GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 21.

7/17/2020 |
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 21.
I.NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN.
II.LĂNG MỘ CỦA CÁC VUA NGUYỄN TẠI HUẾ.
1.LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG.
2. HIẾU LĂNG CỦA VUA MINH MẠNG.
3. XƯƠNG LĂNG(昌陵) - LĂNG CỦA VUA THIỆU TRỊ.
4. KHIÊM LĂNG – Lăng Tự Đức (chữ Hán: 嗣德陵) 
5. LĂNG VUA KHẢI ĐỊNH.
6.CUỘC CHIẾN TÂM LINH RÙNG RỢN GIỮA NHÀ NGUYỄN GIA LONG VÀ NGUYỄN HUỆ - TÂY SƠN.
7. NHỮNG CUỘC TÀN PHÁ VÀ THẢM SÁT CỦA NHÀ TÂY SƠN. ( Bài đọc thêm phần tư liệu ).
8.ĐƯỜNG TOẠI ĐẠO Ở LĂNG VUA CHÚA TRIỀU NGUYỄN.
9.ĐÀN NAM GIAO TẠI VIỆT NAM .
I.ĐÀN NAM GIAO Ở THĂNG LONG.
1. Đàn Nam Giao Thăng Long Thời Lý - Trần- Lê:
2.ĐÀN NAM GIAO TẠI THÀNH NHÀ HỒ - THANH HÓA.
3. ĐÀN NAM GIAO TẠI THỌ XUÂN - THANH HÓA.
4. ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN Ở BÌNH ĐỊNH.
5. ĐÀN TẾ NAM GIAO TẠI HUẾ.
1/ ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN TẠI NÚI BÂN – HUẾ.
2/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI PHỦ DƯƠNG XUÂN THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN:
3/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI KINH THÀNH HUẾ.( Tiếp theo ).
TƯ LIỆU 1 : LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO TẠI HUẾ NĂM 1935.
Những hình ảnh về lễ tế Đàn Nam Giao được diễn ra vào năm 1935 cho chính vua Bảo Đại đích thân chủ trì.
Đám rước đi ra cửa thành qua cổng Ngọ Môn để đến nơi tế lễ.
Đám rước đi qua vọng lầu.
Cột cờ kinh thành Huế trong ngày tế lễ Nam Giao 1935.
Vua Bảo Đại ngồi trong kiệu trên đường ra tế lễ.
Xa giá vua Bảo Đại bắt đầu rời cung điện.
Rời kinh thành Huế đám rước tới ngoại thành.
Kiệu vua Bảo Đại tới Trai Cung. Trai Cung là một công trình kiến trúc trong Đàn Nam Giao.
Ban nhạc dân tộc phục vụ trong buổi tế lễ.
Ban nhạc dân tộc.
Đội trống trên đường đi.
Đội nhạc cổ truyền trong buổi tế lễ.
Đội thổi sáo trên đường đi.
Các vũ công nhảy múa trên đường đi.
Voi dẫn đầu đám rước, thời phong kiến trong các buổi lễ voi thường được đi trước mở đường.
Bản đồ các chòm sao trên lá cờ dùng cho việc tế lễ Đàn Nam Giao.
Bàn thờ vọng trong buổi lễ.
Các bệ thờ đặt ở Đàn Nam Giao.
Bắt đầu tiến hành tế lễ.
Toàn cảnh đám rước trong lễ tế Đàn Nam Giao.
Đám rước trở về.
Đám rước trở về đi qua cửa Ngọ Môn
Lễ tế Đàn Nam Giao cuối cùng của triều Nguyễn được tổ chức vào ngày 23/3/1945. có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn đích thân tế hoặc sai người tế thay ở đàn Nam Giao với 98 buổi đại lễ được tổ chức.
Nguồn : lichsunuocvietnam.com .
Ngày xưa, các bậc đế vương coi mình là thiên tử - con trời, mà trời là đấng chí tôn giữ gìn vận mệnh và ban phát hạnh phúc cho muôn dân nên thường năm họ đều tổ chức long trọng lễ tế trời rất. Vì là con trời, thay trời trị dân nên đích thân nhà vua phải đứng làm chủ tế để chứng tỏ hiếu nghĩa của một người làm con.
Dưới triều Nguyễn, lễ tế trời được cử hành tại đàn Nam Giao vào trung tuần tháng hai hàng năm. Trước triều vua Thành Thái, lễ được tổ chức một năm hoặc hai năm một lần. Đến năm Thành Thái thứ 2 (1890), ba năm tế một lần.
Đàn Nam Giao được xây dựng xong vào năm Gia Long thứ 5 (1806) ở làng Dương Xuân, phía nam Kinh thành Huế, trong một khuôn viên đất dài 390m, rộng 265m, trên một vị thế cao ráo, thoáng đãng. Chung quanh khuôn viên bao bọc bởi một vòng tường thành bằng đá trổ 4 cửa rộng theo 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, trước mỗi cửa xây một bức bình phong rộng 12,5m, cao 3,2m, dày 0,8m.
