CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 24.

11/03/2017 |
CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 24.
NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN.
Từ phần này trở đi có tên gọi là NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN. Đó là những tháng ngày vô cùng vất vả, trải nghiêm đủ Hỉ- Nộ- Ái - Ố của dienbatn . Cũng đã qua từ lâu rồi , xin kể lại để các bạn cùng chiêm nghiệm . Thân ái. dienbatn. Loạt bài này đã đăng trên báo giấy : Tuổi trẻ và Đời sống .
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, quân Pháp chiếm thành Vĩnh Long. Sau đó, tiến lên huy hiếp thành Châu Đốc, buộc Tổng đốc Phan Khắc Thận phải đầu hàng. Tỉnh An Giang mất vào tay Pháp vào ngày 22 tháng 6 năm 1867. Trần Văn Thành không hàng Pháp mà mang quân qua Rạch Giá, hỗ trợ kháng chiến quân của Nguyễn Trung Trực.
Trần Văn Thành sinh năm 1920 ở ấp Bình Phú, làng Bình Thạnh Đông, tổng An Lương, quận Châu Phú Hạ, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Năm 1840, ông gia nhập quân đội nhà Nguyễn được cử làm suất đội trong chiến dịch giải giáp Nặc Ông Đôn (em vua Cao Miên, khởi quân chống lại Việt Nam). Năm 1845, ông được thăng làm Chánh quản cơ, coi 500 quân, đóng quân ở Châu Đốc để giữ gìn biên giới phía Tây Nam.
Theo (https://vi.wikipedia.org).
“Trần Văn Thành sinh ra trong một gia đình trung nông ở ấp Bình Phú (Cồn Nhỏ), làng Bình Thạnh Đông, tổng An Lương, huyện Đông Xuyên, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc ấp Bình Thành, xã Phú Bình, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang).
Ông trưởng thành và hoạt động dưới triều đại Thiệu Trị và Tự Đức, từ khoảng năm 1841 đến 1873.Năm 1840, Trần Văn Thành gia nhập quân đội nhà Nguyễn giữa lúc Nặc Ông Đôn, em vua Cao Miên, nhờ có Xiêm La giúp sức, đã khởi quân chống lại cuộc bảo hộ của Việt Nam.
Nhờ có sức khỏe, giỏi võ nghệ, khá thông thạo chữ nghĩa , nên ông được cử làm suất đội (chỉ huy khoảng 50 lính), từng đóng quân ở Chân Lạp (Campuchia).
Dưới thời Thiệu Trị, ông từng đem quân đánh dẹp phe nổi dậy ở Láng Cháy (Tri Tôn) . Năm 1845, sau khi lập được nhiều công lao, ông được thăng làm Chánh Quản Cơ, coi 500 quân, đóng quân ở Châu Đốc để giữ gìn biên giới phía Tây Nam .
Năm 1846, Nặc Ông Đôn qui phục nhà Nguyễn. Cuối năm Đinh Mùi (1847), xét thấy tình hình biên giới Tây Nam đã ổn định, thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông", triều đình cho giải ngũ một số binh sĩ, trong đó có cơ biền của Trần Văn Thành. Trước khi về lại quê nhà, ông được ban thưởng nhiều phẩm vật cùng một tờ chiếu khen là "Quản cơ tinh binh".Giải ngũ, Trần Văn Thành cùng gia đình đến cư ngụ tại khu vực chùa Huê Viên (còn gọi là chùa Vườn Bông, nay thuộc xã Phú Bình, huyện Phú Tân).
Năm 1849, Trần Văn Thành gia nhập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An) sáng lập năm 1849.
Từ 1851, khi Đoàn Minh Huyên bị bắt buộc phải đến tu tại chùa Tây An (Châu Đốc), nghe lời thầy, ông mang vợ con rời Cồn Nhỏ (Bình Thạnh Đông) đến vùng Nhà Bàng sau này, rồi đến Láng Linh (Châu Phú) lập trại ruộng để lo việc khẩn hoang .
Tháng 2 năm 1861, Đại đồn Chí Hòa thất thủ, sau đó quân Pháp lần lượt đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vua Tự Đức liền ra lời kêu gọi các sĩ dân nơi đây cùng hợp tác chống ngăn quân xâm lược. Hưởng ứng lệnh vua, Trần Văn Thành trở lại đội ngũ.
Sau khi đi Pháp chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ thất bại, năm 1865, Phan Thanh Giản được cử làm Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Do sức ép của Pháp, triều đình lệnh cho ông Giản phải lùng bắt Võ Duy Dương (còn gọi là Thiên hộ Dương), và ông Giản đã phái Trần Văn Thành thực hiện nhiệm vụ này, nhưng ông chỉ làm cho lấy có .
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, quân Pháp chiếm thành Vĩnh Long. Sau đó, một đoàn tàu chiến do trung tá hải quân GaLey cầm đầu, tiến lên huy hiếp thành Châu Đốc, buộc Tổng đốc Phan Khắc Thận phải đầu hàng, tỉnh An Giang mất ngày 22 tháng 6 năm 1867.
Để cứu nguy nước nhà, Trần Văn Thành tự tổ chức dân binh đắp cản ở quê nhà (Cồn Nhỏ) để ngăn quân Pháp , đồng thời mang quân qua phía Rạch Giá, hỗ trợ cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. Tháng 6 năm 1968, thủ lĩnh Trung Trực đánh chiếm được đồn Kiên Giang mấy ngày, thì bị quân Pháp tổ chức phản công. Lập tức, Trần Văn Thành cho quân (có đông đảo đồng bào Núi Sập tiếp tay) đắp cản ở Ba Bần, Trà Kên (nay đều thuộc huyện Thoại Sơn) để ngăn cản tàu chiến Pháp đi tái chiếm tỉnh lỵ Rạch Giá .
Ngoài ra, ông còn can dự vào việc giết viên Chủ tỉnh Vĩnh Long là Salicetti ở Vũng Liêm .
Cuộc cản phá thất bại, Nguyễn Trung Trực bị đánh thua rút quân ra Hòn Chông (nay thuộc Kiên Lương), còn Trần Văn Thành thì dẫn lực lượng của mình vào Láng Linh dựng trại, khẩn hoang làm ruộng, luyện quân và rèn đúc vũ khí...để chuẩn bị làm cuộc đánh đuổi ngoại xâm .
Láng Linh một cánh đồng rộng trũng phèn rộng bao la, thời nhà Nguyễn, đất này thuộc huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang (nay nằm trên địa bàn các xã Thạnh Mỹ Tây, Đào Hữu Cảnh, Bình Phú (nay đều thuộc huyện Châu Phú tỉnh An Giang). Xưa kia, nơi đây có nhiều đầm lầy, đế sậy và vô số cây thưa (vì thế mà thành tên cuộc khởi nghĩa) , lại ít có kênh rạch thông vào...
Cây trát thưa hay cát thưa (dân gian gọi tắt là "thưa") là một loại cây ưa mọc ở vùng đất thấp, chịu được mùa nước nổi, cội to (khi lớn), lá nhỏ mà dài (xem ảnh). Ca dao địa phương có câu: "Bãi bồi mọc những cát (hay trát) thưa/ Thương em đi sớm về trưa một mình". Theo Nguyễn Hữu Hiệp và Liêm Châu, tên cuộc khởi nghĩa viết là Bãi Thưa (theo nghĩa bãi đất mọc nhiều cây thưa) mới đúng. Do cách phát âm của người nông thôn miền Nam, mà tên Bãi Thưa lần hồi thành ra Bảy Thưa (theo Kỷ yếu, tr. 79 và 92). Hiện nay ở Láng Linh còn rất ít loại cây này. Cây cát (hay trát) thưa, chỉ còn lại vài bụi nhỏ tại Dinh Sơn Trung.
Theo lời kể của nhân dân và tư liệu cũ thì căn cứ chính của khởi nghĩa Bảy Thưa là Hưng Trung doanh (nay thuộc ấp Hưng Trung, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú). Xung quanh có các đồn làm tuyến ngăn cản đối phương, như: đồn Cái Môn, đồn Lương (đều thuộc Thạnh Mỹ Tây), đồn Giồng Nghệ (Vĩnh Hanh, (Châu Thành), trạm canh Ông Tà (Tà Đảnh, Tri Tôn), đồn Hờ ở vàm rạch Cái Dầu (Châu Phú), v.v... . Mỗi đồn đều được trang bị súng thần công, súng điểu thương, hỏa hổ,... với khoảng 150 nghĩa quân phòng thủ.
Trần Văn Thành phất cờ chống Pháp vào khoảng tháng 8 năm 1867, và lấy tên Binh Gia Nghị đặt cho đội quân của mình.
Theo tờ trình của Pháp năm 1870, thì lúc bấy giờ lực lượng của Trần Văn Thành có khoảng 1.200 nghĩa quân, bao gồm một số quân triều và nghĩa dân (trong đó phần đông là tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương). Để củng cố thêm thế lực, Trần Văn Thành cho người đến liên hệ với Pu Kom Pô, thủ lĩnh kháng Pháp ở Campuchia, nhưng vì ông này cũng đang gặp khó khăn nên việc liên kết không mấy hiệu quả. Ngoài ra, ông còn cho người sang Xiêm La và Cao Miên để mua súng đạn, nhưng không thành công, vì hai nước ấy không muốn nhúng tay vào việc Nam Kỳ e mất lòng Pháp .
Cuối năm 1868, các phong trào kháng Pháp tại Nam Kỳ đã bị tan rã gần hết, lực lượng Trần Văn Thành lâm vào thế cô, và ông trở thành nhân vật bị Pháp truy nã, treo giải thưởng cao .
Năm 1871, một cộng sự của Pháp là Trần Bá Lộc thử hành quân vào Bảy Thưa, nhưng chẳng thâu được kết quả do sình lầy, bốn phía lau sậy mù mịt, thỉnh thoảng bị phục kích.
Sang năm 1872, nhờ lời khai của nghĩa quân ra hàng và mật thám thăm dò được, thực dân quyết định mở cuộc càn quét lớn vào Bảy Thưa. Tuy nhiên mãi cho đến năm sau, họ mới phát lệnh hành quân.
Bắt đầu từ tháng 3 năm 1873, thực dân Pháp cho quân đánh phá đồn Hờ ở rạch Cái Dầu (thuộc Châu Phú), và uy hiếp đồn Nghệ (thuộc xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, An Giang) rồi kéo dần vào rừng. Họ nã đại bác vào phía trước và cho dân dọn đường phía sau. Qua 5 ngày chiến đấu, quân Bảy Thưa lui dần. Quân Pháp không tiến mau được vì ngột nắng và sợ đỉa. Ngày 19 tháng 3, hải quân Pháp từ Châu Đốc tiến vào đánh đồn Cái Môn (nay thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú). Tuy có hào sâu nhưng vì súng của nghĩa quân bắn không được xa, phát nổ phát không, nên chẳng bao lâu quân Pháp tràn vào được trong đồn. Cùng ngày ấy, tàu chiến Pháp đâu tại vàm rạch Mặc Cần Dưng (nay thuộc Châu Thành, An Giang), ngoài sông Hậu, rồi cho quân  dùng xuồng nhỏ vào ngọn rạch Mặc Cần Dưng (nay thuộc Châu Thành, An Giang) để tiến tới ngọn Hang Tra là nơi Trần Văn Thành đang chỉ huy chiến cuộc .
Biết mình đang bị bao vây, và người Pháp có vũ khí hữu hiệu, nhưng Trần Văn Thành và nghĩa quân vẫn cương quyết đối phó.
Theo Sơn Nam, khoảng 9 giờ sáng ngày 19 tháng 3 năm 1873 (21 tháng 2 năm Quý Dậu), quân Pháp bắt đầu xung phong đánh chiếm Hưng Trung doanh. Báo Le Courrier de Saigon ra ngày 5 tháng 4 năm 1873 tường thuật:
Tại Hưng Trung, Trần Văn Thành vẫn bình tĩnh đứng sau chiến lũy làm bằng những tấm ván và những bao gạo chồng lên nhau, để đốc thúc nghĩa binh chiến đấu. Nghĩa quân trong các chiến lũy thổi tù và, đánh trống và reo hò để tăng uy thế. Bên cạnh ông còn có con trai ông hỗ trợ cho ông bắn"...
Nhà văn Sơn Nam kể:
Ông Trần Văn Thành vẫn bình tĩnh đối phó, tuy đang bị vây. Ông đứng sau phòng tuyến làm bằng ván với những bao gạo chồng chất. Ông thách thức bọn Pháp, dùng ống loa mà chửi rủa thậm tệ. Đồng thời ông day về phía quân sĩ của mình mà khích động tinh thần; quân sĩ hò reo vang rân, chửi rủa bọn Pháp, trống đánh liên hồi. Ông Trần Văn Thành cắt từng lọn tóc nhỏ của mình mà phân phát cho các tín đồ...Bọn Pháp được lịnh đánh tràn vào. Ông Thành mặc áo màu đỏ sậm, đốc thúc chiến sĩ, ra hiệu lịnh, bên cạnh ông là đứa con ruột đang tiếp tay và đích thân ông bắn súng...
Trước hỏa lực mạnh mẽ của đối phương, dù cố gắng chống trả nhưng chỉ vài giờ sau thì quân Bảy Thưa cũng bị đánh tan. Cũng theo Sơn Nam thì sau trận này, bên nghĩa quân có 10 người chết, 5 người bị thương, 15 người bị bắt sống. Ngoài ra, họ còn bị đối phương chiếm đoạt 16 súng điểu thương, 70 cây đao, nhiều gạo cùng ghe xuồng, một số giấy tờ cho thấy ông Thành từng ở Rạch Giá với Nguyễn Trung Trực và can dự vào vụ đánh giết Salicetti (chủ tỉnh Vĩnh Long) ở Vũng Liêm.
Xong trận, quân Pháp nổi lửa đốt tất cả dinh trại, phá hủy hết các lò đúc vũ khí, rồi mang xác ông Thành và Đội Văn (Pháp ghi là Vang, giữ hậu tập, tử trận trong trận Hưng Trung) về chưng bày tại chợ Cái Dầu (Châu Phú) để thị uy, để ngăn chận những tin đồn cho rằng ông còn sống, chỉ tạm thời đi lánh mặt và sẽ tiếp tục kháng chiến . Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam thì ông không tử trận. Sách viết: "sau khi bản doanh Hưng Trung bị tàn phá, thất bại nặng, ông rút lui vào chiến khu và mất ngày 21 tháng 2 âm lịch năm 1873".
Về cái chết của ông, đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Nhà văn Sơn Nam viết về Trần Văn Thành và cuộc khởi nghĩa của ông như sau:
Trần Văn Thành từng tham gia những trận chống quân xâm lược Xiêm, đời Thiệu Trị. Qua đời Tự Đức, thấy sự áp bức của vua quan, ông trở thành tín đồ của Đoàn Minh Huyên, bấy lâu nổi danh với tài trị bệnh, cải cách Phật giáo, bỏ những nghi thức rườm rà, nhằm huy động nông dân chống lại phong kiến...
Với chí lớn không chút bi quan yếm thế, ngay sau khi An Giang mất, ông đưa nghĩa dân và nghĩa quân qua phía Rạch Giá, tham gia cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, và ông trở thành nhân vật mà thực dân Pháp truy nã gắt gao, treo giải thưởng. Sau đó, ông rút lui về Láng Linh để khẩn hoang. Có thể nói, ông là người đầu tiên dám nghĩ đến việc canh tác ở vùng trũng phèn này. Từ năm 1871 đến đầu năm 1873, mật khu lần hồi thành hình...Nghĩa quân gồm quân sĩ cựu trào, thêm khá đông người yêu nước từ các tỉnh.
Khi đề cập cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, nhiều sử gia đều đánh giá cao, vì:
-Việc tổ chức khá khoa học, với công sự, kho lương thực; đặc biệt là đúc súng ống tại chỗ, tuy súng hãy còn thô sơ, kiểu "ống lói".
-Biết dùng hình thức tôn giáo để qui tụ quần chúng và che mắt thực dân Pháp.
-Thủ lĩnh (Trần Văn Thành) thấy rõ tương lai dân tộc ở hành động cụ thể là phải chống ngoại xâm, không thể ngồi khoanh tay chờ núi Cấm nứt ra "bất chiến tự nhiên thành". Thái độ của thủ lĩnh và nghĩa quân là "chiến đấu không thỏa hiệp"
Nho sĩ Cao Văn Cảo, người cùng thời, có làm bài thơ chữ Hán tưởng niệm ông. Vô danh dịch như sau:
Non sông Hồng Lạc, giặc xâm lăng
Thẳng thắng, Trần công cố sức ngăn.
Trời đất biết cho lòng sốt sắng,
Kiếp đời ghi mãi chí thù hằn.
Đền thờ tỏ dấu dân trong nước,
Thơ vịnh nêu tình khách viết văn.
Những đứa phản thần qua đến cửa,
Gục đầu, run mật, cặp mày nhăn.
Năm 1909, một tu sĩ trong giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương tên là Vương Thông có viết tập thơ Nôm thể lục bát có tên là "Trần Quản Cơ dữ Gia Nghị Binh", kể về khởi nghĩa Bảy Thưa, trong đó có nhiều câu nói đến tinh thần "an bần, lạc đạo", lòng quả cảm và tiết tháo của ông, trích hai đoạn ngắn:
Thân ngài (Trần Văn Thành) chẳng quản rách lành,
Ở trong Láng đó lều tranh chờ thời.
Người trung đứng giữa mặt trời,
Đắng cay bao quản vận thời chớ than.
Trích cò le át la vang,
Đậu khoai nuôi bữa bắp rang đỡ lòng...
Và:
An Giang có một ông (Trần Văn Thành) đây
Chữ dạ ngay thầy ái quốc ưu dân.
Thà thua xuống láng xuống bưng,
Kéo ra đầu giặc lỗi chưng quân thần...
Trần Văn Thành được tôn thờ ở nhiều nơi, như: Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, Dinh Hưng Trung, Dinh Sơn Trung...Ngoài ra, tên ông còn dùng để đặt tên cho trường học và đường phố trong tỉnh An Giang.”
Tháng 6 năm 1968, Nguyễn Trung Trực đánh chiếm được đồn Kiên Giang mấy ngày, thì bị quân Pháp tổ chức phản công. Do địch được trang bị vũ khí vượt trội nên Nguyễn Trung Trực rút lui ra Hòn Chông, còn Trần Văn Thành thì dẫn lực lượng của mình vào Láng Linh – Bảy Thưa dựng trại, khai hoang, luyện quân và rèn đúc vũ khí chờ thời cơ. Đó là khoảng thời gian hình thành môn phái võ Thất Sơn Thần Quyền.
Một số Chưởng môn truyền nhân của các hệ phái đều nhắc đến ông tổ Cử Đa - Một nhà sư tay không đả hổ ở núi Thiên Cấm Sơn. Cũng có thể đó là ông Tổ chung nhiều môn phái võ có xuất xứ ở vùng Thất sơn.
Thời Thiệu Trị cuối cùng, Nguyễn Văn Đa thi đậu võ cử nên được gọi là Cử Đa.
Khi triều đình nhu nhược trước quân Pháp, ông Cử Đa thất vọng từ quan về vùng Thất Sơn đứng dưới cờ kháng chiến của nghĩa quân Trần Văn Thành (quản cơ Trần Văn Thành) vào năm 1862. Lúc ấy nghĩa quân Trần Văn Thành trú đóng dưới chân núi Liên Hoa Sơn (căn cứ Láng Linh – Bãi Thưa) lập căn cứ kháng chiến lâu dài.
Láng Linh – Bãi Thưa là hai cánh đồng rộng nằm liền kề, có nhiều đầm lầy, lau sậy và vô số cây thưa um tùm tăm tối. Căn cứ chính của Trần Văn Thành có tên là Hưng Trung doanh, đặt tại trung tâm rừng Bãi Thưa (nay thuộc xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, An Giang).
Ông Cử Đa trở thành người huấn luyện võ thuật cho quân kháng chiến. Trong khi quân Pháp sử dụng vũ khí hiện đại, quân kháng chiến chỉ có các loại đao, thương và súng tự chế. Để trấn an tinh thần nghĩa quân, thủ lĩnh nghĩa quân Trần Văn Thành giao cho Ngô Lợi huấn luyện phép thuật.
Còn cụ cử Đa trong cuốn Tà Lơn có viết là quê tại Thuộc Nhiêu , chống Tây bị thất bại nên đi tu lấy hiệu là Ngọc Thanh :
“ Hắc y đổi lại cà sa,
Cải tên đặt lại hiệu là Ngọc Thanh “.
Trong thời gian này cụ cử Đa thường đem quân lên Vồ Thiên Tuế  tập võ .  Gọi là Vồ bởi chúng là những chỏm cao nhô lên trong cùng một dãy núi, phần nhô cao lên có đỉnh bằng phẳng . Tại núi Cấm có 5 vồ là : vồ Thiên Tuế, vồ Ông Bướm , vồ Bà , vồ Đầu và vồ Bò Hong . Trong đó vồ Bò Hong cao nhất ( 716 m ) và thấp nhất là  vồ Ông Bướm ( 480m ) . Gọi là vồ Thiên Tuế bởi ở đây có rất nhiều cây Thiên Tuế  lâu năm , gọi là vồ Ông Bướm bởi ngày trước cuối thế kỷ 19 có hai người Miên tên là Bướm và Vôi đến tu luyện . Gọi là vồ Bà vì trên vồ có tượng Bà to lớn và rất đẹp . Tại Vồ Bà cũng còn có một phiến đá rất to có hình dáng giống như một cái thuyền có sự tích về “ Chàng Nam và chiếc thuyền hóa đá “
Nhằm tạo niềm tin, thu hút nhiều quần chúng tham gia kháng chiến, Ngô Lợi đem nền tảng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương lập một tôn giáo mới có tên gọi là Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Những tín đồ được Ngô Lợi phát bùa đeo nhằm… chống đạn. Ông Ngô Lợi còn dùng sấm truyền để tín đồ tin rằng sắp đến ngày tận thế (đồng khởi), ma quỷ (quân Pháp) đã hiện ra đầy đường và núi Cấm sắp mở hội “Long Hoa”.
Chỉ trong một thời gian ngắn, người dân khắp đồng bằng bồng bế gia đình kéo về vùng kháng chiến Láng Linh nườm nượp. Ngô Lợi phải chia đất cho tín đồ cất nhà, lập làng và tổ chức khai hoang lập ruộng sản xuất lấy lương thực nuôi quân. Theo lệnh của Quản cơ Trần Văn Thành, ông Ngô Lợi còn bày cách cho tín đồ đóng ghe nhiều chèo phục vụ cho chiến đấu.
Sau một thời gian dài chuẩn bị, năm 1872, Trần Văn Thành chính thức phất cờ chống Pháp, lấy hiệu là Binh Gia Nghị. Nghe tin, Pháp cử chủ tỉnh người Việt tên Trần Bá Lộc đưa mật thám xâm nhập căn cứ.
Năm 1873, sau khi nắm rõ tình hình nghĩa quân, Trần Bá Lộc dẫn quân Pháp đánh vào Bảy Thưa. Ông Trần Văn Thành tử trận. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Quân Pháp tàn sát, giết hại, đốt làng của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Ông Ngô Lợi thoát nạn, sau này quay trở về Láng Linh tiếp tục chiêu mộ nghĩa quân dưới danh nghĩa tôn giáo chờ thời cơ. Khi quân Pháp càn quét vào vùng căn cứ, một trong những đệ tử của Bổn sư Ngô Lợi đã dùng một chiếc ghe nhiều mái chèo theo sông Cái ra biển đào thoát về tận vùng núi Long Sơn ở Bà Rịa lập nên đạo Ông Trần.
Riêng ông Cử Đa cải trang thành một vị sư lấy tên là Sư Bảy, giả điên khùng, lưu lạc nhiều nơi để tránh sự truy lùng của quân Pháp. Có lúc ông phái lánh sang Campot,Campongtrach, đến núi Tà Lơn tức Bokor (Campuchia).
Đến năm 1896, ông Cử Đa mới dám trở về vùng núi Cấm lập am ẩn danh. Năm 1896, khi rời Campuchia về nước, ông Cử Đa tìm gặp Đức Bổn sư Ngô Lợi để bàn chuyện tiếp tục đánh Pháp. Nhưng vị tu sỹ này từ chối do chưa đến thời cơ. Thất chí Cử Đa về vùng rừng Tri Tôn lập chùa Năm Căn quy  ẩn.
Riêng làng An Định, nơi được xem là thủ phủ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa với ngôi chùa Tam Bửu và Phi Lai do chính Ngô Lợi tạo dựng, quân Pháp bố ráp xóa làng 5 lần nhưng không xóa được lực lượng nghĩa quân này.
Sau khi Ngô Lợi bị bệnh qua đời, những kháng chiến quân trong đội ngũ tín đồ vẫn tiếp tục rèn luyện võ nghệ chờ thời cơ đánh Pháp. Nhưng do không còn người lãnh đạo, lực lượng này mai một dần.
Tương truyền, ông Cử Đa là một trong số chỉ huy của Chưởng cơ Thành. Khi nghĩa quân bị thực dân Pháp đàn áp, các vị chỉ huy nghĩa quân phân tán lực lượng vào các cánh rừng già để bào toàn lực lượng và chờ đợi người liên lạc của Chưởng cơ Thành. Họ không ngờ rằng chủ soái đã bị giặc bắt và tử hình. Với quân số ít ỏi, Cử Đa không thể làm được gì ngoài việc chiêu mộ thêm nghĩa quân và ngày đêm luyện tập võ nghệ. Do ảnh hưởng tín ngưỡng và điều kiện rèn quân nên hệ phái tổ sư Cử Đa có võ pháp nghiêng về các thế tấn công quyền pháp và binh khí. Về võ đạo, hệ phái tôn vinh tinh thần dân tộc, chống ngoại xâm và tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh sư phụ (chỉ huy) bằng lời thề độc khi nhập môn. Về võ thuyết, hệ phái này lấy niềm tin từ “cõi âm”, vì vậy, ngoài những bài tập rèn luyện về thể chất, võ sinh còn phải luyện bùa, phép, ngải, chú. Do sống trong vùng rừng thiên nước độc, không có giấy tờ ghi chép nên các võ sinh chỉ học bằng cách truyền khẩu. Sau này, các đệ tử (Nghĩa quân) của tổ sư Cử Đa tiếp tục đi khắp nơi chiêu mộ nghĩa quân, chiêu mộ đến đâu huấn luyện võ thuật đến đó. Vì lưu trữ kiến thức võ học bằng trí nhớ nên chuyện tam sao thất bồn là lẽ đương nhiên. Sau nhiều thế hệ nối tiếp, dần dà, Thất Sơn võ phái biến thành nhiều chi phái khác nhau. Có nhiều chi Thất Sơn nhưng hầu hết đều không nhận ra bài quyền nào của nhau. Thậm chí có chi phái hoàn toàn không luyện đòn thế mà chỉ chú tâm vào huyền thuật, gọi là chi phái “thần quyền”. Khoảng thập niên 70 của thế kỷ trước, nhiều người đã cố công sưu tầm, tập hợp các tinh hoa của tổ sư Cử Đa nhưng chưa thành công đã giải tán do chiến tranh.
Phái Thất sơn Thần quyền là một môn phái riêng, không hẳn là Trà Kha , nhưng tiếp thu rất nhiều những kỹ thuật căn bản và khẩu quyết của phái Trà Kha. Các thày ngày xưa đi học và nghiên cứu theo các hệ phái Nam tông thường kết hợp và vận dụng rất tài tình, sáng tạo các môn phái khác vào môn phái của mình. Chỉ riêng phái Thất sơn thần quyền cũng chia ra rất nhiều nhánh nhỏ với nhiều sáng tạo và kết quả là có nhiều chi nhánh khác nhau trong cùng một phái Thất sơn Thần quyền. Thất Sơn Thần Quyền là một môn phái cận chiến thực dụng, chỉ hữu ích trong chiến đấu thuở gươm đao xưa. Người võ sinh có những phương pháp luyện tập dị biệt. Vì bài quyền không có lời thiệu nên bị tam sao thất bản. Ngoài quyền cước, võ sinh còn được trang bị thêm niềm tin huyền bí để tạo sự tự tin, bình tĩnh. Trong chiến đấu, sự tự tin, bình tĩnh chiếm 50% thắng lợi .
Theo dõi tiếp bài 25. dienbatn.
Xem chi tiết…

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 23.

11/03/2017 |
CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 23.
NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN.
Từ phần này trở đi có tên gọi là NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN. Đó là những tháng ngày vô cùng vất vả, trải nghiêm đủ Hỉ- Nộ- Ái - Ố của dienbatn . Cũng đã qua từ lâu rồi , xin kể lại để các bạn cùng chiêm nghiệm . Thân ái. dienbatn. Loạt bài này đã đăng trên báo giấy : Tuổi trẻ và Đời sống .
PHẦN BA – THÀY CHÀM DẠY VÕ THẦN CHO DIENBATN.
( Trong phần bài viết này, dienbatn có sử dụng nhiều tư liệu của các môn phái Võ thuật và những tư liệu sưu tầm được . Để mạch văn được trơn chu , có thể có những tư liệu không được ghi nguồn. Mong các tác giả cảm thông. Xin trân trọng cảm ơn ). Dienbatn.

Theo đúng như đã thỏa thuận giữa 3 người Thày, Những tháng sau đó Thày Chàm bắt đầu dạy cho tôi về quyền thuật . Khác hẳn những môn quyền pháp mà ngày xưa ở trinh sát Lào (  Ít-xa-la  ) tôi đã từng được huấn luyện . Môn này ngày đầu tiên tới nhà Thày Bảy tôi đã từng được chứng kiến . Môn đó được gọi là “ Võ Thần “ hay “ Thất Sơn Thần quyền “. Để có thể học tới nơi , tới chốn môn võ này , thày Chàm quyết định đưa tôi về miền Thất Sơn – Châu Đốc. 
Nửa tháng sau , tôi đã xin nghỉ phép tại cơ quan và cùng thày Chàm xin phép ông , bà Bảy lên đường đi Châu Đốc . Hai thày trò được học trò của thày Bảy dùng xe hon da đưa ra bến xe Phước Vinh , cách nhà khoảng 10 km. Trời đầu xuân mà nắng tưng bừng khắp nơi . Lúc này các lò đường đã ngưng hoạt động , nhưng những núi xác mía còn trắng phau khắp nơi , bốc lên mùi ngòn ngọt , chua chua .Những vườn điều lúc lỉu những quả xanh , đỏ đung đưa theo gió sớm . Khu vực ngã ba Phước Vinh nằm trên lộ 788 thuộc ấp Phước Lợi, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, Tây Ninh. Lộ 788 là một con lộ được trải bằng đất đỏ , trải qua thời gian mưa nắng và có nhiều xe Be đi qua nên thật là kinh khủng. Mỗi khi có một chiếc xe chạy qua là một vùng bụi đỏ chùm lên khắp nơi , nhìn ai nấy chỉ còn có đôi mắt hiện lên trên khuôn mặt bám đầy bụi . Thời gian này , mỗi ngày chỉ có vài chuyến xe đò đi lên Thị xã tây Ninh. Đợi chờ mòn mỏi , cuối cùng thày trò chúng tôi cũng yên vị trên băng ghế gỗ nham nhở của chiếc xe đò lở . Tới trưa trật chúng tôi mới tới Thị xã Tây Ninh . Hai Thày trò ghé quán bên đường ăn qua quít tô hủ tiếu và hỏi thăm mới biết ngày mai mới có xe về Sài Gòn . Thày Chàm dắt tôi đi thăm một khu di tích của dân tộc Thày ở gần đó. Hai thày trò mướn xe ôm đi thăm tháp Chót Mạt được phát hiện vào đầu thế kỷ XX, tọa lạc tại ấp Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh . Khu Di Tích Đền Tháp Chót Mạt, được xác định xây dựng khoảng thế kỷ thứ VIII sau công nguyên thuộc nền văn hóa Óc Eo, Tháp Chót Mạt được phát hiện chính thức cùng tháp Bình Thạnh (Trảng Bàng Tây Ninh) đầu thế kỷ XX.
 Khoảng năm 1775 khi Nguyễn Cư Trinh đánh lui Cao Miên , có chiêu dụ được một số người Chăm trước đó chạy loạn sang trú ngụ trên đất Miên . Ông dân sớ lên Chúa Nguyễn hiến kế “ tàm thực “ , xin dùng người Chăm để ngăn chặn người Miên . Chúa Nguyễn chấp nhận , ông liền cho cất đồn ải tại Tây Ninh , Hồng Ngự và Châu Giang rồi cắt dân Chăm làm quan trấn thủ . Họ có bổn phận ngoài công việc ngăn giặc , lo khai khẩn ruộng vườn ở miền biên ải xa xôi. Có lẽ tháp Chăm Chót Mạt được người Chăm cũng được thờ cúng và tu bổ vào thời gian này .
Tháp Chót Mạt được xây dựng trên gò đất cao giữa cánh đồng. Nhìn từ xa, đã thấy khu đền tháp Chót Mạt như một ngọn bút vươn lên giữa trời. Khi tiến đến gần, tháp càng bề thế hơn với phần móng tường và đế tháp rộng. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gạch khổ lớn và đá phiến, điều này khiến cho dáng vẻ của tháp Chót Mạt có nét tương đồng với các tháp cổ ở miền Trung.
Phần đỉnh tháp được xây nhọn dần lên, nơi cao nhất của đỉnh tháp đạt chiều cao 10m. Tinh xảo hơn là các lớp gạch xếp chồng lên nhau được xây dựng khít đến mức nắng gió thời gian cũng không thể tìm ra lỗ hổng. Ngoài ra, 4 mặt tháp xoay theo 4 hướng. Mặt vách chính vẫn quay về hướng Đông. Các vách còn lại được xây hơi nhô ra ngoài, được trang trí bằng các hình chạm nổi, thể hiện rõ nét nền văn hóa thời bấy giờ. Tháp xây bằng gạch có bình diện vuông 5m x 5m đỉnh tháp cao 10m mỗi chiều kiến trúc tháp đều bị hư hại mất gần 1/2 kiến trúc, hai mặt tường tháp ở phía Tây và Bắc hầu như bị sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn phần móng tường chân đế tháp, các hoa văn trang trí bị nứt nẻ chỗ còn chỗ mất. 
Tây Ninh có tất cả 9 xóm người Chăm: Phường 1 thành phố  TÂY NINH , Tân trung A, Tân trung B, Tân phú, ấp Chăm Suối dây, Tân Hội, Thạnh Thọ, ấp Cây Khế, Hội thanh. Người Chăm ở Tây Ninh nói hai thứ tiếng, khi họ nói với nhau thì dùng tiếng Chăm, khi nói với người Việt thì dùng tiếng Nam, dầu đến những đứa con nít cũng nói được hai thứ tiếng như vậy. Cả xóm không có một trường học nào. Cũng không có thầy riêng để dạy chữ Chăm cho nhau, hễ cha anh trong nhà nào biết chữ thì dạy cho con em mà thôi.Người Chăm có hai thứ tôn giáo, hoặc theo đạo Bà la môn, hoặc theo đạo Hồi .Thày Chàm cũng phàn nàn với tôi là vì không hiểu nên người Việt thường gọi người Chăm là người Chà Và. Hai dân tộc đó khác hẳn nhau . Người Chăm hay Chàm là những người có xuất xứ từ miền Trung , vì ảnh hưởng chủa chiến tranh mà phải lưu lạc vào đây . Người Việt thấy họ giao thiệp với người Mã lai , sang học Đạo ở Pattani thì lầm tưởng họ là người Mã lai rồi cứ gọi như vậy . Danh xưng Chà Và là do tiếng Java mà ra . Đồng bào Chăm coi đó là một danh xưng đầy khinh miệt , cũng như danh xưng An Nam mà người Hán gọi dân Việt vậy . Thời Vua Minh Mạng , những người Chăm theo Lê Văn Khôi chiếm Phan rang , Phan rí , Phan thiết chống lại triều đình ( 1833 ). Cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi thất bại , một cuộc thảm sát vô cùng man rợ giành cho người Chăm theo Lê Văn Khôi đã khiến họ phải bỏ xứ ra đi . Một số chạy sang Cambodge , một số sống lẩn lút theo đồng bào Thượng, số lớn chạy vào Nam . Phong trào khủng bố đó đã được Vua Thiệu Trị khoan hồng , xuống một sắc chỉ chiêu an năm 1841 , truy phong cho Vua Poklong Kahul . Tuy nhiên đa phần những người Chăm thời đó đã lưu lạc tới Kompong Chăm , Châu Đốc và Tây Ninh đã không quay trở lại . Chỉ có một nhóm nhỏ chạy vào rừng núi miền Trung theo người Thượng là lục tục trở về Bình thuận , Ninh thuận và sống tới ngày nay .
Chúng tôi vào Tháp làm lễ . Thày Chàm ngồi bệt tại cửa tháp , im lặng với ánh mắt đượm buồn. Thày Chàm kể cho tôi nghe một truyền thuyết mà Thày nghe kể lại : 
“Bấy giờ Vua Chăm (người chép chuyện không nói là Vua gì, và ở đời nào) có một người con gái tên là Mứ-gouth. Trong xứ Vua có một người con trai tên là Kakây, con của một người giàu kêu là Mú-sô-Palây. Kakây thấy Mứ-gouth thì ưng lắm mà không dám đi nói, vì mình là con dân mà nàng là con Vua. Song Kakây không nhịn được, bèn tìm cách mà bỏ ngải cho Mứ-gouth. Mứ-gouth bị ngải, cách năm sáu ngày thì trốn ra khỏi cung Vua mà theo Kakây. Vua biết con gái mình đã phải lòng Kakây, không tài nào gỡ ra cho được, bèn kêu Kakây đến mà gả Mứ-gouth cho.
Khi Kakây lấy được công chúa rồi thì ở lại triều giúp Vua về sự đánh giặc. Nguyên vì Kakây có tài bói, lúc nào có việc trận mạc thì y giở lịch chọn ngày xuất hành cho nên Vua đánh trận nào đều thắng trận nấy.
Vì thấy Kakây có tài như vậy, Vua sợ dễ y rồi sẽ cướp ngôi mình đi, nên có ý muốn giết Kakây. Kakây biết ý Vua thì than thở riêng với vợ mình. Công chúa đem lời tâu cùng Vua, thì Vua lại chối rằng không có bụng ấy. Vua thề trước mặt bá quan rằng nếu mình có ý giết Kakây thì trời sẽ làm cho mình mất ngôi đi.
Thế nhưng về sau Vua quả lập thế mà giết Kakây thật. Một hôm, Vua nhóm các quan tại sân chầu, rồi giàn năm con voi ra, bảo Kakây nhảy lên lưng voi cỡi cho Vua xem. Kakây vâng lời thì Vua ra khẩu hiệu cho voi rằng Mà inh tron pók, tức thì năm con voi xúm lại mà xé Kakây chết tươi.
Sau khi Kakây chết, Vua đi cưới Lê công chúa, là con gái của vua An Nam. Lê công chúa xinh đẹp lắm, Vua say mê vì nàng, không lo đến việc quốc chánh và binh cơ nữa. Vua ỷ rằng trong nước duy Kakây có tài, nay chết rồi, đã hết lo ; còn mặt ngoài thì Vua đã cưới con gái Vua An Nam, hai nước đã thông hôn với nhau thì cũng như một nước, từ rày sẽ hưởng cuộc hòa bình, không còn lo gì giặc giã nữa. Các quan tại triều cũng có đồng một ý kiến như Vua vậy.
Trước cung Vua, có một cây trai lớn và linh lắm, người ta nói rằng Vua Chăm cường thạnh là nhờ thần của cây trai đó. Lê công chúa bèn giả đò đau, mời năm thầy mười bà đến bói, bà đều biểu nói rằng tại cây trai đó có ma, nên bắt bà phải đau. Bà bèn xin Vua phải sức đốn cây trai ấy đi. Vua nghe lời, sai lính đốn cây trai. Lính giơ búa lên thì búa dính trên vai, không hạ xuống được. Vua nổi giận, tự cầm búa mà đốn lấy, vừa chặt ba búa thì cây trai ngả xuống và chảy máu ra như suối. Lê công chúa liền lành bịnh.
Lê công chúa gởi thơ cho cha mình là Vua An Nam, nói rằng cây trai ấy đã hạ rồi, thì Vua An Nam kéo binh vào đánh Vua Chàm. Vua Chàm sai rã cây trai ấy làm ván đóng thuyền để đi đánh giặc. Lạ cho cái thuyền ấy, không chèo không buồm mà cứ việc đi, vả lại đi theo ý Vua muốn, Vua chỉ đi đâu thì thuyền đi đó. Mấy trận đầu Vua An Nam phải thua luôn.
Về sau, Vua An Nam sai lính đến đóng cọc trong biển đó. Đến chừng đánh một trận nữa, thuyền Vua Chàm mắc lấy cọc không tới lui được, Vua giận, lấy búa bửa thuyền, thuyền chìm, Vua thoát thân lên bờ, khi lên bờ rồi, Vua còn đánh với quân An Nam mấy trận nữa, mà đều bị thua luôn, quan quân chạy một đường, còn Vua chạy một đường.
Vua Chăm chạy, mà Vua An Nam cứ đuổi theo. Sau, cùng đường, Vua Chăm sa xuống giếng, tức thì có những con nhện giăng tơ lấp đầy miệng giếng. Vua An Nam kéo binh đến đó, thấy không có đường chạy nữa, mà sai lính tìm khắp cũng không ra dấu tích Vua Chăm, toan rút quân về. Thình lình nghe con thằn lằn kêu tắc tắc trên miệng giếng, Vua An Nam sai lính kiếm một lần nữa cũng không thấy. Tính việc bỏ đi, lại nghe thằn lằn kêu tắc tắc, Vua bèn lấy gươm khều váng nhện trên miệng giếng thì thấy Vua Chăm hiện ra. Vua An Nam bèn sai chặt đầu Vua Chăm đem theo mình, còn cái thân thì bỏ lại đó. Vì sự tích đó, cho đến bây giờ, người Chăm vẫn coi con nhện là ơn và coi con thằn lằn là thù.
Khi vua Chăm bị chém, cái đầu lìa khỏi cái thân, thì cái đầu có dặn với cái thân rằng: hãy đợi đó bảy ngày thì đầu sẽ trở lại hiệp với thân. Mới được ba ngày, song cái thân ngỡ là bảy ngày, sao cái đầu không thấy trở lại, hoặc giả đi lạc rồi sao, bèn đứng dậy đi tìm cái đầu. Đi được một đỗi, gặp một lũ chăn trâu lêu lêu mà nói : coi bay cái người không đầu đi đâu đó kìa! Cái thân liền ngã xuống tại đó. Tới bảy ngày, cái đầu quả trở lại chỗ cũ, tìm cái thân không gặp, cũng rơi xuống nằm đó luôn.
Lúc đó, Vua An Nam bắt voi của Vua Chăm nhiều lắm, và vào cung Vua khuân cả vàng bạc chở về ngoài Bắc. Còn dân Chàm thì bị giết, lớp thì chạy lớp tan lạc hết.
Con trai của Vua Chăm là Bô Chơn và Bô Ti-cây thì chạy vào ở Tây Ninh, bấy giờ kêu là Rồn-đuôm-rây, xóm ở, kêu là Paóch-ruồm.
Bô Ti-cây có vợ tên là Nayposoth lịch sự lắm, nghe thấu tai Vua Xiêm La. Sau khi ở Tây Ninh được ba bốn năm, Vua Xiêm kéo binh đến đánh để bắt lấy nàng Nayposoth. Hai vợ chồng Bô Ti-cây cứ chạy chỗ nầy chỗ kia mà trốn. Vua Xiêm bắt không được cũng kéo quân về. Sau lại, nhân trong lúc Bô Ti-cây đi vắng, Nayposoth ở nhà mở hội cúng tế đương đờn hát vui chơi, thình lình Vua Xiêm kéo quân đến vây bắt nàng, chở lên voi đi qua sông Tầm-long, bây giờ kêu là Kampong Chamalông. Bô Ti-cây trở về thấy cơ sự như vậy, liền theo kịp lội qua sông, chém voi ngựa quân lính Xiêm chết nhiều lắm. Còn chừng bảy con voi nữa thì tới voi của Nayposoth cỡi, mà Bô Ti-cây đã mệt mỏi quá thể rồi, nàng thấy chồng mình như vậy, lấy làm tội nghiệp bèn bẻ nút áo vàng của mình đưa cho vua Xiêm bắn chết Bô Ti-cây. Vua Xiêm bèn đem Nayposoth về bên Xiêm.
Cái trận mà quân Xiêm qua bắt Nayposoth đó thì dân Chăm tổn hại nhiều lắm. Những con nít chạy qua cầu bị người lớn lấn té xuống sông chết không biết bao nhiêu, song quân Xiêm không hề giết ai.
Hòn núi ở Tây Ninh mà bây giờ kêu là núi Chơn Bà Đen cũng gốc từ trận ấy: Vì trong trận ấy, quân Xiêm thường nói với nhau rằng: "Phum chờn mê đen", nghĩa là: Xiêm theo kịp bắt được Nayposoth gần chơn núi.” ( putrachampa.blogspot.com).
Đêm đó , chúng tôi ngủ nhờ ở nhà một người bạn thày Chàm ở gần cửa số 2 chợ Long Hoa. Chợ Long Hoa có nhà lồng hình chữ thập trên một lô đất hình vuông, chung quanh có 8 cửa, hướng ra tám con đường, với ý nghĩa là: Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, biến Bát Quái. Từ trên phi cơ nhìn xuống khu chợ Long Hoa, chúng ta sẽ thấy giống như một cái Bát Quái Đồ. Theo tư tưởng của đạo Cao Đài thì các chơn hồn trước khi về cõi Thần tiên phải chung qua Lầu Bát Quái để trừ đi những oan trái và trược khí và dự Đại hội Long Hoa để xét xem công đức mà phong phẩm Thần tiên.Do số tín đồ Cao Đài từ khắp các tỉnh đổ dồn về vùng Thánh Địa Cao Đài lập nghiệp càng ngày càng đông, nên ngày 12 tháng 11 năm Nhâm Thìn (dl 28 tháng 12 năm 1952) Hộ pháp Phạm Công Tắc cho khởi công xây dựng chợ Long Hoa theo vị trí và bản vẽ của ông để tín đồ Cao Đài có nơi buôn bán làm ăn. Ý nghĩa danh từ Long Hoa là chỉ thời kỳ khai mở Hội Long Hoa, do Đức Di Lặc Vương làm Chủ khảo, là kỳ thi phán xét cuối cùng trong Kỳ Hạ Ngươn để tuyển phong Phật vị.  Các cửa chính chợ Long Hoa Tây Ninh gồm: Cửa Một phía Bắc chạy về hướng Tòa Thánh, cửa Ba phía Tây chạy về hướng chùa Gò Kén – sông Tây Ninh, cửa Năm phía Nam chạy về vùng Giang Tân hướng về Sài Gòn, cửa Bảy phía Đông chạy về Trí Huệ Cung. Tám cửa mang ý nghĩa Bát Quái Đồ Thiên.
 Lúc đi qua lầu Bát quái gần cửa số 2 Tòa Thánh , tôi thấy thày Chàm tự nhiên ứa nước mắt , ông cố giấu mà không nổi. Hình ảnh vùng đất đầy đau thương này có lẽ còn theo ông đi đến những ngày cuối đời . Tội bỗng nhớ đến câu thơ của Chế Lan Viên :
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ 
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? 
Khi ta ở, chi là nơi đất ở 
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
Đêm hôm đó, sau khi cơm nước xong , hai thày trò giăng hai cánh võng ở ngoài hiên nhà nằm tâm sự . Thày Chàm kể cho tôi nghe về xuất xứ của môn Võ Thần Thất sơn Thần quyền mà tôi sắp học .
Theo như Thày Chàm cho biết về nguồn gốc của võ phái này : Từ thuở mở đất tiến về phương Nam, do chống chọi với thiên nhiên, thú dữ và cướp phỉ, người Việt nơi đây đã sáng lập nhiều môn phái võ mang tính chiến đấu cao như Tân Khánh Bà Trà, Gò Công, Thất Sơn võ đạo….
Do ảnh hưởng phong trào kháng Pháp, nhiều chí sỹ khóc hận nước mất nhà tan đã lánh vào rừng sâu núi thẳm rèn binh chờ cơ hội cứu nước nên khắp miền Nam thuở trước, vùng nào cũng có một hệ phái ra đời. Ở vùng Thất Sơn đã có hàng chục hệ phái xuất hiện.
Năm 1859, Pháp bắt đầu đánh chiếm Nam kỳ Lục tỉnh (Nam bộ). Một giai đoạn bi thảm bắt đầu trên vùng đất mới khẩn hoang chưa lâu lắm. Triều đình nhà Nguyễn bất lực trước sự xâm lăng ngang ngược của thực dân Pháp đã lên tục nhượng bộ cắt đất, bất lực ngồi nhìn súng đạn thực dân thôn tính miền Nam, sau đó thôn tính và đặt ách đô hộ lên toàn nước Việt. Nhiều bậc trung quân ái quốc tức giận kháng mệnh triều đình. Nhiều chí sỹ tựu quân kháng chiến cứu nước.
Vùng Bảy Núi, tức Thất Sơn (hiện nay thuộc tỉnh An Giang) trở thành căn cứ địa của các lực lượng nghĩa quân Nam Bộ. Thật ra, Thất Sơn có đến 10 ngọn núi nhưng thời vua Tự Đức chỉ đặt tên cho 7 ngọn tượng trưng cho 7 linh huyệt gồm: Anh Vũ Sơn (Núi Két), Thiên Cẩm Sơn (Núi Cấm), Ngũ Hồ Sơn (Núi Dài), Liên Hoa Sơn (Núi Tượng), Thủy Đài Sơn (Núi Nước), Ngoạ Long Sơn (Núi Dài Văn Liên), Phụng Hoàng Sơn (Núi Tô). Theo cụ Hồ Biểu Chánh qua tác phẩm Thất sơn huyền bí  thì Thất sơn là các núi : Trà sư, núi Két ,núi Dài ,núi Tượng , núi Bà đội om , núi Tô và núi Cấm . Còn theo Đại nam nhất thống chí thì Thất sơn bao gồm : Núi Tượng , núi Tô , núi Ốc Nhâm , núi Nam Vi , núi Châm Biệt , núi Nhân Hòa.
Nhìn tổng quát thì các núi ở miền này bắt đầu từ núi Sam ăn mãi đến tận núi Vọng Thê , núi Sập và các hòn ở tận Hà Tiên . Nhưng về sự mật thiết của địa lý từng vùng thì Thất sơn chỉ bao gồm các núi nằm trọn vẹn trong hai quận Tri Tôn và Tịnh biên . Theo các cụ ngày xưa nói lại : vùng Thất sơn nằm trong gianh giới : “ Tiền tam giang – Hậu thất lĩnh. Vậy mới có câu :
“ Trước ba sông thêm rạng chí tang bồng ,
Sau bảy núi chẳng nao lòng anh kiệt “
Do địa điểm hiểm trở, dãy nối dãy, ngọn liền ngọn, rừng rậm hoang vu nên vùng núi này có nhiều loại thực vật, động vật cực kỳ bí hiểm. Cọp beo, rắn rết cùng những loại cây ăn thịt (dân gian gọi là ngải) đã khiến nhiều người bỏ mạng mất xác khi cố tình thâm nhập. Trước sức mạnh vũ khí hiện đại của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân chỉ có binh khí thô sơ và lòng quả cảm. Những người chỉ huy phải sử dụng đến “vũ khí tâm linh”. Võ phái Thất Sơn thần quyền ra đời từ đó. Để giữ bí mật nơi trú ẩn, nghĩa sỹ kháng chiến đã lợi dụng sự kỳ bí của tự nhiên, lợi dụng địa thế hoang vu hiểm trở của rừng rậm, núi cao thêu dệt nên những câu chuyện linh thiêng nhằm để tiếp thêm sức mạnh cho binh sỹ và uy hiếp kẻ thù. Tiêu biểu nhất trong các Đạo giáo ra đời trong thời kỳ này là Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật thày Tây An – Đoàn Minh Huyên. 
“Đoàn Minh Huyên (14 tháng 11 năm 1807 - 10 tháng 9 năm 1856), còn có tên là Đoàn Văn Huyên, đạo hiệu: Giác Linh, được tín đồ gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An. Ngoài vai trò là người sáng lập giáo phái (Bửu Sơn Kỳ Hương) bản địa đầu tiên ở An Giang , ông còn là một nhà yêu nước, nhà dinh điền đã có công khai hoang nhiều vùng đất ở Nam Bộ (Việt Nam).
Đoàn Minh Huyên là người ở vùng Cái Tàu Thượng, thuộc làng Tòng Sơn, tổng An Thạnh, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang; đến thời Pháp thuộc đổi thành làng Tòng Sơn và sau đó là làng Mỹ An Hưng thuộc tổng An Thạnh Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1849, ở Nam Kỳ, xảy ra vụ mất mùa và đại dịch (kéo dài đến 1850), đã làm nhân dân lâm vào cảnh cùng cực, khổ đau và chết chóc. Trong hoàn cảnh ấy, ông Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn vào Trà Bư (nay thuộc ấp An Thái, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), rồi đến vùng Kiến Thạnh (xưa thuộc làng Long Kiến; nay thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), cư ngụ ở Cốc ông đạo Kiến, trổ tài trị bệnh cho dân. Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ nghe theo những điều dạy khuyên của ông.
Thấy người tin theo ngày một đông, nên ngay năm ấy (1849), ông đã sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, với tôn chỉ và phương pháp hành đạo rất đơn giản.
Nghe ông chữa bệnh bằng nước cúng (nước lã), bông cúng,...đồng thời rao giảng đạo, quan tỉnh An Giang nghi ngờ ông là gian đạo sĩ, hoạt động chính trị nên bắt giam, nhưng xét không có bằng chứng phải thả tự do cho ông. Song ông buộc phải quy y theo đạo Phật (phái Lâm Tế) và tu tại chùa Tây An, dưới chân núi Sam (Châu Đốc). Từ đó, ông được người dân tin tưởng gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An.
Mặc dù bị chỉ định cư trú, song ông vẫn thường đi lại khắp miền sông Hậu, phổ biến giáo lý Tứ Ân, đồng thời vận động dân nghèo khai hoang, dần hình thành 4 trung tâm dinh điền lớn, đó là Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Thới Sơn (Tịnh Biên), Láng Linh và Cái Dầu (đều thuộc Châu Phú)...
Phật Thầy Tây An viên tịch ngày 10 tháng 9 năm 1856, lúc 49 tuổi. Hiện mộ ông ở phía sau chùa Tây An (Châu Đốc), không đắp nấm theo lời căn dặn của ông. Ông có nhiều đệ tử giỏi, như Đức Cố Quản (Trần Văn Thành), Tăng Chủ (Bùi Đình Thân), Đạo Xuyến (Nguyễn Văn Xuyến), Đạo Lập (Phạm Thái Chung), Đạo Thắng (Nguyễn Văn Thắng),v.v...
Theo truyền thuyết của giáo phái này, thì Bửu Sơn (núi báu) là Thất Sơn, mà linh thiêng nhất là núi Cấm. Kỳ hương tức là mùi hương lạ. Hội Long Hoa sau thời Mạt pháp sẽ được Phật Di-lặc thành lập ở đó để đón nhận những ai biết tu hiền.
Trước thực trạng nghèo đói và bệnh tật triền miên, nghe nói hội Long Hoa giống như cõi Tiên tại thế, mà việc hành đạo lại rất dễ, nên người tin theo ngày càng đông.
Người đến quy y sẽ được Đoàn Minh Huyên cấp cho một tấm "lòng phái" (mảnh giấy màu vàng có ghi bốn chữ "Bửu Sơn kỳ Hương" màu son), được truyền dạy giáo lý "học Phật- tu Nhân", tức là noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, tích cực thực hành thuyết "Tứ ân (ơn)", đó là: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo và Ân đồng bào nhân loại.
Về việc hành đạo, tuy lấy đạo Phật làm gốc, nhưng tín đồ đạo này không cần thờ tượng Phật (trên ngôi thờ Tam bảo chỉ cần thờ tấm trần điều màu đỏ), không cần phải ly gia cắt ái, không cần ăn chay, cạo râu tóc, gõ mõ tụng kinh,...và không cần phải dâng cúng những lễ vật tốn kém (bông hoa, nước lã là đủ). Trong những lời sấm truyền của Phật Thầy để lại cho đệ tử có câu: 
Chừng nào gốc mộc nên chồi ,
Ta vưng sắc lệnh tái hồi trần gian.
 Hay câu: 
Nay già đã hết già hóa trẻ,
 Nên giữa đông bổng lại có sông .
Và một đều Phật Thầy Tây An có ba ngấn cổ sau này Đức Huỳnh Phú Sổ ra đời cũng có ba ngấn cổ và Ngài viết ra quyển 2 sấm giảng nhắc lại bút tích Phật Thầy nên hầu hết tín đồ Bửu Sơn Kỳ hương hay Phật giáo Hòa Hảo đều nhìn nhận.
Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có Sơn Nam cho rằng đây là lối tu theo thuyết "vô vi", tức là không chú trọng đến hình thức, không dụng tâm bày đặt ra cái này cái khác .
Sau này, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và đạo Hòa Hảo chịu ảnh hưởng sâu sắc các yếu lý trên . Tại nơi trại ruộng làng Thới Sơn Phật Thầy có truyền lại một bài sấm ngữ:
Bửu Ngọc Quân Minh Thiên Việt Nguyên
Sơn Trung Sư Mạng Địa Nam Tiền
Kỳ Niên Trạng Tái Tân Phục Quốc
Hương Xuất Trình Sanh Tạo Nghiệp Yên.
Bửu Sơn Kỳ Hương
Ngọc Trung Niên Xuất
Quân Sư Trạng Trình
Minh Mạng Tái Sanh
Thiên Địa Tân Tạo
Việt Nam Phục Nghiệp
Nguyên Tiền Quốc Yên.
Phật Thầy Tây An là một nhà yêu nước ẩn dưới chiếc áo nhà tu. Ông vừa trị bệnh cứu người, vừa quy tụ nông dân nghèo khai hoang, vừa phổ biến "Tứ ân", mà trong đó "Ân đất nước" rất được chú trọng. Điểm đáng lưu ý nữa, đó là những "trại ruộng" mà ông lập ra chỉ là hình thức, thực chất đấy là căn cứ tập hợp nông dân chống lại chính sách cai trị hà khắc của nhà Nguyễn. Sau này, khi thực dân Pháp đến xâm lược, thì những nơi ấy trở thành những căn cứ chống ngoại xâm, nhiều tín đồ của ông trở thành nghĩa quân (để đền ơn đất nước), mà cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 -1873) do Trần Văn Thành (đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) phát động, là một minh chứng .” (https://vi.wikipedia.org).
Phật Thầy Tây An lập ra 4 trung tâm dinh điền lớn, đó là Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Thới Sơn (Tịnh Biên), Láng Linh và Cái Dầu (đều thuộc Châu Phú)...Mỗi trung tâm là do một đại đệ tử phụ trách, hình thành những trại ruộng , quy tập nông dân khai hoang làm ruộng , hướng dẫn các tín đồ tu học và tập luyện võ thuật .
Tại Trà Bông , Cần Lố, Rạch Ông Bường ( Đồng Tháp mười ) được giao cho ông Đạo Ngoạn .
Ở Cái Dầu do ông Đạo Xuyến phụ trách .
Ở núi Két do ông Đình Tây phụ trách .
Ở Láng Linh do quản cơ Trần Văn Thành phụ trách .
Phật Thầy Tây An qua đời vào năm 1856. Mộ của Ông hiện còn tại chân núi Sam ( Châu Đốc )và tại Tòng Sơn ( nay là xã Mỹ An Hưng A, Huyện Lấp Vồ - Đồng Tháp ) , nơi phát tích Đạo Bửu Sơn Kỳ hương , nhân dân đã xây đền thờ tưởng niệm Ông .Trại ruộng Bửu Hương Các ở Láng Linh trở thành căn cứ chống Pháp : Láng Linh – Bảy Thưa do Trần Văn Thành , một đại đệ tử của Phật Thầy Tây An lãnh đạo .
Xin theo dõi tiếp bài 24. dienbatn.
Xem chi tiết…

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 22.

11/01/2017 |
CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 22.
NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN.
Từ phần này trở đi có tên gọi là NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN. Đó là những tháng ngày vô cùng vất vả, trải nghiêm đủ Hỉ- Nộ- Ái - Ố của dienbatn . Cũng đã qua từ lâu rồi , xin kể lại để các bạn cùng chiêm nghiệm . Thân ái. dienbatn. Loạt bài này đã đăng trên báo giấy : Tuổi trẻ và Đời sống .
KIÊNG CỮ KHI DÙNG NGẢI.
a.Tùy theo loại bùa, người sử dụng phải kiêng ăn.
- Bùa ngải Xiêm: cữ ăn  món gồm có: trâu, chó, khỉ, sấu, môn nước, bí đao, rau diếp cá, khế. Nếu ăn bốn món thịt vừa kể thì bị hành, còn ăn bốn món sau thì bùa ngải bớt linh nghiệm (thường bị gọi là bị phai)
- Bùa ngải Việt: cữ ăn trâu, chó, cá trê, lươn, rắn, trăn, chuối hột, rau om. Nếu ăn các món thịt vừa kể , người sẽ bị hành; nếu ăn hai món sau thì bị phai bùa ngải
Ngoài ra có khi người xài bùa ngải Việt còn phải cữ chui ngang sợi dây chằng (chằng cộ chằng nhà) sao phơi áo quần và cữ bước ngang qua ngọn đống trấu, đống cát đất
Các sự kiêng cữ kể trên không được áp dụng đối với loại bùa hộ mệnh do thần thánh nhập xác ban cho.
b. Tránh phai bùa: Ngoài các điều kiện đã kể trên để bùa ngải hiệu nghiệm lâu bị phai người sử dụng nên tránh bùa ngải bị nhiễm uế khi vào nhà vệ sinh ổ điểm… Gặp trường hợp cần vào chỗ nhơ uế người ta áp dụng một trong ba cách.
- Đọc câu chủ xuất: để cho ông thần hay bà thần ra khỏi bùa ngài về cõi âm.
- Ngậm bùa ngải vô miệng.
- Cất ở nhà hay gởi người ở ngoài giữ giùm.
Có hàng trăm loại Ngải , không thể viết hết ra ở đây, mỗi loại có công năng sử dụng khác nhau, cách luyện , cách trồng cũng khác nhau. Dienbatn xin viết thêm ít dòng về một loại Ngải khá mạnh, dùng để các Thầy đấu phép lại được trồng làm cây cảnh khá phổ biến ở Đà lạt. Đó là cây Hồng tú cầu : Ngải Ma lai (mala)
Là một trong những loại độc tướng dùng để sử dụng trong những trường hợp đấu ngải, thư ngải, áp vía nhân gian. 
Trước khi luyện thành, thầy ngải phải đưa đi thật xa tránh nơi ở của gia đình, hàng xóm. thường là nơi có cây cao, đồng vắng, bãi tha ma có bóng cây. Từ khi tế luyện cho đến lúc luyện thành nhanh nhất chí ít cũng 49 đêm. 
Khi ngải thành hình, đối tượng đầu tiên được malai ngải hỏi thăm sức khoẻ chính là … ông thầy luyện ngải. Lúc ấy, đạo hạnh không cao, không có công phu hội tổ ngải và khăn sắc tổ ngải hộ thân thì nguyên thần ông thầy trở thành bữa ăn bổ dưỡng cho ngải. Nặng thì tận số, nhẹ thì cũng điên khùng và lở loét. 
Ngải malai được một số người gọi là Hồng Tú cầu. Nhưng, “hồng tú cầu” này trồng ở nhà nào, nhà đó làm ăn không khá, có chuyện lục đục xảy ra liên miên, trẻ con thường hay bệnh nhưng bác sĩ không định rõ bệnh gì, người nhẹ bóng vía thường bị bóng đè, mộng mị lung tung…
Có 2 loại chủ yếu. Một loại mọc lá dài ở miền Đông Nam bộ ,một loại lá ngắn bông có 2 màu trắng và đỏ mọc ở Thái Lan đem về hơn 50 năm rồi. 
Người ta gọi là ma lai ngải là gọi theo tiếng Việt, đây là cách nói trại từ tên gọi của Thái - Ma la ra.
Ngoài tên này, nó còn có tên gọi đúng là Rieềm chơ…
Công năng: làm đồ chơi đấu phép (không phải đấu ngải) giữa mấy thầy với nhau. Một trong những phép luyện ngải malai là dùng bông ngải.
Bông của loại ngải nầy phơi khô khi đốt lên thường hay chiêu dụ các loại yêu tà đến để hưởng khói. Từ đó, thầy đọc chú và sai xử... Tuy nhiên, nếu thầy không đủ bản lĩnh, nguyên khí của thầy sẽ bị các loại yêu tinh được chiêu dụ tranh nhau hút mất. Cho nên, tên gọi có thể khác nhau tuỳ theo mỗi môn phái, mỗi thầy, mỗi vùng miền. Nhưng, công năng của ngải thì đừng bao giờ lầm lạc. Khi nói sai, mình tạo nghiệp không phải nhỏ.
Bây giờ ngải có tên gọi khác là  Cocầntu. Đây là từ ngữ trong giới huyền môn luyện ngải, nghĩa là củ ngải có tuổi. Nếu lấy củ ngải này đem nấu với sáp ong luyện thành chất keo đặc, thầy ngải gọi là Brô nạp.
Brô nạp được đổ vào một hộp gỗ nhỏ, mang theo trong người, khi cần lấy ra xức như dầu cù là trị nhiều thứ: bị cảm mao, bị gió máy, đi vào chỗ rừng sâu núi vắng nghĩa địa vướng ma tà.
Nếu loại Brônạp này luyện thêm bông Xâmàdao vô nữa thì trở thành sáp bùa yêu mà các thầy gọi là Nơ nê.
Bông Xâmàdao là loại bông mọc ngay chỗ con chồn đực đứng giao phối với con cái. Tinh khí của hai con rơi xuống đất rồi mọc lên cây. Mấy cây nầy lớn lên như quấn vào nhau từng cặp. Hoa màu trắng nhỏ bằng đầu ngón tay, lại có mùi thơm. Loại hoa nầy bên Kampuchia mới có.
Ở Việt Nam, các vị ngải sư  thế nó bằng bông mắc cỡ (hoa Trinh nữ). Tôi nghĩ chắc do nó mọc thành đôi lá chúm lại nên có khả năng làm ngải yêu chăng?
Cách giải: Ai trúng sáp yêu nầy chỉ cần người nhà hái vài nắm lá mắc cỡ nấu nước cho uống và tắm là hết ngay.
Ngãi malai là tên gọi của mấy ông thầy Thái Lan.Nó là tên đọc mở đầu của những loại cây có xuất xứ từ Mã Lai. Loại này nhiều giống nhưng phổ biến ở Việt Nam là malai áp và malai am.Một thứ thân cao nở bông tủa ra hình cầu màu đỏ, bà con trồng kiểng ưa gọi hồng tú cầu.
NGẢI THÁI LAN.
Trước khi kết thúc phần luyện Ngải, dienbatn cũng xin nói sơ qua về việc luyện Ngải ở Thái lan và các nước phụ cần như Ma lai xi a , Phi líp phin…mà dienbatn có nhiều dịp chứng kiến. Khác với tại Việt nam , các Thày Ngải ở các nước trên hành nghề có văn phòng và đăng ký đàng hoàng. Mỗi năm tổng số tiền thâu nhập được từ các dịch vụ bán Bùa , cho thỉnh phép (Amulet , Charm) trên Mạng của Thailand có năm lên tới hơn 300 triệu Mỹ Kim . Trong đó bao gồm tất cả các loại Bùa Phù , tình yêu , công danh , ăn nói , lên chức v.v........ với nhiều hình thức mang , đeo , nuôi , thờ , luyện ..... . Ví dụ như Gumanton (Ma con , Bé Linh Vàng) , Phorngung (Binh rừng , tướng núi), Lõ Lườn (Bùa hình dương cụ) v.v..... Dĩ nhiên những loại Bùa Phép do các Acharn (Sư Phụ) thiệt làm ra thì có số lượng và chất lượng rất là linh ứng , thường là làm để gây quỹ xây Chùa , cứu tế . Cũng không hiếm những loại Bùa , Phép dỏm mà người thỉnh tốn tiền cũng chẳng thấy kết quả gì . Vì do thỉnh trên mạng , tiền bạc thanh toán qua thẻ tính dụng hay ngân phiếu và do xuyên quốc gia nên việc đòi tiền lại cũng mong manh lắm khi gặp Bùa giả , điều này coi như là hên xui mà thôi . "
DẦU MA THUẬT ĐEN - NAM MAN PRAI .
Nam Man Prai là một loại dầu mà những người Thái coi là một công cụ rất mạnh trong việc thực hành ma thuật đen. Nam Man Prai có sức mạnh tuyệt vời để làm điều ác và việc chống lại nó rất khó khăn ngay cả khi bạn có những Linh vật bảo vệ huyền diệu của Phật pháp hay huyền môn. Nam Man Prai là một loại dầu mà tác dụng của nó có thể kiểm soát tâm trí của bất kỳ người nào khi bị chạm vào người , nó là một loại bùa yêu vô địch , thành công trong thời gian chỉ có 3 ngày và hầu như chưa hề thất bại . Người ta có thể làm vô vàn những điều ác khi có trong tay loại dầu này . Những kẻ xấu thường xử dụng nó trong việc thu phục kẻ khác, bắt kẻ khác phải làm theo đúng ý đồ của mình , chiếm đoạt tình yêu và của cải một cách bất hợp pháp , đạt được những hợp đồng béo bở và bất lợi cho đối tác làm ăn . Đây là một loại dầu của ma quỷ và qua bài này, dienbatn mong muốn mọi người hiểu biết thật kỹ về nó , phải thật cảnh giác đề phòng trong cuộc sống của mình .
Nam Man Prai bao gồm một hỗn hợp của các loại thảo mộc ( Các loại Ngải ) và chất dịch cơ thể hoặc chất béo thu được từ một người phụ nữ mang thai đã chết một cái chết không tự nhiên (tức là tự tử). Điều này được cho là chứa đựng sự thù hận cao , vì nó phải chịu đựng nỗi đau khổ của việc thất bại trong khi sinh đứa con của người đã chết .
Nam Man Prai thu được từ việc lăn một ngọn nến được làm theo bí thuật từ sáp ong trên cằm của  một người phụ nữ mang thai đã chết cùng với em bé trong bụng mẹ , để có được các chất lỏng . Người  lấy được Nam Man Prai từ một buổi lễ như vậy, phải là một Pháp sư dũng cảm và mạnh mẽ . Để có được dầu, anh ta phải đến mặt đối mặt với những điều khủng khiếp và đáng sợ nhất. Trong trường hợp xấu nhất, thậm chí bị tấn công bởi linh hồn của người mẹ đã chết và con. Nếu vị Pháp sư đó là không đủ mạnh để chịu được sự tấn công tâm linh, ông có thể mất sự tỉnh táo mà phát điên , thậm chí chết trong hoàn cảnh lạ lùng.
Trở ngại đầu tiên mà bày ra khi một người quyết định làm Nam Man Prai, là ông phải tìm ra nơi có một xác chết của một người phụ nữ mang thai khoảng 3 tháng . Nếu người phụ nữ mang thai chết qua đời vì một cơn sốt, hoặc thương tích tự nhiên, thì nó không được coi là đủ mạnh. Nhưng nếu người phụ nữ tự tử, hoặc bị giết hoặc bị tai nạn thì đó sẽ được coi là cực kỳ mạnh mẽ , kỳ diệu để luyện Man Prai Nam . Điều này là do một người phụ nữ mang thai bị cái chết bạo lực được coi là có sức mạnh tâm linh to lớn trong cô , vì tinh thần của người phụ nữ đã chết sẽ đầy giận dữ, mà sẽ làm cho dầu chiết xuất càng linh nghiệm . Nam Man Prai làm từ loại xác chết sẽ có một sức mạnh đặc biệt , hiệu quả thu hút rất mạnh. Các trường hợp tử vong là do tự sát, sức mạnh huyền diệu của Man Prai Nam được cho là mạnh nhất . Đó là một loại xác chết mà các Pháp sư luyện Nam Man Prai ra sức tìm kiếm . Nam Man Prai làm từ loại xác chết đó sẽ có một sức mạnh đặc biệt hiệu quả .
Khi phát hiện được nơi có chôn cất xác chết như vậy, các Pháp sư sẽ đợi đến đủ 3 ngày mới bắt đầu hành động . Vào đêm thứ 3 sau khi chôn cất , vị Pháp sư đó cùng các đệ tử lặng lẽ đi vào nghĩa địa để tiến hành công việc. Họ bày một đàn lễ tại nghĩa trang để xin phép các vị Thần linh nơi đây cho phép tiến hành công việc của mình . Đàn lễ được bày trên những tấm lá chuối và gấp lại thành hình nón ( Có dạng Kim tự tháp ) . Lễ vật bao gồm : Ba bát cơm, ba quả trứng luộc, ba con cá nhỏ, đầu và đuôi của một con cá, ba điếu thuốc, và một chai rượu trắng.
Người ta thắp hương và kêu cầu những vị Thần linh nơi đây giúp đỡ . Vị Pháp sư phải dùng hết tâm trí và bản lãnh của mình để kêu cầu , tác bạch mục đích của mình đến đây là xin một số dầu Nam Man Prai từ một xác chết của một người phụ nữ mang thai, người nằm đó, có tên là như vậy  (điều quan trọng là phải biết tên của người chết và nêu tên một cách rõ ràng để thành hoàng của nghĩa trang biết ).
Các cây nhang được đốt lên , và vị Pháp sư tập trung tinh lực nhìn vào cây nhang . Nếu cây nhang ngả ra ngoài tức là được Thần linh cho phép , Pháp sư phải dập tắt ngay lập tức cây nhang đó . Nếu các vị thần linh không cho phép, các cây nhang sẽ để đốt cho đến khi kết thúc . Khi không được cho phép như vậy , Pháp sư phải ngay lập tức dừng đàn lễ và thu dọn trở về .Nếu bạn đã cố gắng để có những Man Prai Nam bằng vũ lực mà không có sự cho phép, các vị thần linh của nghĩa trang sẽ khơi dậy tất cả những linh hồn ma quỷ của nghĩa trang và lệnh cho họ tấn công bạn. Ngay cả những Pháp sư mạnh nhất sẽ rất khó khăn khi đối đầu với một đội quân thần chết giận dữ và ma quỷ. Nếu bạn đã cố gắng để có những Man Prai Nam bằng vũ lực mà không có sự cho phép, bạn sẽ phải trả giá bằng sinh mạng của mình .


Khi thử thách đầu tiên đã hoàn tất - Tức là Pháp sư đã được các Thần linh ở nghĩa trang cho phép , vị đó đặt lên phía đầu mộ 3 viên đá cuội đã được trì chú làm phép . Lúc này , vị Pháp sư sẽ dùng một con dao pháp thuật đã luyện từ trước cắm xuống đất và lấy lên một cục đất . Sau đó ông nâng cục đất lên và xoay về đủ tám hướng xung quanh . Điều này có nghĩa là động tác mở đất , cầu Mẹ Trái đất trước khi bắt tay vào công việc . Sau đó, các đệ tử của Pháp sư sẽ bắt đầu đào cho đến khi họ đến được nắp quan tài ( ván Thiên ). Khi nắp quan tài được mở ra , Pháp sư phải nhúc nhích tất cả các móng tay ra, mà không cần phải mở nắp quan tài. Tại thời điểm này, Pháp sư sẽ nói với những người khác có mặt , phải di chuyển đến một khoảng cách từ mép mộ để họ không thể nhìn thấy. Đây là thời điểm quan trọng đối với các Pháp sư để thực hiện các nghi lễ, mà ông phải đứng một mình để tập trung. Đây là thời điểm Pháp sư bị nguy hiểm, vì khi ông lật mở nắp quan tài, mùi hôi thối của xác chết lây lan xung quanh các khu vực xung quanh rất mạnh có thể gây choáng ngất. Đôi khi các con ma sẽ bay ra khỏi quan tài với một tiếng thét chói tai  ở trên cao để dọa những Pháp sư , gây nên những sai lầm và phá vỡ các nghi lễ, sẽ dẫn đến việc trở thành ma tự do và có thể gây tổn hại cho Pháp sư . Lúc này Pháp sư phải tập trung tất cả tinh lực vào công việc của mình , liên tục đọc Thần chú để bỏ qua những lời ma mị hay dọa nạt của các hồn ma .Các câu thần chú làm cho con ma trở thành yếu và cuối cùng đầu hàng, ngồi lặng lẽ ở phía trước của Pháp sư trong chấp nhận thất bại. Pháp sư tiếp tục buộc Katha vào tay xác chết và công bố ý định của mình để trích xuất một số dầu Nam Man Prai. 
Cây nến sử dụng để trích xuất dầu Nam Man Prai phải được làm từ sáp ong tinh khiết. Không được dừng tụng kinh lễ cho đến khi công việc được hoàn thành và nến đã sẵn sàng. Trong khi sử dụng nến để trích xuất một số dầu từ xác chết, có thể là chất nhờn màu vàng hoặc có thể là chất béo cơ thể, Pháp sư hứng dầu bằng một cái bát gốm men hoặc gốm. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có khoảng mười giọt tinh dầu sẽ được trích xuất. Số dầu này sau đó được pha loãng bằng cách sử dụng một hỗn hợp của dầu phép mà Pháp sư đã chuẩn bị sẵn rồi. 
Chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây (thành phần có thể thay đổi theo sự hướng dẫn của pháp môn quen thuộc của bạn):
• Dầu Chin thu thập từ một người phụ nữ mang thai với bé còn nguyên vẹn .
• Bột tro từ 7 xác chết được hỏa táng .
• Đất từ 7 nghĩa trang .
• Máu gà đen .
• Một con chó đen .
• Phần riêng của một chết người của người chết bạo lực .
• Một lọ dầu hoặc một loại nước hoa .
• Một bùa hộ mệnh bằng đồng .
Tất cả các thành phần được trộn lẫn với nhau và đun sôi  trong 24 giờ. Sau đó đưa vào một lọ thủy tinh để luyện trong 49 ngày.
Các bước rất quan trọng cuối cùng là: Có một yêu cầu đối với dầu Nam Man Prai  , người yêu cầu phải chuẩn bị để cung cấp cho một giọt máu của mình  cho vào dầu Nam Man Prai . Mục đích là để tôm sức mạnh cho chủ sở hữu mới mà không phải bất cứ ai khác.
Dầu Nam Man Prai thu được, sau đó được đun sôi và trộn với dầu dừa. Quá trình đun sôi có yêu cầu nghi lễ riêng của mình . Một khi điều này đã sẵn sàng, dầu Nam Man Prai được đưa vào một cái chai và làm lễ bên cạnh điện thờ của một ngôi đền. Các Pháp sư phải tìm nơi mà ánh mắt của hình ảnh Đức Phật chính trong đền thờ nhìn xuống, và đặt các chai dầu Nam Man Prai tại chỗ mà mắt Phật nhìn thẳng xuống . Lúc này Kata của dầu Nam Man Prai  được trì chú vào chai. Lễ được lặp đi lặp lại trong 7 đền thờ khác nhau và trong 7 ngôi chùa khác nhau. Chỉ khi tất cả bảy buổi lễ đã được hoàn thành, dầu Nam Man Prai  mới được coi là hoàn thành và thực hiện một cách chính xác. Dầu Nam Man Prai bây giờ có thể được sử dụng trong các mục đích khác nhau . 
Việc sở hữu dầu Nam Man Prai cũng không hề đơn giản. Hàng ngày bạn phải cúng thịt , nước ngọt màu đỏ , nhang đèn cho nó .Chỉ những người có tinh thần mạnh mẽ và những người có Kata (kiểm soát Mantra), có thể giữ nó trong tầm kiểm soát. 
Như vậy việc luyện dầu Nam Man Prai thật phức tạp và chính vì vậy , trên thị trường nó được bán với giá cao ngất ngưởng . Mỗi chai dầu chỉ có vài giọt dầu Nam Man Prai có giá bán tới 2500.00 Euro hay 3480,00 USA Dollars .
Có một phương pháp để kiểm tra xem Nam Man Prai dầu là thực thụ không  . Treo dầu với chuỗi 5 màu sắc và nó có thể  tự xoay . Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu nó một số câu hỏi đơn giản và nó sẽ cung cấp cho bạn một câu trả lời YES hay NO theo chiều thuận hay nghịch .
Dầu Nam Man Prai cũng được xếp loại cho phù hợp:
1. Dầu thu được từ một xác chết .
2. Dầu thu được từ một con khỉ .
3. Dầu thu được từ một con chó đen .
Đối với loại 1, sức mạnh thể hiện ngay lập tức và hiệu quả là lâu dài hơn; trong khi loại 3, sức mạnh thể hiện trong vòng 2-3 ngày và hiệu quả là tạm thời.
Những điều cấm khi sử dụng dầu Nam Man Prai :
1. Không được đưa nó qua sông hoặc biển.
2. Cấm dùng nó nếu có mưa vì sợ sét đánh.
3. Cấm mang nó đến đám tang.
4.Khi không được sử dụng, nó được chôn sâu dưới lòng đất để tránh sấm sét.
Nam man Prai salika mat jai là một loại dầu có công năng mạnh mẽ được thực hiện bởi Luang Por Somsak của Samnak Songk Tham Khao Bua Noi, Kanchanaburi. Dầu được gồm 108 loại thảo mộc thiêng liêng ( Ngải ) với các hiệu ứng ma thuật mạnh , làm bùa yêu hiệu quả cao.Trên chai dầu này, có một Yantra viết tay của Luang Por Somsak. Biểu tượng thiêng liêng Yantra được gọi là 'Yant Nẵng Ok Dtaek', được coi là một uy lực mạnh nhất khiến cho tình yêu say mê. Các yant hoạt động giống như một câu thần chú bùa mê trong ý nghĩa rằng nó làm cho mọi người nghĩ về bạn tất cả các thời gian. Bằng cách này, sau đó, họ có thể không nghĩ đến ai khác ngoài bạn. Yant này, sẽ gây mê, có nghĩa là mọi người sẽ hoàn toàn biến mất trong cảm xúc họ dành cho bạn. Nam man Prai salika mat jai là một trong những loại dầu tốt nhất để đạt được những gì bạn tìm kiếm là thu hút tình yêu. Hơn nữa, những loại cây ngải có trong dầu này của Luang Por Somsak sẽ cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội của mình, và cuối cùng, nó sẽ dẫn đến sự may mắn trong kinh doanh .Luang Por Somsak là một bậc thầy có uy tín lớn, đã hơn mười năm kinh nghiệm trong thế giới của Huyền môn . Ngoài ra, thực tế là tên đầy đủ của tu sĩ này thực sự được viết là Luang Por Som Sakti Gosala, chứng tỏ mức độ bất thường của sức mạnh siêu nhiên (tiếng Phạn: S ?? Akti).
Takrut ngâm trong dầu Nam Man Prai .
* Kata Bucha Khun Phaen Hardcore 
Om Kaluk Kaluk Guu Sib Luk Hai Luk Galuk Guu Sib Luk Hai Nang Ganang Pra Kruu Guu Sang Luk Laew Maa Bpai Om Bluk Bpluk Luk Luk Saek saek Montr Mahaa Sanaeh Sahaay Perk Na Ma Pa Ta - Aehi Jidt-Dtang Manussaanang - Jidt Haeng Manus tang Hlaay Jong Gluean Gon Lon Gan Maa Ullum Hum Guu - Om Sahom Dtidt Hai Man Dtidt Bpaan Dtang Hai Man Jang Bpaan Buong Om Sahom Dtidt ( 3 x).
* Kata : Na Ma Pa Ta So Sa Sa Na Jijeruni ( 9x ).
Cách sử dụng dầu Nam man Prai :
- Trét một chút giữa lông mày trước khi bắt đầu công việc hoặc đi đánh bạc, giao tiếp xã hội vv.
- Đàn ông nên khoanh tròn theo chiều kim đồng hồ bằng ngón tay trái của họ, và phụ nữ nên sử dụng tay phải và khoanh tròn ngón tay ngược chiều kim đồng hồ .
- Sử dụng ngón trỏ để bôi .
- Sử dụng các ngón tay đeo nhẫn cho bán hàng và đánh bạc, sử dụng ngón giữa bôi dầu nếu bạn muốn là thu hút người khác giới.
Đối với cờ bạc ; Nếu dầu được đưa ra cho Chuyên Cờ bạc, chỉ cần nhúng  dầu Prai với ngón tay của bạn và làm một điều ước trước khi rời khỏi nhà. Bạn có thể chà dầu lên da tay chơi cờ bạc của bạn .Chỉ sử dụng một lượng nhỏ dầu là đủ.
Đối với các việc thảo luận kinh doanh, phỏng vấn xin việc, vv, bôi dầu lên trán của bạn và thực hiện mong muốn của bạn.
Để thu hút tình cảm , bôi dầu dưới cằm  và thùy tai của bạn , và thực hiện mong muốn của bạn.
Đối với buôn bán - bôi một chút dầu vào đồ của bạn hoặc lên mặt bàn nơi bạn bán chúng trước khi bắt đầu mỗi ngày và tụng Kata nhất định.
Đối với thu phục trái tim và tâm trí của người khác : thoa một chút nhỏ bé trên người và sau đó thực hiện các tụng kinh của các câu thần chú cho cho dầu, và tập trung vào những người đến với bạn nếu bạn muốn.
Ngày nay , việc xâm phạm mồ mả bị cấm và lên án mạnh mẽ. Các nhà Huyền môn thực hiện việc luyện dầu Nam Man Prai bằng những chất liệu khác như : Bột tán từ những loại Ngải bí mật, dầu triết xuất từ thân, lá, rễ các loại Ngải, Hoa Ngải, bột xương lấy từ 7 nghĩa trang ( Pong Graduk Jet Phả Cha ), đất tại 7 ngôi đền KhMer ( Din Jet Prasat Khom Boran ) , bột từ  Shiva linga từ 7 Đền, miếu Khmer ( Pong Siwalingk ) . Sau đó trộn bột với thành phần thảo dược khác thiêng liêng  ( Các loại bột làm từ cây Ngải ) và dầu Prai . Pháp sư trì chú những câu thần chú qua từng giai đoạn riêng biệt của việc tạo dầu Nam Man Prai .Việc thực hiện các câu thần chú và nghi lễ chỉ vào thứ Ba hoặc thứ Bảy, đó là những ngày chính thức của Đền Necromancy . Dầu Nam Man Prai được bọc trong vải xác chết từ một 'Phii Dtaay Tang Glom' (phụ nữ có thai).
Một đoạn video tài liệu ngắn được thực hiện trong khu vườn ở Asrom Por Taw Guwen, nhà của Ajarn Spencer Littlewood , trong đó cho thấy một số loại thảo mộc huyền diệu và linh thiêng lấy từ rừng (Chú thích : các loại cây Ngải - dienbatn ) được sử dụng bởi các ẩn sĩ Thái, mà họ sử dụng trong việc làm bùa hộ mệnh thiêng, liêng dầu thiêng liêng, nhũ hương, và các chất khác cho phép thuật và chữa bệnh.
Các loại thảo mộc đã được trồng hiện nay bao gồm : Paya Wan Sanaeh Jantr (Màu đỏ và màu trắng), Paya Wan Dork Tong, Wan Joong Nẵng, Dton Ga Hlong, Wan Plai Dam, Paya Wan Chang Pasom Khloeng, và các loại thảo mộc khác, chẳng hạn như các loại thảo dược Nẵng Kwak.
Cây Dton Ga Hlong ám hoa trắng khẳng khiu dài đẹp được cho là có những tác dụng mạnh mẽ nhất làm mê hoặc trái tim của những người khác, đặc biệt là người khác giới.
Thảo mộc Paya Wan Sanaeh Jantr mặt  trăng quyến rũ có hai loại khác nhau đã được trồng thành công, cả hai phiên bản màu trắng và đỏ. Ngoài ra còn có một phiên bản màu xanh lá cây, vẫn chưa được tìm thấy và được trồng.
Một số cành lá, hoa, thân cây khô các loại Ngải cũng được sử dụng khi luyện dầu Nam Man Prai .
Các cây Ngải được trồng và thu hoạch , làm khô , tán thành bột hay chưng cất thành dầu để luyện bùa ma thuật thảo dược , dầu Nam Man Prai trong việc thu phục kẻ khác, bắt kẻ khác phải làm theo đúng ý đồ của mình , chiếm đoạt tình yêu và của cải một cách bất hợp pháp , đạt được những hợp đồng béo bở và bất lợi cho đối tác làm ăn .
SÁP Nam Man Prai .
Người ta cũng luyện một loại sáp với các thành phần tương tự dầu Nam Man Prai , nhưng có thêm dầu dừa và các loại bột Ngải .
Các hoa khô hiển thị ở trên là Dok Mai Thong. Nó là rất hiếm và khó trồng. Hầu hết những nơi đang thận trọng về cách trồng chúng vì khi hoa nở nó tạo ra một luồng khí gợi cảm của sự thân mật tình dục. Đây Dok Mai đã được ban phước bởi Ven. LP Sanie Chan của Wat Huay Chod.
Bạn có thể tụng katha bổ sung này được gọi là;
Katha Kha Khai Dee (kinh doanh thịnh vượng mua bán ).
Namo tassa bhagavato arahato sammasambuddhassa x3.
Puthak Pahung Caknanang Ehi Jit Thăng Ehi Manuksanang Ehi Laphang Ehi Metta Chomputipae Manuksanang Etiyo Burikso Jit Thăng Panthang Ehi.







LỜI KẾT VỀ NGẢI .
  * Nhà nghiên cứu Tâm linh Phan Oanh : " Bùa ngải không có tội, chỉ có người thực hành phương pháp này sinh công hay sinh tội mà thôi. Bản thân nó rất vô ngã. Và nếu như cái nghiệp nhà anh mà nó hợp với cái pháp này thì cái duyên pháp ấy nó hợp nhau để tạo nên một sự lợi lạc. Và chính cái bùa ngải này là hóa giải, là chuyển nghiệp. Vậy thì muốn chuyển nghiệp có ngàn vạn cách. Nhà Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn cơ mà. Nhưng tại sao anh chọn một pháp tu, anh lại bảo chỉ pháp tu anh mới đúng còn pháp kia là sai, là xấu, là lệch. Cái đó là do nhận thức của chúng ta quá chật hẹp. " 
 * Tamandieungo  : "Những gì tôi viết cho đến hôm nay chỉ là một phần nổi của tảng băng huyền bí. Nhưng một phần ấy thôi cũng đủ vén chút ít tấm màn bí mật bao trùm lên cõi nhân gian này vậy.  Nếu vén nữa, e rằng không tốt cho bản thân tôi và cho nhiều người.
Qua các bài đã post, chúng ta hiểu biết thêm phần nào về những loại thảo mộc có tánh linh này. Như vậy cũng đủ lắm rồi.
Nếu các bạn biết quý trọng nó, nó sẽ không bao giờ phụ bạc các bạn. Loại linh thảo này có thể ví như chiếc gương soi bản tánh con người, tâm địa thế nào, ngải sẽ hiển thị như vậy. Cho nên, khi đã trồng thì phải dốc cái lòng thành của mình mà chăm sóc, biết chừng tổ ngải cảm động mà cảm ứng cho ta. 
Ngược lại, mang tâm địa độc ác, muốn mượn ngải để thoả mãn tư lợi cá nhân thì sau này ngải sẽ không tha. Sư huynh của ông dượng tôi vì thử ngải nên bị ngải vật đến chết, người đàn bà quen dùng ngải nói cuối cùng miệng bị ngải ăn sưng vếu như hai miếng da trâu rồi lở loét dần mà chết, người chuyên lừa bán ngải với giá cắt cổ mà không biết cách cúng ngải và cách hội tổ ngải cuối cùng cũng bị ngải ăn lở loét tay chân, rút hết sinh khí sanh ra bụng to cổ nhỏ xanh rờn như lá chuối non… 
Đó chính là lưỡi dao thứ hai của ngải mà ít người biết hoặc ít chịu quan tâm. 
Tôi không muốn hướng dẫn ai luyện ngải là vì vậy.
Bản thân tôi, vì  không muốn ngải bị lãng quên như cỏ dại nên thời gian qua liều mình đánh thức ngũ hổ tướng và thập nhị ngải nương thức dậy trong tâm thức nhân gian. Hy vọng các vị tổ ngải tiếp tục giúp đỡ cho đời, nhất là đối với những người bắt đầu biết hướng thiện, biết trân trọng quỷ thần. " 
 * THANH PALI : " Để biết thực hư với người ta ,chớ nghe đồn đãi mà không nhập cuộc thì mãn đời mù u ,bán tín bán nghi ,mơ mơ hồ hồ ..." 
 "  Ngải lục bình mọc trên đá núi luyện lôi cuốn tiền tài danh vọng đến rồi đi như làn gió , để lại nuối tiếc đau khổ cho người tham vọng "
  * LyNguyen 1968 : " Các bạn tin hay không tùy các bạn nhưng đây là một câu chuyện rất thật xảy ra với tôi.Bây giờ tuy tôi không làm Thầy Bà gì cả nhưng tôi vẫn tự hào vì mình có những người bạn tốt ở thế giới vô hình.tui chỉ muốn các bạn biết rằng không phải Ngãi là Tà mà do tâm người luyện Ngãi là Tà hay Chánh mà ảnh hưởng đến cây Ngãi họ luyện. " 
 * PV Hoàng Anh Sướng báo TGM : " Cần sự lý giải về một hiện tượng tâm linh của văn hoá Mường.
Trở lại với nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, người đã có hàng chục công trình nghiên cứu về văn hoá Mường Thanh Sơn. Trao đổi với chúng tôi tại tư thất ở Khu tập thể Di Lâu, thành phố Việt Trì về vấn đề: có hay không sự linh nghiệm của phép thuật nèm chài, nhà văn khẳng định: “Chài nèm là có thật”. Theo “Cổ sử Việt Nam” của Đào Duy Anh thì Vua Hùng chính là người Lạc Việt có nhiều phép thuật, quyền năng, phục được các bộ lạc, làm thủ lĩnh mà xưng là Hùng Vương. Xứ Mường Thanh Sơn, đất bản bộ của Vua Hùng còn in đậm phong tục tập quán, lễ nghi tín ngưỡng, chế độ thổ tù lang đạo, ruộng đất nhà lang..., đặc biệt, những truyền thuyết dân gian về vua Hùng, về Thánh Tản Viên còn rất nhiều. Pháp thuật thần bí của người Lạc Việt mà sử sách thời Trang Vương bên Tàu gọi là phương thuật hay Việt phương nay còn sót lại ở xứ Mường chính là nèm chài, bùa mê ngải lú... Cách đây bốn năm, trong hội nghị giữa nhóm các nhà khoa học của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia với Sở văn hoá Phú Thọ bàn về vấn đề “nghiên cứu văn hoá Mường Phú Thọ”, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn đã tha thiết đề nghị cần nghiên cứu sớm phương thuật của người Mường để làm sáng tỏ bức màn tâm linh kỳ bí này song rất tiếc, cho đến nay, vẫn cha ai đoái hoài tới. Riêng tôi, lặn ngụp mấy ngày ở xứ Mường Thanh Sơn để viết phóng sự này, không có ý tuyên truyền về những điều nhảm nhí, mê tín dị đoan... mà đơn giản chỉ là kể một cách trung thực những điều mắt thấy tai nghe đang lưu truyền trong dân gian để các nhà khoa học và bạn đọc tham khảo. Chuyện thuật nèm chài linh nghiệm đến đâu, cần phải tiếp tục nghiên cứu, đối chứng, tìm hiểu trong thực tế... H.A.S "
* dienbatn : " Chuyện Bùa - Chú , Ngải nghệ thực là xưa như trái đất . Tuy nhiên chính vì cái " Xưa " đó mà người viết đã cố công tìm hiểu , mong tới ngọn nguồn . Nọc rắn rất chi là độc , nhưng nếu không nghiên cứu tường tận về rắn , đến khi bị rắn mổ rồi lấy ai cứu đây . Nhân - Duyên , Nghiệp - Quả thì ai mà chẳng biết . Nhưng nếu chỉ vì Nhân - Duyên , Nghiệp - Quả mà khi gặp bệnh không chịu chữa trị - Nằm chờ trái sung Nghiệp - Quả rụng thử hỏi có nên không ? Mặt khác nữa , chính những cái đó cũng là một phần Bản sắc Văn hóa của từng vùng , truyền trong dân gian hàng mấy nghìn năm - Của cải và kinh nghiệm của ông cha để lại - Liệu có nên vội chụp cho nó cái mũ Mê tín dị đoan không ???
Kết quả , tỷ lệ thành công của việc dùng Bùa - Chú , Ngải - Nghệ như thế nào ??? Chưa có ai thống kê và nghiên cứu tường tận cả . Chỉ cần biết rằng : cái gì tồn tại lâu dài , dai dẳng cả mấy nghìn năm - Tự bản thân nó đã là một sự hợp lý rồi .
Nếu chúng ta chỉ vì cái mũ Mê tín - Dị đoan mà không nghiên cứu vấn đề này cho tường tận , những nước khác họ đầu tư nghiên cứu , và nếu họ thành công trong phương diện điều khiển con người từ xa - Thì quả thật là nguy hiểm . Trong các phim ảnh giả tưởng của nước ngoài _ Vấn đề điều khiển ý nghĩ và hành động của con người từ xa đã được nêu ra rất cụ thể và thực ra đã rất gần gũi với những cách dùng trong Huyền thuật rồi . Người viết , bỏ công sức , tiền bạc , lăn lộn từ Nam ra bắc , Tử Lào tới Miên ,.... không phải nhằm tuyên truyền cho Huyền thuật hay sử dụng Huyền thuật vào mục đích riêng mà chỉ có mong mỏi ghi chép lại những Bí thuật cổ xưa - Hy vọng đến một lúc nào đó có sự quan tâm , nghiên cứu tường tận về vấn đề này của các nhà Khoa học .
Cứu một mạng người bằng xây mười cái Chùa . Gặp chết mà không cứu - Cứ đổ cho Duyên - Nghiệp thì thà chẳng có Đạo còn hơn .
Vài dòng tản mạn - Hiểu biết còn Thô lậu _ Nếu có gì không phải _ Mong mọi người bỏ quá và chỉ giáo cho .Thân ái . dienbatn .  " 
 "dienbatn lăn lộn từ Nam ra Bắc , tìm tòi , học hỏi không phải để ca ngợi Bùa Ngải hay các Thày bà nào đó. Đây quả thực là một thứ vũ khí lợi hại và khủng khiếp của con người khi phải chống chọi với Thiên nhiên và chống chọi lẫn nhau . " Bùa , Ngải , Thư , Phù , Ếm , Đối , Thần Thông , Huyền năng , Pháp Thuật....là những khoa học cao cấp ; Chính quyền của tất cả các nước trên thế giới đều có thiết lập những trung tâm nghiên cứu từ lâu , cũng như đã từng áp dụng trong những trận chiến quan trọng , hay những chiến lược bí mật.....- THIỆN ÁC VÀ THẦN THÔNG ). Tác dụng của Bùa Ngải là hoàn toàn có thực , nó có tác dụng chi phối suy nghĩ và hành động của con người . Bùa ngải cũng như những pháp thuật khác, đã được lưu truyền từ xưa đến nay , nếu nó không có giá trị , thì nó đã bị chìm vào quên lảng từ lâu , không còn ai nhắc tới nó nữa. Chúng ta nên có một cái nhìn khách quan và có thái độ nghiên cứu một cách nghiêm túc, chắc cũng rút ra được nhiều vấn đề cần thiết cho việc bảo vệ cuộc sống của chính mình cũng như của loài người . Không có ai tránh được ảnh hưởng của Bùa ngải , nhưng nếu chúng ta có đầy đủ phúc đức và hiểu biết , chúng ta có thể hóa giải những tác dụng xấu của Bùa Ngải . Bùa Ngải chỉ là một phương tiện dùng trong tranh đấu chống Thiên nhiên và chống kẻ địch .Bản thân Bùa Ngải không có công hay tội mà chính là người sử dụng mới có công hay có tội mà thôi . Ác lai - Ác báo . Thày nào làm ác sẽ phải chịu lãnh những đòn trừng phạt của luật Nhân - Quả . Lưới Trời lồng lộng - Thưa nhưng chả để lọt một ai . 
Về việc sử dụng Bùa Ngải : Chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết , cũng như tạo cho ta một cơ hội cuối cùng trong công việc . Thuốc kháng sinh cũng còn vô số tác dụng phụ khi điều trị , huống hồ là Bùa Ngải . Các bạn ở vào vị thế cuối cùng khi phải sử dụng Bùa Ngải cũng nên nhờ những người có chuyên môn và hiểu biết thật sự giúp mình . Đừng bao giờ thấy có tài liệu hay sách vở ở đâu đó mà tự mình luyện và sử dụng - Hậu quả thật khó lường . Âm - Dương , tốt xấu là hai mặt của một sự việc , các bạn nên thận trọng và vô cùng thận trọng mới được . Tất cả những tư liệu dienbatn thu thập được trong bài viết chỉ có tác dụng tham khảo , dienbatn không chịu trách nhiệm nếu bạn nào cố ý luyện tập - Lợi bất cập hại . Thày bà nếu luyện đến mức độ giỏi , bén tay cũng đều phải chấp nhận những giá phải trả cực đắt . Mong các bạn đọc kỹ những dòng này . dienbatn cũng mong các bạn thông cảm là sẽ không tiết lộ địa chỉ cũng như danh tánh của các Thày bà đã viết ở trên để tránh những hậu quả đáng tiếc - Xin các bạn miễn cho việc trả lời vấn đề này . Đây chỉ là một công trình nghiên cứu - Không phải để giới thiệu hay ca ngợi bất cứ một vị Thày bà nào cả . "
Thân ái  - dienbatn
Theo dõi tiếp bài 23. dienbatn.
Xem chi tiết…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *