SỰ HỒI SINH CỦA MỘT VÙNG ÐẤT BỊ TRẤN YỂM.
( Vì các blog yahoo va mutimedia bị xóa nên dienbatn đưa về lưu trữ ).
Thân gửi các bạn trên Diễn đàn.
Thời gian vừa qua,dienbatn có dịp được đi Tabaha khắp các vùng của Tổ quốc.Đất nước ta thật là đẹp, nhìn theo cảnh vật hay theo con mắt của một Phong thủy sư cũng vậy.Trên đường Thiên lý,dienbatn gặp nhiều chuyện lạ về Phong thủy,xin từ từ kể lại cho các bạn thưởng thức về Non sông - Đất nước của mình .
dienbatn xin kể cho các bạn về một vùng quê bị sự Trấn yểm của Cao biền gần 1.000 năm qua,nay nhờ vận trời thay đổi và Hữu duyên phá được sự Trấn yểm nên hồi sinh cực kỳ mạnh mẽ.Đó là khu vực của làng Liên lý- Xã PHÙ LỖ- HUYÊN SÓC SƠN -HÀ NỘI.Trong bài viết này ,dienbat sử dụng những tư liệu của các vị bô lão Địa phương truyền lại và một số tấm hình chụp trong qua trình đi khảo sát của dienbatn, một số tư liệu nhặt nhạnh qua sách vở đây đó.Nếu có bạn nào có tư liệu bổ xung về vùng đất này xin cùng dienbatn làm rõ mọi việc,dienbatn biết ơn lắm.Bây giờ xin mời các bạn cùng lên đường tới vùng quê đó nhé.
1/VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.
Cách Hà nội hơn ba chục Km về phía Tây Bắc,nếu bạn đi theo đường qua cầu Thăng long hay qua cầu Đuống đều có thể được.Khi đi theo đường cầu Thăng long, gần đến sân bay nội bài,nơi ngã tư , một đường đi Vĩnh phúc,rẽ bên tay phải bạn đi khoảng 7 Km nữa là bạn đã đến địa phận của khu vực của làng Liên lý- Xã PHÙ LỖ- HUYÊN SÓC SƠN -HÀ NỘI.Đây là con đường nằm ngang,cắt hai con đường đi Phú thọ và Thái nguyên.Nhân dân ở nơi đây vẫn còn xã này bằng hai từ nhiều khi lẫn lộn theo âm điệu bản xứ: PHỦ LỖ HAY PHÙ LỖ.Theo thiển ý của dienbatn thì tên gọi là PHÙ LỖ mới có ý nghĩa từ xa xưa.Phù là Bùa,Lỗ là Lỗ ban chăng ???Ngay tên gọi có nói gì đến hiện tượng vùng này bị Cao biền Trấn yểm hơn một ngàn năm qua chăng???.
Trong bài viết này,luận điểm hoàn toàn là suy luận riêng của dienbatn,chưa thể có ý nghĩa quyết định đúng hay sai,rất mong các bạn gần xa có tư liệu nào về vấn đề này hầu làm cho vấn đề được thêm sáng tỏ.
Nếu đi theo đường qua cầu Thăng long, tiếp tục đi các bạn sẽ trở về với cầu Việt trì,Ngã ba sông Bạch hạc,khu di tích ĐỀN HÙNG,và xa hơn chút nữa là dãy núi Tam đảo vô cùng thơ mộng.Nếu bạn đi theo đường Bắc ninh qua cầu Đuống,sau khi đi qua đường rẽ vào Phù lỗ,bạn cứ thẳng đường đi tiếp theo hướng đi Thái nguyên khoảng hai chục Km nữa là bạn đến khu vực núi SÓC SƠN, có ĐỀN GIÓNG tọa lạc.Nơi đây dãy núi SÓC SƠN ẩn dưới mây mờ và chính là nơi mà theo Truyền thuyết Thánh gióng sau khi đánh tan giặc Ân đã bay lên Trời.
Như vậy địa phận của làng Liên lý- Xã PHÙ LỖ- HUYÊN SÓC SƠN -HÀ NỘI nói riêng và cả khu vực Phù lỗ nói chung có địa hình rất đẹp xét về mặt Phong Thủy.Phía trước trung Minh đường có sông Cà lồ,uốn khúc liên tục,ẩn hiện sau những bãi lúa, nương dâu.Dòng sông không hề chẩy xiết mà như lưu luyến ôm lấy cuộc đất này.Chỗ đi qua con đường từ phía cầu Đuống lên có một cây cầu nhỏ và phía bên bờ ngay cạnh cầu là một đền thờ dân địa phương quen gọi là đền thờ Ba Voi vì có ba con Voi xếp hàng ở trước sân.Theo một số cụ bô lão ở địa phương cho biết,đây chính là đền thờ Trương Hống ,Trương Hách,Trương Lừng,Trương Lẫy là những vị danh tướng chống quân Đường dưới thời Cao biền làm Tiết độ sứ. Ngày xưa ,khu vực này là rừng rậm (Người ta còn đào được nhiều thân cây to trong qua trình làm Thủy lợi). Các vị danh Tướng trên ,sau khi đánh trận thất bại đã tử tiết tại bờ sông Cà lồ, sau này nhân dân địa phương lập đền thờ tại đó.
Ngoại Minh đường của khu vực này chính là sông Hồng ,ở phía vòng ngoài.Khu vực này có Huyền vũ là hai dẫy núi hùng vĩ Sóc sơn và Tam đảo bao bọc,như chở che ngàn đời.Sông Cà lồ cũng chính là dòng sông bắt nguồn từ dẫy núi Tam đảo hùng vĩ, từ từ chẩy về xuôi.
2/ KHẢO CỨU HUYỀN SỬ :
Để tìm lại và xác minh những điều các bô lão trong vùng truyền tụng lại,dienbatn chỉ tìm thấy những tài liệu sau đây,nếu có tư liệu nao khác,xin các bạn post lên giùm.
Trong cuốn VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP của LÝ TẾ XUYÊN hồi đầu thế kỷ 14 có bài :KHƯỚC ĐỊCH THIÊN HỰU, TRỢ THUẬN ĐẠI VƯƠNG, UY ĐỊCH DŨNG CẢM, HIỂN THÁNH ĐẠI VƯƠNG như sau :
"Theo sử ký của Đỗ Thiện: Hai Vương là hai anh em một nhà.Xưa Vua Ngô Nam Tấn (951- 965) đi đánh Lý Huy ở Long châu, đóng quân tại cửa sông Phù lan,đêm mộng thấy hai người tướng mạo khôi ngô, ăn mặc lịch sự , đến trước tâu rằng : Bọn giặc cậy sức làm càn đã lâu, chúng tôi xin giúp đức Vua đi đánh. Vua nói :Các ngươi là ai? Đã có lòng giúp nên cho ta biết họ tên.Hai Vương tâu rằng: Chúng tôi là hai anh em, người ở Phù lan, họ Trương, anh tên Hống, em tên Hát, cùng làm tướng cho Vua Triệu Việt Vương. Sau Triệu Việt Vương bị Lý Nam Đế (Phật tử) đánh úp, cướp ngôi.Nam Đế cho người đem lễ mời chúng tôi ra làm quan. Chúng tôi nói: Kẻ trung thần không thờ hai Vua, cũng như người Liệt nữ không lấy hai chồng, huống chi đã bội nghĩa lại muốn khuất phục những người không đổi tiết tháo , sao được. Chúng tôi nói rồi, cùng vào ẩn trong núi Phù long, Nam Đế triệu mãi không được ,tức giận thuê người lùng bắt, biết rằng khó thóat , chúng tôi cùng uống thuốc độc chết.Đức Thượng Đế thương chúng tôi vô tội mà thiệt đời, mới bổ cho chúng tôi làm Long quân phó sứ, tuần hành trên hai chi sông Vũ giang và Lạng giang.Trước đây Tiên Đế đánh trận Bạch đằng, chúng tôi cũng đã theo giúp.Vua Nam Tần thức dậy, liền sai làm tế lễ, khấn rằng : Nếu quả anh Linh giúp ta thắng trận, sẽ lập đền thờ. Hôm sau , Vua tiến binh vây núi Côn Lôn, giặc nhờ thế núi hiểm trở, giữ được vững vàng, đánh mãi không được, quân nhà Vua đến sinh nản chí.Một đêm , Vua lại mộng thấy hai Vương đốc xuất đội Thần binh: Hình dạng kỳ dị, đội ngũ chỉnh tề, họp ở cửa sông Phù lan.Rồi quân người anh từ sông Vũ giang qua sông Như nguyệt, tiến lên đầu sông Phú lương. Quân người em đi ven sông Lạng giang vào sông Nam bình. Vua tỉnh dậy , nói chuyện với các tướng, rồi thúc quân đánh mạnh, quả nhiên trận ấy tòan thắng. Tây Long đã dẹp yên, Vua Nam Tấn sai sứ chia nơi lập Đền thờ cho hai Vương. Phong người anh làm Đại dương giang đô hộ Quốc Thần Vương, đền thờ ở cửa sông Như nguyệt. Phong người em làm Tiểu dương giang Đô hộ Quốc Thần Vương, đền thờ ở cửa sông Nam bình.
Đến đời Vua Lý Nhân Tông (1072- 1127), quân Tống sang xâm lấn, tiến vào trong cõi. Vua sai Thái úy Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm, quân sĩ nghe trong Đền có tiếng Thần ngâm thơ:
Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Rồi quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước.
Năm Trùng hưng thứ nhất, sắc phong Như nguyệt Khước định và Uy địch đại Vương. Năm thứ tư, gia phong Thiện hựu và Dũng cảm.
Coi lại trong VIỆT NAM SỬ LƯỢC của TRẦN TRỌNG KIM có đọan nói về TRIỆU VIỆT VƯƠNG như sau:
TRIỆU VIỆT VƯƠNG (549- 571):Năm Mậu Thìn (548) Lý Nam đế ở trong Khuất liêu phải bệnh mất, sang năm sau TRIỆU QUANG PHỤC ở Dạ trạch được tin ấy bèn xưng là Việt Vương....
...Năm Ất Hợi (555) là năm thứ 7 đời Triệu Việt Vương, Lý thiên Bảo mất, không có con,binh quyền về cả với Lý Phật tử. Đến năm Đinh Sửu (557), Lý Phật tử đem quân chống lại với Triệu Việt Vương. Đánh nhau mấy trận không được, Phật tử mới xin đất giảng hòa, Triệu Việt Vương nghĩ tình họ Lý mới chia đất cho Phật tử.....
...Năm Tân Mão (571 ), Phật tử bất thình lình đem quân đánh Triệu Việt Vương. Triệu Việt Vương thua chạy đến sông Đại nha (nay ở huyện Đại an, Tỉnh Nam định ), nhẩy xuống sông tự vận.
Như vậy theo chính sử và Huyền sử, cũng đã có nói về hai anh em Trương hống, Trương Hách (Hát ?? ), và địa bàn họat động của họ cũng nằm trong vùng Phù lỗ mà ta đang xét.
3/ĐỊA HÌNH THỰC TẾ :
Khu vực này, nếu nhìn toàn cảnh từ trên cao có hình một con Quy,đang bò xuống uống nước sông Cà lồ.Nhiều lần, dienbatn quan sát khu vực này qua cửa kính của máy bay, thấy thật là đẹp.Con sông Cà lồ uốn khúc như một khúc ruột,quanh co chẩy qua những bãi mía,nương dâu,những xóm làng xanh mát.Con Quy có hình dáng thật rõ nét đang như muốn bò xuống sông uống nước.Hai nhánh Thanh Long- Bạch hổ cần phân như muốn ôm lấy cuộc đất quý.Tại Tiểu Minh đường là một cánh đồng lúa xanh ngắt, kéo dài ra sát bờ sông Cà lồ.Làng Liên lý, theo từ trước đến nay hình như được chia ra làm hai phần rõ rệt; Liên lý thượng và hạ,hay trên dưới cũng vậy.Ngày xưa theo hình thế như đã khảo sát, chắc chắn, mặt làng phải quay mặt ra sông Cà lồ.Ngày nay,nhờ có con đường nhựa chạy qua, nên hướng làng đã quay theo chiều ngược lại, tất cả đều quay ra đường cái.Hướng chính của làng ngày xưa là Tọa Bắc Triều Nam, nay có hướng ngược lại.Tại mỗi nửa làng Liên lý ,điều rất thú vị là đều có một ngôi đình làng cổ kính và một ngôi chùa hiện mới được trùng tu hoặc xây lại vài năm gần đây.Làng Liên lý thượng (hay trên),có một ngôi Đình làng có niên đại cách đây cũng vài trăm năm.Đình làng được xây dựng theo hướng Tọa Bắc Triều Nam. Theo tấm bia đá còn lại thì Đình làng Liên lý được xây dựng vào ngày 29 tháng mười năm Canh tý - Niên hiệu Cảnh hưng 41-1780.Thường thường hàng năm cúng giỗ Tổ vào ngày 7/7 âm lịch.Sau nhiều lần trùng tu,hiện nay Đình chỉ có hai căn Chánh Điện và Hậu cung Đình.Hình dáng của Đình theo dạng năm gian,có bậc Tam cấp đằng trước, với những cánh én cong vút.Đây cũng là một dạng đặc trưng cho Đình của miền Bắc.
Cũng theo các cụ truyền tụng lại,phần nửa làng này về Văn hóa, học hành và trong cách cư sử với nhau có vẻ VĂN hơn.dienbatn có được ngồi nói chuyện với một số người trong làng, mặc dù cơn sốt bán đất đang phát triển rất mạnh trong vùng , nhưng những người Nông dân ở đây vẫn giữ được mảnh đất Cha Ông để lại,vẫn chăm chỉ cấy cầy và đối sử với nhau theo phong tục xưa.Phần làng này có ngôi Chùa tên là KIM LIÊN TỰ (Xem hình số 2 ).Kim liên tự là một ngôi Chùa cũng có vài trăm năm Lịch sử .Chùa cũng có hướng Tọa Bắc Triều Nam.Khoảng vài chục năm gần đây ,Chùa hầu như bị bỏ hoang phế vì không có Sư trụ trì,chủ yếu là do nhân dân Địa phương tự động coi giữ.Tới năm vừa rồi, mới có một vị Sư về làm Trụ trì và tiến hành sửa chữa,nâng cấp cho Kim liên tự.Ngày dienbatn về Khảo sát, làng đang sửa chữa lại Chùa, làm lễ Hô Thần nhập Tượng cho một số pho tượng ở Chính Điện.Hiện nay Kim liên tự còn một bia đá ghi lại quá trình xây dựng Chùa, nhưng thật tiếc vì dienbatn không có thời gian chép lại.
Phần làng Liên lý hạ là phần đất từ con đường quốc lộ từ cầu Đuống đi Thái nguyên vào tới giữa làng.Dải phân cách hai phần làng này chính là Trung tâm của một Trận đồ Trấn yểm theo đánh gía của dienbatn là có từ thời Cao biền của nhà Đường.Việc này sẽ trình bày ở phần sau.Phần làng này ,điều đáng ngạc nhiên là cũng có một ngôi Đình làng và một ngôi Chùa cũng mới xây dựng và tôn tạo lại.(Hình số 4 là hình ngôi Chùa của Liên lý hạ và hình số 11 là hình ngôi đình làng ).Một điều cũng cần nhận định lại là ,thông thường các làng quê của miền Bắc, mỗi làng thường chỉ có một ngôi đình làng và thường cũng chỉ có một ngôi chùa. Như làng Liên lý hiện nay có tới hai ngôi Đình và hai Chùa, như vậy phải chăng trước kia là hai làng riêng biệt ???