Đàn gồm 3 tầng:
Tầng trên cùng gọi là Đàn thượng hình tròn nên còn gọi là Viên đàn, đường kính 9 trượng 6 thước, nền cao 7 thước. Bốn phía đều xây bậc lên xuống, mặt nam 15 cấp, ba mặt bắc, tây, đông đều 9 cấp. Xung quanh Đàn là một vòng lan can màu xanh tượng trưng cho trời (Thiên), cao 2 thước.
Tầng thứ 2 gọi là Đàn trung có hình vuông nên được gọi là Phương đàn, vòng lan can màu vàng tượng trưng cho đất (Địa).
Tầng dưới cùng gọi là Đàn hạ, cũng hình vuông, vòng lan can màu đỏ tượng trưng cho người (Nhân).
Bên trái đàn là Trai cung, nơi vua chay tịnh trước khi hành lễ. Bên phải có Thần khố (kho để đồ tế) và Thần trù (nhà bếp chuẩn bị lễ vật cúng tế).
Trước 1 ngày, bắt đầu từ canh 5, Cấm binh cờ xí, giáo mác đầy đủ, dàn bọc xung quanh đàn cả trong lẫn ngoài và các nhà Thần trù, Thần khố, Trai cung. Lính của các quân bộ Binh xếp hàng nghiêm ngặt vào vị trí phân định của mình dọc hai bên con đường xa giá của nhà vua đi qua, kéo dài từ trong Đại Nội đến bến Phu Văn Lâu, qua bến đò bờ nam sông Hương ở xã Dương Xuân, cho tới tận đàn Nam Giao. Đồng thời kỳ lão 6 huyện thuộc phủ Thừa Thiên bày hương án hai bên đường từ bến đò bờ nam đó cho tới tận đàn sở, họ phải quỳ đón và quỳ tiễn xa giá của vua cho đến khi nhà vua yên vị tại Trai Cung.
Đám rước bắt đầu vào lúc trời vừa tản sáng, mở đầu bằng việc các Thái giám bưng Đồng nhân trong phòng Trai cung điện Cần Chánh bàn giao cho quan Thái Thường tự; Đồng nhân này sẽ được rước lên đặt ở Trai cung tại đàn Nam Giao. Một không khí chờ đợi, nao nức sống dậy sau một đêm thiếu ngủ trong hàng vạn binh lính, các kỳ lão và các dân chúng từ mọi vùng đến xem. Cờ xí, giáo gươm dựng lên phấp phới. Thế rồi, phút chốc cờ vàng tung bay trên Kỳ Đài báo hiệu giờ phút vua lên đường đến Đàn Nam Giao để tế trời. Đoàn Ngự đạo tiến về Đàn Nam Giao với 3 đạo: Tiền đạo, Trung đạo và Hậu đạo.
Tiền đạo:
Dẫn đầu bởi hai thớt voi trang hoàng rực rỡ, trên mình dựng lầu sơn son, mõi thớt da một viên Quản tượng và 3 tượng binh điều khiển, chúng chậm rãi bước đi với dáng vẻ nghiêm trang. Tiếp theo sau hai thớt voi, tiền đạo được xắp xếp lần lượt như sau:
-    Hai võ quan cưỡi ngựa cầm cờ Cảnh tất có lính che lọng, theo sau là các võ quan gồm một viên Đô thống và hai viên Chánh quản di hai bên; đến hai toán lính nhung phục, toán bên trái khiêng một cái giá trống, đều che lộng đỏ.
-    Viên thống chế cưởi ngựa che lọng cầm loa đồng, chung quanh là một toán lính mặc nhung phục, cầm cờ Ngũ hành (cờ Kim, Mộc ở bên phải, cờ Thủy, Hỏa bên trái; cờ thổ ở giữa).
-    Phường trống ngũ lôi (gọi là Ngũ lôi đồng cổ) mang não bạt, thanh la, trống (đánh hai tiếng một).
-    60 lính Ngự lâm áo nỉ đỏ cầm cờ Tam tài, Tứ phương, Vân cẩm, Long vân, Thập nhị thời thần, Phong, Vân, Lôi, vũ và 8 lính Ngự lâm cầm phan Thi huệ, Phu văn, Chấn võ, hành khánh.
-    4 cấm binh cầm một lá cờ Bắc đẩu lớn đi ở giữa hai bên là hai hàng lính cầm 28 lá cờ Nhị thập bát tú.
-    Cổ xe Ngọc lộ do một thớt voi kéo, hai hàng kỵ binh và 14 bộ binh đi theo hộ vệ.
-    Cỗ xe Long đình do 4 con ngựa kéo, hai bên che quạt lá vả thêu rồng, mây, chữ phúc, chữ thọ, 12 bộ binh đi theo hộ vệ hai bên.
-    Ban Đại nhạc với trống lớn, ken lớn, thanh la, tù và, nhưng không cử nhạc suốt đường đi.
-    Một toán lính dàn hàng tư cầm cờ Tam tài, Tứ phương, 10 cái tàn màu vàng.
-    Cỗ xe Long đình để rượu, gọi là phúc tửu, được che bằng hai cái lọng vàng.
-    Một Long tiễn che bằng 4 lọng vàng, có 20 bộ binh hộ vệ hai bên.
-    Cuối cùng là kiệu Cửu long khúc bính che 2 lọng vàng, 4 bộ binh đi theo hộ vệ.
Trung đạo:
-    Đi đầu là viên Thống chế cưỡi ngựa, hai bên có hai con ngựa đóng bành, theo sau là hai viên Chánh quản đi song song.
Hai giá trống, giá chiêng che lọng đỏ do một viên suất đội điều khiển đám lính khiêng, theo sau là một toán các võ quan.
-    Ban Nhã nhạc với đàn, sáo, hồ, nhị, phách, sênh, tiền.
-    Cỗ Long đình kim bảo đựng các thứ ngọc quý khi làm lễ do 6 người khiêng, hai hàng lính cầm tờ, quạt dàn hai bên để hộ vệ.
-    Một đoàn lính Hộ vệ, Cảnh tất đi hàng hai, cầm cờ Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ, Chu tước, cờ Bát quái, Long, Phụng, Nhật, Nguyệt.
-    Cỗ xe long đình che hai lọng vàng, trong đó chở các đồ tế phục của vua.
-    Hai hàng lính Ngự lâm cầm tàn vàng, quạt vả, gương trường hộ vệ kiểu Cửu long khúc bính che hai lọng vàng, sau kiệu là các vị tôn tước.
-    Bốn hàng lính Cẩm y mang 4 đèn lồng, 2 lư hương, 2 hộp hương, 2 phất trần, 2 chiếc gươm tuốt trần chuôi mạ vàng, 2 thanh Ngự kiếm, 16 chiếc gậy Kim ngô, 16 chiếc gậy ngự trượng, 8 cái búa vàng, 8 cái vớt vàng.
-    Kiệu vua, hai bên che 4 chiếc lọng vàng bằng lụa thêu hoa, mây ngũ sắc; 4 chiếc tàn vàng bằng vóc thêu 9 con rồng; hai bên có 20 lính Thị vệ dàn hầu, đi sau là một ban Nhã nhạc vừa tiến hành vừa cử nhạc. Nhà vua ngồi trên long tiễn, đầu chít khăn vàng, mình mặc áo vàng, im lặng, trang nghiêm. Theo hầu sau kiệu vua là các hoàng thân, hoàng tử, các thái giám.
-    Bốn người lính khiêng Ngự kỷ (ghế của vua) che 4 lọng vàng, một toán lính Túc vệ cầm búa vàng, vớt  vàng, trường thương theo hầu.
-    Xe nhuyễn như che 4 lọng vàng, có lính cầm cờ quạt đi hai bên.
-    Một cỗ xe Long đình che 4 lọng vàng, chở các đồ Ngự dụng (những vật nhà vua dùng).
-    20 lính Thị vệ và hai con ngựa đóng bành.
-    Cuối cùng là một đám lính cờ, quạt phấp phới, đủ màu.
Hậu đạo:
- Mở đầu là các quan đại thần ban võ như Đô thống, Thống chế, Đề đốc, Lãnh binh; theo sau là giá chiêng, giá trống và bốn hàng bộ binh dài cầm cờ Tam tài, Nhị thập thời trần, Nhị thập bát tú.
- Một cỗ xe Long đình che 2 lọng vàng, 2 quạt vả, bên trong đặt tượng Đồng nhân, tay cầm cái biển ghi hai chữ Trai giới. Theo sau là đông đảo các quan võ tứ phẩm, quan văn ngũ phẩm trở xuống, người cưỡi ngựa, kẻ đi võng do lính khiêng, có che lọng.
- Phần cuối của Hậu đạo, cũng là phần cuối của đám rước là một đám lính cầm cờ quạt và 2 thớt voi trang hoàng rực rỡ.
Đến giờ quy định, Phương đàn, Hạ đàn các hạng hương, đen, trầm, trà, các lễ phẩm trâu, bò, đèn, lụa, vàng, ngọc, chén, bát, xuôi, rượu…đều được xếp đặt đày đủ, tử tế vào các chỗ đã quy định. Các quan phân hiến, Bồi tế, Chấp sự có mặt ở vị trí của mình. Các ca công cung kính đứng chờ ở hai bên tả, hữu đàn. 30 viên quản cai, quản vệ, cai đội, hiệu úy của Thân binh, cấm binh dàn hàng hai bên Viên đàn. Hai bên bậc cấp Hạ đàn và Phương đàn, mỗi nơi có 8 viên quản vệ, cai đội lính Thân binh, Cấm binh giơ cao đèn, đuốc, kiếm chờ đón vua đến làm lễ.
Một vùng đèn đuốc sáng rực giữa bốn phương đắm chìm trong bóng tối, giữa hơi sương mùa xuân nhẹ buông xuống vạn vật… tất cả tạo thành một khung cảnh vô cùng trang nghiêm, huyền ảo… để chờ Vua từ Trai Cung ra Đàn làm chủ tế.
Sau khi lễ tế đã xong, chuông trống tại Trai cung gióng giả nổi lên. Đại nhạc, nhã nhạc, quân nhạc cùng nhất loạt cử hành. Kiệu vua đến cửa Bắc thì chuông trống ngưng tiếng; kỳ lão phủ Thừa Thiên quỳ đón, tiễn vua về Đại Nội. Đến bến sông Hương, vua ngự lên thuyền, thay lễ phục bằng thường phục. Thuyền ngự vừa cập bến Phu Văn Lâu, lính Thị vệ, Biền binh đã chực sẵn để nghênh đón. Ngự giá theo cửa Quảng Đức tiến về Ngọ Môn. Chuông trống trên lầu Ngũ phụng nỗi lên. Khi ngự giá vào tới điện Cần Chánh, Vua lên ngai vàng nhận lại kỳ bài do quan giữ thành đem nộp.
Có thể nói, lễ tế Nam Giao là đại lễ quy mô nhất, tốn nhiều công của nhất trong số các lễ hội triều Nguyễn.
dienbatn giới thiệu. Xin theo dõi tiếp BÀI 22.

Xem chi tiết…

GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 20.

7/16/2020 |
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 20.
I.NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN.
II.LĂNG MỘ CỦA CÁC VUA NGUYỄN TẠI HUẾ.
1.LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG.
2. HIẾU LĂNG CỦA VUA MINH MẠNG.
3. XƯƠNG LĂNG(昌陵) - LĂNG CỦA VUA THIỆU TRỊ.
4. KHIÊM LĂNG – Lăng Tự Đức (chữ Hán: 嗣德陵) 
5. LĂNG VUA KHẢI ĐỊNH.
6.CUỘC CHIẾN TÂM LINH RÙNG RỢN GIỮA NHÀ NGUYỄN GIA LONG VÀ NGUYỄN HUỆ - TÂY SƠN.
7. NHỮNG CUỘC TÀN PHÁ VÀ THẢM SÁT CỦA NHÀ TÂY SƠN. ( Bài đọc thêm phần tư liệu ).
8.ĐƯỜNG TOẠI ĐẠO Ở LĂNG VUA CHÚA TRIỀU NGUYỄN.
9.ĐÀN NAM GIAO TẠI VIỆT NAM .
I.ĐÀN NAM GIAO Ở THĂNG LONG.
1. Đàn Nam Giao Thăng Long Thời Lý - Trần- Lê:
2.ĐÀN NAM GIAO TẠI THÀNH NHÀ HỒ - THANH HÓA.
3. ĐÀN NAM GIAO TẠI THỌ XUÂN - THANH HÓA.
4. ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN Ở BÌNH ĐỊNH.
5. ĐÀN TẾ NAM GIAO TẠI HUẾ.
1/ ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN TẠI NÚI BÂN – HUẾ.
2/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI PHỦ DƯƠNG XUÂN THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN:
3/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI KINH THÀNH HUẾ.
Địa điểm: Phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.( Tiếp ).
Đàn Nam Giao được xây dựng vào năm 1806 duới thời vua Gia Long, cách kinh thành Huế khoảng 4km về phía Nam, là nơi nhà vua làm Lễ tế trời. Lễ tế trời ở Đàn Nam Giao là một đại lễ, được tổ chức mỗi năm một lần, kéo dài tới 3 ngày. Từ sau đời vua Thành Thái đến năm 1945, 3 năm mới tiến hành Lễ tế trời 01 lần. Thời vua Bảo Đại, Lễ tế trời rút lại chỉ còn một ngày.
Đàn tế Nam Giao Triều Nguyễn được xây dựng dưới triều vua Gia Long, hoàn tất năm 1807. Đàn Nam Giao triều Nguyễn là một tổ hợp các công trình kiến trúc độc đáo gồm Giao đàn, Trai cung, Thần trù và Thần khố. Trong khuôn viên hình chữ nhật 390m x 260m, khu Đàn tế được bao phủ bởi rừng thông xanh mướt, bốn mặt khuôn viên đều trổ cửa theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trong đó cửa Nam là cửa chính, trước mỗi cửa đều xây bình phong bằng đá. Đàn Nam Giao gồm 3 tầng bằng gạch xây chồng lên nhau, cấu tạo và kích thước của các tầng rất hài hòa và cân đối với các dạng thức và màu sắc khác biệt.
Tranh minh họa lễ tế Nam Giao năm 1936.
    Tầng trên cùng là Viên đàn, xây hình tròn (tượng trưng cho Trời) gồm 5 án thờ: chính giữa thờ Trời (Hiệu Thiên Thượng Đế) và Đất (Hoàng địa kỳ), các án còn lại thờ Thái tổ Gia Dụ Hoàng đế, Thế tổ Cao Hoàng Đế, Thánh Tổ nhân Hoàng đế, Hiến Tổ chương Hoàng đế. Đàn cao 6 thước 8 tấc, chu vi 30 trượng 3 thước 5 tấc, bốn mặt có thềm: phía Nam 15 bậc, các hướng còn lại đều 9 bậc.
    Tầng giữa là Phương đàn hay còn gọi là Tùng đàn, xây hình vuông cao 2 thước 5 tấc, vuông 72 trượng, bốn mặt thềm đều 5 bậc. Tầng này có 8 án tòng tự (8 vị được dự thờ). Ở phía bên trái: Án thứ nhất thờ Mặt trời (Đại Minh), án thư nhì thờ vì sao, án thứ 3 thờ các thần Mây, thần Mưa, thần Gió và thần Sấm, án thứ tư thờ thần Thái Tuế và thần Nguyệt Tướng. Ở phía phải: án  thứ nhất thờ Mặt trăng (Dạ Minh), án nhì thờ thần Núi, thần Biển, thần Sông và thần Chằm, thần các núi Hiệu Trường, Khải Vận, Hưng Nghiệp và Thiên Thụ đều thờ ở án này; án thứ 3 thờ thần giữ lăng tẩm, mộ phần; án thứ 4  thờ các thần kỳ trong nước.
     Tầng dưới cùng xây hình vuông, cao 1 thước 9 tấc, vuông 130 trượng 7 thước, bốn mặt thềm đều 4 bậc.
     Ba tầng đàn, xung quanh đều xây lan can, tầng thứ nhất tô màu xanh, tầng thứ 2 tô màu vàng, tầng thứ 3 tô màu đỏ. Khoảng đất vuông ngoài đàn đều trồng cây thông, xung quanh xây tường đá, bốn mặt đều mở 3 cửa rộng. Phía Đông Bắc ngoài tường là Nhà kho, Nhà bếp, Kho Tế khí và Nhà Sát sinh; phía Tây Nam là Trai Cung, mở 2 cửa trước sau, xung quanh xây tường gạch, trồng nhiều cây thông.
     Từ khi Đàn tế được xây dựng xong cho đến cuối thế kỷ 19, hàng năm Triều Nguyễn đều tổ chức lễ tế Nam Giao vào mùa Xuân. Lễ tế Nam Giao lần đầu tiên được Vua Gia Long tổ chức vào ngày 27 tháng 3 năm 1807. Từ năm 1886 đến năm 1890, triều đình Huế không tổ chức lễ tế Giao. Bắt đầu từ năm 1891, cứ 3 năm Triều đình tổ chức lễ tế Nam Giao một lần. Lễ tế Giao cuối cùng của triều Nguyễn là vào ngày 23 tháng 3 năm 1945. Như vậy, đã có tất cả 98 buổi đại lễ Nam Giao được tổ chức dưới triều Nguyễn.
     Lế Tế Nam Giao được tổ chức có quy mô lớn và hết sức long trọng vào mỗi dịp đầu xuân. Sử sách còn ghi chép chi tiết về lễ Tế Giao ở các triều vua nhà Nguyễn.
Sơ đồ Nghi thức tế Nam Giao năm 1929.
   Sơ đồ Đàn tế Nam Giao.
     Sau Tết Nguyên Đán, Khâm Thiên Giám – cơ quan trông coi lịch pháp dưới Triều Nguyễn sẽ chọn ra một ngày tốt để dâng vua phê chuẩn. Sau đó, Triều đình sẽ tiến hành các công việc chuẩn bị cho lễ tế Nam Giao.
     Lễ Tế Giao năm Kỷ Hợi 1839 (năm Minh Mạng thứ 20) với sự tham gia của trên 4000 người (có năm lên tới 7,8 ngàn người): Trung đạo 1300 người, Tiền đạo 630 người, Hậu đạo 630 người, bày hàng ở đàn sở và Trai Cung 640 người, bày ở 2 đường tả hữu 300 người, ứng trực đàn sở 300 người, thủy sư trên các thuyền 300 người.
     Trong lễ tế Nam Giao, có thể đích thân nhà vua đứng làm chủ tế, hoặc giao cho quan Khâm mệnh Đại thần thay mặt làm chủ tế. Trong ngày tế, Vua đội mũ Cửu long, mặc áo bào vàng, đeo đai ngọc, xiêm vàng; các quan dự đều mặc triều phục; lễ tế có chuông, trống, nhã nhạc đều theo hiệu lệnh.
     Sách “Đại Nam chính biên đệ nhỉ kỷ” đã mô tả lễ tế Giao như sau: Trước một ngày, hữu ty chuẩn bị lỗ bộ đại giá. Đến giờ, vua ra cửa Hữu Túc, điện Càn Nguyên nổi chuông nổi trống. Kiệu đi đến cửa Hữu Đoan, phát 9 tiếng ống lệnh. Quan thủ thành, mặc phẩm phục quỳ đưa. Khi kiệu qua sông đến bờ Nam, chuông trống ngừng. Đến cửa Bắc của Đàn, quan bồi tế mặc phẩm phục quỳ đón. Ở Trai cung nổi chuông. Giá đến Trai cung thì chuông ngừng. Đến ngày tế, trước khi mặt trời mọc 7 khắc, Khâm Thiên giám báo giờ, ở Trai cung nổi chuông. Khi kiệu đến cửa Tây của Đàn, chuông ngừng. Vua lên Đàn làm lễ, Lễ xong về Trai cung. Các quan làm lễ khánh thành. Khi kiệu trở về, ở Trai cung nổi chuông, đến cửa Bắc của Đàn, các quan quỳ đưa. Chuông ngừng. Đến cửa Thể Nguyên, phát 9 tiếng ống lệnh, ở điện Càn Nguyên nổi chuông nổi trống. Đến cửa Tả Đoan, quan Thủ Thành quỳ đón. Đến Cửa Túc Môn, chuông trống ngừng.
    Lễ Tế Nam Giao là để hiện vai trò “Thiên tử” của nhà vua, để chính danh với thiên hạ và để gửi gắm những ước mơ, khát vọng của con người với thần linh về một thế giới thái bình, no ấm, con người sống hài hòa với tự nhiên. Đây là một nét văn hóa cung đình độc đáo và đặc sắc dưới triều Nguyễn, chứa dựng giá trị lịch sử văn hóa cùng giá trị nhân văn độc đáo.
     Với việc Đàn tế Nam Giao Triều Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới vào năm 1993, khu di tích đã được trùng tu, tôn tạo, đồng thời Lễ Tế Nam Giao đã được nghiên cứu và phục dựng trong các kỳ Festival Huế, trở thành lễ hội văn hóa độc đáo chỉ riêng có ở Cố Đô./.
Theo thống kê, đã có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn đích thân tế hoặc sai người tế thay ở đàn Nam Giao với 98 buổi đại lễ được tổ chức.
Chùm ảnh: Khám phá đàn Nam Giao của các vua nhà Nguyễn ở Huế .

Nằm ở phường Trường An, thành phố Huế, đàn Nam Giao triều Nguyễn là một di tích lịch sử đặc biệt của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.
Công trình được vua Gia Long cho khởi công xây dựng vào ngày 25/3/1806, là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ Tế Giao, lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm.
Về tổng thể, Đàn Nam Giao là một tổ hợp kiến trúc nằm trong khuôn viên hình chữ nhật có diện tích đến 10ha. Bốn mặt khuôn viên đều trổ cửa theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trong đó cửa Nam là cửa chính.
Trước mỗi cửa đều xây bình phong, mỗi bình phong rộng 12,5m, cao 3,2m, dày 0,8m, được xây bằng đá, nay chỉ còn ba bức ở các phía Đông, Nam, Tây.
Trung tâm của khuôn viên đàn Nam Giao là Giao đàn, hướng về phía Nam, gồm 3 tầng. Đây là nơi diễn ra các hoạt động lễ nghi chính trong lễ tế Nam Giao.
Tầng dưới cùng xây hình vuông, tượng trưng cho Người, có cạnh dài 165m, cao 0,84m; xung quanh xây lan can cao 0,93m, dày 0,3m, bốn mặt có thềm, đều 4 bậc.
Tầng giữa là Phương đàn hay còn gọi là Tùng đàn, xây hình vuông, tượng trưng cho Đất, có cạnh dài 83m, cao 1,1m; xung quanh xây lan can, cao 0,9m, dày 0,3m. Đây là nơi tế tế các vị thần theo tín ngưỡng dân gian thời nhà Nguyễn.
Tầng trên cùng là Viên đàn, xây thành hình tròn, tượng trưng cho Trời, có đường kính 40,5m, cao 2.8m; xung quanh xây lan can cao hơn 0.8m, dày 0,3m.
Viên Đàn là nơi hợp tế Ngọc Hoàng Thượng đế (Trời) và Hoàng Địa Kỳ (Đất) cùng chúa Nguyễn Hoàng và các vị vua nhà Nguyễn.

Video do dienbatn quay trong lần điền dã vừa qua.
Có thể thấy kiến trúc đàn Nam Giao triều Nguyễn tuân thủ chặt chẽ theo thuyết Tam tài (Thiên – Địa – Nhân) cũng như quan niệm “Trời tròn Đất vuông”. Đặc biệt, yếu tố Con người được thể hiện rất rõ ràng và khá bình đẳng với tất cả Trời Đất và các vị thần linh, thể hiện tư tưởng Thái Hòa của Việt Nam dưới thời Nguyễn.
Ở phía Tây Nam của Giao đàn là Trai cung, xây dựng theo thế “Tọa Bắc triều Nam”.
Trai cung là nơi nhà vua trai giới thanh tịnh trước khi hành lễ.
Ngoài ra, trong khuôn viên đàn Nam Giao còn có Thần khố là kho cất giữ đồ tế khí, Thần trù là nhà bếp chuẩn bị đồ tế lễ, nằm ở phía Đông Bắc của Giao đàn. Các công trình này ngày nay đều không còn.
Xung quanh khuôn viên đàn Nam Giao được nhà Nguyễn cho trồng rất nhiều thông, loài cây tượng trưng cho khí phách người quân tử theo quan niệm Nho giáo.
Lễ tế Nam Giao được coi là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ. Đây là lễ tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng, chỉ nhà vua mới có quyền thực hiện.
Theo sử sách, vua Gia Long lần đầu tiên tổ chức lễ tế đàn Nam Giao vào ngày 27/3/1807.
Trong suốt 79 năm độc lập của nhà Nguyễn, đàn Nam Giao luôn là nơi tổ chức nghi thức tế Giao đều đặn vào mùa xuân hàng năm.
Từ năm 1886 – 1890, triều đình Huế không tổ chức lễ tế Giao. Bắt đầu từ năm 1891, cứ ba năm một lần, vua Nguyễn lại đến tế Trời Đất ở đàn tế. Lễ tế cuối cùng của triều Nguyễn tại đây là vào ngày 23/3/1945.
Theo thống kê, đã có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn đích thân tế hoặc sai người tế thay ở đàn Nam Giao với 98 buổi đại lễ được tổ chức.
Sau khi nhà Nguyễn chính thức cáo chung vào tháng 8/1945, đàn Nam Giao không được sử dụng, dần dần đổ nát, hoang phế qua hai cuộc chiến.
Năm 1977, một đài tưởng niệm liệt sĩ bằng gạch đã được xây trên nền Viên đàn.!!!!
Đến năm 1992, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế có quyết định di dời đài tưởng niệm liệt sĩ, khôi phục đàn Nam Giao, đồng thời giao Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế nhiệm vụ bảo vệ, lập hồ sơ, luận chứng kỹ thuật phục vụ công tác trùng tu.
Năm 1993, đàn Nam Giao nhà Nguyễn nằm trong danh mục 16 di tích có giá trị toàn cầu nổi bật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Năm 1997, đàn được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia và được trùng tu tôn tạo bước đầu.

Mùa Festival Huế năm 2004, lần đầu tiên sau gần 60 năm, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phục dựng lại lễ tế Nam Giao ở đàn Nam Giao triều Nguyễn và đây tiếp tục là điểm nhấn trong các mùa Festival Huế nhiều năm sau. Theo KIẾN THỨC
TƯ LIỆU LIÊN QUAN :
Năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, rồi không lâu sau đó, quốc gia này phải đương đầu với Liên hiệp Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương ác liệt vào cuối năm 1946. Thời điểm này cũng mở đầu giai đoạn suy thoái trầm trọng của quần thể di tích Cố đô Huế, khi chiến lược "tiêu thổ kháng chiến" được Việt Minh thực hiện cộng với những trận chiến giành giật địa bàn ác liệt trong hai cuộc chiến tranh, đã biến nhiều công trình cổ ở Huế thành phế tích, trong đó có đàn Nam Giao triều Nguyễn. Khu rừng thông bị chặt trụi hoặc đốn ngã, các tòa nhà Thần trù, Quan cư, Binh xá... và vòng tường ngoài bị phá hủy. Thỉnh thoảng, nơi này vụt có chút sinh khí khi các đoàn thể Hướng đạo, Gia đình Phật tử hoặc các lớp sinh viên, học sinh đến du ngoạn, dựng lều, nổi lửa trại, bày trò chơi. Cũng có vài ký giả, văn nghệ sĩ, nhà giáo, nhà nghiên cứu ghé tới đây quan sát thực địa như trường hợp Huỳnh Hữu Hiến viết bài Đàn Nam Giao in trên tập san Lành Mạnh số 64 năm 1962, Bửu Kế soạn bài Lễ tế Giao đăng tạp chí Đại học số 37 và 38 năm 1964, Lê Văn Hoàng thực hiện luận văn cao học Sự tích đàn Nam Giao năm 1972.
Năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mở Chiến dịch Mùa Xuân 1975, tổng tiến công Việt Nam Cộng hòa. Với sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh Việt Nam kết thúc sau 21 năm ác liệt kéo dài. Hòa bình được lập lại trên đất nước Việt Nam thống nhất. Thế nhưng, việc khắc phục hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh đối với quần thể các di tích Cố đô Huế không được chính quyền mới quan tâm đến, do nhiều định kiến về chính trị đương thời. Thậm chí có một số di tích đã bị sử dụng bừa bãi sai mục đích, chẳng hạn như có thời khu vực Đại Nội bị biến thành làm nơi sinh sống, làm việc của Xí nghiệp truyền thanh và Xí nghiệp in tỉnh Bình - Trị - Thiên. Đàn Nam Giao cũng không nằm ngoài số phận ấy.
Năm 1977, một vụ nổ mìn đã xảy ra ở trên sân Nghênh Lương Đình, trước Phu Văn Lâu. Vụ nổ đã phá tung đài tưởng niệm liệt sĩ bằng tôn và gỗ, cao chừng 3,5m, được dựng lên ở đây vào năm 1975. Ngay trong đêm xảy ra vụ việc, lực lượng an ninh Việt Nam đã đến ngay để dọn dẹp hiện trường, dựng lại đài tưởng niệm như cũ. Nhưng đầu tháng 11 năm 1977, Tỉnh ủy tỉnh Bình Trị Thiên yêu cầu xây dựng đài tưởng niệm mới ở vị trí khác vì cho rằng địa điểm trước Phu Văn Lâu không đảm bảo an toàn cho Bí thư Tỉnh ủy lúc ấy là Bùi San đến đặt vòng hoa vào ngày 22 tháng 12 là ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một cuộc họp "khẩn" với đại diện các cơ quan công quyền của tỉnh này đã diễn ra ở trụ sở Ty Thương binh và Xã hội. Nhiều địa điểm ở Huế được đề xuất nhưng cuối cùng, địa điểm được chọn lại là đàn Nam Giao triều Nguyễn ở xã Thủy Xuân (nay là phường Trường An), thành phố Huế.
Công trình này xây ngay chính giữa nền Viên đàn, bằng gạch ốp đá rửa, cao chừng 10m, do kiến trúc sư Nguyễn Quý Quyền thiết kế, phó Ty Xây dựng tỉnh Bình Trị Thiên Nguyễn Văn Đoái đôn đốc thi công. Ngày 22 tháng 12 năm 1977, khối "tân cổ cưỡng duyên" được khánh thành với sự hiện diện của Bí thư Tỉnh ủy Bùi San. Trong thời gian đó, thủ trưởng ngành Văn hóa tỉnh Bình Trị Thiên, người có trách nhiệm quản lý các di tích lịch sử - văn hóa trong tỉnh này, Ty trưởng Ty Văn hóa, Nhạc sĩ Trần Hoàn lại không hề có hành động nào ngăn chặn vụ việc phá đàn Nam Giao tai tiếng vì ông đang công tác ở Liên Xô. Không chỉ nền Viên đàn mà khu vực Trai cung cũng bị biến dạng khi trở thành nơi đặt máy xay xát của công ty Lương thực thành phố Huế, nền nhà Khoản tiếp biến ra trụ sở Ủy ban nhân dân xã Thủy Xuân. Dư luận Huế bày tỏ bất bình bằng câu ca dao mà nhiều năm sau còn được truyền tụng.
Trần Hoàn cùng với Bùi San
Hai thằng hợp tác phá đàn Nam Giao.
Tuy vậy, phải 15 năm sau, nhận thấy việc tùy tiến cải biến công trình đàn Nam Giao là sai lầm trầm trọng, ngày 15 tháng 9 năm 1992, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định di dời đài tưởng niệm liệt sĩ đến địa điểm khác, trở lại nguyên dạng đàn Nam Giao. Tỉnh này cũng giao Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế nhiệm vụ bảo vệ, lập hồ sơ, luận chứng kỹ thuật phục vụ công tác trùng tu. Song sau đó, việc trùng tu vẫn chưa được diễn ra, đàn Nam Giao có khi được dùng làm bãi tập lái ô tô, lúc lại biến thành thao trường của quân đội Việt Nam.
Ngày 11 tháng 12 năm 1993, đàn Nam Giao nằm trong danh sách 16 di tích có giá trị toàn cầu nổi bật thuộc quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Giá trị của đàn Nam Giao triều Nguyễn được cộng đồng quốc tế công nhận, điều này đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử tồn tại của đàn Nam Giao.Huỳnh Thị Anh Vân ( Còn tiếp ).
Xin theo dõi tiếp BÀI 21. dienbatn tổng hợp từ các tư liệu lịch sử.

Xem chi tiết…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *