TÂY NGUYÊN DU KÝ
dienbatn và cha xứ Anton Nguyễn Văn Binh tại Kon KơXâm
Thời gian vừa qua , dienbatn nhận được điển của Thày Tổ , trở về núi nhập thất khỏang hơn chục ngày . Trước khi về , dienbatn có nhận được tin một thân chủ lâu năm của dienbatn ở Hà Nội bị mắc bệnh ung thư vú . dienbatn có hứa với người đó sẽ nhờ Thày Tổ chỉ cho cách trị bệnh . Trong quá trình nhập thất , dienbatn có hỏi Thày Tổ về cách chữa trị cho người này . Thật bất ngờ , Thày Tổ cho biết là phải nhờ thánh Linh của bên Đạo Thiên Chúa qua bàn tay của cha Phan Sinh Biu và anh Linh của Đức cha Trương Bửu Diệp chữa trị thì mới có kết quả . Cha Phan Sinh Biu là một Linh mục ( CO ), thuộc Đan viện Xi Tô Thánh Mẫu Thiên Phước tại Bãi Dâu, Vũng Tầu, là một dòng tu khổ hạnh . Cha Biu là một Linh mục mà dienbatn có quen thân từ nhiều năm trước . Cha được ơn Thánh Linh nên có tài chữa bệnh rất tuyệt vời . Theo http://www.gpnt.net/diendan/archive/index.php/t-4554.html có viết về cha Biu như sau : " Cha Phan Sinh Biu, người Dân tộc, được Thiên Chúa Cha ban nhiều lạ như ơn trí tri và ơn chữa lành. Ngài cũng thường xuất hiện nơi nhà khách để gặp gỡ các khách hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới. Ngài có thể chữa lành. Tôi đã chứng kiến những người đem con cái bị câm xin cha cầu nguyện cho cháu nói được. Ngài thường được các Đức Giám mục, linh mục, nữ tu mời đến nơi cư trú của họ ở để tìm mạch nước giếng cho Dòng của họ. Hôm chúng tôi đến thì nghe nói rằng ngài được Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể mời ra Huế để tìm mạch nước giếng cho giáo phận Huế. May mắn cho chúng tôi là hôm sau ngài về và chúng tôi được ngài đặt tay xin ơn Chúa chữa lành cho. Danh tiếng của Ngài lan rộng. Rất nhiều người hâm mộ. Các nữ tu ở Huế luôn kể cho chúng tôi nghe về các chuyện lạ mà ngài đã làm.
Cha Biu mời chúng tôi lên một căn lều của ngài trên cây cao, trông giống như một tổ chim. Tại đó, ngài cầu nguyện với Chúa Cha và được mặc khải nhiều. Ngài thường cầu xin cho những ai nhờ ngài cầu nguyện cho.
Sự hiện diện của một linh mục có ơn Chúa Thánh Linh đặc biệt sẽ đem lại nhiều phúc lợi và ơn sủng cho Đan viện."
Hình cha Phan Sinh Biu trong lễ thụ phong Linh mục.
Còn Cha Trương Bửu Diệp thì được biết như sau : Linh Mục Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, được Cha Giuse Sớm rưả tội ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Ðức, nay thuộc ấp MỸ LỢI, xã Mỹ Luông, Chợ Mới, Tỉnh An-Giang . Theo trang http://www.cuuthe.com/chatbd/index.html đã viết về đức cha như sau : " Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳng Tiền cho ngài vào tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới An Giang. Mãn tiểu chủng viện, ngài lên Ðại chủng viện Nam Vang ,Campuchia ( lúc đó các họ đạo khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long trực thuộc giáo phận Pnom Penh, Campuchia).
Năm 1924, sau thời gian tu học, ngài được thụ phong Linh mục tại Nam Vang, thời Ðức Cha Gioan Bí tích Chabalier. Lể vinh quy và mở tay được tổ chức tại nhà người cô ruột là bà Sáu Nhiều, tại họ đạo Cồn Phước.
Năm 1924-1927, được bề trên bổ nhiệm làm cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt Nam sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia.
Năm 1927-1929, ngài về làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Cù lao giêng.
Tháng 3 năm 1930, ngài về nhậm họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ, giúp đỡû, thành lập nhiều họ đạo vùng phụ cận như: Bà Ðốc ,Cam Bô, An Hải, Ðầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Ðồng Gò, Rạch Rắn.
Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, bà con nhân dân di tản, Cha Bề Trên điạ phận Phêrô Trần Minh Ký ở Bạc Liêu và cả người Pháp cũng gọi ngài lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ngài trả lời: "Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết."
Ngày 12-3-1946, ngài bị bắt cùng với trên 70 người giáo dân tại họ Tắc Sậy, bị lùa đi và nhốt chung với bổn đạo tại lẫm luá của ông giáo Sự ở Cây Dừa. Do sự tranh chấp giữa các giáo phái, vì bênh vực quyền lợi của giáo dân, ngài đã chết thay thế cho những người bị bắt chung.
Ngài mất trong khi thi hành nhiệm vụ chủ chăn. Xác ngài được vớt lên từ một cái ao của ông giáo Sự, với vết chém sau ót ngang mang tai và thân xác trần trụi như Chuá Giêsu trên thập giá.
Thi hài ngài được chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Ðến năm 1969, hài cốt ngài được di dời về nhà thờ Tắc Sậy, nhiệm sở của ngài thi hành chức vụ chủ chăn trong 16 năm. Ngôi nhà mồ của ngài hiện nay, được trùng tu và khánh thành ngày 4-6-1989. Ngài là Cha sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy.
Lời Ðức kitô đã dạy: Người mục tử tốt lành hiến mạng sống vì đoàn chiên. Linh mục Phanxicô Trương Bửu Diệp đã thực hiện lời Ðức kitô trong cuộc sống, ngài đã hiến dâng cuộc đời mình cho Thiên Chuá, ngài đã hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên. Chúng ta có thể tóm tắt cuộc đời của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp là:
TẬN HIẾN CUỘC ÐỜI CHO THIÊN CHUÁ,
HY SINH KIẾP SỐNG GIÚP CON NGƯỜI.
và
SỐNG HIẾN THÂN PHÓ THÁC,
CHẾT NÊU GƯƠNG SÁNG NGỜI
để
MỘT ÐỜI DÂNG HIẾN,
TRỌN KIẾP VINH QUANG.
Hàng ngàn người lương giáo, gần xa đã đến Tắc Sậy với cha Phanxicô để nguyện cầu, để khấn xin, để trút những nổi lo, gánh nặng vật chất, tinh thần để ngài chuyển lên Thiên Chúa và Thiên Chuá đã chấp nhận chúc phúc cho những khấn ước, nguyện xin. Xin cảm tạ hồng ân Thiên Chuá đã vinh quang qua Cha Phanxicô.
Nhiều người đã đến, đã ở lại, đã trở về, để còn nhớ:
Ra về còn nhớ Tắc Sậy,
Xứ đạo nhỏ bé sình lầy đường xa,
Hồng Ân Thiên Chuá ban ra,
Ðoàn con lương giáo gần xa viếng Người
Những ai đau khổ đôi phần,
Nguyện xin Cha thánh đỡõ đần ủi an,
Những ai gặp bước gian nan,
Nguyện xin Cha thánh lo toan mọi bề,
Những ai đau khổ đường về,
Cậy trông Cha thánh tràn trề hồng ân.
Linh Mục Nguyển Ngọc Tỏ.
Cha Trương Bửu Diệp đã hiển linh , chữa trị khỏi nhiều lọai bệnh cho những người tin tưởng đến cầu nguyện nơi mộ Ngài . ( http://www.cuuthe.com/chatbd/index.html ).
Người hiếm con.
Chữa bệnh tim.
Khỏi hẳn bệnh tim.
Bệnh xuất huyết.
Bệnh nghiện rượu.
Bệnh phổi, bao tử và ruột.
Bệnh sài "uốn ván".
Bệnh máu.
Ðau giây thần kinh.
Qua khỏi những khó khăn.
Khỏi đau cổ, đau tay.
Khỏi đau chân.
Thoát khỏi tai nạn.
Câu chuyện ma.
Chữa bệnh ung thư.
Hình cha Trương Bửu Diệp với sự tích : Chuyện Bức Ảnh Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp đổ máu thấm ướt bức Chân Dung của Ngài.
dienbatn dự định sẽ gặp Cha Biu trước rồi sẽ về mộ cha Diệp dưới Cà Mau sau . Sau khi liên hệ với Đan viện Xi Tô Thánh Mẫu Thiên Phước tại Bãi Dâu, Vũng Tầu, dienbatn được biết cha Biu không còn ở nơi này nữa . Sau rất nhiều cuộc điện thọai , dienbatn biết được cha Biu đang ở Đan viện Phước Sơn tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Khi đến nơi , lại biết rằng cha Biu vừa mới đi khỏi nơi này vài tháng . Phải rất nhiều khó khăn , cuối cùng , dienbatn mới biết được là cha Phan Sinh Biu đã về lại xứ KonTum là quê hương của đức cha . Thế là kế họach lên Tây Nguyên được hình thành trong đầu của dienbatn . Ngày xưa , dienbatn cũng đã có một vài lần lên Tây Nguyên nhưng chỉ là theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa , chưa đi sâu vào các bản của những người dân tộc thiểu số ở vùng này . Nay nhân một công đôi ba việc , dienbatn quyết định sau khi nhập thất xong sẽ cưỡi con ngựa già của mình làm một chuyến Tabà du khảo đất Tây Nguyên . Dự định làm một chuyến điền dã Tây Nguyên là cũng đã mãn nguyện lắm rồi . Không ngờ cái duyên đưa đẩy , khiến cho dienbatn liên tục 2 chuyến lên KonTum ( Chuyến đầu tự lái xe , chuyến sau đi máy bay lên Playcu và đi tiếp Taxi lên Kontum ) và có lẽ còn đi dài dài . Híc , cái số dienbatn là thế , cứ đi đến xứ nào là bị cái duyên đưa đẩy đi cho đến nhẵn đường mới thôi . Trong các chuyến du khảo lần này , dienbatn được sự giúp đỡ rất nhiết tình của đức cha Sở Giáo xứ KON KƠXÂM ( Nay đổi tên thành Kon Mah - Thuộc xã Hà Tây - Huyện Chư Pah - Gia Lai ) - Đó là Linh mục Anton Nguyễn Văn Binh . Đức cha đã tự tay lái chiếc xe Uaz cũ kỹ của mình , vượt núi băng rừng , đưa dienbatn đến những bản làng xa xôi của Tây Nguyên và là người hướng dẫn viên du lịch tuyệt vời nhất mà dienbatn đã gặp . Nhân đây , dienbatn xin tri ân những việc làm của cha giúp dienbatn trong thời gian qua . dienbatn cũng xin cảm ơn đức Mẹ bề trên và các Giá ( sơ ) thuộc Dòng ảnh Phép lạ Kontum đã giúp cho dienbatn nơi ăn , chốn ở và một tình thương bao la trong những ngày vừa qua .
Và như vậy , những cuộc điền dã xứ Tây Nguyên hùng vĩ của dienbatn và các bạn bắt đầu - Nào chúng ta lên đường .
( Xin xem tiếp bài 2 - dienbatn)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét