KHẢO SÁT KHU MỘ TẠI NGHĨA TRANG TÂY LẠC – XÃ ĐỒNG SƠN – HUYỆN NAM TRỰC – NAM ĐỊNH.

11/13/2020 |
KHẢO SÁT KHU MỘ TẠI NGHĨA TRANG TÂY LẠC – XÃ ĐỒNG SƠN – HUYỆN NAM TRỰC – NAM ĐỊNH.



PHẦN I. TƯ LIỆU.
Khu mộ này được đặt cho dòng họ Vũ tại NGHĨA TRANG TÂY LẠC – XÃ ĐỒNG SƠN – HUYỆN NAM TRỰC – NAM ĐỊNH.
1.BẢN ĐỒ VỆ TINH.




2.ĐỊA LÝ : HUYỆN NAM TRỰC: 
Phía Bắc huyện tiếp giáp thành phố Nam Định, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp huyện Trực Ninh, phía Tây giáp huyện Nghĩa Hưng và huyện Vụ Bản. Huyện Nam Trực có các sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Nam Định. Đây vốn là mảnh đất màu mỡ, phù hợp cho sự phát triển của nông nghiệp.
Xã Đồng Sơn được hình thành trên hầu hết phần đất cũ của tổng Sa Lung của huyên Nam Chân (Sau đổi huyện Nam Chân thành huyên Nam Trực). Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 hàng loạt các xã mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập các làng - xã cũ. Các xã Tây Lạc, Hà Liễu, Đồng Lạc và thôn Thượng Đồng của tổng Sa Lung với xã Phú Thọ của tổng Bái Dương và xã Phù Ngọc của tổng Duyên Hưng thành lập xã mới lấy tên là Đồng Lạc. Các xã Yên Lung, Giao Cù, Vân Lung, Dương Độ, Sa Lung của tổng Sa Lung thành lập xã mới lấy tên là Bắc Sơn.
Ngày 15 tháng 10 năm 1952 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 224 -TTg đổi tên 15 xã trong huyện: Đổi xã Đồng Lạc thành xã Nam Đồng, đổi xã Bắc Sơn thành xã Nam Thành.
Chia tách xã Nam Đồng thành 2 xã Nam Đồng và xã Nam Phúc. Xã Nam Đồng gồm các thôn: Tây Lạc, Đông Lạc và Thượng Đồng. Xã Nam Phúc gồm các thôn: Phú Thọ và Phù Ngọc (sau đổi thôn Phù Ngọc thành Phú Thụ).
Chia tách xã Nam Thành thành 2 xã Nam Thành và xã Nam Thượng. Xã Nam Thành gồm thôn: Nam Phong, Giao Cù, Vân Cù, An Lộc. Xã Nam Thượng gồm các thôn: Sa Lung, Dương Độ, Thôn Khoát, Giao cù Thượng.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 hình thành một số thôn mới. Tách thôn Giao Cù thành Giao Cù Thượng và Giao Cù Trung.
Ngày 21/08/1971 hợp nhất hai xã Nam Thành và Nam Thượng thành xã Bắc Sơn.
Ngày 23/09/1976 hợp nhất hai xã Nam Đồng và Bắc Sơn thành xã Đồng Sơn.
Từ Bắc xuống Nam có Tỉnh lộ 490C chạy xuyên trung tâm xã dài 5,2 km. Từ Đông sang Tây có 2 tuyến đường là Tỉnh lộ 487 và đường Trắng chạy song song (nối từ quốc lộ 21 đến Tỉnh lộ 490C và Quốc lộ 37B) giao cắt với tỉnh lộ 490C tại 2 điểm Bắc và Nam thôn Giao Cù. 
Đồng Sơn có trên 20 di tích lịch sử văn hoá đình, đền, chùa, từ đường, nhà thờ Thiên chúa giáo. Trong đó có nhiều di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu: đền Giao Cù được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1991, chùa Như (Viên Quang Tự) được xây dựng từ thời Lý, thờ tam vị Thánh tổ là: Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Dương Không Lộ, hiện có hai cây Đại khoảng 700 năm tuổi; đền Vân Cù - điểm duy nhất trên địa bàn tỉnh Nam Định thờ vua Hùng. Cùng với các Di tích lịch sử văn hoá là các lễ hội truyền thống tiêu biểu như lễ hội chùa Như, lễ hội đền Giao Cù, đặc biệt là lễ hội đền Vân Cù - đền thờ vua Hùng được tổ chức vào ngày mùng 9, 10 tháng 3 âm lịch.
Huyện Nam Trực có 3 vị trạng nguyên trong tổng số 5 trạng nguyên của tỉnh Nam Định, trong 49 vị trạng nguyên nước Việt. Đó là các vị: Nguyễn Hiền, Vũ Tuấn Chiêu, Trần Văn Bảo.
Phó thủ tướng : Ông Đặng Việt Châu;xã Nam Hồng. Ông Ngô Xuân Lộc; xã Nam Hồng . Ông Vũ Văn Ninh; xã Nam Dương.

Khu mộ nằm trên một mảnh đất trông ra cánh đồng rộng. Trước mặt nghĩa trang là một đường mương nước nhỏ chảy từ Bạch Hổ sang Thanh Long và hợp với con mương nước lớn phía Thanh Long . Thế đất có đường nước ở phương Khôn Thân và đường nước đi tại phương Giáp Mão. Phía trước Minh đường có vài cái đầm nhỏ chứa nước có nhiệm vụ làm Minh đường tụ Thủy. Nhìn chung thế đất khá đẹp.

3. TÌNH TRẠNG KHU MỘ HIỆN TẠI : 
Khu mộ nằm trên dải đất khá hẹp, phía trước có nhiều mộ cũ vô thừa nhận , đã bị san lấp và đổ thành sân bê tông. Khi di chuyển La Kinh trên khu đất ta thấy đầu kim chỉ Nam cứ ngóc lên. Theo Địa lý thì : “La bàn bát kỳ : Chỉ 8 trạng thái của chiếc kim trên la bàn trong những tình huống khác nhau, đó là : đường, đoái khi, thám, trầm, nghịch, trắc, chính. Đường, chỉ chiếc kim la bàn run rẩy bất định, không trở lại trung tuyến, chứng tỏ dưới đất có đồ cổ. Đoái, nghĩa là đột khởi, chỉ chiếc kim cứ nằm ngang la bàn, không trở về trung tuyến, chứng tỏ dưới lòng đất có khoáng sản hoặc vật bằng sắt. Khi nghĩa là dối trá, chỉ việc dùng sắt nhiễm tử dẫn kim, khiến nó di chuyển không ổn định. Thám, nghĩa là chúi xuống, chỉ chiếc kim nửa nổi nửa chìm, hoặc một đầu nổi, đầu kia chìm. Trầm, nghĩa là chìm, chứng tỏ dưới đất có đồ đồng. Nghịch, nghĩa là không thuận, chỉ kim nổi mà không có trật tự. Trắc, nghĩa là không thẳng, chỉ kim cứ dao động sang hai bên, không trở về trung tuyến. Chính, nghĩa là không tà, chỉ kim ổn định, luôn chỉ hướng Tí Ngọ. Trong bát kỳ, chỉ có Chính là cát; còn 7 trạng thái kia chứng tỏ đất chỗ ấy không lành, không nén làm nhà, xây mộ.”

4. HƯỚNG KHU MỘ.
Hiện nay hướng của khu mộ là 178,5 độ.
Cung Ly (Nam) có các sơn: 
a.     Bính: nằm trong giới hạn từ 157.5 đến 172.4 độ. Chính Bính 165 độ .
b.     Ngọ: nằm trong giới hạn từ 172.5 đến 187.4 độ. Chính Ngọ 180 độ .
c.     Ðinh: nằm trong giới hạn từ 187.5 đến 202.4 độ. Chính Đinh 195 độ .
Như vậy khu mộ có hướng : Tọa Bắc – Triều Nam hay Tọa Tý – Hướng Ngọ.
Hướng “ Ngọ”( Nam : 172,6o -187,5o  ). Đây là hướng tượng trưng cho sự biến động, nếu không tốt nhất thì xấu nhất.
Hướng này rất khó vận dụng. Nó vốn có nghĩa là biến động, phân ly. Tuy nhiên, chọn hướng này rất có thể là lãnh đạo hàng vạn người, cũng có thể rơi vào tình cảnh chạy nạn, xa quê  cầu thực. Điều đáng chú ý đây gọi là hướng” âm” cho nên nếu xây mộ hoặc xây miếu theo hướng này thì có thể dòng họ đó sẽ sinh nữ nhiều hơn nam.
Thủy lai theo phương Khôn Thân – Hữu Thủy đảo Tả ra Giáp Mão.



II.TÍNH TOÁN KHU MỘ THEO LOAN ĐẦU.
1. TÍNH THEO HƯỚNG PHÁT VI.
TÝ SƠN – NGỌ HƯỚNG.

Thủy ra Giáp Mão. Kim cục.
Hữu Thủy đảo Tả ra theo chữ Giáp , không phạm chữ Mão là hướng Mộc dục Thủy chảy ra Thai. Tức Mộc dục tiêu Thủy, Lộc tồn lưu tận bội kim ngư , phú quý song toàn , nhân đinh hưng vượng. Nếu Thủy xuất vào 2 chữ Dần , Mão thì sinh dâm tất tuyệt, không nên khinh dùng.


2.LẬP HƯỚNG THEO LONG NHẬP THỦ.
Tọa Tý – Hướng Ngọ có 2 Huyệt.
Mai táng từ tháng 1- 6 thuộc Nhâm Long , Tụ Khí tại Bính Tý.
Mai táng từ tháng 7-12  thuộc Quý long , Tụ khí tại Đinh Sửu.
1/NHÂM LONG NHẬP THỦ.
NHÂM LONG: Nhâm Long là Dương long, sinh ra người bình thường chóng suy. Hay sinh ra người 6 ngón tay hay chân, hoặc sứt môi.
Gồm có 3 Hướng :
1/ Tý Sơn – Ngọ Hướng.
2/ Cấn Sơn – Khôn Hướng.
3/ Tân Sơn - Ất Hướng.
Lấy Bính Tý làm chính Khí của Long.
1/ Tý Sơn – Ngọ Hướng : Nhâm Long nhập thủ , mạch lạc bên Hữu , Huyệt Tọa Tý – Hướng Ngọ , hợp ai tả gia Hợi nửa phân. Lấy Bính Tý là chánh Khí của chính Nhâm , mạch xuyên qua tai thì tốt.
Thôi quan Thiên có thơ : 
Bối cửu diện nhất , thừa Thiên Phụ.
Khí tòng hữu nhĩ vi hợp củ.
Huyệt nghi ai Tả , gia Thiên Hoàng.
Phú quý vinh hoa chấn hương sĩ.
Nghĩa : Lưng 9 mặt 1 , thừa khí Thiên Phụ ( Nhâm ). Khí kéo theo bên tai Hữu vào là hợp pháp độ. Huyệt nhích về Tả gia Thiên Hoàng ( Hợi ). Sẽ xuất phú quý vinh hoa chấn động làng nước.
Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Nhâm Bính : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 177,5 độ )
- Kiêm Qúy Đinh : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ. ( 182,5 độ )
Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Nhâm Bính : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
- Kiêm Quý Đinh : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ.

2/ QUÝ LONG NHẬP THỦ.
QUÝ LONG :  Quý long là Dương long, thứ long tầm thường , hay sinh ra người to béo , tròn và trắng bạch . Quý long hay sinh ra người tu hành , nếu không thì sinh ra người phá của. Duy có Quý long có Quý thủy triều thì lợi về kinh doanh , buôn bán .
Quý Long gồm 2 hướng :
1/ Cấn Sơn – Khôn Hướng.
2/ Tý Sơn – Ngọ Hướng.
Lấy mạch Đinh Sửu làm chính Khí Quý Long.
Tý Sơn – Ngọ Hướng.
Quý Long nhập thủ , từ bên Tả lạc mạch . Như lập Huyệt Tý Sơn – Ngọ Hướng , nhích sang bên phải gia Sửu , lấy Đinh Sửu làm chính Khí Long , mạch xuyên suốt qua tai phải .
Thôi quan Thiên có thơ :
Âm Quang Huyệt Khảm ,
 Hướng Viêm tinh.
Tả nhĩ thừa Khí bất vi khinh.
Huyệt nghi ai Hữu , vi gia Sửu.
Xuất nhân anh tuấn , tư tài danh.
Nghĩa : Mạch Âm Quang ( Quý ) , Huyệt Tọa Khảm – Hướng Ngọ ( Viêm tinh là nóng chỉ cung Ly ). Tai Tả thừa Khí mạch , chẳng nên xem nhẹ. Huyệt mạch nên nhích về Hữu gia Sửu. Tất sinh ra người tuấn tú anh hùng , nổi danh về giầu có.
Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Nhâm Bính : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 177,5 độ ) 
- Kiêm Quý Đinh : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ. ( 182,5 độ )
Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Nhâm Bính : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
- Kiêm Quý Đinh : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ.

3.LẬP HƯỚNG THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH.
12 CUNG TRƯỜNG SINH.
Nguyên tắc lập hướng theo Thủy khẩu ta có công thức nhất định là :
1/ Tùy theo Thủy đảo Tả hay đảo Hữu mà ta lập hướng.
2/ Tùy theo xuất ra : Mộ, Tuyệt hay Thai.
KIM CỤC.
Thủy ra 6 chữ : Quý – Sửu, Cấn – Dần, Giáp – Mão. Tức các phương Đinh – Mùi , Khôn – Thân , Canh – Dậu đất cao. Nên là Kim cục . Khởi trường sinh tại Tị đi thuận.
THỦY RA GIÁP MÃO.
Là Kim cục , Thủy ra Thai phương , lập được 4 Hướng.
• Hữu Thủy đảo Tả. ( Thủy ra Giáp chẳng phạm vào Dần )
1/ Lập hướng Mộc dục.
Tọa Nhâm – Hướng Bính.
Tọa Tý – Hướng Ngọ.
Là Mộc dục tiêu thủy, Lộc tồn lưu tận bội kim ngư. Phát phú quý , đại vượng nhân đinh.
• Tả Thủy đảo Hữu. ( Thủy ra Giáp , chẳng phạm vào dần ).
2/ Lập hướng Tuyệt.
Tọa Khôn hướng Cấn.
Tọa Thân – Hướng Dần.
Hiệp Dương công cứu bần thủy pháp, Lộc tồn tiêu thủy. Phát nam thanh nữ tú , phú quý lại thọ cao.
3/ Lập hướng Suy.
Tọa Ất – Hướng Tân.
Tọa Thìn – Hướng Tuất.
Là Lộc tồn tiêu thủy cát cục.
4/ Lập hướng Thai.
Tọa Canh – Hướng Giáp.
Tọa Dậu – Hướng Mão.
Là Thai hướng Thai thủy.

4.LẬP HƯỚNG THEO PHÂN CHÂM.
TÝ SƠN NGỌ HƯỚNG.
Tý sơn – Ngọ hướng gia Quý.
Dùng Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ phân kim . Tọa sao Hư 5 độ , ấy là Ất Sửu Thổ độ Thái Dương lâm vị . Người trưởng và người mạng Kim , mạng Thủy phú quý song toàn , ngành 2,3 bán cát.
Tý sơn  – Ngọ hướng gia Nhâm.
Dùng Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ phân kim . Tọa sao Nguy 3 độ , ấy là Nhâm Tý Mộc độ bình phân , Canh Tý Thái Dương tương vị , chủ người có mạng Kim , Thổ, Thủy phát phú quý lớn , các ngành đều vượng.
Chẳng hợp vào vị trí sao Nguy 4 độ là phạm Mộc tinh quan sát , vào sao Hư 3 độ là phạm Thủy Tổ quan sát tất chẳng lành . Tuy rằng chẳng tuyệt , nhưng chỉ 1 đời phú quý , sang đời thứ 2 trở đi nghèo đói . Những năm Tý – Ngọ - Mão – Dậu xuất hung sự .
Tý sơn  – Ngọ hướng chính châm.
Dùng Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ phân kim. Tọa vào giữa sao Hư và sao Nguy – Hướng sao Trương 2,5 độ làm Hỏa cục . Cục này hợp phương Càn núi trùng điệp , cao lớn . Núi phương Cấn ( Trường sinh ) nếu có đá nổi hình dài cao là “ Ấn thụ ” , chủ cập đệ đăng khoa , Thìn sơn ( Quan đới ) triều lai , chủ nam thanh nữ tú , trưởng phòng phú quý trước .
Nếu Tả Thủy đảo Hữu , xuất ra Tân Tuất là Mộ khố của Hỏa cục , chính Vượng hướng  - Là Tam hợp liên châu – Ngọc đới triều thân quý giá vô cùng. Chủ đại phú đại quý , mọi ngành , mọi nghề đều phát .
Thủy xuất Đinh Mùi luận là Mộc cục , hướng Tử - Là hóa Tử vi Vượng – Tự Vượng hướng , cũng đại phát phú quý , Nếu Hữu Thủy đảo Tả xuất , chủ phú quý song toàn , nhân đinh hưng vượng . Chẳng nên phạm vào 2 chữ Dần , Mão , phạm vào chẳng dâm cũng tuyệt .
Nếu Bính ( Đế Vượng ) sơn cao lớn , ngành ngành đều vượng , quan cao cực phẩm , ba ngành hưng vượng.
Phản cục : Núi phương Tý nhỏ mà núi phương Quý lớn thì cha hưng con suy . Tý sơn – Ngọ hướng Thủy xuất ra Tốn Tị ( Thai hướng Tuyệt Thủy lưu ) , là xung phá hướng thượng lâm quan , phạm Sát nhân Hoàng tuyền , chủ bại tuyệt.
Tả Thủy đảo Hữu, xuất ra Bính Ngọ thì không nhân đinh , tiền tài ( vì đem nước Suy , Bệnh , Tử , Tuyệt vào Minh đường ) . Dần sơn cao chủ trưởng phòng hoán thê đổi thiếp đi đến vô hậu. Nếu có Ao phong thổi, trưởng phòng linh đinh , cô quả , bại tuyệt.
Giáp sơn ( Mộc dục ) cao , ngành út khốn khổ , nếu có Khôn phong cũng có cứu giúp , thời hóa hung làm cát . Nếu phương Mùi sơn phong cao khởi , có nữ mà chẳng có nam. Hợi ( Tuyệt ) sơn cao khởi , chủ ngành giữa tuyệt tự . Dậu ( Tử ) phương Thủy lai , là Âm Dương tương đấu , là Tứ Phá Thủy , chủ quan phi khẩu thiệt, gia đạo bất an.
( Trên đây là luận Hỏa cục Trường sinh tại Dần . Các cục khác cứ luận theo Trường sinh ).
Tý sơn  – Ngọ hướng kiêm Nhâm Bính.
Dụng tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ phân kim. Tọa sao Nguy 3 độ - Hướng sao Trương 6 độ làm Thủy cục. Ấy là quẻ lành , thiếu nam ( Cấn nạp Bính  ) , cùng trung nữ ( Ly ) tương phối , là phu thê chính phối rất cát lợi.
Cần đề phòng cung tù phạm Liêm Trinh , nếu không lệch thì trước hung sau cát . Phòng các năm Dần – Ngọ - Tuất có hung tai, thối tài , tổn đinh .
Tý sơn  – Ngọ hướng kiêm Quý Đinh.
Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ phân kim. Tọa sao Hư 6,5 độ - Hướng sao Trương 2 độ , trong khoảng đảo Thổ cục ( Thủy , Thổ Trường sinh tại Thân ). Trong 72 cục phân kim, Canh Tý , Bính Ngọ , tuy các phần chia đều nhau , chỉ Ngọ Âm Hỏa , Tả Hữu đều thành Âm Hỏa, Kim Đinh ấy là Đoài quái chỉ thiếu nữ. Ngọ là Ly quái chỉ trung nữ. Hai nữ đồng cư , lại phạm Lộc tồn , cho nên “
“ Lộc Tồn hành sự đa cuồng vọng ,
Tâm tánh ngoan cường hữu họa tai ”.
Được cục , Hướng chân đích cũng đa phú quý nhưng dẫu có phú quý cũng chẳng bền lâu. Nếu Hợi , Nhâm , Tý , Quý ( Lâm quan , Đế vượng ) phương , sơn hình cao lớn thì rất cát tường . Có Huyệt , có Long khai khẩu , ấy chính là Cát trạch , Cát hướng.
Nếu Mùi , Khôn , Thân phương có sơn phong cao lớn , có Thủy chảy về , Ất Thìn chảy ra , chủ nhân đinh đại vượng, trải nhiều đời thanh quý. Nếu Mùi , Khôn , Thân ( Dưỡng , Trường sinh ) phương , có sơn phong ôm chầu thanh tú , có văn bút hoa biểu, xuất Trạng nguyên cập đệ. Nếu Thủy loan uốn khúc mà ra , người hưởng tuổi thọ cao . Nếu Canh phương Thủy lai , ấy là đại phú quý. Phú quý miên viễn cục này nếu phóng Đinh , tương đối cát ( Tử Hướng , Mộ khố , Mộc cục ).
Phản cục : Ất Thìn , Tốn Thủy chảy về đến Mùi, theo Thân phương mà ra , tức là Mộc cục , Tử Hướng , Tuyệt Thủy, là đoản mạng Thủy, đinh tài đại bại , chết yểu, không thọ.
Nếu phương Canh , Dậu Thủy lưu khứ , là Giao nhi bất cập , chủ đại bại , loạn dâm phong tật , quan phi khẩu thiệt, lao ngục gông cùm. Tân phương Thủy đến , xuất người phong lưu dâm loạn . Bính Ngọ phương có sơn cao lớn , thai phụ khó sinh , thân mất , con chết. Ất Thìn phương có sơn cao lớn , hay xuất Thủy khẩu , là Thai Hướng phạm Thoái Thần.
( Trên đây là luận Thủy , Thổ cục Trường sinh tại Thân . Các cục khác cứ luận theo Trường sinh ).

5.LẬP HƯỚNG THEO PHÂN KIM – KHAI MÔN – PHÓNG THỦY – TẠO TÁNG.
LƯU Ý: Độ số của Nhị thập bát tú có thể không khớp với phần trên vì ngày xưa có nhiều loại La kinh . Ta chỉ cần sử dụng đúng 120 phân kim là được . 
Riêng về phần phân kim, căn cứ vào “ Long gia Ngũ hành “ để luận Tam sát của Tọa sơn . Cần lưu ý :
Dần – Giáp – Mão - Ất thuộc Mộc cùng Tốn.
Tị - Bính – Ngọ - Đinh thuộc Hỏa .
Thân - Canh – Dậu – Tân cùng thuộc Kim.
Hợi – Nhâm – Tý – Quý thuộc Thủy .
Thìn – Tuất – Sửu – Mùi – Khôn – Cấn thuộc Thổ .
Thổ ở tại trung cung nên phải tá vào 4 vị :
Thìn tá Mộc.
Tuất tá Kim.
Mùi tá Hỏa.
Sửu tá Thủy.
Như vậy Càn – Khôn – Cấn – Tốn ở giữa những giao điểm của Ngũ hành . Cho nên phân kim của 4 Tọa sơn Càn – Khôn – Cấn – Tốn phải khác với 20 Tọa kia.
( Phần này rất quan trọng phải để ý ).
TÝ SƠN – NGỌ HƯỚNG.
1/Kiêm Bính Nhâm.
Vòng địa bàn chính châm 120 phân kim : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ.( 177,5 độ ).
Vòng Thiên bàn Phùng châm 120 phân kim : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị.
Tú độ : Tọa sao Nguy 2 độ - Hướng sao Trương 5 độ.
Xuyên sơn 72 Long : Tọa Bính Tý – Hướng Nhâm Ngọ.
Thấu địa 60 Long : Tọa Canh Tý – Hướng Bính Ngọ ,nạp âm Thuộc Thổ.
Độ tọa Huyệt : Bình phân Mộc độ.
Quẻ : Long thấu địa thuộc quẻ : Thủy Lôi Giải.
Dùng Cục : Thân – Tý – Thìn : Thủy vượng cục , tốt .
Cục : Hợi – Mão – Mùi , Mộc cục – Tiết cục , bình.
Cục : Tị - Dậu – Sửu , Kim cục , Ấn cục tốt .
Cục : Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa cục ) : tọa Tam sát hung.
2/Kiêm Đinh Quý.
Vòng địa bàn chính châm 120 phân kim : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.( 182,5 độ ).
Vòng Thiên bàn Phùng châm 120 phân kim : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ.
Tú độ : Tọa sao Hư 6 độ - Hướng sao Tinh 5 độ.
Xuyên sơn 72 Long : Tọa Canh Tý – Hướng Bính Ngọ.
Thấu địa 60 Long : Tọa Nhâm Tý – Hướng Mậu Ngọ , nạp âm thuộc Mộc.
Độ tọa Huyệt : Bình phân Thổ độ.
Quẻ : Long thấu địa thuộc quẻ : Phong Thủy Hoán.
Dùng Cục : Thân – Tý – Thìn : Thủy cục , tốt .
Cục : Hợi – Mão – Mùi , Mộc cục – bình.
Cục : Tị - Dậu – Sửu , Kim cục , tốt .
Cục : Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa cục ) : tọa Tam sát hung.
3/ Chân lịch số .
Lập Xuân Thái dương đáo Tý , cùng Thân , Thìn tốt.
Lập Thu Thái dương đáo Hướng , chiếu Tý tốt.
Tiết Đông chí , Thiên Đế đáo Tý tốt.
Khai Môn : Nên Tị phương , Kim chất Khố.
Phóng Thủy : Đại lợi Đinh , Thân , Tân phương .Nên hữu Thủy đảo tả tốt , tả Thủy đảo hữu tốt.
Hoàng Tuyền : Sát tại Khôn phương . Dương trạch không nên khai môn , phóng Thủy.
Tạo táng : Tý sơn , không nên dùng năm tháng ngày giờ Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa ) là phạm Tam sát hung.
Nên dùng : Nhâm Thân vì Thân Trường sinh của Thủy cục Tân Hợi ( Lâm quan ) là rất tốt.
 3/ Chọn năm tháng ngày giờ cho cục tọa Tý – Hướng Ngọ.
Tháng Giêng ( Dần ) : Tọa Tam sát hung.
Tháng 2 ( Mão ) : Ngày Giáp, Canh , Nhâm – Thân ; Đinh , Kỷ , Quý – Mùi tốt.
Tháng 3 ( Thìn ) : Ngày Giáp, Canh, Nhâm – Thân. Bính , Canh Tý, Nhâm Ngọ tốt . Những ngày Mão cát .
Tháng 4 ( Tị ) : Ngày Giáp Tý , Canh Tý cát.
Tháng 5 ( Ngọ ) : Xung phá hung , không dùng được.
Tháng 6 ( Mùi ) : Ngày Giáp, Canh, Nhâm – Thân, Đinh , Kỷ , Quý – Mão. Canh , Nhâm – Tý.
Tháng 7 ( Thân ) : Nhâm,Mậu - Thân. Nhâm Tý , Đinh Tị.Nhâm Thìn, Kỷ Mùi , Quý Mão,
Tháng 8 ( Dậu ) : Ngày Giáp, Canh, Nhâm – Thân, Nhâm Thìn tốt.
Tháng 9 ( Tuất ) : Tọa Tam sát an táng bất lợi.
Tháng 10 ( Hợi ) : Ất , Đinh , Kỷ , Quý – Mùi – Mão tốt.
Tháng 11 ( Tý ) : Ngày Giáp, Bính , Mậu,Canh – Thân tốt. Giáp , Bính , Mậu – Thìn tốt. 
Tháng 12 ( Sửu ) : Giáp , Canh, Nhâm – Thân. Ất, Tân , Đinh Tị , Quý Mão tốt.
4/ Khảo chính giờ cát hung định cục .
Tý – Tốt , Sửu – Tốt , Dần –Hung, Mão – Bình . Thìn – Tốt , Tị - Tốt , Ngọ - Phá Hung . Mùi – Bình. Thân – Tốt , Dậu – Tốt . Tuất –Hung . Hợi – Bình .

6. PHÂN KIM THEO 72 LONG HƯỚNG CÁT HUNG.
TÝ SƠN – NGỌ HƯỚNG.
1/Kiêm Nhâm Bính 3 phân – Tên là Tấn Khí Long.
Tấn Khí Long rất là hợp, cức quý cách , phước lực có dư, văn chương lỡi lạc , người thanh tú , ruộng vườn thăng tiến . Long ấy nếu hợo cát Sa , cát Thủy , nhanh chóng phát ruộng vườn , nhiều cả Châu , Huyện . Người mạng Thổ được Thực Lộc , Kim mạng gia quan tấn chức bền lâu , lại đắc tài. Ứng vào các năm Thân – Tý – Thìn .
Nếu hạ 7 phân Tý Sơn , đầu Long tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ - Là Thủy Long , Thủy Hướng , Huyệt ẩn , kết ẩn . Như Khôn Thân Thủy triều Đường là Tham Lang Thủy , con cháu đời đời mặc áo gấm. Bính Đinh Thủy nếu lại , sợ phạm Lộc Tồn , trưởng phòng bại , ngành giữa tự ải , tố tụng, ngành út điện , sét tổn thương , chủ tuyệt . Nếu nghịch Thủy phá Tham Lang , thì không hạ Huyệt Hướng này .2/Tý Sơn – Ngọ Hướng .
 Chính Hướng – Tên là Quảng Đắc Long.
Quảng Đắc Long là cung Lộc , rất lợi kim ngân , tài bạch , bình bạc , chén ngọc , phú quý lâu dài . Lập Kim sớm áo gấm về làng, nhiều phú quý, nhất cử thành danh. Nếu xa Đế Đô , Long ấy phú quý song toàn ; Người mạng Thủy được quý hiển , đắc tài lâu dài , người mạng Mộc thực Lộc . Như hạ chính Tý Sơn , đầu Long tọa Mậu Tý – Hướng Mậu Ngọ - Hỏa Long , Hỏa Hướng  thuần hiểm , Khôn Thân , Canh , Dậu Thủy xuất khứ hung , xuất Đinh Mùi thì đại cát .
3/ Tý Sơn – Ngọ Hướng .
Kiêm Quý Đinh 3 phân – Tên là Quảng Thọ Long.
Quảng Thọ Long rất hợp việc giầu có , con cháu vinh hoa trăm năm , vạn đời nhân đinh hưng vượng , có thanh danh , đại cát lợi . Xuất người trường thô , phú quý. Người mạng Hỏa giầu , người mạng Mộc quý .
Thổ Hướng ẩn trung sinh , như có Thủy triều nhập, lưu xuất ra Bính ( Thai Hướng Thủy , Xuất Thai ); Đinh Canh làm quý nhân , Thân cùng Thiên thượng Truyền tống , Tham Lang, Bính Tân làm Lục Tú , mọi ngành vượng phát , từ 6-9 năm phát lớn , năm Thân – Tý – Thìn sinh quý tử , xuất anh hùng hào kiệt, 9 đời vinh hiển.
Nếu Thủy lưu phá Tham Lang làm nghịch Long, xuất người da vàng ủng , đại hung . Thủy xuất Tốn Tị sát nhân đại Hoàng Tuyền hung.
Lưu ý : Trong phần này khi nói  VD : Nếu hạ Huyệt 7 phân Hợi sơn – Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị thì những phân kim trên là tại vòng 120 phân kim ( Vòng ngoài cùng La Kinh ).

III.TÍNH TOÁN KHU MỘ THEO HUYỀN KHÔNG PHI TINH.
TÝ SƠN – NGỌ HƯỚNG :  Đây cũng là phương vị cao quý và thường không bỏ lỡ các cơ hội tốt . Đây cũng là hướng cao quý mà các đền đài , ban thờ hay chọn . Vì cung Tý đối diện với Thái dương nên cung Tý được gọi là cung ánh sáng . Hóa thân của Thái dương chính là Thủy Tổ Thiên chiếu đại thần của Thiên Hoàng Nhật bản . Do vậy Hoàng cung dùng để tế lễ đại thần cũng theo phương Tý sơn này . Ngoài ralăng mộ của Minh Trị và Thiên Hoàng Chiếu Hòa cũng lấy theo hướng này .
Vì Tý sơn – Ngọ hướng tượng trưng cho sự quả cảm nên nếu có thể kết hợp với Địa long thì nó sẽ sản sinh ra Khí tốt , khiến cho người ta thông minh , khai huệ mở trí , quả quyết hành động , không bỏ lỡ cơ hội .
TÝ SƠN KHAI MÔN PHÓNG THỦY.
Hoàng tuyền tại Khôn, không nên có đường nước từ hướng đó chẩy đến chủ về sát nhân. 
Kiếp sát tại Tỵ , hướng đó không nên có gò núi , cây cối , lâu đài cao chiếu đến chủ bệnh tật triền miên .
Thân – Canh – Dậu hướng có nước chảy về chủ đem tài lộc đến cát lợi.
Trường sinh tại Thân , Đế vượng tại Tý , Mộ tại Thìn là Thủy cục .Ất – Bính – Đinh là 3 kỳ.
Khai môn hướng Mão – Thìn – Ngọ - Mùi – Dậu đại cát.
Hợp người tuổi mạng Mộc.


1/Thiên nguyên Long : Sơn Tý hướng Ngọ .
Địa vận : 80 năm .
Vận 5 vượng Sơn , vượng hướng .
Các vận 3, 7 toàn cục hợp Thập .
Các vận 1,3,6,8 cung Ly đả kiếp .
Các vận 5,7,9 Thành môn không dùng .
Các vận 1,4 các cung Khôn , Tốn cát .
Vận 2, 8 Tốn cát .
Vận 3, 6 Khôn cát .


VẬN 8 HẠ NGUYÊN TỪ 2004 –2023 :Phối tinh : Tứ đáo Sơn , Tam đáo hướng . Sơn tinh Tứ nhập trung cung bay thuận . Hướng tinh Tam nhập trung cung bay ngược .Phạm Hạ thủy . Quẻ Hướng ngang Hòa , cát . Quẻ Sơn khắc xuất , hung . Song tinh đáo hướng ( Hai ngôi sao đương vận đến hướng – vận 8 có hai sao bát bạch đến hướng.).
2/Song tinh đáo hướng ( Hai ngôi sao đương vận đến hướng – vận 8 có hai sao bát bạch đến hướng.). Song tinh đáo hướng vượng tài chứ không vượng Đinh . Nếu phía trước vừa có núi lại vừa có nước thì mới vừa có Tài lại vừa có Đinh . Hướng mộ này phía trước có đường nước đi qua, phía xa một chút có núi. Vậy đã đảm bảo hướng vừa có núi lại vừa có nước nên vẫn đảm bảo phát Tài phát Đinh.
PHÂN KIM ĐIỂM HƯỚNG.
HƯỚNG :  178 độ 5 . Tọa  Tý - Hướng  Ngọ . 
Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Nhâm Bính : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 177,5 độ ).
Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Nhâm Bính : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
Vòng 1 : Tiên Thiên bát quái : Càn.
Vòng 2 : Hậu Thiên bát quái : Ly.
Vòng 3-4 : Hướng và độ số hậu thiên : Nam – 9.
Vòng 5-6 : Tam nguyên Long , âm dương , độ số kiêm hướng : Thiên nguyên Long - 9.
Vòng 7 : Cửu tinh Đế ứng tứ viên cục : Văn Khúc.
Vòng 8-9 : 24 sơn hướng chính châm và phân âm dương Long : Ngọ - Dương Long.
Vòng 10 : Nạp Giáp : 
Vòng 11 : Phương Kiếp sát : Tị.
Vòng 12 : Bát sát Hoàng tuyền : Hợi.
Vòng 13: Vòng trung châm nhân bàn : Ngọ.
Vòng 14: Vòng phùng châm Thiên bàn : Bính.
Vòng 15 : Hoàng tuyền : Tốn – Khôn.
Vòng 16 : Bạch hổ hoàng tuyền : Hợi.
Vòng 17 : 60 Long thấu địa : Canh Tý
 Vòng 18 : Bát môn lâm hướng ( KMDG) : H/6.
Vòng 19-20 : Tam kỳ - Tứ cát : 7894
Vòng 21 : 24 Tiết khí : hạ chí.
Vòng 22-29 : Bát biến du niên ( bát trạch phối hậu thiên ) : Lục – Ngũ – Tuyệt – Phúc – Họa – Sinh – Y.
Vòng 30 : 72 Xuyên sơn : Nhâm Ngọ.
Vòng 31 : Vòng Phúc đức : Thân hôn.
Vòng 32-33 : Vòng Tràng sinh ( Vòng âm và vòng dương thuận nghịch ) : Thai
Vòng 34 : 64 quẻ Hậu thiên : Càn vị Thiên.
Vòng 35 : 120 Phân kim : Bính Ngọ.
Vòng 36 : Nhị thập bát tú : Trương.


PHẦN VI. CHỌN NGÀY.
Chọn năm tháng ngày giờ cho cục tọa Tý – Hướng Ngọ.
Năm Canh Tý 2020  , sao Chủ quản là sao Thất Xích – Phá Quân – Kim tinh ( 7 ) đóng ở Trung cung . Thời điểm bắt đầu vào năm Canh Tý vào lúc 16 h03’ ngày 04/02/2020 dương lịch, nhằm ngày 11/01/âm lịch của năm Canh Tý – Ngày Đinh Sửu – Tháng Mậu Dần – Trực Bế . Đây là ngày Lập xuân, là ngày đầu năm mới của năm Canh Tý (Theo tiết khí). Trẻ em sinh vào năm nay sẽ mang bản mệnh Bích Thượng Thổ - Nam cung phi Đoài , Nữ cung phi Cấn . Năm Canh Tý 2020 bắt đầu từ 17h03 ngày Lập Xuân – 11/1/Canh Tý tức là ngày Đinh Sửu – Tháng Mậu Dần – Năm Canh Tý – Trực Bế  – Là ngày 4/2/2020. Năm nay nhuận 2 tháng 4. Tháng 4 đều là tháng Tháng Tân Tị . Tháng 4 sau là tháng Tháng Nhâm Ngọ.
Tháng Bính Tuất : Bắt đầu từ tiết Hàn Lộ 22/8/ Canh Tý – Tức là ngày Giáp Thân – Tháng Bính Tuất – Năm Canh Tý – Trực Khai – Là ngày 8/10/2020. Tháng Bính Tuất  kết thúc vào ngày 21/9/ Canh Tý  - Tức là ngày Quý Sửu – Tháng Bính Tuất – Năm Canh Tý – Trực Bình – Là ngày 6/11/2020.
Tháng Đinh Hợi : Bắt đầu từ tiết Lập Đông 22/9/ Canh Thìn – Tức là ngày Giáp Dần – Tháng Đinh Hợi – Năm Canh Tý – Trực Bình – Là ngày 7/11/2020. Tháng Đinh Hợi kết thúc vào ngày 21/10/Canh Tý – Tức là ngày Nhâm Ngọ - Tháng Đinh Hợi – Năm Canh Tý – Trực Nguy – Là ngày 5/12/2020.
Tháng Mậu Tý : Bắt đầu từ tiết Đại Tuyết 22/10/Canh Tý – Tức là ngày Quý Mùi – Tháng Mậu Tý – Năm Canh Tý – Trực Nguy. Tháng Mậu Tý kết thúc vào ngày 22/11/ Canh Tý - Tức là ngày Nhâm Tý - Tháng Mậu Tý – Năm Canh Tý – Trực Kiến. Tháng này Đông Chí rơi vào ngày 8/11/ Canh Tý – Ngày Mậu Tuất – Tháng Mậu Tý – Năm Canh Tý – Trực Khai – Là ngày 21/12/2020.
Vậy phải hoàn thành trước ngày Đông Chí rơi vào ngày 8/11/ Canh Tý – Ngày Mậu Tuất – Tháng Mậu Tý – Năm Canh Tý – Trực Khai – Là ngày 21/12/2020.
Tháng 10 ( Hợi ) : Ất , Đinh , Kỷ , Quý – Mùi – Mão tốt.
Tháng 11 ( Tý ) : Ngày Giáp, Bính , Mậu,Canh – Thân tốt. Giáp , Bính , Mậu – Thìn tốt.
Khảo chính giờ cát hung định cục .
Tý – Tốt , Sửu – Tốt , Dần –Hung, Mão – Bình . Thìn – Tốt , Tị - Tốt , Ngọ - Phá Hung . Mùi – Bình. Thân – Tốt , Dậu – Tốt . Tuất –Hung . Hợi – Bình .
PHẦN VII. QUY TRÌNH LÀM MỘ.
1/ Chọn mẫu mộ và cho thợ thực hiện. Thời gian khoảng 20 ngày.
2/ Chọn ngày động thổ phá mộ cũ và xây móng.
3/ Chọn ngày hạ mộ và làm lễ tạ mộ , lễ điền hoàn Long mạch.
ĐÃ THỰC HIỆN ĐẶT 8 NGÔI MỘ.








Thân ái. dienbatn.


Xem chi tiết…

GS Lê Văn Lan nói về sông Tô Lịch.

11/02/2020 |

 GS Lê Văn Lan nói về sông Tô Lịch.


Ai cũng nghĩ Tô Lịch là thủy danh, tức là tên sông. Trong khoa học định danh học có phân ra nhân danh, sơn danh, địa danh, thủy danh... Tô Lịch nay được biết là tên sông và ai cũng nghĩ nó là thủy danh. Nhưng hoàn toàn sai.

Đó là một nhân danh. Đó là một tên người.

Và đây là một nhân vật lịch sử đàng hoàng, có tiểu sử, có công tích, được chép vào chính sử. Ngoài ra chưa kể đến những thành tích, ngọc phả, thần phả, những nghi lễ thờ cúng rồi thì lễ hội… để thờ nhân vật lịch sử họ Tô tên Lịch.

Như vậy, có thể khẳng định điều đầu tiên khi nhắc đến Tô Lịch rằng đây là nhân danh được thuỷ danh hóa. Nguyên nhân làm sao?

Người ta hoàn toàn có thể làm được mấy tập phim rất hay, rất công phu về điều này. Bộ phim cần phải bắt đầu bằng cảnh xuất hiện núi Long Đỗ. Long là Rồng và Đỗ là Rốn. Rốn Rồng. Dân gian vẫn gọi đỗ là đậu, đều có xuất xứ của nó.

Bài thơ nổi tiếng của Tào Thực làm theo lệnh anh trai mình là Tào Phi từng viết:

Chử đậu nhiên đậu ky, 

Đậu tại phủ trung khấp. 

Bản thị đồng căn sinh, 

Tương tiễn hà thái cấp? 

Dịch nghĩa: 

Nấu đậu đun cành đậu, 

Đậu ở trong nồi khóc. 

Sinh ra từ một gốc, 

Sao nỡ đốt thiêu nhau.

Đậu hay là đỗ nghĩa gốc của nó là cái rốn. Thế tức là đã có một cái núi Rốn Rồng xuất hiện khi nhắc đến Tô Lịch.

Bản đồ thành Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư - 1490, với sông Cái bên mặt Đông, sông Tô Lịch mặt Bắc và Tây. Ảnh tư liệu. Nguồn trích dẫn: 36hn.

Tìm về cội nguồn lịch sử khai sinh ra Hà Nội ngày nay, những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội ngày nay từ trước Công nguyên (TCN), giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi. Cư dân Hà Nội thời kỳ đó sinh sống nhờ trồng trọt, chăn nuôi và chài lưới. Giai đoạn tiền sử này tương ứng với thời kỳ của các Vua Hùng trong truyền thuyết. Thời kỳ băng tan, biển tiến sâu vào đất liền, Hà Nội lúc đó vẫn đang còn lầy lội, người ta đã dùng thuật ngữ là vịnh Hà Nội. Thế rồi đến thời kỳ biển lùi, nước rút dần và từ vùng lầy lội ấy nổi lên những gò đất. Sử sách miêu tả về vùng đất đó cho thấy có 12 hay 13 cái gò đất lớn giữa hệ thống sông ngòi chằng chịt. Có thuyết nói rằng gò Đống Đa ngày nay cũng chính là một trong số những gò đất thời tiền sử ấy. Nhưng ở đây, ta cần quan tâm đến một gò đất nổi tiếng nhất bấy giờ, ấy là gò đất Long Đỗ.

Người tiền sử đã tìm đến, chọn chỗ đó làm đất định cư, xây làng, lập chợ vì nó cao nhất, lớn nhất và linh thiêng nhất. Làng Rốn Rồng cũng chính là ngôi làng đầu tiên của đất Thăng Long trong lịch sử và Hà Nội ngày nay. Sử sách xưa chép không gọi là làng, mà ghi là Long Đỗ Hương. Chữ Hương có nghĩa là thôn. Gọi "quê hương" là vì lẽ đó. Niên đại của Làng Rốn Rồng vào đầu Công Nguyên.

Điều quan trọng tiếp theo là người đứng đầu của ngôi làng đó, ấy là một người họ Tô tên Lịch. Sử cũ viết về thời đầu Công Nguyên có chép rõ: "Đây là người đứng đầu Long Đỗ Hương. Có lòng nhân ái, không những cai quản tốt mà gặp lúc đói kém, Tô Lịch đã xuất của trong nhà ra giúp cho nạn dân. Vì thế rất được tin phục. Đến khi chết thì được tôn làm thành hoàng."

Tức là từ một nhân vật có thật trong lịch sử, ông Tô Lịch trở thành một nhân thần. Trong việc phân chia thế giới thần linh, chúng ta có hai loại nhiên thần và nhân thần, thần gốc tự nhiên và thần gốc người. Ông Tô Lịch là nhân thần và là thành hoàng của làng cổ ở Hà Nội hôm nay.

Long Đỗ Hương có đặc trưng là một gò đất cao và có một dòng nước uốn lượn ở bên làng. Dòng nước ấy vào 2.000 năm trước chưa có tên. Khi ông Tô Lịch qua đời, dòng nước uốn quanh đó, vốn là nguồn cung cấp nước cho làng, được mang tên Tô Lịch.

Từ đó mà ra đời sông Tô Lịch.

Việt Nam trải suốt từ Bắc vào Nam, có hàng nghìn con sông, hàng nghìn ngọn núi. Sông thường có nguồn từ núi mà thành. Sông chở nước, mang tính âm, thực hiện chức năng sinh thành sự sống, duy trì sự sống. Nhờ sông mà châu thổ đồng bằng được sinh ra. Núi chỉ nơi có đất trên cao, mang tính dương, hùng vĩ và là mái nhà cho vạn vật sinh sôi… Từ ghép "sông núi" vốn có cùng trường nghĩa với danh từ "đất nước".

Như vậy, từ xa xưa cặp sông - núi trong văn hóa người Việt chính là một cặp Âm - Dương, cha - mẹ. Trong tâm thức Việt, cặp đôi này có chức năng sinh sản, duy trì sự sống; nơi nào có cặp đôi sông - núi nơi đó được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt.

Nhìn vào văn hoá Việt, có rất nhiều cặp biểu tượng sông núi nổi tiếng như vậy.

Phía tây bắc có núi Mường Hung soi vào dòng sông Mã. Khởi nguồn cho nước Văn Lang có núi Tản sông Đà. Về Ninh Bình thì cặp biểu tượng sông núi mà người dân hết sức tự hào và gìn giữ là sông Vân núi Thúy. Nam Định thì được gọi là vùng đất của non Côi sông Vị. Vùng đất xứ Nghệ là núi Hồng sông Lam. Xứ Huế thì không ai mà không biết đến sông Hương núi Ngự. Vào đến Quảng Ngãi thì cặp biểu tượng là núi Ấn sông Trà.

Thế thì tìm hiểu Hà Nội, Thăng Long, Đông Đô, hay Đại La… cần phải biết rõ về cặp biểu tưởng núi Nùng sông Tô.

Nằm ở vị trí trung tâm của Long Đỗ hương từ thời tiền sử, có một ngọn núi thiêng,  tên gọi dân gian là núi Nùng. Giờ đây chúng ta có thể xác định được núi Nùng tiền sử nằm ở đâu giữa Hà Nội hiện đại này?

Nhiều người đi qua đường Hoàng Hoa Thám, chỗ Bách Thảo, thường chỉ tay vào gò đất cao cao ở đó mà giới thiệu như một sự hiểu biết đáng tự hào về lịch sử Hà Nội:

- "Biết núi Nùng nổi tiếng ở đâu không? Kia kìa!"

Đó là một sai lầm chết người.

Ngọn núi trong vườn Bách Thảo bị nhầm là núi Nùng, thực ra đây là "Sư Sơn". Nguồn: Tranh của Họa sĩ Lương Xuân Đoàn (chúng tôi xử lý lại thành đen trắng cho phù hợp với màu sắc toàn bài này).

Ngọn núi ở trong vườn Bách Thảo có tên ghi vào các văn tự cổ, bản đồ cổ là Sư Sơn. Vì chữ Hán không có âm nào để phiên âm tên gốc của ngọn núi là Sưa, nên người ta chép đại chữ Sư cho gần âm. Từ đó, quen dần đọc thành Sư Sơn.

Tên gốc của nó là núi Sưa. Cách gọi tên núi này giống cách người xưa gọi một ngọn đồi nổi tiếng ở Bắc Ninh là Lim, chỉ vì ở đó được trồng nhiều cây lim. Núi Sưa cũng vậy. Chỗ này vốn có rất nhiều cây Sưa quý mà được gọi là núi Sưa, phiên sang chữ Hán là Sư Sơn. Ta không bao giờ được phép nhầm lẫn núi Sưa (Sư Sơn) với núi Nùng thật sự.

Bởi núi Nùng là một ngọn núi thiêng, nó nằm trung tâm hoàng thành Thăng Long, ngày nay còn được gọi là núi Điện Kính Thiên. Và Điện Kính Thiên được xây trên đất gốc của Long Đỗ Hương - gò đất cổ 2.000 năm.

Nơi đặt Điện Kính Thiên trong di tích Hoàng thành Thăng Long ngày nay mới thực sự là núi Nùng. Ảnh tư liệu. Nguồn trích dẫn: Hanoi.gov.vn

Truyền thuyết rồi người đời sau cũng đã chép vào những bộ như Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam chích quái... đều nói từ núi Nùng này ông Tô Lịch đã phát hiện ra một huyệt đạo có thể thông xuống tận âm ty địa phủ. Trên đỉnh của núi thì mạch của nó có thể thông lên đến tận trời xanh. Phát hiện này của ông Tô Lịch đã khiến Núi Nùng ở Long Đỗ Hương chẳng những là trung tâm, là cao điểm, là tiêu điểm, là tụ điểm mà còn là linh điểm.

Cũng chính vì thế mà suốt 1.000 năm Bắc thuộc, các thời kỳ từ Nam Việt - Lưỡng Hán cho đến Tùy Đường cai trị Giao Chỉ đều ưu tiên lựa chọn núi Nùng để xây trung tâm hành chính, và dựa vào địa thế của sông Tô mà được bảo vệ và phát triển. Như vậy núi Nùng sông Tô là một cặp biểu tượng đã xuất hiện từ TCN chứ không phải đến thời Thăng Long mới có.

Đến giai đoạn Thăng Long, chúng ta cần phải quan tâm đến chuyện vua Lý Thái Tổ dời đô. Kinh đô của nước Đại Cồ Việt lúc đó đang ở Hoa Lư "thành thì hẹp, đất thì thấp". Vậy muốn dời đô, vua Lý Thái Tổ quyết định đi đâu?

Ông ta có thể hoàn toàn chọn Cổ Loa. Sau An Dương Vương (Thục Phán) cả nghìn năm, Ngô Quyền lại định đô ở đó. Nhà Ngô lập nước từ 939 đến 965 thì sụp đổ. Vậy là cho đến lúc Lý Thái Tổ quyết định dời đô (1010) thời gian không hề xa. Thành Cổ Loa vẫn còn là một tòa thành tốt, lại nằm ở vị trí trung tâm. Nhưng ông đã không chọn.

Ông cũng có thể hoàn toàn chọn ngay chính quê ông, Đình Bảng Bắc Ninh. Vua đương triều thì chỉ cần ra một sách lệnh là gạch ngói, phu phen sẽ ùn ùn tập kết đến để xây kinh đô ngay. Lê Lợi xây kinh đô ở quê gốc của mình là Lam Kinh, Đinh Tiên Hoàng xây Hoa Lư cũng là ở quê mình. Nhưng mà Lý Thái tổ không chọn quê để định đô. Mà ông lại quyết định chọn Đại La. Vì sao?

Vì tất cả những địa danh trên, từ Cổ Loa, Đình Bảng, Lam Kinh hay cả Hoa Lư... đều ở phía Bắc của sông Nhị Hà (sông Hồng), phía Bắc của sông Tô Lịch. Chỉ có Đại La với trung tâm là điểm Rốn Rồng đó mới có sông Tô để mà làm hào sâu vừa để phòng ngự vừa để che chở. Thực tế sông Tô suốt cả 2.000 năm nay vẫn chính xác là một hào nước lớn của thành Đại La - Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Vậy là sông Tô có nhiệm vụ phòng ngự cho kinh thành. Quan trọng hơn nữa, cùng với sông Tô ở phía trong, nhích ra một tý ở vòng ngoài, Đại La còn có con sông Cái bảo vệ. Tên gốc của sông Hồng ngày hôm nay chính là sông Cái.


Bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí, tiếp tục thể hiện sông Tô Lịch còn vẹn nguyên và ôm trọn, cùng với sông Cái (sông Hồng) tạo thành 3 mặt bảo vệ thành Thăng Long. Ảnh tư liệu. Nguồn trích dẫn: Báo Kiến Thức.

Nghĩa của chữ Cái rất hay. Nó thể hiện được trí tuệ dân gian của người Việt cổ khi đặt tên. Cái là một từ đa nghĩa. Trong trường hợp "con dại cái mang", cái là mẹ. Trong trường hợp "trống cái", cái lại là to. Thế là cái có hai nghĩa mẹ và to. Nhưng chưa hết. Còn có trường hợp "đường cái", nó là đường chính yếu. Vậy là các sắc thái ý nghĩa từ "mẹ, to và chính yếu" đều được lấy ra để đặt tên gốc của con sông Hồng ngày hôm nay.

Người Pháp đặt tên con sông này là sông Hồng bởi vì họ là những nhà địa lý giỏi. Họ thấy con sông này nhiều phù sa. Phù sa lại màu hồng cho nên họ gọi là Fleuve Rouge. Chuyển sang tiếng Anh là Red River. Chuyển sang Hán ngữ là Hồng Hà. Kết hợp cả Nôm lẫn Hán ta gọi là sông Hồng.