Ta cũng cần chú ý là tất cả các ngôi Đình và ngôi Chùa đều có hướng Tọa Bắc Triều nam.Phần Liên lý hạ có vẻ phát triển về Kinh tế mạnh hơn phần trên, gần đây do cơn sốt đất xây dựng nên người ta cũng thi nhau bán đất và kết quả là những dãy phố mới liên tục được mọc lên. Tất nhiên ai cũng phải hiểu rằng: Một khi những đồng tiền như tự trên Trời rơi xuống đó,ồ ạt đổ vào một miền quê từ xưa rất nghèo thì những hậu quả kèm theo của nó thật vô cùng khôn lường.Nhiều tệ nạn và sự phân hóa của tình làng , nghĩa xóm là lẽ đương nhiên.
CHÚ THÍCH:
Hình số 10 là khúc sông Cà lồ chậm dãi chẩy cạnh làng Liên lý và nơi đây cũng rất gần Đền Ba Voi.
Hình số 7- 8- 9 là những đọan sông đào dài khỏang hơn chục Km, tương truyền là do người Trung quốc bắt người Việt đào để cắt nhánh Thanh long của Long mạch -Thời Cao biền.
Các bạn hãy nhìn vào lược đồ của cả khu vực mà dienbatn vẽ phác, tuy không đúng lắm về kích thước thực tế, nhưng nó có thể phần nào hiểu được tầm quan trọng của Long mạch vùng này và âm mưu vô cùng thâm độc của những người thực hiện Trấn yểm nó. CHÚ THÍCH :Hình 1 là hình CHÙA BA VOI .Các bạn có thấy ba con voi chổng mông ra đường không ? Nay hoang phế hoang tàn theo thời gian,bên cạnh là Lô cốt của Pháp còn sót lại.
Chùa tên là KIM LIÊN TỰ .
Đình làng Liên lý được xây dựng vào ngày 29 tháng mười năm Canh tý - Niên hiệu Cảnh hưng 41-1780.
Hình số 4 là hình ngôi Chùa của Liên lý hạ .
Tấm bia đá của Kim liên tự .
Hình số 7- 8 là những đọan sông đào dài khỏang hơn chục Km, tương truyền là do người Trung quốc bắt người Việt đào để cắt nhánh Thanh long của Long mạch -Thời Cao biền.
Hình số 10 là khúc sông Cà lồ chậm dãi chẩy cạnh làng Liên lý và nơi đây cũng rất gần Đền Ba Voi.
Tại phía Thanh long của cuộc đất,cách đây gần 1.000 năm , người Trung quốc đã cho đào một con sông, khởi đầu từ trước cửa Đền ba Voi và kéo dài hơn mười cây số.Con sông Đào này,cắt ngang nhánh Thanh long và các bạn cũng nhớ lại rằng Thanh long thuộc Dương và là đại diện của Nam nhân.
KHẢO SÁT PHONG THỦY CỦA TÒAN VÙNG ĐẤT.
Như các bạn đã thấy trên lược đồ, khu vực này có Minh đường là cả một vùng đất rộng lớn tiếp giáp với Kinh thành Thăng long.Trong địa phận Minh đường này có hai con sông lớn chẩy qua là sông Hồng và sông Cà lồ.Huyền vũ của cả khu vực có hai dãy núi hùng vĩ là Tam đảo và Sóc sơn như một bức tường thành án ngữ.Hai nhánh Thanh long- Bạch hổ là hai dải đất cân phân như muốn ôm lấy tòan bộ khu vực.Tòan bộ cuộc đất này có dáng một con Quy (Rùa khổng lồ ),đang muốn bò xuống sông Cà lồ.Khi đứng trên địa hình của khu vực, người ta có thể thấy rất rõ đường đi của một Long mạch lớn và theo đánh gíá của dienbatn thì Khí của Long mạch này vẫn còn rất mạnh.
Các hình 13- 14- 15 là hình chụp các đọan của Long mạch này. Rất tiếc là dienbatn không chụp được tấm hình của cả khu vực từ trên may bay.Nếu bạn nào đi máy bay từ Hà nội vào TP.HỒ CHÍ MINH thì khi máy bay bắt đầu lấy độ cao, sẽ nhìn thấy một dòng sông uốn lượn như một đọan ruột, đó chính là khúc sông Cà lồ chẩy ngang qua làng Liên lý.
Như vậy xét về toàn cảnh thì cuộc đất này có một tầm quan trọng rất lớn về phương diện Phong thủy. Nơi đây là một vùng tập trung Linh khí của dãy Tam đảo, Sóc sơn là những vùng đất Linh thiêng , có quan hệ tới các Thế Đại Hùng Vương ngày xưa. Các Truyền thuyết về Thần Tản viên,Sự tích Thánh gióng đều nằm trong khu vực này. Mặt khác, hai con sông lớn là sông Hồng và sông Cà lồ cũng chứa đựng những sự Linh thiêng. Nếu chỉ xét đơn thuần về Phong thủy theo các Trường phái Loan đầu,Huyền không ...thì khu vực này có chất chứa những Huyệt vị phát Đế Vương,Công Hầu, Khanh tướng...Nhưng thực sự, cho tới tận gần đây, khu vực này vẫn còn là một vùng quê rất nghèo khổ, Kinh tế chậm phát triển, đời sống còn lạc hậu và rất ít người làm nên những địa vị lớn.Mặt khác ta cũng để ý rằng : Nhánh Thanh long, bao gồm cả con đường từ Đông anh đi Phù lỗ, Thái nguyên có từ rất lâu rồi, nhưng sự phát triển của những vùng quê nó đi qua hầu như không đáng kể, so với nhánh Bạch hổ là vùng đất bao gồm cả con đường từ Hà nội, qua cầu Thăng long, Nội bài,Phú thọ mới được xây dựng sau này??
Đi tìm câu trả lời đó, dienbatn phát hiện được những điều thú vị như sau :
Như đã trình bày ở phần trên, Long mạch này rất lớn và có nhiều Linh khí hội tụ. Các bạn cũng nên nhớ rằng, khu vực này rất gần Thành Ốc - Cổ loa là nơi đã phát tích hai lần làm Kinh thành, Thủ đô của nước Việt; Đó là Thành ốc của Vua Thục Phán và Thủ đô ngước Việt Thời Ngô Quyền.
Nhằm Trấn yểm Long mạch lớn này, nơi có thể phát tích những vị Chân đế, Người Tàu đã thực hiện một cuộc Trấn yểm với một quy mô lớn và rất công phu.Trước hết,họ cho đào một con sông, cắt ngang nhánh Thanh long của cuộc đất, nhằm triệt hạ Dương khí,tức là làm cho đàn ông trong khu vực này không thể ngóc đầu lên được.Con sông đào đó ngày nay vẫn còn ,các bạn có thể tham khảo hình chụp của dienbatn ở phần trên.Mặt khác, người Tầu đã thực hiện một Trận đồ Trấn yểm ngay tại trung tâm của Long Huyệt là khu vực làng Liên lý đang trình bày.
Xét lại các Truyền thuyết còn truyền lại được, dienbatn tìm thấy một trường hợp tương tự (Hay chính là chuyện về vùng đất này, dienbatn chưa có điều kiện để thẩm tra lại).
Trong cuốn DƯ CÔNG TIỆP KÝ của Vũ Phương Đề, soạn vào năm Cảnh hưng 16 (1755)- Các bạn cũng nhớ lại là đây chính là năm lập Đình làng Liên lý (Xem phần trên ) có một Truyền thuyết như sau:"TRẦN TRIỀU TỔ MỘ KÝ :Tiên tổ nhà Trần ở xã Tức mặc, Huyện Mỹ lộc,đời đời làm nghề đánh cá, một dải trường giang ở phía Nam, đâu cũng là nhà.
Bấy giờ có một thầy Địa lý Trung quốc sang nước ta xem đất.Chú theo Long mạch từ núi Tam đảo đi xuống, qua Thăng long, Cổ Bi đến các xã Kệ châu và Cao xá thuộc huyện Kim Động, thấy có nhiều đống đất hoàn tụ, bèn cười nói rằng :
Đây là chỗ đóng quân và nấu cơm.
Đến xã Phượng trà huyện Nam xương không thấy vết tích đâu nữa, chú ngắm một hồi lâu rồi nói:
Nước sông chẩy mạnh, có lẽ nào Huyệt lại ẩn tàng dưới lòng sông.
Chú bèn sang Đông đi đến xã Hà liễu, huyện Ngự Thiên, thấy các ngọn núi đều đứng thẳng, liền lấy tay chỉ và cười nói rằng:
Chỗ cất đầu lên ở đây, trốn tránh ta thế nào được.
Chú tìm đến chỗ phát tích tại xã Nhật cảo và tìm chỗ kết cục tại xã Thái đường ,mới hạ La bàn để xem xét và cứ say mê ,quanh quẩn mãi ở đấy không đi được.
Chợt có Nguyễn Cố người xã Tây vệ đến đấy, hỏi Khách rằng:
Ông lưu ý ở chỗ này có Huyệt tốt phải không ?
Khách ngửa mặt lên cười nói :
Không ngờ ở nơi bình địa mà lại có đất Đế Vương.Đáng chê là các thầy Địa lý đời nay, không thầy nào có nhãn lực.
Nguyễn Cố nói:
Nếu quả là đất Đế Vương, xin ông cho tôi.Ông muốn được lễ tạ bao nhiêu, tôi cũng xin nộp đủ.
Khách nói:
Nhà ông có Phúc may mới được gặp tôi thì tôi cho ông.Nhưng sau khi táng rồi, ông phải trả cho tôi ngay 100 quan tiền, và về sau lấy được nước, ông phải chia cho tôi một nửa.
Nguyễn Cố xin vâng lời, rồi đem mộ Tổ táng vào chỗ ấy.Khách sợ Cố phản trắc, bèn bảo:
Táng xong tất có điềm lành. Nhưng trong hạn 100 ngày, thỉnh thoảng phải đến thăm nom.Nếu sau cơn mưa gió,sấm,sét thấy có sự lạ, thì lành ít dữ nhiều, phải táng đi chỗ khác ngay.
Nguyễn Cố vừa đem mả Tổ Tiên táng vào nơi ấy được ba ngày, đến nửa đêm tự nhiên có một tiếng sấm rất to, làm kinh động nhân dân và súc vật ở vùng ấy.Sáng hôm sau đi xem, thì thấy ở các xã Đặng xá, Tây vê và Thái đường có nhiều hòn đá nhô lên, gọi là đá tai mèo, nơi nào cũng có.Những hòn đá đó đến nay vẫn còn.
Nguyễn Có biết là được đất rồi, lấy làm mừng rỡ.Vợ Cố bảo rằng :
Ngôi đất ấy dầu cho là phát phúc, nhưng hiện nay làm thế nào mà lo được một trăm quan tiền.Vả lại chia đôi Thiên hạ thì còn được bao nhiêu?
Cố thấy vợ nói thế thì định bụng không tạ lễ cho chú Khách nữa.Khi Khách đến hỏi, Cố hẹn mấy ngày sẽ trả.Đến hẹn, Khách tới nhà, Cố liền bắt trói và đang đêm đem vất xuống sông.Vất xong vội vàng chạy về.Nguyên chỗ Cố vất Khách xuống là một bãi phù sa, nước thủy triều lên ngập cả bãi.Sau khi vất Khách xuống, nước triều rút lui, bãi phơi khô, Khách nằm lại trên bãi.
Chợt có chiếc thuyền đánh cá của họ Trần đi qua đấy, nghe có tiếng người hô hoán, vội tới cứu mang lên thuyền, rồi cởi trói cho Khách và hỏi duyên cớ.Khách đem đầu đuôi sự việc này kể cho họ Trần nghe và nói thêm rằng:
Nhờ ông mà tôi sống lại được. Tôi xin đem cuộc đất này biếu ông để tạ ơn.
Người họ Trần nói :
Ngôi đất ấy Nguyễn Cố đã táng rồi còn làm được gì nữa.
Khách nói: Tôi đã tính trước, ngôi đất đó thế nào nhà ông cũng được.
Người họ Trần bèn lưu chú Khách ở lại trong thuyền, không để lộ chuyện cho người ngoài biết. Khách bảo người họ Trần lấy đồng đỏ đúc lưỡi tầm sét và lấy cây vang nấu nước để dùng.
Một đêm mưa to , gió lớn và luôn có sét đánh. Đến khi tạnh mưa, Khách và người họ Trần đem lưỡi Tầm sét đến cắm ở mộ Tổ của Nguyễn Cố, xuyên thủng đến quan tài, rồi lấy nước vang tưới vào mộ. Sáng hôm sau, Nguyễn Cố ra thăm, cho là mộ bị sét đánh, có máu chẩy ra, vội vàng rời mộ đi chỗ khác. Khách nhân bèn đem mộ Tổ nhà họ Trần táng vào đó.
Ngôi đất này phía trước trông ra ngã ba sông Cái ( Thuộc xã Hữu Bị- Huyện Mỹ Lộc- Tục gọi là Cửa Vàng);phía sau gối vào Đền Voi phục, lâu đài và cờ gươm bài trí hai bên. Huyệt ở "Thổ phúc tàng Kim" (Trong đất giấu vàng), Tọa Càn hướng Tốn. Táng xong, Khách phê rằng:
"Phần đại yên hoa đối diện sinh", hẳn lấy được Thiên hạ.
Người họ Trần nói:
Nếu được như lời ông nói, tôi xin chia cho ông một nửa Dân tộc.
Khách nói:
Không cần phải làm như thế. Nhà ông hưởng nước, chỉ cần đời đời tư cấp cho nhà tôi đủ ăn, đủ mặc thôi.
Người họ Trần hứa sẽ ghi lòng tạc dạ. Rồi làm tờ giấy giao ước, mỗi bên giữ một bản lại làm tin.
Lại nói chú Khách vốn là người có tâm cơ trí lực. Chú làm hai bản Sấm thư để lại cho con cháu và dặn :
Nếu sau này họ Trần vẫn đối đãi tử tế thì bảo thực cho họ biết. Nếu họ bội ước thì nên như thế, như thế...
Khách lại bảo họ Trần rằng:
Tôi đã để lại một phép, có thể làm cho nhà ông trị vì được lâu dài hơn. Phép ấy là gì, thì sau này sẽ bảo cho ông biết.
Họ Trần vô cùng cảm tạ.
Trần Thừa là cháu ba đời, năm Diên phúc thứ 8 (1218) triều Lý, sinh ra Trần Cảnh, mũi cao ,mặt Rồng, được Chiêu Hoàng ngường ngôi cho, làm Vua Thái Tông.
Ban đầu, khi con cháu chú Khách ở Trung quốc sang, các Vua Trần đều tặng tống rất hậu. Nhưng đến cuối đời thì đối đãi kém tử tế. Một người cháu của chú Khách sang nói với Vua Trần:
Tiên Tổ Hạ thần có để lại một bản Sấm thư, dặn đến năm nay thì đem sang đệ trình quý Quốc.
Vua Trần xem Sấm thư thấy nói: "Ngôi mộ phát tích ở Thái đường nay sắp hết thịnh, cần phải khơi thông thủy đạo, thì mới giữ được lâu dài ".
Vua Trần tin lời nói đó, bèn chiếu theo họa đồ ở Sấm thư đào một thủy đạo từ sông Cái , xã Phú xuân đi vào, quanh đến xã Thái đường. Không ngờ đào đứt Long mạch, họ Trần bèn suy, rồi bị Xích Thủy hầu (Hồ Quý Ly ) soán đoạt.Xét họ Trần trị vì được từng ấy năm là do ở mệnh Trời chứ sức người làm thế nào được."
Nguyên chú: Con sông đào ấy ngày nay vẫn để lại dấu vết.
Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng, con sông đào này (do ai và vì lý do gì ? ),đã cắt ngang nhánh Thanh long của cuộc đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của những người đàn ông trong khu vực .Mặc dù về hình thái của Loan đầu rất đẹp, là nơi có thể kết một số Huyệt vị quan trọng, nhưng do sự chia cắt của con sông đào, khu vực này không thể phát triển được so với nhánh Bạch hổ đối diện , và từ xưa không thấy có ai trong khu vực này có thể lập Đế nghiệp được cả.Đó là một vấn đề chúng ta cần suy nghĩ.
TRẬN ĐỒ TRẤN YỂM.
Từ xưa tới nay, chúng ta thường được nghe phong phanh có những trận đồ Trấn yểm những vùng đất.Trong việc Trấn yểm, thường có hai chiều âm dương đối nghịch nhau là: Một chiều, Trấn yểm cho vùng đó không phát triển được, hay nói cách khác là có tác dụng phá hoại những Long mạch hay những Huyệt vị có thể phát Đế nghiệp,không thể tạo thành những Thành phố ,Tỉnh lỵ đô hội.Một chiều ,cũng dùng phép Trấn yểm để bảo vệ hoặc phát triển một Long mạch hay Huyệt vị, giữ cho nó được bình yên,thậm chí Xí chỗ trước, không cho phép người khác sử dụng nó, thuật đó gọi là thuật Xích long.
Theo những câu chuyện còn truyền lại trong Lịch sử, nguồn gốc của việc lập Trận đồ Trấn yểm có từ rất xa xưa.Chắc các bạn còn nhớ Thạch trận của Khổng Minh trong Tam Quốc diễn nghĩa ,được thiết lập bên bờ của một con sông.Hoặc như những truyền thuyết về Cao biền lập những Trận đồ mà dienbatn đã có dịp trình bày với các bạn trong bài PHONG THỦY: HIỆN TƯỢNG TRẤN YỂM TRÊN SÔNG TÔ LỊCH...Hay những dạng Trận đồ Trấn yểm mà dienbatn đã có dịp trình bày trong bài NHỮNG CUỘC HÀNH HÓA GIẢI KHAI HUYỆT ĐẠO THỜI NAY.
Trong thực tế ngày nay, dienbatn có dịp thấy một Trận đồ Trấn yểm dạng đơn giản của một người bạn tên Khiêm, thực hiện tại phòng ngủ của mình, khi dienbatn ngủ trên chiếc giường trong phòng ngủ đó, lập tức Trận đồ chuyển đông xoay tít.dienbatn cũng đã nhiều lần thực hiện những Trận đồ Trấn yểm với quy mô nhỏ, dùng để Trấn Trạch, hóa gỉai những cái xấu trong một căn nhà và kết quả đạt được rất tốt đẹp. Các bạn coi hình 21 là hình một Trận đồ Trấn yểm Dương trạch do dienbatn thực hiện để hóa giải những cái xấu của Dương trạch.
dienbatn xin phép đăng bức thư của Ngọc Châu gửi cho dienbatn vì xét thấy có những tư liệu có liên quan đến bài viết.
"Cháu không rõ đã đọc ở trong cuốn Phong tục Việt Nam hay Thành Hoàng Việt Nam có nói sự tích một bà phi ( ko rõ thời nào, hic)được vua rất cưng chiều, quê ở Phù Lỗ.Quê bà ta thời đó vốn có rất nhiều người làm quan tưóc.Rồi vì bà này có gây hiềm khích gì đó với cụ Tả Ao nên cụ tâu vua viện cớ đào sông cho bà phi về chơi quê mà phá mất long mạch.Từ đó nơi này mới suy.Ngay thời Pháp thuộc, Pháp cũng xây cái Lô cốt tại một vị trí mà phong thuỷ rất tốt, quân mình đánh không lần nào chiếm được, sau này là do họ tự rút.
Phù Lỗ cách nhà cháu hiện tại chỉ chừng 6, 7 cây, còn rất gần ngôi nhà hồi bé của cháu.
Bác Dienbatn có để ý con sông Hoàng thuộc huyện Đông Anh không ạ, nghe các cụ kể con sông đó trưóc kia khí cũng rất vượng, là con sông bao quanh thành Cổ Loa.Ngày nay dấu tích còn lại của nó là Đầm Vân trì, mà đường cao tốc Bắc Thăng Long, Nội Bài cũng đi qua.
Nếu nói về truyền thuyết Thánh Gióng, ở làng cháu các cụ còn truyền lại câu " Gióng còn một quả bầu khô,
Dành cho con út Đông Dồ ta đây "
Hiện tại ở xã cháu, bên cạnh đường cao tốc có một nơi, không biết có gọi là đền thờ đưọc không, tương truyền trưóc kia Thánh Gióng nghỉ ngơi trưóc khi bay lên trời.Làng Nam Hồng này trong KCCP có phong trào kháng chiến rất mạnh, là nơi lập địa đạo chống Pháp ( theo cháu biết thì chỉ có Củ Chi và Nam Hồng có địa đạo thôi).Sau khi đào địa đạo thì cắt mất long mạch nhà cụ cháu, nên dòng họ nhà cháu cũng suy vong.Vốn trưóc nhà cụ của cháu toạ trên một con gò rất cao to, là nơi cao nhất ở xã, nên cụ ông lúc đó cũng quyền tước lớn cả trong chính quyền phong kiến cũng như chính quyền cách mạng.Con trai của cụ cũng làm tới một chức vụ cao trong Đ*ng thời đó.Nhưng đào xong địa đạo, đưọc đâu vài năm tan cửa nát nhà, ngày nay cũng không còn phát gì đặc biệt nữa, tuy vẫn có truyền thống hiếu học
Sau KCCP, một ngôi chùa rất lớn của làng cũng bị phá.
Nhân bác nói chuyện về Phù Lỗ gần quê cháu, cháu cũng kể vài chuyện , mong là có chút lí thú với bác.Chuyện của bác hay quá".
NGỌC CHÂU.
Ngọc Châu cung cấp thêm một tư liệu sau:
"Bác ơi dằng trưóc mặt của Phủ Lỗ, bên đường 23B một bên là làng Lương Nỗ khét tiếng tệ nạn, nghiện hút của huyện Đông Anh, bên kia có 2 làng Nhạn Tái và Kim Con, tương truyền trai gái ở đó ghê gớm trộm cướp lắm( có cau Trai Nhạn Tái, gái Kim Con).
Lô cốt Pháp ở PL mấy lần CT phá hoại bom đạn đều ko đến dù xung quanh bị bom nhiều ( 1964-1972) "
Xin tiếp tục câu chuyện .
Tại vùng giáp gianh hai phần làng thượng và hạ, người ta phát hiện ra một trận đồ Trấn yểm Long mạch có quy mô rất lớn.Các bạn hãy nhìn những cây cột đá đã được đào lên ở trên và thấy hình dạng rất lỳ dị của nó. Lúc đầu dienbatn cứ tưởng nó là những cây cột hay có thể là một dạng Linga- iuni của chủ nghĩa Phồn thực.Nhưng khi xét kỹ ,dienbatn nhận thấy nó không phải là những dạng đó, mà là một phần của một dụng cụ Trấn yểm rất công phu. Cụ thể hai cây cột đá đó là hai cây cắm trên lưng một con Rùa đá. Khu vực đào được nằm đúng tâm của Trận đồ Trấn yểm. Xin được nói thêm về Trận đồ này một chút. Tại góc Đông Nam của Trận đồ Trấn yểm, cách đây không lâu, người ta đã đào được một hũ sành, trong đó có Vàng,Bạc, những đồng tiền cổ...dienbatn chỉ biết phong phanh, trọng lượng của những vật đó nặng khoảng 20 Kg.Tất nhiên khi đào được cổ vật người ta thường phải tìm cách dấu diếm vì sợ bị thu. Tuy nhiên có một sự việc cần nói là, người đào được hũ vàng đó lấy tiền xây nhà chỉ một thời gian ngắn sau đã bị chết, bỏ lại vơ góa, con côi. Nhưng người cùng làng đều nhận xét ,ngày xưa người vợ của nhà đó rất chăm chạy chợ, nhưng từ khi đào được vàng thì không thấy chạy chợ nữa và gia đình sống rất sung túc.
Theo nhận xét của dienbatn thì khu vực Trận đồ này, còn tới 8 hũ như vậy nữa và tại trung tâm của Trận đồ là hũ lớn nhất, nằm dưới một con Rùa bằng đá.Tuy nhiên, khi viết ra những điều này, dienbatn cũng có một KHUYẾN CÁO :NẾU BẠN KHÔNG CÓ HIỂU BIẾT VỀ HUYỀN MÔN, XIN CÁC BẠN ĐỪNG BAO GIỜ CÓ Ý ĐỊNH ĐÀO NHỮNG HŨ ĐÓ LÊN VÌ HẬU QUẢ LÀ SỰ CHẾT ĐI LIỀN KỀ. Tấm gương cụ thể là người đã đi trước. Thuật Huyền môn, khi muốn đào lên phải có một số biện pháp hóa giải nhất định.Xin các bạn cẩn thận.
Các hình 22, 23 ,24 là khi vực nằm trong Trận đồ Trấn yểm, các bạn lưu ý, cái ao trong hình 22 chính là tâm của trận đồ và sau nhà ở hình 23 ,người ta đã đào được hũ vàng.
Tại khu vực nghĩa địa ( Hình số 13),có một ngôi mộ kết vào thời điểm hiện nay.Trong đêm tối, vào khoảng giờ Tý, Huyệt phát sáng rất mạnh.Huyệt vị này sáng đến mức, không chỉ những người có khả năng cảm xạ thấy được mà ngay cả người bình thường cũng có thể nhận biết.Độ sáng của Huyệt phát lên, tương tự như ánh sáng của ngọn đèn 75 W, chiếu rất mạnh lên nền Trời. dienbatn đă cùng với một người bạn, chủ một trang trại trong vùng này, quan sát rất lâu. Tìm hiểu thì được biết, Huyệt mộ này là của một gia đình có khá đông anh em trai và hiện nay họ là những người rất giầu có trong khu vực.Nhiều người có ý định chôn cất người nhà gần khu vực đó, song đều gặp sự phản ứng rất mạnh của anh em trong gia đình nọ.
Ngay tại vùng trung tâm Trận đồ trấn yểm, ngày xưa có một cái miếu rất Linh thiêng, thường là những người đến cúng vái, xin cái gì cũng được Linh nghiệm. Sau này, chính quyền thấy dân khắp nơi đổ về cúng vái quá đông nên đă cho phá bỏ cái miếu thiêng đó.Sau này, dân địa phương lén làm lại một cái miếu nhỏ xíu trên nền của miếu cũ và ngay cả cái miếu này hiện tại cũng rất Linh ứng. dienbatn nghe một câu chuyện kể lại rằng: Vì Miếu xây khá cao so với mặt đất, có một người có tâm đă đem 200 viên gạch xếp ở cửa miếu làm bậc cho bà con đứng lên bày đồ cúng. Một gia đìnhtrong làng, tuy rất khá giả, nhưng vì tham nên đă nhân lúc nửa đêm, đến miếu, trộm những viên gạch đó mang về. Kết quả, chỉ vài tháng sau gia đình ́đó lụn bại thấy rõ. Hiện nay chỉ có một người dám làm nhà ở cạnh miếu để trông đầm cá trước miếu, anh này cũng là một người không biết sợ ai, nhưng cũng đă một vài lần được Thần miếu linh hiển làm cho sợ toát mồ hôi. Được cái cả hai vợ chồng anh này đều có tâm cúng tế nên có lẽ vậy mà được "chung sống Hoà bình".
Hình dưới đây là cái đầm nuôi cá, miếu bị khuất sau căn nhà nhỏ xíu của người coi đầm.
Dienbantn thân mến!
Cái này không đùa chút nào.Dienbantn viết:
Tại góc Đông Nam của Trận đồ Trấn yểm, cách đây không lâu, người ta đă đào được một hũ sành, trong đó có Vàng,Bạc, những đồng tiền cổ...dienbatn chỉ biết phong phanh, trọng lượng của những vật đó nặng khoảng 20 Kg.
Góc Đông Nam theo Hà Đồ có độ số 2 (Theo Lạc Thư có độ số 4). Con số này tương đương trọng lượng 20 kg kim loại t́m được ở góc Đông Nam. Nếu bạn t́m được những vật có độ số tương đương (Kích thước và trọng lương) với Hà Đồ ở các phương vị tương ứng th́ ko chắc là Cao Biền trấn yểm đâu. Nếu như vậy th́ truyền thuyết của Ngọc Châu sẽ hợp lư và nên tím theo hướng này.
Chúc bạn thành công.
Thiên Sứ
Xin cảm ơn Thiên sứ đă có ư kiến đóng góp. dienbatn hiểu ý của Thiên sứ là khi Trấn yểm góc Đông Bắc mà trọng lượng của hũ Trấn yểm là 20 Kg, ứng với số 2 là của cung Khôn, và theo sách của người Hoa hạ thì độ số cung Khôn nằm ở góc Tây Nam chứ không phải là Đông Nam như thực tế. Điều đó chứng tỏ Trận đồ Trấn yểm này là của người Việt và ĐĂ ĐỔI CHỖ HAI CUNG KHÔN VÀ TỐN.Mặt khác ,theo ý Thiên Sứ thì người ta Trấn yểm theo độ số của từng cung, ví dụ: Phương Bắc 10 Kg, Phương Nam 70 Kg...
Đó cũng là một khả năng, nhưng dienbatn trong quá trình khảo sát, cảm nhận được Trận đồ Trấn yểm này là của Cao Biền.Ta thử phân tích những hiện tượng trên như sau:
Trước hết nói về Cao Biền.Cao biền làm Tiết độ sứ của nước Việt vào thời nhà Đường, là một vị Tướng tài giỏi và là một nhà ứng dụng Phong thủy cực giỏi, một Pháp sư danh tiếng. Tuy nhiên, nếu xét về Lịch sử phát triển của khoa Phong thủy theo những cuốn sách của người Hoa truyền lại, ta chẳng hề nghe một từ nào về Cao Biền cả. Rất nhiều sách, nói chi tiết, tỷ mỉ về thân thế, cuộc đời của các Phong thủy sư Trung quốc, cũng không có trang nào nói về Cao biền. Hiện nay sách của Cao Biền còn truyền lại chỉ có hai cuốn là :CAO BIỀN TẤU THƯ ĐỊA LÝ KIỂU TỰ và một cuốn dienbatn mới sưu tầm được là cuốn CAO VƯƠNG ĐỊA LÝ THÂN TRUYỀN.Ta hăy nhìn nhận một sự thật là sau những đợt Trấn yểm cực kỳ khốc liệt của Cao Biền với các Long mạch của đất Việt thì sau đó nước Việt rơi vào 1.000 năm Bắc thuộc. Ở đây có sự trùng hợp hay vô tình chăng ?
Ngày xưa, đường xá xa xôi ,hiểm trở, mà Cao Biền Trấn yểm được những Long mạch suốt từ Bắc- Trung- Nam. Đó quả thật là một cuộc chiến tranh Tâm linh và Phong thủy vô cùng tàn khốc.
Khi Cao Biền Trấn yểm, ta thấy còn lộ rõ vẻ yếu kém,do thuật Phong thủy không phải của người Hoa hạ, mà thực chất là của người Việt. Do đó có những sự sai lầm về độ số của các cung Trấn yểm, ví dụ như cung Ly- Đoài mà dienbatn đă có dịp trình bày trong bài HIỆN TƯỢNG TRẤN YỂM TRÊN SÔNG TÔ LỊCH- PHÍA CỬA TÂY LA THÀNH.Ta cũng phải nhìn nhận rằng, Cao Biền là một người ứng dụng thuật Phong thủy cực kỳ giỏi, nhưng sự sai lầm của Cao Biền xuất phát từ bản thân Lý thuyết về Phong thủy của người Hoa hạ, bởi vì cái gốc của Lý thuyết đó, người Việt vẫn đang nắm giữ. Theo các tư liệu mà dienbatn sưu tập được, Cao Biền khi Trấn yểm Long mạch thường theo Trận đồ Bát môn và thường dùng 5 thứ Kim loại để Trấn yểm. Điểm sơ qua những trận đồ Trấn yểm đó như tại núi Tản Viên (Cao Biền đă dùng tới hàng ngàn cái hũ như vậy); Trận đồ Trấn yểm Đền Bạch Mă, Cao Biền cũng sử dụng tới hàng tấn Vàng,bạc, đồng ,chì...Trong Trận đồ Trấn yểm tại Phù lỗ, ta cũng thấy bóng dáng kiểu Trận đồ Trấn yểm mà Cao Biền vẫn hay dùng.
Theo ý kiến của Ngọc Châu và Thiên Sứ, sự tích đó là sự Trấn yểm của Tả Ao- tức là Trận đồ Trấn yểm này là của người Việt.dienbatn chưa có tư liệu nào về các việc Trấn yểm của Tả Ao cả, và cũng chưa nghe nói Tả Ao có Trấn yểm những vùng khác nữa không. Lý do và mục đích ǵì ?
Nếu bạn nào có tư liệu có liên quan, xin post lên để chúng ta rộng đường bàn luận. dienbatn xin vô cùng cảm ơn.
Trong đợt ra Bắc lần này, dienbatn tìm thêm được một số tư liệu, xin đính chính và bổ xung một số vấn đề sau:
1/Hình số 4 và 11 là hình của Chùa Vạn phúc và Đình làng Đoài- Phủ lỗ. Làng Đoài là làng nằm cạnh làng Liên lý hạ, kéo ra tới con đường đi Thái nguyên.Trước kia làng Đoài có 6 thôn, và là làng đứng đầu 9 Tổng 52 xă của Phù lỗ.Bản thân khu vực này ngày xưa còn có một cái tên rất cổ là Sọ.Tương truyền Sọ là nơi mà ngày xưa Phù Đổng Thiên Vương thường ra đó gội đầu.Có một câu ví như sau từ ngày xưa còn truyền lại:
"Quan kẻ Sọ như lọ Thổ Hà".
Hoặc có một đôi câu đối cổ c̣ò truyền lại:
"Đài Bàng tích cổ TAM ĐỒNG CÁM - Phù lỗ Danh nhân TỨ ĐẠI KHOA".
Và trong vùng Phù lỗ cũng còn truyền tụng những câu Sấm như:
"Phù Lỗ là đất Cửu long tranh châu"
Hoặc: "Phù lỗ là đất Hoàn Long".
Hoặc: "Khi nào sông đào đầy lại thì Long mạch Phù lỗ trở lại như xưa".
2/Ở trước Tam quan của Đền ba voi có một đôi câu đối như sau:
"Tú Địa nhất phương tinh hoa mỹ lệ thị trường tồn- Kích Thiên lưỡng Trụ Phong Vũ bất kinh y nhiên tại"
Chắc các bạn cũng hiểu ý nghĩa của đôi câu đối này.
3/ Hình số 7 là hình Ao Cả, tương truyền là nơi Tả ao sau khi đào sông cắt Long mạch khu vực này, bị người Phù lỗ căm thù chặt đầu ném xuống Ao Cả.Người Phù lỗ còn có lời nguyền rằng: " Người đất Sọ không bao giờ ăn cá ở Ao Cả".Hiện nay, tục lệ này vẫn còn được nhiều người già duy trì, vì họ cho rằng, cá ở Ao Cả đă ăn phải máu của Tả ao.(Chú thích: Tả Ao là một nhà Phong thủy rất giỏi của Việt nam, sống vào thế kỷ 17 -NV).
AO CẢ :
4/ Ngay bên cạnh khu vực có mộ kết mà dienbatn đă viết ở phần trên, ngày xưa là nơi điểm quân của quân đội nhà Lý.Nơi đây còn dấu vết của các khu vực như Vườn Quan chơi, Ao soạn quân. Tương truyền, ngày xưa không đếm quân được vì quá nhiều, nên người ta mới nghĩ ra cách đào nhưng cái ao có kích thước nhất định, xếp hàng quân lính xuống đó để đếm số quân.
Ngay đằng sau Đình làng Đoài- Phù lỗ, hiện nay còn có một ngôi Miếu thờ bà Nữ Học sĩ NGÔ TRI LAN có tên tục là bà NGUYỄN THỊ HUỆ - Bà này nguyên là người dạy học cho Vua, con nuôi của bà NGUYỄN THỊ LỘ là vợ của NGUYỄN TRĂI.Hiện bà còn mộ ở xóm Tiên- Làng Đoài Phù lỗ- Tổng Phù lỗ ( Hiện là xă Nguyên khê).Miếu thờ bà Nữ Học sĩ NGÔ TRI LAN ở làng Đoài được xây dựng vào năm Cảnh hưng thứ 22.
Như vậy chúng ta có hai kịch bản cho việc Trấn yểm Trận đồ Bát quái này.
Thứ nhất: Theo những truyền thuyết còn truyền lại trong vùng, Tả Ao vì giận Vua hay một lẽ nào đó, muốn diệt trừ một vùng Địa Huyệt phát Vương, đă tâu với Vua , mượn cớ đào một con sông, để Thủy binh đi lại cho dễ, mặt khác cho bà Nữ học sĩ NGÔ TRI LAN có đường đi về thăm quê, đă cắt ngang một Long mạch rất lớn của vùng này.Theo nhận xét của dienbatn, Long mạch này có khả năng phát tích nhiều đời Vua. Sau đó dân chúng trong vùng, vì tức giận Tả Ao nên đă giết chết ông và ném đầu xuống ao Cả.Từ đó vùng Địa Huyệt này trở thành một vùng đất khộng còn Sinh khí, đưa đến kết quả là nghèo đói, lạc hậu, không thể phát tích những bậc Đế Vương. Nhưng suy luận một cách nghiêm túc, chúng ta thấy rằng, có thể những truyền thuyết trên cũng là một loại ngụy thư của thời sau này.
Kịch bản thứ hai : Căn cứ vào hình thái của Trận đồ Trấn yểm, căn cứ những sở học mà Cao biền thường áp dụng khi phá hoại Long mạch, dienbatn vẫn cho rằng, đây chính là một tác phẩm quen thuộc của Cao Biền, nhằm phá hoại Long mạch của nước Nam, thực hiện âm mưu thâm độc trong trận chiến tranh về Tâm linh, tàn phá Nguyên khí của nước Việt.
Với một Trận đồ Trấn yểm quy mô và bài bản, mặt khác vô cùng thâm độc và hiệu quả,chúng ta khó có thể chấp nhận đó là tác phẩm của Tả Ao, nếu giả dụ có như vậy thật thì Tả Ao dưới con mắt của dienbatn đă mất đi nhiều thiện cảm.
Đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên, mặt khác, để giải oan cho Tả ao, dienbatn lại tiếp tục cuộc hành tŕnh đơn độc của ḿinh.
dienbatn xin tiếp tục cuộc hành trình của mình. Như đă nói ở phần đầu, thuật Trấn yểm bao gồm hai dạng, trấn là dùng vật gì đó đè lên, yểm là dùng vật gì đó chôn xuống. Mục đích của thuật Trấn yểm cũng có hai chiều hướng ngược nhau. Trấn yểm theo chiều tương khắc của Ngũ hành nhằm mục đích phá hoại hay hủy diệt một vùng đất hay Long mạch có kết Huyệt.Trường hợp này Cao Biền thời nhà Đường hay được nhắc đến trong Huyền sử. Thuật này thông thường có thể tàn phá hay huỷ diệt cả một vùng Long mạch rộng lớn, có thể kết phát thành những Đô thị lớn hay phát sinh ra những Nhân tài xuất chúng. Trấn yểm theo chiều tương sinh của Ngũ hành có thể tạo nên những Long Thần- Hộ Pháp bảo vệ và thúc đẩy quá trình phát triển của Long mạch, Huyệt vị hay có thể dùng để Trấn Trạch như Đình, Chùa,Miếu hay nhà ở, phần Mộ. Về hình thức thì cả hai chiều của Thuật Trấn yểm đều tương tự như nhau, tức là vẫn phải tuân theo Quy luật Âm - Dương, Ngũ hành, tuân theo hình tượng và độ số của Hà đồ - Lạc thư.Phần khác nhau cơ bản là những bài Chú và những Linh Phù ( Đạo Bùa ) dùng khi tiến hành. Phần này thuộc về Huyền môn mà dienbatn không được phép tiết lộ.Trong hình 21 là một trận đồ có tên là BÁT MÔN- THIÊN ĐỒ TRẬN mà dienbatn thử áp dụng trong thuật trấn trạch rất có hiệu quả. Về trận đồ này, tương tự như Trận đồ mà trong bài: NHỮNG CUỘC HÀNH HÓA GIẢI THÔNG HUYỆT ĐẠO THỜI NAY mà dienbatn có dịp trình bày cùng các bạn nhưng vì là dùng Trấn trạch, nên quy mô của nó nhỏ hơn nhiều, nhưng không phải vì vậy mà uy lực của nó thuyên giảm.Theo Thầy truyền thì những Trận đồ Trấn yểm như vậy, có thể bảo vệ Âm dương Trạch hàng vài trăm năm. Ngoài ra hiện nay theo dienbatn được biết, có một vài Phong thủy sư đang cố gắng đưa thuật Trấn yểm vào giải quyết thực tế các nhu cầu của cuộc sống như trấn trạch dùng khi muốn bán nhà.Đại loại, khi có thân chủ muốn bán nhà, phong thủy sư có thể căn cứ vào vị trí Linh Thần hay chính Thần, hoặc có thể sử dụng phương pháp Lục hào để tính toán cụ thể và quyết định cho khoan một số lỗ trên nền nhà ở những vị trí và độ sâu nhất định. Kết quả là căn nhà đó bán rất nhanh và được giá.Còn có vô vàn cách ứng dụng thuật Trấn yểm vào giải quyết những nhu cầu của "ĐỜI THƯỜNG". Khi có dịp, dienbatn sẽ viết lên hầu các bạn. Còn mục đích hiện nay của dienbatn là tím lời giải đáp của câu hỏi: Ai là tác giả của Trận đồ Trấn yểm tại làng Liên Lý - Phù lỗ và tại sao vùng này lại có thể thoát khỏi uy lực của Trận đồ Trấn yểm đó để đă và đang phát triển mạnh mẽ.
HÌNH 22 - 23 -24 .KHU VỰC TRẬN ĐỒ TRẤN YỂM .
KHU VỰC NGHĨA ĐỊA CÓ MẢ KẾT .
MỘT SỐ VẬT ĐÀO ĐƯỢC .
Miếu thờ bà Nữ Học sĩ NGÔ TRI LAN có tên tục là bà NGUYỄN THỊ HUỆ - Bà này nguyên là người dạy học cho Vua, con nuôi của bà NGUYỄN THỊ LỘ là vợ của NGUYỄN TRĂI.Hiện bà c̣n mộ ở xóm Tiên- Làng Đoài Phù lỗ- Tổng Phù lỗ ( Hiện là xă Nguyên khê).Miếu thờ bà Nữ Học sĩ NGÔ TRI LAN ở làng Đoài được xây dựng vào năm Cảnh hưng thứ 22.
Ngay tại vùng trung tâm Trận đồ trấn yểm, ngày xưa có một cái miếu rất Linh thiêng, thường là những người đến cúng vái, xin cái gì cũng được Linh nghiệm. Sau này, chính quyền thấy dân khắp nơi đổ về cúng vái quá đông nên đă cho phá bỏ cái miếu thiêng đó.Sau này, dân địa phương lén làm lại một cái miếu nhỏ xíu trên nền của miếu cũ và ngay cả cái miếu này hiện tại cũng rất Linh ứng.
Trong qua trình đi điền dã, dienbatn đã phát hiện được một Trận đồ Trấn ( Ðè lên ) của LÊ PHỤNG HIỂU dùng để bảo vệ một khu vực trang ấp của ông. Về hình thức, trận đồ này cũng sử dụng những vật bằng đá như trận đồ Trấn yểm tại làng Liên Lý- Phù lỗ.
TRẬN ĐỒ TRẤN CỦA LÊ PHỤNG HIỂU .Đây là một số hình ảnh trong Trận đồ Trấn ( đè lên ) tại thôn Đông yên - Xã Đông Phong - Huyện Yên Phong - Bắc ninh.
GIẢ THIẾT TỨ NHẤT: ĐÂY LÀ ĐẠO BÙA TRẤN YỂM CỦA TẢ AO.
Tả ao là một Phong thủy sư rất tài giỏi vào đầu thời Hậu Lê- Thế kỷ 15.Theo truyền thuyết còn truyền lại, thủa nhỏ, mẹ của Tả Ao bị bệnh đau mắt nặng, Tả Ao đến xin làm công cho một Thày thuốc người Tầu để được chữa bệnh đau mắt cho mẹ mà không phải trả tiền. Người Thầy thuốc người Tầu này là một người rất đức độ, không những giỏi về Y thuật mà đồng thời cũng rất giỏi về Phong thủy.Người Thầy thuốc này đã chữa cho mẹ Tả Ao khỏi bệnh đau mắt và nhận thấy những tố chất tốt đẹp trong con người Tả Ao, nên đã nhận Tả Ao làm Đệ tử và truyền cả hai nghề Y và Phong thủy cho Tả Ao.
Theo tư liệu của ĐOÀN VĂN THÔNG trong cuốn BÍ ẨN VỀ PHONG THỦY, dienbatn xin chép lại tư liệu về cụ Tả ao như sau:" Nhà Phong Thủy nổi tiếng của Việt nam Tả ao tên thật là NGUYỄN ĐỨC HUYỀN, người làng Tả ao thuộc tỉnh Hà tĩnh. Cụ sống vào đời Chúa Trịnh , gia đình quá nghèo, cha lại mất sớm, mẹ bị mù nên phải tìm đủ mọi việc để giúp đỡ mẹ già. Lúc bấy giờ có một ông thầy thuốc người Tầu nổi tiếng về khoa chữa mắt, nên cụ tìm đến xin được hầu hạ thầy để thầy ra tay tế độ chữa mắt cho mẹ mình. Ông thày Tầu thấy cụ siêng năng, chăm chỉ lại thông minh nên đã truyền cho cụ một số phương cách chữa mắt. Như vậy mà cụ chữa được mắt cho mẹ. Khi nghe tin ông thày Tầu sắp về nước, cụ vội vã đến xin phép thầy đi theo hầu hạ và học hỏi thêm về khoa chữa mắt. Ông Thầy bằng lòng. Thế là cụ được truyền dạy tất cả những gì mà ông thày Tầu có được về nghề chữa mắt, nhất là khi ông thày Tầu đã quá già.Từ đó cụ tự chữa cho nhiều người lành bệnh mắt, danh cụ vang khắp vùng.Có một thày Địa lý nổi danh trong vùng bị đau mắt, nghe danh cụ , liền cho người dẫn đến gặp cụ. Chỉ trong một thời gian ngắn ,cụ đã chữa khỏi bệnh mắt cho ông thầy Địa lý. Thầy Địa lý mừng quá, đem vàng hậu tạ, nhưng cụ không nhận mà chỉ xin được làm đệ tử môn Địa lý Phong thủy mà thôi. Thấy người có tài đức lại có chí ham học hỏi, nên thầy Địa lý không ngần ngại đồng ý truyền hết những gì về Phong thủy mà mình có được. Chẳng bao lâu, cụ đã thành thạo tất cả những gì mà vị thày Địa lý đã truyền cho mình.
Qua bao phen thử thách trắc nghiệm tài năng,ông thày Địa lý công nhận cụ là người sáng trí, tài cao, đức trọng, nên không tiếc rẻ công sức mình truyền dạy cho.
Khi dời nước Tầu về nước, cụ đã chữa mắt cho rất nhiều người, ngoài ra cụ còn đi tìm những vùng đất tốt và nghiên cứu các Long mạch, các Địa linh ở quanh vùng. Cụ không vì tiền bạc, danh vọng mà đi tìm các cuộc đất tốt cho những kẻ không xứng đáng được hưởng. Dù cụ giới hạn về khoa địa lý, nhưng nhiều người đã tìm đến cụ để nhờ cụ giúp tìm đất tốt cho nhà cửa, mồ mả, phương hướng thuận lợi cho họ.
Dân chúng thời bấy giờ đã gọi cụ là cụ Tả ao ( Làng Tả ao ), danh tiếng của cụ vang đi khắp nơi và người đương thời truyền tụng cho nhau nhiều giai thoại của cụ Tả ao ngay còn lúc cụ còn sống. Trong cuốn TRẠNG DỪA tuyền lục do một người hiệu là Mộng Quế biên soạn vào khoảng tháng 9 năm Canh Thân ( đời Vua Khải Định- 1920 ), co nhắc đến một cách trịnh trọng con người tài ba, nhân hậu Tả ao. Theo các tư liệu thì tập truyện này, tác giả Mộng Quế đã dựa vào một tập truyện cổ trước đó.
Dưới đây là một đoạn nói về thày Địa lý Tả ao nổi tiếng (bản tiếng Việt do Kim Mã- Vũ Hoàng dịch từ bản chữ Nôm- Cuốn Trạng Lợn- Hội Văn học nghệ thuật Hà nam Ninh- 1987).
...." Có một thầy Phong thủy, người về làng Tả ao, Trấn Nghệ an, đương đêm ngồi ngó lên Trời, trông thấy các vì Sao hội tụ về phương Nam, sáng tỏ rời rợi, vỗ tay cười ầm lên. Người ngồi bên cạnh không hiểu như thế nào hỏi:
- Ngài có điều gì thích chí mà cười lắm thế.
Thầy Phong thủy nói:Kỳ qúa, ta vừa trông lên Trời, thấy các vì sao hiện về phân dã nước ta, bóng sáng vằng vặc. Kìa như ngôi sao sáng nhất chình là một Đế tinh, còn những vì sao xung quanh toàn là Tá tinh cả. Sau 20 năm, Rồng- Mây gặp hội, cá nước phải duyên, làm nên một hội, thịnh trị. Chỉ vì thấy một vị về bên tả ngôi Đế tòa, trông ra không phải hình tượng Văn tinh mà chủ trương về việc Văn, và tài ứng đối lanh lợi, vì thế nên thích mà cười. Chỉ trong một hai năm, các vị ấy giáng sinh xuống Trần đầu thai mà thôi. Phen này ta quyết đi chu du thiên hạ, thử xem giáng sinh về phương nào.
Từ đó ông ấy đeo La bàn đi chơi, nay đây , mai đó, không đâu mà không đến.Một hôm , đi qua Sơn Nam thượng Trấn, đến làng Mạnh Chư, tục gọi là làng Dừa, Huyện Bình lục, Tỉnh Hà nam ninh bây giờ thì thấy vượng Khí trong làng phất lên đùn đùn, biết ở đó có một ngôi đất hay. Lần vào xem, quà nhiên thấy một Huyệt: Sơn cùng, Thủy triều, Long bàn Hổ phục, đôi bên Thần đồng phụ nhĩ, xung quanh cờ biển ứng vào, trước mắt đột lên một con Hỏa, trông như một con dao bầu, suốt từ phương Mão đến phương Tốn, thực là Huyệt kỳ dị. Bụng bảo dạ rằng:" Ngôi đất này chính là ngôi đất ứng sinh ra tá tinh đấy hẳn, thế mà chưa có nhà nào táng được là làm sao? Âu là ta vào trong làng xem ngôi đất này Trời để cho nhà nào thời ta làm ơn làm giúp, thay quyền Tạo hóa xem sao. Nghĩ rồi đi, vai đeo túi, tay chống gậy, làm ra dáng lù khù đi vào. Khi bấy giờ Trời đã tối, đi đến đâu cũng không ai cho trọ. Tự nhiên gặp một người say rượu gật gù bảo rằng:Thưa cụ, cụ đi đấu mà tối thế? Không ai dám chứa cụ thời xin cụ về nhà cháu. Nhà chau dù nghèo thực, nhưng cũng dư thết cụ được dăm ba ngày. Xin cụ đừng ngại. Cụ thấy nói tử tế lắm. Đi theo về nhà. Vào đến nơi, ông ấy bắt người nhà dọn chỗ nghỉ, rồi làm rượu mời cụ xơi, bắt vợ con ra chào hỏi trọng hậu.Cụ nhác trông người vợ có phúc tướng, mừng lắm hỏi:Ông bà đây làm nghề gì?
Ông ấy đáp: Thưa cụ, nhà cháu nghèo lắm. Ở đây gần chợ nhà cháu thường làm nghề hàng thịt kiếm ăn.
Cụ mừng thầm rằng: Ai ngờ nhà hàng thịt mà có người Phúc hậu như vậy. Hoặc giả vượng Khí ở đây chung tú vào nhà này chăng. Hay ta cứ ở đây xem.
Sáng mai, thức dậy, cụ đã thấy một mâm tiết canh lòng cật sẵn đó mời cụ xơi. Từ đấy trở đi, cụ đến ở ba bốn tháng, sớm đi tối về, vợ chồng hầu hạ cơm nước, bữa nào cũng như bữa nào, không hề một lời tiếng nặng tiếng nhẹ, cứ một niềm chiêu đãi như vậy. Hoặc có khi cụ ốm, chồng thời chạy thuốc, vợ thời quét bẩn , giặt dơ, dẫu thế nào cũng không quản ngại chi cả. Cụ thấy thành tâm lắm mới bảo thực rằng: Nguyên tôi là một ông thày Địa lý đi qua đến đây, gặp ông bà thết đãi quá hậu, không biết lấy gì mà trả ơn được. Nhân tìm được một ngôi Âm phần, thôi thì để lão làm một cái lễ tạ." Vợ chồng thấy nói mừng lắm, thụp xuống lạy, xin đem hài cốt ông Thân phụ để cụ táng. Táng xong cụ dặn lại rằng: Ngôi đất này mạch cực kỳ quý, sau này tất sinh Trạng. Cậu bất tất phải học mà tài trí hơn người, đối ứng cực giỏi. Trong thời Vua yêu, Chúa dùng> Ra ngoài thời tùy cơ ứng đối. Sự nghiệp cực kỳ ngộ. Chỉ hiềm ông chưa được trông thấy. Nói rồi từ đi.Vợ chồng ông ấy cố nèo như thế nào cũng không chịu ở nữa.Từ đấy, chân mây dấu Hạc, đi tróc Long- Tầm Hổ về phương nào không biết. Sau có thơ khen rằng:
Tả ao Phong thủy nhất trên đời
Họa phúc cầm cân định chẳng sai.
Mắt Thánh trồng xuyên ba thước đất,
Tay Thần xoay chuyển bốn phương Trời.
Chân đi Long Hổ luồn qua gót,
Miệng gọi Trâu Dê ứng trả lời.
Ai muốn cầu sao cho được vậy
Ấy ai Địa lý được như ngài.
Từ khi cụ Tả ao táng mả cho, vợ chồng hàng thịt buôn bán phát đạt vô cùng.
Theo tư liệu của Cao Trung thì cụ Tả ao không truyền nghề cho ai về nghề cụ đã học.( Có lẽ trước khi truyền bí quyết cho cụ, ông thày Địa lý người Tầu đã dặn cụ như vậy hoặc vì Thiên cơ bất khả lậu, hoặc là vì khó đoán định được ai là kẻ đáng được hưởng sự truyền dạy). Khi mất cụ Tả ao để lại cho hậu thế hai bộ sách quý giá về Địa lý. Dĩ nhiên qua hai bộ sách này chưa hẳn có người đã hiểu thấu đáo về những gì gọi là vi diệu thâm sâu của khoa Phong thủy- Địa lý, nếu không có thầy chỉ vẽ và giải thích những tàng ần trong câu chữ viết..
Dù sao , hai bộ sách ấy cũng đã mở mang thêm kiến thức cho các nhà Phong thủy Việt nam sau đó và đã phần nào nói lên được sự quan trọng của một môn học quý giá mà hậu thế dễ làm thất truyền. Để lại hai bộ sách Địa lý đó, có lẽ cụ Tả ao đã có chủ đích, nếu không cụ đã hủy trước khi cụ qua đời.
(BÍ ẨN VỀ PHONG THỦY- ĐOÀN VĂN THÔNG). Chào anh Dienbatn,
Như anh đã nói ai có tư liệu gì về cụ Tả Ao trấn yếm thì đăng lên để tham khảo. Chúng ta có thể xem đây là truyền thuyết hay là một phần sự thật thì tùy người lãnh hội.
CHẮC NHƯ ĐÓNG ĐINH
(Truyện Ông Tả Ao của Đồ Nam)
Một làng nọ thuộc tỉnh... ở trung châu Bắc bộ, là một làng rộng lớn và giàu có, nhưng phải cái xấu là trai làng, anh nào cũng “vắt cổ chầy ra nước”, chơi với ai cũng muốn nắm phần lợi về mình, không chịu bỏ ra một xu nhỏ. Còn gái làng thì tinh nghịch, cô nào cũng chua ngoa, đanh đá, lại có tính lẳng lơ. Vậy cho nên ca dao có câu:
Làng kia có biển xà cừ,
Bao nhiêu con gái theo sư mất rồi...
Một hôm, ông Tả Ao đi chơi qua làng đó, ngắm thấy kiểu đất quý: trước miếu Bà, có cái thế đất hình nhân đàn bà nằm nghiêng, giữa huyệt có một cái giếng, nên con gái làng này rất đẹp. Chẳng những thế, ông lại còn thấy mấy kiểu đất trông như cái biển, cái chiên, chỉ hiềm vì miếu Bà lệch hướng nên trong làng không có mấy người làm nên to tát.
Thấy làng có nhiều đất đẹp như vậy, ông liền dừng chân vào nghỉ tại một quán hàng, vừa uống nước, ăn bánh, vừa ngắm địa thế.
Bỗng, có một bọn gái làng đi chợ về, cũng vào quán nghỉ chân uống nước, ăn trầu, cô nào cũng trắng trẻo, xinh xắn, nói năng cười cợt chẳng cần giữ ý tứ gì. Thấy ông Tả Ao ngồi đó, họ cũng chen vào ngồi, đùa cười như nắc nẻ, chẳng biết kính trọng người già cả là gì.
Hôm đó là ngày phiên chợ, nên quán nước luôn luôn tấp nập kẻ ra người vào: thôi thì hết bọn gái này, đến bọn gái khác ghé vào nghỉ chân, ăn trầu, uống nước hoặc hút thuốc.
Ông Tả Ao ngồi suốt buổi trưa, ngắm hết bọn này đến bọn khác. Ông xét thấy: gái thì lẳng lơ, vô lễ, trai thì kiêu ngạo, keo bẩn. Tất cả trai gái làng này đều có những cử chỉ lố lăng, ăn nói vô ý vô tứ.
Chừng đã xế chiều, quán nước thưa người, ông mới lần theo đường nhỏ vào làng. Hết ngắm hướng đình rồi đến hướng chùa, lang thang nhìn xem phong cảnh, ông dừng lại trước miếu Bà, lẩm bẩm:
-Gía họ biết điều, mình quay hộ hướng kia, ắt là trong làng được làm quan to, tha hồ mà giàu sang vinh hiển.
Chợt một dân làng đi qua đó nghe thấy, đoán chắc đây là thầy địa lý không sai, bèn chạy về phi báo cho các ông kỳ mục trong làng ra đón mời ông.
Thoạt đầu, ông chối từ; về sau thấy họ cố nằn nì, ông phải theo về đình làng. Thôi thì họ kêu nài đủ thứ, nào là xin ông làm phúc giúp cho một hai kiểu đất để làng làm ăn khá giả, nào là xin ông cho làng được nhiều người đỗ đạt, làm quan để làng nhờ cậy, dân làng sẽ ghi ơn ông muôn đời...
Ông Tả Ao chỉ gật gù, bảo:
-Để tôi còn phải ngắm các kiểu đất xem sao đã.
Thực ra, chính ông muốn thử bụng các bô lão trong làng xem cách ăn ở, đối xử với ông ra sao.
Cơm nước chín mười hôm, ngày nào ông cũng xách tay nải đi quanh quẩn trong làng từ sáng đến chiều, nhưng hôm nào về ông cũng bảo với các ông kỳ mục rằng chưa tìm được hướng, phải đợi lâu lâu mới được.
Kỳ thực, trong ngần ấy hôm, các ông kỳ mục đối đãi nói năng những lời gì ông đều dò la rõ cả. Ông biết bọn họ không tốt, chỉ hời hợt ngoài mặt, mong sao cho công việc chóng xong để rồi tống tiền ông đi, chứ trong tâm không thành thực, niềm nở tiếp đãi ông.
Một hôm, cơm nước vừa xong, ông vờ say rượu, nôn ọe, ngủ thiếp đi ra vẻ mê mệt lắm. Thấy ông như vậy, các ông huynh thứ thì thầm bảo nhau:
-Không biết đó đúng là Tả Ao không? Hay chúng ta bị thằng này đến lừa làng mình, rượu chè no say ít lâu rồi chuồn thẳng, thì thật là bẽ với dân làng.
Một cụ khác nói:
-Tôi cũng nghi lắm, trông lão này không có vẻ gì tài giỏi. Đời thuở gì mà gần nửa tháng nay rồi cũng chưa đả động gì đến việc Địa lý...
-Ta phải thúc dục hắn mới được, không thể để tuỳ hắn như trước nữa. Nếu hắn cứ chùng chình, khất lần khất lừa thì đuổi ngay đi cho xong chuyện, chẳng cần kết phát gì cả. Làng ta như vậy cũng đã danh gía chán rồi.
Ông Tả Ao nằm gần đó, ai nói câu gì ông đều nghe rõ cả. Sáng sớm hôm sau, tỉnh dậy, ông vờ đi xem đất một lúc, rồi lại trở về đình.
Vừa thấy bóng ông, mấy ông kỳ mục đã vội nói:
-Thế nào, xin ông giúp ngay cho, kẻo lâu ngày quá rồi.
Để mọi người nói xong, ông đáp:
-Tôi cũng định về nói chuyện với các ông rằng hôm nay tốt ngày lắm, xin cho phân kim, làm lễ ở miếu Bà, xoay hướng miếu lại đôi chút là xong.
Đoạn, ông lấy tróc long và la bàn trong tay nải ra, nói với các ông kỳ mục cho mõ rao mời dân làng ra miếu Bà xem cắm hướng, rồi làm lễ một thể.
Nghe ông Tả Ao nói xong, các ông kỳ mục mừng rỡ, đánh ngay ba hồi trống triệu tập dân làng ra miếu xem cắm hướng.
Cắm hướng xong, có mấy cụ nhà nho trong làng, ý chừng cũng biết tý chút về khoa Địa lý, kháo nhau khen mãi là giỏi, hết lời khâm phục Tả Ao.
Một ông huynh thứ trong làng hỏi:
-Ông cắm thế này thì làng chúng tôi phát đến gì?
Ông Tả Ao trả lời:
-Phát đến nhất phẩm triều đình, làm quan tứ trụ không sai. Đây này, các ông trông xem, có phải chỗ kia trông như sơn, như hải cả không, hai bên toàn là “trống cái”, “chiêng đồng”, và biển xà cừ chầu cả về miếu Bà này. Lại còn cái giếng kia là chính huyệt, đàn bà, con gái làng này tha hồ mà trắng trẻo, xinh đẹp, sẽ có người phát đến cung phi, hoàng hậu...
-Thế cụ có chắc như vậy không?
-Chắc, chứ sao lại không!
Một, anh đứng gần đấy, ra vẻ giễu cợt, nói:
-Chắc hơn cua gạch hay chắc hơn gắn sơn?
-Hơn cả cua gạch và hơn cả gắn sơn. Chắc như đinh đóng cột vậy. Kiểu đất này muôn đời cũng không thay đổi.
Công việc xong, ông Tả Ao thu xếp tai nải, đi ngay. Mấy ông kỳ mục lấy ra năm chục quan tiền tạ ông. Ông không lấy mà bảo đem phát cho kẻ khó.
Xoay hướng miếu xong, làng nghe ngóng mãi mà cũng không thấy phát, chẳng có ai đỗ đạt, giàu có sang trọng gì.
Mãi vài năm sau, chỉ thấy gái làng cứ không chồng mà chửa, trước còn ít, sau càng ngày càng nhiều, tiếng đồn lan ra khắp huyện. Trai làng thì cũng đổi nghề, trước kia cày cấy, buôn bán, nay lại xoay ra học nghề chạm, nghề sơn.
Thấy vậy, các cụ trong làng lo quýnh, biết là ông Tả Ao phản, liền đi tìm các thầy địa lý giỏi để xem lại hướng. Hơn chục danh sư danh sư được mời về đều trả lời: “Kiểu đất này rất đẹp, nhưng đã bị xoay lại cả rồi, cái chiêng đồng, cái biển xà cừ đã hoá thành cái chậu sơn, hai cái gò đống kia đã hóa thành cái chàng, cái đục; còn cái trống kia đã biến thành cái họa cho gái làng, vì cái giếng trước miếu Bà bị cắm một cái cọc, nên gái chưa chồng hay bị chửa hoang...Những gò đống, hồ ao thì không thể xoay lại được, chỉ còn một cách sai người lội xuống giếng, nhổ cái cọc tre đi để cứu vãn cho gái làng khỏi bị chửa hoang mà thôi.
Mười năm sau, khắp làng này trở thành thợ chạm, thợ sơn; gái làng thì thỉnh thoảng lại bị một thời kỳ chửa hoang vô kể. Về sau khám phá ra thì là vì mỗi các trai làng lân cận sang hỏi gái làng này không được, hay vì gái làng này có tính chua ngoa, cãi cọ với gái làng bên, đã bị trả thù. Kẻ thù đã ngầm sai người chờ lúc vắng vẻ lội xuống giếng, cắm cọc để gieo họa cho gái làng này. Về sau, các cụ bô lão trong làng phải cử người canh gác cẩn mật và cứ ít lâu, lại phải xuống giếng mò cọc một lần, để tránh cho gái làng khỏi cái nạn “hoảng chưa”
Nguyên Trí thư sinh Viết lại bài trên nói về ngài Nguyễn Đức Huyên tức là ngài Tả Ao nên cũng thương mến tài hoa của ngài và của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nên Nguyên Trí viết mấy câu thơ khen các ông đã viết sách để lại cho đời sau.
Nam quốc sơn hà đất Việt ta.
Long ngầm hổ phục linh khí tựu.
Địa linh sông núi xuất nhân tài.
Xưa có thánh địa lý Tả Ao.
Tướng hình dung mạo cũng thanh tao.
Vai mang một nãi đựng càn khôn.
Những thấy ai đau thì hốt thuốc.
Bằng như ai tốt tặng đất cho.
Tay nắm la-bàn khiển tróc long.
Tầm long tróc mạch mấy ai bằng.
Điểm huyệt, phân kim phép tuyệt vời.
Trấn trạch, yếm đất quỷ thần kinh.
Mắt thần nhìn qua ngôi đất kết.
Biết ngay tốt xấu đến mấy đời.
Bắc bang nghe tiếng liền than thở.
Chân truyền địa lý đã sang Nam.
Tả Ao lưu truyền hai bộ sách.
Dã Đàm, Địa Đạo Tả Ao thư.
Sách quý lưu truyền nên ghi nhớ.
Câu: “Tiên tích đức, hậu tầm long”.
Thế sự hôm nay đã khác xưa.
Minh triều xưa trước sợ biến loạn
Đã tạo man thư địa lý môn.
Khiến truyền rộng rãi khắp thế gian.
Những ai muốn được chân địa lý.
Mau tìm đọc lại Tả Ao thư.
Còn như muốn muôn phần vững chắc.
Cũng nên vấn kế Trình Quốc Công.
Người ấy xa gần đều biết tiếng.
Mưu sâu trí rộng như biển cả.
Đoán việc như thần chẳng khi sai.
Bắc bang biết tài nên khen tặng.
An Nam lý học hữu Trình Tuyền.
Bạch Vân cư sĩ xuất tài hoa.
Thượng thiên, hạ địa thấu huyền cơ.
Quá khứ, vị lai đều biết rõ.
Đặc biệt lưu trong ngành Phong Thủy.
Trạng Trình viết Bí Thư Đại Toàn.
Những sách lưu truyền nơi đất Việt.
Tinh hoa địa lý vẫn còn nguyên.
Sách báu đến tay người tài đức.
Lưu truyền rộng rãi khắp nước Nam.
Nguyên Trí thư sinh
Xin cảm ơn Nguyên Trí đã cung cấp tài liệu rất thú vị về Tả Ao. Dienban và quí vị quan tâm thân mến!
Những tư liệu về Ngài Tả Ảo tôi dược xem cách đây khoảng 45 năm; trong một tờ báo ra vào khoảng những năm 30 của thế kỷ trước; tên là báo "LOA". Những bài viết có tựa là (Không chính xác)"Thánh Địa lý Tả Ao". Bởi vậy; tất cả chỉ còn là trí nhớ.
Tôi chỉ nhớ đại ý như sau:
Từ lâu Ngài Tả Ao đã chuẩn bị cho mình một cuộc đất để con cháu sẽ phát công hầu. Nhưng đến lúc hấp hối; khi người nhà khiêng Ngài đi thì thấy mình ko thể tồn tại lâu d8ược bèn chỉ một cộc đất khác nói sẽ được phong Thành Hoàng và chôn ở đấy. Theo tư liệu này thì có ghi rõ cả làng; tổng mà cụ Tả Ao được tôn vinh Thành Hoàng làng.
Các bạn cần chi tiết có thể tìm kiếm trong kho tư liệu nào đó có lưu trữ tờ báo trên(báo ra từng kỳ và mỗi kỳ có vài trang về chuyện này).Tôi hy vọng rằng trong kho lưu trữ về văn hoá Đông Dương của chính phủ Pháp sẽ còn những tờ báo này.
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
Thiên Sứ Trong cuốn CAO BIỀN TẤU THƯ CỬU LONG KINH nói về ba chi của Đại huyết mạch kết phát lớn tới Đế Vương có nhắc đến địa danh Phù lỗ có 1 Huyệt chính và 4 Huyệt Bàng. Bạn nào có tư liệu xin Post lên giúp dienbatn. Xin cảm ơn.
Thân ái.dienbatn
dienbatn xin tiếp tục bài viết của mình.
Như vậy chúng ta thấy rằng : " Cụ Tả ao được coi là Thánh Địa lý Tả ao, là người Việt nam thứ nhất học được khoa Địa lý Chánh tông ở Trung quốc, và là người thầy Địa lý giỏi nhất Việt nam xưa kia " ( Trích trong Địa lý Tả Ao- ĐỊA ĐẠO DIỄN CA- của Cao Trung ).
" Cụ từ chối rất nhiều việc để đất. Cụ chỉ làm những việc để đất rất hạn chế, trong những trường họp đặc biệt mà thôi. Tuy thế, danh làm Địa lý của cụ cũng nổi và được tôn làm Thánh Địa lý.
Người đời sau không gọi tên tục của Cụ nữa mà chỉ gọi là cụ Tả Ao ( Tên làng Tả Ao của cụ ở Huyện Nghi xuân).
Hình như cụ Tả Ao không truyền nghề cho ai, xong cụ có để lại cho đời hai bộ sách quý giá:
1/BỘ ĐỊA ĐẠO DIỄN CA có 120 cấu văn vần.
2/BỘ DÃ ĐÀM TẢ AO bằng văn xuôi."
CAO TRUNG.
Với một sở học như vậy, với một con người đức độ như vậy, dienbatn không thấy có lý do gì cụ lại đi Trấn yểm phá Long mạch, ;làm tuyệt nhiều đời không cho Phát đạt cả một vùng đất rộng lớn, có liên quan đến nhiều Địa Linh như khu vục PHÙ LỖ.
Bây giờ ta xem xét kỹ lại những gì Cao Biền đã làm trên đất Việt chúng ta. Theo cuốn ĐỊA LÝ TẢ AO BÍ TRUYỀN - ĐỊA ĐẠO DIỄN CA của Cao Trung như sau :
"Xưa kia,về đời nhà Đường Trung Tôn bên Tầu có Cao Biền, được phong làm AN NAM TIẾT ĐỘ SỨ, sang đô hộ nước ta, là một người rất giỏi Địa lý, được Vua Tầu ủy cho sứ mạng trình về Vua biết các kiểu đất bên Việt nam và yểm phá các đất kết lớn nào khả dĩ có ảnh hưởng cho Trung quốc.
Sau khi nhậm chức và khảo sát Địa lý bên Việt nam, Cao biền thấy nước ta có nhiều đất phát rất lớn, có thể tạo ra những bậc tài giỏi, mà sự nghiệp khả dĩ ảnh hưởng cho Trung quốc trong vấn đề Nam tiến, bèn soạn ra tập " CAO BIỀN TẤU THƯ ĐỊA LÝ KIỂU TỰ" này trình về Vua Đường, đồng thời dùng phép yểm phá một số Long mạch có đất kết lớn.
Truyền thuyết có nói, trước khi Trấn yểm một kiểu đất nào , Cao Biền thường phụ đồng để kêu các vị Thần cai quản khu vực đó nhập vào đồng Nam, đồng Nữ rồi trừ đi, sau đó mới Trấn yểm đất. Cũng theo Truyền thuyết,Cao Biền có yểm một số ít đất lớn, xong cũng thất bại trước nhiều vị Thần linh, trong đó đáng kể nhất là TẢN VIÊN SƠN THẦN và TÔ LỊCH GIANG THẦN ( núi Tản viên, thuộc Huyện Bát bạt - Tỉnh Sơn tây và sông Tô lịch chảy qua Hà Nội, Ô Cầu giấy gần làng Láng). Đền Bạch Mã ở hàng Lược- Hà nội cũng là đền thờ Tô lịch."
Nhân đây dienbatn cũng xin trích đăng nguyên văn phần đầu của CAO BIỀN TẤU THƯ ĐỊA LÝ KIỂU TỰ - Bản dịch của Cao Trung , để các bạn có thể hình dung rõ về con người này. ( Xin nhớ là CAO BIỀN TẤU THƯ ĐỊA LÝ KIỂU TỰ, được bảo quản trong Tàng Thư của Trung quốc, được tướng Hoàng phúc thời nhà Minh mang sang nước ta nhằm tiếp tục công việc của Cao Biền, sau đó nhờ công của LÊ LỢI, NGUYỄN TRÃI..tiêu diệt quân xâm lược và tịch thu được).Tài liệu hiện thực này đã có tuổi trên một ngàn năm.
CAO BIỀN TẤU THƯ ĐỊA LÝ KIỂU TỰ.
Việt tự tích Đường Trung Tôn thời, Cao Biền vi Thái sử, chi ý tôn thời, tính hữu Giao châu chi Quận Huyện, đế tư cập Uý Đà sưng thần cự hán chi cố sự, nãi bái Cao Biền vi An Nam Đô hộ sứ. Biền tương vãng, chi thời , đế triệu nhập ngự điện vị viết: Công học Địa lý tối vi diệu, trẫm văn An Nam đa hữu Thiên tử quý địa, công đương dụng lực ngụ mục, hoặc hữu áp chi, triển bình sinh kinh luân, thuật Thánh hiền chi quy củ, đoạt Thần công nhi cải Thiên mệnh, nhiên ví tiễn thảo trừ căn, chi đồ thứ cơ vô hậu tệ, tường suy Phong thủy, biến lãm xuyên sơn, nhất nhất diễn ca lập kiểu, Trẫm đắc tiện văn giả. Cao Biền thụ mệnh nhi khứ, trực để An Nam, kế giữ Mộc chi vi phi diên chi pháp, tự thừa kỳ thượng, an muông trung nhi du quan, tầm Long nhận mạch, sở kiến Nam Quốc hình thể đại cán hành Long, lưỡng chi thiều thiều tịnh tiến; Nhất hữu chi Long, khởi tự ải quan, phân mao sơn, hựu biệt sinh tả, hữu, trung tam chi nhi giáng, Long mạch phân chi, chi các hữu phái, tĩnh âm, tĩnh dương, Long Hổ khí chung, Càn Khôn Đạo hợp, nãi thi Địa linh Nhâ kiệt, nguy nhiên Thánh hiền, Thần võ chi hồng lượng mỹ hỷ. Biền tự trầm ngâm khẩu quyết, mặc thức tâm cơ, huyết mạch u huyền, cường lực dũ gia chi bất đắc, cố` bất cảm động. Đông tự Nam hải, Đằng giang, Tây tự Tiểu khê lão cực Nam Việt, Quảng hà, Nam xiêm Thành, Bắc tự Quảng hà, Đông Xá. Hệ đại huyết mạch các cục, vi ngũ ngôn ca, kỳ thứ huyết mạch các cục, vi tứ ngôn ca, tha như tiểu mạch giả bất túc lập cô sĩ hậu lai,sảo tâm minh mục, quảng thị chỉ lực, vi khởi thủ chi diệu đoan mỹ túc.
Gia châu Đô hộ sứ, Thần Cao Biền cẩn tấu vi bản châu địa mạch hình thế sự, Thần hạnh phát dư sinh thao ty hà những, thượng tự thâm sơn, hạ chi Đại hải, ngưỡng quan phủ sát, phát tận chân cơ, kỳ tự thiên hữu, cảm bất khánh kiệt sở kiến văn, Thượng tự Đế vương, Vương công, Vương hầu, Vương phi, thứ THần đồng, Tú tài, Khoa đệ, phú quý phát vinh các cục.Trạch ca trần tấu, vị chi thị phủ, phục khất phủ lãm giao quan chi khi, kiến văn cụ lục"
Thời Vua Đường trung Tôn đổi tên nước ta thành An Nam đô hộ phủ và phong cho Cao Biền làm An Nam đô hộ sứ sang cai trị. Trước khi Cao Biền đi nhận chức, nhà Vua cho triệu vào Ngự điện và nói : Khanh học Địa lý tối vi linh diệu, Trẫm nghe An Nam có nhiều quý địa kết phát lớn tới Thiên tử, sản xuất nhiều nhân tài, anh kiệt, luôn luôn nổi lên chống đối. Qua đó Khanh nên tường suy Phong thủy, kiến lãn sơn xuyên, và làm tờ biểu tấu kèm lời Diễn ca các kiểu đất bên An Nam gửi về ngay cho Trẫm xem trước. Rồi ở bên đó Khanh đem tài Kinh luân, đoạt Thần công, cải Thiên mệnh, trấn áp các kiểu đất lớn đó đi. Đó là cách nhổ cỏ tận gốc, để tránh hậu họa về sau này.
Cao Biền phụng mệnh, khi tới nước ta, liền dùng gỗ chế ra một con diều, ngồi lên, bay lên Trời, đi quan sát địa thế, tầm Long nhận Mạch, thì thấy Long mạch rất lớn, thuộc Đại cán Long từ Côn Lôn sơn bên Tầu qua. Long mạch tới nước ta liền phân làm ba chi là Trung chi, Tả chi và Hữu chi.Ba chi này tạo nên nhiều đất kết phát lớn tới 27 ngôi Đế Vương, lại còn thêm mấy ngàn ngôi đất nhỏ kết phát Anh tài thông minh tuấn kiệt, Tiến sĩ, Thần đồng, Anh hùng hào kiệt không sao kể xiết, đáng để cho nước Tầu phải nể sợ. ( Xin lưu ý là trong cuốn CAO BIỀN TẤU THƯ CỬU LONG KINH thì Phù Lỗ là một trong 27 kiểu đất phát Đế Vương ).
Một mặt Cao Biền làm biểu tấu ghi rõ các đất kết của nước ta gửi về Vua Đường và mặt khác tìm cách Trấn yểm các Long mạch.
Thưa các bạn.
Từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ nghe nói đến Cao Biền qua tác phẩm: CAO BIỀN TẤU THƯ ĐỊA LÝ KIỂU TỰ.dienbatn mới được biết rằng: ngoài cuốn đó còn có thêm cuốn : CAO VƯƠNG CHÂN TRUYỀN ĐỊA LÝ ĐỒ,tục truyền là của chính Cao biền viết.
Mặt khác theo tác giả Cao Trung thì cho rằng: Cụ Tả ao chỉ để lại cho đời hai cuốn
DÃ ĐÀM TẢ AO và Tả Ao Địa đạo diển ca.dienbatn cũng mới được biết rằng: ngoài hai cuốn trên còn có một số cuốn tục truyền là của Ta Ao như sau:
1/TẢ AO CHÂN TRUYỀN ĐỊA LÝ.
2/ĐỊA LÝ TẢ AO DI THƯ CHÂN CHÍNH PHÁP.
3/TẢ AO CHÂN TRUYỀN DI THƯ.
4/TẢ AO CHÂN TRUYỀN TẬP.
5/TẢ AO TIÊN SINH BÍ TRUYỀN GIA BẢO TÀNG.
6/TẢ AO TIÊN SINH ĐỊA LÝ.
7/TẢ AO TIÊN SINH THƯ TRUYỀN BÍ MẬT CÁCH CỤC.
8/BẢN QUỐC TẢ AO TIÊN SINH ĐỊA LÝ LẬP THÀNH CA.
Về các Địa mạch tại Việt nam còn có một số cuốn có giá trị như:
* VẤN ĐÁP SẢN THỦY PHỤ AN NAM CỬU LONG KINH CA.
* AN NAM PHONG THỦY.
* AN NAM ĐỊA CẢO.
* AN NAM CỬU LONG CA.
* THIÊN NAM ĐỊA THẾ CHÍNH ĐỊA LÝ QUỐC NGỮ.
* THIÊN NAM ĐỊA THẾ CHÍNH PHÁP.
Chào Bác Dienbatn và Các Bạn.
Kiểu đất Phù Lỗ: Đệ thập Trung chi Phù-Lỗ giáng tai Kim-Hoa huyên. (Chính 1 bàng 4) Kim-Hoa trung chi long. Quư duy Lỗ sơn thị. Đảo son dũng dược linh. Lỗ hà lưu triêt khi. Cao sơn trấn thuỷ thâm. Tiền ủng chiếu hậu trĩ. Tả hữu lưỡng bài nha. H́nh thế song ngang chỉ. Án ngoại liệt tam thai. Cuc hôi toàn tứ mỹ. Đại đại xuất vương công. Thế thế liên quốc tế. Nhược thiên chiếm hoa tâm. Chân vi Thiên-tử dia. Mach cánh hữu hư hoa. Phản long khiêu phản thuỷ. Nhược nhận suyễn bât chân. Khủng sinh da tiếm nguy. ( Thần dỹ trúc lộ yểm chi). Hy vọng các bác xem có đung khong?
dienbatn xin trả lời như sau : Nếu các bạn chú ý đến cách lập trận pháp trong binh pháp thì thấy rất rõ ràng rằng: Binh pháp của người Hoa,ta lấy đại diện là Khổng Minh Gia cát lượng rất khác với binh pháp lập trận của người Việt.Các bạn có thể tham khảo cách lập trận đồ của Khổng Minh gia cát Lượng trong cuốn Binh thư mang tên ông và so sánh với các cuốn binh thư của người Việt như: Vạn kiếp binh thư, Binh thư yếu lược, Hổ Trướng khu cơ...Tuy là học tập những kinh nghiệm bày trận của Trung quốc như của Tôn Vũ và Ngô Khởi, nhưng những cuốn binh thư của người Việt, đã áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của chiến trường Việt nam.Trong trường hợp bày TRẬN ĐỒ TRẤN YỂM tại Phù lỗ, không thể có lý do gì, có thể gán cho người Việt làm ra cả.Cách bày Thiên Đồ trận như vậy , chúng ta chỉ có thể thấy được dấu ấn sắc nét của Cao biền mà thôi.Là một người đã bỏ công tìm hiểu về các Trận đồ Trấn yểm của Cao Biền và hình như cũng "Rất có duyên với Cao biền",dienbatn có thể khẳng định lại rằng: Trận đồ Trấn yểm tại làng Liên Lý- Phù lỗ chính là một tác phẩm của Cao biền.
Ở đây ,dienbatn cũng xin nói thêm rằng:Cao biền chỉ làm Tiết độ sứ tại đất Việt có hơn ba năm.Trong ba năm đó, ngoài việc về Phong thủy ra, Cao biền còn là một vị Tướng cầm quân, một vị quản lý chính quyền, một nhà xây dựng giỏi...Như vậy mà trong CAO BIỀN ĐỊA LÝ TẤU THƯ KIỂU TỰ, có trên 1.500 Huyệt, được khảo sát kỹ lưỡng và ghi chú cẩn thận. Mặt khác trên 1.500 Huyệt vị đó lại nằm trên một lãnh thổ vô cùng rộng lớn, trải dài khắp nước Việt.Lấy một phép chia đơn giản,chúng ta thấy rằng: Trung bình một ngày, Cao biền phải khảo sát xong một Huyệt.Điều này, với khả năng hiện nay, dùng máy bay, chúng ta cũng không thể thực hiện được.Như vậy, chúng ta thấy rằng:Cao Biền chỉ là "tổng công trình sư ", tập hợp rất nhiều nhà Phong thủy tài ba trong công cuộc khảo sát Phong thủy đại quy mô này mà thôi.
Anh Dienbatn thân kính,
"Cao Biền chỉ là "tổng công tŕnh sư ", tập hợp rất nhiều nhà Phong thủy tài ba trong công cuộc khảo sát Phong thủy đại quy mô này mà thôi." <=> PV thấy anh nhận xét vậy thật chính xác !
PV cũng xin dẫn chứng thêm:
Theo giáo sư Nguyễn Đoàn Tuân: Lịch sử đă nói về sự mất đất qua các đời:
- Thế kỷ 25 T.C: Đời Hoàng Đế đánh Xi Vưu - mất các đất Trác Lộc, Bản Tuyền - tức là các đồ cục: Sơn Tây và Tam Xuyên. Gồm đất của của ít bộ Cửu Chân, Hoài Nam.
- Thế kỷ 21 T.C: Đời Nghiêu, Thuấn, Đại Vũ: mất thêm vùng Tứ Xuyên và một phần bắc Tam Đảo tới Động Đ́nh Hồ.
- Thế kỷ 2 T.C: Đời Tần Thủy Hoàng: mất thêm vùng Tứ Xuyên tới Trường Giang - tức là bắt đầu lấy đất Ngũ Lĩnh.
- Năm 206 T.C: Đời Hán mất một phần đất Quảng Tây và một phần Quảng Đông – phân ranh bằng cột Đồng trụ.
- Năm 705 : Đời Đường mất trọn Quảng Tây và Quảng Đông.
- Năm 1594 : Đời Minh mất thêm đất Cao Bằng, Lạng Sơn do Mạc Đăng Dung cắt 6 động phía bắc Cao Bắc Lạng để cầu sống.
Và cũng theo giáo sư Đoàn Tuân giải thích về chữ GIAO CHỈ - “Tên chữ Giao-Chỉ nghĩa là các đại cục vượng khí, do tìm thấy long mạch (mạch máu sinh khí của đất nước) giao tụ lúc sơn long mạch chìm xuống, đến giao với mạch nước, bởi câu “SƠN CHỈ THỦY GIAO” mà gọi lược tắt đi còn hai tiếng GIAO CHỈ.”
“Đất Giao Chỉ thấy xuất hiện tiểu cục hồi thủ long phi nghĩa là đầu Rồng ngóc lên xoay đầu thở hơi. Đó là xuất hiện ứng đối những danh lam thắng cảnh tạo nên phép lạ, ảnh hưởng đến các danh nhân có đủ tài tam lược lục thao, cầm kỳ thi họa và phát những ngôi Đế Vương”
PV xin suy nghĩ thêm: Biết đâu những 1.500 huyệt đấy mà được ghi trong CAO BIỀN ĐỊA LÝ TẤU THƯ KIỂU TỰ chỉ là sao chép lại sách của người Việt trong thời gian đô hộ ông ta tịch thu hoặc sưu tầm được trong dân gian.(có thể có sự kiểm chứng thực tế của Cao Biền một số huyệt chính)
Vài dòng mạnh dạn suy nghĩ
Thân
Pháp Vân
Có lẽ Pháp Vân có lý khi viết rằng:"Biết đâu những 1.500 huyệt đấy mà được ghi trong CAO BIỀN ĐỊA LƯ TẤU THƯ KIỂU TỰ chỉ là sao chép lại sách của người Việt trong thời gian đô hộ ông ta tịch thu hoặc sưu tầm được trong dân gian.(có thể có sự kiểm chứng thực tế của Cao Biền một số huyệt chính) ".
Để thêm sự khẳng định, Trận đồ Trấn yểm tại làng Liên lý- Phù lỗ là do Cao biền thực hiện, chúng ta thử quan sát hai đồ hình sau:
Đồ hình ở trên là do Cao biền thực hiện trên sông Tô lịch ( Các bạn có thể tham khảo trong bài PHONG THỦY- HIỆN TƯỢNG TRẤN YỂM TRÊN SÔNG TÔ LỊCH- PHÍA CỬA TÂY LA THÀNH).
Đồ hình dưới là Trận đồ Trấn yểm của Cao biền tại làng Liên lý -Phù lỗ.
Chúng ta thấy rằng ở đây có sự trùng hợp gần như hoàn toàn về bài bản xây dựng một trận đồ Trấn yểm của Cao biền.Từ xưa cho tới nay, chúng ta không gặp một Trận đồ nào có dạng khác do Cao biền thực hiện cả.
Bác Thiên Sứ Kính mến,
Năm 602 nhằm năm Nhâm Tuất.
Việt Nam triều Vua Lý Hậu Đế năm thứ 32 (tiền Lý Nam Đế từ năm 544 nhằm năm Giáp Tý.)
Trung Quốc Tuỳ Văn Đế, Nhân Thọ, năm 2 sai Lưu Phương sang xâm-lăng, Hậu Đế đầu hàng.Việt Nam bị Nội thuộc lần thứ 3.
Thực chất các quan cai trị nước ta như Thái thú chỉ lập được bộ máy chính quyền TW, còn xuống dưới đều là quan lại người Việt và được quyền tự trị.Theo PV nghĩ những phần đất coi như mất hẳn vì đă bị Hán hoá cơ bản, phần còn lại không thể Hán hóa được nên vẫn còn quyền Tự Trị là nước Việt ta ngày nay.
Cảm ơn Bác Thiên Sứ và các bạn quan tâm !
Kính
Pháp Vân
Pháp Vân thân mến!
Hay là có thể giải thích thế này:
Thời Bắc thuộc nước Văn Lang đă mất hết. Nhưng khi Lý Nam đế xưng Vương thì nước Việt không có các vùng mà Thầy Đoàn Tuân cho rằng mất vào năm 702?
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của Pháp Vân và các bạn.
Thiên Sứ
Bác Thiên Sứ Kính mến
PV nghĩ: Sau khi xâm lược đất nước Vua Hùng, Vua Trưng - nước Việt bị chia lại theo địa giới Hành chính cai trị của Trung hoa. Những quận huyện nào đồng hóa được là đồng hóa ngay. Những Quận huyện càng về phương Nam thì tinh thần Việt tộc càng mạnh, đồng thời những người không chịu khuất phục Hán tộc thì đều di cư xuống phía Nam. Địa giới hành chính không phải bất di bất dịch mà được thay đổi tùy Triều đại, do vậy mỗi lần chia lại địa giới hành chính là một lần mất đất. Phương pháp “Ngặm nhấm” dần đất đai. Chính vì vậy Quận Giao chỉ càng ngày càng thu hẹp còn lại như ngày nay.
Cảm ơn Bác Thiên Sứ và các bạn quan tâm !
Kính
Pháp Vân Mục này bác dienbatn viết rất hay. Tôi cũng xem qua cái mục bác viết về việc trấn yểm trên sông tô lịch nữa. Tuy nhiên có một điều tôi băn khoăn không biết bác có đi đúng hướng không. Trong những môn khoa học khó kiểm chứng vì phải đợi một thời gian dài mới biết kết quả như các môn thuộc về phong thuỷ thì việc định hướng ngay từ đầu nếu sai lệch đôi khi dẫn đến những sai lệch lớn trong suy luận.
Theo huyền sử thì nước Nam ta từ thời Kinh dương vương có biên giới ở vùng núi Ngũ lĩnh và động đình hồ nằm ở khoảng giữa nước Trung quốc hiện nay. Đến cuối đời vua Hùng thì chỉ còn lại là vài bộ lạc nhỏ và bị An Duong Vuong xâm chiếm để thành lập nước Âu lạc. An Duong vương để xây thành Cổ loa đã phải dùng móng rùa vàng để trấn yểm thì mới có thể xây được thành và bị mất nước là do bị mất móng rùa làm lẫy nỏ. Đất nước ta từ đó bị nội thuộc và trở thành một quận của Trung quốc trong khoảng 1000 năm. Cao Biền sang làm Tiết độ sứ vào thời nhà Đường cũng là cuối thời kỳ nội thuộc. Ông ta là một nhà phong thuỷ tài ba và có mưu đồ xưng đế trên đất nước nam nhưng không thành và bị vua nhà Đường giết. Vậy tôi có thể suy thế này không. Khi ông ta muốn xưng đế thì ông ta phải có được đội ngũ chân tay là những người tài giỏi thì mới có thể đứng ngang hàng với nước Trung quốc mạnh mẽ được. Vậy thì cớ gì ông ta lại tìm cách làm đất nước này mất nhân tài. Tôi cho là ông ta đã dùng thuật phong thuỷ để chữa bệnh cho "con rồng Việt nam" thì đúng hơn. Bằng chứng ư. Trước đây chẳng phải nước ta đã bị đô hộ hàng nghìn năm đó sao. Nhân tài chẳng thấy có ai đứng lên được để chống lại sự đô hộ đó. Còn sau thời Cao biền thì anh hùng nổi lên như ong và nước ta sau đó giành được độc lập vững bền tuy có nhiều lần bị Trung quốc sang xâm lược nhưng chỉ có nhà Minh xâm chiếm được nước ta trong một thời gian ngắn còn lại toàn bị thua và bị đuổi ra khỏi nước. Sự trấn yểm của ông ta ở dòng sông tô lịch như bác nói đã làm thế đất cứng lên và khi nguyên khí đã thông, Lý công Uẩn mới có thể thấy được khí chất long mạch mà xây dựng Hoàng Thành Thăng Long bền vững đã bao đời nay.
Còn hiện nay sau khi đã phá cái điểm trấn yểm trên dòng sông tô lịch ta thử xem xem liệu tốt lên hay là xấu đi. Bác có thể thấy khu vực Bắc Thăng long Nội bài đang phát triển nhanh với những khu công nghiệp mới hình thành nhưng vận khí của đất nước há có thể đem chứng minh bởi sự phát triển của một vùng đất nhỏ. Tôi có nhớ là đã đọc một tài liệu về sự lún sụt của đất Hà nội do khai thác tầng nước ngầm quá mạnh với nhu cầu nước tăng nhanh. Liệu đó có phải là bằng chứng của một sự sụtlở như trước khi được yểm bùa không ?. Tôi có nghe về việc lục đục trong nội bộ lãnh đạo cấp cao ở Hà nội thì liệu có phải đó là nguyên khí bị suy không ? Tôi có nghe về hiệp ước biên giới, biển giữa Việt Nam và trung Quốc và việc Trung quốc tương đối coi thường Việt Nam trong quan hệ ngoại giao thì liệu có phải là một cái nguy cơ lơ lửng trên đầu không ? Tôi có nghe về dự án thuỷ điện sông Duong tử sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn lao với toàn bộ đồng bằng sông Cửu long rồi dự án xây dựng đập thuỷ điện Hoà Bình với sự nguy hiểm treo lơ lửng trên đầu Hà nội và đồng bằng Bắc bộ cũng như đóng thẳng vào huyệt chính ở đầu rồng thì liệu có đáng suy nghĩ không ?
Vận nước cũng như con người bị bệnh. Đôi khi bệnh phù thũng làm người ta tưởng nhầm là béo ra nếu không quan sát cái sắc khí của người bệnh. Kinh tế Việt Nam đang đi lên nhưng một phần quan trọng là từ những nguồn vốn vay và được đổ vào xây dựng cơ sở hạ tầng với việc tham nhũng lên tới 50%. Tham nhũng trong bộ máy công quyền đã có cảm giác như không thể ngăn nổi. Vậy cái biểu hiện của Kinh tế tăng trưởng đó có phải là biểu hiện bên ngoài của một người đang bị bệnh phù thũng không ??
Các bác nghiên cứu Phong thuỷ thử giải thích hộ tôi xem sao.
quangcom
dienbatn bình sinh rất không ưa nói chuyện Chính trị, do vậy mà không trả lời những vấn đề mà Quang com đề cập ở phần trên . Riêng về những vấn đề đơn thuần về Phong thủy thì dienbatn xin trả lời như sau :
Trong các bài viết trước như : HIỆN TƯỢNG TRẤN YỂM TRÊN SÔNG TÔ LỊCH ,NHỮNG CUỘC HÀNH HÓA GIẢI KHAI HUYỆT ĐẠO THỜI NAY , VÀI NÉT VỀ ĐỊA MẠCH HÀ TÂY .... dienbatn đã có viết rất nhiều về những điều các bạn đang hỏi . Tuy nhiên , xung quanh những vụ Trấn yểm đó còn vô vàn những điều Huyền bí mà không thể viết ra được . Ý tại ngôn ngoại . Tuy nhiên về mặt trực cảm người ta cũng thấy rằng : KHI NHỮNG TRẬN ĐỒ TRẤN YỂM ĐÃ ĐỀ CẬP BỊ VÔ HIỆU HÓA THÌ NHỮNG VÙNG ĐẤT BỊ TRẤN YỂM TỰ ĐỘNG HỒI SINH VÀ PHÁT TRIỂN RẤT MẠNH , GIỐNG NHƯ CON NGỰA BỊ GIAM HÃM LÂU NGÀY NAY LẠI THẢ SỨC DONG DUỔI TRÊN ĐƯỜNG VẠN LÝ . Cũng đúng như nhận xét của Quang com : " Bác có thể thấy khu vực Bắc Thăng long Nội bài đang phát triển nhanh với những khu công nghiệp mới hình thành ". dienbatn có thể bổ xung thêm là hướng Đông bắc của Hà nội , bao gồm cả Vùng Đông anh ,Nội bài , Vĩnh Phúc ,....sẽ phát triển rất mạnh trong những năm tới này . Giá đất khu vực này đang tăng vùn vụt hàng ngày ( Một gợi ý cho các bạn có dự định kinh doanh đất ? ).
Khi một vùng đất được hồi sinh và tới vận , chúng ta có thể nhìn thấy nó đổi thay từng ngày .
Các bạn cũng lưu ý rằng , trong các bài viết của mình , dienbatn chỉ đề cập đến những Trận đồ Trấn yểm , có ảnh hưởng đến những vùng đất tương đối nhỏ nhưng quan trọng chứ không phải là những Tổ sơn có thể ảnh hưởng đến Vận mệnh của cả nước . Do vậy , những việc mà Quang com nêu trên không phải do ảnh hưởng của những Trận đồ trấn yểm , hay nói chính xác là chỉ có những ảnh hưởng rất nhỏ .
Mong các bạn đọc kỹ lại những dòng viết để hiểu ý của dienbatn . Thân ái .dienbatn .
dienbatn xin viết tiếp phần cuối của câu chuyện.
VÌ SAO VÙNG ĐẤT PHÙ LỖ THOÁT ĐƯỢC ẢNH HƯỞNG CỦA TRẬN ĐỒ TRẤN YỂM :
Ta hãy xem lại những gì mà Cao biền nhận xét về kiểu đất Phù lỗ đã viết ở phần trên như sau : " Kiểu đất Phù Lỗ: Đệ thập Trung chi Phù-Lỗ giáng tai Kim-Hoa huyên. (Chính 1 bàng 4) Kim-Hoa trung chi long. Quý duy Lỗ sơn thị. Đảo son dũng dược linh. Lỗ hà lưu triêt khi. Cao sơn trấn thuỷ thâm. Tiền ủng chiếu hậu trĩ. Tả hữu lưỡng bài nha. Hình thế song ngang chỉ. Án ngoại liệt tam thai. Cuc hôi toàn tứ mỹ. Đại đại xuất vương công. Thế thế liên quốc tế. Nhược thiên chiếm hoa tâm. Chân vi Thiên-tử dia. Mach cánh hữu hư hoa. Phản long khiêu phản thuỷ. Nhược nhận suyễn bât chân. Khủng sinh da tiếm nguy. ( Thần dĩ trúc lộ yểm chi) ".
Và ta nhớ lại những gì mà dân gian còn lưu truyền lại ( Tất nhiên là của những Phong thủy sư các đời sau ) :
"Quan kẻ Sọ như lọ Thổ Hà".
Hoặc có một đôi câu đối cổ còn truyền lại:
"Đài Bàng tích cổ TAM ĐỒNG CÁM - Phù lỗ Danh nhân TỨ ĐẠI KHOA".
Và trong vùng Phù lỗ cũng còn truyền tụng những câu Sấm như:
"Phù Lỗ là đất Cửu long tranh châu"
Hoặc: "Phù lỗ là đất Hoàn Long".
Hoặc: "Khi nào sông đào đầy lại thì Long mạch Phù lỗ trở lại như xưa".
2/Ở trước Tam quan của Đền ba voi có một đôi câu đối như sau:
"Tú Địa nhất phương tinh hoa mỹ lệ thị trường tồn- Kích Thiên lưỡng Trụ Phong Vũ bất kinh y nhiên tại"
Như vậy từ xa xưa , các Phong thủy sư đã tiên đoán có ngày Long mạch phát " Đại đại xuất vương công. Thế thế liên quốc tế." này được hoàn Long trở lại. "Khi nào sông đào đầy lại thì Long mạch Phù lỗ trở lại như xưa".
Ta thấy sự tiên đoán thật tài tình của các Phong thủy sư đất Việt.Trong bài hát " Hòn vọng Phu " , dienbatn nhớ mang máng một câu : " Một ngàn năm đã qua..." , nếu tính chính xác là một Đại vận 1080 năm _ Cái mộc thời gian lâu nhất của một Đại vận. Hiện nay Thăng Long thành đã được khai mở. Đất Việt thân yêu của chúng ta đang bước vào một vận hội mới. Năm nay Hà nội lại đang ráo riết chuẩn bị cho Lễ hội 1000 năm Thăng long - Hà nội. Không phải tự nhiên mà hiện nay Chính phủ Việt nam đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để Phục hồi tôn tạo một loạt nhưng di tích cổ : Cổ loa thành , Chùa Dâu, Văn miếu Quốc tử giám , Tứ trấn của Thăng long là đền Bạch mã , Chùa Kim liên , đền Voi phục , chùa Huyền vũ , các chùa , đền trong hệ thống của dãy Sóc sơn , chùa Thầy....Cũng không khi nào mà trên đất nước ta , nhất là tại Kinh thành Thăng long , Nhà nước và Nhân dân cùng đồng tâm tôn tạo , bảo vệ và phát triển những giá trị Tâm linh đến thế. Thiên - Địa - Nhân cùng hòa thuận , phát triển. Và một tin vui mới cho Thăng long thành : " Travel Leisure - tạp chí du lịch lữ hành hàng đầu thế giới của Mỹ, bình chọn thành phố Hà Nội là một trong 5 thành phố du lịch tốt nhất của châu Á. Đánh giá dựa trên các tiêu chí về cảnh quan, văn hóa, con người, ẩm thực, giá trị và kết quả bình chọn của hàng triệu độc giả.
Đây là lần thứ hai Hà Nội nhận được danh hiệu này. Năm 2003, Hà Nội đã được độc giả tạp chí Travel Leisure bầu chọn là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 2 ở châu Á với số điểm rất cao, đạt 82,13/100 điểm.
9 tháng qua, Hà Nội đã đón 4 triệu lượt khách du lịch, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 800.000 khách quốc tế, tăng hơn 20%. Công suất sử dụng phòng tại các khách sạn ở Hà Nội đạt trung bình từ 85 đến 90%.
Trung Quốc tiếp tục là nước dẫn đầu về số lượng khách du lịch đến Hà Nội, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và Mỹ. Đặc biệt, Tây Ban Nha đã vươn lên đứng trong top 10 thị trường dẫn đầu về lượng khách du lịch đến Hà Nội trong khi cùng kỳ năm ngoái quốc gia này đứng ở vị trí thứ 16.
(Theo TTXVN)
Những điều đó đâu có phải là ngẫu nhiên?
Trong hơn một ngàn năm qua , con sông đào cắt phá Long mạch của vùng Phù lỗ cũng đã được bồi đắp gần hết.
Hoặc: "Phù lỗ là đất Hoàn Long".
Hoặc: "Khi nào sông đào đầy lại thì Long mạch Phù lỗ trở lại như xưa".
Nay vận nước đã chuyển mình , Trận đồ Trấn yểm khu vực Phù lỗ đã mất đi tính đồng bộ của hệ thống , lập tức , Trận đồ bị phá vỡ.
Cũng cần nói thêm một chút về tính chất của những Trận đồ Trấn yểm kiểu này. Đây là một dạng Trận đồ kiểu Bát môn , có các cửa Hưu , Sinh , Thương , Đỗ , Cảnh , Tử , Kinh , Khai. Trận đồ này dựa trên cơ sở của Thuyết Âm - Dương , Ngũ hành. Vòng ngoài Trận có bố trí các đồ Trấn yểm theo hai chiều thuận - nghịch , theo đúng độ số của Hà đồ - Lạc thư. Giữa Trận đồ Trấn yểm , thường được đặt vào trung tâm của một Huyệt vị , nơi gọi là Huyệt kết của một Long mạch lớn , chính Huyệt vị này là nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động hàng ngàn năm của Trận đồ. Để có thể khởi động được Trận đồ sau khi Trấn yểm , người ta phải dùng những Lễ cúng rất lớn với sự tham dự của ít nhất chín Pháp sư có nội lực cao thâm , hàng loạt Linh phù , Sớ , trạng... và nhiều đồ khác. Những Pháp sư khi vận hành , khởi động Trận đồ , phải dùng năng lượng Sinh học của bản thân , kết hợp với năng lượng của các Chư Thiên , Chư Thánh , Chư Thần qua các bài chú triệu thỉnh về cùng trợ ngã. Khi Trận đồ bắt đầu chuyển động thì thường có mưa sầu , gió thảm nổi lên , Trời - Đất vần vũ , Mây đen kéo tới , chớp giật ngang trời.
Những Trận đồ Trấn yểm như vậy thường có uy lực rất mạnh , những uy lực đó là kết quả của các nguồn năng lượng Thiên - Địa - Nhân hợp nhất. Như vậy , muốn giải phóng hay phá hủy Trận đồ như vậy , không thể trông chờ vào năng lực của một số người mà làm được. ( Đây cũng là kết quả của Thượng tọa THÍCH VIÊN THÀNH , khi có ý định hóa giải trận đồ Trấn yểm trên sông Tô lịch ) - Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết của người viết : TRẬN ĐỒ TRẤN YỂM TRÊN SÔNG TÔ LỊCH - PHÍA CỬA TÂY ĐẠI LA THÀNH.
HẾT. Thân ái .dienbatn.
Đoạn kết của bài viết cho thấy thời gian sẽ tự phá hủy trận đồ trấn yểm phải không anh Dienbatn ? không có cao danh nào của ta hiện nay can thiệp vào?
Trả lờiXóaNgoài ra, không phải chỉ thời xưa mới có trấn yểm mà thời cách mạng cũng có nhưng họ núp bóng sang giúp ta dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều vùng khác nhau.
Hiện nay một số tỉnh biên giới cho họ thuê đất trồng rừng, rồi khai thác boxit...có thể có mục đích đó nhưng chưa có cơ sở kết luận được....
Với trình độ công nghệ như hiện nay, chưa cần xét đến việc trấn yểm cắt đứt long mạch... nếu muốn, họ chỉ ra tay gieo rắc một số loại chất thải độc thì cả VN sẽ là nơi các bệnh dịch hoành hành, tôi không hiểu các ông lớn có nghĩ đến điều này không hay là bị họ khống chế hết rồi? Các bậc cao minh như các anh có nghĩ đến kết cục này chưa và có giải pháp nào không?
Cái gì cũng có sinh có diệt. Vấn đề là thời gian. Theo dienbatn được biết, có rất nhiều chi phái Đạo hiện nay ngày đêm bảo vệ những Địa Huyệt xung yếu của đất nước, thường xuyên đi tổ chức hóa giải các trấn yểm của ngoại xâm . Cơ bút đã chỉ cho hết, các chi phái Đạo cũng biết hết và họ đang làm hết mình vì đất Việt thân yêu, chí có điều họ làm việc âm thầm nên bạn không được biết mà thôi. Thân ái. dienbatn.
Trả lờiXóaRất ngưỡng mộ tài năng của anh.
XóaAnh ơi cho em hỏi đất mà có đốm sáng giống bóng đèn vào buổi tối như phần mộ kết mà anh viết ở trên thì ở đó lợi hay hại gì ạ? Nên sử dụng mảnh đất đó với mục đích gì là tốt nhất ạ? ( đốm sáng đó ở phía rìa đất, gần đây không còn thấy xuất hiện nữa) em xin chân thành cảm ơn ạ.
Trả lờiXóa