo hoặc do Thày đặt .
2/ Cùng loại Ngải có cây Ngải đực và Ngải cái ( Chàng và Nàng ), thường trồng xen hai loại này khi luyện .
3/ Có loại thích ở trên cao , có loại thích để dưới đất . Trong quá trình luyện theo dõi nếu không thấy phát triển phải đổi chỗ .
4/ Có loại ưa nước , có loại ưa khô , tùy loại mà có chế độ tưới khác nhau . Khi luyện thường Thày phải tưới nước bằng miệng cho Ngải chịu hơi Thày .
5/ Ngải ưa sạch sẽ , không để chỗ dơ bẩn , vệ sinh chậu hàng ngày .
6/ Lúa hay bắp cho Ngải ăn , khi rang nếu dùng đũa gỗ để đảo Ngải ăn vào sẽ hiền ( Dùng khi cầu tài , tình cảm ...) . Nếu dùng xẻng kim loại khi đảo Ngải ăn vào sẽ dữ , dùng khi đấu phép hay trục người về ...
7/ Khi luyện Ngải , phải thường xuyên tâm tình với Ngải , họ sẽ báo mộng cho ta những việc cần làm .
8/ Ngải là vật dễ bị các Thày cao tay hơn thu phục , nhiều khi xác còn mà hồn đã mất . Khi hồn mất , Ngải dần bị úa vàng và chết . Do vậy nên thận trọng khi để bên ngoài . Ngoài ra , khi cấp Ngải cho thân chủ , các Thày thường có kèm theo những câu chú luyện Ngải đề phòng trường hợp thân chủ phản phé hại Thày , thì các Thày đã có sẵn con ngựa thành TơRoa để trừng trị . Do vậy khi các Thày dặn làm như thế nào thì phải tuyệt đối tuân theo , đừng tự ý làm khác vì Ngải sẽ về mách Thày của mình .
8/ Mỗi loại Ngải thích hợp với một loại chậu có màu và hình dạng riêng , các Thày luyện phải biết ý mà chiều các Nàng .
Theo dienbatn được biết , ngoài những loại ngải có công năng đặc biệt ra , thông thường ta chỉ thấy có hai dòng Ngải chính là Ngải Hổ ( Ngũ Hổ ) và Ngải Nàng . Tên của dòng Ngải thì như nhau , nhưng trong quá trình luyện Ngải , các Thày thường đặt tên riêng cho loại Ngải mình luyện ( Cũng thường khi các nàng hay chàng Ngải về báo tên cho Thày Ngải biết mà gọi cho đúng ) .
Ngày cúng tổ bùa ngải ở miền Nam không thống nhất nên đa số cúng chư vị tổ vào ngày 16 tháng 08 âm lịch. 
 Ngay từ “ Ngải” cũng đã để lại trong đầu óc chúng ta những khái niện rất mơ hồ, nhưng đã từ rất lâu rồi các bậc tiền bối đã gọi chung tất cả những cây cỏ dùng để tinh luyện rồi đem sử dụng trong cuộc sống đời thường đạt được những kết quả không thể ngờ tới được gọi chung là ngải và ngải cũng là 1 bộ môn trong huyền thuật. Vì thế chúng ta có thể tạm hiểu nôm na là : Ngải chỉ là một loài thực vật hấp thụ linh khí của trời đất, nhờ hơi của đất mà sinh ra củ rễ , nhờ khí của trời mà mọc ra lá , hoa . Ngải cũng không đơn giản chỉ là loại dược chất thảo mộc mà các nhà chuyên môn đặc biệt đã tinh luyện , nhào nặn, gieo trồng và nuôi nấng trong phạm vi pháp thuật . Người luyện đã chuyền vào cây ngải hay củ ngải những “phép thuật” và quyền năng của bản thân kết hợp năng lượng vô tận của vũ trụ để tạo ra 1 sản phẩm mà mình mong muốn để đáp ứng những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống .
Ngải là một loài cỏ đa số thân thảo , ngải vốn là một loài thực vật có tính linh sinh hóa khôn lường,  ngải đa phần là thân củ , củ ngải rất đa dạng ,khác nhau tùy theo họ của nó, chủ yếu là họ gừng , riềng, họ lan chi…. Còn những loại độc tướng thuộc họ khác do đặc biệt và rất hiếm gặp nên cũng ít người quan tâm tới . Tính linh của ngải còn thể hiện qua việc chọn người nếu hợp duyên thì dù cây có vàng héo, củ ngải bị dập thì sau khi vùi xuống đất vài hôm thì sẽ mọc mầm trở lại . Ngược lại dù xanh tốt khi gặp người không hợp sẽ bị lụi dần sau một thời gian và củ ngải sẽ ủng thối rồi tiêu biến . Vậy thực chất ngải là gì ? Do đã từ xa xưa , rất lâu rồi Bùa- Ngải đã nằm sâu trong tâm thức của một số dân tôc thiểu số và một số vùng rừng núi cho tới nay . Sự thể hiện đồng nhất mà người ta gán cho ngải và các loại bùa phép có những quyền năng bất tận và huyền bí . Tương truyền Ngải thực chất là những cây cỏ đặc biệt , sở hữu những sức mạnh siêu nhiên như : Đoán biết tương lai , chữa bệnh , mang lại sinh lực cho cuộc sống … nhờ được luyện bằng sức mạnh của các cao tăng , thầy bùa ngải . người ta nói ngải được nuôi bằng nước sạch , bằng bỏng bắp , bỏng thóc nếp rang ngoài ra ngải còn được nuôi bằng trứng gà ta . Đặc biệt có khi còn được nuôi bằng huyết bò , huyết heo , huyết gà và cả gà đen( H’mông ) , rắn nữa . Ngải được chia ra làm nhiều loại khác nhau về hình dáng về công dụng và về độ thần bí .
  Sức mạnh tâm linh của ngải : người ta trồng một chậu ngải hay một vườn ngải đều xem nó như một sinh vật bình thường , nhưng đối với người luyện ngải thì xem ngải như những vật quí , được chăm sóc nâng niu . Luyện ngải là một quá trình gian truân , từ sự chuyên cần đều đặn cho tới sự hi sinh về nhiều mặt , tình cảm , thời gian ,tiền bạc , đôi khi cả về tính mạng của bản thân nữa . Có nhiều loại ngải người ta dành cả cuộc đời để đi tìm mà không thấy được . Luật chơi ngải là có vay có trả , gieo hạt nào thì gặp cây đó . Khi dùng ngải làm việc ác thì sẽ bị quả báo và ngược lại . Mỗi loại ngải có những yêu cầu riêng hoặc có những lời nguyền riêng nếu phạm phải , nhẹ thì bị tâm thần , ốm đau , nặng thì phải trả giá bằng chính tính mạng của mình . Đã xem ngải là một vật chứa đựng những linh hồn , ma lực thì cũng không nên đùa giỡn với nó .Ngải sở hữu sức mạnh siêu nhiên giúp ích cho người luyện ra nó thì cũng có thể khiến chủ nhân của nó phải trả một cái giá rất đắt khi phá bỏ giao ước .
Sau sáu tháng tôi đã có thể thông thạo một số ngải thông dụng thường gọi là Ngải Nàng , dưới sự chỉ bảo tận tình của bà Bảy . 

Xin theo dõi tiếp bài 17. dienbatn.
Xem chi tiết…

KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ. BÀI 9.

10/23/2017 |
KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ.



Giới thiệu : gần đây trên MXH có loạt bài viết của https://www.facebook.com/kysuphiabenkia/ có khá nhiều điều thú vị và mới mẻ với những suy nghĩ thường nhật của chúng ta. dienbatn không nhận xét đúng sai như thế nào bởi mỗi người chúng ta có những góc nhìn riêng của mình từ đó sẽ có những đánh giá riêng . Về phần dienbatn chỉ xin có mấy câu như sau :
 (“Đời say cả! Sao ngươi không ăn cả bã, uống cả hèm, cho say luôn một thể? Đời đục cả! Sao ngươi không quậy thêm bùn, vỗ thêm sóng, cho đục luôn một thể? Tội chi mà phải bỏ đời mà đi?”. Nói xong, gã lái đò lẳng lặng đứng lên, nhổ sào. Tiếp tục cho con thuyền…) - Tàn cuộc - Hạ ngươn rồi - Có lẽ cần tăng tốc cho cuộc cờ chóng tàn đi chăng ? Cùng tắc biến - Biến tắc thông . Bĩ cực sẽ Thái lai mà.
"Thiếu gì những kẻ muốn xâm lăng,
Vũ khí hung tàn có thể ngăn.
Chỉ sợ Tâm Linh bày cuộc chiến,
Còn hơn là Ðịa chấn- Sơn băng.
Như Hải tinh trong Quốc bảo mình,
Ðời nào cũng có bậc anh minh.
Mỗi khi sông núi vang lời gọi,
Là có Rồng thiêng biến hữu hình ".
Thơ của một ẩn sĩ .
.................................................
Chối từ trung hiếu với Trời xanh.
Còn kiếp nào đâu để tựu thành.
Sự sống thời gian là hiện tượng.
Giác là vô diệt – Ngộ vô sanh.
..................................................
Một dân tộc mất đi nền Văn minh mẹ đẻ thì sớm bị nô lệ, muộn sẽ đồng hóa tiêu vong.
Hãy nhớ tương lai nhiều biến đổi ,
Nhưng không đổi biến được hồn thiêng.
LẠC LONG QUÂN PHỤ -ÂU CƠ MẸ,
Chờ đợi vung tay Quốc lệnh truyền.
....................................................
Có phải Hồn thiêng của núi sông,
Mất đi từ thủa mất cha ông ?
Nay ta dựng dậy Hồn sông núi,
Để trả Hồn thiêng lại núi sông.
THRT.
Xin giới thiệu cùng các bạn.Thân ái. dienbatn.


24. 500 NĂM - VÓ NGỰA TRỜI NAM .

Giữa "Sử Tiên và Kinh Thánh" !?
Xem ra..., đủ để được gọi là một cặp "Long Hổ Tranh Đạo" rồi vậy !?
Bởi nếu Lý Công Uẩn đập tan gông cùm ngàn năm nô lệ, giải phóng dân tộc Việt. Vượt qua Sông Hồng, dời đô về vùng trời định; Thăng Long. Thì Moise cũng phá bỏ xiềng xích ngàn năm lưu đày, cứu thoát dân tộc Do Thái. Vượt qua Biển Đỏ, di dân tới miền đất hứa Canan "!...!?...".
Nhưng xét xem vì cớ gì mà phải chịu cảnh nô lệ ngàn năm như thế?!
Xem nào...; Có phải vì sự kiện dân tộc Việt đã bỏ thời Hùng Vương (sự kiện An Dương Vương) rồi thờ Thần Kim Quy, xây Thành Cổ Loa mà bị án 1000 năm nô lệ chăng!? Vì ta thấy dân Do Thái bởi cớ bỏ Chúa mà thờ Thần Bò, và xây Tháp Bebel nên phải bị phạt 1000 năm nô lệ đó !?
Đâu có phải vì thế, mà ta vội cho rằng; Sử Tiên là phiên bản của Kinh Thánh, hay Kinh Thánh là phiên bản của Sử Tiên cho được. Thế ra..., chẳng hóa nông cạn lắm sao?.
Không khéo, rồi một tư duy nào đó, suy không thấu. Vội xem xét giai đoạn của thời gian xảy ra sự kiện trước hoặc sau. Chụp quan điểm: Sử Tiên vốn là "phiên bản" của Kinh Thánh mà ra cả thôi. Và kết luận một câu làm "xanh mặt" cả thiên hạ là: Không hề có Nhà Lý bao giờ cả. Và Nhà Tống cũng chưa bao giờ xâm chiếm Nhà Lý. Vì có Lý Công Uẩn bao giờ đâu để mà xâm chiếm "!!".
Lại còn suy diễn đến việc xóa giai đoạn lịch sử này ra khỏi lịch sử của dân tộc nữa !? Thật là cả một tai họa trầm trọng cho những thế hệ muôn đời sau rồi vậy.
Sự việc lúc này, buộc tôi lại phải chép lại hai câu thơ mà Thi Tiên từng ta thán Thôi Hiệu về bài Hoàng Hạc Lâu, hầu ta cùng chiêm... nghiệm:
"Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc.
Thôi Hiệu đề thi tại thượng lầu".
Quả! Rất thi vị...
Tuy nhiên, tôi không nhất thiết phải mượn danh hiệu Thi Tiên như Lý Bạch mà làm gì. Bởi tôi chính là giống nòi của dòng Rồng Tiên rồi vậy. Và cũng chẳng "bẻ bút" mà vứt đi, khiến ngàn đời sau vẫn cứ mãi ca tụng về Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu một cách..., đầy tai hại như suốt bấy lâu nay vậy.
Quả thật; Lý tính ở phía bên kia của không gian chiều thứ tư là... "gây sốc", triền miên! Thế nhưng, yêu cầu được đặt ra là đòi hỏi ta phải nhanh chóng "thích nghi" với trạng thái sốc đấy. Để còn tiếp tục du hành sâu hơn vào bên trong của thế giới nhiều chiều này đang chờ đón. Bởi đó chính là sự thật, và bản tính của sự thật là luôn gây sốc với tư duy của chúng ta nói chung. (dĩ nhiên, bao gồm cả tôi).
Sau một tour thưởng lãm, giới thiệu qua những sự việc như trên. Ta cùng quay trở lại, tiếp tục theo dõi dòng sử với con thuyền dân tộc, đang rẽ vào dòng cuối, nơi cận bến đương thời:
Cũng cùng một quy luật của mô hình trật tự tự nhiên trong vũ trụ vận hành là: Tính từ Thời điểm thoát kiếp lầm than là Nhà Lý trở về đây cũng tương đương 1000 năm nữa. Ta vẫn thấy 500 năm đầu được tính là Dương Thế. Và 500 năm sau thì vận hành theo lý của Âm Thế.
Điều này được ta xác định Vận Thế thuộc âm cuộc khi; Thần Kim Quy đến lúc nhất định phải "Trao Gươm" cho Lê Lợi ! Và cơ đồ của Nhà Lê, ta xét thấy đứng vững đủ một Vận là 360 năm trọn. Trước khi có thể bàn đến việc Thời Vận bắt buộc Rồng phải "Trao Gươm" theo đúng quy luật của Tạo Hóa. Ta nhất thiết phải hiểu rõ từng diễn biến của giai đoạn lịch sử của 500 năm vừa qua đã.
Bởi đối với Tạo Hóa, ta phải đủ khả năng thì mới có thể xứng đáng nhận được ý chỉ của Thanh Gươm đó mà thôi. Đối với con người, thì ta có thể lọc lừa, bày kế, lòn lách đủ mọi phương cách để mà đoạt được điều mình mong cầu. Thế nhưng, đối với Tạo Hóa là tuyệt đối không có thể, và Người cũng không bao giờ trao lầm cho được.
Như thế giai đoạn lịch sử mà ta bắt buộc phải xem xét đến chính là từ "Chúa Tiên" Nguyễn Hoàng rồi vậy. Trước khi ta dõi theo vó ngựa của Chúa Nguyễn vào Nam. Ta nhất thiết phải xem xét lại cội nguồn, kẻo mà lạc gốc trong suốt quá trình trôi dạt theo những diễn biến cùng Thế cuộc sắp đến.
Ta xét thấy; Tất cả các nhân vật trong "Bi Kịch Sử Thiêng" của Thế Cuộc 500 năm sắp đến. Hầu như đại đa số đều có xuất phát nguồn tại vùng "Tổ Rồng" khi xưa mà dòng giống Âu Lạc chôn nhau cắt rốn; Vùng Nghĩa Lĩnh !!
Nếu ta xét theo quan điểm đã được hình thành trên nền tảng của page này thì; Đó chính là vùng đất của mẹ Âu Cơ với 50 người con lưu lạc bên đấy từ cội nguồn loạn lạc khi xưa. Thế nhưng quan điểm hình thành trong giai đoạn này giữa đôi bên lại xem là kẻ thù không đội trời chung cho được !!! Bởi yếu tố thời gian bao ngàn năm qua đã xóa biệt mọi tung tích của giống nòi mất rồi.
Tuyệt đại đa số người dân Việt đã bị cái Đèo Ngang, Hoành chắn mà che khuất cái nhìn của họ mất đi rồi. Trong giai đoạn đó và mãi về sau này. Tầm "nhìn xa..." của Nguyễn Bỉnh Khiêm, mãi tận bóng dáng của Bạch Mã trên đỉnh Đỉnh Hải Vân cơ! Và cũng chỉ có mỗi Nguyễn Hoàng, mới đủ có thể "trông rộng..." đến cái Yên Ngựa đó cho được mà thôi. Trong Thiên Thư lại ghi rằng; Cái Tượng Trời đấy là "Thừa Thiên" !! (Thừa lệnh Trời mà nối cõi chứ không phải mở cõi đâu đấy !)... "!?".
Thôi chết!...
Xét yếu tố thứ nhất là do tham vọng, điều tiếp đến thì bởi thủ đoạn mà phải ra cảnh "nồi da xáo thịt", cùng với biết bao "đoạn trường"..., diễn ra trong giai đoạn lịch sử đó của giống nòi rồi vậy! Có phải bởi cấu tạo gen của người Việt đã có dòng máu dã man của Hoa Trung, và di truyền máu nham hiểm của Hoa Thượng mà... Khiến nên cái gen Hoa Hạ, gây ra nông nỗi cho trang sử dân tộc trong chương cuối của giai đoạn lịch sử này !?.
Thế rồi giống nòi của Chiêm Bà, bao gồm 50 người con ngày ấy. Từng phải cắt ruột, chia tay bởi cảnh loạn lạc vì binh biến thuở xưa nơi Nghĩa Lĩnh. Chưa mong được ngày hội tụ trăm con, sau bao ngàn năm trôi lạc. Đã thành cơn lũ đổ tràn ngập dòng suối oan hồn nơi Cầu Nại Hà mất rồi...
Ai oán, oan khốc, bi thương..., với biết bao hồn thiêng quyện cùng khí anh linh tỏa mờ và phủ lấp toàn miền cố đô... Hàng trăm năm qua, cái khí u uất, trầm lắng..., làm ngưng đọng cả đất trời, sông núi của xứ Huế. Dĩ nhiên cái khí thiêng ai oán đấy, đã chung đúc nên những câu hò, vần thơ, điệu nhạc của xứ Huế mới não nuột và rất đỗi thê lương... làm vậy.
(Ta nhớ đấy! Các thi sĩ, nhạc sĩ chớ có đối đầu mà tranh với những người con của vùng địa phương này về lĩnh vực nghệ thuật này đấy. Tôi cam đoan; Nếu ta đến Huế và thử bơi xuồng trên sông Hương vào những đêm trăng lạnh một lần xem? Cái khí thiêng u uất của núi sông đó. Nhất định nhận chìm hồn của bất kỳ kẻ viễn khách nào trong chơi vơi, rồi chìm đắm, trầm lắng tận đáy của dòng suy tư ngay tức khắc !? ).
Những oan khốc sánh tày Thiên Cơ này. Dân tộc Việt Nam hôm nay; Nhất định phải lập đàn với hy vọng giải oan bớt phần nào đó, cho biết bao vong linh còn chịu oan khốc của giống nòi hàng trăm năm qua nơi đất cố đô. Rồi mới có thể gọi là tích đức để đủ bước qua ngưỡng cửa của Kỷ Nguyên Mới cho được.
Và trong thế cuộc biển dâu khi đấy. Ta thấy Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ... Tôi có thể bóc trần ẩn tượng của Thiên Cơ này như sau:
Một "Ánh... đuốc", một "Huệ... lửa", thi nhau phô diễn hào quang mà diễn thế "Long Hổ Tranh Châu". Rọi sáng long đàm hổ huyệt của giống nòi Thần Tiên ngàn năm. Và cũng để kết thúc giai đoạn thác ghềnh ngàn năm mà dòng sử thiêng phải chảy qua..., trong trường cảnh bối rối lạc dòng.
Ngay cả trong giai đoạn này, ta nhất thiết phải dò ra căn nguyên nguồn cội của giống nòi như sau:
Như ta đã biết rằng; Kể từ khi Lê Lợi xưng vương, định quốc tính đi. Thì Nhà Lê khi đó phản ảnh thuộc là giai đoạn của Mẫu Hệ, là dòng Âu Cơ trong nhóm 50 con theo Cha khi xưa mà ra. Sự phức tạp có tính trầm trọng vô cùng cho tư duy chung của chúng ta là; Ta nhất định dò cho ra dấu vết của dòng Cha, hòa dòng lẫn lộn trong giai đoạn này đang tiềm ẩn trong dòng sử của dân tộc Việt khi đấy.
Tôi chỉ định; Đó chính là dòng của Chúa Nguyễn. Dòng này có cội rễ xuất phát nguồn ở khu vực thuộc địa phương Tổ Rồng tại xứ Gia Miêu !? Cái căn nguyên đó đã nói lên về cội nguồn vốn là Tam Miêu của Chiến Thần Xi Vưu khi xưa rồi vậy. Thế cho nên ngay sau khi Nguyễn Ánh định cơ đồ lập tức xưng hiệu là Gia Long, không thể khác.
Và bởi vậy cho nên Thế..., ra là:
Thiên Cơ định số; Tiên Chúa Nguyễn Hoàng từ chỗ Thừa Thiên, lên Yên Ngựa của Bạch Mã nơi đỉnh Hoành, Tung vó mở cõi... Xét khắp lục cõi của nhà Chúa thì dòng thứ 6 là Nguyễn Phúc Chu tất thành hình Lục Cõi trời Nam của dòng Sử Thiêng khi đó vậy "!?". Ta thấy đối với Sử Tiên thì Kinh Thánh cũng mô tả rằng: Chúa hoàn tất vũ trụ cũng chỉ trong 6 ngày mà thôi !!
Thế cho nên cũng cùng một trật tự như thế cho nên:
Nguyễn Hữu Cảnh. Thiên Cơ lại định ý trong cái tên "Hữu Cảnh" mà khiến nên ông nhất định phải thấy địa thế của xứ Sài Côn "Ứng Cảnh", đắc thiên ý mà lập thành tên Gia Định. Ta thấy dấu thiên cơ tiềm ẩn từ Xứ Gia Miêu, đến địa phương Gia Định, và cuối cùng là định quốc với Gia Long rồi vậy.
Đừng quên rằng, những khảo luận này thuộc tầm vóc của điều mà ta quen gọi là Thiên Cơ. Hoặc tôi cũng có thể diễn đạt một cách khác đi là Thiên Thư vậy.
Ta cũng phải xác định cho được một định vị địa phương khi đó nữa là:
Cái địa thế " Trạch Đắc Long Xà Địa Khả Cư" mà ngày đó cha ông "Hữu Cảnh" tức ngôn là Gia Định đó. Chính là vùng định xứ địa phương của Chân Lạp. Là nơi tụ xứ của một trong những dòng 50 con của Âu Việt hòa huyết với dân địa phương. Và lịch sử đương thời khi đó gọi nhóm này là người Man Côn ( hoặc Côn Man).
Họ vốn là dân lãng du tứ xứ và tụ xứ tại đại phương gọi là Sài Côn của người Man Côn gọi chung là thuật ngữ chỉ chung cho nhóm người này. Bởi theo cửa biển dẫn vào sông trên bến Sài Côn. Vốn là phương tiện đắc thế Hải Lộ cho những kẻ lãng du thuộc hải phận vùng trũng Đông Nam Á tụ xứ mà giao thương. Dĩ nhiên trong đó có mặt dân phiêu lãng Chà Và (Mã Lai) góp khí sắc mà cùng tụ khí cho vùng này vậy.
Và ta cũng phải thêm một lần nữa, dừng lại những tranh cãi về xuất xứ của cái tên Sài Gòn này nhé. (Sài Côn... Sài Gòn. Mệt với cách phát âm của mấy ông Tây, ông Tàu lắm...).
Và ta cũng xét thấy ở chiều sâu hơn nữa của Thiên Cơ phản ảnh rằng:
Trong giai đoạn cuối của thời kỳ thứ 6, mô phỏng mô hình thuở Tạo Hóa gây hình để định xứ địa phương "Hữu Cảnh" này. Nơi toàn vùng của Chiêm Bà (Âu Cơ và 50 con) xảy ra hợp thế với Vua "Bà Tranh" (!) nhắm chừng không xong... Hóa thành Vua "Bà Tử" (!!) phải kết thúc ý thiên cơ. Và rồi Bà Yêm hoàn tất giao ước để đủ gọi với hai chữ "Phúc Chu" là Chúa vậy!!!
Tất nhiên; Ngày thứ 7 là Chúa nghỉ ngơi.
Và lại càng phải tất nhiên phải mô phỏng một cách tuyệt đối trung thành với quy luật cũng như mô hình thiên cơ đó; Chúa Nguyễn đời Thứ 7 cũng có tên là:
Chúa "Phúc Trú" !,... !!, ... !!!, ...!?,....

Thật là cả một cuộc phiêu lưu đầy kỳ thú... Ở: Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư vậy.


25 - NẶC ẢNH TỊ HÌNH...!

Là dòng sử liệu, trong trang sử đính kèm...
Ở đây, tôi không bàn ở một tầng sâu hơn của vấn đề này. Chúng ta chỉ tham khảo qua bề mặt của sự kiện để đủ có một tầm nhìn toàn cảnh về cõi trời Nam khi Nhà Nguyễn mở cõi. Mọi việc sắp đến, còn đang ở trong thì tương lai bất khả diễn đối với giới hạn thời gian phát triển của thì hiện tại.
Ta còn nhớ trong thời kỳ 1000 năm chịu sự đô hộ của Nhà Hán khi xưa. Lúc Mã Viện dò Long mạch để trấn Cột Đồng. Và khu vực phía bên kia của Tượng Lâm là dòng sông Lam, vốn được gọi là Khu Lâm Ấp như tôi đã dẫn. Đó là vùng đất của nước Chiêm Bà!
Nhà Hán trong giai đoạn này thường xuyên bị vị Thủ Lĩnh của Khu Lâm Ấp là Khu Liên chống cự rất quyết liệt! Ta phải được biết rằng cháu nội của Khu Liên chính là Phạm Hùng!! Vua của nước Chiêm Bà được đặt phía bên kia của ngọn Bạch Mã vốn được gọi là Khu Túc. Từ Liên của Khu Liên có nghĩa là liên kết với Khu Túc là tay chân "anh em" một nhà mà ra!
Từ danh xưng Phạm Hùng lấy ý gốc ở Hùng Vương và Phạm có nghĩa với mô phạm. Tiềm ẩn đồng nghĩa với Xích Quỹ (Một xích, thước, quy củ mẫu mực theo một quỹ đạo phát triển). Điều này chính là di chỉ để giống nòi ngày sau nhìn ra nhau từ trăm con của Âu Cơ và Lạc Long, thất lạc.
Thế rồi trong tình hình chưa đủ yên cho sự bảo tồn giống nòi mà Âu Cơ đã cố duy trì mai sau. Vua Phạm Hùng lại giao cho một dòng con tiếp tục mở hướng sâu hơn nữa về Phương Nam, vốn là tượng của Chiến Thần Xi Vưu khi xưa. Và người con đó không ai khác hơn chính là Phạm Mạn.
Phạm Mạn ngày đó nhắm hướng Cổng Trời Nam mà đưa giống nòi tiếp tục vượt qua khu vực hiểm trở bậc nhất lúc bấy giờ chính là Đèo Phụng Hoàng. Nơi giáp ranh giữa Khánh Hòa và Đắc Lắc ngày nay. Và Người nương theo dãy núi Trường Sơn, đối lập với dòng sông Trường Giang (Dương Tử) mà vượt qua khu vực Tây Nguyên cuối cùng mà bỏ lại thiên tượng Núi Ông và Núi Bà nơi Langbiang sau lưng. Lại dò theo nguồn mạch thủy khê của Núi Ông và Núi Bà mà xuôi đến cửa biển Sài Rạp (Soài Rạp).
Và đó cũng chính là Nước của Phù Nam khi xưa với Vua kế tục Phạm Mạn là Phạm Kinh Sinh!! Ta thấy "Tổ Tiên" với 50 con của dòng Âu Cơ ngày đó; Cũng đã để di chỉ cho dòng "Tổ Rồng" Lạc Long nhận diện mai sau ở ý:
Nước Phù Nam có nghĩa là; Gìn giữ (Phò) nòi giống dân Nam mà ra cả thôi. Vua thì là Phạm Kinh Sinh có tiềm ẩn ý là dòng Kinh Việt theo cùng nhóm 50 con của Dương Việt bên mẹ Âu Cơ vậy. Và Kinh Đô là "Đặc Mục" với ý; quan sát, nhìn dõi theo mà Chiêm Tượng trời mà nhận nòi giống về sau. Đó cũng chính là lý do tại sao trong thời Nhà Đường. Có phái người qua bàn kế phối hợp để đánh Chiêm Thành mà Nước Phù Nam từ chối một cách tuyệt đối vậy.
Ta phải biết; Nước Phù Nam ngày đó, do tính thuận tiện của Hải Lộ vào cửa Sài Rạp dẫn đến xứ Sài Côn (Sài Gòn). Cho nên các nơi trong toàn khu vực Đông Nam thường tụ xứ đến. Văn hóa nước Phù Nam ảnh hưởng rất lớn với Kinh Vê Đa bên Ấn Độ bởi Kiều Trần Như (anh em Kiều Trần Như thời Phật Thích Ca) từng mang sang đây! Nước Ấn Độ cũng từng xâm chiếm Phù Nam từ dấu chân của Kiều Trần Như đã từng sang truyền đạo và chấp chính tại đây khi xưa!
Bởi nguyên do đó mà ta thấy văn hóa của toàn khu vực Đông Nam Á đều có mặt tại Nước Phù Nam này vậy. Điều đặc biệt nhất là khi nhóm người theo Kiều Trần Như đã hòa huyết với cư dân khu vực Đông Nam á này. Thế cho nên ta mới thấy văn hóa Naga hiện diện đều khắp vùng trũng trong khu vực. Cho nên lịch sử của Campuchia có ghi lại sự tích của Thần CamPu lấy Thần Naga mà thành ra nước Campuchia ngày nay. Cốt là ám chỉ đến sự kiện này vậy.
Thế rồi trong giai đoạn mà Triệu Việt Vương nơi dòng Cha bên Nước Vạn Xuân bị Lý Phật Tử truy sát đến cửa biển Đại Ác nơi cửa sông Đáy là Người bị tuyệt diệt. Đồng thời bên này với nước Phù Nam của dòng Mẹ cũng mô phỏng sự bị xóa mất cơ đồ cùng một giai đoạn !!
Và Nước Chân Lạp ra đời.
Nước Chân Lạp khi xưa vốn là một nước thuộc chư hầu của nước Phù Nam. Bản sắc của người dân vốn là các du dân khắp toàn vùng, tụ xứ mà thành. (Ta vẫn nhận ra điều đó tại Sài Gòn hiện nay). Bởi tính phong thủy của vùng này chung đúc mà nên như thế. Cũng chính bởi cái bản sắc đa tạp đó mà Chân Lạp nhanh chóng bị chia rẽ thành nhiều thế lực. Và một trong những thế lực đấy hình thành Thủy Chân Lạp.
Thế nên ta thấy khi Nhà Nguyễn mở cõi vào khu vực này. Giai đoạn mà ta cần xem xét đến chính là gia đoạn thứ 6 của quy luật định hình. Đó chính là Chúa Nguyễn Phúc Chu.
Tuy nhiên, trong giai đoạn Chúa Nguyễn đời thứ 4 là Chúa Hiền. Trịnh - Nguyễn lại tiếp tục đánh nhau triền miên. Một nhóm người Việt (Mân Việt) bèn di cư tị nạn qua tận vùng Sài Mô (Bà Rịa - Vũng Tàu) của Chân Lạp định cư. Vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân truy đuổi đánh giết tận cùng. Chúa Hiền bèn cử binh can thiệp và bắt được Nặc Ông Chân mang về giam vài năm rồi tha cho về. Với điều kiện để cho dân Việt yên ổn sinh sống.
Vài năm sau nữa. Hai thế lực của Chân Lạp tranh giành nội bộ lại đánh nhau giữa Nặc Ông Đài và Nặc Ông Nộn. Nặc Ông Đài chạy sang cầu nước Xiêm La về đánh. Nặc Ông Nộn vội qua cầu Chúa Hiền ứng cứu. Chúa Hiền truy đuổi Nặc Ông Đài tận Nam Vang, rồi trốn và chết ở trong rừng. Chúa Hiền lại giao cho Nặc Ông Thu là con của Nặc Ông Đài đứng ở Nam Vang, và Nặc Ông Nộn cai quản vùng Sài Côn cùng với dân Man Côn (Mân Việt).
Đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu, Nặc Ông Thu lại Nổi loạn. Nguyễn Hữu Hào cầm binh đánh sang tận nước Cao Miên, Bắt được Vua Nặc Ông Thu giải về Sài Côn. Kể từ đây mới định yên được thế lực tại Cao Miên cứ nổi lên quấy phá suốt bao lâu nay.
Liền sau đó, Nguyễn Hữu Cảnh tấn công Nước Chiêm Thành. Bắt được vị Vua cuối cùng của Nước Chiêm Bà là Bà Tranh giải về Phú Xuân: Trong lúc Nguyễn Hữu Cảnh lập Thành Gia Định ở xứ Sài Côn thì con của Bà Tranh là Bà Tử nổi loạn không xong cũng chịu đầu hàng. Đến con là "Bà Yêm", chấp nhận thuần phục Chúa Nguyễn Phúc Chu vĩnh viễn.
Ta nhắc đến việc khi Nặc Ông Thu, vua của Cao Miên ở Sài Côn phát bệnh chết thì tiếp đời Nặc Ông Non, rồi cũng mất theo. Đến đời con tiếp theo là Nặc Ông yêm...
Lịch sử có sự lầm lẫn ở đây là: Nặc Ông Yêm vốn là con của Nặc Ông Nộn tại Sài Côn. Còn con của dòng Nặc Ông Thu là Nặc Ông Tha. Trong lúc Nặc Ông Thu bị giam giữ bên này thì Nặc Ông Thâm (Cậu) nổi lên. Thế cho nên ta mới thấy Nặc Ông Thâm và Nặc Ông Yêm đánh nhau qua lại triền miên tại khu vực cũng như giai đoạn lịch sử này.
Cao Miên khi đấy không có Vua. Nên Nặc Ông Yêm được trả về và chỉ định cai quản tại vùng đất Thủy Chân Lạp, sau sự kiện Chúa Nguyễn đánh đuổi Nặc Ông Tha, kế tục Nặc Ông Thâm đã chạy sang tận Xiêm La.
Qua đến đời Nhà Chúa Thứ 7 là Nguyễn Phúc Trú, là nghỉ ngơi...
Thế nhưng trong lúc "Chúa Nghỉ"... Có một nhóm thế lực của Chân Lạp lại kết bè nổi loạn cùng nhóm người gốc của Ai Lao và giết hết tất cả Người Việt tại xứ Bà Nam. Sau đó tấn công vào thành Gia Định. Chúa Nguyễn Phúc Trú liền cử binh vào đánh tan quân Chân Lạp. Cho nên Vua Chân Lạp là Nặc Ông Tha, thuộc dòng của Nặc Ông Thu, hoảng sợ, liền giao kẻ dấy loạn ra mà cầu cống.
Sang đến đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, Quân Chân Lạp lại nổi loạn truy giết người Côn Man triền miên. Chúa Khoát cử Thống Suất Nguyễn Cư Trinh vào dẹp loạn. Nguyễn Cư Trinh đánh tan quân Chân Lạp. Vua Chân Lạp lúc đấy là Nặc Ông Nguyên chạy đến nhờ lực lượng của đô đốc Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên can thiệp và xin nộp đất triều cống.
Sau khi Nặc Ông Nguyên mất, Vua Nặc Ông Nhuận tiếp tục nối ngôi, rồi lại truyền cho con là Nặc Ông Tôn. Xảy khi đó thì Nặc Hinh nổi loạn trong nước Chân Lạp. Nặc Ông Tôn lại cầu cứu Thống Suất nguyễn Cư Trinh dẹp loạn giúp. Khi Nguyễn Cư Trinh đánh tan quân của Nặc Hinh thì giao cho Mạc Thiên Tứ đưa Nặc Tôn về Cao Miên. Nặc Tôn lại cắt đất giao cho Chúa Nguyễn đến tận vùng Sài Mạt (Tây Ninh) để tạ ơn.
Kể trong giai đoạn của Chúa Nguyễn Phúc Khoát, xem như toàn vùng Chân Lạp đã định xong.
Tuy nhiên, Ta xét thấy trong dòng họ Nặc của Chân Lạp cứ nổi loạn mà nằng nặc quấy phá triền miên không dứt, gây rối loạn cả trang sử khi đấy. Nó rối mù sử liệu, điển hình như nhưng những rắc rối mô tả ở những dòng trên vậy. Những rối ren lịch sử này che lấp luôn cả một tình tiết khó ai nhận thấy trong giai đoạn đó như sau:
Đó chính là nhân vật Nặc Ông Yêm! Sử liệu cũng quen gọi là Nặc Yêm. Như ta thấy; Nặc Yêm vốn là con của Nặc Nộn định cư tại Sài Côn dưới sự bảo trợ trực tiếp từ Nhà Nguyễn. Và thế lực này mới "Nặc Danh" giữa "Nặc Yêm" với Vị Vua "Bà Yêm" của Nước Chiêm Bà đã thuần phục trước đấy mà gây loạn. Ta gọi chung là "Nặc Ảnh" để ám chỉ đến sự kiện lịch sử này.
Và Nặc Yêm mới "Tị Hình" theo danh nghĩa của Bà Yêm mà kích động nổi loạn chống phá về sau cho tham vọng đen tối đó. Thế nhưng họ đã quên rằng:
Khi xưa, lãnh thổ này thuộc về nước Phù Nam của họ Phạm dòng Âu Lạc, mà họ đã từng cướp đoạt. Nước Phù Nam khi xưa đã từng bị sự chia xé của các nước Gupta (ấn độ), Java (Indo...) Chà và (Mã Lai) Ai Lao, Cao Miên.
Thế nhưng...
Mọi người trong giai đoạn này lại càng không thể biết được rằng; Ngoài cuộc bể dâu của hơn 500 năm về trước nữa. Nước Phù Nam đã từng diễn ra vở kịch "Nặc Ảnh Tị Hình" của thiên cơ rồi vậy! Và giai đoạn Nặc Yêm và Bà Yêm đó, chẳng qua là mô phỏng mà diễn lại vở kịch của quá khứ mà thôi. Và ta thấy sự ràng buộc nhập nhằng giữa vua Bà Yêm của Nước Chiêm Bà cùng với Vua Nặc Yêm của Nước Chân Lạp: Càng tố cáo nguồn gốc của giống nòi Âu Cơ khi xưa trong lúc loạn lạc trong toàn xứ mà ra cả thôi.
Điều này cũng giống như kịch bản của Bách Việt 6000 năm trước được tái diễn ra Bách Bộc của 4000 năm sau. Hoặc là tích Trọng Thủy - Mỵ Châu của thời Triệu Đà và An Dương Vương cùng với phiên bản sau 500 năm là Nhã Lang - Cảo Nương trong kỳ lý Phật Tử và Triệu Quang Phục vậy.
Tóm lại:
Đó chính là giai đoạn vương triều Maurya (Ấn độ) đang chinh phục các lân bang. Và Kiều Trần Như, một nhân vật trong phái Kỳ Na Giáo đã từng tị nạn sang Phù Nam. Kiều Trần Như đã từng "Nặc Ảnh" Phật Thích Ca để mà "Tị Hình" đứng đầu trên nước Phù Nam trong cội nguồn của quá khứ đầy huyền mị khi đó!
Và vùng địa phương của xứ Phù Nam đó, khi đương thời tại thế; Phật từng có nhắc đến là " Vùng Trời Phạm Thiên Vương đó vậy !!,...!!!.
Quả Thật! Tôi không thể đưa các bạn du hành sâu thêm được nữa rồi vậy. Bởi như các bạn đã thấy đấy; Tôi không thể diễn đạt điều này khác hơn hai chữ:
"Điên loạn".
Tôi bắt buộc phải lập lại câu: " Bởi vì đó chính là những gì còn đang ở... "Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư" đó vậy.
Mọi hướng du hành tới ngưỡng cửa này đều nhất định phải:
Dừng Lại!
Và ta phải chấp nhận quay trở lại với câu đầu dòng của bài viết này: "Là dòng sử liệu, trong trang sử đính kèm..." vậy.
Thế nhưng: Ta vẫn thổn thức..., Ít ra bài viết kỳ này cũng cho ta có được một tầm nhìn toàn ảnh về quá khứ miên viễn của giống nòi Việt tộc. Nơi mà Mẹ Âu Cơ đã từng dẫn 50 con đi mở cõi trong vô vàn gian khổ, không thua gì 50 con của dòng Cha Lạc Long bên nước Văn Lang.
Và dòng 50 con theo mẹ ngày ấy lên non. Cũng lại phải cam chịu số phận xóa mất lịch sử cội nguồn như dòng của Cha vậy "!?".
Tạo Hóa đang che giấu điều gì đối với giống nòi thần Tiên này nói riêng và cả cộng đồng nhân loại nói chung như thế !? Bởi ta vẫn xét thấy quy luật số 9 vẫn theo trật tự mà phản ảnh qua 9 đời của Chúa Nguyễn một cách rất dị huyền, không sai lạc!?
Vậy ta nhất thiết phải xem xét tận chu trình của 9.000 năm mới có hy vọng tìm ra toàn diện sự thật cho được. Bởi đó chính là một chu trình vận hành được đủ gọi là "Khởi đầu và Kết thúc".
Và đó cũng là nguyên nhân mà tôi gọi dòng sử thiêng của Dân Tộc Việt là:
"SỬ TIÊN".

Cũng không có gì gọi là cường điệu.
dienbatn giới thiệu . 
Nguồn https://www.facebook.com/kysuphiabenkia


Xem chi tiết…

KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ. BÀI 8.

10/23/2017 |
KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ.



Giới thiệu : gần đây trên MXH có loạt bài viết của https://www.facebook.com/kysuphiabenkia/ có khá nhiều điều thú vị và mới mẻ với những suy nghĩ thường nhật của chúng ta. dienbatn không nhận xét đúng sai như thế nào bởi mỗi người chúng ta có những góc nhìn riêng của mình từ đó sẽ có những đánh giá riêng . Về phần dienbatn chỉ xin có mấy câu như sau :
 (“Đời say cả! Sao ngươi không ăn cả bã, uống cả hèm, cho say luôn một thể? Đời đục cả! Sao ngươi không quậy thêm bùn, vỗ thêm sóng, cho đục luôn một thể? Tội chi mà phải bỏ đời mà đi?”. Nói xong, gã lái đò lẳng lặng đứng lên, nhổ sào. Tiếp tục cho con thuyền…) - Tàn cuộc - Hạ ngươn rồi - Có lẽ cần tăng tốc cho cuộc cờ chóng tàn đi chăng ? Cùng tắc biến - Biến tắc thông . Bĩ cực sẽ Thái lai mà.
"Thiếu gì những kẻ muốn xâm lăng,
Vũ khí hung tàn có thể ngăn.
Chỉ sợ Tâm Linh bày cuộc chiến,
Còn hơn là Ðịa chấn- Sơn băng.
Như Hải tinh trong Quốc bảo mình,
Ðời nào cũng có bậc anh minh.
Mỗi khi sông núi vang lời gọi,
Là có Rồng thiêng biến hữu hình ".
Thơ của một ẩn sĩ .
.................................................
Chối từ trung hiếu với Trời xanh.
Còn kiếp nào đâu để tựu thành.
Sự sống thời gian là hiện tượng.
Giác là vô diệt – Ngộ vô sanh.
..................................................
Một dân tộc mất đi nền Văn minh mẹ đẻ thì sớm bị nô lệ, muộn sẽ đồng hóa tiêu vong.
Hãy nhớ tương lai nhiều biến đổi ,
Nhưng không đổi biến được hồn thiêng.
LẠC LONG QUÂN PHỤ -ÂU CƠ MẸ,
Chờ đợi vung tay Quốc lệnh truyền.
....................................................
Có phải Hồn thiêng của núi sông,
Mất đi từ thủa mất cha ông ?
Nay ta dựng dậy Hồn sông núi,
Để trả Hồn thiêng lại núi sông.
THRT.
Xin giới thiệu cùng các bạn.Thân ái. dienbatn.


21 - VĂN LANG CUỘC.

Nấu Sử..., Sôi Kinh.
Thành ngữ này cũng lại tiếp tục bị đánh rơi ở đâu đó trong miền ký ức cận thời, đối với những thế hệ đương thời hôm nay! Bởi nếu muốn khảo Kinh, bắt buộc ta phải thông Sử. Thế nhưng những sử liệu "tả pí lù" xưa nay. Có đủ để sôi kinh hay chỉ mãi sống sượng theo thời gian?
Người dân Việt nơi miền địa mạch Cửu Long, có câu đùa "bắn bổng bắn bỏ"..., trúng gì thì trúng là; "Trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhoét"... !?.
Ấy! Vậy mà đau!!
Và..., câu bắn bổng bắn bỏ đó đã "lan can"..., trúng tư duy của dân tộc Việt đang say ngủ. Một giấc ảo mộng triền miên..., không tỉnh thức ?!. Bởi ta đã quen nghe lời ru của Sử Tàu hơn lời ru Sử Thi vốn chỉ được truyền đời từ..., bia miệng người Việt bên cánh võng.
Ta chỉ xét giới hạn tư duy bao gồm ý thức trong phạm vi của không gian chiều thứ tư thôi. Ý thức lẫn tư duy của chúng ta đã hoàn toàn bị bỏ rơi phía bên ngoài thực tại cùng chiều thời gian đó rồi.
Thế cho nên; Thay vì tôi trình bày sự kiện trong một chu kỳ của thời gian đủ là 9.000 năm, đối với giống nòi Việt! Tôi chủ ý giới hạn những ký sự trong trang này vào khoảng 7.000 năm, là vì nguyên cớ đấy. Thế nhưng, có vẻ không được ổn (!?), bởi những phản ảnh... như đã thấy.
Vậy, ta lược sử để đo lường xem xét trong khoảng cách của thời gian là 5.000 năm vậy. Xem ra..., giới hạn này, đại đa số tư duy hiện nay vẫn rất khó xâm nhập cho được. Chỉ có một thiểu số tư duy mới vươn tới miền quá khứ này được thôi. Bởi cái giá vé vào cổng của giai đoạn này khá đắt, so với số vốn tư duy chung của những thế hệ đương đại !!
Cho nên tôi đành lòng phải phân cảnh nơi giai đoạn 4.000 năm của không gian chiều thứ tư mà thôi. Và đó cũng chính là cái tiêu đề của bài viết này vậy. Chúng ta cùng theo "Lược Sử", xem Thế Cục thời Văn Lang tiềm ẩn là Thế nào?;
Ta cứ nhìn vào những triều đại của Trung Quốc tụ khí 5 - 7 trăm năm mà ca tụng! Trong khi ta lại quên mất triều đại Hùng Vương, từng chung đúc khí anh linh mà tồn tại hơn 2.000 năm? Đó là tôi chưa kể đến cái dư khí, lan tỏa trong thời gian thêm..., vài trăm năm có dư, về sau đó nữa.
Quá thất vọng cho bao thế hệ. Chỉ mãi chạy theo cái tạp khí của "Mông - Hán...", mà quên đi cái chính khí của dân tộc Việt. (chữ Hán, phát âm theo giọng Nam nhé. Bởi tôi có viết đúng hay sai chính tả, thì dân Nam vẫn cứ phát âm như vậy thôi).
Những điều này vốn là sự thật, tôi không có thể tả khác đi cho được. Nên khó có thể gọi là đả kích hoặc bôi bác. Ta cứ xem xét sử sách đủ "tam lược, lục thao" sẽ thấy được rằng: Trải các triều đại ngàn xưa nay, người Trung Quốc cứ đi tìm Tiên để mà học Đạo cả đấy thôi. Sử của họ ghi chép đầy ra cả đấy. Ngay cả Khương Tử Nha cũng phải từng về núi mà học phép Tiên, mới có thể làm nên cơ nghiệp lẫy lừng sử sách đấy thôi. Tất cả các quân sư của mọi triều đại trong lịch sử của họ. Có ai học của Người Mông hay Hán ngoài người thuộc dòng Tiên bao giờ đâu.
Vì thế nên ta xét thấy; Tây Bá Hầu Cơ Xương trong ngày đó. Chưa kịp về gặp Tử Nha đã vội xin Nhà Ân cất quân đi đánh "Nước Sùng" rồi. Ấy là bởi Văn Vương trước đó từng bị nghi ngờ vào một án sự mà phải chịu oan 7 năm ở ngục Dữu Lý như sau:
Ta nhớ trong giai đoạn đó là Nhà Thương đang nỗ lực truy đuổi di ấn của Tộc Việt phía bên kia dòng sông Dương Tử. Sau khi hai tộc Dương Việt và Kinh Việt cùng thống nhất suy tôn Lộc Tục lên thống lĩnh với hiệu Kinh Dương Vương như tôi đã từng phân giải. Sự kiện "đọ giáo" giữa Nhà Thương và nhà Nước Xích Quỹ phía hai bên bờ Dương Tử khi đó, chỉ là đòn hỏa mù của tộc Việt mà thôi. Bởi Lạc Long và Âu Cơ đã hoàn thành kế "Kim Thiền Thoát Xác", và đang hiện diện tại Phong Châu với Nước Văn Lang rồi vậy.
Xảy ra bên Nhà Thương có sự việc đời đô đến đất Ân. Nên cũng được gọi là Nhà Ân. Điều này cũng giống như việc người Việt ở đất Dương và đất Kinh khi đấy mà cũng gọi là Dương Việt và Kinh Việt mà thôi.
Trong khi hai bên đang lấy giáo đo từng tấc đất trên dòng Dương Tử để tìm "Ấn Trời" thì bất chợt...;
Nghe đâu...; Tây Bá Hầu Cơ Xương đang sở hữu quẻ bói Tiên Thiên rất linh ứng! Ngay lập tức Nhà Ân phải kiểm tra thực hư ra sao... Và dĩ nhiên, Nhà Ân phải nghi ngờ Cơ Xương chính là tộc của dân Thường Việt và đang giữ di ấn khi đấy. Do không tìm đâu ra được bằng chứng Cơ Xương chính là dân tộc của Bách Việt. Nên Nhà Ân mới "Tạm Giam" 7 năm để tiếp tục truy tìm di ấn.
Cho nên ta mới thấy khi được thả ra... Tây Bá Hầu Cơ Xương mới xin đi đánh Nước Sùng. Cốt là để minh chứng với Nhà Ân rằng; Cơ Xương vốn không phải là người của bộ tộc Thường Việt.
Nếu như ngày đó, Cơ Xương gặp được Khương Tử Nha trước khi cất quân. Tôi cam đoan rằng; Thà Văn Vương quay trở lại ngục Dữu Lý thêm 7 năm nữa, chứ chẳng dại gì mà đi mang thân, bén mảng sang "Nước Sùng" khi đấy. Tuy nhiên, mọi sự đã rồi. Chu Văn Vương đã "Bêu Danh" vào trang Sử Việt, đến muôn ngàn sau cũng không có thể xóa đi cho được rồi vậy.
Khương Tử Nha biết rất rõ. Sự kiện mà Văn Vương bị một đồng tử, tóc còn để chỏm trái đào. Nhổ tre đuổi trối chết ở địa phương bên đấy. Không có gì là lạ hoặc hoang đường đối với Tử Nha cả. Bởi Tử Nha vốn học được phép Tiên cả đời từ bên đấy, đấy mà.
Kể cũng lạ thật! Về chuyện Phong Thần của Khương Tử Nha. Ngày đó, Phép Thuật để trong tay áo, được mang ra thi thố dễ như ta...; Hôm Nay để Tiền trong túi mà mang ra sử dụng vậy! Thế nhưng! Thế hệ hôm nay lại tin vào những chuyện phép thuật đó còn dễ hơn..., chuyện Thánh Gióng đòi ngựa, giáp, roi sắt và nhổ tre đánh giặc trong sử Việt !!..., !?...
Và đương nhiên; Với cơn ác mộng gặp phải trên Nước Văn Lang trong ngày ấy. Chu Văn Vương nhất định phải lấy "kinh nghiệm" đó. Mà làm di chúc, dặn dò lại cho con cháu Nhà Chu rằng; Chớ có ôm mộng trộm đào Tiên, mà phải vạ...
Thế cho nên ta xét thấy suốt trong thời Xuân Thu và Đông Chu. Phong trào vượt sông Dương Tử, du học nơi Tiên Xứ nổi lên như một xu hướng đỉnh cao của thời đại khi đấy. Đồng thời những nhân vật nào đã từng học được Tiên Thuật trong giai đoạn lịch sử khi đấy. Nhất định là khuynh đảo khắp chư hầu lục quốc khi đấy phải ngã nghiêng cơ đồ như chơi vậy. Dĩ nhiên, lịch sử ghi chép không thể khác hơn là: Tất cả những nhân vật đấy đều vào núi học được đạo từ giống người Tiên duy nhất mà thôi.
Lại còn như thế này nữa:
Quan điểm của những nhân vật được xem là hàng tri thức Việt. Họ thường ca tụng không ngớt lời về Tứ Mỹ Đồ của "nhân dân trung hoa"! Thậm chí cứ mỗi lần rượu vào vài ba chung, lại hừng chí "múa bút..." Tranh nhau tán tụng về Chiêu Quân, Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi mà khoe vẻ!
Rồi thêm..., một số càng cố ra vẻ hơn nữa khi; Lôi cả Tô Yến Tuyết, Bao Tự... vào để xem xét, tán tụng hầu tranh ghế Tứ Mỹ Đồ cho bằng được !!
Cũng bày đặt học đòi cho theo kịp những thế hệ tri thức của nước nhà. Tôi cũng tán theo như thế này:
Xem ra trong nhóm Tứ Mỹ Đồ đó thì: Xét sắc đẹp của Chiêu Quân và Tây Thi thì đã đủ để rung động cả Chim, Cá vốn là loài vật vô tri luôn rồi vậy! Huống hồ chi là nói đến loài người, không mờ hết cả mắt sao cho được. Còn về Điêu Thuyền và Dương Quý Phi? Lại khiến đến đỗi Trăng, Hoa vốn lại là vật vô tri vô giác, cũng phải lay động hết cả thảy !!
Khiến nên kẻ ngu thì ra phát dại mà giết cả Cha! (Lữ Bố). Người khôn thì hóa cuồng đến nỗi ôm trăng mà chết!! (Lý Bạch). Còn hai mỹ nữ còn lại; Cũng khiến bậc bá vương phải mang ra đổi chác cơ đồ mà khi được khi mất, tùy theo Thế Cục.
Như thế, ta thấy bốn mỹ nhân trên đây sở dĩ được liệt vào hàng Tứ Mỹ Đồ bởi: Ngoài khả năng nghiêng thành đổ nước ra. Họ còn có thể khiến cho loài vật như Chim - Cá, phải ngẫn ngơ! Rồi gió Trăng, Hoa cỏ cũng có "khuynh hướng"..., ra chiều cảm giác!!
Tuy biết thế, Tôi vẫn chưa đến nỗi mụ mị đi những giá trị của giống nòi Việt tộc, tiềm ẩn trong trang sử của nước nhà như:
Mỵ Nương!
Con Vua Hùng Vương thứ 18. Sắc đẹp của giống dòng Tiên Nữ đó. Đã khiến cho ngay cả những vị Thần Thánh như Sơn Tinh lẫn Thủy Tinh. Phải động lòng mà đánh nhau tơi bời hết cả lên luôn rồi! Những giá trị như Trăng Hoa, Chim Cá đâu đủ để bàn tới, hòng mà đòi so sánh với Thần Tiên cho được?
Phàm những bậc Thần Nhân thì đâu còn lòng Trần Tục để mà lay động cho được nữa. Ấy vậy mà hai vị không cần biết đến thiên hạ chạy loạn, tan tác đến như thế nào mà dừng lại. Chỉ một mực tranh cho bằng được Mỵ Nương mới chịu thôi!!
Nhưng nói thế thôi! Các vị nào có chịu thôi cho đâu!!
Bởi hễ cứ độ vài ba năm lại một lần; Thần Thủy Tinh lại kéo binh tôm, tướng cá... Đục núi, hò reo đòi Mỵ Nương cho bằng được !? Sự kiện trong quá khứ đã xa đó, bất chấp thời Hùng Vương có cùng tồn tại với thời gian hay không. Thần Thủy Tinh vẫn cứ mãi lập đi lập lại cảnh tượng đấy cho tới tận thời đương đại hôm nay... !?.
Khiến cho con cháu rất nên kinh hãi... Và lưu lại vết mực ký sự về sự kiện ngày đó vào trang sử như sau:
" ... Thủy Tinh năm năm dâng nước bể.
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương !
Trần gian đâu có người dai thế ?!.
Cũng bởi Thần yêu nên khác thường !! ".

(Nhược Pháp)


22 - AN DƯƠNG VƯƠNG ĐẠI DIỆN DÒNG ÂU CƠ.

Tính từ khi Lạc Long Quân và Âu Cơ về tới vùng Nghĩa Lĩnh và hạ sinh được Trăm con trong cùng một bào thai. Kể từ giai đoạn của lịch sử đó, Lạc Long và Âu Cơ đã kẻ một lằn ranh phân định giữa hai định ngữ Bách Việt và Bách Bộc (Bọc trứng, bào thai) của dân tộc Việt nói chung. Ta thấy thuật ngữ "Đồng Bào" (cùng một bào thai) có nguồn gốc xuất phát từ đây. Vì thế, thành ngữ "Đồng Bào", vốn là thành ngữ duy nhất và chỉ dành riêng cho Dân Tộc cũng như văn hóa của Người Việt, thuộc dòng Âu Lạc mà thôi.
Chúng ta hầu như không ai có thể nhận ra được rằng: Bách Bộc của Âu Lạc đã thoát ly với quá khứ cội nguồn của Bách Việt trước đó, tại vùng Nghĩa Lĩnh này. Dĩ nhiên trong số 50 người con được chia đôi ngày đó. Đều có sự hiện diện chung của Kinh Việt và Dương Việt.
Ta có thể nhận ra điều đó trong suốt các thời của Vua Hùng như: An Tiêm, Thạch Sanh, Sơn Tinh... Đều phản ảnh đó là thuộc dòng Âu Việt của Âu Cơ. Tôi gọi tắt là dòng Mẹ.
Và An Dương Vương chính là đại biểu điển hình tiêu biểu cho dòng Âu Cơ. Thế cho nên ta mới thấy sử sách ghi là cướp ngôi. Điều này có nghĩa là dòng Ngoại cướp của dòng Nội mà thôi. Thế cho nên quốc hiệu mới gọi là Âu Lạc. Chữ Âu là dòng đứng trước chữ Lạc để thể hiện điều đó. Và dĩ nhiên hiệu xưng An Dương Vương là ý từ dòng Dương Việt của Âu Cơ, so với Kinh Việt của Lạc Long Quân mà ra.
Thế cho nên Linh vật tổ mà An Dương Vương phải thờ, nhất định phải là Thần Kim Quy. Và chế độ đó theo Mẫu Hệ là tất yếu, không bàn cãi. Và Kinh Đô thay vì Phong Châu của họ Nội, thì phải đổi ra Phong Khê theo họ Ngoại là chính xác tuyệt đối vậy.
Đồng ý An Dương Vương thuộc Thường Việt trước đó. Nên có cùng họ với Thục Đế. Tuy nhiên dòng Thường Việt từ khi định cư ở Hồ Phiên Dương thì đã đổi ra Dương Việt. Và Thục Phán nơi này đã là Âu Lạc Việt rồi vậy. Quốc hiệu cũng như Vương hiệu đã phát biểu lên tất cả rồi. Ta cũng nên dừng lại những tranh cãi một cách thiếu tính thuyết phục về thân thế của An Dương Vương vậy.
Vậy có nghĩa là An Dương Vương vẫn tuyệt đối trung thành với quốc gia dân tộc và giống nòi của mình. Chỉ khác một điều là; Vương đã đưa Mẫu Hệ (Âu Việt), lên làm thuyền trưởng của con thuyền dân tộc Việt, trong giai đoạn của dòng sử này mà thôi.
Tất nhiên sự kiện Thần Kim Quy, chỉ cách xây Thành Cổ Loa cũng như cho Móng Nỏ đối với An Dương Vương, là điều hiển nhiên rồi.
Tôi nhắc lại là; Văn U mặc nhất định phải biết cách đọc nơi không có chữ. Trong khi chúng ta còn chưa biết cách đọc như thế. Lại cứ đọc vào ở những nơi có chữ. Lại là dạng ngôn ngữ đơn thuần về sự kiện này. Suy không thấu, rồi cho là chuyện hoang đường, không đáng tin "!?".
Tôi sẽ diễn giải cái ý tiềm ẩn phía sau sự kiện của Thần Kim Quy trong giai đoạn đó như sau:
Sử chép rằng An Dương Vương đã dò theo dấu chân của Thần Kim Quy mà mô phỏng theo để xây thành. Điều này ám chỉ là "bức đồ" (bản vẽ thiết kế) Quy Tàng Dịch, vốn được chạm ở trên mình của Thần Quy mà ra. Đó chính là mô hình của Bát Quái. Dựa theo Tượng Trời trên đấy mà sắp Thế Đất theo. Đó là nguyên lý nền móng vững vàng của Kinh Dịch hàng ngàn đời nay rồi. Ngay cả những phép tính toán hiện nay bao gồm cả những kiến trúc, thiết kế, xây dựng cũng vẫn đang dựa trên dấu chỉ của Thần Quy cả đấy thôi! Có điều gì để có thể gọi cho được là hoang đường hay không?
Về việc cho móng để làm lẩy nỏ nữa! Để hiểu được điều tiềm ẩn này. Ta nhất định đòi hỏi phải trang bị và tích lũy một nền tảng kiến thức không hề nhỏ bao giờ cả.
Ví dụ:
Ta cứ hình dung trong đồ hình của Ma Phương số của Lạc Thư (tham khảo đồ hình trong bài Nhà Hán Với Dấu Vết Kinh Dịch). Trong mô hình Cửu Cung đó cũng chính là nền móng để Thành Cổ Loa được thiết kế theo. Ta xét thấy 4 góc thành ở theo bốn hướng Tây Bắc - Đông Bắc và Tây Nam - Đông Nam.
Theo Lạc Thư thì bốn vị trí này chính là bốn chân của Thần Kim Quy. Ta xét thấy hệ thống số từ dưới lên trên là 2 - 4 - 6 - 8. Tượng trưng cho số móng của Thần Kim Quy. Các "Nỏ Thủ" sẽ được bố trí theo 4 góc xây phía bên trên thành, đúng với hệ thống số đó. Ngoài bốn móng đó ra, còn có một trạm Nỏ Thủ được bố trí ở khu vực trung tâm là số 5. Kiểm soát liên thông cả 4 phương, phối hợp được với cả bốn Hướng.
Tiếp đến thì cửa Thành sẽ được mở theo hướng Bắc thuộc cung số 1. Lối vào lại có một cổng ở trung tâm và thông sang bốn phương Đông - Tây - Nam. Như thế ta sẽ thấy được, bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc phía bên trong của Thành Cổ Loa, đều chịu sự khống chế bằng Nỏ Thần từ: Bốn Hướng Tây Bắc - Đông Bắc - Đông Nam - Tây Nam.
Như thế, ta thấy; tất cả 4 vị trí của bốn Phương Bắc - Nam - Đông - Tây bị rơi vào trận đồ của Bát Quái ở chỗ; Nếu dùng Bát Môn để xem xét thì sẽ hiện ra thế trận như; Bốn phương đó đều đã bị dồn vào "Cửa Nạn" hết cả rồi. Đó là vị trí của các cửa; Hưu - Thương - Cảnh - Kinh. Đều là "Cửa Dữ", tuyệt khí và rời khí... Là Địa Võng. Ắt phải lâm vào đại nạn, có mọc cánh cũng không có thể thoát ra cho được. Bởi phía trên là "Nỏ Thần". Là thiên La.
Nhìn tổng quát, ta thấy: Cứ mỗi khu vực của bốn phương trong thành. Đều chịu sự kiểm soát nhất định từ hai hướng và một phương bởi nỏ thần bố trí phía bên trên. Bốn móng nỏ có thể bắn ra trăm mũi không có gì là sai lạc được cả. (Từ dẫn giải trên đây, ta có nền móng để có thể suy diễn tiếp hệ thống phía bên trong Thành Cổ Loa rồi vậy).
Nếu như chiến cụ của Chiến Thần Xi Vưu xưa kia có Chiếc Búa và Tiêu Khúc thì: Chiến cụ của Tiên Huyền Nữ lại là Đàn Dao Cầm và Cây Nỏ. Vậy Thần Kim Quy không cho An Dương Vương cái Móng Nỏ thì còn cho cái gì nữa đây?
Đó là tôi còn chưa bàn đến những bộ phận để cấu thành cây nỏ nữa. Dĩ nhiên, nếu là dòng dõi này, ta nhất định phải biết tất cả những giá trị đó. Ví như những hoa văn chim Việt trên trống đồng. Ta phải đủ biết vào thời của Tiên Huyền Nữ. Bởi Tiên Nữ ở trong Cung Quảng Hàn. Rất lạnh. Nên chiếc áo Tiên Huyền Nữ mặc vốn được kết bằng lông của một loài chim mà ta quen nghe gọi là Chim Việt "!?".
Ta cũng thường nghe sử sách nhắc đến là Vũ Y hoặc Thiên Y. Do lông Chim rất nhẹ, nên chỉ hơi gió thoảng qua là dường như chiếc áo có điệu múa xao động! Mỗi cử chỉ, mỗi bước chân, chiếc áo như một vũ điệu hòa nhịp theo gót Tiên Nữ vậy. Từ đó Tiên Nữ nơi Cung Hàn mới sỡ hữu Vũ Điệu Nghê Thường "chết người" được.
Từ đó ta mới thấy thời Hùng Vương, con cháu có tục cắm những chiếc lông chim đó trên đầu mà làm mão. Công dụng thứ nhất, chính là để nhận diện ra dấu chỉ của dòng giống Tiên Rồng. Thứ hai làm trang sức. Thứ ba, mỗi khi có binh biến. Giống nòi này chỉ việc đưa tay lên đầu rút lông chim, gắn vào sau đuôi mũi tên. Ngay lập tức, chiếc lông chim đó, sẽ định hướng mục tiêu cho mũi tên của nỏ thần..., "ghim trúng đích".
Tất cả những điều đó. Đã được sử sách suy tôn là; "Cờ Mao".
Điều này, quân của Mã Viện trong quá khứ đã từng mục kích và còn lưu lại trong sử sách rằng: Họ có thể truyền mũi tên cho nhau bằng cách... bắn đúng vào búi tóc của người ở phía xa khác!
Điều tượng trưng của loài chim Việt này. Đã khiến nên tất cả đều bị đánh lừa về Linh Vật tổ của người Việt chính là một loài Chim Việt đã lạc mất dấu tích! (Kỳ thực! loài chim đó, vẫn tiềm ẩn quanh đời. Điều đó vốn là Đạo. Vẫn sừng sững trước mắt mà không có thể nhìn thấy cho được!!). Thế rồi đã có không thiếu những tư duy kiệt xuất. Họ cho rằng đó chính là loài Chim Hạc. Bởi ngày trước, Hùng Vương cũng đã chọn đất Bạch Hạc để định đô trong thuở lập quốc!.
Thế rồi cũng không thiếu những kẻ được và tự xem là sĩ. Thi nhau mà "Múa... Bút" vịnh Hoàng Hạc Lâu !! Khiến nên biết bao thế hệ cháu con thi sĩ, thả sức múa bút tán theo mà vịnh, xướng, ca, tụng... Hoàng Hạc... !?.
Ta thấy, duy chỉ có Lý Bạch khi nhìn thấy bài Hoàng Hạc Lâu, Thi Tiên đã vứt bút, trầm mình luôn đi cho rồi...!, ...!?
Trước khi bỏ đời, Thi Tiên lý Bạch vẫn còn kịp ta thán hai câu:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng lầu.
Tùy duyên! Ai muốn hiểu sao thì hiểu vậy.
Như tôi đã từng diễn tả qua trong các bài trước. Tần Thủy Hoàng ngay sau khi gồm thâu thiên hạ Nhà Chu. Bởi cũng có dòng máu của Bách Việt khi xưa. Nên Tần Thủy Hoàng thừa biết di ấn vẫn đang còn ở bên kia dòng Dương Tử. Ngay lập tức, Tần Thủy Hoàng tiếp tục xua quân vượt qua dòng Dương Tử, truy dấu di ấn mà mãi từ thời Nhà Thương còn dỡ mộng. Ta phải biết, với thế lực ngày đó của Tần Thủy Hoàng. Vùng Kinh Việt cũng như Dương Việt tại khu vực Ngũ Lĩnh, khó có thể đương cự. Cuối cùng rồi dòng Thường Việt tại Hồ Phiên Dương, cũng chịu bi cảnh chim Việt mất tổ mà phải lạc đàn...
Thủy Hoàng Đế bèn giao cho Phù Tô và Mông Điềm lãnh trọng trách xây biên ải tại khu vực đó. Đồng thời cũng giao cho Triệu Đà thống lĩnh binh mã, tấn công vào nước Âu Lạc của An Dương Vương.
Trong giai đoạn của trang sử Việt ngày đó; Vó ngựa của Nhà Tần, đã phải cuồng vó ở phía bên ngoài chân Thành Cổ Loa. Bởi phía bên trong Thành Cổ Loa, có Nỏ Thần của dòng Âu Lạc đang trấn giữ. Cho dù trang sử của giai đoạn này có bị che giấu. Nhà Tần không có thể chạm đến chân tường Thành Cổ Loa của Nước Âu Lạc, là một sự thật không thể chối cãi.
Nếu lịch sử của người Trung Quốc có nhắc đến Tần Thủy Hoàng? Thì đó sẽ là cả một sự kinh hoàng, hằn sâu trong tâm thức của họ muôn đời nay. Vậy thì những trận chiến giữa Nhà Tần trong giai đoạn đó với Nước Âu Lạc bên chân Thành Cổ Loa? Ắt phải khiến nên những nỗi khiếp đảm, vạn lần hơn nữa cho người Trung Quốc.
Bởi tại thời điểm của luận giải này: Ta thấy Nước Âu Lạc trong giai đoạn của lịch sử khi đấy. Chính là giới hạn duy nhất, buộc Nhà Tần phải chấp nhận dừng vó. Sự kiện này, có nguy cơ sẽ là nét mực bôi đen mọi sự hãnh diện hão về lịch sử cũng như văn hóa của người Trung Quốc trong thời kỳ đấy là một hiện thực.
Dĩ nhiên trang sử của giai đoạn lịch sử này. Nhất định không thể tồn tại cho được. Kể cả Sử Ký của Tư Mã Thiên cũng tránh đả động đến!?. như thế, ta xét thấy Sử Ký của Tư Mã Thiên đã có một khoảng trống lịch sử trong giai đoạn này. Tất nhiên, trong giai đoạn 1000 năm sau đó. Tất cả sử Việt, bằng bất kỳ giá nào; Không thể tồn tại cho được rồi vậy. Và Cổ Loa Thành nhất định phải chịu chung số phận cùng với lịch sử cũng như dân tộc Việt. Bởi di tích đấy, là di chứng lịch sử vốn đong đầy dị ứng đối với người Trung Quốc.
Sự việc lúc này, sẽ được chúng ta xem xét đến một giả thuyết như sau:
Sự kiện Nhà Tần đang dần bị thôn tính bởi Nhà Hán khi đấy. Khiến nên Triệu Đà tiến thoái lưỡng nan, buộc phải mang binh mà kết giao cùng An Dương Vương. Dĩ nhiên không phải là trá hàng cho được. Bởi ta xét thấy mục đích trá hàng là cho ai? Nhà Tần hay Nhà Hán? Lại càng không phải cho Triệu Đà trong hoàn cảnh khi đấy.
An Dương Vương dĩ nhiên nhìn thấy rất rõ hoàn cảnh của Triệu Đà rơi vào lúc đó. Và cũng muốn yên bình. Nên cũng kết thông gia mà tỏ chân tình cùng Triệu Đà, không hề nghi ngờ gì cả. Dần rồi Triệu Đà phát hiện và nắm được toàn bộ sách lược trọng yếu của nước Âu Lạc thông qua sự nhẹ dạ, cả tin của Mỵ Châu. Tham vọng chỉ có thể nổi lên và lớn dần trong tâm địa của Triệu Đà về sau này mà thôi.
Phải lấy làm rất khó cho tư duy, khi ta có thể xét thấy rằng: Nhà Hán, ngay sau đấy. Cũng tiếp tục photocopy phiên bản Trọng Thủy - Mỵ Châu mà diễn lại trên nước Nữ Chân! Tấn tuồng này vốn đã xãy ra trên sân khấu của Lã Hậu. Khi đạo diễn kiêm diễn viên chính Trần Bình thủ vai. Ta thấy Sử Ký Tư Mã Thiên có chép là: "Kế mà Trần Bình ngày đó thi triển ở nước vương bà là tuyệt mật! Mãi đến hôm nay, không một ai biết được là kế gì cả!?".
Như ta biết đấy; Trần Bình rất "đẹp trai" !! Đồng thời cũng là tay ăn chơi, trác táng bậc nhất trong thời điểm đấy. Nói ra xấu hổ chết... Bởi, nói làm sao cho được...
Thế rồi...
Như những gì mà chúng ta đã biết đấy. Thế nhưng, cái giá mà dân tộc Việt của chúng ta phải trả đã quá đắt. Một cái giá mà ngày nay nhìn lại... hầu như lịch sử trên bình diện địa cầu xưa nay. Duy nhất; Chỉ có dân tộc Do Thái, mới có thể chia sẻ và cảm thông được. Bởi họ cũng đã từng trải qua cái giá nô lệ của 1000 năm đó mà không bị mất gốc! Kể cũng hi hữu thật. Trời có "Mặc định" điều gì chăng !? Hồi sau sẽ rõ. Bởi, không có bất cứ điều gì, mãi bị che giấu được nữa rồi.
Đáng buồn hơn. Tại sao người Việt thường chịu chấp nhận người ngoài nhận xuống tận đáy bùn đen, hơn là anh em trong nhà hơn nhau một vài lời nói tỏ bày chính kiến !? Cho dù quan điểm thật chính đáng. Nỗi ưu tư này, đòi hỏi phải chỉ định cho ra nguyên nhân, trước khi bước qua ngưỡng cửa của Kỷ Nguyên Mới. Một nghi án cho vấn đề này bỏ ngỏ: Có phải đó chính là dòng máu "lai căn" từ Hoa Trung và Hoa Thượng, của người Hoa Hạ !? Bởi giống nòi Thần Tiên, vốn không thuộc hệ di truyền đấy cho được.
Chân lý đó. Nhất định phải được thực thi ở thời kỳ cuối trong nay mai...
Thế rồi... Tôi không thể nhắc đến những nỗi thống khổ, mà dân tộc Việt đã từng phải chịu trong suốt 1000 năm đó ra đây cho được. Những điều đó hoàn toàn nằm ngoài sự tưởng tượng hiện nay của hầu hết chúng ta.
Tôi chỉ có thể nhắn nhủ được rằng:
Cái lý của Dịch Kinh đã chỉ rất rõ là: Mô hình trật tự tự nhiên của vũ trụ vốn là Tham Thiên Lưỡng Địa. Điều đó có nghĩa là 3 Dương và 2 Âm. Từ tượng trời mà suy ra; Người đàn ông, nhất định phải là trụ cột trong gia đình, cáng đáng trọng trách mà dìu dắt vợ con trong suốt cuộc hành trình đi về cội nguồn. Bất kỳ mô hình vận hành nào phản ảnh đối lập với quy luật đó. Ắt phải trả với một giá rất đắt.
Điển hình như thời kỳ của An Dương Vương là một bằng chứng khó có thể chối bỏ cho được. Thế nên trong suốt 1000 năm của giai đoạn đó. Thiên ý buộc các bà nhất định phải đứng ra mà giành lấy cơ đồ đã đánh mất về lại cho dân tộc. Và đó cũng là thời kỳ Mẫu Hệ của lịch sử dân tộc Việt.
Những hiện tượng mà lịch sử phải trả giá đắt như điển hình vừa nêu trên đây. Tôi sẽ tiếp tục chỉ ra trong từng giai đoạn về sau mà dân tộc Việt tiếp tục vô tình dẫm phải dấu chân của mô hình Mẫu Hệ. Tạo hóa vốn đã định phận nữ nhi là chân yếu, tay mềm. Nhất định phải nương theo quy luật chứ không phải mang thân gồng gánh cơ đồ cho được. Tất nhiên, nếu có muốn chia sẻ trọng trách. Hãy nương theo mà phụ thêm vậy.
Và đó, cũng chính là ý tưởng của Tạo Hóa. Không khác.



23.VŨNG LẦY LỊCH SỬ.

Theo phép tính Tam Nguyên Cửu Vận.
Ta xem lại đồ hình "điểm vận", kèm theo Thái Cực Tượng Đồ VN. Theo đó, ta sẽ thấy mỗi Vận trong phép chuyển Vận đó là 20 năm x 3 vận = 60 năm là một Nguyên. Từ đó ta áp dụng vào Thế Vận trong giai đoạn 1000 năm khi Nhà Hán đô hộ, tính từ Triệu Đà.
Nếu ta có theo dõi những bài viết trên trang này từ đầu. Ta dễ dàng nhận thấy 1000 năm đó đã bao gồm 2 cuộc bể dâu. Như vậy chia ra Thế Cuộc nô lệ 500 năm ban đầu đó thì Vận hành thuộc về Âm Thế. Và Thế Cuộc của giai đoạn 500 năm về sau thì, Vận hành là Dương Thế!
Từ nhận định đó, cho ta thấy được rằng: Lý Vận thứ nhất, chuyển tương đương 200 năm thì xảy ra sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Vận thứ hai, cũng 200 năm dành cho sự nổi dậy của Bà Triệu!! và 200 năm của Vận cuối là Lý Bí (Bôn). (Chính xác thì Thế vận là 180 năm. Do năm nhuận, cách tính rất phức tạp. Tôi chỉ đưa ra ước lượng để ta dễ tham khảo thôi).
Tôi cũng đính chính với quan niệm của các sử gia như sau: Tên của Lý Nam Đế là Lý Bí hoặc Lý Bôn, không có nghĩa là Trái Bí, Trái Bầu hay Hoa Thiên Lý như các vị trước nay suy diễn như thế cho được "!?" Mà tên này chính là tên của Quẻ Dịch. Đó là tên Quẻ Sơn Hỏa Bôn. Hoặc Sơn Hỏa Bí mà ra. Theo Dịch Lý thì Bôn hay Bí đều cùng nghĩa như nhau. Ai muốn xem và xét nghĩa theo Bôn hoặc Bí đều được, không sai. Điều này có "Dịch Nghĩa"..., Bôn là cái Thời còn phải bôn ba chưa định. Bí thì lại tiềm ẩn ý..., Vận còn bế tắc, chưa hanh thông.
Tôi cũng cần phải lưu ý thêm rằng: Kinh Dịch vốn là nền tảng của Văn Hóa từ muôn năm qua cho đến tận hôm nay là điều không phải bàn cãi nữa. Vì thế ngay từ thuở sơ khai của thời kỳ cổ đại. Những bậc vương tử, tri thức nói chung. Họ luôn đặt tên con cái theo nền tảng của Kinh Dịch để thể hiện Văn Hóa như:
Thứ nhất; Họ thường đặt tên con theo Thập Thiên Can, ta có thể thấy như các vua từ giai đoạn của Nhà Thương (Thường Việt). Thứ hai, thì đặt theo Thập Nhị Địa Chi. Và thứ ba là theo Ngũ Hành. Duy nhất dòng Bách Việt đại đa số lại lấy tên của các Quẻ Dịch mà đặt tên! Ta có thể tra xét lại quá khứ lịch sử từ giai đoạn của Xi Vưu đã đều thấy điều đó trong Văn Hóa người Bách Việt rồi vậy! Điều này càng khẳng định thêm cho quan điểm Kinh Dịch vốn là văn hóa của dân tộc Việt vậy.
Bằng bất kỳ giá nào; Tôi cũng phải lấy được Kinh Dịch về lại cho dân tộc Việt hôm nay. Bởi đó chính là di chỉ của giống nòi này. Kinh Dịch còn đầy rẫy những giá trị tiềm ẩn trong đó, mà nhân loại trong tương lai, cần phải sử dụng cho những mục đích phát triển chung. Kinh Dịch vốn là một Kỳ Thư, Di Bảo của dân tộc Việt đã mặc định là "Lạc Thư" bị trôi lạc, vùi lấp. Nên phải chịu cảnh để cho thiên hạ gây nát loạn xưa nay.
Thế cho nên trong giai đoạn của Lý Nam Đế, Lý Bí hay Lý Bôn chính là văn Hóa tiềm ẩn của Kinh Dịch. Tiếp đến là Triệu Quang Phục cũng không ngoại lệ. Đó gọi là tượng trời, dựa theo đó để... Chiêm Tượng. Và đó cũng chính là đọc chổ không chữ, rất gần với Thiên Thư rồi vậy.
Thiên Thư vốn là Sách Trời, nơi tôi vừa diễn giải chính là chiếc cầu nối với Sách Người (Nhân Thư), mà xưa nay ta quen gọi là Lịch Sử. Và chiếc cầu nối giữa sách người và sách trời chính là tất cả những Kinh Điển, bao gồm cả Kinh... của các Tôn Giáo nói chung.
Như tôi đã mô tả giá trị Kinh Dịch tiềm ẩn trong thời An Dương Vương với Thành Cổ loa thì miễn bàn rồi. Vậy các nhà Dịch Học nói chung, nghĩ gì về những cái tên như: "Thi Sách" !, Triệu Thị "Trinh" !!, Lý "Bí, Bôn" !!!, Quang "Phục" !?. Những giá trị của Kinh Dịch tiềm ẩn liên tiếp trong các thời kỳ xảy ra những sự kiện như thế? Tôi sẽ chứng minh những giá trị này, xuyên suốt lịch sử Việt cho mãi đến tận ngày hôm nay.
Thế mới có thể gọi là; "Nấu Sử Sôi Kinh" cho được vậy.
Chúng ta quay trở lại đề tài đang dỡ dang, tiếp tục nối mạch lại như:
... Như những gì mà ta đã thấy; Bởi An Dương Vương đại diện cho dòng mẹ, làm mất nước vào tay Nhà Hán. Cho nên trong suốt giai đoạn mà nương dâu lở thành bể rộng đó. Các bà phải có trách nhiệm nổi dậy là tất yếu đối với Dịch lý. Tuy nhiên ta thấy; Trời sinh ra, vốn đã định số là phận nữ nhi rồi. Thế cho nên không có thể cáng đáng trọng trách, mà mang cơ đồ lại cho dân tộc được rồi vậy.
Và Vận Thế đến giai đoạn của Lý Bí chính là Dương Vận! Nói cách khác thì đó chính là dòng của Cha. Điều này ta có thể nhận thấy rất rõ khi Rồng đã cho móng Triệu Quang Phục như... Rùa từng có cho móng đối với An Dương Vương khi xưa vậy.
Đáng tiếc thay cho Triệu Việt Vương ngày đó. Vương đã không nhìn ra được là mô hình lịch sử đang "lập lại", chu kỳ vận hành của mô hình trật tự tự nhiên của vũ trụ. Và Vương lại dẫm đúng vào vết xe cũ, khi vừa vượt qua khỏi khu "đầm lầy" Dạ Trạch. Nơi mà Long Thần đã cõng Vương thoát ra khỏi vũng lầy lịch sử khi đấy.
Ta phải đủ để lĩnh hội được rằng: Cái linh khí của dân tộc Việt tại khu Đầm Dạ Trạch mà ngày đó Triệu Việt Vương được phù trợ (Quang Phục). Lại chính là cái hồn thiên dân tộc từ cái Đầm Nhất Dạ khi xưa mà Chữ Đồng Tử từng định cư! Thế cho nên ta mới nghe như mơ hồ về một truyền thuyết rằng Chữ Đồng Tử đã trao móng Rồng cho Triệu Quang Phục trong những trang sử đính kèm. Cái ý tiềm ẩn này, những thế hệ ngàn sau không có thể suy tới cho thấu được. Đó là một sự thật mà ta không có thể viện đến bất kỳ một cứu cánh nào mà thoát ra khỏi sự thật lịch sử đó cho được. Bởi vì đó là chuyện của Thần Tiên. Ta cũng quen gọi một cách chưa suy gẫm thấu đáo là: Thần Thoại !!
Chiếc xuồng độc mộc của Triệu Quang Phục bị sa lầy trong vũng lầy Lịch sử khi đó ở đoạn; Triệu Việt Vương đã gả Cảo Nương cho Nhã Lang, vốn là con của Lý Phật Tử..., "ở rễ" !?
Than ôi! ...Bi kịch của quá khứ, lại tái diễn với dân tộc Việt nữa rồi..."!?".
Về việc này thì: Ngũ Hổ Tướng của anh em nhà họ Trương nhìn thấy rất rõ. Nhưng tiếc thay; Trương Hống và Trương Hát đành ôm nỗi thất vọng đong đầy uất ức đối với Triệu Việt Vương khi can gián không thành. Để đến nỗi sau khi chết, cả hai vị Trương Hống và Trương Hát đã tụ khí anh linh, không chịu tan mà hiển thần, tiếp tục phò trợ non sông Việt về sau.
Ta có thể nhận thấy hồn thiêng của hai vị bàng bạc theo núi sông từ Tam Giang (3), lên Lục Đầu (6) và hiện nay thành Cửu Long (9) "!?". Đó chính là linh khí ngàn đời của dân tộc, chung đúc anh linh mà thành nên hiện tượng như thế cả. (3 - 6 - 9, vận trù của thế tam nguyên. Ta có thể dựa theo đó mà lập ra Thế Cục từ Kỳ Môn Độn Giáp. Từ đó..., mới Lộ Diện cho ta Nhận Diện được Cục Diện nào hiện nay đang diễn ra... trên Bình Diện... thời thế đương đại hầu chiêm, nghiệm... mà có thể nói về Thế Cuộc...).
Khí hồn thiêng của núi sông đó, từ Tam Giang, Như Nguyệt, Lục Đầu, Bạch Đằng cũng cùng một khí chung đúc mà nên những chiến công lừng lẩy sử sách muôn đời. Đặc biệt đã hiển oai linh mà nộ khí trong những trận đánh xảy ra trên sông Như Nguyệt về sau này của Dân tộc Việt, bao gồm Nhà Tiền Lê và Nhà Lý (nơi có đền của hai vị Thần này). Kể, anh linh của dân tộc Việt; Sống làm Tướng, tuy không thỏa chí bình sinh, nên uất khí không tan. Thác cũng quyết thành Thần mà phò sông núi Nước Nam cùng giống nòi vậy.
Ta xét thấy phiên bản của giai đoạn lịch sử này, mô phỏng trung thành với bản gốc của 500 năm trước. Cho nên cuối cùng rồi Lý Phật Tử cũng mang đất nước mà giao cho Nhà Tùy như Triệu Đà đã từng làm trong quá khứ!
Xét ở vào chu kỳ Dương Thế của 500 năm tiếp theo sau. Ta vẫn thấy quy luật vận hành cũng đúng với từng thời điểm cũng như sự kiện xảy ra như: Mai Thúc Loan, Ngô Quyền, khởi đầu cho Đinh Bộ Lĩnh tiếp theo. Và cuối cùng là Lý Công Uẩn! Ta nhận thấy Ngô Quyền đã thoát ra khỏi vũng lầy khi đó bằng cách: Quyền Vương quyết bày trận trên sông Bạch Đằng để vẫy vùng cho thỏa chí cõi bờ, chứ không chấp nhận bám mãi "ao làng" đầm lầy nữa.
Ở đây ta chỉ xem xét đến những vấn đề của những sử liệu bị vùi lấp dưới hố sâu của quá khứ. Khi dòng sử dân tộc phải chảy qua những gập ghềnh trong thác lũ...
Vì thế trận chiến trên sông Như Nguyệt, được ta soi tư duy vào giữa đêm trường tại thời điểm... Lý Thường Kiệt đang kình trận. Sở dĩ ta lướt qua diễn biến tiền cảnh sông Như Nguyệt thời Tiền Lê là bởi: Khí thiêng khi ấy đã cùng Lê Đại Hành lan tỏa đến tận sông Bạch Đằng, nên những thế hệ sau khó nhận ra rõ ràng oai linh cho được.
Ta phải biết; Trước khi ánh trăng rằm nhập hồn, hiển danh trên mặt sông... Như Nguyệt mà nộ khí thiêng ngàn năm, soi sáng sử thiêng. Lý Thường Kiệt đã giăng xong thiên la và đang trầm tư trên võng... địa...
Trên bờ sông Như Nguyệt ngày đó? Lại chính là địa phương mà hồn thiêng oai linh của Dân tộc Việt đang tụ xứ!: Đình thờ nhị vị Thần Linh của dân tộc; Trương Hống, Trương Hát !! Ngôn ngữ của nhân loại đã tỏ ra bất lực khi mô tả về diễn biến gì đã xảy ra phía bên trong ngôi đình này ngay trong đêm đó!? Ta chỉ có thể nghe truyền lại rằng: Trong một đêm nghĩ kế phá Giặc Tống. Sáng ngày, Lý Thường Kiệt khi bước ra sân đình, tóc đã hóa bạc trắng mái đầu... !?.
Và cũng trong đêm đó...; Ba quân nghe sĩ khí chất ngất âm ba của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, rền vang trên sông Như Nguyệt. Khí thiêng của sông núi tỏa mờ, giăng phủ khắp mặt sông Như Nguyệt. Che giấu linh ảnh của một Tàng Long đang chờ thời khắc..., đưa giặc Tống đi vào ác mộng của dòng Sử Thiêng...
Điểm dòng sử mạch...
Như thế, Ta xem xét lại trong suốt 500 năm của cuộc thế vào thời vận cuối này của lịch sử. Thật rất khó để cho ta có thể điểm đúng Thế Sử của giai đoạn này cho được. Trước hết, ta phải nhận định rõ hoàn cảnh mà dân tộc đang phải rơi vào trong suốt 1000 năm khi đó đã. Người Việt chỉ là thân phận nô lệ, hoàn toàn không có quyền để được học hành. Hoàn toàn không đủ được phép ghi chép bất cứ điều gì vào sách chứ chưa nói gì đến chép sử. Cho nên lịch sử của dân tộc Việt đang rơi vào cái thế mà tôi gọi là "Thế Sử" !
Chính vì thế cho nên lịch sử của dân tộc Việt là; "Thế Sử" khi đó buộc phải ghi vào..."Bia Miệng" !, mà truyền đời lại cùng "Thế Hệ" mai sau. Và hôm nay, ta nhất thiết cũng phải căn cứ vào cái Hệ của Thế đó, để sàng lọc ra những giá trị phủ lấp mà Xử Thế.
Quả thật, không hề có một mảy may đơn giản nào cho vấn đề này bao giờ cả. Bởi ta biết những truyền thuyết được truyền miệng, kể lại đó. Vốn có tính mơ hồ, đại dị, thêm thắt, một cách vô tội vạ của bao đời chồng chất ! Khiến nên cái tính hoang đường luôn đong đầy và khỏa lấp hết tư duy mọi đương đại của chúng ta.
Tưởng; Để có được một khối óc sàng lọc ra được những chân giá trị lịch sử tiềm ẩn trong đó, hoàn toàn là việc không tưởng. Tuy nhiên những công việc đó, rồi cũng đến lúc mà giai đoạn lịch sử, nhất định sẽ sản sinh cho giống nòi. Chúng ta nhất định phải ý thức được điều này cho bằng được vậy. Và đó cũng chính là bản tính của lịch sử rất đặc biệt của riêng dân tộc Việt mà thôi.
Vậy tôi sẽ điểm ra những cột mốc của giai đoạn mà dòng sử của dân tộc mang tính tiềm ẩn đó như sau:
Cột mốc thứ nhất, có tiềm ẩn những giá trị mang tính "Bảo Tàng" của dân tộc Việt là giai đoạn "thời điểm": Đinh Tiên Hoàng! Bởi những giá trị lịch sử của giai đoạn này vừa thoắt bước vào hiện thực, lại thoắt đi vào huyền thoại mà chưa một ai có thể nhận ra được chân giá trị gì tiềm ẩn trong thời gian đó cả !?
Về những giá trị này mà ở vào thời điểm hiện tại của hôm nay. Tôi vẫn chưa có thể trình bày ra ở đây cho được (!?). Mà những giá trị này vẫn đang còn chờ những yếu tố mà lịch sử đòi hỏi phải hội đủ ở trong thì của tương lai gần nữa.
Và cột mốc thứ hai đó là Nhà Lý. Đồng thời giai đoạn nối tiếp thứ ba nối liền theo chính là Nhà Trần.
Thuật ngữ " đốt cháy giai đoạn" mà tôi vừa ghi ra ở đây? Hoàn toàn chỉ là dòng chữ xuất hiện cho có mà thôi. Chính vì thế, nên tôi nhất định ghi hai chữ sau khi gõ phím enter là:
"Gián đoạn"...
... Và chờ bài kế tiếp vậy.
dienbatn giới thiệu . 
Nguồn https://www.facebook.com/kysuphiabenkia
Xem chi tiết…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *