TÌM HIỂU CHÂN LÝ,NGHIÊN CỨU VÀ THIỀN - HỒ VĂN EM. BÀI 1.
GIỚI THIỆU : Trong 10 tập sách cuối đời của GS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG - Bộ SỨ MỆNH ĐỨC DI LẮC ( 10 tập - Hơn 1000 trang .Công trình của thầy Phương là sự tổng kết cho những nghìn năm trước và tiên đoán và đề xuất chiến lược cho nghìn năm nay và những nghìn năm sau.) thường có nhắc đến cụ HỒ VĂN EM , và GS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG coi đó là người có thể kế tiếp những công trình mà Thày còn đang dang dở. Bữa nay dienbatn xin giới thiệu về một Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp mà cụ HỒ VĂN EM viết lại. Tùy theo từng sở kiến của từng người có thể tin hay không tin , nhưng nếu chịu khó đọc , chúng ta cũng có thể vỡ lẽ ra khá nhiều. Xin trân trọng giới thiệu. dienbatn.
BÚT TÍCH CỦA GS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG.
( Kính tặng anh Hồ Văn Em - Những người như anh đều được những người chân chính kính trọng - Hồ gia trang 19/3/4 - NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG.)
( Ta đã hoàn thành trách nhiệm đưa Phật Di Lặc trao cho tôi. Đây là sự bàn giao trách nhiệm của ta cho anh Hồ Văn Em trước khi tôi trở về - NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG.)
Tiểu Sử Ông
Hồ Văn Em.
Ông Hồ Văn
Em sinh ngày 1-10-1929 (Kỷ Tỵ) tại làng Phù Lưu, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ông là người con thứ 3 trong 1 gia đình ba trai, ba gái. Thân phụ là cụ Hồ Văn
Ánh (thường gọi là cụ Tham Kính), mẹ là Phạm Thị Thuần, cũng là người cùng
làng. Cụ Hồ Văn Ánh đã đỗ kỹ sư cầu đường toàn Đông Dương thời Pháp thuộc, và
là một trong những kỹ sư thuộc lớp đầu tiên đã tham gia xây dựng tuyến đường sắt
xuyên Việt đầu tiên từ bắc vào nam. Ông Hồ Văn Em từ nhỏ được bố mẹ nuôi ăn học
tại trường Lasan Tabert, Saigon đến năm 1945 thì bị gián đoạn học vấn vì thời
cuộc. Vào năm 1945 đất nước bị phân tranh bởi 2 thế lực: Nhật đảo chánh Pháp tại
Việt Nam. Ông nhắc lại là trường học lúc đó đã phải bị đóng cửa vì quân Nhật
xâm chiếm làm cơ sở quân sự.
Trước khi lập
gia đình, ông rất thích đi du lịch Thời đó, ông đã đi xuất ngoại Âu Châu đến 5
lần, từ Tây Âu sang các xứ Đông Âu, và đặc biệt viếng thăm Nhật Bản 6 lần, trước
khi lập gia đình với bà Nguyễn Thị Sang vào năm 1963, có được 1 đứa con trai
duy nhất là Hồ Văn Trọng. Ông là một thương gia thành công sau khi thành lập
công ty xuất nhập cảng và buôn bán bất động sản.Đến năm 1963 thì ông cảm thấy
chán cuộc sống thành thị, muốn về hưu sớm, về quê làm vườn, vui thú điền viên,
nên đã đầu tư vào đất, mà sau này gia đình đã dùng nơi này một thời gian làm hồ
bơi công cộng và nhà hàng để sinh kế.Vào năm 1970 thì ông gặp được Thầy Lương
Sĩ Hằng và biết được pháp lý Vô Vi. Thầy Lương Sĩ Hằng,biệt danh là Ông Tám vẫn
thường lên hồ bơi Hồ Gia Trang mỗi cuối tuần. Vào năm 1971, khi xây xong một
căn nhà đặc biệt dành riêng để làm thiền đường tại đây, thì Thầy Lương Sĩ Hằng
được mời đến giảng mỗi sáng thứ bảy cho đến năm 1975.
Từ 1976 đến
năm 1985, ông đã hợp tác với giáo sư Anh Văn: Nguyễn Khang để dịch những cuốn sách
ra tiếng Anh như : Tôi Tầm Đạo, Địa Ngục Du Kí,Luân Hồi Du Kí, Thiên Đàng Du
Kí, cùng soạn thảo một bộ Tự Điển Đạo Học.Ông cho biết khi viết cuốn Tôi Tầm Đạo
cũng như làm việc cho đạo, ông luôn nhận được một nguồn cảm hứng rất thiêng
liêng, khiến các ý tưởng tuôn trào ngày đêm thôi thúc phải hoàn tất cho xong
công việc kể trên.Ông Hồ Văn Em mất ngày 23-7-2016 (nhằm ngày 20 tháng 6 năm
Bính Thân).
LỜI MỞ ĐẦU.
Tôi hồi nhỏ
học trường Thầy Dòng và lớn lên theo Thiên Chúa giáo, khoảng 20 năm chỉ biết đi
nhà thờ,đọc kinh và được biết Đạo qua các giáo lý do các Sư Huynh và các Cha dạy
(và có quan niệm cho đạo khác là tà).Nói thật ra lúc ấy tôi vẫn chưa hiểu được
Chân Lý là gì? Và những sự đọc kinh cầu nguyện chỉ giúp ích cho tôi thật là ít
về tâm lý (sợ, không dám làm các điều dữ). Bề ngoài, dối đời, đối với mọi người
tôi có thể là một con chiên tốt, hiền lành, nhưng bên trong những tánh và tư tưởng
xấu cùng tham sân si của tôi đầy dẫy, không thay đổi được.
Tôi thấy và
lúc ấy tôi tin rằng bảy mối tội đầu cùng mười điều răn của Chúa khó có ai giữ
được, kể cả các Cha và Sư huynh hay Dì Phước (nhất là điều răn thứ sáu về dục tình
– tư tưởng bậy cũng có tội). Về sau tôi được người bạn giới thiệu và gia nhập Hội
Thông Thiên Học. Với những buổi diễn thuyết thảo luận, với những sách vở, tài
liệu trình bày có khoa học về Chân Lý, Tâm Linh và Huyền Bí học của Hội, tôi đã
sáng mắt ra có được sự hiểu biết đứng đắn về Thiên Cơ cùng Sự Thật.Nhờ Hội
Thông Thiên Học, đường đạo của tôi đã bước được một bước căn bản vững chắc trên
lý thuyết (giáo lý) và thật may mắn, tiếp đó tôi được gặp ông Tám, vị minh sư
hiện truyền dạy Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp. Tôi thọ được Pháp
Môn thực hành (pháp lý) công phu luyện đạo
tu tâm sửa tánh rất hiệu quả. Nếu có ai hỏi tôi sự gì mà tôi cho là may mắn nhất,quý
nhất và quan trọng nhất trong đời tôi (hơn cả sự nghiệp của cải mà tôi đã gây
được) thì tôi xin trả lời thành thật đó là việc tôi được truyền và hành Pháp Lý
nói trên.Chỉ với một tháng rưỡi công phu đều, một thành công lớn là tôi đã loại
bỏ được những tư tưởng xấu về dục tình (mà tôi dám chắc mọi người ai cũng có
trong đầu óc, hoặc khi xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm v.v...).Bảy mối tội đầu
cùng mười điều răn của Chúa trước kia tôi cho là vô phương giữ được, thì nay nhờ
Pháp Môn tu mầu nhiệm, những điều đó không còn là điều khó khăn nữa.Ngoài ra,
tôi được phát triển mau lẹ về mọi phương diện: sức khỏe, tánh tình – tư tưởng –
tâm linh (1).Có thể nói nhờ Pháp Lý Vô Vi, tôi đã trở thành con người mới.
Quyển sách
này tôi trình bày cùng quý bạn đây, do sự hiểu biết cùng kinh nghiệm, nhờ sự học
hỏi nơi Hội Thông Thiên Học – và nghiên cứu các kinh sách Phật –Cao Đài – Tây Tạng
cùng các Pháp Môn Vô Vi khác, và nhất là nhờ sự giảng dạy chỉ bảo của ông Tám
cùng sự công phu luyện đạo của tôi.
Tìm Hiểu
Chân Lý,Nghiên Cứu & Thiện.
TÌM HIỂU CHÂN LÝ,NGHIÊN CỨU VÀ THIỀN
1- VẤN: Xin
cho biết thiền là gì?
ĐÁP: Thiền
là một phương pháp tu luyện hiệu nghiệm nhất và hơn hết trong tất cả các lối tu
luyện. Có rất nhiều pháp môn Thiền với cách hành khác nhau, nhưng không ngoài sự
tập điều hòa hơi thở và tập trung tư tưởng.
Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phập Pháp (sau
xin gọi tắt Pháp Lý Vô Vi) là một trong những pháp môn thực tế cùng hiệu nghiệm
nhanh chóng nhất – (Có thể gọi là tu tắt được) (2). Ông Tám (3) giảng về Thiền
Định như sau:
[(2 Tôi nói hiệu nghiệm nhanh chóng nhất là vì
trước tôi có thiền và tập theo “YOGA Pour Tous” của D. Dunne một năm trời –
cùng sáu tháng thiền theo các huynh ở Thông Thiên Học, mà kết quả rất ít – so với
Pháp Lý Vô Vi chỉ có một tháng rưỡi đã thay đổi con người tôi rất nhiều. Các
người thực hành Pháp Lý Vô Vi (trước cũng đã từng theo các pháp môn khác) cũng
đồng nhìn nhận như tôi. Thiền rất thịnh
hành với Phật Giáo trước nay, nhưng lúc sau đây, các tôn giáo khác, như Thiên
Chúa Giáo, một số Linh Mục, Tu Sĩ cũng hăng say luyện tập và gặt hái được khá
nhiều thành quả tốt đẹp. Các phương thức tu luyện cổ truyền Tây Phương không
còn đủ sức thỏa mãn một cách hoàn toàn - cha DÉCHANEL Dòng Thánh BÊNÊDITÔ đã có
soạn một cuốn sách dạy YOGA và Thiền: “YOGA cho KITÔ hữu, Lối Đi Yên Tĩnh” do
An Sơn Vị dịch (có bán ở nhà sách Liên Châu cạnh nhà thờ Đức Bà Sàigòn). Cha
Boué (dòng Đa Minh ở Arbresle, Pháp) đã sống nhiều tháng trong các Thiền Miếu
bên Nhật, có mở khóa dạy Thiền cho các Linh Mục, Dì Phước, các tín đồ Thiên
Chúa và người ngoài.
3 Vị Minh Sư hiện dạy Pháp Lý Vô Vi Khoa Học
Huyền Bí Phật Pháp. ]
"Thiền
là ngồi yên một chỗ, buông bỏ tất cả những sự vọng động. Định là định tâm cho
phẳng lặng.
Thiền Định:
Để thanh lọc mọi sự phức tạp đang bám sát xung quanh cơ thể của chúng ta. Mục
đích của nó là làm cho cơ thể nhẹ nhàng và phần hồn thoát ly thế cảnh."
2- VẤN: Tu
là gì? ĐÁP: Phần đông nghe nói đến tu, thường cho là phải bỏ hết công việc làm
ăn, gia đình, vô Chùa hay Tu viện hoặc trường chay tuyệt dục. Tu không phải là
làm như vậy – mà tu là tu tâm sửa tánh – cải dữ làm lành, không gây thêm nghiệp
quả. Các công việc làm ăn sinh nhai, bổn phận đối với gia đình, xã hội cứ như
thường.(4)
Chữ Tu Hành ông Tám giảng như sau: “Tu là tu bổ
và sửa chữa bất cứ một nẻo hóc nào bất thông. Hành là phải công phu làm cho kỳ
được, đánh đuổi tất cả những tánh xấu man rợ, sẵn có, đang tụ tập trong trí óc
của chúng ta hằng ngày.Muốn cho được thật sự thanh tịnh, chúng ta phải tự công
phu, hành đúng pháp của người đã thành công truyền lại cho ta.
Khai thông
sáu cái luân xa (5 ) đang bị ngoại cảnh và lục căn lục trần lôi cuốn bao vây
tâm trí ta và quyền năng của bản thể chúng ta, nó không ngoài Lục Tự Di Đà.(6
)”
[4 Đừng tưởng
lầm là phải trốn mất vợ con, cha mẹ anh em bầu bạn, vì nếu làm như vậy thì xa
Nhơn đạo rồi. Nhơn đạo đã xa thì tìm Thiên Đạo có mong gì kết quả. 5 Trong cơ thể có 7 cái luân xa, Pháp Lý Vô Vi
chỉ dùng có 6 cái; không tập đến luân xa thứ bảy hỏa hầu ở Đơn Điền vì rất nguy
hiểm.]
3- VẤN: Thiền
theo Pháp Lý Vô Vi – sẽ có kết quả ra sao?
ĐÁP: Trước hết
sức khỏe tăng, bệnh tật sẽ hết lần (cả những bệnh nan y, nếu công phu lâu sẽ hết
hẳn). Tính tình, tư tưởng thay đổi nhanh chóng (thường vài tuần đến vài tháng
tùy người đã thấy công hiệu khá) trở thành tốt, tham sân si phần lớn được trừ
khử mau lẹ.
Tâm hồn được bình thản, bớt lần đau khổ, đời sống
hạnh phúc hơn. Tâm linh phát triển (khai mở con mắt thứ ba, xuất vía, xuất hồn,
phát huệ) và đi đến mục đích rốt ráo là giải thoát luân hồi, đắc đạo.
4- VẤN: Tu tắt
là tu làm sao?
ĐÁP: Ví dụ
như đi tắt (trực chỉ thiền) không đi vòng vo và xa hơn.(7)
5- VẤN: Tu
Pháp Lý Vô Vi có khó không – Và có phải điều kiện lễ nghi gì không?
ĐÁP: Tu Pháp
Lý Vô Vi tức Đời Đạo Song Tu, rất là giản dị, chỉ cần được người đã hành qua chỉ
cách công phu độ 10, 15 phút là có thể bắt đầu tự tập lấy được.(8 )
[6 Sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật. (Xem Phần Thực
Hành Vấn Đáp 26). 7 (Xem Phần Phụ Vấn Đáp 4).
8 Về mặt Vô Vi (tức vô hình, thiêng liêng) đã
có Minh Sư dìu dắt. Và sau này, người tu có thể tiếp xúc, nếu muốn, với Minh Sư
để học hỏi thêm. ]
Tu Pháp Lý
Vô Vi không có lễ nghi nhập môn, không cần cúng lạy, tụng kinh thờ phượng;
không cần bắt buộc phải ăn chay, giữ giới.
6- VẤN: Tại
sao tu hành mà lại giản dị vậy, không lễ nghi, không cúng lạy, tụng kinh thờ tượng,
không ăn chay, giữ giới – Như vậy có phải là tà đạo không?
ĐÁP: Con người
vì phạm tội nên phải xuống thế gian để trả nghiệp quả cùng trau luyện tu tâm sửa
tánh cho được hoàn thiện đặng trở về hợp nhất với Thượng Đế. Thiền giúp ta tu
tâm sửa tánh hiệu nghiệm nhất không cần phải cúng lạy thờ tượng ai cả dù cho tượng
Phật hay tượng Chúa(9). Ta thử nghĩ lại xem: Phật đã bỏ hết mọi sự ở thế gian
(như ngôi vua cao cả, của cải châu báu, vợ đẹp con khôn) mà lại còn thèm và
thích ham được loài người cúng lạy sao? Tụng kinh chỉ giúp cho khỏi lo ra và dỗ
ngủ – nhưng hao thần khí (khẩu khai thần khí tán). Phải hiệp đủ tinh khí thần
(tam bửu10 ) mới thành đạo được, như vậy tụng suốt đời cũng không đi đến đâu. Lễ
bái thờ tượng cũng chỉ là hình thức do người đời đặt ra để dẫn dắt những người
sơ cơ, còn yếu kém vào tôn giáo. Người tu Thiền là linh hồn tiến hóa, lễ bái thờ
cúng không cần thiết nữa.(11)
Bây giờ xin đề cập tiếp tại sao Pháp Lý Vô Vi
không bắt buộc ăn chay và giữ giớí?
9 Ông Tám đã
mở huệ nhãn, có cho biết ở các tượng Phật ông không thấy có Phật xuống, mà thường
thấy có ma núp. Người thế gian tưởng lạy Phật, ai ngờ lạy ma mà không biết.
10 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 8).
11 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 6).
Tại sao
không bắt buộc ăn chay và giữ giới? Không cần ăn chay giữ giới: điều này có thể
làm cho nhiều người ngạc nhiên vô cùng, và cho là tà đạo – Chính tôi, lúc đầu
cũng cho như vậy, vì lạ quá, từ xưa đến nay tu thần đông đều khuyên trường chay
giữ giới,mà sao Pháp Lý Vô Vi lại không bắt buộc ăn chay giữ giới. Đây tôi xin
trình bày rõ vấn đề này. Có Pháp môn tu bắt buộc phải trường chay giữ giới –
(giới định huệ) nhưng với Pháp Lý Vô Vi là Pháp môn thực tế, cách mạng (định giới
huệ) ăn chay được thì quý, không ăn chay được cũng không sao (nếu ăn chay có thể
ăn trứng).(12)
a) Vì thực tế người muốn tu, không phải ai
cũng có thể ăn chay trường được, ép họ như vậy có hại cho sức khỏe, thay đổi
cách dinh dưỡng cơ thể bị công phạt – sức khoẻ sẽ kém làm sao tinh thần mạnh mà
bền chí tu luyện được. Còn vấn đề nấu chay nữa: Tiệm ăn chay thì hiếm, những
người như độc thân, quân nhân tại ngũ, học sinh trong ký túc xá hay trong gia
đình không tiện nấu riêng v.v... làm sao có phương tiện được. Phật Đạo rộng rãi
bao la và cho tất cả mọi chúng sanh, lẽ đâu lại hẹp hòi, chỉ hạn chế cho những
người ăn được trường chay mà thôi. Miễn là người tu đừng sát sinh là được, và
chay lòng tốt hơn chay miệng.
b) Thường khi con vật bị giết để ăn thịt, sự sợ
hãi đau đớn oán thù phát ra từ điển xấu, thâm nhập trong miếng thịt, người ăn
vào sẽ bị kích thích dục tính, như nóng giận, tình dục, bịnh tật v. v... Nhưng
với Pháp Lý Vô Vi có Pháp Luân Thường Chuyển giúp cơ thể loại ra 12 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 7).các trược điển này, không còn phá người ăn thịt nữa (13).
c) Về việc ăn chay, vì người tu chưa có trình
độ cao, làm Pháp Luân Thường Chuyển không giải hết được trược điển do bên ngoài
xâm nhập và vừa do thức ăn mặn đem vào cơ thể. Thêm vào đó việc ăn chay cũng
giúp tránh khỏi nghiệp sát và bị khảo đảo trong màn đại nạn cận kề này.
d) Còn vấn đề giữ giới Pháp Lý Vô Vi không bắt
buộc, vì thực tế làm sao ai có thể diệt dục hoặc bỏ các tật xấu liền được.
– Người đang nghiền thuốc, rượu làm sao bỏ liền
được? Tình dục làm sao diệt ngay được (mà cần phải từ từ với thời gian) (14)
13 Hơn nữa
điều sau đây có lẽ quá cao để hiểu được, nhưng đó là sự thật, nếu ai không tin sau
này khi tu được phát huệ sẽ nhận thấy là đúng.
Người tu Pháp Lý Vô Vi khi ăn mặn, dẫn dắt được
hồn con vật (bị kẻ khác giết) cho nó tu và mau được chuyển kiếp (Người không tu
Pháp Lý Vô Vi mà ăn mặn thì sẽ bị trược điển của xác thịt nó phá).
Ông Tám có kể cho các đạo hữu là lúc trước ông
tu Pháp Lý Vô Vi (do ông Tư truyền dạy), ông ăn chay. Đến khi được phát huệ,
ông Tư có mời ông Tám dùng bữa ăn mặn. Ông Tám phản đối “Tại sao thầy biểu đệ tử
ăn thịt ?” Ông Tư biết ông Tám đã phát huệ và thấy được hồn con vật bị giết (vì
trong món ăn có món thịt) nên biểu ông này gọi hồn con vật và biểu nó tu. Hồn
con vật nghe lời quỳ niệm Phật nhưng rồi sau bỏ đi. Ông Tư biểu ông Tám ăn miếng
thịt của nó. Ông Tám nghe lời ăn và gọi hồn con vật trở lại niệm Phật và lần
này nó chịu ở lại để ông Tám độ cho nó tu đặng chuyển kiếp. Do câu chuyện trên,
ta hiểu tại sao tu Pháp Lý Vô Vi cho ăn mặn là vậy đó - người tu độ và giúp được
con vật bị giết. Và tu cao Vô Vi không còn chấp chay mặn.
14 Nhờ công
phu luyện đạo đều đều, người tu sẽ loại lần lần trược điển và thâu lưu được
thanh điển, những cái gì trược (như tư tưởng xấu, tật xấu: thuốc, rượu v. v...
và cả tình dục) sẽ không hợp với người tu và người tu không còn thấy thích nó nữa
và sẽ bỏ nó - vì khi cơ thể trở thành thanh sẽ tự động không còn ưa cái gì trược
nữa. Có nhiều người Nếu nói diệt dục
ngay được là nói láo, vì diệt dục bên ngoài nhưng tư tưởng vẫn thầm kín hoặc bị
dồn ép nghĩ bậy là cũng phạm tội như thường (15). Vả lại trong đời giàu nghèo
sang hèn ai cũng thích tự do. Đặt trước một khuôn khổ tu hành nào làm cho người
ta chán ngán, phải để cho mỗi người muốn tu, tự vạch lối đi theo sở thích của họ.
Như vậy đường đạo mới có cơ phát triển. Quan hệ là làm sao cho các tư tưởng xấu
được ngầm chuyển hóa. Vì vậy Pháp Lý Vô
Vi không khuyên, không thuyết pháp, giáo huấn sự giữ giới làm lành lánh dữ là
nhờ lúc công phu luyện đạo làm Pháp Luân Thường Chuyển mà không lo ra, không
tham sân, không bịnh hoạn, không tưởng tượng, trở thành chân chánh. Như vậy, họ
tự sửa lấy họ (gần như tự động) chứ không cần ai dạy bảo, ép buộc họ.(16) Đó là
sự hiệu nghiệm lạ kỳ của Pháp Lý Vô Vi.(17) tu Pháp Lý Vô Vi bỏ được nhiều tật
như ông thân sinh ông V.C. nghiền á phiện bỏ được 9/10. Cụ K bỏ luôn nghiền thuốc
lào. Bà A. H. bỏ nghiền trầu, ông M.L. Pháp kiều bỏ ma túy v.v...
15 Ta cũng
nhớ có lúc rất nhiều vị linh mục bên Thiên Chúa Giáo đòi được lập gia đình. Vấn
đề quan hệ đến nỗi Vatican phải đem ra hội nghị để bàn cãi. Như vậy ta cũng thấy
vấn đề diệt dục trên thực tế khó làm được. Pháp Lý Vô Vi không có khuyên biểu
người ta diệt dục mà để cho họ nhờ công phu luyện đạo một ngày kia sẽ tự diệt lấy
dễ dàng, không phải gò bó dồn ép khổ sở. 16 Trong “Kinh A Di Đà chú giải theo
Pháp Lý Vô Vi”, ông Tư có cho biết: Làm Pháp Luân Thường Chuyển hít hơi vô bụng
cho đầy rồi thở ra làm cho trái tim mở hai lỗ trống thông cho được khí hồn tung
lên bộ đầu - khí điển trong ba bộ - gan, phổi và bao tử sẽ sốt sắng làm việc và
cố sức thêm hơn - nhờ vậy mà người luyện đạo không lo ra, không tham sân v.v...
17 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 6).
7- VẤN: Tại
sao (trước đây có nói) ăn chay có thể ăn trứng được?
ĐÁP: Thường
phần đông ăn chay không ăn trứng (hoặc chỉ ăn trứng không có trống). Nhưng nếu
xét cho sâu vào vấn đề, người chay trường có thể ăn bất cứ thứ trứng nào (18)
(trừ trứng lộn) vì lẽ sau đây:
1) Có vị có thần nhãn bên hội Thông Thiên Học
(quan sát bằng giác quan này) cho biết là: tất cả các vật thực do thịt thú vật
đều có từ điển xấu – trừ trứng và sữa. Như vậy ăn trứng không sợ trược điển vào
cơ thể.
2) Ăn chay là để tránh sát sanh, thì ăn trứng
không thể nói là sát sanh được – vì trứng chưa nở thành sinh vật và chỉ khi nào
nở rồi có hồn con thú nhập vào xác thể (có sự sống) khi ấy ăn mới là sát
sanh.(19)
8- VẤN: Trước
đây có nói đến Tam Bửu, vậy Tam Bửu là gì?
ĐÁP: Tam Bửu
(20) tức là Tinh Khí Thần, ba vật quý nhất của con người (chứ không phải là Tam
Bảo như các vị sư nói ở chùa). Tu muốn thành đạo phải tụ Tinh Khí Thần.(21)
18 Cư sĩ khả
thực noãn.
19 Cũng như
vấn đề hạn chế sinh đẻ, có tôn giáo cho là có tội. Theo vị Đại Lạt Ma Tây Tạng
trứ danh L. RAMPA thì không phải vậy, chỉ
có tội là khi nào linh hồn đã nhập vào thai mới là giết mạng sống – còn ngừa
sinh đẻ không có tội gì cả. Ta có thể nói không gieo hột (thảo mộc) cho thành
cây cũng là sát hại cây cối sao? Các vị Lạt Ma Tây Tạng ăn chay có ăn trứng.
20 hay Phật
Pháp Tăng (theo Phật giáo). Tam Thanh (theo Cao Đài).
Ba Ngôi
(theo Thiên Chúa). Tam Cang (theo Nho giáo).. 21 (Xem Phần Phụ Vấn Đáp 8).
9- VẤN: Con
người là ai – từ đâu đến, đến trần gian rồi đi đâu? Tại sao phải tu?
ĐÁP : Linh hồn
là điểm linh quang của Thượng Đế cho xuống trần gian để học hỏi tấn hóa – vì
linh hồn rất thanh mà cõi trần trọng trược, nên phải đầu thai vào xác thân con người
cho hợp với khí chất cõi trần.
Khi xuống trần:
Vì mê trần, nhiễm trần, con người phạm tội và gây nhân tạo quả xấu từ vô số kiếp
nên phải luân hồi mãi mãi. Vì vậy cần phải tu hầu trở nên hoàn thiện trở về hưởng
phước trên Thiên Đàng, giải thoát khỏi luân hồi. Có tôn giáo nói: “Con người xuống
trần là để tu”. Nghe qua thì có vẻ nói quá lố nhưng sự thật đúng vậy vì tu là sửa
tâm, sửa tánh chứ đâu phải vô chùa, vô tu viện.(22)
10- VẤN: Tu
hữu vi, tu Vô Vi là thế nào?
ĐÁP: Người
tu theo hữu vi – hay là Tiểu Thừa hoặc tu phước là phải chịu dấn thân vào khuôn
khổ tôn giáo. Lối tu này chỉ dạy về hữu hình – con người giữ trọn theo giới luật
đó, tất cũng như mượn con đường hẹp ấy mà nương chân, đi lần đến con đường rộng
lớn mênh mông là Đại Thừa (hay là Vô Vi – tu giải thoát vậy). Người tu hữu vi sẽ
được hưởng phước (kiếp này hoặc kiếp tới) nhưng không thể giải thoát khỏi luân
hồi được. Tu Vô Vi (hay Đại Thừa – tu giải thoát – tu huệ) không cần hưởng phước
mà với mục đích giải thoát. khỏi luân hồi khỏi phải đầu thai trở lại cõi trần ô
trược khổ đau này nữa.(23)
22 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 9).
11- VẤN:
Giáo lý và Pháp lý là sao?
ĐÁP: Giáo lý
là thuộc về lý thuyết, khuyên dạy. Ta lấy các tôn giáo dạy giáo lý rất nhiều –
còn pháp lý mới thực là quan trọng và hữu ích vì dạy về THỰC HÀNH tiến đến kết
quả (24). Tu thiền thuộc về pháp lý vì người tu tự mình thực hành công phu đều
đặn: Pháp Lý Vô Vi chú trọng về phần thực hành vì chỉ có thực hành mới đem lại
kết quả. Đường lên TIÊN PHẬT nếu chỉ nghe lý thuyết thì muôn kiếp cũng không đi
đến được – mà cần phải hành, phải tự mình bước đến.
12- VẤN: Tại
sao kinh sách chỉ dạy về giáo lý, mà hiếm có dạy về pháp lý?
ĐÁP: Một phần
vì tác giả không biết pháp tu; nhưng đôi khi cũng có sách nói về pháp lý nhưng
với lời lẽ mơ hồ, ẩn ý. Như vậy có lẽ vì người viết, sợ nếu chỉ rõ ra, độc giả
xem theo đó mà làm một mình, nguy hiểm, có hại hơn có lợi. Pháp lý nếu đem thực hành phải cần có người
truyền pháp (đắc đạo) chỉ dẫn và theo dõi người tu,mới có sự bảo đảm. Các người tu theo Pháp Lý Vô Vi khi công phu
đọc mấy câu nguyện và thực hành theo pháp này, thì đã được nhận ở trên và có
minh sư là ông Tư và ông Tám trông chừng, dẫn dắt về phần thiêng liêng (Vô Vi).
Còn về mặt hữu vi, người tu về sau, có thể gặp tận mặt ông Tám để học hỏi thêm
và giải đáp các điều thắc mắc.
23 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 10). 24 Phật khi xưa có quở ông A NAN: học nhiều mà không tu thì chẳng
có ích lợi gì (Phật học phổ thông khóa VI và VII trang 123).
13- VẤN: Tại
sao tu hành phải thiền?
ĐÁP: Thiền
là một phương pháp hiệu nghiệm nhất để tu tâm sửa tánh. Xưa đức Phật thành đạo
cũng nhờ tham thiền, vậy ta cứ làm theo như đức Phật đã làm.(25)
14- VẤN: Ai
có thể tu thiền được – có cần căn duyên không?
ĐÁP: Bất cứ
ai cũng có thể thiền được nếu có lòng quyết chí. Đã xuống trần thì ai cũng có
căn duyên cả,duy chỉ có nhiều ít khác nhau.
Vì vậy Pháp Lý Vô Vi không buộc giữ giới, trường chay mà chỉ cấm làm biếng,
phải công phu đều đặn, vì sự trì chí kiên nhẫn là chìa khóa của thành công.
15- VẤN: Nếu
ít tuổi còn trẻ tu có được không, hay phải nhiều tuổi hoặc già mới tu được?
ĐÁP: Tu
không luận già trẻ, ai cũng tu được. Trên thực tế cũng rất nhiều em còn nhỏ 12,
13 tuổi hoặc thanh niên nam, nữ tu và cũng có kết quả, có khi còn chóng hơn người
lớn, vì các em tam bửu còn đầy đủ hơn và ít nhiễm trần hơn người nhiều tuổi.(26)
25 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 13). 26 Như em H. 13 tuổi, tu một năm đã xuất hồn được. Em L. 20 tuổi
tu 1 tháng xuất vía được.
16- VẤN: Sao
bấy lâu nghe nói tu thì nhiều, nhưng đắc chả được bao nhiêu, là tại sao vậy? Tại
sao phải có minh sư mới tu đắc được?
ĐÁP: Điều
này đúng vì người tu không được hướng dẫn đứng đắn, thường theo kinh sách, mà
không có thầy giỏi dẫn dắt. Nên biết rằng kinh sách qua nhiều thế kỷ bị dịch,
in hoặc sửa đổi, sai lạc không ít, hoặc bị thất truyền.
17- VẤN: Tại
sao tu bây giờ dễ dàng quá không khó khăn như xưa?
ĐÁP: Là vì
lúc này vào thời kỳ Hạ Ngươn, ơn trên ân xá cho người đời tu hành được chóng
thành chánh quả.(27)
18- VẤN:
Pháp Lý Vô Vi có nói về điển – vậy điển là gì?
ĐÁP: Tất cả
những sự biểu lộ của sự sống là do điển – và được tạo thành bởi sự rung động vô
hình.(28)
Trên đây là giải theo khoa học. Ông Tám giảng
như sau:
“Điển là một
ánh sáng thanh tịnh nhẹ nhàng và lanh lẹ. Nó đang châu lưu trong bản thể của
chúng ta. Sự thấy nó thấy, sự hiểu nó lại càng hiểu hơn. Sự cảm giác nó huy động
để tự bảo vệ lấy. Nó thuộc loại vô hình của tâm hồn động loạn. Chúng ta thử cắt
một cục thịt heo còn tươi liệng xuống đất, thì chúng ta sẽ nhận thấy màu sắc của
cục thịt với màu đỏ tươi, không lâu 27 (Xem Phần Phụ Vấn Đáp 17).
28 Toutes
les manifestations de la vie sont d'origine électrique et qu'elles sont
constituées par les influx vibratoires invisibles...(quyển “L 'hypnose” Bibliothèque
Marabout trang 43).
thì cục thịt
ấy sẽ biến thành màu bầm và dần dần nó sẽ mất hẳn sự tươi sáng linh động của
lúc ban đầu.
Hỏi màu sắc ấy
biến đi đâu? Thưa nó đã lìa khỏi phần bám sát của vật chất và quy nguyên về sắc
giới, phù hợp với luồng điển khả năng của nó, để hầu chuyển theo định luật hóa
sanh của tạo hóa.”
19- VẤN: Luồng
điển trong bản thể của chúng ta đang nằm ở đâu?
ĐÁP: Ông Tám
giảng: “Nó đã và đang châu lưu ở bên trong và bên ngoài bản thể của chúng ta.
Nó biết được sự kích động và phản động từ bên trong cho đến bên ngoài. Bạn nên
suy nghiệm khi có người đưa tay lên đầu bạn thì luồng điển bên ngoài phản ảnh sự
hung hăng hay là không? Lắm lúc bạn buồn rầu bực tức, thì lúc ấy luồng điển ở
bên trong không thông, vì nó đang bị kẹt. Khi ta tức giận một điều gì thì nó
càng ngày càng giận hơn. Cho nên, chúng ta mới áp dụng phương pháp “Pháp Luân
Thường Chuyển”(29 ) để điều hòa luồng điển và khai thông nội tạng. Người hành
pháp này sẽ tiêu diệt căn bịnh Tham, Sân, Si, Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Dục. Trong kinh có
nói: “Pháp Luân Thường Chuyển Huệ Tâm Khai”. Khi luồng điển được thuận chiều
phát triển theo nguyên lý Thanh Tịnh Kinh thì mọi việc sẽ đều được sáng suốt.
Còn về pháp “Soi Hồn”(30 ) thì cũng tập trung luồng điển của bộ đầu, thanh lọc
trược điển của bộ đầu,nhiên hậu mới thông cảm được sự thanh tịnh của đại tự
nhiên, khi ánh sáng đến là bóng tối phải biến mất,cho nên người chịu hành pháp
này thì càng ngày càng thông minh và cởi mở. Khi bắt đầu tập trung điển thì bộ
đầu chạy rần rần như có ai rờ mó, đầu hơi tê tê,chuyển động khắp cả bộ đầu,
càng ngày càng mạnh. Khi tưởng đến Đức Phật hay thuyết về đạo pháp thì tự cảm
thấy thâm tâm rất khoan khoái và dễ chịu.”
29 (Xem cuốn
“Thực Hành Tự Cứu: Pháp Hành Thiền Đời Đạo Song Tu” của Thiền Sư Lương Sĩ Hằng.)
30 (Xem cuốn “Thực Hành Tự Cứu: Pháp Hành Thiền Đời Đạo Song Tu” của Thiền Sư
Lương Sĩ Hằng.)
20- VẤN: Điển
do đâu mà có?
ĐÁP: Ông Tám
giảng: “Luồng điển ở mảnh đất phù sanh này là do sự kết tập bởi những luồng
thanh khí của các loài Kim, Mộc,Thủy, Hỏa, Thổ kích động và phản động tạo ra
hình thù duyên dáng, còn về thiêng liêng phần hồn thì là luồng điển thanh tịnh
phát sinh và cấu tạo nơi cõi không động trong quy luật chuyển điển của âm và
dương, chỉ nó mới có thể tự tiêu diệt hay bồi bổ lấy nó,chứ không ai có thể
tiêu diệt nó được. Vậy chúng ta nên xét xem qua nhiều trận chiến tranh ác liệt
giết không biết bao nhiêu người, nhưng số người vẫn tăng gia luân hồi tại thế
gian, lớp này đi lớp khác thế, mỗi kỳ mỗi tiến hóa văn minh và phức tạp hơn, trừ
phi những người tu hành đứng đắn, chịu xả phú cầu bần là tự động dứt khoát những
sự tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, dục thâu nhập phong phú nuôi dưỡng từ lâu
trong đầu óc của mình. Xả thân cầu đạo là quên mình không mến tiếc đến sự đau đớn
của bản thể. Vũ trụ là ta, ta là vũ trụ thì sự liên kết ấy càng ngày càng rộng
và lần lần sẽ thoát ly mọi cơ giới động loạn và eo hẹp của nội tâm, mới tiến đến
cảnh thanh bình của bản thể tức là Tiểu Thiên Địa.”
21- VẤN: Sao
có người nói tu xuất hồn là tu tà?
ĐÁP: Đó là họ
chưa biết tới và chưa gặp được chánh pháp do minh sư chỉ truyền. Tu phải đi đến xuất hồn, lên được Thiên Cảnh
để tiếp tục học đạo cho đến giải thoát luôn. Có nhiều pháp môn đáng tin cậy và
nổi tiếng dạy tu thiền và cũng có xuất hồn.(31)
Trong “Phép Xuất Hồn” của Pháp Lý Vô Vi do vị
minh sư Đỗ Thuần Hậu (tức ông Tư) (32) có mô tả các cảnh trời khi ông xuất hồn
lên du ngoạn và học đạo.
22- VẤN: Sao
có người thắc mắc nghi ngờ cho rằng trong kinh Phật không hề có nói xuất hồn mà
Pháp Lý Vô Vi lại dạy xuất hồn, như vậy có phải là chánh pháp không?
ĐÁP: Trong
kinh Phật thường có nói tu để được “Minh Tâm Kiến Tánh”. Ta được biết: Tâm: hồn
– Tánh: vía; vậy tức là biết được hồn thấy được vía. Pháp Lý Vô Vi có giảng hồn
là chủ nhơn ông, ví như chồng xuống trần (bị giam hãm nơi con tim) và vía là phụ
tá, ví như vợ (ở nơi lỗ rốn). Nếu ta tu luyện cho đến lúc hồn vía được gặp nhau
(như vợ với chồng) rồi tạo thành Thánh Thai (33). Thánh Thai đây có nhiều tên
khác nhau, tùy theo pháp môn tu: như gọi là Nhị xác thân, Thân ngoại hữu thân,
(theo Cao Đài Vô Vi,Chiếu Minh) Âm dương giao cấu hóa Kim Cang (Cao Đài Tiên
Thiên Hư Vô), Pháp thân, Như Lai, Kim Đơn,Phật Tử, Xá Lợi Tử, Ngọc (theo Phật
giáo)... Tu luyện có Thánh Thai rồi thì tất nhiên xuất hồn (34) phải đến.(35)
31 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 21).
32 Ông Tư đã
liễu đạo, sau có ông Tám tức Lương Sĩ Hằng thay thế truyền Pháp Lý Vô Vi.
33 Trước khi
có Thánh Thai, thì có Mô Ni Châu hay cục sáng một thời gian.
23- VẤN: Sao
có người cho là tu mà còn mong thần thông thì cũng không giải thoát được?
ĐÁP: Tu xuất
hồn không phải là mong cầu thần thông (vì tu Pháp Lý Vô Vi mà còn mong vọng thì
cũng không được). Bí quyết tu Pháp Lý Vô Vi là tụ Tinh Khí Thần tạo thành Thánh
Thai và khai Thiên Môn để xuất hồn về cõi trời học đạo cho được giải thoát.
24- VẤN: Có
người nói tu Pháp Lý Vô Vi là tu Tiên phải không? Không đắc cao bằng tu Phật?
ĐÁP: Tu Pháp
Lý Vô Vi khi xuất hồn được lên Thiên Cảnh sẽ tiếp tục học đạo cho đến thành
Tiên rồi tu thêm thành Phật.(36)
25- VẤN: Sao
có người nói tu thành Tiên rồi còn phải luân hồi?
ĐÁP: Điều
này đúng như vậy nhất là về Địa Tiên. Các vị này thường có phép thần thông rất
nhiều, và còn tham gia việc trần nên phải luân hồi. Tu theo Thiên Tiên, nếu
không tiếp tục tu nữa, cũng có thể luân hồi nữa. Chính ông Tư và ông Tám có
luôn nhắc nhở các đạo hữu khi xuất hồn được lên Trời, đừng có tham gia về phía
Địa Tiên. Nếu được mời, mà cứ tiếp 34 Có sách gọi là xuất Tánh.
35 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 22). 36 (Xem Phần Phụ Vấn Đáp 24) tục tu luyện theo Thiên Tiên sẽ
được giải thoát luôn và tu tiếp cho đến khi thành Phật.
26- VẤN: Người
không tu có thiệt thòi gì không?
ĐÁP: Rất nhiều
vì mải mê quay cuồng theo bả vinh hoa, mồi phú quý. Vật chất không bao giờ làm
cho con người được thỏa mãn; ước một, khi có một lại đòi hai, v.v... cứ như thế
mãi. Phật có nói “còn vô minh còn đau khổ”. Vì không tu không hiểu Thiên cơ,nên
lo sợ đủ thứ, tai họa, bệnh tật, chết chóc. Tâm hồn luôn luôn xao động, và hãi
hùng khi nghĩ đến cái chết. Tâm tánh đầy tham sân si. Người không tu không hiểu
luật nhân quả, nên làm điều trái với đạo lý, nếu phạm tội nặng kiếp sau đầu
thai làm súc vật, phải nhiều kiếp mới trở lại làm người được.
Nếu hiểu biết ra, thì không tu bị thiệt thòi rất
nhiều. Còn người tu, người đời không hiểu cho là điên khùng, dại dột, chán đời,
nhưng sự thật khác hẳn: người tu tâm hồn được an lạc, bình thản, mãn nguyện, thấy
đời hạnh phúc hơn. Họ ít thiết tha đến vinh hoa phú quý mà họ biết chỉ tạm bợ ở
một kiếp trần mà thôi. Ngoài đời sống giả tạm ở trần gian, còn đời sống thật
huy hoàng hơn nhiều sau khi con người bỏ xác (chết).(37)
27- VẤN: Sao
có người nói tu là phản tiến hoá, không thực tế?
ĐÁP: Người
không tu cho là vậy, vì thấy người tu ít chú trọng và không say mê vật chất. Sự
tiến hóa vật chất chỉ là tạm dùng trong cõi trần tạm bợ (38) chớ vấn đề tiến
hóa về tinh thần trên đường đạo quan trọng hơn nhiều, có giá trị mãi mãi.(39)
37 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 27).
28- VẤN: Tại
sao đời sống ở thế gian lại là tạm, là giả? Sao kỳ cục quá vậy, giả sao rờ,
nhìn thấy được?
ĐÁP: Người
chưa thiền, đọc sách hay nghe nói cõi thế gian là cõi tạm thì chỉ biết vậy, chứ
trong lòng còn nghi ngờ và khó thể tin nổi. Nhờ Thiền mới mở trí và hiểu chắc
được.(40) Cõi thế gian là cõi tạm vì mọi
vật chất sẽ đều bị hư hoại “Hữu hình tất hữu hoại”. Phật có nói “Phàm hữu sắc
tướng giai thị hư vọng” (những cái gì có hình tướng là giả). Xưa thi sĩ Tản Đà cũng có nói “đời người chỉ
là một giấc mộng lớn” thật là đúng và chuyện Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai không
phải là hoang đường, vì 100 năm thế gian chỉ bằng một ngày trên Thiên cảnh. Nếu
một kiếp sống của con người là khoảng ví dụ 70 năm, so với linh hồn bất tử (hơn
cả ngàn, cả triệu năm và mãi mãi) thì 70 năm ngắn ngủi là giả tạm rõ ràng.
29- VẤN: Tại
sao nói có Thượng Đế, linh hồn và các cõi Trời, sao không trông thấy được?
38 Ngay như
kẻ viết quyển này và cũng như bất cứ người chân tu nào khác nếu cho làm chức vị
gì thật lớn (như Tổng Thống, Vua) hoặc cho của cải hằng tỉ bạc cũng không màng.
Người tu chỉ cần đủ chi dụng thôi, đủ để sinh sống nuôi xác thân và gia đình chứ
không ham nhiều vì hiểu được chắc chắn rằng tất cả trên thế gian này là tạm bợ.
39 (Xem Phần Phụ Vấn Đáp 27).
40 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 28).
ĐÁP: Đúng, mắt
phàm của con người không trông thấy được, vì Thượng Đế, linh hồn và các cõi trời
thanh hơn cõi trần rất nhiều (nói theo khoa học sự rung động nhanh hơn), thì
làm sao tai mắt thấp thỏi và hạn chế của chúng ta nghe thấy được. Ví dụ như tiếng
động lỗ tai ta chỉ nghe được âm thanh rung động từ 32 đến 32.000 chu kỳ một
giây (Fréquence 32 à 32.000 Cycles par Seconde). Thấp hơn hoặc cao hơn, chúng
ta không nghe được (lỗ tai con chó còn nghe được âm cao hơn lỗ tai người). Có
những tiếng động như siêu âm (ultrason) ta không nghe được, nhưng máy móc điện
tử bắt được. Để cho dễ hiểu, có thể tạm ví xác thân và mọi vật chất thế gian với
âm thanh thường (rung động thấp), còn linh hồn và các cõi trên với siêu âm
(rung động thật cao).
Muốn thấy và nghe được những vật và cõi rung động
thật cao phải có khả năng thần nhãn (tức con mắt thứ ba) và xuất hồn. Nhờ thiền
sau này có thể đạt được hai quyền năng này và người tu sẽ thấy rõ linh hồn và
các cõi trên quả có thật và huy hoàng hơn cõi thế gian nhiều, đúng như kinh
sách hoặc các vị chân tu đắc đạo cho biết.(41)
Ta thường hình dung sai lạc là linh hồn thấy mờ mờ chứ thật ra hai linh
hồn gặp nhau cũng đồng thấy nhau rõ ràng và thực như hai người thế gian thấy
nhau.
30- VẤN: Sao
nghe nói có nhiều cõi Trời có phải không?
41 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 29).
ĐÁP: Phải có
trên ba mươi cõi Trời. Các cõi Trời cứ mỗi cõi lại tốt đẹp và hạnh phúc hơn cõi
dưới gần bên. Các tôn giáo (như Phật
giáo, Hội Thông Thiên Học v.v...) có nhiều danh từ có khi khác nhau để gọi các
cõi này. Cõi thế gian ta ở chỉ cỡ áp
chót nghĩa là hơn Địa Ngục, còn là thấp và trọng trược hơn nhiều cõi khác.
Thật đáng buồn
sao ta không chịu cố gắng tu hành để được giải thoát đi lên trên.(42)
31- VẤN: Có
người nói tu một kiếp sướng muôn thuở có phải không?
ĐÁP: Đúng nếu
tu chân chánh và có minh sư chỉ dạy chánh pháp, chứ đừng tu giả hoặc lấy đạo tạo
đời, lợi dụng Thần Thánh Phật Trời (vì rất nguy hiểm, tội nặng có thể nhiều kiếp
mới trả xong).(43)
32- VẤN:
Ngoài những kinh sách của đạo giáo hoặc các vị chân tu nói về xuất hồn, có cách
nào hay cái gì khác để chứng minh về xuất hồn không?
ĐÁP: Có chứ
! Hội nghiên cứu tâm linh ở Genève trong cuốn “Photographie transcendantale”
(44) (trang 189 đến 201) có thuật một trường hợp xuất hồn và có hiện hình (45)
của bà Mary G.C. Vlasek với nhiều bằng 42 (Xem Phần Phụ Vấn Đáp 30). 43 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 31).
44 Société
d’Études psychiques de Genève Eds, pour la France,Annemasse (Haute Savoie) -
quyển sách này xuất bản đã lâu, chắc không còn bán. Hiện ở thư viện Hội Thông
Thiên Học 462 Võ Di Nguy Sàigòn có còn một cuốn.
45 Đây là
trường hợp xuất hồn và có hiện hình. Tu bên Pháp Lý Vô Vi có xuất hồn, không có
hiện hình, nhưng xuất lên cõi rất cao. cớ: thơ nhân chứng, tờ khai có chứng thực
chữ ký của nhiều nhân vật tên tuổi và đáng tin cậy.
Ngoài ra người bị chụp thuốc mê giải phẫu lần
đầu có người thấy được hồn (vía) xuất ra khỏi xác. Trong cuốn “L’ Hypnose” của
Bibliothèque Marabout (trang 80 – 136) có kể mấy trường hợp bịnh nhân khi bị chụp
thuốc mê (sau tỉnh thuật kể lại) có dòm thấy xác của họ nằm trên giường mổ và
các bác sĩ, y tá đang làm việc...
Trong cuốn “Những bí ẩn của cuộc đời” ( 46) của
Gina Cerminara (do Nguyễn Hữu Kiệt dịch) có kể về ông Edgar Cayce (rất nhiều
người Mỹ biết) xuất hồn cùng chữa bịnh bằng cách thần bí, thấy kiếp trước.Hiện
còn 30.000 hồ sơ lưu trữ tại Virginia, Long Beach (nước Mỹ) ghi nhận cùng các
nhân chứng về các sự việc này (47). Vào thời xưa, bên Thiên Chúa giáo, Đức Giáo
Hoàng Clément cũng xuất hồn được.
33- VẤN: Người
tu thiền có phân biệt tôn giáo, giống dân không?
ĐÁP: Bất cứ
người tu chân chính nào và hiểu đạo, thì không còn chia rẽ tôn giáo này với tôn
giáo nọ,không phân biệt người nước này, nước nọ. Vì các tôn giáo, đều dẫn dắt
tín đồ đến chỗ Chân Lý duy nhất,
46 “Many
mansions” (tên sách).
47 Xin giới
thiệu cùng bạn nào có óc khoa học đa nghi các hiện tượng thần bí, xin xem hai
quyển này: “Những bí ẩn của cuộc đời” và “Đông Phương Huyền Bí” cùng một dịch
giả Nguyễn Hữu Kiệt (có bán ở hiệu sách Khai Trí Sàigòn, hoặc các hiệu khác).
Hai cuốn này do hai tác giả Âu Mỹ (Bà Gina Cerminara và ông tiến sĩ triết học
P. Brunton) viết với tinh thần Tây Phương lý luận đa nghi, không tin tưởng dị
đoan và điều tra kỹ càng để tìm hiểu sự thật, đã giúp tôi tin tưởng nhiều trên
con đường đạo lúc ban đầu (con người nhờ tôn giáo như qua cái cổng mới tìm thấy
đạo – chứ đúng ra tôn giáo không phải là Đạo). Các tôn giáo cũng như nhiều nẻo
đường dẫn đến đỉnh núi là Chân Lý – hoặc
những sông rạch đưa ra đến biển cả. Tất
cả con người đều là linh hồn, do Thượng Đế mà ra, cũng như anh em với nhau (48)
34- VẤN: Nhiều
người muốn tu, mà vì hoàn cảnh gia đình
chưa tiện, có thể hẹn sau này tu được không?
ĐÁP: Phần
đông người đời hễ nói đến tu là hẹn sau này, vì mắc bận gia cảnh, lo gia đình
và không có thì giờ. Tâm hồn đâu để mà tu! Đã nói rằng đời đạo song tu, ai tu
cũng được bất luận giàu nghèo, bận hay không bận – mắc lo gia đình hay không.
Vì một ngày 24 giờ ta dùng để lo ăn ngủ, lo cho xác thân giả tạm,lo cho gia
đình mà không có thể để riêng ra 10 phút đến nửa giờ lo cho linh hồn được sao?
(10 phút nửa giờ quá ngắn ngủi đâu có tốn hao gì nhiều trong số 24 giờ mỗi
ngày). Chúng ta lo cho xác thân – còn
linh hồn là phần tối quan trọng và bất diệt, ta lại bỏ bê nó sao? Hơn nữa nếu cứ hẹn sẽ tu, không biết số mạng
ta có còn sống lâu ở cõi trần này hay là bị chấm dứt bất tử vào ngày nào (vì do
nghiệp kiếp trước) (49).Như vậy là trễ thêm một kiếp nữa phải luân hồi có phải
là thiệt thòi không? (50)
48 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 33).
49 Ta cứ ra
nghĩa địa và đọc nơi các tấm mộ bia, người chết đủ các hạng tuổi: con nít cũng
có, thanh thiếu niên nam nữ già trẻ đều có. Cái chết rất bình đẳng không phân
biệt tuổi tác.
35- VẤN: Nếu
có gia đình, có người tu hay bỏ nhà đi tu, thái độ của thân nhân thường hay cản
trở khích bác, như vậy có phải không?
ĐÁP: Đó là
điều lầm lạc vô cùng – vì đáng lý phải khuyến khích thêm đặng giúp người tu bước
mạnh trên đường đạo – mà vì vô minh mà làm hại người mình thương – cứ tưởng rằng
cản trở là giúp đỡ cho người tu kéo họ về đời, tưởng cho họ sung sướng,nhưng
trái lại thân nhân đã đặt tình thương sái chỗ,làm cản trở sự tiến hóa của người
ấy – nếu người tu thiếu cương quyết nghe lời thân nhân thì ôi thôi lại thêm một
kiếp luân hồi và bị chậm tiến hóa. Người
đời chỉ biết một khía cạnh (đời) – chứ người tu thấy được cả hai phía (đời và đạo)
nên dù sao họ cũng hiểu biết hơn và so sánh: Nếu đời hơn đạo, cõi đời này không
giả tạm, thì Phật có dại gì (có người cha nào mà phản bội, muốn điều xấu cho
con) mà bảo con là Ra-hầu-la đi tu, chứ không truyền ngôi báu cùng quyền cao chức
cả sang giàu thế gian? Có người vì mê trần,
suốt đời chạy theo danh lợi, tình tiền như kiến bò quanh miệng chậu, không thấy
gì hơn ngoài miệng chậu. Cũng như chúng sinh đang ngụp lặn trong dòng nước (bể
khổ) của cuộc đời mà không tìm cách vượt ra.
Có người hiểu được muốn vượt ra lại ngăn cản vì vô minh, hoặc đổ cho là
bị bùa mê thuốc lú của ông thầy nào?
50 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 34).
36- VẤN: Tu
Pháp Lý Vô Vi có ỷ lại, van vái nhờ ai cứu rỗi dùm không? Và có bắt buộc phải
nhắm mắt tin tưởng điều gì trước không?
ĐÁP: Không!
Bất cứ pháp tu chân chánh nào và chính Đức Phật cũng không có bảo ta phải nhắm
mắt tin tưởng một cách mù quáng.(51)
37- VẤN: Tu
có sửa đổi được số mạng, tướng số không?
ĐÁP: Có, nếu
tu thật không tu dối – và tu đúng chánh pháp, những nghiệp quả nhẹ được tiêu
tan, và nghiệp nặng được giảm bớt nhiều (Các cụ xưa có nói: “Đức năng thắng số”
là vậy đó). Người tu sắc mặt được trẻ
ra, da mặt hồng hào hơn. Muốn thí nghiệm trước khi đi tu ta đi xem thầy tướng
hay tử vi nào thật giỏi – ghi kỹ các lời đoán. Sau thời gian tu, đi xem lại sẽ
thấy khác ngay.(52)
38- VẤN: Có
người nói tu thiền hoặc tu Pháp Lý Vô Vi là sẽ làm chủ bản thể là làm sao?
ĐÁP: Người xưa
thường nói thắng người thì dễ mà thắng được mình là dõng mãnh nhất đời.
51 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 36).
52 Trong các
bạn tu ai cũng biết trường hợp chú N. có số sẽ phải giết vợ con và vào tù, (để
trả nợ kiếp trước có giết ba mạng người) nhưng nhờ quyết chí tu hành đã cải được
số. Ba linh hồn theo chú để đợi dịp báo oán, thấy chú đã tu và được ông Tám
khuyên nên đã bỏ đi không theo hại chú nữa.
Người tu Pháp Lý Vô Vi nhờ Thiền Định nên lần lần trị được thất tình lục
dục – điều khiển chứ không để xác thân (bản thể) làm chủ họ.(53)
39- VẤN: Sao
lại nói tu xuất hồn là học cái chết?
ĐÁP: Người đời
vì không hiểu chết là gì và cho chết là hết. Chứ thật ra chết là hồn xuất ra khỏi
xác luôn (ngoài ý muốn).
Người tu Pháp Lý Vô Vi khi thành công có thể
xuất hồn ra bất cứ lúc nào tùy ý và trở lại về được bản thể,và khi đến số phải
bỏ xác thì được biết trước vài ngày.
Đối với người
đời, chết là sự hãi hùng ghê gớm nhất vì họ cho chết là hết tất cả, nhưng đối với
người tu chơn, không bao giờ sợ chết, vì họ biết là được bước qua thế giới mới
tốt đẹp hơn nhiều. Một điều mà người thế gian lầm lẫn rất tai hại là khóc la
kêu réo thảm thiết cùng sát sanh cúng tế, khi thân nhân qua đời. Làm như vậy rất
có hại cho họ, linh hồn họ không mau siêu thoát được và bị trì kéo ở cõi trần.
Nếu thương họ thì đừng khóc la, đừng sát sanh mà gởi đến cho họ bằng tư tưởng,
tình thương và lòng thành mong cho họ chóng siêu thoát.(54)
40- VẤN: Như
vậy khi xuất hồn ra có gì nguy hiểm và có trở về xác được không?
ĐÁP: Không
có gì nguy hiểm, nếu tu đứng đắn và có người đã thành công dìu dắt. Khi hồn xuất
ra còn một sợi dây sáng (dãn dài vô tận) nối liền hồn và xác – khi trở về xác,
hồn nương theo sợi dây này. Khi nào tới số chấm dứt kiếp trần thì sợi dây này đứt
luôn.
53 Cố Thủ Tướng
Anh quốc WINSTON CHURCHILL có nói “Ta phải thắng kẻ thù cuối cùng và tệ hại nhất
của ta là chính ta”.
54 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 39) 41- VẤN: Người nào tu Pháp Lý Vô Vi đều có thành công?
ĐÁP: Tất cả
mọi người tu Pháp Lý Vô Vi (cũng như tu thiền pháp môn khác mà có minh sư chỉ dạy)
đều thành công nếu kiên nhẫn công phu đều, cũng ví như chụm củi nấu cơm sẽ phải
chín hoặc như học đọc, học viết thì ngày kia sẽ phải biết. Duy thời gian lâu mau, thì tùy căn cơ nghiệp
quả và sự cố gắng của người tu hành.
42- VẤN: Sao
có người nói tu giải thoát khó lắm – phải nhiều kiếp mới hy vọng được – không
thể nào trong một kiếp mà được? (như trong hội Thông Thiên Học thường nói.)
ĐÁP: Hội
Thông Thiên Học nói đúng vì hội thuộc về Địa Tiên. Các vị này vì lòng thương
nhân loại còn tham gia việc trần nên phải luân hồi nhiều lần để giúp chúng
sanh. Tuy nhiên vào thời kỳ này là Hạ
Ngươn, việc tu hành được ơn trên ân xá cho dễ dãi, nên việc giải thoát có thể
thực hiện nội trong một kiếp chứ không cần lâu, nếu người tu tìm được minh sư
và thọ được pháp chân truyền.(55)
55 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 42).
43- VẤN: Tại
sao có người nói: người mới tu thiền mà không biết gì – tu lại mau kết quả hơn
người xem sách và biết nhiều. Và không học cũng biết sao lạ vậy?
ĐÁP: Điều này
hoàn toàn đúng, vì người học nhiều bị lạc trong rừng sách – có lắm điều mâu thuẫn
nhau –và phần nhiều tác giả những quyển sách không có tu hoặc chưa đắc đạo và
phát huệ – nên viết hoặc dịch thường có khi sai ý vì lấy phàm tâm (56). Người
tu không học nhưng đến khi phát huệ – thì mọi sự đều biết.(57)
44- VẤN: Có
phải ly gia cắt ái hoặc phải lên non vô rừng tu mới được không? Tu Pháp Lý Vô
Vi đời đạo song tu có thể đắc đạo được không?
ĐÁP: Lên non
vô rừng đó là thời xưa... Chứ bây giờ bất cứ ở đâu, ở xứ nào, mà có tâm tìm thầy
học đạo sẽ có cơ hội gặp được minh sư chỉ dạy chánh pháp và cố gắng bền chí thì
ai cũng thành đạo được – quan niệm tu là phải lên non núi, thì không hoàn toàn
đúng vì thế gian là trường huấn luyện và học hỏi của linh hồn. Ở đời có đụng chạm
mới có tiến. Nếu xa trường học hỏi làm sao linh hồn tấn hóa được?
Làm người quý hồ được đức tánh, xa chỗ rèn nên
đức tánh thì làm thế nào cho có đức tánh đặng, dầu cho có bền chí ở non cao rừng
rậm đi nữa cũng là sự 56 Không công phu luyện đạo (thực hành) làm sao hiểu thâm
sâu được ý Đạo.
57 Ví dụ như
ông Tám trước đây đâu có đọc kinh Phật, nhưng khi phát huệ rồi, ông ấy nói pháp
hoặc ai hỏi ông trả lời cũng y như giáo pháp Phật dạy. (Xem Phần Phụ Vấn Đáp
43). bất đắc dĩ mà thôi chứ non núi nào cũng ở thế gian này.(58)
45- VẤN: Sao
người ta thường nói tu thiền có người bị tẩu hỏa nhập ma – hoặc bị điên là vì
sao?
ĐÁP: Điều
này đúng, nếu tu không có người đã thành công chỉ dẫn, hoặc tu theo sách vở một
mình.Tu Pháp Lý Vô Vi hoàn toàn được bảo đảm không bao giờ bị tẩu hỏa nhập ma
và điên cả. Muốn vậy, ta cần phải hiểu
rõ ràng cặn kẽ vấn đề. Nguyên nhân chánh là họ không có được minh sư hướng dẫn
(minh sư đây tức là người đã đắc đạo rồi).Vì minh sư đã thiền thành công, phát
huệ và có kinh nghiệm thực sự, và nguyên nhân nữa là nhiều người tu chỉ xem
theo sách vở có khi dạy sai. Bí quyết để
không bao giờ bị tẩu hỏa nhập ma và bị điên là nhớ các điều dặn sau:
1) Đừng bao giờ thiền mà tập trung tư tưởng hoặc
đem hơi thở xuống thấp quá dưới rún (ở giữa lỗ hậu môn và gốc dương vật có một
cái luân xa – bí huyệt) gọi là Đơn Điền (59) nếu khai mở do tập trung tư tưởng hoặc
đem hơi thở đến, luồng hỏa hầu sẽ đi lên. Người tu không có minh sư trông nom sẽ
bị tẩu hỏa nhập ma (điên) nóng ghê gớm hoặc dâm dục vô độ.(60)
58 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 44).
59 Đơn Điền
có Thượng Đơn Điền (ở giữa đỉnh đầu), Trung Đơn Điền (ở giữa hai chân mày) và Hạ
Đơn Điền (Đơn Điền đã nói ở trên đây).
Tập trung vô
hai Đơn Điền trên không có nguy hiểm. 60 Trái lại nếu người tu tâm tánh đã được
trong lành, không còn những dục vọng xấu xa, mà có Chơn Sư chỉ dẫn - luồng hỏa
hầu này ích lợi Pháp môn Pháp Lý Vô Vi
không bao giờ cho tập luân xa nói trên (vì vậy khi thở chỉ đem hơi đến rún là thấp
nhất).
2) Khi công phu luyện đạo nếu có vong linh hoặc
Vị nào (có khi giả danh là Tiên Phật) dụ dỗ quyến rũ xin mượn xác thì nhất định
từ chối không bao giờ chịu, dù chỉ cho mượn trong vài phút, vài giờ. Vì khi bằng lòng cho họ vào rồi, thì đuổi họ
đi rất khó, cũng như mình mở cửa cho kẻ ác hoặc ăn cướp vào nhà rồi.(61)
Linh hồn bao giờ cũng làm chủ xác thân – nếu
không cho thì không ai có thể mượn được, dù đó là Thánh Thần Tiên thật đi nữa.
3) Người tu theo Pháp Lý Vô Vi khi công phu
luôn luôn giữ co lưỡi, răng kề răng, động tác này giúp (đóng khớp xương sau đầu)
cản không cho tà ma xâm nhập được.
4) Khi công phu thấy có ánh sáng ngay trước mặt
thì tin theo – vì là chánh, còn ánh sáng ở hai bên, thì đừng tin và nhìn vì đó
không phải là chánh.
5) Công phu một thời gian, các lỗ chân lông
trong cơ thể người tu phát quang và đẩy dang ra mọi ảnh hưởng tà. vô cùng, giúp
khai mở các luân xa khác, người tu sẽ đắc thánh và có quyền năng siêu phàm.
61 Có một cô
tu Pháp Lý Vô Vi khi xuất hồn được - thấy có một Bà (linh hồn) cứ ngày nào cũng
đến, lúc cô này đang công phu, đứng bên năn nỉ và mượn xác Cô. Bà ấy hứa sẽ
dùng quyền phép chữa bịnh cho người thế gian và Cô này sẽ được nổi danh, giàu
có và được cúng lạy. Nhưng Cô này đã nghe lời ông Tám dặn, nên quyết liệt từ chối,
mặc dù linh hồn Bà đó xuống nước năn nỉ chỉ xin mượn xác Cô vài giờ thôi. Rốt
cuộc Bà này phải bỏ đi và không làm gì được
46- VẤN: Sao
có nơi bảo đừng nên tập xuất hồn, vía.Ra gặp ma, sợ có thể bị điên?
ĐÁP: Điều
này đúng là khi nào người tu không có minh sư (người thành công trước rồi) chỉ
dạy. Nếu có minh sư như tu Pháp Lý Vô Vi
thì không còn sợ gì nữa vì được dạy các phương pháp ngăn ngừa cùng được theo
dõi bảo vệ trên phần Vô Vi vô hình. Bằng chứng là nhiều người tu Pháp Lý Vô Vi
từ trước đến nay khi công phu thấy ma hoặc khi xuất hồn gặp ma có ai bị sao
đâu.
47- VẤN: Lúc
trước tu theo pháp khác, nay tu Pháp Lý Vô Vi, hành luôn cả hai pháp có được
không?
ĐÁP: Cái đó
tùy thích của người tu, nhưng không có lợi và có thể chậm đường tu. Lúc đầu,
trước khi tu Pháp Lý Vô Vi, tôi cũng được biết pháp xuất vía của vị Đại Lạt Ma
Tây Tạng Rampa, và cũng có ý làm luôn cả hai pháp. Sau cùng nghiên cứu và hiểu
kỹ Pháp Lý Vô Vi càng thấy pháp này cao và hay, tôi bỏ ý định hành cả hai pháp.
Trên thực tế, đã có những người hành nhiều pháp, và kết quả rất chậm.
48- VẤN: Các
pháp thiền có nhiều, nhưng làm sao biết và phân biệt được pháp nào chánh và hiệu
nghiệm?
ĐÁP: Trước
tiên nhờ sự giới thiệu của người đã hành qua pháp đó rồi và có kết quả (thường
là bạn bè thân tín, tin cậy được) ta xét thấy, theo nguyên tắc, pháp đó hợp với
ta, ta phải tự mình thực hành để thí nghiệm mới biết được. Hành một thời gian
ngắn mà thấy sức khỏe có gia tăng, tánh tình có thay đổi bớt tham, sân, si thì
đó là chánh và có hiệu nghiệm. Lúc bấy
giờ, ta hãy quyết định và trì chí hành tiếp mãi cho đến thành công hoàn toàn.
49- VẤN: Bất
cứ ai già trẻ, tôn giáo nào khác, hành thiền theo Pháp Lý Vô Vi có được không?
ĐÁP: Tất cả
mọi người ai muốn cũng được vì Pháp Lý Vô Vi là một phương pháp giúp phục hồi sức
khỏe,hết lần bịnh tật, sửa tâm, sửa tánh, phát triển tâm linh, nên rất cần và
ích lợi cho mọi người, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc.(62)
50- VẤN: Tu
Pháp Lý Vô Vi có mê tín không?
ĐÁP: Ông Tám
luôn luôn nhắc nhở các người tu đừng có mê tín (63) và đừng tin gì trước, cả những
lời ông Tám hoặc ông Tư nói, nếu lý trí mình chưa chấp nhận, mà người tu nên
tìm hiểu và nhất là hành (công phu) rồi tự mình sẽ thấy sự thật.
51- VẤN: Tại
sao ông Tám không thâu nhận đệ tử và không nhận làm thầy?
ĐÁP: Ông Tám
rất khiêm nhường, ông không nhận là thầy vì ông nói còn nhận là thầy là còn chấp
cái Ta, và biết bao nhiêu thầy bị hư vì đệ tử tâng bốc, suy tôn v.v... Không
thâu nhận đệ tử để tránh người tu ỷ lại nơi ông thầy mà thiếu tinh thần tự tiến.
Ông Tám chỉ nhận các người tu là đạo hữu và ông đã thành công trên đường Đạo
nên chỉ đường cho nhau cùng nghiên cứu và tu.
62 (Xem Phần
Thực Hành Vấn Đáp 13 và 26).
63 Mê tín rất
dễ lạc vào đường tà.
52- VẤN: Xin
cho biết về hai bài thơ dạy Đạo của ông Tám cho đạo hữu mỗi tuần (trước năm
1975, tại Việt Nam).
ĐÁP: Hai bài
thơ này bằng tiếng Việt mỗi tuần vào thứ sáu ông Tám viết ra, không cần suy
nghĩ (nên biết ông Tám không hề có học làm thơ bao giờ). Một bài thơ do hồn
(Chơn Nhơn) ông Tám và một bài thơ do Vía (Cô Tiên) dạy. Thường trong hai bài có giải đáp các thắc mắc
về đường tu của các người tu Pháp Lý Vô Vi trong tuần(64).
Hoặc có người mới nào khác sẽ đến gặp ông Tám
cũng có khi được nói trước trong bài thơ.
Hễ ai có tâm trạng nào đọc và nghiệm sẽ riêng mình hiểu, có câu dạy về
mình. Bài thơ lời văn có khi hơi cao cần
phải đọc và suy nghĩ kỹ (65).
Cũng có khi ông Tám ra bài thơ bằng tiếng
Trung Hoa hoặc tiếng Anh để cho các người tu là người Tàu và người Mỹ. 53- VẤN:
Tu hành mà đạt đến chữ “không” hay “tâm không” nghĩa là gì?
ĐÁP: Tu hành
mà đạt đến mức “tâm không” tức là cũng như làm chủ bản thể nói trước đây.
64 Mặc dù
người tu chưa nói mà ông Tám vẫn biết trước.
65 Trong buổi
nói pháp, ông Tám đọc các bài thơ này và giảng thêm cho dễ hiểu. Nhiều bạn tu
có thâu âm để về nghe. Tất cả những chuyện
gì ở trần gian không còn làm cho tâm người tu xao động. Người tu đạt tới mức
thanh tịnh và an lạc có thể xem như thành Đạo.(66)
54- VẤN: Có
người nói người tu thiền chỉ lo cho mình,không có tham gia những việc phước thiện,
bố thí, xã hội v.v... như vậy có ích kỷ không?
ĐÁP: Nếu xét
nông cạn thì có vẻ đúng, nhưng thật ra không phải như vậy. Người tu thiền làm theo
Đức Phật đã làm, ngày ngày công phu luyện Đạo. Cho đến khi tự giác rồi mới giác
tha – thân mình mà chưa giác được, lo chưa yên, chưa làm chủ đặng bản thể, bị
thất tình lục dục điều khiển (67) mà lại đi lo chuyện người thì không đi đến
đâu. Những việc xã hội, đã có những tổ chức của Chính Phủ lo và phận sự của bên
khối Địa Tiên. Tuy nhiên, nếu hiểu thì sẽ biết người tu thiền cũng làm những
công tác “phước thiện” lớn hơn bố thí, vật chất nhiều. Họ giúp cho con người được
giác ngộ và dẫn dắt vào đường Đạo (ví như giúp tận gốc rễ chứ không giúp khơi
khơi trên cành ngọn). Sau này khi thành đạo, họ còn giúp đỡ cho nhân
loại rất nhiều
về mặt tâm linh và phần âm cho vô số linh hồn mà phàm nhãn khó thấy và biết được.(68)
66 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 53).
67 Thất tình:
hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, cụ – Lục dục: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý (mắt, tai,
mũi, lưỡi, thân, ý). Có tôn giáo gọi đó là thập tam ma (13 con ma xúi dục linh
hồn). Ông Tám có kể cho các đạo hữu nghe một chuyện vui. Khi ông Tám tu thành
công, bạn bè hỏi khi gặp ông: “Anh bây giờ làm gì ?” Ông Tám đáp: “Tôi làm chủ”.
Anh bạn mừng: “Anh làm chủ hãng nào ?” Ông Tám cười đáp: “Tôi làm chủ bản thể
tôi.”
68 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 54).
55- VẤN: Tại
sao lại nói giúp những người giác ngộ và dẫn dắt vào đường Đạo lại lớn hơn cả
giúp đỡ tài vật.
ĐÁP: Vì bố
thí tiền tài dù có nhiều bao nhiêu cũng chỉ giúp về phần vật chất, làm cho người
giàu có sung sướng nhất thời mà thôi. Còn giúp đỡ về giáo pháp là giúp về phần
tinh thần, làm cho người hiểu biết giáo lý về tu hành, thoát ly sanh tử luân hồi,
kiến tánh thành Phật, rồi trở lại độ chúng sanh.(69)
56- VẤN:
Trong cuốn “Phép Xuất Hồn” của ông Tư (70 ) viết, có tả những cảnh trên trời.
Có người cho là sản phẩm của sự tưởng tượng hay ảo ảnh mà ra – có phải vậy
không?
ĐÁP: Hầu như
tất cả mọi người chưa tu hoặc nghiên cứu về Chân lý đều nghĩ như vậy. Chính ông
Tư cùng ông Tám cũng thường nhắc bạn tu đừng tin lời hai ông nói. Cứ tự mình
công phu luyện đạo đi rồi sẽ thấy có thật không? Như người mẹ thai nghén đứa
con đến khi sanh nở, người mẹ có cho đó là ảo ảnh,tưởng tượng không? Cũng đã có
nhiều người tu Pháp Lý Vô Vi xuất hồn (lúc đầu cũng mang tâm trạng nghi ngờ
đó), có dịp đi qua các cảnh trời và được thấy như lời ông Tư hoặc ông Tám tả.
Làm sao tưởng tượng giống như nhau được, nhất là tu các pháp môn khác nhau. Làm
sao tưởng tượng được những cảnh mà khi xuất hồn nhìn thấy được rõ
ràng, trước mắt, những cảnh, nhân vật, màu sắc ở thế gian không có. Làm sao mà
tưởng tượng được ngay tức khắc bất cứ mỗi khi nhập định xuất thần. Làm sao tưởng
tượng được giống nhau nếu hai người đồng cùng xuất hồn đi với nhau một lượt, hoặc
có thể xuất trở lại, theo ý muốn, nơi đã xuất đến lúc trước.
69 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 55).
70 Thiền sư
Đỗ Thuần Hậu.
57- VẤN: Tại
sao đạo Phật và Thiền là của Á Đông mà sao sách và tài liệu của Âu Mỹ lại có
nhiều hơn sách tiếng Việt?
ĐÁP: Người
Âu Mỹ có nhiều phương tiện về vật chất nên việc nghiên cứu phiên dịch ấn loát
được phổ biến sâu rộng hơn. Tuy nhiên, các sách ấy không có thể nói lên được tất
cả những gì thâm thúy cao siêu vì danh từ Âu Mỹ không đủ để nói về Đạo. Người
Âu Mỹ quá thiên về vật chất, như thế tâm hồn khó có thể hiểu sâu xa được những
vấn đề tâm linh và chân lý(71).
71 Tiến sĩ
triết học Anh -- P. Brunton đã chẳng nhìn nhận là nền triết học Tây Phương so với
sự minh triết của Á Đông trong cuốn "Search of Secret India" thì còn
rất ấu trĩ. Lúc trước khi chưa tu, còn mê đời, tôi thường than là phải sanh làm
người Việt Nam, cái xứ sở đau khổ, chậm tiến, hàng chục năm bị chiến tranh, và
thường cảm thấy tủi hổ mỗi khi xuất ngoại thấy sự tiến bộ, văn minh vật chất
quá mức của xứ ngoài. Nhưng quan điểm
này đã đổi khác hoàn toàn, từ khi tôi tu. Tôi mừng và cho là đại phước mới được
sanh ở xứ Việt Nam này, một nơi mà mối Đạo được phổ biến rất nhiều và rất cao
thâm.
Thử hỏi nếu được sanh ở các xứ khác, như Âu Mỹ,
làm sao tôi có thể thấy được mối Đạo cao (Vô Vi giải thoát) như tôi được gặp,
mà làm sao được gặp Minh Sư chỉ truyền cho. Hoàn cảnh chiến tranh đau khổ lâu
dài đã thức tỉnh rất nhiếu người về cuộc đời giả tạm và dẫn họ đến con đường Đạo
(nhờ vậy ở Việt Nam số người tu rất nhiều).
Ở những xứ tiến hóa về vật chất, ta hãy xem Đạo
chỉ bành trướng về sắc tướng bên ngoài (hình thức, lễ nghi, tức hữu vi) không
phải là chơn đạo, làm sao có thể dẫn dắt con người đến giải thoát nổi ?
Làm sao họ
có thể có được những bửu pháp dạy tu chân truyền và khẩu truyền.
Lấy ví dụ cuốn sách “YOGA Pour Tous” (dạy các
tư thế YOGA và thiền của D. DUNE) rất nổi tiếng ở Âu
Mỹ (cách đây
10 năm – 1960 phong trào tập YOGA và thiền, ở Việt Nam cũng có nhiều người tập
nhưng không thấy ai thành công) mà tôi xem cũng rất sai trật. Hơn nữa, với tinh
thần Âu Mỹ – mạnh về vật chất, họ cũng lái Đạo qua đời – vì vậy có những cuốn
sách nặng mùi vật chất như “YOGA Pour la Table” (Yoga trên bàn ăn) “YOGA Pour
Elle” (Yoga cho nàng) v.v... làm sao Đạo có thể cao thâm được?
Ở xứ ta hiện
nay có rất nhiều pháp môn tu Vô Vi rất vi diệu – và cũng lắm vị tu hành rất cao
và đắc đạo. Nếu ai có chí tu và có duyên, cũng sẽ có dịp được những quyển sách
quý giá này đến tay mình.
58- VẤN:
Pháp Lý Vô Vi có phải giống YOGA không?
ĐÁP: Yoga có
nhiều trình độ. Hatha Yoga: giúp luyện xác thân. Kundalini Yoga: luyện hỏa hầu
để có các quyền năng tâm linh (thần thông). Laya Yoga: giúp luyện trí nhớ. Raja
Yoga: phát triển siêu thức và minh triết. Samadha Yoga: dẫn đến đại định và giải
thoát. Pháp Lý Vô Vi cách hành khác yoga, rất giản dị và hiệu nghiệm nhanh
chóng phi thường.
59- VẤN: Người
đời cho là có sự may rủi mà sao Đạo lại nói rằng không?
ĐÁP: Người đời
vì không hiểu rõ ngọn ngành gốc gác nên cho là có sự may rủi. Chứ thật ra không
có may rủi và đó chỉ là kết quả của hành động và tư tưởng của kiếp trước hay kiếp
hiện tại. Cái nhân nào thì có quả đó chứ không phải may rủi hay sự ngẫu nhiên.
Ta hãy tin chắc rằng chẳng hề có sự ngẫu nhiên hoặc may rủi đâu. Ta sướng hay cực,
ta được người thương hay bị ghét, ta giàu sang hay hèn hạ đều do duyên lành hay
quả xấu của ta đã gây ra nghiệp báo, bởi vì thiên địa chí công và không bao giờ
“hữu nhãn mà vô quả đặng”.(72)
60- VẤN: Phật
nói con người từ hư không rồi sẽ trở về hư không là sao?
ĐÁP: Người
ta thường lầm tưởng hư không đây là hết tất cả, không có gì, nhưng hư không đây
là có cái có trong cái không.
61- VẤN: Xin
cho biết về Hội Long Hoa hay Tận thế mà nhiều tôn giáo có nói tới?
ĐÁP: Ông Tám
không đề cập tới vấn đề này và chỉ cho biết là Long Hoa đã khai hội ở trên rồi.
Ông Tám cũng có khuyên cứ cố tu đi đừng bận
tâm đến tương lai cùng thời cuộc sẽ xảy tới làm chi. Tuy nhiên để thỏa tính tò
mò của quý bạn tu, tôi có sưu tầm và trình bày để quý bạn xem chơi.(73)
62- VẤN: Xin
cho biết qua nguồn gốc của Pháp Lý Vô Vi?
ĐÁP: Ông Tư
(Đỗ thuần Hậu) là người đầu tiên dạy Pháp Lý Vô Vi. Ông này trước thọ giáo của
ông Cao Minh Thiền Sư ở Sa Đéc. Vị này dạy tu và xuất vía
72 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 59).
73 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 61).
do lỗ rún
(Chưởng Anh Nhi) không đi được cõi cao.Sau nhờ nghiên cứu học hỏi thêm và được ở
Trên dạy,ông Tư xuất hồn được lên cõi cao hơn và pháp tu Pháp Lý Vô Vi được biến
cải tiến bộ hơn trước (hồn xuất do từ nơi giữa trung tâm chân mày đến đỉnh đầu).
Ông Tư vừa tu theo văn mà cũng lại giỏi về võ
Phật (bùa lỗ ban, chữa bịnh, trừ tà ma). Ông Tư có để lại nhiều sách dạy Pháp
Lý Vô Vi do chính ông viết.
Trong số các
cuốn có mấy cuốn sau được in ra (biếu không):
– Đời Đạo
Song Tu
– Phép Xuất
Hồn
– Kinh A Di
Đà (giảng theo Pháp Lý Vô Vi)
Các sách của ông Tư người mới đọc có thể không
thích lối hành văn này, nhưng người tu luyện Pháp Lý Vô Vi sẽ thấy điển chạy ở
bộ đầu (vì ông viết bằng điển) và càng tu càng đọc, càng thấy hay và cao siêu.
Quyển “Phép
Xuất Hồn” ông có kể và tả cho nghe các cảnh nơi cõi Tiên(74) khi ông xuất hồn
lên học Đạo.
Người mới đọc
hoặc chưa hiểu và chưa từng nghe qua về huyền bí, sẽ sửng sốt và ngạc nhiên
nghi ngờ cho là chuyện tưởng tượng bày đặt ra(75). Không phải vậy mà
74 Có bạn đọc
thắc mắc về đoạn Ông Tư kể thấy tiên trên mặt trăng, mà làm sao Apollo của Mỹ lại
nói không có đời sống trên ấy? Trên mặt trăng cũng như trái đất đều có hai cõi:
hữu hình và vô hình, phải có Thần nhãn mới thấy được cõi vô hình (cõi Ông Tư tả
là cõi vô hình trên mặt trăng). 75 Đó chỉ là một trong nhiều huyền bí của Thiên
cơ mà trí óc loài người nếu chưa tu, không hiểu thấu. Cũng như khi xưa Phật cầm
nắm lá Simcapa, và hỏi đệ tử: “Lá trong tay ta nhiều hay lá trong rừng nhiều?”
Các đệ tử đáp: “Lá trong rừng nhiều”. Phật bèn hỏi: “Những điều ta biết cũng
như lá trong rừng, nhưng những điều ta
hoàn toàn là thật vì nhiều người (không tu theo Pháp Lý Vô Vi và tu theo
các pháp môn khác) – xuất hồn được lên cũng thấy và đi qua các cảnh đó hoặc có
khi gặp nhau ở trên đó. Đoạn sau, cuốn “Phép Xuất Hồn” có đoạn “Mơ Duyên Quái Mộng”
ông Tư đã tiểu thuyết hóa (cho dễ hiểu) chuyện hồn và vía khi tu được gặp nhau
– chuyện này người chưa hiểu hoặc mới tu cũng sẽ ngạc nhiên không ít và cho là
chuyện đùa. Xin cứ ráng tu đi và sau sẽ tự mình thấy có thực như vậy không. Đặc
biệt cuốn “Kinh A Di Đà” ông Tư giảng kinh lời lẽ toàn bằng điển quang – phải
công phu trình độ khá, có điển, đọc mới hiểu.
Ông Tư đã liễu đạo(76) ngày 13-11-1967 (nhằm
ngày 12 tháng 10 năm Đinh Mùi). Hiện nay có một số đệ tử của ông ấy, trong số
có hai người là trội hơn cả :
1) Ông Tám (Lương sĩ Hằng) đã phát huệ, mở đệ
tam nhãn và xuất hồn. Ông Tám đã đi một bước đường rất xa Chân Pháp nơi Đức Di
Đà.
2) Thầy Hai (ở Sa Đéc). Ông này giỏi về võ Phật
(bùa phép, trừ tà ma).
Vào thời trước 1975, ông Tám mỗi tuần giảng dạy
tại thiền đường ở Sàigòn. Những ai muốn học Pháp Lý dạy được các con chỉ bằng nắm
lá trong tay ta”. Phật không thể dạy nhiều vì trí phàm non nớt quá, nhiều việc
không hiểu nổi.
Chính kẻ viết bài này theo Thiên Chúa Giáo,
theo Tây học và đã có dịp xuất ngoại nhiều lần (và viếng 23 xứ trên hoàn cầu),
lúc trước nghe nhiều chuyện cho là dị đoan, tà đạo v.v... nhưng nhờ thiền và
nghiên cứu thiên cơ, đã được mở trí và nghĩ là nhiều chuyện lúc trước mình
khinh khi và cho là dị đoan, thật ra không dị đoan tí nào. Chỉ tại mình ngu
không hiểu tận tường hoặc gặp kẻ giả mạo mà thôi.
76 Mặc dầu
ông Tư đã liễu đạo, nhưng ông Tám vẫn gặp ông thường, khi xuất hồn. Cũng có một
số người tu Pháp Lý Vô Vi xuất vía hoặc hồn cũng được gặp ông Tư trên thiên cảnh.
Vô Vi có thể
đến tự do vào ra trong những giờ kể trên.Ông Tám sẵn sàng giải đáp, chỉ tất cả
những điều gì cần biết và thắc mắc về Đạo và công phu tu hành,trong một bầu
không khí rất thân mật bình đẳng,không phân biệt địa vị xã hội cao thấp cùng
giàu nghèo(77).
Ông Tám rất khiêm nhường không hề bao giờ nhận
là thầy và nói thâu nhận đệ tử, mà chỉ nói là người đã thành công nên cùng các
đạo hữu nghiên cứu và dẫn dắt những ai muốn tu.
Ông không chịu được gọi là thầy vì ông nói nếu
còn nhận là thầy thì còn chấp cái Ta – và không thâu nhận đệ tử, vì như vậy họ
sẽ ỷ lại, mất tinh thần cầu tiến. Sự tu hành phải do chính mình. Chính mình tự
tu tâm sửa tánh lấy mới được(78).
Những người sau một thời gian ngắn tu hành được
bớt trược, đến gần ông Tám đều nhận thấy điển chạy ở luân xa giữa đỉnh đầu hoặc
trung tâm chân mày và trong người thấy nhẹ nhàng thơ thới(79) về nhà tối hôm
đó, công phu được dễ và lâu hơn ngày thường.
77 Ông Tám
cũng thường nhắc nhở người mới tu, không nên vội tin những lời đồn hay quảng
cáo về ông Tám mà nên nghiên cứu và hành.
78 Trong
Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy:“Chỉ có ta làm điều tội lỗi.
Chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm.
Chỉ có ta tránh điều tội lỗi.
Chỉ có ta gội rửa cho ta.
Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta.
Không ai có thể làm cho người khác trở nên
trong sạch.” 79 Nhờ điển ông Tám mạnh kéo điển những người đến gần cũng ví như
một sợi dây đờn khảy lên làm rung nhẹ những sợi nhỏ gần bên (Vibration).
Vì lẽ đó,
nhiều người dầu không còn gì thắc mắc để hỏi cũng đến thiền đường để “sạc thanh
điển”.
Cả ông Tám lẫn ông Tư đều không cho tổ chức
đoàn thể cùng bày đặt lễ nghi, vì ở trên đã có sẵn tổ chức rồi. Hơn nữa, nếu tổ
chức ở thế gian sẽ hư Đạo vì chính trị sẽ lợi dụng để chen vào. Ngày 27-2-1972,ông
Tư có nhắn các đạo hữu như sau (qua ông Tám):
“Đừng lập lễ
nghi thế gian, đừng bày biểu thế gian, tổ chức, phải xả phú cầu bần, những cái
gì trong nội tâm ra các bạn nên liệng đi để tiến đến sự thật”.
Ông Tám đã phát huệ và mở đệ tam nhãn – nên
dòm mọi người đều có thể biết các tư tưởng của họ,cùng kiếp quá khứ tương lai.
Lúc trước có một độ, ông có giúp đời và tiên đoán nhiều việc đều đúng, thiên hạ
đồn đãi và đến nhà ông, nhờ cậy đông đảo gần sập căn gác ở nhà.
Sau ông thấy ít người thật tâm chịu tu mà chỉ
đến để nhờ vả về việc đời (danh vọng, tài lợi). Và làm như vậy chậm cho sự tiến
hóa tu lên cao nữa, nên ông ngưng và chỉ dạy cho ai muốn tu mà thôi. Ông Tám hiện
mỗi đêm ngủ rất ít (1-2 giờ mà thôi), còn thì nhập định xuất hồn lên cõi trên
hoạt động, làm việc rất nhiều (hoặc giúp đỡ các đạo hữu trên đường tu về phần
Vô Vi). Có nhiều người tu Pháp Lý Vô Vi giữa khuya đang công phu được thấy hoặc
nghe (tùy người thanh trược nhiều ít) ông Tám xuất hồn đến giúp đỡ –dạy đạo –
kéo hoặc dẫn hồn vía lên cõi trên (Trung giới – Bồng Lai – Tiên cảnh v.v...)
Người nào thật lòng tu và cố gắng tu, ông Tám
đều giúp đỡ rất nhiều về phần Vô Vi, (lắm người được giúp không biết vì chưa được
thanh, còn trược nhiều) nhưng không cho họ biết, vì người được cho biết trước,
thường mừng hoặc vọng như vậy làm cản trở họ sẽ không thấy được nữa.(80)
Trong số những người tu (cư sĩ và có cả sư nữa)
có nhiều người đã từng theo nhiều tôn giáo và pháp môn khác, như Sư Bút, hội
Thông Thiên Học, Tin Lành, Thiên Chúa, theo các chùa, các hòa thượng, tu Tịnh Độ,
khất sĩ, tụng kinh, cầu siêu, có người ăn chay trường vài hoặc trên mươi năm đều
công nhận là càng ngày càng nhận thấy ông Tám dạy thực tế và đúng giáo lý của
Phật và pháp môn tu thiệt tuyệt diệu, hiệu nghiệm. Nên biết có nhiều người
trong thời gian đầu (có khi kéo dài 1-2 năm) vẫn còn nghi ngờ Pháp Lý Vô Vi là
tà đạo và theo dõi quan sát cật vấn (81) ông Tám vì thấy ông Tám cho ăn mặn và
không bắt giữ giới.(82)
Có người mở được con mắt thứ ba, và thấy được
khi ông Tám đang nói pháp (83) hào quang sáng rực bao phủ quanh đầu. Hoặc có
người thấy được có thần tiên hoặc vong linh đến nghe và hỏi pháp ông Tám.
Ông Tám có
cho biết hồn ông ở cõi trên, rất hiếm khi nhập vào bản thể (hiện cái vía ở lại
để giữ xác thân của ông). Ông Tám nói nếu xuất gia, ăn không của bà con bá tánh
thì còn mang thêm nợ. Ông Tám cũng có gia đình nhưng từ lúc tu thành công, đã
diệt được dục.
80 Có nhiều
người dù chưa được gặp mặt ông Tám, nhưng được bạn bè chỉ lại Pháp Lý Vô Vi, ở
nhà công phu, cũng được thấy ấn chứng và có kết quả, có khi còn chóng hơn nữa.
81 Ngoài ra,
cũng có những người như thầy Pháp. Thầy thôi miên, đến thư ông Tám nhưng vô hiệu
(vì thanh điển của người tu bao giờ cũng hơn là vì chánh). Đặc biệt có lần có một
vị sư ở La Phù Sơn bên Tàu xuất hồn qua thử tài ông Tám và sau cùng phải nhìn
nhận và yêu cầu ông Tám cho một đệ tử của ông ở Việt Nam được đến gặp ông Tám.
82 (Xem Phần
Phụ Vấn Đáp 6).
83 Ông Tám
không dùng kinh sách văn tự khi thuyết pháp (khi xưa, Tổ
Bồ Đề Đạt Ma
cũng không dùng văn tự kinh sách, chỉ cốt lấy diệu pháp tương truyền cho người
mau hiểu đạo).
Ông Tám đã từng
xuất hồn và gặp được nhiều đấng cao cả như Hắc Bì Phật, Phật Quan Âm, Phật Di
Đà,Đức Giê Su v.v...(84)
84 Trong Ấn
Độ Huyền Bí (của P.Brunton do Nguyễn Hữu Kiệt dịch,trang 187) cũng có kể tác giả
khi gặp ông Sudhei Babu một chiêmtinh gia và tu sĩ Ấn Độ. Ông này cho biết khi
ông xuất thần đại địnhthỉnh thoảng cũng có thấy vài Đấng Giáo Chủ cao cả và có
lần thấyĐức Chúa Giê Su (L.S.G. người Thiên Chúa Giáo nghe chắc có lẽ ngạc
nhiên và cho là tưởng tượng) Trong số học trò ông Tám có cô L.cũng đã từng xuất
hồn và được gặp Đức Giê Su và Đức Mẹ Maria.
BÀN GIAO 2
NGÔI NHÀ TÌNH NGHĨA CHO 2 HỘ DÂN NGƯỜI GIA RAI TẠI IANAN - ĐỨC CƠ - GIA LAI.
Hôm nay sáng ngày 4/8/2020 UBND xã và đồn biên phòng xã Ia Nan làm lễ bàn giao nhà cho 2 hộ nghèo khó tại làng Tung, xã Ia Nan 2 căn nhà tình nghĩa.
Trong lần đi điền dã tại IANAN - ĐỨC CƠ - GIA LAI , dienbatn cùng anh Vũ Mạnh Định , chủ tịch Huyện Đức Cơ đã chứng kiến cảnh nhà cửa của đồng bào người Gia Rai tại IANAN rất cực khổ. Xin chia sẻ một vài hình ảnh trong chuyến đi điền dã đó.
TÌNH CẢNH NHỮNG CĂN NHÀ CỦA BÀ CON DÂN TỘC JARAI XÃ IA NAN HUYỆN ĐỨC CƠ - GIA LAI. ĐÂY LÀ MỘT LÀNG CÓ NHIỀU TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG NGÀY XƯA NGAY BÊN DÒNG PÔ CÔ.
NHÀ ĐẦU TIÊN GHÉ THĂM.
Nhà R Mah Uýt sinh năm 1966 và em trai điên: R Mah Gum sinh năm 1961 tại làng Tung, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Gia đình này có 2 chị em đều lớn tuổi.Người em bị bệnh tâm thần , người chị cũng già yếu bệnh tật đầy người. Nhà không còn tài sản , đất đai gì, chỉ trông vào hơn chục cây điều là thu nhập chính. Tuy nhiên vì không coi được nên trẻ em thường nhặt hết những quả điều khi rụng xuống. Cuộc sống vô cùng cực khổ. Khi dienbatn cùng anh Định vào xem hũ gạo thì chỉ còn hơn một bát gạo , không có đồ ăn gì cả.
NHÀ THỨ 2 GHÉ THĂM.
Nhà Cháu R Mah
Chang sinh năm 1997, chồng là siu Phạm Mạnh sinh năm 1990 tại làng Tung, xã ia
Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Hai vợ chồng này mói sinh được 1 con , hàng ngày đi làm thuê bữa đực bữa cái vì tại khu vực này không có nhiều công việc. Hoàn toàn không có đất canh tác , hiện chỉ còn mảnh đất làm nền nhà.
Ngoài ra khi đi thăm những nhà xung quanh đó cũng vậy. Đây là hình ảnh nhà của bà con hiện nay.
Vùng này ngày trước trong kháng chiến chống Mỹ là một làng có truyền thống cách mạng , đã đóng góp rất nhiều công sức , người và của cho cách mạng.
Nhìn tình cảnh của bà con , dienbatn và anh Vũ Mạnh Định không cầm được nước mắt. Anh Định mới về Đức Cơ làm chủ tịch Huyện được 2 ngày, hứa sẽ tìm cách để cuộc sống của đồng bào khu vực này đỡ cơ cực.
dienbatn trong chuyến trở về bàn với anh Dương Hữu Tình và KTS Nguyễn Đức tìm cách giúp bà con một phần nào. Anh Dương Hữu Tình chuyển cho dienbatn 60 triệu đồng.
dienbatn bàn với anh Định sẽ xây cho bà con 2 căn nhà tình nghĩa trong đợt đầu. Anh Định họp UB và bàn với chính quyền xã IANAN quyết định xây 2 căn nhà cho 2 hộ khó khăn nhất là : Nhà R Mah Uýt sinh năm 1966 và em trai điên: R Mah Gum sinh năm 1961 và nhà Cháu R Mah Chang sinh năm 1997, chồng là siu Phạm Mạnh sinh năm 1990 tại làng Tung, xã ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Phương án thực hiện là nhờ anh em bộ đội biên phòng và chính quyền tại xã IANAN tiếp xây dựng. Các đồng chí bộ đội biên phòng sẽ dựng lều bạt làm tại chỗ, ăn uống theo tiêu chuẩn của mình , quyết không động đến số tiền xây nhà. Xã IANAN , đại diện là anh ROLAN TƯ , chủ tịch HĐND sẽ phụ trách việc trông coi và mua sắm vật tư. dienbatn đã chuyển hết số tiền 60 triệu cho anh ROLAN TƯ để mua vật tự.
Quá trình xây dựng :
Sau một thời gian chạy đua với thời tiết, đến nay 2 căn nhà đã hoàn thành với sự nỗ lực của các chiến sĩ bộ đội biên phòng và chính quyền xã IANAN.
Hôm nay sáng ngày 4/8/2020 UBND xã và đồn biên phòng xã Ia Nan làm lễ bàn giao nhà cho 2 hộ nghèo khó khăn tại làng Tung, xã Ia Nan 2 căn nhà tình nghĩa.
Trong lễ bàn giao nhà , mỗi gia đình được tặng 50 kg gạo , số tiền do KTS Nguyễn Đức gửi tặng. Vì tổng số tiền xây dựng 2 căn nhà lên tới 70 triệu nên các chiến sĩ đồn biên phòng IANAN đã đóng góp thêm 10 triệu để hoàn thành.
Thay mặt cho 2 hộ gia đình được tặng nhà , dienbatn xin tri ân công sức của tập thể UBND Huyện Đức Cơ và của anh Vũ mạnh Định , chủ tịch UD Huyện , của UBND xã IANAN và anh ROLAN TƯ , và nhất là công sức dầm mưa dãi nắng của các chiến sĩ Biên phòng , mặc dù rất bận với việc tuần tra biên giới trong mùa dịch Covis, giữ an toàn cho đất nước vẫn hết lòng giúp đỡ của công sức và tiền bạc cho công trình được hoành thành tốt đẹp.
Mong muốn của dienbatn là các ACE hãy tiếp tục giúp đỡ đồng bào dân tộc JARAI XÃ IA NAN HUYỆN ĐỨC CƠ - GIA LAI trong thời gian tới để đỡ một phần cuộc sống cực khổ của bà con.
Các bạn có thể liên hệ với anh ROLAN TƯ - Chủ tịch HDND xã IANAN qua số điện thoại : 0332336476.
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 25.
I.NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN. II.LĂNG MỘ CỦA CÁC VUA NGUYỄN TẠI HUẾ. 1.LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG. 2. HIẾU LĂNG CỦA VUA MINH MẠNG. 3. XƯƠNG LĂNG(昌陵) - LĂNG CỦA VUA THIỆU TRỊ. 4. KHIÊM LĂNG – Lăng Tự Đức (chữ Hán: 嗣德陵) 5. LĂNG VUA KHẢI ĐỊNH. 6.CUỘC CHIẾN TÂM LINH RÙNG RỢN GIỮA NHÀ NGUYỄN GIA LONG VÀ NGUYỄN HUỆ - TÂY SƠN. 7. NHỮNG CUỘC TÀN PHÁ VÀ THẢM SÁT CỦA NHÀ TÂY SƠN. ( Bài đọc thêm phần tư liệu ). 8.ĐƯỜNG TOẠI ĐẠO Ở LĂNG VUA CHÚA TRIỀU NGUYỄN. 9.ĐÀN NAM GIAO TẠI VIỆT NAM . I.ĐÀN NAM GIAO Ở THĂNG LONG. 1. Đàn Nam Giao Thăng Long Thời Lý - Trần- Lê: 2.ĐÀN NAM GIAO TẠI THÀNH NHÀ HỒ - THANH HÓA. 3. ĐÀN NAM GIAO TẠI THỌ XUÂN - THANH HÓA. 4. ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN Ở BÌNH ĐỊNH. 5. ĐÀN TẾ NAM GIAO TẠI HUẾ. 1/ ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN TẠI NÚI BÂN – HUẾ. 2/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI PHỦ DƯƠNG XUÂN THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN: 3/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI KINH THÀNH HUẾ.( Tiếp theo ). TƯ LIỆU 1 : LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO TẠI HUẾ NĂM 1935. Những hình ảnh về lễ tế Đàn Nam Giao được diễn ra vào năm 1935 cho chính vua Bảo Đại đích thân chủ trì. TƯ LIỆU 2 : LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO TẠI HUẾ NĂM 1924. Ảnh quý về Lễ tế đàn Nam Giao của vua Khải Đinh năm 1924 tại Huế. 10.ĐÀN XÃ TẮC Ở VIỆT NAM. 11.THÀNH PHỐ MA AN BẰNG – VĨNH AN – PHÚ VANG – HUẾ. 12.TỤC LỆ CÚNG ÂM HỒN NHỮNG NGƯỜI CHẾT NGÀY KINH THÀNH THẤT THỦ 23/5 NĂM ẤT DẬU TẠI HUẾ. TỤC LỆ CÚNG ÂM HỒN NHỮNG NGƯỜI CHẾT NGÀY KINH THÀNH THẤT THỦ 23/5 NĂM ẤT DẬU TẠI HUẾ. Cách đây tròn 133 năm, 23/5 Ất Dậu, một đợt chết chóc đẫm máu chưa từng có đã xảy ra tại Huế. Hàng nghìn người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi kinh thành. Từ đó, ngày 23/5 Âm lịch trở thành ngày “giỗ chung” của người dân xứ Huế. Họ cúng cho những người xấu số đã tử nạn: Những quân sĩ, quan lại, dân chúng trong đêm rạng sáng 23/5 Ất Dậu. Hằng năm cứ đến dịp 23/5 âm lịch, người dân ở Huế lại long trọng tổ chức ngày lễ cúng âm hồn. Đây là một nghi lễ vừa mang tính chất gia đình lại vừa có tính chất cộng đồng trong một đoàn thể, tổ chức hay trong một tập thể dân cư ở cùng tổ, phường,.. Việc lễ cúng âm hồn ở Huế được tổ chức một cách trang trọng như vậy liên quan đến sự kiện thất thủ kinh đô năm 1885. Giai đoạn 1883 – 1885 là giai đoạn nhạy cảm nhất trong lịch sử Việt vào triều Nguyễn. Năm 1883, sau khi Pháp nã đại bác vào Thuận An, Kinh thành Huế rơi vào thế lâm nguy, triều đình hoang mang lo sợ. Lúc này chỉ có Tôn Thất Thuyết vẫn cương quyết giữ vững lập trường đánh Pháp. Triều đình bấy giờ hình thành phái chủ chiến bao gồm những người không tán thành đường lối chống Pháp của vua Tự Đức đứng đầu là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và chỉ huy của thượng thư bộ binh Tôn Thất Thuyết, đêm ngày 4 rạng 5-7-1885, quân đội triều đình nhà Nguyễn đã tấn công vào quân đội thực dân Pháp tại hai mục tiêu chính là tòa khâm sứ và đồn Mang Cá. Đêm 4 tháng 7, ở sân toà Sứ, De Courcy vẫn thản nhiên cho tổ chức dạ tiệc với sự có mặt đầy đủ các sĩ quan và quan chức đóng ở Huế, đến 23 giờ tiệc tan, mọi người ra về, thời gian vẫn yên tĩnh trôi qua. Khoảng 1 giờ sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885 (23 tháng 5 năm Ất Dậu), Tôn Thất Thuyết phát lệnh tấn công. Quân Pháp ở Mang Cá, toà Sứ và trại thuỷ quân ở Nam sông Hương bất ngờ bị tấn công dồn dập, các doanh trại và quân Pháp bị thiệt hại nặng. Khoảng 4 giờ sáng, quân Pháp bắt đầu phản công, chúng phá huỷ các công sự chiến đấu và dập tắt hoả lực của quân đội triều đình trong và ngoài kinh thành. Rạng sáng, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ huy của Pernot. Pháp đã chia quân làm ba ngã để tiến vào kinh thành. Từng đợt xung phong chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt để tràn vào các cửa Đông Ba, Thuợng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa. Toán từ Cửa Trài, phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà, tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Hoàng Cung. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho tấn công quân triều đình đang tử thủ vườn Ngự Uyển để tiếp ứng toán quân đang cố phá đổ một cách vô hiệu quả cửa Hiển Nhơn vẫn đứng trơ gan trong khói lửa. Quân triều đình không giữ nổi thành phải tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba đã bị toán quân Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Quân ta chiến đấu gan dạ nhưng vì khí giới thô sơ nên bị thua trận. Quân địch tổ chức phản công, chiếm thành, giết chóc không chừa một ai. Một cuộc chạy loạn hết sức đau thương và bi thảm của người dân xứ Huế đã diễn ra. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là người dân trong kinh thành Huế. Đến 9 giờ, Kinh đô thất thủ, quân Pháp tràn vào Đại Nội bắn giết, cướp của, hãm hiếp, đốt phá vô cùng man rợ suốt 2 ngày đêm. Binh lính chạy tán loạn, dân chúng dắt dìu nhau trốn thoát, người chết, lửa cháy, tiếng khóc la vang dậy khắp nơi. Phía triều đình có chừng 1.500 quân bị thương vong và khoảng 7.800 người dân vô tội bị chết và bị thương. Lửa đạn chiến tranh đã tiêu huỷ tất cả, Huế trở nên hoang tàn, đổ nát, tràn ngập cảnh chết chóc, tang thương. Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Tân Sở. Tại đây, vào ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương, dấy lên phong trào chống Pháp của nhân dân trên cả ba miền đất nước. Theo một số ghi chép, dường như không có gia đình nào là không chịu mất mát sau biến cố. Khoảng 9300 binh lính và thường dân bị thương vong. Họ là những quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy,… tử nạn vì nhiều nguyên do. Hoặc là chết vì súng đạn giặc Pháp, hoặc do chen lấn, dày đạp nhau mà chết. Cũng có thể bị ngã khi tìm cách leo ra khỏi thành hoặc sẩy chân xuống các ao hồ dày đặc trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm,.. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này , quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên nhân dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp hoặc bị ngã xuống thành khi tìm cách leo ra khỏi thành, hoặc sẩy chân rơi xuống hồ ao dày đặc trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm. Năm 1884, Pháp đã chiếm trọn hai miền Nam Bắc. Huế, trái tim của đất nước, trong cơn nguy biến mà mọi người dân Việt Nam đang lâm vòng nô lệ nhìn về.
Sơ đồ các mũi tiến quân của giặc Pháp trong trận Kinh thành Huế 1885.
Trấn Bình Đài ( Đồn Mang Cá) nơi quân Pháp đồn trú và diễn ra trận đánh.
Trường ĐH Sư Phạm xưa kia là Trung học Kiễu Mẫu. Trước đó nữa là tòa khâm sứ Trung Kì. Một trong hai nơi đóng quân của Pháp và diễn ra trận đánh.
Hồ Tịnh Tâm nơi nhiều người bị ngã xuống khi tháo chạy.
Cửa Đông Ba vào năm 1885 đã diễn ra sự kiện đau thương với hơn 1.500 người con Huế ngã xuống.
Tin những người phu lục lộ nạo vét các ao, mương, cống rãnh trong Thành nội phát hiện nhiều hài cốt bị vùi lấp được cấp báo lên bộ Lễ. Rồi hơn 40 thùng sắt tây được chuyển tới để thu gom các bộ xương tàn, cốt lạnh đặt tạm tại khu đất góc ngã tư để lo việc tang chay, kinh kệ theo nghi lễ Phật giáo. Những thùng hài cốt đó sau đó được đưa đi an táng tại các nghĩa trang dọc chân núi Ngự Bình như khu vực chùa Trà Am, chùa Ba Đồn… ( Ảnh khi điền dã của dienbatn ).
Ngày 23 tháng 5 âm lịch (05.7.1885) từ đó về sau đã biến thành ngày giỗ lớn, ngày "quầy cơm chung" hàng năm của cả thành phố Huế. Họ cúng cho tất cả những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên do: hoặc dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp hoặc bị ngã xuống thành khi tìm cách leo ra khỏi thành, hoặc sẩy chân rơi xuống hồ ao dày đặc trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm… trong khoảng từ 02g đến 04g sáng 23.5 năm Ất Dậu.
Theo những ghi chép truyền lại, sau sự biến đầy bi thương này, thi thể người chết nằm la liệt rất nhiều nơi, nhất là khu vực kinh thành Huế. Rất nhiều trong số đó vô chủ, được người dân đào hố chôn ngay tại chỗ. Sau một thời gian khi người ta đào mở rộng đường, rất nhiều hài cốt được tìm thấy. Người ta tập trung đến nhiều điểm lân cận thành phố Huế và chôn thành những khu mộ tập thể. Đồng thời nhiều đàn, miếu, am tiếp tục lập ra để thờ những vong hồn oan khuất không nơi nương tựa ấy.
Những người sống sót sau biến cố bàng hoàng, tiếc thương cho những người bị chết một cách oan uổng nên đã lập đàn cúng bái.
Từ đó trở đi, ngày 23/5 âm lịch hàng năm cũng trở thành ngày “giỗ chung” của cả kinh thành Huế. Vào ngày này, người dân ở Huế lại làm lễ cúng cho những người tử nạn, không kể người đó có phải là người thân trong gia đình hay không.
Ngày “kỵ chung .
Có một lễ cúng rất Huế - Cúng “Thất thủ Kinh đô 23 tháng Năm” (âm lịch) mà trước đây người Huế xem là ngày “kỵ chung”, ngày giỗ của cả kinh thành, kéo dài từ đầu cho đến hết tháng Năm. Từng gia đình cúng, cả xóm cúng, cả chợ cúng... và cả triều đình cũng cúng. Cúng trong nhà, trong vườn, trước ngõ, đầu xóm, trong chợ, ở bến đò, bến sông, ở các miếu âm hồn. Cúng 23 tháng Năm đã trở thành một phần của tâm thức Huế, không nơi nào có được.
Lễ cúng bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử đặc biệt của kinh thành Huế. Sự kiện thất thủ kinh đô vào đêm 22 rạng 23 tháng Năm năm Ất Dậu 1885. Vè “Thất thủ Kinh đô” đã miêu tả:
“Trách lòng quan tướng không toàn
Hai bên thiên hạ chết oan rất nhiều
Súng mình nó bắn phiêu phiêu
Súng Tây nó bắn chết nhiều người ta...”
Một số tư liệu trên BAVH
Tài liệu trên BAVH ghi là ngày 24 tháng 5 thay vì 23/5.
Orband trong “Lịch biến cố An Nam” ghi: “Ngày 6 tháng 7 năm 1915 (ngày 24 tháng 5 niên hiệu 9 Duy Tân): lễ cúng tưởng niệm u hồn (cô hồn). Bài viết cho biết: “Sau những trận đánh ở Huế thời Hàm Nghi nguyên niên (1885), những người chết trận - theo lời của người dân Kinh Thành than oán – là ma đã gây ra nhiều đám cháy. Tháng 6 năm 1894 (tháng 5 niên hiệu 6 Thành Thái) Thựơng thư Bộ Lễ xin phép được dựng trong Kinh thành gần cửa Quảng Đức và gần Ly Thiên (bếp) một đàn để hàng năm đến ngày cúng (24 tháng 5 nghĩa là vào khoảng 5 tháng 7 dương lịch); nhiều bàn thờ để đặt các lễ vật cúng cho những nạn nhân chiến tranh (trang 312, BAVH tập 3 (1916), Nxb Thuận Hoá, 1997).
A. Orband trong “Lễ hội ở Huế” ghi nhận: “Ngày 24 tháng 5, ở Kinh thành có một đợt cúng cô hồn đơn giản nhưng rất cảm động. Sau các trận đánh ở Huế năm 1885, ngày mồng năm tháng bảy, vong linh người chết, theo lời kể của dân ở thành, đã trở thành nhiều hồn ma gây nhiều hoả hoạn. Vì người dân không cúng cho họ. Vì vậy đến năm 1894, Bộ Lễ có đặt ở cửa Quảng Đức một bãi đất, mà hàng năm vào ngày kỵ, người ta dựng các bàn thờ để cúng các vong linh bị chết trong chiến tranh. Vị đề đốc hộ thành đứng chủ lễ và trong buổi lễ có đọc sớ” (Trang 199, BAVH tập 3 (1916), Nxb Thuận Hoá, 1997).
Orband trong “Lịch biến cố An Nam” cho biết: “Lễ vật gồm có: một con bò, một con dê, một con lợn, xôi, thức ăn chín, nước chè, rượu, gạo, vàng bạc, đèn hương…
Một vị quan võ cao cấp được cử theo chiếu vua để điều khiển cúng bái; một quan vệ và hai ông đội hành lễ. Bài vị của Thành Hoàng (vị thần bảo vệ Kinh Thành) được đặt trên bàn thờ chính, bài vị của quan viên thương vong (các quan văn, võ tử trận) được đặt bàn thờ giữa (trung án), bài vị các lại binh (quan nhỏ và lính tử trận) trên bàn thờ bên trái (tả án), sau cùng là của nam, phụ, lão, ấu (đàn ông, đàn bàm công già, trẻ con) đặt bên phải (hữu án).
Buổi lễ có 3 tuần rượu và đọc sớ do một tuyên tế văn ở hàm bát phẩm hay thất phẩm cầu khấn như sau: “Ngày 24 tháng 5 niên hiệu 9 Duy Tân, thừa lệnh nhà vua, vị đề đốc hộ thành, Võ… xin trân trọng kính vái các vong linh của quan vị, nhân viên, quân lính nam phụ lão ấu hy sinh trong trận vào tháng 5 Ất Dậu (1885, các lễ vật tế đầy đủ như trên, kính mong quý vị vui vẻ chấp nhận cho…”
Dưới thời đại quân chủ, vào ngày tế lễ, bà Từ Cung cho lính gánh lễ vật ra cúng tại miếu. Giờ hành lễ, quan lại các bộ trong Thành Nội cũng đến hành lễ. Năm nào phẩm vật và tiền bạc cúng phong phú thì ban tổ chức cho hạ bò, lợn để cúng tế.
Dân gian và lễ cúng 23/5.
Cụ Phan Bội Châu trong những năm ở Huế đã để lại bài “Văn tế cô hồn ngày 23 tháng Năm ở Kinh thành Huế” với những lời thống thiết:
“Thống duy!
Âm hồn các vị bà con ta xưa!
Xứ Huế riêng nhà,
Trời chung bóng....
Này hương hoa vàng giấy xôi rượu chuối chè, chút gọi rằng nếm lấy hơi xin nếm lấy lòng, nghĩa đồng chủng đồng bào thác xem như sống…
Hỡi anh linh các đấng, phù trì cho Tổ quốc trường tồn...”
Một câu văn tế tại lễ cúng ở Miếu Âm Hồn năm nay kể rõ sự đau thương: “Lô nhô trẻ dìu già, ông dắt cháu, chân còn đi đầu gục lìa vai/ Lao nhỏ con khóc mẹ, vợ kêu chồng, tiếng chưa ngớt xương đã chất đống”.
Nghi thức dân gian truyền tụng nghi lễ cúng 23/5 như sau: Bàn thượng, sắp xếp nến đèn bát nhang, bông ba hoa quả, cau trầu rượu sao cho đăng đối. Bỏ chén chè, dĩa xôi cho đúng vị trí, nghiêm túc mà nhìn lại đẹp, lại có tâm. Bàn thượng là bàn các quan. Các quan chỉ yêu cầu ngần ấy.
Bàn hạ tức bàn dưới, cũng đủ đầy các lễ phẩm ấy, nhưng thiết thêm các món Huế cúng kiếng truyền thống, như bánh ram, canh mướp đắng, ba chỉ kho tôm, đậu cô ve xào, miến trộn lòng gà vịt, canh kim châm, dĩa cơm trắng. Ngoài ra phải có mâm tạp bí lù, đủ loại củ quả trộn với nhau gồm mít, dâu truồi, bắp, đậu luộc, dưa hấu, khoai lang, củ dong, củ sắn… Rồi bắt buộc phải có nắm cơm vắt. Những món ăn chơi dân dã hằng ngày mà người Huế rất thích ăn vào những ngày hè đổ lửa. Trước cúng, sau còn cấp cho cô hồn sống. Ngày xưa, dân còn đói khổ, người ăn xin còn đầy đường. Mùa hai ba cũng là mùa họ được những bữa no.
Tập tục cúng âm hồn bắt đầu từ những năm sau biến cố thất thủ kinh đô và kéo dài cho đến bây giờ. Trải qua hơn 130 năm, dù Huế có nhiều sự biến đổi nhưng tập tục này vẫn được gìn giữ và chưa bao giờ bị gián đoạn. Tuy quy mô và hình thức tổ chức có chút khác nhau so với từng thời điểm lịch sử song ý nghĩa của nó vẫn được giữ nguyên.
Việc tổ chức nghi lễ cúng âm hồn theo hình thức cá nhân hay tập thể không có một quy định cụ thể nào. Chủ yếu là dựa vào sự thành tâm và tấm lòng của mỗi người. Thông thường, việc tổ chức lễ cúng âm hồn được tổ chức vào ngày chính lễ 23/5 âm lịch, nhưng cũng có thể kéo dài cho đến hết tháng 5 tùy vào mỗi gia đình.
Mâm cúng lễ thường được bày biện giữa trời, thường là trước cổng hoặc sân nhà với hai mâm thượng và hạ. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, mỗi khu phố mà lễ vật cũng khác nhau. Tuy nhiên trong số các lễ vật không thể thiếu: hương đèn, trầu cau, rượu trắng, cháo trắng, muối, gạo, hạt nổ, xôi, chè, khoai sắn, hoa quả, giấy tờ vàng mã,..
Đặc biệt trong nghi lễ luôn có một bình nước lớn và một bếp lửa được đốt ngay bên cạnh bàn thờ cúng. Nhiều người tin rằng những vong linh bị chết oan uổng vì đói khát, chết lạnh lẽo dưới ao hồ,.. không ai thờ tự có thể đến uống nước, sưởi ấm vào ngày này.
Nghi thức tổ chức lễ cúng âm hồn trang trọng nhất vẫn được tổ chức ở các am miếu trong khắp thành phố Huế. Hiện nay nằm ở đường Mai Thúc Loan (TP. Huế) vẫn còn Miếu Âm Hồn là ngôi miếu có lịch sử lâu đời nhất gắn liền với ngày lễ này. Miếu được xây dựng vào năm 1895, hằng năm vẫn tổ chức lễ cúng âm hồn tưởng nhớ những người tử nạn sau biến cố thất thủ Kinh đô.
Ông Trần Văn Vinh (người dân TP. Huế) cho biết: “Ngày này người dân Huế vẫn gọi là ngày “quẩy cơm chung”. Vào ngày đó nếu là khách vãng lai thì dù bất cứ nơi nào mình nghỉ chân vẫn thường được gia chủ mời cùng với gia đình dùng chung bữa giỗ đó”.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Huế, lễ cúng âm hồn là một cuộc tưởng niệm tập thể của cộng đồng dân chúng Huế. Nó ghi lại một sự kiện bi hùng xảy ra trên đất Cố đô vào ngày 23/5 Ất Dậu khi có hàng nghìn người đã chết sau biến cố đau thương này.
Không chỉ cúng cho những vong linh không biết tên tuổi để tưởng nhớ họ đã có công chống thực dân để đấu tranh vì độc lập tự chủ của nước nhà. Tập tục còn thể hiện tính văn, nhân đạo rộng lớn và nghĩa cử hết sức cao đẹp của người dân Huế nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Để tưởng nhớ những người đã chết vì vận nước, tại ngã tư này, ban đầu đồng bào đã dựng tạm 3 bệ thờ bằng những viên gạch vồ, trên là một tấm đá thanh nguyên quay mặt về hướng Đông. Sau đó nhân dân đã quyên góp tiền của xây dựng một thảo am gồm 3 ngôi miếu: miếu ở giữa lớn hơn để thờ các quan binh, miếu bên phải thờ các hương linh phái nữ, miếu bên trái thờ các hương linh phái nam bị chết trong biến cố 23 tháng 5, gọi chung là miếu Âm Hồn. Và từ đó, con đường trước mặt miếu (chạy từ thượng thành ở gần cửa Thượng Tứ đến giáp đường Lê Văn Hưu (đê Kim Oanh phân 2 phần hồ Tịnh Tâm) cũng được người dân gọi tên là đường Âm Hồn. Sau này, khoảng năm 1956, đường được đặt tên là đường Nguyễn Hiệu và sau 1975 thì đổi thành tên đường Lê Thánh Tôn, nhưng các thế hệ người Huế lớn tuổi vẫn quen gọi là đường Âm Hồn.
Dù dưới đời vua Thành Thái, một vị vua có tinh thần yêu nước và kháng Pháp, triều đình Huế đã chính thức lập Đàn Âm Hồn trên một diện tích gần 1500m2 ở phường Huệ An, (nguyên là trại lính Thần cơ) gần cửa Nhà Đồ (cửa Chính Nam) để tế lễ như là Quốc tế hằng năm nhưng người dân Huế vẫn tổ chức lễ cúng âm hồn chu đáo theo nghi thức thờ cúng tín ngưỡng cổ truyền, với những bài văn tế thống thiết, ai oán. Nhiều miếu Âm Hồn được dựng lên trên khắp thành phố để thờ cúng đồng bào và chiến sĩ trận vong, nhưng lễ tế vong hồn chiến sĩ và đồng bào trận vong ngày 23 tháng 5 hàng năm tại ngã tư Âm Hồn vẫn là bi tráng nhất.
Chùa Ba Đồn ở phía đông nam đàn Nam Giao, nằm giữa ba bãi cỏ xanh rờn, bằng phẳng, xung quanh có nhiều lăng mộ.
Năm 1803, khi xây dựng kinh thành Huế, vua Gia Long cho giải tỏa 8 ngôi làng ở bờ bắc sông Hương. Những mồ mả vô chủ của tám làng được triều đình cho di dời lên khu vực này và dựng bia đề Ân Tứ Hiệp Táng Vô Tự Chi Mộ (Vua cho hợp táng những người không người thờ tự).
Sau biến cố thất thủ kinh đô người Pháp bắt dân chúng phải cất bốc hết các mồ mả chôn trong và ngoài kinh thành đưa lên đây hợp táng, hình thành thêm một số cồn mồ nữa.
Từ thời Gia Long, một cái miếu nhỏ được dựng lên để hương khói quanh năm. Năm 1835, vua Minh Mạng cho lập một bàn thờ ở giữa trời (đàn) tại cồn mồ 8 làng để hằng năm nhà nước tổ chức cúng tế những cô hồn.
Tin những người phu lục lộ nạo vét các ao, mương, cống rãnh trong Thành nội phát hiện nhiều hài cốt bị vùi lấp được cấp báo lên bộ Lễ. Rồi hơn 40 thùng sắt tây được chuyển tới để thu gom các bộ xương tàn, cốt lạnh đặt tạm tại khu đất góc ngã tư để lo việc tang chay, kinh kệ theo nghi lễ Phật giáo. Những thùng hài cốt đó sau đó được đưa đi an táng tại các nghĩa trang dọc chân núi Ngự Bình như khu vực chùa Trà Am, chùa Ba Đồn…
Về sau cho dựng thêm hai đàn nữa để cúng tế những cô hồn của cồn mồ thứ hai và thứ ba. Dân chúng gọi ba cồn mồ có ba đàn hằng năm tế lễ đó là Cồn mồ Ba Đàn (Ba Đồn).
Đàn tế ở nghĩa trủng thứ hai. Ảnh: Thanh Tùng.
Chín năm sau ngày kinh đô thất thủ (1894), đàn Âm Hồn được triều đình cho thiết lập ở gần cửa Quảng Đức và cửa Nhà Đồ. Đến ngày 23-5 dựng các bàn thờ cúng các vong linh bị chết trong chiến tranh.
Lúc đầu đàn lộ thiên, về sau triều đình cho xây một ngôi nhà ba gian để thờ và cất giữ đồ tự khí. Sau năm 1945 một tổ chức ngoài nhà nước được hình thành để lo việc cúng tế cho các anh linh, tử sĩ trận vong là Phổ Phước Lợi.
Từ đó đến nay Phổ Phước Lợi duy trì liên tục, bảo tồn được nét văn hoá tâm linh đặc trưng của người Huế. Ngoài đàn Âm Hồn do triều đình thành lập còn miếu Âm Hồn do nhân dân lập nên ở đường Mai Thúc Loan, cách cửa Đông Ba vài trăm mét.
TÌM HIỂU VỀ MIẾU ÂM HỒN TẠI HUẾ.
Miếu Âm Hồn là ngôi miếu có lịch sử lâu đời nhất, hằng năm vẫn tổ chức lễ cúng âm hồn tưởng nhớ những người tử nạn sau biến cố thất thủ Kinh đô.
Miếu Âm Hồn sau khi được trùng tu năm 2013.
Toàn cảnh đại lễ xá tội vong linh tại miếu Âm hồn ở ngã ba Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tôn.
Một số đồ cũng trong lễ tế âm hồn.
Hành lễ.
Trong không khí của những ngày cuối tháng 5 (âm lịch) linh thiêng này, khi trên khắp mọi nẻo đường Cố đô Huế, đi đâu cũng bắt gặp những mâm lễ cúng giữa trời do người dân thực hiện, nhằm tưởng niệm những người đã tử vong trong sự biến thất thủ Kinh đô đúng 132 năm trước, chúng tôi muốn viết một bài tìm hiểu về miếu Âm Hồn và tục cúng âm hồn ở Huế.
Ở Huế có khá nhiều đàn miếu do triều đình và người dân xây dựng, nhằm thờ phụng tổ tiên nhà Nguyễn, công thần các đời, linh khí núi sông, thờ thần…, trong đó có một ngôi cổ miếu có tên là miếu Âm Hồn được người dân thành phố Huế xây dựng từ năm 1895 để thờ các nạn nhân chết trong cuộc binh biến thất thủ Kinh đô năm 1885.
Miếu Âm Hồn tọa lạc tại góc tây bắc ngã tư hai đường Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tông, khuôn viên chỉ khoảng 20m2, giữa khu dân cư. Kết cấu đơn giản, bình thường kiểu cô đàn, ngang 3,5m, sâu 4m (diện tích nền 14m2). Nội thất gồm 3 án: chính trung, tả ban, hữu ban. Trụ án khắc hai câu đối khá hay: “Nhất nhật phong trần vô hạn cảm, Bách niên hương tỏa bất thăng bi”, tạm dịch là “Một buổi phong trần thương xót nhẽ, Trăm năm hương tỏa ngậm ngùi thay” và “Âm dương đồng nhất lý, Hồn phách hiển thiên thu”, tạm dịch là “Âm dương cùng một lẽ, Hồn phách hiển thiên thu”.
Di tích này có ý nghĩa lịch sử, nhân đạo, ghi lại dấu ấn một sự kiện lịch sử bi tráng thời phong kiến nhà Nguyễn, mở đầu cuộc đô hộ của thực dân Pháp trên đất Huế, tức là cuộc binh biến thất thủ Kinh đô xẩy ra tối ngày 22 rạng sáng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu, tức năm 1885.
Ngày 23 tháng 5 âm lịch từ đó trở về sau đã trở thành ngày giỗ lớn của cả thành phố Huế. Ngoài hầu hết các nhà dân, nhiều nhóm cộng đồng sống gần các đàn miếu âm hồn tập trung lại, gọi là “phổ”, chuyên lo coi sóc đàn miếu và tổ chức cúng tế tại đàn trong ngày lễ này. Đó là lễ cúng tại đàn Âm hồn trên đường Ông Ích Khiêm, tại miếu Âm hồn ở ngã ba Mai Thúc Loan – Lê Thánh Tôn, tại miếu Âm hồn ở Cống Chém và nghĩa trang tập thể tại chùa Ba Đồn… Nhiều cụm xóm dân cư hay những nhóm bán hàng ở chợ cũng tổ chức lễ giỗ chung.Nhiều cơ quan cũng tham gia cúng tế bài bản trong những ngày này…
Và có lẽ không nơi nào ở Việt Nam và trên thế giới có một lễ cúng tế mà quy mô tổ chức lại có tính toàn dân trong một thành phố như ở Huế trong ngày lễ cúng âm hồn 23 tháng 5 âm lịch. Đây là một hình thức cúng tế mà đơn vị tổ chức nghi lễ vừa có tính chất đơn lẻ trong từng gia đình, lại vừa có tính chất cộng đồng trong từng đoàn thể, tổ chức, tập thể những người cùng chung một ngành nghề, cùng ở trong một thôn, xóm, phường. Ngày 23 tháng 5 âm lịch hằng năm là ngày chính của nghi lễ cúng âm hồn, nhưng tùy theo từng gia đình, tập thể, xóm, phường mà tổ chức từ ngày 23 tháng 5 đến 30 tháng 5 âm lịch. Nghi thức cúng âm hồn trang trọng nhất được tổ chức tại miếu âm hồn vào đúng ngày 23 tháng 5 âm lịch. Lễ vật cúng thì ít nhiều tùy gia cảnh, tùy điều kiện nhưng tối thiểu phải có chè, cháo, gạo muối, bông ba hoa quả, hương, nhang trầm, hột nổ, áo binh, giấy ngũ sắc, cau trầu rượu. Đặc biệt, từ gia đình cho đến tập thể, phải nhớ có một bình nước lớn hoặc một thùng nước chè và một đống lửa đốt bên cạnh bàn thờ cúng. Người ta tin rằng các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm bên đống lửa, vì nhiều người trong biến cố đã chết khát, và chết lạnh lẽo dưới ao, hồ, sông trong rạng ngày 23 tháng 5.
Tiến trình nghi lễ cúng tại miếu âm hồn hằng năm như sau:
- Ngày 22 tháng 5, dựng rạp ngoài trời, trang hoàng khu vực cúng tế ở miếu và bàn cúng lễ ở ngoài trời. Có năm lại thiết lập đài chiến sĩ trận vong trước miếu.
- Sáng 23 tháng 5, khoảng 7 giờ sáng làm lễ khai kinh, tụng kinh.
- Trưa 23 tháng 5, cúng ngọ theo nghi thức tôn giáo.
- Chiều 23 tháng 5, lúc 14 giờ làm lễ tế cúng âm hồn theo nghi thức tế lễ của Khổng giáo. Quan trọng nhất là ông chủ tế và ông xướng lễ. Tại đài chiến sĩ trận vong thì làm lễ truy điệu.
Các người đảm nhiệm việc cúng lễ y phục chỉnh tề theo quy định. Phường bát âm được mời đến để cử nhạc trong buổi lễ.
Buổi lễ kéo dài suốt cả buổi chiều. Phần chính trong buổi lễ là đọc văn tế.
Qua nhiều bản văn tế sưu tầm được, chúng ta thấy người viết văn đã truyền một niềm xúc động vô biên cho người dự lễ:
“Lô nhô trẻ dìu già, ông dắt cháu, chân còn đi đầu gục lìa vai.
Lao nhỏ con khóc mẹ, vợ kêu chồng, tiếng chưa ngớt xương đã chất đống.
Oan uổng quá mấy ông trên võng, thình lình sét đánh, sống chẳng trọn đời.
Tội tình thay lũ trẻ trong nôi, cắt cớ sao sa, chết đờ trắng bụng.
Thương mấy cụ khiêng sơn nón đấu, nặng nợ cơm vua áo chúa, được da ngựa bọc thây mới sướng, tức vì sao "tử bất thành danh"
Trước một trận mưa đen mịt tối, tất thảy người mà tự thảy quỷ, một vùng chôn kẻ cực người sang. Sau ba hồi trống dục loa dồn, biết phận là biết đâu duyên, ba thước lấp anh hay chú vụng".
Người gây ra thảm cảnh đó là quân đội xâm lược Pháp:
“Ai ngờ vận trời năm Ất Dậu, tiết tháng năm còn dưới tuần trăng.
Ghê thay luồng sóng ở Tây phương, quân đội Pháp kéo lên bắn tóe.
Trận khói lửa đưa người chín suối, mất xác mất thây.
Nào sang hèn rồi kiếp ba sinh, hết hồn hết vía”
Trước thảm cảnh đó, cầu mong cho các hồn chóng siêu thoát, xin tinh linh các đấng phò trì cho Tổ quốc trường tồn. Đó là ý nghĩa mà bài văn tế muốn truyền đạt:
“Nào hồn đông hồn tây, hồn nam hồn bắc, chẳng đâu không gọi hồn về.
Hỡi cô phu, cô phụ, cô tử, cô thần, may hãy còn mình, mình cúng
Cúng cha anh chú bác, thím mợ cô dì ta cả thảy, đau đoàn sau cùng đau đoàn trước, tình nhất sinh nhất tử sơ khác gì thân.
- Này hương hoa vàng giấy, xôi rượu muối trà, chút gọi rằng nếm lấy hơi, xin nếm lấy lòng, nghĩa đồng chủng đồng bào, thác xem như sống.
Hỡi tinh linh các đấng, phòng trì cho Tổ quốc trường tồn
Này quốc ngữ đôi hàng, ao ước những chí thành năng động. Thương ôi! Xin hưởng"
Buổi tối là lễ đăng đàn chẩn tế do các nhà sư đảm nhiệm. Chủ lễ là một vị hòa thượng, tuổi cao đức trọng, đứng dọc hai bên là sáu vị kinh sư. Ý nghĩa của lễ đăng đàn này là cầu nguyện cho các hương linh được siêu thoát.
Sau cuộc lễ là hình thức phóng sinh: chim, lươn, cá v.v…
Trong lễ “đăng đàn chẩn tế”, vị hòa thượng chủ lễ thỉnh thoảng lấy tay vốc từng nắm xôi và đồng tiền kẽm đặt sẵn trong một cái khay lớn vất ra sân. Đám trẻ con chen chúc nhau lượm các đồng tiền trên lấy đây đeo cổ để trừ yêu ma quỷ quái.
Sau kỳ lễ tế, vào ngày 12 tháng 6 âm lịch có tục đi chạp mộ tập thể những người tử nạn trong ngày thất thủ kinh đô (địa điểm gần lăng cụ Kinh Tế, trên đường vào chùa Trà Am, có hai đám mộ tập thể chôn người tử nạn trong biến cố 23/5) tại núi Ngự Bình (những người này được vùi sơ sải, đến khi dọn tử thi trong thành nội, người ta nhận thấy khu vực có nhiều tử thi nhất là vùng sát với miếu âm hồn hiện tại. Có lẽ con đường dẫn đến cửa Chính Đông là con đường dân chúng ào ào chạy loạn, quân Pháp vào thành cũng theo cửa Chính Đông nên sự sát hại thật thảm khốc. Khi đào mộ cải táng, người ta thấy có mũ mang, bài ngà quan lại lân xác ngựa).
Tập tục cúng âm hồn bắt đầu những năm từ sau biến cố, kéo dài cho đến bây giờ, không năm nào gián đoạn, dù hơn trăm năm qua, Huế đã trải qua bao biến cố, chịu bao mất mát đau thương. Tuy nhiên, quy mô và hình thức cúng tế tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà có sự chuyển đổi.
Dưới thời đại quân chủ, vào ngày tế lễ, bà Từ Cung cho lính gánh lễ vật ra cúng tại miếu. Giờ hành lễ, quan lại các bộ trong Thành Nội cũng đến hành lễ. Năm nào phẩm vật và tiền bạc cúng phong phú thì ban tổ chức cho hạ bò, lợn để cúng tế.
Sau lễ tế, bài vè "Thất thủ kinh đô" được Lão Mới, một nghệ nhân lão thành, kể vài đoạn gợi nhớ lại cảnh hãi hùng chạy loạn năm 1885 (gồm 80 câu, từ 391 đến câu 470). (Vè “Thất thủ kinh đô” do Lê Văn Hoàng sưu tầm, bản thảo do Lão Mới kể)
Trong những năm cách mạng thành công, tập tục cúng âm hồn vẫn được duy trì. Trong những năm này, kết hợp cúng âm hồn với sự cứu giúp những người nghèo khó đang còn sống, Ban tổ chức quy góp tiền mua vải cắt cho người nghèo, tỏ tình đùm bọc người đồng loại “lá lành đùm lá rách” thật đầy ý nghĩa nhân văn.
Tập tục cúng âm hồn là một mỹ tục thắm đượm tình nhân đạo, nghĩa đồng bào, đồng chủng, nó có đầy đủ ý nghĩa của một lễ hội dân gian mang màu sắc dân tộc đậm nét, tiêu biểu cho một vùng đất văn vật.
Ảnh: Duy Phúc,Phan Đình Vũ. Tư liệu dienbatn lấy trong các bài viết của Thế Trung - Đức Hoàng. Hồ Hoàng Thảo. Thanh Nhàn,Chu Thị Hưng (Bảo tàng Văn hóa Huế),THANH TÙNG,Nguyễn Đính.
Loạt bài viết GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN của dienbatn đến đây tạm thời kết thúc tuy còn khá nhiều tư liệu có được trong đợt điền dã vừa qua. Trong chuyến bay từ Huế về Hà Nội , dienbatn có duyên gặp nhà nghiên cứu Trần Đình Hằng là một người rất trăn trở với việc trùng tu tôn tạo những di tích của cố đô Huế. Nhà nghiên cứu Trần Đình Hằng cho biết hiện nay tại Huế , những nhà nghiên cứu về cố đô Huế còn khá nhiều và đa phần là ẩn dật. Công việc trùng tu những di tích của cố đô Huế còn rất nhiều bất cập, chủ yếu là về chủ trương , đường lối trong việc trùng tu di tích.Người ta lúng túng giữa việc cấp danh hiệu Di tích Quốc gia và việc Xã hội hóa việc trùng tu và bảo vệ di tích. Tương tự như tại Làng cổ Đường Lâm : : "78 người của gần 60 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội đồng loạt ký tên vào một lá đơn gửi đến UBND thị xã Sơn Tây, UBND TP Hà Nội và Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) xin trả lại danh hiệu (di tích Quốc gia) làng cổ Đường Lâm cho Nhà nước. Lý do các hộ dân đưa ra là, sau gần 10 năm được Nhà nước công nhận là di tích Quốc gia, nhưng việc quy hoạch khu mới cho người dân ở làng cổ vẫn chưa có ". Tuy nhà nước đã bỏ ra một số tiền rất lớn để trùng tu các di tích , nhưng với hệ thống di tích dày đặc còn khá rõ nét ( một thuận lợi của cố đô Huế so với Hà Nội ), thì số tiền đó chẳng thấm tháp vào đâu , chưa nói đến việc thất thoát do tham nhũng , ăn chặn của các quan hiện thời. Nhà nghiên cứu Trần Đình Hằng cho biết hiện nay có rất nhiều cá nhân , dòng họ , nhất là dòng họ Nguyễn trong và ngoài nước có mong muốn được bỏ tiền ra trùng tu và bảo vệ các di tích đang bị xuống cấp , nhưng họ gặp vô vàn khó khăn trong công việc cấp phép , thậm chí có dự án đã có sẵn tiền vì lý do cấp phép qua khó khăn , nhũng nhiễu đành phải hủy bỏ.
Những người yêu Huế và hiểu biết sâu về Huế hiện nay đã khá nhiều tuổi. Chỉ ít năm nữa họ ra đi thì chúng ta mất đi những kiến thức vô cùng quan trọng và quý báu về việc trùng tu di tích ở cố cô Huế. Hiện nay do chán nản với những gì đang diễn ra , Những người yêu Huế và hiểu biết sâu về Huế thường ẩn cư và không hoạt động.
Những người yêu Huế , một Thành phố đầy ắp những di chỉ Kiến trúc mong rằng Đảng và Chính phủ sẽ sớm có giải pháp đúng đắn trong việc trùng tu , bảo vệ những di tích của cố đô Huế.
Qua hiện tượng mà dienbatn viết trong bài trước về THÀNH PHỐ MA AN BẰNG – VĨNH AN – PHÚ VANG – HUẾ , nơi hàng ngàn , thậm chí chục ngàn tỷ đồng được thân nhân chỉ của 1 làng nhỏ đầu tư xây dựng , chắc chúng ta cũng nhận thấy điều gì ???
Để khôi phục Lăng mộ nhà Nguyễn và các di tích trong cố đô Huế , chúng ta rất cần những bàn tay vàng của những người thợ xây lăng mộ làng Vinh Thanh này.
dienbatn tháng 5 năm Canh Tý 2020.
Xem thêm tư liệu do Nhà nghiên cứu Trần Đình Hằng gửi cho dienbatn.