Mà người Pháp chỉ mới đến đây từ thế kỷ 19, cho nên Hồng Hà, sông Hồng, Fleuve Rouge hay Red River… so với chiều dài 2.000 năm thì đó là một cái tên mới toanh.

Sông Cái mới là tên gốc.

Sông Cái (sông Hồng) và cầu Long Biên trước đây. Ảnh tư liệu. Nguồn trích dẫn: Báo Kiến Thức.

Sông Cái và sông Tô Lịch là hai hào tử huyệt để che cho Long Đỗ, che cho Đại La. Cho nên Lý Thái Tổ không chọn những địa danh kia mà chọn chỗ này là vì những lý do đó. Cặp mắt của Lý Thái Tổ không chỉ là cặp mắt của một nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà quân sự mà còn là của một nhà sử học.

Để rồi mãi về sau, bao nhiêu lần "Thăng Long phi chiến địa" phần lớn là nhờ vào những kiến thức lịch sử về một dòng sông.

Tới cuối thế kỷ 19, dòng sông Tô Lịch cũng chính là nhân chứng cho việc người Pháp hai lần chiếm đánh thành Hà Nội. Tất cả những lần chiếm Hà Nội của người Pháp đều phải dùng pháo thuyền (một loại thuyền chiến có trang bị các loại pháo hạm tầm xa) di chuyển từ cửa biển ngược dòng sông Hồng rồi vào sông Tô Lịch mà nã pháo, chiếm thành.

Cổng thành Cửa Bắc mà ngày này chúng ta vẫn thấy là nằm trên phố Phan Đình Phùng. Con đường đó có được là bởi người Pháp sau khi chiếm Hà Nội đã cho lấp đoạn sông Tô chảy qua. Khi Pháp đánh cổng thành Cửa Bắc, ông Hoàng Diệu dù đang ốm vẫn quyết lên Cửa Bắc để chỉ huy giữ thành, ấy là đang trông xuống sống Tô.

Thành Cửa Bắc với hào nước trước mặt chính là sông Tô Lịch, bức ảnh này là khi chưa bị đạn pháo bắn. Bức còn lại là tường thành đã có dấu đạn pháo khi quân Pháp công thành. Ảnh tư liệu. Nguồn trích dẫn: VietnamLandmarks; 36hn.

Thời đó đoạn sông này còn rất to, rộng 20m, sâu 3m, lại còn được thả cả chông gai bên dưới. Cho nên Pháp mới không vào được và phải bắn pháo hạm vào chỗ cổng thành Cửa Bắc.

Nhưng cũng từ những vết đạn đại bác ở cửa thành đó, từ sau cái ngày 25/4/1882, tương lai của sông Tô Lịch trở nên bi đát như chính đô thành Hà Nội vừa thất thủ, như chính cả dân tộc Việt Nam bị lầm than dưới thời Pháp thuộc. Hàng nghìn năm sông thiêng chứng kiến thịnh suy, và sức vươn lên của con người, của dân tộc Việt Nam; vậy mà chỉ cần có gần 80 năm, người Pháp với tư duy đại lục địa của mình, đã góp phần đường phố hóa, bê tông hóa một dòng sông lịch sử. Người Hà Nội hôm nay có cần phải cống mương hóa rồi lấp kín nó luôn đi không?

Cho đến trước khi bị lấp một phần, sông Tô bắt nguồn từ sông Hồng chảy từ Đông sang Tây rồi xuôi xuống phía Nam Hà Nội. Hồ sơ lưu trữ của người Pháp cho thấy, 30km chiều dài sông Tô chở theo mạch nguồn lịch sử 2000 năm, có đến 30 làng xã dựa vào dòng nước vừa trong vừa mát ấy mà ra đời, rồi thịnh suy theo dòng nước.

Sơ đồ thể hiện sự ảnh hưởng lịch sử và văn hoá của dòng sông Tô Lịch với những ngôi làng ven sông. Sơ đồ được chúng tôi vẽ lại một phần từ tài liệu "La rivière Tô Lịch dans le paysage de Hanoi" (tạm dịch: Sông Tô Lịch trong cảnh quan Hà Nội) của Đỗ Xuân Sơn.

Khởi thủy sông Tô Lịch đã đóng vai trò như một tuyến đường giao thông quan trọng của Long Đỗ Hương, vốn đã có được dòng lạch to lớn. Sử sách chép lại, sông Tô Lịch xưa dài 30km, bề ngang rất rộng và là hệ thống giao thông đường thủy quan trọng từ phía Đông vào thành Thăng Long. Dân gian miêu tả nó như thế này:

Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền em sát thuyền anh
Dừng chèo muốn ngỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.

Hoặc:

Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng lướt gần lướt xa
Thon thon hai mái chèo hoa
Lướt đi, lướt lại như là bướm bay

Điểm cốt yếu tạo ra sức sống và vẻ đẹp của sông Tô Lịch chính là nằm ở 2 cửa thông với sông Nhị Hà. Hai cửa sông này như hai huyệt đạo quyết định đến sự tồn vong của dòng sông.

Cửa thứ nhất ở khu vực phố Chợ Gạo ngày nay. Nó nằm ngay dưới nền của tòa nhà Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam, tòa Techcombank đồ sộ.

Tranh vẽ thể hiện cửa sông nơi sông Tô Lịch giao với sông Hồng ngày xưa (là phố Chợ Gạo ngày nay). Nguồn: "La rivière Tô Lịch dans le paysage de Hanoi" của Đỗ Xuân Sơn.

Theo thực địa thì vào năm 1889, thực dân Pháp với chính sách lục địa hóa, đồng bằng hóa, mở rộng Hà Nội đã cho lấp đoạn đầu nguồn này của sông Tô Lịch. Từ đó mới xuất hiện phố Chợ Gạo. Có tên Chợ Gạo là bởi vì, nó là chỗ để người ta thuyền bè ngược xuôi buôn gạo ở ngay cửa sông Tô.

Từ phố Chợ Gạo, dòng Tô thông sang phố Nguyễn Siêu ngày nay. Tại sao con phố đó có tên là Nguyễn Siêu? Tại vì khu làng ven bờ sông đó, vốn có nhà của ông Nguyễn Văn Siêu. Ông sống ở đó từ nhỏ, sau thành tài, mở trường dạy học ngay bên bờ sông.


Tranh vẽ mô tả cửa sông Tô Lịch (Chợ Gạo ngày nay) và quang cảnh, đời sống trong thành Thăng Long xưa. Nguồn trích dẫn: 36hn.

Sông Tô lúc bấy giờ rộng lớn mênh mang, vừa là nơi thuyền bè tập kết buôn bán nhưng đồng thời cũng là nơi ngân nga những tiếng giảng bài, đọc thơ của các danh sĩ đến đây ngâm vịnh. Đặc biệt là danh sĩ Nguyễn Siêu, người xây đền Ngọc Sơn, người để lại bút tích Tả Thanh Thiên ở Tháp Bút, chính là ông ấy đấy. Ở số nhà 12 phố Nguyễn Siêu bây giờ ngày xưa là trường Phương Đình của Nguyễn Văn Siêu. Đình là cái nhà to, Phương là vuông. Và ông đã có câu rất hay:

Cố tri viên thị trí
Nguyện thủ phương vi hình

(Vẫn biết rằng tròn là khôn đấy
Nhưng ta quyết chọn sống vuông)

Có lẽ vì lựa chọn của mình như thế, mà ông xây ngôi trường hình vuông và đặt tên là Phương Đình ở ngay bên bờ sông Tô Lịch.

Vì thế mà đến năm 1889, khi người Pháp lấp quãng sông ấy, dựng thành con phố thì phố đó đã được đặt tên là phố Nguyễn Siêu. Bây giờ ở số nhà 20, vẫn còn dấu tích trường học, đề Phương Đình, được dùng làm nơi thờ tự Nguyễn Siêu.

Chân dung Nguyễn Văn Siêu (1799-1872)

Hết phố Nguyễn Siêu dòng sông chạy ngược lên, bị lấp thành phố Ngõ Gạch. Từ đó mới ngoặt vào cắt đôi phố Hàng Đường, người xưa đã phải dựng một cái cầu bắc qua để nối bên này Hàng Đường với bên kia Hàng Đường. Ở trên đầu cầu còn có tượng ông phật Di Lặc suốt ngày đêm ngồi cười. Chính là Cầu Đông đấy. Chợ Cầu Đông nổi tiếng trong câu ca dao:

Bà già đi chợ cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quả phán rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

Thế rồi sông chảy tiếp sang bên kia đường là phố Hàng Cá. Cà phê chỗ Hàng Cá rất ngon.

Từ đây, sông mới ngoặt một cái ra Hàng Lược. Ở chỗ ấy người ta xây một cái cống, vì nó chéo, thành ra mới có tên phố Cống Chéo hàng Lược. Chỗ mà bây giờ người ta hay nhắc đến phiên chợ hoa ngày Tết, là ở chính đấy.

Tiếp theo, sông chảy lên phố Hàng Cót, rồi đổ vào đường Phan Đình Phùng, với Thành Cửa Bắc như tôi vừa nói ở trên. Từ đây, sông chạy qua Cửa Bắc, lên ô Thụy Khuê chỗ xưởng phim truyện, số nhà 4.

Vì là cửa lớn đầu tiên bị bịt mất rồi, nên từ thời cuối thế kỷ 19, người ta truyền nhau rằng sông Tô Lịch được bắt nguồn từ chỗ Thụy Khuê đường Bưởi, lấy nước Hồ Tây và uốn lượn qua núi Sưa ở Bách Thảo ngày nay.

Nhầm tai hại là ở đó!

Trong vườn Bách Thảo hiện vẫn có dấu tích của sông Tô Lịch, nhưng nó chỉ còn là cái rãnh con con thôi. Từ đây, sông Tô ngược lên vùng Bưởi. Quãng sông này có di tích đáng chú ý là đền thờ thần Đồng Cổ, hay còn gọi là thần Trống Đồng, một vị thần cổ xưa xuất hiện từ thời Vua Hùng.

Sách Việt Điện u linh có chép: Năm 1028, trước ngày Lý Thái Tổ mất, thái tử là Lý Phật Mã mộng thấy thần Đồng Cổ báo rằng: "Ba vị tước vương mưu làm phản!". Do có phòng bị, lại được các tướng Lê Phụng Hiểu, Lê Nhân Nghĩa giúp, nên thái tử đã dẹp được cuộc nổi loạn này. Mười ngày sau khi lên ngôi, Phật Mã (tức vua Lý Thái Tông) cho xây ngay đền thờ thần Đồng Cổ ở nơi gặp nhau của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch, thuộc làng Đông Xã nội thành Đại La. Bây giờ nó vẫn ở đấy, tại số 353 đường Thụy Khuê.

Đền Đồng Cổ có hội thề rất ý nghĩa với lời thề Trung Hiếu: "Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, thần minh tru diệt". Lời thề độc lắm, bách quan văn võ đều phải thề như thế.

Từ Thụy Khuê, sông mới chảy ngược lên trên Bưởi và ngoặt một cái nối với làng Hồ Khẩu. Hồ này tức là Hồ Tây còn Khẩu là cửa. Đó chính là cửa sông còn lại của Tô Lịch ngày xưa.

Bản đồ Hà Nội giai đoạn 1428 - 1527 rút từ tài liệu "La rivière Tô Lịch dans le paysage de Hanoi" của Đỗ Xuân Sơn. Ghi chú số 1, 2 do chúng tôi thêm vào.

Sau 1889, khi chính thức bị bít 2 cửa sông lại, Tô Lịch coi như trở thành dòng sông chết. Nó báo hiệu một thời kỳ suy vong của thành Hà Nội, của cả đất nước Việt Nam khi đó.

Nếu cống hóa sông Tô Lịch, mọi thứ ở Hà Nội này có thể sẽ chẳng còn nguồn cội nữa. Nên tôi mới nói, không phải mắng ông bí thư quận ủy kia vì mỗi người một quan điểm, nhưng không thể giết chết sông Tô Lịch! Kể cả sau này, ai "lăm le" giết chết dòng sông này, thì không còn mặt mũi nào nhìn vào tổ tiên ngàn đời!

Trong lịch sử 2000 năm của sông Tô Lịch, không thể không nhắc tới ngôi chùa cổ nhất Hà Nội và ngôi đền cũng cổ nhất.

Đầu tiên, phải khẳng định rằng cặp biểu tưởng núi Nùng sông Tô mang đến cho Hà Nội cơ hội tìm hiểu về cội nguồn của sự tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh, tổ tiên. Xét trên một khía cạnh nào đó, đây là phương cách giúp người ta sống và tồn tại một cách có ý nghĩa và tự hào. Vây, ta cần biết cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng nào xuất hiện trước nhất ở Hà Nội? Ở trường hợp này, cần phải nói rõ hơn là chùa nào cổ nhất ở Hà Nội đến nay còn lưu giữ được?

Đó là chùa Trấn Quốc.

Chùa Trấn Quốc ngày nay. Nguồn trích dẫn: Vietravel

Trước khi mang tên Trấn Quốc vào thế kỷ 19 thì chùa này đã có tên là chùa An Quốc, vào thế kỷ 15. Trước giai đoạn này khoảng 1000 năm, vào thời Lý Nam Đế, năm 544, khi ông ấy xây thành ven sông Tô Lịch, tòa thành đó có tên là Tô Lịch Giang thành, nằm ngay bờ con sông Tô Lịch.

Năm 546, dũng tướng Phạm Tu, bây giờ đóng quân ở quê hương là Văn Điển, chỗ sông Tô nối với sông Nhuệ, đã xuôi theo dòng sông, hành binh đến Tô Lịch Giang thành, đánh nhau với quân Lương xâm lược để bảo vệ thành, và hy sinh ở đó. Hành trình từ đầu nguồn đến cửa sông Tô đánh giặc của Phạm Tu trở thành câu chuyện cực kỳ bi tráng trong lịch sử giữ nước của nhà nước Vạn Xuân non trẻ.

Lý Nam Đế trước khi qua đời đã kịp để lại cho hậu thế những công trình lớn ở ngay bên bờ sông Tô Lịch. Công trình chính trị là Đài Vạn Xuân, nơi tụ hội trăm quan, công trình quân sự là Tô Lịch Giang thành, và công trình văn hóa là chùa Khai Quốc - tức là chùa mở nước, cùng một lúc với thời điểm đặt ra nước Vạn Xuân.

Chùa Khai Quốc ở thế kỷ thứ 6, sau này chính là nền đất để hình thành nên ngôi chùa An Quốc ở thế kỷ 15. Ba ngôi chùa ở 3 thời đại khác nhau, được tôn tạo trên cùng một vị trí, tất cả đều liên quan đến Quốc cả: Khai Quốc, An Quốc, Trấn Quốc - ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội ngày nay.

Cống mương hóa sông Tô Lịch, là chôn vùi luôn gốc tích của cơ sở tôn giáo cổ xưa nhất Hà Nội này.

Còn ngôi đền cổ nhất Hà Nội thì sao? Đó là đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ. Long Đỗ như đã nói đó, là Rốn Rồng.


Đền Bạch Mã xưa. Nguồn trích dẫn: Hanoi.gov.vn

Nếu như chùa Khai Quốc có niên đại từ quãng năm 544 thì đền Bạch Mã có niên đại chắc chắn vào năm 866, thế kỷ IX. Còn trước đó, nó ra đời từ một hành động tôi cho là rất "fair-play" của Cao Biền.

Cao Biền làm Tiết Độ sứ ở Tĩnh Hải quân (một tên gọi của Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc) cất công đắp thành Đại La, lấy núi Long Đỗ làm trung tâm. Nhìn từ núi Long Đỗ về phía đông, Tiết Độ sứ chọn khu vực Cầu Đông của sông Tô Lịch để mở cửa thành. Một hôm, Cao Biền ra chơi ngoài cửa đông, chợt thấy lòng sông có chỗ mây mù tối tăm, thoáng bóng người kì dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn mãi theo mây. Cao Biền kinh sợ, lấy bùa ra trấn yểm.

Chẳng dè, ngay đêm đó, thần Long Đỗ sai mưa gió sấm sét đánh xuống dữ dội. Sáng ra xem, Cao Biền thấy vàng, đồng và bùa trấn yểm đều đã tan thành cát bụi. Mọi bùa yểm lúc đó như Việt Điện u linh chép: nát vụn ra như cám.

Cao Biền lấy làm sợ hãi, biết là mình đã thua thần nước Nam, liền nói một câu vẫn còn được ghi rõ trong Việt Điện u linh: "Đất này còn lắm thần linh, ta không thắng được, tất có ngày bị thần đánh bại." Sau câu nói đó, bèn cho lập đền thờ ở ngay chỗ ấy để phụng thờ Long Đỗ thần quân.

Đến thời Đinh Tiên Hoàng, đền thờ thần Long Đỗ được dựng lại đúng ở vị trí cũ (ngày hôm nay là số 76 phố Hàng Buồm) và mang tên Bạch Mã.

Thế kỷ thứ 11, Lý Thái Tổ dời kinh đô đến đất này, đổi Đại La thành Thăng Long. Nhà vua sai đắp lại thành, nhưng hễ thành đắp xong lại lở, bèn sai người đến cầu đảo thần Long Đỗ. Chợt người cầu đảo thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, dạo quanh thành một vòng, đi tới đâu, để vết chân rõ ràng tại đó, cuối cùng vào đền rồi biến mất. Sau nhà vua cứ theo vết chân ngựa mà đắp thành thì thành không lở nữa. Vua bèn nhân đó, phong thần Long Đỗ làm thành hoàng của Thăng Long. Các vua đời sau cũng theo đó mà phong tới Bạch Mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần.

Bên trong Đền Bạch Mã. Nguồn trích dẫn: Báo Kiến Thức

Cống mương hóa con sông Tô Lịch, là điều mà Cao Biền không làm nổi và không dám làm trong đời. Tục truyền rằng, trận thua khiến Cao Biền tâm phục khẩu phục mà lập ra đền thờ thần Long Đỗ là lần thua duy nhất trong đời của tay phù thủy Cao Biền.

Mọi dòng sông đều có vận mệnh của nó. Nhìn vào từng giai đoạn lịch sử suốt 2000 năm, thế kỷ thứ 10 - 11 - 12 có thể coi là lúc mà sông Tô Lịch ở vào giai đoạn hào hoa, huy hoàng, rực rỡ. Giai đoạn mà người kinh thành nói riêng, người Việt nói chung ký thác cả đời sống văn hóa tinh thần, đời sống kinh tế, đời sống quân sự vào dòng sông Tô.

Thời kỳ này có một ngôi làng điển hình của Hà Nội dựa vào dòng sông Tô mà hình thành và phát triển. Đó là làng Láng, gắn với di tích Chùa Láng và nghề trồng húng Láng nổi danh.

Cắt nghĩa tên làng này mới thấy được vẻ đẹp của dòng sông Tô Lịch.

Láng là tên nôm của Hương Yên Lãng trong sử sách, hay An Lãng, gồm Láng Thượng, Láng Hạ, Láng Trung. Yên hay An đều có nghĩa là lặng, ổn định. Còn Lãng ở đây có nhiều nghĩa, vừa là sóng (phong bình lãng tĩnh - gió yên sóng lặng), vừa là sáng, rực rỡ (thiên sắc thanh lãng - màu trời trong xanh).

Ở nét nghĩa nào thì tên ngôi làng này cũng đều mô tả trọn vẹn vẻ đẹp của nó là bình yên, đẹp đẽ, sáng trong, rực rỡ.

Người dân làng Láng còn cắt nghĩa cho tên làng mình rất thú vị. Vì dòng sông Tô Lịch nước vốn trong xanh, dân làng Láng thuần nông chuyên múc nước sông Tô tưới rau trên đồng dưới bãi.

Đêm trăng sáng, lấy một gàu nước mà hắt xuống thế này. Lênh láng! Là Láng đấy. Dồi dào và trong sáng. Tên làng đặt cũng từ vẻ đẹp của dòng sông là thế.

Làng Láng có ông bà Từ Vinh và Tằng Thị Loan sinh ra một người con trai, là Từ Đạo Hạnh. Đạo sĩ Từ Vinh làm quan trong triều, nhưng hay dùng phép thuật ngoài đời, có lúc còn quấy nhiễu nhà Diên Đình Hầu, mà bị pháp sư Đại Điên ở Dịch Vọng dùng phép thuật chém chết. Gia cảnh ly tán, Từ Đạo Hạnh đi tu ở chùa Thầy. Thậm chí, truyền thuyết kể Từ Đạo Hạnh sang tận cả Tây Trúc để học pháp, rồi trở về với phép thuật tinh thông. Nhớ mối thù giết cha, Từ Đạo Hạnh hóa ra cây gậy trôi ngược sông Tô Lịch đến chỗ Đại Điên, y ra xem liền bị gậy vụt chết. Nay còn có địa danh ngõ Vụt ở làng Yên Hòa!

Sau này, Từ Đạo Hạnh dùng phép thuật đầu thai làm con của Sùng Hiền Hầu, em vua Lý Nhân Tông. Năm 1128, con Sùng Hiền Hầu lên ngôi báu, lấy hiệu là Lý Thần Tông. Tương truyền, sau khi lên ngôi, Lý Thần Tông đã cho xây Chùa Láng để thờ Từ Đạo Hạnh. Chùa có tên chữ là Chiêu Thiền tự, một danh lam của Thăng Long.


Hình ảnh chùa Láng thời xưa. Ảnh tư liệu. Nguồn trích dẫn: Nguoihanoi.com.vn - 36hn.

Trong hậu cung Chùa Láng ngày nay vẫn còn có tượng Từ Đạo Hạnh làm bằng mây đan, sơn then đặc sắc. Sân chùa có lầu bát giác, đường dẫn vào chùa có hai hàng cây muỗm cổ thụ. Xưa kia chùa còn có những cây đại thụ cổ kính hàng ngàn tuổi. Bên cạnh chùa Láng được coi là trung tâm đã hình thành cả một tiểu vùng văn hóa Láng với nhiều đền miếu, chùa chiền, trải dọc theo bờ sông Tô Lịch. Từ cuối triều Lê, có người đến thăm Chùa Láng đã ghi lại bài thơ truyền qua mấy thế kỷ:

Đệ nhất tùng lâm có phải đây?
Có ai cho vái hỏi thăm Thầy
Ngai vàng hai kiếp rồi đâu tá?
Trơ trọi thông già đứng réo mây!

Không chỉ riêng Láng, cả một vùng làng từ nghề nông, nghề giấy, nghề dệt lụa, nghề thương nghiệp… của đất Thăng Long đều là trông vào nước sông Tô Lịch. Bây giờ nếu lấp hết sông đi, những làng nghề, phố nghề của Hà Nội biết tìm nguồn cội ở đâu?

Bây giờ mới chuyển sang vấn đề CỨU SÔNG TÔ LỊCH CỦA HÀ NỘI thế nào?

Cứu được hay không cứu được dòng sông Tô, trước hết người ta phải biết rõ "bệnh sử" của nó đã. Đây là nguyên tắc đầu tiên trong mọi quá trình khám chữa bệnh! Vậy mà tôi thấy chẳng ai chịu tìm hiểu cho hai năm rõ mười cả!

Một chi tiết vô cùng quan trọng mà những người muốn cứu sông Tô phải biết, cho đến thế kỷ 16 - 17 - 18 nước sông Tô vẫn "vừa trong vừa mát". Tô Lịch lúc bấy giờ vẫn giữ được hệ thống luồng to lạch lớn. Chỉ khi người Pháp chiếm được thành Hà Nội, chính thức bắt tay vào quá trình khai thác thuộc địa tại Việt Nam, sông Tô Lịch mới bắt đầu bị bức tử.

Chỗ này có một vấn đề về lý thuyết phải chú ý. Kinh đô Thăng Long - một "thành phố sông hồ", đấy là mệnh danh của các giáo sĩ phương Tây. Alexandre de Rhodes còn so sánh Thăng Long với Vienna cơ mà.

Đặc trưng nổi bật của thành phố này là nhiều mạch sông, hồ, dẫn đến chỗ nào cũng có nước và lầy lội; quá thiếu thốn quỹ đất để xây dựng nên một thành phố theo quan niệm của các kỹ sư xây dựng đến từ Pháp. Người Pháp lại càng sợ môi trường ẩm thấp, đầy mầm bệnh truyền nhiễm ở tiểu vùng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa như Hà Nội.

Mang văn minh từ cựu lục địa châu Âu đến để khai hóa thành phố này, người Pháp quyết tâm biến Hà Nội của sự lầy lội, cổ xưa, lạc hậu, trở thành "tiểu Paris phương Đông" thời bấy giờ. Lý thuyết cảnh quan của nước Pháp cho rằng "chúng ta không đến để nhìn vào tự nhiên những gì chúng ta thích trong tự nhiên. Chúng ta sẽ đi nhìn vào tự nhiên những gì quyến rũ chúng ta trong nghệ thuật." Như vậy, họ đã mang theo cái được gọi là văn minh và nghệ thuật của châu Âu đến để quy hoạch cho Hà Nội theo cách mà họ muốn.

Thứ quyến rũ được người Pháp lúc đó phải là những gì đến từ châu Âu, giống hay na ná với nước Pháp, tư duy của thực dân là ở chỗ đó. Gần như phủ định tất cả dấu ấn cổ truyền của vùng đất thuộc địa. Thăng Long được người Pháp gọi là Kẻ Chợ, kinh đô của vương quốc Đằng Ngoài, thứ văn minh tre nứa, giờ phải chuyển sang gạch đá châu Âu. Tiếp nữa là giao thông từ đường thủy, sông hồ  phải trở thành đường xá của châu Âu; thế thì người Pháp mới đúng là người mở đường, khai hóa. Cách mà người Pháp nâng đường cái quan thành đường quốc lộ, mở thêm hàng chục con đường trên nền những lối đi tắt thời phong kiến... tất cả đều xuất phát từ học thuyết của người cai trị.

Phải công nhận họ là với thuyết đó, họ đã làm việc một cách rất bài bản. Đầu tiên, người Pháp nghiên cứu kỹ dòng chảy của sông Tô Lịch. Những thông số ghi chép đã chỉ ra rằng, vùng Giang Khẩu (phố Chợ Gạo ngày nay) của sông Tô Lịch được sông Hồng bồi lắng lượng phù sa rất lớn. Việc bồi lắng ở cửa phân lưu này ngày càng mạnh đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của cư dân quanh đó. Sử các đời Lý - Trần - Lê cũng đã chép, một số lần dân kinh thành phải khơi vét lòng sông.

Đoạn màu đỏ là phần đã lấp, đoạn màu xanh là dòng sông còn lại (tính đến năm 2000). Nguồn: "La rivière Tô Lịch dans le paysage de Hanoi", Đỗ Xuân Sơn.

Đây là điểm tiên quyết để người Pháp đưa ra phương án đắp sông Tô từ Thụy Khuê qua các đường phố Phan Đình Phùng, cống chéo Hàng Lược, Ngõ Gạch… rồi tiến dần tiến dần ra đến chân cầu Long Biên ngày nay. Để lục địa hóa thành phố sông hồ này, một mặt họ lấp 2 cửa sông Tô, lấp lòng sông; một mặt mở đường, xây cầu, làm nhà trên những khu đất mới nhân tạo thành.

Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương, cái tên Tiểu Paris phương Đông bóng bẩy được cất lên từ đó, cũng là lúc, đặc trưng của thành phố sông (ville - fleuve) suốt 2000 qua chính thức chấm dứt. Sông Tô Lịch trên thực tế chỉ còn giữ lại được 13,7km chiều dài.

Chính vì thế mà thành phố sông hồ này biến chất, làm chết luôn cả dòng sông mà đã ra đời cùng nó. Đây là một vấn đề có tính chất lý thuyết trong việc kiến tạo đô thị của người Pháp, tìm hiểu kỹ thì còn có nhiều kiến thức đô thị học rất quan trọng.

Đô thị Hà Nội từ đô thị sông nước thành đô thị lục địa mắc phải một vấn nạn nam giải bao năm nay: mưa xuống 1 cái là ngập luôn.

Phố Phùng Hưng, theo tài liệu của Doãn Kế Thiện, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc khóa đầu tiên của thành phố Hà Nội, còn có cái hồ gọi là hồ Xác Trẻ. Vì thực chất, Phùng Hưng vốn là con hào nước, không có phố.

Sơ đồ các điểm xả nước thải chính trên sông Tô hiện nay, được chúng tôi vẽ lại có giản lược từ tài liệu "La rivière Tô Lịch dans le paysage de Hanoi", Đỗ Xuân Sơn.

Thế thì những ca đẻ ra mà không nuôi được, vừa đẻ ra đã mất, các cụ mới cho đấy là cái chuyện con ranh, con lộn. Những cái đứa trẻ mắc phải cái số phận con ranh, con lộn, tức là vừa đẻ ra là con ranh rồi lại lộn vào bụng mẹ để lại trở thành con ranh. Họ mới cắt vòng con ranh con lộn đó bằng cách đứa trẻ sinh ra, chết thì quẳng xác xuống hồ, không cho nó thành con ranh con lộn nữa. Hồ đó thực chất là một khúc sông Tô Lịch, sau này được người Pháp lấp thành phố với tên Pháp là Boulvard Henri d’Orléans, quận công xứ Orléans.

Phùng Hưng rồi mấy con phố bên cạnh như Hà Trung, Nhà Hỏa, Đường Thành, khu vực chợ Hàng Da… cứ mưa một trận mà xem, ngập nước là chuyện bình thường.

Quãng 20 năm trước đây, thế hệ của những người giờ đây có thể là tiến sĩ, là giáo sư, là doanh nhân, là những nhà quản lý hoặc là người bình thường thôi, trên dưới 50 tuổi; lúc ấy đang còn thanh niên, họ chính là những người gần như cuối cùng còn được nhìn thấy dòng sông Tô Lịch vẫn trong, vẫn xanh, vẫn có thể dùng để tưới cho cây cối và chống hạn cho ruộng đồng.

Đến bây giờ thì chết hẳn rồi.

Những đứa trẻ chủ nhân của Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm hôm nay sinh ra là đã thấy nước sông Tô Lịch đen kịt, bốc mùi thối rữa…

Vậy ai đã giết sông Tô Lịch? Cái này người Hà Nội phải biết rõ hơn ai hết. Một dòng sông sống tốt suốt 2000 năm, rồi bị làm cho teo tóp cỡ 100 năm, và chết lâm sàng mới vài chục năm; vậy chúng ta có thể cứu chữa nó được không?

Chỉ người Hà Nội mới có thể trả lời được bằng chính nhu cầu được sống, tồn tại và phát triển một cách có ý nghĩa của chính mình.

Bao nhiêu biện pháp, bao nhiêu đề án, dự án làm trong sạch rồi làm sống lại sông Tô Lịch hiện nay, đều chỉ là chữa ngọn mà thôi. Người ta đang chữa mà không quan tâm đến tiền sử bệnh lý của bản thân dòng sông Tô, tiền sử của bản thân đời sống xã hội thành phố Hà Nội, tiền sử của ngọn nguồn hệ thống thủy văn, thủy lợi cả khu vực đồng bằng sông Hồng này.

Các cống xả thải ngày nay ra sông Tô Lịch.

Qua những biểu hiện lâm sàng của sông Tô Lịch hiện nay, kết hợp với với những thông tin lịch sử, chúng ta cần hiểu rằng, dòng sông này đang chết vì bị bịt hết các cửa ra vào của nó. Cửa ra chính là Giang Khẩu ở chợ Gạo, cửa ra phụ là Hồ Khẩu ở Bưởi. Đã bị cắt nguồn cấp nước vào ra tự nhiên, Tô Lịch này lại còn bị đầu độc mỗi ngày một khủng khiếp hơn bởi nước thải.

Theo tính toán, hiện nay trên toàn tuyến sông Tô Lịch có đến 13 điểm xả thải chính xuống lòng sông. Đấy là chưa kể quãng 200 cống thoát nước sinh hoạt lớn nhỏ dân sinh từ cỡ 100 cơ sở tiểu thụ công nghiệp ở các làng nghề ven sông…

Biết được những nguyên nhân ấy rồi, người có trách nhiệm, người có tâm nguyện muốn cứu sông Tô, liệu có thể đưa ra phác đồ chính xác và phù hợp hay không?

Người kể chuyện: Nhà sử học Lê Văn Lan

Ghi chép: Thanh An - Hải Trung

Đồ họa: Đỗ Linh

Theo Trí Thức Trẻ17/07/2019.







Xem chi tiết…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *