ĐIỀN DÃ KHẢO SÁT ĐỊA MẠCH TUYÊN QUANG.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013
Tags:

2 nhận xét :

  1. Hòn đá lạ ở đền Hùng

    Mặt trước và sau của hòn đá đặt tại đền Thượng (đền Hùng, Phú Thọ) có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu. Nhiều người đồn thổi, đây là một dạng bùa yểm không tốt.

    Gần đây, dân mạng xôn xao về một hòn đá cao khoảng 50 cm, bề rộng nhất 35 cm, hình cánh buồm đặt trên bệ được gia cố khá đẹp, đặt trong đền Thượng. Mặt trước và sau của hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu. Nhiều người đồn thổi rằng, hòn đá lạ này là một dạng bùa yểm không tốt.

    Hòn đá lạ ở đền Hùng thu hút sự chú ý của người dân. Ảnh: Tiền Phong.
    Hòn đá lạ ở đền Hùng thu hút sự chú ý của người dân. Ảnh: Tiền Phong.
    Sáng 10/4 (tức 1/3 âm lịch) người đi lễ Đền đầu tháng đang vây quanh hòn đá lạ. Người xì xào bàn tán, người chụp ảnh, chạm sờ, người lại thận trọng đứng cách vài mét quan sát hòn đá khá lâu.

    Ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói, hòn đá này do một người tên Khảm ở Hà Nội cung tiến năm 2009, khi di tích tôn tạo, tu sửa. Do đồng ý cho người cung tiến đặt hòn đá lạ này mà ông Nguyễn Văn Khôi (người tiền nhiệm của ông Các) đã phải làm giải trình lên UBND tỉnh Phú Thọ.

    Theo ông Các, hiện chưa thể nhận định viên đá này tốt, hay xấu. Lãnh đạo tỉnh đồng ý sẽ lập hội đồng khoa học để "nghiên cứu" và đưa ra kết luận khoa học cũng như hướng đề xuất xử lý hòn đá lạ sau lễ hội năm nay.

    http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/39/31/hon-da-la.jpg
    Theo Tiền Phong

    Trả lờiXóa
  2. Chào bác Hùng !
    Bác ơi bác lên tiếng đi bác :
    Đền Hùng thờ Quốc Tổ, nơi linh thiêng bậc nhất của người dân Việt Nam, từng bị người phương Bắc đặt một ‘đạo bùa yểm’ chôn dưới nền đất, một quan chức coi giữ khu đền này khẳng định với báo chí trong nước.
    Thông tin này chỉ được tiết lộ sau khi có áp lực từ dư luận đòi giải thích về một phiến đá bí ẩn đặt một cách có chủ đích ngay tại điện thờ của đền Thượng, đền chính trong quần thể Đền Hùng tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
    Ông Nguyễn Tiến Khôi, người trước đây là quản lý cao nhất ở đền Hùng và là người nắm rõ nhất về phiến đá bí ẩn này, giải thích rằng đó thật ra là một đạo bùa để trấn lại bùa yểm của người phương Bắc.
    Bị yểm 600 năm
    Từ đó ông Khôi đã nêu rõ các chi tiết về ‘đạo bùa yểm’ này mà lần đầu tiên được tiết lộ với công chúng.
    Nói trên trang mạng của tờ Tiền Phong và báo mạng Đất Việt, ông Khôi cho biết trong đợt tu sửa đền hồi năm 2009, các công nhân đã phát hiện ‘một viên gạch lạ có in chữ Hán’ lúc tháo dỡ toàn bộ bệ thờ trên đền Thượng.
    Viên gạch lạ này đã được ông Khôi gửi sang cho ông Nguyễn Minh Thông, vốn là đại tá quân đội và hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phương Đông, để nhờ nghiên cứu.
    Trong báo cáo giải trình của ông Thông cho lãnh đạo tỉnh Phú Thọ được báo Tiền Phong dẫn lại thì trung tâm của ông ‘đã hội thảo nhiều lần’ với ‘một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm’ và đi đến kết luận rằng viên gạch là ‘do đạo sỹ của quân Nguyên Mông đem đến đặt từ cuối thời Trần’, tức là tính cho đến nay là hơn 600 năm.
    "Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân. Việc này (đặt đá trấn yểm) đã được các lãnh đạo trung ương, tỉnh đều chứng kiến và biết."
    Nguyễn Tiến Khôi, cựu giám đốc Ban quản lý đền Hùng
    Theo báo cáo này thì ‘Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng’.
    Trên viên gạch có ghi dòng chữ Hán ‘Đánh đổ đức sáng Vua Hùng’ và hiện tại vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng đền Hùng, Đất Việt dẫn lời ông Khôi cho biết

    Trả lờiXóa

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *